20 September 2009

PHẢI DÙNG PHƯƠNG PHÁP NÀO, DỰA VÀO GIAI TẦNG ĐẤU TRANH NÀO ĐỂ VIỆT NAM CÓ ĐỘC LẬP VÀ TỰ DO, DÂN CHỦ


Dùng phương pháp nào chăng nữa, dựa vào giai tầng nào cũng vậy, điều quan trọng , đó là đến chính từ mỗi người. Người Việt nếu muốn đất nước độc lập, có tự do, dân chủ, thì mỗi người tự cố gắng đấu tranh, vì độc lập, tự do, dân chủ không tự nhiên đến với chúng ta. Bất cứ cuộc cứu rỗi nào cũng bắt đầu bằng cuộc tự cứu. Cuộc đấu tranh cứu quốc và kiến quốc ngày hôm nay là một cuộc đấu tranh góp gió thành bão. Bà nguyên phi Ỷ Lan của Việt Nam xưa kia đã nói: “ Sa mạc kia dầu to lớn đến mấy cũng là do nhiều hạt cát nhỏ mà làm thành. Biển đông kia dẫu bao la đến đâu cũng là do nhiều hạt nước nhỏ mà tạo nên.” Chúng ta, mỗi người Việt, hãy suy ngẫm lời nói của bà Ỷ Lan, cố gắng đấu tranh cho chính bản thân mình, cho quê hương, dân tộc.

Chu chi Nam



Từ này 2/09/1945, ngày mà Hồ chí Minh đọc « Bản Tuyên Ngôn Độc lập « , tới nay, Việt Nam thực tế không có độc lập và tự do, dân chủ. Một câu hỏi đến với chúng ta : « Dùng phương pháp đấu tranh nào, dựa vào giai tầng nào để Việt Nam có độc lập và tự do, dân chù ?

I ) Việt Nam có độc lập và tự do, dân chủ hay chưa ?


Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Hồ chí Minh, sau khi cướp được chính quyền, đã đọc bản « Tuyên Ngôn Độc lập « trong đó có câu :

« Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được ; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc «

Ông kết luận :

« Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã trở thành một nước tự do độc lập. «

Sự thật từ đó đến nay, dân tộc Việt Nam có tự do, nước Việt Nam có độc lập hay không ?

Câu trả lời là hoàn toàn không. Nước Việt Nam hiện nay còn lệ thuộc vào Trung cộng gấp cả trăm lần trước đó vào thời thực dân Pháp ; không những bị lệ thuộc về chính trị, ngoại giao, mà còn bị lệ thuộc về văn hóa và kinh tế. Hàng hóa và phim ảnh Trung Cộng tràn ngập thị trường Việt Nam, tất cả mọi quyết định quan trọng đều phải được phép của quan thầy Trung Cộng. Hơn thế nữa, họ Hồ và con cháu ngày hôm nay còn mắc vào tội bán nước, dâng đất, nhượng biển cho Tàu cộng. Vào năm 1958, theo chỉ thị của Hồ chí Minh và Bộ Chính trị đảng Cộng sản, Phạm văn Đồng đã viết thư trả lời Chu ân Lai, để thỏa mãn yêu sách 12 hải lý của Trung Cộng, làm cho Trung Cộng tự nhận chủ quyền 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng sa ; trong khi đó về công pháp quốc tế, lịch sử và địa lý, thì 2 quần đảo này thuộc về Việt Nam. Gần đây, 2 Hiệp ước, mà đảng Cộng sản Việt Nam ký với Trung Cộng vào năm 1999 và năm 2 000, đã nhường cho Trung Cộng cả gần ngàn cây số vuông vùng biên giới, trong đó có thác Bản dốc và ải Nam quan ; cả mấy chục ngàn cây số vùng biển ; so với Hoà ước Thiên Tân mà Pháp ký với Tàu năm 1887, thì hòa ước này lại có lợi cho Việt Nam hơn 2 hiệp ước trên ; mặc dầu tôi luôn kết án chế độ thuộc địa.

Dân Việt từ 1945 đến nay dưới sự cai trị của đảng Cộng sản có tự do, hạnh phúc không ?

Câu trả lời cũng là không. Họ Hồ từ ngày đó, đã đặt Việt Nam dưới gông cùm cộng sản, biến Việt Nam thành bãi chiến trường cho cuộc tranh hùng tư bản-cộng sản, đưa dân Việt từ cuộc chiến này sang cuộc chiến khác, máu chảy thành sông, xương chất thành núi. Thêm vào đó, hắn còn nhập cảng cảng lý thuyết Mác Lê chủ trương đấu tranh giai cấp, bạo động lịch sử, một lời kêu gọi nội chiến triền miên, đưa đến cảnh con giết bố, vợ tố chồng, bạn bè tìm cách sát hại lẫn nhau.

Tội của Hồ chí Minh và đảng Cộng sản không có bút nào tả hết.

Việt Nam hiện nay chỉ là một quận lỵ của Tàu. Dân Việt đang lầm than: bất công xã hội, tham nhũng lan tràn, kỷ cương đảo lộn, đạo đức bang hoại, giáo dục xuống cấp, y tế tồi bại, thua kém về mọi phương diện đối với những nước chung quanh.

Người xưa có câu : « Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách « , đất nước nguy biến, thì mọi người đều có trách nhiệm ; hay : « Giặc đến nhà, đàn bà cũng phải đánh », ngày hôm nay giặc Trung cộng đã đến nước chúng ta, chúng ngang nhiên vào Việt Nam không cần xin phép ; chúng khai thác bô xít ở cao nguyên trung phần với ý đồ chia đôi và khổng chế nước ta, chúng bắn vào ngư dân Việt ở vùng hải phận Việt, vì vậy, mọi dân Việt phải có bổn phận đấu tranh.

Nhưng đấu tranh như thế nào ? Dựa vào phương pháp nào ?

I I ) Dùng phương pháp nào


1 ) Phương pháp bạo động hay bất bạo động

Ngày hôm nay, thế giới đang chống khủng bố, mà khủng bố thì dùng phương pháp bạo động, nên có người chủ trương chúng ta tranh đấu nên dùng phương pháp bất bạo động. Điều này tôi không chống. Tuy nhiên tôi xin nhắc nhở là dù chủ trương bất bạo động, chúng ta cũng đừng quên là đối với một con người hay một dân tộc, nếu nó bị người khác đàn áp, hay một chính quyền đàn áp, thì nó có quyền dùng bất cứ phương tiện gì, ngay cả bạo động, để chống lại. Đây chính là quyền tự vệ chính đáng. Đó cũng chính là tinh thần của bản Tuyên ngôn Nhân Quyền và bản Tuyên Bố Độc Lập Hoa Kỳ 1776, theo đó :

« Chúng tôi cho rằng là hiển nhiên những chân lý sau đây :

« Mọi người sinh ra đều bình đẳng, Đấng Tạo Hóa đã ban bố cho họ những quyền bất khả nhượng, trong đó có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.

« Những chính quyền được thiết lập bởi người dân là để bảo vệ những quyền căn bản này, và quyền của chính quyền là do sự đồng ý của người dân.

« Một khi, một hình thức chính quyền nào đó đi ngược lại mục đích trên, nguời dân có quyền thay đổi hay hủy bỏ nó đi, và thiết lập lên một chính quyền mới dựa trên nền tảng những nguyên tắc làm thế nào để bảo đảm an ninh và hạnh phúc của người dân. »

Chúng ta thấy, ngày hôm nay ở Trung Cộng, ở Tân Cương, Tây Tạng, người dân bị áp bức, chiếm đất, đuổi nhà, dân bất mãn biểu tình, chính quyền đã đưa công an, cảnh sát đến đàn áp, người dân đã chống trả lại, dùng quyền tự vệ chính đáng của mình. Có những vụ xô sát đã đưa đến cả ngàn người bị chết và bị thương, cả 2 bên. Tuy nhiên thế giới không lên án người dân dùng bạo động, vì đó là quyền tự vệ chính đáng của người dân. Chúng ta đừng quên là mỗi năm có đến gần 100 000 vụ biểu tình, chống đối ở Trung Cộng.

2) Phải đấu tranh có tổ chức hay không cần tổ chức

Chúng ta có thể ví những cố gắng đấu tranh của mỗi người chúng ta như những hạt mưa, tổ chức như một dòng suối, đường lối đấu tranh như kim chỉ nam. Nếu chúng ta đấu tranh mà không có đường lối và tổ chức thì những cố gắng đấu tranh chỉ ngấm vào lòng đất, không mang lại kết quả như chúng ta mong muốn. Ngược lại, nếu chúng ta đấu tranh có tổ chức và đường hướng, thì những hạt mưa đó sẽ được kim chỉ nam hướng tới dòng suối, tạo nên sức mạnh thác lũ, cuốn trôi đi tất cả những gì là oan tai, chướng ngại của dòng lịch sử Việt.

Bởi lẽ đó đấu tranh có tổ chức và đường lối rất là quan trọng cho công cuộc đấu tranh vì quê hương dân tộc, cho tự do, dân chủ hiện nay. Ở đây tôi không thể giới thiệu một tổ chức nào, tùy quí vị xem xét và suy ngẫm để lựa chọn, ở trong nước cũng như ở ngoài nước. Nếu thấy chưa có tổ chức nào thích hợp, thì hãy tự làm nên tổ chức. Tuy nhiên tạo ra một tổ chức không phải là dễ. Tổ chức cũng như con người, không thể nào hoàn toàn tốt hay hoàn toàn xấu. Hãy nên cân nhắc, nếu phần tốt nhiều hơn phần xấu, thì nên đi theo. Hãy nên khiêm tốn, đừng tự đề cao cá nhân quá nhiều, cái gì cũng chê, nhưng tự mình thì không làm được. Cái gì cũng chê, tự mình thì không làm được, đi đến chỗ bi quan, tự oán trách mình, oán trách người cùng chiến tuyến, làm như vậy chỉ hại cho cuộc đấu tranh chung.

3 ) Phải dựa vào chính mình hay dựa vào ngoại quốc hoặc dựa vào những người cộng sản phản tỉnh

Công cuộc đấu tranh cứu quốc, kiến quốc, vì quốc gia dân tộc, cho tự do, dân chủ, nhân quyền ngày hôm nay phải đi qua cửa ngõ giải tán chế độ phản dân, hại nước, độc đoán, độc tài cộng sản. Chế độ này chỉ có thể bị giải tán dưới 3 sức ép : 1) Sức ép từ chính người dân can đảm đứng lên đấu tranh cho chính bản thân mình, cho quê hương mình ; 2) Sức ép đến từ cộng đồng hải ngoại và sự hỗ trợ quốc tế ; 3) Sức ép đến từ sự tan hàng rã ngũ của chế độ. Ba sức ép này nó tương lập, dựa vào nhau để lớn mạnh. Đây là 3 điều kiện ắt có, cần phải làm cho nó đủ để mang lại kết quả. Chúng ta không thể lý luận rằng chúng ta chỉ cần sức ép đầu, toàn dân cùng đồng loạt đứng lên một lúc, thì chúng ta chẳng cần sự giúp đỡ của hải ngoại, không cần những người cộng sản phản tỉnh, hay ta chỉ cần ngoại quốc giúp đỡ đổ bộ quân vào, giật sập chế độ, hoặc chỉ cần một người tướng cộng sản phản tỉnh, làm một cuộc đảo chính. Cách lý luận này thiếu thực tế và khó khả thi. Chúng ta chỉ cần người dân đứng lên đấu tranh càng nhiều càng tốt, như vậy thì ngoại quốc mới dễ sẵn sàng giúp đỡ, tình thế khách quan mới thay đổi, và từ đó tình thế chủ quan của đảng cộng sản mới thay đổi theo, mới dễ có người rời bỏ hàng ngũ cộng sản, ngay cả cán bộ cao cấp, tướng tá tại chức, mới dễ có cuộc đảo chính. Chúng ta cũng không thể lý luận : những người cộng sản phản tỉnh chỉ là những người về hưu, già rồi chẳng làm được gì. Dạ, thưa vì tình thế chưa đến lúc, nên những người cộng sản tại chức chưa quay chiều . Bổn phận của chúng ta là tạo ra những điều kiện thuận lợi cho một cuộc thay đổi chế độ, rồi sau đó những người cộng sản sẽ quay chiều. Hãy quan sát tình hình những nước Đông Âu, đặc biệt là 2 nước Đông Đức và Lỗ Mã Ni để suy ngẫm. Egon Krenz, người Tổng Bí Thư cuối cùng của Đông Đức là con nuôi của Honnecker, Tổng bí thư trước đó đã 18 năm. Nay trước tình thế bất lợi cho đảng Cộng sản Đông Đức, Egon Krenz bắt buộc phải lựa chọn, đứng về phía dân hay đứng về phía Honnecker, bố nuôi của mình, đang bị dân chống đối, thì Krenz đã từ bỏ bố nuôi đứng về phía dân. Illinescu, người lật chế độ độc tài của hai vợ chồng Ceausecu ở bên Lỗ Ma Ni cũng vậy, ông cũng đã từng ở trong Bộ Chính Trị, đã được 2 vợ chồng này nâng đỡ.

Chúng ta nên nhớ câu : « Chỉ có người của chế độ mới dễ thay đổi chế độ. Chỉ có con bạo chúa mới dễ giết bạo chúa. « Lịch sử còn đó cho ta suy ngẫm : Chỉ có Brutus, con của César, mới có cơ hội đứng bên cạnh César, mới dễ giết César. Tuy nhiên chúng ta phải tạo ra điều kiện khách quan, đó là làm cho tình thế càng ngày càng bất lợi cho cộng sản, tăng cường 2 sức ép đầu, đồng thời có một chính sách chiêu hồi rộng rãi.

4) Phải đấu tranh công khai hay đấu tranh âm thầm kín đáo

Điều này cần thiết cho những tổ chức đấu tranh ở quốc nội và cũng có thể nói ngay cả hải ngoại. Cần phải đấu tranh vừa kín đáo, vừa công khai. Nếu kín đáo quá thì người dân không biết để hưởng ứng. Nếu công khai quá thì chế độc tài dễ tìm cách lùng bắt và tiêu diệt.

I I I ) Dựa vào giai tầng nào


Một nhà tư tưởng đã nói: “Để làm cách mạng thì cần đến giai tầng bình dân; nhưng để cho cách mạng thành công thì cần đến giai tầng sĩ phu, trí thức .”

Tất nhiên một cuộc cách mạng nào muốn thành công đều phải dựa vào dân. Tuy nhiên người dân không thể tự mình đứng ra làm cách mạng, mà cần phải được hướng dẫn bởi giai tầng sĩ phu, trí thức. Chúng ta đừng đòi hỏi dân phải hiểu cách mạng là gì, tự do, dân chủ nhân quyền là gì. Chúng ta phải hiểu sự cụ thể hóa những giá trị trên là những quyền lợi thiết thực của dân bị vi phạm như dân bị cướp đất, đuổi nhà, cuộc sống khó khăn, đồng lương chết đói, học phí cho con cái mỗi ngày một cắt cổ. Bổn phận của sĩ phu, trí thức, đó là nêu rõ hiện tình đất nước, cuộc sống cơ cực của dân, khuyên họ can đảm đứng lên đấu tranh cho ngay những quyền lợi căn bản của mình.

Nhiều người tự đặt câu hỏi là cuộc cách mạng dân chủ nhân quyền chưa xảy ra ở Việt Nam, mà đã xảy ra ở Nga Sô và Đông Âu. Tất nhiên có nhiều lý do; nhưng một trong những lý do chính đó là phần lớn giai tầng sĩ phu trí thức Việt Nam không can đảm, nếu không muốn nói là quá hèn nhát. Sự hèn nhát đây cũng có nhiều lý do, nhưng bắt đầu từ đầu óc phong kiến, học có bằng cấp, để làm quan, trên dội dưới đạp, xưa thì đội triều đình, ngày nay thì đội chính quyền, dưới thì đạp dân. Thêm vào đó là chính sách coi thường, đàn áp dã man trí thức của cộng sản: “ Trí phú hào, đào tận gốc, trốc tận ngọn.” Đã có những trí thức can đảm trong Phong trào Nhân văn Giai phẩm, như cô Lê thị Công Nhân, anh Lê chí Quang, Lê Công Định, Nguyễn văn Đài và nhiều người khác. Nhưng còn quá ít. Phần lớn lại là trí thức hèn mạt, qui tụ nơi 700 tờ báo và 70 đài phát thanh truyền hình, chỉ biết: “ Nói leo, nói theo, nói dở, nói dài, nói dai “, như chính người dân thầm nói với nhau. Thật vậy, Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam xưa kia thì “ Nói leo, nói theo “ Liên sô, nay thì theo Tàu, như chính họ Hồ đã thú nhận: “ Tôi không có tư tưởng gì cả. Tư tưởng của tôi đã có Staline và Mao trạch Đông nghĩ hộ.” Nói leo, nói theo ngoại bang, rồi nhả ra để cho những trí thức cộng sản nói lại.

Chính vì vậy mà trí thức Việt hãy thức tỉnh, vì trí là sự hiểu biết; thức là thức tỉnh. Biết mà không thức tỉnh, thì chỉ làm nô lệ cho ngoại bang, hại dân, bán nước.

Dùng phương pháp nào chăng nữa, dựa vào giai tầng nào cũng vậy, điều quan trọng , đó là đến chính từ mỗi người. Người Việt nếu muốn đất nước độc lập, có tự do, dân chủ, thì mỗi người tự cố gắng đấu tranh, vì độc lập, tự do, dân chủ không tự nhiên đến với chúng ta. Bất cứ cuộc cứu rỗi nào cũng bắt đầu bằng cuộc tự cứu. Cuộc đấu tranh cứu quốc và kiến quốc ngày hôm nay là một cuộc đấu tranh góp gió thành bão. Bà nguyên phi Ỷ Lan của Việt Nam xưa kia đã nói: “ Sa mạc kia dầu to lớn đến mấy cũng là do nhiều hạt cát nhỏ mà làm thành. Biển đông kia dẫu bao la đến đâu cũng là do nhiều hạt nước nhỏ mà tạo nên.” Chúng ta, mỗi người Việt, hãy suy ngẫm lời nói của bà Ỷ Lan, cố gắng đấu tranh cho chính bản thân mình, cho quê hương, dân tộc.


Paris ngày 19/09/2009
Chu chi Nam


No comments:

Post a Comment



Thật vậy, dân tộc Việt Nam hãy can đảm đứng lên để lật qua những trang sử cộng sản đẫm máu và đau thương. Đã quá trễ rồi. Ngày nào còn cộng sản, thì còn chết chóc, tù đày, tự do, nhân quyền còn bị chà đạp.
Nhà cầm quyền cộng sản, hơn lúc nào hết, luôn buộc người dân lo nghĩ đến chuyện miếng ăn, cái mặc. Cái bụng lúc nào cũng phải cảm thấy còn đoi đói, chưa no. Và người dân thì thiếu thốn nhu yếu phẩm, lo chạy gạo từng bữa. Ðủ hôm nay thì thiếu ngày mai, hay được nồi cơm sáng, thì lại chưa có nồi cơm chiều. Cuộc đời cứ quần quật lo đói rách như thế, thì xin hỏi, còn chi thì giờ mà nhân dân nghĩ đến tranh đấu, hoặc đòi hỏi tự do dân chủ nhân quyền?
Cụ Tây Hồ Phan Chu Trinh từng dạy: “Xét lịch sử xưa, dân nào khôn ngoan biết lo tự cường tự lập, mua lấy sự ích lợi chung của mình thì càng ngày càng bước tới con đường vui vẻ. Còn dân thì ngu dại, cứ ngồi yên mà nhờ trời, mà mong đợi trông cậy ở vua ở quan, giao phó tất cả quyền lợi của mình vào trong tay một người, hay một chính phủ muốn làm sao thì làm, mà mình không hành động, không bàn luận, không kiểm xét, thì dân ấy phải khốn khổ mọi đường. Anh chị em đồng bào ta đã hiểu thấu các lẽ, thì phải mau mau góp sức lo toan việc nước mới mong có ngày cất đầu lên nổi”.
"The religion of the future will be a cosmic religion. The religion which is based on experience, which refuses dogmatism. If there's any religion that would cope with modern scientific needs it will be Buddhism." Albert Einstein

Tôn giáo trong tương lai sẽ là tôn giáo của vũ trụ. Tôn giáo này dựa trên kinh nghiệm và không chấp nhận chủ nghĩa giáo điều. Nếu có một tôn giáo nào tương thích với khoa học hiện đại, đó chính là Phật Giáo.




Bạn Ơi Hãy Cùng Nhau Đấu Tranh Cho Cuộc Sống Của Mình & Tương Lai Của Con Cháu Mình !!!



Nhân Dân Cần Nhận Diện Bộ Mặt Thật Của Giới Cầm Quyền. Phải Hành Động Cụ Thể Đối Với Bọn Chúng !!!



Chỉ Mặt, Nhận Diện Bọn Cán Bộ Óc Đất, Lũ Công An Lưu Manh, Đám Quan Chức Tham Nhũng, Tay Sai !!!

Công Nhân Bị Đánh Đập Tàn Nhẫn, Dã Man !!!


Followers