30 November 2016

Những chuyện tai tiếng về nghề dạy học tại VN

Những chuyện tai tiếng về nghề dạy học tại VN

Nói đến chuyện "nghề dạy học" tôi nhớ đến thời mới lớn, nhà cửa ruộng vườn ờ quê nhà bỏ lại hết, tôi phải đi dạy học tại một trường tư ở Hải Phòng. Hồi đó cũng có nhiều cô giáo trẻ cùng dạy với tôi. Các cô giáo trẻ đã có gia đình hay có người yêu đối với tôi rất tự nhiên như bạn bè thật sự. Nhưng vài cô giáo trẻ đẹp còn "non" lại nhìn tôi bẽn lẽn như muốn rời xa, nhưng có lẽ đó là sự e ấp thường có của các cô gái đã được dạy dỗ trong một nền giáo dục cổ xưa thôi, các cô muốn tôi bắt chuyện trước.

Tôi đã thử vài lần và đúng như thế, khi tôi tiến tới gần bắt đầu nói chuyện, các cô đều tươi cười tiếp chuyện. Và chỉ vài câu dường như có cô muốn tìm hiểu thêm tôi có gia đình hay có người yêu chưa. Các cô thường giữ gìn rất ý tứ và nhìn quanh xem có ai theo dõi không. Chúng tôi nói chuyện vui thôi, sự nghiêm trang của các cô khiến những anh có máu "Don Juan" không dám buông lời tán tỉnh xàm xỡ. Thầy hiệu trưởng cũng lớn tuổi và rất đạo mạo, nếu bị thưa rất có thể bị đuổi việc ngay.

Đó là chuyện ngày xưa, có thể kể là từ trước những năm 1975. Nhưng ngày nay mọi chuyện thay đổi hết rồi, không phải vì sự tiến bộ mà vì sự thoái hóa suy đồi của đạo đức. Trong thời buổi khó khăn, vàng thau lẫn lộn, người ta quá chú trọng đến việc kiếm tiền và quá sợ các quan trên kể cả các phòng giáo dục và thầy cô giáo. Bởi thế nên gần đây chuyện quan trên bắt các cô giáo trẻ đẹp đi tiếp khách mới ầm ỹ lên trên khắp các trang báo trong và ngoài nước. Chuyện bắt đầu từ một xã cỏn con tại một thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Thanh Hóa vậy mà rùm beng gần như cả thế giới đều biết.

Điều động giáo viên nữ làm lễ tân tiếp khách cấp trên
Quả thật đây là một chuyện rất lạ và rất "độc". Gần đây nhất, UBND thị xã Hồng Lĩnh đã ra Thông Báo số 77/TB - UBND, điều động 21 giáo viên nữ từ bậc mầm non đến Trung Học Cơ Sởi (THCS), tham gia phục vụ tại chương trình "Liên Hoan Dân Ca Ví Dặm".

Ban đầu, vì sự quan trọng của các buổi lễ, các giáo viên đã tham gia đầy trách nhiệm. Tuy nhiên, theo phản ánh của các nữ giáo viên: Sau đó, họ đã liên tục bị "điều động" vào các hoạt động sai mục đích ghi trong văn bản hẳn hoi.
Phòng Giáo Dục-Đào Tạo thị xã Hồng Lĩnh.
Theo các cô giáo, sau khi nhận nhiệm vụ tiếp đón các đoàn khách, các cô tiếp tục phải đi ăn, uống rượu, rồi hát hò với quan khách. Một cô giáo Trung Học Cơ Sở chia sẻ:
"Việc phải đi tiếp khách khiến bọn em cảm thấy rất ái ngại. Bọn em buộc phải đi là vì nhiệm vụ được giao chứ trong lòng không hề muốn chút nào."

Một giáo viên mầm non khác ngậm ngùi, "Trong bữa tiệc, khi chén bia chén rượu vào, sẽ không tránh khỏi những hành động như ôm vai, bá cổ. Tỏ thái độ thì không được, sợ mất lòng quan khách; thậm chí là bị cấp trên phê bình gay gắt. Nhưng nếu dễ dãi quá sẽ bị lấn lướt, lợi dụng ..."

Theo các cô, việc thường xuyên phải đi tiếp khách đã khiến không ít lần vợ chồng, những người trong gia đình có xung đột, ghen tuông. Có những lần chồng bực tức, gay gắt, bắt vợ bỏ việc về buôn bán, chợ búa; nhất định phải từ bỏ nghề.

Một cô giáo tâm sự, "Vì nhiệm vụ phải thực hiện thôi, chứ bọn em còn gia đình, chồng con và những người thân xung quanh nữa. Người ngoài nhìn vào họ bàn tán ghê lắm."

Liên quan sự việc này, ông Lê Bá Thiềm, Trưởng phòng Giáo Dục Đào Tạo (GD-ĐT) thị xã Hồng Lĩnh xác nhận: Có sự điều động này, có việc giáo viên nữ tham gia phục vụ tại các buổi lễ. Ông Trưởng Phòng GD - ĐT này cho biết quan điểm, "Chuyện đi tiếp khách là hoàn toàn trong sáng. Tuy nhiên, trong các bữa tiệc, rượu vô thì lời ra; ai đó có một hành động không đẹp thì cũng là chuyện bình thường trong cuộc sống. Không có gì đáng lo!"

- Thưa ông Trưởng Phòng Giáo Dục thị xã Hồng Lĩnh các cô giáo bị sờ mó, ôm ấp mà ông cho là chuyện bình thường và "không có gì đáng lo" được sao? Nếu đó là vợ hay con gái ông thì ông nghĩ thế nào, ông có khuyến khích vợ con ông làm việc này không?

Đó cũng là câu chuyện đã làm dậy sóng dư luận những ngày qua. Có rất nhiều ý kiến gay gắt chỉ trích nặng nề lời tuyên bố này của ông Thiềm. Đáng chú ý là ý kiến của bà Nguyễn Vân Anh là giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu và Ưng Dụng Khoa Học Về Giới - Gia Đình - Phụ Nữ Và Vị Thành Niên (CSAGA). Bà nói, "Theo quan sát của tôi, và ý kiến của nhiều người trong cuộc thì chuyện này không hiếm. Vì khá phổ biến cho nên những người trong cuộc không nghĩ rằng mình có gì sai.

"Thế nên, họ mới đưa ra khái niệm rất hùng hồn: Đây là vinh dự, là nhiệm vụ chính trị,v.v.. Tôi cảm thấy thương những người coi những hành vi sàm sỡ, khua khoắng tay chân - những hành vi không chuẩn - là chuyện bình thường, bởi kiến thức của họ về những điều tối thiểu là rất hạn chế."

Phải ghép vào tội xúc phạm nhân phẩm con người.
Cô giáo trẻ cùng học trò.
…"Điều tôi lo là những giáo viên trong cuộc. Họ sẽ phải đối mặt với sự bẽ bàng của sếp mình như thế nào? Bởi những người đó vẫn có quyền lực trong việc quyết định các vị trí tồn tại, đồng lương của các cô giáo. Bây giờ, người ta sẽ xử lý như thế nào? Sẽ nhìn nhau như thế nào đây. Tôi có một cảm giác nữa là tất cả các nữ giáo viên, kể cả có chức quyền hay không đều sẽ cảm thấy bị tổn thương khi sự kiện này bùng phát. Tôi nghĩ những người tự trọng đều cảm thấy tổn thương và đau lòng."

Và bà đã có một câu ví von rất hay:
"Cũng giống như câu ca dao, Thân em như cái giếng làng/ Người thanh rửa mặt, người phàm rửa chân" vậy. Người thanh thì cho rằng việc điều động giáo viên đi tiếp khách là chuyện không thể chấp nhận được nhưng với những kẻ phàm phu thì lại coi đấy là chuyện bình thường trong cuộc sống."

Khi mà vẻ đẹp hình thức của phụ nữ đang được coi như là công cụ để giải trí hoặc mua bán, thì những hành vi lạm dụng mối quan hệ gần gũi để dùng nó để đạt được điều gì đó cũng cần được xếp vào hành vi xâm hại tình dục.

Một người tận dụng thân thể của bạn để cho người khác dù chỉ là ngắm thôi, đem bản thân bạn ra để làm vật trao đổi dù chỉ là để lấy sự hài lòng của cấp trên thì cũng là vị phạm quyền, xúc phạm nhân phẩm của con người.

Sự lo sợ của các cô giáo thời nay
Cô giáo Nguyễn Thị Bích Hạnh từ Nghệ An cho biết nhận xét của cô về nguyên nhân sâu xa để UBND cũng như các cơ quan toàn quyền điều động nhân viên, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục:
"Đối với người giáo viên khi họ phải chạy bằng chạy chức họ phải bỏ một khoản tiền rất lớn và khi bỏ khoản tiền lớn để xin việc vào biên chế thì họ muốn ở lại để làm việc. Chính vì muốn được ở lại để dạy học thì họ phải chấp nhận đánh đổi, chấp nhận điều kiện cấp trên đưa ra kể cả tiếp khách hay thậm chí có thể phải ngủ với quan chức thì họ vẫn phải chấp nhận đánh đổi. Đời sống đạo đức của mình nó băng hoại đến như thế và đấy là vấn nạn nhức nhối. Cái đau khổ của họ là đạo đức, họ không thể nào giữ được đạo đức."

Điều nguy hại hơn nữa, bà Nguyễn Vân Anh đã xác nhận, "Theo quan sát của tôi, và ý kiến của nhiều người trong cuộc thì chuyện này không hiếm. Vì khá phổ biến cho nên những người trong cuộc không nghĩ rằng mình có gì sai."

Có hàng ngàn ý kiến rất gay gắt của bạn đọc khắp nơi. Tôi chỉ nêu vài ý kiến của độc giả đế thấy đây không còn là chuyên hiếm mà là chuyện xảy ra ở nhiều nơi:

- Bạn Từ Minh Hải cho biết: Không phải riêng Hà Tĩnh đâu. Rất nhiều nơi. Hà Tĩnh luôn nói thật và dám nói thật thôi. (Tôi cũng là cán bộ ngành Giáo dục mà).

- T.V.VŨ viết: Ở nhiều nơi, việc này cũng diễn ra nhưng do họ sợ bị trù dập nên không dám lên tiếng mà thôi.

Chuyện khốn nạn này mà là chuyện ở rất nhiều nơi trên đất nước VN thì quả là quá nguy hiểm cho nền giáo dục ở đây. Không thể nói tất cả các cô giáo trẻ đẹp đều như thế nhưng cũng là quá nhiều bởi hệ thống quan liêu, sai phái cấp dưới bất kể họ là gì để làm vui lòng quan trên đã thành thứ bệnh dịch ở VN rồi. Thuốc gì mà chữa đây? Hầu như mọi gia đình ở VN đều lo cho tương lai con cháu mình ngày mai có thể trở thành những kẻ bất lương, không giúp ích gì cho xã hội.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo Phùng Xuân Nhạ trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội sáng 14-11.
Bộ trưởng Bộ Giáo Dục cũng bị tố tơi bời
Vào sáng ngày 14 tháng 11 bên hành lang quốc hội, Bộ trưởng Giáo Dục và Đào Tạo Phùng Xuân Nhạ cho rằng việc UBND thị xã Hồng Lĩnh điều động giáo viên tiếp khách, rót rượu là sai nguyên tắc của cán bộ và ảnh hưởng uy tín của ngành, vì những giáo viên này ngoài việc là các nhân viên chuyên môn còn là tấm gương xây dựng hình ảnh nhà giáo trong mắt phụ huynh và nhân dân.

Tuy nhiên, ông Nhạ sau đó lại nói rằng mức độ chưa đến nỗi trầm trọng và quan trọng hơn cả nếu các giáo viên ấy có thái độ im lặng đồng tình, không có kiến nghị, phản ứng gì thì trước tiên phải quy trách nhiệm cho các giáo viên này trước xong mới tính chuyện đến người ép buộc. Ông Bộ trưởng yêu cầu từng cô giáo trước tiên phải nghiêm túc trước đã.

Theo như ông Bộ trưởng trả lời lỗi này là lỗi của giáo viên trước. Ông Đinh Kim Phúc, giảng viên Đại Học Mở, cũng là nhà nghiên cứu Biển Đông, rất tức giận nói:
"Hà Tĩnh trong mấy ngày qua trong việc điều động các cô giáo phải đi phục vụ tiệc rượu và Karaoke không hề có trong tiền lệ của giáo dục Việt Nam. Thông qua bài phỏng vấn Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo Phùng Xuân Nhạ mà VietnamNet phải rút bài rồi đưa lại bài khác, tất cả những gì trên báo chí nhất là báo Dân Trí đã đưa ra thì tôi nói với tư cách là một thầy giáo tất cả câu trả lời của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ tôi đánh giá là trả lời của một tên đầu gấu bảo vệ cho những tên ma cô trong giáo dục Việt Nam hiện nay."

Ông Đinh Kim Phúc có vẻ nặng lời đối với phát biểu của ông Bộ Trưởng nhưng dư luận cũng đã um sùm rồi. Ở VN thời đại này có lắm chuyện "độc và lạ" thật. Còn nhiều chuyện "độc và lạ" nữa nhưng bài đã khá dài, tôi tường thuật vào một dịp khác.

Văn Quang
Viết từ Sài Gòn ngày 28.11.2016

22 November 2016

Lãng phí hay ngu dốt?

Lãng phí hay ngu dốt?

Người dân VN không bất ngờ khi nghe tin rất nhiều nơi lãng phí ngân sách nhà nước, tiền ở đâu ra, cũng là tiền của dân còng lưng đóng thuế cho nhà nước thôi. Nhưng gần đây nhất người dân sửng sốt vì sự lãng phí quá nhiều từ nông thôn mới mang nợ đến các nhà máy khổng lồ "đắp chiếu" sau khi xây dựng tốn kém hàng ngàn tỉ đồng. Sự lãng phí đó bắt nguồn từ đâu? Ai đã cho phép xây dựng những công trình đó? Tất nhiên người dân không có quyền rồi, quyền là ở các quan trên. Các quan có học đâu mà biết công trình đó kiến trúc như thế nào, mang lại lợi ích gì cho xã hội cho người dân. Các quan có dốt thì mới cho phép các công trình đó mọc lên.

Lãng phí và sự ngu dốt khác nhau.

Sự lãng phí là việc làm xa hoa lộng lẫy của một công trình xây dựng không cần phô trương đến thế. Còn sự ngu dốt là việc làm bừa ký ẩu cho nhà thầu để kiếm hoa hồng, còn sống chết mặc bay tiền thầy bỏ túi. "Công trình làm xong để đấy là chuyện của chúng mày không phải của ông."
Ông Vũ Đình Duy và những dự án thua lỗ ngàn tỉ đồng.
Kiếm chác xong ông chuồn sang Tây sang Mỹ đố anh nào tìm được như trường hợp của Vũ Đình Duy của công ty PVTex đang bị xem là "có dấu hiệu bỏ trốn ra nước ngoài" là một chỉ dấu nữa cho thấy một phong trào quan chức tìm cách đào tẩu thoát thân đang hình thành, và thậm chí công khai. Chỉ đến giữa năm 2016 quốc hội Việt Nam mới bất ngờ phát hiện một đại biểu quốc hội là bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường có quốc tịch ở Cộng Hòa Malta, và đặt ra nhiều dấu hỏi về triển vọng "một đi không trở lại," thì ngay sau đó vụ Trịnh Xuân Thanh trốn thoát thành công đã bùng nổ.

Ngay tại làng xã cũng có những hiện tượng xa hoa lãng phí như vậy. Vậy có thể kết luận rằng từ dưới lên trên đều lãng phí đến mức dân không chịu nổi nữa, ngày càng nghèo đói xác xơ. Há miệng kêu thì bị trù dập.

Tôi chỉ lấy một chuyện điển hình gần đây nhất.

Ăn từ cọng rác thải đến tiền của công nhân
Ngày 9-11 cho biết Đoàn Thanh Tra liên ngành tỉnh Tiền Giang đã có cuộc họp thông qua dự thảo kết luận thanh tra Công Ty Đô Thị TP Mỹ Tho.

Theo Đoàn Thanh tra, ngoài việc Công Ty Đô Thị Mỹ Tho được UBND Mỹ Tho hợp đồng thu gom rác và cân số lượng theo ký để quyết toán, doanh nghiệp này còn "sáng kiến" đến huyện Châu Thành thu gom rác và đưa thêm lá cây vào để cân nhằm tăng số lượng. Từ năm 2013-2016, công ty đã nâng số rác lên thêm hơn 8,000 tấn để quyết toán với UBND TP Mỹ Tho 1.8 tỉ đồng. Sau khi thanh tra vào cuộc, công ty đã nộp lại số tiền này. Ngoài ra, trong quá trình quyết toán tiền hóa chất xử lý rác thải tại bãi rác Tân Lập (huyện Tân Phước), Công ty Đô thị Mỹ Tho cũng nâng số tiền quyết toán từ 4.6 tỉ đồng lên 11 tỉ đồng VN ($480,000 Mỹ kim).

Đoàn Thanh Tra còn phát hiện số lượng rác thu gom tại TP Mỹ Tho báo với UBND TP ít nhưng khi quyết toán với Sở Tài chính thì nhiều với số tiền chênh lệch 3.3 tỉ đồng. Tổng số tiền sai phạm về kinh tế đến hơn 10 tỉ đồng. Kết quả thanh tra cũng cho thấy việc Công ty Đô thị Mỹ Tho thi công sửa chữa nhà cho gia đình cán bộ lãnh đạo gồm ba căn của người thân lãnh đạo và bốn căn nhà khác đã có nhiều sai phạm như không báo cáo chủ tịch HĐQT, kiểm soát viên, dự toán không đúng với bản thiết kế. Chỉ riêng bảy căn nhà này đã làm cho công ty lỗ 537 triệu đồng ($24,000). Ngoài ra, công ty còn liên doanh với 2 công ty khác để thi công hai tuyến đường, làm lỗ 175 triệu đồng.

Trả thù người tố cáo?
Theo một nguồn tin, cơ quan thanh tra cũng đã có kết quả điều tra ban đầu cho thấy dấu hiệu trù dập người tố cáo xảy ra ở công ty đô thị Mỹ Tho. Cụ thể, khi ông Lâm Thiện Tất, Đội phó Đội Xây dựng cầu đường và ông Trương Văn Long, Đội phó Đội Vệ sinh môi trường, phát hiện công ty tự đặt ra việc trừ lương công nhân mỗi tháng 1 triệu đồng/người để lấy tiền gửi ngân hàng và chiếm đoạt số tiền hàng trăm triệu đồng của công nhân nên khiếu nại nhiều lần nhưng ban giám đốc đều phủ nhận, họ đã làm đơn tố cáo gửi cơ quan chức năng. Cũng theo Đoàn Thanh tra, việc ông Nguyễn Công Khanh, phó giám đốc công ty, bị tố cáo "nhờ" công ty làm hai cây cầu và một đường nhựa vào nhà mình nhưng "quên" trả tiền là có thật. Theo đó, Đoàn Thanh tra đã yêu cầu ông Khanh nộp số tiền 33 triệu đồng cho công ty. Ngoài ra, Đoàn Thanh tra cũng xác minh việc công nhân mang hoa đến nhà lãnh đạo trong dịp Tết Nguyên đán bằng tiền của công ty là có thật và đề nghị thu hồi lại toàn bộ số tiền này.
Dự án Nhà máy thép Guang Lian Dung Quất sau 10 năm ì ạch đang được đề nghị chuyển giao cho Tập đoàn Hòa Phát.
Đây là một trong những nhà máy trong danh mục có nguy cơ gây ô nhiễm.
Ăn hàng trăm triệu đồng của công nhân
Đoàn Thanh tra cũng kết luận việc tố cáo công ty đô thị Mỹ Tho đã ăn chặn hàng trăm triệu đồng của công nhân là đúng sự thật. Theo đó, ba cán bộ Phòng Kế toán của công ty có hành vi chiếm đoạt, gồm: Trần Thị Thiện Mỹ (trưởng phòng) chiếm đoạt 145 triệu đồng, Nguyễn Thị Thùy Linh (phó phòng) chiếm đoạt 69 triệu đồng và Đinh Phạm Anh Thư (thủ quỹ) chiếm đoạt 147 triệu đồng...

Cuộc chạy đua xây dựng nông thôn mới làm tốn tiền dân.

700 tỷ đồng cho cuộc đua… xã nông thôn mới
Việc xảy ra tại hai xã Tam Sơn và Hương Mạc của thị xã Từ Sơn (huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh- Lân cận Hà Nội), đang khiến người dân hoang mang. Hai xã này "ôm" khoản nợ 700 tỷ đồng ($30.5 triệu) với một doanh nghiệp để xây mới, sửa chữa một số công trình theo tiêu chuẩn làm nông thôn mới, góp thêm vào tình trạng sa lầy nợ của Bắc Ninh.

Bước sang năm 2016, dù nợ đã nhiều như vậy, nhưng để phấn đấu đưa 25 xã, đặc biệt là ba đơn vị cấp huyện là Thị xã Từ Sơn, huyện Tiên Du và TP Bắc Ninh đạt chuẩn nông thôn mới, tổng số vốn địa phương này tiếp tục huy động khoảng 1,220 tỷ đồng ($53 triệu) để thực hiện.

Và để có được kết quả này, cần đến hàng nghìn tỷ đồng của nhà nước cũng như đóng góp của người dân đổ vào và Bắc Ninh cũng trở thành tỉnh đứng đầu cả nước về số tiền nợ hơn 613 tỷ đồng. Xây dựng nông thôn mới chỉ là thứ bệnh mê thành tích của các quan, hành hạ dân thôi, xây mới như thế không bằng để như cũ cho người dân tự làm, không cần đến các cơ quan nhà nước dính vào chỉ rách việc thôi. Hiện tượng chạy đua làm nhà văn hoá, hội trường, làm đường… để được công nhận nông thôn mới.
Nhà máy sơ sợi Đình Vũ, một trong những công trình ngàn tỷ đắp chiếu.
Dự án xử lý nước thải TP Cần Thơ có vốn đầu tư $22 triệu Mỹ kim nhưng không đáp ứng được điều kiện xả thải ra môi trường.
Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Đỗ Mạnh Hùng (nguyên Phó Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội) cho biết, "Chúng tôi đi giám sát thì thấy ở rất nhiều xã, nợ xây dựng cơ bản đã vượt khả năng thanh toán" những ví dụ như Hương Mạc, Tam Sơn rất nhiều và đó chính là biểu hiện chạy theo thành tích. Thành tích là thứ để các quan tự sướng với nhau thôi, dân chẳng được gì ngoài sự đóng góp đến teo tóp da dầy cho cac quan tha hồ sướng.

Người dân càng choáng váng hơn khi nghe nhiều đại biểu Quốc hội lên tiếng vì 5 dự án nghìn tỷ đang thua lỗ "một ngày, một tháng rồi một năm". Hãy tạm kể vài nhà máy khổng lồ đang thoi thóp chết.

Nhà máy xử lý nước thải Cần Thơ được đầu tư gần $22 triệu xây dựng gần 10 năm qua mới hoàn thành, vừa chạy thử đã lạc hậu vì không đáp ứng điều kiện xả thải ra môi trường.

1. Dự án nhà máy sản xuất xơ sợi Đình Vũ có tổng vốn đầu tư $305 triệu do công ty cổ phần Hóa Dầu và Xơ Sợi Dầu Khí (PVTex), PVN làm chủ đầu tư;

2. Dự án nhà máy Nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Dung Quất (một trong ba nhà máy ethanol trọng điểm quốc gia) có tổng vốn đầu tư $96 triệu. Chủ đầu tư là Công ty cổ phần nhiên liệu Sinh học Dầu khí Miền Trung;

3. Dự án mở rộng Nhà máy gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 (tổng vốn đầu tư $350 triệu đồng, do công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên làm chủ đầu tư;

4. Dự án nhà máy bột giấy Phương Nam, tỉnh Long An có tổng vốn đầu tư $130 triệu, do công ty TNHH một thành viên phát triển công nghiệp và vận tải Tracodi làm chủ đầu tư. Đến năm 2009, dự án này được chuyển cho Tổng công ty Giấy Việt Nam -Vinapaco theo Quyết định 731/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;

5. Dự án Nhà máy Đạm Ninh Bình có tổng vốn đầu tư $523 triệu với chủ đầu tư là công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình, tập đoàn Hóa Chất Việt Nam.

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa đề nghị Bộ Công Thương sớm lập danh mục các dự án đầu tư đắp chiếu, có nguy cơ thua lỗ mà Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nêu tại phần giải trình. "Phải rạch ròi số này ra, vì thua lỗ một ngày, một tháng rồi một năm cộng lại thì sẽ là số vốn thất thoát rất lớn."

Nhà máy xử lý nước thải $22 triệu vừa xây xong đã lạc hậu
Nhà máy xử lý nước thải Cần Thơ được đầu tư gần $22 triệu xây dựng gần 10 năm qua mới hoàn thành, vừa chạy thử đã lạc hậu vì không đáp ứng điều kiện xả thải ra môi trường.

Nhà máy xử lý nước thải Cần Thơ thi công năm 2007, có công suất xử lý 30,000 m3 nước thải một ngày đêm, với vốn đầu tư hơn 19 triệu Euro, tương đương $22 triệu Mỹ kim. Trong đó, vốn vay ODA của Đức hơn 10.4 triệu Euro, còn lại là đối ứng từ ngân sách địa phương, do Công ty cấp thoát nước Cần Thơ làm chủ đầu tư. Dự kiến hoạt động năm 2010, nhưng đến nay nhà máy mới hoàn thành, chưa nghiệm thu.

Theo chủ đầu tư, đến nay hai tuyến cống thu gom nước thải Bắc và Nam Cần Thơ dài 23 km và các trạm bơm hoàn thành. Còn nhà máy xử lý nước thải tại quận Cái Răng mới vận hành thử nghiệm với khối lượng 2,000 m3 một ngày đêm. Nhưng nước thải sau khi xử lý chỉ đạt tiêu chuẩn cột B (tiêu chuẩn Việt Nam về nước thải công nghiệp - giới hạn ô nhiễm cho phép).

Các quan đừng bịp nữa hãy công khai tất cả cho người dân biết. Các ông sẽ làm gì để bù đắp vào số tiền thua lỗ đó hay chỉ nói để cho có rồi thôi, cứ họp xong lại chễm chệ lên xe ra về đợi kỳ sau họp tiếp?

Người dân còn trông đợi gì vào các ông? Họp với hành liên miên có giải quyết được gì đâu. Chỉ khổ người dân thôi.

Văn Quang
Viết từ Sài Gòn ngày 21.11.2016

Nhật Ký Biển Đông: Đông Nam Á Vuột Khỏi Tay Hoa Kỳ

Nhật Ký Biển Đông: Đông Nam Á Vuột Khỏi Tay Hoa Kỳ

Nhật Ký Biển Đông hai tuần đầu Tháng Mười Một ghi nhận những biến chuyển quan trọng như sau:

Tình hình thế giới:
- BBC News ngày 1/11/2016: "Hai phi cơ chiến đấu tàng hình đã lướt qua 60 giây trên đầu nơi biểu diễn máy bay Zhuhai tổ chức tại Tỉnh Quảng Đông - nơi tụ họp lớn nhất của các nhà chế tạo máy bay và khách hàng. Trước đây loại máy bay này chỉ được các người viết chuyên đề (bloggers) qua các trang điện tử. Phi cơ chiến đấu J-20 là biểu tượng cho tham vọng của Bắc Kinh muốn hiện đại hóa và nâng cao khả năng tác chiến của quân đội. Loại máy bay J-20 do Nhóm Kỹ Nghệ Máy Bay Thành Đô chế tạo, nó có vẻ giống như chiến đấu cơ tàng hình F-22 Raptor của Mỹ mà nhà bình luận Bradley Perret của Aviation Week nói rằng đây rõ ràng là bước tiến quan trọng nâng khả năng tác chiến của không quân Trung Quốc."

- Business Insider ngày 2/11/2016: "Một viên chức cao cấp của Bộ Quốc Phòng Nga nói với đài truyền hình Nga rằng Nga đã đưa Na Uy vào danh sách các quốc gia có thể bị Nga tấn công bằng bom nguyên tử sau khi Na Uy đồng ý để 330 thủy quân lục chiến Mỹ triển khai tại đây. Trong khi đó Na Uy nói rằng phản ứng của Nga về 330 thủy quân lục chiến Mỹ làm nhiệm vụ huấn luyện tại Na Uy là lố bịch."

Đây cũng là kinh nghiệm cho các quốc gia có quân ngoại nhập đóng trên đất nước mình. Hiện nay thủy quân lục chiến Mỹ đang đóng tại Darwin - Úc Châu. Nếu chiến tranh Mỹ-Hoa nổ ra, chắc chắn Úc sẽ nằm trong mục tiêu tấn công của Trung Quốc.

- Washington Post (Hà Nội) ngày 7/11/2016: "Việt Nam và Ái Nhĩ Lan đã đồng ý gia tăng hợp tác về giáo dục giữa Đại Học Quốc Gia Hà Nội và Đại Học Quốc Gia Cork, năng lượng thiên nhiên, dữ liệu về kỹ thuật và y tế nhân chuyến thăm viếng của Tổng Thống Michael Higgins. Tổng Thống Higgins và Chủ Tịch Trần Đại Quang đã thảo luận về việc hai quốc gia có thể trở thành nhịp cầu cho mối liên hệ phát triển với các quốc gia trong Liên Hiệp Âu Châu và Đông Nam Á. Trong số thỏa hiệp được ký kết và chứng kiến bởi Ô. Quang và Ô. Higgins là ba dự án điện gió tại Miền Nam (Sóc Trăng) với tổng số đầu tư lên tới 2.2 tỉ đô-la."

Tình hình Syria:
- UPI ngày 11/11/2016: "Trong cuộc gặp gỡ Thủ Tướng Nga Medvedev tại Jerusalem, Thủ Tướng Do Thái Netanyahu nói rằng Ba Tư không thể có bom nguyên tử, quân đội Ba Tư không thể có ảnh hưởng trong việc giải quyết cuộc nội chiến tại Syria."

Đây cũng là bài học đáng giá cho các nước nhỏ, nên mua vũ khí của Anh, Pháp hay Nga hơn là của Mỹ để tránh "ngọn roi nhân quyền". Điển hình là vào ngày 1/7/2016 Bộ Trưởng Quốc Phòng Thái Lan công bố quyết định mua tàu ngầm tấn công của Trung Quốc thay vì mua của Mỹ. Ngay cả Việt Nam, dù Mỹ tuyên bố gỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, nhưng tới nay đã qua năm tháng mà Việt Nam vẫn chưa mua bất kỳ một loại vũ khí nào của Mỹ. Tin tức mới nhất cho biết Ô. Duterte đã ngưng hợp đồng mua 26,000 khẩu súng trường M-16. Như vậy trên hành tinh này chỉ có Hoa Lục và Phi Luật Tân là hai quốc gia dám đốp chát thẳng thừng với Mỹ. Không biết số phận của Ô. Duterte có giống Ô. Saddam Hussein hay Ô. Qadaffi không? Nhưng theo tôi, hai ông này chết là vì không có siêu cường nào hỗ trợ. Nếu Mỹ tìm cách lật đổ Ô. Duterte chắc chắn Hoa Lục và Nga sẽ nhảy vào cứu để tranh giành ảnh hưởng tại Biển Đông vốn là trọng điểm chiến lược của Đông Nam Á và Á Châu. Lúc đó Phi Luật Tân và Đông Nam Á sẽ nát như tương và chắc chắn sẽ là thảm họa cho Hoa Kỳ vì Trung Quốc ở gần mà Hoa Kỳ thì ở xa.
Đây là lo ngại của Do Thái bởi vì nếu Ba Tư có ảnh hưởng lớn tại Syria thì chí nguyện quân Hezbola tại Li Băng sẽ mạnh lên mà Hezbola lại là kẻ tử thù của Do Thái. Do đó tình hình Syria ngày càng trở nên vô cùng phức tạp. Syria hiện nay đang bị các thế lực ngoại bang chi phối, từ Nga, Mỹ tới Ả Rập Sê-út, Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Tư nay tới Do Thái và trong tương lai có thể Trung Quốc sẽ can dự vào. Syria giống như cô Kiều lọt vào tay từ Tú Bà, Sở Khanh, Mã Giám Sinh, Bạc Hạnh, Bạc Bà tới Thúc Sinh, Từ Hải…thì đương nhiên đời hoa phải tan nát cuối cùng phải nhảy xuống Sông Tiền Đường để tự vẫn may mà được bà vãi Giác Duyên cứu vớt.

Tình hình Biển Đông:
- Reuters ngày 1/11/2016: "Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ngưng kế hoạch bán 26,000 khẩu súng trường cho cảnh sát quốc gia Phi Luật Tân sau khi Thượng Nghị Sĩ Ben Cardin bày tỏ ý định phản đối vì những lo ngại vi phạm nhân nhân quyền của Phi Luật Tân."

Có thể đây là biện pháp bắt đầu trả đũa của Mỹ, bởi vì vi phạm nhân quyền không phải lý do chính đáng để Mỹ ngưng bán vũ khí cho một đồng minh chí cốt. Mỹ bán cho Ả Rập Sê-út mấy chục tỉ đô-la vũ khí kể cả bom chùm CBU dù Ả Rập Sê-út là quốc gia vi phạm nhân quyền khủng khiếp và đối xử tệ hại với phụ nữ. Ô. Duterte là nhân vật hành động khó lường. Nếu Trung Quốc bán hoặc cho không Phi Luật Tân 26,000 khẩu súng trường- thực ra chẳng đáng giá bao nhiêu- thì thật bẽ bàng và bang giao Mỹ-Phi càng trở nên chua chát hơn. Ô. Ronald dela Rosa- giám đốc cảnh sát quốc gia Phi Luật Tân nói rằng ông rất thích súng Mỹ vì đáng tin cậy nhưng đã nghĩ tới Trung Quốc là nhà cung cấp mới. Theo Reuters ngày 2/11/2016, "Tổng Thống Duterte đã quở trách Hoa Kỳ vì quyết định ngưng bán 26,000 khẩu súng trường cho Phi Luật Tân và gọi những người đứng sau quyết định là là điên khùng, trẻ con và có thể tìm mua từ Nga và Trung Quốc."

Đây cũng là bài học đáng giá cho các nước nhỏ, nên mua vũ khí của Anh, Pháp hay Nga hơn là của Mỹ để tránh "ngọn roi nhân quyền". Điển hình là vào ngày 1/7/2016 Bộ Trưởng Quốc Phòng Thái Lan công bố quyết định mua tàu ngầm tấn công của Trung Quốc thay vì mua của Mỹ. Ngay cả Việt Nam, dù Mỹ tuyên bố gỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, nhưng tới nay đã qua năm tháng mà Việt Nam vẫn chưa mua bất kỳ một loại vũ khí nào của Mỹ. Tin tức mới nhất cho biết Ô. Duterte đã ngưng hợp đồng mua 26,000 khẩu súng trường M-16. Như vậy trên hành tinh này chỉ có Hoa Lục và Phi Luật Tân là hai quốc gia dám đốp chát thẳng thừng với Mỹ. Không biết số phận của Ô. Duterte có giống Ô. Saddam Hussein hay Ô. Qadaffi không? Nhưng theo tôi, hai ông này chết là vì không có siêu cường nào hỗ trợ. Nếu Mỹ tìm cách lật đổ Ô. Duterte chắc chắn Hoa Lục và Nga sẽ nhảy vào cứu để tranh giành ảnh hưởng tại Biển Đông vốn là trọng điểm chiến lược của Đông Nam Á và Á Châu. Lúc đó Phi Luật Tân và Đông Nam Á sẽ nát như tương và chắc chắn sẽ là thảm họa cho Hoa Kỳ vì Trung Quốc ở gần mà Hoa Kỳ thì ở xa.

- AFP ngày 1/11/2016: "Mã Lai và Hoa Lục ký kết thỏa thuận về quốc phòng và cam kết hợp tác chặt chẽ với nhau ở Biển Đông, dấu hiệu Thủ Tường Najib Razak ngả sang Trung Quốc khi mối bang giao với Mỹ sói mòn vì tai tiếng tham nhũng. Chuyến viếng thăm sáu ngày của Ô. Najib ghi dấu thêm một bước thoái bộ của sách lược Xoay Trục về Á Châu chỉ hai tuần sau khi Tổng Thống Duterte- một đồng minh lâu đời của Mỹ viếng thăm Trung Quốc với tinh thần hợp tác (with olive branch in hand). Hội kiến tại Nhân Dân Đại Sảnh, Ô. Najib và Ô. Tập Cận Bình đã ký chín thỏa thuận về quốc phòng, thương mại và các lãnh vực khác. Trước cuộc viếng thăm, Ô. Najib nói rằng chuyến viếng thăm này sẽ đưa liên hệ giữa hai quốc gia lên tầm cao lịch sử. Theo Reuters, báo chí Trung Quốc tường thuật rằng Ô. Najib còn nói, các cường quốc thực dân trước đây xin đừng lên tiếng dạy dỗ về các vấn đề nội bộ của các quốc gia mà họ đã có lần trục lợi. Ngoài ra Ô. Najib còn mời Ô. Tập Cận Bình thăm viếng Mã Lai."

Sau giây phút say men chiến thắng, giờ đây mặt Ô. Trump tỏ ra đăm chiêu cho dù lưỡng viện quốc hội và hảnh pháp nằm trong tay Đảng Cộng Hòa. Ít có vị tổng thống nào "hên", may mắn như vậy. Ngoài những vấn để khẩn cấp của nước Mỹ như di dân, bảo hiểm y tế và công ăn việc làm, Ô. Trump đang phải đối phó với các vấn đề nóng bỏng của thế giới như cuộc chiến Iraq, Syria, sự căng thẳng với Nga-NATO có nguy cơ bủng nổ Đệ III Thế Chiến và nhất là Biển Đông nơi Trung Quốc đang chiếm thế thượng phong. Nếu không khéo Mỹ sẽ mất Phi Luật Tân và Đông Nam Á cũng sẽ vuột khỏi tay Mỹ.
Thực ra thì vấn đề tham nhũng của Ô. Najib không ảnh hưởng tới nền an ninh hay quyền lợi của Hoa Kỳ. Thế nhưng Hoa Kỳ vẫn cứ lên tiếng như thể mình là người cầm cân nảy mực về luân lý, đạo đức cho cả hành tinh này…cho nên mất lòng và từ đó mất dần đồng minh. Hoa Kỳ hành động như một ông hương cả ở trong làng, xách ba-toong, đi đâu cũng chỉ trích, phê phán chỗ này chỗ kia. Dân làng tuy ngán sợ uy quyền của ông, nhưng ai cũng chán ghét vì lúc nào cũng lên mặt dạy đời trong khi chuyện nhà của ông cũng nát bét.

- VOA News ngày 2/11/2016: "Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Susan Rice, Ngoại Trưởng John Kerry đã gặp Ô. Dương Khiết Trì- nhân vật nắm chính sách đối ngoại của Đảng Cộng Sản Trung Hoa vào ngày 1/11/2016 tại Nữu Ước, thỏa thuận giải quyết những khác biệt một cách xây dựng và mở rộng hợp tác trên những thách thức của khu vực và toàn cầu. Tòa Bạch Ốc đã đưa ra bản công bố ngắn nói rằng ba người đã gặp nhau ở Nữu Ước để duyệt lại những tiến triển mà Hoa Kỳ và Trung Quốc đã đem lại sự ổn cố và xây dựng cho quan hệ song phương giữa hai nước. "

Rõ ràng Ô. Obama đang theo đuổi chính sách hòa hoãn với Hoa Lục và có lẽ cũng chẳng còn chính sách nào khác hơn trong khi Hoa Lục đang đẩy Hoa Kỳ ra khỏi vùng Đông Nam Á.

- VnExpress ngày 2/11/2016: "Tổng thống Phi Luật Tân Rodrigo Duterte hôm nay dự lễ thả 17 ngư dân Việt Nam bị cáo buộc xâm phạm vùng biển Philippines. Tại lễ phóng thích, ông Duterte nói với các nhà ngoại giao và quan chức chính phủ rằng ông đã ra lệnh xóa bỏ cáo buộc nhằm vào ngư dân Việt Nam do họ chỉ vào vùng biển Philippines để tránh thời tiết xấu. Theo AFP, mười bảy người đàn ông trên ba tàu cá bị bắt vào ngày 8 Tháng 9,2016."

Đây là dấu hiệu đáng mừng chứng tỏ Ô. Duterte không theo đuổi chính sách xa lánh Việt Nam cho dù đang hòa hoãn với Trung Quốc.

- Reuters ngày 8/11/2016: "Vị đại sứ Phi sắp nhậm chức tại Bắc Kinh nói rằng việc Hoa Lục cho phép ngư phủ Phi Luật Tân trở lại Bãi Cạn Scarborough chứng tỏ Hoa Lục tuân thủ phán quyết của Tòa Hague dù không chính thức thừa nhận."

Hiện nay Hoa Lục, về phía đông bắc đang bị Mỹ bao vây bởi lực lượng quân sự đóng tại Nam Hàn, Nhật Bản. Còn về phía đông nam bị ngăn chặn bởi lực lượng Mỹ đóng ở Phi Luật Tân. Để ngư phủ Phi trở lại Bãi Cạn Scarborough là chuyện nhỏ, kéo Phi Luật Tân về phía mình và đẩy Mỹ ra khỏi Phi mới là món lợi lớn. Đây là kế "dùng con tép câu con cá". Lời tuyên bố của ông tân đại sứ Phi cho thấy Hoa Lục đang ở thế thượng phong.

- Reuters ngày 10/11/2016: "Tổng Thống Phi Luật Tân Duterte chúc mừng Ô. Trump đắc cử tổng thống và nói rằng ông sẽ ngưng cãi cọ với Hoa Kỳ. Trong cuộc thăm viếng cộng đồng Phi Luật Tân tại Mã Lai, Ô. Duterte nói rằng Tôi muốn chúc mừng Ô. Trump. Muôn năm."

Một số người trong nghành truyền thông Hoa Kỳ đã so sánh Ô. Trump với Ô. Duterte nhưng theo tôi sự so sánh này có vẻ gượng ép. Ngoại trừ lúc còn trẻ, từ lúc tranh cử cho tới nay Ô. Trump chưa bao giờ nói lời thô tục và chửi thề ai. Những lời tuyên bố nảy lửa của ông đều là những lời nói thẳng vào vấn đề của đất nước như: khủng bố Hồi Giáo, thất nghiệp, di dân bất hợp pháp, vấn đề hư đốn tham nhũng của các chính trị gia tại Hoa Thịnh Đốn, sự khống chế của các tập đoàn "vận động hành lang/đút lót cho các chính trị gia " …và ông nói không hề giấu diếm theo kiểu "trung ngôn nghịch nhĩ" cho nên đã bị đối thủ bẻ quẹo và gán ghép. Do đó, một cách công bằng nhất chúng ta không thể so sánh Ô. Duterte với Ô. Trump và cũng không nên tiếp tục so sánh như vậy. Bây giờ Ô. Trump đã là tổng thống, chúng ta có quyền phê phán những gì ông sẽ làm cho đất nước Hoa Kỳ và liệu ông có đem lại hòa bình và ổn định cho thế giới không. Và chúng ta cũng không nên bới móc thêm chuyện Bà Clinton đúng-sai, mà cần hướng về phía trước (move on) để quên đi quá khứ đau buồn. Nước Mỹ đã chia rẽ trầm trọng trong thời gian tranh cử, chúng ta không nên đào sâu thêm hố chia rẽ nữa. Muốn một đất nước hay một cộng đồng tan hoang thì cứ chia rẽ, phổ biến luận điệu chia rẽ, cổ vũ cho sự chia rẽ và nuôi dưỡng đầu óc, tư tưởng chia rẽ… thì đúng như câu nói, "United we stand, divided we fall". Chính vì ý thức được điều này mà Bà Clinton đã gọi điện thoại chúc mừng Ô. Trump và đọc diễn văn chấp nhận thua cuộc. Còn Ô. Obama cũng đã tiếp đón Ô. Trump tại Tòa Bạch Ốc để chuẩn bị bàn giao quyền lãnh đạo đất nước và giúp vị tân tổng thống chu toàn trách nhiệm và nhất là không để đất nước Hoa Kỳ - dù một giây một phút không có người lãnh đạo. Tất cả các chính trị gia Hoa Kỳ đều hành động như thế đã hơn 200 năm rồi.

Còn đối với Hiệp Định Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) Ô. Trump chỉ hù dọa vậy thôi để kiếm phiếu và kích động tự ái dân tộc trong lúc tranh cử. Nay đã là tổng thống, ông phải có trách nhiệm bảo vệ vị thế lãnh đạo của Hoa Kỳ trên toàn thế giới. Theo tôi, Hiệp Định Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) là sợi dây nối kết cuối cùng để qua hợp tác kinh tế Hoa Kỳ có thể nắm giữ được các đồng minh Á Châu và là đối trọng với sức mạnh kinh tế gần như vô địch của Hoa Lục. Ông phải cho "đàn em" nó sống, nó có lời khi làm ăn buôn bán với ông thì nó mới theo ông chứ. Nay ông đóng cửa rút cầu, không cho đàn em sống thì chúng nó sẽ bỏ đi và đang bỏ đi… thì vị thế siêu cường của ông tiêu tan. Vả lại số thâm thủng mậu dịch của Mỹ với Việt Nam chỉ là năm, ba tỉ mỗi năm thì "nhằm nhò" gì đối với Mỹ. Hơn thế nữa Việt Nam bây giờ đang là trọng điểm chiến lược trong kế hoạch Xoay Trục của Mỹ tại Đông Nam Á một khi Phi Luật Tân đã bỏ đi. Cho nên tôi hoàn toàn đồng ý với ông Đại Sứ Ted Osius là Ô. Trump, Bà Clinton hay ông Trời ông Đất gì đi nữa cũng không thể hủy bỏ Hiệp Định TPP. Vì tầm mức quan trọng của TPP mà thủ tướng Mã Lai đã gọi điện thoại cho thủ tướng Nhật Bản yêu cầu nhắc nhở Ô. Trump nên ở lại với Hiệp Định Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương nhân cuộc họp sắp tới đây.
Còn quần chúng, do quá thương yêu, tin tưởng vào một ứng cử viên nào đó thì vẫn còn bàng hoàng, chua xót khi kết quả bầu cử không đúng ý mình. Và họ có thể xuống đường biểu tình, đập phá. Nhưng những ai còn nghĩ đến tương lai của đất nước đều phải tự chế và hành động trong khuôn khổ luật pháp. Tự do và dân chủ chỉ tồn tại trên nền tảng "trọng pháp". Nếu kỷ cương và luật pháp tan vỡ thì lúc đó bạo lực sẽ lên ngôi, dân chủ tự do cũng chết theo và con người sẽ "nói chuyện" với nhau bằng súng đạn, bom tự sát và bằng bất cử phương tiện nào để tranh thắng. Tôi tin chắc rằng những cuộc biểu tình chống đối kết quả bầu cử đang diễn ra trên đất Mỹ rồi cũng sẽ tan biến để trả lại đời sống bình thường cho người dân. Nước Mỹ đang phải đối đầu với những vấn đề vô cùng khó khăn chứ không dễ dàng như người ta tưởng.

Sau giây phút say men chiến thắng, giờ đây mặt Ô. Trump tỏ ra đăm chiêu cho dù lưỡng viện quốc hội và hảnh pháp nằm trong tay Đảng Cộng Hòa. Ít có vị tổng thống nào "hên", may mắn như vậy. Ngoài những vấn để khẩn cấp của nước Mỹ như di dân, bảo hiểm y tế và công ăn việc làm, Ô. Trump đang phải đối phó với các vấn đề nóng bỏng của thế giới như cuộc chiến Iraq, Syria, sự căng thẳng với Nga-NATO có nguy cơ bủng nổ Đệ III Thế Chiến và nhất là Biển Đông nơi Trung Quốc đang chiếm thế thượng phong. Nếu không khéo Mỹ sẽ mất Phi Luật Tân và Đông Nam Á cũng sẽ vuột khỏi tay Mỹ.

Trước thực tế của nước Mỹ và tình hình thế giới đó, Ô. Trump có thể:

- Giữ nguyên quan hệ đồng minh chiến lược với NATO, Nhật Bản và Nam Hàn nhưng buộc các quốc gia này chia xẻ thêm trách nhiệm với Hoa Kỳ. Ô. Trump sẽ gặp Thủ Tướng Nhật Abe vào tuần tới.

- Ông sẽ hủy bỏ hoặc giảm nhẹ cấm vận để đối lấy sự giàn binh bố trận của Nga tại vùng Baltic và Đông Âu…như thế tình hình căng thẳng với Nga tại Âu Châu sẽ giảm bớt. Hai Ô. Trump và Putin đã gọi điện thoại nói chuyện với nhau và thỏa thuận "Sẽ cùng làm việc để thúc đẩy bình thường hóa quan hệ Mỹ - Nga. Theo điện Kremlin, tổng thống Putin đã tuyên bố sẳn sàng đối thoại với chính quyền mới của Hoa Kỳ trên cơ sở bình đẳng, theo nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau".

- Ông sẽ hợp tác với Nga để giải quyết vấn đề Syria, không đòi hỏi phải lật đổ Ô. Assad hầu tập trung nỗ lực tiêu diệt Nhà Nước Hồi Giáo. Như thế số phận của phe phiến quân do Ô. Obama tài trợ, huấn luyện và nuôi dưỡng đã an bài. Trong diễn văn tranh cử, nhiều lần Ô. Trump nhấn mạnh chúng ta không biết họ (phe phiến quân) là ai, ý nói họ có thể là khủng bố hoặc khủng bố trá hình hoặc chỉ là một hình thức khác của "Nhà Nước Hồi Giáo" và có thể là "cục nợ" của Mỹ và đồng minh.

- Ông sẽ xét lại Hiệp Định NAFTA (Thỏa Hiệp Tự Do Mậu Dịch Bắc Mỹ) hình thành dưới đời Ô. Bill Clinton để cứu nguy dòng chảy kỹ nghệ Hoa Kỳ ùn ùn rời bỏ đất nước qua Mễ Tây Cơ chế tạo hàng hóa rồi đem trở lại bán rẻ cho dân Mỹ, khiến xí nghiệp Mỹ đóng cửa hàng loạt, công nhân thất nghiệp.

- Ông sẽ tăng thuế xuất hàng nhập cảng từ Hoa Lục để giải quyết vấn nạn thâm thủng mậu dịch lên tới 580 tỉ đô-la mỗi năm. Khi hàng nhập cảng từ Trung Quốc rẻ, hàng Mỹ chết. Khi hàng Trung Quốc đắt lên và nhiều khi là đồ dổm/rởm, thì kỹ nghệ chế tạo của Hoa Kỳ sống lại và dân chúng có công ăn việc làm.

- Còn đối với Hiệp Định Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) Ô. Trump chỉ hù dọa vậy thôi để kiếm phiếu và kích động tự ái dân tộc trong lúc tranh cử. Nay đã là tổng thống, ông phải có trách nhiệm bảo vệ vị thế lãnh đạo của Hoa Kỳ trên toàn thế giới. Theo tôi, Hiệp Định Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) là sợi dây nối kết cuối cùng để qua hợp tác kinh tế Hoa Kỳ có thể nắm giữ được các đồng minh Á Châu và là đối trọng với sức mạnh kinh tế gần như vô địch của Hoa Lục. Ông phải cho "đàn em" nó sống, nó có lời khi làm ăn buôn bán với ông thì nó mới theo ông chứ. Nay ông đóng cửa rút cầu, không cho đàn em sống thì chúng nó sẽ bỏ đi và đang bỏ đi… thì vị thế siêu cường của ông tiêu tan. Vả lại số thâm thủng mậu dịch của Mỹ với Việt Nam chỉ là năm, ba tỉ mỗi năm thì "nhằm nhò" gì đối với Mỹ. Hơn thế nữa Việt Nam bây giờ đang là trọng điểm chiến lược trong kế hoạch Xoay Trục của Mỹ tại Đông Nam Á một khi Phi Luật Tân đã bỏ đi. Cho nên tôi hoàn toàn đồng ý với ông Đại Sứ Ted Osius là Ô. Trump, Bà Clinton hay ông Trời ông Đất gì đi nữa cũng không thể hủy bỏ Hiệp Định TPP. Vì tầm mức quan trọng của TPP mà thủ tướng Mã Lai đã gọi điện thoại cho thủ tướng Nhật Bản yêu cầu nhắc nhở Ô. Trump nên ở lại với Hiệp Định Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương nhân cuộc họp sắp tới đây. Có lẽ rồi đây Ô. Trump cũng sẽ ghé thăm Việt Nam như ba ông Bush Con, Bill Clinton và Obama để tái cam kết "Hoa Kỳ vẫn là đồng minh tin cậy của các quốc gia Đông Nam Á và Hoa Kỳ sẽ làm chủ Thái Bình Dương để bảo vệ an ninh và thịnh vượng cho vùng này." Theo tôi, Ô. Trump có thể hủy bỏ Hiệp Định NAFTA, nhưng nếu ông hủy bỏ Hiệp Định TPP sẽ là hành động tự sát. Trong khi cả thế giới đổ xô đến Đông Nam Á để hợp tác, làm ăn buôn bán mà Mỹ lại bỏ đi thì đó là hành động điên khùng. Qua những buổi thuyết trình của các cơ quan an ninh, tình báo về những vấn đề tối mật của quốc gia trong thời gian vừa qua, có thể Ô. Trunp đã nhìn thấy vấn đề. Trước đây khi tranh cử người ta đã đánh giá thấp Ô. Trump và đã thất bại. Nay ông thắng cử, thật lạ lùng, người ta vẫn cứ đánh giá thấp Ô. Trump. Chúng ta chờ xem những phỏng đoán trên có đúng hay không.

Đào Văn Bình
(California ngày 17/11/2016)

16 November 2016

Những kiểu "xin đểu" ở VN diễn ra như thế nào

Những kiểu "xin đểu" ở VN diễn ra như thế nào

Chuyện xin đểu ở VN là chuyện xưa lắm rồi nhưng ít ai dám nói ra vì sợ bị các quan nhà nước "hành." Đến nay mấy ông gọi là "Dân biểu Quốc Hội" mới khui ra. Xin đểu có nhiều cách, nhiều kiểu, xin công khai cũng nhiều, xin bí mật cũng không ít, xin bắt buộc càng nhiều hơn. Xin đúng pháp luật và trái với pháp luật ngang nhau.

Người ta không còn lạ gì mấy anh cảnh sát đứng đường chặn xe của người dân, tìm mọi cớ để kết tội "vi phạm giao thông," kiểu gì cũng phạt được. Nhưng khi lòi tiền ra thì cho đi không phạm tội gì, không chi tiền thì đứng đó chờ xe thùng đến đưa về bót. Người dân muốn hối lộ phải kín đáo, anh cảnh sát cũng nhìn trước ngó sau rồi mới dám đút tiền vào túi quần. Cả hai anh cùng có tội. Có những nơi dùng mấy chú "cò mồi" chờ sẵn ở bụi cây, chờ anh CS phạt rồi đứng ra làm môi giới nhận tiền rồi lúc vắng người mới đưa cho anh cảnh sát. Đó là kiểu "bí mật nhà nước" đấy.

Còn kiểu đưa tiền công khai là một thứ "thuế" hàng tháng hàng quý (3 tháng 1 lần) tự động doanh nghiệp nộp cho mấy "cơ quan chức năng" gửi vào ngân khoản tư nhân nào đó của họ hàng hang hốc nhà quan là "hợp pháp" nhất.

Nhưng kiểu hối lộ đó không bằng kiểu vòi tiền "dịu dàng," "thân thiện" của các quan bằng cách đến thăm doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ. Lúc nào các quan cũng nở nụ cười thăm hỏi mấy doanh nhân như bạn bè thăm hỏi nhau từ công việc làm ăn đến con cháu trong nhà. Doanh nhân phải biết "luật chơi" đếm sẵn tiền cho vào cái phong bì dúi cho các quan mới yên, nếu quên "luật chơi" chắc chắn tháng này tháng sau sẽ bị phạt lu bù còn hơn tiền hối lộ. Vấn đề này đã được xác nhận bởi đại biểu quốc hội nói tọac ra trước nghị trường.

Đó là bài phát biểu của ĐB Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) chiều 2 tháng 11 vừa qua đã làm nóng nghị trường với hai vấn nạn ông đề cập tới: Đó là tình trạng "xin đểu" doanh nghiệp và trục lợi trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp, thoái vốn Nhà nước.

Thăm hỏi thực ra là xin đểu
ĐB Cương nêu hai vấn đề tiêu cực chính, mong được sự quan tâm của Chính phủ.

"Vấn đề thứ nhất, chúng ta có quyền hỏi chính phủ quyết liệt là vậy nhưng tại sao xã hội vẫn còn nhiều vấn đề bức xúc và nguyên nhân của nó là gì? Tôi đã từng phát biểu trước Quốc Hội là những vấn đề bức xúc đó đều có chung một nguyên nhân: Đó là sự vận hành của bộ máy Nhà nước, đặc biệt là từ đội ngũ cán bộ công chức viên chức."

Điều đáng nói là trong lúc đội ngũ cán bộ công chức đông như thế, tinh giản biên chế lại gần như giậm chân tại chỗ. Thử hỏi số lượng cán bộ công chức nhiều mà công việc quản lý nhà nước không được thực hiện nghiêm túc thì cán bộ công chức làm gì?

ĐB Nguyễn Sỹ Cương kể câu chuyện, "Nhiều doanh nghiệp nhỏ có nói với tôi, ở nhiều nơi, chính quyền, kể cả lực lượng chức năng đóng trên địa bàn việc gì cũng biết. Và việc thăm hỏi với doanh nghiệp là khá thường xuyên. Thăm hỏi chứ không phải kiểm tra xem xét chấn chỉnh vấn đề gì mà để xin kinh phí hỗ trợ. Có người bức xúc gọi đây là xin đểu.
Nước dâng, người dân chỉ biết leo mái nhà.
"Trước kia thì chỉ xin hỗ trợ dịp Tết nguyên đán, nay thì lễ cũng xin, nghỉ hè cũng xin, tổ chức hội nghị cũng xin. Việc cho thì tùy tâm, nhưng nếu không cho thì sẽ chuốc lấy sự khó dễ mặc dù doanh nghiệp đó chẳng làm gì sai cả, nhưng đành phải chấp nhận."

Xin hỗ trợ của các doanh nghiệp kiểu đó không khác gì ăn cướp công khai. Đôi khi có những ông công chức ở những sở như sở thuế, hải quan, tòa án đến nhà dân thăm hỏi để xin "ủng hộ" quỹ này quỹ kia rồi đút túi. Mấy anh đang làm ăn buôn bán khá phải lòi tiền ra ngay.

Giá trị vênh ra từ cổ phần hóa ai hưởng?
Vấn đề thứ hai liên quan tới tái cơ cấu nền kinh tế là chủ trương cổ phần hóa (CPH). Sự thất thoát tài sản của nhà nước thông qua CPH là không nhỏ. CPH đi liền với nó là thoái vốn Nhà nước, giá trị đất đai, phần còn lại chủ yếu của tài sản Nhà nước khi CPH đã bị trục lợi mà kết luận của Thanh tra Chính phủ mới đây đối với Tổng công ty đường sắt Việt Nam là một ví dụ điển hình.

Ông Cương cho biết, một người bạn làm ở doanh nghiệp vừa được CPH tiết lộ với ông: Việc CPH và thoái vốn ở doanh nghiệp Nhà nước ở địa phương đều do Sở Tài chính chủ trì. Doanh nghiệp mà được vào thực hiện, đánh giá và định giá tài sản cũng do Sở Tài chính chỉ định hay lựa chọn.

Việc định giá trước khi công bố được báo cáo Sở. Ví dụ nếu xác định giá trị 100 tỷ thì Sở nói làm gì mà cao thế, chỉ khoảng 70 tỷ đồng thôi. Vậy là doanh nghiệp CPH và doanh nghiệp định giá phải lo điều chỉnh lại theo ý của Sở, phải quên đi kết quả mà họ đã xác định.

Và cuối cùng, ông Cương đặt câu hỏi: Vậy giá trị sự khác nhau giữa giá trị thật và giá trị điều chỉnh thì ai hưởng? Sự thật việc đó giành cho cơ quan thanh tra điều tra làm rõ. Chỉ biết rằng chủ trương CPH thì rất đúng nhưng việc trục lợi thì không hề nhỏ. Qua CPH, thoái vốn Nhà nước, Nhà nước bị mất rất nhiều. Chỉ cần thanh tra một số doanh nghiệp vừa CPH là có ngay câu trả lời.
Dọn dẹp hậu quả của trận lũ trước chưa xong, gia đình người đàn ông này lại bị nước tràn ngập nhà.
Câu trả lời là gì? Các doanh nghiệp nhà nước đều thua lỗ nên nhà nước phải thoái vốn và cổ phần hóa cho tư nhân làm. Bởi các ông giám đốc doanh nghiệp nhà nước (DN NN) hầu hết là quan chức đứng đầu doanh nghiệp tha hồ tung hoành. Kiếm được đồng nào chui vào túi riêng, lỗ do chính phủ chịu lấy vào tiến thuế của dân, nói đúng hơn là anh dân đen còng lưng gánh hết. Sống chết mặc bay tiền thấy bỏ túi. Dẹp tệ nạn này thì tệ nạn khác lại xày ra. Thoái vốn hàng trăm tỷ thì chỉ tính 70 tỷ thôi. Còn 30 tỷ đi đâu? Ai cũng biết chui vào tài khoản của họ hàng nhà quan rồi.

Làm quan ở VN bây giờ sướng nhất mọi thời đại, một người làm quan rồi kéo cả họ vào làm quan. Cho nên một sở có 46 người thì có tới 44 sếp từ cấp phó phòng trở lên.

Chính giám đốc Sở Lao Động – Thương Binh – Xã Hội (LĐ-TB&XH) Hải Dương đương nhiệm xác nhận sở này có 46 biên chế, chỉ có hai chuyên viên, còn lại 44 người đều giữ chức từ phó phòng trở lên.

Chẳng hạn như phòng việc làm - an toàn lao động có 5 phó phòng, văn phòng sở, phòng kế hoạch - tài chính, thanh tra sở đều có 4 phó phòng... Thế thì ai làm xếp ai? Anh nào pha trà bưng cà phê? Toàn những ông thích làm to mà đầu nhỏ như củ khoai.

Các quan cứ cãi nhau, dân cứ chết
Gần đây nhất là chuyện xả lũ, quan nói chưa biết, quan xả lũ thí nói thông báo rồi. Mỗi ông nói một phách, lũ cứ xả dân cứ chết.

Trước đó ngày 17 tháng 10 đã có 24 người chết, 9 người mất tích do mưa lũ miền Trung.

Trong ngày 17/10, lượng mưa tại Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thừa Thiên - Huế đã giảm, nước rút chậm, nhưng thiệt hại tiếp tục tăng. Ủy ban quốc gia về tìm kiếm cứu nạn cho biết, ngày 16 tháng 10 có 24 người chết, 9 người mất tích. Ngày 17 tháng 10, số người chết thống kê được là 35 và 4 người mất tích, trong đó Quảng Bình 22, Hà Tĩnh 9, Nghệ An 3...
Nhiều nhà dân ở thôn Hương Bình, xã Lộc Yên (Hương Khê, Hà Tĩnh) bị ngập nặng.
Hứng trận mưa kỷ lục trong lịch sử quan trắc, Quảng Bình thiệt hại nặng nhất với 93,000 ngôi nhà bị ngập, tiếp đó là Hà Tĩnh với 25,000 căn và Nghệ An gần 3,000. Tổng số nhà ngập tăng gần 22,000 so với hôm trước. Hàng nghìn hécta hoa màu và nuôi trồng thủy sản chìm trong lũ.

Giám đốc nhà máy thủy điện và chính quyền địa phương nói ngược nhau
Trước thông tin cho rằng nhà máy thuỷ điện xả lũ bất ngờ, gây bị động cho công tác ứng phó, thiệt hại cho nhân dân, ông Vũ Mạnh Hùng (Giám đốc nhà máy thủy điện Hố Hô) giải thích việc xả lũ là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo an toàn hồ đập.

Đến buổi làm việc muộn khoảng 30 phút do không được mời, ông Lê Ngọc Huấn (Chủ tịch UBND huyện Hương Khê) cho hay không nắm được thông tin đoàn công tác Bộ Công Thương về làm việc, "Lẽ ra Bộ về phải mời chính quyền địa phương các xã bị ảnh hưởng cùng dự để có ý kiến."

Nói về quy trình xả lũ của nhà máy thủy điện Hố Hô, ông Huấn cho rằng cấp huyện chưa nhận được thông báo của nhà máy ở thời điểm ngày 14/10, là ngày mưa lớn và thuỷ điện xả lũ lớn nhất. Ông Huấn nói, "Với việc xả lũ như thế, người dân chạy thoát giữ được tính mạng là tốt lắm rồi. Nhiều người còn không kịp sơ tán tài sản, thiệt hại vô cùng lớn."

"Đến6g30 chiều cùng ngày, khu vực nhà máy có mưa to kéo dài kết hợp xả tràn đã gây sạt trượt mái cơ taluy và có nguy cơ sạt lở đất đá vào Trạm biến áp 35 kV, gây mất an toàn cho người và thiết bị nhà máy," ông Hùng giải thích về việc xả lũ.

Ông Đỗ Đức Quân yêu cầu lãnh đạo nhà máy thủy điện Hố Hô trả lời một số thông tin về phương án phòng chống lụt bão cho hạ du. "Việc này có diễn tập không? Khi tăng lưu lượng xả vào ngày mưa lớn 14/10 có báo cáo chính quyền địa phương hay chưa?"

Đại diện nhà máy thủy điện Hố Hô nói: thông tin phương án đảm bảo an toàn hồ đập thì có đặt ra các tình huống, hàng năm có diễn tập nội bộ, kết hợp thông tin liên lạc với địa phương, vận hành cửa van.

"Khi mưa bão có văn bản gửi đến địa phương, thông tin các xã. Việc điều chỉnh tăng lưu lượng xả ngày 14/10, thông tin bằng việc gọi điện thoại cho các chủ tịch xã, ai nghe, ai không nghe đều ghi rõ."

Hình ảnh người dân chạy lũ khiến toàn quốc thương tâm, phong trào "thương về miền Trung" nổi lên rầm rộ, kết tội chính quyền thờ ơ giết dân.

Văn Quang
Viết từ Sài Gòn ngày 14.11.2016

08 November 2016

Những chuyện khôi hài nhỏ nhất đến chuyện nước mắm ở VN

Những chuyện khôi hài nhỏ nhất đến chuyện nước mắm ở VN

Đọc những trang tin tức mới nhất ở VN làm người dân nóng mặt vì xấu hổ và tức giận.

Từ chuyện ông Phó Giám Đốc và cô tạp vụ đến chuyện nhà sư đánh bạc với ba cô gái đêm khuya đến chuyện nước mắm gây ung thư.

Chẳng biết từ đâu bỗng rộ lên tin tức "giật gân" về ông Giám Đốc sờ đùi cô tạp vụ gây nên cuộc tranh cãi thú vị.

Ông Phó Giám đốc làm gì và cô tạp vụ trả lời ra sao
Phó Giám Đốc Sở Văn Hóa - Thể Thao và Du Lịch tỉnh Cà Mau "choàng tay qua đùi nữ tạp vụ" của Sở này được đăng tải gây xôn xao dư luận.

Báo giới trong nước dẫn lời ông Trần Hiếu Hùng, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau cho hay, Phó Giám đốc Hồ Ngọc Tấn đã có giải thích về hành động của mình. Trước hết là lời trần tình của ông Hồ Ngọc Tấn, Phó Giám Đốc Sở Văn Hóa – Thể Thao và Du Lịch tỉnh (VHTTDL) Cà Mau.

Ông Tấn cho hay, khi nữ tạp vụ nói có ảnh đẹp trong máy điện thoại muốn cho xem, ông đưa tay ra lấy thì nữ tạp vụ liền giấu điện thoại dưới đùi. Khoảnh khắc ông Tấn choàng tay qua đùi nữ tạp vụ lấy điện thoại đã bị ghi hình.

"Chị ấy nói trong điện thoại có lưu hình đẹp, muốn đưa tôi xem. Tôi cầm lấy điện thoại thì chị tạp vụ tránh qua một bên, giật điện thoại lại và kéo tay tôi đi theo."

Vị này khẳng định không có tình cảm với người phụ nữ này, mọi chuyện chỉ là hiểu nhầm. Được biết, đơn vị này đã nhắc nhở ông Tấn về hành vi trên, do không có chứng cứ nên không thể xử lý vị Phó Giám đốc Sở này.

- Các ông ở Sở Văn Hóa – Thể Thao và Du Lịch tỉnh (VHTTDL) Cà Mau chỉ có tài che chở, bênh vực cho nhau thôi. Đó là kiểu làm việc của những anh quan lo bảo vệ "quyền lợi nhóm, quyền lực cá nhân" để cùng nhau đàn áp bóc lộc nhân dân từ nhà đất tiền bạc đến nhân phẩm con người.

Sự thật như thế nào
Các ông có nghe chị XT. là nhân vật chính phanh phui ra toàn bộ sự thật về việc này không? Hãy nghe chị XT phẫn nộ quá nên mới phải lên tiếng. Chị biết mình chỉ là thân phận tạp vụ nên lâu nay đành lặng im. Sự việc lùm xùm quá chị mới lên tiếng. Chị X.T. (người phụ nữ trong clip bị Phó giám đốc Sở Văn Hóa – Thể Thao và Du Lịch Cà Mau sờ tay vào vùng 'nhạy cảm') cho biết, "Clip mà báo chí đăng tải là hoàn toàn đúng sự thật và chính người chị của chị X.T đã đặt máy quay để bắt tại trận chứ không phải bị người khác quay lén như ông Hồ Ngọc Tấn trả lời báo chí trước đó."

Theo chị X.T., hành vi của ông Tấn như thể hiện trong clip là đã rất nhiều lần. Nên chị "bức xúc" và chị của chị T. quyết định đặt máy quay. Hành vi cố ý của ông Tấn đã khiến chị bị xúc phạm nên chị xin nghỉ việc tại Sở này, chứ không phải liên quan đến hoàn cảnh gia đình như trong đơn chị nêu. Tuy nhiên, do bản thân chỉ là một tạp vụ nên chị không dám lên tiếng.

Chị X.T. thông tin thêm, chị chỉ định quay clip lại cho các vị lãnh đạo tỉnh thấy hành vi của ông Tấn đối với chị như thế nào chứ không có ý định thưa kiện và cũng không thông tin cho báo chí. Tuy nhiên, không biết vì lý do nào mà clip bị lộ khiến báo chí vào cuộc, đăng tải. Chị nói, "Em cũng biết đó, trước đây khi em và nhiều anh chị báo đài gọi hỏi chị luôn tìm lý do để từ chối trả lời vì thấy không cần thiết lắm. Tuy nhiên, khi đọc được nội dung ông Tấn trả lời báo chí cho rằng 'khi họp Văn phòng Sở ông hay góp ý chị tạp vụ này kia nên bị ghét'. Nên tôi hết sức bức xúc vì ông ấy dám làm nhưng lại không dám nhận"!

Nữ tạp vụ cũng cho rằng, ông phó giám đốc Sở nói choàng tay chỉ để lấy điện thoại là nói dối vì lúc đó chị không hề giữ điện thoại trong người và "hình ảnh trong clip đã chứng minh được lời nói dối của ông Tấn."
Ông Tấn choàng tay qua đùi nữ tạp vụ đã bị ghi hình.
Nữ tạp vụ nói, "Tôi không tố cáo, nhưng theo tôi, việc lãnh đạo tỉnh Cà Mau chỉ xử lý ông Tấn với hình thức kiểm điểm rút kinh nghiệm gì đó là không thể chấp nhận được."

Có nghĩa là chị XT đòi hỏi phải có hính thức kỷ luật thích đáng hơn. Vậy cái sở Văn Hóa tỉnh Cà Mau nghĩ gì? Một bạn đọc bình luận: "Mỗi sở nên lập thêm một sở gọi là Sở Thú dành cho các quan tha hồ làm trò khỉ với nữ nhân viên."

Thật ra chuyện ngài Giám Đốc hoặc các quan trên sàm sỡ nữ nhân viên dưới quyền ở VN là chuyện thường ngày. Có những chuyện đổ bể khiến nhiều gia đình tan nát hoặc hờn ghen đâm chém nhau túi bụi cũng thường xảy ra. Tuy nhiên có những chuyện vẫn còn giữ mãi trong im lặng bởi cuộc sống vô vàn khó khăn, kiếm được một việc làm không dễ nên người phụ nữ đành chịu thiệt thòi. Thời đại này người dân khổ đủ đường. Lại một chuyện khôi hài khác vừa xảy ra.

Nhà sư chùa đánh bạc với ba cô gái đêm khuya
Giữa đêm khuya, ngay tại gian nhà khách ở Chùa Mồi, Phổ Yên, Thái Nguyên, các người này đã cùng nhau ngồi đánh bạc dưới hình thức đánh phỏm ăn tiền.

Mới đây, trên mạng xã hội cũng đã xuất hiện một clip bắt quả tang sư chùa đánh bạc với 3 cô gái. Trong clip, một công an khẳng định: "Ba cô con gái mặc quần như thế kia, ở với sư qua đêm, đến 12 giờ đêm là không chấp nhận được."/span>

Được biết, các đối tượng bị bắt quả tang đang đánh bạc bằng hình thức đánh phỏm gồm: Ngô Duy Sơn (tức Thích Giác Minh), 22 tuổi, và Ngô Duy Giang (tức Thích Giác Ân, 24 tuổi, cùng có hộ khẩu tại tổ 13, phường Quang Trung. Danh tính đối tượng thứ ba là Phạm Minh Thắng, 23 tuổi, thường trú tại phường Hàm Rồng, T.P Thanh Hóa.

Thắng đang là sinh viên Trường Đại Học Y - Dược Thái Nguyên. Còn Ngô Duy Sơn và Ngô Duy Giang đều đang tu tại chùa Mồi. 3 cô gái trẻ được cho là bạn của Thắng quen nhau qua mạng xã hội.

Tang vật thu giữ tại hiện trường gồm: 52 quân bài tú lơ khơ, 640,000đ (sáu trăm bốn mươi nghìn đồng chẵn) tiền mặt trên chiếu bạc và một chiếu cói một mặt có hoa văn dùng để ngồi đánh bạc./span>

Tại nơi diễn ra sự việc có 08 người (5 nam, 3 nữ).

Sau đó, các sư chùa, nam thanh niên và ba cô gái đánh bạc đều bị đưa trụ sở công an để điều tra thêm.

Các nhà báo và người viết bài này không có ý báng nhạo các nhà sư chân chính trụ trì tại các chùa ở VN. Đây chỉ là chuyện "cá biệt" vừa xảy ra đã tung hê trên khắp các trang báo. Tuy nhiên cũng có thể còn có những chuyện lơ mơ khác chưa bị lật tẩy thôi.

Đến chuyện nước mắm gây ung thư
Trong khi hầu hết mọi gia đình đang hoang mang vì lợn (người miền Nam gọi là heo) được cho ăn Salbutamol, Cysteamine để tăng trọng, tạo nạc. Đến lúc giết thịt bán, lợn bị bơm nước cho tăng trọng; tiêm thuốc an thần, ngâm hóa chất để tươi ngon, màu sắc bắt mắt. Giờ ăn thịt lợn, nhiều người lo sợ "rồi không biết căn bệnh ung thư đến hỏi thăm lúc nào" thì người dân lại tá hỏa vì nước mắm gây ung thư.

Trong cơn lo lắng chưa kịp nguôi vì những loại nước mắm công nghiệp toàn "hóa chất pha vị mắm" đang hoành hành khắp thị trường, thì một thông tin gây sốc khác lại xuất hiện: Nước mắm xịn cũng… độc! Chuyện bắt nguồn từ Vinastas công bố hàm lượng thạch tín (asen) trong nước mắm làm dư luận nổi sóng. Thông tin của Vinastas ngay lập tức được báo chí và mạng xã hội đồng loạt đăng tải.
Nước mắm truyền thống bị mang tiếng vì thông tin chứa thạch tín.
Hoang mang nước mắm chứa thạch tín
Từ bao đời nay, nước mắm là thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn của các gia đình Việt. Tuy nhiên, mới đây, thông tin 101/150 mẫu nước mắm được Hội Tiêu Chuẩn và Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Việt Nam (VINASTAS) khảo sát có hàm lượng asen (thạch tín) cao quá mức cho phép, trong đó 95.65 % nước mắm độ đạm cao thì chứa thạch tín càng nhiều. Thông tin này gây nhiều lo lắng cho các bà nội trợ. Nhiều đại lý tạm thời ngưng cung cấp hàng, đề nghị nhà sản xuất giải trình thông tin. Đã có hệ thống siêu thị ngừng bán nước mắm truyền thống. Trong khi đó, doanh nghiệp sản xuất nước mắm truyền thống cũng đang đối diện với nguy cơ phá sản, còn ngư dân thì mất một nghề mưu sinh.

Rõ ràng Vinastas có mục đích đe dọa người tiêu dùng không nên dùng nước mắm truyền thống vì có thạch tín, chỉ nên mua thứ nước mắm do họ sản xuất thôi. Thông tin này được một số báo phụ họa đăng tải, nhiều bạn đọc cho đó là loại "truyền thông bất lương" về hùa với gian thương làm hại dân. Cụ thể là báo Thanh Niên đăng tin này đã bị gỡ xuống.
Bản tin Thanh Niên cáo lỗi và gỡ bỏ bài viết về "nước mắm" trên trang chủ báo Thanh Niên Online.
Hàng ngàn tỉ đồng sẽ chui vào túi gian thương
Gần đây nhất ngày 26/10, trả lời báo chí, Thứ trưởng Nội Vụ Trần Anh Tuấn cho biết, Bộ này đang trao đổi với các cơ quan liên quan, xem xét nếu cần thiết thì đình chỉ hoạt động của Hội Tiêu Chuẩn và Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Việt Nam (Vinastas), để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện tôn chỉ, mục đích của Hội này.

Ai cũng biết số lượng nước mắm được dùng ở mỗi nhà là số tiền rất lớn hàng chục tỷ đồng mỗi ngày. Nếu cái hội chết tiệt này thành công số lợi kiếm được sẽ lên đến bao nhiêu tỷ đồng.

Rất nhiều băn khoăn và câu hỏi cần có sự vào cuộc với tinh thần trách nhiệm quyết liệt, minh bạch và khách quan của cơ quan chức năng, thay vì chúng ta cứ phải nghe những luồng thông tin trái chiều qua lại.

Làm việc kiểu gì?
Lối làm việc lửng lơ kiểu "đánh trống bỏ dùi" của các cơ quan chức năng khiến người dân càng bất an. Không biết chừng vào bữa cơm hằng ngày, người tiêu dùng không biết chọn loại nước gì để chấm, có khi phải lấy nước sôi pha muối dùng tạm? Xin các quan vui lòng công bố mọi chi tiết thật rõ ràng cho người dân an tâm. Quá nhiếu chuyện người dân mất niếm tin vào các quan rồi.

Sau ung thư, ô nhiễm môi trường ở VN đang giết chết người dân mỗi ngày. Ô nhiễm tiếng ồn, nguồn nước, không khí bụi bặm không chỉ là nỗi ám ảnh của con người đang phải đối mặt, mà còn là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh tật nguy hiểm. Nhìn đâu cũng thấy bệnh tật nhưng người dân không biết làm gì hơn, đành phó thác tính mệnh cho Trời nhưng có khi ông Trời cũng chối tội.

Một chuyện vui của bạn đọc nguyendinh minh viết:
"Công an đã vào cuộc điều tra xem "ai gây lụt". Theo chứng cứ ban đầu thì do thằng nước, bắt thằng nước về thì nó chối biến đổ lỗi cho chị mưa, triệu tập chị mưa lên điều tra thì chị ấy khóc lóc đổ lỗi cho ông trời, viết giấy mời Ngọc Hoàng lên thẩm vấn thì ổng ấy bảo: chắc là do anh đánh máy đánh nhầm chứ trẫm chưa có ra lệnh. Cuối cùng... vài chục anh đánh máy đã bị bắt và công an đang phát lệnh truy nã những người bỏ trốn".

Đó là kiểu chạy tội của các quan chức VN chúng ta vẫn thường gặp. Lỗi tất cả ở mấy thằng đánh máy và "đang điều tra"! Khôn hồn thì người VN phải tự bảo vệ lấy gia đình mình thôi, dừng mong đợi ở các quan trên.

Văn Quang
Viết từ Sài Gòn ngày 07.11.2016


Thật vậy, dân tộc Việt Nam hãy can đảm đứng lên để lật qua những trang sử cộng sản đẫm máu và đau thương. Đã quá trễ rồi. Ngày nào còn cộng sản, thì còn chết chóc, tù đày, tự do, nhân quyền còn bị chà đạp.
Nhà cầm quyền cộng sản, hơn lúc nào hết, luôn buộc người dân lo nghĩ đến chuyện miếng ăn, cái mặc. Cái bụng lúc nào cũng phải cảm thấy còn đoi đói, chưa no. Và người dân thì thiếu thốn nhu yếu phẩm, lo chạy gạo từng bữa. Ðủ hôm nay thì thiếu ngày mai, hay được nồi cơm sáng, thì lại chưa có nồi cơm chiều. Cuộc đời cứ quần quật lo đói rách như thế, thì xin hỏi, còn chi thì giờ mà nhân dân nghĩ đến tranh đấu, hoặc đòi hỏi tự do dân chủ nhân quyền?
Cụ Tây Hồ Phan Chu Trinh từng dạy: “Xét lịch sử xưa, dân nào khôn ngoan biết lo tự cường tự lập, mua lấy sự ích lợi chung của mình thì càng ngày càng bước tới con đường vui vẻ. Còn dân thì ngu dại, cứ ngồi yên mà nhờ trời, mà mong đợi trông cậy ở vua ở quan, giao phó tất cả quyền lợi của mình vào trong tay một người, hay một chính phủ muốn làm sao thì làm, mà mình không hành động, không bàn luận, không kiểm xét, thì dân ấy phải khốn khổ mọi đường. Anh chị em đồng bào ta đã hiểu thấu các lẽ, thì phải mau mau góp sức lo toan việc nước mới mong có ngày cất đầu lên nổi”.
"The religion of the future will be a cosmic religion. The religion which is based on experience, which refuses dogmatism. If there's any religion that would cope with modern scientific needs it will be Buddhism." Albert Einstein

Tôn giáo trong tương lai sẽ là tôn giáo của vũ trụ. Tôn giáo này dựa trên kinh nghiệm và không chấp nhận chủ nghĩa giáo điều. Nếu có một tôn giáo nào tương thích với khoa học hiện đại, đó chính là Phật Giáo.




Bạn Ơi Hãy Cùng Nhau Đấu Tranh Cho Cuộc Sống Của Mình & Tương Lai Của Con Cháu Mình !!!



Nhân Dân Cần Nhận Diện Bộ Mặt Thật Của Giới Cầm Quyền. Phải Hành Động Cụ Thể Đối Với Bọn Chúng !!!



Chỉ Mặt, Nhận Diện Bọn Cán Bộ Óc Đất, Lũ Công An Lưu Manh, Đám Quan Chức Tham Nhũng, Tay Sai !!!

Công Nhân Bị Đánh Đập Tàn Nhẫn, Dã Man !!!


Followers