Mường Giang
Hơn 80 năm qua CSVN lúc nào cũng tìm đủ mọi cách, để trương ngọn cờ máu mà chúng vay mượn của Nga Tàu, đem về cắm đỏ trên lãnh thổ Hồng Lạc. Đồng thời đem hình tượng và sự nghiệp cứu nước ' dõm ' của Hồ Chính Minh ra để làm lu mờ công đức dựng và mỡ nước của tiền nhân. Câu chuyện " Tàu trù ếm long mạch trên núi Tổ " cũng không ngoài ý đồ triệt tiêu một biểu tượng thiêng liêng nhất của người Việt, do bọn Việt gian thân Tàu trong guồng máy đảng CS thực hiện theo lệnh chủ .
Hiệp định Genève năm 1954 chia cắt VN thành hai miền riêng biệt tại vỹ tuyến 17, lấy con sông Bến Hải làm ranh giới. Theo quy định, mỗi một miền được đặt hai đồn canh dọc theo bờ sông giới tuyến : Ðồn Hiền Lương và Cửa Tùng (Bắc Việt), Xuân Hòa và Cát Sơn (VNCH). Cả hai phía đều có treo cờ hằng ngày. Và đó là nguyên nhân đã làm hai phía đổ máu nhiều lần vì ' Lá Cờ ' được treo ở hai đầu cầu bắt ngang con sông ngăn cách .
Thời gian đầu thi hành Hiệp định (1954-1956), còn có sự hiện diện của các toán kiểm soát đình chiến, nên hai phía vẫn tôn trọng cở lá cờ được qui định 3,2x 4,8m. Nhưng từ sau năm 1956, phía VNCH bên đồn canh Xuân Hòa luôn thay đổi khổ lá cờ Vang ba Sọc Ðỏ , theo lệnh của các đơn vị trưởng trấn đóng miền giới tuyến. Thế là trận giặc ' Chọi Cờ ' bùng nổ hai bên bờ sông Bến Hải , mà phần thắng luôn về phía VNCH vì có đủ phương tiện và được tự do quyết định hơn phía CSBV. Theo các tài liệu còn lưu trữ cho biết suốt 20 chia cắt, cả hai phía đã thay đổi cở ' cờ ' tới 267 lần để ăn thua, trong đó nhiều lần cột cờ phía bắc bị máy bay oanh tạc mà nặng nhất vào năm 1967, cả cột cờ, đồn canh và cầu Hiền Lương về phía CS bị bom đánh xập.
Có hiểu thấu những câu chuyện bên lề lịch sử, chúng ta mới thấy được tầm mức quan trọng và ý nghĩa thiêng liêng của lá cờ. Có thể nói được " Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ của Quốc Dân VN mà VNCH đã tiếp nối sử dụng tới ngày nay ", đã được hình thành bằng cả núi xương và sông máu của quân dân Miền Nam từ đó cho tới ngày nay (2013). Cho nên không ai có thể tự mình khơi khơi, nhân danh này này nọ nọ, để buộc người khác phải theo ý mình , phải hũy bỏ lá cờ thiêng mà mọi người trân quý hơn sinh mạng cá nhân, hay phải đứng chung dưới một ngọn cờ mà trong thâm tâm của họ, đã coi nó như là biểu tượng của một chế độ dã man, trộm cướp, xấu xa bán nước như lá cờ máu của Cộng Ðảng VN, mà ngày nay lịch sử và đời thật đã xác nhận.
Ta biết Nam Việt là quốc hiệu của VN thời nhà Triệu (207-111 trước tây lịch), có lãnh thổ rộng lớn, bao gồm Vân Nam, Lưỡng Quảng, Hải Nam, Bắc Việt và ba tỉnh Thanh-Nghệ-Tỉnh phía bắc Trung Phần. Sau đó nước ta bị người Hán cưởng chiếm và sáp nhập vào lảnh thổ nước Tàu. Năm 939 sau TL, Ngô Quyền Ðại Ðế chém Hoàng Thao trên Bạch Ðằng Giang, đuổi quân Nam Hán ra khỏi bờ cỏi Việt nhưng chỉ thâu hồi lại được một phần lảnh thổ của tiền nhân : Ðó là Bắc Việt và ba tỉnh miền cực bắc Trung Phần ngày nay.
Năm 1802 Vua Gia Long thống nhất đất nước sau 300 năm nội chiến nhưng cho tới năm 1804 nhà Thanh mới sai Tế Bá Sâm, mang quốc ấn và chiếu phong vua Gia Long, đồng thời cũng chấp nhận quốc hiệu của nước ta vào thời nhà Nguyễn là Việt Nam thay vì Nam Việt. Tuy nhiên phải đợi tới cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, hai tiếng VN mới được cả trong và ngoài nước, sử dụng với tất cả ý nghĩa thiêng liêng và toàn bích. Ngày 29-4-1975, Cộng Sản Quốc Tế mở cuộc tổng tấn công thủ đô Sài Gòn, cưởng chiếm Miền Nam VN, đem gông tù Phát-Xít cùm xích lên lảnh thổ và dân tộc Việt, từ sau ngày 1-5-1975 tới nay vẫn không thay đổi.
Ngày 29-4-2008, toàn bộ đảng CSVN đang nắm quyền cai trị VN, đã công khai chối bỏ quốc hồn, quốc thể của dân tộc, khi trải thảm quì gối cung nghênh ngọn đuốc máu của Tàu Ðỏ qua lớp hào nhoáng bên ngoài ' Ðuốc Thế Vận Bắc Kinh 2008 ', gần như đã bị cả thế giới văn minh loài người tẩy chay, nguyền rủa và khinh bỉ vì đã lộ ra chân tướng côn đồ, ỷ mạnh hiếp yếu của một đế quốc thực dân vừa ngoi lên từ Châu Á, qua sự tiếp tay cật lực của bọn lái buôn da trắng, Nhật, Nam Hàn.. .
Tóm lại đối với dân tộc VN, điều mà tổ tiên bao đời luôn nhắc nhớ con cháu mai sau , là phải cảnh giác trước hiểm họa của giặc Tàu, lúc nào cũng nuôi dã tâm muốn chiếm cho được nước ta, ròng rã liên tục suốt mấy ngàn năm máu lệ. Ðảng CSVN đã đi ngược lại truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc Việt, công khai ' cỏng giặc Tàu về dầy xéo quê hương, làm nhục quốc thể '.Ðó là những thành tích vĩ đại của đảng Hồ, mà hiện nay khắp thế giới đều biết, đã công khai khởi sự từ năm 1958, qua hành động công nhận hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa của VN, là lãnh thổ của Trung Cộng. Sau đó Linh, Mười, Đồng đã đại diện cho đảng đến tận Thành Đô (Tứ Xuyên), ký kết với Giang Trạch Dân và Lý Bằng vào ngày 3 + 4 tháng 9 năm 1990. Tờ văn bản bán nước VN lần thứ hai cho Tàu, với cam kết tới năm 2020 VN vĩnh viễn sẽ trở thanh một khu tự trị của Tàu đỏ như Tạng, Hồi, Nội Mông
Bán đất của tổ tiên cho giặc thù đã là nổi hận nhục muôn đời nhưng hậu quã chết người mà ngày nay con cháu Việt phải gánh chịu hằng ngày trên biển Ðông,qua sự kiện Phạm văn Ðồng, theo lệnh Hồ Chí Minh, ngày 4-9-1958, ký công hàm nước, xác nhận bản đồ và lời tuyên bố lãnh hải của Trung Cộng là 12 hải lý. Có vậy Trung Cộng mới ngang nhiên dùng vũ lực cướp chiếp Hoàng Sa của VN năm 1974, Trường Sa năm 1988 và vẽ bản đồ lưỡi bò, lập thành phố Tam Sa.. Hiện tại, biển VN từ Quảng Nam vào tới Phan Thiết, kể cả các nước Phi, Nam Dương, Mã Lai trong Ðông Hải, từ bờ ra hải phận chỉ còn có 50 hải lý, đúng như bản đồ nước Tàu mới vừa được ban hành, Tàu công bố cải danh hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của VN , thành một đơn vị hành chánh mang tên Huyện Tam Sa trực thuộc tỉnh Hải Nam, vào tháng 11-2007.
Không kể thời Bắc thuộc huyễn hoặc, bao đời Việt Nam trong dòng lịch sử, khi mất nước cũng như hồi độc lập, ngoại trừ trường hợp bán nước duy nhất của Mạc Ðăng Dung, cho nhà Minh vào năm 1540, không có một vua chúa nào, dám công khai đem một tấc đất hay đảo biển dù ở tận chốn xa xôi muôn trùng, để dâng bán cho giặc như Hồ Chí Minh và đảng VC dám làm.. suốt thời kỳ 1945 cho tới ngày nay. Vậy mà lúc nào, cũng nói Trần Thiểm Bình, Hồ Hán Thương, Mạc Ðăng Dung, Lê Chiêu Thống, Nguyễn Ánh.. cõng rắn cắn gà nhà.
1- GHI NHỚ CÔNG ÐỨC DỰNG NƯỚC CỦA TỔ HÙNG VƯƠNG :
Theo Việt sử, Họ Hồng Bàng là triều đại đầu tiên của nước ta, có quốc hiệu là Văn Lang. Qua truyền thuyết được ghi trong tất cả các bộ sử ký nước Nam, từ trước tới nay thì nước Văn Lang truyền được 18 đời vua, mới bị mất nước về tay Thục Phán, cũng là một người Việt trong nhóm Bách Việt.
Ðó là Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân - Au Cơ, Hùng Quốc Vương, Hùng Việt Vương, Hùng Hi Vương, Huỳng Huy Vương, Hùng Chiêu Vương, Hùng Vị Vương, Hùng Ðịnh Vương, Hùng Uy Vương, Hùng Trinh Vương, Hùng Vũ Vương, Hùng Anh Vương, Hùng Hiền Vương, Hùng Tạo Vương, Hùng Nghị Vương và Hùng Tuấn Vương. Thục Phán đánh bại vua Hùng thứ 18, vào khoảng thế kỷ thứ III trước tây lịch. Do nhà vua là người thuộc nhóm Âu Việt, nên đổi tên nước là Âu-Lạc ( tức là Lạc Việt và Âu Việt), xưng hiệu là An Dương Vương, dời kinh đô từ Phong Châu về Cổ Loa, thuộc Huyện Ðông Anh, tỉnh Phúc Yên (Bắc Phần).
Riêng về danh xưng quốc tổ Hùng Vương của VN, đã có sự bàn cãi sôi nổi của nhiều học giả trong cũng như ngoài nước, cũng chỉ vì các danh từ Lạc Hầu, Lạc Tướng nên phải có Lạc Vương, chứ không phải Hùng Vương. Ðầu tiên là một học giả Pháp tên Henry Maspéro, tiếp theo có Sở Cuồng Lê Dư, Ứng Hòe Nguyễn Văn Tố, Ðào Duy Anh (miền Bắc), Phạm Hoàng Mỹ, Trần Viên Chung (miền Nam).. trước tháng 5-1975. Chung qui cũng vẫn quanh vấn đề, phải gọi vua nước Văn Lang là ' Hùng vương hay Lạc Vương ?'.
Vì nước ta bị Bắc Thuộc cả ngàn năm, nên hầu như các nguồn sử liệu trước đó, đã bị mất mát hay tiêu hủy, nên chẳng có một chứng tích nào sót lại, ngoài sử do người Tàu thời đó viết. Mãi cho tới thời vua Trần Thái Tôn vào năm 1217, sử gia đầu tiên của nước ta là Lê Văn Hưu, mới soạn bộ ' Ðại Việt Sử Ký ', gồm 30 quyển nhưng cũng chỉ bắt đầu, từ thời vua Triệu Vũ Ðế (207 trước TL ) của Nhà Nam Việt, cho tới cuối nhà Hậu Lý (vua Lý Chiêu Hoàng ) mà thôi. Thời Vua Lê Thánh Tôn, quan Lễ Bộ Thượng Thư là Ngô Sĩ Liên, mới tom góp, sưu tầm và ghi chép lại những huyền thoại, truyền thuyết trong dân gian, qua hai tác phẩm ' Việt Ðiện U Linh 'của Lý Tế Xuyên và ' Lĩnh Nam Chích Quái ' của Trần Thế Pháp, để viết bộ ' Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư ', gồm 15 quyển, chia thành hai phần, trong đó 5 quyển đầu gọi là ' Ngoại Kỷ ' chép từ đời Hồng Bàng cho tới năm 938 sau TL, Ngô Quyền đánh đuổi quân Nam Hán, mở nền tự chủ cho dân tộc VN tới ngày nay.
Cũng từ đó, nước ta qua các triều đại, đều làm lễ giỗ Tổ Hùng Vương, vào ngày mồng mười tháng ba (10-3) âm lịch hằng năm. Truyền thống trên bao đời đã khắc sâu vào tâm trí của người Việt cả nước, và phát sinh ra câu phong dao mà ai cũng đều thuộc lòng :
' Dù ai đi ngược về xuôi
nhớ ngày giỗ Tổ, mồng mười tháng ba .'
Trước năm 1945, giỗ Tổ Hùng Vương được quan Lễ Bộ Thượng Thư, thay mặt nhà vua làm chủ tế, tại đền 18 Tổ Hùng được xây dựng từ thời Hậu Lê (hậu bán thế kỷ XV) và liên tiếp được tu bổ nhiều lần vào thời nhà Nguyễn. Ðền Hùng được dựng trên núi Nghĩa Lĩnh, thuộc đế đô Phong Châu của nước Văn Lang. Miền này nay là xã Hy Cương, Huyện Lâm Thao, Tỉnh Phú Thọ (Bắc Phần).
Phong Châu là đia linh nhân kiệt, phong cảnh hùng liệt diễm tình, phía trước có nhiều sông lớn tụ hội, hai bên có nhiều núi cao chầu hầu.Tại đây đất đai từ trên gò xuống tới bãi, đều màu mỡ xanh tốt. Ðúng là nơi định đô lập nghiệp muôn đời của một dân tộc tuyệt luân phi thường, anh hùng bất khuất nhưng tâm hồn phong thái vẫn hòa nhã yêu chuộng hòa bình.
Phong Châu cũng là Bạch Hạc ngày nay, nằm bên tả ngạn sông Lô (Thao), cũng là nơi đã chứng kiến nhiều chiến công của dân tộc trong dòng sử Việt, mà gần nhất là chiến thắng sông Lô trong cuộc chiến tranh Việt-Pháp. Do các yếu tố phong thổ đặc biệt trên, nên khi còn tại vị, các Tổ Hùng đã dựng đền trên núi Nghĩa Lĩnh hay núi Hùng. Nghĩa Cương, Hùng Lĩnh hay Hy Cương đều chung một danh xưng chỉ núi Hùng, cao 175m, nằm trong thôn Cổ Tích. Núi Hùng chung quanh được bao bọc bởi 99 ngọn đồi Voi Phục, với cây cối quanh năm xanh tươi mát mẻ. Ðền Hùng là nơi tế tự trời đất, thổ thần và tiên tổ của dân tộc Hồng-Lạc. Ðền này, từ đó về sau, trải qua các triều đại trong lịch sử, đều được chọn làm Ðền Tổ Hùng Vương.
Phong cảnh đền Hùng muôn đời hùng vĩ, trời xanh nắng ấm vào tiết Thanh Minh nhằm vào tháng ba âm lịch hằng năm. Trong dịp này, Ðền đã có dịp soi bóng trên dòng nước xanh của dòng Bạch Hạc, là vị trí giao lưu của các con sông trong vùng.
Trên đường lên Ðền Hùng, dưới chân nuí có Ðền Giếng, trong đó tới nay vẫn còn chiếc Giếng Ngoc, mà theo truyền thuyết là nơi các vị công chúa con vua Hùng, thường tới tắm gôi, chải tóc và tô môi. Rời Ðền Giếng phía ngoài, qua một một cổng xây bằng đá, để vào Ðền Hạ. Theo sử liệu được ghi chép trong Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư của Ngô Sĩ Liên, thì chính nơi đây, quốc mẫu Âu Cơ của Ðại Việt, một lúc sinh trăm trứng rồi nở thành trăm người con trai. Sau đó mẹ chia phân nửa cho cha là Lạc Long Quân, rồi dẫn những con còn lại lên núi. Phần Lạc Long Quân cũng nhường ngôi vua cho con trưởng là Hùng Quốc Vương làm vua nước Van Lang.
Trong Ðền Hạ có chùa Thiên Quang với gác chuông, bia đá cổ, trên đó ghi khắc công đức dựng nước của Tổ Hùng. Chung quanh chùa còn nhiều đại thụ như thông, tùng rất lâu đời nhưng vẫn xanh tốt, thân cây vài người nối tay ôm không hết, đã nói lên sự thách thức với thời gian của cây, đồng hành là sự tồn tại của dân tộc Hồng Lạc, trong dòng sử Việt, từ ấy đến nay.
Rời Ðền Hạ, leo 168 bậc đá là tới Ðền Trung. Theo truyền thuyết, Ðền Trung là chỗ mà các vị Tổ Hùng luận bàn việc nước với triều thần, mà thời đó được gọi qua danh xưng Lạc Hầu, Lạc Tướng. Ðây cũng là nơi vua Hùng thứ sáu, truyền ngôi cho Hoàng Tử Lang Liêu, là người đã trúng giải nhất trong cuộc thi, với hai thứ bánh Chưng và bánh Dầy, món ăn quốc hồn quốc tuý của dân tộc Việt.
Ðền Trung hiện tại là địa điểm đặt TỔ ÐÌNH NAM BANG, thờ kính Mười Tám Vua Hùng. Trên cùng nơi đỉnh núi là Ðền Thượng với tấm bảng vàng khắc bốn đại tự : 'NAM QUỐC SƠN HÀ '.Ðây chính là nới Các Tổ Hùng hằng năm tới làm lễ Tế Trời Ðất và Thần Nông, Cũng tại Ðền Thượng vào đời vua Hùng thứ sáu, Phù Ðổng Thiên Vương tức là Thánh Gióng đã đánh thắng giặc Ân. Phía bên trái đền, có một ngôi mộ đá rất cổ kính và được mọi người tin là chốn an nghĩ nghìn thu của Hùng Vương thứ 6. Tại đây nhìn chung quanh, có nhiều núi lớn nhỏ, với hình tượng rất giống bầy voi đang hường đầu quỳ chầu Tổ.
Trải qua bao đời, hằng năm dân tộc Việt đều củ hành giỗ Tổ Hùng rất trang trong vào ngày mồng mười tháng ba âm lịch. Ðây được coi là ngày hội lớn nhất của đất nước ta, theo đó dân tộc Việt vốn là Con Rồng Cháu Tiên, qua truyền thuyết Lạc Long Quân-Âu Cơ.
Trong suốt thời gian tồn tại của VNCH, tại thủ đo Sài Gòn cũng có Ðền Hùng, để con cháu hằng năm tới làm lễ cúng giỗ. Chánh phủ Miền Nam đã có một dự án lớn, xây dựng Ðền Hùng trên đỉnh nuí Chứa Chan, gần ngã ba ông Ðồn, thuôc quận Xuân Lộc tỉnh Long Khánh. Tiếc thay chương trình xây dựng bị hủy bỏ theo vận nước vào ngày 30-4-1975. Hiện nay Ðền Hùng đã theo chân người Việt tị nạn khắp các nẻo đường hải ngoại tạm dung, vì người Việt còn thì ngày giỗ Tổ Hùng vẫn miên viễn không ai có thể xoá hay thay thế bằng một danh xưng nào khác, mà ông cha ta đã dựng lên từ mấy ngàn năm trong dòng sử Việt :
' Bia đá chẳng mòn tòa miếu cũ
Văn Lang muôn thuở tỏ Hùng Vương '
2- KHÔNG QUÊN CÁC VỊ TƯỚNG LÃNH QLVNCH ĐÃ HY SINH VÌ NƯỚC
Từ ngày thành lập cho tới khi sụp đổ, QLVNCH có hơn 100 vị tướng lãnh. Người có cấp bậc cao nhất trong quân đội là Cố Thống Tướng Lê Văn Tỵ, Tổng Tham Mưu Trưởng QDVNCH. Nhiều tướng lãnh đã tử trận trước ngày 30-4-1975 như Cố Ðại Tướng Ðổ Cao Trí, tướng Nguyễn Viết Thanh, Nguyễn Bá Liên, Trương Quang Ân, Lê Ðức Ðạt, Nguyễn Văn Hiếu. Các tướng Lý Tòng Bá, Nguyễn Vĩnh Nghi,Phạm Văn Sang, Trần Văn Cẩm.. bi sa cơ giữa trận, còn Ðại Tá Hồ Ngọc Cẩn, Tỉnh Trưởng Chương Thiện, bị VC hành quyết tại Cần Thơ vào ngày 1-5-1975 vì không tuân lệnh đầu hàng.
Sau đó hơn phân nửa các tướng lãnh không bỏ chạy, đều bị bắt đi tù tại các trại giam khổ sai từ Nam ra Bắc, tận biên giới Viêt-Lào-Hoa. Chịu cảnh tù tội gần 17 năm, lâu nhất là các tướng Lê Minh Ðảo, Trần Quang Khôi, Dỗ Kế Giai, Lê Văn Thân và Trần Bá Di. Nói chung chỉ có một số rất ít, tham sống bỏ binh sĩ thuộc cấp, đeo máy bay Mỹ chạy ra ngoại quốc để chết già chết nhục trong sự quên lãng và cười khinh của miệng đời và thuộc cấp.
Nhưng may thay, giữa những kẻ hèn hạ cúi mặt ra đi, trong hàng ngủ tướng lãnh Miền Nam, còn có rất nhiều khuông mặt LỚN đầy UY VŨ HIÊN NGANG, chấp nhận cái chết liệt oanh làm banh mặt kẻ thù lúc đó, góp phần với đồng bào và các chiến sĩ vô danh anh hùng khác, , nêu tấm gương bất khuất của người lính trận, cái tiết tháo ngàn đời của đấng sĩ phu trí thức Hồng-Lạc và trên hết là cái TRÁCH NHIỆM-DANH DỰ của Cấp Chỉ Huy, Lãnh Ðạo : 'Sinh vi Tướng, Tử Vi Thần - Nhất tướng công thành vạn cốt khô nên Thành Mất Phải Mất Theo Thành '.Những danh tướng VN Phạm Văn Phú, Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Lê Nguyên Vỹ, Trần Văn Hai.. ngay khi tổng thống Dương Văn Minh ra lệnh bắt QLVNCH buông súng, rã ngủ đầu hàng Cọng Sản Ðệ Tam Quốc Tế lúc trưa ngày 30-4-1975, các vị trên đã tự tìm cái chết vinh, làm hãnh diện cho màu cờ và sắc áo của QLVNCH, mãi mãi trong dòng sử oai hùng Nước Việt.
+ THIẾU TƯỚNG PHẠM VĂN PHÚ :
Xuất thân từ binh chủng Nhảy Dù, từng tham gia Mặt Trận Ðiện Biên Phủ năm 1954. Nguyên Tư Lệnh Quân Ðoàn II từ 1974-1975. Viết về Tướng Phú, hầu như các sử gia cận đại trong và ngoài nước, phần nào quy trách nhiệm cho ông, trong trận Ban Mê Thuộc thất thủ vào tháng 3-1975. Kế tiếp là cuộc lui quân từ Pleiku về Tuy Hòa, trên Liên Tỉnh Lộ 7-B hoàn toàn thất bại, làm tan vở gần hết lực lượng hùng hậu của Quân Khu 2.
Hậu quả làm hằng trăm ngàn đồng bào vô tội và binh sĩ các cấp đã chết thảm trong khi di tản, vì các cấp chỉ huy cuộc lui quân từ Bộ Tổng Tham Mưu ở Sài Gòn, cho tới ngoài mặt trận, chia rẽ đố kỵ, làm mất hết yếu tố thành công, khác xa với cuộc lui quân đêm 20-4-1975 của SD18BB +LD1ND + TK.Long Khánh + TD82BDQ do tướng Lê Minh Ðảo đi bộ chỉ huy, trên Liên Tỉnh Lộ 2, lính và dân hầu hết đều được về tới Bà Rịa, kể cả TD2/43/SD18BB của Thiếu Tá Nguyễn Hửu Chế, đoạn hậu trong cuộc lui quân thần tốc này.
Tự biết mình là vị tướng trấn giữ biên cương, không làm tròn trách nhiệm trước đồng bào và quân sĩ dưới quyền, tướng Phú đã khẳng khái kết thúc đời mình bằng độc dược ngày 1-5-1975, dù ông có phương tiện để chạy ra ngoại quốc như một vài tướng lãnh khác. Ông chết trước là để tạ tôi với quốc dân và trên hết là chứng tỏ với giặc Cộng, cái uy vũ của người làm tướng Miền Nam, không phải ai cũng hèn hạ như VC từ Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp.. khi sa cơ đã tàn nhẩn bán rẽ đồng đội mình cho địch,, để đổi lấy tiền bạc và mạng sống cá nhân.
+ THIẾU TƯỚNG NGUYỄN KHOA NAM :
Tư Lệnh quân đoàn IV tại Cần Thơ. Ông sinh trưởng trong một gia đình danh giá đạo đức tại Thừa Thiên và xuất thân từ Binh chủng Nhảy Dù. Trong cuộc đời binh nghiệp, Ông là một trong những tướng lãnh Miền Nam, cho tới ngày cuối cùng, luôn được tiếng là liêm chính, nghiêm minh và đạo đức.
Ngày 30-4-1975, dù Sài Gòn bị VC tấn công tứ phía nhưng gần hết lãnh thổ Quân Khu IV, quân lực VNCH và các cấp chỉ huy tại các tiểu khu vẫn còn nguyên vẹn và giũ vững tinh thần. Khi Tổng Thống Minh nghe theo sự xúi giục của Nguyễn Hửu Hạnh và đám VC nằm vùng, bắt QLVNCH buông súng đầu hàng. Tướng Nam tuân hành theo lệnh thượng cấp và kỷ luật quân đội nhưng nhất quyết không bỏ chạy cũng như không chịu nhục trước giặc xâm lăng. Vì vậy ông đã dùng súng tự kết liểu đời mình, ngay văn phòng Tư Lệnh quân đoàn tại Cần Thơ, trong sự thương tiếc trọng kính của thuộc cấp và binh sĩ dưới quyền, trong đó có cố Ðại Tá Tỉnh trưởng Chương Thiện là Hồ Ngọc Cẩn, cùng binh sĩ dưới quyền, không chịu buông súng đầu hàng.
+ TƯỚNG LÊ VĂN HƯNG :
Ông sinh năm 1933 tại Hốc Môn, tỉnh Gia Ðịnh. Nguyên Tư Lệnh Phó quân đoàn IV. Là người hùng, khi còn là Tư Lệnh SD5BB, đã cùng với Chuẩn tướng Trần Văn Nhựt, lúc còn làm Tỉnh Trưởng Bình Long, đã giữ vửng An Lộc, trong suốt 68 ngày bị 4 SD Bắc Việt vây hảm, trong mùa hè đỏ lửa 1972. Từ năm 1973, Tướng Hưng về làm Tư Lệnh SD21BB, sau đó là Tư Lệnh Phó QDIV.
Ngày 30-4-1975, sau khi Dương Van Minh đầu hàng giặc, Thiếu Tướng Nam tuẩn tiết tại văn phòng tư lệnh. Tướng Hưng về nhà, từ giả thân quyến, bạn bè và binh sĩ dưới quyền, rồi tự sát lúc 8 giờ 30 tối cùng ngày, để mãi mãi cùng với các anh hùng liệt nử, đi vào thanh sử VN muôn đời.
+ CHUẨN TƯỚNG LÊ NGUYÊN VỸ :
Nguyên Tư Lệnh SD5BB, một SD dã chiến từ Bắc Việt di cư vào Nam từ năm 1955, trải qua nhiều vị tư lệnh nổi tiếng như Woàng A Sáng, Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Văn Hiếu, Lê Văn Hưng và cuối cùng là Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ từ 1974 cho tới khi tàn cuộc chiến. SD5BB đã trấn giữ nhiều năm vùng đất, tuy sát nách Sài Gòn nhưng hung hiểm, bao gồm các tỉnh Bình Dương, Bình Long và Phước Long.
Tướng Vỹ đả bảo toàn được lãnh thổ gần như nguyên vẹn, cho tới khi có lệnh đầu hàng. Noi gương tiền nhân bất khuất, trước toàn thể sĩ quan các cấp thuộc Bộ Tư Lệnh SD5BB tại căn cứ Lai Khê ố Bình Dương, Tướng Vỹ đã dùng khẩu súng lục Beretta 6,35 ly, từng đeo bên mình nhiều năm, để bắn vào đầu tự sát.
+ CHUẨN TƯỚNG TRẦN VĂN HAI :
Ông xuất thân khóa 7 trường Võ Bị Quốc Gia Ðà Lạt, sinh năm 1926 tại Cần Thơ (tài liệu của Nguyễn Thanh Vân) thuộc Binh chủng Biệt Ðộng Quân và là một trong những cấp chỉ huy đã hoàn thành Trung tâm huấn luyện BDQ. Dục Mỹ vào năm 1961. Ðây là lò luyện thép đúng nghĩa, trong việc đào tạo quân nhân các cấp của binh chủng biệt động, chuyên hành quân rừng núi sình lầy. Trước khi trở thành Tư lệnh SD7BB. Chuẩn tướng Hai, đã giữ chức Chỉ Huy Trưởng BDQ/QLVNCH, góp phần lớn trong việc đánh đuổi cọng sản đệ tam quốc tế, ra khỏi thủ đô Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Ðịnh, trong trận Tết Mậu Thân 1968.
Theo bước các cấp chỉ huy tại quân đoàn IV anh hùng là Thiếu Tướng Nam, tướng Hưng.. nên ông đã tự sát tại căn cứ Ðồng Tâm của BTL.SD7BB vào trưa ngày 30-4-1975. Thi hài ông đã được thuộc cấp, nhân lúc cọng sản đang say men vơ vét chiến lợi phẩm, mang về tận Sài Gòn giao cho gia đình an táng.
Ðúng như lời nhận xét thật vô cùng chí lý của Thiếu tướng Mỹ George Wear : ' khi quân sĩ VNCH được chỉ huy bởi các cấp lãnh đạo cũng như tướng lãnh giỏi, đạo đức, thì Họ chiến đấu xuất sắc như bất kỳ một quân đội của các nước trên thế giới, mà điển hình nhất là trận đánh cuối cùng tháng 4-1975 tại Xuân Lộc-Long Khánh, đã làm cho tập đoàn lãnh đạo cọng sản, tại Bắc Bộ Phủ phải run sợ và la làng, vì bị thương vong và thiệt hại quá to lớn, hơn bất cứ một trận đánh nào đã xảy ra trong chiến cuộc Ðông Dương lần thứ 2 (1955-1975).'
Câu nói trên đã được chứng minh một cách trung thực về khả năng tác chiến thần thánh của QLVNCH, trong viêc ngăn chân và tiêu diệt giặc Bắc xâm lăng. Nhưng tiếc thay những bậc sĩ quan các cấp, đạo đức tài giỏi thì bạc mệnh, đa truân cũng như những cấp lãnh đạo anh minh, lại vô quyền bất lực. Tình trạng VNCH như thế làm sao không mất nước vào tạy đệ tam cọng sản quốc tế ?!
Nên 30-4-1975 muôn đời vẫn là ngày Quốc Hận của Dân Tộc Việt, cho dù ngày mai chế độ CSVN có bị sụp đỗ, thì các thế hệ Việt vẫn không bao giờ quên cột mốc thời đó trong dòng Sư Dân Tộc./.
Từ Xóm Cồn Hạ Uy Di
Tháng 4-2013
MƯỜNG GIANG
No comments:
Post a Comment