Chính vì những điều kiện sống như vậy dễ khiến người tù trở nên ích kỷ, khó chịu. Thế nhưng, con người của ông Sương, qua lời kể của ông Toàn là: “Anh Sương sống trong buồng giam rất gắn kết, hoà thuận với anh em, sống rất hiền lành chất phác, đa số các tù nhân chính trị người miền Nam họ đều biết đùm bọc, thương yêu nhau hết mực, giúp đỡ nhau rất nhiệt tình lúc hoạn nạn khó khăn, để cùng vượt qua nỗi cay đắng nhọc nhằn trong chốn lao tù”. Lê Minh |
Trương Văn Sương: Người tù bất khuất |
Từ khi cộng sản nắm lấy chính quyền ở miền Bắc và toàn thể Việt Nam sau năm 1975, đã xuất hiện nhiều thể loại hồi ký, truyện kể về hoàn cảnh tù đày, giam cầm tù nhân, đặc biệt là tù chính trị, một loại tù “không có án”. Đương nhiên, không phải là người cộng sản đã sản xuất ra được nhiều “cây viết” để góp vào nền văn-sử học Việt Nam, mà là chính là môi trường giam cầm, các hình thức “học tập” tẩy não và cách đối xử tù nhân như súc vật không hơn không kém, đã biến những người cựu tù trở thành những cây bút bất dắc dĩ, nhưng lại không thua kém bất cứ văn sĩ nào. Đơn giản bởi lẽ, những câu chuyện do họ kể là những câu chuyện có thật 100%, không thêm không bớt, là những câu chuyện của máu và nước mắt.
Những hồi ký do các cựu tù kể lại, đã lần lượt ra đời theo năm tháng, mà có thể liệt kê ra đây một số như sau:
Trại Đầm Đùn (Trần Văn Thái) Đại Học Máu (Hà Thúc Sinh) Trại kiên giam (Nguyễn Chí Thiệp) Trại Cải Tạo (Phạm Quang Giai) Đáy Địa Ngục (Tạ Tỵ) Những Năm Tháng Cải Tạo Tại Miền Bắc (Trần Huỳnh Châu) Cùm Đỏ (Phạm Quốc Bảo) Những Sự Thực Không Thể Chối Bỏ (Đào Văn Bình) Trại Kiên Giam (Nguyễn Chí Thiệp) Tôi Phải Sống (LM.Nguyễn Hữu Lễ) Trại Ái Tử và Bình Điền (Dương Viết Điền) Cuộc Nổi Dậy ở Trại A20 (Phạm Văn Thành) Vụ Án Vính Sơn (Trần Kim Định) Trại cải tạo của CSVN sau năm 1975 (Truyện ngắn của Nguyễn Cao Quyền) Trong lao tù cộng sản, Trại Đá Bàn & A30 (Nguyễn Thanh Ty) Tắm Máu Đen (Võ Đại Tôn) Đóa Hồng Gai (Nguyễn Thanh Nga) Thép đen (Đặng Chí Bình) Hồi Ký 26 Năm Lưu Đày (TT.Thích Thiện Minh) ………. |
Và hằng hà vô số các câu chuyện ngắn dài khác nhau được lần lượt kể lại trên các websites, báo chí hải ngoại. Nói chung, các câu chuyện đều là dạng hồi ký, kể lại những chuyện đã xảy ra trong một quãng thời gian ngắn hay dài. Nếu tất cả các cựu tù còn sống sót có thể kể lại các câu chuyện đau thương, cũng như cách đối xử dã man giữa con người với con người trong nhà tù cộng sản, thì sẽ không có bút giấy nào có thể ghi hết được. Đó là những câu chuyện của những cựu tù, những người sống sót còn mạng trở ra để kể lại.
Bên cạnh đó còn có vô số những câu chuyện “vô danh” khác của những người đã khuất, và kể cả những người vẫn còn bị giam hãm trong tù, tưởng chừng như sẽ không bao giờ được biết đến. May mắn thay, một trong số những câu chuyên “vô danh” đã được ông Nguyễn Khắc Toàn kể lại vào năm 2006. Đó là câu chuyện “Về tù nhân Trương Văn Sương và những người tù khác”.
Theo lời kể lại của ông Nguyễn Khắc Toàn thì ông Sương là một người tù mà ông Toàn “cảm phục và quý mến nhất”, lại là một cựu sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, quê ở chùa Dơi, tỉnh Sóc Trăng, bị bắt vào khoảng 1977-1978. Tính đến thời điểm câu chuyện được kể là năm 2006 thì ông Trương Văn Sương bị giam tại buồng 6, phân trại 1 trại giam Nam Hà, đã ở tù “ngót 28 đến 30 năm ròng rã”. Như vậy cho đến hôm nay, thêm 3 năm nữa trôi qua, thì tổng số thời gian tù của ông có lẽ là hơn 31 năm! Ngoài ông Sương, bài viết còn nêu tên tuổi nhiều người tù chính trị khác vẫn còn bị giam lâu dài tại trại giam Nam Hà.
Trong khi đó, theo lời kể của ông Phạm Văn Thành thì ông Sương bị giam tù cải tạo từ 1975 đến 1982, sau đó bị bắt giam trở lại vào năm 1984 trong vụ ông Trần Văn Bá từ Pháp trở về nước. Tháng 1/1985, CSVN xử tử hình các ông Trần Văn Bá, Hồ Thái Bạch, Lê Quốc Quân, và ông Sương lãnh nhận bản án chung thân. Như vậy, tính từ quãng thời gian từ năm 1975 đến nay là 34 năm thì ông Sương đã ngồi tù hết 32 năm, gồm 7 năm đầu và 25 năm hiện tại!
Thật khó mà hình dung được một con người lại có thể tồn tại trong những điều kiện sống khắc nghiệt của lao tù cộng sản một thời gian lâu đến như vậy, bởi vì nhà tù cộng sản còn tồi tệ hơn chuồng trại dành cho súc vật. Ngoài việc bị hành xác bằng lao động khổ sai, nặng nhọc người tù còn bị hành hạ tinh thần bằng những buổi “học tập, thảo luận” chính trị trong những giờ nghỉ cuối tuần. Đã vậy, diện tích giam cầm lại chật chội đến độ không có đủ chỗ nằm ngủ.
Chính vì những điều kiện sống như vậy dễ khiến người tù trở nên ích kỷ, khó chịu. Thế nhưng, con người của ông Sương, qua lời kể của ông Toàn là: “Anh Sương sống trong buồng giam rất gắn kết, hoà thuận với anh em, sống rất hiền lành chất phác, đa số các tù nhân chính trị người miền Nam họ đều biết đùm bọc, thương yêu nhau hết mực, giúp đỡ nhau rất nhiệt tình lúc hoạn nạn khó khăn, để cùng vượt qua nỗi cay đắng nhọc nhằn trong chốn lao tù”.
Vì bị gán tội “làm gián điệp”, cho nên vào mỗi dịp “kiểm điểm” hàng tháng, quý, năm, ông Sương cũng như các tù chính trị khác bị buộc phải viết bản kiểm điểm và “nhận tội”, nhưng ông Sương và những người tù án nặng ở buồng 6 không những không làm thế mà còn tố cáo luôn chế độ lao tù dã man, phi nhân và bản án bất công. Vì cầm đầu các cuộc đấu tranh, phản kháng trong tù, cho nên “không năm nào là anh Trương Văn Sương không bị đưa đi cùm và biệt giam trong buồng giam kỷ luật vài tháng. Sau mỗi lần như vậy anh Sương trở về buồng giam chung lại tiếp tục đấu tranh và lại tiếp tục bị đi cùm. Có những năm, anh Sương bị kỷ luật như vậy tới 2-3 lần”. Trong những lần bị đánh đập, cùm chân như vậy, ông Sương đã nhiều lần hô to các khẩu hiệu mà ông Toàn vẫn còn nhớ rõ in:
“Đả đảo CSVN đàn áp tù chính trị, các cán bộ công an có giỏi thì hãy bắn tôi đi,…. Trương Văn Sương này suốt đời chiến đấu cho lý tưởng tự do…”.
Hành động phản kháng mạnh mẽ như vậy đã làm cho các tù nhân, kể cả tù hình sự cũng phải nể phục, mà cũng khiến cho bọn cai tù dè không ít. Câu chuyện người tù bất khuất Truơng Văn Sương được các tù nhân, dù là tù hình sự hay tù chính trị đều truyền tụng, kể nhau nghe.
Ngoài ông Trương Văn Sương, còn có những người tù chính trị bị nhốt tù lâu năm đã được hai ông Phạm Văn Thành và Nguyễn Khắc Toàn nhắc đến là:
· Ông Vũ Đình Thụy: cựu sĩ quan BĐQ VNCH xuất thân Thủ Đức bị án 30 năm tù vì tội danh “âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân” và “làm thơ phản động gởi ra nước ngoài”. · Ông Phan Văn Bàn, bị án chung thân từ năm 1985. Tuổi ông Bàn nay trên dưới 70. Ông quê Quảng Ngãi, gia đình hiện ở Long Thành, tỉnh Đồng Nai. · Ông Trần Quang Đô · Ông Bùi Thúc Nhu: bị án chung thân từ khoảng năm 1989. Quê Phú Yên, người xuất thân từ Đảng Đại Việt (Phú Yên). · Ông Nguyễn Đình Văn Long (bị bắt khoảng năm 1985) · Ông Trần Tư, về từ Hoa Kỳ, bị bắt 1993, án chung thân. |
Năm nay đã bước vào năm thứ 10 của thế kỷ 21, một kỷ nguyên văn minh mà tưởng chừng nhân loại không còn nghĩ đến chuyện tù đày khổ ải trong nhà tù cộng sản nữa. Thế nhưng, hiện nay vẫn còn tồn tại những tù nhân chính trị bị giam hãm lâu năm như ông Trương Văn Sương, và các bạn đồng tù tại trại giam Nam Hà, và đương nhiên còn có biết bao người tù chính trị “vô danh” khác hiện đang bị giam đâu đó trong hơn 80 trại tù lớn nhỏ rải rác trên khắp đất nước Việt Nam.
Xin vinh danh người tù bất khuất Trương Văn Sương, vì ông thật xứng đáng là đại diện tiêu biểu cho hình ảnh hào hùng bất khuất của người lính Quân Lực Việt Nam Công Hòa đã chiến đấu vì lý tưởng tự do dân chủ.
Lê Minh
(Viết nhân ngày Quân Lực Việt Nam Công Hòa - 19/6/2009)
Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm Tu Thân, Tề Gia, Trị Quốc, Bình Thiên Hạ Khai Dân Trí, Chấn Dân Khí, Hậu Dân Sinh |
No comments:
Post a Comment