23 June 2010

Cha già dân tộc?


Nhà nước không pháp luật, hành xử tùy tiện, trí trá. Ví dụ thì vô số, có thể kể những phiên tòa nhân dân của cuộc Cải cách Ruộng đất, hoặc những hành xử côn đồ với tôn giáo và những người bất đồng chính kiến hôm nay. Sự trí trá này bắt nguồn chính từ Hồ Chí Minh. Khi cần thiết thì Hồ Chí Minh chối bỏ bản chất cộng sản của mình để thoát thân, hay để xin Mỹ giúp đỡ. Vì biết phần lớn dân chúng không ưa cộng sản nên buổi ban đầu Hồ Chí Minh chỉ giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, thành lập Việt Minh, để lôi kéo mọi tầng lớp yêu nước. Nếu Hồ Chí Minh lật bài ngửa từ đầu, tuyên bố sau khi độc lập sẽ làm cuộc Cải cách Ruộng đất và chỉ có Đảng Cộng sản nắm hết mọi quyền lực, thử hỏi có bao nhiêu người theo?

Võ Tấn Phong

Cha già dân tộc?


Trong bộ phim The Edge of Heaven (tiếng Đức Auf der anderen Seite) có một câu chuyện tôi không thể quên. Nhân vật chính Nejat giận cha mình đến độ tưởng không thể nào hàn gắn được. Cho đến khi anh hồi tưởng lại, lúc nhỏ nghe câu chuyện Ibrahim dâng Ishmael làm sinh tế (tương tự câu chuyện trong Cựu ước, Abraham hiến tế con mình là Isaac), Nejat đã kinh hãi và hỏi cha anh, nếu Thượng đế bắt ông phải làm như vậy thì ông sẽ hành xử ra sao. Cha của Nejat trả lời: “Cha sẽ bảo vệ con dù có phải trở thành thành kẻ thù của Thượng đế”.

Câu chuyện đó làm tôi bâng khuâng mãi. Tôi đã lục lọi trong trí nhớ xem cha mẹ tôi có khi nào dám đối đầu với kẻ mạnh để bảo vệ chúng tôi không. Và tôi phiền lòng không ít khi nhớ lại bài thơ của nhà thơ cộng sản Tố Hữu, thương cha mẹ và chính mình không bằng một phần mười tình thương dành cho Stalin. Và gần đây tôi cảm thấy hơi phiền hơn một chút khi một số người có học của Việt Nam[i] cố tình lập lờ hạ thấp công lao một người cha khai quốc của Mỹ – Washington, để tâng bốc “cha già dân tộc Việt Nam” – Hồ Chí Minh.

Washington[ii] là vị tướng Tổng Tư lệnh và Tổng thống đầu tiên của Mỹ. Ông lãnh đạo quân Mỹ chiến thắng quân Anh giành lại độc lập. Khi quyền uy lên tột đỉnh, ông đã từ chức Tổng Tư lệnh, trao quyền lại cho Quốc hội. Khi những người lính dưới quyền đề nghị lập ông làm vua, ông đã thẳng thắn từ chối. Ông đã lãnh đạo hội nghị soạn thảo hiến pháp Mỹ, mà một nét son là bảo đảm các quyền bất khả xâm phạm của công dân. Trong nhiệm kỳ Tổng thống, ông đã phải đem quân dẹp một cuộc nổi loạn (The Whiskey Rebellion), nhưng dùng uy tín để quân nổi loạn tự tan, và không xử tử ai cả. Sau nhiệm kỳ thứ hai, vị Tổng thống đầu tiên đã từ chức trở về đời sống thường dân. Lúc mất, ông đã giải phóng hết số nô lệ của mình. Thời còn sống ông đã là một huyền thoại. Và càng ngày ông càng vĩ đại trong mắt dân Mỹ và cả thế giới. Dân chúng Mỹ quý trọng Washington vì ông đã để lại nhiều tiền lệ quý giá cho đất nước, như khi từ chức Tổng Tư lệnh: đặt quân đội dưới chính quyền và ngăn ngừa nạn đảo chính; không ham quyền lực khi từ chối làm vua, và từ chức sau hai nhiệm kỳ Tổng thống: ngăn ngừa sự tham quyền cố vị; lúc dẹp loạn ông không trừng phạt tàn khốc những kẻ nổi loạn: tạo ra một chính quyền nhân từ; hành động dẹp loạn cũng tập cho dân Mỹ biết kiên nhẫn, biết dùng lá phiếu thay vì bạo lực để thay đổi chính quyền hay thay đổi những chính sách ngược lại quyền lợi của mình; lúc làm Tổng thống ông tuân thủ hiến pháp và không lạm quyền: tạo ra một chính quyền biết thượng tôn pháp luật. Ông có đáng làm người cha khai quốc của Mỹ không?


Để xét công tội Hồ Chí Minh (cũng như bất kỳ nhà chính trị nào), hãy đặt ba câu hỏi quan trọng: Tư tưởng của ông Hồ thế nào? Hành động của ông Hồ có lợi hại gì cho nước nhà? Gia tài của ông Hồ để lại là gì?

Hồ Chí Minh ở Pháp sống trong giới cùng khổ. Điều đó giúp ông gần gũi và thông cảm với dân nghèo, nhưng cùng lúc làm ông căm ghét tầng lớp trung thượng lưu và không tiếp cận được với những tư tưởng tự do dân chủ khác. Điều tự nhiên là Hồ Chí Minh đi theo chủ nghĩa cộng sản mà không suy xét kỹ càng. Ngay cả quyết định bầu cho Quốc tế Cộng sản III cũng đầy cảm tính: chỉ vì Lenin có đề cập đến các dân tộc thuộc địa. Một người sáng suốt sẽ so sánh chủ nghĩa Marx với các chủ thuyết khác để xem lợi hại, hoặc sẽ so sánh lời lẽ cao cả của Lenin về thuộc địa với cách nhà nước Liên Xô của Lenin đã đàn áp vô cùng tàn bạo các nước cộng hòa trong liên bang. Sống một thời gian dài ở Liên Xô và chứng kiến cuộc thanh trừng khủng khiếp của Stalin, Hồ Chí Minh vẫn không tỉnh ngộ và vẫn kiên quyết đi theo con đường của Stalin. Những cuốn sách Hồ Chí Minh tự viết để đề cao mình cho thấy ông Hồ là một người quá khích: mọi thành quả tốt đẹp của các nước tư bản đều là giả tạo và do bóc lột, còn những khổ cực của dân chúng Liên Xô đều chỉ là tạm thời. Nhiều người bênh vực Hồ Chí Minh rằng vào thời điểm đó, con đường chủ nghĩa cộng sản là con đường duy nhất đúng. Lập luận này là ngụy biện vì Gandhi và bao nhiêu lãnh tụ Á – Phi khác không chọn con đường cộng sản cho dân tộc của họ sau khi độc lập. Hơn nữa, lãnh tụ có tầm nhìn xa thì không thể đổ thừa cho hoàn cảnh lúc này lúc nọ. Hồ Chí Minh thiếu sáng suốt, thiếu tầm nhìn, và đã chọn sai đường từ lúc đầu.

Những cuộc chiến gây mất mát khủng khiếp thường được dùng để kết tội ông Hồ. Điều đó đúng một phần nhưng không phải là tất cả. Có những cuộc chiến không thể tránh khỏi, và dù phải hy sinh bao nhiêu cũng phải quyết đánh. Người Việt Nam đa số đều tin tưởng vào chính nghĩa của các cuộc kháng chiến chống quân Nguyên, quân Minh dù mất mát lớn lao. Đa số mọi người dân Anh – Mỹ đều đồng ý là những hy sinh to lớn để đánh bại Đức Quốc xã trong Thế chiến II là cần thiết. Như thế, để xét hành động của Hồ Chí Minh có lợi hại gì cho nước nhà, ta nên xét xem những hy sinh to lớn của dân chúng có đáng hay không, nói cách khác, chế độ do ông Hồ và Đảng Cộng sản do ông đồng sáng lập có tốt hơn những chế độ mà ông quyết lật đổ hay không?

Rõ ràng là không.

Trong chế độ thực dân Pháp, tự do ngôn luận dù không hoàn hảo, vẫn có. Trong chế độ thuộc địa trước 1945, người dân bị bóc lột thì có các nhà báo, nhà văn và những người có công tâm dám lên tiếng cho họ. Những trí thức có uy tín dám lên tiếng chê bai nhà chức trách mà không bị tù đày. Nhiều người chống đối chế độ sau khi tù đày vẫn có thể trở về sống và tiếp tục chống đối thực dân Pháp. Những cuộc tàn sát vào số trăm hay ngàn người nổi dậy là đã bị báo chí đưa tin và lên án. Dù thực dân Pháp cố hạn chế, những phong trào chấn dân khí và khai dân trí vẫn được cổ võ mà không bị chính quyền chơi trò côn đồ, mà bằng các phiên tòa công khai. Ngược lại, ngay khi chiếm được miền Bắc, chế độ Hồ Chí Minh giết chết, bỏ tù và khủng bố không cần xét xử những ai dám chống đối. Trí thức thì có vụ Nhân văn – Giai phẩm là nổi bật nhất, hay nhà Phật học Thiều Chửu bị khủng bố đến tự sát. Ngay sau khi chiếm trọn miền Bắc, Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản đã thực hành Cải cách Ruộng đất và giết chết hàng chục ngàn, nếu không nói là cả trăm ngàn người vô tội[iii]. Theo tiêu chuẩn quốc tế, Pinochet bị truy tố vì chính quyền của ông ta giết khoảng 3200 người[iv], và Chun Doo-hwan bị kết án tử hình vì chính quyền của ông ta tàn sát khoảng 191 đến dưới 2000 người (theo nhiều ước lượng khác nhau) trong cuộc nổi dậy ở Kwangju[v]. Theo tiêu chuẩn Việt Nam, Đại Việt sử ký toàn thư phê phán Lê Lợi: “Song đa nghi, hiếu sát, đó là chỗ kém”[vi]. Lê Lợi giết chết một số quan lại bị nghi ngờ không trung thành và gia đình họ, con số có lẽ vào ngàn người, đã bị sử quan phê phán là hiếu sát. Vào thời đại văn minh này, Hồ Chí Minh và chính quyền của ông ta trong thời bình đã giết chết hàng chục ngàn hay trăm ngàn người không hề chống đối chính quyền, có phải là hiếu sát bậc nhất trong lịch sử Việt Nam và của thế giới hay không? Vậy là, chế độ thực dân Pháp, vốn coi dân Việt ngu dốt và chỉ có một mục đích là bóc lột và dạy dỗ dân bản xứ, vẫn có công khai hóa và nhân đạo hơn với dân chúng thuộc địa, tốt hơn nhiều chế độ Hồ Chí Minh.

Chế độ miền Nam, dù là một chế độ còn nhiều vấn đề, vẫn tự do dân chủ hơn nhiều lần chế độ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam sau năm 1975. Đơn cử chuyện báo chí: Có bao nhiêu tờ báo trước năm 1975 chống đối chính quyền Ngô Đình Diệm hay Nguyễn Văn Thiệu, và có bao nhiêu tờ báo sau năm 1975 chống đối chính quyền Lê Duẩn hay Đỗ Mười? Hàng triệu người Việt cả hai miền Nam Bắc liều chết bỏ nước ra đi là bằng chứng tố cáo chế độ xã hội chủ nghĩa hùng hồn nhất.

Vì vậy cái chính quyền Việt Nam thối nát hiện nay không phải vì đã “đi sai con đường Bác Hồ đã chọn”, mà vì đã đi rất đúng con đường của Hồ Chí Minh vạch ra. Tội nặng nhất của Hồ Chí Minh là đã thiết lập chính quyền độc tài toàn trị tàn bạo mà không biết đến bao giờ dân Việt Nam mới vất bỏ được. Chỉ nêu ra sau đây một vài hậu quả nặng nề của cái chế độ toàn trị đó.

Nhà nước cộng sản phá tan mọi giềng mối đạo đức của dân tộc và áp đặt cái đạo đức cộng sản lên dân chúng. Hôm nay khi đạo đức cộng sản bị phá sản và hiện nguyên hình là một mớ đồ giả, xã hội chẳng còn chỗ dựa, và vô số hành động suy đồi đạo đức nhâng nhâng công khai trong mọi tầng lớp xã hội.

Nhà nước coi dân chúng như một thứ công cụ. Khi cần dân phục vụ chiến tranh thì mỵ dân: ca ngợi dân chúng anh hùng bất khuất. Khi cần củng cố độc đảng thì hạ thấp dân: dân chúng chưa đủ trí tuệ để thực hiện đa đảng.

Nhà nước hoàn toàn đi ngược lại với quyền lợi dân chúng. Ngay dưới thời Hồ Chí Minh, văn nghệ sĩ mong tự do sáng tác thì bị đàn áp thô bạo, dân chúng thèm yên bình sau chiến chinh thì bị nạn Cải cách Ruộng đất và bị kéo vào cuộc chiến xâm lược miền Nam. Tiền thuế dân bị đem nuôi một bộ máy quân đội công an khổng lồ chỉ để trấn lột dân, đàn áp dân, chứ không phải để bảo vệ dân.

Nhà nước không tự lực, không dựa vào chính mình, chỉ biết quốc sách ăn xin. Lúc còn khối xã hội chủ nghĩa thì xin viện trợ từ Trung Quốc, Liên Xô, Đông Đức, Ba Lan…; ngày nay xin xỏ Mỹ, Nhật viện trợ xây đường sá, xe điện cao tốc…; một đất nước trải qua bao chinh chiến vẫn không có một nhà máy sản xuất súng đạn, xe tăng, hay đại bác, mà chỉ biết xin viện trợ.

Nhà nước không pháp luật, hành xử tùy tiện, trí trá. Ví dụ thì vô số, có thể kể những phiên tòa nhân dân của cuộc Cải cách Ruộng đất, hoặc những hành xử côn đồ với tôn giáo và những người bất đồng chính kiến hôm nay. Sự trí trá này bắt nguồn chính từ Hồ Chí Minh. Khi cần thiết thì Hồ Chí Minh chối bỏ bản chất cộng sản của mình để thoát thân, hay để xin Mỹ giúp đỡ. Vì biết phần lớn dân chúng không ưa cộng sản nên buổi ban đầu Hồ Chí Minh chỉ giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, thành lập Việt Minh, để lôi kéo mọi tầng lớp yêu nước. Nếu Hồ Chí Minh lật bài ngửa từ đầu, tuyên bố sau khi độc lập sẽ làm cuộc Cải cách Ruộng đất và chỉ có Đảng Cộng sản nắm hết mọi quyền lực, thử hỏi có bao nhiêu người theo?

Nhà nước không có tầm nhìn lâu dài. Sự nô lệ tinh thần đã nảy nở ngay vào buổi bình minh của chế độ Hồ Chí Minh[vii]; Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản ảo tưởng về thân tình quốc tế cộng sản, không nhìn thấy dã tâm của Trung Quốc. Về giáo dục chỉ biết đào tạo nô tài. Ngày nay Đảng của ông Hồ cho thấy rất nhiều dấu hiệu là những kẻ bán nước-bán đất-bán biển-bán rừng-bán dân.

Nhà nước chỉ hám danh vô thực. Quân đội cộng sản Việt Nam mượn móng vuốt của Liên Xô, Trung Quốc để đánh Pháp, Mỹ mà cứ khoe tài giỏi. Đến hôm nay Trung Quốc trở mặt, Liên Xô sụp đổ vẫn chưa tỉnh ngộ. Chỉ biết phí tiền dân vào những kế hoạch ngu ngốc: đào tạo 20 ngàn tiến sĩ, làm đường xe lửa siêu tốc…

Nhà nước nghiền nát nhân phẩm con người, thích nịnh bợ và triệt tiêu mọi phê phán. Ngay thời Hồ Chí Minh, càng nịnh bợ đê hèn càng được tưởng thưởng. Những ai phê phán dù với mục đích xây dựng cho chế độ tốt hơn đều bị trừng trị. Nịnh thần đầy dẫy không phải là điềm báo hiệu suy vong? Cho đến hôm nay trí thức không lập thân bằng trí tuệ mà bằng đầu gối[viii]. Những Nguyễn Tuân, Phạm Duy, Nguyễn Cao Kỳ dưới chế độ tiền cộng sản đều ngang tàng không sợ ai, khi sống trong chế độ cộng sản cũng biết xu nịnh. Những người thất trận và những người chống đối không được bảo toàn nhân phẩm mà phải chịu khủng bố, tù tội, đói khát, hành hạ đến không còn ra con người mới thôi.

Nhà nước chỉ biết đổ thừa, không bao giờ chịu trách nhiệm. Hồ Chí Minh là người phát động cuộc Cải cách Ruộng đất bằng bài viết tố cáo tội ác bà Nguyễn Thị Năm[ix], đến khi dân chúng nổi giận, Hồ Chí Minh đã đổ thừa và cách chức Trường Chinh, cho Võ Nguyên Giáp xin lỗi dân, tạo dựng huyền thoại Bác Hồ nhỏ nước mắt thương bà Nguyễn Thị Năm. Sử liệu chính thống thường hay biện hộ: chiến thắng Điện Biên Phủ là vì Võ Đại tướng không nghe lời khuyên của cố vấn Trung Quốc, còn sai lầm Cải cách Ruộng đất là vì Bác Hồ và Đảng bị sức ép của Mao Trạch Đông. Đúng là: Mất mùa là bởi thiên tai, Được mùa là bởi thiên tài Đảng ta[x].

Bằng ấy tội ác, Hồ Chí Minh có xứng là cha già dân tộc không? Khi có đầy đủ chứng cớ Hồ Chí Minh là bạo chúa tàn ác nhất trong lịch sử nước nhà và để lại nhiều di hại lâu dài cho đất nước, không phải bỗng nhiên nhiều người lại rỗi hơi đi phê phán một nhà lãnh đạo Việt Nam. Khi Hồ Chí Minh “bại nhân nghĩa nát cả đất trời”, thì tố cáo tội ác của Hồ Chí Minh, để lấy lại công đạo cho hàng triệu nạn nhân và làm bài học (quá đắt giá) cho hậu thế, là nhiệm vụ của kẻ thức giả có công tâm. Không phải Mạnh Tử đã từng coi kẻ làm hại nhân nghĩa chỉ là giặc đó ư?[xi]


Võ Tấn Phong

[i] Ngô Tự Lập, Nguyễn Trãi và Hồ Chí Minh hay là luận về vĩ nhân
http://www.viet-studies.info/NgoTuLap_NguyenTraiVaHoChiMinh.htm
Hà Văn Thịnh, Mấy suy ngẫm về Hồ Chí Minh
http://danluan.org/node/5091
[ii] Tiểu sử Washington trên wikipedia:
http://en.wikipedia.org/wiki/George_Washington
[iii] Xem wikipedia:
http://en.wikipedia.org/wiki/Land_reform_in_Vietnam
[iv] Xem wikipedia:
http://en.wikipedia.org/wiki/Chile_under_Pinochet
[v] Xem wikipedia:
http://en.wikipedia.org/wiki/Gwangju_massacre
[vi] Đại Việt sử ký toàn thư, bản điện tử:
http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/sach/dvsktt/dvsktt15a.html
[vii] Nguyễn Hoàng Văn, Thực dân, nô lệ, ăn mày
http://www.talawas.org/?p=21228
http://www.talawas.org/?p=21230
[viii] Nguyễn Tôn Hiệt, Ông nghè Ngô Tự Lập không thiệt thà chút nào [đối thoại]
http://www.tienve.org/home/activities/viewThaoLuan.do?action=viewArtwork&artworkId=10688
[ix] Nguyễn Quang Duy, Vai trò của Hồ Chí Minh trong Cải cách Ruộng đất
http://www.talawas.org/talaDB/suche.php?res=9078&rb=
[x] Ca dao dưới chế độ cộng sản Việt Nam
[xi] Mạnh Tử, Lương Huệ Vương hạ: “Kẻ làm hại đức nhân, gọi là tặc; kẻ làm hại đức nghĩa gọi là tàn. Kẻ tàn, kẻ tặc chẳng qua là người thường mà thôi. Tôi từng nghe vua Võ Vương giết một người thường là Trụ, chớ tôi chưa hề nghe giết vua.”

Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm
Tu Thân, Tề Gia, Trị Quốc, Bình Thiên Hạ
Khai Dân Trí, Chấn Dân Khí, Hậu Dân Sinh


22 June 2010

Khuynh hướng và đặc tính của Phong trào Dân chủ và những người bất đồng chính kiến ở Việt Nam ngày nay


Phần lớn dựa vào đảng đang cầm quyền đòi hỏi thay đổi, loại bỏ người xấu bằng người tốt. Chưa có ai đưa ra đề nghị có giá trị cơ chế thay đổi như thế nào để thuyết phục những người cùng có chung ý muốn thay đổi để tổ chức thành một phong trào rộng lớn.

Còn Đảng? Nên nhớ ở Việt Nam chỉ có một đảng độc nhứt hoạt động hợp pháp. Việt Nam không có qui chế Chính đảng để chấp nhận một đảng thứ hai ngoài đảng cộng sản. Trong tình hình đó, đảng ở Việt Nam chủ trương hoạt động ôn hòa là thế nào? Tranh thủ quần chúng chiếm đa số để cầm quyền hay đối lập đều không được phép. Hoạt động bí mật thì phải võ trang, cướp chính quyền. Lại càng không bị bế tắc.

Nguyễn Văn Trần

Khuynh hướng và đặc tính của Phong trào Dân chủ
và những người bất đồng chính kiến ở Việt Nam ngày nay


Cách nay khá lâu, từ Việt Nam (VN), một người quan tâm tới công cuộc tranh đấu cho dân chủ gởi ra hải ngoại đóng góp ý kiến cho một chương trình hội thảo về tình hình việt nam có nhận xét để mô tả quan hệ giữa người tranh đấu với tình trạng xã hội ở VN: “xã hội VN ngày nay như một đống rơm ướt đẩm nước lâu ngày. Những cây diêm quẹt ném vào đống rơm tắt ngay, không đủ sức làm khô hay đốt cháy đống rơm”.

Cây diêm quẹt đốt cháy đống rơm ngụ ý chỉ nhằm giật dậy xã hội về ý thức tranh đấu thay đổi chế độ độc tài toàn trị tiến lên dân chủ tự do. Tiến hành công cuộc tranh đấu mới là đại sự. Là cả chuyện đội đá vá Trời. Mà xưa nay, bắt tay vào làm việc lớn thường lại chỉ với ít người. Những người này thấy trước việc phải làm vì bộn phận đối với đất nước, với dân tộc. Họ là những trí thức, những người ưu tú của xã hội.

Nhưng nếu trí thức tự giam mình trong định kiến mù quáng, sai lầm trong một giai đoạn lịch sử, trong quyền lợi cá nhân, không nhận thấy lẽ phải, tiền đồ dân tộc, thì không có gì nguy hiểm cho bằng. Người trí thức trong trường hợp này tự bóp chết sứ mệnh trí thức ngay ở bản thân mình. Do trí thức mất đi khả năng suy tư. Xã hội vì đó ù lì, không phát triển tiến bộ. Đất nước bị thụt lùi trước những bước tiến của thời đại. Nhưng nếu dân tộc còn chí quật cường, tinh thần dũng cảm do thừa hưởng di sản tinh thần của tiền nhân thì con đường đột biến sẽ xảy ra để khai thông mọi bế tắc. Tức nhân dân đứng lên giành lấy “quyền tự mình cai trị chính mình”. Đã có dấu hiệu cho thấy ngày nay ở Việt Nam, dưới chế độ độc tài toàn trị, xuất hiện nhiều cá nhân, nhiều tập hợp, lên tiếng phê phán chế độ, đòi hỏi chế độ phải thay đổi theo dân chủ tự do. Hiện tượng này đưọc biết rất phổ quát đó là “Những người Dân chủ, Những người Bất đồng chính kiến”.


Nhận diện về những người Dân chủ và Bất đồng chính kiến

Người Dân chủ, trong tình hình Việt Nam ngày nay, là những người, trong đảng hay ngoài đảng, không chấp nhận chế độ cộng sản đang cầm quyền vì đó là một chế độ độc tài toàn trị. Họ dấn thân thật sự tranh đấu để Việt Nam phải có một chế độ Dân chủ Tự do. Mục tiêu tranh đấu của họ đã được xác định.

Về Dân chủ, chắc chắn họ cũng đã có quan niệm cụ thể thế nào là dân chủ? Và dân chủ của họ tranh đấu đem lại cho đất nước sẽ không phải là thứ dân chủ xã hội chủ nghĩa mà đảng cộng sản đang quyết tâm tiến lên.

Còn những người Bất đồng chánh kiến? Phải chăng đó là những người, phần lớn là đảng viên đang quyền hay hưu trí, vì tự giác và suy tư về quyền lợi đất nước, không đồng ý với đường lối cai trị của đảng cầm quyền, lên tiếng phê phán, yêu cầu sửa đổi cho tốt hơn, nhưng không ra ngoài thể chế hiện tại . Với những người này, dân chủ chưa định hình trong suy tư của họ. Họ vẫn không thấy sự thật là từ cách mạng Tháng Mười tới giờ chưa có một chế độ cộng sản nào đem lại phúc lợi cho nhân dân của họ hết cả.


Tổ chức Dân chủ

Năm 2006 như là một thời điểm ở Việt Nam xuất hiện nhiều Tổ chức tranh đấu cho Dân chủ . Có nhiều tổ chức vẫn còn tồn tại. Trong lúc đó, có Tổ chức vừa ra đời buổi sáng, buổi chiều tự xóa sổ, như Đảng Dân chủ Bách việt.

Về Tổ chức Dân chủ, nguời ta có thể khái quát nhận diện một vài đảng như tiêu biểu. Sự chọn lựa này không tránh khỏi tính chủ quan. Đó là những Tổ chức, trước nhất, mang danh xưng công khai là Đảng, kế tiếp, về mặt chủ trương, có chung những điểm tương đồng với các đảng khác không được giới thiệu ra đây.

- Đảng Dân chủ Việt Nam (DCVN) là Chính đảng của tư sản dân tộc và tiểu tư sản,trí thức yêu nước và tiến bộ, hoạt động từ năm 1944. Từ năm 1954 tới 1975, Đảng DCVN hoạt động ở Miền Bắc Việt Nam. Xứ ủy Miền Nam tham gia Mặt Trận Giải phóng Miền nam. Từ 1975 tới 1988, đảng DCVN hoạt động tên toàn cõi VN.

Năm 2006, ông Hoàng Minh Chính, Tổng Thư ký đảng DCVN, ra tuyên bố phục hoạt đảng DCVN . Ông chủ trương phương pháp bất bạo động, hòa bình đối thoại, bình đẳng, bao dung, cùng nhau xây dựng xã hội tự do dân chủ, an bình hạnh phúc, đích thực của dân, do dân, vì dân.

Ông Hoàng Minh Chính nói rõ không có ý định đánh đổ đảng cộng sản, mà tiếp nối đóng góp của đảng DCVN đối với dân tộc, đồng thời hình thành một không gian chánh trị rộng mở, cân bằng, đa thành phần nhằm hạn chế bảo thủ, cục bộ, lý luận máy móc, tham nhũng. Cụ thể là xã hội đa đảng. Các đảng cạnh tranh lành mạnh vì dân chủ, dân sinh. Đó cũng là xu hướng của hầu hết nền chính trị trong thời đại hội nhập . Đến nay, đảng DCVN vẫn hoạt động, được nhiều thành phần xã hội tham gia và ủng hộ.

Đảng DCVN xem đảng cộng sản là một đối tác chính trị, dự thảo Hiến pháp mới, xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, tôn trọng luật pháp, các đảng tồn tại và hoạt động bình đẳng, công khai.

Sức mạnh của đảng DCVN do sự liên kết toàn thể quốc dân trong và ngoài nước, tất cả các đảng phái, hội đoàn, các phong trào dân chủ, các tôn giáo, các sắc tộc thành một Mặt Trận rộng lớn, một sức mạnh tổng hợp hóa giải mọi lực cảng để chấn hưng đất nước.

- Đảng Thăng Tiến (ĐTT) thành hình từ Khối 8406 bao gồm những người đối lập tranh đấu cho dân chủ tại Việt Nam. Một trong những mục tiêu trung tâm của đảng là “Thăng tiến Tổ quốc Việt nam về các phương diện kinh tế, chính trị, xã hội,văn hóa, tâm linh để dân tộc được sống trong một đất nước hòa bình, độc lập, tự do ; xã hội đạo đức, văn minh, quốc dân thịnh vượng, hạnh phúc”.

- Đảng Dân Chủ Nhân Dân (DCND) chủ trương sự chuyển hóa từ quản trị độc tài sang quản trị dân chủ, bảo đảm công ăn việc làm cho các viên chức của bộ máy cũ, bảo vệ sở hữu hợp pháp và an toàn của mọi cá nhân, không gây xáo trộn đời sống xã hội . Đảng DCND chủ trương liên kết và phối hợp hành động với tất cả các đảng . Đảng DCND tổ chức trong và ngoài nước để có sức mạnh tổng hợp. Mục tiêu chung của đảng là Tự do, Dân chủ, Công bằng và thịnh vượng cho Việt Nam .


Tranh đấu Dân chủ và nền Dân chủ

Sau khi khối cộng sản Liên Xô và Đông âu sụp đổ trọn vẹn, chấm dứt thế giới phân cực, kết thúc chiến tranh lạnh, người ta nghĩ rằng nhân loại đang sống trong một giai đoạn mà nền Dân chủ, đặc biệt là Dân chủ nghị trường, như sự kết thúc của lịch sử (Francis Fukuyama, La Fin de l’Histoire, Paris, 1989), như chân trời mà trí tuệ không thể vượt qua, như một cái gì đương nhiên. Như thể là xã hội mang tính nhị nguyên. Hễ ra khỏi độc tài thì có ngay Dân chủ. Không có gì khác phải chọn lựa. Nhưng thực tế thì xã hội con người không phải nhị nguyên. Mọi tương lai đều khả hữu. Chúng ta cũng nhận thấy sự thật này một cách cụ thể từ năm 1989, lúc người ta tuyên dương sự chiến thắng vỉnh cữu của chánh thể Dân chủ đại diện và kinh tế thị trường. Từ thời điểm ấy, những xã hội thoát khỏi thế giới lưỡng cực đã tiến bước lên nhiều con đường khác nhau, trong đó dân chủ không phải bao giờ cũng là mối quan tâm chánh yếu. Điều đang ám ảnh mọi nhà lãnh đạo các quốc gia tiên tiến ngày nay là giải quyết nguy cơ tài nguyên khánh tận, môi trường ô nhiểm (ô nhiểm cả dân chủ và độc tài), hố sâu chênh lệch giàu nghèo. Liệu Dân chủ sẽ đủ khả năng giải quyết ba vấn đề chết sống của con người ngày mai này không?


Dân chủ và Bầu cử

Chúng ta thử làm một suy nghĩ nhỏ về Dân chủ, tức quyền làm chủ đất nước của dân . Nhưng khi người dân cầm lá phiếu để chọn lựa người đại diện cai trị mình thì chính là lúc người dân từ bỏ quyền làm chủ thật sự đất nước của mình để trao quyền thiêng liêng đó vào tay một người mà mình chỉ biết qua dư luận hoặc truyền thông . Như vậy vận mạng của người dân đã giao phó cho một nhóm người làm chính trị chuyên nghiệp, phân chia thành đảng phái để thay phiên nhau cai trị xã hội theo suy nghĩ và khả năng của họ.

Bầu cử dù có được thật sự tự do đi nữa thì cũng chỉ phân phát quyền hành vào tay của một nhóm người chuyên nghiệp. Dân chủ vẫn không mang đúng ý nghĩa thiêng liêng là “Người dân tự mình cai trị chính mình”. Lá phiếu rời khỏi tay cử tri không có nghĩa đó là sự quyết định của “nhân dân”, của dân tộc, của toàn xã hội, và cho đó là dân chủ được thực thi. Không, lá phiếu chỉ là phản ánh “sự chọn lựa gọi là” của cá nhân . Tổng hợp các lá phiếu chỉ cho biết quyết định của một thành phần xã hội . Chưa phải của toàn xã hội thì không thể nói của dân tộc hay đồng nghĩa với nhân dân. Xã hội, nhân dân hay dân tộc có nội dung của nó là cá thể riêng biệt, có hồn, hoàn toàn khác với những cá nhân đơn lẻ cộng lại. Nói một cách quá khích sự phát biểu qua lá phiếu mang thêm ý nghĩa cá nhân cử tri phản bội lại chính xã hội của mình, phản bội nhân dân mà mình là một thành phần.

Trên đây là sự suy nghĩ về nền dân chủ tự do thành hình từ cuộc bầu cử hoàn toàn tự do. Còn dân chủ xã hội chủ nghĩa thì cụ thể hơn, rõ ràng hơn bởi người dân cử tri chỉ cần làm theo chỉ thị của công an là phải bỏ phiếu cho những ứng cử viên đã được đảng chọn lựa để có kết quả là họ được số phiếu tối đa. Đó là nền dân chủ do “đảng cử, dân bầu”.

Tocqueville, khi phân tích nguy cơ độc tài và suy thoái trong dân chủ, đã cho rằng dân chủ có khả năng ru ngủ con người, duy trì người dân trong một tình trạng ấu trĩ. Con người trong xã hội dân chủ có khuynh hướng thu mình trong một phạm vi cá nhân, gia đình, hay bè bạn rất hạn chế, và chỉ quan tâm đến những nhu cầu và thú vui nhỏ nhoi riêng tư của họ, bất chấp mọi người, mọi việc chung quanh. Những kẻ này có thể gặp gỡ người khác, nhưng không nhìn thấy bất cứ ai. Họ có thể có nhiều tiếp xúc nhưng không hề ý thức sự hiện diện của tha nhân … Họ chỉ hiện hữu cho chính họ. Tocqueville cho rằng những người ấy nhìn xã hội qua khung cảnh hạn hẹp của gia đình mình. Tâm lý này dễ biến xã hội thành một tập hợp những ích kỷ, khó có được một hướng tiến, một đề án, một viễn tượng chung. Tâm lý ấy cũng thuận lợi cho những kẻ mị dân, lừa gạt dư luận bằng những lời nói vỗ về đường mật, để đưa xã hội vào độc tài toàn trị. Nhưng Dân chủ Tự do dù sao cũng vẫn tốt đẹp hơn thứ dân chủ xã hội chủ nghĩa cả triệu lần. Chỉ có thứ dân chủ xã hội chủ nghĩa là cần phải được dẹp bỏ và càng sớm càng tốt.


Những thuận lợi của Phong trào Dân chủ

Những thuận lợi của Phong trào Dân chủ không có nghĩa là Phong trào dân chủ thắng lợi và Chính quyền cộng sản sẽ sụp đổ trước mắt. Tương quan lực lượng giửa phe cầm quyền và phe Dân chủ, phần thua thiệt vẫn nghiêng về phía Phong trào Dân chủ: bị đàn áp bằng đủ cách, kể cả những cách bỉ ổi nhất của nghề công an, bị Tòa án vận dụng pháp luật bỏ tù, bị “cắt bao tử”, bị cô lập,… Nhưng trong lúc đó, phe cầm quyền ngày càng phải thay đổi cách đối phó để giải quyết những khó khăn vừa trong nội bộ, vừa đối với bên ngoài.

Đảng cộng sản ngày nay không còn được một phần nhỏ dân chúng và đảng viên lương thiện xem là đảng cách mạng của những người thật lòng thương nước . Nhiều cấp lãnh đạo TW than phiền uy tín của đảng bị xói mòn . Trong đảng, trên dưới đều quan liêu, tham nhũng, giả dối. Nhiều đảng viên cấp cao đang ray rứt, muốn bỏ đảng. Chưa dám quyết định vì bỏ đảng có nghĩa là mất công ăn việc làm. Là đói. Nhiều người vào đảng, mong được lên chức cao, nắm quyền hành quan trọng là chỉ để làm giàu. Theo kết quả thăm dò của Viện nghiên cứu dư luận xã hội năm 2009 thì có tới 95 % đảng viên vào đảng chỉ vì quyền lợi cho bản thân và gia đình. Nhiều người thật lòng mong muốn thay đổi để có một xã hội tốt hơn, đạo đức, lương thiện. Nhưng họ lại sợ sự thay đổi. Họ sợ bị trả thù như sau 30-04-75, họ đã trả thù những người trong chế độ Miền nam một cách vô cùng thâm độc. Hơn ai hết, người cộng sản lớn lên bằng hận thù nên họ lo sợ tới phiên họ sẽ là nạn nhân của cuộc thay đổi chế độ. Đảng cho học tập hù dọa thay đổi bỏ chủ nghĩa xã hội là mất nước, mất đảng, mất tất cả.

Từ ít lâu nay, nhà cầm quyền vẫn phải thường xuyên đối phó với phong trào công nhân đình công đòi chủ nhân tăng lương, cải thiện điều kiện làm việc, …Khi đối phó, nhà nước vận dụng ngay bạo lực, nhưng lại không dám sử dụng bạo lực để giải quyết thành công những cuộc biểu tình, đình công mà phải dùng sức mạnh pháp quyền xã hội chủ nghĩa, ban hành Nghị định phạt công nhân đình công làm thiệt hại chủ nhân phải bồi hoàn . Nhà nước của giai cấp công nhân ngày nay lại chọn đứng về phía chủ nhân tư bản ngoại quốc, đàn áp công nhân vô sản nên tự đánh mất tư cách xã hội chủ nghĩa của mình. Mặt khác, nhà nước lo sợ lực lượng công nhân khi bị đàn áp mạnh sẽ vùng dậy vì công nhân có chung như chủ nghĩa, như ý hệ, như học thuyết để đoàn kết với nhau là “bao tử lép”. Lý tưởng này vượt qua chủ nghĩa Mác-lê và cả tư tưởng Hồ Chí Minh để lãnh đạo cuộc tranh đấu chết sống bảo vệ quyền lợi công nhân.

Việt Nam vốn là một nước nông nghiệp ngày nay có 2, 5 triệu nông dân sống ở nông thôn. Họ sống như công nhân nông nghiệp, canh tác đất đai của chính họ vì nhà nước đã ban cho họ quyền làm chủ tập thể đất đai, ruộng vườn. Sau khi thu hoặch mùa màng, trả nợ vay mượn để làm mùa, nông dân phần đông không còn đủ lúa ăn cho tới mùa sau. Nông dân đói dài. Nhiều gia đình phải đành cho con em đi lấy chồng ngoại quốc để cứu giúp gia đình hoặc cầm thế đất đai cho ngân hàng nhà nước theo chánh sách xóa đói giảm nghèo để đi tìm việc làm ở nước ngoài. Việc làm chưa có, tiền lời ngân hàng không trả được. Đất đai thế chấp bị ngân hàng phát mãi.

Hiện nay có hàng trăm ngàn nông dân đói ngay trên thửa ruộng của mình.

Sinh viên, học sinh cũng chung số phận khó khăn của công nhân và nông dân do chính sách cai trị của nhà nước xã hội chủ nghĩa: vật giá gia tăng, tiền học cũng gia tăng hằng năm nên nhiều người phải bỏ học.

Con em những nhà có tiền du học ngoại quốc, khi trở về nước có không ít người có cái nhìn mới, theo quan điểm các nước dân chủ tự do nơi họ du học. Số người này khi đông đảo sẽ không tránh khỏi ảnh hưởng xã hội cho hướng thay đổi.

Bên ngoài, Bắc Kinh đang bành trướng sức mạnh để nhanh chống thôn tính Việt Nam.

Hiểm họa này ngày càng cụ thể.

Dân chúng thấy rỏ sự xâm lăng của Tàu, từ hình thức thô bạo như cướp lảnh thổ và lảnh hải tới hình thức mềm dẻo, kín đáo như áp lực kinh tế, khống chế thị trường, khai thác tài nguyên đất đai, nên có phản ứng bảo vệ đất nước, bị Chính quyền đán áp để nhằm bảo vệ quyền lợi của riêng phe cánh cầm quyền. Nhưng chính quyền không dám đàn áp quá thô bạo, triệt để, vì lo sợ sự rạn nứt trong hàng ngũ đảng là cơ hội cho phe cánh khác giành quyền và sự phản ứng của dân chúng. Chính quyền của bạo lực mà không sử dụng bạo lực đến nơi đến chốn thì không còn là chánh quyền mạnh nữa.

Không ít đảng viên và dân chúng châm biếm chính quyền khi chánh quyền đàn áp những người biểu tình chống Tàu cướp nước, đổi khẩu hiệu ca ngợi quan hệ hai nưóc: “Láng giềng khốn nạn, cướp biển lâu dài, cướp đất tương lai”.

Họ nhận xét sự kiện Việt Nam bị mất đất mất biển cho Tàu, cốt lỏi chỉ vì Hà Nội đã chọn “đồng chí, vì đồng chí, thay vì phải chọn đồng minh và giữ quan hệ đồng minh”.
Nhưng Nhà nước ngày nay vẫn kiểm soát hữu hiệu được xã hội nhờ vận dụng những điều kiện lịch sử riêng của tình hình VN: lợi dụng được lòng yêu nước của toàn dân làm chiến tranh giải phóng cướp chính quyền, lập chế độ độc tài toàn trị để giữ chính quyền. Vào đầu những năm 80, đảng cộng sản phải chấp nhận từ bỏ đường lối “tiến nhanh tiến mạnh lên chủ nghĩa xã hội”, mà “đổi mới” để tránh cho chế độ sụp đổ. Thoát nạn, chính quyền vận dụng công an và quân đội để duy trì quyền lực cho phe cánh cầm quyền. Mở rộng tham nhũng cho đảng viên chức quyền, đồng nhất đảng với Tổ quốc. Và ngày nay, để giữ vững chánh quyền, đảng cộng sản tuyên bố cương quyết giữ con đường xã hội chủ nghĩa vì cho rằng chủ nghĩa xã hội vẫn là “lương tâm của thời đại”.


Phe Dân chủ chưa thành công

Phía cầm quyền từ hơn 30 năm nay gặp phải nhiều khó khăn, có khi tưởng chừng như chế độ đã phải sụp đổ, nhưng họ vẫn vượt qua được. Chế độ tiếp tục tồn tại bằng những nghịch lý như ngoại xâm và nội loạn (diễn biến hòa bình). Trong lúc đó phe dân chủ có sức mạnh vì đại diện cho lẽ phải, cho lương tâm thời đại thật sự, tức tranh đấu cho Dân chủ tự do, mà lại chưa thành công.

Có người cho rằng sở dĩ phe Dân chủ chưa thành công mặc dầu có chính nghĩa nhưng thiếu văn hóa tổ chức. Người khác phản biện, lập luận rằng nếu có đường lối tranh đấu đúng, thích hợp với tình hình chắc chắn sẽ thành công. Bởi có văn hóa tổ chức mà tranh đấu ồn ào, chỉ nhằm ve vãn, hoặc sẵn sàng thỏa hiệp với cộng sản, thì dù có văn hóa tổ chức đi nữa, cũng sẽ không thành công. Chỉ thành tay sai cho cộng sản.
Theo quan điểm này, thì đường lối đấu tranh phải thống nhất cho mục tiêu tối hậu là giành lấy dân chủ để thực hiện “quyền người dân tự cai trị chính mình”.

Cuộc tranh đấu dân chủ là đa dạng, có nhiều mức độ khác nhau. Người tranh đấu phải có cái nhìn toàn diện. Không chỉ thấy sức mạnh bạo lực của cộng sản, mà đồng thời phải thấy xã hội đang có chuyển động thuận lợi.

Tranh đấu dân chủ là nhằm giành lấy lại chủ quyền từ đảng cộng sản độc tài về cho người dân, nhưng người dân lại thiếu hiểu biết về một xã hội dân chủ . Đối với họ, vấn đề dân chủ, Tự do hảy còn quá xa vời . Cho nên người trí thức phải có trách nhiệm can đảm đứng lên nắm lấy vai trò chủ động kêu gọi, vận động, giáo dục, kết hợp dân chúng thành một phong trào quần chúng tranh đấu đòi Dân chủ. Nhưng trước tiên phải biết hướng dẩn phong trào quần chúng nhằm vào những mục tiêu thiết thực đến đời sống của họ để phát triển và củng cố phong trào . Khi phong trào đã mạnh, những mục tiêu thiết thực về đời sống của quần chúng đạt được, thì mục tiêu Dân chủ Tự do ở ngay trước mắt.

Phong trào Dân chủ còn được nhận định sở dĩ chưa thành công vì không khắc phục được một số hạn chế: đa dạng, rời rạc, nên thiếu tiếng nói chung; đa số người tranh đấu dân chủ đều lớn tuổi; thiếu sự ủng hộ của quần chúng; thiếu hiểu biết lý thuyết dân chủ và kinh nghiệm tranh đấu dân chủ của thế giới; mâu thuẫn với nhau vì sự yểm trợ từ bên ngoài …

Có người cho rằng, cũng như Tàu, Việt nam không có văn hóa chính trị, tức không có tư tưởng Dân Chủ rõ ràng, thành hệ thống. Việt Nam dưới thời quân chủ trải dài hàng ngàn năm nên mầm móng dân chủ đó không nảy nở. Nhà vua hiền, biết thương dân,biết trọng ý dân, ý dân là ý Trời, dân thấy là Trời thấy, …nhưng “biết trọng ý dân” đã không được định chế hóa để áp dụng vào xã hội xây dựng thành thể chế dân bản, tức “do dân” thì tư tưởng xã hội chủ nghĩa đã ào chụp tới bao trùm lên xã hội mà người dân không có quyền khước từ vì không thích hợp .


Nhận xét

Trong một bức thư gởi TW đảng, nhiều nhà cách mạng lão thành nhận định Đảng đang ở vào tình thế hầu như rất khó thoát khỏi thảm trạng đổ vỡ cả về tư tưởng và tổ chức. Uy tín của Đảng, lòng tin của nhân dân, của chính đảng viên đang trong trạng thái khủng hoảng nghiêm trọng.

Biến chất, tham nhũng, bao che, dung túng tệ nạn tạo thành hệ thống cùng nhau cướp đất của dân, tạo sự đối kháng giữa nông dân với Đảng, chính quyền.

Ở Việt Nam ngày nay, tiền quyết định tất cả. Hố ngăn cách giàu nghèo quá nghiêm trọng. Những người lương thiện cơ hồ như không có đất sống cho mình.

“Vụ án chính trị siêu nghiêm trọng” đã được kết luận từ những nhiệm kỳ Đại hội trước nhưng đến nay đã không xử lý . Tổng bí thư kiêm Bí thư Đảng ủy quân sự TƯ đã bao che. Và một việc đặc biệt lưu ý là Lê Đức Anh được tặng huy hiệu 70 năm tuổi Đảng. Gần đây có khá nhiều đảng viên bất mãn tố cáo nó đã liên kết với cơ quan tình báo Trung Quốc để nhằm củng cố phe cánh cầm quyền, không quan tâm tới quyền lợi đất nước?
Những điều kiện khách quan để thay đổi chế độ đã có nhưng phong trào Dân chủ chưa đủ sức đứng dậy làm cuộc thay đổi.

Vậy ở Việt Nam thật sự có Phong trào Dân chủ hay chỉ có những người bất đồng chính kiến?

Phải nói ở Việt Nam chưa có một Phong trào Dân chủ đúng nghĩa của nó. Có đây đó những người lên tiếng phê phán chế độ, đòi hỏi chế độ cải thiện hoặc nhiều lắm là thay đổi chế độ cho dân chủ hơn.

Phần lớn dựa vào đảng đang cầm quyền đòi hỏi thay đổi, loại bỏ người xấu bằng người tốt. Chưa có ai đưa ra đề nghị có giá trị cơ chế thay đổi như thế nào để thuyết phục những người cùng có chung ý muốn thay đổi để tổ chức thành một phong trào rộng lớn.

Còn Đảng? Nên nhớ ở Việt Nam chỉ có một đảng độc nhứt hoạt động hợp pháp. Việt Nam không có qui chế Chính đảng để chấp nhận một đảng thứ hai ngoài đảng cộng sản. Trong tình hình đó, đảng ở Việt Nam chủ trương hoạt động ôn hòa là thế nào? Tranh thủ quần chúng chiếm đa số để cầm quyền hay đối lập đều không được phép. Hoạt động bí mật thì phải võ trang, cướp chính quyền. Lại càng không bị bế tắc.

Thôi thì đảng “đăng ký” đó chờ cơ hội thuận tiện!

Nhưng có điều ai cũng thừa nhận là trong mọi công cuộc tranh đấu, kết quả luôn luôn tùy thuộc ở tương quan lực lượng.

Trong tình hình VN, phe dân chủ cần phải thắng vì đó là nguyện vọng của toàn dân tộc.
Phe dân chủ phải thắng để chấm dứt tham nhũng, sự băng hoại xã hội, tạo điều kiện tốt xây dựng và phát triển đất nước tiến lên với các nước trong vùng . Trước nhất và sinh tử, Việt Nam phải có dân chủ để có thể động viên toàn dân cứu nước và giử nước trước hiểm họa mất nước vì cùng “phe xã hội chủ nghĩa”.



Nguyễn Văn Trần
Bài tham luận tại HMDC Hannover

Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm
Tu Thân, Tề Gia, Trị Quốc, Bình Thiên Hạ
Khai Dân Trí, Chấn Dân Khí, Hậu Dân Sinh


19 June 2010

Nguyễn Hữu Cầu: một số phận nghiệt ngã


Anh Cầu và các tù nhân chính trị hiện đang bị nhà tù Việt Cộng tìm cách giết lần, giết mòn bằng nhiều cách khác nhau, mà độc ác nhất là cho lây lan căn bệnh ác tính HIV từ những tù hình sự nhiễm bệnh. Chiêu này quả là “cao siêu”, không có nhà tù nào trên thế giới hiện nay có thể nghĩ ra.

34 năm đã là hơn nửa đời người. Những tù nhân lương tâm với số phận nghiệt ngã như anh Nguyễn Hữu Cầu, Trương Văn Sương và biết bao người khác, sẽ còn được bao nhiêu năm nữa để sống trong nhà tù cộng sản đây?

Lê Minh

Nguyễn Hữu Cầu: một số phận nghiệt ngã


Đã hơn 35 năm trôi qua kể từ ngày miền Nam bị cộng quân “giải phóng”, có biết bao người con ưu tú của đất nước phải chịu cảnh đọa đày trong ngục tù cộng sản. Vài ba năm tù, hay chậm chí hàng chục năm tù là điều đã xảy ra đối với hàng trăm ngàn người, có hoặc không có liên hệ với chế độ VNCH. Tội trạng của họ đơn thuần chỉ là đã từng cầm súng để bảo vệ tự do chống lại làn sóng xâm lược của cộng quân, hoặc chỉ là nhân viên hành chánh trong chế độ VNCH, hay có người chỉ vì không chấp nhận chính sách cai trị bạo tàn của cộng sản,...

“Tội” của kẻ bị cầm tù thì có nhiều thể loại, nhưng kẻ cầm tù các anh, trước sau như một, từ bao năm qua vẫn chỉ có một mục đích là phải bắt tất cả những ai chống đối chính quyền, dù chỉ là sự chống đối trong tư tưởng. Cũng chính vì nhà cầm quyền CSVN rất chuyên chính đối với “kẻ thù”, cho nên mới có những tù nhân chính trị với mức “thâm niên” bằng chừng ấy năm “giải phóng” miền Nam. Sự bưng bít thông tin của chế độ đối với toàn cảnh xã hội đã là ghê gớm, nhưng việc ém nhẹm các thông tin về tù nhân chính trị và các điều kiện sống trong tù còn ghế gớm gấp ngàn lần. Do đó xã hội và thế giới bên ngoài hoàn toàn không hay biết những gì xảy ra bên trong các trại tù kia.

Cách đây vài năm, sau khi ông Nguyễn Khắc Toàn ra khỏi tù, đã kể lại những sinh hoạt khắc nghiệt trong các trại tù cộng sản, cũng như một số tên tuổi các tù nhân mà ông đã từng sống chung hoặc biết qua trong các trại tù này. Trong số này có một người tù đặc biệt mà ông Toàn “cảm phục và quý mến nhất” là “người tù bất khuất Trương Văn Sương”, lại là một cựu sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Hiện nay anh Trương Văn Sương vẫn còn bị giam tù, mà số năm “thâm niên” tính cho đến ngày hôm nay cũng chỉ kém chừng ấy năm “giải phóng” 1 năm thôi.

Câu chuyện của “người tù bất khuất Trương Văn Sương” đã làm nhiều người ngạc nhiên ngỡ ngàng vì mức “thâm niên” cũng như sự dã man, tàn độc của hệ thống nhà tù, trại giam VC.

Sự ngỡ ngàng tưởng đâu đã chấm dứt ở đó. Nhưng không, mới đây sau khi bước ra khỏi nhà tù nhỏ vào tháng 9 năm ngoái, nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Ngọc Quang đã cho thế giới bên ngoài biết thêm về một trường hợp “thâm niên” khác của anh Nguyễn Hữu Cầu, cựu đại úy địa phương quân QL VNCH, quê ở Kiên Giang, hiện bị giam trong khu tù chính trị tại Khu Biệt Giam Riệng, phân trại K2, Z30A, Xuân Lộc, Đồng Nai.

Vì “một số phận nghiệt ngã bị bách hại bởi một chế độ phi nhân, tàn độc,” vì “sự hối thúc của lương tâm, vì sự phẫn uất trước cái ác đê tiện”, cho nên chỉ 1 tháng sau khi ra khỏi tù, anh Nguyễn Ngọc Quang đã bắt tay ngay vào việc kể lại “một trong bốn mươi hai câu chuyện thương tâm” mà anh đã “vô phúc” bị mắt thấy tai nghe. Trong số này, anh đã kể lại câu chuyện thương tâm nghiệt ngã của anh Nguyễn Hữu Cầu qua bài viết “34 năm “giải phóng”, 33 năm tù đày”.

Theo hồ sơ tóm tắt trong bài viết do anh Nguyễn Ngọc Quang thuật lại thì sau thời điểm 1975 anh Cầu bị bắt đi tù “cải tạo” hơn 6 năm, đến cuối năm 1981 mới được thả về. Sống ở bên ngoài được đúng 1 năm thì anh Cầu bị bắt giam trở lại cho đến ngày hôm nay

Là người có năng khiếu về âm nhạc, thi ca, nên anh Cầu đã sáng tác được rất nhiều bản nhạc, bài thơ ca và cả trường thi hơn 2000 câu. Lý do bị bắt vì những sáng tác này thì cũng có một phần, nhưng cái “tội” lớn nhất là trong suốt 1 năm sống bên ngoài là anh Cầu đã thu lượm rất nhiều bằng chứng “ghi lại những tội ác tày đình một cách chi tiết của các quan chức tỉnh Kiên Giang” bằng cách gặp gỡ và phỏng vấn trực tiếp các nhân chứng, trong số đó có cả những nữ nhân chứng từng là tù vượt biển, bị các tên quan này hãm hiếp. Bản tố giác của anh Cầu còn nêu rõ các tên quan này “phạm tội giết người diệt khẩu, buôn bán xì-ke, ma túy, lợi dụng chức quyền tham ô tham nhũng”. Trong số các quan chức bị anh Cầu lên tiếng tố cáo khi đó có phó chủ tịch UBND tỉnh và Nguyễn Thế Đồng, Viện trưởng Viện Kiểm Sát tỉnh Kiên Giang.

Sau vài tháng bị bắt điều tra, anh Cầu bị đem ra xử vội vàng và kết án tử hình với tội danh “phá hoại”. Có một chuyện hy hữu ở đây là ông Trương Minh Đức, đảng viên Đảng Vì Dân là ký giả, nhà báo duy nhất khi đó tham dự phiên tòa, thì nay đang ở tù chung với anh Cầu. Do anh Cầu kháng án, nên vụ án được xử lại tại phiên tòa phúc thẩm tại Sài Gòn. Phiên tòa tòa phúc thẩm chóng vánh chỉ kéo dài đúng 1 tiếng vào ngày 25/5/1987, chỉ làm được mỗi một việc là “giảm” từ tử hình xuống còn chung thân. Trước ngày xử của phiên tòa này, tên chánh án tòa phúc thẩm có một cuộc trao đổi riêng với anh Cầu, yêu cầu anh không trưng ra gần 100 chứng cứ phạm tội của Viện trưởng Viện Kiểm Sát Kiên Giang và các quan chức khác để đổi lại việc được xử trắng án. Thế nhưng điều này không xảy ra: anh Cầu đã bị lừa và vẫn bị xử tù chung thân

Anh Cầu bị khép với những tội danh vu khống đã đành, nhưng cái bản cáo trạng do chính Viện trưởng Viện Kiểm Sát Nguyễn Thế Đồng nặn ra chứa đựng toàn những điều bịa đặt, lời lẽ hết sức ngu xuẩn, chỉ vì trình độ của tên này thật sự ... ngu hết chỗ nói, bởi vì hắn đã lấy nguyên văn bài “Kinh lạy Cha” để phán rằng “Tên Nguyễn Hữu Cầu đã sáng tác ra bài hát “Giọt Nước Mắt Chúa” với ý thức còn mơ tưởng đến sự trở lại của Đế Quốc Mỹ, tên Cầu đã ví Đế Quốc Mỹ như là cha để cầu xin bơ thừa sữa cặn”.

Là tỉnh “địa đầu” của dân vượt biên vào những năm của thập niên 70s và đầu 80s, các quan chức tỉnh Kiên Giang đã một thời nổi tiếng với các vụ buôn lậu, bán bãi vượt biển, hối lộ tham nhũng. Một trong những kẻ “đồng hội đồng thuyền” đã quay ra tố đồng nghiệp tham nhũng, hối lộ bao che buôn lậu khi đó là “Nguyễn Văn Thạnh, tức Năm Thạnh, nguyên trưởng Ban tuyên huấn Tỉnh ủy Kiên Giang”. Vào những năm đầu của thập niên 80s, Năm Thạnh tố giác hàng ngũ cán bộ tỉnh Kiên Giang cho xây dựng cảng Hòn Chông để tàu bè buôn lậu trú ngụ, bao che cho nhiều vụ “buôn lậu hàng hóa, vàng và ngoại tệ”. May là nhờ địa vị tỉnh ủy viên của mình, cho nên Năm Thành chỉ bị tước đảng tịch và bị gạt ra ngoài lề.

Tưởng cũng cần nói thêm là, một trong các quan chức tỉnh Kiên Giang vào thời điểm đó, nay đã ngoi lên đến trung ương là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người một thời là quan chức công an cấp tỉnh, từng nổi tiếng làm giàu nhanh chóng qua việc bán bãi cho dân vượt biên cũng như các công việc liên quan đến tù vượt biên. Ngoài ra, một quan chức cấp tỉnh (tỉnh ủy viên) vào thời điểm đó là Lê Hồng Anh, nay đã leo lên đến chức Bộ trưởng Bộ Công An, ủy viên Bộ Chính trị.

Bị oan ức nên anh Cầu đã kiên trì làm đơn khiếu nại từ 28 năm qua (kể từ năm 1982). Lá đơn đề ngày 24/08/2009, mà anh Cầu nhờ anh Nguyễn Ngọc Quang chuyển ra ngoài, là lá đơn khiếu nại thứ ... 500 mà anh Cầu đã liên tục gởi ra Hà Nội, nhưng chỉ nhận được sự im lặng.

Chỉ vì nắm biết quá nhiều thông tin, cho nên anh Cầu luôn bị tay chân đàn em của các quan tham này tìm cách ám hại trong tù. Ngoài ra, việc anh Cầu được Linh Mục Nguyễn Công Đoan (giám đốc Dòng Tên) rửa tội trong tù, để trở thành một Kitô Hữu, cũng là một lý do để đám cai tù thù ghét, không cứu xét ân xá cho anh.

Theo bên anh có cái ... đài kè kè

Theo bên anh có cây súng ... AK

Lời của một bài hát do anh Cầu sáng tác,
ám chỉ việc bọn cai tù luôn theo dõi sát anh.


Được biết, anh Cầu bị cận nặng, cho nên cuộc sống khắc nghiệt trong nhà tù cộng thêm 3 năm biệt giam đã khiến cho đôi mắt của anh kéo màng gần như bị mù. Trong một lần bị bệnh nặng được đưa đến bệnh viện Chợ Rẫy điều trị vào năm 2007, câu chuyện tù nghiệt ngã của anh đã khiến một vị bác sĩ cảm động, nên tìm cách chữa trị. Nhưng quản tù biết được bèn đưa anh trở về trại ngay, cho nên vị bác sĩ nọ chỉ có được thời gian chữa trị giúp tăng thị lực cho một con mắt.

Ngoài ra, theo thông tin từ những tù nhân vừa mới ra tù gần đây cho biết, truớc Tết năm 2010, ban giám thị trại tù đã gọi anh Cầu lên và khuyên anh làm đơn xin đặc xá trong dịp Tết nhưng anh Cầu đã khẳng khái từ chối bởi lẽ anh cho rằng, làm như vậy tức là thừa nhận mình phạm tội, phủ nhận tất cả những chứng cứ tội ác của các quan đứng đầu tỉnh Kiên Giang mà anh đã bỏ công thu thập trước đây, phản bội lại các nhân chứng và chính bản thân mình.

Anh Cầu và các tù nhân chính trị hiện đang bị nhà tù Việt Cộng tìm cách giết lần, giết mòn bằng nhiều cách khác nhau, mà độc ác nhất là cho lây lan căn bệnh ác tính HIV từ những tù hình sự nhiễm bệnh. Chiêu này quả là “cao siêu”, không có nhà tù nào trên thế giới hiện nay có thể nghĩ ra.

34 năm đã là hơn nửa đời người. Những tù nhân lương tâm với số phận nghiệt ngã như anh Nguyễn Hữu Cầu, Trương Văn Sương và biết bao người khác, sẽ còn được bao nhiêu năm nữa để sống trong nhà tù cộng sản đây?

Hãy cất lên những tiếng nói lương tâm, đừng để các anh phải chết tức tửi, tủi nhục trong nhà tù cộng sản.

Xin đừng đợi đến khi các anh trở thành những cái xác không hồn trong những nấm mồ hoang lạnh. Đến khi đó, một nén nhang hay một bông hồng trên nấm mồ sẽ không có ý nghĩa gì.

Xin đừng quên các anh, những thân phận nghiệt ngã.



Lê Minh
Sydney, 18/06/2010

(Viết nhân ngày 19/6 để vinh danh anh Nguyễn Hữu Cầu, một cựu sĩ quan QL VNCH, hiện vẫn còn trong lao tù cộng sản sau 34 năm tù nghiệt ngã)

Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm
Tu Thân, Tề Gia, Trị Quốc, Bình Thiên Hạ
Khai Dân Trí, Chấn Dân Khí, Hậu Dân Sinh


Trương Văn Sương: Người tù bất khuất


Chính vì những điều kiện sống như vậy dễ khiến người tù trở nên ích kỷ, khó chịu. Thế nhưng, con người của ông Sương, qua lời kể của ông Toàn là: “Anh Sương sống trong buồng giam rất gắn kết, hoà thuận với anh em, sống rất hiền lành chất phác, đa số các tù nhân chính trị người miền Nam họ đều biết đùm bọc, thương yêu nhau hết mực, giúp đỡ nhau rất nhiệt tình lúc hoạn nạn khó khăn, để cùng vượt qua nỗi cay đắng nhọc nhằn trong chốn lao tù”.

Lê Minh

Trương Văn Sương: Người tù bất khuất


Từ khi cộng sản nắm lấy chính quyền ở miền Bắc và toàn thể Việt Nam sau năm 1975, đã xuất hiện nhiều thể loại hồi ký, truyện kể về hoàn cảnh tù đày, giam cầm tù nhân, đặc biệt là tù chính trị, một loại tù “không có án”. Đương nhiên, không phải là người cộng sản đã sản xuất ra được nhiều “cây viết” để góp vào nền văn-sử học Việt Nam, mà là chính là môi trường giam cầm, các hình thức “học tập” tẩy não và cách đối xử tù nhân như súc vật không hơn không kém, đã biến những người cựu tù trở thành những cây bút bất dắc dĩ, nhưng lại không thua kém bất cứ văn sĩ nào. Đơn giản bởi lẽ, những câu chuyện do họ kể là những câu chuyện có thật 100%, không thêm không bớt, là những câu chuyện của máu và nước mắt.

Những hồi ký do các cựu tù kể lại, đã lần lượt ra đời theo năm tháng, mà có thể liệt kê ra đây một số như sau:

Trại Đầm Đùn (Trần Văn Thái)
Đại Học Máu (Hà Thúc Sinh)
Trại kiên giam (Nguyễn Chí Thiệp)
Trại Cải Tạo (Phạm Quang Giai)
Đáy Địa Ngục (Tạ Tỵ)
Những Năm Tháng Cải Tạo Tại Miền Bắc (Trần Huỳnh Châu)
Cùm Đỏ (Phạm Quốc Bảo)
Những Sự Thực Không Thể Chối Bỏ (Đào Văn Bình)
Trại Kiên Giam (Nguyễn Chí Thiệp)
Tôi Phải Sống (LM.Nguyễn Hữu Lễ)
Trại Ái Tử và Bình Điền (Dương Viết Điền)
Cuộc Nổi Dậy ở Trại A20 (Phạm Văn Thành)
Vụ Án Vính Sơn (Trần Kim Định)
Trại cải tạo của CSVN sau năm 1975 (Truyện ngắn của Nguyễn Cao Quyền)
Trong lao tù cộng sản, Trại Đá Bàn & A30 (Nguyễn Thanh Ty)
Tắm Máu Đen (Võ Đại Tôn)
Đóa Hồng Gai (Nguyễn Thanh Nga)
Thép đen (Đặng Chí Bình)
Hồi Ký 26 Năm Lưu Đày (TT.Thích Thiện Minh)
……….


Và hằng hà vô số các câu chuyện ngắn dài khác nhau được lần lượt kể lại trên các websites, báo chí hải ngoại. Nói chung, các câu chuyện đều là dạng hồi ký, kể lại những chuyện đã xảy ra trong một quãng thời gian ngắn hay dài. Nếu tất cả các cựu tù còn sống sót có thể kể lại các câu chuyện đau thương, cũng như cách đối xử dã man giữa con người với con người trong nhà tù cộng sản, thì sẽ không có bút giấy nào có thể ghi hết được. Đó là những câu chuyện của những cựu tù, những người sống sót còn mạng trở ra để kể lại.

Bên cạnh đó còn có vô số những câu chuyện “vô danh” khác của những người đã khuất, và kể cả những người vẫn còn bị giam hãm trong tù, tưởng chừng như sẽ không bao giờ được biết đến. May mắn thay, một trong số những câu chuyên “vô danh” đã được ông Nguyễn Khắc Toàn kể lại vào năm 2006. Đó là câu chuyện “Về tù nhân Trương Văn Sương và những người tù khác”.

Theo lời kể lại của ông Nguyễn Khắc Toàn thì ông Sương là một người tù mà ông Toàn “cảm phục và quý mến nhất”, lại là một cựu sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, quê ở chùa Dơi, tỉnh Sóc Trăng, bị bắt vào khoảng 1977-1978. Tính đến thời điểm câu chuyện được kể là năm 2006 thì ông Trương Văn Sương bị giam tại buồng 6, phân trại 1 trại giam Nam Hà, đã ở tù “ngót 28 đến 30 năm ròng rã”. Như vậy cho đến hôm nay, thêm 3 năm nữa trôi qua, thì tổng số thời gian tù của ông có lẽ là hơn 31 năm! Ngoài ông Sương, bài viết còn nêu tên tuổi nhiều người tù chính trị khác vẫn còn bị giam lâu dài tại trại giam Nam Hà.

Trong khi đó, theo lời kể của ông Phạm Văn Thành thì ông Sương bị giam tù cải tạo từ 1975 đến 1982, sau đó bị bắt giam trở lại vào năm 1984 trong vụ ông Trần Văn Bá từ Pháp trở về nước. Tháng 1/1985, CSVN xử tử hình các ông Trần Văn Bá, Hồ Thái Bạch, Lê Quốc Quân, và ông Sương lãnh nhận bản án chung thân. Như vậy, tính từ quãng thời gian từ năm 1975 đến nay là 34 năm thì ông Sương đã ngồi tù hết 32 năm, gồm 7 năm đầu và 25 năm hiện tại!

Thật khó mà hình dung được một con người lại có thể tồn tại trong những điều kiện sống khắc nghiệt của lao tù cộng sản một thời gian lâu đến như vậy, bởi vì nhà tù cộng sản còn tồi tệ hơn chuồng trại dành cho súc vật. Ngoài việc bị hành xác bằng lao động khổ sai, nặng nhọc người tù còn bị hành hạ tinh thần bằng những buổi “học tập, thảo luận” chính trị trong những giờ nghỉ cuối tuần. Đã vậy, diện tích giam cầm lại chật chội đến độ không có đủ chỗ nằm ngủ.

Chính vì những điều kiện sống như vậy dễ khiến người tù trở nên ích kỷ, khó chịu. Thế nhưng, con người của ông Sương, qua lời kể của ông Toàn là: “Anh Sương sống trong buồng giam rất gắn kết, hoà thuận với anh em, sống rất hiền lành chất phác, đa số các tù nhân chính trị người miền Nam họ đều biết đùm bọc, thương yêu nhau hết mực, giúp đỡ nhau rất nhiệt tình lúc hoạn nạn khó khăn, để cùng vượt qua nỗi cay đắng nhọc nhằn trong chốn lao tù”.

Vì bị gán tội “làm gián điệp”, cho nên vào mỗi dịp “kiểm điểm” hàng tháng, quý, năm, ông Sương cũng như các tù chính trị khác bị buộc phải viết bản kiểm điểm và “nhận tội”, nhưng ông Sương và những người tù án nặng ở buồng 6 không những không làm thế mà còn tố cáo luôn chế độ lao tù dã man, phi nhân và bản án bất công. Vì cầm đầu các cuộc đấu tranh, phản kháng trong tù, cho nên “không năm nào là anh Trương Văn Sương không bị đưa đi cùm và biệt giam trong buồng giam kỷ luật vài tháng. Sau mỗi lần như vậy anh Sương trở về buồng giam chung lại tiếp tục đấu tranh và lại tiếp tục bị đi cùm. Có những năm, anh Sương bị kỷ luật như vậy tới 2-3 lần”. Trong những lần bị đánh đập, cùm chân như vậy, ông Sương đã nhiều lần hô to các khẩu hiệu mà ông Toàn vẫn còn nhớ rõ in:

“Đả đảo CSVN đàn áp tù chính trị, các cán bộ công an có giỏi thì hãy bắn tôi đi,…. Trương Văn Sương này suốt đời chiến đấu cho lý tưởng tự do…”.

Hành động phản kháng mạnh mẽ như vậy đã làm cho các tù nhân, kể cả tù hình sự cũng phải nể phục, mà cũng khiến cho bọn cai tù dè không ít. Câu chuyện người tù bất khuất Truơng Văn Sương được các tù nhân, dù là tù hình sự hay tù chính trị đều truyền tụng, kể nhau nghe.

Ngoài ông Trương Văn Sương, còn có những người tù chính trị bị nhốt tù lâu năm đã được hai ông Phạm Văn Thành và Nguyễn Khắc Toàn nhắc đến là:

· Ông Vũ Đình Thụy: cựu sĩ quan BĐQ VNCH xuất thân Thủ Đức bị án 30 năm tù vì tội danh “âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân” và “làm thơ phản động gởi ra nước ngoài”.
· Ông Phan Văn Bàn, bị án chung thân từ năm 1985. Tuổi ông Bàn nay trên dưới 70. Ông quê Quảng Ngãi, gia đình hiện ở Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
· Ông Trần Quang Đô
· Ông Bùi Thúc Nhu: bị án chung thân từ khoảng năm 1989. Quê Phú Yên, người xuất thân từ Đảng Đại Việt (Phú Yên).
· Ông Nguyễn Đình Văn Long (bị bắt khoảng năm 1985)
· Ông Trần Tư, về từ Hoa Kỳ, bị bắt 1993, án chung thân.

Năm nay đã bước vào năm thứ 10 của thế kỷ 21, một kỷ nguyên văn minh mà tưởng chừng nhân loại không còn nghĩ đến chuyện tù đày khổ ải trong nhà tù cộng sản nữa. Thế nhưng, hiện nay vẫn còn tồn tại những tù nhân chính trị bị giam hãm lâu năm như ông Trương Văn Sương, và các bạn đồng tù tại trại giam Nam Hà, và đương nhiên còn có biết bao người tù chính trị “vô danh” khác hiện đang bị giam đâu đó trong hơn 80 trại tù lớn nhỏ rải rác trên khắp đất nước Việt Nam.

Xin vinh danh người tù bất khuất Trương Văn Sương, vì ông thật xứng đáng là đại diện tiêu biểu cho hình ảnh hào hùng bất khuất của người lính Quân Lực Việt Nam Công Hòa đã chiến đấu vì lý tưởng tự do dân chủ.


Lê Minh
(Viết nhân ngày Quân Lực Việt Nam Công Hòa - 19/6/2009)

Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm
Tu Thân, Tề Gia, Trị Quốc, Bình Thiên Hạ
Khai Dân Trí, Chấn Dân Khí, Hậu Dân Sinh


Thực trạng của người lao động Việt Nam trong và ngoài nước


Anh chị em trong nước đã đến với công nhân, giúp đỡ trực tiếp hoặc gián tiếp. Người lao động trong nước đã thấy rằng, người Việt hải ngoại đã chú ý đến họ, đã có một tổ chức giúp đỡ họ, tranh đấu quyền lợi cho họ. Tuy nhiên kết quả đạt được vẫn chưa được như mong muốn vì nhân sự của UBBV còn ít ỏi, nhận thức của các đảng phái chính tri hải ngoại, các tổ chức người Việt về phong trào công nhân chưa đúng, đã dẫn đến sự tác động đến cộng đồng nên UBBV nhận được sự hỗ trợ rất ít từ cộng đồng và các tổ chức hải ngoại nhất là mặt tài chính để ủng hộ phong trào lao động tại Việt Nam. Trong nước, nhiều anh chị em muốn dấn thân trong phong trào lao động, nhưng trước hết họ cũng phải lo kiếm sống, ngoài ra không có phương tiễn để đi lại, để làm việc.

Trần Ngọc Thành

Thực trạng của người lao động Việt Nam
trong và ngoài nước


1- Lao động trong nước

Trước năm 1990 lao động Việt Nam chủ yếu là nông dân với công cụ sản xuất rất thô sơ, vì chính sách bao cấp của đảng CS nên lao động kém hiệu quả, lương thực sản xuất không đủ cung cấp cộng với chủ trương ngăn sông cấm chợ nên đã tạo ra nạn đói thường xuyên.

Công nhân là một lực lượng rất nhỏ bé, chủ yếu gia công và sửa chữa trong các xí nghiệp do nhà nước quản lý, sản xuất theo các chỉ tiêu đã được vạch sẵn không cần chú ý đến chất lượng và hiệu quả kinh tế, mức lương gần như cố định trong nhiều năm.

Chính sách quản lý nhà nước, phát triển kinh tế sai lầm đã dẫn dất nước đến lụi tàn và đói khổ. Chính quyền CS cũng đang đứng trên bờ vực thẳm.

Để cứu nguy chế độ, chính quyền CS bắt buộc phải chuyển hướng phát triển kinh tế bao cấp sang kinh tế thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho tư bản nước ngoài đầu tư ồ ạt vào VN. Cũng từ đây, giai cấp công nhân VN phát triển không ngừng. Từ một nước nông nghiệp với một nền công nghiệp không đáng kể VN trở thành một công xưởng rộng lớn, chủ yếu gia công các hàng công nghiệp nhẹ cho tư bản nước ngoài như hàng may mặc, giày da và các mặt hàng điện tử, đội ngũ công nhân hiện nay đã lên đến gần10 triệu người, phần lớn tập trung tại các thành phố lớn như Hà Nội, Sài gòn, Bình Dương, Đà Nẵng, Hải phòng.

Tuy nhiên, họ bị trở thành công nhân bất đắc dĩ vì đời sống ở nông thôn quá khó khăn, người đông ruộng ít, lại ngày càng bị thu hẹp do nhà nước lấy đất làm khu công nghiệp, làm khu vui chơi giải trí, buộc họ phải ra thành phố gia nhập đội ngũ công nhân.

Đa số công nhân có tay nghề thấp,vì họ xuất thân từ nông dân, được đào tạo trong thời gian ngắn chỉ đáp ứng trình độ gia công hay lắp ráp các linh kiện được sản xuất tại nước ngoài.

Việt Nam trở thành khu vực gia công lý tưởng cho các chủ tư bản nước ngoài vì giá lao động hết sức rẻ mạt cho lao động giản đơn.

Là một nhà nước độc tài, giữ quyền cai trị bằng mọi giá, quyền lực tập trung trong tay rất ít người, người lao động VN, môi trường và tài nguyên thiên nhiên VN chỉ là phương tiễn, là công cụ để những kẻ cầm quyền làm giàu. Người công nhân VN tuy là lực lượng chính sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội nhưng lại là những người bị bóc lột nặng nề nhất. Họ phải làm việc cật lực từ 10 đến 15 tiếng một ngày trong môi trường bị ô nhiễm, nhưng chỉ được trả lương bình quân từ 60 đôla Mỹ /tháng, sống trong những khu nhà trọ ổ chuột, bẩn thỉu. Ngoài ra chủ còn tìm mọi cách để cúp lương, không đóng bảo hiểm xã hội cho công nhân, phạt công nhân, thậm chí còn đánh đập, chửi rủa, làm nhục.

Chính quyền VN đã tạo điều kiện cho giới chủ bóc lột công nhân, chia chác lợi nhuận với giới chủ. Công đoàn VN thực chất chỉ là công cụ của đảng CS. Theo số liệu của nhà nước CS, hiện nay cả nước có 93.054 công đoàn cơ sở trong đó gần 80.000 công đoàn cơ sở trong khu vực nhà nước với gần 6,1 triệu đoàn viên. Như vậy chỉ có trên 13 ngàn công đoàn cơ sở ở khu vực tư nhân, nhưng số công nhân tại khu vực này gần 4 triệu người tức là phần lớn các công ty xí nghiệp tư nhân không có công đoàn cơ sở. Đa số các cán bộ công đoàn cơ sở khu vực tư nhân do chủ trả lương nên hoạt động chủ yếu của công đoàn là giám sát công nhân chứ không phải bênh vực công nhân.

Những năm đầu người công nhân chưa ý thức được quyền lợi của mình nên cam chịu, nhẫn nhục, không dám đấu tranh, giới chủ càng lợi dụng càng bóc lột nặng nề. Mâu thuẩn xẩy ra giữa công nhân với giới chủ không được giải quyết, giới chủ lại cậy thế có chỗ dựa là chính quyền nên công nhân bị đẩy vào bước đường cùng, không còn lựa chon nào khác là phải tổ chức đình công.

Các vụ đình công tại VN đã xẩy ra bắt đầu từ năm 1995 của thế kỷ trước, sau đó ngày càng tăng lên, năm sau nhiều hơn năm trước. Theo số liệu của phía công đoàn nhà nước CS đưa ra, đến năm 2008 trên toàn quốc đã xẩy ra trên 2300 vụ đình công đặc biệt là từ năm 2005, làn sóng đình công ngày càng lan rộng khắp nước với gần 300 vụ, năm 2006: 387 vụ; 2007: 541 vụ; 2008: 762 vụ. Năm 2009, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, nhiều công ty, xí nghiệp tại Việt Nam bị phá sản, bị co hẹp thị trường, tồn đọng hàng không tiêu thụ được nên nhiều chủ xí nghiệp quỵt lương công nhân, tẩu tán tài sản, bỏ trốn. Nhiều công ty sa thải hàng loạt công nhân, nhà nước lại sợ các công ty nước ngoài rút vốn đầu tư, bỏ đi nước khác nên càng tăng cường kiểm soát, đe dọa công nhân nên các cuộc đình công xẩy ra ít hơn năm trước, yêu sách của công nhân cũng ôn hòa hơn, nhưng thường là giới chủ chỉ hứa suông đê câu giờ và tìm các biện pháp khác để giải quyết như yêu cầu công đoàn và chính quyền can thiệp.

Nhìn chung, mục đích chính của các cuộc đình công vẫn là đòi tăng lương, yêu cầu chủ trả lương đúng kỳ hạn, chống chủ quỵt lương và sa thải công nhân. Tuy nhiên kết quả đạt được của phần lớn các cuộc đình công không lớn, vì giới chủ biết được họ có chính quyền bảo vệ nên đe dọa sa thải nếu tổ chức hoặc kéo dài các cuộc đình công. Sau một thời gian đình công mệt mỏi, không có ai hỗ trợ bảo vệ, giới chủ chỉ hứa suông, nhưng công nhân vẫn buộc phải trở lại làm việc.

Xuất phát từ thực tế của giai cấp công nhân tại Việt Nam với làn sóng đình công ngày càng cao, nhu cầu cấp thiết là phải yểm trợ và giúp đỡ họ, Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Động (UBBV) đã ra đời tại Warszawa tháng 10 năm 2006 sau khi “Công Đoàn độc lập” tại Việt Nam tuyên bố thành lập.

Mục tiêu và nhiệm vụ của UBBV từ khi ra đời là bênh vực công nhân, bảo vệ quyền lợi của công nhân, hướng dẫn công nhân về phương pháp đấu tranh để tự bảo vệ mình. Ba năm qua UBBV đã cố gắng hết sức mình trong muc tiêu được đề ra: Xây dựng và phát triển các cơ sở trong nước để lãnh đạo và hướng dẫn công nhân; soạn thảo cẩm nang huấn luyện; tổ chức các khóa huấn luyện gián tiếp và trực tiếp cho anh chị em cán bộ trong nước; Phát hành tờ „ Bảo vệ lao động’’ trong nước và gửi bằng các con đường khác nhau đến các công ty, các khu nhà trọ và các địa chỉ cá nhân để chuyển tải các thông tin thiết thực và hướng dẫn phương pháp tranh đấu. Anh chị em trong nước đã đến với công nhân, giúp đỡ trực tiếp hoặc gián tiếp. Người lao động trong nước đã thấy rằng, người Việt hải ngoại đã chú ý đến họ, đã có một tổ chức giúp đỡ họ, tranh đấu quyền lợi cho họ. Tuy nhiên kết quả đạt được vẫn chưa được như mong muốn vì nhân sự của UBBV còn ít ỏi, nhận thức của các đảng phái chính tri hải ngoại, các tổ chức người Việt về phong trào công nhân chưa đúng, đã dẫn đến sự tác động đến cộng đồng nên UBBV nhận được sự hỗ trợ rất ít từ cộng đồng và các tổ chức hải ngoại nhất là mặt tài chính để ủng hộ phong trào lao động tại Việt Nam. Trong nước, nhiều anh chị em muốn dấn thân trong phong trào lao động, nhưng trước hết họ cũng phải lo kiếm sống, ngoài ra không có phương tiễn để đi lại, để làm việc.

Bên cạnh đó, do lo sợ trước làn sóng đình công, chính quyền độc tài tăng cường đàn áp, ngăn chặn, lùng sục, đe dọa những người tổ chức đình công, dùng mọi thủ đoạn để chia rẽ trong nội bộ công nhân, cho công an đội lốt công nhân vào làm tại các xí nghiệp mà chúng tình nghi đang xây dựng phong trào để bắt bớ; đặt ra các luật lệ cấm đình công, xử phạt để ngăn chặn.

Để giúp đỡ công nhân có hiệu quả hơn đồng thời kết hợp với các tổ chức khác trong việc tranh đấu đòi quyền lợi của người lao động, “Phong Trào Lao Động Việt” ( LĐV) đã chính thức ra công khai từ đầu năm 2010, đã có những nỗ lực trong việc giúp đỡ công nhân tổ chức đình công và các hoạt động khác.

2 – Lao động xuất khẩu.

Chuyển sang nền kinh tế thị trường, mở rộng các khu công nghiệp, khu chế xuất cho các chủ tư bản nước ngoài, khai thác và xuất khẩu tài nguyên thô, xây dựng các đập thủy điện tràn lan đã thu hẹp rất lớn diện tích canh tác nông nghiệp đẩy hàng triệu nông dân và cảnh thất nghiệp nên nhà nước CS đẩy mạnh một “ngành công nghiệp” khác là xuất khẩu lao động. Thực chất là buôn bán nô lệ.

Từ khi có chính sách “đổi mới“ đến nay, mỗi năm nhà nước CS đã “Xuất khẩu” hàng trăm ngàn người lao động đến các nước. Năm sau nhiều hơn năm trước, thị trường ngày càng mở rộng. Ban đầu chỉ một số nước ở Đông Nam Á, Nhật bản, Đài loan, Hàn Quốc, đến nay người lao động Việt Nam đã có mặt ở hầu hết các nước trên thế giới, từ Trung Đông, Châu Phi cho đến các nước tận Nam Mỹ như Ba Tây, Chile.

Chính quyền các cấp của nhà nước CS đã hưởng một khoản lợi tức rất lớn trong việc xuất khẩu lao động. Khi không còn đất canh tác, không còn việc làm, người lao động bắt buộc phải đi làm nô lệ xứ người. Để được đi, họ phải nạp một số tiền rất lớn từ hàng chục đến hàng trăm triệu đồng Việt Nam tùy thuộc vào nước họ sẽ đến làm việc. Họ phải thế chấp nhà cửa, bị lừa đảo ngay từ khi làm thủ tục với những tương lai hấp dẫn nhưng những bản hợp đồng rất mập mờ. Sau khi đã thu đủ tiền, đã đẩy người lao động ra khỏi biên giới, nhà nước và các công ty môi giới phủi tay, coi như hết trách nhiệm. Người lao động bị chủ thu hộ chiếu, bị bòn rút sức lao động tối đa, đặc biệt là Đài Loan và Mã Lai.

Tại Mã Lai, thời điểm cao nhất lên đến 130 ngàn lao động Việt Nam. Phần lớn phải làm việc từ 12 đến 15 giờ mỗi ngày. Nhiều trường hợp phải làm liên tục 24 giờ, ăn ở trong những khu nhà tồi tệ còn hơn các khu nhà trọ ở Việt Nam. Có nhiều công nhân, phần lớn là chị em bị bán qua lại cho rất nhiều chủ. Việc quỵt lương, bị chủ đánh đập còn tồi tệ hơn tại Việt Nam.

Đặc điểm chung của lao động Việt Nam được xuất khẩu là lao động phổ thông, không có tay nghề hoặc chỉ được học nghề qua loa nên ra nước ngoài họ phải làm tất cả các nghề mà bị lao động bản xứ hoặc lao động các nước khác từ chối và đồng lương của họ cũng được trả thấp nhất. Sứ quán CS VN không những không quan tâm đến họ mà còn tìm mọi cách chiết khấu đồng lương ít ỏi của họ.


Trần Ngọc Thành
Bài tham luận trong Họp Mặt Dân Chủ 2010 Hannover

Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm
Tu Thân, Tề Gia, Trị Quốc, Bình Thiên Hạ
Khai Dân Trí, Chấn Dân Khí, Hậu Dân Sinh


CHÍNH SÁCH TIÊU DIỆT PHẬT GIÁO của ĐẢNG CSVN


Các vị lãnh đạo GHPGVNTN đứng đầu là Hòa thượng Thích Huyền Quang và Hòa thượng Thích Quảng Độ nhất quyết không công nhận Giáo Hội tay sai này. Hăm dọa và mua chuộc không được, vào ngày 24.02.1982, cộng sản cho quân đội và công an bao vây chuà Ấn Quang và Thanh Minh thiền viện bắt 2 vị và ngày hôm sau đày ra Quảng Ngãi và Thái Bình là nguyên quán cuả 2 ngài.

Sau 10 năm bị quản chế, năm 1992 Hòa thượng Thích Quảng Độ gửi thư chất vấn nhà cầm quyền cộng sản giam cầm ngài vô cớ, không qua xét xử án lệnh tòa án. Không được trả lời, ngài tự động lấy xe lửa trở về Sài Gòn và ngụ tại Thanh Minh thiền viện.

Chu Vũ Ánh

CHÍNH SÁCH TIÊU DIỆT PHẬT GIÁO của ĐẢNG CSVN


Đảng cộng sản luôn trung thành với quan điểm cuả Marx cho rằng “Tôn giáo là thuốc phiện cuả dân tộc”. Sau khi xé hiệp định Paris, dùng vũ lực chiếm miền nam Việt nam vào năm 1975, họ ra sức tiêu diệt, đàn áp và phân hoá những tôn giáo, các cơ sở văn hoá, xã hội, kinh tế cuả các tôn giáo bị tịch thu. Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất (GHPGVNTN) cũng không ngọai lệ. Hàng trăm ngôi chùa, trường học, cô nhi viện, cơ sở từ thiện cuả GHPGVNTN bị trưng dụng, tịch thu biến thành văn phòng, nhà ngủ cuả cán bộ nhà nước. Lễ Phật đản không được công nhận là ngày nghỉ, công an bắt giam tăng sĩ, đập phá tượng phật, tước đoạt ruộng đất cuả giáo hội, phương tiện sinh sống cuả tăng ni, cấm phật tử và tín đồ đến chuà.

Để phản đối chính sách đàn áp cuả nhà cầm quyền cộng sản, ngày mồng 2 tháng 11 năm 1975, 12 vị tăng ni đã tự thiêu tại Cần thơ.

Vào tháng giêng 1977 GHPGVNTN triệu tập Đại hội toàn quốc kỳ VI I tại chùa Ấn Quang và tháng 2 cùng năm đã từ chối gia nhập Mặt Trận Tổ Quốc, một công cụ cuả đảng cộng sản nhằm định hướng và kiểm soát các tổ chức ngoại vi cuả đảng. Lập tức cộng sản đã mở phong trào khủng bố vào ngày 06.04.1977, mang công an và quân đội bao vây chuà Ấn Quang và một số chuà khác ở Sài Gòn, bắt các vị lãnh đạo viện Hoá Đạo. Thương tọa Thích Huyền Quang, phó viện trưởng Viện Hoá Đạo, Thương tọa Thích Quảng Độ, Tổng thư ký Viện Hoá Đạo, Thương tọa Thích Thuyền Ấn, Tổng vụ trưởng Tổng vụ Hoằng pháp, Đại Đức Thích Thông Bửu, Tổng vụ trưởng tổng vụ Cư sĩ, v…v… đều bị bắt. Ngày 13.04.1978 cộng sản bắt Hòa thượng Thích Thiện Minh và sát hại ngài vào ngày 18.10.1978.

Trước sự khủng bố ngày một khắc nghiệt cuả nhà cầm quyền cộng sản, ngày 09.06.1977 Viện Hóa Đạo đã công bố Lời kêu gọi bảo vệ Nhân quyền trong đó tố cáo hành vi đàn áp cuả nhà cầm quyền cộng sản, không những chỉ vì cộng đồng Phật giáo, mà cho toàn thể nhân dân Việt nam cùng các tôn giáo khác.

Theo “Hồ sơ thống nhất Phật giáo” cuả Đỗ Trung Hiếu, đảng viên thuộc ban Tôn Giáo cuả chính phủ cộng sản, thì sau khi bắt hầu hết các vị lãnh đạo Phật giáo, bước kế tiếp trong kế hoạch triệt hạ Phật giáo là đảng cộng sản thành lập một Giáo Hội Phật Giáo mới, thực chất chỉ là một Ban Tôn giáo nằm trong Mặt Trận Tổ Quốc, một tổ chức tay sai cuả cộng sản. Đảng cộng sản cho ra mắt Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam tại Hà Nội trong đại hội được tổ chức từ 04 – 07.07.1981. Thành phần lãnh đạo trong Giáo hội mới có một số Hòa thượng và Thượng tọa cuả GHPGVNTN, như Hòa thượng Thích Đôn Hậu , Hoà thượng Thích Trí Thủ, nhưng thực quyền đều nằm trong tay các nhà sư „ quốc doanh „ thuộc đảng cộng sản như Hòa thượng Minh Nguyệt, Thiện Hòa v…v…

Các vị lãnh đạo GHPGVNTN đứng đầu là Hòa thượng Thích Huyền Quang và Hòa thượng Thích Quảng Độ nhất quyết không công nhận Giáo Hội tay sai này. Hăm dọa và mua chuộc không được, vào ngày 24.02.1982, cộng sản cho quân đội và công an bao vây chuà Ấn Quang và Thanh Minh thiền viện bắt 2 vị và ngày hôm sau đày ra Quảng Ngãi và Thái Bình là nguyên quán cuả 2 ngài.

Sau 10 năm bị quản chế, năm 1992 Hòa thượng Thích Quảng Độ gửi thư chất vấn nhà cầm quyền cộng sản giam cầm ngài vô cớ, không qua xét xử án lệnh tòa án. Không được trả lời, ngài tự động lấy xe lửa trở về Sài Gòn và ngụ tại Thanh Minh thiền viện.

Cùng năm 1992 Hòa thượng Thích Đôn Hậu bị bệnh nặng, để di chúc cung thỉnh Hòa thượng Thích Huyền Quang vào chức vụ Xử lý Hội Đồng Lưỡng Viện kiêm Quyền Viện Trưởng Viện Hóa Đạo để đòi quyền sinh hoạt của GHPGVNTN và tìm cơ hội tổ chức Đại Hội VI I I . Nhân danh GHPGVNTN ngài Huyền Quang nêu lên Yêu sách 9 điểm tố cáo nhà cầm quyền cộng sản khủng bố, sát hại hàng giáo phẩm của GHPGVNTN, dựng lên Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, một công cụ của đảng cộng sản nhằm gây chia rẽ khối Phật giáo dân tộc và tiêu diệt PGVNTN.

Ngày 10 tháng 12 năm 1992 Văn phòng 2 Viện Hóa Đạo tại Hoa kỳ được thành lập.

Trước cao trào phục hoạt cuả Phật giáo dưới sự điều hành cuả 2 ngài Thích Huyền Quang và Thích Quảng Độ ngày càng lan rộng trong nước, nhất là tại hải ngoại và trên trường quốc tế, nhiều chính quyền, đoàn thể, hội đoàn, nhân sĩ lên tiếng ủng hộ, cộng sản Việt nam dùng âm mưu thâm độc phân hóa, lôi kéo, mua chuộc cùng hăm dọa, bỏ tù hàng ngũ tăng sĩ và tăng ni.

Tháng 5. 1994 bão lụt nổi lên ở miền Tây nam phần, GHPGVNTN kêu gọi và tổ chức cứu trợ đồng bào bị lụt thì nhà cầm quyền cộng sản ra lịnh bắt phái đoàn gồm 60 tăng ni và 300 phật tử. Hòa thượng Thích Quảng Độ bị kết án 5 năm tù giam và 5 năm quản chế, bị đưa ra nhà tù Ba Sao, tỉnh Nam Hà miền Bắc; các Thượng tọa Thích Không Tánh, Thích Nhật Ban và nhiều vị khác bị xử 3 đến 5 năm tù.

Sau khi các vị lãnh đạo cuả GHPGVNTN bị bắt Phật sự trong nước bị khó khăn trăm bề, Hòa thượng Thích Huyền Quang nhân danh Hội Đồng Lưỡng Viện ban hành Giáo chỉ giao phó cho Văn Phòng 2 Viện Hóa Đạo GHPGVNTN Hải ngoại tại Hoa Kỳ tổ chức Đại Hội VI I I vào ngày 14-16.05.1999 nhằm chấn chỉnh lại Phật sự. Cũng trong Đại Hội này Hòa Thượng Thích Quảng Độ được thỉnh cử vào ngôi vị Viện Trưởng Viện Hóa Đạo.

Nhân danh Viện trưởng Viện Hóa Đạo, Hòa thượng Thích Quảng Độ ban bố Lời kêu gọi cho Dân chủ Việt nam với một chương trình 8 điểm vào ngày 21.02.2001. Đồng bào các giới thuộc mọi thành phần, bất kể chính kiến, tôn giáo trong và ngoài nước lên tiếng ủng hộ; hàng trăm nhân sĩ quốc tế ký tên hậu thuẫn lời kêu gọi, hơn 300.000 người Việt hải ngoại ký tên ủng hộ. Vì Lời kêu gọi này cộng sản ra lệnh quản thúc ngài thêm 2 năm.

Qua cuộc tranh đấu không ngừng cuả hai Hoà Thượng Thích Huyền Quang và Thích Quảng Độ cùng với những nỗ lực vận động quốc tế và hải ngoại cuả Viện Hoá Đạo 2, hai vị đã trở thành biểu tượng trên thế giới về cuộc tranh đấu bất bạo động cho Tự do, Dân chủ và Nhân quyền chống lại chế độ độc tài cuả đảng CSVN. Để gỡ thể diện và thế ngày càng bất lợi trên trường quốc tế đảng CSVN thi hành chính sách thâm độc hơn, mua chuộc, đàn áp nhằm chia rẽ và phân hoá GHPGVNTN. Đầu năm 2003 Hòa Thượng Thích Huyền Quang được đưa ra Hà Nội chữa bệnh, các nhân vật cao cấp cuả đảng đến thăm hỏi ngài ngay tại giường bệnh. Ngài cũng được tiếp xúc với ông đại sứ Hoa kỳ và các nhà ngoại giao cuả Liên hiệp Âu châu. Ngày 02 tháng 4 năm 2003 thủ tướng Phan Văn Khải tiếp Hòa Thượng Thích Huyền Quang tại Hà Nội. Trong cuộc tiếp xúc này Phan văn Khải đã nhìn nhận trong quá khứ đã có nhiều sai lầm, nên nhìn vấn đề với tâm từ bi. Hoà thượng Thích Huyền Quang đáp lời rằng ngài cũng sẽ nhìn vấn đề với tâm hỉ xả. Thủ tướng cộng sản yêu cầu “các vị tự sắp xếp lại nội bộ Phật giáo” và một Đại Hội Bất thường cuả GHPGVNTN được đề cập tới. Ngài Huyền Quang được trở lại Sài Gòn và được gặp Hoà Thượng Thích Quảng Độ 3 lần, thăm viếng các vị thuộc GHPGVNTN và gặp bà Tổng lãnh sự Hoa Kỳ. Trong khi đó cộng sản vẫn quản chế gắt gao Hoà Thượng Thích Quảng Độ.

Nhân dịp Hòa Thượng Thích Quảng Độ và nhiều phái đoàn chư tăng đến vấn an Hòa Thượng Thích Huyền Quang đang bị bệnh tại Bình Định. Hòa Thượng Thích Huyền Quang và Hòa Thượng Thích Quảng Độ tổ chức Đại Hội bất thường tại tu viện Nguyên Thiều vào ngày 01.10.2003. Đại Hội thành công với sự thỉnh cử 41 Hòa Thượng, Thượng Tọa vào hai Viện Tăng Thống và Viện Hóa Đạo. Đồng thời Hòa Thượng Thích Huyền Quang cũng ban Giáo chỉ ủy thác cho các GHPGVNTN Hải ngoại tổ chức Đại Hội Bất Thường GHPGVNTN tại hải ngoại. Thừa hành ý chỉ này, chư tôn đức Giáo Phẩm Tăng Ni và Phật tử lãnh đạo GHPGVNTN hải ngoại đã tổ chức Đại Hội Bất Thường mở rộng tại Tu Viện Quảng Đức thành phố Melbourne Úc Châu, ngày 10-12.10.2003. Chính Đại hội này công bố đầy đủ nhân sự lãnh đạo Giáo Hội trong nước và hải ngoại. Cũng trong Đại Hội này, toàn thể Tăng, Ni và Phật tử hải ngoại suy tôn Ngài lên ngôi vị Đệ Tứ Tăng Thống GHPGVNTN. Thấy Đại Hội Bất Thường có chiều hướng bất lợi, công an ép Hòa Thượng Quảng Độ phải rời khỏi tu viện Nguyên Thiều. Từ thời điểm này, tu viện Nguyên Thiều và Thanh Minh thiền viện bị phong tỏa gắt gao, bản thân của 2 ngài Huyền Quang và Quảng Độ cũng như tất cả quý Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức Tăng Ni Phật tử tham gia vào GHPGVNTN đều bị theo rõi chặt chẽ.

Nhà cầm quyền tìm cách ngăn chặn việc thành lập những Ban Đại Diện địa phương, nhưng trước tinh thần vô úy và ý chí kiên cường cuả chư tăng hai mươi ban Đại Diện GHPGVNTN các tỉnh thành quận huyện trên toàn quốc đồng loạt phục hoạt trở lại.

Thất bại trong âm mưu thuyết phục Hoà Thượng Thích Huyền Quang và gây chia rẽ trong hàng lãnh đạo GHPGVNTN, CSVN đánh phá GHPGVNTN thâm độc và tinh vi hơn. Một mặt cộng sản tiếp tục đàn áp các tăng ni thuộc Giáo Hội, quản chế các vị lãnh đạo; mặt khác gây chia rẽ nội bộ phật giáo qua những chiêu bài: tôn giáo không hoạt động chính trị, hoà hợp hoà giải với nhà cầm quyền cộng sản trong các chương trình văn hoá, giáo dục, từ thiện, hợp tác tổ chức Đại lễ Phật đản Vesak 2008 và đaị lễ này thuần túy mang tính cách tôn giáo.

Để giải toả áp lực quốc tế lên án về sự đàn áp nhân quyền cuả chế độ, nhất là CSVN muốn Hoa ký rút tên Việt Nam ra khỏi danh sách các quốc gia đàn áp tôn giáo ( danh sách CPC ) cộng sản chấp thuận cho Thiền sư Thích Nhất Hạnh trở về nước, được tổ chức các buổi nói chuyện từ nam ra bắc, hứa hẹn cho phép sách cuả thiền sư được xuất bản tại Việt Nam. Một số tăng sĩ trong GHPGVNTN đã thuyết phục Hoả thượng Thích Quảng Độ đi theo khuynh hướng này, nộp đơn ghi danh (đăng ký ) nơi nhà nước cộng sản để chính thức hoá Giáo Hội và được phép hoạt động công khai. Hoà thượng Thích Quảng Độ đã bác bỏ vì ngài không bao giờ tin cộng sản có thực tâm hoà hợp hoà giải và tôn trọng tự do tôn giáo và minh định GHPGVNTN không tham gia, nương tựa và phục vụ cho bất cứ một thế quyền nào.

Trong nước nhóm chư tăng bất đồng với Hoà Thượng Thích Quảng Độ đã lập ra nhóm Thân Hữu Già Lam vào tháng 3 năm 2004. Nhóm này đã được nhà cầm quyền cộng sản dễ dãi cho phép ra hải ngoại vận động các tăng sĩ hải ngoại không làm chính trị, hợp tác với cộng sản, quyên tiền xây viện đại học Khuông Việt v…v…mục đích nhằm cô lập cuộc tranh đấu cuả GHPGVNTN tại quê nhà. Các nhóm Về nguồn, Tăng ni Việt nam hải ngoại được thành lập.

Trước Đại hội Vesak, ngày 29.08.2007, tướng Trần Tư thuộc bộ công an đã đến tu viện Nguyên Thiều thuyết phục Đức Tăng Thống Thích Huyền Quang ra Hà Nội dự đại lễ, nhưng ngài từ chối. Trong nước giáo sư Lê mạnh Thát và một số tăng sĩ đã cộng tác với nhà nước cộng sản để tổ chức đại lễ. Ngòai hải ngoại, một số chư tăng thuộc giáo hội Úc, Âu, Hoa kỳ, Gia nã Đại vận động các thành viên GHPGVNTN hợp tác tổ chức và dự định về Việt Nam tham dự đại lễ. Có vị còn gọi điện thoại về thuyết phục Hoà Thượng Thích Quảng Độ, Viện trưởng Viện Hoá Đạo, nên tham gia Đại lễ và cử chư tăng thuộc Giáo Hội ra hợp tác tổ chức.

Nhận thấy nguy cơ có thể đưa đến xoá bỏ GHPGVNTN gây ra bởi âm mưu thâm độc cuả cộng sản và một số tăng sĩ thuộc Giáo Hội, Đức đệ tứ Tăng Thống PGVNTN, Hoà Thượng Thích Huyền Quang kịp thời ban giáo chỉ số 9 nhằm mục đích bảo vệ đường lối chính thống cuả Giáo Hội, duy trì Văn phòng 2 Viện Hoá Đạo và làm sáng tỏ âm mưu cuả một số vị muốn lạm dụng PGVNTN để hợp tác với cộng sản. Nhờ nhận định sáng suốt cuả hai vị lãnh đạo giáo chỉ đã kịp thời chấn chỉnh được hàng ngũ tăng ni, chận được sự hợp tác cuả các tăng sĩ hải ngoại về tham gia tổ chức Đại lễ Vesak 2008. Nhà nước cộng sản một lần nưã lại phải nhờ thiền sư Thích Nhất Hạnh đưa đoàn tăng ni hùng hậu cả 500 người về nước tổ chức đại lễ.

Sau đại lễ Phật Đản Vesak, thói nào tật nấy, cộng sản Việt Nam lại lộ mặt nạ độc tài, bản chất lọc lừa, thủ đoạn vắt chanh bỏ vỏ. Ngay khi đại lễ chưa kết thúc, trong cuộc phỏng vấn cuả đài SBTN, giáo sư Lê mạnh Thát chua chát thú nhận “Lễ này thực chất là việc làm công tác đối ngoại cuả nhà cầm quyền cộng sản, hoàn toàn không phải cuả Phật giáo“; còn về phiá thiền sư Thích nhất Hạnh, sau khi hoàn thành nhiệm vụ tổ chức đại lễ, cộng sản đã thẳng tay trục xuất 400 tăng ni thuộc Làng mai ra khỏi chuà Bát nhã. Đây cũng là một bài học cho những ai còn hy vọng hoà giải và hợp tác với cộng sản.

Sau lễ Phật Đản Vesak 2008, các vị thuộc nhóm Về nguồn, Tăng ni Việt Nam hải ngoại, sợ bị cộng đồng người Việt lật tẩy, chống đối, tẩy chay đã quay trở lại dùng danh nghiã GHPGVNTN để mập mờ đánh lận con đen.

Marx cho rằng tôn giáo là thuốc phiện cuả dân tộc. Lenin thẳng tay đàn áp tôn giáo. Cộng sản Trung quốc và cộng sản Việt Nam đàn áp, tiêu diệt tôn giáo không xong nay trở nên xảo trá và tinh vi hơn, một mặt tiếp tục đàn áp tôn giáo, mặt khác hăm dọa, thuyết phục, mua chuộc bằng lợi lộc, chức vị các thành viên lãnh đạo tôn giáo lập ra những tổ chức tôn giáo quốc doanh để phục vụ quyền lợi cho đảng và nhà nước; mặt khác xuyên tạc vu khống các tổ chức tôn giáo thuần túy, tạo ra những sinh hoạt lễ hội khoác áo tôn giáo, gây mê tín dị đoan, thực thi chính sách ngu dân, vừa làm kinh tế kiếm tiền cho đảng vừa đánh lạc hướng dư luận quốc tế lên án chế độ đàn áp tôn giáo.

Ngày nay cộng sản tiếp tục kiểm soát tối đa GHPGVNTN. Bất cứ một ngôi chùa lớn nhỏ nào muốn gia nhập vào GHPGVNTN đều bị công an sách nhiễu, làm khó dễ. Các vị tăng ni, phật tử cũng không được phép làm xã hôị. Năm 1995 Hòa Thượng Thích Quảng Độ bị tù chỉ vì ngài đi cứu lụt tại đồng bằng sông Cửu Long. Năm 2007 ngài phát tiền giúp dân oan tại Sài Gòn bị báo chí đài phát thanh của Cộng sản VN đánh phá , vu khống. Mới đây, vào tháng 4 năm 2010, Thượng Tọa Thích Không Tánh tổ chức phát qùa cho 50 thương phế binh , sau đó Thượng Tọa bị công an dù ng bạo lực bắt về đồn “làm việc“. Ngoài ra các tăng ni thuộc GHPGVNTN không được phép đi ra nước ngoài tu học, trong nước phật sự bị cấm đoán, do đó sự phát triển GHPGVNTN ở trong nước gặp rất nhiều khó khăn.

Riêng GHPGVNTN Hải Ngọai hy vọng vẫn có cơ hội phát triển. Sự việc tráo trở cuả cộng sản Việt Nam sau đại lễ Vesak 2008 là một bài học đích đáng cho mọi người, chúng ta chỉ còn một con đường duy nhất là ủng hộ tích cực cuộc tranh đấu cho Công lý, Nhân quyền và tự do Tôn giáo do Hoà Thượng Thích Quảng Độ lãnh đạo.


Chu Vũ Ánh

Bài viết đã được đọc như một tham luận tại HMDC Hannover 6/2010. Bài công bố với sự đồng ý của tác giả.

Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm
Tu Thân, Tề Gia, Trị Quốc, Bình Thiên Hạ
Khai Dân Trí, Chấn Dân Khí, Hậu Dân Sinh


Hãy vạch mặt chỉ tên bọn Việt Gian Cộng Sản


Ngày nay, bọn Việt Cộng cũng chẳng còn chính nghĩa gì để bấu víu nên chúng muốn lợi dùng tình trạng này để xóa bỏ làn ranh Quốc Cộng và hoá giải hết mọi sự chống đối. Nhưng nhiều người vẫn ngu muội, tưởng thật nên không những đã ngang nhiên về VN làm ăn buôn bán với Việt Cộng, ngang nhiên họp hành, ăn uống, du hí với Việt Cộng mà còn công khai viết bài ca tụng bọn Việt Cộng, lập cả Hiệp Hội Doanh Nhân để hỗ trợ cho những người muốn làm ăn buôn bán với Việt Cộng. Trước sự ngang nhiên và thách đố này, nhiều người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản đã phải lên tiếng vạch mặt chỉ tên bọn người thân Cộng này trong đó có cả một số trí thức vô liêm sỉ ham danh, hám lợi như chúng ta đã thấy.

Lê Duy San

Hãy vạch mặt chỉ tên bọn Việt Gian Cộng Sản
Nhưng đừng chụp mũ ai là Việt Cộng hay Cộng Sản nằm vùng


Năm 1975, sau khi cưỡng chiếm được toàn miền Nam, bọn Việt Cộng đã tìm mọi cách để bỏ tù cả trăm ngàn quân cán chính của chế độ Việt Nam Cộng Hoà, đảng phái chính trị và văn nghệ sĩ cùng tất cả những ai mà chúng nghi là có thể chống đối chúng. Không những thế, bọn Việt Cộng còn tìm mọi cách để cướp đoạt tiền bạc, của cải và tài sản của người dân miền Nam bằng những chính sách mà chúng gọi là đổi tiền, đánh tư sản mại bản, cải tạo công thương nghiệp, kinh tế mới. Vì thế đã có cả triệu người phải tìm mọi cách để bỏ nước ra đi dù biết rằng có thể bỏ mạng trong rừng sâu hay trên biển cả. Do đó, tại hải ngoại, hễ cứ nghe nói tới hai chữ Việt Cộng, là người Việt tỵ nạn Cộng Sản lại nổi giận và liên tưởng tới một bọn người độc ác dã man, chuyên cướp của, giết người. Chính vì thế vào thập niên 80, chúng ta không lấy làm lạ tại sao tên chủ báo Cái Đình Làng Dương Trọng Lâm đã bị bắn chết tươi ở San Francisco vào năm 1980, Trần Khánh Vân cựu Tổng Cục Gia Cư thời VNCH đã bị thày giáo Trần Văn Bé Tư bắn trọng thương ở Nam Cali vào năm 1984 và Đoàn Văn Toại tên thân Cộng thuộc thành phần thứ ba, đã bị bắn bể quai hàm ở Fresno, California vào năm 1989, mặc dầu những tên này không phải là Việt Cộng chính hiệu mà chỉ thuộc loại thân Cộng hoặc có những hành vi có lợi cho Việt Cộng mà thôi.

Từ thập niên 90, tức từ khi Mỹ bỏ cấm vận đối với VN và ký bang giao với VN thì nhiều người Việt tỵ nạn Cộng Sản, vì nhớ thương người thân còn kẹt lại VN và mấy anh già mất nết đã kéo nhau về VN du hí khiến tinh thần chống Cộng sút giảm, nhất là mấy anh thương gia (1), ngửi thấy có lợi nếu bắt tay với Việt Cộng nên đã không những quên hết thù hận xưa mà còn nghe theo lời dụ dỗ Hoà Hợp, Hoà Giải của Việt Cộng để cộng tác làm ăn với chúng. Thực ra thì bọn Việt Cộng thực tâm cũng chẳng muốn Hoà Hợp Hòa Giải gì mà chúng chỉ muốn người Việt hải ngoại đừng chống đôi chúng nữa và đem tiền bạc về cùng chúng làm ăn.

Ngày nay, bọn Việt Cộng cũng chẳng còn chính nghĩa gì để bấu víu nên chúng muốn lợi dùng tình trạng này để xóa bỏ làn ranh Quốc Cộng và hoá giải hết mọi sự chống đối. Nhưng nhiều người vẫn ngu muội, tưởng thật nên không những đã ngang nhiên về VN làm ăn buôn bán với Việt Cộng, ngang nhiên họp hành, ăn uống, du hí với Việt Cộng mà còn công khai viết bài ca tụng bọn Việt Cộng, lập cả Hiệp Hội Doanh Nhân để hỗ trợ cho những người muốn làm ăn buôn bán với Việt Cộng. Trước sự ngang nhiên và thách đố này, nhiều người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản đã phải lên tiếng vạch mặt chỉ tên bọn người thân Cộng này trong đó có cả một số trí thức vô liêm sỉ ham danh, hám lợi như chúng ta đã thấy.

Nhiều người quá hăng say trong việc tố cáo này đã dùng những lời lẽ qúa đáng khiến bọn chúng đã có thể vin vào đó mà kiện về tội phỉ báng hay vu cáo để làm người khác sợ mà không dám vạch mặt chỉ tên bọn chúng. Thực ra đây chỉ là phương cách dùng tiền bạc để cả vú lấp miệng em, để áp đảo tinh thần người khác. Nếu chúng ta có chứng cớ rõ ràng thì việc khiếu tố chúng ta về tội phỉ báng cũng không phải là điều dễ dàng.

Phỉ báng là việc đưa ra những lời lẽ tuyên bố sai sự thật về tư cách hay việc làm của một người khác làm người đó bị tác hại về tinh thần hay vật chất. Phỉ báng cũng có thể là một một đoạn văn viết sai sự thật về một cá nhân hay đoàn thể nào đó được bản in ấn trong một tờ tạp chí hay trên một tờ báo.

I/ Thông thường, các yếu tố của một nguyên nhân gây nên hành động phỉ báng phải bao gồm (2):

1. Một lời nói xấu hay một báo cáo sai sự thật liên quan đến người khác.

2. Sự phổ biến lời tuyên bố về một người nào đó để cho đệ tam nhân biết đến trong các ấn phẩm mà không có đặc quyền (như báo chí).

3. Nếu sự phỉ báng thuộc lãnh vực quan tâm công cộng, thì ít nhất có thể quy lỗi một phần cho sự sơ xuất của nhà xuất bản.

4. Có gây thiệt hại cho đối phương.

Tội phỉ báng (defamation / libel) hay vu cáo (slander) theo luật pháp Hoa Kỳ, nó không phải là một tôi hình sự như luật pháp của Việt Nam trước năm 1975. Ở VN trước năm 1975, một người bị truy tố về tội phỉ báng hay vu cáo, nếu có tội, có thể bị phạt vạ (tiền) hay phạt tù, nhưng về bồi thường thiệt hại thì chỉ được bồi thường $1 danh dự mà thôi. Trái lại ở Hoa Kỳ, như trên đã nói, tôi phỉ báng không phải là một tội thuộc về hình sự. Vì không phải là một tội hình sự, nên không bị phạt vạ hay phạt tù mà chỉ phải bồi thường thiệt hại; nhưng tiền bồi thường thiệt hại lại rất cao, có thể từ vài trăm ngàn tới vài chục triệu, tùy theo sự chứng minh của nguyên cáo (plaintiff) và được Toà chấp nhận ở mức độ nào.

II/ Tiến trình xử một vụ án về tội phỉ báng hay vu cáo, thường qua một quy trình tố tụng dân sự và hầu hết do bồi thẩm đoàn xét xử. Lời phỉ báng có thể căn cứ vào lời nói tại chốn công cộng như buổi họp công cộng hay tại bữa tiệc cộng cộng hay trên truyền thanh, truyền hình hoặc những bài viết trên báo chí, trên diễn đàn công cộng.

1/ Người đứng đơn kiện tức bên nguyên đơn (plaintiff) có bổn phận phải chứng minh nhữ ng điều bị đơn (defendant) nói về mình là sai, là không đúng sự thật.

2/ Đối với những nhân vật được gọi là nhân vật của quần chứng (public figure) mà vác đơn đi kiện thì lại càng khó hơn chứ không như những người thường dân là những người được luật pháp bảo vệ nhiều hơn. Nguyên đơn không những phải chứng minh những lời nói đó là sai, là không đứng sự thật mà còn phải chứng minh là bị đơn ( defendant) thực sự đã có ác ý và thiếu thận trọng.


(Xin thêm phần quyền tự do ngôn luận của báo chí (media).

Để vạch mặt chỉ tên những tên trí thức vô học nhưng hám danh, những tên gian thương vô liêm sỉ nhưng hám lợi này, chúng ta thường dùng chữ thân Cộng. Nhưng nhiều người nghĩ rằng danh từ thân Cộng không đủ mạnh để chỉ những phần tử vô học, vô liêm sỉ này, nên thường dùng thêm những chữ khác như bưng bô hay nâng bi hay Việt gian.

Thực ra bưng bô hay nâng bi cũng chỉ có nghĩa là nịnh nọt, bợ đỡ (flatter) mà thôi. Viết một bài tâng bốc Việt Cộng là nịnh bợ Việt Cộng rồi. Pro-communist hay communist flatterer hay communist sympathizer thì cũng chẳng khác nhau gì. Còn dùng chữ Việt gian để gọi họ thì không đúng lắm. Chúng ta còn nhớ, ,khi chiến tranh Việt Pháp bùng nổ nào ngày 19/12/1946, tất cả những người không theo Việt Minh như các đảng viên Việt Cách, Việt Quốc đều bị Việt Minh gọi là Việt gian mặc dầu nhiều người chẳng hợp tác với Pháp ngày nào. Ngày nay, một số người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản tự phủ nhận tư cách tỵ nạn Cộng Sản của mình bằng cách giao tiếp hoặc làm ăn buôn bán với Việt Cộng nên bị gọi là Việt gian thì cũng chẳng khác gì trước kia bọn Việt Minh gọi những người quốc gia là Việt gian. Tuy nhiên, chúng ta không thể gọi những ai không đồng quan điểm chính trị với mình trong công việc chống Việt Cộng là Việt gian.

Tóm lại, dù dùng chữ gì, thì nó cũng chỉ có nghĩa là thân Cộng mà thôi. Bọn Việt Cộng là bọn độc ác, dã man và tàn bạo. Chúng chuyên cướp của giết người. Những kẻ thân thiết với bọn này thì tư cách của họ cũng chẳng khác gì bọn này. Vì thế, mỗi khi bị người khác bảo là thân Cộng, chúng rất lấy làm nhục nhã nên chúng phải bỏ tiền ra để đi kiện cho bớt nhục. Chứ thực ra chúng cũng thừa biết nếu có được bồi thường thì cũng Tết Congo mới đòi được. Thường thường những người dám ăn, dám nói lại là những người trên răng, dưới dế. Kiện những người này không những tốn tiền tốn bạc mà nhiều khi còn rước thêm nhục nhã vào thân vì là cơ hội để cho báo chí truyền thông khai thác, mỉa mai và đàm tiếu. Tuy nhiên để phòng hờ những kẻ cậy tiền kiện tụng lôi thôi làm phiền hà chúng ta, chúng ta chỉ cần nói rõ những hành động bợ đỡ, nịnh nọt hay những hành vi giao tiếp của bọn chúng với bọn Việt Cộng hoặc dùng chữ thân Cộng là đủ.

Hơn nữa, chữ thân Cộng là chữ chúng dễ chứng minh nhất. Muốn nói ai thân Cộng, chúng ta chỉ cần có những hình ảnh người đó đã đứng chụp chung với một tên Việt Cộng nào đó, những hình ảnh mà chúng đã tham dự những buổi liên hoan, tiếp tân của Việt Cộng tại đâu, vào ngày nào, những bài viết trên báo hay những bài diễn văn mà họ đã viết hay đã đọc để ca tụng Việt Cộng chứ không thể nói khơi khơi một cách vô bằng cớ.

Ngoài ra lại còn tùy người viết, người đọc là thành phần nào. Cùng một sự kiện, nhưng đối với người này, chúng ta có thể bảo họ là người thân Cộng, nhưng đối với người khác thì lại không. Thí dụ như trường hợp dân biểu liên bang Cao Quang Ánh cùng 2 dân biểu liên bang khác là Eni Faleomaega và Michael M. Honda trong chuyến công du VN đã tới thăm tên Thứ Trưởng Ngoại Giao Việt Cộng là Nguyễn Thanh Sơn và chụp hình chung với tên này và bị tên Việt Cộng này quàng cổ, bá vai cười toe toét, nhưng chúng ta cũng không thể nói là ông ta là người thân Cộng. Trái lại, nếu một người Việt tỵ nạn bình thương khác hay một ông Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn nào đó đã tới thăm chúng và được chúng tiếp đón như vậy thì chúng ta lại có thể nói họ là người thân Cộng (pro-communist) .

Thực ra thì bảo một người nào đó là thân Cộng thường thì chúng ta đã biết rõ những hoạt động hay những giao tiếp của họ với Việt Cộng, nên việc chứng minh thường không khó khăn. Nhưng chụp mũ ai là Việt Cộng hay là Cộng Sản nằm vùng là điều tuyệt đối nên tránh vì chúng ta không phải là CIA mà có thể kiếm được những bằng chứng cụ thể trừ phi chúng là những tên Việt Cộng có chức, có quyền rõ ràng như những tên bán nước Nông Đức Mạnh, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Tấn Dũng, Phan Văn Khải, Lê Khả Phiêu, Nguyễn Văn An, Nguyễn Chí Vịnh v.v…thì không kể.

Trong bài “Luật về tội phỉ báng ở Hoa Kỳ”, tác giả Steven Prerssman viết: “Floyd Adam, một luật sư ở New York, người chuyên đại diện cho các tổ chức truyền thông, ước tính trong các vụ kiện do bồi thẩm đoàn giải quyết những người khiếu kiện tội phỉ báng giành phần thắng trong khoảng 75% số vụ. Tuy nhiên, giới truyền thông luôn đảo ngược được cáo trạng của bồi thẩm đoàn nếu họ kháng cáo lên tòa án cấp cao hơn. Abrams nói rằng nguyên nhân là do các bồi thẩm viên thường không hiểu đầy đủ hoặc không áp dụng các chuẩn mực pháp lý thích hợp liên quan đến vụ kiện. Do đó, nếu chẳng may thua kiện ở giai đoạn đầu chúng ta cũng đừng lo sợ, cứ bình tâm kháng cáo lên tòa phúc thẩm, chắc chắn sẽ thắng lợi.


Lê Duy San
____________ _________ ________
Chú thích:
(1). Trong một bàn phú, cụ Nguyễn Công Trứ có viết: “Dân hữu tứ, sĩ vi chi tiên” Dân có bốn hạng, đó là Sĩ Nông Công Thương. Sĩ là hạng người đứng đầu và là hạng người được trong vọng nhất. Còn hạng người làm thương mại bị khinh thường nhất nên bị xếp vào hạng cuối cùng của bực thang xã hội. Ngày nay sống ở Hoa Kỳ, chúng ta thấy người Hoa Kỳ cũng coi những người trí thức như Bác Sỉ, Luật Sư v.v..nếu mở văn phòng riêng thì cũng thuộc vào giới business tức giới làm thương mại và không có giới nào đáng trọng hay đáng khinh hơn giới nào.

(2) Tham khảo “Defamation, Libel and Slander Law” của Aaron Larson.

(3) Tham khảo “Luật về tội phỉ bang ở Hoa Kỳ” của Steven Prerssman.

Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm
Tu Thân, Tề Gia, Trị Quốc, Bình Thiên Hạ
Khai Dân Trí, Chấn Dân Khí, Hậu Dân Sinh




Thật vậy, dân tộc Việt Nam hãy can đảm đứng lên để lật qua những trang sử cộng sản đẫm máu và đau thương. Đã quá trễ rồi. Ngày nào còn cộng sản, thì còn chết chóc, tù đày, tự do, nhân quyền còn bị chà đạp.
Nhà cầm quyền cộng sản, hơn lúc nào hết, luôn buộc người dân lo nghĩ đến chuyện miếng ăn, cái mặc. Cái bụng lúc nào cũng phải cảm thấy còn đoi đói, chưa no. Và người dân thì thiếu thốn nhu yếu phẩm, lo chạy gạo từng bữa. Ðủ hôm nay thì thiếu ngày mai, hay được nồi cơm sáng, thì lại chưa có nồi cơm chiều. Cuộc đời cứ quần quật lo đói rách như thế, thì xin hỏi, còn chi thì giờ mà nhân dân nghĩ đến tranh đấu, hoặc đòi hỏi tự do dân chủ nhân quyền?
Cụ Tây Hồ Phan Chu Trinh từng dạy: “Xét lịch sử xưa, dân nào khôn ngoan biết lo tự cường tự lập, mua lấy sự ích lợi chung của mình thì càng ngày càng bước tới con đường vui vẻ. Còn dân thì ngu dại, cứ ngồi yên mà nhờ trời, mà mong đợi trông cậy ở vua ở quan, giao phó tất cả quyền lợi của mình vào trong tay một người, hay một chính phủ muốn làm sao thì làm, mà mình không hành động, không bàn luận, không kiểm xét, thì dân ấy phải khốn khổ mọi đường. Anh chị em đồng bào ta đã hiểu thấu các lẽ, thì phải mau mau góp sức lo toan việc nước mới mong có ngày cất đầu lên nổi”.
"The religion of the future will be a cosmic religion. The religion which is based on experience, which refuses dogmatism. If there's any religion that would cope with modern scientific needs it will be Buddhism." Albert Einstein

Tôn giáo trong tương lai sẽ là tôn giáo của vũ trụ. Tôn giáo này dựa trên kinh nghiệm và không chấp nhận chủ nghĩa giáo điều. Nếu có một tôn giáo nào tương thích với khoa học hiện đại, đó chính là Phật Giáo.




Bạn Ơi Hãy Cùng Nhau Đấu Tranh Cho Cuộc Sống Của Mình & Tương Lai Của Con Cháu Mình !!!



Nhân Dân Cần Nhận Diện Bộ Mặt Thật Của Giới Cầm Quyền. Phải Hành Động Cụ Thể Đối Với Bọn Chúng !!!



Chỉ Mặt, Nhận Diện Bọn Cán Bộ Óc Đất, Lũ Công An Lưu Manh, Đám Quan Chức Tham Nhũng, Tay Sai !!!

Công Nhân Bị Đánh Đập Tàn Nhẫn, Dã Man !!!


Followers