31 October 2014

CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀ MỸ: HAI “ĐỐI TÁC” XUẤT NHẬP CẢNG NHỮNG NHÀ ĐẤU TRANH

CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀ MỸ: HAI "ĐỐI TÁC" XUẤT NHẬP CẢNG NHỮNG NHÀ ĐẤU TRANH
 
                                                                                                            ĐỊNH NGUYÊN
 
            Lại thêm một người đấu tranh nữa là ông Nguyễn Văn Hải tức Điếu Cày (ĐC) được Mỹ bốc trực tiếp từ nhà tù VC đưa thẳng qua Mỹ.  Không phải lần đầu, hiện tượng "xuất nhập cảng" người đấu tranh nầy giữa hai "đối tác" CSVN và Mỹ đã xẩy ra lai rai trong thời gian qua như trường hợp của các vị Đoàn Viết Hoạt, Nguyễn Chính Kết, Nguyễn Chí Thiện, Trần Khải Thanh Thuỷ, Cù Huy Hà Vũ…Đây là sự trao đổi có điều kiện giữa hai bên.  Cứ mỗi lần Mỹ "nới lỏng" một điều gì thì VC "thả" một tù nhân và đẩy qua Mỹ.  ĐC được thả vì Mỹ vừa nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho VC.  Việc trao đổi nầy nếu đặt trên căn bản quyền lợi của toàn dân tộc Việt Nam thì quý biết mấy.  Đằng nầy, việc "xuất nhập" chỉ nhằm giải quyết số phận của những cá nhân đang bị cầm tù.  Căn bản "ngoại giao" nào đã đưa đến hiện tượng kỳ cục khó hiểu nầy?  Nó hoàn toàn có lợi cho VC nhưng tác hại vô cùng lớn lao đối với khát vọng dân chủ của toàn bộ dân tộc Việt Nam.  Riêng Mỹ thì thú thật tôi chưa hiểu nổi vì sao họ làm như vậy.  Có người cho rằng Mỹ hành động như thế hoàn toàn vì lòng nhân đạo.  Tôi không tin vì nhân đạo như thế chẳng khác nào "nối giáo cho giặc"!
 
            Trên phương diện tình cảm cá nhân, tôi mừng cho các vị đã được trao đổi.  Họ đã thoát được gông cùm cộng sản.  Sau bao năm tháng đấu tranh gian khổ, rồi bị tù đày, bị tra tấn, bị đói khát, bệnh tật…bây giờ họ đến được bến bờ tự do thì không mừng cho họ sao được.  Nếu họ là những người bình dân như mấy chục triệu người Việt Nam khác thì sự vui mừng ấy thật trọn vẹn.  Nhưng họ không phải là những người bình dân nên bên cạnh sự vui mừng ấy, tôi lấy làm tiếc, rất tiếc, tiếc cho họ và tiếc cho dân tộc Việt Nam.  Chế độ CSVN tàn bạo, gian manh, xảo quyệt thế giới ai cũng biết, mọi người Việt Nam đều biết.  Thế mà trên dưới chín chục triệu người Việt Nam im thin thít.  Chỉ có họ là những người yêu nước có đủ dũng khí đối đầu trực tiếp với chế độ độc tài.  Họ là những con người của thời cuộc.  Họ là niềm hy vọng của cả dân tộc Việt Nam.  Trong khi họ bị tù, những người Việt Nam yêu nước khác cũng như lương tâm nhân loại trên thế giới không ngừng tranh đấu đòi bạo quyền trả tự do cho họ.  Nhưng bạo quyền không trả họ về trong lòng dân tộc mà tống xuất họ qua một nơi khác: Mỹ!  Họ đã bị bứng ra khỏi đất nước, dân tộc.  Tuy họ thoát được cảnh gông cùm trong nước nhưng lại bị một án tù khác: án đày biệt xứ!  Sự nghiệp đấu tranh TRỰC TIẾP chống bạo quyền bán nước của họ từ nay sẽ chấm dứt.  Từ đây, họ sẽ có cuộc sống tốt đẹp hơn nhưng họ sẽ không còn là những con người của thời cuộc nữa.  Họ sẽ không còn là niềm hy vọng cho cả một dân tộc nữa.  Họ như những con cua bị gãy càng, thân bại danh liệt nơi xứ lạ dù có một số người "hơi quen".  Họ vẫn sống và vẫn vẫy vùng nhưng họ không làm cho VC run sợ nữa.  Những hành động/việc làm của họ sẽ không có tác dụng gì đến tình hình chính trị tại Việt Nam nữa.  Họ như những con cá bị đem từ biển nước quê nhà đến một đại dương xa lắc khác.  Nơi đại dương xa lắc có nhiều "gió chướng" và "sóng vỗ muôn chiều" nầy, những gợn sóng nhỏ nhoi do họ tạo ra (nếu có) sẽ giao thoa và biến mất cùng với những con sóng đỏ-vàng nhập nhằng hằng ngày, không thể đủ sức vượt Thái Bình Dương về vỗ bến quê nhà!  Tôi hoàn toàn không nghi ngờ khả năng và thiện chí của các vị ấy, tôi chỉ nói đến môi trường và hình thức đấu tranh.  Ông ĐC có viết hằng trăm bài đả kích CSVN trên "net" cũng không làm VC giật mình bằng hình ảnh ông và một số bạn bè trương biểu ngữ chống Tàu xâm lăng trước tiền đình Quốc hội VNCH cũ.  Việc tương tự như thế ông không còn cơ hội để thực hiện nữa.  Để chống CSVN, người Việt hải ngoại đã viết, hàng trăm hàng ngàn người viết, viết đã ba bốn chục năm rồi.  Rất tốt nếu quý "tù nhân lương tâm" tiếp sức với họ, nhưng đừng hy vọng quá cao.
 
            Sau năm 1975, CSVN lần lượt tống xuất những thành phần có thể nguy hiểm cho chế độ.  Ngoài những người vượt biên, vượt biển những thành phần khác như ODP, HO, con lai…đều "được" ra đi theo kế hoạch của họ.  Trong khi chúng ta vui mừng vì thoát được địa ngục thì chế độ CSVN cũng vui mừng không kém vì vừa tống xuất được những thành phần nguy hiểm vừa có tiền.  Nói như người Mỹ, đây là win-win situation.  Cả hai bên đều "thắng", cả hai phía đều có lợi.  Chỉ tội cho dân tộc Việt Nam.  CSVN sẽ rảnh tay thống trị dân tộc Việt Nam lâu hơn.  
 
            Tưởng là "tre già măng mọc", các thế hệ già bị tống xuất thì các thế hệ trẻ sẽ tiếp tục.  Nhưng VC cứ bổn cũ soạn lại, người trước kẻ sau, những khuôn mặt đấu tranh nguy hiểm cho họ, lần lượt "được" họ "xuất cảng" cho đi tỵ nạn!
 
            Tuy hình thức giống nhau, nhưng chuyện ra đi của những thành phần người Việt Nam sau khi VC cưỡng chiếm miền Nam khác với sự ra đi của những nhà đấu tranh trong thời điểm nầy, thời điểm gần hai chục năm sau khi Mỹ có quan hệ ngoại giao đầy đủ với CSVN (12/7/1995).  Sau khi rút khỏi Việt Nam và tháng Tư năm 1975, Mỹ để lại một đất nước tang hoang cho đồng minh VNCH.  Hàng triệu binh sĩ, công chức VNCH từng chiến đấu/làm việc bên cạnh họ bị VC bỏ tù.  Vì áy náy lương tâm sao đó mà các chương trình di dân/tỵ nạn được Mỹ hình thành và các nước phương Tây hổ trợ.  Kết qua là có khoảng trên dưới ba triệu người được ra đi tỵ nạn, đông nhất là ở Mỹ.  Đây có thể là một hành động nhân đạo hiếm có, chưa có nước nào làm được.  Ý nghĩa chính trị của sự kiện nầy, đối với Mỹ, chưa thành vấn đề vì lúc đó Mỹ và CSVN không nhìn mặt nhau, Mỹ chưa có đối sách đối với kẻ cựu thù nầy.  Nhưng kể từ khi Mỹ bỏ lệnh cấm vận, thiết lập bang giao ở cấp đại sứ với CSVN thì chắc chắn Mỹ đã có đối sách với VNCS.  Khó ai biết chính xác đối sách của Mỹ đó như thế nào nhưng chắc chắn CSVN chưa thể là "đồng minh" chiến lược của Mỹ được.  CSVN cũng thừa biết như vậy, tuy ngoài  mặt ngoại giao, nhưng với họ, Mỹ không phải là người "vừa là đồng chí vừa là anh em" như TC được.  CSVN luôn luôn dè chừng Mỹ,  họ thường cao giọng cảnh giác: coi chừng diễn biến hoà bình, một chủ trương mới của Mỹ nhằm loại bỏ các chế độ độc tài mà không cần chiến tranh!
 
            Mỹ "diễn biến hoà bình" như thế nào? Họ đã và đang truyền bá tư tưởng tự do, dân chủ.  Họ đưa những phát minh tiên tiến như máy vi tính, điện thoại thông minh…cho dân Việt Nam xài, những phim ảnh, sách báo đậm nét tự do dân chủ được đưa qua Việt Nam nhằm ảnh hưởng lên giới trẻ.  Hình ảnh cùng tác dụng của Việt kiều về thăm quê hương.  Người Việt Nam đi du lịch Mỹ như đi chợ cùng đội ngũ đông đão du học sinh…Cứ nhìn sinh hoạt của người Việt Nam trong nước nói chung, của giới trẻ nói riêng thì sẽ thấy Mỹ đã gây được ảnh hưởng như thế nào tại Việt Nam.  Tuy người Tàu (cộng) có mặt khắp nơi trên đất nước Việt Nam, nhưng người Việt Nam không sính tiếng Tàu mà sính tiếng Mỹ; người Việt Nam không xài đồng Nhân Dân Tệ của Tàu mà xài đồng dollar của Mỹ.  Có thể nói, trong khi Đảng CSVN chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của Tàu thì ngược lại quần chúng Việt Nam, từ nam chí bắc đã theo lối sống của Mỹ một cách tự nhiên và rất rõ nét.  Mỹ thật sự đã "rửa mặt" sau gần bốn chục năm, kể từ ngày cuốn gói khỏi Việt Nam.  Đó là sự biến đổi (có thể nói là tiến bộ) về mặt đời sống, văn hoá, và xã hội.  Đời sống xã hội thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của chế độ sớm nếu có sự hổ trợ tích cực các sinh hoạt đấu tranh chính trị.  
 
            Nhưng, về chính trị, điều khó hiểu là tại sao Mỹ lại giúp CSVN dập tắt tất cả ngọn lửa đấu tranh của người Việt?  Những người đấu tranh cho dân chủ, tự do, nhân quyền… như các vị nêu trên, nếu tạo áp lực buộc VC trả tự do cho họ ngay trong nước để cùng với những người khác tiếp tục đấu tranh thì biết đâu, tình hình Việt Nam sẽ sớm biến chuyển, chế độ độc tài toàn trị CSVN sẽ sớm kết thúc.  Không có ánh đuốc dẫn đường làm sao tiến bước trong đêm đen?  Không có người khởi xướng và lãnh đạo làm sao có phong trào cách mạng?  Không có phong trào cách mạng quần chúng làm sao lật đổ được CSVN?  Đáng ra, bằng cách nầy hay cách khác, Mỹ nên hổ trợ dân tộc Việt Nam duy trì và phát triển ngọn lửa đấu tranh để đòi tự do dân chủ.  Đằng nầy, Mỹ làm ngược lại: tiếp tay với CSVN vô hiệu hoá vai trò và ý chí của những con dân Việt Nam yêu nước, chống xâm lăng, chống chế độ bạo ngược!  Với việc liên tục "nhập cảng" những nhà đấu tranh bị VC trục xuất, Mỹ đã trực tiếp giúp CSVN tồn tại!  Anh em ở hải ngoại cứ chụp mũ nhau liên tục.  "Thằng đó làm tay sai cho VC", "Thằng kia là VC nằm vùng"…mà ít ai để ý một "tên VC nằm vùng" sừng sỏ khác, làm lợi cho VC hơn bất cứ ai, đó là người bạn đồng minh Hoa Kỳ của chúng ta chứ không ai khác! 
 
Thật khó mà hiểu được Mỹ đang tính toán những gì mà làm những việc trái khoáy như thế?!
 
Lý tưởng tự do, dân chủ của họ để đâu? 
             
Không lý họ khuyến khích dân Việt Nam đấu tranh để chỉ được đi Mỹ?!
 
Không lý họ đang nhập "hàng hiệu" từ Việt Nam, chuẩn bị nhân sự cho một chính phủ thân Mỹ trong tương lai, thời hậu cộng sản?  Nếu thế thì:
 
  Nhanh đi em, gấp đi em
  Cái suối ngây thơ trời cho chẳng mấy chốc mà nguồn khô cạn (Xuân Diệu?)
 
Tuổi đời của các nhà đấu tranh nầy không còn trẻ nữa, lại đau yếu bệnh tật, nếu không "tạo việc làm" cho họ gấp thì một ngày không xa lắm họ cũng chỉ là những kẻ "Sống nhờ đất khách, thác chôn quê người" (Kiều) như những người già Việt Nam tỵ nạn khác!
 
Tiếc thay!
 
ĐỊNH NGUYÊN
Sacramento, CA cuối tháng 10 năm 2014

28 October 2014

Bệnh vô cảm nguy hiểm hơn Ebola


Văn Quang - Viết từ Sài Gòn ngày 25.10.2014
 
Bệnh vô cảm nguy hiểm hơn Ebola

Hầu như cả thế giới ngày nay đang lo sợ bệnh Ebola lây lan khá mạnh. Nhưng dù sao nó cũng là thứ bệnh thuộc về thân thể hay thuộc về vật chất, một ngày nào đó nó sẽ được chữa lành như bao nhiêu thứ bệnh dịch khác con người đã trải qua. Còn bệnh vô cảm là thứ bệnh trong tâm con người, khó có thuốc nào trị lành nếu xã hội không thay đổi và chính cái TÂM con người phải tự chữa trị.

Ngày nay bệnh vô cảm ở VN đang có chiều hướng trở thành một căn bệnh xã hội. Bệnh này, không chỉ người dân mà tầng lớp cán bộ - những người được gọi là "công bộc của dân" và ngay cả những người được gọi là trí thức cũng mắc phải.

Bệnh vô cảm trong hệ thống công quyền thể hiện ở sự thờ ơ, ở các chiêu gây khó khăn, cản trở, thấy việc cần phải làm nhưng không làm hoặc đặt ra những đòi hỏi trái khoáy, cố tình kéo dài để vụ lợi... khiến người dân, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội khi đến hệ thống công quyền đều không hài lòng, thậm chí bất bình. Không thiếu những "công bộc" buộc dân phải đến trình bày lần này lượt khác, tìm cách vòi vĩnh rồi mới giải quyết. Và còn hàng ngàn những thí dụ khác bất chấp quyền lợi của dân, dù là dân nghèo mạt rệp, buông mặc những cuộc sống lay lắt chở chết để mưu quyền lợi cho bản thân và phe nhóm của mình. Nó cũng y chang cái kiểu khi vào bệnh viện cấp cứu, không có tiền thì cứ việc nằm ngoài hè chờ chết. Dư luận gần đây nóng lên sự vô cảm, tắc trách của nhân viên y tế dẫn đến cái chết oan uổng của người dân. Thầy giáo gạ tình với nữ học sinh để đổi lấy điểm. Rồi những vụ oan sai nghiêm trọng trong ngành tư pháp cho thấy bệnh vô cảm đang diễn ra cả trong những lãnh vực cứu người, dạy người và bảo vệ công lý.

Chiếc cổng hình tháp bút trăm tuổi ở "Làng tiến sĩ" được nhiều du khách chiêm ngưỡng và ca ngợi.
Như vậy, trên bình diện xã hội, bệnh vô cảm đã phản ảnh sự suy giảm nền tảng đạo đức và tinh thần của xã hội. Nó làm cho con người không dám tin vào điều thiện, không dám đứng lên chiến đấu chống cái xấu và cái ác. Cái thiện và cái tốt sẽ bị cái xấu, cái ác tấn công, xâm hại; lẽ phải bị phủ nhận, công lý bị đẩy lùi. Và cái đáng lo sợ hơn chính là người ta coi đó như một chuyện bình thường, bởi quanh mình ai cũng như thế cả. Người ta có thể thản nhiên đứng nhìn cảnh một kẻ mạnh ăn hiếp kẻ yếu, người ta coi như không nhìn thấy kẻ gian móc túi trên xe buýt hoặc một vụ cướp giật trên hè phố, mặc dù việc đó xẩy ra sờ sờ trước mắt. Một vụ tai nạn trên đường vắng, nạn nhân nằm trên vũng máu, xe gây ra tai nạn đã bỏ chạy mất tăm, còn bao nhiêu xe khác vẫn vun vút lao qua vì "quá bận," "quá vội"... Thậm chí, một chiếc xe chở hàng bị nạn, nhiều người còn xúm lại tranh nhau hôi của. Ghê sợ hơn, chuyện tài xế xe hơi gây tai nạn còn cố tình quay xe lại cán hoặc chèn cho người ta chết hẳn để đền một thể, vì họ nghĩ rằng, nếu còn sống mà bị thương tật, họ phải nuôi dưỡng, tổn phí gấp nhiều lần, vậy mà nhiều người vẫn chỉ biết trơ mắt ra đứng nhìn.

Thương Xá Tax di tích trăm năm của Sài Gòn.
Tại sao người ta không can thiệp? Bởi người ta sợ liên lụy, mang vạ vào thân. Dần dần hình thành lối sống thực dụng trong một số khá đông người Việt Nam. Người ta vô cảm trước nỗi đau của đồng loại.

Trong lịch sử, chưa bao giờ dân ta có bệnh vô cảm như ngày nay
Lý giải cho căn nguyên của bệnh vô cảm, TS Trịnh Trung Hòa phân tích: "Người Việt chúng ta từ xưa đến nay luôn có truyền thống tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, yêu thương, sẻ chia với đồng loại. Trong lịch sử, chưa bao giờ dân ta có bệnh vô cảm. Thế nhưng, gần đây, giữa nền kinh tế thị trường, lối sống chạy theo cái "tôi" nên người ta thờ ơ trước nỗi đau đồng loại. Nguyên nhân đầu tiên là do sự chuyển hóa sang cơ chế thị trường, mạnh được yếu thua, một số người có tâm lý việc không liên quan đến mình thì mặc kệ."

Chị Lâm Thị Vân, một người dân Sài Gòn, đứng lặng khóc khi nghe loa thông báo Thương Xá Tax đóng cửa.
Nếu là căn bệnh xã hội thì nguyên nhân tổng hợp bao gồm các yếu tố mang tính xã hội, kinh tế, văn hóa và chính trị.
Có những ông già ngồi lặng nhìn Thương Xá Tax lần cuối.
Câu "thành ngữ" "sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi" hoặc nói như mấy cậu thanh niên là cứ theo "chủ nghĩa Mắc Kê Nô" đã phổ biến trong xã hội khi con người vì tư lợi cá nhân. TS. Tô Văn Trường, thành viên Ban chủ nhiệm chương trình nghiên cứu khoa học trọng điểm cấp Nhà nước của Bộ Khoa học - Công nghệ cho rằng: "Ở nước ta hiện nay, bệnh vô cảm gần như trở thành một căn bệnh xã hội có sức lây nhiễm cao. Đối tượng mắc bệnh này rất rộng rãi, đủ loại người, bao gồm cả những người có học, hiểu biết rộng, tôn trọng luật pháp."
TS Trịnh Trung Hòa cho rằng, những hành vi của căn bệnh vô cảm đang "tác oai tác quái" lên xã hội chúng ta hiện nay. Người vô cảm thường ngại phiền phức, họ không dám tố giác, ngăn chặn kẻ gây ra tội ác. Như thế chính họ lại gây ra tội ác một cách vô thức. Từ chuyện hè phố đến chuyện lớn hơn của những người có trách nhiệm với xã hội. Bệnh vô cảm xảy ra ở nhiều cấp độ khác nhau. Có một chuyện lớn hơn thuộc về lương tâm và trách nhiệm đối với lịch sử đang gây ra một luồng sóng dữ dội âm thầm trong lòng những người Sài Gòn. Người ta đang hỏi đó có phải là một cách làm "vô cảm" không?

Sự bảo vệ di tích xưa
Thưa bạn đọc, tôi đã từng viết về Thương Xá Tax cùng với nỗi thương tiếc thăm thẳm trong bài "60 năm Sài Gòn trong tôi" cách đây gần hai tháng vào ngày 29 tháng 8-2014 nhưng hầu như đó là tâm sự của riêng tôi, chưa phải là của hầu hết những người dân Sài Gòn. Đến nay, sau khi Thương Xá Tax đã đóng cửa im lìm, dư luận lại đang bùng dậy với những tiếc thương, những băn khoăn và những đề nghị từ trong tâm huyết của những người đã từng sống, đang sống ở thành phố này.

Đúng 14 giờ ngày 25/9/2014, loa thông báo của ban quản lý vang lên: "Thương Xá Tax ngừng hoạt động." Những giọt nước mắt đã rơi trên mặt những người yêu quý thương xá này.

Nhiều tiểu thương nán lại thẫn thờ nhìn công trình kiến trúc hơn 130 năm đã từng gắn bó cuộc đời mình.
Những tiểu thương đã từng gắn bó với Thương Xá Tax ngồi ngẩn ngơ, lưu luyến với nơi làm ăn sinh sống qua nhiều đời.


Không những thế, đến ngay cả người nước ngoài cũng đã có những đề nghị với chính quyền thành phố về việc bảo tồn di tích lích sử này.
Cầu thang màu vàng rất đặc biệt của Thương Xá Tax.
Quả thật tôi cảm thấy rất xấu hổ với các vị người nước ngoài đã thiết tha quan tâm đến di tích lịch sử trên ngay mảnh đất quê hương của tôi. Và đã có nhiều lời chỉ trích khá nặng nề của người dân trong nước về cái thứ bệnh vô cảm của những người có trách nhiệm.

Tay vịn có hình con gà và cầu thang uốn trong Thương Xá Tax.
Phải chăng đó là bệnh vô cảm đang tán phá tâm hồn văn hóa dân tộc?
Bạn Hoàng Xuân đã viết trên tờ VN Exprerss:
"Vào những ngày cuối cùng trước khi Tax đóng cửa, nhiều người dân Sài Gòn, ăn mặc giản dị, dắt cả gia đình ngồi cùng nhau trên những chiếc ghế băng nhỏ cũ kỹ bằng gỗ đặt sát lan can phần thông tầng, lặng ngắm Tax như không thể no mắt. Những người khác thi nhau chụp ảnh với con gà đồng hay từng góc một của chiếc cầu thang. Rất nhiều người khi biết Tax sẽ bị đập toàn bộ đã thảng thốt hỏi cách mua lại những chi tiết nói trên, mà theo họ, đã cất giữ một phần hồn Sài Gòn và cả một phần đời trong họ." Vâng, Tax đã có mặt ở Sài Gòn này hơn 100 năm.

Sàn lót gạch mosaic quý hiếm nên được bảo tồn.
Phải chăng đó là một thứ bệnh vô cảm đang tàn phá tâm hồn và văn hóa đất nước. Những người nước ngoài sợ rằng nó sẽ tàn phá một phần văn hóa của nhân loại. Bạn thấy gì khi đọc văn thư này của Tổng lãnh sự quán Phần Lan?

Giới ngoại giao đề nghị bảo tồn một phần Thương xá Tax
Đại diện Tổng Lãnh Sự Quán Phần Lan tại TP Sài Gòn vừa gởi một lá thư cho UBND TP Sài Gòn và Bộ Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch VN đề nghị một số giải pháp nhằm giúp bảo tồn một phần Thương Xá Tax bị phá dỡ để xây dựng thành một trung tâm thương mại cao 40 tầng.

Nội dung lá thư cho thấy giải pháp được đề nghị trước tiên là giữ nguyên trạng "phần sảnh lobby chính, cùng sàn lót gạch mosaic và cầu thang chính của Thương Xá Tax" để sau này sẽ được "tích hợp vào phần thiết kế của tòa nhà mới sẽ được xây dựng thay thế."

Còn nếu giải pháp trên không được thực hiện thì lá thư đề nghị "sẽ có một giải pháp khác để tháo dỡ, di chuyển và giữ lại các phần thiết kế (sàn khảm mosaic, lan can, tay vịn và các đầu cầu thang chạm trổ) của cầu thang và lobby sảnh chính."

Đại diện Tổng Lãnh Sự Quán Phần Lan hứa hẹn có thể đứng ra tự thu xếp nhân công và chi phí để thực hiện giải pháp thứ hai. Sau này các bộ phận được tháo dỡ sẽ được "tích hợp vào các công trình bảo tàng và tôn tạo khác một cách có hệ thống và chuyên nghiệp thay vì chỉ đập bỏ, chia nhỏ hay phân tán cho mỗi nơi một mẩu," lá thư viết.

Để thực hiện được việc tháo dỡ, lá thư đề nghị các cơ quan có thẩm quyền chấp thuận và cho họ thời gian, dự trù trong vòng 15-20 ngày để thực hiện.
Đúng 2 giờ trưa ngày 25 tháng 9, 2014, Thương Xá Tax đóng cửa với hàng chữ Say Goodbye như lời chào vĩnh biệt.

Công trình Thương Xá Tax được xây dựng xong lần đầu tiên vào năm 1924 sau đó được sửa đổi nhiều lần. Tuy nhiên theo bức thư thì phần kiến trúc bên trong của tòa nhà là sảnh chính, nền sảnh chính lót gạch mosaic và cầu thang sảnh chính vẫn là những khoản mục được giữ nguyên bản từ năm 1924.

Trước đó, trả lời phỏng vấn của báo chí, ông Đoàn Hoài Minh, Giám đốc dự án của Tổng Công Ty Thương Mại Sài Gòn (Satra), chủ đầu tư dự án Thương Xá Tax mới cho biết trong thiết kế của tòa nhà mới, các chi tiết kiến trúc gắn liền với lịch sử tòa nhà sẽ được xem xét lưu giữ một phần. Tuy nhiên chưa thể xác định chi tiết cụ thể do công trình vẫn đang trong giai đoạn thiết kế.

Một số nhà ngoại giao nước ngoài còn tha thiết đến di sản văn hóa của Thương Xá Tax như thế mà những người trong cuộc vẫn bình chân như vại đến nay cũng chưa có câu trả lời dứt khoát thì có đáng buồn cho số phận người VN không?
 

Nhưng những con người Sài Gòn vẫn không lùi bước. Họ vẫn cùng nhau ra sức ngăn chặn sự tàn phá di tích lịch sử này.
 
Hơn 300 người ký bản đề nghị bảo tồn di sản tại Thương Xá Tax
Với mong muốn bảo tồn những di sản trong Thương Xá Tax, hơn 300 người gồm kiến trúc sư, nhà nghiên cứu các lĩnh vực, sinh viên… đã cùng ký vào bản "kiến nghị" để Tổng Lãnh Sự Danh Dự Phần Lan gởi kèm bản "kiến nghị" bảo tồn Thương Xá Tax đến UBND TP Sài Gòn.

Bản đề nghị thể hiện nguyện vọng của người dân thành phố cũng như những người bạn nước ngoài.
 

Tối 6-10, trao đổi với Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn Online, ông Trần Hữu Khoa, kiến trúc sư tại Sài Gòn, đại diện cho nhóm những nhà nghiên cứu, kiến trúc sư cho biết, khi biết được thông tin về việc di dời các nhà kinh doanh để tháo dỡ Thương Xá Tax, các thành viên trong nhóm bắt đầu lên tiếng với tư cách là những người có chuyên môn đánh giá giá trị thật sự của Thương Xá Tax bằng các bài viết được đăng trên trang cá nhân và một số báo.

Tuy nhiên, theo ông Khoa, tiếng nói này mặc dù nhận được nhiều sự ủng hộ nhưng không đủ mạnh để có thể đề nghị lên thành phố, ông Khoa cho biết:
"Chúng tôi nhận ra rằng việc giữ lại Thương Xá Tax và ngăn cản xây dựng cao ốc tại đây là điều quá tầm với, nên đã chuyển sang hướng kêu gọi bảo tồn những di sản văn hóa còn tồn tại trong Thương Xá Tax, tránh bị thất lạc hư hỏng như đối với nhà hát Trưng Vương Đà Nẵng khi xây mới cải tạo."

Ông Khoa cũng cho biết, điều may mắn là nhóm của ông nhận được sự ủng hộ của cục Di Sản Bộ Văn Hóa Thể Thao (VHTT) và một số vị có chuyên môn trong ngành khảo cổ, nghiên cứu lịch sử của Việt Nam, cũng như trên thế giới.
 

Ông Khoa cho biết, tính cho đến khoảng 24 giờ ngày 6-10, sau 3 tiếng số ủng hộ đã lên tới hơn 300 người. Trong đó, có những tên tuổi như TS Nguyễn Thị Hậu, Phó Tổng Thư ký Hội Khoa Học Lịch Sử Việt Nam, TS. Lâm Thị Mỹ Dung, Chủ Nhiệm Bộ môn Khảo Cổ Học, Giám Đốc Bảo Tàng Nhân Học, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG Hà Nội, Tim Doling, nhà nghiên cứu lịch sử Sài Gòn, quốc tịch Anh…

Ông Phan Khắc Huy, Giám Đốc Công Ty Cội Việt, cho biết, việc bảo tồn di sản trong Thương Xá Tax là cần thiết vì nơi đây là một phần của Sài Gòn, là một vật chứng, một dấu gạch nối giữa quá khứ đến hiện tại và cho cả tương lai.

Cách đây khoảng chín năm, Tòa Án TP Sài Gòn, một công trình hết sức đẹp đẽ do kiến trúc sư người Pháp Bourard Foulhoux thiết kế và xây dựng từ 1881 đến năm 1885, cũng đã được phía chính phủ Pháp đặt vấn đề giúp đỡ bảo tồn. Vài vị kiến trúc sư tham gia dự án bảo tồn kể, trong suốt mấy tháng lang thang từ tầng hầm lên tầng mái của kiến trúc đẹp tuyệt vời này, họ phát hiện có quá nhiều chi tiết đã bị đập bỏ hoặc sửa chữa vô cùng tùy tiện. Các bức tượng Nữ thần công lý đặt trước các phòng xử án cũng đã bị lấy mất hoặc không còn nguyên bản. Để trùng tu lại cần có bản thiết kế gốc, nhưng tại Việt Nam các tài liệu liên quan hầu hết bị thất lạc nhiều năm qua chiến tranh. Nhóm trùng tu phải liên lạc với phía Pháp và được giúp đỡ rất nhiệt tình, thậm chí ngay cả khi nó quá khó khăn và vượt quá khả năng của mình thì họ vẫn cố gắng tìm từng đầu mối nhỏ nhất để gửi sang Việt Nam, họ tận tụy giúp chúng ta giữ gìn các công trình tuyệt đẹp này.

Sự hờ hững của người có trách nhiệm trực tiếp trong việc giữ gìn những công trình kiến trúc vừa đẹp đẽ, vừa là những cột mốc của lịch sử Sài Gòn, gắn chặt với tình cảm của người yêu Sài Gòn thật trái ngược một cách đáng trách với lòng tha thiết của những người khách nước ngoài đang làm công việc ngoại giao kia."

Nếu bạn nhìn thấy những di tích cũ như cái cổng làng xưa được giữ nguyên vẹn cho đến ngày nay, bạn sẽ vô cùng thích thú và cảm ơn ông cha ta đã biết cách giữ gìn gia sản đồ sộ cho con cháu. Cổng làng vẫn lưu giữ những nét chất phác, đôn hậu của một làng quê. Bên cạnh cuộc sống xô bồ và vội vã, sau những chiếc cổng làng rêu phong là một cuộc sống giản dị thắm tình làng nghĩa xóm. Và cũng rất hữu tình như nhà thơ Bàng Bá Lân đã diễn tả:

"Sáng hồng lơ lửng mây son,
Mặt trời thức giấc, véo von chim chào.
Cổng làng rộng mở ồn ào,
Nông phu lững thững đi vào nắng mai."

Tưởng không còn gì đẹp hơn bức tranh quê Việt Nam đó. Các vị khách nước ngoài khi đến Sài Gòn họ sẽ không buồn nhìn đến tòa nhà 40 tầng sẽ được xây dựng dù nó "hoành tráng" đến đâu bởi họ đã từng đặt chân lên những tòa nhà 80 tầng tráng lệ rồi. Họ sẽ đi tìm những di tích mà không nơi nào có ngoại trừ đất nước mà họ ghé thăm.

Nhưng những tiếng kêu than này của những người Sài Gòn có còn kịp không, xin hãy dừng tay lại để nghe nguyện vọng tha thiết của người dân. Đừng để cái bệnh vô cảm tàn phá thêm nữa.

Cái Sài Gòn cũ này nếu không trùng tu, cứu giúp thì xin đừng đập phá nó.
 

Rất nhiếu bạn đọc đã chia sẻ trên khắp các trang báo. Tôi chỉ trích dẫn 3 ý kiến nhỏ:

- Bạn camduong viết: Thế mới biết tại sao học sinh nước ta không muốn học lịch sử, vì người lớn chúng ta đã và đang phá bỏ lịch sử không thương tiếc, chỉ mong muốn lợi nhuận bất chấp tất cả là kẻ phá hoại thành phố xinh đẹp này.

- Bạn có biệt danh Saigon 84 viết: Các TP Châu Âu các toà nhà như vậy họ còn lưu giữ rất nhiều từ thời đế chế La Mã khoảng (thế kỷ thứ 4-thế kỷ thứ 14) cho đến nay họ còn giữ lại được cho nhân loại, mà của họ còn trải qua rất nhiều tàn phá mà còn giữ cho hôm nay. Việt Nam giờ hoà bình hết chuyện làm đi đập đi xây mới ngay trên những giá trị xương máu và lịch sử để có được. Nếu thích xây 1 Sai Gon hiện đại thì đề nghị xây bên Q9, Q2, Q12, Q7.....còn đầy đất bên đấy tha hồ xây, chứ đây cái chỗ bé tí cứ thích vào đập phá, xây dựng. Xây 1 cái Sai Gon 2 ở chỗ khác đi. Cái Sài Gòn cũ này nếu không trùng tu, cứu giúp thì xin đừng đào xới đập phá nó.

- Bạn có biệt danh that vong viết: Giờ chỉ hi vọng LƯƠNG TÂM của mấy người lãnh đạo thôi.
 

Xin gửi những hàng chữ này đến lương tâm của những người sẽ chịu trách nhiệm trước lịch sử dân tộc. Các vị cũng đừng quên câu nói nổi tiếng này: "Nếu anh bắn vào quá khứ bằng khẩu súng lục, tương lai sẽ bắn lại anh bằng một khẩu đại bác."
 

Văn Quang

25 October 2014

Phỏng vấn Nhà văn Trần Khải Thanh Thủy

 Phỏng vấn Nhà văn Trần Khải Thanh Thủy

(Lời tòa soạn: Nhà văn Trần Khải Thanh Thủy đã bị tù 2 lần và đã được Bộ ngoại giao Hoa Kỳ đưa từ nhà tù Việt Nam qua Mỹ, đã từng tham gia hoạt động trong đảng Việt Tân nhưng sau khi đến Mỹ được hơn 1 năm thì bỏ đảng, sau đây là cuộc phỏng vấn của Hải Vân về lý do tại sao nhà văn Trần Khải Thanh Thủy rời bỏ dảng Việt Tân.)


- Hải Vân: Xin chị cho biết lý do ra khỏi Việt Tân

TKTT- Rất thế tục đời thường, chắc chắn không như mọi người nghĩ đâu, vì chẳng ai có trí tưởng tượng "phong phú" đến mức có thể nghĩ là mọi việc diễn ra đơn giản và tầm thường đến thế )

-Hải Vân : Chị có thể nói cụ thể hơn:

TKTT Tôi đặt chân lên đất Mỹ vào ngày 23.6.2011, do đích thân bà Hylary can thiệp với Bộ Ngoại Giao và bộ công an Việt Nam. Vì là người của Việt Tân nên sau khi ở khách sạn Garden Inn ở San Jose khoảng gần một tuần ( do một tổ chức từ thiện của Mỹ đón tiếp và sắp xếp chỗ ở), tôi được tổng vụ Việt Tân đưa về Sacramento. Ở nhà của một chiến hữu hết tháng 6, bắt đầu trả tiền thuê phòng vào tháng 7. Ngày 11/7 năm 2011, có lẽ nghĩ tôi ăn mặc, tuy không còn là "hương tù, gió trại" chưa bay tẹo nào nhưng vẫn quê mùa, xã hội chủ nghĩa quá, nên bà Diệu Chân, vợ tổng bí thư Lý Thái Hùng có chở tôi đến hai cửa hàng quần áo on sale. Trên đường đi, bà ta nhận được điện thoại của con gái muốn mượn gấp 200 USD, đầu tháng 8 có học bổng sẽ trả. Bà ta tâm sự: " Cháu Duyên cần gấp 200 USD mà mình vội qúa, chả cầm tiền mặt theo, có lẽ phải tạt qua ngân hàng hay quay về nhà lấy vậy.

Lúc đó tôi cầm 1000 USD định gửi về cho mẹ chữa bệnh , vì mới sang, bà con ủng hộ khá nhiều, liền bảo: " Em đang có tiền đây này, chị cần cứ lấy đi, lúc nào gửi lại em cũng được"
 
Chị ta hồ hởi: Ờ thế Thủy cho mình vay 200 đồng, mình sẽ thu xếp trả ngay, cháu Duyên nhà mình đúng hẹn lắm. Cần thì hỏi vay, chứ không dám thất hẹn bao giờ...

Hải Vân - Xin chị nói vắn tắt cho độc giả hiểu.

TKTT- Vâng, khi đó tôi vẫn sống trong ảo ảnh, hào quang của Việt Tân, nên vẫn tận tâm, tận lực và tận hiến như còn ở trong nước. Anh chị em trong chi bộ Sacramento, từ bác Phan Lăng, Mai Hương, Lê Thế Quyên, Đào v.v đều hết lòng giúp tôi. Tôi đã coi Việt Tân là ngôi nhà lớn của mình.

Mọi việc chỉ be bét khi 11 tháng sau (5/2012) tôi buột miệng than với Mai Hương về hành động "ngậm miệng ăn tiền" của Diệu Chân, một việc mà một người vốn giàu lòng tự trọng và luôn biết ơn, đề cao sự quan tâm của Việt Tân đối với tôi, không thể nào chấp nhận nổi.

Thế là bí mật của tôi và Diệu Chân đã không còn là "bí mật của chúa" mà lan xuống bầy "con chiên ngoan đạo" rồi vọng lại tai Diệu Chân. Nếu là người hiểu biết, rộng lượng, uy tín cao, Diệu Chân phải giật mình nhận ra sai lầm không thể có của mình. Nhưng vốn nghĩ tôi là người của công chúng, được "các thế lực thù địch" ở Hải Ngoại cũng như "Đế Quốc Mỹ" ủng hộ, thừa tiền tiêu, nên Diệu Chân có "cầm tạm" vài trăm cũng không chết bất cứ con mẹ hàng lươn nào, nên Diệu Chân cứ ca bài ca xã hội chủ nghĩa : "Tiền là tiền nhiều khi không mà có, tiền là tiền nhiều lúc có như không"

Hải Vân- Có chuyện như vậy sao? Không thể tin được, dù có là chị em, chiến hữu nhưng tôi nghĩ tiền bạc phải phân minh, tình cảm phải trong sáng.

TKTT- Thay vì một lời thú nhận (dù giả dối hay chân thành): Mình quên, thì Diệu Chân( Minh Thi) lại viết cho tôi một tấm giấy báo nợ gửi qua Uyên ở tổng vụ, trị giá hơn 1000 USD.

Hải Vân- Trời đất!
TKTT -Tất nhiên có vay có trả, tôi không vay nên tôi đòi lại sự trong sạch cho mình bằng cách viết lại một lá thư nói rõ : Người nợ tiền là Minh Thi, chứ không phải tôi. Dù vú Minh Thi có to, miệng tôi có nhỏ đến mấy đi chăng nữa, cũng không thể "cả vú lấp miệng em" như thế được. Tuy mới sang, nhưng tôi thừa biết mức tiền xăng đi từ Sacramento đến San Jose và San Fransicso là bao nhiêu? Làm gì có giá khủng 404 đồng một chuyến (cả tiền gửi xe) ở San Fransicso, và 334 đồng một chuyến tới San Jose( những chuyến đi đó đều liên quan đến Việt Tân, phục vụ cho Việt Tân, chứ không chỉ vì lợi ích hoặc nhu cầu phía cá nhân tôi. Dù thư chỉ được chia xẻ cho vài người liên quan, nhưng tôi bị Minh Thi vu vạ là "xỉ nhục thành tích vĩ đại và sự hy sinh to béo của vợ chồng bà ta trong đảng Việt Tân. Rằng 32 năm thành lập đảng, bà ta chưa từng bị ai xúc phạm đến thế. Còn tôi thì có sao nói vậy. 51 năm làm người, tôi chưa bị "ma" nào bắt nạt qúa đáng như thế.

Hải Vân- Kết quả chị bị chị Minh Thi trù dập?

TKTT- Đầu tiên tôi không nhận ra dã tâm này, chỉ thấy tiền tài trợ của chính phủ tự nhiên bị mất. Đang từ hơn 800 USD của cả hai mẹ con, còn lại chưa đầy một nửa. Tôi vội vàng lên gặp worker của mình để tìm hiểu, thì được biết " sếp" của tôi ở đài tiếng nước tôi là Nhu Tran (Trần Như tức Minh Thi ) báo cáo là tôi không làm việc. Nhà hai mẹ con đang ở cũng do đảng Việt Tân trả giúp, vì thế, tất cả những gì thuộc về tôi đều bị cắt hết, chỉ có con tôi được hưởng 376 USD .

Hải Vân- Chị có dám đảm bảo những lời nói này của mình là sự thật khách quan không?

TKTT-Tất nhiên! Vì khi đó, chính Xuân Lộc ( Diễm Hương) là người " "shoulder to shoulder"- kề vai sát cánh với tôi mà, chính Diễm Hương là người "cầm lái vĩ đại" đưa tôi đến sở an sinh xã hội gặp Stephany (Worker), để tìm hiểu đầu mút của vấn đề và giúp tôi kê khai lại tất cả từ đầu ngay tắp lự. Nếu không muốn ra tòa để xin lại quyền lợi cho mình khi đã muộn.

Hải Vân- Nghĩa là, đúng như những gì người Việt Nam hay nói: Chị ta cậy mình là vợ Sếp nên "rung cây" dọa chị?
TKTT- Tôi nghĩ là chị ta định chặt cây thì đúng hơn. Nếu nói bằng hình ảnh, chị ta sinh 1953- tuổi rắn, tôi 1960, tuổi chuột. Trong cơn điên loạn , với dã tâm độc địa của mình, chị ta định đợp cổ cho tôi một nhát chết tươi, bằng cách mượn tay của nhân viên chính phủ để tôi đói rã họng một phen, nhưng đâu biết tôi nhỏ người, chạy nhanh nên thoát hiểm trong gang tấc.

Hải Vân - Quả là đòn bẩn. "Dò sông, dò biển dễ dò.Đố ai lấy thước mà đo lòng người?"

TKTT- Không sai, chỉ có điều khiến tôi phải vất vả, và hồi hộp, xen lẫn tức giận đến...đứng tim thôi. Tuy nhiên chị ta cũng đạt được một phần ý định là nhờ chính phủ cắt béng 100 USD trong khoản tiền sinh hoạt ít ỏi của hai mẹ con, vì đã kịp tỉ tê nói rõ là tiền thuê căn hộ apartment mà hai mẹ con đang ở do Việt Tân trả. Khi nào chồng tôi sang, chúng tôi mới tự gánh.

Hải Vân- Thiết nghĩ đó chỉ là lý do cá nhân giữa chị và Minh Thi thôi, đâu phải nguyên nhân khiến chị bỏ lại tất cả
TKTT- Tất nhiên, chuyện dài lắm, có lẽ viết "Để Ngỏ" 250 trang in chưa đủ, tôi còn phải viết thêm "Chuyện dài Việt Tân" mới mong giúp mọi người nhận ra thực trạng hiện nay của Việt Tân...Nhưng thôi trong giới hạn của một bài phỏng vấn, tôi chỉ có thể nói Minh Thi là người đứng sau tất cả các hoạt động của đảng. Xưa nay, Vua nghe vợ mất nước, ông Lý nghe vợ nên rã đảng. Bình thường ông ta chỉ nặng về lý thuyết giáo điều, nên mọi việc nhà cửa, tiền nong, chi tiêu các kiểu do bà Lý làm tay hòm chìa khóa hết. Chính vì nghĩ vợ mình có tài xoay xỏa, mua được nhà to, cửa đại, nên ông ta ngại đề cập tới những thói hư tật xấu của vợ, cả trong gia đình cũng như trong đảng để mặc vợ toàn quyền quyết định.

Hải Vân-Ô sao thế được, nếu vậy có khác gì sự tiếm ngôi, đoạt quyền đâu?
TKTT- Đúng vậy, đàn bà mà tiếm quyền thì kinh khủng lắm, nhất là người đó lại yếu kém về tất cả mọi mặt. Từ nhận thức, học vị, nhân cách, hiểu biết, danh dự. Nên khi cái lưỡi rắn, luôn ẩm ướt của bà ta phóng vào vấn đề nào là Việt Tân bị ...tê liệt ở đó. Nếu bà ta có thực lực, có lòng nhân, có mầm thiện, có mọi khả năng của một người cầm lái như bà Aung San Suu Kyi thì Việt Tân quả được nhờ, vì ngoài thành tích "nuôi chồng khỏe, dạy chồng ngoan" ra còn biết lèo lái con thuyền của Việt Tân ra khơi, hướng tới bờ bến tự do nữa, nhưng bà ta chỉ là thứ kỳ đà cản mũi, nói như một số thành viên của cộng đồng Sacramento thì Minh Thi là đồ "xí xọn"

Hải Vân- Từ ngữ dân gian à, "xí xọn" là gì vậy?

TKTT- Người rất thích nổ, cuộc họp nào dù trong và ngoài đảng bà ta cũng phát biểu, cố tỏ ra mình là một người xuất chúng, nhưng thực tế thì ngược lại. Thùng càng rỗng bao nhiêu, tiếng kêu càng có vẻ to bấy nhiêu, nên sau vài lần đích danh nghe bà ta "vỗ thùng" rồi, chẳng ai buồn vỗ tay hoặc ngó vào cái thùng rỗng của Việt Tân nữa.

Hải Vân- Chị khẳng định việc chị ra khỏi Việt Tân có bàn tay "trơn tuột" của Minh Thi

TKTT- Tất nhiên, sự tò mò và cả nể là đặc tính cơ bản của con người mà. Thay vì khi chuyện tiền nong giữa tôi và Minh Thi bị rò rỉ , mọi người phải đứng về phía lẽ phải, hoặc bảo vệ người có thực lực về viết, nói như tôi, nhưng do cả nể Minh Thi là vợ ông tổng, mà bài viết cùng ảnh hưởng của tôi cứ dần dần bị loại trừ, vô hiệu hóa. Không thể bó chiếu.com (như một bức tranh biếm họa trên tờ Việt Weekly khẳng định: "Nếu tôi còn ở lại Việt Tân thì sớm hay muộn cũng bị Việt Tân chôn sống uy tín , danh dự, sự nghiệp ), vì thế lãnh đạo đành để tôi trong tình trạng bó tay. com. Một mặt không sắp xếp công việc tại vụ tuyên vận để trả lương như đã hứa, cũng không dùng các bài viết của tôi và không chấp thuận bất cứ ý kiến nào của tôi trong mọi lĩnh vực dân oan, dân chủ hay gia đình nhỏ của tôi nữa. Họ ngại tôi hơn công an cộng sản (tuy ngấm ngầm), cho tới khi bài viết của tôi về dân oan, dân chủ bị chi bộ trưởng Phạm Diễm Hương "tố" ẩu, lại được vụ trưởng vụ quốc nội Lý Ngọc Đức đồng lõa, bao che thì tôi cảm thấy mình khó đi chung với Việt Tân được nữa, nên đành "vẫy tay, vẫy tay chào nhau" như rất nhiều đảng viên Việt Tân đã ra đi trước đó.

Hải Vân -Xem ra việc đặt các người đẹp cạnh nhau thật vô cùng khó khăn và nguy hiểm ? Cả chi bộ Sacramento có 5, 7 người, thì có 3, 4 người là phụ nữ rồi, không phải âm thịnh, dương suy, mà cả âm lẫn dương đều suy hết .

TKTT- Đúng vậy, đầu tiên là Diễm Hương với Minh Thi, hai người này ghét nhau như đào đất đổ đi, đến khi tôi xổng tù sang đây thì lại bị cả Minh Thi và Diễm Hương cậy là ma cũ "bắt chẹt". Tính tôi vốn thẳng ruột ngựa chứ không thể ruột ốc quanh co được, nên tất cả ...lặp lại như cũ: "Sông không hiểu nổi sông, sông ào ra tận biển"

Hải Vân- Chị có nghĩ Việt Tân không trả lương cho chị, dù chỉ là bán thời, toàn thời hoặc mức lương trong quốc nội (300 USD) một tháng như trong để ngỏ II ( chuyện chỉ có ở Việt Tân ) mà chị đã viết , là do kinh tế của Việt Tân xuống qúa không

TKTT - Tôi không nghĩ thế. Tất nhiên, như lời ông bà bảo: "Của thiên trả địa", "cha chung không ai khóc". "Tham thì thâm, đa dâm thì chết" đường đi hay tối, nói dối hay cùng v.v...Nên cho đến lúc này, số tiền Việt Tân lợi dụng sự căm thù cộng sản của bà con, (muốn có một tổ chức đấu tranh vũ trang mới), đã gần như cạn kiệt. Hàng trăm cửa hàng "Phở hòa", đã chẳng hòa nổi vốn, mà tiền còn "đội nón ra đi" vì không cạnh tranh nổi với các loại phở bình thường khác. Cả đất mua, khách sạn, nhà ở, tàu đánh cá v.v đều... bái bai các quan Việt Tân hết. Tiền anh em kiếm được bây giờ, qua các cuộc vận động gây quỹ yểm trợ, hoặc qua một số cửa hàng ăn uống để duy trì một bộ máy cồng kềnh cả trăm người: "Sáng lái xe đi, tối lái về", cũng là cả một vấn đề . Có thực mới vực được đạo, có thực sẽ vực được tình. Tình là tình người trong quốc nội (dân oan và dân chủ) ...Nhưng tiền vực 1200 cm3 dung tích dạ dày của các quan chiến hữu đã khó, nói gì vực tình đồng bọc khốn khổ trong quốc nội? Song tôi vẫn nghĩ chủ yếu là do sự xúi bẩy của Dẹo chân thôi. Lưỡi tôi mọc đầy gai, chân tôi lại thẳng, nên những người sợ sự thực, sợ va chạm, sợ bị đưa ra ánh sáng soi xét như mấy ông lãnh đạo Việt Tân ngại lắm, trong 36 cách chỉ có cách lờ... Chờ tôi hiểu là mình đang bị bó tay.com rồi không chịu nổi nữa phải vung tay lên là kiếm cớ đẩy tôi khỏi nhà họ thôi , đâu phải vì không có nổi 800 USD tiền part time (tại Mỹ) hoặc 300 đồng full time như ở trong quốc nội, mà họ từ chối một người vốn được coi là có uy tín, và đủ bản lĩnh, năng lực, biết làm việc như tôi.

Hải Vân- Chị có qúa cực đoan không khi nghĩ về lãnh đạo Việt Tân như vậy? Bình thường ở Mỹ, với khả năng tiếng anh và kiến thức của họ , họ thừa sức kiếm nổi mỗi tháng 4-5000 nghìn USD ấy chứ, đâu chỉ 1600 USD tháng như chị nói.
TKTT- Tất nhiên, tôi không vơ đũa cả nắm, phía trung ương ủy viên tôi biết có những người được học hành, đào tạo đầy đủ, đã từng làm lương một năm trên trăm triệu, mà vẫn bỏ tất cả để vào Việt Tân hưởng đồng lương "phọt phẹt". Nhưng số đó ít lắm, trong tất cả các vụ của Việt Tân, tôi chỉ đánh giá cao vụ ngoại vận thôi, còn vụ kinh tài, thực sự tôi không quan tâm nên để ngoài sự phán xét của mình. Riêng vụ quốc nội và vụ tuyên vận (bây giờ) thì... dở ẹc. Thậm chí nếu được phép so sánh, tôi thấy bộ não họ bao năm qua bị đóng cứng, phẳng lì, để cho viên bi lăn như trên nền xi măng cũng được, chả có bao nhiêu cái gọi là "nếp nhăn, khúc cuộn, "chất xám" đâu. Thay vì bão động đầy trời, tư tưởng của các ủy viên phải rung rinh trước tiên, thì họ lại...thụ động như một vũng ao tù, một mặt nước hồ thu phẳng lặng, ngược hoàn toàn với tính cách của những chính khách uyên bác sắc bén, năng động khác, đầu óc luôn cựa quậy, "một kho tư tưởng, một xưởng sáng kiến" để những thành viên trong đảng mở xưởng chế biến các sáng kiến ý tưởng của mình, cho toàn dân soi vào, học tập để phong trào sôi động lên.

Hải Vân- Chị có nghĩ nhiều tổ chức đảng phái ở Hải Ngoại này cũng trong tình trạng trây ì, hoặc "nói nhiều làm ít" như thế không?

TKTT - Để trả lời rõ ràng hơn về vấn đề này, chắc phải có một dịp khác , nhưng theo tôi: Bản chất của số đông vẫn là sự ỉ lại, dựa dẫm, là triệt tiêu năng lực cái tôi, nên cái gọi là phong trào đấu tranh ở trong nước cũng như ngoài nước vẫn vô cùng hạn chế. Chỉ âm ỉ bên trong mà chưa thể bùng phát ra ngoài.

Hải Vân - Sau khi ra khỏi Việt Tân, chị có tham gia vào đâu không?

TKTT - Có, cả văn hóa nghệ thuật cũng như chính trị, xã hội nhưng cái số tôi "canh cô, mậu quả", nên ngồi đâu cũng thấy chật, ngay cả khi vào mạng lưới nhân quyền cũng vậy, tưởng "chim khôn chọn cành cao để đậu", ai ngờ cũng chỉ là bụi rậm lúp xúp, vướng vào đầu, tóc, quần áo mình đã đành, còn gạt cả đám dân oan khốn khổ của tôi ra khỏi sự suy nghĩ , quan tâm của họ nữa, nên tôi bỏ đi vì không thể vi phạm nguyên tắc sống của mình hiện tại: "Đi đâu thì đi, vào đâu thì vào, miễn là họ chấp nhận hội dân oan của tôi"

Hải Vân- Hiện tại chị làm gì ? có kế hoạch gì cho tương lai không?

TKTT kế thì nhiều lắm, nhưng hoạch " thì không được bao nhiêu . phần do sức khỏe, phần do kinh tế, nên tôi vẫn chỉ thích " gửi tình yêu vào đất , thành hoa trái ngọt ngào thôi . Ngoài ra cũng phải nhặt chữ Mỹ làm hành trang cho mình, dù không biết phận con sâu cái kiến như tôi tha lôi cho đến bao giờ mới đầy tổ? Khi có hứng thú và khỏe mạnh, tôi tiếp tục viết nốt hai tác phẩm dở dang là : bốn đời thù cộng sản và : "Trong chết, cười ngạo nghễ" đồng thời triển khai cuốn "3 năm ở Mỹ" theo phong cách mình, vừa hồn nhiên, chân thật (thông qua tư duy hình tượng và sự khám phá tinh tế), vừa nôm na, dân giã, thậm chí có đôi chút suồng sã theo phong cách dân gian.

Hải Vân -Còn vấn đề dân oan thì sao?

TKTT- Ôi bà con cứ gọi ời ời, cả ngày cả đêm, mà thân già, da nhão, xác thân như bãi cỏ nhàu, nên có gánh được bao nhiêu đâu. Bản thân tôi, ốc không mang nổi mình ốc, nên chỉ có thể tìm người làm cọc cho rêu bám, mà số người tình nguyện làm cọc thì ít lắm, vì vậy kể từ đầu tháng 10 năm ngoái ra mắt Hội bảo vệ Dân oan. Trừ 30 -4, và 2/ 9 ra, có thể gửi cho bà con vài chục tạ gạo ( 900- 1500 USD tháng, còn lại mỗi tháng kẽo kẹt vận động , nhờ người gửi về cho bà con 5-700 Kg gạo ( 14.000 VND/ 1kg) khoảng 300-400 USD là quý lắm rồi. Tháng 10 này, trong quỹ bảo vệ của hội tại Nam và Bắc Cali chỉ còn vẻn vẹn 200 USD, chưa biết phải tính thế nào đây, mà cả thời gian lẫn sức khỏe đều qúa thiếu.

Hải Vân- Chúc chị khỏe, ra thêm tác phẩm mới, và tìm được thật nhiều cọc cho ...dân bám.
          TKTT: -Cám ơn Hải Vân.

21 October 2014

Không Có Phước Đức Nào Lớn Bằng Sự Thông Thái Của Trí Tuệ

Không Có Phước Đức Nào
Lớn Bằng Sự Thông Thái Của Trí Tuệ
 
Đối với người đời, không có phước đức nào lớn cho bằng vợ đẹp, con khôn, của cải đầy kho, quyền thế, danh vọng, ăn ngon mặc đẹp…
 
Thế nhưng bạn ơi,  
 
-Biết bao nhiêu ông thủ tướng, tổng bộ trưởng bị tù đày vì tham nhũng, gian trá, lạm quyền…thậm chí buôn lậu, dâm ô. Biết bao nhiêu ông tổng thống bị ám sát, lật đổ cũng chỉ vì tranh giành quyền lực.
 
-Ông bố đốt tờ giấy bạc mà người nghèo có thể mua bao gạo để tìm một món đồ cho cô đào cải lương đánh rơi trong phòng trà…vài chục năm sau ông con lại sống như kẻ ăn mày.
 
-Ông bố cặm cụi làm việc suốt đời tao dựng gia tài khổng lồ. Ông con trở thành "công tử" ăn chơi phung phí, bao gái, đua đòi, ném tiền qua của sổ…chẳng mấy chốc phá nát sự nghiệp của cha ông.
 
-Bố mẹ quyền cao chức trọng, ông con không chịu học hành mở mang kiến thức, vòi tiền bao gái, tụ họp băng đảng, lái xe đua lượn trên đường phố, nghiện ngập xì ke ma túy cuối cùng "con dại cái mang" bố mẹ mất chức, tiếng xấu để đời.
 
-Ông chồng quyền cao chức trọng, bà vợ tưởng mình là "vua" lợi dụng quyền thế, đỡ đầu sòng bài, buôn lậu, mua quan bán chức…dân chúng oán than, báo chí phanh phui, cuối cùng thì ông chết, dân chết chứ bà không chết…Tên tuổi những "ác phụ" này còn lưu truyền cho tới bây giờ.
 
-Bà làm thủ tướng đóng vai thanh sạch, ông ở nhà tưởng không làm gì cả nhưng thực sự lại là "thủ tướng trong bóng tối" sắp xếp mọi chuyện… cuối cùng bà bị dân chúng tố cáo phải lưu vong. Hãy cứ qua xứ Pakistan hỏi xem bà là ai?
 
-Bố mẹ làm ăn chắt chiu cả đời để lại gia tài cho con nhưng di chúc không rõ ràng hoặc không di chúc, anh chị em không nhường nhịn nhau, đưa nhau ra tòa, có khi giết nhau…máu mủ chia lìa. An em giết nhau để tranh đoạt ngôi vua, tranh đoạt gia tài là chuyện thường tình của thế gian.
 
-Ông nghèo thì gia đình êm ấm. Khi ông giàu có lên thì gái đẹp, ca sĩ, đào cải lương, người mẫu nó bu vào cuối cùng ông "đá văng" người vợ già thời "tấm mẳn" ra ngoài đường…gia đình tan nát.
 
-Bà nghèo thời còn chân lấm tay bùn thì khép nép bên chồng. Khi bà giàu lên theo thói "trưởng giả học làm sang" sửa sang sắc đẹp, trưng diện,hát Karaoke…nhìn lại ông chồng cũ thấy sao quê mùa quá. Thế là bà rước trai tơ về nhà, có khi âm mưu giết chồng để chiếm đoạt tài sản và vui vầy duyên mới. Phải chăng có khi nghèo mà hạnh phúc, giàu là thảm họa?
 
-Bà hết lòng lo cho ông ra tranh cử tổng thống  để hy vọng làm đệ nhất phu nhân. Có ngờ đâu tiền vận động tranh cử ông chuyển cho "cô bồ" chuyên chụp ảnh cho ông rồi có con với bà này. Ông dấu diếm mãi cuối cùng báo chí phanh phui, bà vợ hận quá nạp đơn ly dị, cuối cùng chết vì ung thư vú. Ông bị dân chúng nguyền rủa. Hãy cứ qua Mỹ hỏi xem ông ứng cử viên tổng thống đẹp trai này là ai. Câu hỏi đặt ra là…nếu ông không ra ứng cử tổng thống và chấp nhận vị thế thượng nghị sĩ thì có lẽ ông bà sẽ sống với nhau rất đẹp cho đến ngày bà qua đời. Ôi cái  "mịch phong hầu" tìm công danh sự nghiệp nó tàn hại người ta!
 
-Ông dùng tiền mua rồi chắt chiu, nâng niu từng món đồ cổ rồi hãnh diện trưng bày cho mọi người xem. Có ngờ đâu khi ông chết đi, ông con không chuộng đồ cổ, bán hết để mua đấu giá quần áo, đồ lót, các món lặt vặt của các nữ tài tử Hollywood nổi tiếng đã chết hay các bức thư tình của các bà hoàng, vợ tổng thống năm xưa… giá cả trăm ngàn có khi cả triệu đô-la. Nếu ông sống lại chắc ông sẽ "buồn năm phút" và chửi rủa ông con bất hiếu!
            
Bạn ơi, trí tuệ là của cải khổng lồ vô tận, còn của cải vật chất như gió thoảng mây bay:
 
-Bằng trí tuệ con người có thể "đằng vân" bằng máy bay, lặn dưới nước như cá bằng tàu ngầm, đi trong lòng đất bằng đường hầm, chạy phoong phoong trên mặt đất còn hơn cả ngựa bằng xe hơi, xe hỏa và khám phá vũ trụ bằng phi thuyền, hỏa tiễn.
 
-Bằng trí tuệ con người có thể tìm kiếm thêm những tài nguyên trong lòng đất, dưới lòng biển như dầu hỏa, khí đốt, than đá, quặng mỏ, đất hiếm v.v…Và trong tương lai có thể tìm kiếm thêm nguyên liệu trên hỏa tinh, mặt trăng để bù đắp cho khối lượng tài nguyên trên mặt đất ngày ngày càng khô cạn.
 
-Bằng trí tuệ con người đã khám phá ra biết bao "thần dược" để cứu nhân độ thế, chữa bệnh nan y, lắp ghép cơ thể, chữa bệnh hiếm muộn, kéo dài tuổi thọ v.v…
 
-Bằng trí tuệ con người có thể khám phá sự hình thành vũ trụ qua học thuyết "Big Bang" chứ không phải do một ông thần nào hóa phép.
 
-Bằng trí tuệ con người sẽ thoát khỏi ám ảnh của "thần quyền" đã thống ngự con người mấy ngàn năm nay. Giáo chủ của một tôn giáo có thể đem lại niềm tin nhưng không thể cứu lành bệnh tật. Nếu có thể cứu lành bệnh tật thì có lẽ chúng ta chẳng cần đến đại học y khoa, bác sĩ, thuốc men, bệnh viện mà chỉ cần dựng tượng vừa rẻ tiền, vừa đỡ tốn ngân sách quốc gia vửa đỡ tranh cãi um sùm trong quốc hội.
 
-Bằng trí tuệ con người sẽ thấy chỉ có sự hòa hợp, cảm thông và tình thương mới giải quyết được những vấn đề của nhân loại chứ không phải bạo lực, o ép, khống chế, cấm vận, đe dọa.
 
-Một đất nước mà có nhiều trí thức, khoa học gia sẽ khối là tài sản vô giá và từ từ sẽ thống trị thế giới.
 
-Trí tuệ là biển cả mênh mông ai cũng có thể vào. Không ai có quyền ngăn cấm ai, hoàn toàn miễn phí (free).
 
- Biển trí tuệ là Biển Tự Do và cao cả nhất và giải thoát nhất.  Sụ cùm kẹp hay u tối của trí tuệ là nỗi bất hạnh nhất của con người.
 
-Không có gì tốt lành cho bằng các thiện tri thức ngồi chung với nhau.
 
-Do đó không có gì nguy khốn cho bằng sự tập họp của ngu dốt và hung ác. Khi đó đất nước sẽ tan nát, hận thù chia rẽ,chiến tranh, tài nguyên thiên nhiên bị phá hủy, bán rẻ bởi các lãnh chúa "war lord". Sinh mạng người dân sẽ như con giun, cái kiến..Và đất nước sẽ biến thành địa ngục.
 
Bạn ơi,
Theo đạo Phật, của cải vật chất là "hữu lậu" tức sinh phiền não. Còn trí tuệ là của cải "vô lậu" không phát sinh phiền não.
 
Các thiện trí thức, khoa học gia của thế giới đang cống hiến trí tuệ cả đời mình cho nhân loại đều có cuộc sống khiêm tốn. Trong khi các đào hát, điện ảnh, ca sĩ, người mẫu trong kỹ nghệ giải trí (entertainment) mua vui "khóc cười" trong giây lát cho nhân thế hầu hết đều sống ồn ào, dâm ô, trụy lạc.
 
Chư Phật chư vị Bồ Tát sống trong biển trí tuệ còn chúng sinh ngụp lặn trong biển ái dục.
 
Chư Phật chư vị Bồ Tát tạo dựng sự nghiệp bằng Trí  Tuệ. Chúng sinh tạo dựng sự nghiệp bằng của cải vật chất hiện giờ đang được đo bằng đô-la, xe cộ, iPhone, iPad…
 
Thế nhưng cũng xin bạn nhớ cho, Trí Tuệ phải đi đôi với Từ Bi. Trí tuệ mà không được đạo đức soi đường cũng là thảm họa, trước hết cho chính tâm hồn mình, sau đó là cho nhân loại.
 
Bạn ơi xin bạn nhớ cho:
Không có thứ phước đức nào lớn cho bằng sự thông thái của trí tuệ. Có trí tuệ là có tất cả./-
 
Đào Văn Bình
(California ngày 20/10/2014)

Người nông dân trước và sau năm 1975

Văn Quang - Viết từ Sài Gòn ngày 20.10.2014 

Người nông dân trước và sau năm 1975

Ông Nguyễn Minh Nhị (thường gọi là Bảy Nhị), trước năm 1975 là nông dân, sau năm 1975 ông lên đến chức chủ tịch tỉnh An Giang và cũng là chủ tịch Hiệp Hội Cá Ba Sa tỉnh An Giang.
Tượng đài Cá Basa ở Châu Đốc.
Mở đầu những trăn trở về nông nghiệp và người nông dân VN, ông Bảy Nhị chia sẻ câu chuyện thăng trầm của cá ba sa - loài cá được dựng tượng đài tại Châu Đốc - An Giang vì tầm quan trọng của nó. Bởi cá ba sa vốn là thương hiệu của VN trên thị trường quốc tế. Nhưng chính vì lối làm ăn gian dối nên bây giờ tìm một con cá ba sa cũng không ra khiến nhiều nông dân điêu đứng.

Tuy nhiên sự so sánh về sự thay đổi của người nông dân VN từ trước năm 1975 và sau năm 1975 tới nay mới là điều khiến chúng ta suy nghĩ. Những phân tích của ông rất thực tế, không thể phủ nhận. Mời bạn đọc hãy xem lời ông nguyên chủ tịch tỉnh An Giang. Khi được phóng viên hỏi:

- PV: Thưa ông, tại sao tầng lớp nông dân luôn được xem là thật thà, chất phác mà lại có những trò gian dối như vậy? Không chỉ có trong nuôi cá và trồng lúa, họ sẵn sàng phun thuốc trừ sâu vào rau để sáng mai thu hoạch bán, bất chấp sức khỏe của người tiêu dùng?

- Ông Nguyễn Minh Nhị trả lời: Nông dân mình có nhiều cái tệ, nhưng không trách họ được và cũng không nên trách. Họ không có điều kiện để hiểu biết hết nên thấy cái gì có lợi là làm, hứng lên là làm. Có ai chỉ họ làm cái gì cho có hiệu quả đâu? Họ phải tự mày mò, tự mưu sinh, làm ra sản phẩm may thì bán được, không may thì lãnh đủ nợ nần!

Họ không có tổ chức, không có ai hướng dẫn họ làm cái gì, không nên làm cái gì, làm ra bán ở đâu. Họ phải tự mưu sinh bằng những cách làm hại chính cả họ. Và, cuối cùng họ vẫn là người chịu thiệt thòi nhất. Theo tôi biết, ở các nước, nông dân được quan tâm, được tổ chức rất tốt chứ không bỏ mặc như nông dân ở ta đâu.

Tình làng nghĩa xóm, tình quê hương bị tha hóa, vì sao?
PV: Theo ông, nguyên nhân những khiếm khuyết đó của nông dân ta, mà trầm kha nhất là chụp giật, tầm nhìn ngắn, tự đục vào chân mình là gì?

Ông Nguyễn Minh Nhị: Ngày xưa, nông dân ta luôn được đánh giá là lương thiện, đạo đức, cần cù. Còn ngày nay, họ cũng bị ảnh hưởng rất nhiều thói xấu. Tất cả bắt nguồn từ sự chụp giật, tranh thủ tối đa, bất kể hậu quả. Căn bệnh này đã lây lan rộng chứ không chỉ nông dân. Nhưng với nông dân thì quả thật đau lòng, vì họ lẽ ra phải là thành trì của đạo đức, của sự lương thiện, chất phác phải không?
 

Theo tôi, chúng ta phải nhìn sâu xa vào những nguyên nhân từ trong chính sách. Bản chất của nông dân là gắn với đất đai, cả ngàn đời nay là vậy. Nông dân là đất, đất là nông dân.
 

Khi đất không phải của nông dân mà chỉ được sử dụng có thời hạn thì họ chẳng còn gắn bó máu thịt với đất đai như xưa.
 

Không còn gắn bó thì cũng không còn gìn giữ, bồi đắp vào cho đất, vì ngày mai có còn là của mình nữa đâu! Nhiều cái xấu ra đời từ đây, chính vì không gắn bó với đất, không nặng lòng với đất mà lương tâm, tình làng nghĩa xóm, tình quê hương bị tha hóa, sẵn sàng đánh đổi vì những lợi ích ngắn hạn.
Ông Nguyễn Văn Hải, người mù bán vé số bị cướp giật đến nỗi phải tự tử.
Người nông dân trước và sau giải phóng
Ông Nhị nói tiếp: Tôi còn nhớ hồi mới "giải phóng," ta thực hiện chính sách "nhường cơm sẻ áo" giống như ở miền Bắc trước đây. Hồi ấy, những người có nhiều ruộng đất trong Nam là do họ cần cù, siêng năng, chịu khó mà có nên nặng lòng với đất. Tôi nhớ như in nhiều nông dân nghèo được nhà nước chia lại ruộng của những người này, đã không nhận. Họ nói, "Người ta làm sáng tối, không biết nghỉ mới có nhiều đất. Mình lấy không của người ta coi sao được!"
 

Tôi báo cáo việc này lên Tỉnh ủy, ông Bí thư lúc ấy kết luận, "Nếu không nhận đất thì không phải là nông dân, thì không cho nữa!" Đơn giản thế thôi. Lúc ấy chúng ta không lường được hậu quả tai hại như ngày nay đang chứng kiến.

Người nông dân vốn dĩ là tốt, đã chuyển hóa và tha hóa từ đó. Lúc đầu thấy nhận đất của người khác, tức mồ hôi và nước mắt của người khác là "kỳ lắm," "coi không được," quyết không nhận! Nay thì khác rồi. Hai đám ruộng của hai nhà liền ranh còn lấn nhau từng chút huống chi những chuyện khác có nhiều lợi ích hơn. Cái gì lợi cho mình thì dẫu có hại cho người khác cũng làm.

Cái tình của người nông dân với đất phôi phai đi cũng làm cho cái tình với quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn không còn thiêng liêng như xưa. Những giềng mối gìn giữ đạo đức, lương tri, nhân bản chân chất nhất cũng từ đấy mà sút sổ, long ra.

PV: Thưa ông, theo tôi biết hàng năm Chính phủ vẫn cho thu mua tạm trữ, giảm áp lực tiêu thụ lúa cho nông dân mà?

Ông Nguyễn Minh Nhị: Chuyện này tôi quá hiểu! Khi lúa chín rộ, các công ty lương thực sàng bên này, lách bên kia để chậm thực hiện. Bởi giá lúa càng thấp thì họ càng có lợi. Đến khi thực hiện cũng đâu có làm đúng như tinh thần chỉ đạo. Nông dân gần như chẳng được gì.

Tôi có ông bạn cùng quê xứ Tịnh Biên làm công tác thu mua lúa. Tôi đến mấy trạm thu mua của ông ấy kiểm tra, thấy có hai giá mua, cao và thấp khác nhau. Giá rẻ để ngoài là giá mua thật cho nông dân, còn giá cao cất bên trong, khi có đoàn kiểm tra đến thì trưng ra! Bữa tôi bất ngờ đến, họ thay không kịp, tôi hỏi sao làm ăn vậy. Họ trả lời, "Giá cao là giá nhà nước quy định. Còn giá thấp là giá thu mua theo... thị trường!" Bất nhẫn vậy đấy. Nhà nước cho vay không lãi để thu mua song thực chất họ mua vẫn ép nông dân chứ có nương gì đâu!
 

Tôi cũng nhiều lần đi ký hợp đồng xuất khẩu gạo với anh em. Ký xong về giá lúa lên là... bẻ chĩa ngay!
 

Hậu quả của lối làm ăn chụp giật, giả dối này ghê gớm lắm. Tôi sợ nhất là nó truyền đời đến con cháu sau này thành một xã hội giả dối. Còn thế hệ sau thì sao? Lo lắm!

Lo là phải
Ông chủ tịch lo là phải, thật ra sự giả dối lừa lọc phát xuất từ sự sa sút trầm trọng của đạo đức và văn hóa, sự nhẫn tâm của những người được gọi là có quyền thế, có địa vị trong xã hội, bởi họ chính là tấm gương cho nhân dân nhìn vào đó mà noi theo nên mới có câu "thượng bất chính, hạ tắc loạn." Và cũng chính tại chính sách đất đai là của nhà nước chứ anh nông dân không có quyền hành gì. Ông Nhị đã thẳng thắn chỉ rõ:

"Người nông dân vốn dĩ là tốt, đã chuyển hóa và tha hóa từ đó. Lúc đầu thấy nhận đất của người khác, tức mồ hôi và nước mắt của người khác là "kỳ lắm," "coi không được," quyết không nhận! Nay thì khác rồi. Hai đám ruộng của hai nhà liền ranh còn lấn nhau từng chút huống chi những chuyện khác có nhiều lợi ích hơn. Cái gì lợi cho mình thì dẫu có hại cho người khác cũng làm."

Bạn đã tìm thấy câu trả lời qua dẫn chứng của ông cựu chủ tịch tỉnh. Bạn đã thấy rõ nguyên nhân sâu sa sự đổi thay đó của người nông dân từ trước "giải phóng" họ lương thiện bao nhiêu thì sau "giải phóng" họ gian dối bấy nhiêu. Đó là sự thay đổi chứ không phải là bản chất của người nông dân. Họ vốn cần cù, lương thiện nhưng cuộc sống buộc họ phải giả dối, bị lây nhiễm cái thói tham lam của những người "trên họ" và những người xung quanh, không giả dối chỉ có đói. Có thể coi như một hành động tự bảo vệ.

Chẳng phải chỉ có người nông dân mới buộc phải thay đổi mà ngay những doanh nghiệp cũng không thể làm ăn lương thiện. Rất nhiều ông chủ doanh nghiệp và một số không ít các chủ công ty nước ngoài đã từng than thở, "Có muốn làm ăn lương thiện cũng không được" vì có nhiều cửa, nhiều ngõ phải "bôi trơn" bởi đủ thứ giấy phép.

Hàng ngàn kiểu giấy phép cha, con, cháu chắt
Theo nghiên cứu của chuyên gia độc lập Lê Duy Bình cho biết: có tới 895 điều kiện kinh doanh cấp 1, chính là giấy phép "cha," 2,129 điều kiện cấp 2, là giấy phép "con" và 1,745 điều kiện cấp 3, là giấy phép "cháu."

Nghe bằng ấy thứ giấy phép đã hết hồn, còn muốn kinh doanh làm gì nữa. Mỗi cái giấy phép là một cửa phải chui lòn mới qua được. Ông Phan Đức Hiếu, Phó Trưởng ban môi trường kinh doanh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, chia sẻ, "Rất nhiều điều kiện kinh doanh đặt ra là không cần thiết, không hợp lý, không rõ ràng, cụ thể." Đó chính là mảnh đất màu mỡ cho những tay có chức có quyền dù chỉ là quyền bé tí cũng tha hồ bòn rút túi tiền người dân.

Vậy thì đừng hỏi tại sao kinh tế cứ trì trệ, nông dân đói nhăn răng, doanh nghiệp đóng cửa dài dài, nợ xấu cứ như chúa Chổm, trộm cướp, gái điếm cứ ngày một gia tăng. Con người bị chính xã hội mở đường cho tha hóa. Tội ác càng ghê gớm hơn.
Đặng Hùng Phương giết cha ở Vĩnh Long.

Con giết cha ở Vĩnh Long mang xác lên Sài Gòn phi tang, chồng giết vợ, vợ giết chồng, cháu đánh bà, dùng thuốc mê bỏ vào thức ăn để trộm cắp tài sản của những người già và người neo đơn để trộm cắp tài sản, đểu cáng và tàn bạo hơn một công nhân đã cho thuốc diệt chuột, phân người, dao mổ cá, ốc vít vào hàng xuất khẩu sang Nhật... 

Nguy hiểm hơn nữa mới chiều ngày 11/10 vừa qua, tại huyện Đức Hòa (tỉnh Long An) có tới gần 60 người lập thành một nhóm mang theo hung khí như mã tấu, ống sắt xe chạy thành đoàn dài diễu hành giữa phố la hét, nẹt pô, đuổi chém bất cứ ai gặp được… Bạn đã thấy rùng rợn chưa?

Sự tàn nhẫn đi đến đỉnh điểm
Hằng ngày, trên các mặt báo hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng khác, người ta thấy tràn ngập các vụ thuộc loại "cướp, giết, hiếp" hay "tiền, tình, tù tội," nhiều vụ việc kinh hoàng, sởn gai ốc. Chỉ cần nhìn vào bản tin sau đây bạn đã có thể thấy được sự tha hóa đến mức nào.

Lừa cả người bán vé số nghèo khổ đến nỗi ông ta phải tự tử
Ông Nguyễn Tiến Dũng (43 tuổi, quê tỉnh Nam Định), tạm trú tại nhà trọ Văn Vĩnh, khóm 5, phường 6, (TP. Cà Mau, tỉnh Cà Mau), từng nói với những người quen là vợ phản bội, bỏ quê đi lao động nước ngoài và ông quyết định rời quê Nam Định vào Cà Mau bán vé số dạo từ tháng Hai năm nay.
 

Mấy ngày trước, có một người đưa ông tấm vé số bảo rằng, người này trúng giải thưởng trị giá 3 triệu đồng, ông Dũng tin tưởng đưa trước 2 triệu đồng và 1 triệu còn lại mua 100 tờ vé số khác (mệnh giá 10 ngàn đồng/1 tờ). Tuy nhiên, khi ông Dũng đến đại lý đổi vé số trúng thưởng mới phát hiện tờ vé số bị làm giả.

Đang cảnh khó khăn, mất tiền oan uổng. Chiều tối ngày 30/9, ông nhảy sông tự tử vào 9 giờ sáng cùng ngày, tại đoạn kinh xáng Cà Mau – Bạc Liêu.
 

Nạn cướp giật vé số và lừa đội vé số giả với những người quá nghèo khó hiện nay cành lộng hành ở khắp nơi. Sự tàn nhẫn đi đôi với sự tha hóa.

Nữ sinh giết cán bộ huyện đã ngủ với 3 bạn tình trong ngày gây án
Phùng Thị Thanh 18 tuổi, ở huyện Vĩnh Tường đang bị điều tra về hành vi giết người, cướp tài sản. Nạn nhân là anh Lê Hải Đăng (26 tuổi). Thanh khai quen anh Đăng qua Facebook. Không yêu anh Đăng là cán bộ hợp đồng Phòng Tài chính kế hoạch huyện. Tuy đã có người yêu nhưng Thanh vẫn đôi khi vào nhà nghỉ với anh này. Trong lúc trò chuyện trong nhà nghỉ, Thanh nhắc đến chuyện anh Đăng hứa cho tiền và điện thoại rồi hai người to tiếng. Cô ta rút con dao gọt hoa quả cất trong túi tấn công bạn tình và bị nạn nhân tát. Trong lúc giằng co, Thanh đâm nhiều nhát, trong đó có vết trúng tim khiến anh Đăng tử vong.
Cô gái diễn lại cảnh giết người tình.
Trước khi bỏ đi, nữ sinh này lục ví nạn nhân lấy được gần 4 triệu đồng rồi ném toàn bộ giấy tờ tùy thân, sim điện thoại của nạn nhân vào bồn cầu phi tang. Thanh dùng khăn xóa một số dấu vết tại hiện trường, chùi tay nắm cửa... rồi ung dung về nhà.
Chiều cùng ngày, sau khi về nhà tắm, Thanh hẹn hò với bạn trai trong một nhà nghỉ khác. Đến tối, nữ sinh này tiếp tục đi chơi, lại hẹn hò với bạn trai cho đến khi bị bắt.

Bạn đã thấy sự lạnh lùng tàn bạo đến rùng mình của cô học sinh này chưa? Nhưng chưa hết, thời nay còn những chuyện "quái thai" hơn thế nữa.

Sống bày đàn như thời hoang dã
Tôi không thể hình dung ra cảnh sống bầy đàn của các cô các cậu chưa đủ tuổi trưởng thành, chưa một thời đại nào ở VN có cái cảnh ghê tởm này.
Các cô gái còn rất trẻ đã "quan hệ" bày đàn.

Một nhóm thanh niên nam nữ 9X buồn chuyện gia đình, quen nhau qua mạng xã hội rồi rủ nhau vào nhà trọ sử dụng ma túy, quan hệ tình dục tập thể. Công an quận Liên Chiểu (TP.Đà Nẵng) cho biết đã bắt quả tang, vừa ra quyết định xử phạt đối với những người có liên quan đến vụ việc thuê nhà nghỉ để sử dụng ma túy, ăn nhậu và quan hệ tình dục kiểu tập thể.

Cứ khoảng 22h đêm những ngày giữa tháng 9/2014, người dân dân khu vực tổ 137 phường Hòa Minh (quận Liên Chiểu, TP.Đà Nẵng) lại phát hiện một nhóm nam nữ thanh niên tóc nhuộm màu, xăm trổ nhiều hình ra vào nhà nghỉ Thiên Hà có biểu hiện khác lạ.
 

Trong số 9 thanh niên thiếu nữ bị bắt, có 2 người đi làm tiếp viên tại các quán karaoke tại Liên Chiểu; 2 người khác làm thợ uốn tóc, số còn lại không có nghề nghiệp ổn định, suốt ngày chỉ đi chơi.

Trong số 11 cô cậu, có 8 em dương tính với chất ma túy, chiếu theo độ tuổi, mức phạt được đưa ra như sau: Phạt cảnh cáo đối với H.T.K.T (mới 15 tuổi) và H.T.KC (cũng15 tuổi). N.V.T (22 tuổi) và P.V.T (22 tuổi, cùng ở tại quận Liên Chiểu).
 

Xử phạt hành chính 375.000đồng/người đối với các em N.T.M (16 tuổi, quê Quảng Ngãi), H.T.T (16 tuổi, ở quận Liên Chiểu), H.T.K.L (18 tuổi, ở tại quận Thanh Khê), H.T.Đ (17 tuổi, ở quận Sơn Trà).

Đó là những hình ảnh, gia đình tử tế nào đọc cũng thấy sởn gai ốc. Phải chăng xã hội đang lao dốc đến độ "hết thuốc chữa." Rồi còn những tệ nạn nào nữa đây?

Tràn lan người nghiện xin đểu tại trung tâm Sài Gòn
Tại buổi làm việc của Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với UBND TP Sài Gòn, chiều 6/10, Phó giám đốc Công an TP Phan Anh Minh cho biết, thành phố hiện có hơn 19.000 người nghiện, tăng hơn 7.000 so với năm trước. Do không được đưa đi cai, người nghiện tụ tập thành băng nhóm, tổ chức các vụ trộm cắp.
 

"Vừa rồi công an quận 9 lập 5 bộ hồ sơ đưa người nghiện đi cai, nhưng rốt cuộc bị tòa án trả về hết vì sai biểu mẫu," ông Minh nói và cho biết từ những hạn chế của Luật, một bộ phận công an cấp phường có dấu hiệu làm ngơ, lơ là trách nhiệm trong việc người nghiện hút chích công khai ở nơi công cộng.
 

Tổng cục phó Cảnh sát phòng chống tội phạm cũng cho hay, tình hình tội phạm có chiều hướng gia tăng, phức tạp hơn tại TP Sài Gòn. Nguyên nhân nổi bật là số người nghiện ma túy tăng nhanh. "Nghiện hút lang thang nhiều ngoài cộng đồng sẽ làm gia tăng các băng nhóm, tình trạng trộm cắp vặt diễn ra nhiều hơn."

Hãy nhìn vào một công viên nổi tiếng giữa Sài Gòn
Công viên 23/9 (phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP Sài Gòn), trưa 20/9 xuất hiện ba thanh niên dáng vẻ uể oải từ đường Phạm Ngũ Lão đi vào. Nhìn ngó xung quanh, họ ngồi thụp xuống một gốc cây lớn che khuất tầm nhìn. Một người tay nhiều hình xăm rút ra bọc kim tiêm, pha chất bột trắng gói trong miếng giấy bạc vào ly nhựa có sẵn một ít nước. Họ lần lượt hút dung dịch trong ly vào ống tiêm rồi bơm vào cánh tay, mặc kệ người xung quanh.
Người nghiện chích ma túy công khai tại công viên 23-9 Quận 1, Sài Gòn.

Tiếp đó, một người leo lên ghế ngủ, hai người còn lại xuôi chân tựa vào gốc cây. Đoạn công viên 23/9 từ đường Nguyễn Thị Nghĩa đến Nguyễn Trãi có hàng chục thanh niên nghiện hút tìm đến vào mỗi buổi trưa. Những người này chiếm lấy ghế và ngồi thành nhiều nhóm nhỏ. Kim tiêm vứt đầy trong các bồn hoa, thảm cỏ hoặc nổi lềnh bềnh ở mặt hồ sen nằm giữa công viên.
Chích xong, ống chích được vứt đầy công viên và không được thu dọn.
Chừng một giờ sau, gã thanh niên có hình xăm ở cánh tay bật dậy, hướng mắt về đôi nam nữ vừa ngồi xuống ghế đá chếch bên phải hồ sen. Chụp chiếc nón lưỡi trai lên đầu, anh ta xấn đến, gã ấn chiếc nắp chai nước ngọt vào mặt chàng trai, nói, "Hai đứa mua cho anh cái này đi, 20.000 đồng."
Tại một góc khác của công viên, cặp vợ chồng trung niên ăn mặc lịch sự vừa đi vừa nói chuyện. Thỉnh thoảng họ nhìn quanh, chỉ trỏ rồi chụp cho nhau kiểu hình. Bất chợt nam thanh niên mặt mày bặm trợn, lếch thếch bước đến bên người phụ nữ, hắn nói, "Anh chị cho em xin 10 nghìn mua thuốc. Nói thật em bị xì ke. Em mà lên cơn là cướp, đâm chém, việc gì em cũng làm. 10 nghìn là nhỏ với anh chị nhưng lớn với em lắm."
 

Trước hành động xin như cướp, người vợ kéo chặt túi xách vào người, hối chồng đưa tiền cho hắn, đi như chạy khỏi công viên.

Đó là những hình ảnh rất đau lòng cho xã hội VN khiến người dân luôn lo sợ ngay khi ở trong nhà cho đến khi bước ra đường. Ai phải chịu trách nhiệm với những hình ảnh ghê sợ này?

Văn Quang


Thật vậy, dân tộc Việt Nam hãy can đảm đứng lên để lật qua những trang sử cộng sản đẫm máu và đau thương. Đã quá trễ rồi. Ngày nào còn cộng sản, thì còn chết chóc, tù đày, tự do, nhân quyền còn bị chà đạp.
Nhà cầm quyền cộng sản, hơn lúc nào hết, luôn buộc người dân lo nghĩ đến chuyện miếng ăn, cái mặc. Cái bụng lúc nào cũng phải cảm thấy còn đoi đói, chưa no. Và người dân thì thiếu thốn nhu yếu phẩm, lo chạy gạo từng bữa. Ðủ hôm nay thì thiếu ngày mai, hay được nồi cơm sáng, thì lại chưa có nồi cơm chiều. Cuộc đời cứ quần quật lo đói rách như thế, thì xin hỏi, còn chi thì giờ mà nhân dân nghĩ đến tranh đấu, hoặc đòi hỏi tự do dân chủ nhân quyền?
Cụ Tây Hồ Phan Chu Trinh từng dạy: “Xét lịch sử xưa, dân nào khôn ngoan biết lo tự cường tự lập, mua lấy sự ích lợi chung của mình thì càng ngày càng bước tới con đường vui vẻ. Còn dân thì ngu dại, cứ ngồi yên mà nhờ trời, mà mong đợi trông cậy ở vua ở quan, giao phó tất cả quyền lợi của mình vào trong tay một người, hay một chính phủ muốn làm sao thì làm, mà mình không hành động, không bàn luận, không kiểm xét, thì dân ấy phải khốn khổ mọi đường. Anh chị em đồng bào ta đã hiểu thấu các lẽ, thì phải mau mau góp sức lo toan việc nước mới mong có ngày cất đầu lên nổi”.
"The religion of the future will be a cosmic religion. The religion which is based on experience, which refuses dogmatism. If there's any religion that would cope with modern scientific needs it will be Buddhism." Albert Einstein

Tôn giáo trong tương lai sẽ là tôn giáo của vũ trụ. Tôn giáo này dựa trên kinh nghiệm và không chấp nhận chủ nghĩa giáo điều. Nếu có một tôn giáo nào tương thích với khoa học hiện đại, đó chính là Phật Giáo.




Bạn Ơi Hãy Cùng Nhau Đấu Tranh Cho Cuộc Sống Của Mình & Tương Lai Của Con Cháu Mình !!!



Nhân Dân Cần Nhận Diện Bộ Mặt Thật Của Giới Cầm Quyền. Phải Hành Động Cụ Thể Đối Với Bọn Chúng !!!



Chỉ Mặt, Nhận Diện Bọn Cán Bộ Óc Đất, Lũ Công An Lưu Manh, Đám Quan Chức Tham Nhũng, Tay Sai !!!

Công Nhân Bị Đánh Đập Tàn Nhẫn, Dã Man !!!


Followers