07 September 2016

Càng nhiều đất càng khóc

Càng nhiều đất càng khóc

Người ta mong có một miếng đất cắm dùi còn khó vậy mà người dân ở "Nông Thôn Mới" ngày nay có miếng đất lại khóc ròng. Chuyện ngược đời chỉ có thể xảy ra ở thời đại "đổi mới" này.

Đất từ trên trời rơi xuống trúng đầu
Đây là một trường hợp "ly kỳ" nhưng thật ra lại dễ hiểu. Bạn hãy nhìn vào gia cảnh của một người dân nghèo khổ cùng cực mà bỗng dưng trong sổ được làng xã cấp cho mảnh đất rất đẹp.
Tận mắt chứng kiến tên mình có trong danh sách được xã làm hồ sơ cấp đất, chị Bơ liền bật khóc.
Chị Phan Thị Bơ, ở xã Phù Lưu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, một người phụ nữ đơn thân, bệnh tật triền miên mà không có tiền đi chữa bệnh, khóc sướt mướt khi tên chị nằm trong danh sách được xã cấp đất.

Chị Bơ kể, "Đến tiền đi khám bệnh, cái ăn chưa có thì tiền mô mà đất với đai? Hôm rồi nghe loáng thoáng có tên trong danh sách được cấp đất mà chị thấy trời đất như quay cuồng. Người ta còn nói chị giả nghèo giả khổ gom tiền mua đất!"

Đúng là đất rơi trúng đầu!

Hỏi về chị Bơ, ai trong xóm nghèo Mỹ Hòa cũng xót thương, "Ở cái xã ni và cả những xã lân cận, tui chưa chộ ai khổ như chị Bơ. Chị ấy mồ côi cả cha lẫn mẹ từ lúc 5-6 tuổi. Anh chị em ruột thì có, nhưng nghèo khó, làm thuê mướn mô trong nam lâu ngày không thấy về. Mấy chục năm ni chị ấy sống thui thủi một mình trong căn nhà xóm làng giúp sức dựng tạm."

Không được yên thân bị mấy ông cán bộ lừa gạt
Người xóm chị bơ kể thêm, "Đã thế chị ấy còn bị mấy ông cán bộ xã lừa gạt, gây điều tiếng giả nghèo giả khổ gom tiền mua được lô đất có giá hàng trăm triệu."

Nhà chị Bơ nằm cuối xóm, nhà ngoảnh ra cánh đồng khô cằn. Căn nhà tuềnh toàng, cửa chính, cửa phụ đều gá tạm bợ mấy tấm ván, bên trong không có một thứ gì đáng giá. Tài sản có giá nhất chỉ là chiếc ti vi chập chờn, hình lúc được lúc không.

Chị nói về chiếc ti vi, "Có người bà con xa thương chị ở một mình không có ai tâm sự đêm hôm nên đã chở sang cho chị đấy. Chập chờn nỏ xem được, muốn sửa bao lần rồi mà chưa có tiền nên chị bỏ vậy xem tạm."

Bữa trưa của chị Bơ là bát mì tôm với lá khoai lang chèn vào cho dễ nuốt. Chị Bơ nhìn bát mì tôm bỏ dở trên thạp lúa cay sè đôi mắt nói, "Nhà có sào ruộng nhưng đau yếu không làm được (bệnh thoái hóa cột sống), nên gạo lúa sắp hết. Lâu nay chị chỉ sống nhờ tiền bán trứng gà, nhưng đàn gà không hiểu sao vừa chết sạch, nên đành phải nhịn vậy, có cái lót bụng là được rồi."
PV Dân trí chỉ cho chị Bơ biết tên chị nằm trong danh sách được xã làm hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Khi được phóng viên chỉ vào danh sách được xã làm thủ tục cấp đất có tên Nguyễn Thị Bơ, SN 1960, thôn Mỹ Hòa, người phụ nữ đơn thân này òa khóc nức nở, chị Bơ uất nghẹn về lô đất "trên trời rơi xuống."

Chị khóc, "Người không biết thì có trời biết cho chị. Đến tiền đi khám bệnh, cái ăn chưa có thì tiền mô nơi chị mà đất với đai? Hôm rồi nghe loáng thoáng được cấp đất vàng mà chị đã thấy trời đất như quay cuồng, uất ức lắm!"

Ông Chủ tịch Hội Đồng Xã đểu thật
Chị Bơ thuật lại câu chuyện bị ông cán bộ xã lợi dụng sự thiếu hiểu biết của chị để lừa gạt mượn hồ sơ, đứng tên mua đất. Hôm đó là một buổi trưa đầu tháng 3/2015, chị đang nằm trong nhà thì nghe giọng người đàn ông gọi. Chị mở cửa thì thấy đó là ông Phạm Văn Thạch, Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã, cũng là anh con dì ruột. Bị bệnh tật, lại mùa giáp hạt, nên khi thấy cán bộ xã là người thân đến chị Bơ mừng quýnh.

"Hỏi han mấy câu, ông ấy bảo chị đưa sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân. Lúc đó chị thầm nghĩ trong bụng, chắc xã thương tạo điều kiện cho suất quà hay chế độ chi đó, nên mừng lắm, đưa ngay không hỏi gì thêm. Ông ấy cầm lấy một mạch đi về." Vẫn lời chị Bơ, ít ngày sau ông cán bộ hội đồng xã quay lại trả các giấy tờ, nói chỉ mượn mà không dùng làm chi. Chị hụt hẫng nhưng cho qua chuyện. Nhưng chị Bơ không thể ngờ chị đã bị ông cán bộ xã lợi dụng mượn hồ sơ để làm thủ tục mua đất trục lợi.

Nói đoạn, chị Bơ khóc tu tu, "Trời đất ơi, chị không thể ngờ họ lợi dụng, lừa gạt, lấy tên chị mua đất. Đất ở đâu, tiền ở đâu ai lấy, còn chị mang tiếng giả nghèo giả khổ gom tiền mua đất." Ông chủ tịch Hội Đồng Nhân Dân đểu thật!

Người phụ nữ độc thân cho biết, sẽ lên xã hỏi cho ra nhẽ chuyện này để khỏi chịu điều tiếng với bà con lối xóm.

Cả một lũ chủ tịch lừa dân
Dân "điểm mặt" cán bộ xã nghi lợi dụng tên hộ nghèo mua đất. Cho đến lúc này, những cán bộ ở xã Phù Lưu, huyện Lộc Hà lợi dụng tên của các hộ nghèo để sở hữu những lô đất hàng trăm triệu đã dần lộ diện. Trước đó, người dân trong xã đã "điểm mặt" những vị cán bộ nghi vấn.
Đơn tố cáo của ông Lê Văn Bình, ở thôn Mỹ Hòa gửi UBND nhân dân huyện Lộc Hà từ giữa tháng 3/2016.
Đơn tố cáo của ông Lê Văn Bình, ở thôn Mỹ Hòa gửi UBND nhân dân huyện Lộc Hà từ giữa tháng 3/2016 nêu rõ những cái tên, trong đó có: Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân xã, Chủ tịch Hội Đồng Nhân Dân xã, Chủ tịch Mặt Trận Tổ Quốc xã...

Danh sách này đến nay vẫn đang được kiểm chứng. Còn có thể lòi ra vài ba ông chủ tịch hay Trưởng Ban này Ban nọ nữa chưa biết chừng.

Ông Lê Văn Bình đau xót nói, "Người dân cả nước, bao chương trình, tổ chức xã hội đang làm mọi cách để đùm bọc, thương yêu những người nghèo, người bất hạnh. Vậy mà cán bộ xã chúng tôi, họ lại đi lợi dụng người nghèo, làm đủ cách để trục lợi từ người nghèo. Người dân chúng tôi rất bất bình. Nếu huyện không giải quyết, xử lí nghiêm những cán bộ này, chúng tôi sẽ tiếp tục viết đơn tố cáo lên tỉnh, trung ương."

Không biết đơn tố cáo lên Trung Ương bao giờ mới đến nơi và đến rồi sẽ được giải quyết như thế nào?

Nếu cất chức tuốt mấy ông chủ tịch đang làm việc đắc lực thì lấy ai "hoàn thành nhiệm vụ"? Hơi khó đấy nhỉ. Hay là ta cứ lừng khừng rồi… quên nó đi vừa đỡ phiền, vừa được cái ơn với các cán bộ xã, tất nhiên họ "biết điều" trả ơn đầy đủ.

Lại đến chuyện thu thuế thu phí ở nông thôn
Dân đói rách như thế mà còn chịu hàng chục thứ thuế và phí. Đây là tình trạng các xã thu quỹ, thu phí nhiều diễn ra ở rất nhiều xã. Ở mỗi nơi, các xã, xóm đều có những khoản thu riêng. Mỗi khi người dân cầm tờ giấy cái gọi là "Phương án hộ gia đình" phải choáng váng với những khoản thu từ trên trời rơi xuống.

Tôi chỉ kể một sự việc điển hình đang xảy ra:

Xã Nghi Thái của huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Nghi Thái là xã thuần nông, ven biển người dân sống đều dựa vào sản xuất nông nghiệp. Nghi Thái có toàn bộ 11 xóm với tổng cộng gần 2,000 gia đình, khoảng 9,000 người, trong đó có 84 gia đình nghèo.

Xã Nghi Thái về đích nông thôn mới vào năm 2014.Tuy nhiên đến nay, tiền nợ công cho việc xây dựng nông thôn mới còn khoảng 10 tỷ đồng ($443,000 Mỹ kim).

Thế nhưng, nhiều năm qua người dân nơi đây được chính quyền xã phát cho một cuốn sổ "theo dõi công dân" và một tờ giấy gọi là "Phương án hộ gia đình." Điều đáng nói, trong cuốn sổ và tờ giấy này ghi danh sách từng người từng gia đình để theo dõi việc đóng các loại quỹ, phí của xã và xóm.

Nếu nhà nào đóng đầy đủ các khoản sẽ được "phê" vào sổ là "Đã hoàn thành các khoản đóng góp trong năm." Và ngược lại nhà nào chưa hoàn thành sẽ bị ghi không hoàn thành và muốn lên xã giao dịch một số giấy tờ sẽ gặp rất khó khăn. Các quan xã tha hồ hoạnh họe đù kiếu.

Và để trả bớt được số nợ "nông thôn mới" này thì chính quyền đã vận động sự đóng góp của dân với mục đích tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng và trong đó có "trả nợ."

Hàng năm mỗi gia đình dân xã Nghi Thái phải đóng lên đến hơn 20 khoản phí, quỹ các loại cho cả xã và xóm. Đặc biệt, ba năm trở lại đây, người dân ở đây phải đóng lên đến 23-24 loại quỹ.

Nói về cuốn "sổ đỏ" theo dõi này, người dân ở xóm Thái Học, Thái Thịnh... chỉ biết lắc đầu ngao ngán vì họ cho rằng nhiều khoản quá cao và có phần bất hợp lý.

Nhà anh H.V.L (41 tuổi) có 5 người (ở VN gọi người trong nhà là "nhân khẩu" tức là "cái miệng ăn" còn gia đình gọi là "hộ"). Ngoài anh và vợ là trong độ tuổi lao động thì ba đứa con còn rất nhỏ. Thế nhưng, hàng năm các thành viên trong gia đình anh vẫn phải đóng không trừ khoản phí, quỹ nào. Anh L kể, "Năm nào cũng như nhau, gia đình tôi đóng gần 2 triệu đồng ($9). Các khoản phí thì cứ na ná nhau, nhìn vào là hoa hết mắt."

Trong tờ thông báo các khoản đóng góp năm 2016 của gia đình anh L. sơ sơ cũng đến 24 khoản phí. Năm nay, gia đình anh L. với 5 người thì phải đóng tổng cộng 1,597,000 đồng ($70).

Trong các khoản thu, anh H.V.L. cho biết khoản thu nặng nhất là đóng góp cơ sở hạ tầng của xã với 200 nghìn đồng/1 người và khoản đóng góp xây dựng xóm 300 nghìn đồng/1 gia đình. Anh L. buồn bã nói:
"Đã đóng góp xây dựng xã rồi lại còn đóng góp xây dựng xóm. Nhà tôi trừ đứa bé chưa đủ 3 tuổi thì 4 khẩu phải đóng 800 nghìn tiền xây dựng cơ sở hạ tầng xã. Rồi thêm 300 nghìn xây dựng xóm nữa"!

Ở xóm Thái Học, người dân cuộc sống thường ngày rất khó khăn. Ngoài việc xoay xở với tiền sinh hoạt thì người dân lại lo lắng làm sao để trả hết những khoản "nợ" chính quyền.

Cũng vì thế, mà nhiều gia đình dù cạn kiện, nhiều lúc không có tiền để đóng cũng phải lo lắng bởi suốt ngày bị xã, xóm "bêu" trên loa phóng thanh của xóm. Loa phát om xòm như bêu riếu những gia đình nghèo chưa chịu đóng thuê đóng phí chẳng khác nào như kể tội trộm cướp vậy.

Cụ già ốm yếu và trẻ mới sinh cũng phải đóng đủ tiền thuế tiền phí
"Sưu cao thuế nặng" gia đình ông Sửu gánh 18/24 khoản thu. Ngoài chuyện bị nhắc tên trên loa mỗi ngày, người dân nơi đây cũng lo lắng mỗi khi con cháu, gia đình có việc gì khi lên giao dịch với xã nếu như trong cuốn sổ theo dõi chưa được "đóng lệnh", "Đã hoàn thành các khoản đóng góp trong năm," thì xã sẽ không xác nhận cho.
Ông Sửu – gia đình đã gánh nợ xã 3 năm lên đến gần 10 triệu đồng.
Ngoài việc bất bình vì những khoản quỹ, phí cao thì người dân Thái Học, Thái Thịnh… còn bất bình vì nhiều khoản thu bất hợp lý. Bởi không chỉ thu những người ở độ tuổi lao động mà những đứa trẻ mới sinh và cụ già ốm yếu cũng phải đóng nhiều khoản quỹ, phí...

Dân làng còng lưng đóng quỹ "gián tiếp cán bộ".

Như khoản thu "gián tiếp cán bộ" với mức thu 20 nghìn đồng/1 gia đình; "Quỹ dân sinh kinh tế" 20 ngàn đồng/1 người... Khoản thu này là để "nuôi" cán bộ xóm. Còn về quỹ dân sinh kinh tế thì chẳng ai hiểu quỹ gì. Một người dân xóm Thái Thịnh nói, "Thế nhưng dù là trẻ mới sinh ra hay cụ già thì đều không được bỏ sót. "Có nhiều khoản thu ở xã, xóm cũng thu, rồi nhiều khoản khác chúng tôi chẳng biết là quỹ gì… Buồn lắm."

Tại xóm Thái Học vẫn còn nhiều gia đình quá nghèo không có khả năng đóng đầy đủ các khoản thu quỹ mà xã, xóm "lập ra." Nhiều gia đình cũng do nghèo đói, không có khả năng trả nợ, thì bị xã, xóm "khoanh vùng" nợ cũ cộng nợ mới lên đến gần cả chục triệu đồng.

Chưa thời đại nào người dân nông thôn khốn khổ như bây giờ. Đã lừa đảo dân nghèo kiết xác lại còn đóng đủ thứ thuế phí. Nông thôn mới ơi là nông thôn mới!!! Thà là "nông thôn cũ" cho dân đỡ khổ hơn. Các quan nông thôn cũng đâu phải tay vừa. Ăn trên ngồi trước coi dân như cỏ rác. Đến bao giờ người dân nông thôn VN mới hết khổ đây? Xin các quan chóp bu cả tỉnh cả nước trả lời đi.

Văn Quang
Viết từ Sài Gòn ngày 05.09.2016

No comments:

Post a Comment



Thật vậy, dân tộc Việt Nam hãy can đảm đứng lên để lật qua những trang sử cộng sản đẫm máu và đau thương. Đã quá trễ rồi. Ngày nào còn cộng sản, thì còn chết chóc, tù đày, tự do, nhân quyền còn bị chà đạp.
Nhà cầm quyền cộng sản, hơn lúc nào hết, luôn buộc người dân lo nghĩ đến chuyện miếng ăn, cái mặc. Cái bụng lúc nào cũng phải cảm thấy còn đoi đói, chưa no. Và người dân thì thiếu thốn nhu yếu phẩm, lo chạy gạo từng bữa. Ðủ hôm nay thì thiếu ngày mai, hay được nồi cơm sáng, thì lại chưa có nồi cơm chiều. Cuộc đời cứ quần quật lo đói rách như thế, thì xin hỏi, còn chi thì giờ mà nhân dân nghĩ đến tranh đấu, hoặc đòi hỏi tự do dân chủ nhân quyền?
Cụ Tây Hồ Phan Chu Trinh từng dạy: “Xét lịch sử xưa, dân nào khôn ngoan biết lo tự cường tự lập, mua lấy sự ích lợi chung của mình thì càng ngày càng bước tới con đường vui vẻ. Còn dân thì ngu dại, cứ ngồi yên mà nhờ trời, mà mong đợi trông cậy ở vua ở quan, giao phó tất cả quyền lợi của mình vào trong tay một người, hay một chính phủ muốn làm sao thì làm, mà mình không hành động, không bàn luận, không kiểm xét, thì dân ấy phải khốn khổ mọi đường. Anh chị em đồng bào ta đã hiểu thấu các lẽ, thì phải mau mau góp sức lo toan việc nước mới mong có ngày cất đầu lên nổi”.
"The religion of the future will be a cosmic religion. The religion which is based on experience, which refuses dogmatism. If there's any religion that would cope with modern scientific needs it will be Buddhism." Albert Einstein

Tôn giáo trong tương lai sẽ là tôn giáo của vũ trụ. Tôn giáo này dựa trên kinh nghiệm và không chấp nhận chủ nghĩa giáo điều. Nếu có một tôn giáo nào tương thích với khoa học hiện đại, đó chính là Phật Giáo.




Bạn Ơi Hãy Cùng Nhau Đấu Tranh Cho Cuộc Sống Của Mình & Tương Lai Của Con Cháu Mình !!!



Nhân Dân Cần Nhận Diện Bộ Mặt Thật Của Giới Cầm Quyền. Phải Hành Động Cụ Thể Đối Với Bọn Chúng !!!



Chỉ Mặt, Nhận Diện Bọn Cán Bộ Óc Đất, Lũ Công An Lưu Manh, Đám Quan Chức Tham Nhũng, Tay Sai !!!

Công Nhân Bị Đánh Đập Tàn Nhẫn, Dã Man !!!


Followers