31 March 2010

Rồng Ta - Rồng Tàu!


Cần bao nhiêu năm tháng để kiếm cho ra ngần ấy vỏ sò vỏ ốc và kiếm đâu ra dân số đông đảo để có thể làm chuyện đó , ngay cả ngày nay với mật độ dân số dày đặc cũng không thể thực hiện được việc đó , trừ phi đó chính là thiên nhiên . Chính cơn Đại Hồng Thủy đã biến mặt đất thành biển cả mênh mông và những ngọn núi cao kia đã từng là những hải đảo ngầm dưới đáy biển là nơi cá tôm , sò hến đu bám sanh sống trong suốt thời kỳ ngập mặn . Sau khi nước mặn rút đi đã lưu lại những di tích này .

Hạ Miên Trường


Rồng Ta - Rồng Tàu!



Đang năm Cọp mà lại đi nói chuyện Rồng , nhưng năm nay cũng là năm nước Việt ta đang chuẩn bị mừng kỷ niệm Thăng Long 1.000 năm tuổi đó mà ! Thăng Long là Rồng bay . Rồng là loài sống trên trời thì chỉ có thể bay thôi và ngược lại muốn bay thì phải ở trên trời . Nói chuyện Rồng là nói chuyện trên trời . Thực tình mà nói thì vào thời buổi này có ai thích nghe nói chuyện trên trời bao giờ . Vậy nói chuyện trên trời chẳng qua chỉ là chuyện rất khiên cưỡng . Chuyện trên trời này có liên quan tới truyện dài trường thiên dân tộc Việt đánh lộn với dân tộc Tàu nên đành phải nói mà thôi . Nói tới dân Tàu là người Việt có phản ứng rất nhạy bén không khác chi chó với mèo . Nhìn thấy mặt nhau là muốn có .... đánh lộn . Nếu dân Tàu không làm gì dân Việt chắc sẽ không ai ghét chúng như vậy đâu .

Tàu là nước đã nuốt trửng nước Văn Lang - tiền thân nước Việt - 2.000 năm trước và thủ tiêu tận gốc nền văn minh Văn Lang cổ đại . Tàu đối với tộc Việt là kẻ thù truyền kiếp . Người Việt gọi rợ Hán là Tàu vì có ẩn ý coi thường . Nào là chú Sam , Ba Tàu , Tàu Phù , Tàu Chệt , Tàu Khựa , Tào Lao , Tào Tháo rượt chạy ,.... Người Tàu có nguồn gốc sống trên cao nguyên nên họ không rành nghề tàu bè , bơi lội , sông biển . Cho nên chữ tàu này không phải xuất phát từ chữ thuyền bè , mà xuất phát từ chữ việt cổ mang ý nghĩa là cái chuồng ngựa , chuồng heo . Ta vẫn nghe nói cạn tàu ráo máng hoặc một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ . Những chữ tàu này đều có nghĩa là cái chuồng hết . Chuồng heo , chuồng ngựa là những nơi bốc mùi hôi thối khủng khiếp , thế mà dân Việt lại lấy nơi đó làm cái tên đặt cho dân Tàu mới vui . Nó có nghĩa từa tựa như là bọn điếm thúi . Không biết dân ta gọi chúng như thế từ bao giờ rồi .

Trở lại chuyện con Rồng . Khá rắc rối đây . Có nhiều loại rồng được biết đến như : Rồng Tây (Âu châu ), Rồng Ta (Á châu) , Rồng Nước , Rồng Lửa , Rồng gió , Rồng Đất , Rồng Trời , Rồng Rê , Rồng Rắn , Rồng Xanh ( Thanh long) , Rồng Komodo , .... thực thực , hư hư , vậy Rồng vừa có thực , lại vừa không có thực . Rồng đất , rồng nước , rồng trời , rồng rắn , rồng rê , rồng xanh , rồng Komodo là rồng thực , còn rồng tây và rồng phương Đông là rồng không có thực . Rồng á châu gồm có rồng Việt và rồng tàu . Các loại rồng không có thực là loại rồng gỉa tưởng . Gỉa tưởng là chuyện không có mà nói là có . Gỉa tưởng là sản phẩm của óc tưởng tượng của loài người . Không có đồ thật , ắt sẽ không có đồ gỉa . Đồ gỉa là phản nghĩa của đồ thật . Ta chỉ có thể tưởng tượng ra được một điều nào đó dựa vào những gì ta đã biết trước . Tất nhiên không ai tưởng tượng ra được điều gì mà người đó chưa hề biết trước . Tưởng tượng dựa vào cái biết mà có , cho nên cái biết rất quan trọng .

Tương truyền để được trường sanh bất lão, mỗi ngày Ngọc Hoàng Thượng Đế chỉ ăn 5 trái truôm trong vườn địa đàng . Trái này không màu , không mùi , không vị , không to , không nhỏ , không nặng , không nhẹ . Nó không tròn giống trái đào , không dài giống trái chuối , không gai góc như trái sầu riêng , không vuông như trái dưa hấu . Không ai biết trái này nó màu gì , to nhỏ ra sao , cứng mềm thế nào cả . Vì không đưa ra hình dáng nào đã biết trước thì ai mà hình dung ra cho nổi . Thí dụ nói nó có 5 múi giống như trái khế thì ai cũng biết nó trông ra sao rồi, vì ai ai cũng đã từng biết trái khế . Tuy nhiên người kể lại chẳng hề đưa ra một hình dạng nào đã được biết trước khiến cho người nghe cũng không thể nào đoán ra được nó trông ra sao cả . Óc tưởng tượng có là nhờ những thứ có thực khác .

Ta biết có con rồng gỉa tưởng là vì nhờ vào những con rồng có thực . Người Âu châu có lẽ đã gán ghép hình dáng con rồng đất Komodo một loại bò sát vừa đi vừa lo le cái lưỡi dài lê thê như những tia lửa điện tạo ra trên bầu trời giông bão sấm sét chết người như chơi và gắn cho nó đôi cánh để nó có thể bay lượn trên đám mây kỳ bí, khi khoa học chưa thể giải thích được các hiện tượng vật lý của sấm sét . Ai biết được thứ gì ẩn nấp trong đám mây đen dày đặc đó . Tại sao lúc nó phun lửa chỗ này , lúc nó phun chỗ khác thì nó phải biết bay . Đó là con rồng tây . Người ta nghĩ ra chuyện này để giải thích hiện tượng bị sét đánh . Nó phun lửa giết người nên nó là quái thú . Quái thú này do tưởng tượng mà có chứ không hề có thật .

Rồng Tàu có mặt cá sấu , bờm sư tử , mũi lân , sừng hươu , râu mép cá trê , râu cằm dê , mắt ốc bươu , nanh cọp , mình rắn uốn éo , vảy cá , vây lưng kỳ nhông , đùi thằn lằn , móng chim ưng , đuôi rắn rung chuông , nghĩa là tả pín lù luôn , nhìn chung có có hình dáng mài mại như con cá ngựa nửa kín nửa hở che lấp bởi đám mây trắng , ngụ ý nó bay trên trời . Vẽ chó vẽ ngựa thì khó vì ai cũng đã từng nhìn thấy chúng , nhưng vẽ rồng thì thoải mái thôi vì có ai nhìn thấy chúng bao giờ đâu mà lo giống với chẳng giống , vẽ thế nào cũng được . Tàu gọi rồng là lung vì nó mông lung kỳ ảo , thay hình đổi dạng liên tu bất tận . Nhìn bầu trời phủ mây sẽ thấy mây thay hình đổi dạng liên miên , người xem muốn mường tượng ra thứ gì thì nó ra thứ ấy . Có lúc thấy cả con rồng nữa . Có mây thì dễ có mưa , vì thế mà mưa là do rồng phun nước . Ai cũng phải biết điều này kẻo con nó hỏi nếu không biết đường mà trả lời thì con nó khinh cho .

Rồng tượng trưng cho sức mạnh hay uy quyền của vua chúa . Trong cung điện , đền đài thường được trang trí hình tượng rồng chầu trước cổng , trên mái nhà hay trong cung vua . Dần dà rồng được đồng hoá thành vua luôn , nên khi nói tới thân thể nhà vua thì ta gọi trại đi thành mình rồng . Tiếng Nôm gọi " lung " trại ra thành " long " . Chẳng thế mà ta có long thể , long nhan , long cung , long sàng , long bào , long mão , v.v... nhiều nhiều nữa . Khổ một nỗi con cái nó cứ càng ngày càng lớn , nó hỏi càng ngày càng cắc cớ hơn : Ố ! Đó là rồng tàu . Thế VN mình có rồng không ? Phải có chứ , VN mình thứ gì mà không có . Nhưng tại sao cứ thứ gì to tát lớn lao , đẹp đẽ , sang trọng đều là cuả tây hay tàu hết ? Nào là táo tàu , táo tây , dâu tây , chuối tây ( chuối sứ, chuối Sài Gòn ) , chuối Ngô , bắp Ngô , khoai tây , dưa tây , gà tây , cần tây , vịt xiêm , mãng cầu xiêm, cải tàu , vân vân ... , còn táo ta hay mãng cầu ta thì nhỏ xíu lại nhạt thếch là sao ? Gãi gãi tai : Ừ thì tại vì mình khiêm tốn thế thôi , chứ nhiều thứ mình ăn đứt tàu với tây đó chứ , thí dụ như rồng VN . Rồng tây , rồng tàu tuy sống trên trời thiệt , nhưng trời đối với họ chỉ có nghĩa là trên mây mà thôi , mà mây thì chỉ cách ta có vài trăm mét chứ nhiều nhặn gì ? Nếu đem so sánh với ta thì rồng của họ chưa vượt qua đám lông mi trên mắt mình . Trời có tới chín từng trời và cao xa bất tận . Trời đối với ta là vũ trụ mênh mông . Rồng của ta khác xa lắm , rồng của ta bao gồm hàng trăm tinh tú trùng trùng điệp điệp trên dải ngân hà cách chúng ta hàng ngàn năm ánh sáng , cho dù đi suốt cả quãng đời người cũng chưa bao giờ đến đó được . Rồng của ta tỏa sáng lung linh vào những đêm tối trời . Rồng của ta khi ẩn khi hiện và có khi bay mất cả hàng chục ngàn năm sau mới quay trở lại. Một con mắt rồng có thể to lớn gấp trăm triệu lần mặt trời , mà mặt trời lớn gấp triệu lần trái đất . Rồng của ta hoàn toàn có thực . Nói tới Rồng là ta liên tưởng tới vũ trụ ngút ngàn , tới các Thiên Hà và Ngân Hà lấp lánh nơi vô cùng tận .

À ra thế ! VN ta nói chữ trời là nói tới vũ trụ xa xôi vạn dặm chứ không ám chỉ cái đám mây đen thù lù trước mắt , đôi khi vói tay cũng tới được . Ai đã từng đi Đà Lạt hay Bảo Lộc nhiều khi có thể đi xe chui ngang qua đám mây dày đặc được , không cần phải đi máy bay mới biết điều này . Mây vằn vện quấn quanh sườn núi . Nhưng nếu nói tới tinh tú trên trời thì vô phương , nếu không phải là chuyên gia .

Lúc nhỏ chị tôi thường chỉ cho tôi nhìn lên bầu trời đầy sao và nói , đó là ông Thần Nông đang cúi mình cấy lúa , đầu ông đội chiếc nón lá . Tôi chăm chú theo dõi ngón tay của chị tôi nhưng chẳng thể nào hoàn toàn hình dung ra cái ông Thần Nông được nối lại với nhau bằng hàng trăm các vì sao sáng trên bầu trời . Chỉ thấy lờ mờ một dáng người to lớn lắm . Có lẽ đầu óc tôi bận bịu với nhiều thắc mắc khác như là tại sao ông Thần Nông lại ở trên trời . Câu hỏi này cho đến nay tôi vẫn không tự trả lời được . Ai đã dạy chị tôi nhìn trời để xem sao ? Tại sao ta lại quan tâm đến các vì sao xa xôi như thế ? Đêm Trung Thu chúng tôi rước đèn ông sao cũng xuất phát từ lý do này ? Tại sao các vì sao cứ chụm lại thành từng chùm một ? Mẹ tôi thì chỉ cho tôi sao Mai , sao Hôm , sao Bắc Đẩu , chòm Đại Hùng Tinh (gấu lớn ) và Tiểu Hùng Tinh (gấu nhỏ), sao băng ( sao Xẹt ) . Hình như việc quan sát sao sáng trên trời đối với dân Việt là chuyện bình thường như chuyện ăn uống thôi . Cho tới giờ tôi vẫn còn hết sức ngỡ ngàng về chuyện này . Có phải đó là bản năng bẩm sanh của người Việt ? Phải chăng trong huyết quản mỗi người Việt luôn tuôn chảy một dòng máu yêu Thiên Văn ? Nhiều đêm tôi vừa đi vừa ngửa mặt nhìn bầu trời đầy sao mải vẫn không thấy chán . Lạ thiệt .

Lớn lên tôi bị ảnh hưởng bởi những cuốn sách nào đó nói rằng , các tên gọi sao nọ , sao kia trong khoa Tử Vi chỉ là tưởng tượng chứ làm gì mà có mấy ngôi sao đó . Ban đầu tôi cũng tin họ vì tôi là người Việt nên rất trọng vọng các bậc trưởng thượng tiền bối và rất ngưỡng mộ sự am hiểu của họ . Đến một lúc nào đó tôi không chấp nhận được việc này nữa vì nó không thỏa mãn được nhiều thắc mắc trong tôi . Tôi bắt đầu tin vào ảnh hưởng của các tinh tú lên số phận con người do những luồng từ và điện trường tác động xuống dương gian . Tôi không còn tin vào sách nói ngũ hành là sản phẩm của trí tưởng tượng nữa . Sách đó không giải thích được ngũ hành là gì . Rất đơn giản là vì tác giả không tin vào việc cha ông ta là những nhà thiên văn vô cùng thông thái . Cha Ông ta từ xưa đã biết có định tinh như mặt trời và hành tinh như Kim , Mộc , Thủy , Hỏa , Thổ ,v.v.... Ngũ hành chính là Ngũ Hành Tinh do nói tắt , giống như nói Tiểu Hùng , Đại Hùng , Thiên Long , Vũ Tiên , Thiên Vương , Hải Vương , Diêm Vương , .... Ngũ hành có 5 màu sắc khác nhau và cũng có 5 đặc tánh khác nhau , đại diện cho vật chất trên trái đất ở các dạng chất lỏng , rắn , khí , plasma, ... Các cụ từ xưa đã phân biệt 5 thể trạng của vật chất được xếp loại như kim gồm các kim loại , mộc gồm gỗ , giấy , vật chất rắn nhưng dễ cháy , thủy gồm các chất lỏng , hỏa như lửa và thổ như đất , đá , vật chất rắn khong cháy được . Toàn bộ vật chất này được sự tác động của âm dương đun đẩy , thao tác , kích hoạt mà có vũ trụ và con người . Cha ông ta không thể nào không nghiên cứu vũ trụ mà dám nói về vũ trụ . Không biết thì không thể nói . Muốn nói trước hết phải biết đã . Việc kế tiếp là nếu không nghiên cứu thiên văn thì không thể làm ra lịch để canh tác theo thời vụ . Gần đây khoa học đã xác nhận niềm tin của tôi . Khoa khảo cổ cũng tìm thấy nhiều rìu đá có khắc hình các chòm sao . Khoa Tử Vi , cụ thể là Hà Đồ ( Bản đồ Thiên hà hay Ngân Hà ) và Lạc Thư ( sách vở của người Lạc Việt , giống như Lạc Vương , Lạc Hầu , Lạc Tướng , Lạc Dân , Lạc Điền , ... ) đều phác họa những chòm sao trong vũ trụ . Cha ông chúng ta là những chuyên gia hàng chục ngàn năm trước ! Chính vì bịnh méo mó nghề nghiệp nên cha ông ta thường lấy tên sao nọ sao kia mà ví von trong lúc kể chuyện . Chuyện Tiên Rồng là một đìển hình . Người thổ dân Nam Mỹ xuất phát từ VN khoảng 15.000 - 20.000 năm trước cũng đã học được bộ môn khoa học này trước khi họ thiên di qua Mỹ . Xương gà và xương chó nơi đó có cùng DNA với thú nuôi tại VN . Người Hy Lạp cách đây khoảng 3.000 năm trước cũng rất chú trọng đến thiên văn . Các nhân tài được chọn lọc và dạy dỗ cẩn thận trong cung vua . Sách vở rất hiếm vì rất mắc nên không truyền bá rộng rãi như ngày nay được . Một cuốn sách trị giá hàng trăm ngàn dollar . Dân chúng không ai mua nổi . Mới đây người ta tìm ra được một miếng đất nung có niên đại 3.000 tuổi trông giống chiếc bánh , trên đó có trạm khắc nhiều hình thù kỳ dị , sau khi nghiên cứu rất lâu mới khám phá ra đó là sách ghi chép thiên văn .

Trước đây chín ngàn năm một con rồng đã từng nhận chìm trái đất trong biển nước giết chết hầu hết loài người mà ta gọi là Đại hồng thủy và con rồng ấy có tên là Vũ Tiên , tức là loại rồng làm mưa làm gió trên trời .

Ngày đó một tai họa đã giáng xuống đầu con người. Ngày đó nước trên trời trút xuống như thác đổ . Mặt đất lênh láng nước . Nước biển từ từ dâng cao . Tất cả các ngọn núi cao nhất cũng bị vùi sâu dưới lòng biển cả . Rất ít người còn sống sót . Thánh kinh cũng có đoạn mô tả biến cố này . Người Do Thái có thể tự ái về việc này , nhưng đó là sự thực . Tổ tiên người Do Thái đã nghe người Việt kể chuyện cổ tích có thực đó và ghi chép lại trong kinh Torah và trong Kinh Cựu Ước . Mười điều răn được Môi Se lên núi học đạo xong quay trở về rao giảng cho dân Do Thái chính là từ Việt Đạo mà có . Đạo ấy rao giảng học thuyết Âm Dương ngũ hành , vốn nói về mối tương quan giữa con người và Trời đất , giữa con cái với cha mẹ và giữa tha nhân với tha nhân . Khoa học hiện đại cũng xác nhận sự thiên di của các dòng tộc da trắng xuất phát từ mạn tây bắc nước Tàu vào khoảng 6 - 7 ngàn năm trước , nơi đây có sự tiếp xúc giữa các nền văn minh Việt tộc và Hán Tộc . Điều này đã được nói đến trong các bài viết trước .

Nếu có dịp đi leo núi hẳn chúng ta sẽ thấy dọc khắp sườn và ngọn núi ở những nơi chưa từng có bước chân con người đi tới và ngay cả nơi những vách núi đá thẳng đứng như vách tường cao ngút tầm mắt cũng dính đầy dẫy những vỏ sò vỏ ốc nằm la liệt . Ai có thể đem vỏ sò vỏ ốc lên đó để ăn ? Cần bao nhiêu năm tháng để kiếm cho ra ngần ấy vỏ sò vỏ ốc và kiếm đâu ra dân số đông đảo để có thể làm chuyện đó , ngay cả ngày nay với mật độ dân số dày đặc cũng không thể thực hiện được việc đó , trừ phi đó chính là thiên nhiên . Chính cơn Đại Hồng Thủy đã biến mặt đất thành biển cả mênh mông và những ngọn núi cao kia đã từng là những hải đảo ngầm dưới đáy biển là nơi cá tôm , sò hến đu bám sanh sống trong suốt thời kỳ ngập mặn . Sau khi nước mặn rút đi đã lưu lại những di tích này .

Lúc trước tôi có nói Phục Hy ít nhất 9.000 tuổi là mới nói đến nghĩa đen mà thôi . Nếu hiểu theo khoa học hiện đại thì Phục Hy đã 2 triệu 700 ngàn tuổi vì Phục Hy là con người đầu tiên của nhân loại . Nữ Oa và Phục Hy được sanh ra bởi trời đất ( Bàn Cổ) nên họ là anh em ruột . Phục Hy và Nữ Oa là hai mặt của một vấn đề nên họ quấn quýt vào nhau không rời nửa bước và được coi như hình ảnh vợ với chồng . Nếu hiểu họ là anh em ruột và là vợ chồng theo nghĩa thông tục là đã hiểu rất sai . Đó chỉ là ngụ ngôn về học thuyết Nhất Nguyên Lưỡng Cực ( Điều này cho thấy Đạo Âm Dương đã ra đời từ lâu ) . Ta hãy coi sử Hán phịa ra sao .

Ở trên thiên cung, thần Cộng Công làm phản, đem quân thiên ma đánh thiên giới. Thần Chúc Dung bèn đem quân ra đánh, cuối cùng đã dẹp được loạn tặc. Cộng Công bị thua đau, không muốn trở về mà chẳng làm nên gì, hắn bèn dùng đầu húc gãy cây trụ chống trời ( Tứ Tượng ). Trụ trời bị gãy sụp, bể một mảng trời lớn khiến cho nước trút xuống như thác đổ gây lụt lội , lập tức làm cho thiên địa hỗn độn. Nhìn thấy cảnh nước sôi lửa bỏng, Nữ Oa thương tâm, không nỡ nhìn nhân dân lâm vào cảnh cực khổ, bà bèn quyết tâm vá lại bầu trời.

Tai nạn Đại Hồng Thuỷ trùng khớp với giai đoạn xuất hiện chòm Vũ Tiên ( Tiên làm mưa ) 9.000 năm trước . Lúc đó Phục Hy và Nữ Oa đã có mặt để giải cứu trái đất , nghĩa là tuổi của họ không thể nào là 4.800 tuổi . Sử Hán ghi Phục Hy sanh năm 2.800 BC và làm vua .... nước lũ lụt !! Nước Tàu ở đâu ra lúc này ?Văn hoá cầm nhầm Phục Hy của nước Việt làm vua nước mình . Nữ Oa dùng 5 vì sao Kim , Mộc , Thủy , Hỏa và Thổ là 5 vì sao có 5 màu sắc khác nhau gọi là đá ngũ sắc vá lại chỗ bể đó và trời hết mưa . Trình độ về thiên văn ( vũ trụ học ) của Việt tộc cách đây 9.000 năm đã siêu việt tới mức đó rồi . Cũng là điều dễ hiểu thôi vì cha ông ta đã nghiên cứu thiên văn khoảng 15 đến 20.000 năm trước . Chúng ta vẫn gọi là vũ trụ quan va nhân sinh quan đó . Sau này gọi là thế giới quan cho nó khác , nhưng thế giới quan nào mới được ? Thế giới côn trùng hay thế giới loài khỉ đột ?


Như vậy VN ta có Rồng và Rồng ở rất cao ngoài vũ trụ . Nói cách khác : rồng tây hay rồng tàu chỉ là đồ chơi của trẻ em .


Hạ Miên Trường


30 March 2010

NHẬN XÉT VỀ NỘI DUNG BUỔI HỌP BÁO CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM CỘNG HÒA


Vì thế, không có lý do gì bảo rằng ông NBC là Thủ tướng hợp pháp sau cùng của VNCH cả. Nếu như công nhận ông NBC là thủ tướng hợp pháp, thì phải công nhận thành phần nội các chính phủ của ông. Cụ thể như các phó thủ tướng Trần Văn Đôn, Dương Kích Nhưỡng và Ts Nguyễn Văn Hảo cùng các tổng trưởng khác. Thế nhưng, những Tổng trưởng chính thức của nội các đã trình diện ra mắt TT Thiệu có ai tự nhận mình là tổng, bộ trưởng hợp pháp của nước VNCH vào năm 1975 hay không?

Trúc Giang


NHẬN XÉT VỀ NỘI DUNG BUỔI HỌP BÁO
CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM CỘNG HÒA



TỔNG QUÁT.

Cuộc họp báo của Chính phủ lưu vong VNCH ngày 13-3-2010 dưới sự chủ tọa của cựu Thiếu tướng Lý Tòng Bá, cựu Thiếu tướng Nguyễn Văn Chức, Luật sư Lâm Chấn Thọ tại Nam Cali.

Việc đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam là 1 việc làm đầy chính nghĩa. Đáng được trân trọng và tham gia, ủng hộ.

Nói về Ông Nguyễn Bá Cẩn (NBC) thì ông là 1 con người gương mẫu, liêm chính đã phục vụ cho đồng bào miền Nam trong ngành hành pháp và cả trong ngành lập pháp, từ chức vụ phó tỉnh trưởng cho đến Chủ tịch Hạ Viện VNCH. Ông là 1 nhân vật rất xứng đáng được tôn vinh.

Tuy nhiên, điều quan trọng nhất trong việc đấu tranh hiện nay là phải xác định cho đúng mục tiêu, đúng phương pháp thực hiện và hành động cho hợp với thời đại ngày nay. Nếu không, thì chẳng những tự chuốc lấy thất bại mà còn làm hại đến đồng bào tham gia, ủng hộ mình. Hơn nữa, vô tình làm lợi cho VC trong nước nữa.

Qua nội dung của cuộc họp báo, Trúc Giang tôi ghi nhận có 4 cái sai và khuyết điểm sau đây:

1) Tình trạng mập mờ về danh xưng.
2) Tính bất hợp pháp của “Chính Phủ VNCH” ở Hoa Kỳ
3) Ảo tưởng.
4) Sai đường lối.


NHẬN XÉT CHI TIẾT VÀ CHỨNG MINH.


1* Tình trạng mập mờ về danh xưng.

Nói về chính danh.

Bất cứ mỗi một tổ chức nào, 1 đoàn thể nào cũng đều phải có danh xưng của nó. Danh có chính thì ngôn mới thuận. Thế mà tổ chức của 2 ông tướng nầy cứ lập lờ về cái tên. Cho nên, ký giả Nguyên Huy của báo Người Việt, khi thì gọi là “Nhóm Chính phủ VNCH”, khi thì gọi là “Tổ chức” Chính phủ VNCH”.

Nhóm chính phủ là gì? Tổ chức chính phủ là gì?

Tại sao không xác nhận là “Chính Phủ VNCH Lưu Vong” như tướng Nguyễn Văn Chức đã sử dụng trong “Bức Thơ Đầu Năm” gởi cho các lãnh đạo VC trong nước trước đây?

Đây là 1 cuộc vận động công khai, đấu tranh hợp pháp, thế thì tại sao không “trình làng” toàn bộ thành phần nội các chính phủ để cho quần chúng hiểu biết thêm rõ ràng về chính phủ mà hết lòng tham gia và ủng hộ? Việc nầy cần phải được làm sáng tỏ, vì việc trung thực đối với đồng bào là điều kiện rất quan trọng. Sự che dấu thành phần nội các, có thể làm cho đồng bào nghi ngờ là có VC nằm vùng giật dây bên trong, một thủ đoạn mà VC thường hay làm và cũng không chừa 1 ai cả.

Đấu tranh nào cũng cần phải có sức mạnh. Khi đã có nội lực của trên 1.5 triệu người Việt ở HK và 2 triệu người Việt ở khắp nơi đồng thanh, nhất trí ủng hộ thì tổ chức mới có đủ khả năng để thuyết phục, tranh thủ sự ủng hộ của các tổ chức QT, các lãnh đạo quốc gia và các chính khách trên thế giới.

Do đó, việc thành công hay thất bại của 1 tổ chức là tùy thuộc vào khả năng thuyết phục, kết hợp và huy động được sức mạnh của nhân dân, của đồng bào Việt Nam hay không. Làm chính trị mà không được sự ủng hộ của quần chúng thì chắc chắn là sẽ thất bại.

Đồng bào ở Cali đã có cái thuận lợi là họ đã tự động và tự nguyện đoàn kết lại thành những đơn vị trong những Hội Ái Hữu đồng hương, Ái hữu các quân binh chủng, các CĐ người Việt. Hơn nữa, Cali cũng đã có những chính khách, những nghị sĩ, dân biểu người Mỹ rất tích cực trong việc đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam.

2* Chính phủ lưu vong VNCH là bất hợp pháp.

Trích lời của tướng Lý Tòng Bá:

“Quân sự chúng ta đã làm, chính trị chúng ta cũng đã nỗ lực và nay là về pháp lý. Tại sao chúng ta không trở về với Hiệp định Paris đã đựơc quốc tế thừa nhận. Luật pháp không có thời gian triệt tiêu” (Hết trích)

Trích lời của Luật sư Lâm Chấn Thọ:

“Về pháp lý, Luật sư Lâm Chấn Thọ xác định vị trí pháp lý của Chính Phủ VNCH qua hành động nạp hồ sơ “Thềm Lục Địa Việt Nam” với tư cách 1 quốc gia và đã đựơc Ủy Ban phụ trách Thềm Lục Địa LHQ thu nhận. Ngoài ra, chiếu theo HP/VNCH thì hành động trao quyền của Tổng Thống Trần Văn Hương cho Đại Tướng Dương Văn Minh để ông ta đầu hàng CS là vi hiến” (Hết trích)

Hai phần trích (a) và (b) trên đã nhấn mạnh đến khía cạnh pháp lý, cho nên Trúc Giang tôi cũng chỉ nêu lên những chi tiết về pháp lý, chớ không phải chỉ trích cá nhân nào cả.

Chức vụ Thủ Tướng của ông Nguyễn Bá Cẩn là bất hợp pháp.
Để xác định chính phủ VNCH là bất hợp pháp, trước hết tôi chứng minh chức vụ Thủ Tướng của Ông Nguyễn Bá Cẩn (NBC) là bất hợp pháp. Cụ thể bằng những chi tiết sau đây:

Ngày 14-4-1975.
Với chức vụ thủ tướng do Tổng thống Thiệu bổ nhiệm, ông NBC trình diện thành phần nội các chính phủ lên TT Thiệu như sau:

Trung tướng Trần Văn Đôn, phó thủ tướng đặc trách quốc phòng.
Kỹ sư Dương Kích Nhưỡng, phó thủ tướng đặc trách “Di dân-Định cư”.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Hảo, phó thủ tướng đặc trách kinh tế-tài chánh.
Và các tổng trưởng khác. . . .
Ngày 21-4-1975.
Tổng thống Thiệu từ chức. Theo HP/VNCH, thì Phó tổng thống Trần Văn Hương lên làm tổng thống. (TT/TVH)

Ngày 25-4-1975
Thủ tướng Nguyễn Bá Cẩn từ chức với TT/TVH. Được chấp thuận. Nhưng phải chờ bàn giao lại cho người kế nhiệm, với tình trạng “Xử Lý Thường Vụ” chức vụ Thủ tướng. Đó chỉ là thủ tục hành chánh thông thường. Cụ thể là người Xử Lý Thường Vụ không có quyền thi hành những công việc quan trọng. Mà chỉ điều hành bình thường trong tình trạng chờ đợi mà thôi.

Ngày 28-4-1975.
Tổng thống TVH trao chức vụ TT lại cho Lưỡng viện Quốc Hội VNCH. Và QH chấp thuận cho Đại tướng Dương Văn Minh (ĐT/DVM) làm Tổng thống. Thế là thủ tục hành chánh là việc bàn giao giữa TT/TVH và TT/DVM. Việc bàn giao nầy rất hợp hiến. Vì Lưỡng Viện QH chấp thuận cho ĐT/DVM làm TT với sự biểu quyết đầy đủ túc số cần thiết và hợp lệ. Tức là quá bán tổng số 159 DB và 60 Nghị sĩ.

Tôi xin trích lời phát biểu của chính ông NBC trong việc trả lời phỏng vấn ký giả Hạnh Dương của tờ Việt Báo để chứng minh những điều đã nói trên.

Trích:”Tôi (NBC) đã trình Tổng thống Trần Văn Hương rằng nếu tổng thống tự động bàn giao cho tướng Minh thì sau nầy, ngàn đời lịch sử sẽ oán trách tổng thống! Tôi đề nghị Tổng thống Trần Văn Hương là nên trao quyền lại cho Lưỡng viện Quốc Hội quyết định. Nếu quốc hội đồng ý cho bàn giao, thì tổng thống sẽ bàn giao cho ông Dương Văn Minh và như thế, tổng thống tránh được hành động vi hiến.” Cựu thủ tướng NBC kể lại cho ký giả Hạnh Dương rằng:”Tôi (NBC) đã chỉ thị cho hệ thống truyền thanh và truyền hình Sài gòn cứ phát nhạc hùng vài phút đọc lệnh triệu tập Lưỡng viện QH 1 cách khẩn cấp. Nhờ đó, mà đêm 27-4-1975 có đủ túc số hợp lệ tức là quá bán tổng số 159 vị dân biểu và 60 vị Nghị sĩ đã họp để quyết định đồng ý hay không, trong việc trao quyền cho Đại tướng Dương Văn Minh theo như CSBV đã yêu cầu. Lưỡng viện QH đã biểu quyết chấp thuận và chiều ngày 28-4-1975 thì Tổng thống Trần Văn Hương đã trao lại chức vụ Tổng thống cho cựu Đại tướng Dương Văn Minh” (Hết trích)

Như vậy, ông DVM lên làm TT/VNCH hợp với hiến pháp.

Và kể từ ngày 28-4-1975, ông Nguyễn Bá Cẩn chấm dứt nhiệm vụ Thủ Tướng của chính quyền Thiệu-Hương.

Vì thế, không có lý do gì bảo rằng ông NBC là Thủ tướng hợp pháp sau cùng của VNCH cả. Nếu như công nhận ông NBC là thủ tướng hợp pháp, thì phải công nhận thành phần nội các chính phủ của ông. Cụ thể như các phó thủ tướng Trần Văn Đôn, Dương Kích Nhưỡng và Ts Nguyễn Văn Hảo cùng các tổng trưởng khác. Thế nhưng, những Tổng trưởng chính thức của nội các đã trình diện ra mắt TT Thiệu có ai tự nhận mình là tổng, bộ trưởng hợp pháp của nước VNCH vào năm 1975 hay không?

Tóm lại, chức vụ Thủ tướng của ông NBC là bất hợp pháp, cho nên cái chính phủ VNCH ở HK nầy cũng chịu cùng chung số phận là bất hợp pháp luôn.

Về ông Nguyễn Bá Cẩn, sau 20 năm cần cù làm việc cho Cty Chevron Texaco Corp. với chức vụ Senior System Analyst ở Computer Department. Sau khi đã nghỉ hưu, bỗng nhiên ông lại xuất hiện với chức vụ thủ tướng hợp pháp sau cùng của VNCH 35 năm về trước, đã làm cho nhiều người rất ngạc nhiên.

Ai đã dựng ông dậy? Thế lực nào? Ý đồ gì?


Hai cái sai của Luật sư Lâm Chấn Thọ:

Cái sai thứ #1.
Trích lời của L/s Lâm Chấn Thọ: ““Về pháp lý, Luật sư Lâm Chấn Thọ xác định vị trí pháp lý của Chính Phủ VNCH qua hành động nạp hồ sơ “Thềm Lục Địa Việt Nam” với tư cách 1 quốc gia và đã đựơc Ủy Ban phụ trách Thềm Lục Địa LHQ thu nhận.”(Hết trích)

Ủy ban Thềm Lục Địa của LHQ có nhiệm vụ nhận đơn theo đúng hạn kỳ đã quy định. Nó không có khả năng và cũng không có nhiêm vụ xác định quốc gia VNCH còn hay mất và Chính Phủ VNCH ở HK là hợp pháp hay không.. Ông thư ký chỉ nhận đơn để trình lên Tòa án QT về Luật Biển để tòa án giải quyết các vụ tranh chấp nếu hợp qui định. Nên biết, anh thư ký nhận đơn không phải là ông Tòa hay Ủy ban xét xử. Đây là cái sai thứ nhát.

Cái sai thứ #2.
Trích lời của L/s Thọ:” Ngoài ra, chiếu theo HP/VNCH thì hành động trao quyềncủa Tổng Thống Trần Văn Hương cho Đại Tướng Dương Văn Minh để ông ta đầu hàng CS là vi hiến” (Hết trích)

Theo như tuyên bố của ông Nguyễn Bá Cẩn ở trên, thì việc Lưỡng Viện QH chấp thuận ông DVM làm TT là hợp hiến. Đó là QH biểu quyến với đủ túc số quy định. Như thế, Ls Lâm Chấn Thọ nói sai.

Trong Hiến pháp VNCH không có điều khoản nào nói về việc trao quyền TT cho 1 người có mục đích đầu hàng CS cả. TT/TVH nhận thấy mình không có khả năng giải quyết tình trạng đang nguy ngập của quốc gia cho nên ông trao quyền lại cho Quốc Hội. Ông không trao quyền cho ĐT/DVM. Mà chỉ bàn giao cho người kế nhiệm, là thủ tục hành chánh mà thôi.

Cái sai của ông Hồ Văn Sinh.
Trích: “Theo lời giới thiệu của ông Hồ Văn Sinh trong tổ chức VNCH Foundation thì đây là những thành viên trong chính phủ VNCH mà cố Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn, vị thủ tướng hợp pháp sau cùng của nền Đệ II Cộng Hòa đã ủy nhiệm”. (Hết trích)

Trước hết, định nghĩa của 2 chữ “ủy nhiệm” là giao cho người khác được quyền làm những việc trong phạm vi trách nhiệm của mình.

Trong HP/VNCH cũng như hầu hết các luật pháp về tổ chức chính quyền các nước khác, không có điều khoản nào cho phép 1 thủ tướng, trước khi chết, được phép ủy nhiệm cho người khác được quyền làm những công việc thủ tướng của mình cả. Trường hợp, 1 vài thành viên trong nội các chính phủ không có thể đảm trách chức vụ tổng, bộ trưởng của mình, như bịnh tật, phạm pháp, bất xứng, từ chức hoặc chết...thì thủ tướng có quyền bổ nhiệm người khác thay thế với điều kiện được luật pháp qui định.

Như vậy, ông Hồ Văn Sinh nói sai về nguyên tắc pháp lý.

Chính phủ VNCH bất hợp pháp đối với đồng bào miền Nam trong nước.

Chúng ta đấu tranh cho đồng miền Nam của VNCH trước 1975 hiện đang ở trong nước để họ có được 1 chế độ dân chủ với các quyền tự do công dân và tự do của con người.

Vậy thử hỏi, đồng bào trong nước có ai công nhận chính phủ VNCH ở HK nầy là chính phủ của họ hay không?

Trên thực tế, đồng bào miền Nam đã tham gia vào tất cả những tổ chức của chính quyền, từ quân đội, CA, giáo viên, y tá, thư ký hành chánh. . .

Đồng bào miền Nam đã tham gia ứng cử, bầu cử (dù là gian lận) nhưng là thực tế trước con mắt của QT.

Giả sử như, khi hay biết được tin chính phủ VNCH ở Hoa Kỳ muốn “trở về với Hiệp Định Paris 1973, thì sẽ có 30 triệu người đồng ký tên, có CA khu vực xác nhận chữ ký, họ không những phản đối chính phủ nầy, mà trái lại, họ còn dùng những lời lẽ thô bạo chửi rủa vậy thì 2 ông tướng giải quyết làm sao đây?

Họ sẽ nạp đơn lên LHQ bày tỏ quyết tâm ủng hộ “đảng CSVN quang vinh”, quyết tâm tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên Chủ Nghĩa Xã Hơi thì còn lý do gì để tranh đấu cho họ nữa không? VC trong nước có thể làm như thế lắm!
Tóm lại.

Đấu tranh dưới danh nghĩa của 1 chính phủ của 1 quốc gia đã chết, không được quần chúng và nhân dân trong, ngoài nước ủng hộ là 1 đường lối sai lầm. Phần kế tiếp, Trúc Giang tôi sẽ nêu lên tính Ảo tưởng vì bất khả thi của HĐP 1973.

Còn tiếp.


Trúc Giang


29 March 2010

Những căn bệnh đang hủy hoại xã hội Việt Nam


Có những di hại có thể thấy rõ vì nó hữu hình và có thể xây dựng lại, có thể hồi phục sau một thời gian vài ba thập niên tùy theo. Nhưng có những cái di hại vô hình khó thấy hơn mà hậu quả của nó thì rất nặng nề và sự điều chỉnh, sửa chữa cũng vô cùng khó khăn, mất thời gian. Đó là những di hại về văn hóa, con người, về tinh thần mà những quốc gia đã từng trải qua chế độ do đảng cộng sản lãnh đạo đều phải trả giá.

Song Chi


Những căn bệnh đang hủy hoại xã hội Việt Nam



Từ năm 1989 đến 1991, thế giới đã chứng kiến sự sụp đổ hàng loạt của các nước nằm dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản ở Đông Âu và Liên Xô. Hơn 20 năm qua, nếu có dịp đến thăm các quốc gia này, người ta sẽ thấy rằng chính phủ mới và nhân dân tại các nước này đã kịp làm được khá nhiều điều; đời sống kinh tế, xã hội của người dân tốt hơn hẳn so với trước kia, nhưng vẫn còn rất nhiều việc mà chính phủ và nhân dân họ phải nỗ lực thực hiện để xóa đi di sản do những năm dài dưới chế độ cộng sản để lại trên con đường trở thành những quốc gia phát triển, giàu mạnh, dân chủ, tự do. Và tùy theo nội lực của từng nước mà quá trình này nhanh hay chậm, nhẹ nhàng hơn hay nặng nề vất vả hơn. May mắn như nước Đức, nhờ có Tây Đức với một tiềm lực kinh tế hàng đầu của châu Âu, vậy mà trong những năm qua chính phủ Đức đã phải đổ không biết bao nhiêu tiền để vực dậy Đông Đức, xóa đi khoảng cách về mọi mặt giữa hai bờ Đông Tây. Nhưng dù sao, các nước Liên Xô và Đông Âu vẫn có những nội lực nhất định – các nước này trước khi đi theo con đường xã hội chủ nghĩa đã là những quốc gia có nền kinh tế công nghiệp tư bản bước đầu, có nền văn hóa dày dặn, người dân của họ dù sao cũng đã hiểu thế nào là dân chủ, tự do… nên quá trình thay đổi thế chế chính trị cũng đỡ nhọc nhằn vất vả hơn những quốc gia không có được những “hành trang” như vậy. Ví dụ như Việt Nam chẳng hạn. Đôi khi nghĩ đến một ngày nếu vận hạn của đất nước đã qua, Việt Nam may mắn chuyển đổi thể chế chính trị thành một quốc gia dân chủ pháp trị, thì một điều có thể thấy trước đó là cái giá phải trả do di họa của những năm cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam để lại trên đất nước này phải nói là vô cùng nặng nề, và những mất mát, thiệt thòi là vô cùng lớn.

Thứ nhất là ở Việt Nam, thời gian cầm quyền của Đảng Cộng sản cho đến nay đã kéo dài hơn một số quốc gia khác – 65 năm trên miền Bắc và 35 năm trên toàn lãnh thổ, nên cái hại cũng nặng nề hơn. Thứ hai là do nội lực của đất nước và của dân tộc, trước khi có Đảng Cộng sản lãnh đạo cho đến ngày nay, Việt Nam vẫn chỉ là một nước nông nghiệp nghèo nàn đang phát triển, từ hạ tầng cơ sở vật chất kinh tế, kỹ thuật… đều chưa có gì đáng kể. Cộng với một tầm nhìn ngắn, văn hóa “lùn” của các thế hệ lãnh đạo nối tiếp nhau từ trên xuống dưới, chỉ thấy cái lợi trước mắt mà không thấy cái hại lâu dài, hoặc vừa làm vừa phá, hoặc chỉ lo vơ vét, tham nhũng mà không nghĩ gì đến tương lai của đất nước và dân tộc, nên sau bao nhiêu năm cầm quyền, trên khắp đất nước nhìn đâu cũng thấy dấu vết của sự phá hoại trên mọi lĩnh vực. Bao nhiêu đất dọc theo biên giới phía Bắc, biển, đảo… đã mất, biết bao giờ mới đòi lại được. Rừng bị tàn phá, tài nguyên bị khai thác một cách vô tội vạ, môi trường sống bị ô nhiễm nặng nề, một số sông ngòi bắt đầu khô cạn, bây giờ người ta lại bắt đầu phá nát Tây Nguyên với những dự án khai thác bauxite lợi ít hại nhiều, bộ mặt các thành phố lớn, nhỏ thì hỗn độn, quy hoạch yếu kém, kiến trúc lộn xộn một cách không thể sửa chữa nổi v.v… Chưa nói đến cơ cấu luật pháp hay một nền giáo dục yếu kém cần phải xây dựng lại từ đầu, rất mất thời gian. Chưa kể cả một xã hội bị băng hoại về mặt đạo đức, những giá trị, chuẩn mực bị lệch; con người hoặc bị nhồi sọ bởi lối giáo dục tuyên truyền một chiều phải mất thời gian mới hiểu ra được đâu là sự thật đâu là dối trá, hoặc bị tồi tệ đi do phải sống trong một môi trường xã hội có quá nhiều điều không tử tế v.v… Nhưng điều nguy hiểm nhất đối với số phận của đất nước và dân tộc Việt Nam, đó là nếu sự thay đổi thể chế chính trị đến chậm thì nguy cơ phụ thuộc, thậm chí mất nước vào tay nước láng giềng phương Bắc là điều mà hiện nay nhiều người đều đã thấy.

Có những di hại có thể thấy rõ vì nó hữu hình và có thể xây dựng lại, có thể hồi phục sau một thời gian vài ba thập niên tùy theo. Nhưng có những cái di hại vô hình khó thấy hơn mà hậu quả của nó thì rất nặng nề và sự điều chỉnh, sửa chữa cũng vô cùng khó khăn, mất thời gian. Đó là những di hại về văn hóa, con người, về tinh thần mà những quốc gia đã từng trải qua chế độ do đảng cộng sản lãnh đạo đều phải trả giá.

Một môi trường sống bị ô nhiễm, bị hủy hoại. Môi trường tinh thần cũng vậy. Có những căn bệnh tinh thần mà nếu sống trong một xã hội như xã hội Việt Nam hay Trung Quốc (vốn là một hình mẫu để chính quyền Việt Nam bắt chước theo y hệt nên những căn bệnh cũng giống nhau) lâu ngày con người sẽ bị lây nhiễm ít nhiều mà không hay.


Bệnh vô cảm

Xã hội Việt Nam bây giờ có quá nhiều điều phi lý, trái tai gai mắt, và cũng có quá nhiều những bi kịch, những câu chuyện thương tâm. Mỗi ngày mở những tờ báo ra, bật TV lên, hoặc ngay trong đời sống thường ngày, người ta phải đọc, nhìn, nghe hay chứng kiến tận mắt biết bao nhiêu chuyện như vậy. Tổng Giám đốc X bị bắt vì tham nhũng hàng tỷ đồng. Công ty Y bị phát hiện có dấu hiệu lừa đảo, làm thất thoát hàng trăm tỷ. Một khu nhà hay một cây cầu vừa mới xây đã bị sập, lún vì làm ăn gian dối, bớt xén vật tư. Một bữa tiệc sinh nhật của con cái một “quan lớn” tốn kém hàng trăm triệu đồng trong đó chủ nhân bữa tiệc vung tay tặng các bạn mỗi người một chiếc xe gắn máy hiệu @. Một em bé chết oan vì bị điện giật trên đường do dây điện bị hở, không ai chịu trách nhiệm. Một tai nạn giao thông thảm khốc do đường hẹp, lô cốt chặn, chen lấn nhau hoặc đôi khi chỉ vì do chất lượng đường xá tồi khiến người đi xe ngã xuống và bị xe tải phía sau cán lên. Một người phụ nữ nghèo đi mót cà phê bị chó nhà giàu cắn chết nhưng công an lại không truy cứu tội hình sự người quản lý trang trại đã để mặc chó cắn chết người v.v… Đầu tiên khi đọc hoặc nghe những chuyện như vậy, người ta phẫn nộ, bức xúc, thương cảm. Nhưng rồi hàng ngày cứ phải đọc mãi, chứng kiến mãi với mức độ phi lý, bất công ngày càng lớn hơn, người ta thành quen đi, không còn ngạc nhiên trước bất cứ chuyện gì nữa. Người ta quen dần với những điều không tử tế, với cái xấu, cái ác… và trở nên vô cảm dần dần mà không hay.

Tai hại của điều này là đến lượt mình, mỗi người khi phải làm một điều không tử tế hoặc không lương thiện sẽ tự bảo rằng chung quanh mình ai cũng làm như vậy, ai cũng đang sống như vậy, có sao đâu?


Cái xấu, cái ác lên ngôi

Chưa cần phải từ nguồn báo chí truyền thông của “thế lực thù địch” nào, chỉ cần theo dõi báo chí trong nước, do nhà nước kiểm soát nội dung và cho phép phát hành, cũng có thể thấy ở Việt Nam hiện nay, cái xấu, cái ác đang lộng hành ra sao. Có nhiều người sẽ bảo xã hội nào mà chả có cái xấu, cái ác, ở Mỹ chẳng hạn, cũng có những cảnh bạo lực, giết người, thậm chí sát nhân hàng loạt… đó thôi. Nhưng vấn đề ở đây là cái xấu, cái ác, sự thiếu lương thiện đang tràn lan ở mọi cấp độ từ những hành vi nhỏ nhặt hàng ngày như chen lấn giành đường nhau, dúi tiền cho cảnh sát giao thông để được cho qua khi bị bắt lỗi và cảnh sát cũng thản nhiên nhận tiền như là chuyện bình thường phải vậy, hoặc sẵn sàng cãi vã, chửi bới nhau thậm chí đánh nhau chỉ vì những chuyện xích mích không đáng… cho đến những hành vi ở mức độ lớn hơn. Nhiều khi rùng mình vì mức độ trơ tráo vô đạo đức trong những hành vi tội lỗi như khi một ông hiệu trưởng không những dụ dỗ, ép dâm hàng loạt học sinh tuổi vị thành niên mà còn buộc các em phải lên giường với hàng loạt quan chức để có lợi cho mình; hay mức độ dã man một cách thản nhiên như khi một con người có thể để mặc cho đàn chó cắn xé đồng loạt đến chết mà không cứu; hay những cô cậu học sinh còn ở tuổi cấp hai có thể thản nhiên đánh bạn, thản nhiên quay video clip tung lên mạng và những học sinh khác thì ngồi xem mà không phản ứng gì. Khi một xã hội mà những điều không tử tế, cái xấu, cái ác đã trở thành chuyện bình thường trong khi điều tử tế, cái đẹp, cái thiện dần trở thành hiếm hoi, bất bình thường thì đó là điều thực sự phải báo động đỏ từ lâu rồi.


Sự bạc nhược, cầu an

Khi phải sống chung quá lâu với những điều bất công phi lý, với các xấu cái ác đang tràn lan, và biết rằng có kêu thì cũng chẳng thay đổi được gì, số đông người Việt dường như đã chọn cho mình một “phương châm” sống an toàn, đó là mặc kệ, mọi chuyện đã có nhà nước lo, họ chỉ lo kiếm sống, lo cho bản thân và gia đình. Và điều đó tạo ra một căn bệnh khác cũng phổ biến không kém: sự bạc nhược, cầu an. Đối với đám đông này, đừng nói với họ về sự thối nát của chế độ, về gánh nặng nợ nần đang đổ lên đầu các thề hệ sau do việc vay nợ nước ngoài, việc mất đất mất biển và cả nguy cơ mất nước trong tương lai, việc các nước khác người dân được có những quyền gì cũng như nhu cầu tự do dân chủ trong nhân dân… Họ sẽ lảng tránh, sợ hãi, không tin, và tiếc thay con số này vẫn còn khá lớn. Chưa kể những kẻ mà quyền lợi gắn chặt với chế độ này và vẫn cố sống cố chết bênh vực cho chế độ này là không tính đến. Đó là lý do vì sao một đảng cầm quyền có quá nhiều sai lầm và tội lớn đối với đất nước, với nhân dân trong suốt bao nhiêu năm qua như Đảng Cộng sản Việt Nam lại vẫn tiếp tục tồn tại.


Sự giả dối

Trong lịch sử giành chính quyền và giữ chính quyền của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam đã sử dụng rất nhiều “chiêu thức”, trong đó có sự dối trá, mỵ dân. Có thể nói sự dối trá, nói một đằng làm một nẻo là “chính sách” xuyên suốt trong đối nội cũng như đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam từ bao lâu nay. Và từ bao nhiêu nay người dân Việt Nam đã phải sống trong một môi trường giả dối, từ khi còn đi học trẻ em Việt Nam đã phải học tin vào những điều giả dối cho đến khi trưởng thành nhìn xung quanh xã hội toàn những điều giả dối – bằng giả, hàng giả, chất lượng công trình và cả chất lượng tác phẩm văn hóa văn nghệ nhiều thứ cũng là giả… Và cũng như các căn bệnh đã kể trên, đến một lúc nào đó sự giả dối cũng trở thành căn bệnh phổ biến trong xã hội – người ta chạy theo thành tích, chạy theo những giá trị ảo, giá trị giả bên ngoài và đánh giá nhau cũng bằng những cái bên ngoài đó như căn nhà, chiếc xe, áo quần, mảnh bằng phó tiến sĩ, tiến sĩ “mua”… mà không xét đến giá trị thật bên trong của một con người.


Hoài nghi và mất lòng tin

Và khi phải ăn uống hít thở hàng ngày với một bầu không khí giả dối như vậy thì lẽ đương nhiên con người trở nên mất lòng tin, hoài nghi vào tất cả mọi thứ. Từ một nguyên nhân sâu xa nhất là sự sụp đổ của toàn bộ hệ thống lý luận chính trị Mácxít-Lêninnít, lý thuyết về chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa cộng sản… mà bao nhiêu năm nay Đảng và nhà nước Việt Nam vẫn ra sức nhồi nhét vào đầu người dân, trong lúc chưa tìm ra được một hệ thống lý luận khác để thay thế (thật ra thì đã có sẵn những hệ thống lý luận của các nước dân chủ pháp quyền khác để mà học hỏi nhưng vấn đề là nhà nước Việt Nam không muốn học!), cùng với sự xuống cấp, tha hóa về mọi mặt trong đời sống đạo đức xã hội, khiến con người mất lòng tin và căn bệnh hoài nghi này cũng phổ biến không kém. Điều tai hại hơn là người ta không tin cả vào những điều tốt, sự tử tế.


Môi trường xã hội Việt Nam hiện nay là một môi trường mà cái ác cái thiện lẫn lộn, môi trường văn hóa nghệ thuật cũng vậy – cái đẹp cái xấu lẫn lộn, thật giả lẫn lộn, dễ làm cho con người, nhất là giới trẻ, bị nhiễu về mặt nhận thức, thẩm mỹ cho đến phương hướng, mục đích sống… không biết phân biệt, thẩm định hay dở, đúng sai. Xã hội cứ thế mà nhiễu loạn cả lên.

Và tất cả những căn bệnh đó như những tế bào ung thư đang tàn phá cả xã hội Việt Nam mà nếu không có một sự thay đổi toàn diện, triệt để về mặt thể chế chính trị thì mọi sự “sửa chữa” kiểu như thay tên Đảng, thay tên nước, thay đổi nhân sự này chính sách kia… cũng chỉ như những cố gắng vá víu tạm bợ, che chỗ này vá chỗ kia trên ngôi nhà đã thực sự mục ruỗng từ bên trong mà thôi.


Song Chi


Một vị sư - Một đóa sen


Trong gói nhỏ mà các Phật tử gởi cho thầy Long có 15 cục đường móng trâu, lúc đó ai mà có được 5 cục đường như thế thì đã là thần tiên rồi, nhưng thầy từ từ đem ra phân phát hết 15 cục đường quí giá đó cho những người cùng buồng. Ưu tiên những tù nhân nào mà đã kiệt lực thì được một cục, những người đau ốm khác thì mỗi người được nửa cục mà thôi, còn riêng thầy thì không có một miếng đường nào hết. Những người tù này khi nhận được cục đường từ tay thầy phân phát đã không cầm được nước mắt trước tấm lòng vị tha, quảng đại vô biên của một vị sư mà tâm đã định và huệ đã ngời sáng.


Một vị sư - Một đóa sen


Mùa hè năm ấy có lẽ là một mùa hè nóng bức oi ả nhất của thập niên tám mươi tại miền Bắc. Trại giam Ba Sao, Nam Hà thuộc tỉnh Hà Nam Ninh như nằm yên dưới sức nóng như thiêu đốt, ngay cả về đêm cái nóng như vẫn còn âm ỉ, mọi thứ như tỏa ra hơi nóng – những bức tường, những sàn lót gạch hung hung đỏ, cái sân tráng xi măng trước mặt, ngay cả cái ván lót trên sàn nằm cũng toát ra hơi nóng. Những người tù nhân chính trị chế độ cũ như trong một lò ngục tối trên trần gian, ban ngày thì lao động khổ sai đổ mồ hôi không phải đổi lấy bát cơm mà đổi lấy ít thức ăn độn như khoai hay sắn hay bo bo mà vẫn không đủ no, ban đêm thì cố giỗ giấc ngủ trong cái nóng như nung như đốt ấy trong cái cảnh nằm xếp hai từng như cá đóng hộp trong buồng giam. Mồ hôi lại đổ ra cho đến khi mệt lả người đi thì giấc ngủ chập chờn mới đến.

Cái nóng kinh người đã kéo dài cả tháng nay và đồng ruộng đã nứt nẻ, các em bé chăn trâu mà Trung và các bạn gặp trên đường đi lao động cũng môi khô và chui vào các bụi cây trú nắng. Các giếng nước cũng từ từ khô cạn đưa đến nạn thiếu nước trầm trọng cho cả dân chúng những làng bên ngoài lẫn những người tù khốn khổ trong trại.

Buổi trưa hôm đó cũng như mọi ngày sau khi lao động về, ăn xong phần ăn trưa ít ỏi, các người tù cố nằm giỗ giấc ngủ ngắn để lấy sức lao động buổi chiều thì thấy một vị sư già đang ngồi ngoài sân nắng trong thế kiết già cả nửa tiếng đồng hồ và mặt ngước nhìn thẳng lên trời. Những khi hạn hán thì thầy vẫn cầu nguyện như thế và sau đó chiều tối hay trước nửa đêm thể nào mưa giông cũng kéo đến. Đêm nay cũng thế, Trung cố giỗ giấc ngủ để mà mai còn sức trả cái nợ lao động nhưng không làm sao nhắm mắt được, mồ hôi trên người cứ nhỏ từng giọt như làm cho sức khỏe của anh cạn dần đi theo đêm. Anh nhớ tới thằng bạn thân nằm bên cạnh nói với anh hồi chiều rằng chỉ ước ao ông Trời cho một trận mưa chứ đã tù cả chục năm rồi cũng chẳng mơ ước xa xôi gì ngày trở về nữa.

Thế rồi, như một phép lạ những làn gió mát từ đâu từ từ thổi đến, len lỏi vào những khung cửa sổ, luồng dưới những cánh cửa buồng giam và từ xa xa vài lằn chớp nhoáng lên bên trời. Chẳng bao lâu sau thì những giọt mưa, ôi những giọt mưa cam lồ của Trời ban xuống như thêm sức mạnh cho những người tù biệt xứ lưu đày. Các buồng giam không ai bảo ai đều thức dậy và tung mùng ra để được hít thở những giây phút mát rượi của làn gió lùa vào trại giam.

Vô tình Trung nhìn xuống nơi vị sư già giam cùng buồng với anh, thầy vẫn như còn đang ngồi thiền trong mùng, mặt quay vào tường trong thế kiết già. Trung chợt hiểu và các bạn anh cũng hiểu rằng chính nhờ thầy cầu nguyện mà đã có trận mưa đêm nay. Vị sư già đó chính là Trung Tá Quyền Giám Đốc Nha Tuyên Úy Phật Giáo của QLVNCH – Thượng Tọa Thích Quang Long, một người tù xuất chúng đã làm cho kẻ thù phải cúi đầu kính nể. Giang sơn của thầy cũng là một tấm chiếu, hai bộ quần áo tù, và một cái chăn đỏ Trung Quốc như mọi người và nằm một dãy với các Đại Đức Tuyên Úy khác.

Anh nhớ đến thầy Khuê, một vị Tuyên Úy Phật Giáo và Tam Đẳng Huyền Đai Nhu Đạo võ đường Quang Trung, một vị Đại Đức mà anh rất mến thương và kính trọng, đã từng nói với anh rằng nếu nói về đạo Phật, về sự tu hành thì hãy lấy thầy Long mà làm gương; đừng vì một vài vị Tuyên Úy đã không nghiêm giữ được giới răn mà hiểu lầm về đạo Phật mà mất đi niềm tin.

Anh nhớ lại câu chuyện lúc mới bước chân vào trại giam Long Thành sau khi Sài Gòn sụp đổ và hầu như mọi người đều không biết bấu víu vào đâu, niềm tin vào các tôn giáo cũng bị lung lay thì một sự việc đã xảy ra làm mọi người đều kính trọng thầy, nhất là khi biết hai tòa đại sứ bạn đã đến đón thầy đi di tản trước đó nhưng thầy đã khẳng khái chối từ và thanh thản bước chân vào trại giam.

Trong thời gian mới bị giam giữ, một hôm thầy được gọi ra làm việc để gặp hai vị sư quốc doanh là Thượng Tọa Thích Minh Nguyệt và Thích Thiện Siêu. Hai vị này ra sức thuyết phục và chiêu dụ thầy để thầy ủng hộ phong trào “Phật giáo yêu nước”, và nói sẽ bảo lãnh cho thầy ra khỏi tù ngay để nhờ thầy góp công góp sức xây dựng phong trào Phật Giáo Yêu Nước này. Hai vị sư này chính là người mà Cảnh Sát Đặc Biệt thuộc lực lượng Cảnh Sát Quốc Gia đã bắt giam trước năm 1975 vì hoạt động cho Cộng Sản. Thích Minh Nguyệt đã bị đày ra Côn Đảo, còn Thích Thiện Siêu thì thường được gọi là ông Từ Đàm vì tu ở chùa này ngoài Huế. Sau đó chính Thượng Tọa Thích Thanh Long là người đã đứng ra bảo lãnh cho họ ra khỏi tù để ăn năn hối cải mà trở về lại con đường tu hành vì họ đã bị lộ hình tích. Không ngờ ông trời trớ trêu để có ngày họ lại đến trại Long Thành và đối đầu với thầy trong hoàn cảnh đặc biệt này của đất nước.

Thầy nhìn hai vị sư quốc doanh kia và từ tốn chậm rãi nhưng thật cương quyết thầy nói:
“Các ông đã dựng nên cái phong trào “Phật Giáo yêu nước” ấy thì các ông cứ tiếp tục công việc mà các ông đã làm, còn tôi là một Tuyên Úy trong quân đội và tôi sẽ theo chân các Phật tử trong các trại giam, họ đi đến đâu thì tôi cũng sẽ đi đến đấy với họ cho tới cùng. Thôi các ông về đi”.

Và sau đó thầy chấp nhận việc chuyển trại ra Bắc mở đầu cho một quãng đời biệt xứ lưu đày.

Những ai có may mắn gặp thầy trong trại giam thầy đều kính trọng vị sư già này, người mà lúc nào cũng như mỉm cười, hòa nhã, giản dị, khiêm tốn và giúp đỡ tất cả mọi tù nhân mỗi khi thầy có phương tiện.

Năm 1976, thầy cùng một số Tuyên Úy chuyển trại từ Nam ra Bắc và bị giam giữ tại trại 1 Sơn La hay còn gọi là trại Mường Thái là nơi mà trước kia Pháp đã từng giam giữ những tù nhân bị án lưu đày. Năm sau thì thầy có tên trong số những tù nhân di chuyển về trại Yên Hạ, trại giam này nằm dưới thung lũng và bao vây chung quanh bởi những dãy núi đá vôi, thuộc huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La. Trại Yên Hạ là nơi chuyên giam giữ những tử tội hình sự cướp của giết người mà đã được nhà nước “khoan hồng” tha cho tội chết.

Chỉ hơn một năm sau thì các tù nhân này dần dần kiệt sức vì lao động khổ sai, thiếu dinh dưỡng, thiếu ăn nhất là thiếu chất mỡ và đường, và vì khí độc từ dãy núi đá vôi phả vào từ chung quanh. Bởi thế chỉ sau một thời gian ngắn chuyển trại từ trong Nam ra ngoài Bắc, ai nấy đều gầy như bộ xương còn biết đi. Khi đi lao động hay đi trở về trại, người ta chỉ thấy những bộ quần áo tù phấp phới bay mà chẳng thấy da thịt đâu. Thế rồi sau bốn năm trời giam cầm và lưu đày, một số những người tù lần đầu tiên được nhận một gói nhỏ tiếp tế cực kỳ quí giá từ gia đình trong Nam gửi ra, một số khác thì vẫn chưa nối lại được sợi dây với gia đình trong Nam. Trong gói nhỏ mà các Phật tử gởi cho thầy Long có 15 cục đường móng trâu, lúc đó ai mà có được 5 cục đường như thế thì đã là thần tiên rồi, nhưng thầy từ từ đem ra phân phát hết 15 cục đường quí giá đó cho những người cùng buồng. Ưu tiên những tù nhân nào mà đã kiệt lực thì được một cục, những người đau ốm khác thì mỗi người được nửa cục mà thôi, còn riêng thầy thì không có một miếng đường nào hết. Những người tù này khi nhận được cục đường từ tay thầy phân phát đã không cầm được nước mắt trước tấm lòng vị tha, quảng đại vô biên của một vị sư mà tâm đã định và huệ đã ngời sáng.

Thầy cũng không thoát được những vụ hỏi cung, một hình thức tra tấn tinh thần những người tù khốn khó này trong trại giam. Một tên cán bộ từ Hà Nội vào với mái tóc hoa râm có vẻ là một viên chức cao cấp thuộc Bộ Nội Vụ đã hỏi cung thầy trong ba ngày liên tiếp. Hắn vứt cho thầy tờ giấy để tối về khai báo những tội lỗi đã chống đảng, nhà nước và nhân dân trước kia khi hoạt động ở Sài Gòn cho Nha Tuyên Úy Phật Giáo của chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Sáng hôm sau, khi kêu ra làm việc tiếp tục, thầy đã nộp bản khai báo cho hắn, vừa xem xong thì hắn đùng đùng nổi giận ném tờ khai xuống bàn và quát tháo:

“Anh khai báo thế này hả? Tại sao anh lại chép Chú Đại Bi vào đây? anh muốn tù rục xương ra không?”.

Vẫn thái độ bình tĩnh và từ tốn của một vị cao tăng thầy chậm rãi trả lời:

“Thì đây chính là những gì mà tôi đã làm và đã tụng niệm khi xưa, có thể thôi!”.

Hắn với vẻ mặt hầm hầm liệng cho thầy một tờ giấy khác để khai báo lại một cách thành khẩn để được sớm khoan hồng. Sáng ngày hôm sau, thầy nộp cho hắn một tờ thứ hai và trên tờ đó thầy chép lại thật nắn nót bài Kinh Bát Nhã. Đến đây thì hắn nổi điên lên và mạt sát thầy thậm tệ và đe dọa rằng thầy sẽ tù mọt gông và đừng mong sẽ được hưởng lượng khoan hồng. Thầy ung dung trả lời rằng:

“Các ông cứ việc giam giữ tôi bao lâu cũng được, tôi chỉ xin các ông hãy thả hết những người tù chính trị chế độ cũ mà các ông đang giam giữ mà thôi”.

Từ đó đến sau, chúng ít khi kêu thầy ra hỏi cung nữa cho đến mãi năm 87, trước khi có một đợt thả lớn tại trại Ba Sao Nam Hà thì trong các vị Tuyên Úy bị hỏi cung có tên thầy. Nhưng đặc biệt lần này chúng gọi thầy bằng thầy chứ không gọi là anh như trước nữa, tuy nhiên chúng vẫn dụ dỗ thầy nhận tội để được khoan hồng. Thầy trả lời rằng các ông cứ thả hết các ông đại đức tuyên úy ra đi vì họ chẳng có tội lỗi gì hết tất cả đều do tôi và họ đều làm theo chỉ thị của tôi hết, muốn gì thì cứ giữ tôi ở lại đến bao lâu cũng được. Chúng đành chào thua và chỉ vài tháng sau thì thầy có tên trong danh sách được thả ra khỏi trại cùng với tất cả các đại đức và những vị mục sư linh mục khác trong các Nha Tuyên Úy quân đội.

Thầy ở tù mười hai năm, một năm trong Nam và mười một năm lưu đày trong những trại giam được dựng lên nơi rừng thiêng núi độc miền Bắc.

Về miền Nam, thầy trở lại chùa Giác Ngạn trên đường Trương Minh Ký cũ ở Sài Gòn để lại lo Phật sự, cúng kiến giúp đỡ các gia đình Phật tử. Khi đi đâu tụng kinh thầy vẫn đơn sơ trong chiếc áo nâu sòng và phe phẩy chiếc quạt đã sờn rách và môi luôn nở nụ cười hiền hậu giống như một ông già nhà quê chất phát hiền lành.

Chùa Vĩnh Nghiêm có vời thầy ra nhưng thầy vẫn ở lại Giác Ngạn – ngôi chùa mà thầy góp công xây dựng lên và trụ trì cho tới khi mất nước – cho tới khi thầy viên tịch vài năm sau đó.

Viết xong ngày 28 tháng 4 năm 2004, mùa xuân tại Cali




28 March 2010

Mỹ-Hoa Dàn Trận - Bài Bốn


Thật ra, Trung Quốc không có bộ môn "dân vận" vì chuyện ấy không cần ở bên trong. Cơm áo và cái còng là hai đường rầy để người dân phải chạy cho phải đạo. Nhưng, Bắc Kinh cần hoạt động "kiều vận" để huy động, tuyên truyền và phái khiển cộng đồng Hoa kiều trên toàn thế giới, trong đó có những điệp viên nằm sâu trong xã hội địch. Mà họ gọi là "trầm để ngư". Những con cá lặn sâu ở dưới, trong vùng đất địch, trong dòng nước đục.

Nguyễn Xuân Nghĩa



Thuật Qủy Biển...

Viết đến bài thứ tư của loạt bài về chuyện Hoa Kỳ và Trung Quốc dàn trận thì người viết... hết chữ! Bèn nặn ra chữ mới...

Chúng ta có chữ gì để diễn tả nghệ thuật tác động vào nhận thức của thiên hạ về ta, về địch, nhằm lung lạc kẻ địch để đạt mục tiêu của ta? Tìm mãi trong kho ký ức mỏng như chôn đĩa, người viết đành xin phép các nhà chiến lược và Hán học thông thái mà bày ra một chữ khác. Bảo đảm là sai nhiều hơn đúng. Đó là "chiến lược quỷ biển".

"Quỷ" không chỉ là hồn ma hiện hình với tâm địa ác độc, mà còn có nghĩa là gian khôn, gian dối. "Biển" không chỉ có nghĩa là bể như... bể mánh - ôi thôi, trật rồi - như bể nước, biển cả, mà còn có nghĩa bần tiện, hẹp hòi, như biển lận. "Chiến lược quỷ biện" là mưu lược gian hùng, được hệ thống hóa trong mục tiêu chiến tranh, hay đấu tranh.

Và đấy là sở trường của nền văn hoá Trung Hoa, nay được cập nhật bởi "chủ nghĩa xã hội khoa học" trong mục tiêu gây ấn tượng sai về ta về địch để đạt kết quả là đưa Trung Quốc lên hàng bá quyền hiện đại. Và vì mục tiêu ấy mà đụng vào đệ nhất siêu cường toàn cầu hiện nay là Hoa Kỳ. Do đó, nói đến thuật quỷ biển hay chiến lược biến hóa từ chính qua kỳ - chiến lược kỳ biến - từ thực đến hư, là nói đến trận chiến về xây dựng nhận thức giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Đó là mục tiêu của bài viết hôm qua trên cột báo này.

Trong hệ thống lãnh đạo của Trung Quốc, Bắc Kinh có khoảng hai chục cơ quan cao thấp khác nhau có trách nhiệm về tình báo và gián điệp. Từ Bộ Công an đến Bộ Quốc an cho tới các Bộ "hiền lành" như Công nghiệp, Thông tin và Công nghệ, chưa nói đến cơ chế đối ngoại của Bộ Ngoại giao, v.v... Từ các cục, phòng, trong Quân ủy Trung ương hay Quân đội Giải phóng Nhân dân và Cảnh sát Võ trang tới các cơ quan về điện tử, điện báo hoặc hiền khô như các viện nghiên cứu.

Ở vòng ngoài của cả một hệ thống dụng gián ấy là một trận tuyến kiều vận và địch vận, những trung tâm nghiên cứu về Khổng tử và các Viện Khổng tử.

Đối tượng được họ ưu tiên chiếu cố là Hoa Kỳ.

Nhìn từ nước Mỹ, trong 142 quốc gia đã tính ra vào nhòm ngó nước Mỹ trong mục tiêu tình báo về an ninh và kinh tế, thì Trung Quốc đứng đầu, với đòn phép ngày càng nhiều và càng tinh xảo. Giới chức hữu trách Mỹ tất nhiên là biết vậy và còn biết hơn những gì họ phải điều trần trước Quốc hội để phổ biến cho công chúng.

Nhưng công chúng thì có thể quên cái mặt hiền lành tử tế của kế hoạch Khổng tử.

Kế hoạch này do Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc phát động năm 2004 và chỉ định nàng Trần Chí Lập thi hành. Kiều nữ họ Trần này là một quái chiêu của đất Phúc Kiến, Ủy viên Bộ Chính trị, cựu Tổng trưởng Gíáo dục và Phó Chủ tịch Thường vụ Quốc hội, nổi danh nhờ vụ tàn sát giáo phái Pháp luân công. Đàn bà dễ có mấy tay!

Cho nên sau nàng Trần Chí Lập, tới lượt nàng Lưu Việt Đông của đất Giang Tô được ủy thác cho việc xua đức Thánh Khổng ra trận tuyến tuyên truyền quốc tế.

Thật ra, Trung Quốc không có bộ môn "dân vận" vì chuyện ấy không cần ở bên trong. Cơm áo và cái còng là hai đường rầy để người dân phải chạy cho phải đạo. Nhưng, Bắc Kinh cần hoạt động "kiều vận" để huy động, tuyên truyền và phái khiển cộng đồng Hoa kiều trên toàn thế giới, trong đó có những điệp viên nằm sâu trong xã hội địch. Mà họ gọi là "trầm để ngư". Những con cá lặn sâu ở dưới, trong vùng đất địch, trong dòng nước đục.

Ngoài hoạt động "kiều vận" thì còn chuyện "địch vận". Đánh vào lòng tham, tư duy và cơ chế của địch để tìm người hợp tác, để "thống nhất chiến tuyến" hầu... "bất chiến tự nhiên thành". Khuất phục kẻ địch mà không cần dụng binh.

Kế hoạch Khổng tử nằm trong chiều hướng kiều-địch vận đó, ở bên ngoài.

Năm năm sau, tính đến tháng 10 vừa qua, thế giới bỗng thấy các miếu Khổng tử hay viện Khổng học mọc lên như nấm, đã lên tới 522 cơ sở! Và theo chỉ tiêu thì sẽ phải tới một ngàn trong vòng năm năm tới...

Khổng tử là nhân vật hiền lành, đôi khi không tử tế, nhưng là một nhà giáo kiêm tư vấn quốc tế - international consultant - có hạng, dù là thất nghiệp dài dài trong thời lưu vong. Về trí tuệ, chưa chắc ông đã hơn các nhân vật cùng thời hay đời sau. Nhưng ông... gặp may. Vì các bạo chúa đều khoái lý luận về kỷ cương trật tự và về tinh thần nô lệ được định chế hóa bằng trò tam cương ngũ thường, tam tòng tứ đức.
Họ dựng ông lên, cho các Nho thần xì xụp lạy bên dưới để dạy cả nước về cách bảo vệ ngai rồng!

Chu Nguyên Chương đời Minh hay Mao Trạch Đông đời Cộng đều nâng Khổng tử và triệt Mạnh tử vì ông Mạnh này lỡ nói ra điều không phải đạo là "dân vi quý, xã tắc thứ chi và quân vi khinh." Quân mới là vi quý, đảng mới là lãnh đạo bất khả tư nghị! Thế rồi, trong việc tranh đoạt quyền bính thời Đại Văn Cách, sau khi diệt Lâm Bưu, thì Mao cho người đẹp Giang Thanh phát động chiến dịch "Phi Lâm - Phi Khổng". Các học giả Tây phương bèn xúm vào nghiên cứu và nhiều học giả của ta thì nồng nhiệt bảo vệ đức Thánh Khổng. Bi thảm!

Vì bây giờ bốn chục năm sau, Khổng tử lại được phục hồi danh dự và đưa ra trận làm tụ điểm kiều vận, và tâm điểm toả ra nhiều mũi công về địch vận.

Và, tuyệt vời trong nghệ thuật quỷ biển, Bắc Kinh xua các bà ra làm nguyên soái. Chẳng ai tin là các nàng họ Trần, họ Lưu này lại là những con ác phụ có gian ý! Họ gọi đó là "soft power". Sợi dây hồng của cái còng số tám!

Hoa Kỳ có biết chuyện ấy không?

Làm sao không biết khi mà độc giả chúng ta còn đọc ra chuyện ấy trên trang báo này! Họ phải theo dõi, nghiên cứu và rút kết luận. Kết luận ra sao thì ta chưa biết vì nó cũng thiên biến vạn hóa. Điều mà người Mỹ không biết, hoặc không thèm biết vì quá nhỏ, là trong cộng đồng người Mỹ gốc Hoa, những Chen này Hu kia, các em nhỏ đều ngay tình tin rằng Tây Tạng hay Việt Nam là lãnh thổ của Trung Quốc! Người Mỹ không thèm để ý đến chuyện ấy.

Chúng ta thì nên... thèm.

Vì nếu con em chúng ta trong học đường của Mỹ không hề quan tâm đến chuyện Bản Giốc Nam Quan hay Bauxite thì có ngày chúng sẽ nói như người Mỹ gốc Tầu, rằng xưa nay Việt Nam hay Tây Tạng vẫn là chư hầu của Trung Quốc mà!

Do đó, trong trận đấu Mỹ-Hoa đầy hoa mỹ kỳ ảo, có cả số phận của Việt Nam. Đó là lý do tại sao mình nên tìm hiểu trận này. Vì khi trận chiến bùng nổ theo kiểu toàn diện, hư thực, chúng ta sẽ đứng đâu, làm gì và cho ai? Một cách tìm ra giải đáp chính là nhìn thấu cái chất quỷ biển của chiến lược. Từ đó, may ra ta sẽ hiểu chuyện bauxite hoặc những đấu đá hiện nay cho Đại hội tới của Đảng Cộng sản.

Và dù có ngây thơ khờ khạo vì không có bốn ngàn năm văn hiến như chúng ta, Hoa Kỳ cũng biết thế nào là "dục cầm cố tung" trong "Tam thập lục kế". Hay lời dạy của Tôn tử, rằng muốn bắt thì tha. Muốn thắng thì lùi. Trong thế giới mua bán, muốn mua rẻ thì cứ để kẻ kia nói thách. Kinh tế học gọi đó là hiện tượng bong bóng. Cứ dướng lên cho nổ tan tành.

Hèn gì, trong khi Hoa Kỳ phàn nàn về những manh động của Bắc Kinh, thị trường bỗng ngó vào bong bóng Trung Quốc. Tay quỷ biện thì ngồi chờ ngày bóng bể để giầu to!
Trận đấu Mỹ-Hoa có khi lại là trò thổi bóng! Và thổi lên chuyện giả để chiếm lấy lợi thực thì có ai bằng dân Mỹ?


NGUYỄN XUÂN NGHĨA


Mỹ-Hoa Dàn Trận - Bài Ba


Các viện Khổng học này chỉ là những trung tâm tuyên truyền và vận động tư tưởng do Bộ Giáo dục Trung Quốc thiết lập theo chủ trương của của Thường vụ Bộ Chính trị. Từ những viện đầu tiên lập tại... Trung Á vào tháng Sáu năm 2004 - do tiền viện trợ của Trung Quốc - họ đã có hơn 300 viện tại gần tám chục quốc gia vào cuối năm 2008. Chỉ tiêu của Bắc Kinh là năm nay sẽ có 500 viện, 10 năm nữa sẽ có ngàn viện. Với dân số cực đông, và một cộng đồng Hoa kiều rất sinh động, Bắc Kinh có nguồn nhân lực dồi dào cho nỗ lực tuyên truyền ấy. Chưa kể đến mục tiêu tình báo hay nghệ thuật "dụng gián" được Tôn tử nói tới trong thiên cuối của Tôn tử Binh pháp!

Nguyễn Xuân Nghĩa



Yếu tố nhận thức trong trận đấu...

Chịu ảnh hưởng từ nền văn hoá Trung Hoa, chúng ta đều biết câu danh ngôn nói là của Tôn Vũ tử. "Biết mình biết người, trăm trận trăm thắng".

Thật ra, trong thiên "Mưu công" của cuốn "Tôn tử Binh pháp", người được cho là Tôn Vũ có chỉ ra như thế này: "Biết mình biết người, trăm trận không nguy. Không biết người mà biết mình, một được một thua. Không biết người không biết mình, hễ đánh là nguy". Vấn đề ở đây là cái "biết". Phải biết về mình, về người và còn phải làm cho người biết sai về mình... Vì thế, chuyện "nhận thức" hay đánh giá, mới là hệ trọng, trước khi lâm trận.

Mà là trận gì?

Chịu ảnh hưởng của nền văn hoá Trung Hoa, chúng ta đều có thói suy nghĩ khá lười biếng. Rằng Trung Quốc có truyền thống "trọng văn khinh võ". Lãnh đạo Bắc Kinh đang muốn thiên hạ cũng nghĩ như vậy, khi phát huy - tuyên truyền - chủ trương "quật khởi hoà bình". Bauxite là trò quật khởi đó tại Việt Nam.

Thật ra, văn hoá Trung Quốc có một kho tàng đồ sộ về nghệ thuật chiến tranh, về binh pháp.

Nói cho ngắn gọn, họ có cả một nền văn hoá về "đấu tranh" và rất nhiều tài liệu giá trị, kể cả bộ "Võ kinh thất thư", bảy cuốn sách mà người Việt nào cũng nghe nói đến như Lục Thao của Lã Thái công (Khương Tử Nha), Tam Lược (tương truyền là của Hoàng Thạch công), Tôn tử Binh pháp của Tôn Vũ, Ngô tử của Ngô Khởi, Uý Liêu tử của Uý Liêu, Tư Mã pháp của Tư Mã Nhương Thư, và cuốn Đường Thái tông - Lý Vệ công vấn đối. Các cuốn sách ấy có thể xuất hiện về sau, không nhất thiết là của những tác giả kể trên, và còn được các chiến lược gia đời sau bình nghị, bổ túc. Nhưng nhìn như vậy, văn hoá Trung Quốc không chỉ "trọng văn".

Hơn thế nữa, nền văn hóa đó cũng không đơn giản chia ra hai cõi văn-võ mà biết tổng hợp và nhấn mạnh đến sự thật là trong văn có võ - nghệ thuật tuyên truyền - trong võ có văn - nghệ thuật lung lạc chính trị bằng quân sự - và phát huy hình thái đấu tranh toàn diện, kết hợp cả văn lẫn võ.

Người Việt chúng ta đều ham đọc truyện Tầu và hiểu ra những điều trên khi nhớ tới nào Đông Chu Liệt Quốc, nào Chiến Quốc Sách, Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa, hay Thủy Hử, v.v... Một số người quan tâm thì càng biết ra điều ấy khi đọc "Quân trung Từ mệnh tập" của Nguyễn Trãi....

Nói cho gọn, giữa các quốc gia với nhau, việc tranh đua về quyền lợi là một thực tế khách quan. Giải pháp lý tưởng là giành tối đa quyền lợi cho mình mà không phải dụng binh.

Trong tinh thần ấy, ta có thể hiểu ngay là trận đấu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc không đơn giản là võ trang, với ưu thế hiển nhiên vẫn đang thuộc về Hoa Kỳ, ít ra trong nửa thế kỷ nữa. Lãnh đạo Bắc Kinh cũng biết vậy nên không chơi dại. Họ nói "chủ hòa" để khỏi bị tổn thất nhưng vẫn đấu tranh để khai thác tinh thần "phản chiến" của nước Mỹ hầu có thể thắng mà khỏi đánh. Họ đánh vào nhận thức của dân Mỹ, tác động vào cái "biết" của nước Mỹ về chính họ trong khi tăng cường cái "biết" của chính họ về nước Mỹ.

Và trận đánh ấy không giới hạn vào quân sự mà còn là kinh tế, ngoại thương, ngoại giao, tình báo, tuyên truyền...

Trong cuộc đấu trí về nhận thức, họ chủ yếu tác động vào nhận thức của những người Mỹ tạo ra dư luận (xin tạm gọi là "học giả") và những người có trách nhiệm giúp lãnh đạo Hoa Kỳ làm ra chánh sách. Khi phiên dịch tài liệu của các "học giả" Mỹ, người Việt ta càng nên cẩn thận để khỏi rơi vào trò chơi "gây ra sự lầm lạc trong nhận thức" mà Trung Quốc đang ráo riết thi hành.

Người viết sở dĩ phải nhắc tới điều ấy khi thấy một số bài tham luận của các học giả Hoa Kỳ về Trung Quốc đã được hồn nhiên phổ biến trong cộng đồng người Việt. Và càng phải nhấn mạnh tới điều ấy khi từ giữa năm 2004, Bắc Kinh lập kế hoạch xây dựng các "Viện Khổng học".

Các viện Khổng học này chỉ là những trung tâm tuyên truyền và vận động tư tưởng do Bộ Giáo dục Trung Quốc thiết lập theo chủ trương của của Thường vụ Bộ Chính trị. Từ những viện đầu tiên lập tại... Trung Á vào tháng Sáu năm 2004 - do tiền viện trợ của Trung Quốc - họ đã có hơn 300 viện tại gần tám chục quốc gia vào cuối năm 2008. Chỉ tiêu của Bắc Kinh là năm nay sẽ có 500 viện, 10 năm nữa sẽ có ngàn viện. Với dân số cực đông, và một cộng đồng Hoa kiều rất sinh động, Bắc Kinh có nguồn nhân lực dồi dào cho nỗ lực tuyên truyền ấy. Chưa kể đến mục tiêu tình báo hay nghệ thuật "dụng gián" được Tôn tử nói tới trong thiên cuối của Tôn tử Binh pháp!

***

Nhìn qua bên này, về phía Hoa Kỳ, ta có thể giật mình, e ngại.

Trước nền văn hoá Trung Hoa lấy việc đánh lừa là nghệ thuật cao điệu - và có chính nghĩa - trên trường ganh đua về quyền lợi, dường như Hoa Kỳ là một xứ chậm tiến vì quá trẻ! Nhìn rộng ra ngoài, ta còn nghĩ rằng cả khối Tây phương cũng thế. Quanh đi quẩn lại chẳng lẽ chỉ có cuốn "Về Chiến tranh" của Carl von Clausewitz hay uyên bác lắm thì có cuốn "Lịch sử trận chiến Peloponnesian" của Thuycidides? So với Võ kinh Thất thư thì hơi mỏng!

Huống hồ, Hoa Kỳ còn là một xã hội cởi mở, nơi mà không ai được có độc quyền chân lý và mọi việc đều phải công khai hóa. Trong môi trường đó, Trung Quốc tha hồ tung hoành.

Chuyện thứ hai là trong trường đấu tranh ấy, Trung Quốc tận dụng hai mặt "chính" và "kỳ".

Chính là mặt dương, nghĩa là sự thể như vậy không tẩy xoá; kỳ là mặt âm, là sự thể được dàn dựng trong ý hướng xuyên tạc để gây lầm lạc. Thực và hư, chính và kỳ là hai mặt sáng/tối của một vấn đề, và của cách đặt vấn đề. Hoa Kỳ thì dường như trái ngược. Phản ứng minh bạch hoá của một xã hội cởi mở khiến mọi việc đều trở thành công khai cho mọi người bình nghị. Nếu như Chính quyền Hoa Kỳ có ý dựng ra chuyện "hư" để thi hành gian kế theo kiểu "kỳ binh" thì âm mưu sẽ được truyền thông và đối lập phanh phui với tốc độ điện tử. Một thí dụ nóng hổi là lý do hay lý cớ khai mở chiến dịch Iraq của Tổng thống George W. Bush.

Như vậy thì... đánh đấm làm sao?

***

Thật ra, chúng ta nên nhìn lại nước Mỹ.

Nói về nghệ thuật gây ấn tượng để chi phối nhận thức và quyết định của người khác thì ai có thể vượt qua... nghề quảng cáo hay tiếp thị của Mỹ? Cả một bộ môn tận dụng kỳ binh đã và đang được giảng dạy trong các đại học và thi hành hàng ngày, hàng giây trên doanh trường, màn ảnh, mặt báo. Và các chính trị gia Hoa Kỳ cũng là bậc sư, với những nhà tư vấn consultant về nghệ thuật gây ấn tượng.

Trung Quốc có một đảng độc quyền gây ấn tượng - có nghệ thuật tạo ra ấn tượng - và tận dụng việc lung lạc người khác bằng "chiến lược kỳ biến". Hoa Kỳ có cả nước hàng ngày sinh hoạt trong thế giới hư hư thực thực đó. Và trí thông minh của nhiều người Mỹ chính là moi ra ẩn ý của những trò ma mãnh ấy, hầu vượt qua bằng những trò còn ma mãnh hơn!

Ngoài nghệ thuật quảng cáo tuyên truyền trên doanh trường và trong chính trường, Hoa Kỳ còn có cả một kỹ nghệ gây ấn tượng - trong phim trường. Đó là bộ môn điện ảnh! Chống Mỹ hay phản chiến nhất thì ta có thể thấy qua nhiều bộ phim xuất sắc, đã hốt bạc mà còn được giải thưởng! Nhưng, ngợi ca tự do cá nhân hay quyền dân và đả kích âm mưu độc tài hoặc chính trị gian trá thì cũng là đề tài của nhiều tác phẩm cực hay!
Khán giả sẵn sàng bỏ tiền đi xem các đạo diễn hay tài tử lừa mình ra sao, đề cao chuyện gì và đả kích những ai. Khán giả, hay thị trường, tạo ra một trường ganh đua về nghệ thuật gây ấn tượng. Trong cái cảnh thật sự trăm hoa đua nở trăm nhà tranh hơi như vậy, người dân có toàn quyền chọn lựa và ngợi ca những người có tài nhất trong nghệ thuật biến hoá hư thực. Hoa Kỳ đã mặc nhiên dân sự hoá và đại chúng hoá chuyện chính-kỳ. Và không chấp nhận kiểm duyệt!

Cai trị một xã hội như vậy quả là mệt. Mà sướng!

Nói đến chuyện cai trị, lãnh đạo Hoa Kỳ chỉ là loại sinh vật phù du.

Dân biểu thì hai năm phải xin phiếu một lần; Thống đốc thì thường là bốn năm, y như các Tổng thống; Nghị sĩ thì có sáu năm. Trong suốt giai đoạn thường xuyên có bầu cử như vậy, xã hội dân sự của Mỹ vẫn vận hành. Và bộ máy quản trị quốc gia về mọi mặt, vẫn hàng ngày hàng giờ làm việc. Việc bảo vệ quyền lợi và an ninh của nước Mỹ cũng thế....

Biết bao cơ quan hữu trách của Hoa Kỳ đang hàng giờ hàng giây tổng hợp tin tức bên trong và bên ngoài về những điều mà... Tôn tử quan tâm. Trước hết là "đạo" - cái gì thì hợp ý thiên hạ, thuận với lòng dân... ở đâu? Kế đó là "thiên", là điều kiện thiên văn khí hậu thời tiết, và cả nguy cơ thiên tai. Ba là "địa", nghĩa là đia dư hình thể và điều kiện sinh hoạt hay sản xuất... ở mọi nơi. Sản phẩm gì sẽ mất mùa mà tăng giá và ở nơi đâu, là câu hỏi không chỉ có thị trường mới quan tâm tìm hiểu! Bốn là "tướng", hệ thống nhân sự có trách nhiệm ở các nơi khác, nước khác. Thí dụ như Tập Cận Bình hay Lý Khắc Cường sẽ thay thế Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo là những ai, được phe nào ủng hộ, phe nào chống đối và khi cầm quyền thì sẽ tính sao, căn cứ trên xuất xứ, quan hệ thân tộc hay quá trình làm việc của họ....

Cứ như vậy, như bầy kiến hàng ngày thi hành những chức năng gần như bản năng của mình, hệ thống nhân sự có trách nhiệm trong chính quyền vẫn thu thập, phân tách và tổng hợp rồi cập nhật mọi dữ kiện và... để đó trên bàn của thượng cấp. Họ có nhiệm vụ chuẩn bị cho thượng cấp phương thức đối phó trước mọi tình huống, và phương thức ấy gồm có nhiều cách khác nhau! Việc gì cũng có plan A, plan B, với từng thông số cân nhắc lợi hại cho từng kịch bản và kế hoạch hay giải pháp.

Và thành phần nhân sự này cũng chỉ là người dân, quân nhân hay công chức, tức là sinh hoạt trong một xã hội cởi mở đầy sáng kiến và trí tưởng tượng!

Lãnh đạo Hoa Kỳ không thuộc loại ba đầu sáu tay. Bộ máy tham mưu ở dưới thì quả là ba đầu sáu tay, có khi đánh nhau chí tử bằng các tác động lên thượng cấp hoặc tiết lộ cho truyền thông. Đâm ra nhiều kế hoạch gọi là "mật" cứ bị phanh phui trên báo, thậm chí còn được khuyến khích phanh phui trên màn ảnh. Kết quả? Kết quả là nhận thức của thiên hạ - kể cả thiên hạ ở Trung Quốc - về sự gian manh của nước Mỹ khi chuẩn bị sẵn cả chục kế hoạch khác nhau mà kế hoạch nào cũng đều là "thực". Nhưng vẫn chỉ là "hư" khi chưa được áp dụng.

Trong cõi hư hư thực thực đó, lãnh đạo Mỹ tính sao thì ít ai biết. Và khi thi hành thì họ có thể ngay tình, nói thật, rằng điều ấy đã được nói ra rồi!

Khi Đại tướng David H. Petreaus, Tư lệnh Quân khu Centcom tại Trung Đông và Trung Á, nói đến kế hoạch rút quân khỏi Iraq sau cuộc bầu cử, ông nói thật vì Mỹ có kế hoạch ấy, đã được Tổng thống Barack Obama công khai hoá. Hai ngày sau Tướng Petreaus, một vị Tướng dưới quyền của ông Petreaus, là Raymond T. Odierno, Tư lệnh Chiến trường Iraq, lại tuyên bố là Hoa Kỳ có Kế hoạch B về việc rút quân, nếu như tình hình tại chỗ đòi hỏi. Tướng Odierno không thể nói sai, kế hoạch này cũng có thật và sẽ có thể áp dụng...

Cả hai vị Tư lệnh đều là những viên tướng có tài và không là chính khách. Họ đều nói thật mà gây ra những ngờ vực về thực hư cho các phe trong cuộc tại Iraq. Và cho các đấng con trời ở Trung Quốc.

Kết luận của Bắc Kinh: Hoa Kỳ là loại con buôn ưa lật lọng! Không sai lắm, nhưng rất khó đoán là khi nào sẽ lật lọng! Trong khi ấy, người dân của xứ nào được sống tự do và hạnh phúc hơn?

***

Bây giờ, ta kết thúc bằng trận đấu giữa con buôn với gian thương. Giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc.

Từ cả trăm năm nay, từ khi trở thành cường quốc rồi siêu cường kỹ nghệ, Hoa Kỳ có một chiến lược kinh tế - ngoại giao nhất quán. Đó là dùng kinh tế để tranh thủ hậu thuẫn ngoại giao, chính trị và an ninh của các nước khác. Mục tiêu là để không cường quốc nào có thể thách đố quyền lợi của Mỹ trên toàn cầu. Phương thức là "phát triển ngoại thương tự do", cụ thể là mở cửa cho các nước bán hàng vào Mỹ. Càng "thân Mỹ" càng dễ bán hàng! Bị Hoa Kỳ khuất phục sau Thế chiến II, Nhật Bản đã nhờ chiến lược kinh tế ấy của Mỹ mà bán hàng cho Hoa Kỳ và trở thành cường quốc kinh tế rồi chủ nợ của Mỹ. Cho tới 1990 thì tanh bành mà có phải là vì âm mưu của Mỹ đâu.

Ai biết được!

Nói ra thì ít người hiểu vì chưa quan tâm vào chuyện kinh tế: xuất cảng chỉ chiếm 15% tổng sản lượng Mỹ nên không là chuyện sinh tử. Ngược lại, nhập cảng của Mỹ là chuyện sinh tử cho nhiều xứ khác. Và thị trường tiêu thụ cực lớn của Hoa Kỳ là nguồn sống cho người dân của nhiều quốc gia, là lẽ thành bại của lãnh đạo nhiều nước.
Trong trò chơi xuất nhập ấy, doanh nghiệp Mỹ đóng chốt ở cả hai đầu. Bước vào Hoa Lục dạy cho doanh nghiệp Trung Quốc nghệ thuật bán hàng vào Mỹ là một đầu. Đầu kia là đứng đợi bên này để lại kiếm lời nữa.

Như vậy, việc nhập cảng rất mạnh và bị nhập siêu là cái giá kinh tế mà nước Mỹ sẵn sàng trả để đạt mục tiêu chiến lược là chi phối xứ khác bằng kinh tế, bằng miếng ăn. Xuất cảng mà giảm là các xứ này có thể khốn đốn. Doanh nghiệp và chính quyền Mỹ đã từng giúp Trung Quốc và cả Việt Nam trong chiến lược ấy rồi lãnh đạo hai nước trở về nói phét với thần dân u mê của họ. Là... giỏi hơn Mỹ và lừa được Mỹ.

Thu được tiền Mỹ thì lại rửa sạch và đem qua Mỹ đầu tư!

Thế rồi vụ khủng hoảng 2008 bùng nổ khiến kinh tế thế giới suy trầm và Trung Quốc điêu đứng nên phải dốc sức xuất cảng và lại gây tranh luận về hối suất quá thấp của đồng Nhân dân tệ. Bên này chiến hào rộng bằng cả Thái bình dương, Hoa Kỳ cũng điêu đứng vì kinh tế suy trầm, thất nghiệp cao và bội chi kỷ lục.

Đấy là lúc Tổng thống Obama tung ra quốc sách: xuất cảng!

Mục tiêu là nhân đôi số xuất cảng từ nay đến 2015 để tạo thêm hai triệu việc làm, cụ thể là mỗi năm Mỹ phải xuất cảng thêm 15 tỷ Mỹ kim. Ông Obama tuyên bố điều ấy hôm 11 Tháng Ba và gây chấn động lớn cho quốc gia đang sống nhờ xuất cảng tới 40% tổng sản lượng là Trung Quốc khi nói tới hối suất thiếu cơ sở tự do của đồng Nhân dân tệ. Vì thế mà trận đấu Mỹ-Hoa mới có nguy cơ bùng nổ, trước tiên trên bình diện ngoại thương mậu dịch. Nhưng với Bắc Kinh thì đây là một trận chiến toàn diện và họ đang tác động vào nhận thức của nhiều người.

Nhìn từ bên này, ta nên chú ý tới sự kiện là Hoa Kỳ của ông Obama đang đi ngược quy luật gần trăm năm của nước Mỹ. Đó là ông muốn dùng ngoại giao chính trị để thúc đẩy riêng một vế xuất cảng thay vì để phát triển ngoại thương. Trận chiến Mỹ-Hoa càng dễ bùng nổ và lần này Mỹ sẽ càng mất đồng minh.

Chuyện ấy, xin để một kỳ sau!


NGUYỄN XUÂN NGHĨA


Mỹ-Hoa Dàn Trận - Bài Hai


Là Trung Quốc không nên tiếp tục cạnh tranh nhờ tiền rẻ để xuất cảng ra ngoài mà phải nâng cao khả năng tiêu thụ nội địa - nâng cao lượng nhập cảng - bằng cách tăng hối suất đồng bạc. Tức là phải cho người dân được hưởng công lao sản xuất của mình và nhập cảng nhiều hơn từ các xứ khác hầu quân bình lại cán cân ngoại thương của thế giới. Việc điều chỉnh ấy là cần thiết cho thế giới và cho chính Trung Quốc. Nhưng dù lãnh đạo Bắc Kinh có muốn như vậy từ lâu, họ vẫn không làm được vì những chứng tật ngay trong cơ chế kinh tế chính trị của Trung Quốc.

Nguyễn Xuân Nghĩa



...Yếu tố kinh tế trong trận đấu...

Mở đầu cho loạt bài về những mâu thuẫn thậm chí xung đột sắp tới giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, chúng ta cần nhìn lại quan hệ của hai nước trên đại thế.

Người ta thường cho là Hoa Kỳ chi tiêu bừa phứa, lại còn mắc nợ nặng nề sau vụ khủng hoảng tài chánh năm 2008 và nạn suy trầm kinh tế năm 2008-2009. Trong khi đó, Trung Quốc tiết kiệm tối đa và làm chủ một lượng dự trữ ngoại tệ tương đương với 2.400 tỷ Mỹ kim mà đa số được lưu giữ dưới dạng đầu tư vào thị trường Mỹ. Vì vậy, Hoa Kỳ thành quốc gia khách nợ và Trung Quốc là quốc gia chủ nợ, cho nên hai nước đều cần nhau, với thế thượng phong thuộc về chủ nợ.

Nhận xét ấy thật ra phiến diện và không phản ảnh đúng sự thể, nhưng cứ được nhiều "học giả" Mỹ lưu truyền, với sự hoan hỉ của Bắc Kinh và sự sốt sắng phiên dịch của truyền thông Việt ngữ.

Trước hết, như tại nhiều quốc gia khác trên địa cầu từ khi có tự do giao dịch kinh tế, Hoa Kỳ có gặp chu kỳ suy trầm từ cuối năm 2007 và bị khủng hoảng tài chánh năm 2008 sau vụ bể bóng đầu tư trên thị trường gia cư từ năm 2006. Vụ khủng hoảng ấy lan rộng khiến nước Mỹ bị coi là thủ phạm của mọi tai họa kinh tế ở nơi khác. Điều ấy không chính xác nếu ta thấy là Âu Châu chưa ra khỏi suy trầm và đang mấp mé khủng hoảng tài chánh vì những chứng tật riêng. Lại càng không chính xác khi ta nhìn qua đầu máy kinh tế thứ nhì là Nhật Bản, bị suy trầm và khủng hoảng từ hai chục năm trước sau vu bể bóng gia cư địa ốc và cổ phiếu năm 1990.

Chẳng những điều ấy không chính xác mà lại không đầy đủ: Trung Quốc có góp phần cho vụ khủng hoảng năm 2008 tại Mỹ, là điều thiên hạ ít biết vì không quan tâm đến kinh tế quốc tế.

Nhắc lại thì Hoa Kỳ có trách nhiệm trong sự bất cẩn vì tinh thần hồ hởi sảng truyền thống của nước Mỹ, nên nhập cảng ào ạt và vay mượn lung tung. Bên kia Thái bình dương, Trung Quốc là nơi mà dân chúng có tâm lý bất an cũng truyền thống nên thắt lưng buộc bụng và tiết kiệm rất cao. Họ còn bị nhà nước thắt lưng buộc bụng để xuất cảng bằng mọi giá cho nhà nước thu về ngoại tệ, lập ra một kho tài sản tung hoành trên thế giới.

Đáng lẽ, kho tài sản ấy đã có thể được đầu tư vào bên trong để nâng cao mức sống toàn dân. Hoặc nhà nước Bắc Kinh đã có thể nâng cao hối suất đồng bạc của mình (đồng Nguyên, hay Nhân dân tệ) để nâng lợi tức người dân. Nhưng lãnh đạo Bắc Kinh không tính như thế. Họ giữ hối suất thấp - nôm na là giàng giá đồng Nhân dân tệ vào đồng Mỹ kim theo tỷ giá cố định và giả tạo - để chiếm ưu thế nhờ xuất cảng với giá rẻ. Rồi có ngoại tệ trong tay, họ đầu tư ngược vào Mỹ để kiếm lời trên một thị trường an toàn hơn là... thị trường Hoa Lục.

Kết quả, đúng hơn, phải nói là hậu quả, là Trung Quốc tạo ra một nguồn tiền lưu hoạt cực lớn, tới cả ngàn tỷ Mỹ kim, được chảy vào thị trường Mỹ.

Nguồn tiền ấy có góp phần làm giảm lãi suất tại Mỹ và thổi lên bong bóng đầu tư. Lãi suất càng hạ, dân Mỹ càng phóng tay chi tiêu nên càng bị nhập siêu về ngoại thương và càng đưa ngoại tệ vào tay Bắc Kinh để lại thổi qua Mỹ. Nói ví von thì dân Mỹ lạc quan như trẻ thơ thích chơi ma túy, Bắc Kinh là người cung cấp!

Sau khi bị Mỹ phàn nàn về việc định giá đồng bạc quá thấp, Bắc Kinh sợ bị trả đũa nên từ tháng Bảy năm 2005 đến tháng Bảy năm 2008, đã tiệm tiến nâng tỷ giá đồng Nguyên khoảng 20% - ghi cho dễ nhớ, thực tế là gần 21%. Thế rồi khi thấy kinh tế thế giới bị suy trầm, từ tháng Bảy năm 2008, Bắc Kinh lại ấn định đồng bạc theo hối suất thấp, rồi tung kế hoạch kích thích kinh tế và khuyến khích xuất cảng bằng trợ giá.
Để tiếp thục thu thêm ngoại tệ về làm dự trữ.

Nói vắn tắt, Bắc Kinh có góp phần gây ra khủng hoảng tài chánh toàn cầu vì tiếp tục bơm tiền. Và nay còn đình chỉ khả năng điều chỉnh của thế giới - của Mỹ và các nước công nghiệp khác.

Chuyện điều chỉnh ấy là như thế nào?

Là Trung Quốc không nên tiếp tục cạnh tranh nhờ tiền rẻ để xuất cảng ra ngoài mà phải nâng cao khả năng tiêu thụ nội địa - nâng cao lượng nhập cảng - bằng cách tăng hối suất đồng bạc. Tức là phải cho người dân được hưởng công lao sản xuất của mình và nhập cảng nhiều hơn từ các xứ khác hầu quân bình lại cán cân ngoại thương của thế giới. Việc điều chỉnh ấy là cần thiết cho thế giới và cho chính Trung Quốc. Nhưng dù lãnh đạo Bắc Kinh có muốn như vậy từ lâu, họ vẫn không làm được vì những chứng tật ngay trong cơ chế kinh tế chính trị của Trung Quốc.

Trong khi ấy, Bắc Kinh thực tế dựa vào khối ngoại tệ dự trữ làm đảm bảo cho hệ thống tiền tệ và ngân hàng của Trung Quốc! Nếu không, xứ này sẽ bị khủng hoảng. Khi nhìn lại toàn cảnh như vậy, ta thấy Bắc Kinh cũng cần Hoa Kỳ và mong là dân Mỹ sớm ra khỏi suy trầm để tiếp tục cấp cứu kinh tế Hoa Lục bằng cách lại tiêu xài như Mỹ và nhập cảng tưng bừng!

Vì không hiểu điều ấy, hoặc vì gian ý - từ các cơ sở đầu tư có quan hệ với thị trường Hoa Lục và các học giả hay chính khách Mỹ được Trung Quốc viện trợ, hà hơi tiếp sức - người ta mới lưu truyền lý luận rằng Hoa Kỳ là khách nợ nên không thể cưỡng chống Trung Quốc hoặc lớn tiếng đả kích Bắc Kinh về chuyện hối suất đồng Nguyên. Nhiều người còn uyên bác cảnh báo là nếu Mỹ tiếp tục tăng chi vô trách nhiệm hoặc tiêu xài phóng túng thì đồng Mỹ kim sẽ mất ưu thế của một ngoại tệ dự trữ. Bắc Kinh cũng nương theo đó mà từ năm 2008 bắn tiếng dọa nạt là họ sẽ đánh gục đồng đô la hoặc sẽ đưa đồng Nguyên lên hàng "ngoại tệ dự trữ".

Một nét khôi hài phản ảnh sự mù lòa kinh tế hoặc gian manh chính trị. Lý do là muốn thành một ngoại tệ dự trữ có khả năng lưu hành toàn cầu thì đồng Nhân dân tệ phải được thả nổi đã! Là chuyện Bắc Kinh chưa thể làm được!

Trên đây là vài điểm khái quát về tình hình đôi bên, về "tương quan lực lượng" giữa hai cường quốc. Nó không đơn giản như nhiều người nghĩ. Và sẽ còn trở thành phức tạp hơn khi Tổng thống Barack Obama và Lưỡng viện Quốc hội đều khẳng định nhu cầu gia tăng xuất cảng để tạo thêm việc làm - và còn nêu đích danh thủ phạm là Trung Quốc khi lũng đoạn thị trường bằng đồng Nguyên.

Vì vậy mà hai nước đang dàn trận cho một cuộc đấu trí toàn diện, nhưng đều mong là không đi tới đấu lực.

Trong vụ đấu trí, Trung Quốc có một ưu điểm... tiền kiếp. Đó là lời khuyên trong Binh pháp Tôn tử "Không đánh mà khuất phục được người mới là sáng suốt nhất". Cả một nền văn hóa về mưu lược chính trị đã thấm nhuần triết lý đó. Muốn thế, phải dụng mưu - kể cả làm chuyện dối trá - phải đánh đòn ngoại giao để tranh thủ người này, ly gián người kia, chứ dụng binh rồi đánh thành mới lả dở nhất. Từ đó, và cho đến ngày nay, lãnh đạo Bắc Kinh vẫn có "chiến lược kỳ biến" là gây ra nhận thức giả tạo về ta (Trung Quốc) và về địch (Hoa Kỳ trong trường hợp này) và cả mưu "gây ấn tượng" (tốt về ta và xấu về địch) ngay trong hàng ngũ địch. Đấy là phần vụ của tuyên truyền và nghệ thuật "lobby" rất phổ biến trong xã hội Hoa Kỳ, có khi còn nhắm vào thành phần có trách nhiệm về tình báo, ngoại giao và chính sách ứng phó với Bắc Kinh.

Ngược lại, Hoa Kỳ cũng có ưu điểm của một xã hội trẻ, cởi mở và đa nguyên, nơi mọi chuyện đều đưọc tranh luận công khai, mọi thông tin đều trình bày minh bạch. Và quan trọng nhất là ưu thế tự do kinh tế khiến mọi chuyện trái phải, lợi hại đều thường xuyên được thẩm xét và thay đổi.

Nhưng đấy là chuyện văn hoá chính trị lâu dài.

Chuyện trước mắt là thực lực kinh tế và trí tuệ của hai hình thái xã hội khác nhau. Một thí dụ thời sự là Hoa Kỳ mắc nợ ngập đầu làm các chính trị gia tranh luận thường xuyên nhưng chẳng vì vậy mà chính quyền tan rã. Trong khi ấy, và đây cũng là một tiết mục thời sự, Trung Quốc đang mất dần ưu thế xuất siêu vì thặng dư về xuất nhập cảng bị thu hẹp. Tức là xuất cảng không tăng kịp đà nhập cảng.

Hôm 22 vừa qua, nước Mỹ mải tranh luận chuyện cải tổ chế độ bảo dưỡng y tế nên không chú ý đến lời báo động của Bộ trưởng Thương Mại Bắc Kinh là Trần Đức Minh, rằng số thặng dư mậu dịch giảm 22 tỷ trong hai tháng đầu năm nay. Sau hai năm bơm tiền kích thích kinh tế và khuyến khích xuất cảng, ưu thế ngoại thương của Trung Quốc đang sụt vì nhập cảng tăng hơn 63% mà xuất cảng chỉ thêm có 31,4%. Hoa Kỳ vốn dĩ đã quen với chuyện ấy nên không thấy là lãnh đạo Bắc Kinh đang rất lúng túng vì ảnh hưởng chính trị sẽ lên tới trung ương. Mà do tình hình kinh tế chưa khả quan, số nhập cảng Âu-Mỹ-Nhật chưa tăng, chiều hướng bất lợi này còn tiếp tục và Bắc Kinh không có đất lùi. Mâu thuẫn Mỹ-Hoa vì vậy càng dễ bùng nổ.

Trong khi đó, khi nhìn lại toàn cục thì bong bóng đầu tư tại Mỹ là hiện tượng tự phát, khiến nhiều người có lợi và nhiều nhà đầu tư phá sản khi bóng bể. Tại Trung Quốc, bong bóng đầu tư là kết quả của chánh sách quản lý kinh tế quốc dân và đem lại mối lời lớn cho đảng viên cán bộ hay tay chân thân tộc. Ngày bóng bể thì dân nghèo lại bị thiệt hại hơn cả và tiền tiết kiệm gửi ngân hàng có khi là giấy lộn. Vì vậy, khi Trung Quốc đang ngồi lên một bong bóng đầu tư vĩ đại, lãnh đạo Bắc Kinh không thể không lo sợ.

Kết cuộc là trong trận đấu trí này, Trung Quốc không chiếm thế thượng phong.

Và nếu, theo giả thuyết giả tưởng của kịch bản "do âm mưu của Mỹ", nếu bong bóng Hoa Lục cứ tiếp tục căng phồng như thế này, Trung Quốc sẽ lại gặp tai họa như Nhật Bản hai chục năm trước. Với kết quả chính trị kinh hoàng hơn nhiều. Vì xứ này không có dân chủ!


NGUYỄN XUÂN NGHĨA


Mỹ-Hoa Dàn Trận, Sẽ Nổ Lớn


Trong khi ấy, lãnh đạo Trung Quốc phải chuẩn bị Đại hội đảng cho năm 2012. Đấy là lúc thế hệ lãnh đạo thứ tư về hưu sau hai nhiệm kỳ và thệ hệ thứ năm xuất hiện, như Phó Chủ tịch Tập Cận Bình hay Phó Thủ tướng Lý Khắc Cường.

Nguyễn Xuân Nghĩa



Hoa Kỳ và Trung Quốc Đấu Trí Như Thế Nào?

Chưa đầy một tuần sau khi thông báo là Tổng thống Barack Obama sẽ hoãn chuyến công du Á Châu ba ngày (dự trù cho ngày 18 thì dời đến ngày 21 tháng Ba), Chính quyền Obama cho biết là việc thăm viếng Indonesia và Úc Đại Lợi sẽ dời đến tháng Sáu. Lý do là Tổng thống Mỹ phải ở nhà theo dõi diễn tiến của kế hoạch cải tổ chế độ bảo hiểm y tế.

Việc Quốc hội Hoa Kỳ bỏ phiếu cho kế hoạch này - thủ tục và nội dung - sẽ ảnh hưởng đến cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào cuối năm nay và từ đó ảnh hưởng đến việc ông Obama ra tái tranh cử vào năm 2012. Vì vậy, Chính quyền Obama đã chọn lựa ưu tiên, và để lãnh đạo Nam Dương (Indonesia) và Úc phải nán đợi. Việc này không có lợi cho uy tín của Hoa Kỳ, nhất là khi nghị trình thảo luận trong chuyến Á du sẽ liên quan đến kinh tế và an ninh châu Á.

Và cũng trực tiếp liên quan đến Trung Quốc.

Trong khi ấy, Trung Quốc vừa hoàn thành kỳ họp thứ ba của Quốc hội khoá 11, cơ chế có quyền lực cao nhất của nhà nước, trên nguyên tắc. Kỳ họp này đáng chú ý ở tình trạng bất công lan rộng, an ninh bị đe dọa và ở đạo luật cải tổ thế thức bầu cử cho các đại biểu quốc hội ở miền quê. Nạn bất công và khác biệt về mức độ phát triển của các địa phương là một vấn đề lớn cho thế hệ lãnh đạo thứ tư - Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo. An ninh nội địa là một mối lo khiến ngân sách cho công an và cảnh sát đã được Quốc hội Bắc Kinh biểu quyết với một sự lạ: gia tăng nhiều hơn ngân sách quốc phòng! Việc phân phối lại quyền đại biểu - qua luật bẩu cử - cũng phản ảnh mối quan tâm của Trung Quốc về nguy cơ động loạn.

Trong khi ấy, lãnh đạo Trung Quốc phải chuẩn bị Đại hội đảng cho năm 2012. Đấy là lúc thế hệ lãnh đạo thứ tư về hưu sau hai nhiệm kỳ và thệ hệ thứ năm xuất hiện, như Phó Chủ tịch Tập Cận Bình hay Phó Thủ tướng Lý Khắc Cường.

Đâm ra, cả Hoa Kỳ và Trung Quốc đều bị cột vào một cuốn lịch là 2012. Từ nay đến đó, lãnh đạo hai nước đều có những vấn đề nội bộ dẫn tới tình trạnh đối đầu. Khi Tổng thống Obama thông báo sáng kiến khuếch trương xuất cảng hôm 11 và nêu đích danh chế độ hối đoái Trung Quốc, chúng ta biết là ông không thể lùi được nữa vì Hoa Kỳ bị nhập siêu và thất nghiệp quá cao. Trả lời Tổng thống Mỹ sau khi hoàn tất kỳ họp Quốc hội hôm 14, Thủ tướng Ôn Gia Bảo chỉ còn cách nói thách. Rằng Trung Quốc sẽ không điều chỉnh hay thả nổi đồng Nhân dân tệ và rằng chính Hoa Kỳ mới phải thay đổ lập trường quan điểm!

Song song, Quốc hội Hoa Kỳ cũng nhập cuộc về hối suất quá thấp của đồng Nguyên và chuẩn bị đưa ra biện pháp trừng phạt: lịch tranh cử tháng 11 tới đây là một nhắc nhở cho mọi người! Và trong bài diễn văn hôm 18 tại Đại học Thanh Hoa của Bắc Kinh, Đại sứ Hoa Kỳ John Hunstman lại hâm nóng nhiều vấn đề giữa hai nước, từ chuyện hối suất đồng Nguyên đến thái độ của Bắc Kinh với hồ sơ Iran....

Trên đấy là bối cảnh chung của một vấn đề rộng lớn giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Vì địa dư hình thể lẫn chính trị, vấn đề này cũng bao trùm lên Việt Nam!

Từ trận chiến mậu dịch - mặt ngoài - chúng ta có thể nhìn sâu vào những mâu thuẫn giữa đôi bên và về các yếu tố chi phối lãnh đạo của hai nước, dù là ông Obama, Hồ Cẩm Đào hay những người sẽ kế nhiệm sau này. Tuần tới, người viết sẽ tuần tự trình bày các yếu tố trên, tuần tự đăng tải trên cột báo này.... Xin đón xem!


NGUYỄN XUÂN NGHĨA


27 March 2010

Định mệnh nằm trong bàn tay



Định mệnh nằm trong bàn tay


1. Sống trong hiện tại

Phật hỏi đệ tử:
- Cuộc sống người ta được bao nhiêu?
Các đệ tử thay nhau trả lời:
- 80 năm.
- Sai.
- 70 năm.
- Còn sai.
- 60 năm.
- Sai.
- Vậy người ta sống bao lâu?
Phật mỉm cười đáp
- Đời người chỉ thuộc trong vòng hơi thở.

Lời bình
Đừng ỷ vào quá khứ và cái sắp tới, hãy sống với thực tại.


2. Sau khi chết người ta đi về đâu

Hoàng đế Goyozer đang học thiền với thiền sư Gudo Toshoku.
- Bạch thầy, sau khi chết, người ta đi đâu?
- Tôi không biết.
- Tại sao thầy không biết?
- Vì tôi chưa chết.
- ???

Lời bình
Khi sống, con người nên thưởng thức những vẻ đẹp và bí ẩn của cuộc sống theo cái nhiều người sống. Không cần quan tâm đến thế giới sau khi chết. Hãy sống trọn hôm nay, đừng lo ngày mai vì chuyện ngày mai thì mai mới xảy ra.


3. Định mệnh nằm trong bàn tay

Thời xưa, có vị tướng quyết tấn công địch dẫu quân địch mạnh hơn gấp nhiều lần. Trên đường tiến quân, ông dừng chân ở một đền thờ cầu nguyện, xin giúp đỡ. Sau đó, ông rút ra một đồng xu và nói lớn với quân sĩ:
- Bây giờ, ta sẽ lấy đồng xu để xin keo.Nếu là sấp, quân ta sẽ thắng còn ngửa thì quân ta sẽ bại. Chúng ta phó mặc mạng sống cho định mệnh. Đồng xu bay lên, xoay mấy vòng và rơi xuống đất.
- Sấp rồi ! Chúng ta sẽ thắng ! Hãy xông lên chà nát quân thù ! - Ba quân reo hò phấn khởi. Sau trận chiến, toàn bộ quân địch hùng hậu đông đảo bị đánh bại hoàn toàn. Vị phó tướng vui vẻ nói với tướng quân:
- Không ai có thể thay đổi được bàn tay định mệnh.
Tướng quân chỉ mỉm cười không đáp. Ông xoè tay đưa đồng tiền ra. Cả hai mặt đồng xu đều là mặt sấp.

Lời bình
Thiên đàng rất công bằng đối với tất cả mọi người, không thiên vị dành riêng cho ai. Sự giúp đỡ duy nhất mà bạn có được là chính bản thân bạn !!!.


4. Con sóng nhận thức

Nhìn thấy một con sóng cao lớn bên cạnh, con sóng nhỏ tỏ ra bực mình:
- Bực ghê. Sóng kia lớn quá, sao ta bé tí. Chúng mạnh mẽ xiết bao sao ta yếu đuối thế này.
Con sóng to cười đáp: - Đó là vì không nhận ra gốc gác của mình mà bạn buồn bực thế.
- Tôi không là sóng thế là gì?
- Sóng chỉ là hình thức tạm thời trong bản chất của bạn. Kỳ thực bạn là nước. Một khi nhận ra bản chất của chính mình là nước, bạn sẽ không còn ấm ức với cái vỏ sóng này và không còn buồn bực gì nữa.
Con sóng nhỏ hiểu ra, cười vui vẻ:
- À, bây giờ thì tôi hiểu. Bạn và tôi tuy hai mà một.

Lời bình
Con người cho rằng "ngã" là ta nên xảy ra phân biệt ta và người mà buồn khổ. Thực ra loài người được cấu tạo cùng một bản chất trong thiên nhiên bao la.


5. Thiên đường địa ngục

Một vị tướng quân đến gặp thiền sư Ekaku hỏi:
- Bạch thầy, thiên đường hay địa ngục có thật hay không?
- Thế ngài là ai?
- Tôi là tướng quân.
Bất ngờ, thiền sư cười lớn:
- A ha! Thằng ngốc nào cho ông làm tướng vậy,trông ông giống anh hàng thịt.
Tướng quân nổi giận, rút gươm:
- Tao băm xác mi ra !!!
Thiền sư vẫn điềm tĩnh:
- Này là mở cửa địa ngục.
Chợt giác ngộ, vị tướng sụp xuống lạy:
- Xin... xin thầy tha lỗi cho cử chỉ thô bạo vừa rồi của tôi.
- Này là mở cửa thiên đường - thiền sư Ekaku mỉm cười.

Lời bình
Thiên đường, địa ngục không phải là chỗ con người tới sau khi chết mà nó ở đây và bây giờ! Lành, dữ đều do tư tưởng. Cửa thiên đường địa ngục mở ra bất cứ lúc nào.


6. Thiên đàng địa ngục đều do tâm tạo

Có một bà lão biệt danh "mụ già hay khóc". Trời mưa, mụ cũng khóc, trời không mưa mụ cũng khóc. Có người hỏi bà:
- Bà lão ơi, sao bà lại khóc?
- Tôi có hai con gái, cô chị bán giày vải, cô em bán dù. Khi trời nắng ráo, lão nghĩ tới con em bán dù không được. Khi trời mưa, lão lại lo cho con chị, mưa gió không có khách nào chịu mua giày.
- Lão nên nghĩ rằng khi trời đẹp đứa lớn sẽ bán được, khi trời mưa đứa nhỏ bán dù rất chạy.
- À, ông có lý.
Từ đó, "mụ già hay khóc" thôi khóc. Bà lão cười suốt ngày dù trời mưa hay nắng.

Lời bình
Một điều lợi hay bất lợi sẽ tuỳ thuộc vào cách nhìn, cách suy nghĩ của bạn.


7. Phật tại gia

Yangpu về tỉnh Sichuan định tâm tìm kiếm Bồ Tát. Trên đường đi, Yangpu gặp một nhà sư. Nhà sư hỏi:
- Cậu đi đâu đấy?
- Tôi đi cầu Bồ Tát.
- Bồ Tát ở xa, chi bằng đi tìm Phật có hơn không?
- Tìm Phật ở đâu bây giờ?
- Khi cậu về nhà, thấy người đón cậu trên mình khoác cái mền, chân xỏ dép trái, đó chính là Phật.
Theo lời, cậu về nhà thì trời đã khuya. Mẹ cậu nghe con gọi cửa mừng quá vội khoác mền lên người, xỏ dép trái. Bà chạy ào ra mở cửa và khi Yangpu thấy mẹ mình như vậy thì đứng chết lặng.

Lời bình
Người ta tìm chân lý nhưng điều cần là thực thi ngay trong lòng, không thì khó mà gặp được.


8. Ngón tay chỉ mặt trăng

Sư Wu Jincang hỏi Lục Tổ Huệ Năng:
- Con đọc kinh Đại Bát Niết Bàn bao năm rồi mà vẫn chưa hiểu. Xin tổ sư soi sáng cho.
Lục Tổ Huệ Năng cầm quyển kinh đưa cho ni sư, nói:
- Ta không đọc được chữ, con hãy đọc, ta sẽ giúp con hiểu.
- Tổ không đọc chữ sao ngài hiểu thông nghĩa được? - Jincang rất ngạc nhiên.
Lục Tổ Huệ Năng thủng thỉnh đáp:
- Chân lý không dựa vào chữ nghĩa. Nó giống như trăng soi trên trời. Trong trường hợp này, chữ nghĩa giống như ngón tay trỏ vậy. Ngón tay chỉ trăng mà nó không phải là trăng. Xem trăng có cần ngón chỉ không?

Lời bình
Ngôn ngữ văn tự đều là biểu tượng diễn chân lý. Đừng lầm chữ nghĩa với chân lý như đã lầm ngón tay với mặt trăng.


9. Ai đó

Kitagaki, thống đốc bang Kyoto, đến viếng đền Tofuku để thăm Keichu - vị sư trưởng đền này.
Đệ tử của Keichu vào báo:
- Kitagaki, thống đốc Kyoto muốn diện kiến thầy.
- Ta không biết thống đốc nào cả - Sư trưởng trả lời.
Đệ tử chạy ra nói với Kitagaki:
- Thầy tôi yêu cầu ngài lui gót vì không quen thống đốc nào cả.
Kitagaki hiểu ra:
- Nếu vậy, hãy báo với thầy anh có Kitagaki
muốn diện kiến.
- Để tôi thử lần nữa.
Lần này, sư trưởng ra đón tận nơi:
- Ồ, Kitagaki đấy à. Mời vào nhà.

Lời bình
Danh vọng, địa vị, sự thành công và sự giàu có thường có khuynh hướng gia tăng cái tôi của người ta. Vì vậy, người ta sẽ lạc lối, giống như người lạc đường không thể về nhà được.


10. Càng vội càng chậm

Một thanh niên nọ lên núi tìm kiếm sĩ lừng danh để học kiếm thuật. Anh ta hỏi vị sư phụ:
- Thưa thầy, nếu con luyện tập chuyên cần thì phải bao lâu mới thành kiếm sư?
- Có lẽ 10 năm.
- Cha con đã già rồi và con phải chăm sóc ông. Nếu con luyện tập chuyên cần hơn nữa thì mất bao lâu?
Lặng yên suy tư một lúc, vị sư phụ đáp:
- Trường hợp này có lẽ phải 30 năm.
Anh thanh niên không giấu được vẻ nôn nóng:
- Trước thầy bảo 10 năm, bây giờ 30 năm. Con sẽ vượt qua mọi trở lực để nắm vững kiếm thuật với thời gian ngắn nhất.
- Thế thì anh cần phải ở lại đây 70 năm - Vị sư phụ mỉm cười.

Lời bình
Những người quá nóng nảy muốn đạt đến kết quả thì hiếm khi thành công.


11. Đèn đã tắt

Một anh mù đến từ giã bạn mình. Người bạn cho anh một cây đèn lồng. Anh mù cười hỏi:
- Tôi đâu cần đèn lồng. Với tôi, sáng hay tối có gì khác.
- Tôi biết. Nhưng nếu không mang nó theo, trong bóng tối người khác có thể đụng vào anh.
- Ồ, vậy thì được.
Đi được một đoạn, bất ngờ anh mù bị một người đâm sầm vào. Bực mình, anh ta quát:
- Bộ không thấy đèn hả?
- Đèn của ông đã tắt từ lâu rồi mà.

Lời bình
Người nào dùng lời kẻ khác để dạy người có thể giống anh mù này. Đèn đã tắt từ lâu, tuy nhiên anh ta không biết điều đó.


12. Bình thường tâm

- Bạch thầy, sống theo Đạo một cách siêng năng là thế nào?
- Khi đói hãy ăn, khi mệt hãy ngủ.
- Đó là những điều mà mọi người thường làm mà?
-Không, không ! Hầu hết mọi người đều không làm như vậy. Khi ăn, mọi người đầy những suy tư, ao ước và khi ngủ lại đầy những lo toan.

Lời bình
Có bao nhiêu người mà mỗi sáng thức dậy mà đầu óc không bận bịu những chuyện quá khứ?
Con người phải vứt bỏ những điều nguy đã gây ra bão tố nội tâm và sống theo bản chất nguyên thuỷ của họ vì Đạo nằm ngay trong đời sống hằng ngày.



13. Thiền trong chén trà

Vị giáo sư đại học đến gặp thiền sư Nan In để tìm hiểu Thiền. Nan In mời ông uống trà. Nan In rót đầy chén trà rồi mà cứ thế rót thêm. Giáo sư nhắc:
- Kìa thầy, chung trà đầy tràn rồi, xin đừng rót nữa.
Nan In cười đáp:
- Như chung trà này, ông cũng đầy ắp những quan niệm của ông. Nếu trước tiên, ông không cạn chén thì sao tôi có thể bày tỏ Thiền cho ông được.

Lời bình
Ai chứa đầy kiến thức thì điếc trước lời phải trái. Khi hai người tranh luận, một người thường đưa cái biết của mình vào. Cho nên rút lại chỉ nghe thấy tiếng của mình mà không học thêm được gì cả.


14. Con quỷ bên trong

Nhà sư nọ mỗi khi bắt đầu nhập định đều thấy một con nhện khổng lồ làm ông bối rối. Nhà sư liền vấn ý sư Tổ:
- Mỗi khi con bắt đầu nhập định thì luôn có một con nhện khổng lồ xuất hiện, dẫu có đuổi thế nào nó cũng không đi.
-Lần tới, nếu thấy con nhện xuất hiện, con hãy vẽ một vòng tròn to làm dấu xem nó từ đâu đến.
Nhà sư làm đúng như vậy. Khi ông vẽ vòng tròn to vào bụng con nhện, con nhện chạy đi, ông lại có thể tiếp tục thiền định. Sau buổi thiền định, nhà sư rất bối rối khi thấy vòng tròn nằm ngay trên bụng mình.

Lời bình
Trong cuộc sống, con người gặp phải nhiều xáo trộn và âu lo, phiền nhiễu. Nhưng âu lo tệ nhất thường là từ chính bản thân mình mà ra.


15. Đích tới có một đường đi không cùng

Một tăng đồ hỏi Thiền sư Baling Haojian:
- Nghĩa lý của sư tổ và ý nghĩa của giáo lý có gì giống và có gì khác nhau?
- Khi vịt lạnh, chúng lội xuống nước. Khi gà lạnh chúng đậu trên cây.

Lời bình
Lạnh vẫn lạnh nhưng phương thức tránh lạnh lại khác nhau. Cùng một mục tiêu nhưng mỗi loài lại có cách riêng của chúng. Để đạt mục tiêu không chỉ có một con đường, không phải ai cũng đi theo một con đường. Hãy khéo chọn...






Thật vậy, dân tộc Việt Nam hãy can đảm đứng lên để lật qua những trang sử cộng sản đẫm máu và đau thương. Đã quá trễ rồi. Ngày nào còn cộng sản, thì còn chết chóc, tù đày, tự do, nhân quyền còn bị chà đạp.
Nhà cầm quyền cộng sản, hơn lúc nào hết, luôn buộc người dân lo nghĩ đến chuyện miếng ăn, cái mặc. Cái bụng lúc nào cũng phải cảm thấy còn đoi đói, chưa no. Và người dân thì thiếu thốn nhu yếu phẩm, lo chạy gạo từng bữa. Ðủ hôm nay thì thiếu ngày mai, hay được nồi cơm sáng, thì lại chưa có nồi cơm chiều. Cuộc đời cứ quần quật lo đói rách như thế, thì xin hỏi, còn chi thì giờ mà nhân dân nghĩ đến tranh đấu, hoặc đòi hỏi tự do dân chủ nhân quyền?
Cụ Tây Hồ Phan Chu Trinh từng dạy: “Xét lịch sử xưa, dân nào khôn ngoan biết lo tự cường tự lập, mua lấy sự ích lợi chung của mình thì càng ngày càng bước tới con đường vui vẻ. Còn dân thì ngu dại, cứ ngồi yên mà nhờ trời, mà mong đợi trông cậy ở vua ở quan, giao phó tất cả quyền lợi của mình vào trong tay một người, hay một chính phủ muốn làm sao thì làm, mà mình không hành động, không bàn luận, không kiểm xét, thì dân ấy phải khốn khổ mọi đường. Anh chị em đồng bào ta đã hiểu thấu các lẽ, thì phải mau mau góp sức lo toan việc nước mới mong có ngày cất đầu lên nổi”.
"The religion of the future will be a cosmic religion. The religion which is based on experience, which refuses dogmatism. If there's any religion that would cope with modern scientific needs it will be Buddhism." Albert Einstein

Tôn giáo trong tương lai sẽ là tôn giáo của vũ trụ. Tôn giáo này dựa trên kinh nghiệm và không chấp nhận chủ nghĩa giáo điều. Nếu có một tôn giáo nào tương thích với khoa học hiện đại, đó chính là Phật Giáo.




Bạn Ơi Hãy Cùng Nhau Đấu Tranh Cho Cuộc Sống Của Mình & Tương Lai Của Con Cháu Mình !!!



Nhân Dân Cần Nhận Diện Bộ Mặt Thật Của Giới Cầm Quyền. Phải Hành Động Cụ Thể Đối Với Bọn Chúng !!!



Chỉ Mặt, Nhận Diện Bọn Cán Bộ Óc Đất, Lũ Công An Lưu Manh, Đám Quan Chức Tham Nhũng, Tay Sai !!!

Công Nhân Bị Đánh Đập Tàn Nhẫn, Dã Man !!!


Followers