12 July 2011

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: KỶ NIỆM SINH NHẬT THỨ 76

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA
KỶ NIỆM SINH NHẬT THỨ 76 TẠI WASHINGTON, DC

Sarah Khan (Washington Post)

Vị lãnh đạo tinh thần Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói chuyện trong Pháp Hội Thời Luân cho Hòa Bình Thế Giới 2011 ("Kalachakra for World Peace 2011") tại Trung tâm Verizon ở thủ đô Washington, DC,  ngày 6 tháng 7 năm 2011.  Một nghi lễ Phật giáo kéo dài 11 ngày, được tổ chức lần đầu tiên trong hơn 5 năm qua, cung ứng cho các hành giả tu tập thiền định và cầu nguyện cho hòa bình thế giới.

Đức Đạt Lai Lạt Ma kỷ niệm sinh nhật thứ 76 của mình vào ngày thứ Tư tại Trung tâm Verizon, bao quanh bởi các Phật tử và những người hâm mộ ngài. Lễ này là một phần của Pháp Hội Thời Luân cho Hòa Bình Thế Giới 2011, với sự tham dự của các hậu duệ của cố Mục Sư Martin Luther King Jr và Mohandas K. Gandhi.

Đức Đạt Lai Lạt Ma ngồi tại trung tâm sân khấu với Martin Luther King III, con trai của cố Mục Sư Martin Luther King Jr , người đứng đầu phong trào nhân quyền tại Hoa Kỳ vào năm 1960, và Arun Gandhi, cháu trai của nhà lãnh đạo Gandhi đã vận động độc lập cho quốc gia Ấn Độ vào nhiều thập niên trước đây. Tất cả đều có bài phát biểu ca ngợi những lợi ích của tinh thần bất bạo động, lòng từ bi và hòa bình thế giới.

Cả hai vị Gandhi và King đều nói về gốc rễ của vấn đề bạo lực thể chất và tầm quan trọng của sự gia tăng cảm xúc như không khoan dung, thành kiến và tức giận.
"Chúng ta đã trở thành sự thay đổi mà chúng ta muốn nhìn thấy trong thế giới", Gandi nói, trích dẫn một câu nói của ông nội ông ta. "Chúng ta phải thay đổi chính mình", Gandhi nói thêm.

Đức Đạt Lai Lạt Ma sau đó đã lên sân khấu để nói về tầm quan trọng của sự lạc quan, tự tin và tính chất không quan trọng của cải vật chất, mà ngài nói là sự "đáng xấu hổ". Ngài cũng nói về việc nghỉ hưu gần đây của ngài, từ bỏ vai trò lãnh đạo chính trị, ngài nói rằng ngài đã được cho là "đạo đức giả" khi ngài cổ võ cho việc tách rời vấn đề tôn giáo và nhà nước, trong khi tuyên bố lãnh đạo trong cả hai lĩnh vực.

"Bây giờ tôi có thể nói rằng các cơ cấu tổ chức tôn giáo và các tổ chức chính trị phải được tách biệt. Lời tuyên bố của tôi là chân thực, "

Đức Đạt Lai Lạt Ma đã hoàn tất một nửa cuối cùng của bài phát biểu bằng tiếng Tây Tạng. Đám đông đã hát lên bài hát sinh nhật trước khi ngài rời trung tâm vào lúc 12 giờ trưa.

Trong khi đó, bên ngoài trung tâm, một nhóm hàng trăm người tụ tập trên đường số 7th và diễu hành từ trung tâm đến ngã tư đường 7th và đường 4th.

"Mỗi khi chúng tôi có được một cơ hội, chúng tôi thực sự vui mừng và hạnh phúc khi được diện kiến ngài," Sonam Yangzom, giám đốc Hiệp hội Tây Tạng bang Connecticut, người đã đến đây với khoảng 100 người khác để ăn mừng sinh nhật của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Yangzom đã giúp đưa lên cao một biểu ngữ lớn, ánh sáng màu xanh lá cây chúc mừng sinh nhật Đức Đạt Lai Lạt Ma. Nhiều người vẫy cờ Tây Tạng và cờ Mỹ khi họ diễu hành xuống các đường phố.

Tịnh Thủy
(Theo Washington Post)

Đức Đạt Lai Lạt Ma nói chuyện tại Verizon Center in Washington, DC, July 6, 2011. Ảnh: AFP PHOTO / Saul LOEB

Đức Đạt Lai Lạt Ma đang nhận lời cầu chúc của một cư sĩ Phật Tử Việt Nam. Ảnh: AFP PHOTO / Saul LOEB

Đức Đạt Lai Lạt Ma đang nhận lời cầu chúc của một nữ Phật Tử Việt Nam. Ảnh: AFP PHOTO / Saul LOEB

Đức Đạt Lai Lạt Ma đang cầu nguyện, bắt đầu buổi lễ. Ảnh: AFP PHOTO / Saul LOEB

Ảnh: AFP PHOTO / Saul LOEB

Martin Luther King III và Arun Gandhi ngồi bên cạnh Đức Đạt Lai Lạt Ma trong phòng chờ. (Ảnh: Sarah Khan)

CÁC HÌNH DƯỚI ĐÂY CHỤP QUANG CẢNH BÊN NGOÀI VERIZON CENTER (Ảnh: Sarah Khan)


Xem Video You Tube:
http://www.youtube.com/watch?v=3XFhWI6QOHg

No comments:

Post a Comment



Thật vậy, dân tộc Việt Nam hãy can đảm đứng lên để lật qua những trang sử cộng sản đẫm máu và đau thương. Đã quá trễ rồi. Ngày nào còn cộng sản, thì còn chết chóc, tù đày, tự do, nhân quyền còn bị chà đạp.
Nhà cầm quyền cộng sản, hơn lúc nào hết, luôn buộc người dân lo nghĩ đến chuyện miếng ăn, cái mặc. Cái bụng lúc nào cũng phải cảm thấy còn đoi đói, chưa no. Và người dân thì thiếu thốn nhu yếu phẩm, lo chạy gạo từng bữa. Ðủ hôm nay thì thiếu ngày mai, hay được nồi cơm sáng, thì lại chưa có nồi cơm chiều. Cuộc đời cứ quần quật lo đói rách như thế, thì xin hỏi, còn chi thì giờ mà nhân dân nghĩ đến tranh đấu, hoặc đòi hỏi tự do dân chủ nhân quyền?
Cụ Tây Hồ Phan Chu Trinh từng dạy: “Xét lịch sử xưa, dân nào khôn ngoan biết lo tự cường tự lập, mua lấy sự ích lợi chung của mình thì càng ngày càng bước tới con đường vui vẻ. Còn dân thì ngu dại, cứ ngồi yên mà nhờ trời, mà mong đợi trông cậy ở vua ở quan, giao phó tất cả quyền lợi của mình vào trong tay một người, hay một chính phủ muốn làm sao thì làm, mà mình không hành động, không bàn luận, không kiểm xét, thì dân ấy phải khốn khổ mọi đường. Anh chị em đồng bào ta đã hiểu thấu các lẽ, thì phải mau mau góp sức lo toan việc nước mới mong có ngày cất đầu lên nổi”.
"The religion of the future will be a cosmic religion. The religion which is based on experience, which refuses dogmatism. If there's any religion that would cope with modern scientific needs it will be Buddhism." Albert Einstein

Tôn giáo trong tương lai sẽ là tôn giáo của vũ trụ. Tôn giáo này dựa trên kinh nghiệm và không chấp nhận chủ nghĩa giáo điều. Nếu có một tôn giáo nào tương thích với khoa học hiện đại, đó chính là Phật Giáo.




Bạn Ơi Hãy Cùng Nhau Đấu Tranh Cho Cuộc Sống Của Mình & Tương Lai Của Con Cháu Mình !!!



Nhân Dân Cần Nhận Diện Bộ Mặt Thật Của Giới Cầm Quyền. Phải Hành Động Cụ Thể Đối Với Bọn Chúng !!!



Chỉ Mặt, Nhận Diện Bọn Cán Bộ Óc Đất, Lũ Công An Lưu Manh, Đám Quan Chức Tham Nhũng, Tay Sai !!!

Công Nhân Bị Đánh Đập Tàn Nhẫn, Dã Man !!!


Followers