31 January 2017

Những chuyện "độc" lạ lùng tại Việt Nam

Những chuyện "độc" lạ lùng tại Việt Nam

Bài này đến tay bạn đọc có lẽ đã vào những ngày đầu xuân năm nay, những chuyện về Tết ở VN đã có quá nhiều báo, nhiều ông đưa tin, đưa hình đầy đủ cả rồi. Lại còn chuyện tận nước Mỹ: ông Trump nhậm chức Tổng Thống Mỹ, ông Obama về vườn, các báo ở VN tường thuật rất đầy đủ không sót một chi tiết nào, từ chiếc giày và chiều cao của vợ ông Trump đến con cái ông Obama bước lên máy bay. Có cái hay là báo chí nhà nước tường thuật giống nhau như sinh viên sĩ quan tập cơ bản thao diễn, đúng răm rắp từng cái dấu chấm, dấu phẩy đến nhận định cũng y chang... Tự do ngôn luận theo đúng chị thị của cấp trên.

Vì thế tôi không tường thuật với bạn đọc về chuyện đó nữa. Tôi kể về những chuyện "độc" ở VN ngày nay cho lạ. "Độc" ở đây theo nghĩa đen, "độc chết người." Trước hết là chuyện ung thư, một thứ bệnh hết thuốc chữa. Không phải do "trời đất" hại ta mà do chính con người hại nhau.

10 làng ung thư có nguồn nước ô nhiễm nặng nhất ở Việt Nam
Theo báo Pháp Luật và Đời Sống, cơ quan của Hội Luật Gia VN: Mới đây, dự án "Điều tra, tìm kiếm nguồn nước hợp vệ sinh phục vụ cấp nước sinh hoạt cho một số làng ung thư của VN" đã công bố danh sách 10 "làng ung thư" có nguồn ô nhiễm nặng nhất.

Dự án trên do Bộ Tài Nguyên và Môi Trường (TN&MT) thực hiện và đã kết thúc giai đoạn 1, đang chờ cấp trên xem xét giai đoạn 2.

Theo dự án "Điều tra, tìm kiếm nguồn nước hợp vệ sinh phục vụ cấp nước sinh hoạt cho một số "làng ung thư" của VN," các nguồn nước ăn uống, sinh hoạt tại 37 "làng ung thư" đều ô nhiễm nặng.

Cụ thể, khảo sát tại các xã của 37 "làng ung thư" số người chết vì bệnh ung thư là tính trong vòng 5-20 năm trở lại đây:

- Đã có 1,136 người chết vì các bệnh ung thư. Ngoài ra, còn có 380 người ở các xã lân cận cũng chết bởi ung thư. Nơi có nhiều người chết vì ung thư nhất là 139 người, đó là làng Thạch Khê, xã Thạch Sơn, huyện Lâm Thao (Phú Thọ). Còn ở làng ít nhất cũng có sáu người chết.

Tiến sĩ Hồ Minh Thọ nói với báo Tuổi Trẻ: Số người chết vì bệnh ung thư vừa nêu là tính trong vòng 5-20 năm trở lại đây:
Giếng nước màu vàng khè, có váng vàng, khi động đến thì tạo bọt bóng.
"Qua điều tra, khảo sát của dự án thì điểm chung nhất là các nguồn nước bà con đang sử dụng ở các làng ấy đều bị ô nhiễm, có những chỉ tiêu vượt mức cho phép theo quy định tiêu chuẩn về nước của VN."

Theo TS Hồ Minh Thọ, muốn tìm ra nguồn nước sạch để thay thế cho các nguồn nước ô nhiễm tại các "làng ung thư" ấy thì phải tiến hành giai đoạn 2 của dự án.

TS Thọ nói, "Chúng tôi đã xác định và kiến nghị trước mắt cần thiết phải tiếp tục điều tra, cấp nước sinh hoạt ở giai đoạn tiếp theo cho 10 "làng ung thư" có nguồn nước hiện tại bị ô nhiễm nặng nhất."

Dưới đây là danh sách 10 "làng ung thư" có nguồn nước ô nhiễm nặng nhất theo khảo sát của dự án "Điều tra, tìm kiếm nguồn nước hợp vệ sinh phục vụ cấp nước sinh hoạt cho một số làng ung thư của VN" công bố:

1. Làng Thống Nhất, xã Đông Lỗ, H.Ứng Hòa, TP Hà Nội.
2. Làng Lũng Vỵ, xã Đông Phương Yên, H.Chương Mỹ, TP Hà Nội.
3. Làng Mẫn Xá, xã Văn Môn, H.Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
4. Làng Thổ Vỵ, xã Tế Thắng, H.Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa.
5. Làng Yên Lão, xã Hoàng Tây, H.Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.
6. Làng Cờ Đỏ, xã Diễn Hải, H.Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
7. Làng An Lộc, xã An Lộc, H.Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
8. Làng Phước Thiện, xã Bình Hải, H.Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
9. Làng Xuân Vinh, xã Hoài Mỹ, H.Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.
10. Làng Mê Pu, xã Mê Pu, H.Đức Linh, tỉnh Bình Thuận.

Nỗi lo ung thư của người dân trong các ngôi làng ở Việt Nam thật khủng khiếp, tử thần lơ lửng trên đầu mọi người không kể già trẻ lớn bé. Chúng ta hãy đi tìm nguyên nhân gây ra tai họa này. Không phải do trời đất sinh ra mà chính là do con người.

Đây chính là nguyên nhân
Các khu công nghiệp mọc lên giúp đời sống kinh tế người dân khấm khá, nhưng đồng nghĩa với nó là nỗi lo ung thư của nhiều ngôi làng trên cả nước.

Ung thư gõ cửa, 3 thôn ở Bắc Giang náo động
Báo Dân Việt đưa tin, người dân 3 thôn My Điền 1, 2, 3 (xã Hoàng Ninh, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) khấm khá do khu công nghiệp mọc lên trên địa bàn. Thế nhưng, giờ đây dân My Điền "ăn không ngon, ngủ không yên" bởi rác thải, nguồn nước sinh hoạt ô nhiễm. Người dân nơm nớp sợ hãi vì "tử thần" ung thư gõ cửa…
Hầu hết các bể chứa nước đều nhuốm một màu vàng.
Theo thống kê chưa đầy đủ của ông Phùng Minh Toản - Trưởng thôn My Điền 1: "6-7 năm qua, ở thôn My Điền 1 đã có tới 60 người chết vì ung thư. Cứ 10 người chết thì 7 - 8 người là nạn nhân ung thư. Các chứng bệnh ung thư đa dạng có nhiều thứ bệnh lạ chẳng biết bệnh gì, tỷ lệ chết trẻ nhiều hơn chết già. Riêng đầu năm 2016 đã có 2 người chết trẻ. Hiện nay, cả 3 thôn đều có nhiều người đang mắc các bệnh ung thư. Điều này khiến chúng tôi nơm nớp lo sợ bệnh tật hoành hành."

Bà Thân Thị Ngoan (xóm 6, thôn My Điền 2) kể, sinh thời ông chồng bà vốn làm nghề thợ xây. Sức khỏe hơn người, lao động quần quật chẳng mấy khi ông đau ốm. Vậy mà, tháng 3 năm 2015 chồng bà thường xuyên mỏi mệt. Vợ chồng "đùm" nhau xuống Hà Nội khám thì "chết điếng" vì ông bị ung thư dạ dày giai đoạn cuối. Chỉ sáu tháng từ ngày phát hiện ung thư, chồng bà đã nằm xuống.

Phía sau nhà bà Ngoan, gia đình bà La Thị Cấp đau xót trước cái chết của đứa cháu nội mới 4 tuổi. Năm 2015, cháu Phùng Bảo N đột ngột bị sốt dài ngày. Kết quả y học tại Bệnh viện K3 cho thấy, bé N bị ung thư u nguyên bào thần kinh. Chỉ 2 tháng sau, bé trai kháu khỉnh đã tử vong.
Trạm bơm không hoạt động được.
Cùng gánh chịu nỗi đau ung thư, chị Thân Thị Vân (thôn My Điền 2) bảo, chị không thể nào quên được những cơn đau quằn quại của bố chị - ông Thân Văn C. Hai năm trước, ông C bị ung thư phải cắt bỏ 3/4 dạ dày. Chưa đầy hai tháng phát hiện bệnh, ông đã tử vong. Lúc hấp hối, ông trăn trối dặn vợ con phải giữ gìn sức khỏe. Chị Vân vẫn khắc khoải câu nói chua xót của người bố trước lúc lâm chung.

Được biết, từ năm 2003-2008, các Khu công nghiệp (KCN) Đình Trám, Vân Trung được xây dựng hầu hết trên đất của 3 thôn My Điền và một phần đất của xã liền kề. Theo đó, 82% diện tích đất nông nghiệp của 3 thôn bị thu hồi chuyển đổi mục đích phục vụ công nghiệp, chỉ còn lại 17.5 ha. Dân số cả 3 thôn vào khoảng 4,000 người, và 8,000 công nhân thuê trọ.

Hỏi về môi trường sống, ông Lê Xuân Hiệp (Bí thư Chi bộ thôn My Điền 3), ông Toản, bà Cấp, chị Vân, bà Ngoan đều xác nhận vấn đề ô nhiễm môi trường:

"Cả 3 thôn đều có chung một bãi rác lớn án ngữ ở đầu làng. Các xóm đều có các rãnh nước thải đen kịt, ứ đọng. Rác thì có tuần được thu gom 2 lần, có khi cả tháng mới thấy người đến gom 1 lần."
Buộc vải ở vòi nước để lọc cặn.
Không chỉ ô nhiễm về rác, người dân My Điền còn đang phải đối mặt với "họa" suy kiệt và ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt. Trước đây, người dân My Điền ăn uống bằng nguồn nước giếng khơi. Thế rồi, nước giếng khơi bị cạn kiệt phải chuyển sang dùng giếng khoan.

Những cơ sở nào gây ra tai họa cho dân
Không thể kể hết tên những công ty doanh nhiệp đang gây ra tai họa cho toàn dân VN, tôi chỉ kể tên vài công ty điển hình trong một làng thôi.

- "Làng ung thư" ở Phú Thọ
Tuổi Trẻ dẫn thống kê của Sở Y Tế tỉnh Phú Thọ, tính từ năm 1991 đến cuối năm 2005, tại xã Thạch Sơn có 304 người chết thì đã có tới 106 người (chiếm 34.86%) chết do mắc bệnh ung thư.

Để tìm hiểu nguyên nhân gây ung thư tại Thạch Sơn, từ cuối năm 2005 đoàn khảo sát của Cục Bảo vệ môi trường và Viện Công Nghệ Môi Trường đã về Thạch Sơn lấy mẫu phân tích đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường.

- Các chất ô nhiễm tập trung chủ yếu xung quanh khu vực Công ty supe phôtphat và hóa chất Lâm Thao và Công ty cổ phần pin ăcqui Vĩnh Phú. Hàm lượng các chất khí lan tỏa trong cả vùng và theo chiều các hướng gió.

- Ngoài ra, môi trường không khí còn chịu ảnh hưởng của khí thải các lò gạch và mùi hôi bốc lên từ cửa xả nước thải của Công Ty Giấy Bãi Bằng đổ ra sông Hồng.

Nguy hiểm hơn cả là việc hầu hết các giếng tại Thạch Sơn đều không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm và nước dùng cho sinh hoạt. Nguồn nước ngầm và các mẫu rau, mẫu cá tại Thạch Sơn đều có hàm lượng kim loại có ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người dân.

- Đối với các ao, hồ, môi trường đất cạnh bãi thải của Công ty pin ăcqui Vĩnh Phú, đoàn khảo sát phân tích thấy có hàm lượng kẽm (Zn), cadmium (Cd) cao gấp bốn lần tiêu chuẩn cho phép trong đất nông nghiệp.

- Hơn 60 năm trôi qua nhưng những tàn dư của thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), thuốc trừ sâu trong chiến tranh vẫn còn sót lại gây ra những hệ luỵ đau thương.

Từ những năm 1954 đến 1978, khu vực Chợ Nhe thuộc thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc bị ném bom ác liệt trong thời chiến tranh. Lúc này, kho thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) đang được cất giữ tại đây đã được di chuyển về thôn Thái Kiều (Kiều Ấp cũ - PV), thôn Cồn Ngọc và một địa điểm nữa nay thuộc trường Tiểu học Khánh Lộc.

Ẩn họa từ những kho thuốc BVTV chưa được xử lý khiến trong thời gian qua, người dân tại xã Khánh Lộc phải gánh chịu.

Sau khi bơm lên bể được khoảng 30 phút cả bể nước bắt đầu nổi váng. Cũng theo kết quả xét nghiệm, thẩm định nguồn nước ở xã Hoàng Tây có tỷ lệ tạp chất cao hơn tiêu chuẩn cho phép. Ông Trương Văn Khương - Phó chủ tịch UBND xã Hoàng Tây cho biết, trước thực trạng nguồn nước bị ô nhiễm, chính quyền và người dân địa phương đã tiến hành xây dựng nhà máy nước sạch. Tuy nhiên, sau khi kiểm tra nguồn nước vẫn không đạt tiêu chuẩn nên người dân không sử dụng nữa, nhiều năm nay nhà máy nước sạch đang bị bỏ hoang.

Ai mang đau thương đến cho người dân?
Thế rồi thôi, nhà máy cứ nằm đó trơ gan cùng tuế nguyệt, chẳng quan nào từ làng đến tỉnh coi như không biết, mặc kệ nhà máy bỏ hoang cho dân nhìn chơi! Thu đất của dân để làm khu công nghiệp, bất chấp đời sống của người dân, chỉ lo cho cái túi tiền của nhà mình, độc hại không cần biết hay vì ngu không biết, dân khổ dân chết lại đổ cho thời tiết, do trời đất. Chưa có thời đại tàn nhẫn đến thế.

Xét qua vài thí dụ trên cho thấy người mang tử thấn đến với dân không phải là ông Trời mà do chính cái đầu to, óc bã đậu của các quan khi cho phép những công ty lớn nhỏ tàn phá môi trường sống của người dân. Nỗi đau này còn in dấu mãi mãi trong lịch sử dân tộc, không thể tha thứ cho những tên quan lại vừa tham vừa dốt như thế được.

Văn Quang
(Cuối tháng Giêng 2017)

26 January 2017

Tại sao một số người Việt hải ngoại ủng hộ tổng thống Donald Trump?

Tại sao một số người Việt hải ngoại ủng hộ tổng thống Donald Trump?

Lần đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ, với hơn 240 năm lập quốc, vào ngày thứ bảy 21.01.2017 vừa qua, đã xảy ra hàng trăm cuộc biểu tình chưa từng có, đồng loạt nổ ra khắp nơi trên nước Mỹ (và cả thế giới), phản đối tổng thống vừa tuyên thệ nhậm chức. Ở tiểu bang California, từ San Francisco, San Jose, tới Los Angeles, Long Beach, Santa Ana, San Diego… Ở Washington, từ Seattle tới Portland, qua Chicago (Illinois), Austin (Texas), Minneapolis, New York tới Washington D.C.

Thật buồn cười khi những người đã kích, vu khống, chửi bới không hề biết tôi là ai và thay vì phản biện bằng facts, hay lý luận những điều tôi đưa ra, họ chỉ chửi, suy diễn bâng quơ về cá nhân tôi. Bản thân tôi tin rằng, đa số những người đưa ra ý kiến công kích các bài viết chỉ trích ông Trump là những người, một là mang nặng hận thù với chế độ CSVN, mong muốn chế độ này nhanh chóng sụp đổ để đất nước có được tự do, dân chủ, trở nên hùng cường, thoát khỏi sự lệ thuộc vào Tàu Công về kinh tế cũng như chính trị, hai là bất mãn với 8 năm cầm quyền của ông Barack Obama và đảng Dân Chủ cũng như sự lươn lẹo, gian dối của bà Hillary Clinton trong tham vọng quyền lực. Do căm thù chế độ CSVN, những tuyên bố hùng hồn, mạnh mẽ về chính sách kinh tế, giao thương hàng hải ở biển Đông, đối ngoại với Tàu Cộng của Donald Trump… dễ làm thỏa mãn tâm lý bực tức, căm thù của nhiều NVHN so với chính sách ngoại giao mềm dẽo dưới thời ông Obama. Họ chờ đợi phản ứng mạnh mẽ của Mỹ trước sự bành trướng, lấn áp VN ở biển Đông của Tập Cận Bình.
Riêng tại Washington D.C, báo chí ước lượng có hơn 1 triệu người tham gia, căn cứ vào số lượng người dùng xe điện ngầm làm phương tiện di chuyển. Ở thành phố Los Angeles, ước tính lên tới 750.000 người tham gia. Và nhiều cuộc biểu tình diễn ra ở các thành phố lớn, nhỏ khác, mà hai giáo sư Jeremy Pressman và Erica Chenoweth, thuộc trường Đại học Connecticut và Denver cho biết, có khoảng 680 cuộc biểu tình diễn ra trên toàn quốc, ước tính lên đến 5 triệu người.

Bên cạnh đó, những tin tức về ngày lễ nhậm chức cũng gây tranh cãi không ít giữa chính quyền của ông Trump với các cơ quan truyền thông, báo chí, càng khiến cho tình hình chính trị nước Mỹ trở nên căng thẳng. Sự cố gắng chứng tỏ, có tính trẻ con của ông Trump, khi cãi về số lượng người tham dự lễ nhậm chức của mình, cùng với sự nói dối trắng trợn, đầy vẻ đe dọa ngấm ngầm của Sean Spicer, phát ngôn viên và là thư ký báo chí tòa Bạch Ốc với giới truyền thông, cho thấy ông Trump và nội các đang gặp sự chống đối dữ dội vì vi phạm quyền lực thứ tư. Về lời nói dối trắng trợn của ông Sean Spicer, sau đó một cố vấn của Trump là bà Kellyanne Conway đã chữa lửa bằng xăng khi gọi đó là Alternative Facts (tức là "sự thật thay thế", thật mà… không thật!)

Tuy nhiên đó chỉ là điều xảy ra trong xã hội Mỹ, của người dân bản xứ. Trong cộng đồng người Việt hải ngoại (NVHN), một cộng đồng di dân với 0,6% trên tổng số dân Mỹ, lại khác hẳn, sự phản đối tổng thống Donald Trump tương đối ít ỏi, khiêm nhường. Môt vài bài viết có nhận định tiêu cực về Donald Trump, sự mâu thuẫn giữa lời nói và việc làm cũng như về diễn văn nhậm chức của vị tổng thống thứ 45 này của Mỹ đều bị ném đá tới tấp, như một bài viết của tôi trên Dân Làm Báo. Thật buồn cười khi những người đã kích, vu khống, chửi bới không hề biết tôi là ai và thay vì phản biện bằng facts, hay lý luận những điều tôi đưa ra, họ chỉ chửi, suy diễn bâng quơ về cá nhân tôi. Bản thân tôi tin rằng, đa số những người đưa ra ý kiến công kích các bài viết chỉ trích ông Trump là những người, một là mang nặng hận thù với chế độ CSVN, mong muốn chế độ này nhanh chóng sụp đổ để đất nước có được tự do, dân chủ, trở nên hùng cường, thoát khỏi sự lệ thuộc vào Tàu Công về kinh tế cũng như chính trị, hai là bất mãn với 8 năm cầm quyền của ông Barack Obama và đảng Dân Chủ cũng như sự lươn lẹo, gian dối của bà Hillary Clinton trong tham vọng quyền lực. Do căm thù chế độ CSVN, những tuyên bố hùng hồn, mạnh mẽ về chính sách kinh tế, giao thương hàng hải ở biển Đông, đối ngoại với Tàu Cộng của Donald Trump… dễ làm thỏa mãn tâm lý bực tức, căm thù của nhiều NVHN so với chính sách ngoại giao mềm dẽo dưới thời ông Obama. Họ chờ đợi phản ứng mạnh mẽ của Mỹ trước sự bành trướng, lấn áp VN ở biển Đông của Tập Cận Bình.

Bán hàng sản xuất tại Trung Quốc, Indonesia và các nước khác, liệu có phải là cách ông Donald Trump sẽ rút các hãng, xưởng về Mỹ tạo công việc cho người dân Mỹ, bảo vệ biên giới khỏi sự tàn phá của các nước đang làm sản phẩm của Mỹ, hủy hoại việc làm của người dân Mỹ, như miệng ông ta nói hay không?

Hơn thế nữa, đừng quên rằng hiện Mỹ đang có vài chục tập đoàn, đại công ty, hàng trăm nhà máy lớn như Sunkist, Sun-Maid, Ford Motors, FedEx, Johnson & Johnson, Apple, Sysco, Microsoft, Dell, Walmart, Trader Joe´ s, Kellogg´s…ở Trung Cộng. Trump dự định rút công ty nào, tổng giám đốc, chủ tịch tập đoàn nào sẽ theo lời Trump đưa hãng, xưởng quay lại Mỹ khi chính những nhà máy sản xuất hàng hóa của Trump vẫn nằm ở Trung Quốc?
Bài viết này không có ý trình bày sự việc với NVHN (NguoiVietHaiNgoai), những người ủng hộ, yểm trợ ông Donald Trump và nội các của ông với hi vọng ông sẽ làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại, VN đối với họ ra sao,... không quan trọng. Mục đích của bài chỉ phân tích giữa lời nói và viêc làm của ông Trump để từ đó nêu ra được thực chất của vấn đề đối với những người còn quan tâm đến tình hình chính trị ở VN, những người mong muốn Mỹ đánh Trung Cộng sẽ đưa đến việc chế độ CSVN bị chao đảo, dễ dàng sụp đổ. Trường hợp chiến tranh Mỹ-Trung xẩy ra, chắc chắn sẽ có thêm nhiều nước như Nhật, Đài Loan, Úc, Phi, Việt Nam… bị cuốn hút vào chiến tranh, biển Đông sẽ dậy sóng, cuộc chiến quy ước có nguy cơ bùng nổ thành chiến tranh nguyên tử và thế chiến thứ III.

Như vậy câu hỏi được đặt ra là: Xác suất để có chiến tranh Trung – Mỹ cao hay thấp, khoảng bao nhiêu phần trăm? Thật ra không khó để có câu trả lời.

Khoan bàn đến con người, cá tính, tham vọng của ông Trump, chỉ nói đến việc làm của ông. Ngay sau khi nhậm chức, trang mạng của Tòa Bạch Ốc nói về vấn đề thay đổi khí hậu và luật hôn nhân đồng tính được thành lập dưới thời ông Obama bị xóa bỏ. Trong diễn văn nhậm chức của mình, ông Donald Trump nói câu sau đây: "Chúng ta phải bảo vệ biên giới khỏi sự tàn phá của các nước đang làm sản phẩm của ta, ăn cắp công ty của ta, hủy hoại việc làm của ta. Bảo vệ sẽ dẫn tới thịnh vượng và sức mạnh". Bán hàng sản xuất tại Trung Quốc, Indonesia và các nước khác, liệu có phải là cách ông Donald Trump sẽ rút các hãng, xưởng về Mỹ tạo công việc cho người dân Mỹ, bảo vệ biên giới khỏi sự tàn phá của các nước đang làm sản phẩm của Mỹ, hủy hoại việc làm của người dân Mỹ, như miệng ông ta nói hay không?

Hơn thế nữa, đừng quên rằng hiện Mỹ đang có vài chục tập đoàn, đại công ty, hàng trăm nhà máy lớn như Sunkist, Sun-Maid, Ford Motors, FedEx, Johnson & Johnson, Apple, Sysco, Microsoft, Dell, Walmart, Trader Joe´ s, Kellogg´s…ở Trung Cộng. Trump dự định rút công ty nào, tổng giám đốc, chủ tịch tập đoàn nào sẽ theo lời Trump đưa hãng, xưởng quay lại Mỹ khi chính những nhà máy sản xuất hàng hóa của Trump vẫn nằm ở Trung Quốc?

Hiệp ước TPP đã bị ông Trump chính thức dẹp bỏ. Chế Độ CSVN không còn hy vọng gì về chuyện này,  vấn đề nhân quyền, tự do báo chí, công đoàn độc lập… sắp tới chắc chắn sẽ bị xiết chặt, đàn áp dữ dội hơn vì chính quyền của ông Trump chắc chắn sẽ không can thiệp hoặc lưu tâm đến những gì xảy ra trong nội tình VN. Tương lai đất nước, dân tộc sẽ ảm đạm, u tối hơn, xã hội sẽ ngột ngạt, bất an hơn, nhà tù sẽ đông thêm, người dân "tự tử" chết trong đồn công an sẽ gia tăng hơn trước.
Việc bổ nhiệm tướng về hưu TQLC James Mattis vào vị trí bộ trưởng quốc phòng cũng như đề cử Rex Tillerson làm bộ trưởng ngoại giao chỉ là một nước cờ khôn ngoan, khéo léo với đầu óc, tính toán của một thương gia trên bàn cờ quốc tế sắp tới trong mục đích ép buộc Trung Cộng phải lùi bước ở biển Đông, nhượng bộ Mỹ trong vấn đề giao thương hàng hải cũng như kinh tế.

Chỉ một ngày, sau khi tướng James Mattis nhận nhiệm vụ bộ trưởng quốc phòng, quân đội Mỹ đã tấn công các vị trí đóng quân, căn cứ tiếp liệu của ISIS 31 lần ở Iraq , Syria. Điều này cho thấy Donald Trump sau khi bắt tay với Putin, quyết tâm dứt điểm ISIS. Nếu dẹp được ISIS hoàn toàn, Trump có thể yên lòng ở Trung Đông, đem lại an ninh hoàn toàn trong nội địa Mỹ, từ đó Trump sẽ rảnh tay đối phó với Trung Cộng. Tuy nhiên, Trung Cộng không phải là ISIS. Mỹ không có liên hệ kinh tế, ngoại giao, văn hóa gì với ISIS nên việc tấn công, tiêu diệt ISIS chẳng những không bị vướng mắc quyền lợi hay cam kết nào, mà còn được toàn dân Mỹ cũng như các nước Âu châu ủng hộ. Nhưng phải hiểu rằng, việc tấn công ISIS chỉ để lên gân, dằn mặt Trung Cộng, thị uy trên chính trường quốc tế, lấy sức mạnh quân sự, biểu lộ sự sẵn sàng đối đầu bằng vũ lực làm lá bài đàm phán, chia xẻ lại quyền lợi kinh tế toàn cầu với Trung Cộng và Nga trong thế Tam Quốc Chí mới.

Hi vọng Mỹ tấn công Tàu Cộng bằng tổng lực với chiến tranh quy ước là điều hoang tưởng. Có thể sẽ có những va chạm, xung đột nhỏ ở biển Đông giữa hải quân Mỹ và Tàu hoặc giữa Tàu Cộng với Nhật, Đài Loan, Úc… nhưng chắc chắn tất cả chỉ là những cuộc so găng trình diễn, phô trương sức mạnh, ý chí chiến đấu. Tập Cận Bình bắt buộc phải lùi ở biển Đông, nhưng Donald Trump cũng sẽ không lấn tới quá mức để dẫn đến chiến tranh trực diện.

Vậy Việt Nam hy vọng được hưởng lợi gì trong bàn cờ Tam Quốc mới này? Đất nước, dân tộc VN chắc chắn là không rồi, được hưởng lợi chỉ có đảng viên, cán bộ chế độ CS, những tư bản đỏ, những kẻ ăn theo biết nắm lấy thời cơ làm giàu.

Một con chốt đã được đẩy qua sông. Đó là dự án khai thác khí đốt của công ty Exxon Mobil ở thềm lục địa Viêt Nam đã tạm ngưng từ 2008, khi Trung Cộng lớn tiếng đe dọa các công ty đang thăm dò, tìm kiếm dầu hỏa trong vùng biển đặc quyền của Việt Nam, nay đang sắp sửa được khởi công trở lại.

Sau khi ông Donald Trump đắc cử tổng thống hồi tháng 11.2016, báo chí loan tin Rex Tillerson được đề cử làm bộ trưởng ngoại giao, tình hình đã đổi khác. Chỉ một tuần lễ trước khi Rex Tillerson, cựu chủ tịch tập đoàn Exxon Mobil được Trump bổ nhiệm, một hợp đồng khai thác khí đốt ở mỏ Cá Voi Xanh đã được công ty Exxon Mobil ký kết với tập đoàn dầu khí PVN của Việt Nam. Dự án này sẽ đóng góp cho ngân quỹ của chế độ CS khoảng 20 tỷ USD. Chế độ CSVN sẽ vững vàng hơn khi ngân sách bớt thiếu hụt. Bao nhiêu tỷ đô la sẽ chạy vào túi các lãnh đạo CS? Bao nhiêu tỷ sẽ được dùng trả lương, nuôi dưỡng, duy trì lực lượng công an, quân đội, dân phòng, dư luận viên… đông như quân Nguyên tiếp tục đàn áp, bắt bớ, tra tấn, giam cầm những người dân yêu nước, tranh đấu cho tự do, dân chủ, chống bất công xã hội?

Hiệp ước TPP đã bị ông Trump chính thức dẹp bỏ. Chế Độ CSVN không còn hy vọng gì về chuyện này,  vấn đề nhân quyền, tự do báo chí, công đoàn độc lập… sắp tới chắc chắn sẽ bị xiết chặt, đàn áp dữ dội hơn vì chính quyền của ông Trump chắc chắn sẽ không can thiệp hoặc lưu tâm đến những gì xảy ra trong nội tình VN. Tương lai đất nước, dân tộc sẽ ảm đạm, u tối hơn, xã hội sẽ ngột ngạt, bất an hơn, nhà tù sẽ đông thêm, người dân "tự tử" chết trong đồn công an sẽ gia tăng hơn trước.

Người Việt hải ngoại (NVHN), nhất là những người ở Mỹ, ai đã ủng hộ, yểm trợ cho tổng thống Donald Trump với hy vọng Mỹ sẽ tấn công Trung Cộng bằng quân sự xin cứ tiếp tục… chờ đợi. Một khi "nước Mỹ trên hết" (American First) thì dân tộc, đất nước VN nằm ở đâu trong các chính sách, đường lối đối ngoại của chính quyền Mỹ với tổng thống Donald Trump? Hỏi tức là trả lời vậy.

Thạch Đạt Lang

25 January 2017

Mẹo vặt về cell phone rất hữu ích

Mẹo vặt về cell phone rất hữu ích

Có thể bạn chưa biết về chiếc điện thoại di động của mình?

Chiếc điện thoại di động (ĐTDĐ) ngày nay đã trở thành một điều cần thiết cho mỗi người chúng ta trong sinh hoạt hàng ngày. Thế nhưng, khi sở hữu một chiếc ĐTDĐ người ta chỉ biết 2 chức năng chính là nhận cuộc gọi hoặc gọi đi, cùng lắm là "lướt" Web, chơi game, chat với bạn bè…

Theo ước tính, toàn thế giới hiện có đến khoảng 4,5 tỷ người dùng ĐTDĐ nhưng số người hiểu cho hết những chức năng của chiếc điện thoại có lẽ chỉ khoảng 10% số người sử dụng! Một số chức năng đó sẽ giúp chúng ta "thoát hiểm" một cách ngoạn mục nếu ta biết được những "tuyệt chiêu" của chiếc ĐTDĐ.

KHI ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG BÁO HẾT PIN
Trường hợp phổ biến nhất là lúc cần gọi hay đang gọi ĐTDĐ lại báo… hết pin! Đừng hốt hoảng khi bạn gặp trường hợp này ở những nơi không thể sạc pin. ĐTDĐ nào cũng được thiết kế với lượng pin dự trữ, tương đương với 50% dung lượng pin khi được sạc đầy. Vấn đề là biết được cách nào để khởi động nguồn pin dự phòng đó.

Đơn giản thôi, chỉ cần bấm: *3370# và bạn sẽ thấy pin của bạn lại đầy 50% lằn vạch báo dung lượng… Lúc đó, bạn có thể tiếp tục các cuộc gọi ít ra trong vài tiếng đồng hồ nữa! Xin nhắc lại, chỉ cần 6 động tác trên bàn phím, khởi đầu là dấu hoa thị (*), tiếp đến là 4 chữ số (3370) và kết thúc với dấu thăng (#): điện thoại của bạn sẽ báo đang có 50% dung lượng!

50% là phần năng lượng dự trữ trong máy điện thoại gọi là "Third Hidden Battery Power" để điều hành bộ phận báo hết pin của máy và lưu trữ các dữ liệu như ngày giờ, danh sách phone book… Khi bạn sạc lại pin, lượng pin dự trữ sẽ đầy lại trước khi lượng pin của máy được sạc đầy.

SỐ ĐIỆN THOẠI CẤP CỨU
Ở Mỹ số Điện Thoại cấp cứu là 911 nhưng bạn hãy nhớ số điện thoại cấp cứu trên toàn thế giới là 112, số này được tất cả các ĐTDĐ công nhận. Nếu chẳng may bạn đi lạc vào rừng, trượt chân trên núi tuyết, bị lạnh cóng ở Bắc Cực hay bất cứ một nơi nào đó, nếu không có ai cứu thì bạn sẽ chết. Hãy bình tĩnh bấm số 112 trên điện thoại di động của bạn.

Khi bạn bấm số 112, ĐTDĐ của bạn sẽ tự động tìm bất cứ mạng khẩn cấp nào hoặc những số cấp cứu nào gần nhất và tự động nối mạng cho bạn với đường dây đó. Điều thú vị là con số cấp cứu 112 này có thể thao tác ngay cả khi bàn phím đang bị khóa mà bạn không biết mật mã để mở ra. Bạn cứ thử đi, nhưng ngay khi máy thông thì phải ngắt cuộc gọi kẻo lực lượng cấp cứu sẽ tìm đến bạn!

Mỗi ĐTDĐ đều có "số căn cước" (serial number) hay còn gọi là ID của máy. Bạn cần làm ngay sau khi đọc bài này. Hãy bấm các phím *#06# (xin nhắc lại: hoa thị (*), dấu thăng (#), hai số 06 và kết thúc bằng dấu thăng (#)… lập tức màn hình điện thoại sẽ hiện lên một hàng số gồm 15 con số nối tiếp nhau. Đây là số căn cước của máy. Bạn phải ghi 15 số nầy vào cuốn sổ hay một miếng giấy bỏ riêng trong bóp của bạn để khi cần có thể lấy ra.
QUÊN CHÌA KHÓA XE HƠI?
Trường hợp xe hơi của bạn có chìa khóa điện tử (tức là loại chìa khóa bấm để mở cửa hay khóa cửa xe) mà bạn sơ ý bỏ quên chìa khóa trong xe rồi xe tự động khóa cửa lại hoặc bạn làm mất chìa khóa xe. Bạn chớ vội lo.
Nếu bạn có một chìa khóa điện tử phụ đang cất ở nhà thì bạn nên dùng ĐTDĐ của bạn gọi về nhà cho thân nhân của bạn để nhờ người nhà giúp bạn mở cửa xe theo các bước như sau:

– Bước 1: Bạn để điện thoại di động của bạn gần sát cửa xe của bạn.
– Bước 2: Bảo người nhà lấy chìa khóa điện tử của xe để sát vào điện thoại di động của họ và bấm nút mở xe.
– Bước 3: Khi người nhà bấm nút mở cửa xe thì xe của bạn dù đang ở một thành phố nào đi nữa sẽ được mở cửa.

Nhưng trong trường hợp bạn đã bị mất chìa khóa thì sau khi mở được cửa xe theo cách trên, bạn có thể rút dây điện nối ở phần start cho nổ máy xe và chạy tạm đến chỗ thợ làm chìa khóa để làm chìa khóa phụ!

SERIAL NUMBER CELL PHONE
Mỗi ĐTDĐ đều có "số căn cước" (serial number) hay còn gọi là ID của máy. Bạn cần làm ngay sau khi đọc bài này. Hãy bấm các phím *#06# (xin nhắc lại: hoa thị (*), dấu thăng (#), hai số 06 và kết thúc bằng dấu thăng (#)… lập tức màn hình điện thoại sẽ hiện lên một hàng số gồm 15 con số nối tiếp nhau. Đây là số căn cước của máy. Bạn phải ghi 15 số nầy vào cuốn sổ hay một miếng giấy bỏ riêng trong bóp của bạn để khi cần có thể lấy ra.
a/ Trong trường hợp bạn bị mất máy điện thoại, hãy gọi cho công ty đang cung cấp dịch vụ nối mạng. Ở Việt Nam có các công ty như Mobifone, Vinaphone, Viettel, FPT… Thông báo cho họ biết số căn cước của máy. Công ty sẽ khóa ngay điện thoại của bạn và kẻ nào lấy chiếc điện thoại đó cũng không thể sử dụng được. Nếu khi bạn tìm lại được điện thoại thì nhớ gọi cho công ty cung cấp dịch vụ để mở khóa và bạn tiếp tục sử dụng.

b/ Nếu bạn bị mất điện thoại di động và nghi có kẻ đang sử dụng máy của bạn, bạn chỉ cần mang số Serial Number gồm 15 con số này đến báo cho cảnh sát.

Ở Việt Nam thì không biết như thế nào nhưng ở Mỹ và các nước tiên tiến khác thì cảnh sát và ngành An ninh Viễn thông sẽ dùng vệ tinh theo dõi số Serial Number để biết máy của bạn đang ở địa chỉ nào và cảnh sát sẽ đến đó lập biên bản tịch thu máy và người sử dụng máy của bạn sẽ bị mời về văn phòng cảnh sát để lấy lời khai và đưa ra tòa xét xử.

c/ Nhiều trường hợp người đang sử dụng đã mua của một kẻ khác nên cảnh sát đã phanh phui được cả một đường dây tội phạm trộm cắp điện thoại.

d/ Nếu bạn đi ra Chợ Trời (Flea Market) để mua lại ĐTDĐ đã qua sử dụng, hãy nhớ bấm phím *#06# để lấy ra hàng 15 con số. Yêu cầu người bán ký nhận có bán cho bạn cái máy điện thoại với hàng số đó để nhỡ có ai đi truy tìm thì bạn không phải là người ăn cắp!

NGUỒN GỐC NƠI SẢN XUẤT CELL PHONE
Làm thế nào để biết nguồn gốc nơi sản xuất ĐTDĐ của bạn? Hãy đếm từ trái qua phải trên dãy số gồm 15 con số của Serial Number. Tại con số thứ 7 và thứ 8, bạn sẽ biết quốc tịch nơi sản xuất ra chiếc máy điện thoại của bạn đang sử dụng:

– Nếu số hàng 7 và 8 là số 02 hoặc 20 thì máy điện thoại của bạn được sản xuất tại Trung Quốc, điều này có nghĩa là chất lượng của nó khá tệ, không bảo đảm!

– Nếu hai số đó là số 08 hoặc 80 thì máy điện thoại của bạn được sản xuất tại Đức (Germany) nên chất lượng bảo đảm rất tốt.

– Nếu hai số này là 01 hoặc 10 thì máy điện thoại của bạn được sản xuất tại Phần Lan (Finland) theo tiêu chuẩn Âu Châu nên rất tốt.

– Nếu hai số kia là 13 thì đáng buồn cho bạn vì máy của bạn được sản xuất tại Azerbaijan với phẩm chất rất tệ ngang với… hàng mã để đốt cúng cô hồn! Nhiều người mua nhầm máy điện thoại có số 13 của Azerbaijan hay số 02 hoặc 20 của Trung Quốc nên khi sử dụng đã bị nổ, cháy khi sạc pin. Để tránh những trường hợp này, nên bấm số Serial Number của máy để biết xuất xứ sản xuất trước khi mua!

– Nếu hai số ở hàng thứ 7 và thứ 8 là hai số 00 tiếp nhau thì chắc chắn máy ĐT Di Động của bạn được sản xuất ngay chính quốc giả phát minh ra nó. Ví dụ: iPhone có số 00 là do Apple của Mỹ sản xuất; hoặc Galaxy có hai số 00 là do chính hãng Samsung của Nam Hàn sản xuất.

Trên đây là những lượm lặt nho nhỏ mà nhiều người sử dụng ĐTDĐ hầu như không bao giờ để ý đến. Bây giờ biết rồi nên cũng chưa muộn phải không bạn!!!

Nguyễn Hữu Thắng

24 January 2017

Cả họ đều làm quan, thằng dân sống dưới gầm cầu

Cả họ đều làm quan, thằng dân sống dưới gầm cầu

Tệ nạn đưa anh em thân thích họ hàng nội ngoại vào làm quan ở VN đã có rất nhiều năm nhà nước hứa rất hăng "kiên quyết loại bỏ tệ nạn này…" Nhưng, lại "nhưng," đến nay vẫn xảy ra, đúng là "chuyện ở huyện."

Cụ thể như bộ máy chính quyền tại huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội có 13 phòng, ban thì hơn 10 người là anh em, họ hàng với lãnh đạo huyện

- Ông Đào Đức Toàn, trưởng Ban tổ chức Thành ủy Hà Nội, cho biết dư luận về việc "cả họ tham gia bộ máy lãnh đạo huyện xảy ra tại huyện Mỹ Đức, Hà Nội là có thật."

Mỹ Đức là huyện thuần nông ở Hà Nội với nhiều danh lam thắng cảnh có tiềm năng để phát triển du lịch, như khu danh lam thắng cảnh Hương Sơn, hồ Quan Sơn. Tại đây có nhiều cán bộ UBND huyện là người nhà của bí thư huyện ủy và lãnh đạo UBND huyện.

Theo báo chí VN, nhiều cán bộ công tác tại các vị trí quan trọng của UBND huyện có liên quan trực tiếp tới Bí thư Huyện ủy Mỹ Đức Lê Văn Sang (tái đắc cử nhiệm kỳ 2015-2020).

- Bà Lê Thị Vĩnh, Trưởng Phòng Tài chính - Kế hoạch, là cô ông Sang;
- Bà Đỗ Thị Lê Hương, Phó chánh Văn phòng Huyện ủy, là con thông gia với ông Sang;
- Ông Lê Văn Nhiệm, phó ban quản lý dự án, là em họ ông Sang;
- Bà Lê Hải Hồng, Phó Phòng Kinh tế, là chị họ ông Sang;
- Ông Lê Văn Sức, Trưởng Phòng Dân tộc học, gọi ông Sang bằng chú;
- Bà Nguyễn Thị Hòa, Phó Ban Dân số và Kế hoạch hóa gia đình, là em bên họ vợ ông Sang;
- Bà Nguyễn Thị Duyên, kế toán Phòng Quản lý đô thị, con dâu ông Sang...

- Ông Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch huyện Mỹ Đức, có 2 con trai là Nguyễn Văn Hùng, Phòng Tài chính - Kế hoạch và Nguyễn Văn Hưng, Phòng Nội vụ của huyện.

Ông Lê Văn Sơn, Trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy (chú ông Sang), đã xác nhận các mối quan hệ nói trên là đúng.

Ôi! Sao nhiều họ hàng nội ngoại ra làm quan thế, bao nhiêu việc công, việc tư của nước của dân, gia đình ông này cai trị tuốt. Muốn cho ai cái gì thì cho, chỉ nháy nhau một phát là êm. Kiểu "gia đình trị" đến nay còn lộng hành trắng trợn hơn xưa. Quốc Hội ở đâu, Tỉnh ở chỗ nào chẳng thấy ông nào nói gì hết. Dân xôn xao cũng mặc kệ.

Chia sẻ băn khoăn này, độc giả Trần Văn Hoàng viết trên báo VietnamNet , "Không biết trong dự thảo văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc có đề cập đến chuyện này không? Nếu không loại bỏ được "chế độ hậu duệ" này thì đừng hy vọng sự công bằng, dân chủ...."
Ông Đực bị cụt chân trái do chiến tranh.
Bi thảm thay cho cái dân chủ ở thời đại này! Phải đổi lại thành "gia đình ông làm chủ" mới đúng với thực tế.
"Nhất thân thế, nhì hậu duệ" thì công bằng với dân chủ đi chỗ khác chơi .

Trong khi đó có những gia đình sống sát nách Sài Gòn mà sống quá khổ cực, chẳng ai thèm đoái hoài tới, tôi chỉ tường thuật hai cảnh đời trái ngược này trong hàng trăm hàng ngàn cảnh đời khốn khổ của người dân hiện nay.

1- Gia đình hơn 10 năm sống trên ghe cạnh cao ốc Sài Gòn
Dưới chân cầu Rạch Bàn 2 (quận 7) là chiếc ghe neo đậu của vợ chồng ông Lê Văn Đực (60 tuổi, quê gốc Bến Tre) và cô con gái 9 tuổi. Hơn 10 năm nay, họ đã sống ở đây, coi ghe như nhà.

Ông Đực bị cụt chân trái do chiến tranh. Sau năm 1975, ông lập gia đình nhưng vợ mất sớm. Mình ông nuôi 5 đứa con với nghề chài lưới ở Bến Tre. Hơn 20 năm trước, ông gặp bà Nguyễn Thị Vĩnh (53 tuổi, quê Trà Vinh). Bà Vĩnh khi ấy cũng vừa ly dị chồng, có hai con trai riêng. Sau những lần qua lại, ông bà dọn về chung một ghe thuyền.
Buổi tối, cả nhà quây quần trong chiếc ghe nhỏ.
Năm 2005, khi những người con riêng của ông bà lớn khôn thì cả hai xuôi dòng nước lên Sài Gòn mưu sinh. Ngày ấy cá tôm nhiều, hai vợ chồng cứ mang lên bờ bán sống qua ngày. Giờ nước ô nhiễm nên ông Đực bỏ nghề đi bán vé số, còn bà Vĩnh bán nước, đổ xăng lẻ.
Hơn 10 năm nay, họ đã sống ở đây, coi ghe như nhà.
Sau 12 năm bên nhau, hạnh phúc lớn lao của đôi vợ chồng già khi con gái Diễm Mi ra đời. Cô con gái như món quà vô giá, giúp cuộc sống họ thêm tiếng cười trẻ thơ.

Hầu hết sinh hoạt của gia đình đều diễn ra trên ghe cũ kỹ tuổi đời 40 năm. Cả gia đình thường chỉ nấu một lần để ăn cho cả ngày. Trước kia, ông bà phải đi xin bình nước về sinh hoạt. Từ ngày họ được một công ty hỗ trợ nước sạch, cuộc sống cũng bớt phần cơ cực. Ông Đực kể tiếp, "Tôi không dám nghĩ đến thuê nhà. Sống trên ghe thiếu thốn nhưng đến tháng hết tiền mình vẫn có chỗ ở. Số tiền lẽ ra để trả trọ thì dành cho Mi đi học."

Bé Mi đang học lớp 3 tại một trường tình thương ở quận 7. Bé Mi nói, "Trường cách nhà hơn một cây số, ngày nào cha cũng đưa đón con đi học. Hôm nào cha bán vé số về trễ thì con tự đi bộ về."

Sau giờ học, cô bé chỉ tha thẩn quanh ghe. Người bầu bạn thân thiết nhất của bé Mi chính là cha. Ông Đực không chỉ như người cha mà còn như người bạn, luôn sẵn sàng vui đùa với mọi trò đùa nghịch của một đứa con nít.

Mỗi tối, ông Đực đều đạp xe chở con gái đi dạo phố phường, cao ốc quanh đó, đi xem ké tivi hoặc nghe ca nhạc. Ông Đực bùi ngùi kể, "Mi thích đi siêu thị lắm nhưng tôi không dám dẫn vào vì không đủ tiền mua đồ cho bé."
Không có đèn điện, họ chỉ thắp nến để lấy chút ánh sáng le lói.
Người cha nói, "Mi hay bị ốm vặt, ông Đực thường chữa cho con bằng những bài thuốc dân dã. "Có đợt rồi cháu sốt cao nên phải nằm ở bệnh viện Nhiệt Đới mấy ngày, tốn kém cả triệu bạc."

Buổi tối, cả nhà quây quần trong chiếc ghe nhỏ. Trong ánh đèn leo lét, ông Đực dạy con gái học bài. Những người ở gần đấy ai cũng biết gia đình này sống khổ cực như thế nào.

Chỉ có mấy ông chính quyền không biết thôi. Dân sống thế nào cũng mặc kệ, chẳng liên quan gì tới ông!

2- Vợ chồng sống dưới gầm cầu ở Sài Gòn
Để có thêm tiền gửi về quê nuôi ba đứa con, thay vì ở trọ thì vợ chồng ông Ta (quê Đồng Tháp) lại sống gầm cầu hơn một năm nay, làm phụ hồ mưu sinh.
Ông Nguyễn Văn Ta (48 tuổi, quê Đồng Tháp) cùng vợ và em ruột dựng chòi sống dưới gầm cầu đang xây dở ở công trình Thủ Thiêm.
Suốt hơn một năm nay, ông Nguyễn Văn Ta (48 tuổi, quê Đồng Tháp) cùng vợ và em ruột dựng chòi sống dưới gầm cầu đang xây dở ở công trình Thủ Thiêm (quận 2). Họ đều làm công nhân xây dựng ở công trường này.

Ông Ta giải thích và cho biết, họ cũng không dám thuê nhà trọ vì sợ tốn kém. Ông nói:
"Lẽ ra chúng tôi cũng ở lán trại với những công nhân khác. Nhưng vợ chồng mà sống chung với nhiều người vậy bất tiện nên ở bên ngoài cho thoải mái,"

Ông Ta là người Việt gốc Campuchia, về nước định cư khoảng 14 năm nay. Lúc về lại quê, ông không có môt miếng đất cắm dùi nên hai vợ chồng kéo nhau lên Sài Gòn làm phụ hồ ở các công trình xây dựng, cuộc đời sống nay đây mai đó.

Hai vợ chồng có 3 người con, lớn nhất 19 tuổi. Cô con gái lớn chỉ học hết lớp 5, từng lên thành phố bán nước. Hiện cả ba đứa con đều ở nhà bà ngoại tại Đồng Tháp.

Hai vợ chồng làm phụ hồ ở công trình ngay gần gầm cầu từ sáng đến tối. Ông kể, "Mỗi tháng, chúng tôi kiếm được hơn 10 triệu đồng và gửi phần lớn số tiền về quê lo cho con ăn học," Mỗi ngày, bà Nguyễn Thị Thúy (49 tuổi, vợ ông Ta) đều đảm nhận việc cơm nước, giặt giũ. Để có nước sinh hoạt, bà phải đến lán trại xách từng can về xài.

Những khi ít công việc, anh Nguyễn Út Cường (30 tuổi, em ruột ông Ta) không nghỉ, đi quăng lưới ở các vũng nước dưới gầm cầu kiếm mấy con cá cho bữa cơm.

Bữa ăn trưa, ba người thường ngồi ở gò đất bên hông cầu ăn cho mát mẻ. Bà Thúy kể lại:"Hầu như cả nhà chỉ ăn cá, nếu muốn thay đổi món ăn thì phải ra chợ Bình Khánh, cách đó hơn 2 km, nhưng bữa nào làm về sớm mới đi chợ được. Việc tắm rửa, chúng tôi phải chạy lại mấy lán trại gần đó."

Khi màn đêm buông xuống, gầm cầu càng trở nên tối om. Không có đèn điện, họ chỉ thắp nến để lấy chút ánh sáng le lói.

Sau giờ làm, cuộc sống của họ diễn ra tẻ nhạt, chỉ quanh quẩn dưới gầm cầu. Ông tâm sự. "Tôi tủi lắm khi phải sống nhọc nhằn dưới gầm cầu nhưng biết làm sao giờ. Khi nào công trình hoàn tất thì gia đình mới phải chuyển đi. Giờ tôi chỉ mơ có miếng đất ở quê để trồng trọt rồi đi bán vé số kiếm thêm cũng được."

Ông Ta thường "giết thời gian" buổi tối bằng ấm trà, điếu thuốc lá, khi nào chán quá thì họ ra cầu Thủ Thiêm hóng gió hoặc uống cà phê. "Ở gầm cầu không sợ nắng mưa nhưng rất nhiều muỗi. Lúc nào tôi cũng phải để sẵn chai dầu xoa vết muỗi đốt. Không có gì làm nên cả nhà đi ngủ sớm lắm."

Những công nhân khác ở công trường thỉnh thoảng cũng đến trò chuyện với hai vợ chồng. Ông Ta nói, "Giờ tôi chỉ mơ có miếng đất ở quê để trồng trọt rồi đi bán vé số kiếm thêm cũng được. "Cả khu Thủ Thiêm này chỉ có duy nhất gia đình ông sống ở gầm cầu nên ai cũng biết." Chỉ có các quan không biết thôi.

Hai cảnh đời ngang trái ấy sống ngay bên những tòa nhà cao ngất và những biệt thự hàng tỉ đô của các quan và các nàng chân dài. Cái khoảng cách giữa quan và dân, giữa giàu và nghèo ở VN là rất xa. Các quan cứ ngồi trên cùng các mỹ nhân chân dài không thèm nhìn xuống thằng dân khổ cực như thế nào. Nói thì rất hăng nào là "chia sẻ ngọt bùi, nào là "hết lòng hết sức lo cho dân…" Toàn những mỹ từ giả dối như trong một bài diễn văn trước Quốc Hội và đủ thứ hội nghị. Đọc bài học thuộc lòng xong lại ra về, kệ thằng dân, sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi.

Văn Quang
Sài Gòn cuối tháng 1, 2017

21 January 2017

Tại Sao Tôi Từ Bỏ Cờ Đỏ Để Đi Với Cờ Vàng

Tại Sao Tôi Từ Bỏ Cờ Đỏ Để Đi Với Cờ Vàng

Quan sát những tranh luận xung quanh vụ Ca sĩ Mai Khôi, tôi muốn viết đôi chút về quá trình nhận thức của một người từ bên cờ đỏ nay ủng hộ cờ vàng. Tôi muốn chia sẻ với cả hai bên, cả bên cộng đồng hải ngoại và cả bên nhen nhúm đấu tranh, tức bắt đầu từ chối cờ đỏ. Sao cho cả hai bên đều có cách tiếp cận bao dung hơn và thấu hiểu nhau hơn. Tôi cho rằng vụ Mai Khôi không phải là đầu tiên mà cũng không phải là cuối cùng, sẽ tiếp tục có những vụ tương tự. Tranh luận qua lại là cần thiết, nhưng làm sao sau mỗi lần tranh luận, hai bên càng thông hiểu và gần lại với nhau hơn, tránh được sự trục lợi của cộng sản.

Lời tâm sự mà tôi muốn chia sẻ cùng với đồng bào hải ngoại phía cờ vàng là cách tiếp cận theo dạng, nếu anh không chấp nhận cờ vàng tức anh vẫn còn ở phía cờ đỏ cộng sản, có lẽ không còn phù hợp trong lúc này nữa. Tôi không tin những chỉ trích gay gắt theo dạng này, đến từ đồng bào hải ngoại mà phần lớn đến từ sự chọc ngoáy của dư luận viên cộng sản. Làm như thế không những họ vừa làm mờ đi hình ảnh thân thiện của cờ vàng, mà còn nhân cơ hội đó, lôi kéo ngược trở lại số người mới chập chững bước vào cuộc đấu tranh. Tôi không dám trách, nhưng cũng thấy cần phải nói rõ tâm trạng của mình khi cũng từng bị coi là « cộng sản nằm vùng ». Những lúc đó đau lắm lắm, đồng bào ơi. Nó như một lưỡi dao cắt ngang lòng nhiệt huyết. Lúc đó, phải cố kìm lòng để tự nhủ, thời gian sẽ là thước đo, chứng giám cho mình.
Cách đây khoảng mười lăm – hai mươi năm trở về trước, người Việt trong và ngoài nước chúng ta rõ ràng bị chia rẽ bởi một làn ranh rạch ròi: cờ đỏ – cờ vàng. Hoặc anh đứng bên này, hoặc anh đứng bên kia. Hiện nay tình trạng này đã khác đi rất nhiều. Đã có rất nhiều người dân trong nước công khai chối bỏ cờ đỏ. Nhiều người đã bước hẳn sang với cờ vàng, nhưng cũng còn không ít người, tuy họ đã bước ra khỏi cờ đỏ nhưng cũng chưa muốn bước vào với cờ vàng. Hoặc là do họ chưa dám, còn sợ phiền nhiễu của cộng sản, hoặc do họ chưa thực sự sẵn sàng. Cho nên số này thường có khuynh hướng chờ đợi một lá cờ mới. Số người này rất dễ gây ra câu chuyện cờ đỏ – cờ vàng, khi họ bước vào những sinh hoạt chung cùng với những người bên cờ vàng. Nếu họ khéo ứng xử thì có thể chỉ dừng ở mức tranh luận. Nhưng cũng có người vụng về hoặc thiếu mềm dẻo, thì rất dễ gây ra những cuộc tranh cãi lớn.

Nhưng có một thực tế đáng mừng là người dân trong nước khước từ thẳng thừng cờ đỏ ngày càng nhiều và số người dân nằm trong lòng cờ đỏ, hiểu ra vấn đề, bắt đầu yêu mến và ủng hộ cờ vàng, ngày càng đông. Chưa bao giờ đồng bào hải ngoại và đồng bào trong nước chia sẻ thương yêu và đùm bọc nhau hơn như lúc này. Đồng bào trong nước đã công khai tri ân chiến sĩ Việt Nam Cộng hòa, đây đó cờ vàng đã xuất hiện ở trong nước. Đồng bào hải ngoại ngày càng ghi công và biết ơn người dân trong nước, nhất là những người đã đứng lên đấu tranh, phải chịu đè nén và tù đầy của cộng sản.

Lời tâm sự mà tôi muốn chia sẻ cùng với đồng bào hải ngoại phía cờ vàng là cách tiếp cận theo dạng, nếu anh không chấp nhận cờ vàng tức anh vẫn còn ở phía cờ đỏ cộng sản, có lẽ không còn phù hợp trong lúc này nữa. Tôi không tin những chỉ trích gay gắt theo dạng này, đến từ đồng bào hải ngoại mà phần lớn đến từ sự chọc ngoáy của dư luận viên cộng sản. Làm như thế không những họ vừa làm mờ đi hình ảnh thân thiện của cờ vàng, mà còn nhân cơ hội đó, lôi kéo ngược trở lại số người mới chập chững bước vào cuộc đấu tranh. Tôi không dám trách, nhưng cũng thấy cần phải nói rõ tâm trạng của mình khi cũng từng bị coi là « cộng sản nằm vùng ». Những lúc đó đau lắm lắm, đồng bào ơi. Nó như một lưỡi dao cắt ngang lòng nhiệt huyết. Lúc đó, phải cố kìm lòng để tự nhủ, thời gian sẽ là thước đo, chứng giám cho mình.

Những con người vừa mới dấn thân vào đấu tranh, cần lắm một sự bao dung và thân thiện. Với tấm lòng bao dung và những cử chỉ thân thiện con người sẽ sáng suốt hơn để dễ phân định giữa cảnh giác và nghi ngờ. Bao dung và thân thiện có thể làm biến đổi người khác. Kinh nghiệm của tôi là khi tôi đã tin và yêu những con người bên cờ vàng, thì mới là lúc tôi chọn cờ vàng.

Đối với đồng bào còn trong lòng cờ đỏ và những người bắt đầu ghét cờ đỏ, tâm sự của tôi là cần luôn luôn tự tìm hiểu để thay đổi nếp nghĩ. Cộng sản mong muốn xóa bỏ cờ vàng trong lòng người dân. Cả bằng đe dọa, cả bằng tuyên truyền cộng sản đã cố tạo ra nếp nghĩ của người dân: cờ vàng là xấu, phải xa lánh.

Với nhận thức cộng sản toàn làm những điều trái khoáy, nên tôi thấy cần có thói quen lật ngược lại vấn đề, tự đi tìm hiểu, đặt câu hỏi « tại sao ? », nhất là với những gì mà cộng sản muốn tuyên truyền.

Có tìm hiểu chúng ta sẽ dễ nhận ra rằng cuộc chiến đẫm máu tại Việt Nam là do tham vọng của cộng sản gây ra. Việt Nam Cộng Hòa cũng chỉ mong muốn sống trong hòa bình, để phát triển như Hàn Quốc hiện nay.

Có tìm hiểu chúng ta mới vỡ lẽ ra nhiều điều. Cờ đỏ là cờ của tỉnh Phúc Kiến bên Trung Quốc, đã bị Hồ Chí Minh rước về Việt Nam. Cờ vàng đã có từ thời Vua Thành Thái. Cờ vàng đã được Nhà nước Quốc Gia Việt Nam của ông Trần Trọng Kim, treo tại Hà Nội trước năm 1954. Thậm chí trong cái ngày 19/8/1945, người dân đã mang cờ vàng để ủng hộ chính phủ Trần Trọng Kim, nhưng đã bị Việt Minh giật xuống để cướp chính quyền.
Có tìm hiểu chúng ta sẽ nhận ra rằng cái ác đã thắng cái thiện, bên tiểu nhân đã thắng bên quân tử, bên chính nghĩa đã bị thua bên hoang dã, phi nghĩa. Xóa Việt Nam Cộng Hòa là xóa đi một chế độ dân chủ còn non trẻ để rồi cộng sản đã áp đặt một chế độ độc tài, những kẻ mu muội, bất tài lên lãnh đạo đất nước, đưa đất nước tụt hậu quá nhiều so với thế giới văn minh.

Có tìm hiểu chúng ta mới trả lời được câu hỏi tại sao đồng bào tị nạn hải ngoại lại trân trọng lá cờ vàng. Để rồi thấu hiểu, thông cảm hơn với những đòi hỏi, đôi khi đến mức hơi khắt khe về thái độ với cờ vàng.

Trước đây, tôi vẫn cứ nghĩ những câu chuyện về những đầy đọa của cộng sản với công chức, quân nhân của chế độ Việt Nam Cộng Hòa; những thảm họa thuyền nhân vượt biển trốn chạy cộng sản tìm tự do, có phần hơi nói quá lên. Nhưng sau này, khi được trực tiếp nói chuyện, tôi mới thấu hiểu những mất mát mà người dân miền Nam phải hứng chịu khi họ bị cộng sản « giải phóng ». Mỗi cá nhân, mỗi gia đình là một câu chuyện bi thương. Họ đã mất quá nhiều, để có thể dễ dàng dị ứng với những gì liên quan đến cờ đỏ, đến từ cờ đỏ.

Có tìm hiểu chúng ta mới thấy, chỉ có lá cờ vàng mới thực sự chống Trung Quốc để bảo vệ giang sơn. Trái lại, cờ đỏ đang làm chư hầu cho kẻ thù phương Bắc. Chính vì thế mà cách đây không lâu, những nhóm như No U, Con đường Việt Nam … khi đi biểu tình đòi Hoàng Sa, Trường Sa, vẫn trương cờ đỏ. Nay họ đã nhận thức ra, không mang cờ đỏ nữa.

Có tìm hiểu chúng ta mới vỡ lẽ ra nhiều điều. Cờ đỏ là cờ của tỉnh Phúc Kiến bên Trung Quốc, đã bị Hồ Chí Minh rước về Việt Nam. Cờ vàng đã có từ thời Vua Thành Thái. Cờ vàng đã được Nhà nước Quốc Gia Việt Nam của ông Trần Trọng Kim, treo tại Hà Nội trước năm 1954. Thậm chí trong cái ngày 19/8/1945, người dân đã mang cờ vàng để ủng hộ chính phủ Trần Trọng Kim, nhưng đã bị Việt Minh giật xuống để cướp chính quyền.

Một trong những yếu tố làm cho các nước phương Tây phát triển, văn minh đó là tính kế thừa, bảo quản và gìn giữ truyền thống. Cộng sản đã quá ngu muội, tưởng rằng xây dựng được một chế độ mới bằng cách phủ nhận hoàn toàn các chế độ trước. Đó chính là nhân tố tạo ra sự thất bại của các chế độ cộng sản. Điều trân quý của chế độ Việt Nam Cộng Hòa và của cờ vàng là biết kế tục những lựa chọn của các chế độ phong kiến Việt Nam.

Nhận thức là một quá trình, tôi tin rằng, cùng với thời gian người dân trong lòng cờ đỏ sẽ khắc phục được nếp nghĩ mà họ đã bị cộng sản cài đặt, đối với cờ vàng. Và rồi họ sẽ dần dần nhận ra rằng cờ vàng là biểu tượng của dân chủ, nhân quyền và tự do.

Nước Nga, sau khi cộng sản bị sụp đổ, cũng đã lựa chọn cờ Sa Hoàng. Vậy nên, xin cho tôi chia sẻ một niềm tin rằng, sau này khi cờ đỏ bị phế bỏ, một chế độ dân chủ tại Việt Nam cũng sẽ lựa chọn tiếp nối cờ vàng, thông qua một cuộc bỏ phiếu của toàn dân.

Đặng Xương Hùng

17 January 2017

Chuyện công an đánh dân

Chuyện công an đánh dân

Chuyện công an đánh dân tôi đã tường thuật vài lần, các cơ quan hứa "sẽ giải quyết triệt để và nghiêm túc" nhưng sự thật hàng ngày vẫn xảy ra. Nhân dịp cuối năm Âm Lịch điểm lại đôi nét về những sự việc đau lòng này. Mong rằng từ năm sau sẽ không còn cảnh này xảy ra nữa. Nếu không kể đến vụ công an (CA) không bắt được người bán số đề, lực lượng công an đã cãi lộn với dân, rồi huy động gần cả chục người mặc quân phục "vây bắt" và đánh 5 người, làm 2 người phải nhập viện cấp cứu vào ngày đầu năm 2017, may mà nạn nhân nhân chỉ bị đưa vào bệnh viện cấp cứu. Tôi chỉ kể vài chuyện CA đánh dân đến chết vào dịp cuối năm thôi.

Hai công an đánh dân tử vong
Chuyện gần đây nhất là kết quả điều tra trưởng công an cùng 2 công an viên xã Lãng Công (huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc) đã có hành vi dùng tay chân, dùi cui đánh đập vào người, vào mặt ông Nguyễn Cao Tấn. Sau buổi làm việc ông Tấn trở về nhà với nhiều thương tích trên người và qua đời tại nhà.

Theo báo Thanh Niên, kết quả điều tra ban đầu, trưởng công an cùng 2 công an viên xã Lãng Công đã có hành vi dùng tay chân, dùi cui đánh đập vào người, vào mặt ông Nguyễn Cao Tấn.

Sau buổi làm việc ông Tấn trở về nhà với nhiều thương tích trên người và lăn quay ra chết.

Theo nguồn tin mới nhất cho biết, cơ quan cảnh sát điều tra công an tỉnh Vĩnh Phúc vừa có kết quả điều tra ban đầu vụ ông Nguyễn Cao Tấn tử vong sau khi được Công an xã mời lên làm việc về vụ mất điện thoại.
Gia đình đưa di ảnh của nạn nhân và hình ảnh tử thi lên dự tòa.
Đánh đập người dân tại trụ sở công an
Sau khi nhận đơn tố cáo của gia đình ông Tấn về việc ông bị lực lượng công an xã Lãng Công hành hung, cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) công an tỉnh Vĩnh Phúc đã tổ chức khám nghiệm tử thi.

Kết luận giám định của cơ quan chức năng xác định nguyên nhân ông Tấn chết là do bị phù phổi cấp trên, bệnh nhân có sẹo nhồi máu cơ tim cũ, xơ gan nặng sau chấn thương ngực. Các thương tích trên tử thi gây tổn hại sức khỏe ở thời điểm khám nghiệm là 18%.

Theo kết quả điều tra ban đầu, cơ quan công an xác định, ngày 26-10 ông Lương Duy Tuyển, trưởng công an xã Lãng Công nhận được điện thoại của bà Nguyễn Thị Mùi (vợ ông Tấn, hiện đang đi lao động tại Đài Loan) tố cáo ông Tấn lấy điện thoại của con trai mang đi bán.

Sáng 27-10, ông Tuyển viết giấy mời giao ông Trần Đăng Khôi (là công an viên) mang đến nhà và mời ông Tấn đến trụ sở công an làm việc. Trong lúc làm việc, ông Tuyển, ông Khôi cùng một công an viên khác tên là Ánh đã đánh đập ông Tấn.

Ông Tuyển dùng tay tát vào mặt, lấy chân đạp vào ngực; ông Khôi dùng tay đánh vào mặt, dùng dùi cui vụt vào ngực còn ông Ánh dùng dùi cui đánh vào mắt cá chân trái của ông Tấn. Đến 6 giờ chiều ngày 27-10, ông Tấn được thả về nhà.

Chỉ khởi tố về tội cố ý gây thương tích?
Về nhà, ông Tấn kêu đau đầu, đau người không ăn uống được gì và lên giường đi ngủ. Sáng 28-10, gia đình phát hiện ông Tấn chết trong phòng ngủ.

Dựa trên kết quả điều tra ban đầu, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Vĩnh Phúc đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với các ông Tuyển, Khôi và Ánh để điều tra về tội "Cố ý gây thương tích."

Ngày 26-12 vừa qua, xác nhận với báo chí thông tin trên, một lãnh đạo công anh tỉnh Vĩnh Phúc cho biết thêm CQĐT đã ra lệnh bắt tạm giam bị can Khôi.

Đối với bị can Tuyển, Ánh do khai báo thành khẩn, nơi cư trú ổn định nên được cho tại ngoại, cấm đi khỏi nơi cư trú.

Trả lời câu hỏi tại sao ông Tấn tử vong sau khi bị đánh đập tại trụ sở công an xã nhưng cơ quan điều tra chỉ khởi tố các cán bộ công an xã về tội cố ý gây thương tích, vị lãnh đạo này nói, "Cơ quan công an vẫn đang tiếp tục thu thập chứng cứ, điều tra hành vi của 3 bị can và những người liên quan để xử lý nghiêm. Những người thực thi pháp luật mà lại đánh đập người dân tại trụ sở công an là không thể chấp nhận được, chúng tôi sẽ xử lý nghiêm trên tinh thần thượng tôn pháp luật, xử lý nghiêm không bao che để làm gương."

Đừng lấp lửng bao che cho nhau
"Không bao che và xử lý nghiêm," dân nghe mãi mệt rồi. Bao che cho nhau không chỉ để bảo vệ đàn em mình mà bảo vệ cho cái ghế của chính mình nên cái bệnh này như đã thành "tiền lệ" của các quan trên rồi. Không ai nghi ngờ gì thứ chuyện hàng ngày ở huyện này nữa. Hứa cho yên lòng, cho yên thân thôi.

Một chuyện khác thương tâm hơn là những người phụ nữ nghèo khổ không sống nổi ở nông thôn phải kéo nhau ra thành phố làm đủ thứ nghề. Không nhà cửa, không vốn đành mua hàng trả sau của mấy người trong chợ ra ngồi ở lề đường bán hàng rong. Vậy mà cũng bị dân phòng hoặc công an "nhân dân" hành hung.

Công an túm tóc, kéo lê người phụ nữ bán hàng rong
Tối 29/9, một đoạn clip ghi lại cảnh giằng co, xô xát giữa một người mặc trang phục công an và một phụ nữ ở khu vực hồ Con Rùa (quận 3, Sài Gòn) gây xôn xao dư luận.
Hình ảnh thiếu úy Hải nắm tóc bà Thảo được người dân quay lại.
Đoạn clip được đăng tải trên trang facebook cá nhân có tên N.P.N. Nội dung đoạn clip thể hiện, người đàn ông mặc sắc phục công an có hành vi túm tóc, kéo lê một người phụ nữ trên đường.

Ngay sau đó, một cô gái và một số người dân xung quanh xông vào can ngăn, đấm đá người mặc trang phục công an nhưng người này vẫn lôi người phụ nữ trên lề đường.

Theo tìm hiểu của phóng viên báo chí, sự việc xảy ra tại khu vực hồ Con Rùa, góc đường Công Trường Quốc Tế - Phạm Ngọc Thạch (thuộc phường 6, quận 3).

Người đàn ông mặc sắc phục công an trong các đoạn clip là Thiếu úy Bùi Xuân H., đang công tác tại Công an phường 6.

Người phụ nữ bị túm tóc kéo lê là bà Nguyễn Thị Thu T. (ngụ quận Bình Thạnh), bán hàng rong ở khu vực hồ Con Rùa.

Trưởng Công an quận 3 xác nhận Thiếu úy H. đang công tác tại phường 6.
Lương Việt Hà không được phân công làm nhiệm vụ dọn dẹp người buôn bán lấn chiếm lề đường.
Thông tin từ người phát ngôn của Công an cho biết, thượng sĩ Lương Việt Hà (cán bộ công an phường 4, quận 6) hoàn toàn không được phân công làm nhiệm vụ dọn dẹp các khu vực buôn bán lấn chiếm lòng lề đường nhưng vẫn tham gia, dẫn đến xô xát với dân.

Đại diện Công an quận 6 cũng cho hay, đã chỉ đạo Công an phường 4 và thượng sĩ Hà đến bệnh viện thăm hỏi sức khỏe của người bán hàng rong là anh Phạm Thiện Minh Phong (27 tuổi, ngụ quận 6). Công an phường và thượng sĩ Hà cũng đã có hỗ trợ viện phí cho anh Phong số tiền 9 triệu đồng. Riêng anh Phạm Thiện Minh Phong hiện vẫn đang nằm điều trị tại Bệnh viện 115 mà phía bệnh viện chẩn đoán là bị xuất huyết não.

Công an gạt tay chết người rồi bỏ trốn
Theo báo cáo ban đầu, chiều 9-6, nghe có vụ gây rối giữa nhóm phụ nữ và một số thanh niên tại địa phương, công an xã cử 3 công an viên tên Hiền, Đông, Tú và Trưởng Công an xã Đông Thạnh – thượng úy Phạm Thế Lâm cùng dân phòng đến giải quyết.

Đến nơi, công an xã vào nhà của anh Nguyễn Văn Chuộng (SN 1978, ngụ ấp Bắc), mời 3 phụ nữ là chị Phạm Thị Thùy Dương (SN 1982), Phạm Thị Thùy Trang (SN 1976), Đặng Thị Lệ Thủy (SN 1991, ngụ ấp Tân Thanh A, xã Phước Lại) cùng anh Nguyễn Văn Út (SN 1976, chồng chị Dương, ngụ ấp 2, xã Phước Vĩnh Tây) về trụ sở làm việc.

Do không đồng ý, nhóm này phản đối không chấp hành nên bị 3 công an viên đánh và dùng roi điện khống chế, nặng nhất là trường hợp chị Thùy Trang.

Hậu quả, cả 3 người phụ nữ đều phải nhập viện điều trị với nhiều vết thương ở tay, chân.
Chị Phạm Thị Thùy Dương kể lại, "Đúng là chúng tôi có chống trả lại công an. Thế nhưng việc đề nghị đưa chúng tôi về xã làm việc có đúng quy trình hay không? Ngoài ra, 6 người là công an và dân phòng đã sử dụng roi điện, gậy ba trắc đánh lại 3 người phụ nữ thì liệu có cần thiết? Ngoài ra, sau vụ việc này công an còn đưa chúng tôi về trụ sở xã để tạm giữ, từ chiều 9-6 đến chiều 10-6 mới cho về, làm 2 đứa nhỏ con tôi phải theo mẹ lên xã ngủ, bị muỗi chích sáng đêm."
Các bị cáo Lê Ngọc Tâm, Lê Minh Phát, Lê Tân Khỏe (từ trái qua)
Hành hạ phụ nữ như thế họ nổi loạn để trả thù là chuyện không hiếm, cứ để tình trạng này xảy ra thì không thể tránh khỏi những vụ nổi loạn lớn hơn làm ảnh hưởng tới cả một hệ thống cầm quyền. Chuyện gì cũng có thể xảy ra.

Chuyện sau cùng là chuyện công an xã đánh chết học sinh bị đưa ra tòa án. Chuyện có nhiều tình tiết nhưng không muốn dài dòng chỉ kể tóm tắt vụ này thôi.

Tòa án tỉnh Khánh Hòa mở phiên xét xử phúc thẩm vụ nguyên công an xã đánh chết học sinh
Nguyên nhân sự việc là do mâu thuẫn từ trước nên chiều 29-12-2013, thấy Tu Ngọc Thạch (SN 1999, ngụ xã Vạn Thọ, huyện Vạn Ninh, học lớp 9) đang đi trên đường, Khỏe ném chai nước khoáng bằng thủy tinh trúng đầu Thạch, Thạch bị sưng đầu và té trầy xước tay. Chiều cùng ngày, Thạch được bạn bè chở đi tìm Khỏe để giải hòa. Nghĩ 2 nhóm thiếu niên sắp đánh nhau nên Phát đến truy bắt.

Khi thấy công an, Thạch bỏ chạy nhưng Phát (công an) bắt được, còng tay, đánh vào mặt làm Thạch ngã xuống đất rồi đạp lên người Thạch. Lúc kéo cho Thạch đứng lên, Phát còn đánh nhiều cái vào hai bên mang tai và mặt nạn nhân. Chỉ đến khi ông Huỳnh Trung Thắng (Phó trưởng Công an xã Vạn Phước) đến can ngăn thì Phát mới dừng đánh.

Tại trụ sở công an xã, Lê Ngọc Tâm (SN 1983, nguyên công an viên xã Vạn Long) và Phát (cũng là công an) tiếp tục dùng tay, chân đánh vào ngực, sườn, cú vào đầu của Thạch. Sau khi trưởng Công an xã Vạn Long cho gia đình bảo lãnh Thạch về nhà, sáng 30-12-2013 Thạch ói mửa, lơ mơ và được đưa đi cấp cứu nhưng đã tử vong tại bệnh viện.

Tại phiên tòa, gia đình em Tu Ngọc Thạch mang đến tòa một số hình ảnh trong khi giải phẫu tử thi nạn nhân.

TAND huyện Vạn Ninh đã tuyên án sơ thẩm xử phạt Lê Minh Phát 6 năm 9 tháng tù về hai tội "Bắt người trái pháp luật" và "Cố ý gây thương tích". Bị cáo Lê Ngọc Tâm, nguyên công an viên xã Vạn Long bị tòa xử phạt 9 tháng tù nhưng cho hưởng án treo về tội "Bắt người trái pháp luật", thời gian thử thách là 1 năm 6 tháng. Bị cáo vị thành niên Lê Tấn Khỏe bị tuyên phạt 3 năm tù về tội "Cố ý gây thương tích". Bị cáo Phát và cha mẹ bị cáo Khỏe liên đới bồi thường hơn 135 triệu đồng cho gia đình em Tu Ngọc Thạch.

Bạn đã thấy em Lê Tân Khỏe là trẻ vị thành niên (chưa đến tuổi trưởng thành) mà bị tù 3 năm, trong khi anh công anh đánh chết dân chỉ bị phạt 9 tháng tù nhưng lại được hưởng án treo (coi như không ở tù ngày nào). Pháp luật xử kiểu này thì dân càng phẫn uất hơn. Năm 2017 còn xảy ra bao nhiêu vụ nữa? Những vụ đánh chết dân còn dài dài và dân đánh lại sẽ còn mạnh mẽ hơn, dân nổi loạn là chuyện có thể xảy ra.

Văn Quang
Sài Gòn - Ngày 16/01/2017


Thật vậy, dân tộc Việt Nam hãy can đảm đứng lên để lật qua những trang sử cộng sản đẫm máu và đau thương. Đã quá trễ rồi. Ngày nào còn cộng sản, thì còn chết chóc, tù đày, tự do, nhân quyền còn bị chà đạp.
Nhà cầm quyền cộng sản, hơn lúc nào hết, luôn buộc người dân lo nghĩ đến chuyện miếng ăn, cái mặc. Cái bụng lúc nào cũng phải cảm thấy còn đoi đói, chưa no. Và người dân thì thiếu thốn nhu yếu phẩm, lo chạy gạo từng bữa. Ðủ hôm nay thì thiếu ngày mai, hay được nồi cơm sáng, thì lại chưa có nồi cơm chiều. Cuộc đời cứ quần quật lo đói rách như thế, thì xin hỏi, còn chi thì giờ mà nhân dân nghĩ đến tranh đấu, hoặc đòi hỏi tự do dân chủ nhân quyền?
Cụ Tây Hồ Phan Chu Trinh từng dạy: “Xét lịch sử xưa, dân nào khôn ngoan biết lo tự cường tự lập, mua lấy sự ích lợi chung của mình thì càng ngày càng bước tới con đường vui vẻ. Còn dân thì ngu dại, cứ ngồi yên mà nhờ trời, mà mong đợi trông cậy ở vua ở quan, giao phó tất cả quyền lợi của mình vào trong tay một người, hay một chính phủ muốn làm sao thì làm, mà mình không hành động, không bàn luận, không kiểm xét, thì dân ấy phải khốn khổ mọi đường. Anh chị em đồng bào ta đã hiểu thấu các lẽ, thì phải mau mau góp sức lo toan việc nước mới mong có ngày cất đầu lên nổi”.
"The religion of the future will be a cosmic religion. The religion which is based on experience, which refuses dogmatism. If there's any religion that would cope with modern scientific needs it will be Buddhism." Albert Einstein

Tôn giáo trong tương lai sẽ là tôn giáo của vũ trụ. Tôn giáo này dựa trên kinh nghiệm và không chấp nhận chủ nghĩa giáo điều. Nếu có một tôn giáo nào tương thích với khoa học hiện đại, đó chính là Phật Giáo.




Bạn Ơi Hãy Cùng Nhau Đấu Tranh Cho Cuộc Sống Của Mình & Tương Lai Của Con Cháu Mình !!!



Nhân Dân Cần Nhận Diện Bộ Mặt Thật Của Giới Cầm Quyền. Phải Hành Động Cụ Thể Đối Với Bọn Chúng !!!



Chỉ Mặt, Nhận Diện Bọn Cán Bộ Óc Đất, Lũ Công An Lưu Manh, Đám Quan Chức Tham Nhũng, Tay Sai !!!

Công Nhân Bị Đánh Đập Tàn Nhẫn, Dã Man !!!


Followers