30 June 2012

Các Thuật Ngữ Văn Chương và Một Số Kinh Nghiệm Viết Văn

Các Thuật Ngữ Văn Chương và Một Số Kinh Nghiệm Viết Văn

 

I - CÁC THUẬT NGỮ VĂN CHƯƠNG

Am tường những thuật ngữ của văn chương tức là hiểu được những yếu tính của văn chương để rồi từ đó ứng dụng vào tác phẩm của mình hầu làm cho tác phẩm trở nên hay- đẹp, đúng ý mong muốn. Chúng ta phải công nhận rằng về bộ môn này, Tây Phương đã phát triển lên tới đỉnh cao cho nên không có điều chi xấu hổ nếu chúng ta phải học hỏi nơi họ. Có thể những tác phẩm hay của tổ tiên chúng ta cũng đạt tới đỉnh cao này nhưng vì tổ tiên chúng ta không chịu phân tích, không hệ thống hóa mà chỉ ngầm hiểu hoặc hiểu theo linh tính cho nên con cháu đời sau muốn tìm hiểu những thành tố của văn chương không biết nương tựa vào đâu. Trong khi đó, vì chuộng tinh thần khoa học cho nên Tây Phương đã phân tích và liệt kê ra. Sau đây là một số những thuật ngữ văn chương - giống như những dụng cụ quý báu trợ lực cho người làm thơ, viết văn:

 

Alliteration: Lập lại phụ âm đầu.

Thí dụ: Ðó là anh chàng ngờ nghệch, ngốc nghếch.

             Cô ta vừa dịu dàng vừa duyên dáng.

Allusion: Nói bóng nói gió, ám chỉ.

Chẳng hạn người con trai muốn cưới người con gái khâu giúp mình cái áo trong bài ca dao "Tát Nước Đầu Đình" nhưng lại nói bóng nói gió như sau: Mai mốt lấy chồng anh sẽ giúp cho. Giúp  em một thúng xôi vò. Một con lợn béo một vò rượu tăm."

Characterization: Xây dựng nhân vật (sao cho độc đáo)

Climax: Cực điểm của câu truyện, là chỗ phăng ra manh mối và từ đó căng thẳng giảm dần và câu truyện đi vào kết thúc.

Conflict: Xung đột, mâu thuẫn (để đẩy truyện đi tới)

Connotation/denotation: Nghĩa rộng, sự bao hàm

Dramatic irony: Tình huống trớ trêu. Một thí dụ của tình hưống trớ trêu là khi Romeo tưởng Juliet đã chết cho nên lấy dao tự sát trong khi khán giả hay người đọc biết chắc rằng Juliet vẫn còn sống.

Event: Diễn biến của câu truyện.

Falling action: Xung đột / căng thẳng giảm dần (sau cực điểm của câu truyện.

Figurative language: Dùng ngôn ngữ bóng bẩy.

Foreshadowing: Báo hiệu, báo trước, điềm báo trước (để dẫn dắt độc giả)

Chẳng hạn đôi tình nhân đang đứng tâm sự bên cầu, người con gái khẽ thở dài, vân vê tà áo, nói " Em không biết cuộc tình chúng mình rồi đây sẽ ra sao! " Câu văn này chính là điềm báo trước cho một cơn dông bão sẽ xảy đến. Nhưng nếu sau này chẳng có biến cố gì xảy ra cả thì đoạn văn trên là một đoạn văn thừa. Chẳng hạn đoạn Kiều nghe Vương Quan kể chuyện Ðạm Tiên " Thoắt nghe Kiều đã đầm đầm châu sa " rồi sau đó nàng thắp hương khấn vái, rút trâm trên đầu, vạch da cây mà "Vịnh bốn câu ba vần " rồi "Lại càng mê mẩn tâm thần" chính là điềm báo trước cuộc đời cô sau này cũng sẽ đoạn trường như Ðạm Tiên.

Hyperbole: Ngoa ngôn, cường điệu (để nhấn mạnh và gây ấn tượng)

Thí dụ: Tây Thi mất vía Hằng Nga giật mình.

             Chìm đáy nước cá lờ đờ lặn.

             Ngửng da trời nhạn ngẩn ngơ sa

                                                                   (Nguyễn Gia Thiều)

             Thân hình bà ấy to như cái bồ sứt cạp.

             Lưng bà ấy rộng như cái cánh phản cho nên

 thiên hạ gọi bà ấy là Bà Phán Cảnh.

Imagery: Giàu hình ảnh/ tượng hình

Inference: Ðể người đọc có thể suy luận, suy diễn ra

Inversion: Sự đảo ngược thứ tự của chữ trong một câu để tạo nên chất thơ:

Thí dụ: Hai câu sau đây nếu để nguyên thì không giầu chất thơ:

Em đến chơi chiều thu

Lá vàng rơi lác đác

Nhưng nếu đảo ngược thì lại có nhiều chất thơ:

Chiều thu em đến chơi

Lác đác lá vàng rơi

Và ta có thể thêm hai câu nữa để kết thúc bài  thơ này:

Mắt em chìm trong mộng

Tình anh đã chín rồi.

Irony:  Mỉa mai, cay đắng.

Main character: Nhân vật chính là nhân vật được nhắc nhở nhiều nhất và sẽ xuất hiện từ đầu tới cuối, qua đó nhà văn xây dựng đề tài của mình. Mọi diễn tiến, mọi tình huống phải xoay quanh nhân vật chính. Tôi đã đọc một "truyện ngắn" đăng trên một nhật báo lớn nhất ở San Jose năm 1995 với đoạn nhập đề như sau: "Hôm đó Nga tình tờ gặp Trí. Trí có người chị tên Bích và Bích có người anh rể tên Hoàng ." Ngay phần nhập đề, tác giả đã "quay" độc giả chóng cả mặt bằng cách giới thiệu một lúc bốn nhân vật mà không biết ai là nhân vật chính ! Có lẽ học trò Lớp Năm ngày xưa cũng không viết một đoạn văn kỳ lạ đến như vậy. Rất may cho chúng ta là tác giả không viết tiếp: "Hoàng có đứa con gái tên Lisa Nguyễn và bạn nó là Catherin Lê mới vừa thi hoa hậu áo dài và nó có thằng bồ tên Tony. " Ðọc một đoạn văn dẫn nhập như thế chắc độc giả sẽ ngã ra bất tỉnh nhân sự ! Thế nhưng khuyết điểm này tôi thường gặp ở khắp mọi nơi nhất là trong thể loại truyện ngắn hiện đang có khuynh hướng phổ biến ở hải ngoại.

Main idea: Ý chính

 Ý chính đây là ý chính của một đoạn văn. Một truyện được nối kết bằng nhiều đoạn văn. Mỗi đoạn văn có một ý chính. Nếu đọc một đoạn văn mà độc giả hoặc nhà phê bình không thể đúc kết được ý chính thì đoạn văn đó trở nên vô giá trị dù tác giả có trổ hết tài văn chương như thế nào đi nữa. Như chúng ta đã biết một tác phẩm hay sau này có thể được viết rút gọn lại để cho phù hợp với nhiều trình độ khác nhau. Nếu các nhà biên soạn không sao hiểu được ý chính của một đoạn văn chắc chắn họ sẽ xếp tác phẩm ấy sang một bên. Sự kết thúc ý chính của một đoạn văn thường được nhận thấy bằng dấu chấm xuống hàng và thụt lui đầu dòng.

Metaphor: Phép ẩn dụ, so sánh gián tiếp hai vật khác nhau nhưng lại có những nét chung.

Thí dụ:

             Sao là những ngọn nến lung linh trên trời.

             Mẹ già như chuối ba hương

             Như sôi nếp một như đường mía lau  (Ca Dao)

             Em là dòng dõi Nàng Tô Th(Cung Trầm Tưởng)

Mood: Tâm trạng tức trạng thái tâm lý do tác giả tạo ra trong truyện.

Motif: Yếu tố chủ yếu, mấu chốt trong chuyện. Chẳng hạn cô gái kết hôn với hoàng tử  trong các câu truyện thần tiên. Cô gái hóa thành chồn tinh trong truyện Liêu Trai Chí Dị.

Motivation: Ðộng lực, lý do thầm kín

Onomatopoetic: Xử dụng những chữ tượng thanh.

Thí dụ: Ðì đẹt ngoài sân tràng pháo chuột

            Om sòm bên vách bức tranh gà

            Chí cha chí chát khua giày dép

                                              (Trần Tế Xương )

            Tiếng suối chảy róc rách.

            Súng nổ ầm ầm.

            Tiếng pháo nổ đì đùng

            Tiếng trẻ nhỏ nói bí bô.

            Ông Tây xí xô xí xào.

            Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa (Kiều)

            Tiếng lá rơi xào xạc.

            Những chiếc lá khô khốc lăn lông lốc trên đường.

Personification: Nhân cách hóa

Gán cho đồ vật, con vật một ý nghĩ, cảm xúc như  con người.

Thí dụ: Chiếc xe lửa nặng nề, mệt nhọc, thở dài một tiếng rồi dừng lại trên sân ga.

- Từng đợt sóng vỗ bờ rì rào thong thả chạy vào bờ, trào bọt trắng như muốn vỗ về xóm chài nhỏ bé   đang chìm đắm trong giấc ngủ về đêm.         

          -  Giấc mơ đó cứ thì thầm bên gối nàng biết bao đêm như vậy.

Plot: Bố cục

Cách sắp xếp các diễn biến sao cho hợp lý, hấp dẫn.

Point of view: Quan điểm của tác giả.

Pun: Lối chơi chữ

Với mục đích khôi hài, mỉa mai, châm biếm. Điều này có thể thấy rất nhiều trong văn chương bình dân Việt Nam.

Realism: Hiện thực - tức mô tả sự kiện đúng như trong cuộc sống, không lý tưởng hóa, lãng mạn hóa hoặc cường điệu.

Resolusion: Kết cuộc, kết thúc.

Rhyme and Rhythm: Xử dụng vần điệu, nhạc điệu của ngôn ngữ để tạo tính trầm bổng cho bài văn, bài thơ.

Thí dụ: Trong Quê Mẹ của Thanh Tịnh, đoạn văn sau đây rất trầm bổng và đầy nhạc điệu "Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều, trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức, hoang mang của buổi tựu trường. Buổi mai hôm ấy, buổi mai đầy sương thu và đầy giá lạnh…"

Rising action: Xung đột mỗi lúc mỗi trở nên căng thẳng.

Satire: Tính trào phúng, tính trào lộng.

Setting: Bối cảnh, khung cảnh mà câu truyện xảy ra thường bao gồm thời gian và không gian. Nếu không nói rõ không gian và thời gian, sau này các nhà đạo diễn sẽ vô cùng bối rối nếu tác phẩm được quay thành phim.

Simile: Ví von

Dùng những chữ như: Như thể, giống như, chẳng khác nào.

Thí dụ: Sương như búa bổ mòn gốc liễu. (Cung Oán Ngâm Khúc)

- Nàng vũ nữ có thân hình uyển chuyển như  một con mèo.

- Nó nói dối như cuội.

Stereotype: Rập lại khuôn mẫu có giá trị bất di bất dịch. Thí dụ:

            - Mai cốt cách, tuyết tinh thần. (Kiều)

(Tuyết tượng trưng cho sự trong trắng, Mai tượng trưng cho sự thanh cao)

- Chẳng hạn như bà mẹ ghẻ trong các câu truyện thần tiên (Tấm Cám, Cinderella, Cô Bé  Lọ Lem)

    - Gian ngoan như Tào Tháo

Style: Lối hành văn – chẳng hạn như Hemingway nổi tiếng vì đã dùng  những câu văn ngắn gọn và dễ hiểu.

Supporting details: Những chi tiết, tình tiết để dẫn chứng cho một hình ảnh mà tác giả đưa ra. Chẳng hạn khi tác giả nói hắn là một gã lưu manh thì phải có những chi tiết dẫn chứng xem gã lưu manh như thế nào.

Symbol: Tượng trưng, tiêu biểu

Theme: Chủ đề (tình yêu, chiến tranh, xã hội, tù đày…)

Tone: Văn phong

Văn phong là nét độc đáo của từng tác giả. Có tác giả thích lối văn cầu kỳ, có tác giả thích lối văn châm biếm cay độc hoặc hài hước hoặc lãng mạn, bình dị.

Voice: Tính độc đáo – Không thể tìm thấy nơi tác giả khác. Nếu nhà văn không tạo được tính độc đáo thì tác phẩm của mình sẽ chết trong đám loạn quân.

 

II- CÁC THỂ LOẠI VĂN CHƯƠNG

Nền văn chương của Tây Phương đã phát triển tới đỉnh cao cho nên hết sức đa dạng và phong phú. Sau đây là một số thể loại văn chương:

-        Truyện Ngụ Ngôn ( Allegory)

-        Tự Truyện (Autobiography) viết về cuộc đời của mình

-        Tiểu Sử ( Biography) viết về cuộc đời của người khác

-        Thơ Trào Phúng (Burlesque)

-        Bình luận (Criticism)

-        Truyện Trinh Thám (Detective Story)

-        Nhật Ký (Diary)

-        Kịch (Drama)

-        Thiên Sử Thi, Thiên Anh Hùng Ca (Epic)

-        Thơ viết dưới dạng thư gửi cho ai (Epistle)

-        Tiểu Luận ( Essay)

-        Truyện Cổ Tích (Fable)

-        Truyện Quái Ðản, Hoang Ðường (Fantasy) chẳng hạn trong đó có những con thú, cái máy biết nói tiếng

          người.  Tây Du Ký thuộc thể loại vừa Dã  Sử , Huyền Thoại (Legend) vừa hoang đường (Fantasy).

-        Tiểu Thuyết (Fiction)

-        Truyện Dân Gian (Folklore)

-        Truyện Ma (Ghost Story)

-        Huyền Thoại, Dã Sử (Legend) truyện thêm thắt dựa vào một nhân vật lịch sử có thật.

-        Truyện Thiếu Nhi (Literature for Children)

-        Bài Hát Ru Con (Nursery Rhyme)

-        Thơ Nhại (Parody) nhại một bài thơ khác

-        Thơ (Poetry)

-        Tiểu Thuyết Diễm Tình (Romance)

-        Trường Thiên Tiểu Thuyết (Saga)

-        Hài Kịch (Satire)

-        Truyện Ngắn (Short Story)

-        Truyện Kinh Dị (Suspense Story) không phải truyện ma, trong đó tạo ra những tình huống kinh hoàng khi

         con người phải đối đầu với cái chết. Tây Phương phát triển rộng rãi bộ môn này và lan qua kịch kinh dị,

         phim kinh dị "toát mồ hôi lạnh" như loại phim Hitchkok cuối thập niên 1960. Còn văn chương Việt Nam

         ít thấy truyện kinh dị, có lẽ do tâm tính, văn hóa và ảnh hưởng tôn giáo chăng?

-       Truyện Phóng Ðại (Tall Tell) như đấm một cái chết con voi, búng một cái chết con cọp, nhảy một cái qua

         ngọn núi.

II- MỘT SỐ KINH NGHIỆM VIẾT VĂN

Tôi nghĩ rằng bất cứ nhà văn nào sau một thời gian cũng sẽ rút ra được một số kinh nghiệm. Ðối với tôi, giai đoạn từ 1986 tới 1995 là giai đoạn say sưa viết và chưa rút ra kinh nghiệm hoặc chỉ kinh nghiệm chút ít. Dĩ nhiên kinh nghiệm của mỗi nhà văn đều khác nhau nhưng cùng chung một mục đích sao cho tác phẩm hoàn thiện, tránh những khuyết điểm nhỏ nhặt đáng tiếc làm hư tác phẩm.

Thứ nhất: Phải viết bằng cả khối chân tình và rung động. Không ai buộc nhà văn phải trải qua những tình huống đề cập trong truyện bởi không một ai có thể có đủ mọi thứ kinh nghiệm trên cõi đời. Do đó nhà văn có thể tưởng tượng hoặc hư cấu. Nhưng dù hư cấu, tưởng tượng như thế nào đi nữa, nhà văn phải rung động hoặc thích thú với những gì mình viết ra. Bất kỳ một sự làm dáng, cường điệu nào cũng sẽ làm hỏng tác phẩm. Ngoài ra, viết theo mệnh lệnh, viết theo thiên kiến, viết theo thị hiếu của quần chúng, xu thời cũng sẽ hỏng tác phẩm.

Thứ hai: Không có một luật lệ nào buộc nhà văn phải viết thế này, phải viết thế kia. Trong khi viết văn, nhà văn là Ông Trời. Ông ta có thể cho người chết đã ngàn năm, sống dậy và nói chuyện khơi khơi với chúng ta. Ông ta cũng có thể cho một cô công chúa cành vàng lá ngọc lấy một tên vô loại xấu xa. Ông ta có thể cho một bà mệnh phụ lấy ngay người đầy tớ của mình. Nhưng cho dù hư cấu như thế nào đi nữa nhà văn vẫn phải thuyết phục được độc giả chấp nhận câu chuyện mà ông ta bịa đặt, rồi vui buồn, phẫn nộ, thống khoái, kinh hoàng với những gì ông ta viết. Ðó chính là thiên tài của nhà văn làm cho câu truyện sống động, hợp lý.

Thứ ba: Nhà văn không phải đơn thuần diễn tả sự kiện vì tác phẩm còn bao gồm tư tưởng và xúc cảm do chứng kiến, do hồi ức hay do tưởng tượng. Nhà văn có thể dùng ngôn ngữ rất bóng bẩy hoặc lối văn hàm ngụ hoặc ẩn dụ cho nên một đoạn văn có thể tối nghĩa với người này nhưng lại gây thích thú cho người khác. Do đó muốn thưởng thức văn chương cũng cần phải làm quen với văn chương, phải đọc nhiều, phải suy nghĩ nhiều. Người đọc không cần phải từng trải việc đời nhưng cần có đầu óc bén nhậy để hiểu được và cảm được những gì người khác đã trải, đã cảm nghiệm, đã suy nghĩ. Nói vậy không có nghĩa nhà văn muốn viết thế nào thì viết.

Dù dùng nhiều ẩn dụ, dù dùng ngôn ngữ bóng bẩy, dù dùng lối văn hàm ngụ - vẫn có một giới hạn - đó là người đọc phải hiểu nhà văn viết cái gì. Muốn người đọc hiểu mình viết gì, nhà văn phải dùng những câu văn trong sáng. Có điều luẩn quẩn là, muốn tạo một đoạn văn trong sáng chỉ cần tránh một đoạn văn tối nghĩa. Ðoạn văn tối nghĩa là đoạn văn mà người đọc không hiểu tác giả muốn nói gì. Khi chính nhà văn còn chưa rõ ý nghĩa của câu văn mình viết ra thì nên bỏ câu văn hoặc đoạn văn đó, đừng tiếc. Muốn có một đoạn văn trong sáng thì nhà văn phải dùng chữ cho chính xác. Một đoạn văn dùng chữ không chính xác có khi chưa hẳn là đoạn văn tối nghĩa nhưng khiến người đọc hiểu lầm ý của mình. Sau đây là một vài thí dụ về cách xử dụng chữ cho chính xác:

1.     Dù quen nhau đã lâu mà chàng không dám tâm sự cùng nàng.

2.     Dù quen nhau đã lâu mà chàng không dám ngỏ ý cùng nàng.

Câu 1: Chàng không dám tâm tình với nàng chuyện gì đó.

Câu 2: Chàng không dám nói rằng (ngỏ ý rằng) chàng đã yêu nàng.

3.     Chàng ta hùng hổ tiến tới.

4.     Chàng ta hùng dũng tiến tới.

Câu 3: Chàng ta tiến tới với thái độ gây hấn.

Câu 4: Chàng ta tiến tới với thái độ tự tin.

Nói tóm lại, phải chọn chữ và câu văn thích hợp để trình bày, diễn tả một không khí thống nhất, thích hợp với một tình thế nào đó. Chẳng hạn không thể có một chữ, một câu văn bỡn cợt trong đoạn văn đang mô tả một không khí trang nghiêm - nếu không phải là truyện hài hước. Tôi còn nhớ kỷ niệm "tập làm văn" năm 1955 khi còn học Đệ Thất (Lớp 6 bây giờ). Trong một bài luận văn, để diễn tả nỗi vui của trẻ thơ, học sinh tôi đã dùng danh từ "khoái tỉ ". Sau khi chấm bài xong, giáo sư gọi tôi lên nói "Chữ "khoái tỉ" không được đứng đắn em không nên dùng trong văn chương." Nghe thầy dạy thế, tôi hiểu ngay. Hai chữ "khóa tỉ" tức vui sướng- là ngôn ngữ đường phố của bọn trẻ con chúng tôi. Trải qua 57 năm tức hơn nửa thế kỷ mà tôi vẫn còn nhớ bài học văn chương quý giá này. Ngoài ra, chúng ta phải chọn chữ thật dịu dàng, dễ thương, thật nhẹ và thật thơ mộng để mô tả buổi gặp gỡ đầu tiên của mối tình đầu. Chúng ta hãy đọc một đoạn văn mô tả một cảnh vượt thác dưới đây để xem khả năng chọn chữ của tác giả: " Chiếc phao nổi chở bốn người chồm lên, nhảy xuống theo dòng nước cuộn chảy. Nước từ trên cao đổ xuống ầm ầm làm cho người ta có cảm tưởng họ đang vật lộn với con thủy quái hung dữ đang vùng vẫy làm bắn tung bọt nước trắng xóa." (Trích trong Reading Literature của nxb McDougal, Littell)

Thứ tư: Phải tránh những đoạn văn thừa thãi. Ðoạn văn thừa thãi làm sự tập trung của độc giả bị gián đoạn và đôi khi gây phản ứng bực bội. Mỗi câu văn viết ra đều có ý tứ, không ngoài mục đích dẫn dắt độc giả đi tới. Do đọc nhiều, tôi nhận thấy những đoạn văn thừa thãi phát xuất từ tính dễ dãi của người viết hoặc người viết muốn khoe kiến thức của mình. Do có những đoạn văn thừa thãi mà tác phẩm trở nên nhạt nhẽo khiến không hấp dẫn người đọc. Chúng ta nên nhớ rằng một tác phẩm văn chương không phải là một tài liệu phô diễn kiến thức. Muốn tìm hiểu kiến thức người ta sẽ không tìm đến sách văn chương. Khi nhà văn đang mô tả đôi tình nhân trong một quán nhỏ ngồi bên nhau với ly ruợu, má người đàn bà ửng hồng vì men rượu song cũng vì men tình mà tác giả lại chuyển sang bàn về hằng trăm thứ rượu chát (rượu vang) có trên cõi đời này để khoe kiến thức thì đúng là tiểu thuyết kiếm hiệp câu giờ của Kim Dung. Những chi tiết thừa thãi này sẽ làm hỏng tác phẩm. Một tác phẩm có giá trị là một tác phẩm cô đọng. Cô đọng không có nghĩa là thiếu, nhưng chắc chắn không thừa. Sau hai mươi năm viết văn, giả thử bây giờ cho tôi viết lại tất cả các tác phẩm mà tôi đã xuất bản, thì tất cả những tác phẩm đó chỉ còn lại hai phần ba số trang là cùng. Nói khác đi, mới khởi đầu viết người ta có khuynh hướng viết cho thật nhiều, viết tràng giang đại hải. Nhưng khi đã viết nhiều rồi thì lại muốn viết ngắn, viết cô đọng. Cái khác biệt giữa nhà văn mới vào nghề và nhà văn trưởng thành ở chỗ đó.

Thứ năm: Thời gian và không gian của tác phẩm cần phải nêu rõ và chính xác. Không nên viết về những gì mà mình không chắc chắn. Những gì không chắc chắn nên coi lại các tài liệu lưu trữ. Cách trang phục, ăn nói của mỗi thời đại, mỗi nơi đều khác nhau. Trí nhớ và đầu óc tưởng tượng của con người dù sao cũng có giới hạn. Ngoài ra nhiều hình ảnh cũng đã phai mờ theo thời gian và lầm lẫn niên hiệu, ngày, tháng. Leon Tolstoi khi viết bộ Chiến Tranh và Hoà Bình đã phải đi đến tận nơi quan sát địa thế để viết về những trận đánh. Khi viết truyện ngắn Songkhla Dậy Sóng tôi đã phải mở sách tham khảo để nghiên cứu về Thái Lan, Thị Trấn Songklha cùng một số bờ biển Thái Lan cũng như các tên gọi như Surat, Thom, U Thai, Khamphaeng đều lấy ra từ những tài liệu này. Nhờ đã từng đi qua các nơi như Phan Thiết, Vũng Tàu và một vài bến cảng ở Hoa Kỳ cùng đọc những truyện về cướp biển– chính những kinh nghiệm đó đã giúp tôi tìm ra được những cái tên như Quán Biển Xanh, Quán Giang Hồ, Con Tàu Lươn Biển, Con Tàu Sóng Thần làm cho câu truyện vừa thơ mộng, vừa có tính trinh thám. 

Thứ sáu: Nên viết truyện ngay trên máy điện tử. Trước đây ở vào những năm đầu của thập niên 1990 khi máy điện tử đã trở nên cực kỳ phổ thông và giá đã hạ, một số người khuyên tôi nên dùng máy điện tử để viết văn, tôi một mực từ chối. Lý do thứ nhất là viết văn trên máy điện tử đòi hỏi phải học đánh máy là điều tôi ghét thậm vì khó và phải đánh máy cả mười ngón tay. Thứ hai viết văn bằng máy điện tử làm mất cả hứng. Nhà văn với cây bút đã trở thành thói quen cả mấy trăm năm nay rồi. Nay buộc ngồi trước chiếc máy điện tử coi bộ gò bó quá. Nhà văn cần phải lang thang vớ vẩn, có khi phải nằm dài ra để suy nghĩ, có khi phải nhâm nhi cà-phê, phì phèo thuốc lá. Cho nên tôi nhất định không chịu viết văn trên máy điện tử. Thế nhưng do nhu cầu đọc và viết điện thư cho nên dù muốn dù không tôi cũng phải ngồi trước chiếc máy điện tử đánh máy lai rai. Lâu rồi cũng thành thói quen và từ năm 1997 đến nay tôi đã chính thức viết văn bằng máy điện tử mà không thấy trở ngại và cũng chẳng thấy gì gọi là mất hứng. Ðiều này giúp tôi giải quyết một vấn nạn đã làm tôi khổ tâm trong bao năm nay là phải chép lại vài trăm trang của bản thảo – một công tác mà tôi coi như lao động khổ sai.  Dĩ nhiên khi đi xa không thể đem theo máy điện tử, tôi có thói quen đem theo một xấp giấy bỏ trước túi áo. Tưởng tượng ra điều gì hoặc sáng tác được bài thơ nào tôi ghi ra ngay và khi về thì đánh máy lại. Viết văn bằng máy điện tử quen rồi cũng thấy thú vị và trở nên ghiền và nhất là tiết kiệm được vài trăm đô-la nếu sau này chúng ta có ý định xuất bản tác phẩm. Ngoài ra lại còn tránh được tai nạn hỏi – ngã đang là một vấn nạn lớn ở hải ngoại bây giờ. Nếu mình nhờ người ta đáng máy, phần lớn những người đánh máy thuê ăn tiền trình độ học vấn thấp cho nên thường lẫn lộn giữa dấu hỏi và dấu ngã làm cho người đọc hết sức bực mình và làm giảm giá trị của bài văn, bài thơ, và có thể di hại đến nhiều thế hệ sau này nhất là thế hệ trẻ ở hải ngoại không được học cũng như không được dạy Việt Ngữ đúng mức. Vào khoảng Tháng 9, Tháng 11 năm 2001 khi khủng bố tấn công vào Trung Tâm Thương Mại Thế Giới ở New York và Hoa Kỳ đã mở cuộc tấn công vào hang ổ của nhóm khủng bố Taliban và từ đó cái tên A Phú Hãn xuất hiện trên mặt báo chí không thiếu một ngày nào. Thế nhưng ở San Jose và Westminster không thiếu gì những tờ báo đã nhiều lần đi những hàng chữ lớn A Phú Hản (dấu hỏi) thay vì A Phú Hãn (dấu ngã). Nếu sai sót này cứ kéo dài mãi thì chẳng bao lâu nữa sẽ xuất hiện một thứ "Việt Ngữ " quái đản ở hải ngoại với Hoàng Xuân Hãn, Trần Nguyên Hãn sẽ biến thành Hoàng Xuân Hản và Trần Nguyên Hản  và những câu thơ trác tuyệt trong Kiều hay Chinh Phụ Ngâm hoặc Cung Oán Ngâm Khúc cũng sẽ lộn tùng phèo như sau:

Dưới cầu nước chãy trong veo

Bên cầu tơ liểu bóng chiều thướt tha (Kiều)

 

Lò cừ nung nấu sự đời

Bức tranh vân cẫu vẻ người tang thương (Cung Oán)

 

Vầng trăng ai xẽ làm đôi

Nữa in gối chiếc nữa soi dặm trường ( Chinh Phụ Ngâm)

        Không phải chỉ hải ngoại mới có "thảm họa hỏi- ngã " mà ngay trong nước cũng vậy. Tình cờ vào một siêu thị tôi thấy trên chai nước chấm sản xuất ở Việt Nam ghi Nước Mắm Pha Sẳn!!! Thay vì phải ghi Nước Mắm Pha Sẵn.

Sau hết, viết văn trên máy điện tử dù tiện lợi song có điều ai cũng phải công nhận là đối với những nhà văn có tài, người đời sau muốn mua lại các bản thảo thì đành chịu thua. Viết văn trên máy điện tử người ta có khuynh hướng sửa chữa ngay cho nên không thể nào có bản thảo - ngoại trừ các tác phẩm viết dở dang đã được lưu trữ vào đĩa và có thể coi đó như bản thảo.

 

Đào Văn Bình

(Sưu tập và biên soạn)

Công an phong tỏa Thanh Minh Thiền viện và chùa Giác Hoa ở Saigon ...

*******************************************************************************************************************************************************************************
Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế
Cơ quan Thông tin và Phát ngôn của Viện Hóa Ðạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
B.P. 60063 - 94472 Boissy Saint Léger cedex (France) - Tel.: (Paris) (331) 45 98 30 85
Fax : Paris (331) 45 98 32 61 - E-mail :
pttpgqt@gmail.com
Web : http://www.queme.net
*******************************************************************************************************************************************************************************
 

 

THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS NGÀY 30.6.2012

Hôm nay Công an phong tỏa Thanh Minh Thiền viện và chùa Giác Hoa ở Saigon – Ban Đại diện Gíao hội tại Thừa Thiên – Huế chuẩn bị biểu tình ngày 1.7 – Chùa Liên Hoa kêu gọi biểu tình tại thành phố Houston trước Tòa Lãnh sự Trung Cộng

 

 

PARIS, ngày 30.6.2012 (PTTPGQT) - Sáng nay, Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế nhận được thông báo khẩn từ Viện Hóa Đạo cho biết công an đã dày đặc bao vây Thanh Minh Thiền Viện, nơi đặt trụ sở Viện Tăng Thống, và chùa Giác Hoa, nơi đặt trụ sở Văn phòng Viện Hóa Đạo.

 

Theo dự trù thì sáng mai chủ nhật, 1.7.12, Đức Tăng Thống sẽ hướng dẫn Phái đoàn Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất lúc 8 giờ sáng đến tòa Tổng Lãnh sự Trung quốc ở Saigon để trao thư phản đối Đức Tăng Thống viết gửi ông Khổng Huyễn Hựu, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa tại Việt Nam ở Hà Nội. Sau đó chư Tăng sẽ phân phối đến những địa điểm biểu tình chưa tiết lộ.

 

Thế nhưng với sự kiện từ sáng sớm hôm nay, công an đã phong tỏa hai địa điểm trung ương của Giáo hội. Phải chăng sự ngăn cấm nội bất xuất ngoại bất nhập như đã xẩy ra một năm trước, vào sáng sớm hôm 5.6.2011, khi Giáo hội quyết định tham gia cuộc biểu tình chống Trung quốc xâm lược do giới sinh viên – học sinh, trí thức Saigon kêu gọi năm ngoái ?

 

Trung quốc tiến chiếm Biển Đông, Hoàng sa và Trường sa; Trung quốc mai phục đạo quân thứ Năm thông qua hàng nghìn công nhân khai thác bô-xít, khai thác rừng; Trung quốc mở thầu 9 lô dầu khí trong lãnh hải Việt Nam; Trung quốc dọa sẽ dạy Việt Nam bài học thứ hai, như đã dạy bài học thứ nhất năm 1979; Trung quốc dạy Quốc hội Cộng sản ở Hà Nội phải phủ nhận chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng sa – Trường sa…

 

Mã Viện hợp đồng với quân Tống, quân Nguyên, quân Minh, quân Thanh hóa trang thành Hồng quân Trung quốc chuẩn bị tiến vào Hà Nội !

 

Thế nhưng, các ngài Công an của Bộ Chính trị Đảng lại ngăn cấm nhân dân biểu tỏ lòng yêu nước, cấm cản nhân dân dùng đôi chân và tiếng nói trực tiếp phản kháng âm mưu xâm lược của Hồng quân đại Hán Bắc Kinh.

 

Trong khi đó, đáp lời kêu gọi biểu tình ngày 1.7 của Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ, Văn phòng II Viện Hóa Đạo và đồng bào người Việt tại tiểu bang California, Hoa Kỳ, chuẩn bị xuống đường biểu tình trước tòa Lãnh sự quán Trung quốc ở Los Angelès.

 

Sáng nay, chúng tôi nhận thêm "Thông bạch Khẩn" của Hòa thượng Thích Thiện Hạnh, Chánh thư ký Viện Tăng Thống kiêm Chánh Ban Đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) Thừa thiên – Huế, và "Thư Mời" của Hòa thượng Thích Huyền Việt, Viện chủ chùa Liên Hoa ờ thành phố Houston kêu gọi đồng bào Phật tử và đồng bào các giới biểu tình lúc 11 giờ sáng chủ nhật 1.7 trước Tòa Lãnh sự quán Trung quốc tại địa chỉ 3417 Montrose, Houston TX 77006.

 

Tại Huế, Ban Đại diện GHPGVNTN Thừa thiên – Huế đã lấy tám quyết định sau đây trong việc thực hiện biểu tình :

 

1. Tuyệt đối hưởng ứng lời kêu gọi của đức Đệ ngũ Tăng thống GHPGVNTN.

 

2. Toàn thể chư tôn Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức tăng ni và Phật tử có mặt Đài thánh tử đạo (gần cầu Tràng Tiền), đường Lê Lợi, Tp. Huế, vào lúc 08 giờ 30 sáng Chủ nhật, ngày 01/7/2012.

 

3. Từ chùa hoặc nhà mình đến tại địa điểm bằng phương tiện tự túc.

 

4. Chư tăng ni đem theo áo vàng và một trong những câu biểu ngữ sau: (viết tay trên giấy hoặc vải)

 

a. Phản đối Trung cộng xâm chiếm lãnh thổ lãnh hải Việt Nam.

b. Phản đối Trung cộng ngang nhiên cho đấu thấu khai thác 9 lô dầu khí trong hải phận Việt Nam.

c. Trường sa và Hoàng sa là của Việt Nam.

d. Phản đối Trung cộng thành lập huyện Tam sa bao gồm các Hải đảo Hoàng sa và Trường sa của Việt Nam.

 

5. Cá nhân hoặc đoàn thể nào bị ngăn chặn trên đường đến địa điểm tập trung thì ngồi xuống tại chỗ và khẩn báo về văn phòng Ban đại diện để kịp thời can thiệp .

 

6. Tuyệt đối không bạo động chỉ biểu tình ôn hòa để bảo vệ lãnh thổ lãnh hải tổ quốc Việt Nam.

 

7. Đúng 10 giờ cùng ngày đoàn biểu tình sẽ giải tán ôn hòa trở về trong tinh thần cầu nguyện cho đất nước Việt Nam thoát cảnh ngoại xâm.

 

8. Các Tự viện, Tu Viện tổ chức cầu nguyện quốc thái dân an vào giờ Quá đường của chư tăng trong cùng ngày.

 

Ngày chủ nhật 1.7 sẽ qua đi nhanh chóng trong vòng 24 tiếng đồng hồ. Hy vọng lòng yêu nước thương nòi của người Việt hải ngoại sẽ biến ngáy 1.7 này thành những ngày liên tục trong những tháng tới để biểu tình trước các tòa Đại sứ hay Tổng lãnh sự Trung quốc để biều dương ý chí sắt son bảo vệ non sông đã không ngừng thể hiện qua tấm lòng người dân Việt có tên Hai Bà Trưng, bà Triệu Thị Trinh, Lý Nam Đế, Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung…

 

Xin đăng tải dưới đây toàn văn Thông bạch Khẩn từ Huế, và Thư Mời từ Houston :

 

 

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT
BAN ĐẠI DIỆN GIÁO HỘI PHẬT GIÁO THỪA THIÊN HUẾ
VP: Chùa Phước Thành, số 360  Phan Chu Trinh - Huế, ĐT : (054) 3821122
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

 

Phật lịch 2555                                                             Số: 006/BĐD/TTH/TBK

 

 

THÔNG BẠCH KHẨN

 

 

Kính gửi:

- Chư tôn đức Ban đại diện GHPGVNTN tỉnh Thừa Thiên Huế
- Chư Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức tăng ni các chùa thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế
- Toàn thể đồng bào Phật tử các giới

 

Phụng hành Thông bạch của đức Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, Đệ ngũ Tăng thống GHPGVNTN, về việc kêu gọi tham gia biểu tình chống ngoại xâm, cứu nguy đất nước, ngày 28/6/2012.

 

Nhận được Thông bạch chúng tôi đã triệu tập phiện họp khẩn tại văn phòng Ban đại diện – chùa Phước Thành, Tp. Huế.

 

Sau thời gian thảo luận, Ban đại diện đã có các quyết định sau:

 

1. Tuyệt đối hưởng ứng lời kêu gọi của đức Đệ ngũ Tăng thống GHPGVNTN.

 

2. Toàn thể chư tôn Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức tăng ni và Phật tử có mặt Đài thánh tử đạo (gần cầu Tràng Tiền), đường Lê Lợi, Tp. Huế, vào lúc 08 giờ 30 sáng Chủ nhật, ngày 01/7/2012.

 

3. Từ chùa hoặc nhà mình đến tại địa điểm bằng phương tiện tự túc.

 

4. Chư tăng ni đem theo áo vàng và một trong những câu biểu ngữ sau: (viết tay trên giấy hoặc vải)

 

a. Phản đối Trung cộng xâm chiếm lãnh thổ lãnh hải Việt Nam.

b. Phản đối Trung cộng ngang nhiên cho đấu thấu khai thác 9 lô dầu khí trong hải phận Việt Nam.

c. Trường sa và Hoàng sa là của Việt Nam.

d. Phản đối Trung cộng thành lập huyện Tam sa bao gồm các Hải đảo Hoàng sa và Trường sa của Việt Nam.

 

5. Cá nhân hoặc đoàn thể nào bị ngăn chặn trên đường đến địa điểm tập trung thì ngồi xuống tại chỗ và khẩn báo về văn phòng Ban đại diện để kịp thời can thiệp .

 

6. Tuyệt đối không bạo động chỉ biểu tình ôn hòa để bảo vệ lãnh thổ lãnh hải tổ quốc Việt Nam.

 

7. Đúng 10 giờ cùng ngày đoàn biểu tình sẽ giải tán ôn hòa trở về trong tinh thần cầu nguyện cho đất nước Việt Nam thoát cảnh ngoại xâm.

 

8. Các Tự viện, Tu Viện tổ chức cầu nguyện quốc thái dân an vào giờ Quá đường của chư tăng trong cùng ngày.

 

Trân trọng kính báo và mong được tích cực hưởng ứng.

 

Huế, ngày 29 tháng 6 năm 2012
Chánh đại diện
GHPGVNTN tỉnh Thừa Thiên Huế
(đã ấn, ký)
Tỳ Kheo Thích Thiện Hạnh

 

----------------------------

 

CHÙA LIÊN HOA
Lotus Buddhist Congregation
Hòa Thượng Thích Huyền Việt, Trụ Trì-TT Thích Trí Quảng-ĐĐ Ca Diếp
P.O.Box 722155, Houston Texas 77272-2155
6709 Howell-Sugarland Road, Houston Texas 77083
Tel: 281-988-5550, 832-330-8882, 281-530-8899, Email: lienhoahouston@yahoo.com

 

Thư Mời

 

Tham gia biểu tình trước Tòa Lãnh Sự QuánTrung Cộng tại Houston

 

Thời gian: 11 giờ sáng Chủ Nhật, ngày 01 tháng 7 năm 2012

Địa điểm: Tòa Lãnh Sự Quán Trung Cộng

 

 

Kính bạch Chư Tôn Đức Tăng Ni,

 

Kính thưa Quý Vị Lãnh Đạo Tinh Thần Các Tôn Giáo, quý Đòan Thể, Tổ chức, Chính Đảng, quý cơ quan truyền thông, quý Đồng Hương và Phật tử

 

 

Khâm tuân Thông Bạch "kêu gọi tham gia biểu tình chống ngoại xâm cứu nguy đất nước" của Đức Đệ Ngũ Tăng thống Thích Quảng Độ, Chùa Liên Hoa Houston thuộc Văn Phòng II Viện Hóa Đạo, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại Tại Hoa Kỳ sẽ tổ chức biểu tình trước Lãnh Sự Quán Trung Cọng tại thành phố Houston.

 

Địa điểm: Tòa Lãnh Sự Quán Trung Cộng, 3417 Montrose, Houston TX 77006

 

Để thể hiện tinh thần chống ngoại xâm, bảo vệ giang sơn bờ cõi mà tổ tiên ta đã dày công xây dựng, trân trọng kính mời quý vị lãnh đạo tinh thần các Tôn giáo, quý Đoàn thể, Tổ chức, Chính đảng, quý Cơ quan Truyền thông, quý Đồng Hương và Phật tử hoan hỷ tham gia cuộc biểu tình bảo vệ đất nước, cứu nguy dân tộc.

 

Nếu quý vị không có phương tiện di chuyển, xin hoan hỷ có mặt lúc 9 giờ 30 sáng Chủ Nhật ngày 1 tháng 7 năm 2012 tại những địa điểm sau đây, sẽ có phương tiện đưa đến địa điểm biểu tình:

 

Hong Kong 3, liên lạc anh Thông ĐT: 281-701-8505.

 

Hong Kong 4 trước nhà hàng Bát Đạt (Tây Đô cũ), liên lạc anh Sanh: 281-536-5483, anh Sơn: 832-279-4043. Chùa Liên Hoa, địa chỉ 6709 Howell-Sugar Land Rd, Houston TX 77083, liên lạc anh Cương : 713-377-1439.

 

Vì sự an nguy của đất nước và dân tộc, kính mong chư liệt vị hoan hỷ tham gia đông đảo cuộc biểu tình chống ngoại xâm vào ngày giờ nêu trên.

 

Mọi chi tiết xin liên lạc Ban Tổ Chức: Cư sĩ Trần Hiến 832-330-8882

 

Trân trọng kính mời,

 

Thay mặt Ban Tổ Chức
Tỳ Kheo Thích Huyền Việt

Đối diện với đau khổ

Đối diện với đau khổ
************

Lo âu và sầu muộn là hai thứ phiền não đồng sinh. Ở đâu có lo âu, ở đó có phiền muộn. Chúng đồng hiện hữu và liên kết chặt chẽ trong việc chi phối đời sống con người.

Chúng ta phải luôn luôn đối diện với thực tế nghĩa là không trốn chạy trước thế lực của giặc phiền não. Mặt khác ta phải tìm cách khắc phục chúng bằng chính sức cố gắng của mình, với sự hỗ trợ của ý chí sắt đá và nhẫn nại kiên trì.

Đau khổ của chúng ta do chính chúng ta tạo nên và tích lũy trong tâm hồn bởi bất lực hay không thấu hiểu được những tình cảm sâu kín nội tại trong chúng ta, và đánh giá sai lầm đối tượng ngoại giới. Nếu chúng ta có một kiến thức chân chính và trí tuệ thích ứng để nhận thức thực tướng của vạn hữu nghĩa là thấy hiện tượng ngoại giới đều là vô thường và bản ngã chỉ là vọng tưởng của một tâm hồn chưa được rèn luyện, thì chúng ta đã tiến xa trong việc tìm kiếm một phương thuốc trị liệu căn bệnh phiền não.

Phải huấn luyện khối óc và con tim thế nào để chúng ta có thể hy sinh tự ngã cho mục đích cao cả hơn là phụng sự nhân loại, chúng sinh. đó cũng chính là một trong những điều kiện giúp chúng ta tìm thấy chân hạnh phúc và thái bình.

Nhiều người có những ham muốn, khát vọng, những sợ hãi, lo âu mà không biết làm thế nào để thanh lọc, hay tệ hơn nữa có khi họ không dám nhìn nhận thực trạng đó ngay với chính lương tâm mình. Nhưng dẫu họ có lẩn tránh thì cũng vô phương vì thực trạng ấy vẫn hiện hữu và bành trướng ảnh hưởng.

Cũng có khi vì không biết nguyên nhân tâm bịnh của mình, họ đã dùng những phương pháp trị liệu sai lầm để đè nén những cơn khủng hoảng tinh thần, nhưng càng đè nén, những tình cảm này lại tìm lối thoát bằng cách làm xáo trộn sinh hoạt cỏ thể để trở thành tâm bệnh.

Đó là trường hợp một người tìm quên sầu muộn của mình trong rượu chè, cờ bạc hay dùng những thứ dược phẩm có khả năng làm lắng dịu phiền não trong chốc lát như các chất ma túy, cần sa... Phương pháp trị liệu này không những không có hiệu quả lâu bền cho tâm bịnh mà còn làm cho cỏ thể suy nhược thêm.

Tất cả bịnh trạng tâm vật lý ấy đều có thể chữa trị bằng phương pháp rèn luyện tinh thần, tức là thiền định, vì một tâm hồn chưa được rèn luyện kỹ càng là nguyên nhân của mọi phiền não.

Trước hết chúng ta cần phải can đảm chịu đựng mọi khổ đau, không nên tỏ ra cho người khác biết những lo âu, sầu muộn của mình, vì làm như thế đã không lợi ích gì cho mình mà còn gây thêm phiền lụy cho kẻ khác. Trừ khi người mà ta tiết lộ tâm trạng riêng tư là người khách quan sáng suốt có thể giúp chúng ta phấn khởi tinh thần để chiến đấu tích cực hơn.

Nhưng sự thật đã chứng minh rằng nhiều người đánh mất tình bằng hữu chỉ vì thổ lộ quá nhiều lo âu, phiền muộn của mình cho bạn biết. Thật là cao đẹp, nếu chúng ta biết giữ sắc diện trầm tĩnh và tưỏi cười dù đã gặp nhiều khó khăn trở ngại. điều này không phải không thể thực hiện được nếu chúng ta thực sự cố gắng.

Bất hạnh của chúng ta phát xuất từ nhận thức sai lầm về bản chất và mục tiêu tối hậu của cuộc sống, Chính vô minh chi phối nhận thức sai lầm này để đưa đến kết quả là tà kiến và tà tư duy. Quan niệm và tư tưởng sai lầm thì lời nói và hành động cũng sai lầm tức là tà ngữ và tà nghiệp. Cũng chính quan niệm và tư tưởng sai lầm đưa đến cố gắng sai lầm (tà tinh tấn), nuôi mạng sai lầm (tà mạng).

Vì nhận thức đóng một vai trí quan trọng trong việc định đoạt một đời sống hạnh phúc hay khổ đau như thế nên Đức Phật đã dạy rằng: nơi đâu có phiền muộn lo âu khởi sinh, chúng chỉ khởi sinh nơi kẻ thiểu trí chứ không khởi sinh nơi người trí tuệ.

Nếu tư tưởng tiêu cực sinh ra lo âu, sầu muộn và tư tưởng tích cực đưa đến hy vọng, lý tưởng, thì sự lựa chọn một trong hai mẫu tư tưởng này hoàn toàn tùy thuộc nơi ta. Và như thế, nếu cố gắng, mọi người có khả năng kiểm soát được những sinh hoạt nội tâm của mình.

Những định luật thiên nhiên từ ngoại giới có thể chi phối chúng ta mọi phương diện nhưng không thể chi phối được tư tưởng của chúng ta. Sự thật ngay cả đời sống vật chất ngày nay cũng không còn lệ thuộc ở thiên nhiên vì khoa học đã một phần nào chế ngự được ảnh hưởng của tạo hóa. Những bệnh tật nguy hiểm, những thiên tai khủng khiếp mà ngày xưa được xem là hình phạt của trời đất hay là cơn thịnh nộ của quỉ thàn đã bị nhân loại làm chủ. Nếu đời sống tinh thần đã do ta hoàn toàn chủ động và ngay cả vạn pháp cũng do tâm tạo thì tất cả những bệnh trạng của tâm hồn đều có thể chữa trị được dễ dàng như y học chữa thân bịnh.

Người ta có lý khi nói rằng lo âu làm cho con người chóng già hơn năm tháng. Băn khoăn sợ hãi ở mức độ bình thường là bản năng tự vệ nhưng nếu để chúng trở thành những nguồn động lực thường trực chi phối chúng ta mà chúng ta không có thể kiểm soát được thì thật là nguy hiểm, vì chúng có thể làm đảo lộn mức sinh hoạt bình thường của guồng máy tâm vật lý và có khi làm cho nhiều người quẩn trí điên loạn. Các nhà y học cho biết phần đông bệnh thần kinh gây ra do bị lo sợ chi phối thường xuyên. Thậm chí có người không đủ nghị lực để phấn đấu với giặc phiền não, họ đã tìm lấy cái chết như một lối thoát cuối cùng.

Nhưng Đạo Phật dạy rằng lẩn trốn thực tế như vậy là vô ích, vì thực ra khi chết họ vẫn chất chứa mầm mống phiền não như một tên tội phạm vượt ngục, anh ta khó có thể sống an lành khi án trạng vẫn còn. Chỉ khi nào được phóng thích anh mới thoát được cảnh tù đày; cũng vậy, chỉ khi nào phiền não chấm dứt chúng ta mới được an vui tự tại.

Khổ đau và sầu muộn chỉ là những kết quả của nhân bất thiện ta đã tạo ra từ trước. Đức Phật dạy rằng: Người trí thức chỉ sợ nhân chứ không sợ quả. Nghĩa là điều mà chúng ta cố gắng không phải để trốn tránh trách nhiệm về hành động sai lầm của ta đã làm, nhưng để tránh gieo thêm những nhân bất thiện mới. Như một người vay một số tiền phải vui vẻ tìm cách trả món nợ ấy, vì đó là bổn phận tất nhiên, không phải lo âu, sợ sệt hay miễn cưỡng trốn tránh và hay hơn hết là không nên vay thêm nợ mới.

Đức Phật không còn bị chi phối bởi những phiền não nội tâm, tuy vậy đôi khi Ngài vẫn còn gặp phải những trở ngại từ bên ngoài đưa đến. Nhưng Ngài luôn luôn bình tĩnh đối diện với mọi trở lực bất cứ từ đâu tới.

Một hôm Ngài cùng đại đức Ananda vào khất thực trong thành Kosambi, bị hoàng hậu Magandhà xúi giục dân chúng trong thành hễ gặp Đức Thế Tôn và đệ Tử Ngài ở đâu thì phải tìm cách hạ nhục và phỉ báng. Nghe như vậy đại đức Ananda bạch với Đức Phật rằng:

"Bạch Đức Thế Tôn, người trong xứ này phỉ báng chúng ta, vậy chúng ta nên đi xứ khác."

"Này Ananda, nếu người ở xứ ấy cũng phỉ báng chúng ta, bấy giờ chúng ta phải làm sao?"

"Bạch Đức Thế Tôn, chúng ta lại đi đến xứ khác nữa".

"Này Ananda, nếu nơi ấy người ta cũng phỉ báng thì sao?"

"Bạch Đức Thế Tôn, chúng ta lại đi xứ khác nữa vậy."

Đức Thế Tôn liền ôn tồn bảo đại đức Ananda rằng:

"Này Ananda, làm như vậy không phải đâu. Việc gì sanh ở nơi nào thì diệt ở chỗ đó. Chúng ta phải ở đây nhẫn nhịn cho đến bao giờ họ hết phỉ báng rồi hãy đi. Như vị võ tướng dũng cảm xông pha nơi trận mạc, không sợ gươm đao, không khiếp tên đạn, chúng ta hãy thản nhiên, bình tĩnh trước những lời phỉ báng của kẻ khác."

Như vậy thái độ của bậc trí thức là không sợ khổ đau. Chúng ta phải sáng suốt tìm ra nguyên nhân nào làm cho chúng ta lo âu, sầu muộn để dùng một biện pháp thích nghi khả dĩ diệt tận gốc rễ của chúng, chứ không cần lẩn tránh hay tự phần nàn phiền trách.

Một nhà phân tâm học nổi tiếng người Anh, khi trả lời một sinh viên câu hỏi phương pháp nào hoàn hảo nhất để khắc phục lo sợ, ông ta nói: "Hãy cố gắng làm lợi ích cho tha nhân."

Cậu sinh viên rất đỗi ngạc nhiên trước câu trả lời đó. Nhưng nếu anh ta xét kỹ và áp dụng định luật bất khả đồng hiện hữu trong tâm lý học, nghĩa là hai tư tưởng đối nghịch không bao giờ khởi sinh đồng một lúc, chúng chỉ có thể thay thế hay kế tiếp nhau, như khi có tư tưởng này thì không thể có tư tưởng kia. Như thế khi tâm hồn ta mang tư tưởng vị tha thì không có sự hiện hữu của tư tưởng ích kỷ, và như chúng ta đã đề cập ở trên, tư tưởng tiêu cực vị kỷ là nguyên nhân của mọi lo âu sợ sệt. Thật vậy, đúng như lời nhà phân tâm học, phương pháp hoàn hảo nhất để giải trừ lo sợ là cố gắng làm lợi ích cho tha nhân.

Đức Phật là bằng chứng cụ thể nhất chứng tỏ rằng Ngài đã thoát ly được phiền não nhờ hy sinh đời sống vị kỷ để thực hiện lý tưởng vị tha.

Nếu chúng ta biết cách xoa dịu đau khổ của kẻ khác, thì chúng ta đã xoa dịu đau khổ của chính mình. Một người thật sự muốn được hạnh phúc, không nên phá hoại hạnh phúc của kẻ khác. Tìm hạnh phúc bằng cách lừa đảo, hãm hại kẻ khác là phương pháp sai lầm, vì như Abraham Lincoln đã nói: "Ta có thể lừa dối vài người bất cứ khi nào, và tất cả mọi người trong một thời gian nào đó. Nhưng ta không thể lừa dối tất cả mọi người mãi mãi."

Tất cả những ham muốn, khát vọng, những cố gắng, nỗ lực của con người hầu như đều nhắm vào việc tìm kiếm một đời sống hạnh phúc. Nhưng nếu quá vị kỷ, tư lợi người ta có thể dẫm đạp lên hạnh phúc của tha nhân. Và khi bị kẻ khác phản ứng không thuận lợi cho mình, người ta dễ sinh ra bất mãn, nóng nảy hay hung dữ.

Như thế hóa ra khi đi tìm hạnh phúc vô tình họ đã rước lấy thêm phiền lụy. Vì một người không thể có hạnh phúc khi nội tâm chứa đầy bất mãn, sân hận và sợ hãi.

Phương pháp duy nhất để diệt trừ những tệ trạng này là phá "ngã chấp" và tạo cho mình cuộc sống đầy bác ái vị tha.

Theo: Sách Con đường Hạnh phúc (Viên Minh - Trần Minh Tài)

CÒN HƠN SỰ CHẾT!

CÒN HƠN SỰ CHẾT!
Lê Văn Ấn
Trưa ngày 22.5.2012, hai người phụ nữ Việt Nam, một là bà Phạm Thị Lài, sinh năm 1960 (52 tuổi), một là cô Hồ Nguyên Thủy, sinh năm 1979 (33 tuổi), cả hai đều cư ngụ tại phường Hưng Thạnh, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ, đã khỏa thân để ngăn cản phương tiện cơ giới thực hiện công trình dự án xây dựng Khu Dân Cư Hưng Phú, do công ty cổ phần xây dựng số 8, thuộc Bộ Xây Dựng Việt Cộng làm chủ đầu tư. Cụ bà Lê Hiền Đức, một người có tiếng là "liều chết với tham nhũng", đã viết trên Blog của bà ta: "Đang trong trạng thái lõa thể, bà Lài nói trong nước mắt uất nghẹn: "Đất của gia đình vợ chồng tôi dành dụm, mua bằng tiền mồ hôi nước mắt để cất nhà sinh sống, làm ruộng, trồng rau, nuôi gà... cả mấy chục năm rồi. Công ty địa ốc vào đây tự đưa ra giá rồi ép chúng tôi nhận tiền mà không cho chúng tôi quyền được thỏa thuận mua bán, Ủy ban còn hỗ trợ Công Ty, dùng lực lượng Công an cưỡng chế đất tôi giao cho công ty . Chồng tôi sức yếu thế cô chỉ biết tự tử để phản đối. Giờ mẹ con tôi biết làm gì ngoài việc lột hết đồ đạc, ráng chịu nhục nhã để phản đối họ? Nhục lắm mấy cô mấy chú ơi!". Và rồi cụ bà Lê Hiền Đức thốt lên: "Tình cảnh người dân Việt Nam hiện nay còn kém cả thời chịu ách cai trị của phong kiến, ách đô hộ của thực dân, phát xít".

Người phụ nữ Việt Nam từ ngàn xưa sống trong lễ giáo, trong tập tục đạo đức.. thà chết chứ không bao giờ để thân thể lõa lồ trước mặt mọi người, thậm chí trước mặt chồng, họ cũng không làm như thế. Thế mà ngày nay họ phải để thân mình trần truồng trước mặt mọi người, chỉ mong giữ được mảnh đất thân yêu đã giúp họ sinh sống trong mấy chục năm qua.

Hai người phụ nữ này trần truồng trước mặt mọi người, trước Đảng và Nhà Nước, trước mắt dân chúng và hình ảnh họ đã được truyền đi khắp thế giới mang ý nghĩa gì?

Trước hết, họ muốn nói cho cả thế giới biết: Đảng Cộng Sản đã bóc lột người dân tới tận xương tủy, chỉ còn bộ đồ là chính da thịt trên mình họ! Đảng và Nhà Nước cứ lấy đi, cứ lột đi … đem về mà … dùng, và xin buông tha mảnh đất của họ, vì đó là nơi họ có thể kiếm sống. Đất của họ mua với tiền mồ hôi nước mắt của họ chứ không bóc lột ai, không cướp giựt của ai.

Ý nghĩa thứ hai, họ muốn nói với Đảng viên Cộng Sản Việt Nam rằng: Quý vị đã làm cho người dân không còn biết xấu hổ, không còn giữ được cái văn hóa của người Việt Nam nói riêng, của con người nói chung, nếu quý vị cứ tiếp tục ăn cướp, cưỡng chế … sẽ có một ngày quý vị biến toàn dân thành bầy thú không còn gì để che thân, không cần che thân!! vì nếu còn có gì trên thân xác người dân chúng tôi, Đảng và Nhà Nước cũng sẽ bóc lột. Họ trần truồng để gởi cho thế giới loài người một thông điệp: Dân Việt Nam chúng tôi đang phải sống dưới một chế độ bóc lột tận cái khố của chúng tôi, chúng tôi phải trần truồng vì Đảng viên Cộng Sản Việt Nam đã bóc lột cho đến không còn cái quần, cái áo cuối cùng để che thân. Chúng tôi trần truồng vì những kẻ cai trị chúng tôi không còn nhân tính. Chúng tôi trần truồng để nhắn với chồng, cha, anh, em và cả … vợ con của đảng viên Cộng Sản biết: chúng tôi phải trần truồng vì những đảng viên Cộng Sản là những người thân của quý vị đã lột mảnh vải cuối cùng trên thân xác chúng tôi, để chỉ có quý vị mới có quyền che thân bằng những quần áo của chúng tôi… Nhưng không phải vì thế mà phẩm giá con người của chúng tôi bị tước đoạt, mà chính phẩm giá của quý vị và người thân của quý vị là đảng viên Cộng Sản đã bị chính tay họ lột sạch.

Ngoài ra, hai phụ nữ để lộ thân thể trần truồng cũng gởi cho đồng bào, cho "các cô, các chú" một lời nhắn: chúng tôi phải làm như vậy không những chỉ vì chúng tôi mà vì tất cả mọi người dân Việt Nam, ngoại trừ hơn 3 triệu đảng viên Cộng Sản, đều đang bị bóc lột!! Chắc chắn, một ngày nào đó, các đảng viên Cộng Sản sẽ dòm ngó đến thân xác chúng ta, đến các bộ phận trong người chúng ta… làm phương tiện khoái lạc cho họ, nuôi dưỡng họ …, vì họ đã bắt đầu bằng thân xác các thai nhi, bắt đầu bằng thân xác những trẻ gái vị thành niên giúp vui cho thú tính, cho tình dục của họ.

Hai mẹ con chúng tôi không nói láo, không lường gạt quý vị, vì chúng tôi không tôn thờ Hồ Chí Minh, vì chúng tôi không phải là đảng viên Cộng Sản là những người luôn tôn thờ và theo gương Hồ Chí Minh, kẻ có đủ tất cả mọi xấu xa ác độc và thú tánh đã đưa đất nước Việt Nam đến cảnh tồi tệ ngày hôm nay. Hồ Chí Minh đã từng vâng lời ngoại bang, tên Cộng Sản Trung Hoa Mao Trạch Đông, để giết mấy trăm ngàn người dân lương thiện một cách dã man tàn bạo, chỉ vì Hồ Chí Minh và đảng viên Cộng Sản muốn chiếm đoạt đất đai của họ. Ngoài thành tích bán nước, phục vụ ngoại bang, Hồ Chí Minh đã hưởng khoái lạc trên thân xác các phụ nữ: như cô Nguyễn Thị Xuân, sau khi ăn ở chán chê đến có con rồi giết chết một cách dã man, những trẻ vị thành niên từ Miền Nam ra thăm "Bác", cũng bị Hồ Chí Minh hiếp dâm và bao nhiêu tội ác khác… không thể nào kể hết được.

Hai người phụ nữ trần truồng này cũng nhắn mọi người Việt Nam hãy đứng lên lật đổ những kẻ mặt người dạ thú, một loại thú hung dữ, tàn bạo hơn cả những con thú ăn thịt người, vì những con thú đó thường chỉ săn bắt mồi khi bụng đói, còn đảng viên Cộng Sản có một bao tử tham lam không bao giờ no, vì nó không có đáy. Toàn dân Việt Nam còn chần chờ gì mà không đứng lên tiêu diệt chúng để cho mọi người còn được mảnh vải che thân, còn giữ được mảnh vườn, cái nhà để sống một cuộc sống an bình?

Toàn dân Việt Nam còn gì để chần chờ??!! Hãy mạnh dạn đứng lên lật đổ bạo quyền gồm toàn những con thú đi bằng hai chân và nói được tiếng người. Đừng lấy thuyết "ác lai, ác báo" để tự an ủi mình, để co mình trong chăn cho đến khi chăn màn và áo quần bị đảng viên Cộng Sản nhòm ngó tới và đoạt lấy. Đừng chờ Thượng Đế trừng trị họ và gia đình họ. Thượng Đế đã cho chúng ta có lý trí để xét đoán, có đầu óc để suy nghĩ và có tay chân để hành động, chúng ta phải tự cứu lấy chúng ta, nhiên hậu thượng đế mới giúp chúng ta.

Người dân miền Bắc trước năm 1954, người dân miền Nam trước năm 1975 có ai bị bóc lột đến tận xương tủy, đến tận mảnh vải cuối cùng trên thân xác như hai phụ nữ này chưa? Thời phong kiến của các vua, thời thực dân, phát xít của Pháp, Nhật.. người dân có bị bóc lột tàn bạo như dưới thời Đảng Viên Cộng Sản cai trị hôm nay không? Đảng viên Cộng Sản đã dồn toàn dân đến đường cùng. Chưa bao giờ người dân Việt Nam có những câu ca dao than vãn:

"Một năm 4 thước vải thô,

Lấy gì che kín "cụ Hồ" anh ơi".

Bà Phạm Thị Lài và cô Hồ Nguyên Thủy đã trưng bày "mặt cụ Hồ" cho đảng viên Cộng Sản thưởng lãm, tại sao không quỳ xuống vái lạy "Bác" mà lại cho thuộc hạ lôi kéo họ qua những đoạn đường đầy cỏ dại gai góc? Đảng viên Cộng Sản đã dùng đồng tiền máu để biến thuộc hạ thành những con thú khát máu như chúng, để chúng có những hành động dã man như những con thú, toàn dân Việt Nam còn chần chờ gì nữa?

Một lý do cấp bách thúc đẩy toàn dân phải đứng lên lật đổ đảng cầm quyền Cộng Sản vì bọn chúng chỉ dám tàn ác, hung dữ với dân Việt Nam, nhưng trước quân thù phương Bắc tức Tàu Cộng đang dần dà chiếm đoạt đất nước, thì từ những Tổng Bí Thư, những Thủ tướng và cả guồng máy cai trị đều run sợ như chó nghe mùi cọp, chỉ còn biết quỳ mọp chờ lệnh! Run sợ cho đến nỗi không dám nhắc đến tên "Tàu" khi chúng giết hại ngư dân, khi chúng xâm phạm bờ cõi. Nếu để những đảng viên Cộng Sản Việt Nam tiếp tục cai trị đất nước, một ngày không xa chúng ta sẽ bị bọn Tàu Cộng đoạt luôn cả mạng sống, hai chữ Việt Nam cũng sẽ… không còn trên bản đồ thế giới.

Tổ tiên Việt Nam đã có công dựng nước và giữ nước hơn 4 ngàn năm qua, dù gặp bao nhiêu đợt xâm chiếm của bọn Hán tộc tham tàn, cha ông chúng ta vẫn giành và giữ được nước... Tổ tiên chúng ta đã khai sáng và phát triển một nền văn hóa văn minh tốt đẹp và độc đáo đáng cho thế giới phải ngưỡng mộ. Nay văn hóa truyền thống, lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam sắp bị quân Tàu chiếm đoạt. Văn Hóa văn minh đẹp đẽ của chúng ta đã bị Việt Cộng tàn phá đến nỗi từ già cho đến trẻ, những đảng viên Cộng Sản chỉ còn là những thân xác Việt Nam với đầy thú tính.

Trước khi đạo Nho, đạo Phật, đạo Thiên Chúa được truyền bá trên đất nước Việt Nam , cha ông chúng ta đã hướng dẫn, dạy dỗ chúng ta một Đạo đích thực của con người: Đạo Thờ Trời mà ngày nay gọi là Đạo Ông Bà tức hiếu thảo với ông bà, tổ tiên. Phật Giáo dù có muôn muôn sách vở, có hàng triệu triệu lời dạy, giúp con người Việt Nam ngày một sống tốt lành hơn, nhưng trong trái tim mỗi con người Việt Nam đều đặt Đạo Trời lên trên hết. Thiên Chúa Giáo có ra sức khuyên dạy người Việt công bình và bác ái, tôn thờ Thiên Chúa thì cũng là những điều mà Đạo Trời của ông cha chúng ta để lại. Tất cả những đạo trên đều giúp chúng ta thờ trời tốt hơn, ăn ở thuận thảo với nhau hơn.

Từ khi du nhập chủ thuyết Cộng Sản vào Việt Nam , Hồ Chí Minh và bè lũ Cộng Sản muốn tiêu diệt tất cả các tôn giáo, kể cả Đạo Ông Bà, đạo Truyền Thống của người Việt Nam .. để chỉ còn một tôn giáo duy nhất trên Quê Hương, đó là đạo Cộng Sản, một đạo mà ngày hôm nay đã thúc ép người Phụ Nữ Việt Nam đến độ dù phải xấu hổ, dù phải tan nát tâm hồn và thể xác, dù phải chịu nhục nhã, khốn khổ hơn cả sự chết mà vẫn phải làm: "trần truồng trước mặt mọi người, trước mặt Đảng và Nhà Nước". Người chồng của bà Phạm Thị Lài, người cha của cô Hồ Nguyên Thủy đã tự tử chết mà vẫn không đánh động được lòng dạ của những con thú đi hai chân và nói được tiếng người. Hai mẹ con bà Phạm Thị Lài đành phải dùng đến một phương thế giữ đất khốn khổ hơn cả sự chết là "trần truồng thân thể". Họ muốn "GIỮ ĐẤT với bất cứ giá nào dù phải trả giá hơn cả sự chết. Những tên Cộng Sản vẫn không mảy may động lòng trắc ẩn trước phương cách giữ đất này. Toàn dân Việt Nam cũng theo gương họ để giữ gìn đất nước Việt Nam thoát khỏi diệt vong bởi bọn Hán Tộc tham lam. Nói cách khác toàn dân Việt Nam phải đứng lên lât đổ bọn Việt Cộng là tay sai của Trung Cộng để giữ lấy đất nước của cha ông và tái tạo một cuộc sống văn minh tiến bộ, vun quén một nền văn hóa thuần túy của người Việt Nam. Mọi người còn chần chờ gì nữa?

Lê Văn Ấn

29 June 2012

Lật lại gia phả chúa đảng Việt Tân và chủ tịch MTQGTNGPVN “ Hoàng-cơ-Minh

Lật lại gia phả chúa đảng Việt Tân và chủ tịch MTQGTNGPVN " Hoàng-cơ-Minh


Dòng dõi họ Hoàng cơ Định tại Việt Nam
 
Họ Hoàng xuất phát từ  Vân Nam bên Trung Hoa . Nhận thấy triều đình nhà Thanh đến hồi tàn cuộc , nên chủ gia tộc họ Hoàng đầu quân với nhóm khởi nghĩa mà sử gọi là Thiên-Địa-Hội ( Phản Thanh phục Minh ). Cầm đầu nhóm khởi nghĩa nầy là Ngô Lăng Vân và cùng con trai là Ngô Côn . Hoàng Sùng Anh được giữ phần đất Vân Nam Trung Hoa .

Nhưng lúc ấy Lục Quốc ngoại bang : Pháp , Đức , Nhật , Nga , Bồ Đào Nha , Ý cùng nhau tranh dành đất Trung Hoa . Lục quốc chia Trung Hoa ra làm nhiều phần cai trị. Nhà Thanh dưới triều Từ Hi lần lần co cụm lại vì không thể cự nổi với súng đạn tối tân của Tây Phương .

Nhóm khởi nghĩa Thiên-Địa- Hội lần lần tann rả . Dư đảng bèn chia lảnh thổ mà cai trị.

Họ Hoàng chiếm lĩnh Vân Nam , họ Lưu vĩnh Phúc chiếm lỉnh Thượng Hải –Hongkong- Móng Cáy Việt Nam.

Hoàng Sùng Anh là bộ hạ của giặc Ngô Côn bên Trung Hoa ( thời Từ Hi Thái hậu ). Giặc Ngô Côn rất mạnh , chiếm lĩnh gần hết Vân Nam , phẩn Quảng Đông .

Hoàng Sùng Anh thường trương cờ Vàng khi đi cướp bóc vùng ven biên Trung Hoa- Việt Nam .

Dân chúng Việt Nam mỗi lần nghe giặc cờ Vàng tới là rùng rùng bỏ nhà cửa mà chạy lánh nạn . Vì chúng chuyên bắt đàn bà con gái Việt đem vế dinh trại hãm hiếp rồi giết chết , tịch thu gia sản của nông dân Việt .
 
Giặc cờ Vàng / Hoàng-sùng-Anh lừng lẩy biên giới Hoa-Việt . Đàn bà con gái Việt tại biên giới rất kinh sợ tụi giặc khách nầy.

Quan quân thời Tự Đức nhiều lần bị bó tay vì giặc khác nầy .

Năm 1862 ( Tự Đức 15 ) , giặc cờ Vàng Hoàng-sùng-Anh chiếm nguyên tỉnh Tuyên Quang , cách Hà Nội 165 km . Tên giặc khách nầy bắt dân Việt đào mỏ vàng ( mỏ Tụ Long ) , bắt dân trồng trà , chặt cây quý cho hắn .

Năm 1869 ( Tự Đức 21 ) giặc cờ Vàng chiếm gần hết Cao Bằng , Lạng Sơn uy thế rất mạnh  , lấn áp luôn giặc khách cờ Đen Lưu Vĩnh Phúc .
Quân Thanh họp cùng quân Việt vua Tự Đức nhiều lần đánh giặc cờ Vàng nhiều làn không thành công.

Năm 1873 ( Tự Đức 26 ) Hoàng sùng Anh họp với quân Pháp là Jean Dupuis ( Việt dịch là Đỗ-phổ-Nghĩa ). Chính tên Jean Dupuis viết thành quyển du ký " Le Tonkin 1872-1886 ' mà nước Pháp mới chú ý đến đất Việt . Tên Jean Dupuis nầy bắt tay với đại úy hải quân Pháp Francis Garnier tung hoành miền Bắc Việt , triều đình Tự Đức bất lực nhìn bộ Tam Sên nầy làm mưa làm gió một cõi .

Bộ tam sên : Hoàng-sùng-Anh + Jean Dupuis + Francis Garnier lừng lẩy giang hồ .

Chính đại úy Francis Garnier  hạ thành Hà Nội năm 1873 , Phò mã Nguyễn Lâm tử trận , quan trấn thành Nguyễn-tri-Phương tự vận đền nợ nước . Giặc cờ Vàng lừng lẩy Bắc thành . Vua Tự Đức bắt tay với giặc khách cờ Đen Lưu-vĩnh-Phúc đánh bộ Tam Sên nầy.
Francis Garnier bị lọt ổ phục kích của giặc cờ Đen tại cầu Giấy –Hà Nội .
 Đại úy Francis Garnier bị  giặc cờ Đen / Lưu-vĩnh-Phúc phục kích giết chết tại Ô Cầu Giấy
 
Giặc cờ Đen uy thế mạnh , giặc cờ Vàng –Hoàng Sùng Anh lui về Tuyên Quang , Lào Cai .

Tháng 9 năm 1875 Tôn thất Thuyết đánh úp sào huyệt giặc cờ Vàng ở Thái Nguyên . Hoàng sùng Anh xin trá hàng , nhưng Tôn-thất-Thuyết không chịu cho giặc khách cờ Vàng đầu hàng nhiều lần như xưa.
 
Đám giặc cờ Vàng bị bắt  . Chúa đảng giặc khách Cờ Vàng – Hoàng Sùng Anh bị chặt đầu . Năm 1875 .

Quân Tôn thất Thuyết chém gần 50 cái đầu của nhóm cầm đầu giặc cờ Vàng , trong đó có Hoàng-sùng-Anh .

Dư đảng họ Hoàng giặc cờ Vàng bèn lẩn trốn trong đám người Việt gần biên giới Vân Nam và Cao Bằng .

Khi nước Việt đánh nhau giữa Quốc Gia Tự Do và Cộng sản Vô Thần…thì họ Hoàng đầu quân vào quân đội 2 bên . Tại Bắc Việt họ Hoàng làm rất lớn ( điển hình là Hoàng-văn-Hoan . Tay dàn em số 1 hoặc 2 của Hồ-chí-Minh . Vai trò cao hơn Võ-nguyên-Giáp nhiều lần ).

Tại miền Nam thì có họ Hoàng làm quan lớn , điền hình là Hoàng-cơ-Minh . Bên thường dân thì có Hoàng-phủ-ngọc-Tường lừng danh diệt chủng Việt diệt người Việt tại Huế .

Khi miền Nam mất vào năm 1975 thì họ Hoàng trở thành " Thuyền nhân tị nạn Cộng Sản " ( Vietnamese Boat People ) . Họ Hoàng sang Nhật . Nhật nhận họ Hoàng làm dân Nhật .

Hoàng-cơ-Minh và Hoàng-cơ-Định nhớ lại dòng họ xưa lừng lẩy của mình.

Tại Tokyo , Hoàng-cơ-Minh có tên Nhật gọi là Nokimura Hoàng-cơ-Minh .

Vì đất Nhật không có welfare trợ cấp xã hội cho di dân ngoại quốc như Hoaky . Rất khó kiếm sống , nên Hoàng-cơ-Minh cùng với Đỗ-thông-Minh ( du học sinh miền Nam VN năm 1970 ) và thuyền trưởng tàu tị nạn Trường Xuân là Phạm-ngọc Lũy mới lập ra một Hội chống Cộng tại Nhật.
Tại California , nhờ có cưu đại tá cành sát Quốc gia Phạm-văn-Liễu móc nối . Nên Nokimura Hoàng-cơ-Định lập ra một Hội chông Cộng tại California mang tên rất dài : " Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giãi Phóng Việt Nam ", thu góp những tiền tip ( tiền bo ) của khách hàng người Việt của những quán ăn , tiệm bánh . Tiền hàng bo của những hàng quán Việt Nam khắp 50 tiểu bang Hoaky lên đến con số trăm nghìn USD là ít .

Dòng dõi giặc cướp Hoàng-sùng-Anh tổ phụ , nên con cháu là chủ tịch MTQGTNGPVN Hoàng-cơ-Minh lập chiến khu chống cộng từ một trại gà bỏ hoàng của tướng Thái Lan.

Trại gà nầy cách Bangkok 25 km . Nhưng con cháu giặc cờ Vàng là Hoàng-cơ-Minh chụp hình , tung lên khắp thế giới là trang trại của kháng chiến quân rất đông người tình nguyện . Nhiều người nhẹ dạ Việt kiều tưởng thật , rất mừng là ngày giãi phóng quê hương Việt nam gần thành công .

Chỉ có một tuần báo Văn Nghệ Tiền Phong là không tin chuyện nầy. Ký giã nòng cốt tuần báo VNTP là Lê Triết có nhiều bài viết đây nghi ngờ đám kháng chiến cuội nầy.

Hoàng-cơ-Minh ra lệnh cho sát thủ người Việt , bắn chết ký giả tại garage riêng của nhà ký giã Lê Triết . Sau đó Hoàng-cơ-Minh co sát thủ Lê Hoàng Hùng nầy bay sang Bangkok mà ẩn trốn lệnh truy nả của FBI . 3 ngày sau đó , cảnh sát Thái Lan nhận được báo cáo của dân Thái , một xác chết bị chặt mất đầu và 2 bàn tay , trôi trên sông Chao Phraya gần tủ đô Bangkok . Tên sát thủ ấy được đảng trưởng Hoàng cơ Minh ra lệnh thủ tiêu tên cán bộ mà Hoàng cơ Minh gọi là phản đảng.

Có 4 người Việt tị nạn Cộng sản tại Thái Lan ( vì không cón quốc gia nào nhận người Việt tị nạn Cộng sản nữa ) , gia nhập vào trại kháng chiến ma của Hoàng cơ Minh . Bốn thanh niên nầy xin ra khỏi trại đề kiếm ăn . Thế là lần lượt 4 người nầy bị Hoàng cơ Minh cho sát thủ giết người bịt miệng trang trại gà nầy .

Sau đó Hoàng-cơ-Minh trình diển một đoạn quay phim để đem về California trình cho người Việt tị nạn xem . Không dè bị vợ của người em cùng cha khác mẹ là Hoàng-cơ-Định báo cho thân nhân ở Hà Nội biết . Thế là quân đội Cộng sản VN phục kích bắn chết khi Hoàng cơ  Minh vừa đặt chân lên biên giới Thái-Lào .

Sở dĩ  Hoàng-cơ-Định lộ tin mật cho vợ biết là  Hoàng cơ Định đang thủ quỷ tiền Kháng chiến rất kếch sù ( trên cưới chục triệu USD là ít ).
Vụ bùng nổ tiền bạc của nhóm kháng chiến ma Hoàng-cơ-Minh là do sự bật mí của cựu đại tá Phạm-văn-Liễu viết rất rỏ sự lưu manh của anh em họ  Hoàng nầy trong quyển sách " Trả Ta Sông Núi " ( 3 quyển ) mà giới thông minh Việt kiều gọi là : " Trả lại ta thùng tiền "…

Tên Hoàng-cơ-Định đưa ra Tòa tại San Jose là Tiến sĩ Sử học Vũ-ngự-Chiêu , Cao-thế -Dung…về tội vu cáo .

Thế là FBI nhày vào xem tài liệu tiền bạc của Hoàng-cơ-Minh và thuế lợi tức của Hoàng-cơ-Định ra sao .
Hoàng cơ Đinh phải nộp lại tiền thuế cá nhân + tiền phạt lên đến 3 triệu USD.
 
 Đây sách quan trọng .Tác giã là người sáng lập ra đảng kháng chiến ma Hoàng-cơ-Minh . Sau bị anh em họ Hoàng đá văng , Tức tối mới khui hụi ra sách lm2 sụp đỗ anh em họ Hoàng , con cháu giặc khách cờ Vàng Hoàng-sùng-Anh .
 Đây Giáo sư + Tiến sĩ Hóa học đại học lừng danh bên Pháp ( tìm tên Tiến sĩ Hóa ra trường tại Pháp gần 5 năm…Tìm hết 16 trường đại học Pháp….đến nay chưa tìm ra . Tìm hết những trường đại học mà Giáo sư + Tiến sĩ Hóa Hoàng-cơ-Định …gần 5 năm…vẩn chưa thấy tên. Có lẽ sách in ấn những Tiến sĩ ra trường của các đại học Pháp…in nhầm tên hay chăng ?.

Hiện nay thù quỷ gia tài đồ sộ của người anh cùng cha khác mẹ Hoàng-cơ-Minh .

Chúa đang Việt Tân . Bravo ! Con cháu giặc khách cờ Vàng họ Hoàng Sùng Anh.
 
Tra cứu tài liệu lịch sử xong…chúng tôi nghiêng mình bái phục một anh hùng kháng chiến chống Cộng sản . Anh Trần-văn-Bá ( sinh viên Paris Pháp) .Anh về miền Nam kháng chiến , nhưng bị mưu phản , anh bị Cộng sản VN xử tử .

Cha của anh là Trần-văn-Vân bị Việt Cộng ám sát chết tại Saigon .

Ngày kia CSVN không còn nữa , thì dòng họ của anh sẽ được nước Việt xem là anh hùng cứu nước , tuy không thành công, nhưng Trần-văn-bá xứng đáng ngồi ngang hàng với vua Nguyễn Huệ Quang Trung + Trần hưng Đạo vậy.
Đây anh linh chống Cộng dòng họ Trần oai linh . Trần-văn-Bá , thiên thu bất diệt .

PVL


Thật vậy, dân tộc Việt Nam hãy can đảm đứng lên để lật qua những trang sử cộng sản đẫm máu và đau thương. Đã quá trễ rồi. Ngày nào còn cộng sản, thì còn chết chóc, tù đày, tự do, nhân quyền còn bị chà đạp.
Nhà cầm quyền cộng sản, hơn lúc nào hết, luôn buộc người dân lo nghĩ đến chuyện miếng ăn, cái mặc. Cái bụng lúc nào cũng phải cảm thấy còn đoi đói, chưa no. Và người dân thì thiếu thốn nhu yếu phẩm, lo chạy gạo từng bữa. Ðủ hôm nay thì thiếu ngày mai, hay được nồi cơm sáng, thì lại chưa có nồi cơm chiều. Cuộc đời cứ quần quật lo đói rách như thế, thì xin hỏi, còn chi thì giờ mà nhân dân nghĩ đến tranh đấu, hoặc đòi hỏi tự do dân chủ nhân quyền?
Cụ Tây Hồ Phan Chu Trinh từng dạy: “Xét lịch sử xưa, dân nào khôn ngoan biết lo tự cường tự lập, mua lấy sự ích lợi chung của mình thì càng ngày càng bước tới con đường vui vẻ. Còn dân thì ngu dại, cứ ngồi yên mà nhờ trời, mà mong đợi trông cậy ở vua ở quan, giao phó tất cả quyền lợi của mình vào trong tay một người, hay một chính phủ muốn làm sao thì làm, mà mình không hành động, không bàn luận, không kiểm xét, thì dân ấy phải khốn khổ mọi đường. Anh chị em đồng bào ta đã hiểu thấu các lẽ, thì phải mau mau góp sức lo toan việc nước mới mong có ngày cất đầu lên nổi”.
"The religion of the future will be a cosmic religion. The religion which is based on experience, which refuses dogmatism. If there's any religion that would cope with modern scientific needs it will be Buddhism." Albert Einstein

Tôn giáo trong tương lai sẽ là tôn giáo của vũ trụ. Tôn giáo này dựa trên kinh nghiệm và không chấp nhận chủ nghĩa giáo điều. Nếu có một tôn giáo nào tương thích với khoa học hiện đại, đó chính là Phật Giáo.




Bạn Ơi Hãy Cùng Nhau Đấu Tranh Cho Cuộc Sống Của Mình & Tương Lai Của Con Cháu Mình !!!



Nhân Dân Cần Nhận Diện Bộ Mặt Thật Của Giới Cầm Quyền. Phải Hành Động Cụ Thể Đối Với Bọn Chúng !!!



Chỉ Mặt, Nhận Diện Bọn Cán Bộ Óc Đất, Lũ Công An Lưu Manh, Đám Quan Chức Tham Nhũng, Tay Sai !!!

Công Nhân Bị Đánh Đập Tàn Nhẫn, Dã Man !!!


Followers