30 April 2012

Có nên hồi hương tranh đấu?

Có nên hồi hương tranh đấu?

Lâm Thế Nguyên 

Ngay sau năm 1975, khi những người yêu nước ở quốc nội bí mật thành lập các tổ chức phục quốc để chống lại chế độ Cộng sản mới vừa cưỡng đặt lên miền Nam, thì những người Việt vừa ra hải ngoại tỵ nạn cũng đã bắt đầu nỗ lực hồi hương chiến đấu.  Người Việt Nam biết đến chí sĩ Võ Đại Tôn, sinh viên Trần Văn Bá, Phó đề đốc Hoàng Cơ Minh như là những tấm gương tiêu biểu cho tinh thần liều chết trở lại quê hương tìm sự sống cho dân tộc. Chiến tranh lạnh chấm dứt, thế giới đổi thay, lòng người nhũng nhiễu... song ý nghĩa và tinh thần hy sinh không tính toán đó vẫn luôn nguyên vẹn.

Gần bốn thập niên trôi qua, nhiều người Việt Nam lưu vong đã âm thầm tìm kiếm một con đường trở lại quê nhà để giải trừ nạn Cộng sản độc tài. Công luận biết đến một số vụ án phục quốc có tầm vóc song trong thực tế, có vô số nỗ lực âm thầm đã được thực hiện bởi các tổ chức đấu tranh và những người không chấp nhận sự cai trị của chế độ CS. Những sự dấn thân không tên tuổi này đã, đang và sẽ tác động không ít vào tiến trình giải trừ nạn độc tài, tham ô và bất công.

Trong thời gian gần đây, nhiều người đấu tranh từ hải ngoại đã cố gắng xâm nhập Việt Nam để tổ chức hoạt động. Một số nhỏ bị sa cơ và vướng vòng lao lý. Chuỗi sự kiện này khởi dậy một khuynh hướng tưởng đã qua đi là: hồi hương tranh đấu.

Công cuộc đấu tranh ngày nay không còn là nỗ lực phục quốc của những người VNCH thất trận lưu vong, hay chỉ là phản kháng riêng của người trong nước. Ranh giới "Quốc-Cộng" không còn đơn giản là sự đối kháng giữa những người có lý lịch Quốc gia và Cộng sản; mà là giữa những người muốn dân chủ hoá Việt Nam với những kẻ muốn bảo vệ chế độ Cộng sản -- giữa Thiện và Ác, giữa Dân chủ với Độc tài.

Sau 37 năm, hàng ngũ đấu tranh để thay đổi chế độ CS không còn đơn thuần chỉ là những người nạn nhân của chế độ ở miền Nam trước đây, mà đã được phát triển rộng lớn bởi những người yêu nước, trí thức vốn có một khoảng đời đóng góp cho quá trình xây dựng và bảo vệ chế độ đương quyền. Cuộc đấu tranh cũng không còn là phản ứng của các thế hệ tham dự cuộc chiến trước 1975, mà mỗi ngày đang có sự hiện diện nhiều hơn của những người trẻ chào đời sau ngày đất nước chấm dứt chiến tranh bom đạn. Công cuộc dân chủ hoá Việt Nam ngày nay là một cuộc chiến mới bởi, do và vì toàn thể dân tộc.

Đối với tập thể những người ly hương đã ổn định cuộc sống ở quê hương thứ hai, thì ý tưởng hồi hương tranh đấu là một sự lựa chọn quan trọng và ý nghĩa. Nó khẳng định lý do ra đi bởi biến cố 30/04 là Tỵ Nạn Chính Trị -- không phải một cuộc trốn chạy vĩnh viễn và thiếu trách nhiệm.

Số lượng người trở lại Việt Nam để hoạt động đấu tranh có thể khó quy tụ được số đông để đủ sức mạnh thay đổi cục diện chính trị Việt Nam, song sự quay trở lại chắn chắn khơi dậy mạnh hơn tinh thần đấu tranh cứu dân, cứu nước. Đó là một chất xúc tác cần thiết để thúc đẩy phong trào quần chúng cùng nhau đứng lên đấu tranh để giành lại sự sống và quyền sống cho chính mình. Những người con Việt trở về an toàn hoạt động sẽ là nhân tố tích cực cho toàn cục. Trường hợp những người trở về không may bị bắt đi tù cũng biểu hiện được rằng: người Việt hải ngoại vẫn gắn bó với vận mệnh Quốc Gia và sự an nguy của đồng bào trong nước.

Dư luận từ những người ngoại cuộc có thể phê phán, chỉ trích này kia... song những ý kiến vô tình đó không cản trở được làn sóng những người ly hương có quyết tâm trở lại quê Cha đất Tổ để góp phần tranh đấu trực diện với chế độ độc tài Cộng sản. Ngày nay, với những điều kiện phát triển thuận lợi hơn so với thời gian đầu sau 1975, hầu hết các tổ chức đấu tranh đều có mặt ở cả hai địa bàn quốc nội và hải ngoại. Xuất xứ và hoàn cảnh của mỗi tổ chức mặc nhiên tạo môi trường hoạt động mạnh mẽ ở địa bàn này hay lãnh vực khác, nhưng ngăn cách địa lý không còn trở ngại như trước đây. Vì vậy, sự phối hợp trong - ngoài giữa các tổ chức, và trong mỗi tổ chức, đang mỗi ngày một phát triển sâu rộng hơn.

Trong chiều hướng đó, việc người hải ngoại về nước đấu tranh cũng cần được ủng hộ và trân trọng tương tự như người đang dấn thân đấu tranh ở trong nước. Với tinh thần dấn thân đấu tranh không ngại mất mát, hiểm nguy... những chiến sĩ tự do từ hải ngoại về nước đấu tranh cũng đáng để được tuyên dương như những nhà dân chủ ở quốc nội.

Hồi hương đấu tranh để có Dân Chủ Tự Do cho đất nước không là vấn đề NÊN hay ĐỪNG, KHÔN hoặc DẠI, mà là một nhu cầu hoạt động bình thường của những người còn nặng lòng với quê nhà. Số lượng người hải ngoại về hoạt động trong nước càng đông thì càng tốt; nếu số người bị bắt có tăng lên thì càng chứng tỏ là nhà cầm quyền Việt Nam không muốn đất nước có dân chủ, dù là với các phương thức ôn hoà bất bạo động, mà chỉ muốn độc tài cai trị. Khi người đã ra đi lại ồ ạt trở về để tạo điều kiện hoạt động sinh động hơn, thì khí thế đấu tranh sẽ mang hướng tích cực hơn. Khi ranh giới địa lý giữa quốc nội và hải ngoại không còn cách ngăn được người ỏ trong và ngoài nước, thì vòng cô lập của chế độ sẽ mất hiệu nghiệm, và phong trào dân chủ sẽ bùng dậy, phát triển nhanh hơn.

Mong sao rằng làn sóng hồi hương tranh đấu sẽ trở thành một phong trào đấu tranh mới, góp phần đẩy mạnh công cuộc giải trừ nạn độc tài, tham ô và bất công trên đất nước chúng ta.

Lâm Thế Nguyên

MÊ HỒN TRẬN QUỐC CỘNG

MÊ HỒN TRẬN QUỐC CỘNG
Ấn bản thứ 3
HỒ TẤN VINH

Khi hai Bà Trưng đánh đuổi được quân Đông Hán và lên ngôi vua, người dân Việt Nam tôn Hai Bà là anh hùng dân tộc. Khi Nguyễn Huệ đại thắng quân Thanh thì người dân Việt Nam xem trận Đống Đa là chiến công của dân tộc. Người anh hùng dân tộc hay chiến thắng của dân tộc thời xưa đâu đó rất rõ ràng, không có dị nghị, không có nghi vấn. Trong lịch sử Việt Nam chỉ từ khi có đảng Cộng Sản ra đời đến nay mới có lẫn lộn chánh tà. Cái thắng trận cũng có thể là cái thua trận. Kẻ vổ ngực xưng anh hùng cũng có thể là kẻ đại phản. Cái thắng, cái thua, cái được cái mất, cái giải phóng, cái đọa đày, cái độc lập và cái lệ thuộc, cái may cái rủi quây cuồng trong một trận mê hồn.

Hảy thử lấy một biến cố lịch sử, chẳng hạn như ngày 30 tháng 4 năm 1975 mà phân tách.

Đối với Việt Nam Cộng Hòa, ngày 30-4-75 đưa đến ba cái họa.

1- Những người có dính líu với chánh quyền VNCH bị bắt đi tù đày ngụy danh là cải tạo.

2- Mất nhà cửa, tài sản, công ăn việc làm, phương tiện mưu sinh. Con cái bị kỳ thị.

3- Và khi chịu hết nổi, cả triệu người bỏ nước ra đi, trong đó không biết bao nhiêu người bỏ mình giữa biển hoặc bị hải tặc hãm hại.

Hầu hết tất cả gia đình của người miền Nam đều chịu ít nhứt là một hoặc cả ba đại họa trên. Đó là ngày có nhiều mất mát. Vì vậy người miền Nam gọi ngày 30-4-75 là ngày Quốc Hận.

Có rất nhiều lối suy nghiệm về cái thất bại của miền Nam. Có nhiều lý thuyết. Thường thường người ta cho là tại Mỹ. Có thể nào vì Mỹ đổ quân tham chiến mà tạo ra cái cớ 'chống Mỹ cứu nước'? Có thể nào vì Mỹ rút quân trong lúc chiến trận đang dằn co? Có thể nào vì Mỹ cúp viện trợ trong lúc đối phương lại được tăng viện trợ? Có thể nào vì Kissenger là người Do Thái? Có thể nào tại Tổng Thống Mỹ hứa với Tổng Thống Thiệu mà không giữ lời? Những lập luận trên đây mặc nhiên thừa nhận rằng sự mất còn của VNCH hoàn toàn tùy thuộc vào sự tùy hỷ của Đồng Minh chớ không tùy mình.

Có thể nào vì cuộc triệt thoái Cao Nguyên luộm thuộm khiến Vùng Một đở không nổi? Nhưng nếu Quân Đoàn Hai rút được suông sẻ thì tướng Ngô Quang Trưởng giữ Vùng Một được không? Được thêm bao lâu?

Có thể nào vì Cụ Trần Văn Hương bàn giao cho Đại Tướng Dương Văn Minh? Nếu Cụ Hương đừng bàn giao mà cứ tiếp tục chiến đấu thì Vùng Bốn vốn không có hao tổn gì cả có thể giữ được không? Giữ được thêm bao lâu?

Nhưng đó chỉ là những suy luận đơn thuần chiến thuật, chỉ có liên quan đến giai đoạn cuối cùng của cuộc chiến.

Cái thất bại của Miền Nam cũng có thể có những nguyên nhân sâu xa hơn, nó bắt nguồn từ những ngày đầu tiên chạm trán Quốc Cộng? Chẳng hạn như việc sử dụng 'độc chiêu'. Ngay từ đầu, người CS quan niệm 'bạo lực cách mạng' là bất chấp pháp lý, đạo lý, tình cãm, luật chơi giang hồ. Còn người quốc gia trong hành động còn lấn cấn với công pháp quốc tế, với nhân quyền, với hội Hồng Thập Tự Quốc Tế, với những giáo huấn của Khổng Tử, với lòng từ bi, bác ái của tôn giáo, với cái bóng cái vó của đồng minh.

Trong cuộc tranh đấu giành quyền hành, kẻ nào xài chiêu tàn ác nhứt là kẻ thắng. Cho nên trong lúc CS giết người bằng cách chặt đầu, chôn sống hay cho đi mò tôm thì người Quốc Gia lại lập các trung tâm chiêu hồi. Thua là ở chỗ đó?

Trong lúc mất miền Nam là cái đau khổ của người này lại có thể là cái vui mừng của ngưới khác. Sau ngày miền Nam thất thủ, chúng ta đã thấy những người CS nằm vùng đã tự vổ ngực xưng tên, khoe khoang cái công lao. Thôi thì đủ thứ, từ trên dinh Tổng Thống đến bộ Tổng Tham Mưu, từ cơ quan chánh phủ trung ương đến các xã ấp, các nhà văn, các ký giã, từ người buôn gánh bán bưng đến các trí thức khoa bảng. Thật ra số nằm vùng rất là nhiều, ngó trước ngó sau, ngó qua ngó lại, đâu đâu cũng có. Chúng ta đều biết rằng trong binh pháp đều có trá hàng, nghi binh, đột kích, dụ địch, ém binh, phục binh v.v. . Nhưng nếu những gì ta mưu tính đều bị 'nằm vùng' thông báo cho địch biết hết thì trên mặt chiến thuật, chiến lược ta đã thua rồi. Chỉ nội sự kiện này thôi cũng đủ làm bằng cớ bắt buộc phải mất miền Nam, đâu cần phải đổ tội vào ông Tổng Thống này, hay chê bai ông tướng kia? Có Mỹ hay không có Mỹ cũng phải thua. Cái khác nhau là thua chậm hay thua lẹ mà thôi. Nhưng bắt buộc phải hoàn toàn thua.

Cái vận nước đã đến lúc cần phải có một biến đổi bể dâu khủng khiếp -­ như việc mất miền Nam - để dân tộc bừng tỉnh thì mới hiểu được bốn cái ngộ nhận lớn lao của cuộc chiến.

Cái ngộ nhận thứ nhứt thuộc về phía Quốc Gia. Những nhà lãnh đạo quốc gia nghỉ rằng họ chỉ cần hô hào chánh nghĩa thì đương nhiên được dân ủng hộ. Nhưng 'chánh nghĩa' là một ý niệm trừu tượng. Chánh nghĩa phải có những gương cụ thể thấy được.  Cái gương sáng thì chánh nghĩa sáng, thì dân mới tin. Nhưng dường như các nhà lãnh đạo VNCH tự thỏa mãn hô hào chánh nghĩa mà không cần dân tin, vì chính họ cũng có thể không tin.

Vậy thì thuốc đắng đả tật. 'Chánh nghĩa nói suông' cần một khúc quanh lịch sử như cái ngày 30 tháng Tư, thì quân lính và dân chúng miền Nam mới thấy được ba bộ mặt khác của VNCH.

Không nên hiểu lầm. Tình trạng miền Nam lúc đó là thua rồi. Không có phép lạ nào cứu được. Sau khi tận lực rồi, nếu không còn cách nào khác nữa thì phải tìm cách thoát thân là lẽ đương nhiên. Nhưng chỉ có cái kiểu cách chạy là phân biệt mà thôi. Quân và dân miền Nam phải thật sự thấy cái kiểu cách của vài Tướng Tá chạy. Chính cái sự thật lộ ra vào giờ chót - như việc có vài Tướng Tá vừa nghe tiếng súng địch là từ chức hay ra lịnh cho lính mình pháo vào đơn vị của mình rồi lấy cớ chạy te - cắt nghĩa một phần của cái thua toàn bộ. Việc này đâu chỉ có dính dáng đến vài cá nhân hèn nhác mà thôi. Nó dính vào cái ngỏ nghách nào mà các cá nhân bất xứng lại lọt vào hệ thống và được chọn giao trách nhiệm sinh mạng cả ngàn binh sĩ và ai đã đề nghị và gắn lon cho các Tướng Tá đó? Việc này tức nhiên đã phải đưa đến nản chí và rối loạn lòng quân. Ta hảy tự trách ta đi. Cái chánh nghĩa quốc gia cũng có khía cạnh nhục nhã. Trong quân sử quốc tế, chưa có trang nào kỳ cục như vậy.

Bọn lái buôn chánh nghĩa - đã chạy trước nên có dư thời giờ đem tài sản theo và từ đó đến nay sống phè phởn - có thể làm hoen ố chánh nghĩa, đất nước có thể trong một thời gian ngắn hay dài bị chiếm đống và đô hộ, nhưng người quốc gia vẫn biết nâng niu và làm sáng tỏ chánh nghĩa. Ở khắp nơi trên thế giới, ngày mai, biết bao là người Việt Hải Ngoại đã bỏ ra biết bao công sức để tổ chức tưởng nhớ ngày Quốc Hận. Họ đang tiếp nối trương cao cờ chánh nghĩa.
 
Lúc này cũng có người làm lễ tưởng nhớ các quân nhân tuẩn tiết 37 năm về trước, trong đó  có các Tướng Nguyễn Khoa Nam, Phạm Văn Phú, Lê Văn Hưng, Lê Nguyên Vỹ, Trần Văn Hai, và 39 cấp Tá, Úy và Hạ Sĩ Quan. . . Trong giờ phút đen tối nhứt của quốc gia, người quốc gia chân chánh đã phải đánh đổi mạng sống của mình để làm gương sáng chói cho chánh nghĩa quốc gia vẫn còn.Chúng ta tôn kính tinh thần trách nhiệm của họ và cám ơn họ đã chuộc lại danh dự cho người lính Cộng Hòa.
 
Nhưng chúng ta không có đi trọn vẹn con đường tình, chúng ta lờ đi như không cần biết tình trạng vợ con của họ để lại. Có ai động tâm khi biết rằng Tướng Trần Văn Hai tuẩn tiết để lại vợ bây giờ không có nhà để ở, không đủ cơm để ăn, bịnh không có thuốc. 'Tổ Quốc Nhớ Ơn' hay 'Tổ Quốc Vong Ơn'? Nếu các quân nhân tuẩn tiết có linh thiêng trở về theo hương khói mà chúng ta đốt cho họ - thấy vợ con bị bỏ rơi nheo nhóc thì họ phải nghĩ gì?
 
Chìm trong cái loạn nước, cái hèn nhác, cái anh dũng, cái phản bội, cái chung tình, cái tư lợi, cái xã thân, tất cả đã lộ ra. Ý nghĩa của Quốc Hận đâu có chỉ một chiều.
 
Cái ngộ nhận thứ hai : người nằm vùng và lãnh đạo của họ là MTGP sau 1975 tưởng mình đã lập công lớn giành được độc lập cho dân tộc thì chẳng bao lâu là thấy hằng đoàn, hằng đoàn người Bắc, đa số là con nít, hí hởn vào Nam chiếm tất cả cơ quan công quyền hay các xí nghiệp tư nhân và miệt thị người Nam già cả như một đám thua trận. Chừng đó họ mới té ngửa ra rằng mình đem cả miền Nam trong đó có gia đình mình và bà con họ hàng mình chịu lệ thuộc miền Bắc. Cái ngộ nhận thứ hai này của người nằm vùng mới thật là cay.
 
Và bây giờ đến phiên cái hiểu lầm thứ ba của các đồng chí. Người CS khi chiếm được miền Nam và thống nhứt lãnh thỗ đã hoàn toàn làm chủ Việt Nam và hồ hởi chịu trách nhiệm về đời sống của người dân. Cái khó khăn là ở chỗ này. Khi xưa, giựt sập một cái cầu là một thành tích, đốt cháy một trường học là một chiến công. Bây giờ xây một cái cầu, cất một trường học là mồ hôi mà người CS không quen đổ. Tình thế đã lật ngược. Trong cái đất nước không còn bom đạn thì đâu còn ai để mà đổ thừa. Trước đây người CS ao ước cái ngày họ nắm chánh quyền trên cả nước để họ tự do 'làm xã hội chủ nghĩa' để đất nước tốt đẹp 'gấp mười lần hơn' nhưng ngay từ những năm đầu tiên để thi thố tài kinh bang tế thế thì miền Nam vốn từ xưa chưa bao giờ có nạn đói đã phải ăn bo bo viện trợ. Nhưng họ vẫn chưa tỉnh. Phải chờ tới năm 1991 khi 15 nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa của Liên Bang Sô Viết đã chảy máu chảy mũ thí nghiệm phương án đủ cách đủ kiểu và họ chào thua nên tản hàng rả đám thì mới có bằng cớ cụ thể rằng cái phương thức phát triển kinh tế bằng đường hướng xã hội chủ nghĩa là một phương hướng sai. Giết người bấy lâu để đi theo một phương hướng sai là cái phát giác hộc máu đối với các đảng viên chân thành.

Nhưng nếu biết phương hướng sai thì ta chỉ cần sửa lại cho đúng. Võ Văn Kiệt gọi đó là 'đổi mới'. Chỉ có thế sao? Dễ vậy sao?

Cái ngộ nhận cuối cùng thuộc về nhân dân cả nước. Ước mơ độc lập tự do từ trước năm 1945, bây giờ cả nước mới thấy 80 triệu dân - không kỳ thị Nam Kỳ hay Bắc Kỳ, không kỳ thị Phật giáo hay Thiên Chúa giáo - đang làm nô lệ cho hai triệu đảng viên CS. Có hai thứ luật, một thứ cho dân thường và một thứ cho cán bộ. Cán bộ tham nhũng tùm lum nhưng chưa bắn được thằng nào. Có hai hạng người. Người 'làm chủ đất nước' không được có ý kiến hay phê bình và chỉ có 'người tôi tớ' mới có thẻ bài chỉ huy. Cái ngộ nhận thứ tư này mới là cái đại ngộ nhận của danh từ giải phóng. Con người được CS giải phóng té ra mất quyền làm người.

Bốn cái ngộ nhận này chỉ có thể được phơi bày rõ ràng sau ngày 30-4-75. Thật ra CSVN có cái cơ duyên duy nhứt với lịch sử vào ngày 30-4-75. Ngày đó, nếu CS biết dừng tay tự chế thì có thể trở lại tình tự dân tộc và đã hóa giải ngộ nhận. Nhưng CS không có nắm lấy cơ may và bất chấp luôn cả lời can gián chân tình của đảng CS Pháp, lại đi áp dụng điên cuồng xã hội chủ nghĩa cho đến bế tắc.

Phương hướng sai lầm không phải bắt nguồn từ năm 1975. Nó bắt nguồn từ năm 1930 là năm thành lập đảng CS Đông Dương. Cho nên thừa nhận cái sai bây giờ là thừa nhận cái sai tiên khởi. Dựa vào cái sai thiên khởi, người CS mới giết người yêu nước quốc gia là những người hiểu rõ cái sai tiên khởi của CS. Cái chết của các ông Bùì Quang Chiêu, Nguyễn Văn Sâm, Hồ Văn Ngà, Trần Văn Thạch, Phan Văn Chánh, Huỳnh Văn Phương, Nguyễn Văn Số, Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Dương Văn Giáo, Diệp Văn Kỳ, Nguyễn Văn Vàng, Hình Thái Thông, Huỳnh Phú Sổ . . . và không biết bao nhiêu mồ chôn tập thể hay xác chết trôi sông ở Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Tây Ninh, Tân An, Chợ Gạo, Cần Thơ, Vĩnh Long . . . và cái chết biết bao chiến sĩ VNQDĐ và Đại Việt ở miền Bắc là chứng tích của cuộc đại phản bội đất nước trước họa ngoại xâm.

Cho nên biết được đường hướng xã hội chủ nghĩa là sai lầm và chịu sửa đổi nó là đi đúng đường đó, nhưng cái gánh nặng của lịch sử chừng nào cân đây?

Trong lịch sử quốc tế ta có nhiều trường hợp để so sánh. Ở Nam Phi sau khi chấm dứt được chánh quyền kỳ thị chủng tộc, Tổng Giám Mục Desmond Tutu tổ chức những ủy ban 'Sự thật và Hòa giải' trong đó kẻ đã gây ra tội ác thành khẩn kể lại những sai trái họ đã làm và xin tha thứ và được tha thứ.

Không phải ông Tổng Giám Mục này bày vẽ ra chuyện để làm một màn trình diễn ngoạn mục cho thiên hạ xem chơi, hay muốn hạ nhục những người này cho gia đình nạn nhân hả giận. Đàng sau cái ý nghĩ thành lập 'ủy ban Sự thật và Hòa giải' là cái tin tưởng của Cơ Đốc Giáo (xưng tội và rữa tội) rằng khi người ta thật tình nhận lỗi thì người đó sẽ tránh nó trong tương lai không tái phạm. Còn nếu không thấy các lỗi đó là ác ôn mà cứ viện dẫn đủ thứ lý do để biện minh thì dầu bây giờ ở trong thế kẹt phải co đầu rút cổ, chớ sau này có cơ hội thì chuyện cũ sẽ tái diễn y chang.

Rốt cuộc, việc giải quyết những tội ác kinh tỡm của chánh trị như bắt cóc, tra tấn, thủ tiêu những người đối lập, những âm mưu hèn hạ như chụp mũ, tố oan, kết thúc bằng một cách xem ra là nhẹ nhàng: xác định ai là kẻ ngoan cố, ai là người phục thiện.

Một đời người, có mấy ngàn lần lầm lỗi? Có biết bao nhiêu việc mà nếu cho ta cơ hội làm lại thì ta sẽ làm khác đi. Trong mê hồn trận của cuộc đời nói chung hay trong chánh trị nói riêng, mỗi nguời mỗi kiểu, ai cũng tối tâm mặt mủi. Lỗi lầm là chuyện thường tình, ai còn thở phút nào là còn có thể lầm lỗi đến phút chót.

Ai cũng có lỗi lầm thì ai cũng muốn được tha thứ. Phán đoán nặng tay lỗi lầm nguời khác chưa hẳn là hay ho hay đạo đức mà cũng có thể vì thiếu kinh nghiệm sống của bản thân hay cái hiểu biết nhân tình còn nông cạn. Chúa Jeshu cũng đã từng thách 'ai là kẻ không tội thì hảy liệng viên đá đầu tiên'. Cho nên cái phạm tội là cái nhân sinh thì cái ngoan cố mới là cái chọc giận người ta. Chẳng lẽ sử dụng quyền hành để giết người cướp của mà vẫn có thể cao ngạo, khinh khỉnh như không có gì xẩy ra, mà yên được sao? Cái tự trọng tối thiểu đối với bản thân và chút lòng thành với thiên hạ mà không có được thì làm sao có tha thứ và hòa giải?

Sau Đệ Nhị Thế Chiến, cùng thời là kẻ thua trận, người Đức và người Nhựt cùng thời đã nhận tội, đã chịu bồi thường chiến tranh. Nhưng trong lúc người Đức đã thành khẩn - cho nên tới nay người Đúc không còn mặc cãm gì nữa và cả thế giới giao tiếp với người Đức như mọi người bình thường khác - ngược lại người Nhựt tìm mọi cách sửa đổi lịch sử cho nên dù đã 60 năm qua, và đã xin lỗi tới, xin lỗi lui trước sau hơn hai chục lần mà bây giờ vẫn còn lấn cấn. Việt Nam muốn chọn kiểu nào đây?

Bốn cái hiểu lầm ác ôn này phải được giải tỏa là điều kiện bắt buộc để đất nước thoát ra vũng lầy CS, để ngày Quốc Hận có thể trở thành ngày Quốc Khởi. Bất cứ người Việt nào có tấm lòng với Tổ Quốc đều có bổn phận làm cho lịch sử tiến lên, để ngày Quốc Hận không dừng lại một chỗ. Mà nó phải trở thành ngày dân tộc hồi sinh.

Nelson Mandela ngày nay là người được thế giới trọng vọng. Các vị lãnh đạo từ Tổng Thống, Nữ Hoàng, Thủ Tướng, Chủ Tịch đều hân hạnh đón tiếp ông. Nhưng ông không phải một bước là tới ngay vinh quang đâu. Khác với Ganhi là người chủ trương bất bạo động từ đầu, Mandela lúc đầu chủ trương dùng võ lực đấy chứ. Ông là một cựu đảng viên đảng CS. Mấy chục năm ngồi tù là cần thiết để ông hiểu được rằng 'bạo lực cách mạng' không phải là đường lối để giải thoát dân tộc của ông ra khỏi chế độ kỳ thị chủng tộc ở Nam Phi. Liền khi ông giác ngộ được điều đó, ông được thả ra và sau này, năm 1993 giải thưởng Nobel Hòa Bình trao tặng cho ông là để tán thưởng sự chuyển hướng đấu tranh không đổ máu bằng hòa giải và dân chủ.

Các người lãnh đạoVNCS ngày nay phải hiểu rằng vì giao tế, đi đến đâu họ cũng được đón tiếp. Cũng có bắt tay, cũng có chụp hình. Nhưng người ta không đón tiếp các ông niềm nở và thân tình như giữa những người chân chính được dân tín nhiệm.

Người lãnh đạo chân chính thời nay phải do dân bầu lên và tay họ không có dính máu. Việc toàn quốc đứng lên giành độc lập và đồng thời làm gương cho các nước thuộc địa khác đứng lên tự giải cứu là một sự nghiệp vĩ đại của dân tộc Việt đối với nhân loại. Nhưng các ông hoặc đã trực tiếp nhúng tay vào hay kế thừa của những thảm sát người ái quốc Việt Nam và thường dân vô tội. Trước năm 1975, tại Hà Nội lần lượt Dương Bạch Mai, Bùi Công Trừng đã ân hận. Sau 1975, tại Saigon lại đến phiên Trần Văn Trà, Nguyễn Văn Trấn, Nguyễn Hộ, Trần Văn Giàu . . nhưng những ân hận này dầu sâu xa đến đâu vẫn là những kết quả suy tư cá nhân mà sai lầm của đảng CS là một sai lầm tập thể, cần phải có một giác ngộ tập thể. Có làm được không?

Chạnh lòng vì sự vĩnh biệt lạnh lẽo của cố Tổng Bí Thư đảng CS Trung  Hoa Hồ Diệu Bang là người đã đi thăm và khóc với đám sinh viên đang biểu tình đòi dân chủ tại quảng trường Thiên An Môn và vì vậy mà mất chức, Orville Schell – Khoa trưởng của Graduate School of Journalism tại Đại Học Berkeley (California) có viết một bài nghị luận MEMORY, FORGIVENESS AND FORGETTING. Ông viết nếu CS Trung Hoa muốn chân thành tìm kiếm cái vĩ đại thì Trung Hoa phải lương thiện với cái quá khứ sóng gió của mình. Và ông đã kết luận nguyên văn như sau: And one suspects that until Chinese Party leaders start to acknowledge the accumulated wrongdoing for which they and their predecessors have been responsible, the question of their nation's true greatness – which can never be a purely economic judgement – will elude them (TIME, March 14, 2005)

Không chỉ riêng gì Trung Hoa, nước Đức, Nhựt, Mỹ, hay . . .nước nào cũng phải lương thiện với cái quá khứ của mình. Không có ngoại lệ.

Phải có can đãm lương thiện với cái quá khứ của mình thì mới có cái hãnh diện ngẩng đẩu lên.

Sắc không huyền ảo. Cái nào là may, cái nào là rủi. Cái nào là vinh, cái nào nhục? Ai thắng trận? Hay là thua cả đám?

Nhưng còn cái trận ma quỷ này, làm sao thoát ra?

Kiên trì nhẫn nhục từ ba chục năm nay, có một người ngày đêm cầu nguyện các ông sớm thoát trận. Đâu thử đi thăm Thầy Quảng Độ. Chắc Thầy sẽ hoan hỷ mời trà.
 
HỒ TẤN VINH
ÚC CHÂU
Trung thu 2005
Bài báo này đã được phổ biến trên TIẾNG NÓI NGƯỜI VIỆT QUỐC GIA  (Paris) số 38 (tháng 9-10, năm 2005)
Ấn bản thứ hai.Thấm thoát đã 6 năm, bây giờ là tháng 10 năm 2011, tưởng chừng như mới viết hôm qua.
Ấn bản thứ ba ngày 29 tháng 4 năm 2012.
Vinh

Tội ác của Lịch sử Thừa sai

Tội ác của Lịch sử Thừa sai


Lời mở đầu:
Những người truyền đạo Chúa thường được miêu tả là những người đơn giản với một mong muốn duy nhất là truyền bá một cách hòa bình phúc âm và thông điệp của tình thương.

Nhưng trong thực tế, phương pháp truyền giáo của họ thường không có gì gọi là hòa bình và đã để lại những sắc dân bản địa bị tước đoạt văn hóa hay bị tàn sát. Với đạo Kitô đang suy giảm ở phương Tây, các nhà truyền giáo tìm kiếm các vùng đất mới đang còn nguyên vẹn và xanh ngát ở các nước nghèo của thế giới thứ ba, và họ được hỗ trợ bởi ngân quỹ khổng lồ từ những tín đồ ngây thơ; những người này bị tuyên truyền rằng đem văn minh và tôn giáo đến những người nghèo ở phương xa là một mục đích cao cả, dù các người bản địa đó không muốn.

Những người truyền giáo thường trộn lẫn chiến dịch quân sự với chiến dịch truyền giáo và với nhiệt tình của họ để "văn minh hóa các kẻ ngoại đạo" thường là những người thổ dân đơn giản, hạnh phúc, chỉ có tội là họ không phải tín đồ Kitô. Chinh phục ngoại đạo bằng bất kỳ phương tiện nào, bất cứ giá nào, được khuyến khích trong Kinh Thánh: 

"Ngươi không phải cứu sống những ai đang thở. Nhưng ngươi phải hoàn toàn tiêu diệt chúng ... "(Deut. 20)
"Nhưng những kẻ thù của Ta (
kẻ không thờ Chúa, MK), nếu không muốn Ta cai trị họ, hãy mang họ đến đây, và giết chúng trước mặt Ta" (Luke 19.27).

Dưới đây là số người chết trong vài thảm họa do các người Âu châu theo đạo Kitô gây ra trong lịch sử theo Wikipediahttp://en.wikipedia.org/wiki/List_of_wars_and_disasters_by_death_toll

Thảm Họa
Số người chết
Thời gian
Thập tự chinh (Crusades) ở Trung Đông và Âu châu
9 triệu
1095-1291
Tàn sát người Do Thái ở Âu châu trong Thế chiến II
6 triệu
1939-1945
Chiếm châu Mỹ bởi người châu Âu
10 triệu
1492-1900
Chiếm châu Á bởi người châu Âu
50 triệu
1758-1970
Chiếm châu Phi bởi người châu Âu
10 triệu
1758-1970
Chiến tranh Công giáo-Tin lành ở Pháp
4 triệu
1562-1598
Chiến tranh Công giáo-Tin lành ở Đức (30-Year War, Guerre de trente ans, Dreissigjaehriger Krieg)
11.5 triệu
1618-1648

Tổng cọng:100 triệu 500 ngàn người: 553 năm.

Theo lời của một người dân Thái Lan, "Họ [các người truyền đạo Chúa] dường như không chú ý mấy đến nền văn hóa của chúng tôi. Tại sao? Họ chỉ mong muốn xây dựng nhà thờ to lớn ở mỗi làng. Có vẻ như họ đang có hai khuôn mặt, dưới chiêu bài giúp đở họ đàn áp chúng tôi. Với thế giới, họ đã đạt được tiếng tốt là ân nhân của các bộ lạc đang biến mất. Họ dùng chúng tôi để tạo danh tiếng của họ trong nhiều năm. Cách họ cư xử với chúng tôi như là chúng tôi không biết gì về Thượng đế trước khi họ đến đây."[1]

"Tại sao những người truyền đạo cho rằng họ là những người duy nhất có thể cảm nhận được Thượng Đế?" Trong thực tế, hầu hết các nền văn minh bị tiêu diệt bởi các người Kitô (Cơ đốc) đã có nhiều phát triển về các tiêu chuẩn đạo đức, với cấu trúc xã hội ổn định, trình độ cao về sạch sẽ, vệ sinh, trang trí nghệ thuật và khoa học, và người bản xứ đã mãn nguyện với tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống của mình.

Sự xuất hiện của Kitô giáo thực sự làm cho những nền văn minh này lùi lại phía sau. Về vấn đề này chúng ta chỉ cần nhìn sang châu Âu, trong thời kỳ Đen Tối (Dark Ages) của châu Âu là một giai đoạn khi Giáo hội nắm toàn quyền kiểm soát. Thời kỳ Phục Hưng (Age of Enlightenment - Renaissance) bắt đầu khi người dân thường thoát khỏi sự chuyên chế của nhà thờ Thiên chúa giáo.

Các người truyền đạo Chúa đã đàn áp nhiều nền văn hóa, xây dựng nhà thờ trên các chùa chiền Phật giáo, nhà thờ Hồi giáo và đền thờ các tín ngưỡng bản địa. Ví dụ, các nhà thờ lớn ở Rome được xây dựng trên các đền thờ ngoại giáo và nhiều sử gia nói rằng chính Vatican được xây dựng trên những tàn tích của một đền thờ Mithra (Thần Mặt Trời của người La Mã). Những ngày lễ chính của đạo Kitô đều được lấy từ những ngày lễ của ngoại đạo. Trên thực tế, nhiều nhà sử học và các học giả tôn giáo đã tuyên bố rằng toàn bộ Kitô giáo là vay mượn từ các tôn giáo và các nền văn hóa khác và đạo Kitô là một gian lận – Chúa Giêsu hay Kitô là một sự pha trộn của một số nhân vật có trước Chúa Kitô.


HỆ THỐNG PHÁP LUẬT KITÔ (Cơ đốc)
Vì Kitô giáo tin rằng Chúa Giêsu phải chịu tội vì lỗi của kẻ khác, họ lợi dụng niềm tin này cho các mục đích riêng của họ "để cho Chúa Kitô đau khổ trong khi họ, các người Kitô, đi phạm các tội ác"Vì vậy khi các người Kitô giết người ngoại đạo, họ hoàn toàn không lo lắng và với một lương tâm không có chút cắn rứt nào, bởi vì Chúa Giêsu sẽ miễn tội cho họ, và vì họ không phải đối mặt với luật nhân quả và tái sinh hay những hậu quả thực sự của những luật này. Thậm chí một người tín đồ đạo Chúa tầm thường không hề tự hỏi một câu hỏi đơn giản, rằng nếu có một người giết người và người đó nói với tòa án rằng cha của tôi sẽ chịu tội thế, tòa án sẽ chấp nhận việc thay thế chịu hình phạt này không? Một người đạo Kitô trung bình cũng không hề nghĩ rằng nếu bất kỳ tòa án nào chấp nhận việc thay thế như vậy, thì hệ thống công lý của thế giới, như chúng ta đang có, sẽ hoàn toàn bị phá hủy và hỗn loạn sẽ xảy ra.

Lịch sử đã làm chứng cho sự hủy diệt hàng loạt vô số các nền văn hóa, và nạn diệt chủng gần như hoàn toàn của các chủng tộc "ngoại đạo" dưới bàn tay của Thiên Chúa giáo. Lịch sử đã chứng minh rằng hầu hết các nền văn hóa bị phá hủy bởi Thiên Chúa giáo đã có nhiều phát triển về đạo đức và phẩm giá hơn những gì họ đã được thay thế.

Những ảnh hưởng của đa phần việc cải đạo là cố ý thay thế các truyền thống văn hóa của một dân tộc bởi một hình thức của Kitô giáo. Điều này theo định nghĩa của Liên Hiệp Quốc là diệt chủng và diệt chủng là nghề của các người truyền giáo: cải đạo các dân tộc khác theo Kitô giáo và do đó tiêu diệt các nhóm dân tộc, và không cho họ quyền của các dân tộc bản địa gìn giữ những gì họ đang có -- nền văn hóa, ngôn ngữ và tôn giáo của riêng họ. Với nhiều lý do, một suy giảm to lớn về dân số, nói cách khác phần lớn dân số bản địa đã chết, thường tiếp theo sau việc cải đạo [2]. Và công việc được gọi là "chân chính" này vẫn tiếp tục cho đến ngày nay trên khắp thế giới dưới danh nghĩa công tác nhân đạo của Kitô giáo.

Sự thật đơn giản là người ta không bao giờ từ bỏ tôn giáo của mình, cũng như không bỏ con cái hoặc cha mẹ của mình ... trừ khi họ đang bị áp lực, vũ lực hoặc bị dụ dỗ quá hấp dẫn. Khẩu hiệu của Kitô "Đức tin vào Chúa Giêsu là cách duy nhất để được cứu rỗi "; ngoài việc nó hoàn toàn sai, nó cũng hoàn toàn không có mấy hiệu quả trong việc cải đạo. Các thủ đoạn gian trá, phản bội, hối lộ và đâm thọc … do đó đã được sử dụng để cải đạo (xem bài 43 Phương Pháp Cải Đạo của Tin Lành và Công Giáo,http://giaodiemonline.com/2011/03/caidao.htm ).

Các người truyền giáo Kitô biết sự thật trắng trợn này và lịch sử của đạo Kitô đã ghi lại các tàn bạo và man rợ trong vòng 20 thế kỷ qua để chiếm đoạt tín đồ là một minh chứng cho những phương pháp dã man của Kitô giáo [3].

"Người đạo Kitô quyết tâm tìm tội ác và xấu xí ở thế giới đã làm cho thế giới đầy tội ác và xấu xí "- Friedrich Nietzsche.


THẬP TỰ CHINH 
Nhiều người nghĩ rằng những cuộc "thánh" chiến là cuộc chiến tranh giải phóng vùng đất thánh từ những người không phải là Kitô. Nhưng ít người biết rằng nhiều cuộc thánh chiến là để chống lại các giáo phái Kitô khác, và nhiều cuộc Thập tự chinh đã được hình thành vì các mục đích khác, chẳng hạn như vụ chết đuối của gần 6000 người Tin Lành bởi quân đội Tây Ban Nha Công giáo ở Hà Lan năm 1568, việc chiếm thành phố Magdeburg ở Đức trong thế kỷ 17, việc giết 30.000 người Tin Lành, tiếp theo là một cuộc chiến tranh 30 năm 1618-1648 tại châu Âu (30-Year War, Guerre de trente ans, Dreissigjaehriger Krieg) giữa Công giáo và Tin lành, trong đó hơn 40% dân chúng (chủ yếu là người Đức) đã bị tiêu diệt (link:http://de.wikipedia.org/wiki/Drei%C3%9Figj%C3%A4hriger_Krieg )

Rõ ràng nhất là vụ chinh phục và cướp bóc thành Constantinople của Chính thống giáo bởi các thành viên trong cuộc Thập tự chinh thứ tư vào năm 1204; việc này đã tạo ra một tình trạng thù địch giữa người Công giáo và Chính thống giáo cùng thờ một Chúa và đã kéo dài cho đến thế kỷ 20.

Trên thực tế, các cuộc Thập tự chinh là những tham vọng lớn nhất của hệ thống kinh doanh chiến tranh của đạo Kitô và cũng là những thất bại dễ thấy nhất. Đây chỉ là những nỗ lực buộc tất cả thế giới và nhân loại phải phục tòng vị giám mục của Roma, Giáo Hoàng Công giáo Vatican.


THIÊU ĐỐT PHÙ THỦY 
Tất nhiên chúng ta đã nghe đến các cuộc săn đuổi các phù thủy ở Salem, bang Massachusetts ở Mỹ vào năm 1691-1692 và việc thiêu sống một số "phù thủy" bởi người Thanh giáo (Puritans). Nhưng bạn có biết rằng tất cả các phù thủy Salem đã được chứng minh vô tội? Tất nhiên, đây là phát hiện sau khi họ bị chết thiêu. Bạn có biết rằng việc đốt phù thủy này được thực hiện trên toàn thế giới làm hàng trăm ngàn người chết (80% phụ nữ), được khởi xướng bởi các nhà thờ Công giáo để tiêu diệt những người mà họ gọi là dị giáo. Các phụ nữ làm nghề đở đẻ (nữ hộ sinh hay bà mụ) đã bị buộc tội làm cản trở tỷ lệ sinh đẻ - tất cả các kiến thức về kiểm soát sinh đẻ đã bị xóa hết, đến nỗi các học giả ở thế kỷ 20 tin rằng kiểm soát sinh đẻ là một phát minh hiện đại. Các toà án dị giáo đã viết:"Không ai nguy hiểm và có hại cho đức tin Công giáo bằng các bà mụ".

Bản kể tội phù thủy của Giáo hoàng Innocent VIII vào năm 1484 đã dẫn đến việc đàn áp qua nhiều thế kỷ cái gọi là phù thủy. Hàng trăm ngàn phụ nữ, trẻ em và đàn ông (khoảng 20%) đã bị tra tấn, thiêu sống hoặc bị treo cổ. Cuốn Malleus Maleficarum (Cái búa phù thủy hay Cẩm nang của các quan toà án dị giáo) được viết bởi hai giáo sĩ dòng Đa minh (Dominican), và có lẽ nó đã gây đổ máu nhiều nhất so với bất kỳ cuốn sách nào khác (Thiên chúa giáo hay không). Các chính sách tra tấn, thiêu đốt và treo cổ người dị giáo đã được xem là chính sách của Giáo hội trong nhiều thế kỷ, bất cứ khi nào họ có thể làm được. Từ thế kỷ 15 đến 18 khoảng nửa triệu người đã bị giết vì tội phù thủy, phần nhiều là phụ nữ


ĐÀN ÁP NGƯỜI DO THÁI 
Đàn áp người Do Thái bởi đạo Kitô có một lich sử lâu dài, bắt đầu với việc đốt các giáo đường Do Thái giáo trong thế kỷ thứ 4, với nhiều vụ giết người Do Thái không chịu cải đạo sang Kitô giáo, đến sự hủy diệt các cộng đồng Do Thái ở nhiều nước châu Âu, cho đến các trại tử thần của Hitler trong Thế chiến thứ II. Riêng tại Nam Tư, đứng đầu các trại tử thần là một giáo sĩ Franciscan và điều hành bởi người Công giáo, giống như các lò giết người của Đức ờ Auschwitz – và họ đã giết chết khoảng nửa triệu người trên một đất nước nhỏ bé [5,5].

Chính Hitler đã biện hộ việc giết người Do Thái bằng các trích dẫn Kinh Thánh và Chúa Giêsu (trong bài phát biểu ngày 12 tháng 4 năm 1922:

"Với tình thương vô biên của một tín đồ Kitô và là một người đàn ông tôi đọc đoạn [Kinh Thánh] cho chúng ta biết Chúa Giêsu cuối cùng đã vùng lên và nắm lấy cây roi để đuổi ra khỏi đền thờ bầy rắn độc. Cuộc chiến đấu của Ngài thật tuyệt vời cho thế giới chống lại độc hại của người Do Thái."


DIỆT CHỦNG Ở RWANDA 
Bạn đã xem phim về Rwanda chưa? Bạn có biết rằng một số đáng kể gồm các linh mục, nữ tu sĩ và thậm chí cả giám mục đã bị kết tội và nhiều người đã bị kết án (do tòa án tội phạm chiến tranh) vì họ đã trực tiếp chịu trách nhiệm về cuộc tàn sát vô nghĩa của hàng ngàn người Tutsi vô tội? Nhiều giáo sĩ đã trao ra những người trú ẩn trong các nhà thờ của họ cho dao phay của các dân quân Hutu. Lòng căm thù và chia rẽ giữa người Hutu và người Tutsi đã được lan truyền bởi những người truyền giáo để làm thuận lợi cho các mục tiêu cải đạo của họ.

Thậm chí một linh mục đã đốt cháy nhà thờ của mình để giết chết hàng trăm người Tutsi đang ẩn náu ở đó. Hai linh mục đã bị kết án tử hình vào năm 1998 vì vai trò của họ trong vụ diệt chủng này và hai nữ tu sĩ dòng Biển Đức (Benedictine) đã cung cấp xăng dầu cho vụ đốt người thường dân Tutsi đang ở trong nhà thờ của họ; họ đã trốn chạy về Bỉ nhưng sau đó đã bị kết tội đồng lõa với tội giết người ở Bỉ.

"Nữ tu Maria Kisito, người bị án 12 năm tù, và "Mẹ" bề trên, bà Gertrude bị án 15 năm tù, đã bị kết án trợ giúp giết 7000 người ẩn náu tại tu viện của họ ở miền nam Rwanda. Các công tố viên lập luận rằng họ gọi dân quân Hutu để đuổi người dân Tutsi ra khỏi tu viện dầu biết rằng những người này sẽ bị giết chết, và sau đó cung cấp xăng dầu cho dân quân sử dụng để đốt cháy một nhà chứa xe, trong đó có khoảng 500 người Tutsi đang ẩn náu " (Washington Post, 09 tháng 6 năm 2001) [6].

Tất nhiên Giáo Hội Công Giáo đã tuyên bố các giáo sĩ của họ đã hành động một cách độc lập với Giáo hội, mặc dù phần lớn các tội diệt chủng đáng chú ý nhất đã xảy ra trong các nhà thờ và cũng thường được biết là chính sách của Giáo hội qua nhiều thế kỷ là chia rẽ và cải đạo, tạo bất đồng giữa các nhóm dân tộc và sau đó các người truyền đạo đến để lợi dụng sự hỗn loạn, cung cấp nguồn an ủi Kitô và cải đạo. Cuối cùng gần một triệu thường dân Tutsi đã bị giết chết.


TAHITI 
Chúng ta đều nhớ câu chuyện về thuyền trưởng Bligh và cuộc nổi loạn trên tàu Bounty. Tuy nhiên, hầu như ít ai biết rằng các thủy thủ đã nổi loạn vì họ bị thu hút bởi cuộc sống thôn dã ở Tahiti - các thủy thủ đã nhất định ở lại Tahiti chứ không muốn trở về nước Anh. Thuyền trưởng Cook đã viết về "những hòn đảo hạnh phúc này và những người tốt ở trên đảo". Hơn nữa, sau này ông đã viết: "Tốt hơn là những người bất hạnh này không bao giờ biết đến chúng ta. "

Năm 1797, Hội Truyền giáo Luân Đôn đã đưa người truyền giáo đầu tiên lên đảo Tahiti. Mười bốn năm sau đó, họ đã không cải đạo được một người, mặc dù dân Tahiti vẫn sung sướng làm người hầu hạ cho họ, xây dựng nhà ở và cung cấp thức ăn cho họ. Cuối cùng các người Kitô đã nghĩ ra một kế hoạch tài tình để cải đạo toàn bộ hòn đảo trong một ngày. Theo một lá thư gởi về nhà viết bởi anh em JM Orsmond, một trong những người truyền đạo, họ đã làm cho người lãnh đạo địa phương, Pomare, thành một người nghiện rượu, cung cấp cho ông ta vũ khí để chống lại các đảo khác. Với sự đồng ý rằng sau khi chiến thắng tất cả sẽ buộc phải cải đạo. Sau đó là khủng bố khi các người không chịu cải đạo đã bị giết. Các người đạo Kitô đã tuyên bố bất hợp pháp bất cứ ai trang điểm bằng hoa, ca hát (trừ các bài thánh ca), lướt sóng hoặc ca múa. Trong vòng 25 năm nền văn hóa bản địa của Tahiti và các đảo Thái Bình Dương đã bị dập tắt toàn bộ.

Nỗ lực biến dân Tahiti thành người phục vụ trồng mía đã thất bại. Một tín đồ Kitô, ông Orsmond, cho rằng "cuộc sống phong phú làm con người ít ham muốn làm việc," và ông đã ra lệnh chặt bỏ tất cả các cây bánh mì (breadfruit tree). Các việc ác độc như vậy và các bệnh tật (mang từ bên ngoài), chẳng hạn như bệnh lao, giang mai và bệnh đậu mùa, đã làm giảm dân số ban đầu (theo ước tính của Cook là 200.000 người) còn lại 6.000 sau ba mươi năm bị người truyền giáo đô hộ.

Sau khi căn cứ quyền lực của họ được thiết lập vững chắc ở Tahiti, những người truyền giáo đã nhanh chóng đến những hòn đảo khác và cũng sử dụng những kỹ thuật tương tự. Họ giới thiệu chai rượu với người thủ lãnh địa phương, phong ngôi vua cho người ấy và dụ ông ta thực hiện công việc chinh phục và cải đạo bằng thanh kiếm.

Những người Polynesia và Melanesian cũng rất văn minh và sáng tạo. Họ trang trí tất cả mọi thứ với các chạm khắc gỗ tinh xảo và với hoa, và họ đã sản xuất nhiều thứ đẹp. Tuy nhiên, vào năm 1850 tất cả các điều này đã biến mất, di tích duy nhất còn lại của các nền văn hóa lớn này chỉ là cái váy bằng cỏ và điệu múa lắc hông cho các du khách. Trước khi Kitô hoá ở Polynesia và Hawaii các điệu múa địa phương thường được thực hiện bởi những người đàn ông thuộc tôn giáo bản địa, nhưng các người đạo Kitô đã biến các điệu múa này như Hula thành một chương trình kích động tình dục cho các du khách. Cuộc chinh phục các đảo Thái Bình Dương của đạo Kitô đã hoàn thành. 


COLUMBUS và CÁC ĐẢO CARIBBEAN 
Christopher Columbus là một người buôn bán các nô lệ châu Phi và ông được biết đến là người phát hiện "cái gọi là châu Mỹ". Trong nhật ký cá nhân của mình, Columbus đã viết rằng mục đích của ông trong việc tìm kiếm thế giới chưa được khám phá là "để mang Tin Mừng của Chúa Giêsu đến các người ngoại đạo" [xem cuốn sách Tiên tri của Columbus].

Trong chuyến đi đầu tiên, ông Columbus đã mô tả người bản địa như sau:
"Những người dân của hòn đảo này và của tất cả các hòn đảo khác mà tôi đã tìm thấy và nhìn thấy, ... tất cả ... đều ngây thơ và sẳn sàng cho tất cả những gì mà họ có; không ai có thể tin được điều này nếu không nhìn thấy tận mắt. Với bất cứ thứ gì họ có, nếu bạn yêu cầu họ cho, họ không bao giờ nói "không"; họ mời mọi người chia sẻ nó, và cho thấy họ có nhiều tình thương vì họ có thể cho trái tim của họ ... " Nhưng sứ mệnh của Columbus là lấy đất cho Thiên Chúa giáo và cải đạo tất cả những người bản địa theo Kitô giáo hoặc tiêu diệt họ và thay thế văn hóa của họ. Ở bất cứ hòn đảo nào ông đến (trong chuyến đi thứ hai) các người thủ hạ của ông đã giết một cách bừa bãi bất cứ động vật và người bản địa nào mà họ tìm thấy, "cướp bóc và phá hủy tất cả những gì mà họ tìm thấy" theo lời con trai của Columbus là Fernando. Các người bản địa bị giết hoặc bị bắt làm nô lệ. Columbus nhận xét về vấn đề này rằng người bản địa "làm người hầu hạ tốt ... và dễ dàng cải đạo theo Kitô," bởi vì ông nhận thấy công việc của mình là "thực hiện lời tiên tri trong Ê-sai (Isaiah)." Đối với những phản đối từ người bản địa, Columbus trả lời, "... với sự trợ giúp của Thiên Chúa, chúng tôi ... sẽ khởi động chiến tranh chống lại các người với tất cả các cách thức và phương pháp mà chúng tôi có, và đặt các người dưới cái ách và tuân phục với Giáo Hội và Giáo Hoàng. Chúng tôi sẽ bắt giữ các người, con các người, và sẽ làm họ trở thành nô lệ " [7].

Những người chứng kiến đã kể lại, "Khi người da đỏ đã ở trong rừng, bước tiếp theo là tạo những đội quân để săn đuổi họ, và bất cứ khi nào người Tây Ban Nha tìm thấy người da đỏ, họ tàn sát không thương tiếc tất cả mọi người da đỏ như giết cừu ... Vì vậy, họ cắt hai bàn tay của một người da đỏ và để chúng lơ lửng ... Một số người Kitô gặp một phụ nữ da đỏ, và nếu con chó của họ đang đói, họ giựt người con từ tay của người mẹ và ném người con vẫn còn sống cho con chó ... "Cuối cùng, những người da đỏ chỉ là những kẻ ngoại đạo."

Chuyến đi thứ hai của Columbus đã được ghi thêm: "Các người Tây Ban Nha tìm thấy niềm vui trong việc sáng tạo ra các loại tàn bạo kỳ lạ ... Họ đã dựng lên một giàn treo cổ vừa đủ cao để các ngón chân chạm vào mặt đất để tránh kìm hãm, và treo cổ mười ba [thổ dân] một lần để vinh danh Chúa, Đấng Cứu Thế, và mười hai tông đồ ... sau đó, rơm được quấn quanh thi thể rách nát của họ và họ bị đốt "[8].

Chưa đầy một thập kỷ sau lần đổ bộ đầu tiên của Columbus, số người dân bản địa của đảo Hispaniola (Santo Domingo và Haiti) đã giảm xuống một phần ba tới một nửa. Trước khi thế kỷ sau đó kết thúc, thổ dân ở Cuba và nhiều hòn đảo Caribê khác hầu như bị tiêu diệt hoàn toàn.


MEXICO CITY 
Không giống như các thành phố châu Âu cuối những năm 1400 đầy với những người kêu la và bệnh tật (đa số người châu Âu không bao giờ tắm lấy một lần trong cuộc đời của họ, do đó có việc phát minh ra nước hoa ở Pháp) [DE Stannard, American Holocaust, Columbus and the Conquest of the New World, New York / 1992 Oxford, trang 59], nước Mexico đã được sạch sẽ. Hai thành phố sinh đôi Tenochtitlan và Tlateloico, ngày nay là Mexico City, đã duy trì các tiêu chuẩn cao: chất thải được chở đi bằng sà lan và ủ làm phân bón, một ngàn người quyét và rửa sạch các đường phố mỗi ngày. Các người Aztec lịch sự thường tắm hàng ngày, thường đưa hoa lên mũi mỗi khi họ gặp người châu Âu; những người Âu này cho bẩn thỉu là một đặc điểm. Hầu hết các đường phố của Mexico là kênh đào và một đường hầm đã mang nước uống từ các suối trên núi [21].

Hernan Cortez cảm thấy đây là thành phố đẹp nhất trên trái đất và ông đã nói: "Tất cả những ngôi nhà có phòng rất lớn và rất tốt, và có vườn rất đẹp với các loại hoa khác nhau ..."[22]. Các người khách Kitô rất ngạc nhiên vì sự sạch sẽ cá nhân và vệ sinh của dân chúng, quần áo nhiều màu sặc sỡ, và họ dùng quá mức (so với các người Kitô) các loại xà phòng, chất khử mùi, và chất làm thơm hơi thở [23]. Những người Mexico [Aztec] rất khoan dung với người khác, chẳng hạn như người Otomi đang chung sống với họ. Các người này có tôn giáo, văn hóa, ngôn ngữ của riêng họ ..., hận thù bộ tộc dường như không có trong cơ chế chính trị của Mexico [24].

Như một hệ quả của "khám phá" của Columbus, ít hơn một thế kỷ sau chuyến đi của ông ta, thành phố đã bị chinh phục bởi các người Kitô, các tòa nhà và khu vườn xinh đẹp bị đốt cháy và bị tàn phá. Các người dân thành phố, trước thời Columbus, chỉ biết chế độ nô lệ tạm thời như một hình phạt. Nhưng sau Columbus thì họ đã bị giết chết hoặc trở thành nô lệ vĩnh viễn cho một chính quyền phong kiến thuộc địa được Giáo hội Công giáo chấp thuận, hoặc trực tiếp cho một Giáo hội đã thiêu sống bất kỳ người nào không muốn cải đạo theo Kitô, một tôn giáo mà ngay cả các tín đồ Kitô trung thành ngày hôm nay chỉ có thể mô tả như là một hỗn hợp vô vọng của mê tín dị đoan, vô lý hoặc ghê tởm; người ta chỉ cần nghĩ đến các di hài, bộ sưu tập sọ, xương, răng, hoặc các vật còn lại của cái gọi là thánh, được ghi nhận và được tôn thờ công khai ở bất kỳ nhà thờ Kitô vào thời đó.


MIẾN ĐIỆN và THÁI LAN 
Báo cáo của các dân tộc thiểu số cho biết: Người truyền giáo Baptist Mỹ Paul Lewis đã làm mất khả năng sinh đẻ hơn 20.000 phụ nữ thuộc bộ lạc Akha Hill tại miền Đông Shan State ở Miến Điện. Vụ này đã được thực hiện bí mật, và máu đã bị đánh cắp từ những phụ nữ này để bán lại, trong lúc làm phẩu thuật cho họ. Hơn 3000 phụ nữ đã chết. [25].

Theo văn hóa truyền thống Akha, năm người họp thành ban lãnh đạo trong một ngôi làng. Lãnh đạo với thể chế nhiều người này ở các làng bị loại bỏ và thay thế bằng các mục sư là những người thống trị duy nhất với bàn tay sắt, không cho phép bất đồng ý kiến hoặc trở lại những truyền thống như trước đây. Những thay đổi này đã tàn phá những truyền thống của người dân địa phương.

"Những tập quán truyền thống, bài hát, hoặc ca múa như hiện nay sẽ bị cấm, nhưng một cái gì đó sẽ được cho phép vào dịp Giáng Sinh. Các người phụ nữ áp dụng những kiến thức và y học truyền thống ở làng bị cấm. Người ta đã nói với họ rằng đó là xấu xa và họ không còn có thể điều trị bệnh cho người dân nữa. Nhân danh những niềm tin Kitô giáo -- nhưng thực tế là hoàn toàn trái với tinh thần của những niềm tin ấy - những người truyền giáo đã xóa bỏ văn hóa Akha từ làng này qua làng khác" [26].

Một người dân tộc Thái nói về các hoạt động truyền giáo ở Thái Lan: "Đặc biệt là ở Thái Lan, do mức độ cao của tệ nạn mại dâm, dưới chiêu bài bảo vệ người phụ nữ trẻ, nhiều trường học nội trú cho các em gái đã mọc lên. Nhưng sau đó các cô gái không còn muốn kết hôn với người đàn ông Akha không theo đạo Kitô nữa" [27].

"Về tôn giáo, ban đầu dường như là rất tốt. Sau đấy, đó là mầm mống chia rẽ trong nhân dân. Một số đã trở thành người Công giáo, một số người theo Tin lành, một số vẫn còn giữ thờ cúng tổ tiên, trong khi những người khác trở thành Phật tử. Họ không còn gặp mặt nhau. Các nhà truyền giáo thường gây mâu thuẫn trong làng dầu không được phép của trưởng làng. "

"Bây giờ chúng tôi muốn nêu một câu hỏi, đó là đạo Thiên Chúa giáo tốt như thế nào? Nếu là tốt, tại sao vẫn có nhiều nhóm như vậy, giảng dạy về Chúa Giêsu nhưng vẫn đánh nhau? Đầu tiên họ chia rẽ dân chúng tôi, bây giờ họ đang phân chia làng và gia đình của chúng tôi. Chúng tôi dường như giống như một con mồi của họ."


TRUNG QUỐC 
Mặc dù tất cả mọi người hầu hết đã nghe nói về các cuộc nổi dậy của các võ sĩ (Boxer Rebellion) tại Trung Quốc vào năm 1900, nhưng ít ai biết rằng cuộc nổi loạn này là một phản ứng trực tiếp của người Trung Quốc đối với các nhà truyền giáo Kitô đã tràn vào trong nước họ để cải đạo các người nghèo, mù chữ và bơ vơ. Tất nhiên cuộc nổi loạn đã bị đàn áp bởi các nước hỗ trợ các nhà truyền giáo.

Vào tháng 10 năm 2000, hơn hai mươi học giả Trung Quốc gồm các chuyên gia về lịch sử và tôn giáo đã tổ chức một hội nghị chuyên đề vạch trần tội ác của các nhà truyền giáo nước ngoài và những người theo họ mới được phong thánh. Các học giả liệt kê một số sự kiện để chứng minh rằng trong lịch sử hiện đại các hoạt động của các nhà truyền đạo Công giáo được gắn liền chặt chẻ với các cuộc xâm lược Trung Quốc bởi các lực lượng nước ngoài.

Giáo sư Dai Yi nói: "Rất nhiều nhà truyền giáo nước ngoài theo các tàu chiến của kẻ xâm lược nước ngoài đến Trung Quốc trong và sau chiến tranh Nha phiến, và thực sự xâm lược của nước ngoài và các hoạt động truyền giáo được kết hợp thành một. Đó là, "hoạt động truyền giáo là một phần của cuộc xâm lược, các nhà truyền giáo đã dẫn đường và làm công cụ cho kẻ xâm lược nước ngoài và ngược lại, kẻ xâm lược đã mở đường cho những người truyền giáo hoạt động". Những người truyền giáo nước ngoài nên trả lời cho những hậu quả của hành động của họ bởi vì các tội ác to lớn của họ làm bực tức người dân Trung Quốc và cuối cùng đã làm bùng nổ phong trào võ sĩ nổi loạn.

Những người tham gia hội nghị chuyên đề chỉ ra rằng những người truyền giáo nước ngoài bị xử tử trong một vài "trường hợp tôn giáo", như Auguste Chapdelaine, Franciscus de Capillas và Albericus Crescitelli, chỉ có thể tự trách mình vì họ vẫn đang còn bị ghét bởi người dân Trung Quốc ngày hôm nay, vì họ đã không dừng lại với bất cứ một tội ác nào.

Tòa Thánh Vatican đã không đếm xỉa đến sự phản đối mạnh mẽ từ người dân Trung Quốc và đã "phong thánh" cho những người truyền giáo này. Các học giả nói việc này cho biết Vatican có "ý định xấu xa để can thiệp vào nội bộ của Trung Quốc qua các hoạt động tôn giáo". Các học giả cũng chỉ ra rằng "phong thánh" đã chà đạp chủ quyền của Giáo hội Công giáo Trung Quốc, và cũng là một hành động khiêu khích nghiêm trọng đến 1,2 tỷ người Trung Quốc. 

Các học giả đều lên tiếng phản đối các hành động tà mị và độc ác của Vatican, nói rằng Trung Quốc hiện nay đủ mạnh để bảo vệ an ninh quốc gia và phẩm giá quốc gia của mình và bất cứ nỗ lực nào để bóp méo lịch sử và nhục mạ người dân Trung Quốc sẽ bị thất bại.

Phản ứng rõ rệt của Chính phủ Trung Quốc trước các hoạt động truyền đạo Kitô trải qua nhiều thế kỷ là cấm tất cả những nỗ lực cải đạo ở Trung Quốc.


ẤN ĐỘ
Liên hệ đầu tiên của Ấn Độ với Thiên Chúa giáo bắt đầu khi Vasco da Gama từ Bồ Đào Nha đã đổ bộ với các tàu chiến và các linh mục năm 1498 . Những người mới đến không những là người buôn bán mà còn mộ đạo Kitô theo lệnh của Đức Giáo Hoàng: "... để xâm chiếm, chinh phục, và đô hộ các quốc gia đang ở dưới những kẻ thù của Chúa Kitô, như Saracens (người Hồi giáo đã chiến đấu chống lại quân Thập tự chinh Thiên chúa giáo thời Trung cổ) hoặc Pagan (ngoại đạo)... " 

Người dân Ấn đã bị bắt buộc phải cải đạo hay bị tra tấn và giết chết. Hàng ngàn người đã phải chạy trốn khỏi Goa để gìn giữ văn hoá và tín ngưỡng tôn giáo của họ.

Sử gia Gaspar Correa đã mô tả những gì Vasco da Gama đã làm như sau: "Khi các người Ấn Độ đã bị xử tử như vậy, ông ta ra lệnh đánh gãy răng của họ với gậy và đẩy chúng xuống cổ họng; sau khi họ được đặt lên tàu, chất chồng lên nhau, trộn lẫn với các giòng máu chảy từ họ, ông đã ra lệnh trải chiếu và lá khô lên trên các tử thi, cho các tàu tiến vào bờ và các tàu bị đốt cháy ... Trước khi giết và đốt các người Ấn vô tội, ông đã ra lệnh chặt tay, tai và mũi họ."

"Khi Zamorin (lãnh tụ của dân Ấn) gửi một người Bà La Môn đến cầu hòa với Vasco, ông ta bị cắt đôi môi và hai tai. Đôi tai của một con chó đã được khâu vào và người Bà La Môn này được gửi trở lại cho Zamorin trong tình trạng đó. Người Bà La Môn đó ... đã mang theo ba chàng trai trẻ, hai người con trai và một cháu trai. Họ bị treo cổ trên sàn tàu và thi thể của họ được gửi vào bờ. "

Francis Xavier, một linh mục dòng Tên (Jesuit), đã đến ngay sau Vasco da Gama, với quyết tâm nhổ Ấn Độ giáo ra khỏi đất Ấn Độ và thay thế bằng đạo Kitô. Những lời nói và việc làm của ông ta đã được ghi lại trong nhiều tiểu sử của ông. Francis Xavier đã viết về nhà:

"Ngay khi tôi đến ở bất kỳ làng ngoại đạo nào, khi tất cả được rửa tội, tôi ra lệnh phá hủy tất cả các đền thờ thần tượng của họ và tất cả các thần tượng bị vỡ ra từng mảnh. Tôi không thể nói hết với bạn niềm vui mà tôi cảm thấy khi nhìn thấy điều này xảy ra. Giáo Hội đã có một cách đặc biệt để đối phó với các người Ấn đã cải đạo nhưng bị nghi ngờ là không theo nghi lễ Thiên chúa giáo với thành khẩn và nhiệt tình, hoặc thậm chí thực hành bí mật đức tin cũ của họ; những thủ phạm sẽ bị theo dõi và bị thiêu sống" [28].

Xavier lập một Toà án dị giáo, được ghi nhận bởi các sử gia là kinh khủng và man rợ hơn bất kỳ toà án nào trước đó. Hàng ngàn người đã bị tra tấn, bị cắt xẻo và bị giết. Hàng ngàn người đã phải chạy trốn khỏi Goa để giữ văn hóa và tôn giáo truyền thống của họ.

Có từ 600 đến 1000 ngôi đền Ấn Độ giáo và đền thờ đã bị phá hủy, nhưng nhiều người xem những con số này hơi thấp [29]. Nhiều loại tra tấn tàn bạo đã được sử dụng bởi các quan toà án dị giáo, chẳng hạn như cắt xẻo các bộ phận cơ thể, tra tấn bằng lửa và chết đuối. Chi tiết của các tra tấn này quá khủng khiếp và kinh khủng với bất kỳ người lành mạnh nào: "Trẻ em bị đánh đập và từ từ bị cắt xẻo trước mặt cha mẹ chúng và mí mắt của họ đã bị cắt để đảm bảo họ thấy hết tất cả. Các tứ chi đã được cắt bỏ một cách cẩn thận, vì vậy mà một người vẫn còn tỉnh táo ngay cả khi tất cả những gì còn lại chỉ là thân mình và đầu"[30].

Tổng giám mục của xứ Evora ở Bồ Đào Nha cuối cùng đã công nhận rằng toà án dị giáo là một tòa án nổi tiếng xấu nhưng không có nơi nào ghê rợn bằng tòa án ở Goa [31].

Không ai biết chính xác số lượng người dân thành Goa bị tra tấn một cách ác độc như vậy; ước tính thấp là hàng chục ngàn người, ước tính cao là hàng trăm ngàn, thậm chí có thể nhiều hơn nữa. Các man rợ của các toà án dị giáo tiếp tục từ 1560 cho đến một thời gian nghỉ ngắn vào năm 1774, nhưng bốn năm sau, toà án dị giáo lại xuất hiện một lần nữa và nó tiếp tục không ngừng cho đến 1812. Toà án dị giáo tại Goa đã hoạt động hơn 250 năm. Tại thời điểm đó, vào năm 1812, người Anh đã áp lực người Bồ Đào Nha phải chấm dứt sự khủng bố của Toà án dị giáo và sự hiện diện của quân đội Anh tại Goa đã làm cho người Bồ phải theo ý muốn của người Anh [32].

Tiến sĩ Trasta Breganka Kunha, một người Công Giáo ở Goa, viết: "Mặc dù tất cả các cắt xén và che giấu của lịch sử, vẫn là một sự thực không thể nghi ngờ được rằng việc cải đạo người Goa là do những phương pháp tàn bạo bởi người Bồ Đào Nha để thiết lập nền đô hộ của họ. Kết quả của bạo lực này là những đặc tính của dân tộc Ấn đã bị phá hủy. Công tác truyền đạo Kitô ở Goa đã không bằng cách rao giảng về tôn giáo mà qua các phương pháp tàn bạo và áp lực. Nếu cần bằng chứng nào cho sự thực này, chúng ta có thể tìm được qua các sách pháp luật, các mệnh lệnh, báo cáo của các nhà cai trị địa phương vào thời kỳ đó và cũng từ những tài liệu đáng tin cậy nhất của chính giáo phái Kitô. "[33]

Một lễ kỷ niệm 500 năm của ngày Vasco de Gama đến Ấn Độ đã được đề xuất một cách hồ hởi nhưng đã bị ngừng lại bởi một liên minh đáng ngạc nhiên của người Ấn độ giáo, Hồi giáo, các người tả khuynh và bảo vệ môi trường.

Frances Xavier thường được gọi là 'Thánh Francis Xavier' và ''Thánh bảo trợ của phương Đông". Ông vẫn còn được thờ, cầu nguyện và vinh danh là đại diện thuần khiết của Chúa Giêsu và Tin Mừng bởi các tín đồ Kitô trên khắp thế giới. Có vô số các bệnh viện, trường học, và các tổ chức khác ở Ấn Độ mang tên ông. Thậm chí ngày nay Tổng giáo phận Goa còn huyênh hoang tự hào: "Chương sử vẻ vang của sự mở rộng của Giáo hội Công giáo ở phía đông có thể được cho là đã bắt đầu sau khi người châu Âu phát hiện những tuyến đường biển đến Ấn Độ vào năm 1498. Điều này đã giúp mang các linh mục châu Âu đến những vùng đất này; một trong số họ là Thánh Francis Xavier, tông đồ vĩ đại của phương Đông và người bảo trợ của các đoàn truyền giáo. Goa có đặc quyền là điểm xuất phát khi Ngài làm việc cho Hội Thánh, và là nơi mà nấm mồ thiêng liêng của Ngài vẫn còn được bảo tồn. Goa được gọi là "La Mã của phương Đông" do vai trò trung tâm của nó trong phúc âm hóa phương Đông" [34].

Ngày nay các chiến thuật Kitô giáo đã thay đổi, nhưng tiền đề cơ bản của họ rằng 'Thiên Chúa giáo là tôn giáo chân thật duy nhất' làm vô hiệu tất cả các nỗ lực tuyên truyền của họ là khoan dung và yêu thương. Thực tế là Kitô giáo đã không thay đổi thần học của nó, chỉ có thay đổi kỹ thuật cải đạo. Những nhà truyền đạo Chúa đang sử dụng một tài sản lớn (nhiều tỷ đô la Mỹ) để tuyên truyền. Họ hoạt động tại Ấn Độ dưới chiêu bài giúp người bị áp bức, bị bệnh và yếu hèn. Trong thực tế, mục đích vẫn giống nhau - để cải đạo tất cả theo Thiên Chúa giáo và phá hủy tất cả các nền văn hóa và tôn giáo khác nằm trên đường đi. Không cần tấn công, lạm dụng, hoặc lên án các tôn giáo ngoài Kitô giáo. Sự thật đơn giản là người truyền đạo Kitô sử dụng láo khoét, dối trá, và đạo đức giả. Cải tiến xã hội chỉ là một ngụy trang cho việc cải đạo và việc phá hủy tất cả các tôn giáo và văn hóa bản địa.

Tại sao các nhà truyền đạo Chúa muốn cải đạo người khác? Bởi vì đó là bản chất của các tôn giáo độc quyền (Hồi giáo, Thiên chúa giáo và Tin lành) để cố gắng làm cho mọi người giống như họ về phương diện tôn giáo. Họ không cần đa nguyên hoặc tôn trọng các tôn giáo khác; trong thực tế họ rất coi thường các tôn giáo khác. Hơn nữa, niềm tin độc quyền và thái độ này đến thẳng từ "miệng của con ngựa", từ các thánh kinh của họ. Ví dụ, trong Kinh Thánh Matthew 28:19-20, Mark 16:15-16, Luca 24:46-47 mọi tín đồ Kitô được lệnh cải đạo người khác và bổn phận của mọi tín đồ Kitô là vâng lời các lệnh của Kinh Thánh.

Nhìn qua các hoạt động của họ ở Ấn Độ rõ ràng cho thấy các nhà truyền đạo Chúa bôi nhọ Ấn độ giáo và cho là tà giáo mỗi ngày. Ấn Độ giáo được xem là đồng nghĩa với thờ cúng ma quỷ và người Ấn giáo được mô tả là ngoại đạo, làm việc cho ma quỷ, và như các người mất linh hồn đang đi thẳng vào địa ngục.

Cho đến ngày nay Ấn Độ mới bắt đầu nhận ra những người truyền đạo Kitô thực sự như thế nào. Điều này được chứng minh ở các tiểu bang như Nagaland, Mizoram, Assam, Arunachal Pradesh và các khu vực khác ở Đông Bắc Ấn Độ. Ngay sau khi đạo Kitô trở thành đa số trong một khu vực, họ gieo nọc độc của thù hận và xung đột, biến người trong gia đình chống lại người trong gia đình, dân làng chống lại dân làng. Họ còn kích động người theo Kitô giáo đòi tự trị và lập một quốc gia theo đạo Kitô. Ngay sau khi có người bị cải đạo, họ liền được khuyến khích bôi nhọ mạnh mẽ và công khai văn hóa và truyền thống trước đây của họ và tất cả mọi thứ liên quan. Điều này làm phá vỡ toàn bộ cộng đồng và các hoạt động bình thường của xã hội và kinh tế.

Dân quân Kitô trong nhiều tỉnh ở Đông Bắc Ấn Độ đã buộc người dân ngoại đạo hoặc là cải đạo sang Thiên Chúa giáo hoặc bị hình phạt tử hình. Với cái chết trước mặt họ, hầu hết các người lớn đã chạy trốn khỏi làng để khỏi bị tra tấn, dẫn đến sự phá vỡ các hoạt động nông nghiệp. Các nhà lảnh đạo Phật giáo của các bang Assam và Arunachal Pradesh đã mạnh mẽ lên án cuộc tàn sát ghê tởm của các dân quân đối với các Phật tử yêu chuộng hoà bình và những bộ lạc theo tôn giáo của họ. 

Vì người Ấn Độ bây giờ mới biết những gì các người Kitô đang làm, đây là thời điểm để có một số biện pháp nghiêm chỉnh chống tuyên truyền Kitô và truyền niềm tự hào cho mỗi người Ấn Độ trên toàn quốc về một quá khứ vẻ vang và một di sản Vệ Đà đáng quý.

KẾT LUẬN 

Các người theo đạo Kitô luôn luôn miêu tả các nền văn minh không phải Kitô là đi thụt lùi, kém phát triển, mê tín dị đoan, và man rợ. Thực sự nguyên nhân của tất cả những lời chỉ trích này là vì những nền văn hóa bản địa không chấp nhận Chúa Giêsu, Thánh Kinh và lối sống phương Tây của họ. Vì vậy theo các tín đồ Kitô, các nền văn hóa này cần sự giúp đỡ của họ. Trong thực tế họ hăng say tiêu diệt bất kỳ quan niệm hữu thần nào khác ngoài Thiên Chúa giáo hoặc đền thờ nào không phải là một nhà thờ Kitô; những điều này cho thấy rằng những người truyền đạo thực sự mới đầy tính chất của người man rợ.

Nói chung các nền văn hóa bản địa thật sự tốt hơn trước khi Kitô giáo đến, vì Kitô không có gì tốt hơn cho người bản xứ. Trong thực tế, các nền văn hóa này đã bị tiêu diệt, lịch sử của họ bị xoá hoàn toàn, truyền thống văn hóa của họ bị loại trừ, các tôn giáo cũ của họ bị phá hủy và họ đã có nhiều hạnh phúc hơn trước khi đạo Kitô xuất hiện.

Đã có nhiều sửa đổi những lời dạy của Chúa Giêsu kể từ khi bắt đầu khoảng 2000 năm trước. Nhưng cho đến khi nào những giáo lý bài ngoại và chống thần tượng của Kinh Thánh được sửa đổi, các hoạt động truyền giáo cũng sẽ mang lại những kết quả thảm khốc tương tự. Như được dạy trong Kinh Thánh, 'chúng ta có thể biết một cây bằng trái của nó', những nhà truyền giáo cần phải chấp nhận một nền thần học đa nguyên hơn, công nhận thần thánh trong các tôn giáo khác và các đóng góp của các nền văn hóa khác. Họ phải nhận ra rằng họ không phải là con đường duy nhất của sự cứu rỗi. Cho đến khi những điều này được sửa đổi, các nỗ lực truyền đạo để phụng sự Chúa Giêsu là những việc không tốt và trái với đạo đức. Nếu không, trong thời hiện đại, các hoạt động truyền đạo trên toàn thế giới phải bị lên án, vì chúng tìm cách tiêu diệt các nền văn hóa và tôn giáo bản địa. Các người truyền đạo cần phải được theo dõi và các hoạt động truyền giáo cần phải được xem xét lại.

Minh Kiến
Tháng 3, 2011

29 April 2012

MỘT THIÊN OAN NGHIỆT TÌNH THÙ

MỘT THIÊN OAN NGHIỆT TÌNH THÙ
  Bảo quốc Kiếm

Nhân ngày 30 tháng tư, trước hết tôi xin đốt nén tâm hương cầu nguyện cho tất cả nạn nhân xấu số trong cuộc chiến  dài 30 năm (1945-1975) trên quê hương Việt nam. Đặc biệt đối với những vị Tướng lãnh, Sĩ quan, Hạ sĩ quan, Binh sỹ  VNCH đã hy sinh để bảo vệ cho nền Tự do tại miền Nam. Và trên hết là xin tôn vinh các vị Tướng, Tá đã anh dũng quyên sinh, không chấp nhận sự đầu hàng giặc Cộng như Tướng Nguyễn khoa Nam, Lê văn Hưng, Phạm văn Phú, Trần văn Hai, Lê nguyên Vỹ, Đại tá Hồ ngọc Cẩn…
 
Tôi không có tham vọng viết nhiều, và viết hết những gì mà tôi có thể hiểu được qua cuộc chiến trong một bài ngắn này. Chuyện ở đây chì là một suy nghĩ "bâng khuâng" khi thấy bà Nguyễn thị Thanh nào đó đã lấy bài ông Lữ giang (Tú gàn, Nguyễn Cần) rồi sửa lại Tiêu đề, để gửi đi, gửi lại hiều lần trên Internet. Bà chuyển bằng những câu như:
-"Tên Việt gian bán nước số một: Hàng tướng Dương văn Minh".
-"Nguyên nhân của ngày 30-4-1975: Tên tội đồ Việt gian bán nước số một: Dương văn Minh".
-"Tại sao suốt 34 năm trời NVQGHN không hề biết đến tội lỗi của tên tội đồ quốc gia số một Dương văn Minh ??? Tại sao ? Tài sản của nó cất dấu ở đâu cũng không ai nói tới, Tại sao ???"
 
Bên cạnh đó, tôi lại đọc được bài của Bà Thiếu tướng Lê văn Hưng nói về  "Sự thật về cái chết của Tướng Lê văn Hưng", thật là cảm động, do ông Chauma chuyển lên diễn đàn. Tôi đã đọc, suy nghĩ và so sánh hai bài viết của Lữ giang và bà Quả phụ Thiếu tướng Lê văn Hưng, cũng như những lời lẽ của bà Nguyễn thị Thanh như vừa dẫn trên. Cảm thấy khó chịu vì những bất công và mâu thuẩn có lúc đến lố bịch, nên đành xin phép trình bày vài cảm nghĩ đơn thuần về vai trò ông Dương văn Minh và kết quả ngày 30-4-1975.
Mở đầu bài viết, ông Lữ giang ghi:
 
"Trong các tướng lãnh tham gia chính trường tại miền Nam Việt Nam, có lẽ tướng có thân phận bi thảm nhất là Tướng Dương Văn Minh. Biết Dương Văn Minh không hiểu biết gì về chính trị và thủ đoạn chính trị, thường suy nghĩ và hành động theo cảm tính, lại mắc bệnh tham lam, nên Hoa Kỳ đã biến ông thành một một công cụ đầy oan nghiệt để thực hiện chính sách của Hoa Kỳ trong từng giai đoạn rồi loại bỏ.
Có thể coi cuộc đời và vai trò của Tướng Dương Văn Minh như là một chương bi thảm trong lịch sử VNCH và cũng là một chương bi thảm trong tương quan giữa VNCH và Hoa Kỳ".

Điều mà ông Lữ giang muốn buộc vào ông Dương văn Minh trước hết để bôi bác là chuyện "bệnh tham lam". Ông đã dẫn hai nguồn tin khác nhau để nói rằng ông Dương văn Minh đã lấy một thùng phuy vàng mà không nạp vào công khố. Tôi không muốn tranh cải chi về chuyện này. Nhưng có một điều cần nói là, ông Dương văn Minh đã là kẻ có công đầu giúp ông Ngô đình Diệm, làm việc dưới quyền ông Diệm, ông Nhu trong chín năm trường, thì liệu Dương văn Minh có nuốt nổi một hay nhiều thùng phuy vàng ấy không ? Chắc chắn là không, bởi vì dưới bàn tay Bạo chúa Ngô đình Nhu, không một kẻ nào có thể qua mặt hắn được. Ông Lữ giang đã chữa cháy rằng:

"Ông Cao Xuân Vỹ cho biết khi ông Nguyễn Ngọc Thơ đề nghị cho Tướng Dương Văn Minh chỉ huy Chiến Dịch Đinh Tiên Hoàng để bắt Ba Cụt, ông Diệm đã nói với ông Nhu: "Thôi, cho nó số vàng đó đi cho yên!"

Liệu có chuyện "cho nó" hay không ? Chắc chắn là không. Tôi quả quyết như thế, vì nghe người ta nói rằng ông Ngô đình Diệm là "một lãnh tụ anh minh, yêu nước, một nhà chí sỹ"; và ông Ngô đình Nhu là "một nhà chính trị siêu việt, yêu nước chân chính"… vậy không lý do gì mà hai đại lãnh tụ lại có thể vì tình riêng mà làm hại công khố quốc gia, coi thường luật pháp quốc gia. Giá trị một thùng phuy vàng không phải nhỏ, lại nữa quốc gia lúc đó còn rất nghèo, thì không lý do gì có thể đem số tài sản kếch sù ấy cho một cá nhân !
Giả dụ thứ hai là, ông Diệm và ông Nhu đã cho ông Minh, thì không thể nào gọi ông Minh là có "bệnh tham lam" được. Thùng phuy vàng mà ông Minh được hưởng là ân huệ của Tổng thống, của Cố vấn đầy uy  quyền của chế độ. Do đó, nếu có kết án thì phải kết án  hai ông Diệm Nhu, vì tình riêng mà quên Tổ quốc, chứ sao lại nói ngược ?
Qua câu nói:"thôi cho nó số vàng đó đi cho yên", chúng  ta thấy ngay rằng ông Diệm, ông Nhu đã đồng ý dùng tài sản quốc gia để mua chuộc ông Dương văn Minh đi bắt Ba Cụt. Nhưng điều ấy không ổn, vì sau này Dương văn Minh đã bị nghi ngờ và cho ngồi chơi xơi nước với chức Cố vấn quân sự như ông Lữ giang đã viết; vậy thì liệu Ngô đình Nhu có thể không đòi lại, hay vì vụ này mà đưa ông Minh ra toà để triệt hạ hay không ? Không thể nào.
Bên cạnh đó, những tay ghê gớm của chế độ như Huỳnh văn Lang, Cao xuân Vỹ, Lâm lễ Trinh, Mai hữu xuân, Nguyễn văn Y, Nguyễn Khánh…nếu không được chia chác, liệu có để cho ông  Dương văn Minh yên hay không, khi ông Minh đã bị thất sủng (18-12-1962) ? Hoàn toàn không thể có. Tất cả mọi chuyện đặt bày một cách vô lý để bôi bác Dương văn Minh không thuyết phục được ai, mà còn làm phơi bày bộ mặt "điêu ngoa, xỏ lá chính trị" của những cây viết "gà nhà cl". Theo thiển ý, số vàng bạc lấy đươc của nhóm Bảy Viễn có thể đã được dùng cho Đảng Cần lao sinh hoạt, hoặc anh em Diệm, Thục, Nhu,  Cẩn đã lấy làm của riêng cho họ, rồi sai người viết lếu láo đổ cho Dương văn Minh. Nếu vị nào nói khác đi được, xin lên tiếng chỉ dạy.
 
Trong tiết mục "Chứa chấp gián điệp Việt cộng", ông Lữ giang viết:
"Anh Nguyễn Tư Thái, tự là Thái Đen, Phụ Tá Trưởng Đoàn Công Tác Đặc Biệt, cho biết vào đầu năm 1960, nhân viên của Đoàn thấy một người thường lui tới nhà Dương Văn Minh, ở số 3 đường Trần Quý Cáp, Sài Gòn, nhưng mỗi lần đi ra, anh ta thường nhìn trước nhìn sau rất kỹ, thấy không có gì khả nghi mới bước ra. Những người bình thường không ai làm như vậy. Một hôm, đợi anh ta ra khỏi nhà Dương Văn Minh một khoảng xa, nhân viên tình báo liền bắt đẩy anh ta lên xe và đem về thẩm vấn. Lúc đầu anh ta nói anh ta chỉ là người đến dạy học cho các con của Tướng Minh. Tuy nhiên, sau nhiều cuộc thẩm vấn khéo léo, anh ta nhìn nhận anh ta là một ủy viên của Huyện Ủy Thủ Đức, được phái đến gặp Dương Văn Minh để lấy tin tức. Anh này đã bị giam giữ luôn, nhưng Dương Văn Minh không hay biết gì cả. Sau vụ này, Đoàn Công Tác Đặc Biệt và Tổng Nha Cảnh Sát đã bố trí thường trực chung quanh nhà Dương Văn Minh, theo dõi từng bước đi của những người ra vào nhà ông, quay phim và chụp hình. Điện thoại của nhà ông cũng bị nghe lén . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ".

Như thế, từ năm 1960, Dương văn Minh đã bị nghi ngờ và theo dõi, thế làm sao ông ta "làm Việt cộng" dễ dàng như thế ? Có buồn cười lắm không khi mà người liên lạc lấy tin bị bắt giam luôn mà "Dương văn Minh không hay biết gì cả" ? Rồi thì : "Sau vụ này, Đoàn công tác đặc biệt miền Trung và Tổng nha Cảnh sát đã bố trí thường trực chung quanh nhà Dương văn Minh, theo dõi từng bước đi của những người ra vào nhà ông, quay phim và chụp hình. Điện thoại của nhà ông cũng bị nghe lén", thế thì làm sao ông Minh có thể liên lạc với Việt cộng ? Ngoại trừ, ông Diệm ra lệnh cho ông Minh liên lạc với Cộng sản ra, không có lý do gì để tin ông Minh tiếp xúc được những tên cán bộ Cộng sản khác. Những ai mà bị Đoàn Công tác miền Trung theo dõi, thì có cánh cũng không thể bay được; vậy tại sao từ 1960 đến 01-11-1963 chúng ta không thấy hai ông Diệm Nhu tố cáo Dương văn Minh liên hệ với Cộng sản ? Bọn mật vụ đã quay phim, chụp ảnh và nghe lén điện thoại, thì Dương văn Minh làm sao chối cải được ? Toàn là láo khoét đến trơ trẽn ! Một sự quái đản khác, được ông Lữ giang trình bày:
 
"Nhưng đốt hồ sơ rồi cũng chưa xong, nhân viên tình báo còn phải bắt Dương Văn Nhựt và dẫn ông ta ra chiến khu để ông ta đi qua Cambodia và trở về lại miền Bắc, với lời cảnh cáo: "Nếu trở lại sẽ bị thanh toán". Câu chuyện này có lẽ Tổng Cục Phản Gián của Hà Nội không hề hay biết . . . . . . . . . . . . .   . ".
Câu hỏi tức khắc được đặt ra là: Tại sao Đoàn công tác đặc biệt miền Trung lại phải đưa ông Dương văn Nhựt, em ông Minh, một tay gián điệp Bắc bộ phủ trở vào chiến khu để ông ta đi qua Campuchia mà an toàn trở về miền Bắc ? Một tên gián điệp Cộng sản thật nguy hiểm, nhưng  không bắt, không khai thác, không thủ tiêu, mà còn ưu ái như thế ? Cái câu: "Câu chuyện này có lẽ Tổng cục phản gián của Hà nội không hề hay biết", tự nó biện giải cho Dương văn Nhật không phải là tay gián điệp; bởi vì không có một gián điệp cao cấp nào (kể cả cấp thấp) mà không có một hệ thống đằng sau để yểm trợ, để chuyển tin hay bịt đầu mối khi cần. Các nhà tình báo cao cấp luận giải như thế nào hả ?
 
Tạm gác chuyện đó qua một bên, bây giờ chúng ta xem xét vai trò của Dương văn Minh như thế nào trong cuôc chiến, và hậu quả 30-4-1975 qua bài viết của Lữ giang và bà quả phụ tướng Lê văn Hưng. Như trong câu mở đầu bài viết của ông Lữ giang đã trích đăng trên đây, thì Dương văn Minh là một người "không hiểu biết gì về chính trị và thủ đoạn chính trị", và đã bị "Hoa kỳ biến ông thành một công cụ oan nghiệt để thực hiện chính sách của Hoa kỳ"; và do đó, "có lẽ tướng có thân phận bi thảm nhất là tướng Dương văn Minh". Từ trong những điều này đã xác nhận Dương văn Minh không phải tự ông làm những chuyện "thủ đoạn chính trị"; mà là do người Mỹ bắt buộc ông làm. Tôi đồng ý rằng, cái đó thì gọi là hèn, nhưng liệu có ai hèn hơn Dương văn Minh hay không ? Hầu như tất cả, kể cà Ngô đình Diệm. Có điều, Dương văn Minh chưa hề có thực quyền trong tay, kể cả việc lật đổ Ngô đình Diệm. Tôi sẽ trình bày cặn kẽ trong loạt bài LIÊN THÀNH VÀ MẮM TÔM. Ở đây. Căn cứ vào hai bài viết như đã nói để xem xét lời tuyên bố ĐẦU HÀNG của Tướng Minh đúng hay sai, lợi hay hại dưới cái nhìn của một người dân đen mà thôi.

Trong tiểu đề: "Bị biến thành tên đao phủ của Mỹ", ông Lữ giang đã viết:
"Vì không biết gì về thủ đoạn chính trị, Dương văn Minh đã bị Hoa kỳ biến thành tên đao phủ để thanh toán Tổng thống Ngô đình Diệm, ông Cố vấn Ngô đình Nhu và ông Ngô đình Cẩn rồi sau đó loại bỏ".
Như thế, bản thân Dương văn Minh không hề chủ trương giết ông Diệm, mà chỉ làm theo lệnh của người Mỹ. Vậy thì, thủ phạm chính giết gia đình Ngô đình Diệm là Chính phủ Mỹ, chứ sao buộc tội ông Minh ? Trong thực tế lịch sử miền Nam, chúng tôi không hề đọc được một lời chống đối hay thù nghịch với chế độ Ngô đình Diệm phát ra từ ông Đại tướng Dương văn Minh. Nghĩa là ông Minh không hề thù ghét ông Diệm vì tính cách cá nhân. Do đó, việc theo Mỹ để lật đổ ông Diệm phát đi từ một ý niệm khác, đó là vì vấn đề Quốc gia Dân tộc. GIÁ TRỊ CUỘC CÁCH MẠNG 1963 ĐÃ ĐƯỢC TOÀN DÂN MIỀN NAM XÁC QUYẾT BẰNG NHỮNG CUỘC MÍT TINH RẦM RỘ NGAY SAU ĐÓ. Không cần phải trích dẫn sách này báo nọ cho phí công vô ích. Thế nhưng, người Mỹ và có thể là một bàn tay khác đã đưa cuộc cách mạng ấy đến cõi chết để phục vụ cho mưu đồ gian ác của chúng. Đúng như ông Lữ giang nhận định, ông Minh rất ngây thơ chính trị, ông không biết những thủ đoạn chính trị là gì; do đó, bản thân ông phải chịu đựng nhiều chỉ trích của giặc thù tứ phía. Chỉ sau hơn một tháng, chúng đã dùng Nguyễn Khánh, và dĩ nhiên kẻ điều khiền uy quyền nhất vẫn là Trần thiện Khiêm để xoá bỏ Cách Mạng ngay tức khắc, đưa Miền nam vào quỷ đạo chiến tranh theo ý chúng. Cái độc địa là bao nhiêu lần chỉnh lý, chúng vẫn để tên ông ở đó, nhưng chẳng có quyền hạn gì, mãi cho tới khi con chiên Nguyễn văn Thiệu hoàn thành công tác. Đọc đoạn sau đây, chúng ta thấy ngay trò chơi của Mỹ:
"Biết Tướng Dương Văn Minh đang bất mãn với ông Diệm nên CIA thuyết phục ông ta làm đảo chánh lật đổ ông Diệm. Dương Văn Minh đồng ý ngay. Trên danh nghĩa, ông ta là người chỉ huy cuộc đảo chánh, nhưng bên trong CIA chỉ giao cho ông ta một nhiệm vụ duy nhất là thanh toán nhà Ngô. Còn việc lập kế hoạch và chỉ huy cuộc đảo chánh được trao cho Tướng Trần Thiện Khiêm. . . . . . . . . . . . .".
Làm thế nào để ông Minh có thể tự  mình thanh toán Nhà Ngô ? Không thể nào. Chỉ huy toàn bộ cuộc đảo chánh là do Tướng Khiêm; còn Dương văn Minh là "tướng không quân" thì làm sao ông sai ai được. Đọc trong cuốn "Việt nam nhân chứng" của Tướng Trần văn Đôn, tôi có thể khẳng quyết rằng, ông Dương văn Minh chỉ đứng làm bù nhìn mà thôi. Sở dĩ tướng Đôn nhường ghế Chủ tịch là vì tôn trọng "đàn anh một ngày",chứ không là gì khác. Từ bên ngoài, chúng ta có thể cho ông là HÈN, nhưng thật sự bên trong ra sao, thì chúng ta khó biết. Chỉ một nỗi khi Cao văn Viên giết Thiếu tá Nhung, cận vệ thân tín nhất của ông, mà ông không dám nói lời nào, thì đủ biết áp lực lên ông nặng mấy triệu cân rồi. Chúng ta phê bình ông là HÈN, cũng đúng; nhưng liệu chúng ta làm được gì khi chính chúng ta bị ở vào vị thế của ông ? Giữa hai tiếng "ngồi đó và chết", chúng ta sẽ phải chọn chữ gì ? Từ những vấn đề đơn giản này, chúng ta nhận ra ngay Đại tướng Dương văn Minh CÓ HÈN mà KHÔNG HẠI như hai ông Tổng thống miền Nam, vì thực tế, ông không có quyền hạn gì cả trong những biến động tại miền Nam.
 
Bây giờ, thử xét qua vấn đề mà ông Lữ giang gọi ông là HÀNG TƯỚNG đúng hay sai. Trong bài viết, ông Lữ giang ghi lại nhiều đoạn, như:
"Mặc dầu làm việc với Hoa Kỳ và hành động theo sự xúi biểu của Hoa Kỳ, ông không hiểu gì về chính sách và thủ đoạn của Hoa Kỳ trong từng giai đoạn, nên đã bị Hoa Kỳ biến thành công cụ: (1) Ông bị biến thành một tên sát thủ giết Tổng Thống Ngô Đình Diệm, ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu và ông Ngô Đình Cẩn thay cho người Mỹ khi Hoa Kỳ muốn thay đổi chính sách. Nhưng chỉ một thời gian ngắn sau đó ông bị Hoa Kỳ loại và đưa những tay chân bộ hạ của CIA lên cầm quyền. (2) Khi Miền Nam sắp sụp đổ, ông bị Hoa Kỳ lường gạt bằng chiêu bài "hoà giải hoà hợp" để đưa ông ra làm Hàng Tướng!
 
Có thể nào gọi ông Minh là "sát thủ" hay không, khi mà chúng ta biết rằng chính Hoa kỳ mới là kẻ ra lệnh, và thực tế ông Minh không có quyền lực gì cả ? Hoàn toàn không thể. Theo tôi, kẻ cầm hết quyền bính chính là tướng Trần thiện Khiêm, mặc dù sau cùng ông chỉ làm Thủ tướng dưới triều ông Tổng thống Thiệu. Chính ông Lữ giang đã biết rằng:"sau đó ông bị Hoa kỳ loại và đưa những tay chân bộ hạ của CIA lên cầm quyền", thế sao buộc tội ông Minh, mà không buộc tội nhóm người của CIA trong đó Nguyễn văn Thiệu, Trần thiện Khiêm là chủ chốt ? Thì ra, các ông chỉ lý luận xảo trá bằng mọi cách để có lợi cho phe ta là được thôi. Ông Lữ giang lại tiết lộ:
"Vào tháng 4 năm 1975, Hoa Kỳ thấy tình hình miền Nam Việt Nam không còn cứu vãn được, nên đã sắp xếp cho miền Nam đầu hàng Bắc Việt để tránh sự đổ máu quá nhiều. Biết Tướng Dương Văn Minh có liên lạc với Việt Cộng, Đại Sứ Martin của Mỹ đã phối hợp với Đại Sứ Merillon của Pháp thuyết phục Tướng Thiệu từ chức và lừa Tướng Dương Văn Minh ra làm hàng tướng bằng cách tạo cho ông một ảo vọng rằng chỉ có ông mới có thể nói chuyện với "phía bên kia" để hình thành một "chính phủ liên hiệp Quốc Cộng".

Chỗ này lại cho chúng  ta thấy miền Nam Việt nam còn hay mất không thuộc quyền của người lãnh đạo miền Nam, vậy thì lý do gì chúng ta buộc cho Tướng Dương văn Minh là "hàng tướng", và chửi rủa ông ? Việc đầu hàng là do Mỹ sắp xếp, chúng đã cho CHIÊN đi, và bắt NGƯỜI phải gánh !!! Thật là một bất công không thể nhịn được. Thử đọc một đoạn trong bài viết của bà quả phụ tướng Lê văn Hưng, xem sao:
"Ngày 21/4/1975, khi Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức, trao quyền lại cho cụ Trần Văn Hương, tôi còn nhớ rõ lời ông Thiệu nói:
- "Mất một Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu, quân đội còn Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu, đồng bào còn một chiến sĩ Nguyễn Văn Thiệu. Tôi nguyện sẽ chiến đấu kế bên anh em chiến sĩ".
-Lời tuyên bố của ông Thiệu đã gây cho tôi sự xúc động. Thế rồi lời tuyên bố ấy cũng đã bay theo gió, khi số lớn cấp chỉ huy trực tiếp điều hành guồng máy quốc gia đã vỗ cánh chim bay sang ngoại quốc, tìm nơi ẩn trốn an lành, bỏ mặc quê nhà, dân tộc và quân đội đang chết đuối trong cuồng phong súng đạn tơi bời, Thiếu Tướng Nam, Hưng, Hai, Vỹ, Phú. Nhắc đến đây tôi không ngăn nổi tiếng nấc nghẹn ngào!... "
Ông Thiệu cầm quyền chín năm trời và đã ra lệnh bỏ Tây nguyên, bỏ Quân khu I, mà không cho một phương tiện nào để toàn quân, toàn dân chết thảm. Riêng tại Quân khu I, chúng tôi đã khổ sở vì ra lệnh giữ, rồi hô rút, rút rồi lại giữ, thay đổi liên miên cuối cùng phải chạy trong hỗn loạn và chết chóc. Hãy đọc kỹ bài của Tướng Trưởng thì rõ. Cuối cùng, Việt cộng đã tràn vào Thủ đô Sài gòn, thì Thiệu cao bay xa chạy, mặc dầu trước đó vài hôm ông đã thề sống chết với quân dân. Vậy thì, tội bán nước là do Thiệu, chứ can cớ gì ông Minh, khi ông chỉ "phải cầm lấy" 40 tiếng đồng hồ do một sự bàn giao vô lý của Quốc hội ? Lúc đó, Dương văn Minh chỉ là một công dân như hàng chục triệu người khác, thì can cớ gì mà bàn giao Nước cho ông ấy ?
Rõ ràng, Tổng thống và Quốc hội mới là kẻ bán nước khi đưa ra quyết định phi pháp nói trên. Nói như thế, tôi không hề trách những Dân biểu nghị sỹ và Tổng thống Trần văn Hương đâu. Cái số phận nghiêt ngã Việt nam đã bị những quan thầy sắp xếp như thế, không ai cưỡng được đâu. Cưỡng lại là chết. Chỉ tiếc nuối và rút kinh nghiệm một điều là từ nay, nếu có ai đứng ra lãnh đạo đất nước, thì phải biết tự túc làm chủ; chứ tất cả nương nhờ sẽ đem lại hậu quả thê thảm mà thôi.

Đọc những đoạn đối thoại não nề trong bài viết của bà quả phụ Tướng Lê văn Hưng, và những trao đổi quan điểm sau đây để thấy rằng các người đã không công bình trong nhận xét:
* "Thưa biết. Hưng cũng bảo tôi như Thiếu Tướng đã vậy. Bây giờ Thiếu Tướng định liệu lẽ nào, có định phản công không ?"
- "Chị quên còn dân chúng sao? Cộng Sản coi rẻ mạng dân, còn mình thì… Đàng chị thế nào?" (Lời đối đáp với Tướng Nam )
**"Bây giờ thì rút cũng không kịp nữa, vì vào mật khu mà không có nguồn tiếp liệu vũ khí, đạn dược, lương thực thì không cầm cự được lâu. Đã muộn rồi. Việt Cộng đang kéo vào đừng để anh không dằn được nổ súng vào đầu chúng, thì gây thiệt hại cho dân chúng và anh em binh sĩ. Anh không muốn thấy bóng dáng một tên Việt Cộng nào".(Lời của Tướng Hưng)
Hai vị tướng này có quân đội trong tay và giữ nhiệm vụ từ lâu tại Quân khu IV, dĩ nhiên họ biết rõ tình hình ta, địch như thế nào, nhưng cuối cùng họ không thể nào phản công nữa, mà đành tuẫn tiết theo thành, chỉ vì không nỡ thấy Cộng sản nả pháo tàn hại đồng bào, chiến sỹ. Trong lúc Cần thơ nhỏ bé và đang an ninh, thì tại Thủ đô Sài gòn Cộng sản đã xâm nhập rồi, thế thì ông Dương văn Minh có thể bỏ mặc mạng sống trên ba bốn triệu dân để phản công hay không ?
Hãy đọc kỹ câu nói của Tướng Hưng; "Bây giờ thì rút cũng không kịp nữa, vì vào mật khu mà không có nguồn tiếp liệu vũ khí đạn dược, lương thực thì không cầm cự đưiợc lâu. Đã muộn rồi…thì gây thiệt hại cho dân chúng và anh em binh sỹ".

Vậy thì, ông Dương văn Minh hô đánh là đánh cái gì, hay chỉ cho thoả chí gian hùng, mặc cho dân chết thảm ? Trong bài của ông Lữ giang cho biết, 10 giờ 15 lên đài kêu gọi đầu hàng, thì 11 giờ 30 chiếc T54 đã vào húc cổng Dinh Độc lập, vậy nó từ đâu tới mà mau như thế ? Sài gòn mấy ngày trước đó đã hoàn toàn bị bao vây, vậy ông hô đánh là đánh cách nào ? Tất cả đều lếu láo. Mục đích của việc chửi rủa ông Dương văn Minh chỉ nhằm một mục đích là nói Phật giáo bán đứng miền Nam, vì ông Minh dính dáng với Phật giáo. Chỉ có thế. Thật  là trơ trẽn, khi hai Tổng thống miền Nam đều là "con thú" của ngoại bang, bán nước xong chúng lại đổ cho người khác.
 
Tóm lại, hai ý nghĩ giống nhau là, vì dân nên phải buông súng; nhưng một bên được khen, một bên lại bị chửi, thì đất trời này không còn công lý nữa sao ? Có ai nghĩ về hậu quả ghê gớm khi ông Dương văn Minh tuyên bố "chiến đấu đến cùng" hay không ? Chỉ cần một câu ngắn gọn, Sài gòn sẽ tan nát, hàng triệu dân bị chết oan, mà kết quả miền Nam vẫn vào tay Cộng sản, vì chuyện ấy đã được bàn tính từ lâu, và Nguyễn văn Thiệu đã thi hành đến nơi đến chốn. Hai vị tướng kia chỉ vì mấy trăm ngàn dân Cần thơ mà không đánh, phải tự sát; còn ông Dương văn Minh vì ba bốn triệu dân, nếu không muốn nói đến cả nước, nên kêu gọi buông súng đầu hàng; và "dám sống" cho những độc trùng nguyền rủa, nhưng không thẹn với lương tâm. Thử đem lên bàn cân xem sao ?
Đúng là:
ĐEM MÌNH DỰA CHỐN TANH TAO,
ƠN KIA CHƯA TRẢ OÁN SAO ĐÃ ĐỀN !!!

BQK-30-4-09


Thật vậy, dân tộc Việt Nam hãy can đảm đứng lên để lật qua những trang sử cộng sản đẫm máu và đau thương. Đã quá trễ rồi. Ngày nào còn cộng sản, thì còn chết chóc, tù đày, tự do, nhân quyền còn bị chà đạp.
Nhà cầm quyền cộng sản, hơn lúc nào hết, luôn buộc người dân lo nghĩ đến chuyện miếng ăn, cái mặc. Cái bụng lúc nào cũng phải cảm thấy còn đoi đói, chưa no. Và người dân thì thiếu thốn nhu yếu phẩm, lo chạy gạo từng bữa. Ðủ hôm nay thì thiếu ngày mai, hay được nồi cơm sáng, thì lại chưa có nồi cơm chiều. Cuộc đời cứ quần quật lo đói rách như thế, thì xin hỏi, còn chi thì giờ mà nhân dân nghĩ đến tranh đấu, hoặc đòi hỏi tự do dân chủ nhân quyền?
Cụ Tây Hồ Phan Chu Trinh từng dạy: “Xét lịch sử xưa, dân nào khôn ngoan biết lo tự cường tự lập, mua lấy sự ích lợi chung của mình thì càng ngày càng bước tới con đường vui vẻ. Còn dân thì ngu dại, cứ ngồi yên mà nhờ trời, mà mong đợi trông cậy ở vua ở quan, giao phó tất cả quyền lợi của mình vào trong tay một người, hay một chính phủ muốn làm sao thì làm, mà mình không hành động, không bàn luận, không kiểm xét, thì dân ấy phải khốn khổ mọi đường. Anh chị em đồng bào ta đã hiểu thấu các lẽ, thì phải mau mau góp sức lo toan việc nước mới mong có ngày cất đầu lên nổi”.
"The religion of the future will be a cosmic religion. The religion which is based on experience, which refuses dogmatism. If there's any religion that would cope with modern scientific needs it will be Buddhism." Albert Einstein

Tôn giáo trong tương lai sẽ là tôn giáo của vũ trụ. Tôn giáo này dựa trên kinh nghiệm và không chấp nhận chủ nghĩa giáo điều. Nếu có một tôn giáo nào tương thích với khoa học hiện đại, đó chính là Phật Giáo.




Bạn Ơi Hãy Cùng Nhau Đấu Tranh Cho Cuộc Sống Của Mình & Tương Lai Của Con Cháu Mình !!!



Nhân Dân Cần Nhận Diện Bộ Mặt Thật Của Giới Cầm Quyền. Phải Hành Động Cụ Thể Đối Với Bọn Chúng !!!



Chỉ Mặt, Nhận Diện Bọn Cán Bộ Óc Đất, Lũ Công An Lưu Manh, Đám Quan Chức Tham Nhũng, Tay Sai !!!

Công Nhân Bị Đánh Đập Tàn Nhẫn, Dã Man !!!


Followers