Vì rằng, tuy Sư ông Nhất Hạnh và ĐLHT Thích Quảng Độ là đồng tôn nhưng bất đồng thuận đôi điều nào đó! Nhưng tăng ni con của Phật đang nằm trong cảnh thập tử nhất sinh. Thì hà cớ chi, Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ cùng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, sẽ không chung tay giúp đở trước lời kêu gọi của một vị đồng tôn. Đó là mặt từ tâm trong lãnh vực tôn giáo và tình người. Nhưng, thâm ý cao nghĩa hơn là chuyện chánh sự quốc gia đang bấp bênh trước nạn Hán xâm, cũng như bất cứ tôn giáo nào cũng đều đang bị đàn áp. Tất cả đang chờ một chữ “Duyên-Cớ ” để hội ngộ. Vậy, lời kêu gọi nhân đạo của Sư ông Nhất Hạnh rất tự nhiên thành sự Liên Tôn. NGUYỄN DUY THÀNH |
Từ năm 1963 đến 1975, khi Miền Nam-Việt Nam còn tự do. Người dân Sài Gòn và các tỉnh vùng ven đô thị đều biết cựu Trung úy Cảnh sát quốc gia Nguyễn Ngọc Thanh. Vì ngoài nhiệm vụ bảo quốc an dân thì chính ông là soạn giả Yên Lang, người soạn giả thường trực của đoàn hát Kim Chung, hay một số đoàn hát ở các tỉnh như Thing Thông- Kim Chưởng- Dạ Lý Hương. Có thể nói, sân khấu nghệ thuật cải lương thời đó đã ấn dấu vào lòng người yêu thích bộ môn này những nhạc ảnh khó phai, và những tiếng hát lời ca đó vẫn còn truyền tụng đến ngày nay. Cũng từ độ ấy, bút hiệu dễ cảm: Yên Lang đã gắn liền với khán thính giả Việt Nam qua các tuồng cải lương như: Đêm Lạnh Chùa Hoang, Mùa Thu Trên Bạch Mã Sơn, Áo Vũ Cơ Hàn, Người Phu Khiêng Kiệu Cưới và Nắng Thu Về Ngõ Trúc..vv.. Nhưng có một vở tuồng mãi mãi song hành cùng tháng năm làm người mê cải lương hoài nhớ, đó là vở: Máu Nhuộm Sân Chùa.
Có lẽ! Kịch bản này được phóng tác từ một câu chuyện bên Tàu, bởi tất cả các nhân vật thuộc phe chính hay phái tà đều có tên họ như Dư Phong, Tự Tâm, Thiên Nhai Khách, Chu Thiên Mản..vv..Nhưng dù là chuyện tàu hay ta mà nhìn theo góc độ nghệ thuật và văn hóa, thì Máu Nhuộm Sân Chùa đã khép lại trong tính nhân bản và hữu lý, khiến người xem thương tâm và sẵn lòng vị tha khi nhân vật chính đã lầm lẫn giết chết vị ân sư của mình, sau đó đem lòng hối tiếc và nguyện giã biệt chốn bụi trần đầy ân oán, để tự cảm hóa mình dưới bóng từ bi của cửa Phật.
Nhưng dù bi thương, ai oán hay cảm động đến đâu! Thì Máu Nhuộm Sân Chùa cũng chỉ xảy trên sấu khấu cải lương mà thôi!
Aáy mà nào ngờ ! Những tấn tuồng bi kịch cứ ngỡ rằng chỉ diễn ra trên sân khấu, lại có thể xảy ra trong đời sống con người Việt Nam hiện nay. Máu ở đây không còn là thuốc đỏ do diễn viên bôi đổ lên người, mà máu thật của tăng ni đã đổ xuống, và thật sự máu đã nhuộm sân chùa: Chùa Bát Nhã.
Còn hơn ác mộng, nét thanh tịnh của chốn thiền môn biến mất, tất cả chỉ còn lại sự tan hoang..bàng hoàng .. “ Nam Mô A Di..” Tiếng cầu kinh của tăng ni vang lên có khi đồng thanh, có khi đơn độc vào lúc chánh điện của chùa Bát Nhã phải chịu nhiều đợt tấn công của chính quyền hóa côn đồ, những xâu chuổi hạt niệm kinh bị giật bứt tung rơi vãi khắp khuông viên tu viện. Số phận và đường tu học của gần 400 tăng ni Làng Mai- Bát Nhã cũng như chuổi hạt từ bi đó, tất cả bị xé lẻ, tách rời trước cưỡng quyền ác bá. Những tiếng la thất thanh của tuổi non nớt vang lên: “ Chúng con chỉ muốn đi tu thôi mà, sao lại phá chùa”, hòa xen trong âm thanh rên la cầu cứu của một số sư huynh bị côn đồ đánh đập và nhục mạ vào hạ bộ. Bao đau thương và oan khiên cũng khiến trời cao đổ lệ. Mưa Cao nguyên chưa bao giờ nặng hạt như ngày 27 tháng 9 năm 2009, ngày có nước mắt của Trời trộn chung cùng Phật lệ của tăng ni, mà chắc chắn lịch sử quốc gia sẽ ghi đậm lại một vết dơ của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã đàn áp tôn giáo.
Tuy nhiên, trong căn cốt bản thể của Việt nhân từ cổ chí kim, chưa bao giờ đạo giáo thất bại trước tà quyền, bởi khi niềm tin tôn giáo và nhân phẩm con người bị xúc phạm, thì chính nghĩa sáng ngời của tôn giáo sẽ mãnh liệt và chiến thắng ác nhân.
Cũng từ đau thương vỡ vụn của tăng thân Bát Nhã đã cho người ta thấy một số vấn đề của tôn giáo, quan điểm, chính kiến, đạo lý đã nổi trội lên và tạo ra sự tranh luận lắm hướng nhiều phương. Nhưng bàn luận đến đâu thì ước mong của mọi người cũng đều cầu vọng, là làm sao tìm ra một giải pháp cho gần 400 tăng thân Bát Nhã được bình an và có chổ chở che để tu tập đạo- đời.
Đồng niệm với hảo ý trên. Bài viết này xin đưa ra một số điểm nhỏ nằm ngoài ý kiến mà công luận đã bàn. May đâu! Người trong sự vụ Bát Nhã xét rằng hợp tình hữu lý thì thực thi.
Trước hết, đặt cái nhìn chung về sự đàn áp tôn giáo của giới cầm quyền Hà Nội thì sự vụ Bát Nhã cũng phải hứng chịu như các vụ Thái Hà, Tam Tòa..vv..trước đây.
Nhưng tách riêng để nhìn vụ Bát Nhã theo từng góc cạnh, thì mọi sự rất đúng nghĩa với hai chữ: Thảm Kịch, mà người viết Đại Kịch Bản này là nhà cầm quyền Hà Nội và 2 nhân vật chính của cốt truyện là Sư ông Nhất Hạnh và thầy Đức Nghi.
Ai đúng, ai sai, nhân vật nào hay, dở ..??? Xin công tâm luận bàn.
Một: Nhà cầm quyền Hà Nội:. Đi sâu vào sự kiện Bát Nhã thì Hà Nội đã khéo léo viết kịch bản phần mở đầu là Tôn giáo, nhưng phần trung đoạn và kết thúc là một vụ án lừa đảo hình sự, mà thuật viết lách cho mỗi kịch bản vẫn cùng một chiêu thức là “ lấy độc trị độc” mà hiện thực hóa là dùng Sư đánh Sư. Cho nên sự vụ Bát Nhã bây giờ đang vào hồi “ Sư nói sư phải. Vãi nói vãi hay”, còn Bộ chính trị cộng sản Việt Nam và Ban nghiên cứu tôn giáo trung ương thì khoanh tay và nói: Nam mô a di nhà nước không biết chi hết..từ từ cho nội bộ giải quyết.. Nghĩa là giao cho “ một số đồng chí” trong GHPGVN và địa phương Lâm Đồng. Vì các “ đồng chí” trung ương đang bận lo chuyện: Bán Nước...Hết.. ..Phủi tay.
Hai: Nội Bộ Làng Mai: Xin hãy gác lại mọi nhận xét thuộc tính Nhân Thân của người đứng đầu Làng Mai, để có cái nhìn công tâm trung thực về sự vụ Bát Nhã. Có thể nói, việc Sư ông Nhất Hạnh đưa giáo phái Làng Mai về quê hương để “phổ độ chúng sanh” là một việc tốt. Bởi, dân Việt trải dài hơn 60 năm dưới chế độ vô thần, giờ đây nhìn lại mặt văn hóa và đạo lý tình người thì quả thật quá băng hoại! May thay! Một số tôn giáo đã biết chịu khó nhẫn nhục và cương quyết gìn giữ khuôn khổ, nề nếp. Nhờ đó xã hội và con người còn một chút bản lề sắc thái Việt Nam. Nay, có thêm hình thức tham Thiềng của môn phái Làng Mai, thì ít nhiều cũng đóng góp được một phần mở mang tinh thần văn hóa và đa dạng về tâm linh tín ngưỡng.
Nhưng rất tiếc! Người đứng đầu Làng Mai đã chọn không đúng thời điểm, hay nói đúng hơn là đã nhận định sai tình hình, nhất là mặt quan điểm của chế độ hiện hành, để rồi gởi lại quê hương một thảm kịch mà có lẽ việc thu dọn tàn cuộc sẽ còn lâu mới xong! Bởi, vở tuồng đã hết, khán giả đã ra về nhưng màn nhung chưa khép, sân khấu đang ngỗn ngang kèn trống, dù lộng đỏ hoe và áo choàng giáo chủ vàng khè đang còn đó, nhưng bầu sô thì chạy trốn, tất cả lổ lã tiền mất tật mang, có lời chăng là người môi giới và chàng viết kịch!
Sở dĩ, phải ví von sự vụ Bát Nhã như thế, chắc cũng không sai nhiều lắm! Bởi, nhìn lại từng chi tiết theo trình tự thời gian, thì có thể nói Sư ông Nhất Hạnh là người có thể giải quyết được một phần nào về trách nhiệm, để tránh được cái thảm kịch đưa đến cho tăng sinh đệ tự. Bởi rằng, khác với vụ Tòa Khâm Sứ, Thái Hà, Tam Tòa bị đàn áp trước đây. Nội vụ của Bát Nhã đã được đưa lên hàng thuộc Bộ ngoại giao. Chính đây là điểm mà ngay cả giới cầm quyền Hà Nội hết sức dè dặt, thận trọng trước khi đàn áp, vì người đứng đầu Làng Mai và một số tăng sinh không thuộc Quốc tịch Việt Nam. Bằng chứng cho việc này là ngày 13 tháng 8 năm 2009, Lê Dũng (cựu) phát ngôn nhân Bộ ngoại giao chính thức xác nhận Lệnh trục xuất tăng thân Bát Nhã có công hiệu sau ngày 2 tháng 9 năm 2009. Có thể xét đoán rằng, Sư ông và Ban trị sự Làng Mai hết sức thất vọng và “chính thức” nhận ra mình bị lừa, tuy rằng sự vụ đã lục đục trước đó một năm, nhưng vẫn mong manh nuôi hy vọng để níu kéo qua “ngoại giao bất văn tự”. Nhưng, rà soát thật kỹ để đưa ra lập luận, thì có thể nói rằng sự kiện Bộ ngoại giao Việt Nam chính thức lên tiếng trục xuất thì có lợi cho Làng Mai. Vì, chính thức lên tiếng còn hơn im lặng kéo dài rồi bất ngờ đàn áp như các sự vụ trước đây. Và, nếu ngay vào lúc đó, người đứng đầu Làng Mai chọn giải pháp cứng rắn để lên tiếng đáp trả giới cầm quyền Hà Nội, thì có khi ( may ra) tìm được một cái tạm gọi là (Deal) gì đó để sắp xếp hậu chuyện! Nhưng rất tiếc, phía Sư ông Nhất Hạnh và Ban trị sự Làng Mai đã im lặng quá lâu, mà sự im lặng này đã tạo cho giới cầm quyền Hà Nội “ được nước làm tới luôn”.
Nhưng, một cơ hội khác lại còn lớn hơn nhưng Sư ông Nhất Hạnh vẫn bỏ qua. Đó là 2 lá thư “cầu cứu” của Sư ông gởi cho Nguyễn Minh Triết và Sĩ phu trí thức Việt Nam. Trước hết, xin tôn trọng cách hành xử của một vị cao tăng cũng như phép tắc kính lão đắc thọ, nên không muốn đi sâu vào để phân tích nội dung của 2 lá thư. Nhưng xin được lấy một số quyền căn bản của tự do báo chí, để suy xét và đưa ra 2 lập luận mà tin rằng Sư ông cũng như Ban trị sự Làng Mai có khi cũng đồng ý.
Là Sư ông Nhất Hạnh chọn cách viết thư ngỏ, tức giải pháp “ Mềm”, là vô vọng.. Vì vô vọng nên không tạo ra hiệu lực cao, thực tế đang chứng minh điểm này.
Tại Sao?
Bởi lẽ, chọn giải pháp “Cứng” có thể đúng hơn, phù hợp hơn với tình hình của Bát Nhã lúc đó cũng như hiện nay, và giải pháp cứng rắn này không chỉ đánh động được toàn bộ mọi thành phần trong xã hội Việt Nam, mà có thể làm chấn động cả quốc tế nhìn về Bát Nhã, xa hơn nữa, tiếng thơm của chính Sư ông sẽ vang lừng thế giới, và đặc biệt cục diện đấu tranh của người Việt Nam nói chung, cũng như các tôn giáo nói riêng có thể chuyển qua một hướng khá khả quan, và việc này chỉ duy nhất Sư ông Nhất Hạnh mới có cơ hội làm được, mà ngay cả các vị trong hàng giáo phẩm của các tôn giáo khác muốn làm nhưng cũng không có điều kiện.
Để thấu rõ điểm trên, xin xem lại phần thời gian và địa điểm của Lá thư mà Sư ông Nhất Hạnh viết cho Nguyễn Minh Triết. Thư đề rằng: “ New York ngày 30 tháng 9 năm 2009”, nghĩa là Sư ông đang có mặt tại Thủ đô của Hoa Kỳ.
( Xin được lưu ý một điểm về đặc tính cá biệt trong các lá thư của Sư ông Nhất Hạnh, là hoàn toàn khác với các vị thuộc hàng giáo phẩm, kể cả nguyên thủ của các quốc gia. Vì phần lớn các lá thư đều có một Tiêu đề, mang tính cách một Tiểu phẩm Văn bút. Ví dụ: Thư cho ông chủ tịch có tựa: Luân Thường Đạo Lý, hay thư cho Trí thức Việt Nam thì: Cánh Tay Che Chở, hoặc thư cho môn đệ chủng sinh thì: Thân Kim Cương..vv.vv. Và hình thức trình bày trên lá thư luôn giữ tính Nho gia, không như các bạn trẻ hay một số người lớn tuổi viết theo kiểu “phăng-tắt”. Từ đó, cho thấy lá thư gởi ông chủ tịch không thuộc dạng ủy quyền, hay nói gần hơn là Sư ông đang ở Thủ đô của Mỹ).
Như vậy, đã có sự trùng lặp ngẫu nhiên hay tính toán cho sự vụ Bát Nhã theo giải pháp “Mềm”, trước khi Sư ông Nhất Hạnh động bút đệ thư ???
Vì rằng, đối chiếu theo tin tức thì vào lúc 1 giờ 30 sáng, theo giờ Hà Nội của ngày 24 tháng 9 năm 2009, thì Nguyễn Minh Triết cùng đoàn tùy tùng đến New York để dự khóa họp thứ 64 của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, nghĩa là ông Triết có mặt tại Hoa Thịnh Đốn trước 6 ngày so với lá thư của Sư ông Nhất Hạnh đề ngày 30-9-2009, tức cũng là ngày mà ông Triết vừa rời New York, và vào lúc trưa thì đến Thủ đô Santiago của nước Chi Lê.
Vậy, khoảng cách trong 6 ngày nói trên. Liệu có một cuộc gặp gở không thành giữa người đương quyền và phái bộ Làng Mai không???.
Bởi, xét kỹ mặt tâm lý của nội dung lá thư gởi ông chủ tịch đã có chỉ dấu cho thấy sự thất vọng nào đó, mà sự thất vọng này bắt đầu từ việc không được tiếp kiến ông chủ tịch, hoặc có gặp nhưng mọi đề đạt không được đáp ứng. Rồi từ đó, Sư ông quyết định chính thức lên tiếng theo giải pháp Xin- Cho, sau một thời gian dài im lặng.
Đứng trên lập trường của một vị cao tăng có tên tuổi quốc tế, và đang đứng đầu một giáo phái mà tăng ni được tụ họp bởi nhiều chủng tộc. Nhưng chỉ cách đó mấy ngày thì giáo phái bị đàn áp đẫm máu và đang tuyệt vọng vào giờ thứ 25. Như thế thì còn gì tốt hơn, khi chính bản thân của Sư ông Nhất Hạnh thuê nhờ một hãng Truyền hình của Mỹ tại New York để mở cuộc Họp báo, nhằm đưa vụ việc đàn áp Bát Nhã ra trước công luận quốc tế, đặc biệt trước sự theo dõi của hàng trăm nguyên thủ quốc gia trên toàn thế giới, vì Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đang nhóm họp tại đây. Một điều chắc chắn là sự lên tiếng này sẽ lên tận trời xanh, và mức độ bẽ mặt của Nguyễn Minh Triết cũng như giới cầm quyền Hà Nội phải tính toán sao trước sự kiện bất ngờ này? Bởi trong tay Sư ông Nhất Hạnh có đầy đủ bằng chứng là Video hay hình ảnh về cuộc đàn áp.
Hoặc, ít ra Sư ông Nhất Hạnh có thể nhờ hãng Truyền hình Việt ngữ SBTN- Hoa Thịnh Đốn để gởi một thông điệp nhằm trấn an tăng ni cũng như kêu gọi mọi người. Dù rằng, một số chính khách người Mỹ thiếu thiện cảm với Sư ông Nhất Hạnh, nhưng sau bao nhiêu năm vân du thuyết giảng đó đây, thì tiếng cầu cứu của Sư ông cũng chạnh lòng đến một số vị nguyên thủ của các quốc gia Châu âu. Chính sự lên tiếng này có thể tạo cho giới cầm quyền Hà Nội một sự e dè trong việc đàn áp dưới hình thức côn đồ. Hoặc, biết đâu Làng Mai có được một cái (Deal chính trị), bằng cách Sư ông Nhất Hạnh tự động ngoại giao với chính phủ Pháp quốc, để có thể bảo trợ cho gần 400 tăng thân đang vô gia cư được phép xuất ngoại đi tu học ở Làng Mai bên Pháp. Lập luận mang tính giả định này có thể xảy ra, bởi chính bản thân của Sư ông Nhất Hạnh là hiện thân của lập luận này. Vì năm 1966 Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đã không cho Sư ông nhập cảnh trở lại, vì lý do an ninh quốc gia. Vậy thì nội vụ của Bát Nhã hôm nay cũng rơi vào trường hợp này, tuy trên mặt phẳng truyền thông thì Hà Nội viện dẫn đủ lý do để đuổi, nhưng thực chất chỉ là một mối lo sợ trong tương lai xa, khi giáo phái Làng Mai phát triển sâu rộng trong xã hội. Trong khi bộ chính trị đang rối đầu vì sự phản kháng của các tôn giáo, thì tại sao lại “ rước họa” ở một tôn giáo khác nữa! Không tốt gì bằng dưới lý do nhân đạo là cho toàn bộ tăng ni xuất ngoại, vì phía Việt cộng chỉ “ lời to” trong vụ này, còn phía Làng Mai cũng chỉ mất một chút Chì nhưng còn Chài mà đem được cả “ổ lẫn trứng” về Pháp quốc.
Mô Phật! Ao ước chi được như .. “rứa”! Nhưng rất tiếc! Rất tiếc...
Hay, một giả định nữa là cũng trong hình thức viết thư như Sư ông Nhất Hạnh đã làm. Nhưng người nhận không phải là Nguyễn Minh Triết, mà là Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ.
Tại sao?
Vì rằng, tuy Sư ông Nhất Hạnh và ĐLHT Thích Quảng Độ là đồng tôn nhưng bất đồng thuận đôi điều nào đó! Nhưng tăng ni con của Phật đang nằm trong cảnh thập tử nhất sinh. Thì hà cớ chi, Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ cùng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, sẽ không chung tay giúp đở trước lời kêu gọi của một vị đồng tôn. Đó là mặt từ tâm trong lãnh vực tôn giáo và tình người. Nhưng, thâm ý cao nghĩa hơn là chuyện chánh sự quốc gia đang bấp bênh trước nạn Hán xâm, cũng như bất cứ tôn giáo nào cũng đều đang bị đàn áp. Tất cả đang chờ một chữ “Duyên-Cớ ” để hội ngộ. Vậy, lời kêu gọi nhân đạo của Sư ông Nhất Hạnh rất tự nhiên thành sự Liên Tôn. Dấu hiệu này đã sáng như hào quang của Phật Tổ mà Sư ông đã thấy, tuy chưa có lời kêu gọi nhưng tăng thân Làng Mai đã được Thượng Tọa Thích Thái Thuận cho trú ngụ, hay Linh Mục Giuse Đinh Hữu Thoại và Linh Mục Vinh Sơn Phạm Trung Thành đã lên tiếng hiệp thông, và chắc chắn các tôn giáo còn lại sẽ cất tiếng đoàn kết để Liên Tôn trước Giáo nạn và Quốc nạn. Từ sự Liên Tôn này sẽ tạo ra một thế Liên Hoàn không chỉ sức mạnh của các tôn giáo giúp bảo vệ nhau, mà còn thu hút mọi thành phần trong xã hội, nhất là thành phần trí thức – dân chủ, và rõ ràng đặt giới cầm quyền Hà Nội trước một thế trận cam go. Đồng thời, không có gì thuận tiện và ý nghĩa hơn là Bát Nhã thuộc Lâm Đồng, một địa điểm mà Trung Cộng đang cố tình độc chiếm. Vậy, từ sự vụ Bát Nhã đang bị đàn áp, thế Liên Tôn sẽ mở ra một cuộc đấu tranh dươi hình thức: Cầu Nguyện Cho Quốc Thái Dân An Và Khai Tâm Cho Lãnh Đạo Sáng Suốt Nhân Từ. Và cũng từ cuộc cầu nguyện này, “ cứ để” mọi việc “ tự diễn biến” và “ chuyển hóa”, rồi xử lý theo hướng tự nhiên. Dù rằng, thành hay bại thì thế Liên Tôn cũng sẽ tạo ra được sự Tiền Lệ, sự cảnh cáo với cộng sản Việt Nam. Là mỗi khi một tôn giáo hay cá nhân bị đàn áp thì thế Liên Hoàn sẽ xuất chiêu. Từ đó, kế hoạch đấu tranh của thời kỳ hậu Liên Tôn sẽ hình thành.
Thử hỏi, Việt cộng còn lấy cớ gì mà đàn áp???..Chết!!! Chỉ chờ bị “Chiếu Tướng”. Tất cả các lập luận mang tính giả định để hình thành giải pháp cho Làng Mai rất thực tế nằm trong tầm tay của Sư ông Nhất Hạnh. Số phận tăng thân Làng Mai bạc hay phước, và hạt giống Bát Nhã mà Sư ông đã gieo trồng sẽ nảy mầm hay tàn lụi trên quê Mẹ? Xem bộ, Phật Tổ đang thử thách Sư ông Nhất Hạnh, hay nói sát nghĩa hơn là dân Việt gọi Sư ông là BỤT hay không? Chính là lúc này. Vâng! Lúc này chưa muộn.
Xin thảm thương van kêu Sư ông, đừng tha thiết tơ vương làm chi cái hương thơm của mấy cốc Trà móc câu, móc họng đã uống lầm với ông Chủ Bịp! Và quên đi giấc mơ giáo chủ nơi cố quốc vì sẽ không thành mộng khi còn đám Cái Bang Việt cộng. Giả thuyết rằng, hôm nay ông Nông là tổng bí thư chịu cho ngài hành đạo, nhưng sang năm ông Cạn lên thay. Một câu hỏi của ban nghiên cứu tôn giáo trung ương đặt ra. Là vì sao năm 1966 Sư ông Nhất Hạnh xuất ngoại và ở lại bên kia!? Chao ôi! Một chấm dấu than dài như cây Nhang, đằng sau thêm một dấu hỏi to như nải Chuối, thì làm sao Sư ông có thể yên thân ở lại quê hương ăn chùm khế ngọt..!
Nhân sinh ở đời mấy ai không phải trải qua cái câu “ Ai nên khôn không dại đôi lần?”. Xin đừng vọng ảo bờ bên kia.. Hãy vì chúng sanh, pháp nạn và quốc gia mà Sư ông đi tới bằng chân. Bởi, biết đâu trên chốn thế nhân này duy chỉ Sư ông là người vượt qua được cái Bóng của chính mình.
“Nam Mô A Di..Bần nhân đây thấp hạ trí sĩ, nghĩ sao thì nói vậy, sai quấy chi chi, xin Sư ông xá tội”.
Thưa bạn đọc. Nếu gởi lời chào tạm biệt đọc giả tại đây, thì chắc chắn có người la ầm lên kịch bản Máu Nhuộm Sân Chùa đang còn dở dang, xin đừng hạ màn. Vì nhân vật thầy Đức Nghi chưa biết kết quả sẽ thế nào?
Chà! Khó quá “ở đời ai hiểu ai..” Lúc đời đang phơi phới mà hai ông Nhạc sĩ Lê Dinh & Minh Kỳ đang ngồi trên phím đàn, lại còn than “Ngày Sau Sẽ Ra Sao”. Thì dễ gì mà đoán được hậu vận của thầy Đức Nghi! Nhưng dù nhà văn, nhà báo nào viết hay đến đâu! Thì kết cục của Máu Nhuộm Sân Chùa này không thể là một đám cưới tươi vui như Phim Aán Độ. Thôi thì, xin Tiểu thuyết hóa đoạn kết bằng một Quẻ bói là:
“ Nghe nói tờ Báo Telegraph sắp bình chọn thầy Đức Nghi vào hạng “ Đệ Nhị Siêu Lừa”, tức là chỉ xếp sau Vua Lừa Bernard Madoff của Mỹ. Bạn đọc yên tâm, thầy Đức Nghi bây giờ mập lắm, vì nói theo kiểu mấy anh Việt kiều về quê hương làm ăn cháy túi là “ Công an đang nuôi cho béo để kiếm X.O”. Sau khi đuổi hết tăng ni Làng Mai ra khỏi chùa, thì Bát Nhã là một cõi giang sơn của thầy. Cái lạ bây giờ của thầy là không nhận đệ tử , vì thầy xuất gia đã lâu nhưng chuyện kinh kệ thì ít mà “kinh nghiệm” thì nhiều. Thầy Đức Nghi cũng hiểu rằng, khó khăn lắm mới “Gài độ” được Sư phụ “Sập bẫy”. Nếu nhận đệ tử thì khác nào “ Nuôi ong tay áo. Mời cáo vô chùa”. Cho nên, thầy rất hiểu cái câu “ Của phù vân có chân nó chạy”, tốt nhất là “ Độc cô hưởng thụ”.
Nhưng rồi, vào dịp Rằm Tháng Bảy sang năm, có khi năm nữa. Để xá tội vong ân cũng như thỏa mãn dư luận đang lên án, và làm “đẹp lòng” Làng Mai. Vậy là ông chủ tịch điện cho công an Lâm Đông đến chùa Bát Nhã để “ hỏi thăm sức khỏe” thầy Đức Nghi. Sau khi nghe công an đọc tên cúng cơm và bị còng tay về tội: Lừa Đảo Tài Sản Việt Kiều. Hai mắt thầy Đức Nghi tối thui mặc dầu trời chiều rất nắng.
Thầy Đức Nghi nhìn lại cơ ngơi Bát Nhã lần cuối, rồi lảo đảo bước đi và lẩm bẩm:
- Sư ông cho mình giữ một giang sơn để tu mà mình không chịu, bây giờ phải đi tù. Thật đúng: Tu Là Cõi Phúc. Tiền Là Nghiệt Oan.
MÁU NHUỘM SÂN CHÙA XIN: HẠ MÀN
NGUYỄN DUY THÀNH
No comments:
Post a Comment