27 April 2016

Những kế hoạch “hoành tráng” và cuộc sống thật của người dân

Những kế hoạch "hoành tráng" và cuộc sống thật của người dân

Gần đây nhất, có một số kế hoạch xem ra rất "hoành tráng" của các nhà "họa sĩ phòng kính" muốn tạo cho các thành phố lớn của VN như Sài Gòn trở thành Thành phố "văn minh hiện đại" vào loại nhất nhì thế giới.

Như việc muốn xây tháp truyền hình cao hơn Nhật Bản để được gọi là cao nhất thế giới mà không hề biết rằng nay đã trở thành chuyện cổ tích vì sóng analog tại 4 TP lớn là Hà Nội - TP Sài Gòn - Hải Phòng và Cần Thơ trước sau rồi cũng sẽ chuyển sang cáp, tín hiệu vệ tinh thì chiều cao của tháp trở thành vô nghĩa. Vậy xây tháp truyền hình cao nhất để làm gì khi công nghệ phát sóng đang trong giai đoạn chuyển đổi? Vì thế tháp truyền hình của Nhật ngày nay chỉ dùng để cho khách du lịch ngắm cảnh.

Những ông đẻ ra kế hoạch tốn kém hàng ngàn tỉ đồng mà kiến thức hẹp hòi như thế chỉ là những con chuột gặm mòn công quỹ, dân è cổ đóng thuế cho các ông ngồi "vẽ bậy".

Hiện nay tại TP Sài Gòn lại vừa đẻ thêm kế hoạch mới toanh đề nghị chi "1.000 tỷ đồng lát đá vỉa hè trung tâm TP Sài Gòn". 

Ngày 27-3, ông Trần Thế Thuận - chủ tịch UBND Q.1, TP. Sài Gòn - cho biết vừa xây dựng xong kế hoạch (hay còn gọi là đề án) chỉnh trang đô thị khu vực trung tâm TP chuẩn bị trình xin ý kiến của UBND TP. Theo kế hoạch, trong giai đoạn 2016-2019 UBND Q.1 sẽ "cải tạo", làm mới toàn bộ vỉa hè của 134 tuyến đường khu vực trung tâm TP.

Vỉa hè mới sẽ được lát bằng đá granit giống đá đã lát trên đường Lê Thánh Tôn, Nguyễn Huệ. Ông Thuận nói: "Khi biết được UBND Q.1 có kế hoạch chỉnh trang đô thị làm cho bộ mặt trung tâm TP khang trang hơn, các doanh nghiệp đã ngỏ ý sẽ hỗ trợ khoảng 1.000 tỉ đồng cho Q.1 thực hiện, sau đó trả chậm trong thời gian 3-5 năm".
Toàn cảnh phố đi bộ Nguyễn Huệ.
Như thế có nghĩa là các doanh nghiệp chỉ cho vay, nhà nước hay nói rõ hơn là UBND quận 1 vẫn phải trả tiền, lại cũng là tiền "thuế và phí" của người dân đóng góp.

Lập tức kế hoạch này bị phản đối dữ dội, nhất là từ các nhà nghiên cứu và giới chuyên môn. Lý do dễ hiểu là cái kiểu muốn làm đẹp cho oai bộ mặt nhưng "bộ lòng" thì mục nát vẫn là thứ bệnh của các quan đầu quận đầu tỉnh, còn dân sống thế nào thì mặc kệ.

Điển hình như những sư ngược đời ngay thành phố lớn TP Sài Gòn. Tôi sẽ chứng minh cụ thể hơn ở phần sau.

Ở đây tôi dẫn chứng dư luận đang phản đối mạnh mẽ trong thời gian này.

Không cần lát đá quý chỉ cần lát gạch và xi măng miễn là đẹp
Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn cho biết, trên thế giới người ta thường lát đá granite hay một số loại đá đắt tiền khác ở những khu vực có hạ tầng đã ổn định, không có nhu cầu đào lên, hoặc đập ra làm lại và đặc biệt là ở những khu vực có công trình ngầm. Ông nói:

"Khi đó, đá granite được lát trên hệ thống nắp, lúc có nhu cầu sửa chữa người ta chỉ cần dỡ nắp lên, sau đó lấp lại, không gây hư hại và rất thuận tiện. Ông Sơn cho rằng TP Sài Gòn đang phát triển rất năng động, tất cả các khu vực vẫn còn tăng trưởng, mật độ xây dựng sẽ tăng cao nên nhu cầu nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng cần thực hiện trước khi tính chuyện lát đá "sang" ở vỉa hè. Điều kiện chưa cho phép chúng ta sử dụng loại đá đắt tiền để xây trên vỉa hè. Thậm chí không cần lát bằng gạch mà có thể sử dụng ximăng, miễn là xây dựng đẹp".

Nhiều nơi cần ngần sách để được ưu tiên xây dựng
Ông Sơn dẫn chứng: "Chúng ta còn rất nhiều hạng mục cần ưu tiên hơn là đầu tư xây dựng vỉa hè đắt đỏ". Ông Sơn dẫn chứng thêm: "Như dự án nâng cấp, cải tạo Bệnh viện Hùng Vương xin ngân sách 400 tỷ đồng nhưng suốt mấy năm nay chưa được thành phố phê duyệt. Bây giờ bỏ ra cả nghìn tỷ để làm vỉa hè sang trọng thì không hợp lý chút nào".

Tiến sĩ Phạm Sanh (giảng viên ĐH Giao thông Vận tải) cho rằng, đá hoa cương vốn cứng, khó thấm nước nên khi lót ở vỉa hè sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc chống ngập các tuyến đường vào mùa mưa. Mùa nắng thì ánh sáng mặt trời bức xạ, phản xạ khiến người đi đường rất khó chịu, chưa kể việc lát đá mặt đường trơn trợt, dễ gây tai nạn.

"Thành phố còn rất nhiều việc phải làm trước mắt, như giải quyết bài toán ùn tắc giao thông, sự thiếu hụt các bến bãi đậu ôtô và xe máy, nhà vệ sinh công cộng... Số tiền 1.000 tỷ đồng có thể chia sẻ bớt cho những dự án này".

Trên báo Pháp Luật của Sở Tư Pháp TP Sài Gòn ngày 16-4-2016 có mục Thăm dò ý kiến người dân về chuyện 1.000 tỉ đồng lát vỉa hè bằng đá granite ở quận 1,  kết quả cho thấy:

Số người ủng hộ chỉ có 223 phiếu (11%). Số người không ủng hộ chiếm tuyệt đại đa số 1.699 phiếu (86%). Ý kiến khác cũng chỉ có 53 phiếu (3%).

Còn một chuyện khác cũng quái gở không kém.

Toan tính xây cao ốc tại Thư viện Khoa học Tổng hợp
Một doanh nghiệp đã được cấp giấy đỏ sử dụng "khu đất vàng" trong khuôn viên Thư viện Khoa học Tổng hợp (KHTH) TP cho mục đích sản xuất, kinh doanh.

Vị trí Thư viện KHTH TP. ngày nay trước kia là Thư viện Quốc gia. Công trình hoàn thành vào cuối năm 1971. Thư viện Quốc gia được khánh thành và hoạt động từ tháng 2-1972 (thời VNCH).
Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Sai Gòn liệu có thêm mấy công ty, siêu thị xen vào không?
Tuy chỉ mới là dự định, và chưa có quyết định chính thức từ Sở qui hoạch kiến trúc và UBND TP, nhưng thông tin việc xây cao ốc trong khuôn viên của Thư viện Khoa học Thành phố đã gây nhiều bất bình cho những người quan tâm đến việc bảo tồn di sản văn hóa, lịch sử của đất nước. Không những thế, các trang mạng xã hội đồng loạt lên tiếng cho rằng việc xẻ đất để xây cao ốc trong khuôn viên thư viện là một việc làm đi ngược lại với việc bảo tồn lịch sử dân tộc, và xem thường văn hóa của một đất nước.

Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, nhà nghiên cứu văn học Việt Nam cổ, trung và cận đại, nguyên trưởng phòng Văn học Việt Nam cổ cận đại khi nghe thông tin này đã thốt lên rằng:
"Thế thì đau đớn quá. Nghĩa là thời buổi này người ta không cần văn hóa và khoa học nữa rồi. Một tuyên ngôn trắng trợn, xóa bỏ văn hóa rồi còn gì. Chỉ có thể nói được thế thôi. Nếu quả thật bán đi để tiêu, mà sách vở thì cho, nhét vào chỗ khác thì là một việc xóa bỏ văn hóa. Ngạc nhiên và quá đau xót."

Chưa kể đến cái kế hoạch chi 1.400 tỷ mua xe chống ngập. Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập TP Sài Gòn đề nghị chi 1.400 tỷ đồng mua 63 xe bơm di động để chống ngập.

Nhiều nhà khoa học, chuyên gia cho rằng đây kế hoạch quá tốn kém, lại thiếu thực tế và không có tính khả thi (không thực hiện được). Đúng là một kế hoạch làm hại dân.

Bên cạnh đó là chuyện nâng cao đường, nhà dân biến thành những chiếc hầm bên đường đầy cát bụi khiến hàng chục ngàn nhà dân điêu đứng.

Tôi tạm dừng những ý kiến phản đối mạnh mẽ của mọi tầng lớp nhân dân về những kế hoạch trên trời này, hãy nhìn

xuống mặt đất. Đó là một hình ảnh khác của Sài Gòn ngàn năm hoa lệ.

Kế hoạch trên trời, cuộc đời dưới đất
Nếu bạn ở nước ngoài còn có bà con anh em thân thuộc ở TP Sài Gòn thỉnh thoảng ghé về thăm, bạn sẽ chỉ đến những nơi tương đối khang trang hoặc ngồi ờ vài nhà hàng hay quán cà phê máy lạnh, sang trọng chút nữa ngôi ở café Bean với "ông Tây bà Đầm" đối diện với nhà thờ lớn Sài Gòn.

Một số khu nhà tồi tàn này nằm cạnh những tòa cao ốc, khu chung cư sang trọng.
Nhưng nếu bạn muốn biết một bộ mặt khác của Sài Gòn, chỉ cần một cuốc xe ôm vài chục ngàn đồng VN là bạn có thể đến ngay.

Ở đây tôi giới thiệu với bạn hai nơi nằm trong cái kế hoạch vĩ đại gọi là "Kế hoạch di dời 10.000 căn nhà lụp xụp ven và trên kênh rạch trong vòng năm năm, từ năm nay 2016 đến năm 2020". (Phải nói ngay đó là một kế hoạch trên trời, cuộc đời dưới đất).

Đây là đời sống dưới đất của người dân Sài Gòn ở kênh Đôi, kênh Tẻ ở quận 4 và quận 8.

Ngay cạnh những tòa nhà sang trọng và xa xỉ là những "xóm nước đen" bên bờ kênh Đôi, kênh Tẻ mấy chục năm nay. Đó là hàng ngàn căn nhà sàn tạm bợ, trống hoác, bốn bề nhìn đâu cũng thấy nước, thấy gió, hàng trăm ngàn con người sinh sống trong những ngôi nhà sàn. Theo chân bạn Việt Hoa phóng viên báo Pháp Luật mô tả:

"Chắc bạn không thể tin ở trung tâm thành phố vẫn còn hàng ngàn căn nhà không có nhà vệ sinh, phải dùng "cầu tõm". Hiện nay chưa có con số thống kê cụ thể nhưng riêng trên địa bàn quận 8, trong số 9.503 căn nhà trên và ven kênh rạch có 1.099 căn nằm hoàn toàn trên kênh rạch.
Các khu nhà ổ chuột đều nằm cạnh các dòng kênh lớn của Sài Gòn như Tàu Hủ, Thị Nghè, kênh Tẻ, kênh Đôi, Tham Lương.
Mấy chục năm nay, tất cả đều thải hết xuống lòng sông. Nghĩ mà thương cho những "con kênh xanh xanh những chiều êm ả nước trôi" của hàng chục năm về trước. Những người dân sống ở đây lâu năm kể rằng ngày ấy, nước dưới những con kênh này rất trong, rất xanh, có thể nhìn thấy cá bơi lội. Sau đó, những nhà máy dệt, nhuộm (lúc ấy chưa được di dời ra khỏi nội đô) đã xả thẳng nước thải ra sông. Rồi người khắp nơi đổ về bên sông mưu sinh đều vô tư xả mọi thứ bỏ đi xuống lòng sông cho đến tận bây giờ.
Những khu nhà này hầu hết rác thải được xả trực tiếp xuống dòng nước đen ngòm, trẻ em vẫn nhảy tòm xuống tắm.
Đâu đó trên những dòng kênh này, thỉnh thoảng vẫn thấy mấy đứa nhỏ thi nhau nhảy tùm xuống tắm sông, những đứa trẻ này phần đông đều không được đi học.

Chuyện khó tin giữa TP Sài Gòn hoa lệ
Đi xa hơn chút nữa xuống chân cầu Chánh Hưng (quận 8, TP. Sài Gòn) sau đó đi sâu vào những con hẻm trên đường Phạm Thế Hiển. Bạn sẽ thấy những mái nhà lụp xụp mấp mé dòng nước đục ngầu, bốc mùi hôi thối của kênh Nơi mà hàng ngàn gia đình dân đang sống chen chúc trong các nhà ven và trên kênh rạch đều được che chắn bằng ván gỗ hoặc tôn, toàn bộ căn nhà được nâng đỡ bởi những cây cừ tràm mảnh khảnh nên rất dễ bị mục theo thời gian.
Lối đi được chèn bằng đủ thanh gỗ đã mục nát và trông rất lỏng lẻo, có thể sập xuống nước bất cứ khi nào.
Các gia đình dân ở phần lớn đều là dân lao động nghèo, làm thuê nhiều kiểu để kiếm sống thấp thỏm trong nguy cơ nhà sập mà không có đủ tiền để sửa. Đó là những câu chuyện trong nhiều chuyện khó tin đang diễn ra mỗi ngày ở TP. Sài Gòn".
Những khu ổ chuột vốn đã có từ hàng chục năm nay. Người dân gọi đó là những ngôi "nhà chồ".
Chính quyền thành phố đang bỏ ra hàng ngàn tỉ đồng để nỗ lực cải tạo môi trường nước ở những dòng kênh này. Chỉ riêng dự án cải tạo môi trường nước khu vực kênh Đôi, kênh Tẻ giai đoạn 3 đã ngốn hết 4.600 tỉ đồng kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng!

Theo thống kê của Sở Xây dựng, TP. Sài Gòn hiện còn hơn 20.000 căn nhà nằm ven và trên kênh rạch. Trong năm năm tới, kế hoạch đặt ra là di dời, giải tỏa một nửa trong số này. Trong đó, quận 4 và quận 8 là hai địa phương có số lượng nhà ở lụp xụp trên và ven kênh rạch nhiều nhất TP. Sài Gòn.

Đó chỉ là kế hoạch, nhưng làm cách nào để di dời bằng ấy gia đình ra khỏi nơi bùn lầy nước đọng trong một thời gian như vậy. Số tiến đền bù lấy ở đâu. Họ sẽ đi đâu về đâu, làm gì để sống? Cơ quan nào chịu trách nhiệm việc "tày đình" này?

Đó là những chuyện khó tin giữa TP Sài Gòn.

Thành Phố đã được mệnh danh là Hòn Ngọc Viễn Đông này có nhiều ông vẽ ra những kế hoạch "trên trời" như thế người dân hỏi nhau một câu đầy mỉa mai: "Hòn Ngọc đó sẽ thành hòn gì"? - Các ông trả lời giùm cho.

Văn Quang
Viết từ Sài Gòn ngày 25.04.2016

16 April 2016

Nhật Ký Biển Đông: Cuộc Đối Đầu Lạ Kỳ Tại Biển Đông!

Nhật Ký Biển Đông: Cuộc Đối Đầu Lạ Kỳ Tại Biển Đông!

Nhật Ký Biển Đông hai tuần đầu Tháng Tư ghi nhận những chuyển biến quan trọng như sau:

Tình hình thế giới:
- Foreign Policy ngày 31/3/2016: "Buổi nói chuyện được sắp xếp trước của Tổng Thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã biến thành bạo động và hỗn loạn với một ký giả bị nhân viên an ninh của Thổ dùng sức mạnh tống ra ngoài, một người khác bị đá và ngươi thứ ba - một phụ nữ bị ném ra đường. Một nhóm phản đối nhỏ tụ tập bên kia đường của Brookings Institute gần Dupont Circle của Hoa Thịnh Đốn với một người mang tấm biểu ngữ "Erdogan Là Tội Phạm Chiến Tranh Đang Đào Thoát" trong khi đó một người dùng loa phóng thanh la hét "Erdogan là kẻ giết trẻ em".

Chính vì những rắc rối của Ô. Erdogan trên các lãnh vực đối nội, đối ngoại và lập trường chống Nhà Nước Hồi Giáo mà Ô. Obama đã né tránh một cuộc gặp gỡ riêng với Ô. Erdogan cho dù Hoa Kỳ và Thổ là đồng minh chí cốt trong NATO. Trong bài diễn văn đọc tại Brookings Institute  Ô. Erdogan ra sức bênh vực lập trường của mình. Ông nói rằng sẽ tiếp tục truy tố những người lăng mạ ông vì bắt giữ những người này là bắt giữ quân khủng bố.

- AFP ngày 1/4/2016: "Trong một phiên họp với tổng thống Pháp, thủ tướng Đức, Tổng Thống Obama và Chủ Tịch Tập Cận Bình đồng ý thi hành đầy đủ biện pháp cấm vận Bắc Hàn- đồng minh thân cận của Trung Quốc  khiến Bắc Hàn tức giận phóng hỏa tiễn để khiêu khích." Không biết Hoa Lục chơi trò gì đây với Bắc Hàn,  hay chỉ giơ cao đánh khẽ? Hội nghị thượng đỉnh an ninh hạt nhân do Ô. Obama tổ chức theo đánh giá của các nhà quan sát thì chỉ thành công một nửa vì Nga không tham dự mà còn gia tăng gấp đôi số đầu đạn hạt nhân trước hội nghị. Nga không tham dự vì không làm chủ được chương trình nghị sự và muốn có một cuộc họp tay đôi với Mỹ.

- AFP ngày 3/4/2016: Trong khi Nga, Đức và Hoa Kỳ kêu gọi hai bên kiềm chế, "Tổng Thống Erdogan của Thổ Nhĩ Kỳ cam kết hỗ trợ Azerbaijan đến cùng trong cuộc xung đột với Armenia- đồng minh của Nga về khu vực tranh chấp Nagomy Karabakh sau cuộc giao tranh dữ dội khiến 30 binh sĩ tử thương từ cả hai phía.Tổng Thống Serzh Sarkisian của Armenia nói rằng 18 binh sĩ Armenia tử thương và 35 bị thương trong cuộc 'thù hận trên quy mô lớn' kể từ cuộc ngưng bắn năm 1994 chấm dứt cuộc chiến trong đó các chiến binh được Armenia hỗ trợ đã chiếm một vùng lãnh thổ của Azerbijan. Ankara không bang giao với Armenia do mâu thuẫn về cuộc thảm sát người Armenia dưới thời Đế Quốc Ottaman mà một số quốc gia gọi đó là cuộc diệt chủng."

- BBC News ngày 2/4/2016: "Năm binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ và một lính biệt kích đã chết trong cuộc đánh bom tại vùng quê nằm ở đông nam của Mardin. Hãng thông tấn Dogan của Thổ nói rằng phiến quân người Kurd đã thực hiện vụ đánh bom này." Hiện nay Thổ Nhĩ Kỳ đang chìm ngập trong những vụ đánh bom khủng bố mà không có cách nào ngăn chặn được.

- AFP ngày 5/3/2016: "Bà Aung San Suu Kyi Ngoại Trưởng Miến Điện sẽ gặp ngoại trưởng Trung Quốc tại Naypyidaw vào ngày hôm nay trong vai trò bang giao quốc tế kể từ khi đảng của bà nắm quyền.  Quốc gia Đông Nam Á này coi mối liên hệ với ông bạn láng giềng khổng lồ và cũng là người làm ăn (partner) lớn nhất -là mối quan tâm lớn nhất về ngoại giao, cùng với cuộc xung đột chủng tộc tại biên giới và những siêu dự án do Hoa Lục tài trợ…là những chủ đề lớn trong chương trình nghị sự."

Nếu Bà Hillary Clinton là "Quốc Mẫu" dưới thời Ô. Obama, chỉ huy sách lược đối ngoại, bảo sao thì Ô. Obama phải nghe vậy. Nay Bà Suu Kyi cũng là "Quốc Mẫu" của Miến Điện, bà nói gì ông thổng thống Miến Điện cũng phải nghe theo. Hiện nay quốc hội đã thông qua một đạo luật cử  bà làm " Cố Vấn Quốc Gia/Cố Vấn Chỉ Đạo" (State Counsellor) với quyền hạn giống như thủ tướng trong thực tế. Chuyện này giống hệt thời Ô. Nguyễn Văn Thiệu làm Chủ Tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia nhưng chỉ có tính cách nghi lễ, còn Ô. Nguyễn Cao Kỳ làm Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương nắm hết quyền hạn trong tay. Không biết tình trạng "thái hậu buông rèm nghe chính" này kéo dài bao lâu hay mâu thuẫn sẽ nảy sinh giữa Ô. Htin Kyaw và Bà Suu Kyi vì chỉ có thánh nhân mới không say mê quyền lực mà thôi.

- AFP ngày 5/4/2016: "Một trường học ở bắc thị trấn Therwil thuộc tiểu bang Basel của Thụy Sĩ vừa chấp thuận một quyết định gây tranh cãi sau khi hai học sinh Hồi Giáo tuổi 14 và 15 khiếu nại rằng phong tục bắt tay với cô giáo trái với giáo lý của các em. Hai học sinh này nại rằng Hồi Giáo không cho phép tiếp xúc thân thể với một người khác phái ngoại trừ một số người thân trong gia đình. Quyết  định này lập tức gây phản ứng khắp Thụy Sĩ với Bộ Trưởng Tư Pháp Simonetta Sommaruga cả quyết rằng bắt tay là một phần của văn hóa đất nước."

Theo tôi, cả hai lập trường nói trên đều cực đoan. Tôi đồng ý rằng "bắt tay" giữa mọi người là phong tục tập quán của Tây Phương, nhưng nó không phải là "luật lệ quốc gia" có tính cưỡng hành. Vì là phong tục tập quán cho nên "bỏ" cũng được mà "giữ" cũng được. Chẳng hạn, phong tục tập quán của Việt Nam là cưới hỏi thì phải có trầu cau và ông mai, bà mối. Ngày xưa thì phải có. Nhưng nay chẳng có trầu cau và chẳng có ông mai bà mối thì có sao đâu? Nếu học sinh Hồi Giáo không muốn bắt tay với cô giáo thì bộ quốc gia giáo dục chỉ cần ra một thông tư nhắc nhở các thầy/cô là đủ. Làm gì mà phải phản đối ồn ào.

Thật kinh hoàng! Một ông thiếu úy có thẩm quyền bắt giam bất cứ ai bị nghi ngờ phạm những tội nói trên thì thẩm quyền còn lớn hơn cả ông biện lý hoặc công tố viên. Hiện nay quân đội Thái Lan, không kể không quân và hải quân, bộ binh có 190,000 người tức 19 sư đoàn. Mỗi ông thiếu úy chỉ huy một trung đội 40 binh sĩ thì bộ binh Thái Lan có khoảng 4750 ông thiếu úy. Chưa kể an ninh, tình báo, cảnh sát có quyền bắt giam người, nay đất nước có thêm 4750 công tố viên có quyền bắt giam người nữa…thì có lẽ Tần Thủy Hoàng tái sinh cũng phải chào thua ông tướng này. Ngày xưa, để bảo vệ trị an, Tần Thủy Hoàng lập ra "Ngũ Gia Liên Bảo" tức năm gia đình thành một tổ để giám sát lẫn nhau, năm gia đình sử dụng một con dao. Một gia đình có người phạm tội thì đem bốn gia đình kia ra chém…cuối cùng thì bạo Tần cũng xụp đổ. Chính vì thế mà Thánh Đức ngày xưa dạy rằng ngoài Pháp Trị còn phải có Nhân Trị và Đức Trị nữa.
Còn thái độ của hai học sinh trên cũng là quá khích. Thầy/cô có bắt tay, vỗ vai học trò thì chỉ là là sự biểu tỏ thân mật hoặc thương mến có gì gọi là "tình dục" trong đó đâu mà phải khiếu nại? Theo văn hóa Đông Phương thì thầy/cô cũng như cha mẹ mình.  Hơn thế nữa mình đang ở xứ của người ta, ăn cơm của người ta, hưởng thụ một nền giáo dục mà xứ mình không có, bao nhiêu là phúc lợi mà lại muốn "chơi cha" bắt người ta phải chiều theo ý mình. Chơi như vậy thì chơi với ai? Tốt hơn nên về xứ của mình cho vui vẻ, khỏi kiện cáo lôi thôi. Người Việt ta có câu: "Nhật gia tùy tục, nhập giang tùy khúc" khiến dân tộc có thể thích nghi với mọi nền văn hóa trên thế giới. Có thể là vơ đũa cả nắm, những tín đồ Hồi Giáo hiện đang gây khó khăn cho các quốc gia mà họ đang trú ngụ. Có thể chính vì điều này mà Ô. Trump được dân Mỹ âm thầm bỏ phiếu tín nhiệm chăng? Theo Think Progress ngày 12/4/2016,  "Một nhóm vũ trang thuộc cánh hữu đang tiến hành một cuộc biểu tình không xin phép tại Atlanta, Georgia vào tuần này và họ nói rằng họ sẽ xé Kinh Koran và xé hình của Tổng Thống Obama, Bà Clinton và một số chính trị gia khác. Cuộc biểu tình này được gọi là, "Đoàn kết chống Hồi Giáo và người nhập cư Hồi Giáo" (United against Islam and Islamic immigration refugee rally)

- Business Insider ngày 5/4/2016: "Hệ thống hỏa tiễn phòng không di động S-300 đợt đầu sẽ được Nga chuyển tới Ba Tư trong vài ngày sắp tới. Đây là loại hỏa tiễn có khả năng bắn hạ máy bay tàng hình."

- Interntional Business Times ngày 6/4/2016: "Nam Dương vừa cho phá hủy các tàu ngoại quốc tịch thu được khi đánh cá bất hợp pháp trong vùng biển của họ. Hai mươi ba tàu, trong đó 13 tàu là của Việt Nam, 10 tàu của Mã Lai được cho nổ tung cùng lúc tại bảy bến cảng khác nhau vào ngày 5/4/2016.  Bộ Trưởng Hải Vụ và Ngư Nghiệp Nam Dương – Bà Susi Pudjiastuti đã chứng kiến cuộc phá hủy được phối hợp với hải quân, duyên phòng và cảnh sát qua hệ thống trực tiếp trên Internet tại văn phòng của bà bộ tại Jakarta. Nam Dương là quốc gia áp dụng biện pháp nghiêm ngặt đối với việc đánh cá bất hợp pháp. "

- AFP ngày 8/4/2016: "Liên Minh Bắc Đại Tây Dương (NATO) sẽ có cuộc họp chính thức với Nga trong hai tuần tới, dấu hiệu băng giá đã tan trong quan hệ giữa hai khối vì cuộc khủng hoảng Ukraina kể từ năm 2014."

Sau nhiều đợt thao diễn quân sự khổng lồ, Mỹ đem cả máy bay ném bom chiến lược B-2 vào vùng Baltic và triển khai thêm một trung đoàn thiết giáp tới Đông Âu. Thấy thị uy như thế quá đủ. Nay tới chiến lược đàm phán. Chưa biết Mỹ và NATO sẽ thương thảo với Nga những gì. Dầu sao đây cũng là dấu hiệu tốt đẹp.

Theo Bloomberg News, dường như tuyên bố của Ô. Trump: "NATO đã lỗi thời" đã tạo âm vang và Tổng Thống Obama cũng nói rằng NATO đã hưởng lợi mà không làm gì cả (free-riders). Trong cuộc họp kín, các thượng nghị sĩ Cộng Hòa đã "quay" Ô. Stoltenberg tơi bời và đặt câu hỏi, "Tại sao chỉ có năm thành viên trong 28 quốc gia hội viên đóng góp 2% tổng sản lượng quốc gia cho ngân sách quốc phòng?" Tổng Thư Ký NATO Stoltenberg nói rằng NATO rất thiết yếu cho Âu Châu và an ninh toàn cầu. Do đó, cuối cùng thì Mỹ cũng chỉ "mắng yêu" Âu Châu vậy thôi vì mất NATO, sức mạnh quân sự toàn cầu của Mỹ chỉ còn một nửa.

- Newsweek ngày 7/4/2016: "Ukraina và Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành cuộc tập trận hải quân chung tại Hắc Hải giữa lúc mối bang giao của cả hai quốc gia với Nga trở nên tồi tệ. Đây là cuộc tập trận chung thứ hai chỉ sau non một tháng."

- Business Insider ngày 8/4/2016: "Thái Lan tiến dần tới chế độ quân phiệt trong những ngày gần đây sau khi tập đoàn lãnh đạo cho phép giới quân nhân quyền hạn rộng rãi bắt giam người, khiến gây ra chỉ trích từ các nhóm dân sự và từ phía Hoa Kỳ. Theo điều khoản về trật tự mới này, các quân nhân từ cấp thiếu úy trở lên có quyền bắt giam bất cứ ai bị nghi ngờ phạm 27 tội bao gồm cưỡng đoạt tài sản, buôn người và lạm dụng/trục lợi lao động (extortion, human trafficking, and labor abuse). Quyền hạn này được tướng hồi hưu Prayut Chan-ocha hiện đang giữ chức vụ thủ tướng và lãnh đạo Hội Đồng Hòa Bình và Trật Tự Quốc Gia trao cho giới quân vào ngày 29/3/2016."

Thật kinh hoàng! Một ông thiếu úy có thẩm quyền bắt giam bất cứ ai bị nghi ngờ phạm những tội nói trên thì thẩm quyền còn lớn hơn cả ông biện lý hoặc công tố viên. Hiện nay quân đội Thái Lan, không kể không quân và hải quân, bộ binh có 190,000 người tức 19 sư đoàn. Mỗi ông thiếu úy chỉ huy một trung đội 40 binh sĩ thì bộ binh Thái Lan có khoảng 4750 ông thiếu úy. Chưa kể an ninh, tình báo, cảnh sát có quyền bắt giam người, nay đất nước có thêm 4750 công tố viên có quyền bắt giam người nữa…thì có lẽ Tần Thủy Hoàng tái sinh cũng phải chào thua ông tướng này. Ngày xưa, để bảo vệ trị an, Tần Thủy Hoàng lập ra "Ngũ Gia Liên Bảo" tức năm gia đình thành một tổ để giám sát lẫn nhau, năm gia đình sử dụng một con dao. Một gia đình có người phạm tội thì đem bốn gia đình kia ra chém…cuối cùng thì bạo Tần cũng xụp đổ. Chính vì thế mà Thánh Đức ngày xưa dạy rằng ngoài Pháp Trị còn phải có Nhân Trị và Đức Trị nữa.

- Pháp Trị là đất nước phải có luật pháp. Luật pháp quốc gia là tối thượng. Không một ai có thể đứng trên luật pháp.
- Nhân Trị là: Luật pháp để bảo vệ lợi ích quốc gia nhưng phải tạo điều kiện cho người dân sống trong yên bình, công bằng để mưu cầu hạnh phúc.
- Đức Trị là sự liêm chính, mẫu mực của giới lãnh đạo.

Hội đủ ba thứ này rồi thì "Non sông muôn thuở vững âu vàng", trăm họ âu ca, ngoại bang cũng không bao giờ dám mưu đồ xâm lấn.

-The Daily Mail ngày 8/4/2016: "Ả Rập Sê-út và Ai Cập dự trù xây một cây cầu dài 32 dặm nối liền hai bờ của Hồng Hải (Red Sea) tại gần khu nghỉ mát Sharm el-Sheikh của Ai Cập bắc qua Ras Hamid của Ả Rập Sê-út nhân dịp Quốc Vương Salman viếng thăm viếng Ai Cập. Nhân dịp này Ai Cập trả lại cho Ả Rập Sê-út hai hòn đảo ở Hồng Hải để kết thân.

- Reuters ngày 9/4/2016: "Không Quân Hoa Lục và Không Quân Hồi Quốc (Pakistan) bắt đầu tiến hành những cuộc tập trận chung khi hai quốc gia tăng cường hợp tác về các chiến dịch quân sự."

Cuộc tái chiếm thành phố cổ Palmyra được thế giới hoan nghênh nhiệt liệt. Nhưng thực ra thì sức mạnh không quân của Mỹ lớn hơn. Tuy nhiên vì Mỹ không có lực lượng thống nhất trên bộ. Các nhóm nổi dậy chia năm xẻ bảy, bắn giết nhau, bán vũ khí cho ISIL để kiếm tiền cho nên không tiêu diệt được lực lượng ISIl. Trong khi đó Syria có cả một hệ thống quân đội tương đối kỷ luật, được thêm chí nguyện quân từ Ba Tư, Li-băng Hezbollah cho nên tạo chiến thắng trên mặt trận. Ngày 3/4/2016, với sự hỗ trợ của không quân Nga, quân chính phủ lại chiếm thêm thành phố al-Qaryatain cách Palmyra 100km về phía tây. Với đà này, Nhà Nước Hồi Giáo có thể bị đẩy ra khỏi Syria.
- Business Insider ngày 9/4/2016: "Một cuộc nghiên cứu mới đây được ấn hành trên Thay Đổi Môi Trường Thiên Nhiên (Nature Climate Change) tiên đoán trên 4 triệu cư dân của lục địa Hoa Kỳ có thể phải dời bỏ nhà cửa bởi mực nước biển dâng cao 3 bộ (90 cm) vào cuối thế kỷ này (2100), trong đó Tiểu Bang Florida bị nặng nhất, hầu như hoàn toàn biến mất và trở thành một hòn đảo nhỏ tách rời khỏi đất liền."

- Reuters ngày 2/4/2016: "Vào ngày 11/4/2016, cảnh sát đã bắt giữ hơn 400 người biểu tình bên ngoài Điện Capitol thuộc Phong Trào Democracy Spring (Mùa Xuân Dân Chủ) - một tổ chức kêu gọi chấm dứt những số tiền khổng lồ đổ vào hệ thống chính trị và luật hạn chế bầu cử. Cuộc biểu tình hoàn toàn ôn hòa và trật tự nhưng đã bị bắt giữ vì cảnh sát bảo vệ quốc hội cho rằng cuộc biểu tình bất hợp pháp - chẳng hạn như tụ tập và gây cản trở. Các người tổ chức thề sẽ tiếp tục biểu tình mỗi ngày và kéo dài một tuần lễ. Những người biểu tình yêu cầu Quốc Hội phải có hành động cấp thời chấm dứt việc đút lót số tiền lớn (corruption) cho hệ thống chính trị và bảo đảm tự do bầu cử. Những người biểu tình nói rằng,"Chúng tôi tin rằng tòa nhà này là của toàn dân và Quốc Hội phải có trách nhiệm với người dân. Chúng tôi cần bảo vệ quyền bỏ phiếu." (We believe this is the people's house, and Congress should be responsive to the people. We need to protect voting rights)"Theo Catholic.org phong trào này sẽ tác động tới cuộc bầu cử tổng thống sắp tới. Phong trào nổi lên giữa lúc hai ứng cử viên Bernie Sanders (Dân Chủ) và Donald Trump (Cộng Hòa) lên tiếng chống lại việc đóng góp tiền bạc cho các chiến dịch tranh cử khiến ảnh hưởng tới các chính trị gia, nói nôm na là "mua chuộc" các ứng cử viên.

- AP ngày 12/4/2016: Trong khi các công ty Air Bus của Âu Châu và Ý Đại Lợi đã ký kết giao kèo cả tỷ đô-la, Hoa Kỳ sợ trở thành "trâu chậm uống nước đục" cho nên Boeing đang chuẩn bị bán máy bay dân sự cho Ba Tư. Rõ ràng thỏa hiệp hạt nhân đã giúp cho tư bản Mỹ và tạo công ăn việc làm cho công nhân Hoa Kỳ nhưng không hiểu sao các ứng cử viên Cộng Hòa lại cực lực chống đối thỏa hiệp này và đe dọa hủy bỏ.  Hay họ nhắm mắt hy sinh quyền lợi quốc gia để làm theo ý của ông chủ Do Thái?

Tình hình Syria
- Tổng Hợp ngày 2/4/2016: "Toán công binh chiến đấu Nga dưới sự bảo vệ của trực thăng vũ trang bao vùng đã tới Syria vào ngày hôm nay để khai quang các bãi mìn tại thành phố cổ Palmyra tái chiếm từ tay lực lượng Nhà Nước Hồi Giáo (ISIL/Daesh) trong một cuộc tấn công chứng minh sức mạnh quân sự của Nga cho dù có giảm bớt quân số. Toán công binh làm việc với sự hỗ trợ của người máy Uran-6 và các chú chó tinh khôn có thể chui vào những chỗ mà người máy không thể vào được."

Cuộc tái chiếm thành phố cổ Palmyra được thế giới hoan nghênh nhiệt liệt. Nhưng thực ra thì sức mạnh không quân của Mỹ lớn hơn. Tuy nhiên vì Mỹ không có lực lượng thống nhất trên bộ. Các nhóm nổi dậy chia năm xẻ bảy, bắn giết nhau, bán vũ khí cho ISIL để kiếm tiền cho nên không tiêu diệt được lực lượng ISIl. Trong khi đó Syria có cả một hệ thống quân đội tương đối kỷ luật, được thêm chí nguyện quân từ Ba Tư, Li-băng Hezbollah cho nên tạo chiến thắng trên mặt trận.  Ngày 3/4/2016, với sự hỗ trợ của không quân Nga, quân chính phủ lại chiếm thêm thành phố al-Qaryatain cách Palmyra 100km về phía tây. Với đà này, Nhà Nước Hồi Giáo có thể bị đẩy ra khỏi Syria.

- AP ngày 2/4/2016: "Cuộc ngưng bắn dường như bị lấy đi bởi những cuộc giao tranh dữ dội giữa quân chính phủ và phiến quân, bao gồm luôn cả nhóm al-Qaeda liên kết với Nusra Front ở ngoài Aleppo - thành phố lớn thứ hai của Syria nằm về phía bắc. "

- AFP (Palmyra) ngày 9/4/2016: "Hàng ngàn dân chúng Syria phải tản cư đã trở lại Palmyra vào ngày hôm nay để coi lại nhà cửa của họ lần đầu tiên khi quân chính phủ với sự hỗ trợ của không quân Nga tái chiếm thành phố này từ tay Nhà Nước Hồi Giáo cách đây một tuần lễ."

Ai đã từng ở trong vùng chiến sự và phải rời bỏ nhà cửa, ruộng vườn, cha mẹ, anh chị em, cơ sở làm ăn buôn bán để lánh nạn…nhìn hình ảnh này mà rớt nước mắt vì thương cảm.

Trong khi đồng minh Úc của Mỹ đi "hàng hai" thì vào ngày13/4/2016, Reuters loan tin, "Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Carter tới Phi Luật Tân ngày hôm nay, cho thấy mối liên hệ chặt chẽ mỗi ngày mỗi gia tăng với đồng minh trụ cột tại Biển Đông giữa lúc Hoa Lục khăng khăng khẳng định chủ quyền tại Biển Đông. Ô. Carter cho biết ngoài năm căn cứ theo như thỏa hiệp vừa được ký kết, trong tương lai còn có thêm những căn cứ đóng quân của Mỹ tại Phi Luật Tân. Nhân dịp này ông ghé thăm HKMH Steniss đang ở về phía tây của Đảo Luzon. Tại đây ông tuyên bố, "Điều mới mẻ không phải là sự hiện diện của HKMH của Mỹ ở trong vùng. Sự mới mẻ là bên trong của những căng thẳng đang hiện có mà chúng tôi muốn giảm bớt. và ông thông báo hải quân hai nước bắt đầu tuần tra chung tại Biển Đông." Ông Carter còn nghe hạm trưởng HKMH Stennis báo cáo rằng tàu chiến của Trung Quốc cũng đang hoạt động trong vùng nhưng cho tới bây giờ, "Chúng tôi rất hài lòng về những giao tiếp hiện có." Nghĩa là hai bên nhưng chưa đánh nhau và đường ai nấy đi. (We've been very pleased with the interactions we've had.)
- Washington Post ngày 11/4/2016: "Lực lượng Nhà Nước Hồi Giáo vừa chiếm lại một căn cứ địa quan trọng sát biên giới Thổ Nhĩ Kỳ chỉ vài ngày sau khi bị phiến quân đánh bật ra khỏi căn cứ này dưới sự hỗ trợ của Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ Theo AFP, từ bên kia biên giới Thổ Nhĩ Kỳ đã dồn dập nã đại bác vào địa điểm này".

- Sputnik News ngày 12/4/2016: "Phó Thống Đốc Tỉnh Seraa cho biết hơn một nghìn chiến binh đã đầu hàng quân chính phủ và giao nạp vũ khí. Quân đội Syria và các nhóm vũ trang đang tuân thủ thỏa hiệp ngưng bắn trong tiến trình hòa giải dân tộc." Cũng theo Sputnix News và International Business Times, vào ngày hôm nay 13/4/2016 và  cũng là ngày Hòa Đàm Geneve tái tục, Syria tiến hành bầu cử quốc hội tại hơn 7000 địa điểm bỏ phiếu, với 3,500 ứng cử viên của 13 trong số 15 tỉnh. Các Tỉnh Raqqa và Idlib vẫn đang thuộc quyền kiểm soát của phiến quân và Nhà Nước Hồi Giáo. Nga coi cuộc bầu cử là một bước làm quan trọng cho việc ổn định tình hình trong nước, còn phe nổi dậy và Hoa Kỳ tẩy chay và sẽ không công nhận kết quả của cuộc bỏ phiếu.

- CNN ngày 13/4/2016: Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ cho biết cho tới bây giờ Hoa Kỳ đã giết khoảng 26,000 chiến binh của Nhà Nước Hồi Giáo tại Iraq và Syria, một thành tích cho thấy Hoa Kỳ đang chiến thắng trong cuộc chiến chống ISIS. Đây là phương thức lượng giá chiến thắng theo lối "body counts" (đếm xác chết) khi Ô. McNamara điều khiển cuộc Chiến Tranh Việt Nam, trong khi theo binh thư, chiến thắng được đánh giá bằng việc chiếm lĩnh lãnh thổ. Mình đem cả nửa triệu quân đi đánh, có thể tiêu diệt địch quân tới vài trăm ngàn người nhưng  không chiếm được tấc đất nào rồi sau đó rút lui…thì không biết đó là chiến thắng hay chiến bại?

Tình hình Biển Đông
- Reuters ngày 6/4/2016: "Trung Quốc bắt đầu cho vận hành một ngọn hải đăng cao 55 mét trên Đảo Đá Chữ Thập - một trong những hòn đảo nhân tạo tại Biển Đông nơi mà năm ngoái Khu Trục Hạm Lassen của Hoa Kỳ đã đến gần để thách thức tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc."

- Reuters (Hà Nội) ngày 7/4/2016: "Việt Nam yêu cầu Trung Quốc di chuyển giàn khoan Haiyang 981 gây tranh cãi và từ bỏ dự tính khoan dầu tại Vịnh Bắc Việt (*) mà sự phân định chủ quyền chồng lấn chưa được giải quyết và đây là dấu hiệu sau cùng của bất ổn giữa hai nước láng giềng cùng theo Chủ Nghĩa Cộng Sản. Giàn khoan này đã tạo nên cuộc khủng hoảng vào năm 2014 khi nó thăm dò dầu khí tại Vùng Đặc Quyền Kinh Tế của Việt Nam ở Biển Đông."

- NewsMax ngày 8/4/2014: "Cấp chỉ huy hàng đầu của Hải Quân Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương kêu gọi phải có phản ứng mạnh đối với những hành động của Trung Quốc tại Biển Đông nhưng bộ tham mưu của Ô. Obama đã bịt miệng ông này. Theo tờ Navy Times, Đô Đốc Harry Harris muốn nhìn thấy Hoa Kỳ biểu dương sức mạnh quân sự giữa lúc Hoa Lục xây đắp các hòn đảo nhân tạo mà đảo gần nhất (Scarborough Shoal) chỉ cách thủ đô của Phi Luật Tân khoảng 140 dặm Anh. Nhưng Bà Susan Rice - Cố Vấn Anh Ninh Quốc Gia của Tổng Thống Obama lại ra lệnh cho ông tướng cất giữ ý kiến đó trong lòng. Bộ tham mưu của Ô. Obama đang trong tiến trình thảo luận với Trung Quốc về một số vấn đề như thương mại và vũ khí hạt nhân." (The U.S. Navy's top commander in the Pacific is calling for a strong military response to China's moves in the South China Sea but the Obama administration has silenced him. According to the Navy Times, Adm. Harry Harris would like to see the U.S. military flex its muscles in the face of China's construction of artificial islands, the closest of which would be roughly 140 miles from the capital of the Philippines. President Barack Obama's National Security Adviser Susan Rice, however, has ordered military brass to keep their opinions on the matter to themselves. The administration is in the process of trying to work with China on several issues, including trade and nuclear weapons.)

Vậy những ai mong muốn Hoa Kỳ "bóp mũi" hay dạy cho Trung Quốc một bải học thì phải đọc kỹ bản tin này. Tương lai chưa biết ra sao, nhưng giờ đây chưa phải lúc Hoa Kỳ đối đầu với Hoa Lục mà chỉ là "tái cân bằng lực lượng" mà thôi. Coi chừng Ô. Harris ăn nói mạnh miệng quá có ngày theo chân Ô. Chuck Hagel "về vườn" đó nghe. Bà Susan Rice vừa đẹp gái, lại ngồi kè kè bên Ô. Obama mỗi ngày trong Phòng Bầu Dục nghe thuyết trình về tình hình an ninh trên toàn thế giới rồi "tâu" lên tổng thống… thì tướng ở xa vạn dặm có ngày "mất đầu" như chơi." Cứ xem gương Tướng McArthur nhận lệnh đầu hàng của Quân Phiệt Nhật, chiến thắng oanh liệt trong Chiến Tranh Triều Tiên nhưng bị Tổng Thống Truman cất chức một cái rụp chỉ vì trái lệnh. Hiện nay Hoa Kỳ đang bận rộn trăm bề, nào là đối đầu với Nga trong Chiến Tranh Lạnh, cuộc chiến tại Afghanistan, Iraq, Libya chưa gỡ ra được, cuộc chiến chống khủng bố trong nước, cuộc chiến chống ISIS tại Syria đòi hỏi phải đem B-52 và bộ binh vào đây, rồi Bắc Hàn chưa biết "khùng điên" lúc nào, Do Thái hăm he tấn công Ba Tư…nếu mở một cuộc chiến tranh tổng lực với Hoa Lục…thì có lẽ một chiến lược gia điên khùng mới làm vậy. Ở xứ Mỹ này ông tướng giống như con gà chọi, thấy gà khác tới gần hoặc nghe tiếng gáy là muốn "đá" ngay. Điều đó đúng vì làm tướng phải dũng cảm. Nhưng có "đá" được hay không và lúc nào "đá" thì phải do "chủ gà" tức tổng thống quyết định. Nhiều khi gà đang đá rất hăng nhưng thấy thua, chủ gà phải thương lượng để gà khỏi chết hoặc "vớt năm lai" tức vớt chút đỉnh thay vì thua hết. Cho nên Mỹ cứ phải "câu giờ" vừa hù dọa, vừa đàm phán để mua thời gian. Hoa Lục đang ở vào thế thượng phong không phải vì sức mạnh quân sự hay chính nghĩa mà vì thế kẹt của Hoa Kỳ. Tại G-7 (Khối 7 Nền Kinh Tế Mạnh) vừa họp tại Hiroshima (Nhật Bản) hoàn toàn do Mỹ, Âu Châu và Nhật Bản điều khiển nhưng cũng không ra được tuyên cáo mạnh mẽ tố cáo Hoa Lục hoặc ban hành lệnh cấm vận mà chỉ bày tỏ sự quan tâm và nhấn mạnh tới việc giải quyết (tranh chấp) bằng phương thức hòa bình, (We are concerned about the situation in the East and South China Seas, and emphasise the fundamental importance of peaceful management and settlement of disputes). Điều đó cho thấy Hoa Lục không phải là Nga, không phải là Iraq, Ba Tư, Syria, A Phú Hãn hay Libya. Mỹ và NATO dám bao vây và cấm vận Nga nhưng không dám bao vây và cấm vận Hoa Lục vì nền kinh tế của Hoa Lục bao trùm toàn cầu. Cả Mỹ và Liên Hiệp Âu Châu, Úc Châu đang phải dựa vào ngoại thương với Hoa Lục để sống còn. Thế thượng phong của Hoa Lục là ở chỗ đó. Biết làm sao bây giờ? Theo AFP ngày 13/4/2016, Hoa Lục đã triệu tập đại diện ngoại giao của các quốc gia trong Khối G-7 để bày tỏ sự tức giận về tuyên bố chung nói trên. Theo Reuters,  ngày 14/4/2016,  "Thủ Tướng Úc Malcolm Turnbull tháng trước chỉ trích Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông, đã hướng dẫn 1000 nhà lãnh đạo doanh thương thăm Hoa Lục, hy vọng xây dựng thỏa hiệp tự do thương mại giữa hai nước. Ô. Turnbull sẽ thảo luận với Chủ Tịch Tập Cận Bình và Thủ Tướng Lý Khắc Cường tại Bắc Kinh, hy vọng sẽ lợi dụng (capitalize) để chuyển hóa Trung Quốc từ một nước xuất cảng thành nền kinh tế tiêu thụ lớn. Ô. Malcom Turnbull đã né tránh đề cập tới vấn đề Biển Đông và ông ca ngợi Thỏa Hiệp Tự Do Mậu Dịch với Hoa Lục."

Trong khi đồng minh Úc của Mỹ đi "hàng hai" thì vào ngày13/4/2016, Reuters loan tin, "Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Carter tới Phi Luật Tân ngày hôm nay, cho thấy mối liên hệ chặt chẽ mỗi ngày mỗi gia tăng với đồng minh trụ cột tại Biển Đông giữa lúc Hoa Lục khăng khăng khẳng định chủ quyền tại Biển Đông. Ô. Carter cho biết ngoài năm căn cứ theo như thỏa hiệp vừa được ký kết, trong tương lai còn có thêm những căn cứ đóng quân của Mỹ tại Phi Luật Tân. Nhân dịp này ông ghé thăm HKMH Steniss đang ở về phía tây của Đảo Luzon. Tại đây ông tuyên bố, "Điều mới mẻ không phải là sự hiện diện của HKMH của Mỹ ở trong vùng. Sự mới mẻ là bên trong của những căng thẳng đang hiện có mà chúng tôi muốn giảm bớt. và ông thông báo hải quân hai nước bắt đầu tuần tra chung tại Biển Đông." Ông Carter còn nghe hạm trưởng HKMH Stennis báo cáo rằng tàu chiến của Trung Quốc cũng đang hoạt động trong vùng nhưng cho tới bây giờ, "Chúng tôi rất hài lòng về những giao tiếp hiện có." Nghĩa là hai bên nhưng chưa đánh nhau và đường ai nấy đi. (We've been very pleased with the interactions we've had.)

Trong khi tàu chiến Hoa-Mỹ đang gờm nhau ở Biển Đông thì các giới chức quốc phòng của Việt Nam và Phi Luật Tân đang thăm dò khả năng tiến hành các cuộc tập trận chung và tuần tra chung trên biển. Tân ngoại trưởng của Phi Luật Tân cũng vừa ghé thăm Việt Nam. Theo ý kiến của tôi, Phi Luật Tân, Úc Đại Lợi và Nhật Bản có thể tuần tra chung với Mỹ ở Biển Đông nhưng nếu Việt Nam tuần tra chung với Mỹ thì lập tức Việt Nam trở thành mối đe dọa về an ninh cho Hoa Lục và Việt Nam có thể trở thành một Ukraina thứ hai. Nhưng nếu Việt Nam chỉ tuần tra chung với Phi Luật Tân, tuy không mạnh bằng đi chung với Mỹ nhưng hiệu quả, mà Hoa Lục dù tức tối cũng không thể lấy bất cứ lý do gì để phản đối.

Chắc chắn tàu chiến Trung Quốc không dại gì nổ súng vào tàu chiến Mỹ trước, nhưng có thể cản mũi, đâm, húc như đã làm vào Tháng 12, 2014. Cuộc xung đột tại Biển Đông diễn biến thật lạ kỳ. Đánh không ra đánh, đàm không ra đàm. Không biết sự yên bình giả tạm này kéo dài bao lâu?

Đào Văn Bình
(California ngày 15/4/2016)

(*) Trong nước dùng danh từ "Vịnh Bắc Bộ" theo tôi thấy không lợi bằng dùng danh từ "Vịnh Bắc Việt" vì nó nêu rõ phía bắc của Việt Nam. Còn "Bắc Bộ" là nằm về phía bắc nhưng không nói lên nó thuộc về ai. Chẳng hạn chúng ta không chấp nhận Biển Đông gọi là "South China Sea" vì có chữ "China", ám chỉ nó thuộc về Trung Hoa.

12 April 2016

Bất ngờ và bí ẩn của chính phủ Nguyễn Xuân Phúc

Bất ngờ và bí ẩn của chính phủ Nguyễn Xuân Phúc

Ngày 07/04/2016, chính phủ do ông Nguyễn Xuân Phúc làm thủ tướng đã được công bố, gồm năm phó thủ tướng, và 22 bộ trưởng. Nhìn chung đây là một chính phủ tầm thường, lỏng lẻo và mờ nhạt.

Khác với không khí có phần hừng hực của chính phủ nhiệm kỳ hai của ông Dũng với phó thủ tướng trẻ tuổi Vũ Đức Đam, với tư lệnh hăng máu như Đinh La Thăng, Vương Đình Huệ và một nhân vật có lý lịch khá bí ẩn, đến bây giờ vẫn còn gây tò mò là Nguyễn Thiện Nhân. Lầ̀n này, không hề có một khuôn mặt nào. Có vẻ như chính những vị thượng thư mới của chế độ cũng chẳng hào hứng gì lắm. Nhưng cũng chính vẻ thờ ơ này tạo ra sự bí ẩn của chính phủ.

Ông Nguyễn Xuân Phúc, theo từ điển mở Wikipedia, là út trong gia đình nghèo có 6 con, nên thường gọi là Bảy Phúc, (tiếng Tàu gọi là Thất Phúc, xin lỗi, tức là vô phúc, tiếng Anh thì còn tệ hơn...), lúc bé học trường làng, không nói đến lớp mấy. Bố tập kết ra Bắc từ năm 1954 theo Hiệp nghị Giơnevơ, sống với mẹ và các chị. Năm 1965, chị bị địch giết. Năm 1966, đến lượt Mẹ bị giết. Ông theo một người bạn của bố mẹ bí mật đưa ra Bắc vào khoảng đầu năm 1967. Tại miền Bắc, ông được hưởng chế độ học sinh miền Nam, được học văn hóa.

Năm 1973, ông theo học Đại học kinh tế quốc dân, không nói có tốt nghiệp không và cấp bậc học vị gì, chỉ nói tốt nghiệp năm 1978. Thông thường ở miền Bắc thời ấy, những học sinh quá tuổi (ông ra Bắc lúc 13 tuổi, không biết văn hóa tương đương lớp mấy) thường được học bổ túc công nông, tức là loại học thính, cốt cung cấp kiến thức tóm tắt và không qua thi từng cấp, có thể trong ba năm học hết chương trình phổ thông từ lớp ba đến hết lớp mười. Thời gian này đang có nhu cầu cấp bách cán bộ cho miền Nam sau giải phóng, nên có thể ông được ưu tiên điều động.

Ông được điều trở về Quảng Nam, và với lý lịch là cán bộ tập kết, ông thăng tiến thuận tiện, trôi chảy trong sự khan hiếm cán bộ vừa có đảng (tức là đảng viên cộng sản), vừa được đào tạo tại miền Bắc XHCN.

Từ năm 1997, ông lần lượt làm giám đốc sở du lịch, sở kế hoạch đầu tư, đến 2001, ông được bầu phó bí thư tỉnh uỷ, chủ tịch UBND tỉnh.

Tháng ba năm 2006 được bổ nhiệm Phó tổng thanh tra chính phủ, vào TW đảng khoá X, tháng 6/2006 được điều động làm phó thường trực Văn phòng chính phủ. Tháng 8/2007, chính thức được Quốc hội phê chuẩn Chánh Văn phòng chính phủ, hàm bộ trưởng, Uỷ viên thường trực Uỷ ban Phòng chống Tham nhũng quốc gia.

Ngày 7/04/2016, ông được đảng phân công và tại phiên 11, Quốc hội 13 phê chuẩn chức vụ Thủ tướng Chính phủ.

Như vậy, ông Phúc có một lý lịch chính trị gần giống với lý lịch chính trị của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Văn hóa chưa qua tiểu học, phần học lực còn lại là học lực được bồi dưỡng theo hệ không chính thống. Mồ côi, và gần như mồ côi cả cha lẫn mẹ từ bé. Đặc điểm này góp phần tạo nên tính cách tự chủ, tự quyết, độc lập trong suy nghĩ, nhưng cũng tạo ra khoảng trống của giáo dục các luân lý căn bản, quan điểm về nhân cách, thiếu một quy chiếu cơ bản về khuôn mẫu đạo đức, nhân sinh. Có thiên hướng tự do, phóng khoáng, không có tính thượng tôn và ràng buộc bởi các quy chuẩn khuôn vàng thước ngọc. Là loại nhân cách chưa được định hình, chưa cố kết và dễ thay đổi, khó khăn trong xác lập chân lý. Và cũng sẽ giống ông Dũng là mặc cảm trình độ, muốn có người tài giúp sức, nhưng lại không chịu được cảm giác phỉ báng khi bị phát hiện sự thấp kém, nông cạn của bản thân. Trong bộ máy của ông, đương nhiên không thể xuất hiện những gương mặt gây sửng sốt dư luận, những gương mặt khả dĩ xuất chúng, những ngôi sao. Chính phủ của ông sẽ chỉ là ánh trăng mờ mờ, sau khoảng sương mù.

Trong năm ông phó thủ tướng, ông Vũ Đức Đam, một thời được dư luận ấp ủ hy vọng, bây giờ vẫn giữ nguyên khu vực giáo dục, văn hoá thể thao, y tế và sự nghiệp xã hội, là khu vực được xếp thứ ba, không được vào bộ chính trị, có nghĩa là triển vọng mờ nhạt. Nếu chỉ sống theo nguyên tắc "im lặng ăn tiền", thì sự nghiệp chính trị cuả ông này coi như đã kết thúc, dù rằng, ông thừa năng lực để đảm nhiệm chức vụ, thay ônh Phúc.

Khu vực quan trọng thứ nhất, khu sản xuất và công nghiệp, được uỷ thác cho Trịnh Đình Dũng, kỹ sư xây dựng, thay chân ông Hoàng Trung Hải. Ông này không có gì đặc biệt, là người có tiếng thiếu quyết đoán, tín đồ của "chiến sách ném đá dò đường", việc gì cũng tung ra, cho đến khi dư luận bàn cãi chán, lắng xuống, ông mới quyết định. Như vậy, không sai, nhưng vai trò của ông chỉ là chữ ký. Khó mà có gì bộc phát hay bứt phá cho nền công nghiệp những năm tới. Nếu ông Hải một thời âm thầm như hoạt động bí mật, chắc ông này sẽ còn im ắng hơn.

Khu vực quan trọng thứ hai, khu kinh tế tài chính, được giao cho ông Vương Đình Huệ, nguyên trưởng ban kinh tế TW. Ông này được đánh giá là túi khôn, có kiến thức kinh tế, nhưng thiên về lý thuyết cơ bản, chưa có kinh nghiệm gì về quản trị và thực nghiệm. Không chắc có gì mới, hoặc nếu có sáng kiến thì cũng chưa chắc dám mạo hiểm. Phát kiến và mạo hiểm không phải con người của ông, ông có thể nhận ra cái sai, cái yếu của người khác, khi ông đứng ngoài. Nhưng đứng trong trận thì ông giống người bị tê liệt, liệt cả tay lẫn chân. Nền kinh tế tới đây sẽ tự nó vận động mà tiến tới, hay đứng đó, ông sẽ nhìn theo nó mà phụ họa, như người thuyết minh phim. Vậy thôi.

Khu Ngoại giao có thể là đất riêng của Phạm Bình Minh, nhưng vào bộ chính trị, uy tín của ông này sẽ chịu thử thách lớn. Không phải được đưa vào bộ chính trị là biểu hiện sự thành công, hay sự tin cậy, mà thực chất là con người ông sẽ bị buộc phải biến thành bản sao, mỗi ngày một giống, một đầy đủ hơn của bộ chính trị. Bộ chính trị sau sân khấu nhắc gì, ông sẽ nói đúng như vậy, chung chung, quyết tâm, dứt khoát, nhất định, làm bạn với tất cả, người tốt, xấu đều là bạn, kẻ thù và người giúp chống kẻ thù đều là bạn, bởi vì kẻ tù là bạn, thì kẻ thù của kẻ thù cũng là bạn... ai hiểu thế nào cũng được. Ông sẽ mất dần tiếng nói, và cũng sẽ trở nên mờ nhạt. Nếu ông từng có mối quan hệ nào đó, mang màu thiện cảm với ngài John Kerry, bộ trưởng Ngoại giao Mỹ, thì chắc chắn nó sẽ mờ dần, và cũng sẽ chẳng còn mấy ý nghĩa. Cái nhìn nảy lửa nổi tiếng của ông với Vương Nghị, bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc sẽ trở thành một sai phạm phải được quên đi, màu mắt của ông với người anh lớn ấy sẽ xanh dần, xanh dần tới van lơn, thần phục.

Ngoại giao chủ đạo vẫn là thứ nhất chế độ, thứ nhì tăng trưởng, thứ ba mới là chủ quyền. Ông ở đâu, lúc nào rồi cũng chỉ nói như thế, nhạt và rỗng. Không còn cái khí phách cha ông nữa.

*

Nhưng dù hoàn toàn tẻ nhạt, chính phủ lần này cũng có điều khác biệt. Đó là việc vị trí phó thứ nhất, phó thường trực lại giành cho ông Trương Hoà Bình, nguyên trung tướng công an, nguyên Chánh án tòa án tối cao. Tốt nghiệp kỹ sư thuỷ lợi năm 1982, nhưng không một ngày hành nghề thuỷ lợi. Bắt đầu thăng tiến từ chức phó phòng PA17 cảnh sát điều tra, công an TP HCM năm 1985, học chuyên tu đại học công an 1990, lên cục phó cục an ninh 1991, năm 1997 giữ chức phó giám đốc công an thành phố HCM, rồi lên dần tới thiếu tướng, thứ trưởng bộ công an, năm 2006, sau đó được phong lên trung tướng 2007, và được bầu Chánh án Tòa án tối cao năm 2007.

Để một con người có lý lịch như vậy vào vị trí phó thủ tướng thứ nhất, người ta không hiểu được ý đồ của ông Nguyễn Xuân Phúc là gì. Không thể tin ông này phù hợp với nhu cầu bức thiết về cải cách thể chế, thay đổi cơ cấu nền kinh tế theo phương châm tăng trưởng ổn định và bền vững, giải thoát khủng hoảng nợ xấu và thâm hụt ngân sách.

Nếu nhìn lên, khi ông Phan Đình Trạc được giao trưởng Ban nội chính TW nhưng không được bầu vào bộ chính trị, mặc dù không còn chịu áp lực như dưới thời ông Dũng, có thể cho thấy vai trò của Ban này đã giảm và không còn quan trọng nữa. Có vẻ ông Trọng đã bằng lòng với việc cùng lúc tiêu diệt cả ba trung tâm tham nhũng ghê gớm nhất là Thủ tướng Dũng, là Bí thư Lê Thanh Hải và cha con ông Đại tướng Phùng Quang Thanh, muốn giảm áp lực đang như một thanh gươm Damocles, treo lơ lửng trên đầu TW, gây chia rẽ và phân rã.

Có thể suy đoán rằng, Uỷ ban quốc gia về Phòng chống tham nhũng, kỳ này có thể sẽ được chuyển trọng tâm, trả về cho Chính phủ, và ông Trương Hoà Bình sẽ là người nắm thường trực Uỷ ban này, giống vai trò ông Phúc dưới thời ông Dũng.

Ông Nguyễn Xuân Phúc khi còn là phó thủ tướng thường trực, đã đồng thời là thường trực Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng, là người trực tiếp tổ chức thanh tra, chỉ đạo và nhận các báo cáo thanh tra tham nhũng. Ông lên Thủ tướng có thể nhờ những thành tích đạt được từ các hồ sơ chống tham nhũng của chính phủ, đáp ứng được quyết tâm của ông Trọng và bộ chính trị, đặc biệt là đóng góp của ông trong việc thuyết phục các thành viên còn lại trong bộ chính trị, sau đó là thuyết phục TW gạt bỏ Thủ tướng Nguyễn tấn Dũng, tất nhiên bằng những chứng cứ có độ đảm bảo không thể bác bỏ. Có thể, từ chính những hành vi này, mà dư luận đánh giá, chủ yếu được khuấy động bởi "chân dung quyền lực", rằng ông là "tên phản thày, bán chúa". Ông Trương Hoà Bình với thâm niên Chánh án sẽ nhân danh Pháp luật, trong sự hoàn thiện danh nghĩa về một chế độ Pháp quyền XHCN, giấu đi phần nào cái vi hiến lộ mặt của chế độ đảng trị.

*

Có một nhân vật đầy bí ẩn là tân uỷ viên bộ chính trị Nguyễn Văn Bình. Nhân vật này, trước đại hội 12 vẫn được cho là trùm mafia. Từ việc được xã hội đen phong soái tại Nga, từ những năm 1985-1986, khi còn là sinh viên Đại học tổng hợp Lômônôxốp, sau đó lại quay lại Nga với chức vụ giám đốc ngân hàng đầu tư quốc tế MIB, rất nổi tiếng trong giới soái người Việt tại khu vực Đông Âu thuộc phe XHCN cũ. Ít ai có thể ngờ rằng ông này sau khi về nước, lại nhanh chóng vào TW tháng 1/2011, rồi leo lên chức Thống đốc ngân hàng nhà nước, tháng 8/2011. Người ta đồn thổi những móc ngoặc ngầm giữa Nguyễn Văn Bình và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, trong lúc tồn tại mâu thuẫn công khai giữa ông Dũng và cựu Thống đốc Nguyễn Văn Giàu, dẫn tới việc Nguyễn Văn Giàu bị ông Dũng đẩy sang Quốc hội, nhường ghế thống đốc cho Nguyễn Văn Bình ngày 3/08/2011.

Sáu tháng sau, Nghị định 24/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, xuất khẩu vàng và nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng. Nghị định này là cuộc tuyên chiến với những tay đầu sỏ kinh doanh vàng thuộc giới tài phiệt gốc Hoa tại Sài Gòn, vốn vẫn độc quyền thao túng giá cả vàng và dollar tại thị trường Việt Nam từ suốt 30 năm cho tới thời điểm đó. Bởi vì không được đúc theo mẫu quốc gia, hoặc không được chuyển đổi ra vàng do Ngân hàng nhà nước phát hành, vàng sẽ bị coi là hàng giả, hàng phi pháp. Náo loạn này giống như vụ đổi tiền năm 1978 vậy. Chạy và hối lộ bằng mọi giá các quan chức có quyền, dù vẫn là sở trường của giới tài phiệt gốc Hoa, nhưng do tính quyết liệt của chính sách, đã tạo ra một cuộc chiến giành giật quyền đút lót để thoát hiểm, khiến người ta biết rằng mọi ngả đường, mọi nguồn vàng ngoài lề đều đổ dồn vào chỗ ông Bình và phía sau ông Bình là Nguyễn Tấn Dũng.

Nhưng điều bí ẩn chưa được giải. Liệu cái chính phủ này có tồn tại được không?. Sự lỏng lẻo, không có diện mạo của cả équipe, trong bầu không khí sôi sục đòi thay đổi, người ta phải suy diễn rằng, nó sẽ sụp đổ, có khi rất nhanh chóng. Trước hết từ một ông thủ tướng tài năng mờ nhạt. Và nếu chỉ leo lên bằng việc "phản thày bán chúa" thì rồi khi mọi chuyện qua đi, nguội đi, nguy cơ không còn nữa, người ta rồi sẽ xử cái tội ấy, hoặc ít nhất thì khi chim và thỏ không còn, cung tên dùng được vào việc gì? Có dư luận ông Trọng sẽ ra đi trong khoảng 5 tháng nữa, như lời hứa trước Đại hội. Cùng với ông này là ông Trần Đại Quang và Nguyễn Xuân Phúc. Các ông Tô Lâm, Ngô Xuân Lịch, Nguyễn Văn Bình rồi sẽ phải chung số phận, vì công với người này, là tội với người khác, nhất là chỉ có công với một chế độ đang không tránh khỏi sụp đổ, một chế độ đang cố vùng vẫy những năm tháng cuối cùng. Hãy để mắt tới Đinh Thế Huynh. Nếu lại sắp sửa khai mạc kỳ họp thứ XII Hội thảo Lý luận Trung Việt, trong khi dù đã ngồi trên ghế Thường vụ Ban bí thư, ông này vẫn chưa bàn giao cho ai chức chủ tịch Hội đồng lý luận TW. Kế độc từ trung tâm tội ác toàn cầu sẽ được truyền qua Hội thảo này. Kế có thể rất độc, rất phi nhân tính, như những kế mà Trần Bình từng giúp Lưu Bang đoạt Thiên hạ, nhưng mãi mãi bí ẩn. Nhưng dù thế nào, trước thực tế một cơ thể đã chết, không tội ác nào có thể đảo ngược.
Sau đó là vụ thu gom các ngân hàng thương mại và ngân hàng tư nhân. Mọi sự mua đi, bán lại, sáp nhập, hay giải thể, đều được trả bằng giá thoả thuận, thông qua những vụ thương lượng ngầm. Một loạt các ngân hàng biến mất, nhưng vượt lên tất cả, hệ thống ngân hàng Phương Nam của Trầm Bê, một ông trùm gốc Hoa, có nguồn gốc là tổ sòng bạc tại Campuchia, vẫn tồn tại như có phép thần. Theo một thư tố cáo cuả ông Trịnh Văn Lâu, nguyên uỷ viên TW, nguyên phó Ban kiểm Tra TW, viết rằng: "Trầm Bê từng nói, anh Ba Dũng sống là tôi sống, anh ba Dũng sổ mũi nhức đầu là tôi bệnh, tôi ho. Anh Ba còn thì tôi còn... anh Tư lo cho anh Ba làm tổng bí thư kỳ này, tôi xin đáp tạ xứng đáng...".

"Vào khoảng thời gian này, xuất hiện khá nhiều tin ngoài lề về việc Thống đốc Bình bị điều tra liên quan đến vài ngân hàng thương mại, trong đó có Ngân hàng Phương Nam và một đại gia là ông Trầm Bê.

Gần hết năm 2015, gần như không thấy Nguyễn Văn Bình xuất hiện trên mặt công luận như ầm ĩ thường thấy. Chính vào lúc này, hai Hội nghị Trung ương 13 và 14 đã diễn ra với phần bất lợi nghiêng dần và rồi nghiêng hẳn về Thủ tướng Dũng.

Tiếp sau Hội nghị 14 và gần Đại hội XII, Thống đốc Bình bất chợt tái xuất hiện. Cùng lúc, nghe nói về một danh sách đề cử ủy viên mới cho Bộ Chính trị, trong đó có tên ông Bình".( nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng).

Và đúng như điều "nghe nói" ấy, tại Đại hội XII, cùng với sự kiện Thủ tướng Dũng chịu thất bại cay đắng là việc Nguyễn Văn Bình bất ngờ trở thành tân ủy viên Bộ Chính trị.

Trước đó có dự đoán rằng, sau khi ông Dũng bị loại, người thứ hai bị cho đi "tàu suốt" sẽ là ông Tư Liêm, Trần Quốc Liêm, em vợ ông Dũng, tổng cục phó tổng cục an ninh, sau đó sẽ là Nguyễn Văn Bình và Trầm Bê, rồi đến Tư Thắng, tức là Nguyễn Tất Thắng, em ruột ông Dũng.

Mọi cái đều xảy ra đúng như vậy, trừ trường hợp ông Nguyễn Văn Bình, không những không bị điều tra, mà lại leo ngược lên bộ chính trị.

Ông Bình có thể đã cung cấp cho ông Trọng hay bộ chính trị một bằng chứng tố cáo ông Dũng không? Và ngoài ông Dũng, chắc chắn sẽ có nhiều vị khác nữa? Rất nhiều phỏng đoán như vậy. Bởi vì thông thường, các trung tâm quyền lực, hay các tâm hút tham nhũng, đồng thời là nơi quy tụ các bằng chứng tham nhũng không thể chối cãi.

Nếu đúng thế, thì Bộ chính trị kỳ này, có ít nhất có 5 vị trí được đưa vào nhờ có công. Ông Trần Đại Quang, ông Tô Lâm, ông Ngô Xuân Lịch có công phát giác và dẹp yên vụ nhốn nháo Phùng Quang Thanh, ngay từ trứng nước. Ông Quang, ông Phúc, và ông Nguyễn Văn Bình có công tố cáo ông tội tham nhũng của Nguyễn Tấn Dũng, tạo ra sự trở cờ ngoạn mục của gần như 100% những cá nhân từng bỏ phiếu tín nhiệm ông Dũng tại Hội nghị TW 6, khiến ông Trọng ức phát khóc. Cả hai ông Dũng và Thanh đều bị gạt ra ngoài. Tránh cho chế độ một nguy cơ sụp đổ.

Như vậy, nếu vẫn như trước, rằng, chính phủ vẫn chỉ là công cụ của đảng, với một cựu Chánh án làm phó thường trực, bộ máy không có mũi nhọn, thì sẽ thấy, trọng tâm kỳ này, nhiệm kỳ này, chống tham nhũng, nhằm giữ vững chế độ vẫn là ưu tiên hàng đầu. Những cái khác sẽ không có gì chậm đi, cũng sẽ không nhanh hơn. Một không khí ảm đạm.

Nhưng điều bí ẩn chưa được giải. Liệu cái chính phủ này có tồn tại được không?. Sự lỏng lẻo, không có diện mạo của cả équipe, trong bầu không khí sôi sục đòi thay đổi, người ta phải suy diễn rằng, nó sẽ sụp đổ, có khi rất nhanh chóng. Trước hết từ một ông thủ tướng tài năng mờ nhạt. Và nếu chỉ leo lên bằng việc "phản thày bán chúa" thì rồi khi mọi chuyện qua đi, nguội đi, nguy cơ không còn nữa, người ta rồi sẽ xử cái tội ấy, hoặc ít nhất thì khi chim và thỏ không còn, cung tên dùng được vào việc gì? Có dư luận ông Trọng sẽ ra đi trong khoảng 5 tháng nữa, như lời hứa trước Đại hội. Cùng với ông này là ông Trần Đại Quang và Nguyễn Xuân Phúc. Các ông Tô Lâm, Ngô Xuân Lịch, Nguyễn Văn Bình rồi sẽ phải chung số phận, vì công với người này, là tội với người khác, nhất là chỉ có công với một chế độ đang không tránh khỏi sụp đổ, một chế độ đang cố vùng vẫy những năm tháng cuối cùng. Hãy để mắt tới Đinh Thế Huynh. Nếu lại sắp sửa khai mạc kỳ họp thứ XII Hội thảo Lý luận Trung Việt, trong khi dù đã ngồi trên ghế Thường vụ Ban bí thư, ông này vẫn chưa bàn giao cho ai chức chủ tịch Hội đồng lý luận TW. Kế độc từ trung tâm tội ác toàn cầu sẽ được truyền qua Hội thảo này. Kế có thể rất độc, rất phi nhân tính, như những kế mà Trần Bình từng giúp Lưu Bang đoạt Thiên hạ, nhưng mãi mãi bí ẩn. Nhưng dù thế nào, trước thực tế một cơ thể đã chết, không tội ác nào có thể đảo ngược.

Chim khôn chọn cành mà đậu, người khôn chọn xu thế mà thờ. Ông Trọng, có thể chỉ còn là cái xác không hồn. Bộ chính trị, không phải là một mình ông Trọng. Liệu các ông có cách gì ngăn cản dòng thác dân chủ đang tuôn chảy ào ào ngoài kia không? Hãy xuống đường mà nghe dân nói. Đừng nghe cái đám cử tri được tuyển chọn trước. Họ cũng chỉ là các ông, giống các ông. Phỉnh phờ các ông chỉ cốt để giữ sổ lương. Họ sẽ là những người bịt mắt các ông cho đến chết. Triệu Cao đã làm như vậy, để diệt nhà Tần.

Thờ một cái xác đang thối rữa, thì dẫu có tài, cũng gọi là bất minh. Có một Tập hợp gọi là Tập hợp Dân chủ Đa nguyên đang chờ đón tất cả một cách tự nhiên, tự nhiên như nước phải về chỗ trũng, như mọi con đường trên mặt đất sẽ tụ về thành Rôma. Ở đấy có sự hoà giải, có sự chia sẻ, không có hận thù. Và ở đấy tôn vinh con người tự do.

Bùi Quang Vơm
Paris, 09/04/3016

07 April 2016

Những cái chết thầm lặng

Những cái chết thầm lặng

Vấn đề tôi nêu ra ở đây thật ra chẳng có gì mới. Đó là những chuyện cũ rích nhưng nó vẫn cứ "đổi mới".
Các công nhân nhập viện tại Trung tâm y tế huyện Chợ Gạo vào ngày 10-3.
Cách đây chừng 5-7 năm, chuyện thực phẩm bẩn đã rộ lên khiến người dân và khách nước ngoài kinh sợ. Bẵng đi một thời gian, đến nay vấn đề đó lại trở nên nóng hơn bao giờ hết. Mặc dù nhà cầm quyền VN đã cố gắng dẹp tệ nạn này, nhưng chặt đầu này, nó mọc đầu kia. Cái đầu mới lại tinh vi xảo quyệt hơn thủ đoạn cũ, bởi nó chịu "đổi mới", có "tư duy sáng tạo" còn biện pháp thì cứ cũ mèm nên nó mạnh hơn và nó lại thắng.

Các cơ quan có trách nhiệm lại ra sức đuổi theo tiêu diệt nó, nhưng nó chạy như ngựa phi đường xa, còn các quan cứ như cầm đèn chạy trước ô tô. Anh đuổi cứ đuổi, anh ngồi đếm tiền cứ ngồi. Thế thì dân làm sao không chết.

Có lẽ chỉ vì cái sự thật kinh hoàng là bệnh ung thư đang lan tràn rất mạnh ở VN trong thời gian vừa qua nên các quan mới nháo nhác đi tìm nguyên nhân phát sinh bệnh. Thật ra đó là thứ bệnh ai cũng biết.

Con số người chết vì ung thư ở VN tăng nhanh nhất thế giới
Số liệu mới nhất tại hội thảo "Vì thị trường thực phẩm an toàn" do Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam tổ chức tại TP Sài Gòn ngày 26/3 vừa qua cho thấy, hằng năm, Việt Nam có khoảng 200.000 ca ung thư mới, với 75.000 ca tử vong, khiến VN trở thành quốc gia có tỷ lệ ung thư ở mức báo động, con số này có xu hướng tăng trong những năm tiếp theo.
Bộ Y tế cho biết, hiện nay phụ gia thực phẩm trôi nổi, nhập lậu rất nhiều đặc biệt là từ Trung Quốc.
Theo báo cáo của Viện nghiên cứu phòng chống ung thư Việt Nam: Nguyên nhân chủ yếu do các loại hóa chất độc hại có trong thức ăn hàng ngày. Điều này làm cho Việt Nam là nước có bệnh nhân ung thư nhiều nhất trên thế giới. Một số quốc gia nhỏ chỉ có mấy triệu người dân thôi. Số người chết vì ung thư ở nước ta chỉ trong mấy chục năm có thể bằng cả một quốc gia bị xóa sổ.

Ung thư vú hiện đang trở thành loại bệnh thường gặp nhất ở nữ giới và được dự báo có xu hướng tiếp tục tăng. Lý do là mỗi ngày họ phải sử dụng những chiếc áo ngực Trung Quốc có chứa đủ thứ hóa chất gây bệnh mà không hề hay biết.

Hàng ngày, người dân phải ăn những loại thực phẩm bị tẩm độc bởi những loại hóa chất độc hại từ Trung Quốc. Chỉ tính trong năm 2012 đã có hàng ngàn vụ việc liên quan đến thực phẩm bẩn có nguồn gốc từ Trung Quốc hoặc trong nước bị phát hiện và bắt giữ. Trong đó, hầu hết đều có chứa các chất bảo quản gây nguy cơ mắc bệnh ung thư cho người tiêu dùng: táo, khoai tây, lê… 

Người tiêu dùng tẩy chay hàng Trung Quốc và lựa chọn thực phẩm trong nước nhưng cũng chẳng được an toàn hơn khi hàng loạt các thực phẩm, hoa quả trong nước được tẩm ướp và chế biến, bảo quản bằng hóa chất như giá đỗ, chuối, đu đủ, cà chua, mít…

Ngay cả những thứ quà vặt cho trẻ em như bim bim, bánh kẹo hay những thứ đồ chơi cho trẻ như thú nhún, cây thông Noel cũng trở nên nguy hiểm đổi với con người bởi bên trong đó là những loại hóa chất trở thành tác nhân gây ra bệnh ung thư.

Chỉ trong vòng 5 năm, số bệnh nhân ung thư tăng gấp ba.

Chỉ trong năm 2015, người tiêu dùng trên cả nước có thể đã ăn tới 6 tấn chất cấm trong chăn nuôi.

Từ đó đến nay bệnh ung thư vẫn tiếp tục lan tràn. Tại sao?

Hàng chục tấn chất tạo nạc trôi nổi trên thị trường
Theo báo điện tử Vietnam Net, trong khi con số nhập khẩu chất tạo nạc giữa Bộ Nông Nghiệp Phát Triển Nông Thôn (NN&PTNT) và Bộ Y tế đưa ra "vênh" nhau một trời một vực thì nhiều tấn hóa chất nguy hại này vẫn trôi nổi trên thị trường. (Tức là hai bộ mỗi ông nói một phách).

Tại hội nghị trực tuyến về về vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp, tổ chức vào tháng 10 năm ngoái, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát cho biết, 9 tháng đầu năm 2015 có tới 68 tấn Salbutamol - chất tạo nạc bị cấm trong chăn nuôi, được nhập khẩu vào Việt Nam.
Lực lượng chức năng thu giữ lượng lớn sản phẩm chứa chất tạo nạc.
Bộ trưởng Phát đặt nghi vấn các doanh nghiệp nhập khẩu đã nhập lậu chất này và bán ra thị trường một cách bất chính cho người chăn nuôi sử dụng trộn vào thức ăn để vật nuôi siêu nạc, mau lớn.

Tuy nhiên, ngay sau đó, ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khẳng định, 9 tháng đầu năm 2015 mới chỉ cho phép nhập 3,5 tấn Salbutamol và chỉ những công ty có số đăng ký các sản phẩm này còn hiệu lực mới được nhập, nhà máy đạt GMP mới được sản xuất.. Việc nhập khẩu Salbutamol được căn cứ trên nhu cầu thực tế. Do đó, không có chuyện Bộ Y tế cho phép nhập khẩu đến 68 tấn Salbutamol như thông tin đã đưa.

Hai bộ đốp chát, bên nói có, bên nói không, anh dân đen ngơ ngác chẳng biết tin ông nào. Kết luận chất tạo nạc vẫn nhởn nhơ giữa thị trường bán cho người cần mua dù đó loại chất cấm, chỉ sử dụng cho việc chữa bệnh điều trị hen suyễn hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhờ làm cho người bệnh thở dễ dàng hơn.

Salbutamol và Clenbuterol nếu tồn dư trong thịt sẽ gây nguy hại cho sức khỏe con người khi đưa vào cơ thể. Còn kháng sinh tồn dư trong thực phẩm làm tăng nguy cơ vi khuẩn kháng thuốc điều trị cho người.

Hiện nay, cả 2 chất tạo nạc này đều bị cấm dùng để trộn vào thức ăn cho gia súc, gia cầm. Tổ chức Lương Nông thế giới (FAO) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cấm sử dụng nhiều năm nay - chất cấm sử dụng trong chăn nuôi. Kết quả giám sát cũng cho thấy, các chất cấm, chất kháng sinh không chỉ bị phát hiện ở thịt lợn mà còn có cả ở thịt gà. 

Còn rất nhiều vụ phát hiện chất cấm trên thực phẩm đã bị phanh phui. Ngoài bọn gian thương Tàu tuồn hàng cấm vào VN, chính người Việt cũng nhẫn tâm hại đồng bào mình. Những vụ ngâm tẩm hóa chất độc hại bị phát hiện như thịt trâu tẩm hóa chất độc hại, làm giả thành thịt bò; cà phê làm từ bột đậu nành tẩm hóa chất hương cà phê có khả năng gây ung thư; da heo, mỡ bẩn tẩy trắng bằng hóa chất độc hại; rau tồn dư thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật; heo có chất tạo nạc, uống thuốc an thần.
Ảnh ướp ruốc bằng hóa chất.
Gần đây, người dân ở Phú Yên sử dụng hóa chất, phẩm màu để nhuộm ruốc theo yêu cầu của thương lái. Việc này đã có từ lâu nhưng chính quyền địa phương và người tiêu dùng nay mới biết!

Tôi chỉ nêu hai thí dụ điển hình đó thôi, bạn đọc có thể hiểu được nỗi nguy rình rập hàng ngày của hầu hết người VN là thế nào.

Như thế người dân ăn gì cũng chết. Còn uống cũng nhiều thứ dễ chết như nhau. Hầu như thức uống nào cũng có thể bị nhuộm xanh nhuộm đỏ chứa đấy hóa chất. Thứ mà người dân từ thượng lưu trí thức đến người bình dân ngồi vỉa hè quen dùng hàng ngày là cà phê cũng bị làm giả, bị nhiễm độc nặng.

Những hàng quán vỉa hè cũng chứa đầy chất độc, không ai kiểm tra. Người dân vẫn cứ ăn.

Cà phê tẩm hóa chất chế biến ngay giữa TP Vũng Tàu
Sáng 24-3, Đội CSĐT tội phạm về kinh tế Công an TP Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) đã bất ngờ kiểm tra cơ sở rang cà phê tại số 268, đường Trương Công Đinh, TP Vũng Tàu và phát hiện một số lượng lớn cà phê, đậu nành và các phụ gia chưa rõ nguồn gốc xuất xứ. Cơ sở rang cà phê trên do ông Nguyễn Văn Hòa (48 tuổi, ngụ TP Vũng Tàu) làm chủ.

Khi cơ quan công an kiểm tra, phát hiện nhiều bao cà phê, đậu nành nằm la liệt ở dưới sàn nhà cáu bẩn, bụi bám đen sì, các dụng cụ dùng để rang cà phê như chảo, muỗng đều đã chuyển màu và nằm dưới sàn nhà. Thùng để chứa bơ bẩn thỉu, dơ dáy, cơ sở bốc mùi khét lẹt. Một số thùng đã qua sử dụng được chất vào bên trong kho của cơ sở trên đều ghi có xuất xứ từ Trung Quốc.

Chủ cơ sở trên cho biết số cà phê trên được ông mua từ các tỉnh như Lâm Đồng, Đắk Lắk; riêng các phụ gia để tẩm ướp thì được mua tại TP Sài Gòn.

Tại nơi sản xuất ra cà phê cũng làm giả
Phóng viên tờ báo Người Lao Động giả làm chủ cửa hàng, đi mua 50 kg cà phê bột, chúng tôi tới cơ sở rang xay ở phường Hòa Khánh, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Tại đây, nhiều bao cà phê bột đóng sẵn chờ tiêu thụ, ngổn ngang can, lọ đựng hóa chất, nguyên liệu toàn bắp và đậu nành để dưới nền nhà. Theo chủ cơ sở này, mấy ngày qua phải tăng 300% công suất nhưng cũng phải làm tới 29 Tết mới đủ hàng.
Bên trong cơ sở rang cà phê bẩn.
Trước đó, cuối tháng Giêng, Phòng Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường của công an tỉnh Đak Lak kiểm tra cơ sở chế biến cà phê bột của ông Nguyễn Đình Quang (ngụ xã Hòa Khánh). Xưởng chế biến là ngôi nhà cấp 4 lụp xụp, bụi bặm; nguyên liệu cà phê, bắp, đậu nành và hóa chất để dưới nền xi măng cáu bẩn.

Ông Quang không xuất trình được các giấy tờ liên quan đến hoạt động sản xuất cà phê bột nhưng thừa nhận mỗi ngày cung cấp ra thị trường khoảng 100 kg cà phê bột. Cà phê bột của ông Quang chỉ có 10% cà phê, còn lại là bột bắp, đậu nành rang cháy và các loại hóa chất không rõ nguồn gốc.

Theo Hội Bảo vệ người tiêu dùng Đắk Lắk, qua khảo sát 30 cơ sở chế biến thì có 73,3% cơ sở ngoài cà phê còn dùng thêm đậu nành; 46,7% cơ sở dùng thêm bắp; 6,7% dùng thêm đậu đỏ và 4/27 mẫu cà phê không đạt chất lượng. Tuy nhiên, việc khảo sát chỉ tập trung ở các cơ sở có tên tuổi; còn các cơ sở chế biến chui, nhỏ lẻ thì chắc chắn còn nhiều.
Máy xay đậu tương với những vết ố vàng lâu ngày.
Theo bà Nguyễn Thị Lý, chủ quán cà phê Bảo Tàng (đường Lê Duẩn, TP Ban Mê Thuột), hiện rất ít người dùng cà phê nguyên chất dù loại cà phê này chỉ hơn cà phê pha sẵn 3.000 đồng/ly. Trung bình mỗi ngày, quán bán hơn 200 ly, trong đó chỉ khoảng 20-30 ly là cà phê nguyên chất xay pha trực tiếp.

Còn theo chủ một doanh nghiệp xuất khẩu cà phê, hiện sản phẩm cà phê bột của doanh nghiệp chủ yếu phục vụ xuất khẩu chứ không cạnh tranh nổi ở thị trường nội địa. Nguyên nhân là do sản phẩm cà phê bột của doanh nghiệp có hàm lượng cà phê khoảng 80% nên giá cao hơn, không đắng và sệt so với các loại cà phê mà các quán thường bán.

Bà Nguyễn Thị Phương Lan, Chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng Đắk Lắk, cho rằng cà phê bẩn tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng. Bột đậu nành, bột bắp cháy đen tẩm hóa chất nếu dùng lâu ngày sẽ rất nguy hại.
Nguy hại từ thức ăn đường phố.
Nguy hại tới người khác thì mặc kệ, miễn có thêm tiền là cứ làm. Như thế còn dã man hơn cả trộm cướp. Chính ông Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cũng cho rằng "Vệ sinh an toàn thực phẩm không chỉ là vấn đề thực thi pháp luật, điều hành của các cấp mà còn là minh chứng của xuống cấp đạo đức xã hội".

Văn hóa suy đồi, xã hội tham nhũng đầy rẫy là hiện tượng rõ rệt lương tâm đang chết dần. Chẳng cơ quan nào cứu được, xã hội không thay đổi thì đạo đức loạn là đúng.

Sự thật là những cái chết thầm lặng không có tiếng súng kia ngày ngày vẫn âm vang khắp nơi. Chẳng ai quan tâm, còn mải… đếm tiền!

Văn Quang
Viết từ Sài Gòn ngày 04.04.2016


Thật vậy, dân tộc Việt Nam hãy can đảm đứng lên để lật qua những trang sử cộng sản đẫm máu và đau thương. Đã quá trễ rồi. Ngày nào còn cộng sản, thì còn chết chóc, tù đày, tự do, nhân quyền còn bị chà đạp.
Nhà cầm quyền cộng sản, hơn lúc nào hết, luôn buộc người dân lo nghĩ đến chuyện miếng ăn, cái mặc. Cái bụng lúc nào cũng phải cảm thấy còn đoi đói, chưa no. Và người dân thì thiếu thốn nhu yếu phẩm, lo chạy gạo từng bữa. Ðủ hôm nay thì thiếu ngày mai, hay được nồi cơm sáng, thì lại chưa có nồi cơm chiều. Cuộc đời cứ quần quật lo đói rách như thế, thì xin hỏi, còn chi thì giờ mà nhân dân nghĩ đến tranh đấu, hoặc đòi hỏi tự do dân chủ nhân quyền?
Cụ Tây Hồ Phan Chu Trinh từng dạy: “Xét lịch sử xưa, dân nào khôn ngoan biết lo tự cường tự lập, mua lấy sự ích lợi chung của mình thì càng ngày càng bước tới con đường vui vẻ. Còn dân thì ngu dại, cứ ngồi yên mà nhờ trời, mà mong đợi trông cậy ở vua ở quan, giao phó tất cả quyền lợi của mình vào trong tay một người, hay một chính phủ muốn làm sao thì làm, mà mình không hành động, không bàn luận, không kiểm xét, thì dân ấy phải khốn khổ mọi đường. Anh chị em đồng bào ta đã hiểu thấu các lẽ, thì phải mau mau góp sức lo toan việc nước mới mong có ngày cất đầu lên nổi”.
"The religion of the future will be a cosmic religion. The religion which is based on experience, which refuses dogmatism. If there's any religion that would cope with modern scientific needs it will be Buddhism." Albert Einstein

Tôn giáo trong tương lai sẽ là tôn giáo của vũ trụ. Tôn giáo này dựa trên kinh nghiệm và không chấp nhận chủ nghĩa giáo điều. Nếu có một tôn giáo nào tương thích với khoa học hiện đại, đó chính là Phật Giáo.




Bạn Ơi Hãy Cùng Nhau Đấu Tranh Cho Cuộc Sống Của Mình & Tương Lai Của Con Cháu Mình !!!



Nhân Dân Cần Nhận Diện Bộ Mặt Thật Của Giới Cầm Quyền. Phải Hành Động Cụ Thể Đối Với Bọn Chúng !!!



Chỉ Mặt, Nhận Diện Bọn Cán Bộ Óc Đất, Lũ Công An Lưu Manh, Đám Quan Chức Tham Nhũng, Tay Sai !!!

Công Nhân Bị Đánh Đập Tàn Nhẫn, Dã Man !!!


Followers