Nhật Ký Biển Đông: Dân Chủ Đầu Sỏ, Độc Tài và Dân Chủ Nửa Mùa
Nhật Ký Biển Đông hai tuần đầu Tháng Tám ghi nhận những chuyển biến quan trọng như sau:
-The National Interest ngày 31/7/2015: "Tuần này, tạp chí An Ninh Á Châu (Asian Security Magazine) có trụ sở tại Gia Nã Đại cho biết Hoa Lục đã hoàn tất công trình xây dựng một cầu tầu dài 700 mét lớn nhất thế giới tại căn cứ hải quân tổng hợp đồ sộ Sanya thuộc Đảo Hải Nam phía nam Biển Trung Hoa. Theo bản báo cáo này, cầu tầu có thể phục vụ hai hàng không mẫu hạm hay tàu chiến cỡ lớn cập bến ở cả hai bên."
-AFP (Tokyo) ngày 31/7/2015: "WikiLeaks cho biết cơ quan tình báo Mỹ đã nghe lén các chính trị gia Nhật, ngân hàng trung ương hàng đầu và những công ty lớn trong nhiều năm. Đây là sự tiết lộ mới nhất về việc Hoa Thịnh Đốn rình mò các đồng minh. "
Vụ tình báo Mỹ nghe lén thủ tướng Đức, tổng thống Pháp, mướn tình báo Úc nghe lén tổng thống Nam Dương, mướn tình báo Tân Tây Lan nghe lén Việt Nam còn nóng hổi, nay lại đổ bể ra vụ nghe lén Nhật Bản là một trong đồng minh thân thiết nhất của mình. Nếu các quốc gia chậm tiến Á-Phi mà làm thế chắc đã bị lên án là phi đạo đức - vì đã là đồng minh, bạn bè thân thiết tại sao nghe lén nhau? Chuyện này dạy chúng ta một bài học rằng đồng minh thì cứ đồng minh, nhưng tin đồng minh có ngày mất nước!
-AP (United Nations) ngày 1/8/2015: "Ngoại Trưởng Ukraine kêu gọi Nga tiến tới thương thảo thật sự về ngừng bắn và ổn định cho vùng Miền Đông đổ nát vì chiến tranh với cuộc bầu cử công bằng có quốc tế giám sát."
Nếu các phần tử cực hữu Kiev nghĩ được điều này sớm hơn thì đã không xảy ra cuộc đảo chính với sự hỗ trợ của Mỹ và NATO lật đổ Tổng Thống Yanukovych sau đó mất Crimea và nguy cơ hai vùng Donetsk và Gugansk ly khai để trở thành hai quốc gia riêng. Không có gì ngu dại cho bằng chuyện trong nhà lại nhờ hàng xóm giải quyết. Chìa khóa giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraina là Nga và dân chúng Miền Đông chứ không phải đem quân NATO hay lính Mỹ vào đây. Tất cả các chính trị gia cực hữu ở Kiev không hiểu được Ukraina là "vùng trái độn" mà Mỹ và NATO muốn dùng nó để thọc một mũi nhọn vào yết hầu Nga. Còn Nga thì muốn vùng này trung lập để làm hàng rào an ninh cho mình. Do đó Nga sẽ phản ứng tới cùng để không cho Ukraina lọt vào tay Mỹ hay NATO cũng giống như Mỹ sẽ phản ứng tới cùng để không cho Mễ Tây Cơ hay Gia Nã Đại lọt vào tay Hoa Lục hay Nga. Cuộc cấm vận Mỹ và Âu Châu áp đặt lên Nga đã hơn một năm rưỡi, dù khốn đốn nhưng Nga chưa chết, nhưng đất nước Ukraine tan nát, ngày càng rối beng khi nhóm vũ trang cực cực-hữu ở Miền Tây đã nổ súng vào quân chính phủ và có nguy cơ biến thành một lực lượng vũ trang riêng. Nay Kiev kêu gọi một cuộc đàm phán để chấm dứt chiến tranh khiến cả triệu người phải rời bỏ cửa nhà là điều tốt lành.
Nhưng làm thế nào để nhóm cực cực-hữu chấp nhận giải pháp hòa bình sau đó "phi liên kết hóa" Ukraina là vấn đề vô cùng nan giải. Ngay khi nổ ra cuộc khủng hoảng Ukraine, cả thế giới đều thấy chỉ có giải pháp trung lập hóa giống như Phần Lan (Finlandization) (*) mới đem lại hòa bình vĩnh viễn cho Ukraina, nhưng nhóm cực hữu ở Kiev lại không thấy. Do đó muốn lãnh đạo đất nước để được gọi là "yêu nước" trước tiên phải biết đất nước mình là ai? Mạnh hay yếu? Chung quanh mình là ai? Mạnh hay yếu? Nếu đất nước mình nhỏ xíu nằm bên cạnh một đại cường khổng lồ mà mình lại liên kết với một đại cường ở xa để chống lại thì chẳng khác nào lao đầu vào cột đá. Chẳng hạn bây giờ Kampuchia liên kết với Trung Quốc để thù nghịch hay tấn công Việt Nam thì bảo đảm 100% sớm muộn đất nước Kamphuchia sẽ nát như tương dù có cả trăm ngàn cố vấn Tàu ở đó. Những cuộc biểu tình của nhóm cực cực-hữu mới đây đòi tiến hành một "đợt cách mạng thứ hai" cho Ukraina báo hiệu một thảm họa cho chính quyền Kiev.
-AFP ngày 4/8/2015: Với tiêu đề "Căng thẳng Biển Đông Bùng Phát Tại Hội Nghị An Ninh Á Châu" (South China Sea tensions flare at Asia security talks) bản tin cho biết việc Trung Quốc xây dựng các đảo nhân tạo trên đó thiết lập các căn cứ quân sự đã là trọng tâm của hội nghị về an ninh hàng năm bao gồm 10 quốc gia. Nhưng Hoa Lục không muốn vấn đề này được đưa ra thảo luận trong hội nghị nhưng lập tức gặp sự phản đối của Phi Luật Tân và Việt Nam. Theo ngoại trưởng Mã Lai, cho dù Trung Quốc phản đối nhưng vấn đề xung đột tại Biển Đông đã được ráo riết thảo luận tại hội nghị. Ô. John Kerry sau cuộc dừng chân ngắn tại Tân Gia Ba sẽ tới Kuala Lumpur để gặp gỡ bên lề với Ô. Vương Nghị vào ngày Thứ Tư 5/8/2015." Còn theo VnPlus, "Về tình hình Biển Đông, các Bộ trưởng bày tỏ quan ngại sâu sắc về những diễn biến phức tạp gần đây trên thực địa, cho rằng những hành động này đã làm suy giảm lòng tin, gia tăng căng thẳng, đe dọa hòa bình, ổn định và an ninh ở Biển Đông." Thế nhưng theo AFP ngày 5/8/2015, Tướng Tanasak- Bộ Trưởng Ngoại Giao Thái Lan đã xuất hiện bên cạnh Ô. Vương Nghị trong cuộc họp báo chung. Trả lời câu hỏi của báo chí về liên hệ ngoại giao giữa Thái Lan và Trung Quốc, Tướng Tanasak nói rằng, " Ngài Vương Nghị đây rất đẹp trai và dễ thương. Nếu tôi là đàn bà chắc tôi đã "phải lòng" ông ấy rồi." Tướng Tanasak còn nói thêm, "Mối liên hệ giữa Thái Lan và Trung Quốc có hơn 1000 năm nay. Chúng tôi rất thân, thân hơn là tình bạn, chúng tôi là anh em bà con theo chiều dài lịch sử. Chúng tôi không nói về ngoại giao, chúng tôi nói chuyện với nhau như cá nhân, như gia đình và như tình bạn."
Trước lời tuyên bố có vẻ như "nịnh bợ" Trung Quốc như thế, các quốc gia Đông Nam Á phải coi chừng đã đành mà Hoa Kỳ cũng sẽ không vui vì trong suốt cuộc Chiến Tranh Lạnh và Chiến Tranh Việt Nam, Thái Lan là đàn em thân tín của Mỹ, nay quay lưng với Hoa Thịnh Đốn. Sự kiện này có thể xuất phát từ những nguyên do sau đây:
-Mũi giáo nhân quyền của Mỹ chĩa vào Thái Lan sau cuộc đảo chính của Tướng Prayuth Chan-ocha năm 2014 đã làm tập đoàn quân sự tức giận từ đó quay qua Trung Quốc tìm chỗ dựa.
-Ảnh hưởng lớn mạnh của Trung Quốc về các phương diện kinh tế, tài chính và quân sự lan rộng toàn cầu mà Mỹ không có khả năng kiềm chế, trong khi đó Thái Lan lại có chung biên giới với Trung Quốc khiến Thái Lan phải thay đổi chính sách ngoại giao vừa để phát triển vừa sinh tồn.
Theo tôi, liên kết việc tháo gỡ toàn bộ lệnh cấm vận vũ khí với tiến bộ nhân quyền chỉ là cách nói cho vui. Cản trở chính ở đây là Hoa Kỳ sợ rằng nếu bán vũ khí sát hại cho Việt Nam sẽ gây căng thẳng thêm ở Biển Đông tức chọc giận Trung Quốc - điều mà Hoa Kỳ chưa dám làm. Chứ nếu thấy cần thiết và tình hình nguy cấp thì Hoa Kỳ sẽ viện trợ ồ ạt, cho không vũ khí tối tân như đã làm trong thời kỳ Chiến Tranh Lạnh hoặc mới đây trong chiến tranh Iraq…chứ nói gì đến chuyện mua bán. Chính vì hiểu rõ tâm lý Mỹ cho nên Việt Nam cũng chẳng mặn mà gì với việc yêu cầu Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí và vẫn tiếp tục dựa vào Nga để xây dựng sức mạnh quân sự của mình. Vài tàu tuần duyên mà Mỹ viện trợ cho Việt Nam chỉ giúp tăng cường thêm khả năng tuần tra trên biển chứ làm sao đánh bại được cuộc tấn công bằng hải quân của Hoa Lục? Chờ Mỹ tháo bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương - thì Việt Nam chết từ lâu rồi. Hiện nay các nhà bình luận quân sự thế giới và cả Trung Quốc nữa đều cho rằng sức mạnh răn đe của Việt Nam chính là hệ thống hỏa tiễn phòng thủ bờ biển di động, sáu tầu ngầm Hố Đen Kilo, hai khu trục hạm tàng hình Gepard 3.9… chứ không phải mấy tầu tuần tra hay máy bay do thám P-3C Orion của Mỹ. |
-Theo các tạp chí kinh tế/tài chính thế giới, hiện nay Việt Nam đã qua mặt Thái Lan, Nam Dương, Mã Lai và Tân Gia Ba về kỹ nghệ và xuất cảng hàng chế tạo. Sức mạnh quân sự Việt Nam cũng vượt trội Thái Lan và nổi bật lên như một quân đội hùng mạnh nhất Đông Nam Á. Thái Lan bề ngoài "hợp tác chiến lược" với Việt Nam nhưng bên trong - quốc gia mà Thái Lan đố kỵ và gờm nhất Đông Nam Á vẫn là Việt Nam. Hơn thế nữa sự quá chú ý của Mỹ vào Việt Nam để biến Việt Nam thành trọng tâm của kế hoạch "Xoay Trục" làm Thái Lan ghen tỵ bởi vì sau Hiệp Ước TTP, tư bản Mỹ sẽ ào ạt đổ vào Việt Nam. Thái Lan đi với Hoa Lục là sách lược đề phòng và kiềm chế Việt Nam lâu dài sau này. Xin nhớ cho, trong lịch sử Thái Lan đã hai lần đem quân vào Việt Nam. Lần thứ nhất Gia Long rước hai vạn quân Xiêm-La đánh Vua Quang Trung. Lần thứ hai Thái Lan cử Sư Đoàn Mãng Sà Vương tham chiến tại Việt Nam theo lệnh của Mỹ. Theo các nhà nghiên cứu chính trị thế giới, Thái Lan nổi tiếng là "gió chiều nào theo chiều ấy" tức kẻ nào mạnh thì theo.
-AP ngày 5/8/2015: Trong cuộc gặp gỡ giữa Ô. John Kerry và Vương Nghị nhân Hội Nghị An Ninh Á Châu tổ chức tại Kuala Lunpur, AP tường trình, "Hoa Kỳ và Trung Quốc đụng độ vào ngày Thứ Tư về vấn đề ai gây ra căng thẳng mỗi lúc mỗi gia tăng trong cuộc tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông khi Hoa Thịnh Đốn yêu cầu phải ngưng các hoạt động tạo nguy hiểm trong khi Trung Quốc lại nói rằng những nước không ở trong cuộc không được can thiệp vào." Đúng là "ông nói gà, bà nói vịt" không ai chịu ai. Có lẽ phải dùng vũ lực để giải quyết chăng? Trong khi đó AFP nói rằng,"Các quốc gia Đông Nam Á cãi cọ nhau về Tuyên Bố Biển Đông" (SE Asian nations wrangle over South China Sea statement) không thống nhất được với nhau về ngôn từ cứng rắn lên án việc Trung Quốc xây dựng các đảo nhân tạo. Điều này cho thấy ảnh hưởng mạnh mẽ của Hoa Lục lên một số các quốc gia Đông Nam Á.
-AP ngày 6/8/2015: "John Kerry vào Thứ Năm 6/8/2015 đã tới Việt Nam để kỷ niệm 20 năm thiết lập bang giao sau khi ghé qua Ai Cập, Qatar, Tân Gia Ba và Mã Lai và gặp gỡ các giới chức cao cấp nhất của Việt Nam vào Thứ Sáu và nói chuyện về mối bang giao Việt-Mỹ. Mặc dù đã tái lập bang giao, gia tăng thương mại, giáo dục và trao đổi văn hóa, Hoa Kỳ vẫn quan tâm đến thành tích nhân quyền của Việt Nam. Các giới chức Hoa Kỳ nói rằng Ô. John Kerry có thể sẽ đề cập vấn đề này và thúc giục cải thiện. Ông cũng chú ý đến việc thảo luận về những tiến bộ đã đạt được trong việc mở Đại Học Fulbright- một đại học tư (độc lập) đầu tiên cho ngành giáo dục cao cấp của xứ sở này. Ngoài ra Ô. John Kerry cũng sẽ nhấn mạnh đế việc Hoa Kỳ trợ giúp Việt Nam bảo vệ và tuần tra lãnh hải của mình. Tại Kuala Lumpur Ô. John Kerry nói rằng Hoa Kỳ không chấp nhận bất cứ sự hạn chế lưu thông nào trên Biển Đông." Theo Miami Herald ngày 7/8/2015, "Trong buổi gặp gỡ với các giới chức dân sự và thương mại tại Hà Nội Ô. John Kerry nói rằng nếu không có tiến bộ về nhân quyền thì việc bán vũ khí sát thương vẫn còn nguyên đó."
Theo tôi, liên kết việc tháo gỡ toàn bộ lệnh cấm vận vũ khí với tiến bộ nhân quyền chỉ là cách nói cho vui. Cản trở chính ở đây là Hoa Kỳ sợ rằng nếu bán vũ khí sát hại cho Việt Nam sẽ gây căng thẳng thêm ở Biển Đông tức chọc giận Trung Quốc - điều mà Hoa Kỳ chưa dám làm. Chứ nếu thấy cần thiết và tình hình nguy cấp thì Hoa Kỳ sẽ viện trợ ồ ạt, cho không vũ khí tối tân như đã làm trong thời kỳ Chiến Tranh Lạnh hoặc mới đây trong chiến tranh Iraq…chứ nói gì đến chuyện mua bán. Chính vì hiểu rõ tâm lý Mỹ cho nên Việt Nam cũng chẳng mặn mà gì với việc yêu cầu Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí và vẫn tiếp tục dựa vào Nga để xây dựng sức mạnh quân sự của mình. Vài tàu tuần duyên mà Mỹ viện trợ cho Việt Nam chỉ giúp tăng cường thêm khả năng tuần tra trên biển chứ làm sao đánh bại được cuộc tấn công bằng hải quân của Hoa Lục? Chờ Mỹ tháo bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương - thì Việt Nam chết từ lâu rồi. Hiện nay các nhà bình luận quân sự thế giới và cả Trung Quốc nữa đều cho rằng sức mạnh răn đe của Việt Nam chính là hệ thống hỏa tiễn phòng thủ bờ biển di động, sáu tầu ngầm Hố Đen Kilo, hai khu trục hạm tàng hình Gepard 3.9… chứ không phải mấy tầu tuần tra hay máy bay do thám P-3C Orion của Mỹ.
-VOA tiếng Việt ngày 9/8/2015: Trước mối đe dọa từ Trung Quốc, Việt Nam theo chiến lược hợp tác chiến lược với hầu hết các quốc gia Đông Nam Á. VOA tiếng Việt đã tường trình về chuyến công du Mã Lai của Ô. Nguyễn Tấn Dũng như sau, "Về những diễn biến gần đây ở Biển Đông, ông Dũng tuyên bố tại cuộc họp báo ở Kuala Lumpur: Hai bên cùng chia sẻ quan ngại sâu sắc trước những diễn biến gần đây về bồi đắp, xây dựng, trên quy mô lớn các đảo đá tại biển Đông, trái luật pháp quốc tế, và thỏa thuận khu vực, làm xói mòn lòng tin, ảnh hưởng nghiêm trọng tới hòa bình, an ninh và ổn định tại khu vực; đồng thời tái khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, an ninh, an toàn và tự do hàng hải và hàng không ở biển Đông. Hai bên nhấn mạnh sự cần thiết của việc các bên liên quan bảo đảm thực hiện đầy đủ và hiệu quả tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông, DOC". Trong khi đó, Thủ tướng Malaysia Najib Razak nói rằng Hà Nội và Kuala Lumpur sẽ hợp tác chặt chẽ để duy trì sự thống nhất cũng như trọng tâm của ASEAN cũng như bảo đảm sự tuân thủ toàn diện đối với tuyên bố ứng xử của các bên ở biển Đông. Hai bên đã nâng quan hệ ngoại giao lên thành hợp tác chiến lược."
-AP (Manila) ngày 12/8/2015: Đại Sứ Trung Quốc tại Phi Luật Tân nói rằng Trung Quốc tôn trọng tự do hàng hải nhưng không cho phép nước ngoài lợi dụng quyền này để đưa tàu chiến và máy bay xâm phạm lãnh thổ của Bắc Kinh. Ông Zhao Jianhua nói rằng các lực lượng của Trung Quốc đã cảnh cáo máy bay do thám P-8A của Hoa Kỳ không được xâm nhập lãnh thổ của Trung Quốc khi chiếc máy bay này tiến vào khu vực mà Trung Quốc chiếm giữ trong vùng biển còn tranh chấp ở Trường Sa." Theo Reuters cùng ngày, "Bộ Trưởng Ngoại Giao Anh Quốc Philip Hammond tại Bắc Kinh, sau chuyến viếng thăm Nhật Bản đã kêu gọi tự do hàng hải và hàng không trên vùng đang tranh chấp tại Biển Đông, nhưng lại không chỉ trích Hoa Lục là nước đã nằng nặc khẳng định chủ quyền lãnh thổ trên vùng này khiến gây bực tức cho các nước làng giềng và Hoa Kỳ."
Ông Anh Quốc này cũng khôn lắm. Mặc dù đi theo Mỹ mọi chuyện, nhất là vấn đề Trung Đông, nhưng đụng tới vấn đề Biển Đông thì lại hơi "ne né" vì đang cần tiền của Ô. Tập Cận Bình đầu tư vào nước Anh.
-The National Interest ngày 12/8/2015: " Trong bản tin phổ biến báo chí, Chỉ Huy Không Quân Tấn Công Toàn Cầu (U.S. Air Force Global Strike Command) Hoa Kỳ đã đưa ba máy bay ném bom tối tân nhất tới Guam. Ba máy bay B-2 và 225 binh sĩ đã được triển khai từ Căn Cứ Không Quân Whiteman, Missouri tới căn cứ Không Quân Anderson, Guam vào ngày 7/8/2015 để tiến hành những cuộc tập trận cho quen với những hoạt động tại vùng Thái Bình Dương."
Hai chữ "cho quen" (familiarization) tức là chuẩn bị đánh nhau đây. Chữ nghĩa của Tây Phương dùng tế nhị lắm đó.
-AP (Subic, Philippines) ngày 14/8/2015: "Bộ Trưởng Quốc Phòng Phi Luật Tân Voltaire Gazmin tiến hành kế hoạch mở những căn cứ quân sự tại Vịnh Subic, đối diện với vùng tranh chấp ở Biển Đông cho dù thỏa hiệp đề nghị quân đội Hoa Kỳ hiện diện tại Phi không thành tựu. Dự án được tiến hành cách đây hai năm cho phép phi cơ chiến đấu và tuần dương hạm có thể phản ứng nhanh hơn trước những tình huống bất ngờ xảy ra ở vùng biển tranh chấp. Quyết định này được đưa ra giữa lúc căng thẳng leo thang giữa Hoa Lục, Phi Luật Tân và bốn quốc gia khác."
Nhận Định
Trong nửa tháng qua, tình hình Biển Đông và thế giới rối như canh hẹ và tiến dần tới bờ vực chiến tranh thì nước Mỹ đang bước vào mùa tranh cử và cũng là "mùa chia rẽ". Nước Mỹ tê liệt, yếu như "con cua lột" với nhiều màn tranh cử rất dân chủ, rất nhiêu khê, hấp dẫn và người ta chờ đợi nhiều đòn bẩn, nhiều thủ đoạn tàn độc sẽ được tung ra để triệt hạ đối thủ và "giành ghế" …thì vào ngày 3/8/2015, The Huffington Post đưa ra bài viết, "Jimmy Cater đúng khi nói rằng Hoa Kỳ không còn là quốc gia dân chủ nữa" (Jimmy Carter Is Correct that the U.S. Is No Longer a Democracy) đã có đoạn như sau, "Vào 28 Tháng Bảy, Thorn Hartmann đã phỏng vấn cựu Tổng Thống Jimmy Carter, và vào cuối chương trình (như thể câu hỏi to lớn này chỉ là điều xảy ra quá muộn màng) rằng ý kiến của ông thế nào về phán quyết Citizen United năm 2010 và phán quyết McCutcheon năm 1014, cả hai phán quyết này đều do năm thẩm phán thuộc Đảng Cộng Hòa trong Tối Cao Pháp Viện. Hai phán quyết lịch sử này cho phép số tiền bí mật vô giới hạn (bao gồm cả tiền của nước ngoài) đổ vào Hoa Kỳ trong những chiến dịch tranh cử và vận động pháp lý. Carter đã trả lời, "Nó vi phạm yếu tính đã tạo ra Hoa Kỳ như là một quốc gia vĩ đại vì hệ thống chính trị của nó. Ngày nay hệ thống này chỉ là một tập đoàn chính trị do các đầu sỏ chỉ huy với sự đút lót vô giới hạn đang là yếu tính/điểu kiện để được đảng đề cử hay để được bầu làm tổng thống. Điều này áp dụng luôn cho cả các cuộc bầu cử thống đốc, thượng nghị sĩ và dân biểu Hoa Kỳ. Do đó, giờ đây chúng ta đã và đang chứng kiến sự đổ vỡ của hệ thống chính trị của chúng ta, nó như là sự trả ơn/tưởng thưởng cho những người đã đóng góp lớn lao cho chiến dịch tranh cử, là những người mong muốn và kỳ vọng và đôi khi nhận được những ân huệ cho chính họ sau khi bầu cử kết thúc…Giờ đây, những người đang đảm nhiệm chức vụ của Dân Chủ và Cộng Hòa coi sự đóng góp vô giới hạn đó là mối lợi lớn cho chính họ. Một vài người đã ở trong Quốc Hội có nhiều việc/chuyện/mối để bán." (On July 28th, Thom Hartmann interviewed former U.S. President Jimmy Carter, and, at the very end of his show (as if this massive question were merely an aftethought), asked him his opinion of the 2010 Citizens United decision and the 2014 McCutcheondecision, both decisions by the five Republican judges on the U.S. Supreme Court. These two historic decisions enable unlimited secret money (including foreign money) now to pour into U.S. political and judicial campaigns. Carter answered: "It violates the essence of what made America a great country in its political system. Now it's just an oligarchy with unlimited political bribery being the essence of getting the nominations for president or being elected president. And the same thing applies to governors, and U.S. Senators and congress members. So, now we've just seen a subversion of our political system as a payoff to major contributors, who want and expect, and sometimes get, favors for themselves after the election is over. ... At the present time the incumbents, Democrats and Republicans, look upon this unlimited money as a great benefit to themselves. Somebody that is already in Congress has a great deal more to sell.")
Danh từ "chính trị đầu sỏ" (oligarchy) dùng để chỉ một nền cai trị trong đó người dân được đi bỏ phiếu để thể hiện "dân chủ" nhưng thực tế lại bị nắm đầu bởi những tài phiệt qua số tài chính khổng lồ đổ vào chiến dịch tranh cử khiến người dân bị cuốn hút, nhào nặn, dẫn dụ bởi những gì truyền thông nói, thống kê thăm dò cho biết và kỹ nghệ quảng cáo tinh vi. Hiện nay Ukraine cũng đang bị cai trị bởi một hệ thống chính trị đầu sỏ.
Còn ở Mỹ có "gia đình trị" không? Xin thưa, "có" nhưng "văn minh" hơn một tí: Bố làm tổng thống, con trai làm tổng thống rồi em trai làm tổng thống. Hoặc chồng làm tổng thống rồi vợ làm tổng thống rồi sau đó con gái làm tổng thống…Rồi thì các cháu làm dân biểu, thượng nghị sĩ, thống đốc tiểu bang, đại sứ… cho vui. Cuối cùng mấy ông bà này tạo thành một dòng họ cai trị "dynasty" giống như dòng họ Nehru ở Ấn Độ; Tôn Dật Tiên, Tưởng Giới Thạch, Tưởng Kinh Quốc ở Đài Loan; Lý Quang Diệu, Lý Hiển Long ở Tân Gia Ba…cho đến khi dân chúng chán thì thôi. Cái ghế quyền lực dường như có dán keo nguyên tử. Hễ ai đã ngồi vào thì dính chặt, không thể rời được. Ngồi chán hoặc già quá không ngồi được nữa lại truyền cho con cháu, vợ chồng hoặc anh em ngồi cho sướng. Tự cổ chí kim chỉ có Hứa Do được Vua Nghiêu mời làm hoàng đế Trung Hoa mà xuống suối rửa tai. Sào Phủ cho trâu uống nước nghe được chuyện bèn dắt trâu lên mạn trên vì Hứa Do rửa tai đã làm bẩn nước uống của trâu rồi. |
Trong khi đó tại Thái Lan, theo AFP ngày 12/8/2015: "Tướng Prayut Chan-O- Cha đứng đầu tập đoàn lãnh đạo quân phiệt tuyên bố ông có thể bổ nhiệm em trai Preecha Chan-O-Cha vào chức vụ tư lệnh, chức vụ cao cấp nhất quân đội của một nước chuyên đảo chính." Đây rõ ràng đây là hành vi khởi đầu của chế độ gia đình trị.
Từ chuyện "dân chủ đầu sỏ" ở Mỹ, chuyện độc tài quân phiệt Thái Lan, chúng ta thử nhìn qua ông bạn láng giềng Kampuchia xem quyền lực của Ô. Hun Sen ở đây được xây dựng như thế nào?
Theo SohaNews, "Con trai cả Hun Manet tốt nghiệp West Point năm 1999, được thăng cấp trung tướng, hiện phụ trách lực lượng chống khủng bố thuộc Bộ Quốc Phòng Campuchia kiêm phó chỉ huy đơn vị cận vệ riêng của ông Hun Sen. Con trai thứ Hun Manit, 31 tuổi vừa được thăng từ đại tá lên chuẩn tướng và hiện đang là một lãnh đạo cao cấp của ngành tình báo quân đội. Ông già vợ cậu ấm này là Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia từ 1994-2008. Cậu út Hun Many 30 tuổi (từng du học Mỹ, Pháp và Australia) là dân biểu quốc hội, hiện là Phụ Tá Chánh Văn Phòng Nội Các, đồng thời là người lãnh đạo Hội Thanh Niên của đảng cầm quyền. Ông già vợ cậu ấm này là phó thủ tướng của Ô.Hun Sen. Còn các cô con gái cưng cũng lấy chồng thật môn đăng hộ đối. Quyền lực của gia đình Thủ tướng Hun Sen còn được củng cố qua các cuộc hôn nhân. Hun Kimleng - cháu gái gọi ông Hun Sen bằng chú ruột kết hôn với Thống Tướng Neth Savoeun- Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Cảnh Sát Campuchia. Trong khi đó cô Hun Mali là con dâu của Sok An- một chính trị gia lão luyện, người được coi là cánh tay phải của ông Hun Sen và hiện là Phó Thủ Tướng. Sau hết, một ông cháu rể khác cũng giữ một chức vụ kha khá là thống tướng cảnh sát. " Ai dám nói Ô. Hun Sen khờ dại?
Thời đại nào, nơi nào cũng vậy, muốn củng cố uy quyền thì chỉ có ba cách: Dùng người trong đảng, dùng thủ hạ, bạn bè thân tín hoặc giao cho con cháu mình. Bạn bè hoặc thủ hạ thân tín còn có khi phản chứ con cháu làm sao phản? Thời buổi khó khăn bây giờ có quá nhiều đối lập muốn lật đổ hoặc "cưa ghế" mình để ngồi vào đó, thôi thì theo chính sách "gia đình trị" cho chắc ăn. Dân chủ tự do, tơ lơ mơ mất mạng như chơi. Xin ngả nón chào Ô. Hun Sen rồi nay cả ông Tướng Chan-O-Cha nữa.
Còn ở Mỹ có "gia đình trị" không? Xin thưa, "có" nhưng "văn minh" hơn một tí: Bố làm tổng thống, con trai làm tổng thống rồi em trai làm tổng thống. Hoặc chồng làm tổng thống rồi vợ làm tổng thống rồi sau đó con gái làm tổng thống…Rồi thì các cháu làm dân biểu, thượng nghị sĩ, thống đốc tiểu bang, đại sứ… cho vui. Cuối cùng mấy ông bà này tạo thành một dòng họ cai trị "dynasty" giống như dòng họ Nehru ở Ấn Độ; Tôn Dật Tiên, Tưởng Giới Thạch, Tưởng Kinh Quốc ở Đài Loan; Lý Quang Diệu, Lý Hiển Long ở Tân Gia Ba…cho đến khi dân chúng chán thì thôi. Cái ghế quyền lực dường như có dán keo nguyên tử. Hễ ai đã ngồi vào thì dính chặt, không thể rời được. Ngồi chán hoặc già quá không ngồi được nữa lại truyền cho con cháu, vợ chồng hoặc anh em ngồi cho sướng. Tự cổ chí kim chỉ có Hứa Do được Vua Nghiêu mời làm hoàng đế Trung Hoa mà xuống suối rửa tai. Sào Phủ cho trâu uống nước nghe được chuyện bèn dắt trâu lên mạn trên vì Hứa Do rửa tai đã làm bẩn nước uống của trâu rồi.
Tuy nhiên nói gì thì nói, vào ngày 14/8/2015, theo AFP và VnExpress, Ô. Hun Sen đã làm một hành động vô cùng can đảm bằng cách ra lệnh bắt giữ Thượng Nghị Sĩ Hong Sok Hour, một "chuyên viên" phá rối biên giới Miên-Việt, vì đăng tải các hiệp ước quốc tế giả mạo liên quan đến biên giới Việt Nam - Campuchia lên trang Facebook của mình. Ô. Hun Sen nói rằng, "Bằng bất cứ giá nào, chính phủ phải có hành động. Đây là hành vi phản quốc, tôi có thể nói như thế. Ông cũng ra lệnh cho sân bay quốc tế Phnom Penh ngăn chặn ông Sok Hour bỏ trốn và yêu cầu các đại sứ quán nước ngoài không can thiệp vào vụ việc." Theo AP, Ô. Hun Sen đã nói với giọng mạnh mẽ và cảm động, "Đây là tội đưa đến phản quốc. Nếu một cuộc nổi dậy (chống Việt Nam) vì những lời lẽ như vậy và gây chiến với nước láng giềng của chúng ta thì ai chịu trách nhiệm đây?"
Vậy thì, Ô. Hun Sen dù có "gia đình trị" nhưng ông đã giúp cho đất nước Campuchia không bị chia năm xẻ bảy sau khi Khmer Đỏ xụp đổ và hiện nay đang phải đối đầu với tập đoàn chính trị gia hoạt đầu Sam Raisy kích động hận thù, bài Việt, gây xáo trộn vùng biên giới bằng đủ mọi thủ đoạn đê hèn.
Kinh nghiệm thế giới cho thấy: Muốn lãnh đạo quốc gia, một là bắt chước chế độ chính trị như Mỹ mà Ô. Carter gọi là "dân chủ đầu sỏ" hoặc như Nhật Bản, Âu Châu, hai là độc tài. Còn dân chủ "nửa mùa" thì đất nước sẽ tan nát và chia cắt ngay lập tức. Thế giới bây giờ quá nhiều tài phiệt muốn khuynh loát chính quyền, chính trị gia hoạt đầu, vô lương tâm, chỉ mị dân để "cưa ghế" và kiếm phiếu, sẵn sàng làm tay sai cho ngoại bang mà không cần biết đất nước đi về đâu.
Đào Văn Bình
(California ngày 15/8/2015)
(*) Finlandization: "Là quan niệm của một quốc gia không thách thức/chống lại một cường quốc láng giềng về mặt chính trị ngoại giao trong khi vẫn giữ nguyên chủ quyền của đất nước" (It referred to the decision of a country not to challenge a more powerful neighbor in foreign politics, while maintaining national sovereignty.)
No comments:
Post a Comment