Nhật Ký Biển Đông: Hoa Lục và Đài Loan Vỡ Mộng Sau Phán Quyết Hague
Cuộc tranh cử tổng thống Mỹ tiến vào giai đoạn mới. Tổng Thống Obama xuống đường vận động chung với Bà Clinton. Điều này cho thấy Ô. Trump là đối thủ nặng ký, nguy hiểm chứ không phải rỡn chơi như một số người nghĩ. Như vậy, Bà Clinton đã tung ra "24 thành công lực" tức không còn "chưởng lực" nào mạnh hơn nữa. Bởi vì không có sự ủng hộ nào mạnh hơn là sự ủng hộ của vị tổng thống đương nhiệm. Thế nhưng hành động này lợi ít mà hại nhiều, nguyên do:
1) Khi Bà Clinton đứng chung với Ô. Obama tức bà gánh chịu mọi thất bại trong nhiệm kỳ 8 năm của Ô. Obama.
2) Bà Clinton không thể đưa ra chính sách nào mới, khác với chính sách hiện thời của Ô. Obama. Nếu "có" tức bà muốn "thay đổi" tức chính sách hiện tại của Ô. Obama thất bại. Đây là yếu điểm trong các cuộc tranh luận với Ô. Trump sắp tới vì Ô. Trump đòi thay đổi. Năm 2008, Ô. Obama đưa ra chiêu bài "Change", chống chiến tranh Iraq và đã thắng Ô. McCain bị trói chặt với di sản do Ô. Bush Con để lại.
3) Dư luận và cử tri thấy rõ nhiệm kỳ bốn năm tới của Bà Clinton chỉ là "nhiệm kỳ thứ ba" của Ô. Obama. Liệu dân Mỹ có hài lòng với tất cả những gì do Ô. Obama để lại như: kinh tế, thất nghiệp, nợ công, di dân, chống khủng bố, sự can thiệp vào các cuộc chiến Iraq, A Phú Hãn, Syria, Yemen và Lybia…kéo dài thêm bốn năm nữa không? Nếu "có", thì Bà Clinton thắng cử. Nếu "không" thì Ô. Trump thắng cử. Hiện nay, bầu không khí chính trị Hoa Kỳ đang như một cơn giông bão sau khi Cơ Quan Điều Tra Liên Bang (FBI) kết thúc cuộc điều tra Bà Clinton đã sử dụng hệ thống điện thư riêng trong khi điều hành Bộ Ngoại Giao, đã khuyến cáo Bộ Tư Pháp không truy tố Bà Clinton vì bà đã không cố tinh nhưng vô cùng cẩu thả (extremely careless) gửi 110 tài liệu mật của quốc gia qua hệ thống điện thư riêng thiết trí tại căn phòng nằm dưới hầm của nhà mình. Giám Đốc FBI và Bộ Trưởng Tư Pháp phải ra điều trần trước Quốc Hội. Chủ Tịch Quốc Hội Paul Ryan đề nghị cấm không cho Bà Clinton được biết về những tin liên quan đến an ninh quốc gia tức chỉ mình Ô. Trump được thuyết trình về những tin tức tình báo mới nhất. Theo thăm dò của ABC/Washington Post, 56% dân chúng Mỹ không đồng ý với tờ trình của giám đốc FBI đề nghị không truy tố Bà Clinton. 57% dân chúng lo lắng về những gì Bà Clinton sẽ làm khi trở thành tổng thống.
Nhật Ký Biển Đông hai tuần đầu Tháng Bảy ghi nhận những biến chuyển quan trọng như sau:
Tình hình thế giới
-ABC News ngày 1/7/2016: "Liên Hiệp Âu Châu triển hạn cấm vận Nga thêm sáu tháng để gây áp lực buộc Nga phải tôn trọng thỏa hiệp hòa bình tại Ukraina." Trong khi đó Nga cũng triển hạn cấm vận hàng nhập cảng từ Âu Châu tới năm 2017. Thế mới hay khi chính trị đạt được thì kinh tế tổn thương và ngược lại khi đạt được kinh tế thì chính tri tổn thương.
- Washington Post (Sanaa, Yemen) ngày 2/7/2016: "Lái xe lòng vòng thủ đô Sanaa tan nát vì chiến tranh này, chúng ta không thể không nhận ra, đặc biệt nếu bạn là người Mỹ. Một bảng quảng cáo khổng lồ nằm chình ình trên bức tường trên đó viết- và nó ở khắp nơi, "Mỹ giết người dân Yemen. Họ đang sống bằng máu của chúng ta". Và một bảng quảng cáo khác viết, "Tẩy chay hàng hóa Mỹ, Do Thái." Một bảng quảng cáo nữa viết, "Các công ty Mỹ vào đất nước này để ăn cắp tài nguyên (dầu hỏa) và xỉ nhục người dân". Tại sao vậy? Bài báo có tựa đề " In Yemeni capital, signs of hatred toward Americans are everywhere" viết tiếp, "Những biểu ngữ này nhắm vào Hoa Kỳ đã can thiệp vào cuộc nội chiến ở Yemen. Hoa Thịnh Đốn tích cực trợ giúp liên minh do Ả Rập Sê-út cầm đầu nhằm phục hồi chế độ của Ô. Hadi. Các cuộc không kích của phe liên quân, phần lớn dùng bom (bom chùm) của Mỹ và Anh mà theo các tổ chức nhân quyền và nhân chứng - đã giết và làm bị thương hàng chục ngàn thường dân vô tội. Như những khu vực khác ở Trung Đông, có những nghi ngờ là Hoa Thịnh Đốn đã tham dự vào cuộc chiến Yemen là vì dầu hỏa và các tài nguyên thiên nhiên khác." (the slogans are directed at the United States' involvement in Yemen's civil war. Washington is actively backing a Saudi-led coalition that's seeking to restore Hadi to power. The coalition's airstrikes, largely using U.S. and British-made bombs, have killed or wounded thousands of civilians, according to human rights groups and witnesses…As in other parts of the Arab world, there's suspicion here that Washington has gone to war over the region's oil and other natural resources.) Ấy là chưa kể Hoa Kỳ đã gửi biệt kích, lập bộ chỉ huy tại Ả Rập Sê-út để phối hợp các cuộc không kích của phe liên quân và có lúc đã gửi tàu chiến vào Vịnh Aden để giúp cho tổng thống lưu vong Hadi. Với lòng hận thù và tinh thần "bài Mỹ" như thế này thì Yemen sẽ trở thành mảnh đất màu mỡ cho khủng bố và Nhà Nước Hồi Giáo phát triển. Và khi đó các nhà lãnh đạo Mỹ đừng hỏi tại sao. Hiện nay Mỹ đang can dự vào năm cuộc chiến ở Trung Đông: Iraq, Syria, A Phú Hãn, Lybia và Yemen. Với sức mạnh quân sự vô địch và tài nguyên thiên nhiên gần như vô tận, Mỹ có thể chịu đựng được nhưng người dân có chịu đựng được hay không lại là vấn đề khác.
- AFP (Ngưỡng Quang) ngày 3/7/2016: "Đất nước Miến Điện chia rẽ nặng nề bởi Tiểu Bang Rakhine, chứng kiến cả chục ngàn tín đồ Phật Giáo xuống đường biểu tình kể cả các tu sĩ, phản đối sắc luật mới đây của chính phủ liên quan đến cộng đồng Hồi Giáo ở nơi xa xôi này. Những khẩu hiệu chống đối người theo Đạo Hồi lan ra khắp Miến Điện mới đây khiến hai thánh đường Hồi Giáo bị đốt cháy bởi một nhóm tín đồ theo Đạo Phật chỉ trong hơn một tuần là nơi mà số người chết vì bạo động tăng cao từ năm 2012."
Vấn nạn ở đây là sắc dân thiểu số Hồi Giáo này không được công nhận là công dân Miến Điện mà chỉ được coi là thành phần di dân từ Bangladesh cho nên họ không được hưởng quyền lợi của một công dân bình thường. Thế nhưng Bangladesh cũng không công nhận sắc dân này, dù cùng chung tôn giáo. Hiện nay Bà Suu Kyi - tổng thống Miến Điện trong thực tế - đang điên đầu để giải quyết vấn nạn. Ôi tôn giáo là cái gì mà con người không thể bao dung, không thể chung sống với nhau? Ngay cùng một tôn giáo, cùng thờ chung một giáo chủ, thờ chung một thần linh nhưng khác hệ phái cũng giết nhau. Dường như tại bất cứ quốc gia nào, khi tôn giáo can dự vào chính trị đều gây thảm họa cho quốc gia đó.
- AP ngày 4/7/2016: "Nhân Lễ Độc Lập của Hoa Kỳ, Tổng Thống Putin gửi lời chúc mừng tới Tổng Thống Obama và mong mỏi cải thiện mối bang giao giữa hai nước và yêu cầu Hoa Thịnh Đốn đối xử công bằng với Nga .
Khi đất nước mục ruỗng, chính quyền quyền bất lực, nhà nhà bất an thì người dân sẵn sàng chấp nhận một lãnh tụ đứng lên với biện pháp mạnh có khi là "luật rừng" hay "luật giang hồ" để đem lại bình an và trật tự cho người dân - miễn là làm nó với lương tâm trong sáng. Đó là lẽ biến thiên tự nhiên của Tạo Hóa, "Cùng tắc biến. Biến tắc thông". Khi "cùng" và "bế tắc" mà dùng biện pháp "rùa hành chánh" hay thủ tục pháp lý, chống án, kháng cáo, ba tòa quan lớn, luật sư bàn cãi lôi thôi thì "từ chết tới bị thương. Khi nào đất nước thái bình, trăm họ âu ca thì mới có thể phục hồi luật pháp. Có thể chỉ vài tháng nữa thôi, các tay buôn bán ma túy Phi Luật Tân hoặc sẽ bị giết hết, hoặc sẽ phải bỏ nghề, hoặc sẽ phải trốn tới các nước có đầy đủ tự do, dân chủ, nhân quyền, luật sư biện hộ miến phí… để tha hồ làm giàu và tàn phá đất nước. |
- Newstrust.org ngày 4/7/2016: "Theo Mark Lattimer người đứng đầu Minority Rights Group, cả trăm ngàn dân thiểu số bị giết và hàng triệu người phải chạy trốn để tìm lẽ sống. Người Iraq theo Thiên Chúa Giáo trước năm 2003 (thời Saddam Hussein) là 1.4 triệu, nay còn dưới 250,000 và hiện đang trên bờ vực bị xóa sổ." (Iraq's minorities on verge of disappearance).
Chính Ô. Bush Con và Ô. Tony Blair là thủ phạm gây ra thảm họa này đây. Trên CBS NewsHour, trong bài báo để ngày 14/10/2011, P.J. Tobia cho biết, "Người Thiên Chúa Giáo Iraq hưởng lợi từ Saddam Hussein như thế nào? Theo Adeed Dawisha- giáo sư tại Đại Học Miami ở Ohio- có một thỏa thuận/ khế ước xã hội tại Iraq giữa những sác dân thiểu số và Saddam Hussein và được hiểu là nếu bạn không can dự vào chính trị thì bạn được một đời sống tốt." (How did the Christians benefit from Saddam Hussein?"There was a kind of a social contract in Iraq," between minorities and Hussein, says Adeed Dawisha, a professor at the University of Miami in Ohio. "Under Saddam, it was understood that if you don't interfere in politics, then you are provided with a good life." Vì tham vọng khống chế dầu lửa và thiếu suy tính, hai "Ông Kẹ" của thế giới này đã không tính tới chuyện số phận của các sắc dân thiểu số- đặc biệt là người Thiên Chúa Giáo sẽ ra sao khi đất nước Iraq tan hoang, chia cắt, là cơ hội tốt cho các nhóm quá khích, thánh chiến và khủng bố nảy sinh. Hiện nay, theo Business Insider, các dân biểu Anh đang tìm cách luận tội Ô. Tony Blair đã lừa dối quốc hội để tiến hành cuộc chiến Iraq khiến cả triệu người dân Iraq, 179 binh sĩ Anh và 4424 lính Mỹ chết tại đây. Vào ngày 6/7/2016 dân Anh tụ tập tại Queen Elizabeth II Centre, Luân Đôn mang mặt nạ Tổng Thống Bush Con và Thủ Tướng Tony Blair để chế riễu hai ông này trước khi phúc trình điều tra vể cuộc chiến Iraq của Sir Chilcot được phổ biến ngày hôm nay 7/6/2016. Còn Hoa Kỳ thì sao? Để chứng tỏ Hoa Kỳ đang là ngọn đuốc soi đường về nhân quyền cho nhân loại, Quốc Hội có nên luận tội Ô. Bush Con không? Ô. Bush Con không những lừa dối quốc hội mà còn lừa dối cả thế giới khi ông tuyên bố Saddam Hussein thủ đắc một kho vũ khí khổng lồ giết người hàng loạt cho nên, "Thế giới sẽ an toàn hơn nếu không còn Saddam Hussein." (The world is safer without Saddam Hussein." Theo Washington Post ngày 3/7/2016, Kadhim Sharif al-Jabouri - có 14 người thân trong gia đình bị Saddam Hussein giết, đã dùng búa tạ để phá tượng Saddam Hussein khi quân Mỹ tiến vào Baghdad như một biểu tượng đập vỡ bạo quyền và mở đầu cho hy vọng, "Nay cảm thấy đau đớn, xấu hổ và muốn dựng lại tượng ấy nhưng sợ bị người ta giết." (The Iraqi man who took a sledgehammer to Saddam's statue wants him back.)
- Huffington Post ngày 4/7/2016: "Ba mươi tay buôn bán chuyển vận ma túy vừa bị giết nội trong bốn ngày kể từ khi Ô. Rodrigo Duterte tuyên thệ nhậm chức tổng thống Phi Luật Tân. Cảnh sát cho biết họ tịch thu được số lượng ma túy trị giá khoảng 20 triệu Mỹ Kim nhưng hành động này gây phẫn nộ nơi các luật sư bảo vệ nhân quyền. Các nhóm chiến binh Cộng Sản cũng tham gia chiến dịch với Ô. Duterte."
Khi đất nước mục ruỗng, chính quyền quyền bất lực, nhà nhà bất an thì người dân sẵn sàng chấp nhận một lãnh tụ đứng lên với biện pháp mạnh có khi là "luật rừng" hay "luật giang hồ" để đem lại bình an và trật tự cho người dân - miễn là làm nó với lương tâm trong sáng. Đó là lẽ biến thiên tự nhiên của Tạo Hóa, "Cùng tắc biến. Biến tắc thông". Khi "cùng" và "bế tắc" mà dùng biện pháp "rùa hành chánh" hay thủ tục pháp lý, chống án, kháng cáo, ba tòa quan lớn, luật sư bàn cãi lôi thôi thì "từ chết tới bị thương. Khi nào đất nước thái bình, trăm họ âu ca thì mới có thể phục hồi luật pháp. Có thể chỉ vài tháng nữa thôi, các tay buôn bán ma túy Phi Luật Tân hoặc sẽ bị giết hết, hoặc sẽ phải bỏ nghề, hoặc sẽ phải trốn tới các nước có đầy đủ tự do, dân chủ, nhân quyền, luật sư biện hộ miến phí… để tha hồ làm giàu và tàn phá đất nước.
- AP (Dubai) ngày 4/7/2016: "Một cuộc đánh bom tự sát bên ngoài một thánh địa khiến bốn nhân viên an ninh Ả Rập Sê-út chết vào ngày 4/7/2016 và một cuộc đánh bom tương tự bên ngoài thánh đường của người Shiite và Tòa Lãnh Sự Mỹ ở hai thành phố khác khiến gây lo ngại là những cuộc tấn công khủng bố có phối hợp này nhằm gây bất ổn ở vương quốc đồng minh của Hoa Kỳ."
- Tòa Bạch Ốc ngày 6/7/2016: Xuất hiện bên cạnh Bộ Trưởng Quốc Phòng và tướng Tham Mưu Trưởng Liên Quân, Tổng Thống Obama tuyên bố Hoa Kỳ sẽ duy trì 8400 binh sĩ tại A Phú Hãn thay vì 5,500 như dự trù vì tình hình A Phú Hãn vẫn rất nguy hiểm. Nhưng quân đội Hoa Kỳ sẽ không can dự vào các cuộc hành quân lớn trên bộ tại A Phú Hãn nữa mà tập trung vào vai trò cố vấn, huấn luyện và phương thức giải quyết cuộc xung đột tại A Phú Hãn phải thông qua chính trị (tức đàm phán với Taliban).
- The Online News Hour ngày 6/7/2016: "Ngoại Trưởng John Kerry đã nói chuyện với những giới chức cao cấp nhất của Georgia/Gruzia và sẽ ký một thỏa hiệp hợp tác quân sự và an ninh, gia tăng huấn luyện và cung cấp thiết bị cho lực lượng an ninh Georgia để bảo vệ biên giới. Bang giao Nga-Georgia căng thẳng từ sau cuộc chiến năm 2008, nhất là vùng tự trị Nam Ossetia tuyên bố tổ chức trưng cầu dân ý năm 2017 để sát nhập vào Nga. Ô. John Kerry cũng sẽ tới Kiev để bàn với các giới chức Ukraina về những vấn đề tương tự trước khi cùng Tổng Thống Obama có mặt tại Ba Lan trong cuộc họp thượng đỉnh NATO." Tại nơi đây theo Reuters, Ô. Stoltenber- Tổng Thư Ký NATO nói rằng, "Liên Minh Bắc Đại Tây Dương đang đối mặt với một thế giới nguy hiểm hơn." (Stoltenberg: NATO faces more dangerous world) nhưng sẽ tổ chức cuộc đối thoại với Nga vào ngày 13/7/2016.
Như tôi đã nói trước đây tại sao Thái Lan mua tàu ngầm trong khi Thái Lan không có tranh chấp biển đảo và không có kẻ thù khu vực? Lý do thầm kín là: Hiện nay dù Thái Lan đã ký hiệp ước Hợp Tác Chiến Lược với Việt Nam nhưng trong thâm tâm của Thái Lan, Việt Nam là đối thủ đáng ngại nhất ở Đông Nam Á dù Việt Nam theo thể chế chính trị nào đi nữa. Do yếu tố lịch sử để lại, do nhu cầu chiến lược, Việt-Mên-Lào là bộ ba Xe-Pháo-Mã bất khả phân ly. Nói trắng ra, do nhu cầu chống hiểm họa từ phương Bắc, dù thế nào đi nữa thì Lào và Kampuchia không thể ra ngoài quỹ đạo của Việt Nam trong mọi thời đại. Đó là điều mà Thái Lan không hài lòng tí nào, dù không nói ra. Nay Việt Nam có sáu tầu ngầm Hố Đen Kilo có thể thuộc loại tối tân nhất thế giới, dĩ nhiên Thái Lan vừa ghen tỵ vừa lo ngại cho nên phải sắm tầu ngầm để đối phó với Việt Nam. Đừng bao giờ nghĩ Thái Lan khờ khạo. Chơi với bạn thì nên khờ khạo, không nên "chơi gác" bạn. Nhưng chơi với ngoại bang thì lúc nào cũng phải cảnh giác dù là "đồng minh chiến lược" dù "cắt máu ăn thề" dù có "mười sáu vạn chữ vàng, bốn ngàn chữ tốt". Bắng cớ, dù là "đồng minh chiến lược" vẫn phản bội và nghe lén nhau như thường. |
- AP ngày 7/7/2016: "Một phi thuyền không gian của Nga đã được phóng đi để bắt đầu cuộc du hành hai ngày tới Trạm Không Gian Quốc Tế. Phi thuyền Soyuz nằm ở trển đỉnh của một hỏa tiễn nhiều tầng khai hỏa lúc 7:36 sáng Thứ Năm từ khu phóng hỏa tiễn có người điều khiển tại Baikonur, Kazakhstan. Phi thuyền mang theo phi hành gia Anatoly Ivanshin của Nga, nữ phi hành gia Kate Rubins của NASA (Mỹ) và phi hành gia Takuya Onishi của Nhật Bản. Tiến trình diễn ra không trở ngại và hỏa tiễn mang theo phi thuyền đã tiến vào quỹ đạo 10 phút sau khi nhấc lên khỏi mặt đất. Phi thuyền dự trù sẽ đậu tại trạm thí nghiệm không gian đang ở trong quỹ đạo vào Thứ Bảy. Các nhà phi hành này sẽ gặp gỡ các phi hành gia Jeff Williams của Mỹ, Oleg Skripochka và Alexey Ovachinin của Nga đã ở trạm thí nghiệm này từ Tháng Ba."
- Foreign Policy Magazine ngày 11/7/2016: "Ngay sau khi Bắc Hàn đe dọa sẽ có phản ứng mạnh bạo về việc Hoa Kỳ dự định triển khai hệ thống lá chắn hỏa tiễn tại Nam Hàn, Bình Nhưỡng loan báo thêm một hành động chắc chắn làm gia tăng căng thẳng với Hoa Kỳ, đó là cắt đứt đường dây duy nhất còn liên lạc ngoại giao với Hoa Kỳ thông qua Liên Hiệp Quốc tại Nữu Ước."
- Tổng Hợp: Nhân ngày quốc khánh của Pháp 14/7/2016, tại Thành Phố Nice, một xe vận tải từ xa đã lao vào đám đông ban đêm, đang ngắm pháo hoa, làm ít nhất 84 người chết và 50 bị thương sau một loạt các cuộc tấn công khủng bố diễn ra trên nước Pháp. Hung thủ lái xe còn nổ súng vào đám đông và sau đó bị bắn hạ. Pháp là quốc gia hăng hái nhất cùng Mỹ tham dự vào các chiến dịch quân sự ở Trung Đông, vừa gửi HKMH Charles de Gaulle tới Địa Trung Hải để tham gia chiến dịch tiêu diệt khủng bố tại Iraq và Syria. Có thể vì vậy mà Pháp trở thành mục tiêu trả thù của các nhóm khủng bố Hồi Giáo chăng? Theo Business Insider ngày 15/7/2016, nguyên do có thể là Ô. Hollande đã gây thiệt hại nặng nề cho người Hồi Giáo (nhóm thánh chiến) trên toàn thế giới, "Witnesses at the Bataclan said the gunmen shouted in French, "This is because of all the harm done by Hollande to Muslims all over the world,"according to The New York Times.)
Tình hình Syria
- Reuters ngày 2/7/2016: "Bộ Ngoại Giao Nga trong một thông báo cho biết Ngoại Trưởng John Kerry và Ngoại Trưởng Lavrov đã tổ chức một cuộc điện đàm để thảo luận về phương cách hai bên có thể hợp tác để chống lại Nhà Nước Hồi Giáo tại Syria." Chưa biết hai bên sẽ hợp tác như thế nào. Nhưng đây là chuyển biến khá quan trọng vì trước đây Mỹ cương quyết từ chối hợp tác với Nga và chỉ đòi Ô. Assad phải ra đi. Còn bộ trưởng ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ cũng nói rằng Thổ phải làm việc với Nga để giải quyết vấn đề Syria sau cuộc họp với Ô. Lavrov. Trong khi đó theo Reuters, Ô. Assad nói rằng Tây Phương đã bí mật gửi lực lượng đặc biệt để hợp tác với ông chống lại Nhà Nước Hồi Giáo. Có thể rồi đây tình hình Syria sẽ thay đổi chăng? Vào ngày 6/7/2016, theo ABC News, Tổng Thống Putin đã gọi điện thoại cho Tổng Thống Obama thông báo kết quả của cuộc đàm phán giữa Armenia và Azerbaijan đồng thời thảo luận với Tổng Thống Obama về vấn đề Syria. Thế nhưng theo Business Insider, vào Tháng 10, 2016 Nga sẽ triển khai HKMH duy nhất Admiral Kuznetsov tới Địa Trung Hải để tiến hành những cuộc oanh kích ở Syria. Nhưng chưa biết tin này có chính xác hay không.
- The Daily Beast ngày 12/7/2016: "Dưới sự hỗ trợ của Nga và Ba Tư, quân chính phủ Syria đã tiến vào và kiểm soát con đường tiếp vận cuối cùng dẫn tới khu vực do phiến quân kiểm soát tại Aleppo trong một chiến dịch phối hợp không quân - bộ binh khiến hơn 100 người chết. Đây là một thất bại lớn của phe phiến quân đã kiên trì bám trụ tại khu vực phía đông của thành phố đông dân nhất Syria - khi phải đối đầu với một lực lượng trang bị tốt hơn. Thất bại ở Aleppo cũng có nghĩa chấm dứt 5 năm nổi dậy của phiến quân, nhưng chưa biết họ có phá được sự bao vây khi không có sự hỗ trợ của nước ngoài."
- UPI ngày 14/7/2016, "Thủ Tướng Thổ Binali Yildirim mới vừa nhậm chức vào Tháng Năm cho biết ông muốn phát triển mối liên hệ tốt với Iraq và Syria để thành công trong công cuộc chống khủng bố."
Đây là sự thay đổi toàn diện chính sách ngoại giao của Thổ Nhĩ Kỳ mà Tây Phương ví như một "cơn địa chấn" - từ bình thường hóa ngoại giao với Do Thái, xin lỗi Nga và nay Iraq và Syria để giải quyết những bế tắc nghiêm trọng từ chính trị tới cuộc chiến chống khủng bố và sự nổi dậy của sắc tộc Kurd. Nếu như Thổ phát triển quan hệ tốt với Syria thì phe nổi dậy Syria sẽ không còn chỗ dựa và số phận đếm từng ngày trong khi đang bị vây khổn tại Aleppo.
- AP ngày 14/7/2016: "Hoa Kỳ đề nghị một thỏa hiệp quân sự mới với Nga để chống Nhà Nước Hồi Giáo và al-Qaida tại Syria. Theo tin tiết lộ ra ngoài, nếu thỏa hiệp được chung kết sẽ làm thay đổi vai trò của Mỹ trong cuộc nội chiến năm năm tại quốc gia Hồi Giáo. Theo tài liệu do Washington Post ấn hành, thỏa hiệp đề nghị những cuộc oanh kích chung, một bộ chỉ huy và kiểm soát chung và những nỗ lực đồng bộ. Các sĩ quan Hoa Kỳ và Nga chuyên trách về tình báo, mục tiêu và các chiến dịch trên không sẽ làm việc với nhau để đánh bại các nhóm cực đoan trong một tài liệu dày 8 trang. Ngoại Trưởng John Kerry – người thảo luận đề nghị với Nga tại Moscow từ chối bình luận về thỏa hiệp này."
Tình hình Biển Đông
- Reuters ngày 1/7/2016: "Bộ trưởng quốc phòng của tập đoàn quân phiệt cho biết Thái Lan sẽ mua ba tàu ngầm của Trung Quốc trị giá khoảng 1 tỉ Mỹ Kim, một hành động cho thấy quan hệ nồng ấm với Hoa Lục trong khi với Hoa Kỳ thì ghẻ lạnh. "
Như tôi đã nói trước đây tại sao Thái Lan mua tàu ngầm trong khi Thái Lan không có tranh chấp biển đảo và không có kẻ thù khu vực? Lý do thầm kín là: Hiện nay dù Thái Lan đã ký hiệp ước Hợp Tác Chiến Lược với Việt Nam nhưng trong thâm tâm của Thái Lan, Việt Nam là đối thủ đáng ngại nhất ở Đông Nam Á dù Việt Nam theo thể chế chính trị nào đi nữa. Do yếu tố lịch sử để lại, do nhu cầu chiến lược, Việt-Mên-Lào là bộ ba Xe-Pháo-Mã bất khả phân ly. Nói trắng ra, do nhu cầu chống hiểm họa từ phương Bắc, dù thế nào đi nữa thì Lào và Kampuchia không thể ra ngoài quỹ đạo của Việt Nam trong mọi thời đại. Đó là điều mà Thái Lan không hài lòng tí nào, dù không nói ra. Nay Việt Nam có sáu tầu ngầm Hố Đen Kilo có thể thuộc loại tối tân nhất thế giới, dĩ nhiên Thái Lan vừa ghen tỵ vừa lo ngại cho nên phải sắm tầu ngầm để đối phó với Việt Nam. Đừng bao giờ nghĩ Thái Lan khờ khạo. Chơi với bạn thì nên khờ khạo, không nên "chơi gác" bạn. Nhưng chơi với ngoại bang thì lúc nào cũng phải cảnh giác dù là "đồng minh chiến lược" dù "cắt máu ăn thề" dù có "mười sáu vạn chữ vàng, bốn ngàn chữ tốt". Bắng cớ, dù là "đồng minh chiến lược" vẫn phản bội và nghe lén nhau như thường.
- AP ngày 8/7/2016: "Vào ngày hôm nay Thứ Sáu 8/7/2016, tân tổng thống Phi Luật Tân trong một hành động chỉ trích mới nhất nhắm vào ông bạn đồng minh chí cốt của mình đã đổ lỗi cho Hoa Kỳ trong cuộc can thiệp quân sự đẫm máu vào Iraq và những quốc gia khác ở Trung Đông. Trong bài diễn văn, Tổng Thống Rodrigo Duterte nói rằng chính sách xâm lấn của Hoa Kỳ đã là nguyên do gây ra những cuộc tấn công khủng bố tại đất nước của chính mình. Và rằng không phải Trung Đông xuất cảng khủng bố vào Hoa Kỳ mà chính Hoa Kỳ đã nhập cảng khủng bố. Cuộc xâm lăng (invasion) vào Iraq năm 2003 do Hoa Kỳ lãnh đạo và được Anh Quốc hỗ trợ, lật đổ được Saddam Hussein nhưng đã đẩy đất nước phong phú về dầu hỏa này vào cuộc chiến sắc tộc đẫm máu. Và ông nói thêm rằng hành động của Hoa Kỳ không có căn bản pháp lý. Họ tiến vào Iraq và…nhìn Iraq ngày hôm nay, nhìn những gì xảy ra tại Lybia và nhìn những gì đang xảy ra tại Syria…người dân đang bị hủy diệt kể cả trẻ em. Họ đã hủy diệt Trung Đông. Ông Duterte đã nói như vậy trong một buổi lễ kết thúc Mùa Chay Ramadan của cộng đồng Hồi Giáo tại nam Davao. Ông Duterte cũng nói rằng ông có thể là một tổng thống thuộc cánh tả và sẽ kiến trúc một chính sách ngoại giao không lệ thuộc vào Hoa Kỳ." (The new Philippine president on Friday blamed U.S. intervention for the bloody conflicts in Iraq and other Middle Eastern countries in his latest criticism of Manila's closest security ally.PresidentRodrigo Dutertesuggested in a speech that intrusive policy was to blame for terrorist attacks on U.S. soil, saying, "It is not that theMiddle Eastis exporting terrorism to America, America imported terrorism." The U.S.-led invasion of Iraq in 2003, which was backed by Britain, led to Saddam Hussein's downfall but caused the oil-rich nation to descend into bloody factional strife, Duterte said, adding that America's action had no legal basis."They forced their way to Iraq ... look at Iraq now, look what happened to Libya , look what happened to Syria," he said. "People are being annihilated there including children.""They destroyed the Middle East," Duterte told the Muslim community in southern Davao city in a ceremony marking the end of the Muslim fasting month of Ramadan.The former Davao mayor has said he would be a leftist president who would chart a foreign policy not dependent on the United States.)
Có lẽ Ô. Duterte là vị tổng thống duy nhất trên thế giới kết án Hoa Kỳ nặng nề như vậy. Đất nước ông đã phải chiến đấu chống nhóm phiến quân Hồi Giáo mấy chục năm rồi…mà không thành công. Nay là giai đoạn phải chung sống hòa bình. Mà muốn sống chung hòa bình với Hồi Giáo thì không thể theo Mỹ hoặc liên minh với Mỹ. Cũng giống như các quốc gia Hồi Giáo như Nam Dương, Mã Lai…không chống Mỹ nhưng không theo Mỹ. Chính vì thế mà Ô. Duterte đã nói như vậy. Nhưng coi chừng đó nghe Ô. Duterte! Chắc chắn Mỹ không hài lòng tí nào về lời tuyên bố về cuộc chiến Iraq và lập trường khuynh tả - tức không theo Mỹ của ông. Tình hình Phi Luật Tân mỗi lúc mỗi rắc rối thêm.
- Reuters (Amsterdam) ngày 12/7/2016: "Vào ngày 12/7/2016 các thẩm phán của tòa án tại Hague (Hà Lan) đã bác bỏ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc về đặc quyền kinh tế trên một khu vực rộng lớn ở Biển Đông, một phán quyết mà Phi Luật Tân coi như thắng lợi. Tòa Án Trọng Tài Thường Trực nói rằng, "Trung Quốc không có căn bản pháp lý để đòi hỏi chủ quyền lịch sử về tài nguyên nằm bên trong Đường Chín Đoạn (Đường Lưỡi Bò) theo bản đồ phân ranh giới trên biển năm 1947 (dưới thời Tưởng Giới Thạch). Các thẩm phán cũng nhận thấy việc Trung Quốc tiến hành tuần tra trên biển đã tạo nguy cơ đụng độ với các tàu cá của Phi Luật Tân và làm tổn hại không thể bù đắp được các rạn san hô qua công việc biến cải các bãi đá ngầm thành đảo. Các thẩm phán cũng nhận thấy Trung Quốc đã ngăn cản việc Phi Luật Tân thăm dò dầu khí tại Reed Bank (Bãi Cỏ Rong) và ngăn cản tàu cá Phi Luật Tân đánh cả trong vùng đặc quyền kinh tế của họ và đã không ngăn cản tàu cá Trung Quốc đánh cá trong khu vực Mischief Reef và Second Thomas Shoal nằm trong khu vực đặc quyền kinh tế của Phi Luật Tân. " Dưới đây là phản ứng của các quốc gia trong và ngoài cuộc:
- Việt Nam hoan nghênh, hứa tuân thủ phán quyết và coi đây là căn bản pháp lý để giải quyết tranh chấp Biển Đông bằng biện pháp hòa bình và sẽ đưa ra một bản công bố về vấn đề này. Theo các luật gia nghiên cứu về luật biển, sau khi "Đường Lưỡi Bò" bị tuyên bố bất hợp pháp, từ đất liền ra ngoài 200 hải lý là khu đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Ngư dân Việt Nam có độc quyền và toàn quyền đánh trên các vùng này mà Trung Quốc không được xậm phạm. Trước đây và hiện nay, Trung Quốc đã đâm các tàu cá, giết hại ngư dân Việt Nam đánh cá tại vùng biển Hoàng Sa thuộc khu đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Trung Quốc không có quyền đàn áp ngư dân của tất cả các quốc gia đã đánh cá trên tất cả các vùng biển truyền thống và không có quyền tàn phá các rạn san hô ở Biển Đông.
- Trung Quốc trước đã tầy chay và nói rằng họ không bị ràng buộc bởi phán quyết. Theo Reuters & AFP ngày 2/7/2016, Ô. Tập Cận Bình, linh cảm thấy Hoa Lục sẽ thua cho nên nói cứng, "Ngoại bang đừng hy vọng Trung Quốc sẽ cam chịu trước sự tổn hại chủ quyền quốc gia, an ninh hay phát triển….và sẽ không sợ rắc rối." (No foreign country… should expect us to swallow the bitter pill of harm to our national sovereignty, security or development interests," Xi said, adding: "We are not afraid of trouble.) Và tiến hành một cuộc tập trận hải quân chung quanh Quần Đảo Hoàng Sa từ 5-11 Tháng 7, 2016 để diễu võ giương oai và cũng để chuẩn bị cho một chiến dịch quân sự nào đó. Hoa Lục đã ra lệnh một vùng 39,000 dặm vuông không tàu bè nào được đến gần gọi là "No Sail Zone". Sau khi phán quyết ra đời, Ngoại Trưởng Vương Nghị gọi vụ kiện của Phi Luật Tân là một "trò hề chính trị đội lốt pháp luật" và phán quyết của Tòa Trọng Tài là vô giá trị, không bị ràng buộc, không công nhận, ra Bạch Thư công bố chủ quyền, đồng thời đe dọa lập Vùng Nhận Dạng Phòng Không, và sẽ dùng mọi biện pháp để bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông.
- Bộ Ngoại Giao Phi Luật Tân hoan nghênh phán quyết và nhấn mạnh rằng Phi cam kết theo đuổi biện pháp hòa bình để giải quyết các tranh chấp trong khu vực. Dường như Phi Luật Tân mong muốn cùng khai thác tài nguyên chung tại Biển Đông với Hoa Lục. Tin mới nhất cho biết, Tổng Thống Duterte sẽ cử cựu Tổng Thống Fidel Ramos tới Trung Quốc đàm phán sau phán quyết của Tòa Hague.
- ASEAN có thể theo lời khuyên của Mỹ chủ trương hòa dịu cho nên chưa thấy lên tiếng.
- Bộ Ngoại Giao Mỹ ra tuyên bố nói rằng phán quyết của tòa án ở Hague là đóng góp quan trọng cho mục tiêu chung giải quyết tranh chấp Biển Đông trong hòa bình. Phát ngôn viên John Kirby nói phán quyết có tính ràng buộc cả hai phía, rằng Mỹ hy vọng Trung Quốc và Phi Luật Tân tuân thủ phán quyết này.
- Đài Loan công kích phán quyết của Tòa Hague và phái chiến hạm tới tuần tra ở Đảo Ba Bình/Thái Bình (Itu Aba). Tưởng Giới Thạch- cha đẻ của Đài Loan bây giờ - năm 1947 đã căn cứ vào Đường Lưỡi Bò do một gã Ba Tàu điên khùng nào đó vẽ ra và đánh chiếm Đảo Ba Bình/Thái Bình do VNCH kiểm soát năm 1956 rồi xây dựng hệ thống phòng thủ năm 1971. Nay Đường Lưỡi Bò bất hợp pháp thì việc chiếm cứ Đảo Ba Bình cũng bất hợp pháp luôn, cho nên Đài Loan hối hả gửi chiến hạm tới đây để bảo vệ. Bà Thái Anh Văn nói rằng phán quyết đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho "chủ quyền" của Đài Loan.
- Chủ Tịch Hội Đồng Âu Châu Donald Tusk tuyên bố tại Bắc Kinh rằng các nhà lãnh đạo Âu Châu vừa thảo luận với các nhà lãnh đạo Trung Quốc về phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực. Ông hy vọng phán quyết sẽ được xem như một động lực tích cực để tìm một giải pháp cho tranh chấp Biển Đông nhưng sẽ không đứng về phe nào.
- Nhật Bản tuyên bố phán quyết của tòa án ở Hague mang tính chung cuộc, ràng buộc pháp lý, yêu cầu các bên liên quan tới vụ kiện thực hiện theo quyết định này. Ngoại Trưởng Fumio Kishida nói rằng Nhật Bản đã luôn ủng hộ tầm quan trọng của luật pháp và việc sử dụng các biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực hay cưỡng chế trong giải quyết tranh chấp hàng hải.
- Tân Gia Ba thúc giục các bên có tranh chấp ở Biển Đông tuân thủ đầy đủ tiến trình pháp lý sau khi Tòa Hague ra phán quyết về Đường Chín Đoạn.
- Ngoại Trưởng Úc Châu kêu gọi tất cả các bên liên quan giải quyết tranh chấp theo cách hòa bình. Bà Bishop cho biết Úc Châu sẽ tiếp tục thực thi các quyền quốc tế của nước này về tự do hàng hải và hàng không, đồng thời ủng hộ các nước khác làm tương tự.
Qua những lời tuyên bố của Bộ Ngoại Giao và Tòa Đại Sứ tại Việt Nam, chúng ta thấy Hoa Kỳ không muốn căng thẳng hay đụng độ quân sự với Hoa Lục tại Biển Đông mà chỉ muốn Hoa Lục giữ nguyên trạng những gì đã thủ đắc và không bành trướng thêm nữa. Và mong muốn các bên ngồi lại với nhau để giải quyết các tranh chấp tức ngăn chặn tham vọng bành trướng của Trung Quốc bằng biện pháp hòa bình. Nhưng liệu "Ông Con Trời" có đồng ý không lại là vấn đề nan giải. Theo Reuters ngày 13/7/2016, "Một vài viên chức trong bộ tham mưu của Hoa Kỳ tiết lộ rằng Hoa Kỳ đang dùng đường lối ngoại giao âm thầm để thuyết phục Phi Luật Tân, Nam Dương, Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á khác đừng có phản ứng mạnh bạo, lợi dụng phán quyết của tòa án quốc tế phủ quyết tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông." |
- Còn Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam cũng ra công bố trong đó có đoạn, "Sau quyết định quan trọng này, chúng tôi kêu gọi tất cả các bên tuyên bố chủ quyền tránh các tuyên bố hoặc hành động khiêu khích. Quyết định này có thể và nên là một cơ hội mới để làm mới những nỗ lực nhằm giải quyết các tranh chấp hàng hải một cách hòa bình. Chúng tôi khuyến khích các bên tuyên bố chủ quyền làm rõ yêu sách trên biển của họ (mình) phù hợp với luật pháp quốc tế – như được phản ánh trong Công Ước Luật Biển – và làm việc với nhau để quản lý và giải quyết tranh chấp."
Nhận Định
Theo tạp chí Forbes ngày 6/7/2016, Trung Quốc đe dọa sẽ kéo tàu Sierra Madre tại Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal) sau khi một nhóm thiện nguyện Phi Luật Tân tiến hành một cuộc "du hành ái quốc" tới con tàu này. Sierra Madre trước đây là chiến hạm của Mỹ với cái tên USS Harnett County (LST-821), sau viện trợ cho VNCH và đổi thành Mỹ Tho HQ-800. Ngày 30/4/75 tàu di tản qua Phi Luật Tân rồi bỏ lại, Phi Luật Tân tịch thu và đổi tên thành Sierra Madre. Năm 1999, Phi cố tình cho tàu mắc cạn tại Bãi Cỏ Mây để xác định chủ quyền của mình. Bãi Cỏ Mây là một rạn san hô thuộc Quần Đảo Trường Sa nằm cách Đảo Palawan của Phi Luật Tân 194 cây số. Nếu có tranh chấp là tranh chấp giữa Việt Nam và Phi Luật Tân chứ không mắc mớ gì tới Hoa Lục. Nay Hoa Lục ỷ mạnh hiếp yếu, bù lu bù loa tuyên bố chủ quyền và dùng vũ lực để lấn chiếm. Nếu Trung Quốc chiếm được Bãi Cỏ Mây, biến nó thành đảo rồi thiết lập căn cứ quân sự thì Phi Luật Tân lâm nguy. Cách duy nhất cứu Bãi Cỏ Mây là Mỹ đem một tàu chiến tới đậu sát con tàu mắc cạn này. Trong khi đó theo VOA tiếng Việt, "Trong cuộc điện đàm hôm 6/7/2016, Ô. Vương Nghị nói với Ô. John Kerry rằng Washington nên duy trì cam kết không đứng về phía bên nào trong cuộc tranh chấp chủ quyền biển đảo." Còn Mỹ thì nói rằng Trung Quốc nên noi gương Ấn Độ đã tuân thủ phán quyết của Liên Hiệp Quốc năm 2014 về tranh chấp lãnh hải với Bangladesh dù phán quyết này có nghiêng về Bangladesh.
Nay phán quyết của Tòa Án Trọng Tài đã ra. Trắng đen đã rõ, nhưng Hoa Lục sẽ phản ứng thế nào đây?
1) Hoa Lục sẽ sống chết với tham vọng bành trướng lãnh thổ và không sợ đụng độ về quân sự bằng cách đưa thêm chiến hạm vào vùng này, tiếp tục biến cải các bãi đá ngầm thành đảo nhân tạo rồi xây dựng căn cứ quân sự tại đây. Thế nhưng kể từ ngày hôm nay 12/7/2016, bất cứ một hành động quân sự nào để lấn chiếm các Bãi Cỏ Rong, Bãi Cỏ Mây của Phi Luật Tân hoặc các hòn đảo của Việt Nam nằm ở Quần Đảo Trường Sa, của Nam Dương, Mã Lai…là hành vi xâm lược chứ không còn là sự tranh chấp lãnh thổ nữa. Việc tàu chiến Hoa Lục tiến vào các vùng này là hành vi khiêu khích hoặc gây chiến chứ không thể nói đó là "tuần tra" bảo vệ lãnh thổ. Cả tàu cá Trung Quốc đánh cá ở vùng này cũng là bất hợp pháp và vi phạm lãnh hải của nước liên quan. Giá trị pháp lý của phán quyết Hague là như vậy. Hoa Lục sẽ phải đối phó với áp lực và công luận quốc tế vô cùng nặng nề. Một khi căn bản pháp lý không có, chính nghĩa không có thì khó lòng động thủ. Sau phán quyết của tòa án quốc tế, Hoa Kỳ có đầy đủ chính nghĩa để can dự hay "quốc tế hóa" vấn đề Biển Đông. Liều lĩnh đụng độ quân sự với Mỹ tại Biển Đông là một thảm họa chứ không phải chuyện chơi.
2) Sau khi chiếm được Hoàng Sa, từ 1974 tới nay, Hoa Lục làm chủ và thắng lớn ở Biển Đông. Phán quyết của tòa án quốc tế chỉ có giá trị pháp lý và công luận chứ không thể thu hồi hay yêu cầu Hoa Lục trả lại những gĩ đã chiếm cứ bất hợp pháp. Nói tóm lại Hoa Lục "từ huề đến ăn" cho nên chỉ "làm minh làm mảy" cho đỡ xấu hổ chẳng lẽ âm thầm không phản ứng gì cả. Có thể Hoa Lục sẽ phải thay đổi chiến thuật bằng cách đàm phán tay đôi với Phi Luật Tân để cùng khai thác tài nguyên tại vùng biển tạm gọi là "có tranh chấp". Khi đàm phán với Phi Luật Tân, Hoa Lục có cơ hội kéo Phi về phía mình và đẩy Phi ra khỏi quỹ đạo của Mỹ tức "một công, đôi việc". Còn Nam Dương và Mã Lai sẽ không bao giờ đàm phán với Hoa Lục, lý do: Đường Lưỡi Bò đã bất hợp pháp thì các đảo này là của chúng tôi. Không có chuyện bàn thảo. Anh đi chỗ khác chơi!
3) Hoa Lục sẽ không đàm phán với Việt Nam vì cho rằng Hoàng Sa và một số đảo đá ngầm ở Trường Sa - nay đã biến cải thành đảo nhân tạo- là "lãnh thổ " của Trung Quốc bất khả thương lượng. Khi đàm phán tay đôi, Việt Nam sẽ đặt vấn đề Hoàng Sa năm 1974, Gạc Ma năm 1988… gây khó khăn cho Hoa Lục. Cho nên theo tôi nghĩ sẽ không có thương thảo tay đôi giữa Việt Nam và Hoa Lục và bang giao Việt-Hoa cũng chẳng có gì tốt hơn.
4) Có thể Việt Nam sẽ đặt vấn đề chủ quyền của Đảo Ba Bình/Thái Bình với Đài Loan khiến tình hình trở nên phức tạp hơn. Đài Loan đuối lý nhưng sẽ "cố đấm ăn sôi" bằng cách tăng cường quân sự tại hòn đào này và có thể liên minh với Hoa Lục để bảo vệ "đất đai của tổ quốc". Theo tạp chí Forbes, Đài Loan đang phải đối đầu với thời kỳ mới bị cô lập vì Đài Loan dựa vào Đường Lưỡi Bò để tuyên bố chủ quyền ở Đảo Ba Bình/Thái Bình.
5) Qua những lời tuyên bố của Bộ Ngoại Giao và Tòa Đại Sứ tại Việt Nam, chúng ta thấy Hoa Kỳ không muốn căng thẳng hay đụng độ quân sự với Hoa Lục tại Biển Đông mà chỉ muốn Hoa Lục giữ nguyên trạng những gì đã thủ đắc và không bành trướng thêm nữa. Và mong muốn các bên ngồi lại với nhau để giải quyết các tranh chấp tức ngăn chặn tham vọng bành trướng của Trung Quốc bằng biện pháp hòa bình. Nhưng liệu "Ông Con Trời" có đồng ý không lại là vấn đề nan giải. Theo Reuters ngày 13/7/2016, "Một vài viên chức trong bộ tham mưu của Hoa Kỳ tiết lộ rằng Hoa Kỳ đang dùng đường lối ngoại giao âm thầm để thuyết phục Phi Luật Tân, Nam Dương, Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á khác đừng có phản ứng mạnh bạo, lợi dụng phán quyết của tòa án quốc tế phủ quyết tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông." (The United States is using quiet diplomacy to persuade the Philippines, Indonesia, Vietnam and other Asian nations not to move aggressively to capitalize on an international court ruling that denied China's claims to the South China Sea, several U.S. administration officials said on Wednesday.) Dù theo đường lối hòa dịu và có khi bị lên án là "xìu xìu ển ển", mềm yếu, Hoa Kỳ cũng đã tiên liệu và chuẩn bị tất cả những gì cần thiết cho một tình huống xấu nhất. Phải coi chừng con hổ bị thương, " Mộng dù tan vỡ nhưng lòng tham vẫn còn".
Hiện Hoa Lục đang ở vào tình thế vô cùng khó khăn dù tuyên bố hung hăng và nhiều khi điên rồ. Chúng ta chờ xem.
Đào Văn Bình
(California ngày 15/7/2016)
No comments:
Post a Comment