31 August 2010

Về việc đàn áp chùa Giác Minh, Đà Nẵng, không cho cử hành Đại lễ Vu Lan


THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS NGÀY 30.8.2010

Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ viết thư phản kháng
việc đàn áp trắng trợn và ngăn cấm
cử hành Đại lễ Vu Lan tại chùa Giác Minh ở Đà Nẵng


PARIS, ngày 30.8.2010 (PTTPGQT) - Qua Thông cáo báo chí phát hành ngày 25.8 vừa qua, chúng tôi loan báo việc công an đàn áp, khủng bố chùa Giác Minh ở thành phố Đà Nẵng, không cho chư Tăng và Phật tử cử hành Đại lễ Vu Lan trong hai ngày 14 và Rằm tháng bảy âm lịch, tức 23, 24.8.

Từ Saigon, ngày 26.8, Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, Xử lý Thường Vụ Viện Tăng Thống kiêm Viện trưởng Viện Hóa Đạo đã ký văn thư phản đối về vụ đàn áp nói trên gửi các Ông Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch CHXHCNVN, Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng CHXHCNVN, Nông Đức Mạnh, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, và Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội CHXHCNVN.

Sau đây là nguyên văn Thư Phản kháng gửi bằng đường VExpress và bảo đảm có hồi báo tại sở Bưu điện Quận Bình Thạnh :




GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT
VIỆN HÓA ĐẠO

Thanh Minh Thiền Viện, 90 Trần Huy Liệu, P. 15, Q. Phú Nhuận, TP. Sài gòn



Phật lịch 2554 Số : 12/VHĐ/VT


Đồng kính gửi :

Ông Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch CHXHCNVN
Ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng CHXHCNVN
Ông Nông Đức Mạnh, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam
Ông Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội CHXHCNVN

Trích yếu : Về việc đàn áp chùa Giác Minh, Đà Nẵng, không cho cử hành Đại lễ Vu Lan

Phật lịch 2554 - Saigon, ngày 26.8.2010

Thưa quý Ông,

Hội đồng Lưỡng Viện, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, vừa nhận được Khẩn trình của Ban Đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng cho biết liên tiếp trong hai ngày 23 và 24.8.2010, nhằm 14 và Rằm tháng Bảy âm lịch, ông Khôi, Trưởng ban Tôn Giáo thành Phố Quảng Nam – Đà Nẵng, và ông Quí, Phòng PA 38 phòng Công an thành phố, chỉ huy và đôn đốc cuộc đàn áp chùa Giác Minh, ngăn cấm không cho Phật tử vào chùa Giác Minh hành lễ Vu Lan. Chùa Giác Minh tọa lạc tại K356/42 đường Hoàng Diệu – thành phố Đà Nẵng.

Đại lễ Vu Lan là truyền thống Báo hiếu bảy đời cha mẹ, cầu nguyện cho những oan hồn uổng tử được siêu sinh tịnh độ, mà truyền thống dân tộc còn gọi Rằm tháng Bảy Xá tội Vong nhân.

Một truyền thống cao đẹp của sự nhớ tưởng, một tình nghĩa đậm đà đối với linh quyền của người đã khuất, sao lại có thể hủy phá, ngăn cấm ?

Trong suốt ngày 14 âm lịch lễ Vu Lan, 23.8.2010, chính quyền đặt loa phóng thanh từ trụ sở Dân phòng trước chùa phát thanh những bản nhạc kích động, mở hết công suất chĩa vào chùa vào lúc chư Tăng khai Kinh Vu Lan Thắng Hội. Một hành động thiếu văn hóa, mất lễ độ của cơ quan đại diện chính quyền.

Tối hôm ấy, mượn cớ kiểm tra hộ khẩu công an đánh thức Tăng chúng bắt khai trình, lập biên bản. Thái độ hách dịch, vô lễ, chẳng có chút tác phong nào gọi là “công an là bạn dân”.

Kể từ 3 giờ 15 phút sáng ngày Rằm tháng Bảy, 24.8, chính quyền đổ quân bao vây chùa với đèn pha chiếu sáng rực. Hàng trăm công an, cán bộ, dân phòng bao vây các ngả đường, các con hẽm dẫn vào chùa, gây xáo trộn một vùng dân cư đang cần yên tỉnh nghỉ ngơi. Đồng Bào và Phật Tử các nơi vân tập về chùa đều bị Công An thô bạo ngăn chận.

Vào lúc 9g 15 phút sáng ngày Rằm, 24.5, chư Tăng chùa Giác Minh tiến hành nghi thức Vu Lan, cử chuông trống bát nhã, đồng bào Phật Tử hăm hở tiến vào chùa liền bị công an và dân phòng áp đảo, dùng dùi cui đánh tới tấp và chửi rủa tục tằn. Hai Đại đức Thích Thiện Phúc và Thích Đồng Thái bị đạp lăn quay bên lề đường. Ni cô Thích Nữ Đồng Tâm bị đánh lủng đầu, máu me đầy mặt, đồng bào phải chở đi bệnh viện cấp cứu.

Ông Hồ Đủ, Huynh trưởng Gia Đình Phật tử, bị bắt đi mất tích.

Qua bức thư hôm nay, tôi cực lực phản đối những hành vi khủng bố, đàn áp sinh hoạt tín ngưỡng của chư Tăng, Phật tử chùa Giác Minh ở Đà Nẵng.

Yêu cầu Đảng và Nhà nước có thái độ xử trị với các cấp chính quyền, công an địa phương tại Đà Nẵng trong vụ đàn áp vô cớ và phi pháp nói trên.

Là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo An LHQ, đặc biệt năm nay, Việt Nam giữ chức Chủ tịch luân phiên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), đồng thời cũng chủ trì Ủy hội Nhân quyền Liên Chính phủ Asean (AICHR), mà lại có thể dung dưỡng cơ quan các cấp nước mình vi phạm nhân quyền trắng trợn và đàn áp tự do tôn giáo như vừa xẩy ra tại Đà Nẵng trong hai ngày 23 và 24.8.2010 như vậy sao, thưa quý Ông ?

Tôi trông chờ sự xử lý nghiêm minh của quý Ông.

Trân trọng.


Thanh Minh Thiền viện, Saigon
Xử lý Thường Vụ Viện Tăng Thống
kiêm Viện trưởng Viện Hóa Đạo, GHPGVNTN
(ấn ký)
Sa môn Thích Quảng Độ


Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm
Tu Thân, Tề Gia, Trị Quốc, Bình Thiên Hạ
Khai Dân Trí, Chấn Dân Khí, Hậu Dân Sinh


Con Đường Hoà Giải Dân Tộc


Hồ Chí Minh và băng đảng Việt Cộng đã tàn ác với chính đồng bào của chúng. Hơn ba triệu người Việt đã phải liều chết vượt biển ra đi, sống tha hương trên gần một trăm quốc gia và vùng lãnh thổ khắp thế giới. Những mất mát vật chất có thể bù đắp lại được, nhưng phải cắt lìa khỏi quê hướng để đi sống tha hương không biết ngày về là những mất mát thuộc về tinh thần và tình cảm không thể bù đắp được. Ngày hôm nay, hơn ba triệu người Việt đang sống tha hương trên khắp thế giới chỉ có một ước vọng duy nhất là trở về xây dựng lại quê hương đã bị băng đảng Việt Cộng làm đổ vỡ tan hoang. Điều này chứng tỏ rằng trong tiềm thức họ đã ấp ủ một tinh thần hoà giải dân tộc. Hoà giải để đoàn kết dân tộc là một nhu cầu lịch sử cấp thiết có tính sinh tử như đã trình bày từ đầu của bài viết này. Tuy nhiên, để có thể hoà giải dân tộc, trước hết phải thanh toán cái băng đảng tội ác Việt Cộng bởi vì chúng là chướng ngại vật trên con đường hoà giải dân tộc Đó là logic của lịch sử.

Đỗ Ngọc Uyển

Con Đường Hoà Giải Dân Tộc


Trong suốt dòng lịch sử kể từ khi lập quốc cho tới ngày nay, dân tộc Việt Nam chưa có thời kỳ nào bị phân hoá và chia rẽ trầm trọng như thời kỳ dưới sự thống trị của Hồ Chí Minh và băng đảng Việt Cộng. Sự phân hoá và chia rẽ dân tộc mỗi ngày một thêm trầm trọng và đã di căn vào mọi ngõ nghách trong cơ thể xã hội và đang biến chứng thành một cơ thể liệt kháng, không còn đủ khả năng và ý chí chống lại mưu đồ bành trướng ngàn đời của quân Đại Hán từ phương bắc hiện đang đè nặng lên đất nước và được nội ứng bởi bọn Việt gian cộng sản. Do đó, hoà giải dân tộc để thống nhất ý chí và tư tưởng là một nhu cầu lịch sử có tính sinh tử. Tuy nhiên, công việc này chỉ có thể thực hiện được sau khi chế độ độc tài toàn trị Việt Cộng bị thanh toán, bởi vì chính chế độ phi dân tộc này đã là thủ phạm của những tội ác gây phân hoá và chia rẽ dân tộc từ hơn nửa thế kỷ nay. Cộng Hoà Nam Phi đã thực hiện được hoà giải dân tộc sau khi chế độ phân biệt chủng tộc bị xoá bỏ. Với sự trợ giúp về pháp lý và tài chánh của cộng đồng quốc tế, dân tộc Căm Bốt đang thực hiện hoà giải dân tộc sau khi chế độ cộng sản Khờ Me Đỏ bị tiêu diệt. Đây là mẫu hình cần nghiên cứu để áp dụng vào Việt Nam sau này.

Tội Ác Của Hồ Chí Minh Đối Với Dân Tộc Việt Nam

Kể từ khi nhận lệnh của Đệ Tam Quốc Tế để thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam vào ngày 3/2/1930 cho tới ngày hôm nay, Hồ Chí Minh và đồng đảng - với chủ trương đấu tranh tiêu diệt giai cấp - đã gây muôn vàn tội ác nhằm phân hoá và chia rẽ dân tộc để dễ bề thống trị đất nước. Những tội ác của Hồ Chí Minh đối với dân tộc Việt Nam cũng chính là những tội ác của Stalin đối với dân tộc Nga. Hồ Chí Minh - một tên Bolshevik thâm căn - là tên học trò trung thành và xuất sắc của Stalin. Đối với Hồ Chí Minh, Stalin là một lãnh tụ thần tượng không bao giờ sai lầm. Hồ Chí Minh đã tôn thờ Stalin là cha già của thế giới xã hội chủ nghĩa trong đó có Miền Bắc xã hội chủ nghĩa mà Hồ Chí Minh là đầu đảng. Những tội ác của Stalin đã được chế độ Liên Xô bưng bít từ hơn nửa thế kỷ nay. Nhưng mới đây, Tổng Thống Nga Dmity Medvedev - sau một thời gian chờ đợi lâu dài - đã công bố trước thế giới những tội ác khủng khiếp, dã man của Stalin và chế độ Liên Xô.

Ngày 7/5/2010 - hai ngày trước lễ kỷ niệm được tổ chức tại Nga để đánh dấu 65 năm ngày chấm dứt Thế Chiến II tại Âu Châu - trả lời cuộc phỏng vấn của nhật báo Izvestia, Tổng Thống Medvedev đã công bố những tội ác của chế độ Liên Xô và của Stalin đã bị che giấu từ hơn một nửa thế kỷ nay như sau:

  • Chế độ trị vì ở Liên Xô không thể xác định bằng cách nào khác hơn là một chế độ độc tài toàn trị. Thật không may, đây là một chế độ đàn áp các quyền tự do cơ bản của con người, và không chỉ với người dân của chính mình mà với cả nhân dân của các nước nằm trong khối cộng sản cũng đã gần nửa thế kỷ chịu chung một số phận tương tự. Đây là tôi muốn nói tới các nước xã hội chủ nghĩa khác. Điều này không thể bị xoá khỏi lịch sử. (Người viết chú giải: Đây là những tội ác chống nhân loại, (crimes against humanity), của chế độ độc tài toàn trị Liên Xô đối với người dân Nga. Chế độ Việt Cộng hiện nay - cũng là một chế độ độc tài toàn trị kiểu Stalin - đã và đang gây những tội ác chống nhân loại - tức tội đàn áp các quyền tư do cơ bản của con người - đối với dân tộc Việt Nam).

  • Các sĩ quan Ba Lan bị sát hại ở Katyn năm 1940 đã bị giết theo lệnh của chính quyền Liên Xô trong đó có Joseph Stalin. (Người viết chú giải: Đây là tội ác xâm lược, (the crime of aggression), đối với Ba Lan và tội ác chiến tranh, (war crimes), tội giết tù binh Ba Lan. Việt Cộng - vói sự yểm trợ và tiếp vận của khối Đệ Tam Quốc Tế - cũng đã phạm tội ác xâm lược đối với VNCH trong tháng 4/1975 và rất nhiều tội ác chiến tranh như cướp bóc, (pillaging), giết người vô luật pháp, (extrajudicial execution)…).

  • Stalin là kẻ giết người hàng loạt. Ông ta là kẻ sát nhân với số lượng lớn. Tội ác đó không thể tha thứ được. (Người viết chú giải: Đây là tội ác diệt chủng, (the crime of genocide). Stalin đã giết 6,000,000 người Ukraine bằng cách gây ra nạn đói giết người trong mùa đông năm 1932-1933. Hồ Chí Minh cũng phạm tội ác diệt chủng đối với dân tộc Việt Nam. Trong vụ cải cách ruộng đất tại Miền Bắc, Hồ Chí Minh đã bức hại và giết 700,000 người, tức 5% trong số 14 triệu nông dân Miền Bắc).

  • Stalin chính là tên tội đồ của dân tộc Nga. (Người viết nhận định: Hồ Chí Minh cũng chính là tên tội đồ của dân tộc Việt Nam).

  • Nếu ngày hôm nay nhắm mắt trước tội ác này (tội ác giết tù binh Ba Lan của Stalin tại khu rừng Katyn) thì trong tương lai những tội ác như vậy sẽ có thể lặp lại ở dạng này hay dạng khác, ở nước này hay nước kia. Những tội ác tày trời như vậy không bao giờ hết thời hiệu pháp lý. Những người gây tội ác bất cứ là ai, bất kể thời gian là bao nhiêu năm cũng phải chịu trách nhiệm. Đây là trách nhiệm đạo đức, một sự kiện đáng để cho các thế hệ tương lai rút kinh nghiệm. (Người viết nhận định: những tội ác giết người như trên đây đã diễn ra tại Việt Nam. Trong tết Mậu Thân năm 1968, cộng sản đã giết và thủ tiêu 6,000 người dân tại Huế. Sau tháng 4/1975, cộng sản đã xử tử một cách phi pháp, (extrajudicial execution), 100,000 quân dân cán chính VNCH. Tố cáo những tội ác của Việt Cộng là trách nhiệm đạo đức của mọi người Việt Nam. Những tội ác này không bao giờ hết thời hiệu pháp lý).

  • Sự trở lại của chủ nghĩa Stalin đã bị loại trừ. (Người viết nhận định: chủ nghĩa Stalin vẫn còn được Việt Cộng tôn thờ và chúng còn đang áp đặt một cách thô bạo lên dân tộc Việt Nam).

Những tội ác kể trên của Stalin và Hồ Chí Minh là những tội ác đại hình có tính quốc tế được dự liệu tại Đạo Luật Rome và thuộc quyền tài phán của Toà Án Hình Sự Quốc Tế. Cho tới ngày hôm nay, những tên đầu sỏ Việt Cộng còn đang câm miệng hến trước những tội ác được công bố trên đây bởi vì đó là những sự thật không thể chối cãi.

Khi công bố những tội ác của Stalin và của chế độ Liên Xô đối với nhân dân Nga và nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa trong khối Xô Viết, Tổng Thống Medvedev đã mở ra một chương mới trong lịch sử thế giới, dẫn tới việc xét lại toàn bộ tội ác của chế độ Liên Xô đã bị che giấu từ năm 1917 tới năm 1991 cũng như những tội ác đã bị che giấu trong hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa theo mô hình Stalin từ hơn nửa thế kỷ nay trong đó có chế độ Việt Cộng mà tên đầu đảng là Hồ Chí Minh. Những công bố trên đây của Tổng Thống Medvedev vào thời điểm này - tiếp theo sau Nghị Quyết số 1481 năm 2006 của Nghị Viện Âu Châu lên án các chế độ cộng sản - là bước cuối cùng tiến tới việc vứt bỏ toàn bộ chủ nghĩa cộng sản vào thùng rác lịch sử của nhân loại.

Tội Ác Của Cộng Sản Đối Với Đồng Bào Miền Nam Việt Nam

Không giấy mực nào có thể ghi hết những tội ác của Hồ Chí Minh và băng đảng Việt Cộng đối với dân tộc Việt Nam trong suốt 80 năm nay. Tuy nhiên, nhằm mục đích chứng minh rằng những chia rẽ do Việt Cộng gây ra là không thể hoà giải được chừng nào chúng còn thống trị đất nườc, bài viết này chỉ thu hẹp vào một số ít tội ác tượng trưng của Việt Cộng đối với đồng bào Miền Nam kể từ sau ngày 30-4-1975 cho tới ngày hôm nay, và từ đó có thể suy ra những tội ác của chúng đối với toàn thể dân tộc Việt Nam.

Khi xâm lăng VNCH, Việt Cộng đã hành xử như một đạo quân thực dân đi xâm lược đô hộ một quốc gia thù địch mà một nhà báo người Pháp đã nhận định rằng đây là một kiểu thực dân nội địa, (auto-colonisation). Với tính cách là đạo quân xâm lược, băng đảng Việt cộng chính là kẻ thù của toàn dân Miền Nam, giặc từ Miền Bắc vô Nam! Ngay khi chiếm được Việt Nam Cộng Hoà, chúng lập tức xoá bỏ chính quyền chính thống quốc gia đương nhiệm, bỏ tù tất cả quân cán chính VNCH dưới cái nguỵ danh “học tập cải tạo” để trả thù. Chúng thành lập một chính quyền đô hộ thực dân nội địa từ trung ương tới địa phương gồm toàn những cán binh, cán bộ của chúng từ Miền Bắc đưa vào với cung cách hành xử theo một thứ “văn hoá xã hội chủ nghĩa” rừng rú rất xa lạ với đồng bào Miền Nam. Với chính quyền thực dân nội địa độc tài trong tay, chúng áp dụng một phương pháp cai trị bằng khủng bố và kìm kẹp rất dã man mà chúng đã có kinh nghiệm từ Miền Bắc, và cùng lúc, chúng phạm những tội ác gây xung đột và chia rẽ trầm trọng giữa chúng với người dân Miền Nam và giữa người Việt với người Việt.

Phương Pháp Cai Trị Bằng Khủng Bố và Kìm Kẹp

So với phương pháp cai trị bằng cách chia để trị của thực dân Pháp, phuơng pháp cai trị bằng khủng bố và kìm kẹp của băng đảng Việt Cộng đã chứng tỏ rằng chúng là bậc thày:

a) Với chính sách hộ khẩu và tem phiếu lương thực, trong thực tế, cộng sản đã chỉ định nơi cư trú, kiểm soát sự di chuyển và cái dạ dầy của người dân Miền Nam. Đây là một hình thức giam lỏng. Với chủ trương thâm độc “ăn không no, đói không chết”, hàng tháng chúng cung cấp cho mỗi người 12kg gạo hay bo bo - một loại lương thực để nuôi gia súc - quy ra gạo cùng với 200gr đường và vài lạng thịt… Với chính sách nuôi ăn như nuôi súc vật, nuôi tù trên đây, cộng sản tin rằng quanh năm suốt tháng người dân chỉ mải miết lo cái ăn và không còn tâm trí để chống lại chúng, và nếu người nào chống đối, chúng sẽ cắt tem phiếu lương thực và bao vây kinh tế, tức cắt nguồn sống. Tại Miền Bắc, vào năm 1956, chỉ vì tham gia vào phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm - một phong trào đòi tự do dân chủ cho đồng bào Miền Bắc - mà nhà đại trí thức khoa bảng, giáo sư đại học Nguyễn Mạnh Tường đã bị cắt tem phiếu lương thực và bị bao vây kinh tế trong suốt 30 năm. Giáo Sư Nguyễn Mạnh Tường cùng với vợ con đã phải sống 30 năm ngắc ngoải như những “con ma đói” trong cái “thiên đường xã hội chủ nghĩa” Miền Bắc.

b) Với hệ thống công an khu vực dày đặc, cộng sản đã theo rõi và kiểm soát được tư tưởng và hành động của mọi người. Cộng sản tổ chức mỗi người dân là một điểm chỉ viên có bổn phận phải theo rõi, dò la, báo cáo hành động và tư tưởng của người khác ngay cả với cha mẹ, vợ chồng, anh chị em, con cái trong gia đình, và ngược lại, người điểm chỉ viên đó lại bị người điểm chỉ viên khác theo rõi và báo cáo… Cộng sản đã chủ tâm tạo một không khí khủng bố bao trùm trong xã hội, và mọi người luôn luôn sống trong sợ hãi và đề phòng bị ám hại. Với kiểu khủng bố này, cộng sản đã làm tê liệt ý chí và sức đối kháng của người dân.

c) Cộng sản đoàn ngũ hoá toàn dân để kiểm soát và theo rõi. Tất cả mọi người, bất kể già, trẻ, lớn, bé, đều phải tham gia vào một tổ chức do chúng kiểm soát như: đội nhi đồng cứu quốc, hội phụ nữ cứu quốc, đoàn thanh niên xung phong, hội nhà văn, hội trình diễn nghệ thuật…Trong các hội đoàn này, cộng sản tổ chức những buổi sinh hoạt định kỳ, và các hội viên phải thay phiên nhau “phê và tự phê” để tự tố cáo mình và tố cáo người khác về những hành vi, tư tuởng bị cho là sai trái với chủ trương, đường lối của đảng cộng sản. Từ những buổi sinh hoạt gọi là “phê và tự phê” này, cộng sản nhận diện được những người mà chúng cần theo rõi, đàn áp và thủ tiêu.

d) Với chính sách “học tập cải tạo”, Việt Cộng đã nâng kỹ thuật khủng bố của chúng lên hàng siêu đẳng. Chỉ cần một cái lệnh hành chánh của một chính quyền địa phương cấp thấp là đủ để chúng đưa một người dân lương thiện đi tù khổ sai từ ba năm tới chung thân với cái chiêu bài rất đểu giả là đi học tập để thông suốt đường lối của đảng, và khi nào học tập tốt, cải tạo tốt thì về. Vào năm 1956, tại Miền Bắc, cộng sản đã đưa Triết Gia Trần Đức Thảo - triết gia ngây thơ (?) đã trao tất cả nhiệt tình yêu nước cho tên phản quốc Hồ Chí Minh - đi học tập cải tạo bằng cách cho đi chăn bò tại nông trường Ba Vì để suy tư thêm về chủ nghĩa Mác-Lê chỉ vì tội tham gia phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm. Sau tháng 4/1975, Việt Cộng đã đưa 1,000,000 quân dân cán chính VNCH đi tù cải tạo. Theo tài liệu của tổ chức Tưởng Niệm Nạn Nhân của Chủ Nghĩa Cộng Sản, “The Victims of Communism Memorial Foundation”, thì Hồ Chí Minh đã giết 850,000 người trong những trại tù cải tạo tại Miền Bắc. “… When Ho Chi Minh sent 850,000 Vietnamese to their graves in re-education camps”. Nếu ước tính số người chết trong các trại cải tạo là 15% thì số người bị Hồ Chí Minh đưa đi cải tạo tại Miền Bắc là 6,000,000 người. Tính chung lại, cộng sản đã đưa đi tù cải tạo 7,000,000 người, và nếu tính trung bình số năm tù của mỗi người là 7 năm thì số năm tù của 7,000,000 người là 49,000,000 năm. Trong khi đó, để tố cáo chế độ tù đày của thực dân Pháp, trong một bài diễn văn đọc ngày 1-5-1960, Hồ Chí Minh đã công bố rằng 31 thành viên đương nhiệm của ban chấp hành trung ương của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã bị giam tổng cộng là 222 năm trong các nhà tù của thực dân Pháp.

Với phương pháp cai trị bằng khủng bố và kìm kẹp dã man trên đây, cộng sản đã coi người dân Miền Nam là những kẻ thù giai cấp không đội trời chung của chúng. Đây chính là bước đầu tạo ra chia rẽ không thể hoà giải giữa cộng sản và người dân Miền Nam. Bước tiếp theo là những tội ác dã man mà chúng đã vi phạm một cách quy mô và có kế hoạch.

Những Tội Ác Gây Chia Rẽ Giữa Việt Cộng và Đồng Bào Miền Nam

Theo luập pháp quốc tế, khi xâm lăng VNCH, cộng sản Bắc Việt đã phạm tội ác xâm lược một quốc gia độc lập có chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Và trong cuộc xâm lăng này, Việt Cộng đã phạm rất nhiều tội ác chiến tranh và tội ác chống nhân loại đối với đồng bào Miền Nam. Sau đây xin ghi lại một tội ác chiến tranh, tội cướp bóc, (pillaging).

  • Chúng ăn cướp 16 tấn vàng của ngân khố quốc gia và cấp tốc chuyên chở về Miền Bắc để những tên đầu sỏ dấm dúi chia nhau như quân cướp chia của ăn cướp.

  • Chúng ăn cướp các kho tàng của chính phủ, của quân đội và chuyên chở suốt ngày đêm về Miền Bắc bằng mọi phương tiện trong nhiều tháng trời.

  • Chúng cướp nhà của 3,000,000 người vượt biên để chia cho nhau.

  • Chúng bắt những người xuất ngoại phải hiến nhà cho chúng.

  • Chúng cưỡng bức 1.5 triệu đồng bào đi “vùng kinh tế mới” để cướp nhà.

  • Chúng cướp nhà của quân cán chính VNCH và chia cho nhau.

  • Chúng đánh tư sản mại bản để cướp tài sản, cửa hàng và kho hàng của tư thương.

  • Chúng ăn cướp các nhà máy, các xí nghiệp của tư nhân để thành lập các hợp tác xã của chúng.

  • Chúng ăn cướp tiền của đồng bào ký thác trong các ngân hàng.

  • Chúng ăn cướp tiền của dân bằng cách hạ thấp trị giá đồng bạc của VNCH và tổ chức đổi tiền 2 lần. Mỗi lần đổi tiền chúng chỉ trả lại cho một số ít để sinh sống trong một thời gian ngắn, và chúng cướp sạch số còn lại.

  • Chúng ăn cướp bất động sản của các tôn giáo.

  • Chúng dùng luật lệ rừng rú của chúng để cướp tất cả thổ cư của dân.

  • Chúng cướp đất tha ma, đất nghĩa địa.

  • Chúng cướp đất nông nghiệp của nông dân qua Luật Đất Đai ăn cướp của chúng


Trong số những tội ác kể trên, tội cướp đất nông nghiệp của nông dân là tội ác dã man nhất. Tội ác chiến tranh này còn mang tính chất tội ác chống nhân loại bởi vì tội ác này cướp đi quyền sống của hàng chục triệu nông dân, chiếm hơn 70% dân số Miền Nam. Tội ăn cướp này đã diễn ra suốt 35 năm nay và còn đang tiếp tục. Hiện nay, trong khắp Miền Nam gần như thường xuyên có những đoàn nông dân hàng trăm người kéo nhau đi kiện và biểu tình kéo dài nhiều ngày, ăn chực nằm chờ, lây lất ngoài công viên, trên hè phố để đòi đất nông nghiệp và thổ cư bị bọn cầm quyền địa phương chiếm đoạt. Cho tới ngày nào cộng sản còn thống trị đất nước, tội ác này không thể chấm dứt bởi vì cướp đất của dân để bán đã mang lại nguồn lợi to lớn cho băng đảng Việt Cộng mà chúng không thể từ bỏ được.

Ngoài tội cướp bóc kể trên, Việt Cộng còn phạm rất nhiều tội ác chiến tranh và tội ác chống nhân loại đối với đồng bào Miền Nam một cách quy mô và có kế hoạch:

  • Tội đưa đi lưu đày, (deportation), 1.5 triệu đồng bào Miền Nam tại những nơi rừng thiêng nước độc mà chúng đặt cho cái nguỵ danh là “khu kinh tế mới”. Khí hậu khắc nghiệt tại những nơi lam sơn chướng khí này đã gây ra những cái chết cho nhiều chục ngàn người.

  • Tội xử tử một cách phi pháp, (extrajudicial, or summary, execution), 100,000 quân dân cán chính VNCH trong thời gian 10 năm kể từ sau tháng 4/1075, gây đau thương suốt đời cho cho hàng trăm ngàn thân nhân ruột thịt của họ.

  • Tội giết 160.000 người bằng cách đuổi theo pháo kích và bắn trực xạ trong nhiều ngày vào đoàn người chạy giặc suốt theo chiều dài của Tỉnh Lộ 7B từ Pleiku xuống duyên hải trong tháng 3/1975, để lại đau thương suốt đời cho hàng trăm ngàn thân nhân của họ.

  • Tội giam cầm phi pháp, (imprisonment without formal charge or trial), 1,000,000 quân dân cán chính VNCH trong những cái gọi là “trại cải tạo” với thời gian bị giam cầm là từ 3 tới 10 năm, và có nhìều người đã bị giam tới 17 năm. Tội ác này đã gây đau khổ tinh thần cho hàng triệu thân nhân ruột thịt của họ.

  • Tội ác thủ tiêu mất tích, (enforced disappearance of persons), 165,000 quân dân cán chính VNCH bị chết vì đòn thù trong các trại tù cải tạo. Hiện nay, Việt cộng còn đang chôn giấu 165,000 bộ hài cốt của những người này trong rừng núi với chủ tâm trả thù, gây thống khổ tinh thần suốt 35 năm nay cho hàng trăm ngàn cha mẹ, vợ chồng, anh chị em, con cái của họ.

  • Chế độ độc tài khủng bố Việt Cộng đã là nguyên nhân xô đẩy 3,000,000 đồng bào Miền Nam lao ra biển trên những con thuyền mỏng manh để đi tìm tự do, gây ra những cái chết thảm cho 700,000 đồng bào trên biển cả, để lại đau thuơng suốt đời cho hàng triệu cha mẹ, vợ chồng, anh chị em, con cái của họ.


Một số tội ác kể trên đã đủ để chứng minh rằng hầu hết các gia đình tại Miền Nam đều là nạn nhân của tội ác chiến tranh và tội ác chống nhân loại của băng đảng cộng sản. Chính những tội ác này đã gây ra hận thù và chia rẽ không thể hoà giải giữa Việt Cộng và đồng bào Miền Nam. Do đó, những thiện chí (?) kêu gọi hoà giải giữa cộng sản với người dân Miền Nam và với cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản tại hải ngoại trong lúc này là đồng loã với những tội ác của chúng, là chuyện đặt cái cày trước con trâu.

Những Tội Ác Gây Chia Rẽ Giữa Người Việt và người Việt

Như đã trình bày ở trên, khi xâm lăng VNCH, Việt Cộng đã hành xử như một đạo quân thực dân đi xâm lược một quốc gia thù địch. Chúng thi hành một chính sách phân biệt đối xử nhằm chia rẽ dân tộc. Chúng gọi một cách mất dạy, láo xược toàn dân Miền Nam là “nguỵ”, và chúng tôn xưng một cách trâng tráo bọn Nam gian, bọn ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản, bọn nằm vùng và hàng triệu người được chúng đưa từ Miền Bắc vào xâm thực Miền Nam là “quần chúng cách mạng”. Chính sự phân biệt trên danh nghĩa này đã là nguyên nhân đầu tiên gây chia rẽ không thể hoà giải giữa người Việt với người Việt. Chỉ cần quan sát những sự kiện đã và đang diễn trong xã hội Miền Nam từ ngày 30/4/1975 đến nay sẽ thấy rõ sự chia rẽ trầm trọng giữa hai thành phần người Việt nói trên là không thể hoà giải được chừng nào cộng sản còn thống trị đất nước.

  • Chúng triệt hạ khoảng 50 nghĩa trang QĐVNCH trong toàn Miền Nam bằng cách đào các mộ phần, lấy hài cốt mang đi thủ tiêu và san thành bình địa; trong khi đó chúng xây cất rất “hoành tráng” một số tương đương các nghĩa trang liệt sĩ của chúng trong khắp các tỉnh thành Miền Nam. Đây là việc làm có chủ tâm gây chia rẽ không thể hoà giải giữa hàng triệu thân nhân của hai phe người Việt.

  • Chúng cố tình triệt hạ Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà - nơi an nghỉ của 16,000 anh hùng tử sĩ của QLVNCH - bằng cách giật sập và mang đi thủ tiêu Bức Tượng Thương Tiếc. Chúng đập phá các mộ bia, san bằng các ngôi mộ, không cho thân nhân sửa sang, tảo mộ. Chúng chủ tâm để cho thời gian tàn phá di sản lịch sử quốc gia này; trong khi đó, cách đấy không xa, chúng xây cất một nghĩa trang liệt sĩ rất quy mô, “hoành tráng”, được canh gác, tu bổ, sơn phết hàng ngày, có cửa hàng bán đồ lưu niệm… Sự phân biệt đối xử đối với những người chết đã gây chia rẽ trầm trọng, không thể hoà giải giữa đồng bào Miền Nam và người của phe chúng.

  • Chúng đuổi hàng chục ngàn thương binh VNCH ra khỏi các quân y viện trong toàn Miền Nam để chiếm chỗ cho thương binh của chúng. Những người thương binh sa cơ, thất thế đã phải dìu nhau ra khỏi các quân y viện, lê lết trên đương phố với thương tích đầy mình. Cảnh tượng thương tâm này đã làm đau lòng đồng bào Miền Nam. Sự phân biệt đối xử dã man, vô nhân tính của Việt Cộng đã chồng chất thêm tội ác của chúng đối với đồng bào Miền Nam. Loài dã thú cũng không đối xử với đồng loại của chúng như băng đảng Việt Cộng đối xử với đồng bào của chúng!

  • Ngay sau ngày 30/4/1975, cộng sản đã đưa hơn một triệu người từ Miền Bắc vào Sàigòn để chiếm đoạt những căn nhà của hàng trăm ngàn người chạy giặc để lại và của gần một triệu người Sàigòn bị chúng đưa đi đày tại những “khu kinh tế mới”. Những “quần chúng cách mạng” khố rách áo ôm này cùng với quân chiếm đóng dép râu nón cối đã chiếm đoạt hết những khu phố biệt thự sang trọng nổi tiếng của Sàigòn như Công Lý, Duy Tân, Bà Huyện Thanh Quan, Yên Đổ…và các khu phố buôn bán sầm uất như Tự Do, Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Gia Long, Lê Thánh Tôn…Chúng coi Sàigòn là chiến lợi phẩm để đem chia chác cho nhau. Người Sàigòn, một sớm một chiều, cảm thấy mình bị cướp trắng tay; Sàigòn đổi chủ, đổi tên; khắp ngõ, hẻm, phố phường, công sở…vang lên cái giọng the thé Bắc Kỳ 75 chói tai, lạ hoắc cùng với dép râu nón cối làm bẩn Hòn Ngọc Viễn Đông tráng lệ. Cái cảm thức mất mát này đã gây chia rẽ không thể hoà giải giữa những kẻ xâm thực và người dân của thành phố bị xâm thực.

  • Những người xâm thực Miền Bắc đã giành hết những chức vụ tại các công sở, công ty, xí nghiệp… có lương bổng cao. Một thí dụ điển hình là tại công ty hàng không quốc doanh có trụ sở tại Sàigòn, cho tới ngày hôm nay, hầu hết tiếp viên hàng không - một công việc có lương bổng rất cao - đều là người có gốc gác miền Bắc; người dân Miền Nam rất khó chen chân vào được. Sự kỳ thị này đã hình thành nên một giai cấp làm chủ là người Bắc và giai cấp làm công là người Nam. Sự chia rẽ này là không thể hoà giải được giữa nguời Việt và người Việt.

  • Hàng trăm ngàn người – trong số 1.5 triệu người bị đưa đi đày tại những khu kinh tế mới – đã bỏ trốn, và khi trở về thì thấy ngôi nhà khang trang xây dựng bằng công lao, mồ hôi nước mắt của cả gia đình đã bị một kẻ lạ mặt từ Miền Bắc vào chiếm đoạt một cách “vô tư”, công khai và “hợp pháp”. Người bị cướp nhà phải sống lê lết trên vỉa hè, dưới mái hiên của nhà mình. Kẻ cướp và người bị cướp không thể hoà giải và sống chung hoà bình với nhau được.


Một số sự kiện trên đây đủ để chứng minh rằng chính sách thực dân nội địa và sự phân biệt đối xử của Việt Cộng đã gây chia rẽ trầm trọng giữa người Việt và người Việt. Chừng nào chúng còn thống trị đất nước thì không thể có hoà giải, và sự chia rẽ dân tộc càng trầm trọng thêm. Tất cả những tội ác của băng đảng Việt Cộng đối với đồng bào Miền Nam đã được chúng chủ trương và hoạch định từ trước chứ không phải là những sai lầm như một số luận điệu bao che cho tội ác của chúng và cho rằng chỉ cần một lời xin lỗi của chúng là đủ để hoà giải dân tộc.

Con Đường Hoà Giải Dân Tộc

Kể từ sau ngày 30/4/1975, Việt Cộng luôn luôn lớn tiếng huyênh hoang rằng chúng đã đại thắng và thống nhất được đất nước. Nhưng thực tế cho thấy suốt 35 năm nay và sẽ không bao giờ chúng có thể thống nhất được nhân tâm. Với sự yểm trợ và tiếp vận của khối Đệ Tam Quốc Tế, Việt Cộng có thể sử dụng vũ lực để thống nhất lãnh thổ. Nhưng với chính sách thực dân nội địa và chủ trương phân biệt đối xử “nguỵ-cách mạng” đã và đang diễn ra tại Miền Nam suốt 35 năm nay, chúng không thể thống nhất được nhân tâm mà chỉ làm băng hoại thêm tình đoàn kết dân tộc. Đây là một tội ác lịch sử. Tội ác này xoá bỏ cái gọi là “công thống nhất đất nước” mà chúng và tay sai đã hô hoán, kể công lếu láo suốt 35 năm nay để lừa bịp lịch sử.

Ngày 30-4-1975, đoàn quân xâm lăng cộng sản Miền Bắc chỉ chiếm được đất, chiếm được thành mà không chiếm được lòng dân thì đó không phải là đạo quân “đại thắng mùa xuân” như chúng reo hò mà chỉ là một đoàn quân ăn cướp, và thực tế 35 năm nay đã chứng minh sự thật này. Do đó, Việt Cộng - bọn “giặc cờ đỏ” - không có tư cách gì để đứng ra kêu gọi hoà giải dân tộc; chỗ đứng của chúng là trước vành móng ngựa để trả lời về những tội ác mà chúng đã phạm đối dân tộc suốt 80 năm nay.

Để hoà giải dân tộc, trước hết phải xác định được cái nguồn gốc và nguyên nhân đã gây chia rẽ dân tộc, và sau đó phải tìm một giải pháp công bằng để hoà giải giữa những người đã bị chia rẽ, xoá tan đi những sự thù hận và hàn gắn lại tình đoàn kết dân tộc để tạo sức mạnh và ý chí chống lại âm mưu bá quyền muôn đời của quân Đại Hán từ phương bắc hiện đang đe doạ trầm trọng đất nước với sự tiếp tay làm nội ứng của băng đảng Việt Cộng.

Như đã chứng minh ở trên, sự chia rẽ dân tộc hiện nay có nguồn gốc và cũng là nguyên nhân từ những tội ác có tính quốc tế mà Đảng Cộng Sản Việt Nam - một chi bộ của Đệ Tam Quốc Tế - đã phạm đối với dân tộc. Do đó, muốn hoà giải dân tộc, điều tiên quyết là phải thanh toán cái băng đảng tay sai quốc tế đã gây tội ác đối với dân tộc. Đây là nhiệm vụ lịch sử của toàn dân Việt Nam trong và ngoài nước. Với chiều hướng lịch sử hiện nay, chắc chắn rằng bằng cách này hay cách khác, toàn dân Việt Nam sẽ thanh toán được chế độ Việt Cộng như các dân tộc của những nước Đông Âu và Liên Xô đã làm. Phần còn lại là tìm một giải pháp hoà giải phù hợp với truyền thống văn hoá nhân bản của dân tộc.

Từ sau Đệ II Thế Chiến đã có hơn 30 quốc gia trên thế giới có chia rẽ nội bộ, và tùy theo nguồn gốc và tính chất của sự chia rẽ mà mỗi quốc gia tự tìm kiếm một phương pháp hoà giải dân tộc. Cho tới nay đã có nhiều phương pháp hoà giải dân tộc đã và đang được áp dụng tại nhiều quốc gia, đặc biệt là tại Cộng Hoà Nam Phi và Căm Bốt là hai trường hợp được cộng đồng thế giới đặc biệt quan tâm theo rõi. Riêng trường hợp Căm Bốt còn được cộng đồng thế giới trợ giúp về pháp lý và tài chánh - dự trù khoảng 50 triệu U.S. dollars. Hai phương pháp hoà giải này được dựa trên ba khái niệm: Sự Thật, Công Lý và Tưởng Nhớ, “The concept of Truth, Justice and Memory”. Sau đây xin trình bày về hai phương pháp hoà giải này:

I - Năm 1995, để hoà giải dân tộc, sau khi đã xoá bỏ được chế độ phân biệt chủng tộc, Cộng Hoà Nam Phi đã thành lập Hội Đồng Sự Thật và Hoà Giải, “Truth and Reconciliation Commission”, viết tắt là “TRC”, do Tổng Giám Mục Desmond Tutu - người đoạt giải Nobel Hoà Bình năm 1984 - cầm đầu. Hội đồng này gồm có ba uỷ ban.

1) Uỷ Ban Điều Tra Vi Phạm Nhân Quyền, “The Human Rights Violation Committee”, có nhiệm vụ điều tra những vi phạm nhân quyền trong thời gian từ 1960 đến 1994.
2) Uỷ Ban Tu Chỉnh và Bồi Thường, “The Reparation and Rehabilitation Committee”, có nhiệm vụ phục hồi phẩm giá cho những nạn nhân và đưa ra những biện pháp tu chỉnh và bồi thường thiệt hại.
3) Uỷ Ban Ân Xá, “The Amnesty Committee”, có nhiệm vụ cứu xét ân xá hay trừng phát những kẻ phạm tội ác nghiêm trọng.

Mục đích thứ nhất của Hội Đồng Sự Thật và Hoà Giải là nêu lên những vi phạm nhân quyền xấu xa và tồi bại của chính sách phân biệt chủng tộc. Mục đích thứ hai là nhìn nhận và bồi thường những tổn thất về vật chất và tâm lý mà những nạn nhân đã phải chịu đựng. Mục đích thứ ba là cổ vũ một tinh thần hưng phấn dân tộc, “national catharsis”.

Phương thức hoà giải dân tộc của Cộng Hoà Nam Phi dựa trên khái niệm Sư Thật đã có kết quả tốt đẹp đối với dân tộc Nam Phi bởi vì chính sách phân biệt chủng tộc chỉ gây ra những tội vi phạm nhân quyền trong phạm vi nội bộ quốc gia Nam Phi không giống như những tội ác có tính quốc tế đã gây ra thảm hoạ có tính nhân loại như “Boat People” mà băng đảng Việt Cộng đã phạm đối với dân tộc Việt Nam. Do đó, phương pháp hoà giải dân tộc của Nam Phi không thể mang áp dụng vào trường hợp Việt Nam sau khi chế độ Việt Cộng bị thanh toán.

II - Sau một thời gian dài bị chậm trễ vì những khác biệt giũa các phe phái chính trị trong nội bộ quốc gia và những áp lực quốc tế ủng hộ và chống đối, cuối cùng thì công lý đã tới với dân tộc Căm Bốt. Một Toà Án Đặc Biệt Căm Bốt có tên Anh Ngữ là “Extraordinary Chambers in the Courts of Cambodia” đã được thành lập tại Thủ Đô Nam Vang của Căm Bốt vào năm 2006 để xét xử những tên tội phạm đầu não của cộng sản Khờ Me đỏ về những tội ác diệt chủng, tội ác chiến tranh và tội ác chống nhân loại mà chúng đã phạm đối với dân tộc Căm Bốt trong thời gian từ 17/4/1975 đến 6/1/1979. Trong khoảng thời gian ba năm chín tháng, bọn cộng sản khát máu này đã giết 1.7 triệu người Căm Bốt từ trẻ thơ tới người già.

Toà Án Đặc Biệt Căm Bốt được thành lập bởi Chính Phủ Căm Bốt và Liên Hiệp Quốc. Để đáp ứng được tiêu chuẩn pháp lý quốc tế, Chính Phủ Căm Bốt và LHQ đã mời các thẩm phán và công tố viên quốc tế để cùng làm việc với các thẩm phán và công tố viên người Căm Bốt. Ngày 31-7- 2007, các đồng thẩm phán điều tra, “the co-investigating judges”, đã ban hành trát bắt giữ đầu tiên, và năm thủ phạm đã bị bắt giam gồm những tên sau đây:
  • Kaing Guek Eav, Alias Duch, cựu trưởng trại tù S-21, bị kết tội ác chống nhân loại.

  • Nuon Chea, cựu chủ tịch quốc hội, bị kết tội ác chống nhân loại và tội ác chiến tranh.

  • Ieng Sary, cựu bộ trưởng ngoại giao, bị kết tội ác chống nhân loại và tội ác chiến tranh.

  • Ieng Thirith, cựu bộ trưởng xã hội, bị kết tội ác chống nhân loại.

  • Khiêu Samphan, cựu thủ tướng, bị kết tội ác chống nhân loại và tội ác chiến tranh.

Phiên toà đầu tiên xử thủ phạm Kaing Guek Eav, Alias Duch đã mở ra ngày 17-2-2009, và phiên toà ngày 26-7-2010 đã kết án tên tội phạm này 35 năm tù. Tên tội phạm kế tiếp sẽ bị mang ra xử là Nuon Chea.

Khi thành lập Toà Án Đặc Biệt Căm Bốt để xét xử những tên tội phạm Khờ Me Đỏ, Chính Phủ Căm Bốt và LHQ đã chọn phương pháp hoà giải dân tộc dựa trên khái niệm Công Lý. Công lý là một thành tố không thể thiếu trong tiến trình hoà giải dân tộc. Công lý cần thiết để phục hồi những liên hệ hoà bình và bình thường giữa những người đã phải sống dưới chế độ khủng bố cộng sản. Công lý phá bỏ chu kỳ bạo lực, sự thù hận và sự trả thù vô luật pháp. Sau hết, công lý còn cần thiết để phục hồi danh dự cho những nạn nhân còn sống sót và gia đình của những nạn nhân đã chết. Tóm lại, Công Lý là cách đối xử nhân bản, công bằng và văn minh nhất.

Song song với nhiệm vụ của Toà Án Đặc Biệt Căm Bốt là mang những kẻ phạm tội ra trước công lý và mang công lý tới cho hàng triệu nạn nhân của chế độ cộng sản Khờ Me Đỏ, còn có một tổ chức xã hội dân sự đảm nhiệm vai trò như một Uỷ Ban Sự Thật; đó là Trung Tâm Tài Liệu về Cam Bốt có tên Anh Ngữ là “Documentation Center of Cambodia”, viết tắt là “DC-Cam”. Trung tâm này - có một lịch sử hình thành rất đáng chú ý - ra đời 11 năm trước để chuẩn bị cho việc thành lập Toà Án Đặc Biệt Căm Bốt sau này.

Tháng 4/1994, Quốc Hội Hoa kỳ thông qua Đạo Luật Công Lý về Tội Ác Diệt Chủng tại Căm Bốt, “Cambodian Genocide Justice Act”. Đạo luật này cho phép - vào tháng 7/1994 - Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ thành lập Phòng Điều Tra Tội Ác Diệt Chủng tại Căm Bốt, “Office of Cambodian Genocide Investigations”. Phòng này có nhiệm vụ điều tra những tội ác tàn bạo của Khờ Me Đỏ trong thời gian từ 1975 đến 1979.

Tháng 1/1995, Phòng Điều Tra Tội Ác Diệt Chủng tại Căm Bốt đã tài trợ cho Đại Học Yale để thực hiện Chương Trình về Nạn Diệt Chủng tại Căm Bốt, “Cambodian Genocide Program”, viết tắt là “CGP”, nhằm tìm kiếm, huấn luyện và thu thập tài liệu về chế độ Khờ Me Đỏ. Công việc của CGP là tìm kiếm chứng cứ để xác định xem các lãnh tụ Khờ Me Đỏ có phạm các tội ác chống nhân loại, tội ác chiến tranh và tội ác diệt chủng hay không? CGP là một chương trình hàn lâm có ba mục tiêu: 1) soạn thảo một tài liệu nghiên cứu và thư mục, “to prepare a documentation survey and index”; 2) nghiên cứu và biên soạn lịch sử, “to undertake historiographical research”; 3) cung cấp huấn luyện về pháp lý, “to provide legal training”.

Để theo đưổi ba mục tiêu nói trên, tháng 1/1995, CGP thành lập DC-Cam như một văn phòng tiền phương tại Phnom Penh. Văn phòng này được đặt dưới quyền một viên chức phụ trách về chương trình, Ông Youk Chhang, một người sống sót trong Cánh Đồng Giết Người của Khờ Me Đỏ. Kể từ ngày 1-1-1977, DC-Cam trở thành viện nghiên cứu độc lập về Căm Bốt, và là một tổ chức bất vụ lợi không phụ thuộc chính phủ hoặc bất cứ một tổ chức chính trị nào. DC-Cam nhận tài trợ rộng rãi từ các nguồn tài chánh quốc tế gồm những tổ chức tư nhân và các chính phủ như Hoa Kỳ (USAID), Swedish, Dutch…

Ban tham mưu của DC-Cam gồm toàn những người Căm Bốt, trong số này có nhiều người tốt nghiệp đại học tại Mỹ và Âu Châu. DC-Cam có một Hội Đồng Giám Đốc gồm 10 chuyên viên thượng thặng người Căm Bốt và một Hội Đồng Cố Vấn gồm 15 chuyên viên ngoại hạng về Căm Bốt. DC-Cam còn được sự trợ giúp của các học giả và chuyên viên tại Hoa Kỳ, Âu Châu và Á Châu về nhiều bộ môn như luật pháp, công pháp quốc tế…. DC-Cam là nguồn cung cấp thông tin và tài liệu lớn nhất thế giới cho các học giả, các luật gia, các nhà hoạt động và công chúng về lịch sử của thảm hoạ nhân loại do Đảng Cộng Sản Căm Bốt gây ra.

DC-Cam có hai mục tiêu chính. Mục tiêu thứ nhất là thu thập và lưu trữ những tài liệu lịch sử về chế độ Khờ Me Đỏ để cho các thế hệ tương lai hiểu rõ giai đoạn lịch sử bi thảm này. Mục tiêu thứ hai là ghi chép, tổ chức, sắp xếp, những thông tin và dữ kiện thành những chứng cứ pháp lý để chứng minh những tội ác của Khờ Me Đỏ. Hai mục tiêu trên đây cổ vũ cho sự Tưởng Nhớ và Công Lý. Đây là hai khái niệm căn bản đặt nền móng cho một nền pháp trị và sự hoà giải dân tộc chân thực cho Căm Bốt.

Để hoàn thành mục tiêu thứ nhất, DC-Cam đã sưu tầm và phân loại được 155,000 trang tài liệu gốc về Khờ Me Đỏ và hơn 6,000 bức ảnh. Hiện còn 400,000 trang tài liệu chờ phân loại. Năm 2009, DC-Cam đã biên soạn và phát hành quyển sách giáo khoa mang tên “Lịch Sử Kampuchea Dân Chủ” nói về lịch sử và tội ác của Đảng Cộng Sản Căm Bốt. Tính tới nay đã có 300,000 cuốn sách giáo khoa nói trên được phân phát tới tay học sinh, và dự trù đến cuối năm 2010 sẽ phát hành thêm 700,000 cuốn nữa. DC-Cam đã đề nghị và được Bộ Giáo Dục chấp thuận trong niên học sắp tới sẽ cho treo hai biểu ngữ có tính giáo dục tại 1,700 trường trung học trong toàn quốc. Nội dung của hai biểu ngữ đó như sau: “Hãy Nói Về Nỗi Chịu Đựng Đã Trải Qua Trong Suốt Thời Kỳ Cộng Sản Để Khuyến Khích Sự Hoà Giải Và Giáo Dục Thế Hệ Trẻ Về Lòng Độ Lượng Và Khoan Dung” và “Hãy Học Hỏi Về Lịch Sử Của Kampuchea Dân Chủ Để Ngăn Ngừa Nạn Diệt Chủng”. Hai tấm biểu ngữ này có kích thước ngoại khổ. Tấm biểu ngữ trước có kích thước 2m chiều ngang và 4m chiều dài; tấm biểu ngữ sau có kích thước bằng một nửa. Ngoài ra, môn học về tội ác diệt chủng của Khờ Me Đỏ cũng đã được chấp thuận đưa vào chương trình giáo dục bậc trung học.

Để hoàn thành mục tiêu thứ hai, DC-Cam đã cố gắng thu thập những chứng cứ như thư tịch, tiểu sử, hình ảnh, địa điểm và những sự kiện lên quan đến tội ác của Khờ Me Đỏ. DC-Cam đã xác định được địa điểm và toạ độ của 189 trại giam, 19,403 mồ chôn tập thể và 80 địa điểm diệt chủng. DC-Cam đóng góp rất nhiều trong việc giữ gìn Viện Bảo Tàng Diệt Chủng Tuol Sleng và khu di tích Cánh Đồng Giết Người Choeung Ek. DC-Cam đã đề nghị chính phủ bảo vệ và tu bổ những địa đìểm gây tội ác của Khờ Me Đỏ để trở thành những di tích lịch sử để tưởng niệm các nạn nhân. Những dữ kiện trên đây đã cung cấp những tài liệu giá trị cho các học giả, các nhà điều tra, các sử gia để tìm hiểu chính xác lịch sử tội ác của Đảng Cộng Sản Cam Bốt. DC-Cam cũng cung cấp những chứng cứ pháp lý cho Toà Án Đặc Biệt Căm Bốt.

Với sáng kiến và sự giúp đỡ của Chính Phủ Hoa Kỳ và Đại Học Yale, DC-Cam đã được thành lập để trở thành một viện nghiên cứu độc lập góp phần vào công việc hoà giải dân tộc tại Cam Bốt. Phương pháp hoà giải dân tộc của Cam Bốt dựa trên ba khái niệm: Công Lý, Sự Thật và Tưởng Nhớ. Sau đây xin tóm tắt ý nghĩa của ba khái niệm nói trên trong hoà giải dân tộc:

a) Khái niệm Công Lý trong hoà giải dân tộc – Mang bọn tội phạm cộng sản ra trước công lý là một thể hiện công bằng, trong sáng và minh bạch đối với những kẻ phạm tội cũng như đối với những nạn nhân của chúng. Công lý tạo được niềm tin tưởng của người dân về luật pháp quốc gia là để bảo vệ an ninh và hoà bình cho xã hội vốn đã bị cộng sản sử dụng như một công cụ khủng bố để đàn áp người dân. Công lý đặt nền móng cho cho một thể chế pháp trị rất cần thiết cho sự hoà giải chân thực để đoàn kết dân tộc, hướng tới tương lai.

b) Khái niệm Sự Thật trong hoà giải dân tộc - Một sự hoà giải chân chính đòi hỏi sự thật phải được trình bày một cách trung thực để:
  • Nạn nhân có quyền biết sự thật về những tội ác đã gây thống khổ cho họ. Sự thật cũng cần thiết để trả lại danh dự và bạch hoá những tội trạng mà chế độ cộng sản đã vu cáo chống lại họ.

  • Giúp thân nhân của các nạn nhân đã bị giết, bị thủ tiêu tìm hiểu những gì đã xẩy ra cho những người thân của họ và tìm được những di tích còn sót lại của những người này.

  • Giúp cho xã hội biết được nguồn gốc và nguyên nhân gây ra tội ác để tránh tái diễn.

c) Khái niệm Tưởng Nhớ trong hoà giải dân tộc – Một dân tộc không có ký ức để nhớ về quá khứ hoặc quên quá khứ, dân tộc đó sẽ vong thân và mất phương hướng. Tưởng nhớ hay tưởng niệm những nạn nhân đã hy sinh trong một biến cố lịch sử chính là để gây niềm thông cảm và tạo tình đoàn kết dân tộc để chống cái ác tái diễn. Tưởng nhớ những thảm hoạ cay đắng trong một giai đoạn lịch sử là để tạo niềm tin hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn chứ không phải ôm lấy quá khứ để sống một cuộc sống nghèo nàn về tinh thần và tình cảm. Tưởng nhớ chính là để nhìn rõ Sự Thật, góp phần vào công cuộc hoà giải dân tộc chứ không phải khơi lại hận thù như Việt Cộng và tay sai hô hoán. Khi xây dựng những Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân Việt Nam trên khắp thế giới, người Việt hải ngoại đã chuẩn bị cho công cuộc hoà giải dân tộc dựa trên hai khái niệm Tưởng Nhớ và Sự Thật

Hoà giải dân tộc dựa trên ba khái niệm Công Lý, Sự Thật và Tưởng Nhớ là kinh nghiệm của hơn 30 quốc gia kể từ sau khi chấm dứt thế chiến 2. Đây là ba khái niệm mà Việt Cộng rất sợ. Chính vì sợ Sự Thật và Tưởng Nhớ mà chúng đang chống phá và tìm mọi cách để phá hoại những Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân Việt Nam trên khắp thế giới. Do đó, đừng bao giờ kêu gọi, gửi kiến nghị hoặc viết thư cho Việt Cộng yêu cầu chúng đứng ra hoà giải dân tộc. Chúng không có khả năng và tư cách để làm việc này. Chúng chỉ tuyên truyền, nói láo và lừa gạt.

Kết Luận

Thảm hoạ mà Đảng Cộng Sản Căm Bốt gây ra cho dân tộc Căm Bốt mang tính nhân loại. Do đó, cộng đồng thế giới đã giúp đỡ về pháp lý và tài chánh để hàn gắn vết thương và hoà giải dân tộc để chuyển tiếp từ chế độ độc tài cộng sản sang chế độ dân chủ pháp trị. Phương pháp hoà giải dân tộc của Căm Bốt đang diễn tiến có triển vọng tốt đẹp. Người Việt cần theo rõi, nghiên cứu để áp dụng vào Việt Nam sau này, bởi vì những tội ác mà Đảng Cộng Sản Căm Bốt gây ra cho dân tộc Căm Bốt cũng chính là những tội ác mà Đảng Cộng Sản Việt Nam đã phạm đối với dân tộc Việt Nam. Những tội ác này có cùng một nguồn gốc là các thứ Leninism, Stalinism và Maoism.

Như đã trình bày ở trên, băng đảng tội phạm Việt Cộng - mà bản chất của chúng là đấu tranh tiêu diệt giai cấp một cách sắt máu - không có tư cách và cũng không có khả năng để hoà giải dân tộc. Đây là sự thật, và thực tế 35 năm nay đã chứng minh điều này. Toàn dân Việt Nam - với truyền thống văn hoá nhân bản - sẽ thực hiện được hoà giải dân tộc sau khi thanh toán xong chế độ cộng sản. Ngay từ bây giờ, các học giả, các nhà trí thức, các nhà nghiên cứu, các sử gia, các luật gia, các nhà hoạt động, các chính trị gia người Việt trên khắp thế giới nên thành lập một tổ chức xã hội dân sự như DC-Cam của Căm Bốt để chuẩn bị cho công cuộc hoà giải dân tộc - một công cuộc quy mô có tầm vóc lịch sử - sau khi thanh toán được chế độ Việt Cộng.

Người Cuba cũng đã chuẩn bị cho một tiến trình hoà giải dân tộc trong tương lai 5, 10… năm nữa khi chế độ cộng sản Cuba sụp đổ. Tiến trình này do hai tác giả Armando M. Largo và Marria C. Verlau soạn thảo có tựa đề: Đối Phó với Quá Khứ: Vai Trò của Sự Thật trong Hoà Giải Dân Tộc, “Dealing with the Past: The Role of Truth in National Reconciliation”. Ngoài ra, người Cuba cũng đã được Ford Foundation và Open Society Institute tài trợ để thành lập một tổ chức có tên: Hoà Giải Dân Tộc Cuba: Lực Lượng Đặc Nhiệm về Tưởng Nhớ, Sự Thật và Công Lý, “Cuban National Reconciliation: Task Force on Memory, Truth and Justice”. Tổ chúc này - gồm hơn 20 nhà trí thức, học giả, giáo sư và các nhà hoạt động - có mục tiêu là nghiên cứu một phương thức hoà giải dân tộc dựa trên ba khái niệm Công Lý, Sự Thật và Tưởng Nhớ để chuyển tiếp từ chế độ độc tài cộng sản Cuba sang một thể chế dân chủ pháp trị. Đây là sự chuẩn bị trước cho một sự kiện lịch sử chắc chắn sẽ diễn ra: Sự tiêu vong của chế độ cộng sản Cuba. Người Việt quốc gia tại hải ngoại cũng nên nghiên cứu, soạn thảo ngay từ bây giờ một tiến trình hoà giải dân tộc dựa trên ba khái niệm: Công Lý, Sự Thật và Tưởng Nhớ. Sớm hay muộn, chắc chắn chế độ độc tài toàn trị Việt Cộng sẽ bị tiêu diệt.

Hồ Chí Minh và băng đảng Việt Cộng đã tàn ác với chính đồng bào của chúng. Hơn ba triệu người Việt đã phải liều chết vượt biển ra đi, sống tha hương trên gần một trăm quốc gia và vùng lãnh thổ khắp thế giới. Những mất mát vật chất có thể bù đắp lại được, nhưng phải cắt lìa khỏi quê hướng để đi sống tha hương không biết ngày về là những mất mát thuộc về tinh thần và tình cảm không thể bù đắp được. Ngày hôm nay, hơn ba triệu người Việt đang sống tha hương trên khắp thế giới chỉ có một ước vọng duy nhất là trở về xây dựng lại quê hương đã bị băng đảng Việt Cộng làm đổ vỡ tan hoang. Điều này chứng tỏ rằng trong tiềm thức họ đã ấp ủ một tinh thần hoà giải dân tộc. Hoà giải để đoàn kết dân tộc là một nhu cầu lịch sử cấp thiết có tính sinh tử như đã trình bày từ đầu của bài viết này. Tuy nhiên, để có thể hoà giải dân tộc, trước hết phải thanh toán cái băng đảng tội ác Việt Cộng bởi vì chúng là chướng ngại vật trên con đường hoà giải dân tộc Đó là logic của lịch sử.


Đỗ Ngọc Uyển
(Khoá 4 Thủ Đức/ Binh Chủng T.T)
Morgan Hill, California
Tháng 8 năm 2010


Tài liệu tham khảo:
-http://www.euranet.en/eng/Archive/News/English/2010/May/Medvedev-slams-murky- Soviet-past - Medvedev slams murky Soviet past
-http://vietland.net/main/showtheread.php?t=13793 - Thần Tượng Sụp Đổ - Giao Tiên
-http://www.fas.org/irp/world/rsa/act95-034.htm -Promotion of National Unity and Reconciliation Act
-http://.ecc.gov.kh/ - Extraordinary Chambers in the Courts of Cambodia
-http://www.dccam.org/Abouts/History/Histories.htm – History and Description of DC-Cam
-http://.www.viet.rfi.fr – Phong trào giáo dục nhận thức về tội ác Khmer Đỏ được đẩy mạnh
-http://www.ictj.org/en/news/coverage/article/2981.html - The Path to Reconciliation in Cambodia
-http://www.icltd.org/reconcile.htm - Model of National Reconciliation: A Summary
-http://www.amnesty.org/en/international-justice/issues/truth-commissions - Amnesty International – Truth Commissions
-http://jim.com/repression.htm#ref4 – Repression in the Socialist Republic of Vietnam: Execution and population relocation by Jacqueline Desbarats
-http:www,victimsofcommunism.org/history_communism.php – The victims of Communism Memorial Foundation
-http://www.yale.edu/seas/bibliography/chapters/chap9.html – Vietnamese Perspectives on the War in Vietnam – IX. Accounts of Imprisonment and Reeducation
-http://untreaty.un.org/cod/icc/statute/romefra.htm – Rome Statute of the International Criminal Court
-http://dartcenter.org/content/camp-z30-d-survivors – Camp Z30-D: The Survivors
-http://memoria.fiu.edu/ - Cuban National Reconciliation: Task Force on Memory, Truth and Justice

Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm
Tu Thân, Tề Gia, Trị Quốc, Bình Thiên Hạ
Khai Dân Trí, Chấn Dân Khí, Hậu Dân Sinh


28 August 2010

Việt Nam giữa cuộc xung đột Mỹ-Hoa


Ðứng trước một cuộc đối đầu không thể tránh được giữa Mỹ và Trung Quốc, Việt Nam cần phải làm sao cho cán cân ảnh hưởng của cả hai nước quân bình với nhau trong nền ngoại giao của nước mình. Một nước Việt Nam khôn ngoan sẽ không nghiêng về cường quốc nào hết trong mọi cuộc tranh chấp. Chỉ có như vậy mới bảo vệ quốc quyền lợi của tổ quốc.

Ngô Nhân Dụng

Việt Nam giữa cuộc xung đột Mỹ-Hoa


Trong nước Mỹ có hai phái, một bên là những người tin rằng không thể nào xẩy ra chiến tranh giữa Mỹ và Trung Quốc; bên kia nghĩ ngược lại.

Tiêu biểu cho phe thứ nhất là Zbigniew Brzezinski, cố vấn an ninh Tòa Bạch Ốc dưới thời Tổng Thống Carter. Năm 2005, trong một cuộc tranh luận về vấn đề này, Brzezinski chủ trì rằng chiến tranh giữa Mỹ và Trung Quốc không thể nào xẩy ra. Lý do chính là khả năng quân sự của Trung Quốc còn rất yếu: 40 năm sau khi chế được bom nguyên tử, Trung Quốc mới chỉ có 24 hỏa tiễn đạn đạo để phóng đi, so với hơn ngàn hỏa tiễn của Mỹ, chưa kể các phi đạn phóng đi từ tầu ngầm có khả năng phóng vài ngàn bom, và vài ngàn bom khác sẵn sàng được B52, B-1, B-2 đem đi ném. Vũ khí nguyên tử chính là một yếu tố khiến các cường quốc không đánh nhau, vì chiến tranh sẽ khiến hai bên đều bị hủy diệt. Cũng như trong thời chiến tranh lạnh Nga với Mỹ không thể đánh nhau được.

Nhưng lý luận chính của ông Brzezinski là Trung Quốc không thể gây chiến vì chẳng có lợi gì nếu chiến tranh xẩy ra. Chiến tranh bùng nổ, dù chỉ trong phạm vi giới hạn, thì tất cả dòng tiếp liệu cho kinh tế Trung Quốc sẽ bị cắt. Bốn phần năm nhu cầu năng lượng của nước Tầu tùy thuộc con đường thủy đi qua eo biển Malacca nằm giữa Singapore và Indonesia. Eo biển này đang do hải quân Mỹ kiểm soát với sự thỏa thuận của các quốc gia trong vùng. Khi lâm chiến với Mỹ, cả nền kinh tế Trung Quốc sẽ bị ngưng trệ.

Người đối đáp với ông Brzezinski là Giáo Sư John Mearsheimer thuộc Ðại Học Chicago, tiêu biểu cho khuynh hướng thứ hai, nghĩ là chiến tranh Mỹ Hoa có thể xẩy ra. Mearsheimer nhấn mạnh kinh nghiệm lịch sử, các quốc gia có thể gây chiến hoàn toàn vì lý do chính trị, trái ngược với quyền lợi kinh tế của họ. Năm 1913, Anh Quốc là thị trường lớn nhất cho hàng xuất cảng của Ðức. Ngoại thương chiếm vai trò quan trọng trong kinh tế các nước này, chiếm 52% tổng sản lượng nội địa của Anh, 38% của Ðức và 54% của Pháp; ngoại thương giữa ba nước này đã tăng 65% trong 10 năm. Nhưng sau vụ ám sát Archduke Franz Ferdinand, súng đã nổ và kéo dài 4 năm.

Lý luận chính của Mearsheimer là: Các cường quốc đều tìm cách trở thành bá chủ. Nếu không có khả năng bá chủ thế giới thì nước nào cũng muốn làm bá chủ một vùng, biến thành “sân sau” hay “ao nhà” của họ. Tình tự dân tộc là động cơ chính trị mạnh nhất khiến cho các chính phủ khi gây chiến, dù họ theo chế độ dân chủ hay độc tài. Mearsheimer cho rằng trong vòng 25 năm nữa, Trung Quốc sẽ phải chiếm lại Ðài Loan. Mà muốn đạt mục tiêu đó thì trước hết họ phải làm chủ cả miền Tây Thái Bình Dương.

Trong thế kỷ 19, Tổng Thống Monroe nước Mỹ đã dùng lý luận tương tự để đẩy các cường quốc Âu Châu ra khỏi Châu Mỹ La Tinh. Thời 1930 Nhật Bản đã lý luận giống như vậy khi muốn đuổi các thế lực Âu Mỹ ra khỏi Châu Á và Trung Hoa, để Nhật làm bá chủ. Khi các người lãnh đạo Trung Quốc thấy họ cần động viên lòng ái quốc của dân chúng để tránh những vụ phản đối vì kinh tế đi xuống và bất công xã hội thì họ sẽ đưa ra “chủ thuyết Monroe” của chính họ. Do đó, Trung Quốc nhất thiết sẽ tìm cách đẩy Mỹ ra khỏi “ao nhà” của họ ở vùng Á Ðông. Ðiều này không có nghĩa là họ muốn gây một cuộc Ðại Chiến Thứ Ba. Nhưng muốn làm chủ cái “ao nhà” của họ, họ sẵn sàng chấp nhận một cuộc chiến cục bộ. Trong lúc đó, Mỹ cũng như Nhật Bản, Nam Hàn và các nước Ðông Nam Á như Việt Nam sẽ không thể chấp nhận cho Trung Quốc thực hiện ý định này. Cho nên, chiến tranh không tránh khỏi.

Zbigniew Brzezinski đã bác bỏ ý kiến trên. Ông hỏi nếu nước Mỹ rời bỏ vùng Á Ðông, hoặc bị đẩy ra khỏi vùng này, thì Nhật Bản có ngồi yên hay không? Nước Nhật sẽ tái vũ trang trước khi sự kiện đó xẩy ra. Nhật Bản dư sức chế tạo bom nguyên tử và hỏa tiễn phóng bom. Brzezinski chỉ nói đến nước Nhật, nhưng chúng ta biết còn các quốc gia khác nữa. Nam Hàn cũng dư sức chế bom hạt nhân, Ðài Loan cũng vậy. Các quốc gia này đang bị cả Trung Quốc lẫn Mỹ “hợp tác ngầm với nhau” ngăn cản họ không được làm bom nguyên tử. Các nước này chấp nhận vì họ đang được cái dù nguyên tử của Mỹ bảo vệ. Nhưng nếu đứng trước nguy cơ Trung Quốc đẩy Mỹ và cái dù của Mỹ ra khỏi vùng Á Ðông, chắc chắn các nước trên sẽ phải lo tự vệ. Họ sẽ hành động ngay trước khi mối lo đó thành sự thật, ít nhất hàng chục năm trước.

Các người lãnh đạo ở Bắc Kinh có muốn gây ra một cuộc chạy đua vũ trang tại các nước hàng xóm của họ hay không? Họ có muốn một nước Nhật Bản sôi sục lên vì dân chúng lo bị Mỹ bỏ rơi cho Trung Cộng thao túng hay không? Nhật báo Yomiuri Shimbun ở Tokyo mới nhắc mọi người biết rằng 90% năng lượng dùng trong nước Nhật và hơn 60% thực phẩm dân Nhật ăn hàng ngày tùy thuộc vào đường biển. Không thể để một nước nào làm chủ con đường thủy lộ vào nước Nhật. Nhật có đủ lý do chính đáng để tăng cường hải quân, giữ gìn mạch sống của dân mình. Muốn bảo vệ lực lượng hải quân đó, không lực cần được phát triển, số hỏa tiễn phải nhiều hơn, vân vân. Khi còn nước Mỹ “bảo hộ” về quốc phòng thì Nhật còn phải giữ nguyên bản hiến pháp “hòa bình,” không được phép tổ chức quân lực mà chỉ có lực lượng tự vệ thôi. Nhưng khi thấy “quốc gia lâm nguy” thì dân Nhật sẽ thay đổi hiến pháp! Vì mối lo xa đó, năm ngoái chính phủ Nhật Bản đã đề nghị những buổi họp về hợp tác chiến lược với Ấn Ðộ; và mới họp với Việt Nam trong Tháng Bẩy vừa qua, cùng lúc đó chính phủ Mỹ cũng bầy tỏ thái độ cứng rắn hơn đối với Bắc Kinh về an ninh vùng Biển Ðông.

Giáo Sư John J. Mearsheimer cũng đồng ý là Trung Quốc sẽ không tìm cách chiếm lại Ðài Loan trong mươi năm tới. Nhưng ông nghĩ rằng trong 25 năm thì tình thế sẽ thay đổi hoàn toàn. Trung Quốc sẽ tìm cách trở thành cường quốc ở Tây Thái Bình Dương trong khi Mỹ còn lo bảo vệ vị thế của mình ở châu Mỹ, vì khi đó các nước Brazil, Mexico, Argentina đều lớn mạnh hơn, trực tiếp cạnh tranh với Mỹ.

Sau khi nghe các lý luận của hai chiến lược gia nước Mỹ, chúng ta cũng không thể kết luận là cuối cùng có thể xẩy ra chiến tranh Mỹ-Hoa hay không, và nếu có thì bao giờ xẩy ra. Nhưng dù họ có đánh nhau hay không thì quyền lợi của nước Việt Nam sẽ không thay đổi.

Ðiều quan trọng nhất là Việt Nam phải bảo vệ được vùng hải phận giầu tài nguyên ở Biển Ðông nước ta, ít nhất sẽ bảo vệ những gì còn lại sau khi nhiều hòn đảo đã bị Trung Quốc chiếm đoạt. Muốn bảo vệ các đảo còn chưa bị chiếm, Việt Nam không những phải kết thân với các nước Ðông Nam Á để quốc tế hóa vấn đề này; mà còn phải biết lợi dụng sự kình chống giữa Trung Quốc với Mỹ và các nước đồng minh của Mỹ ở Á Ðông. Khi nhìn thấy quyền lợi của hai phe đó chắc chắn sẽ xung khắc, Việt Nam không thể nào bỏ qua cơ hội không dùng mối xung đột đó làm đòn bẩy mà nước ta cần vận dụng, để bảo vệ quyền lợi của mình. Có thể nói đây là một chiến lược lâu dài của nước ta, kể từ khi người Tây phương sang Á Châu. Các vua quan triều Nguyễn đã bỏ lỡ cơ hội, không biết dùng mối xung đột giữa các cường quốc để bảo vệ chủ quyền của đất nước.

Cơ hội đó đã mất khi Pháp chiếm Việt Nam. Từ giữa thế kỷ 20 đến giờ, cơ hội lại xuất hiện nhiều lần nhưng đảng cộng sản Việt Nam đã bỏ qua; vì lý do ý thức hệ họ nhất mực kết nghĩa anh em với các nước cộng sản và chống Mỹ đến cùng. Tuy nhiên một cơ hội mới nay đang lộ rõ ít nhất trong vòng hai năm nay. Ðó là khi Trung Quốc tiến thêm những bước mới, hung hăng mạnh bạo hơn trong cuộc cạnh tranh nhằm lấn chân Mỹ ở phía Ðông Á Châu; và đã bị Mỹ phản ứng ngược lại.

Trong thế giới này, mỗi quốc gia vẫn tìm cách lấn chân quốc gia khác, đó không phải là chuyện lạ. Một nước nhỏ như nước ta phải nhìn thấy trước các vụ xung đột quốc tế và lợi dụng để bảo vệ quyền lợi của nước mình. Trước năm 2008 chính phủ Mỹ vẫn chính thức coi Trung Quốc là “đối tác cạnh tranh và hợp tác.” Chính phủ Bush đã nghiêng về phía hợp tác vì quá chú ý đến Trung Ðông và muốn lôi kéo Trung Quốc trong cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu. Nhưng chính quyền Obama đã thay đổi; bắt đầu nhấn mạnh đến việc cạnh tranh hơn là hợp tác, sau khi Bắc Kinh đã thay đổi chính sách, trở nên hung hăng hơn trước. Khi Trung Quốc thấy Mỹ lúng túng trong hai cuộc chiến tranh ở Iraq và Afghanistan, lại thấy hệ thống tài chính Mỹ bị khủng hoảng, thì họ trở thành quá tự tin, đã nhân cơ hội mà lấn bước. Họ vẫn dè dặt lấn tới trong khu “ao nhà” của họ mà thôi, không dám có hành động khiêu khích ngoài vùng Á Ðông.

Hành động lấn tới của Bắc Kinh biểu hiện rõ nhất từ năm nay. Trước đây, Trung Quốc vẫn gọi Tây Tạng và Ðài Loan thuộc vào “quyền lợi cốt lõi” (hạch tâm quyền lợi) của họ. Ðầu năm nay, họ mở rộng thêm, gọi vùng Nam Hải (vùng lưỡi bò gồm Biển Ðông của nước ta và giữa các nước Ðông Nam Á) cũng là vùng quyền lợi cốt lõi. Chúng ta biết người Trung Hoa coi Tây Tạng và Ðài Loan là quyền lợi sinh tử, họ có thể huy động toàn dân quyết tâm bảo vệ hai vùng đó, đó là đất đai của nước Trung Hoa. Nay, chính phủ Bắc Kinh chính thức xếp hàng Biển Ðông của nước ta vào loại này. Bộ máy tuyên truyền của Bắc Kinh sẽ nuôi dưỡng và khích động tình tự dân chúng đối với các hòn đảo trong vùng này; không khác gì họ vẫn làm đối với Ðài Loan và Tây Tạng.

Cùng lúc đó, chính phủ Bắc Kinh cũng tấn công các nước Á và Phi Châu bằng tiền, nhất là các nước chính quyền tham nhũng dễ mua chuộc. Bắc Kinh dùng guồng máy “tư bản nhà nước” để xâm lăng kinh tế các nước này, tranh mua các tài nguyên. Trong khi đó các nước tư bản Tây phương vẫn tôn trọng cơ chế thị trường và hay đặt ra các điều kiện về tự do, nhân quyền khi giao thương. Trung Quốc đã bành trướng thế lực mà không cần gây chiến. Tướng Ma Xiaotian (Mã Hiểu Thiên), phó tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc đã nói đến một chiến lược “không đánh mà thắng ở Á Châu.” Bắc Kinh cũng cho phép giới truyền thông trong nước động viên tình tự dân tộc, đưa ra những tín hiệu gây hấn. Trong một bài báo của Ðại Tá Không Quân Ðới Từ, ông đã buộc tội Mỹ đang thực hiện “chiến dịch bao vây Trung Quốc hình lưỡi liềm” “bóp cổ Trung Quốc nhẹ nhàng.” Ông nêu lên dữ kiện là các công ty Mỹ đang điều khiển 21 ngành công nghiệp trong tổng số 28 ngành ở Trung Quốc. Một đại tá khác là Lưu Minh Phúc thuộc Ðại Học Quốc Phòng Quốc Gia, trong cuốn sách của ông về “Giấc mơ Trung Quốc,” phát hành vào Tháng Ba năm 2010, đã yêu cầu Trung Quốc “bỏ đi ảo tưởng và chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc đối đầu với Hoa Kỳ về việc thống trị toàn cầu trong thế kỷ 21.” Ðó chỉ là những luận điệu tuyên truyền quốc nội, nhưng có thể chuẩn bị cho các hành động gây hấn sau này.

Các hành động gây hấn mới của Bắc Kinh đối với vùng Ðông Nam Á đã gây nên một bước ngoặt quan trọng trong chính sách của Mỹ. Trước đây, Trung Quốc đã từng tranh chấp biên giới với Ấn Ðộ nhưng chưa bao giờ họ coi vùng giới tuyến đó là quyền lợi cốt lõi. Hiện nay, họ đang phát triển giao thương với các nước Trung Á như Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan and Uzbekistan qua Tổ chức Thượng Hải, mở lại “Con đường Tơ Lụa” xưa, nay được thay bằng Con đường Dầu Khí. Nhưng họ cũng chưa hề gọi vùng biên thùy đó là quyền lợi cốt lõi. Cho nên, nước Mỹ phải nhìn thấy ngay một mối đe dọa mới ở Á Châu, đối với quyền lợi của Mỹ và đồng minh. Những phản ứng của chính phủ Mỹ từ giữa năm 2010 đến nay cho thấy họ bắt đầu phản công lại. Bởi vì không biết lúc nào Bắc Kinh bắt đầu coi những vùng biển ngoài xa, xa hơn Nhật Bản và Phi Luật Tân cũng là “quyền lợi cốt lõi?”

Ðứng trước một cuộc đối đầu không thể tránh được giữa Mỹ và Trung Quốc, Việt Nam cần phải làm sao cho cán cân ảnh hưởng của cả hai nước quân bình với nhau trong nền ngoại giao của nước mình. Một nước Việt Nam khôn ngoan sẽ không nghiêng về cường quốc nào hết trong mọi cuộc tranh chấp. Chỉ có như vậy mới bảo vệ quốc quyền lợi của tổ quốc.

Nhưng vì trong quá khứ chính quyền Việt Nam đã quá thân thiết với Bắc Kinh, cho nên muốn lập được quân bình thì bây giờ là lúc phải đặt thêm các mối quan hệ với Mỹ chặt chẽ hơn. Nước Việt Nam không nên tỏ ra muốn theo một nước nào để chống lại Trung Quốc. Nhưng phải lập một thế quân bình trong việc bang giao với các cường quốc, từ Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Ðộ, Mỹ, vân vân. Ðây là một lựa chọn không thể nào tránh được, nếu nước ta không muốn tiếp tục bị lệ thuộc mãi vào nước láng giềng phương Bắc.

Một điểm tương đồng trong chính sách ngoại giao giữa Mỹ và Việt Nam hiện nay là chủ trương “đa phương hóa” nếu không phải là quốc tế hóa các tranh chấp ở Biển Ðông. Chính phủ Mỹ đã chính thức đưa ra chủ trương này. Ðối với chính phủ Bắc Kinh thì họ chỉ muốn “chia để trị” các nước Ðông Nam Á bằng những cuộc thương thuyết song phương, họ mạnh mẽ gạt bỏ chủ trương đa phương hóa.

Chính quyền Việt Nam cần phải tỏ ra cương quyết hơn trong vấn đề này. Vì đối phó với một nước láng giếng đã có hai ngàn năm lịch sử lúc nào cũng muốn lấn chiếm và đồng hóa dân tộc mình, thì chỉ còn cách là phải kết bạn với những cường quốc khác. Kết giao không phải để theo ai nhưng để lập lại thế quân bình. Ðáng lẽ các chính quyền Việt Nam đều phải chọn giải pháp này từ hơn 60 năm trước.

Vào giữa thế kỷ 20 các cựu thuộc địa ở Á Châu mới giành được độc lập đều đứng trước hai lựa chọn chiến lược. Thứ nhất là phát triển đất nước theo mô thức kinh tế nào. Thứ hai là liên kết với những cường quốc nào trong một thế giới đầy tranh chấp. Ðảng Cộng Sản Việt Nam đã chọn nhầm trong cả hai quyết định chiến lược đó. Họ chọn đường lối phát triển theo Liên Xô, sau phải xóa bỏ. Họ chọn liên kết với Nga và Trung Cộng, với kết quả bây giờ muốn đòi lại các đảo ở Hoàng Sa cũng há họng mắc quai.

Muốn xóa bỏ những lỗi lầm quá khứ, bây giờ là lúc phải làm lại từ đầu. Chính sách ngoại giao của nước ta không thể đặt trên nền tảng “huynh đệ” hay “đồng chí” mà phải hoàn toàn đặt trên quyền lợi quốc gia. Giống như trong việc thương mại, một quốc gia không thể coi nước nào khác là đồng chí hay là anh em. Mọi giao dịch chỉ lấy quyền lợi quốc gia làm tiêu chuẩn.


Ngô Nhân Dụng

Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm
Tu Thân, Tề Gia, Trị Quốc, Bình Thiên Hạ
Khai Dân Trí, Chấn Dân Khí, Hậu Dân Sinh


Nguồn gốc của chiến tranh


Nếu vũ khí nguyên tử là mối đe doạ chết người và nhân loại không thể chịu đựng được chiến tranh nữa thì nhân loại cũng không thể chịu được được chủ nghĩa quốc gia nữa. Bất kì người có thiện chí nào cũng không được biện hộ cho việc sử dụng vũ lực - cả trong cũng ngoài nước . Tất cả những ai thực sự quan tâm tới hoà bình - những người yêu nhân loại và lo lắng cho sự sống còn của nó - cần phải thấy rằng đưa chiến tranh ra ngoài vòng pháp luật cũng có nghĩa là đưa việc sử dụng vũ lực ra ngoài vòng pháp luật.

Ayn Rand
Nguyên Trường dịch

Nguồn gốc của chiến tranh
“The Roots of War”


Lời người dịch: Tôn trọng quyền cá nhân con người, coi mỗi người là một thế giới riêng, là kẻ bị trị nhưng cũng có thể trở thành người cai trị chứ không phải là “gốc” của bất cứ thực thể nào, không đẩy họ vào tình trạng “được làm vua, thua làm giặc” thì mới mong loại bỏ được những cuộc Tổng diễn tập như đã từng xảy ra ở Bắc Giang vừa qua và chắc chắn sẽ còn xảy ra ở những nơi khác nữa. Đấy là bài học mà người dịch rút ra được từ tiểu luận này.


Nhiều người nói rằng vũ khí nguyên tử làm cho chiến tranh trở thành khủng khiếp đến mức buộc người ta phải suy nghĩ. Nhưng tất cả các dân tộc trên thế giới đều cảm thấy hốt hoảng và bất lực trước viễn cảnh là chiến tranh có thể xảy ra.

Tuyệt đối đa số người dân - những người sẽ chết trên chiến trường hay chết đói hoặc chết trong những đống đổ nát – không muốn có chiến tranh. Không bao giờ muốn. Nhưng từ thế kỉ này đến thế kỉ khác chiến tranh vẫn thường xuyên nổ ra, giống như một vệt máu dài song hành với lịch sử loài người vậy.

Người ta sợ chiến tranh có thể xảy ra vì họ biết, một cách hữu thức hay vô thức, rằng họ không bao giờ có thể từ bỏ được cái học thuyết vốn là nguyên nhân của các cuộc chiến tranh trong quá khứ và có thể là nguyên nhân của những cuộc chiến tranh trong hiện tại và tương lai - đấy là học thuyết nói rằng sử dụng vũ lực (dùng vũ lực chống lại những người khác) để đạt mục đích là chấp nhận được hay là biện pháp thực tiễn hoặc cần thiết nữa và có thể được biện hộ nếu đấy là mục đích “tốt”. Học thuyết này cho rằng vũ lực là một thành tố hợp pháp hoặc không thể tránh được của cuộc sống của con người và xã hội loải người.

Hãy xem một trong những đặc điểm xấu xa nhất của thế giới hôm nay: sự chuẩn bị chiến tranh điên cuồng nhất đi liền với sự tuyên truyền cho hoà bình cũng điên cuồng không kém. Và cả hai hiện tượng này đều xuất phát từ cùng một nguồn gốc - từ cùng một triết lí chính trị. Mặc dù đã bị phá sản, cái triết lí chính trị gọi là chủ nghĩa quốc gia vẫn giữ thế thượng phong trong thời đại chúng ta.

Xin xem xét bản chất của cái gọi phong trào gọi là hoà bình hiện nay. Tự nhận là nhân bản và lo lắng cho sự tồn vong của nhân loại, phong trào này kêu gào chấm dứt chạy đua vũ trang hạt nhân, từ bỏ vũ khí như là phương tiện giải quyết bất đồng giữa các quốc gia và đưa chiến tranh ra ngoài vòng pháp luật. Nhưng những phong trào hoà bình này lại không chống lại các chế độ độc tài, còn quan điểm chính trị của các thành viên của nó thì muôn màu muôn vẻ, từ nhà nước phúc lợi đến chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa cộng sản. Điều đó có nghĩa là họ chống lại việc dân tộc này sử dụng vũ lực chống lại dân tộc khác chứ không chống lại việc chính phủ của một nước sử dụng vụ lực nhằm chống lại các công dân của chính nó; điều đó cũng có nghĩa là họ chống lại việc sử dụng vũ lực nhằm chống lại kẻ thù có vũ trang, nhưng không chống lại việc sử dụng vũ lực nhằm chống lại những người tay không tấc sắt.

Các chế độ độc tài đã cướp bóc, phá hoại, gây ra nạn đói, tình cảnh dã man, trại lao động khổ sai, phòng tra tấn, giết người hàng loạt. Đấy chính là cái mà những người tự nhận là yêu hoà bình hiện nay sẵn sàng biện hộ hoặc chịu đựng – nhân danh tình yêu nhân loại.

Rõ ràng là cội nguồn tư tưởng của chủ nghĩa quốc gia (hay chủ nghĩa tập thể) là quan niệm bầy đàn của những người nguyên thuỷ, những kẻ không thể nhận thức được các quyền của cá nhân con người, những kẻ tin rằng bộ lạc là tối thượng, bộ lạc là kẻ nắm quyền toàn trí toàn năng, có quyền sinh quyền sát đối với các thành viên của nó và có thể hi sinh các thành viên bất cứ khi nào và cho bất cứ thứ gì mà nó cho là “tốt”. Không nhận thức được bất kì nguyên tắc xã hội nào, ngoại trừ nguyên tắc vũ lực bạo tàn, những người như thế tin rằng bộ lạc có thể ước muốn bất cứ thứ gì, miễn là có đủ sức và các bộ lạc khác chỉ là những con mồi, phải bị chinh phục, cướp bóc, bắt làm nô lệ hoặc xoá sổ hoàn toàn. Lịch sử của các dân tộc bán khai chính là một loạt những cuộc chiến tranh giữa các bộ lạc và tàn sát lẫn nhau. Sự kiện là cái hệ tư tưởng nguyên thuỷ đó vẫn còn điều khiển các quốc gia được trang bị vũ khí hạt nhân phải làm cho bất cứ ai quan tâm tới sự sống còn của nhân loại để tâm suy nghĩ.

Chủ nghĩa quốc gia là bạo lực đã được định chế hoá và cuộc nội chiến không bao giờ dứt. Nó không cho người ta bất cứ lựa chọn nào ngoài việc chiến đấu để giành quyền lực - tức là cướp hay là bị cướp, giết hay là bị giết. Khi vũ lực bạo tàn trở thành thước đo duy nhất đối với các hành vi của xã hội và không kháng cự nghĩa là chết thì ngay một hèn kém nhất, ngay cả con vật, thậm chí con chuột cũng sẽ chiến đấu. Một dân tộc bị nô dịch thì không thể có hoà bình được.

Nội chiến, tức là chiến tranh huynh đệ tương tàn giữa những người không thể tìm được luật pháp và công lí bằng con đường hoà bình, chứ không phải chiến tranh giữa các dân tộc mới là những cuộc đụng độ đẫm máu nhất trong lịch sử. Lịch sử của các nhà nước chuyên chế thường bị gián đoạn bởi những cuộc nổi dậy đẫm máu - những vụ bùng nổ của nỗi tuyệt vọng mù quáng, không cần hệ tư tưởng. không cần cương lĩnh hay kế hoạch nào hết - những vụ bạo loạn thường bị đàn áp bằng những vụ hành quyết dã man những kẻ phản loạn.

Trong chế độ chuyên chế tuyệt đối, cuộc “chiến tranh lạnh” do chủ nghĩa quốc gia sinh ra thường diễn ra dưới hình thức những cuộc thanh trừng đẫm máu, đấy là khi băng đảng này lật được băng đảng kia, như đã từng xảy ra ở nước Đức quốc xã hay ở Liên Xô. Trong nền kinh tế hỗn hợp, cuộc chiến tranh này diễn ra dưới hình thức cuộc chiến đấu giữa các nhóm lợi ích, mỗi nhóm đều chiến đấu cho việc thông qua những đạo luật có lợi cho họ và tước đoạt lợi ích của các nhóm khác .

Đất nước càng chia thành các nhóm đối địch nhau và làm cho người nọ chống báng người kia thì tinh thần quốc gia trong hệ thống chính trị của nước đó càng cao. Khi quyền cá nhân không còn thì cũng không thể nào xác định ai được làm gì, không thể nào xác định được đòi hỏi, ước mong hay quyền lợi của một người nào đó là đúng hay không. Lúc đó sẽ phải trở về với tiêu chuẩn của bộ lạc: anh có thể ước muốn bất cứ thứ gì, miễn là băng nhóm của anh có đủ sức. Muốn sống sót trong một hệ thống như thế người ta buộc phải sợ hãi, căm thù và giết hại lẫn nhau; đấy là hệ thống của những mưu đồ, những âm mưu bí mật, những vụ thông đồng, bao che, phản bội và đảo chính đẫm máu. Hệ thống này không đưa người ta đến tình huynh đệ, sự an toàn, thái độ hợp tác và hoà bình.

Chủ nghĩa quốc gia - cả trên nguyên tắc lẫn thực tế - chỉ là quyền lực của băng đảng. Chế độ độc tài chính là băng đảng được quyền cướp đoạt thành quả lao động của các công dân của chính đất nước mình. Sau khi đã làm khánh kiệt nền kinh tế của đất nước, kẻ cầm quyền có tinh thần quốc gia sẽ tấn công các nước láng giềng. Đấy là cách duy nhất giúp hắn trì hoãn vụ sụp đổ và kéo dài quyền lực của chính hắn. Một đất nước giày xéo lên quyền của các công dân nước mình thì cũng sẽ không tôn trọng quyền của các nước khác. Những kẻ không tôn trọng quyền của cá nhân con người thì cũng sẽ không công nhận quyền của các quốc gia khác: quốc gia là do nhiều cá nhân mà thành.

Chủ nghĩa quốc gia cần chiến tranh, còn đất nước tự do thì không. Chủ nghĩa quốc gia sống nhờ cướp bóc, đất nước tự do sống nhờ sản xuất.

Tất cả những cuộc chiến tranh lớn trong lịch sử đều là do các nước có nền kinh tế bị kiểm soát chặt chẽ hơn phát động nhằm chống lại những nước tự do hơn. Thí dụ Chiến tranh Thế giới I do nước Đức quân chủ và nước Nga Sa hoàng phát động, hai nước này đã lôi kéo các đồng minh tự do hơn của mình vào cuộc chiến. Chiến tranh Thế giới II là do liên minh Xô-Đức và cuộc tấn công phối hợp của họ vào nước Ba Lan gây ra.

Chúng ta thấy rằng trong Chiến tranh Thế giới II cả Đức và Liên Xô đều chiếm và tháo dỡ các nhà máy tại các nước mà họ chiếm được và chở về nhà, trong khi nước có nền kinh tế hỗn hợp tự do nhất là Mĩ, tức là nước nửa tư bản chủ nghĩa, thì chuyển thiết bị trị giá hàng tỉ dollar, trong đó có cả những nhà máy hoàn chỉnh, cho các nước đồng minh. (Xin đọc: Keller W. East Minus West = Zero. N.Y.: G.P. Putnam's Sons, 1962 để biết toàn bộ câu chuyện về sự cướp bóc của Liên Xô.)

Nước Đức và nước Nga cần chiến tranh, còn Mĩ thì không và cũng chẳng được lợi lộc gì. (Thực ra Mĩ đã thua về mặt kinh tế mặc dù đã giành thắng lợi trong cuộc chiến: chiến tranh đã để lại món nợ khổng lồ cho nhà nước, nợ lại càng gia tăng vì chính sách giúp đỡ các nước đồng minh và kẻ thù cũ mà chẳng mang lại lợi ích gì). Thế mà ngày hôm nay những người yêu chuộng hoà bình lại chống báng chủ nghĩa tư bản và ủng hộ chủ nghĩa quốc gia.

Chủ nghĩa tư bản laissez-faire là hệ thống xã hội duy nhất đặt căn bản trên nguyên tắc công nhận quyền cá nhân và vì vậy mà là hệ thống duy nhất loại bỏ vũ lực ra khỏi các mối quan hệ xã hội. Đây là hệ thống duy nhất chống lại chiến tranh, nếu xét về bản chất các nguyên tắc và quyền lợi căn bản của nó.

Tất cả những người được tự do sản xuất đều không có động cơ cướp bóc, chiến tranh chỉ làm cho họ thua thiệt chứ chẳng mang lại lợi lộc gì. Về mặt ý thức hệ, nguyên tắc tôn trọng quyền con người không cho phép người ta dùng vũ khí làm kế sinh nhai, cả ở trong cũng như ngoài nước. Vế mặt kinh tế, chiến tranh rất tốn kém: trong nền kinh tế tự do, nơi mà tài sản là sở hữu tư nhân, chiến phí sẽ phải lấy từ thu nhập của các công dân - không thể bơm ngân quĩ lên mà che đậy được – các công dân cũng không hi vọng chiến thắng sẽ bù đắp được thiệt hại về mặt tài chính (thuế khoá, sản xuất gián đoạn và tài sản bị phá huỷ). Như vậy là, quyền lợi kinh tế làm cho người công dân đứng về phía hoà bình.

Trong nền kinh tế nhà nước, nơi tài sản là “của công”, người công dân không có nhu cầu bảo vệ hoà bình về mặt kinh tế - anh ta chỉ là một giọt nước trong biển cả mà thôi – trong khi chiến tranh cho anh ta hi vọng (giả tạo) là sẽ được chủ cho thêm. Về mặt ý thức hệ, anh ta được dạy phải coi người là những con vật dùng để hiến tế, anh ta cũng là một trong số những người như thế: anh ta không hiểu được vì sao lại không được giết người nước ngoài trên chính cái bệ thờ nhân danh lợi ích của chính nhà nước.

Trong suốt chiều dài của lịch sử, nhà buôn và chiến binh vẫn là kẻ thù không đội trời chung với nhau. Thương mại không thể phát triển trên bãi chiến trường, nhà máy không thể sản xuất dưới trận mưa bom, lợi nhuận không thể sinh ra trên đống gạch vụn. Chủ nghĩa tư bản là xã hội của các thương nhân - vì vậy mà những kẻ sẵn sàng cướp bóc bao giờ cũng coi thương mại là “ích kỉ”, còn chinh phục là “cao thượng”.

Tất cả những người quan tâm đến hoà bình cần phải thấy rằng chủ nghĩa tư bản đã tạo ra cho nhân loại giai đoạn hoà bình dài nhất trong lịch sử - một giai đoạn không có những cuộc chiến tranh bao trùm lên toàn bộ thế giới văn minh - đấy là giai đoạn từ sau những cuộc chiến tranh của Napoleon vào năm 1815 cho đến khi nổ ra Chiến tranh Thế giới I vào năm 1914.

Nên nhớ rằng hệ thống chính trị thế kỉ XIX không phải là chủ nghĩa tư bản thuần tuý mà là nền kinh tế hỗn hợp. Nhưng dù sao thành phần tự do cũng là yếu tố chủ đạo, chưa bao giờ loài người tiến gần đến “thời đại tư bản chủ nghĩa” đến như thế. Nhưng thành tố quốc gia chủ nghĩa vẫn tiếp tục phát triển trong suốt thế kỉ XIX và đến năm 1914, tức là khi nó làm thế giới nổ tung, phần lớn chính sách của các chính phủ đã mang màu sắc quốc gia là chính.

Nếu như trong lĩnh vực đối nội, tất cả những điều xấu xa do chủ nghĩa quốc gia và sự kiểm soát của chính phủ gây ra đều được gán cho chủ nghĩa tư bản và thị trường tự do thì trong lĩnh vực đối ngoại, tất cả những điều xấu xa do chính sách mang màu sắc quốc gia chủ nghĩa gây ra đều được gán cho chủ nghĩa tư bản. Những huyền thoại như là “chủ nghĩa đế quốc tư bản”, “trục lợi bằng chiến tranh” hay quan niệm cho rằng chủ nghĩa tư bản giành được thị trường bằng những cuộc chinh phục vũ trang là những thí dụ về sự thiển cận hoặc thiếu thận trọng của các nhà bình luận và các nhà sử học theo trường phái quốc gia chủ nghĩa.

Bản chất của chính sách đối ngoại của chủ nghĩa tư bản là thương mại tự do – nghĩa là bãi bỏ tất cả các rào cản thương mại, bãi bỏ thuế khoá mang tính bảo hộ, bãi bỏ đặc quyền đặc lợi - mở những con đường giao thương trên khắp hành tinh cho việc trao đổi tự do trên bình diện quốc tế và cạnh tranh giữa các công dân của tất cả các nước buôn bán trực tiếp với nhau. Trong thế kỉ XIX, chính tự do thương mại đã giải phóng thế giới khỏi những tàn dư của chủ nghĩa phong kiến và chế độ chuyên chế của các chế độ quân chủ.

"Thế giới chấp nhận đế quốc Anh, cũng như trước đây từng chấp nhận đế chế Rome, vì nó hướng năng lượng của con người vào lĩnh vực tương mại. Mặc dù việc cai trị hà khắc, với những kết quả khủng khiếp, vẫn còn được áp đặt đối với Ireland, nhưng nói chung luật pháp và tự do thương mại là những món hàng xuất khẩu “vô hình” đã xâm nhập vào nước này. Trên thực tế, khi nước Anh còn làm chủ các đại dương, bất kì người nào thuộc bất kì dân tộc nào đều có thể mang hàng và tiền một cách an toàn đến bất kì đâu”. (Isabel Paterson, The God of the Machine, Caldwell, Idaho: Caxton Printers, 1964, p. 121. Xuất bản lần thứ nhất năm 1943.)

Cũng như Rome, khi thành tố áp bức của nước Anh với nền kinh tế hỗn hợp phát triển đến mức trở thành chính sách giữ thế thượng phong và trở thành chủ nghĩa quốc gia thì đế chế tan rã. Không phải lực lượng vũ trang đã làm cho đế chế trở thành thực thể gắn bó với nhau.

Nhờ cạnh tranh mà chủ nghĩa tư bản giành và giữ được thị trường, cả trong cũng như ngoài nước. Thị trường giành được bằng chiến tranh chỉ có giá trị (tạm thời) đối với những người ủng hộ nền kinh tế hỗn hợp, tức là những người tìm cách bế quan toả cảng, không cho cạnh tranh quốc tế, áp đặt các biện pháp hạn chế và như vậy cũng chính là giành đặc quyền đặc lợi bằng vũ lực. Chính những doanh nhân nhờ bàn tay của chính phủ để tìm những khoản ưu tiên ưu đãi ở trong nước cũng lại là những kẻ dùng bàn tay của chính phủ để tìm những thị trường đặc biệt ở nước ngoài. Ai phải trả giá? Đa số các doanh nhân, những người đóng thuế cho những vụ phiêu lưu nhưng chẳng được gì, sẽ phải trả giá. Kẻ nào biện hộ và quảng bá những chính sách như thế ra xã hội? Đấy là những người trí thức có tinh thần quốc gia chủ nghĩa, họ chính là những người sáng tác ra các học thuyết gọi là “quyền lợi của xã hội” hay “uy tín quốc gia”, hoặc “sứ mệnh đặc biệt”.

Trong tất cả các nền kinh tế hỗn hợp, những kẻ nhờ chiến tranh mà được lợi là: những người có thế lực chính trị, họ kiếm được tài sản nhờ sự ưu đãi của chính phủ cả trong và sau chiến tranh - họ không thể nào kiếm được số tài sản như thế trên thị trường tự do.

Xin nhớ rằng các công dân – nghèo hay giàu, chủ doanh nghiệp hay công nhân thì cũng thế - không có quyền phát động chiến tranh. Đấy là đặc quyền của chính phủ. Chính phủ loại nào có nhiều khả năng đẩy đất nước vào cuộc chiến hơn: chính phủ với những quyền lực hạn chế được qui định trong khuôn khổ của hiến pháp – hay chính phủ có quyền lực vô hạn, dễ dàng bị những nhóm có tư tưởng hiếu chiến hoặc những nhóm sẽ giàu lên nhờ chiến tranh gây áp lực, chính phủ có thể buộc quân đội lên đường theo ý thích nhất thời của một người đứng đầu duy nhất?

Nhưng những người yêu chuộng hoà bình hiện nay lại không ủng hộ chính phủ hạn chế. (Không cần phải nói rằng chủ nghĩa hoà bình đơn phương cũng chẳng khác gì mời gọi bọn xâm lược. Nếu như mỗi người đều có quyền tự vệ thì đất nước tự do cũng có quyền đó nếu bị tấn công. Nhưng điều đó cũng không cho phép chính phủ quyền buộc toàn dân phải thi hành luật nghĩa vụ quân sự - đấy chính là sự vi phạm trắng trợn quyền của con người được tự ý định đoạt đời sống của mình. Không có gì mâu thuẫn giữa đức hạnh và thực tiễn ở đây hết: quân đội tình nguyện là đội quân hữu hiện nhất, nhiều chuyên gia quân sự có uy tín đã nói như thế. Đất nước tự do không bao giờ thiếu người tình nguyện một khi bị tấn công. Nhưng chẳng mấy người tình nguyên tham gia những vụ phiêu lưu như chiến tranh ở Triều Tiên hay Việt Nam. Không có lực lượng quân dịch, chính sách đối ngoại của những người theo phái quốc gia hay những nền kinh tế hỗn hợp sẽ trở thành bất khả thi.)

Khi đất nước vẫn còn tự do, thậm chí nửa tự do, thì những người được hưởng lợi từ nền kinh tế hỗn hợp sẽ không phải là nguồn gốc của chính sách kích động chiến tranh và cũng không phải là nguyên nhân đầu tiên đẩy đất nước vào vòng chiến. Họ chỉ là những con kền kền chính trị kiếm chác được trong xu hướng chung của xã hội mà thôi. Những nhà trí thức ủng hộ cho nền kinh tế hỗn hợp chính là những người tạo ra xu hướng đó.

Xin xem xét mối liên hệ giữa chủ nghĩa quốc gia và chủ nghĩa quân phiệt trong lịch sử tư tưởng thế kỉ XIX và XX. Cũng như việc phá huỷ chủ nghĩa tư bản và sự ngóc đầu dậy của nhà nước toàn trị không phải là do các doanh nhân hay giới lao động hoặc bất kì quyền lợi kinh tế nào khác mà là do hệ tư tưởng quốc gia đang giữ thế thượng phong của những người trí thức gây ra - việc hồi sinh học thuyết biện hộ cho việc chinh phục và những cuộc “thập tự chinh” bằng vũ lực nhân danh các “lí tưởng” chính trị cũng là sản phẩm của những người trí thức, những người tin rằng có thể đạt được điều “tốt” bằng vũ lực.

Sự ngóc đầu dậy của tinh thần đế quốc dân tộc chủ nghĩa ở Mĩ không xuất phát từ cánh hữu mà xuất phát từ cánh tả, không xuất phát từ quyền lợi của những doanh nghiệp lớn mà xuất phát từ những nhà cải cách theo xu hướng chủ nghĩa tập thể, những người có ảnh hưởng đối với chính sách của các tổng Theodore Roosevelt và Woodrow Wilson. (Những ai muốn tìm hiểu lịch sử của những ảnh hưởng như thế xin đọc: Arthur A. Ekirch, Jr. The Decline of American Liberalism, New York: Longmans, Green, 1955.)

Giáo sư Ekirch viết: “Khi những người cấp tiến càng tích cực ủng hộ chế độ quân dịch bắt buộc và quan niệm “nghĩa vụ của người da trắng” thì đấy rõ ràng là biểu hiện của chế độ gia trưởng, tương tự như những đạo luật về cải cách kinh tế của họ. Chủ nghĩa đế quốc, theo một nghiên cứu gần đây về chính sách đối ngoại của Mĩ, chính là cuộc nổi dậy chống lại chủ nghĩa tự do. Tinh thần của chủ nghĩa đế quốc đưa nghĩa vụ lên trên quyền lợi, đưa lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân, đặt những giá trị anh hùng lên trên vật chất, đặt hành động cao hơn tư duy, đặt các xung động tự nhiên lên trên trí tuệ trần trụi” (Tác phẩm đã dẫn, trang 189. Trích lại từ: R. E. Osgood, Ideals and Self-Interest in America’s Foreign Relations, Chicago: University of Chicago Press, 1953, trang 47.)

Giáo sư Ekirch viết về Woodrow Wilson như sau: "Wilson chắc chắn muốn nền ngoại thương của Mĩ phát triển như là kết quả của sự cạnh tranh tự do trên bình diện quốc tế, nhưng do những tư tưởng về đạo lí và trách nhiệm, ông dễ dàng thực hiện những biện pháp can thiệp trực tiếp của Mĩ và coi đấy là phương tiện bảo vệ quyền lợi quốc gia (sách đã dẫn, trang 199). Và: "Có vẻ như ông cảm thấy rằng nước Mĩ có sứ mệnh truyền bá những định chế của nó – mà ông cho là dân chủ và tự do – tới những khu vực còn tăm tối hơn trên thế giới (như trên). Không phải những người ủng hộ chủ nghĩa tư bản đã giúp Wilson đẩy một dân tộc yêu chuộng hoà bình vào cơn cuồng loạn “thập tự chinh” bằng quân sự mà chính là tờ tạp chí theo đường lối “tự do” The New Republic đã làm việc đó. Biên tập viên tờ tạp chí này, ông Herbert Croly, nói như sau: “Dân tộc Mĩ cần một vụ phiêu lưu mang tính đạo đức sâu sắc, đấy chính là liều thuốc bổ”.

Trong khi Wilson, một nhà cải cách “theo đường lối tự do” đấy nước Mĩ vào Chiến tranh Thế giới I nhằm “làm bảo vệ nền dân chủ trên thế giới” thì Franklin D. Roosevelt, một nhà cải cách “theo đường lối tự do” khác nhân danh “bốn quyền tự do” đã đẩy nước Mĩ vào Chiến tranh Thế giới II. Thế mà trong cả hai trường hợp, tuyệt đại đa số những người “bảo thủ” và đại diện cho các doanh nghiệp lớn đều chống lại chiến tranh, nhưng họ đã bị bịt miệng. Trong trường hợp Chiến tranh Thế giới II họ đã bị bôi nhọ bằng những từ ngữ như: “những kẻ theo chủ nghĩa biệt lập”, “bọn phản động”, “nước Mĩ trên hết”..v.v..

Chiến tranh Thế giới I không dẫn tới dân chủ mà lại tạo ra ba chế độ độc tài, đấy là nước Nga Xô-viết, nước Ý phát xít và nước Đức Quốc xã. Chiến tranh Thế giới II không dẫn tới “bốn quyền tự do” mà lại đưa một phần ba nhân loại vào vòng nô lệ cộng sản.

Nếu hoà bình là mục đích của những người trí thức hiện nay thì tưởng như những thất bại trên bình diện rộng lớn như thế và bằng chứng về những đau khổ không nói được nên lời của biết bao nhiêu người như thế sẽ buộc họ phải suy nghĩ và đánh giá lại những luận điểm mang tính quốc gia chủ nghĩa của mình. Nhưng họ vẫn là những người đui mù trước tất cả, trong họ chỉ có mỗi lòng hận thù chủ nghĩa tư bản mà thôi, bây giờ họ khẳng định rằng “nghèo đói sinh ra chiến tranh” (và biện hộ cho chiến tranh theo cách đó). Nhưng vấn đề là: cái gì sinh ra nghèo đói? Nếu bạn nhìn vào thế giới ngày hôm nay và nếu bạn nhìn lại lịch sử thì bạn sẽ tìm được câu trả lời: mức độ tự do của một nước chính là mức độ thịnh vượng của nước đó.

Nhiều người hiện nay cũng hay phàn nàn rằng thế giới bị chia thành nước “giàu” và nước “nghèo”. Nhưng xin nhớ rằng nước giàu là nước tự do, còn nước nghèo là nước không có tự do.

Người nào muốn chống chiến tranh thì phải chống chủ nghĩa quốc gia trước đã. Khi người ta vẫn giữ trong đầu quan niệm có từ thời ăn lông ở lỗ rằng cá nhân chỉ là “bia đỡ đạn” cho tập thể, rằng một số người có thể dùng vũ lực để cai trị những người khác, và rằng một số điều (bất kì điều gì) có thể biện hộ cho việc cai trị như thế thì khi đó trong nước vẫn không có hoà bình và giữa các dân tộc cũng không thể có hoà bình.

Đúng là vũ khí nguyên tử làm cho chiến tranh trở thành khủng khiếp đến mức buộc người ta phải suy nghĩ. Nhưng đối với một người thì chết vì bom hạt nhân, hay chết vì bom làm bằng thuốc nổ thông thường hoặc chết vì cú đánh của một cái dùi cui cũng đều là chết cả. Đối với người đó, bao nhiêu người chết và mức độ tàn phá cũng thế mà thôi. Thật là kinh tởm khi thấy những người coi số người chết là điều đáng sợ, trong khi họ sẵn sàng đưa một số thanh niên vào chỗ chết vì bộ lạc của họ, nhưng lại la toáng lên khi cả bộ lạc có thể bị diệt vong. Hơn nữa: họ tỏ sẵn sàng tha thứ cho việc giết hại hàng loạt những người tay không tấc sắt nhưng lại đứng lên phản đối chống chiến tranh giữa các quốc gia được trang bị đến tận răng.

Khi người dân còn bị nô dịch bằng vũ lực thì họ còn chống cự và sẽ sử dụng tất cả các loại vũ khí mà họ có trong tay. Khi người ta bị bọn Quốc xã đưa vào lò hơi ngạt hay bị những người cộng sản đem ra trường bắn mà không thấy ai lên tiếng bảo vệ thì người ta có còn yêu nhân loại hay còn quan tâm đến sự tồn vong của nhân loại nữa hay không? Hay người ta sẽ cảm thấy có lí khi nghĩ rằng cái nhận loại đang tự ăn thịt mình như thế, cái nhân loại chấp nhận nền độc tài như thế, chẳng nên sống làm gì?

Nếu vũ khí nguyên tử là mối đe doạ chết người và nhân loại không thể chịu đựng được chiến tranh nữa thì nhân loại cũng không thể chịu được được chủ nghĩa quốc gia nữa. Bất kì người có thiện chí nào cũng không được biện hộ cho việc sử dụng vũ lực - cả trong cũng ngoài nước . Tất cả những ai thực sự quan tâm tới hoà bình - những người yêu nhân loại và lo lắng cho sự sống còn của nó - cần phải thấy rằng đưa chiến tranh ra ngoài vòng pháp luật cũng có nghĩa là đưa việc sử dụng vũ lực ra ngoài vòng pháp luật.


Nguyên Trường

Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm
Tu Thân, Tề Gia, Trị Quốc, Bình Thiên Hạ
Khai Dân Trí, Chấn Dân Khí, Hậu Dân Sinh


26 August 2010

Xây dựng văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội - bắt đầu từ đâu?


Chỉ trên cơ sở một nền kinh tế phát triển bền vững với mục tiêu hướng về phục vụ cho lợi ích của số đông, không tạo ra sự cách biệt giầu nghèo qúa lớn, bảo đảm môi trường được bảo vệ; chỉ trên cơ sở một nền chính trị lành mạnh, dân chủ, công khai, minh bạch mà văn hóa với tư cách là nền tảng tinh thần của xã hội mới có thể được xây dựng và phát triển vững chắc.

Chừng nào kinh tế tăng trưởng chưa đi đôi với sự phát triển bền vững, nền chính trị được xác lập còn ẩn chứa nhiều khuyết tật có tính hệ thống do thiếu dân chủ, thiếu minh bạch công khai thì chừng ấy văn hóa chưa thể thoát khỏi tình trạng sa sút, xuống cấp và đương nhiên chưa thể làm tốt được vai trò là nền tảng tinh thần của xã hội một cách đúng nghĩa.

Phan Hồng Giang

Xây dựng văn hóa là nền tảng tinh thần
của xã hội - bắt đầu từ đâu?


1. Từ sau Hội nghị Trung ương 10 (khóa IX) diễn ra năm 2004, chúng ta thường xuyên được nghe nói đến luận điểm chỉ ra điều kiện cần thiết để phát triển tòan diện và bền vững đất nứơc - đó là luận điểm về sự gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng, chỉnh đốn Đảng là then chốt với nhiệm vụ xây dựng văn hóa là nền tảng tinh thần.

Ba nhiệm vụ này có thể nói là thuộc về 3 lĩnh vực chính của đời sống xã hội: kinh tế, chính trị, văn hóa.

Chúng ta dễ dàng thừa nhận rằng các lĩnh vực trên luôn gắn bó mật thiết với nhau, lồng ghép vào nhau - trong kinh tế có chính trị, văn hóa; trong chính trị có yếu tố kinh tế, văn hóa; trong văn hóa có chính trị, kinh tế… Sự tách bạch các lĩnh vực này có ý nghĩa tương đối ở tầm vĩ mô, còn ở cấp vi mô, cấp cơ sở thì có thể nói các lĩnh vực này càng gắn chặt với nhau, giao thoa rõ rệt với nhau. Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về văn hóa đã từng chỉ ra mục tiêu của sự nghiệp văn hóa chung là "phải làm sao cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội", nghĩa là cũng nhấn mạnh đến sự gắn bó hữu cơ giữa ba lĩnh vực chính trên đây.

2. "Có thực mới vực được đạo". Đây là điều dễ nhận thấy: Khi đời sống vật chất (văn hóa vật chất) - hệ quả trực tiếp của kinh tế - được đảm bảo và dần dần nâng cao thì những đòi hỏi về văn hóa tinh thần cũng tăng lên theo. Các nhu cầu vật chất (ăn, mặc, ở, đi lại, làm việc, chăm sóc sức khỏe…) mà thiếu đi, không đảm bảo thì đương nhiên các nhu cầu tinh thần bị hạn chế theo. Vì vậy yêu cầu xóa đói giảm nghèo, đặc biệt ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng các dân tộc thiểu số là tiền đề quan trọng bậc nhất để xây dựng, phát triển văn hóa đồng đều trên cả nước ta. Đời sống văn hóa các khu vực công nghiệp mới cũng là một trọng tâm, khi mà điều kiện ăn ở của công nhân, đặc biệt là những người nhập cư từ các vùng nông thôn nghèo, còn quá thấp kém. (Kinh tế khu công nghiệp phát triển, nhưng đời sống vật chất, tinh thần của người công nhân hoàn toàn chưa tương xứng.)

Chừng nào tăng trưởng kinh tế còn chủ yếu diễn ra theo chiều rộng (dựa vào khai thác tài nguyên, đất đai, lao động giá rẻ, gia công hàng giá trị công nghệ thấp...), hiệu quả đầu tư thấp thì hậu quả tất yếu là nhập siêu, thâm hụt ngân sách, lạm phát, tiền lương thực tế bị giảm sút. Tình trạng này chắc chắn không phải là điều kiện thuận lợi cho việc cải thiện đời sống văn hóa.

3. Nói "xây dựng, chỉnh đốn Đảng là nhiệm vụ then chốt", theo tôi, mới là nói đến phần cốt lõi trong nhiệm vụ xây dựng và đổi mới hệ thống chính trị. (Đảng là hạt nhân của hệ thống chính trị, nhưng không phải là tất cả).

Hệ thống chính trị của chúng ta (bao gồm Đảng, chính quyền, các cơ quan lập pháp, tư pháp, các đoàn thể quần chúng…) về nguyên tắc là "của dân, do dân, vì dân". Nhưng trên thực tế, nơi này nơi khác, lúc này lúc khác, đã không thể hiện được tính chất tốt đẹp đó do thiếu cơ chế giám sát minh bạch, hiệu quả từ phía người dân đối với xu hướng lạm quyền, trục lợi của một bộ phận bộ máy quyền lực. Từ đấy tệ tham nhũng có điều kiện xuất hiện và phát tán như một đại dịch "cúm gia cầm"; tệ sách nhiễu hách dịch, cửa quyền, mất dân chủ với dân, cũng không còn là chuyện hiếm. Đáng tiếc là những khuyết tật xấu xa này lại bộc lộ ở những người có chức, có quyền, mà những người này phần lớn là đảng viên. (Điều trớ trêu là hầu như chỉ đảng viên, chỉ những người có chức quyền mới có thể có điều kiện phạm những tội lỗi tầy đình đó với dân, với nước!).

Sự tha hóa xuống cấp về tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên đã "khơi mào" cho sự xuống cấp, tha hóa của đạo đức xã hội nói chung. (Nếu tầng lớp gọi là "tinh hoa" của xã hội không còn tốt đẹp, gương mẫu thì đương nhiên sẽ dẫn đến sự tha hóa của nhiều "phó thường dân" khác. Xưa nay "thượng" đã "bất chính" thì "hạ tắc loạn"!).

Chính vì vậy mà việc "xây dựng, chỉnh đốn Đảng" đã trở thành nhiệm vụ then chốt. Không thực hiện tốt nhiệm vụ này, toàn bộ cơ đồ của sự nghiệp đổi mới có nguy cơ bị đe dọa, đổ vỡ.

Thực hiện nhiệm vụ này không có con đường nào hiệu quả hơn là đặt toàn bộ hệ thống chính trị - trong đó Đảng giữ vai trò hạt nhân - dưới sự giám sát của nhân dân, của pháp luật. Và ở đây dân chủ hóa, công khai hóa là bài thuốc có sức mạnh vạn năng.

4. Dưới một góc nhìn nào đó, văn hóa là hệ quả của kinh tế, chính trị. Đặc biệt, sự đổi mới hệ thống chính trị (với nhiệm vụ then chốt là xây dựng, chỉnh đốn Đảng) tác động trực tiếp đến sự nghiệp văn hóa ở lĩnh vực cốt lõi là xây dựng tâm hồn, lối sống tốt đẹp của con người.

Không thể có một đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh - là nền tảng tinh thần của xã hội - nếu những con người cụ thể của hệ thống chính trị (với sứ mệnh là hình mẫu của hệ thống giá trị đạo đức cho cả xã hội) lại bị tha hóa ở một bộ phận khá phổ biến. Từ đây, nhiều chuẩn mực giá tri văn hóa - đạo đức bị đảo lộn, đánh tráo: thay cho sự cao cả của lý tưởng sống - là sức mạnh trần trụi của đồng tiền; thay cho chủ thuyết tư tưởng to tát là những toan tính đầy thực dụng nhằm "vinh thân phì gia"; thay cho những chân lý được kiểm nghiệm bằng thực tiễn là sự áp đặt những ý đồ che đậy cho quyền lợi của các phe nhóm; thay cho khát vọng hiểu biết không ngừng vốn tri thức khoa học là tìm kiếm bằng cấp "dỏm" để đua tranh vào các vị trí quan chức mang lại đầy lợi lộc; thay cho tình cảm hướng thiện chân thành là "tuyệt chiêu" sắm vai đạo đức giả; cái đẹp bị thay bằng các ham muốn dung tục, tầm thường; tình người bị thay bằng bán mua, đổi chác… Nói gọn lại là nền tảng tinh thần, nền tảng đạo đức của xã hội bị xói mòn ở phần cơ bản nhất. Nếu không kịp thời ngăn chặn, để cho nó di căn, di truyền cho thế hệ sau thì đó quả sẽ là một hiểm họa của cả dân tộc.

5. Những phương diện dễ thấy nhất của lĩnh vực văn hóa như bảo tồn di sản (vật thể và phi vật thể), văn học nghệ thuật, thông tin đại chúng, xuất bản báo chí, văn hóa các dân tộc thiểu số, giao lưu văn hóa quốc tế… đương nhiên là phải thường xuyên nằm trong mối quan tâm của chúng ta, khi đề cập đến sự nghiệp xây dựng văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội. Đó là những hoạt động thường xuyên của ngành văn hóa thông tin.

Nhưng xin thêm một lần nữa nhắc lại: chính văn hóa hiểu theo nghĩa rộng của từ này - bao gồm những nội dung gắn bó chặt chẽ với kinh tế, với chính trị, đặc biệt là trên phương diện tâm hồn, đạo đức, lối sống của những con người trong xã hội - mới có thể đảm đương vai trò nền tảng tinh thần của xã hội.

Và bởi vậy, khi nói tới sự cần thiết xây dựng văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, chúng ta phải bắt đầu đi từ xây dựng, đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính trị, từ xây dựng và phát triển cơ sở vật chất của xã hội là kinh tế.

Đổi mới hệ thống chính trị, trước hết là đổi mới cơ chế, cải cách luật pháp sao cho nhân dân thực sự được làm chủ; mọi hoạt động của hệ thống quyền lực được đặt dưới sự giám sát hiệu quả của nhân dân thông qua các thiết chế phi chính phủ, thông qua báo chí và dư luận xã hội.

Mọi thông tin không thuộc bí mật an ninh, quốc phòng cần được công khai để người dân, công luận có điều kiện giám sát thực sự. (Chỉ trong một bối cảnh mù mờ về thông tin, nhập nhèm về tính minh bạch, thì mọi toan tính trục lợi cho cá nhân, cho phe nhóm mới có điều kiện phát sinh, phát tán).

Cải cách pháp luật là xây dựng được trên thực tế một Nhà nước pháp quyền, sao cho trong đó pháp luật giữ vị thế tối thượng; không một tổ chức, một cá nhân nào được tùy tiện đứng trên pháp luật nhân danh những lợi ích cao cả nào đó; không một cá nhân, một tổ chức nào được phép cho mình độc quyền sở hữu chân lý - mọi chân lý đều phải được kiểm nghiệm qua tranh luận công khai, kiểm nghiệm bằng thực tiễn phát triển của đất nước, thực tiễn nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Chỉ trên cơ sở một nền kinh tế phát triển bền vững với mục tiêu hướng về phục vụ cho lợi ích của số đông, không tạo ra sự cách biệt giầu nghèo qúa lớn, bảo đảm môi trường được bảo vệ; chỉ trên cơ sở một nền chính trị lành mạnh, dân chủ, công khai, minh bạch mà văn hóa với tư cách là nền tảng tinh thần của xã hội mới có thể được xây dựng và phát triển vững chắc.

Chừng nào kinh tế tăng trưởng chưa đi đôi với sự phát triển bền vững, nền chính trị được xác lập còn ẩn chứa nhiều khuyết tật có tính hệ thống do thiếu dân chủ, thiếu minh bạch công khai thì chừng ấy văn hóa chưa thể thoát khỏi tình trạng sa sút, xuống cấp và đương nhiên chưa thể làm tốt được vai trò là nền tảng tinh thần của xã hội một cách đúng nghĩa.

Trong bối cảnh xã hội hôm nay, xây dựng văn hóa trước tiên cần bắt đầu bằng xây dựng chính trị và kinh tế. Mà nếu xây dựng kinh tế là việc đòi hỏi nhiều tiền của và thời gian, thì việc đổi mới hệ thống chính trị, phát huy dân chủ, minh bạch, công khai lại chỉ phụ thuộc trước tiên vào ý chí chính trị, vào quyết tâm ngay từ bây giờ của chúng ta./.


Phan Hồng Giang

Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm
Tu Thân, Tề Gia, Trị Quốc, Bình Thiên Hạ
Khai Dân Trí, Chấn Dân Khí, Hậu Dân Sinh




Thật vậy, dân tộc Việt Nam hãy can đảm đứng lên để lật qua những trang sử cộng sản đẫm máu và đau thương. Đã quá trễ rồi. Ngày nào còn cộng sản, thì còn chết chóc, tù đày, tự do, nhân quyền còn bị chà đạp.
Nhà cầm quyền cộng sản, hơn lúc nào hết, luôn buộc người dân lo nghĩ đến chuyện miếng ăn, cái mặc. Cái bụng lúc nào cũng phải cảm thấy còn đoi đói, chưa no. Và người dân thì thiếu thốn nhu yếu phẩm, lo chạy gạo từng bữa. Ðủ hôm nay thì thiếu ngày mai, hay được nồi cơm sáng, thì lại chưa có nồi cơm chiều. Cuộc đời cứ quần quật lo đói rách như thế, thì xin hỏi, còn chi thì giờ mà nhân dân nghĩ đến tranh đấu, hoặc đòi hỏi tự do dân chủ nhân quyền?
Cụ Tây Hồ Phan Chu Trinh từng dạy: “Xét lịch sử xưa, dân nào khôn ngoan biết lo tự cường tự lập, mua lấy sự ích lợi chung của mình thì càng ngày càng bước tới con đường vui vẻ. Còn dân thì ngu dại, cứ ngồi yên mà nhờ trời, mà mong đợi trông cậy ở vua ở quan, giao phó tất cả quyền lợi của mình vào trong tay một người, hay một chính phủ muốn làm sao thì làm, mà mình không hành động, không bàn luận, không kiểm xét, thì dân ấy phải khốn khổ mọi đường. Anh chị em đồng bào ta đã hiểu thấu các lẽ, thì phải mau mau góp sức lo toan việc nước mới mong có ngày cất đầu lên nổi”.
"The religion of the future will be a cosmic religion. The religion which is based on experience, which refuses dogmatism. If there's any religion that would cope with modern scientific needs it will be Buddhism." Albert Einstein

Tôn giáo trong tương lai sẽ là tôn giáo của vũ trụ. Tôn giáo này dựa trên kinh nghiệm và không chấp nhận chủ nghĩa giáo điều. Nếu có một tôn giáo nào tương thích với khoa học hiện đại, đó chính là Phật Giáo.




Bạn Ơi Hãy Cùng Nhau Đấu Tranh Cho Cuộc Sống Của Mình & Tương Lai Của Con Cháu Mình !!!



Nhân Dân Cần Nhận Diện Bộ Mặt Thật Của Giới Cầm Quyền. Phải Hành Động Cụ Thể Đối Với Bọn Chúng !!!



Chỉ Mặt, Nhận Diện Bọn Cán Bộ Óc Đất, Lũ Công An Lưu Manh, Đám Quan Chức Tham Nhũng, Tay Sai !!!

Công Nhân Bị Đánh Đập Tàn Nhẫn, Dã Man !!!


Followers