11 June 2014

7 yếu tố căn bản đưa đến sự thất bại của Ngô Đình Diệm

7 yếu tố căn bản đưa đến sự thất bại của Ngô Đình Diệm

Sinh ra trong một gia đình theo đạo Công Giáo nhiều đời và lớn lên trong hòan cảnh đất nước bị ngọai xâm, hai yếu tố cơ bản và then chốt đó đã tác động sâu đậm lên con người và cuộc đời của Tổng Thống Ngô Đình Diệm.

Làm quan dưới thời Nguyễn mạt, Ngô Đình Diệm thất bại trong việc tranh dành ảnh hưởng với Phạm Quỳnh nên từ chức Thượng Thư Bộ Lại năm 1933. Từ đó ông có một cuộc sống không cố định mà phần nhiều là ở ngọai quốc.

Từ sau nữa năm 1950, ông Diệm đi Nhật Bản gặp Kỳ Ngọai Hầu Cường Để là một chuyện phụ nhưng thực ra là để gặp một cựu sĩ quan tình báo Mỹ là ông Wesley Fishel, rồi đến Vatican yết kiến Giáo Hoàng Pius XII, người nỗi tiếng vì đã từng thúc đẩy chính Phủ Hoa Kỳ thả từ 1 đến 6 quả bom nguyên tử xuống Bắc Việt để giải cứu quân Pháp bị quân Việt Minh bao vây tại Điện Biên Phủ năm 1954. Sau đó ông Diệm đến Hoa Kỳ rồi đi Thụy Sỹ, Bỉ, Pháp, đến Vatican lần thứ hai, và trạm cuối là trở lại và ngừng chân lâu dài tại Mỹ từ năm 1951. Trong khoảng thời gian hai năm, ông sống trong hai tu viện Maryknoll, vùng Lakewood, bang New Jersey và Ossining, bang New York. Nhờ sự gởi gắm của người anh ruột là Giám mục Ngô Đình Thục, ông Diệm được Hồng y Spellman tiếp nhận, nâng đở và tạo cơ hội giao tiếp với dư luận địa phương qua các buổi nói chuyện tại một vài đại học cũng như tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn, rồi cuối cùng được lọt vào mắt xanh của một vài chính khácht thời đó như Thượng Nghị sĩ Mike Mansfield, John Kennedy, Dân biểu Walter Judd, Chánh án Williams Douglas.... Tháng 5 năm 1953, ông qua Bỉ và sống trong tu viện Benidictine de St. André-les-Purges, năm sau qua Pháp chờ thời trong khi quân Pháp đang bị bại trận tại Điện Biên Phủ.

Pháp thất bại tại Điện Biên Phủ năm 1954, chính sách thuộc địa của Pháp tại Đông Dương qua bao năm xương máu đã đến hồi chung cuộc. Thay chân Pháp, Hoa Kỳ tiếp tục con đường chính trị mới ở Đông Dương mà điểm nóng và then chốt là Việt Nam. Với áp lực của chính phủ Mỹ, nhờ sự can thiệp tích cực của Hồng-y Spellman mà đàng sau là Vatican và sức ép của Phong trào Cọng hòa Bình dân thân Vatican, chính phủ Pháp và Quốc trưởng Bảo Đại buộc lòng phải cử Ngô Đình Diệm làm Thủ tướng trên nữa phần đất phía Nam bằng sắc lệnh 38/ QT do Bảo Đại ký ngày 16. 6. 1954.

Điểm lại một vài dấu tích trên họan lộ chính trị của Ngô Đình Diệm, chúng ta sẽ thấy họan lộ đó nỗi bật hai điểm đã quyết định cuộc đời chính trị thăng trầm của ông. Thứ nhất, Ngô Đình Diệm là một con chiên ngoan ngỏan của Vatican. Thứ hai, Ngô Đình Diệm là con người được lựa chọn để thừa hành chương trình của Mỹ ở Đông Dương sau khi Pháp thất bại.

Bài viết nầy chỉ giới hạn trong phạm vi truy tầm một số nguyên nhân đưa đến sự thất bại của cố Tổng thống Ngô Đình Diệm, trước là để góp phần vào việc soi sáng lịch sử và định vị trí của ông trong dòng sử Việt, sau là để giảm thiểu tình trạng đánh bóng cho nhau hoặc bôi bẩn người khác vì lý do tín ngưỡng.

Bài nghiên cứu nầy cũng không nhằm so sánh Tổng thống Diệm với Chủ tịch Hồ Chí Minh vì tính bất cân xứng và những dị biệt lớn giữa hai nhân vật. Nhưng vì muốn làm sáng tỏ luận điểm Tại Sao Ngô Đình Diệm Thất Bại, chúng tôi không thể tránh khỏi một vài đối chiếu lúc nghiên cứu. Do đó, trước lúc đi vào chủ điểm chính của bài viết, tôi xin trình bày vài nét về quan điểm của mình trong những nghiên cứu.

Sau 1975, nhiều người Việt ở nước ngòai phải sống giữa hai "lằn đạn": bên nầy chụp mũ Cọng sản, bên kia vu khống CIA, mà cá nhân tôi là một. Nhưng không phải vì vậy mà tôi lại méo mó trong việc nghiên cứu và viết lách của mình, mặc dầu tôi thấy có rất nhiều cây bút đã bị uốn rất cong. Lại nữa, tôi chỉ là một người nghiên cứu chứ không phải là người hơn thua nhau trong một trận chiến tuyên truyền nào, nên tôi sẽ cố tránh những danh từ xem ra thiếu ái ngữ hay hạ cấp.

Nếu trong bài nầy có những luận điểm mà quí vị không đồng ý họăc cách xưng hô mà quí vị không hài lòng, thì cũng xin thông cảm rằng, để cho tôi tôi có cái quyền và cái cách được phát biểu quan điểm của mình, dẫu quan điểm đó không hợp với quí vị. Kính mời độc giả cùng tôi tìm hiểu 7 yếu tố căn bản đưa đến sự thất bại của Tổng Thống Ngô Đình Diệm.



MỘT: Tính Truyền Thống

Đối với phong tục và tập quán Việt Nam, một người xuất thân từ một gia đình có truyền thống cách mạng hay một gia đình thuộc giai cấp "thế gia vọng tộc" thì dễ được xã hội chấp nhận và dễ thành công hơn là những người xuất thân từ một gia đình gốc gác mù mờ. Ngô Đình Diệm (1901-1963) ra làm quan dưới thời Nguyễn mạt, vua chỉ là kẻ bù nhìn sống xa hoa lộng lẫy trên xương máu của những người dân bị trị trong một quốc gia bị Pháp đô hộ. "Tam Cương Ngũ Thường, Lễ Nghĩa Liêm Sỉ " không còn là những khuôn mẫu dẫu là khuôn mẫu thô sơ của nhân thế. Xã hội tiêu điều đến như vậy, mà Ngô Đình Diệm lại còn xuất thân từ một gia đình vượt qua các lằn mức đó nữa thì làm thế nào mà có thể thành tựu được sự nghiệp cách mạng, dù ông có muốn đi nữa. Bức thư (viết tay) được tìm thấy trong thư khố Pháp, do Giám Mục Ngô Đình Thục, anh ruột của Ngô Đình Diệm chứ không phải do "cọng sản ngụy tao".

HAI: Chính Nghĩa 

Sau khi bại trận tại Điện Biên Phủ, theo thỏa ước Genève, Pháp phải rút về nước, trao trả chủ quyền và độc lập cho Việt Nam. Mỹ thay chân Pháp với sách lược chận đứng làn sóng xâm lăng của Cọng Sản quốc tế mà đứng đầu là Nga Sô. Ông Diệm được Mỹ đưa về làm Thủ tướng rồi Tổng thống một nữa nước Việt Nam với quốc hiệu Việt Nam Cọng Hoà. Dẫu biện minh họăc giải thích thế nào chăng nữa, nhưng đối với tâm cảm và truyền thống của người dân Việt bình thường, thì người Mỹ lại chỉ là một lọai thực dân mới trên quê hương của dòng giống Việt không khác gì người Pháp, người Nhật, người Tàu trước đó. Chương trình viện trợ ồ ạt và sự hiện diện của các cố vấn và chuyên viên người Mỹ trên mãnh đất miền Nam đã làm cho ông Diệm mất thêm uy tín và dễ tạo sự tuyên truyền hữu hiệu cho chính quyền miền Bắc: "Mỹ là một đế quốc thực dân mới" chẳng khác nào thực dân Pháp trước đây.

Miền Bắc, dưới sự lãnh đạo của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, chính phủ ông cũng nhận viện trợ của Trung Quốc và Nga để đánh Pháp rồi đánh Mỹ, nhưng thành phần nhân sự của hai quốc gia nầy không hiện diện trên đất Bắc, nên bộ máy tuyên truyền của miền Bắc đã tiến hành được một đòn tâm lý chiến vô cùng lợi hại cho việc vận động nhân dân tham gia cuộc chiến gọi là "Chống Mỹ Ngụy cứu nước".

BA: Lực Lượng Chủ Chốt Của Cách Mạng

Thời kỳ Pháp chiếm và đô hộ Việt Nam, hầu hết những người Công Giáo đều hỗ trợ đắc lực cho thực dân Pháp. Câu nói thời danh của Giám Mục Puginier sau đây đã mô tả trọn vẹn tâm chất và hành động của một thành phần người Pháp tay trong: "Không có giáo sĩ và giáo dân, thì người Pháp cũng như cua bị bẻ gãy hết càng" (Sans les missionnaires et les chrétiens, écrit Mgr. Puginier, les Francais seraient comme les crabes auxquels on aurait cassé toutes les pattes).

Cũng trong cái nhìn "cua phải có càng", viên tình báo cao cấp của Hoa Kỳ là Đại tá Edward G. Lansdale đã vận dụng các kế họach nhằm di cư trên bảy trăm ngàn giáo dân từ Bắc vào Nam năm 1954, để cùng với số giáo dân sống ở miền Nam, hậu thuẩn và làm lực lượng nòng cốt cho ông Diệm.

Hầu hết các chức vụ quan trọng trong chính phủ như bộ trưởng, tỉnh trưởng, quận trưởng và các tướng lãnh, các chức trọng yếu trong quân đội, Tổng thống Diệm đều sử dụng người Công giáo. Nếu không thể kiếm được người Công giáo ông mới sử dụng đến thành phần các tôn giáo khác, nhưng sau đó đem bả công danh vật chất dụ họ cải đạo như Nguyễn Văn Thiệu là một trường hợp điển hình mà ai cũng biết. Những người không chịu cải đạo thì khó được thăng cấp và bổ nhiệm mặc dầu họ có đầy đủ khả năng và thâm niên công vụ. Trái lại, nhiều người không có khả năng nhưng vì họ là con chiên thì ông Diệm giao phó những trọng trách mà họ thực sự không có khả năng.

Thật vậy, sự thảm bại tại trận Ấp Bắc (tỉnh Mỹ Tho) vào tháng 1, năm 1963 do Đại tá Bùi Đình Đạm (Tư lệnh sư đoàn 7) và Tướng Huỳnh Văn Cao (Tư lệnh quân khu 4) chỉ huy. Sự thảm bại nầy là hậu quả do hai người chỉ huy nầy không có tài nhưng đựơc giao phó trọng trách quá lớn vì họ là người cùng một tín ngưỡng với ông Diệm..

Để gia tăng số lượng tín đồ, mà mục tiêu chính là để làm hậu thuẩn cho chế độ và bành trướng nước Chúa; mở mang biên cương cho Vatican, ông Diệm và chính phủ ông một mặt thì dùng các linh mục và bà sơ dụ người vào đạo qua các chương trình giáo dục, cô nhi, ký nhi, và từ thiện. Vì thế mới có câu "Vào đạo có gạo mà ăn". Mặt khác qua mạng lưới công an mật vụ, chính phủ Ngô Đình Diệm tìm cách chụp mũ Cọng sản lên đầu tín đồ các tôn giáo khác, tra tấn hoặc bỏ tù họ cho đến lúc họ chịu theo đạo mới thả ra.

Tóm lại, lực lượng chủ chốt trong việc đối đầu với miền Bắc là thành phần Công giáo, chiếm 7 % dân số miền Nam. Ngọai trừ một số rất ít thuộc thành phần các tôn giáo khác, còn số người Công giáo làm nòng cốt cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm là thuộc thành phần đã từng theo hay cọng tác đắc lực với Pháp, nay Pháp thua bỏ về nước, họ theo chân Mỹ chạy vào Nam dưới sự hướng dẫn của Đại tá tình báo Lansdale với khẩu hiệu "Đức Mẹ đã vào Nam".

Trong lúc đó, tại miền Bắc, Chủ Tịch Hồ Chí Minh nhận thức lực lượng cách mạng trong mối tương quan của giai cấp nông dân và thợ thuyền khởi đi từ bản tuyên ngôn của Karl Marx (và Engels) năm 1848. Trong đó, dưới cái nhìn của Marx-Engels, lực lượng chủ chốt của cách mạng là thợ thuyền vì Âu châu thời bấy giờ kỹ nghệ đang phát triển. Lúc đến Trung Quốc là một nước nông nghiệp chiếm đa số, và kỹ nghệ còn thô sơ, lại trọng nam khinh nữ, nên khẩu hiệu của Mao Trạch Đông là 'nông dân và thợ thuyền là chủ chốt của cách mạng', nhưng đã không nhắc gì đến vai trò của người phụ nữ trong xã hội.

Tại Việt Nam, Chủ Tịch Hồ Chí Minh nhận định rằng Việt Nam vẫn còn là một quốc gia nông nghiệp lạc hậu, nhưng số nhân công thợ thuyền trong các đồn điền cao su, trong các hảng dệt, biến chế... cũng đóng một vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng. Và đặc biệt hơn, là trong xã hội số lượng người đàn bà chiếm 50 % dân số. Đàn bà có thể vận tải lương thực, súng đạn, đào hầm...Như thế, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã vượt qua tầm nhận thức của Mao Trạch Đông về lực lượng cách mạng, ông viết 'không có nông dân, không có thợ thuyền thì không có cách mạng. Từ bỏ nông dân, từ bỏ thợ thuyền là từ bỏ cách mạng. Và từ bỏ nữ giới là từ bỏ nữa công trình cách mạng'. Còn lực lượng cách mạng của Tổng Thống Ngô Đình Diệm là 7 % người Công Giáo, như đã nói ở trên thì làm sao tránh khỏi sự thất bại?

BỐN: Gia Đình Trị

Ngô Đình Diệm làm Tổng thống nhưng hoàn tòan thiếu thực quyền. Ông lại tâm đắc với quan niệm "Cái dù che cái cán" hay "Một người làm quan cả họ được nhờ". Vì thế, ông Ngô Đình Khôi, anh ruột ông Diệm, bị Việt Minh giết vì cọng tác với chính phủ bảo hộ thân Pháp thối nát và bù nhìn, thế mà Tổng Thống Diệm bắt dân miền Nam xem ông như một người ái quốc đã hi sinh vì nước, tang lễ lại nâng lên hàng quốc táng.

Giám Mục Ngô Đình Thục, anh ông Diệm và là người con trai thứ nhì trong gia đình, lợi dụng chức quyền của người em làm Tổng thổng để bắt các sĩ quan, quận trưởng, tỉnh trưởng và bộ trưởng đi học các lớp nhân vị tổ chức tại Tòa Giám mục Vĩnh Long. Lễ Ngân Khánh ngày 29. 6. 1963 (kỷ niệm 25 năm làm Giám mục) được tổ chức như quốc lễ. Các bộ hạ thân tín của Giám mục Thục thành lập một Ủy Ban mừng lễ Ngân Khánh gồm các nhân vật như Trương Vĩnh Lễ, chủ tịch Quốc hội kiêm chủ tịch lễ Ngân Khánh, Bộ trưởng Nội vụ Bùi Văn Lương, Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Quang Trình, Viện trưởng viện Đại-học Sài Gòn Lê Văn Thới, Viện trưởng viện Đại Học Huế Cao Văn Luận, và tỉnh trưởng các nơi dĩ nhiên là phải tham gia. Tại các Bộ, các nha, ty, sở, đại học, quân nhân, công, tư chức khắp 43 tỉnh và thị xã tòan miền Nam đều thành lập các tiểu ban để bán vé, và ép công chức và quân nhân cấp uý trở lên mua vé "Mừng Lễ Ngân Khánh". Mỗi vé từ 2.500 đồng đến 5.000 đồng (hối suất lúc đó :1 Mỹ Kim tương đương khoảng 25 đồng tiền Việt Nam). Có người ra sức đóng góp nhiều hơn để lấy lòng "Đức" Giám Mục. Với hành động dĩ công vi tư và bóc lột trắng trợn nầy, Giám mục Ngô Đình Thục thu lượm được bạc tỷ (Vũ Văn Mẫu Sáu Tháng Pháp Nạn 1963, tr. 9, và Hoành Linh Đỗ Mậu Việt Nam Máu Lữa Quê Hương Tôi, California, Hoa Kỳ 1986, tr. 512 & 513).

Giám mục, và em là Ngô Đình Nhu, độc quyền khai thác gỗ quí vùng Long Khánh và dọc đường từ Định Quán đến Lâm Đồng, làm chủ đại thương xá Tax đường Nguyễn Huệ, nhà sách Xuân Thu đồ sộ trên đường Tự Do, cư xá cho thuê ở đường Trần Hưng Đạo, biệt thự sang trọng trên bờ sông Thị Nghè...Từ thượng vàng đến hạ cám, Giám mục Ngô Đình Thục đã không từ bỏ bất cứ một cơ hội nào để làm tiền. Lấy ngân sách quốc gia để xây cất trung tâm Nhân Vị Vĩnh Long, cất nhà cho thuê, xây dựng quán ăn, tiệm giải khát chung quanh trung tâm nầy để kiếm lợi nhuận. Lợi dụng cơ hội trùng tu nhà thờ La Văng để hốt bạc. Ngay cả việc nhờ "Tổng Thống Diệm ra lệnh cho Đại Tá Phùng Ngọc Trưng (hiện ở Pháp), đang chỉ huy ngành Quân Nhu ở Quân Khu I, phải mua nước mắm thối của các bà sơ ở Phan Thiết, để bán cho các gia đình binh sĩ" (Hoành Linh Đỗ Mậu Việt Nam Máu Lữa Quê Hương Tôi, tr. 511).

Ngô Đình Nhu. Tại Sài Gòn, vợ chồng Ngô Đình Nhu có hai biệt thự đồ sộ, một ở đường Phùng Khắc Khoan và một ở góc Pasteur và Hiền Vương. Hai biệt thự nầy thuộc lọai sang trọng nhất nhì Sài Gòn. Tại Đà Lạt, biệt thự nghĩ mát của vợ chồng bà Nhu nguy nga đồ sộ hơn, "gồm có sân vũ cầu, hồ tắm, và nhiều lọai kiến trúc sang trọng khác, đã xây dựng nhiều năm nhưng cho đến trước lúc bị lật đỗ, năm 1963, mà vẫn chưa hòan thành" (The building of this huge complex, consisting of tennis courts, swimming pool, and several luxurious structures, took several years and had not really been completed before the coup d'état in 1963. Tran Van Đon, Our Endless War, Presidio Press, San Rafael, Ca. 1978, p. 64).

Ngoài ra, cùng với người anh là Ngô Đình Thục, vợ chồng ông Nhu khai thác rừng gỗ quí ở Định Quán và dọc đường Định Quán – Đà Lạt. Khai thác nước suối Vĩnh Hảo, lông vịt ở Chợ Lớn, phân chim ở các đảo Trường Sa, Hoàng Sa, nhà thuốc Tây O.V.P. Đó là chưa kể thủ lợi qua các chương trình viện trợ của Mỹ, tổ chức các sòng bạc kín và vĩ đại, buôn bán thuốc phiện.

NĂM: Diệt Các Đảng Phái Và Giáo Phái

Ông Diệm người Quảng Bình, được xem như là người miền Bắc (vì ở bên kia vĩ tuyến 17) vào làm "vua" miền Nam. Với óc địa phương "Nam Kỳ Quốc", nhiều người miền Nam không ưa. Đã thế, chính phủ Ngô Đình Diệm lại có chính sách đàn áp và tiêu diệt các đảng phái quốc gia, tiêu diệt Cao Đài, Hòa Hảo vốn là hai giáo phái mạnh và được nhiều người miền Nam mến mộ. Tướng Trịnh Minh Thế của Cao Đài bị giết mờ ám, tướng Ba Cụt Lê Quang Vinh của Hòa Hảo bị lừa rồi bị hành quyết, giáo chủ Phạm Công Tắc bị bôi bẩn để triệt tiêu, phải chạy trốn sang Nam Vang. Hành động thiếu sáng suốt biến bạn thành thù đã tạo thành những thế lực chống đối nhà Ngô lúc ngấm ngầm, lúc công khai ầm ỷ làm lung lay gốc rễ của chế độ.

Trong lúc đó, Hồ Chí Minh đã có chủ trương tôn giáo khôn khéo. Năm 1946 tại Paris, ông đề nghị chương trình Tam Tự với các bà con người Công Giáo: Tự Dưỡng, Tự Quản và Tự Truyền; tách rời khỏi sự khống chế quá mức của Vatican. Tại miền Bắc, ông mời Giám mục Lê Hữu Từ làm cố vấn, Nguyễn Mạnh Hà (người Công Giáo) làm bộ trưởng kinh tế trong chính phủ VNDCCH đầu tiên.

Ngô Đình Diệm, một con chiên Việt Nam ngoan đạo, và dòng họ ông ta, không còn nằm trong thành phần vọng ngoại và trọng ngọai nữa mà đã biến thành những người Việt- gian đắc lực. Hành động nầy được Giám mục Ngô Đình Thục, anh ruột của chính Tổng thống Ngô Đình Diệm chứ không phải người nào khác, cho biết trong một bức thư gởi cho Tòan Quyền Decoux năm 1944 như đã trình bày ở đọan trước.

Nói như Linh Mục Hoàng Quỳnh "Thà mất nước không thà mất Chúa". Nhưng Chúa (nếu có) thì ở tận mải trên trời xanh không ai thấy, không ai biết. Do đó, câu nói trên phải được hiểu "Thà mất nước, chứ không thà mất Vatican", vì Vatican theo tín lý là cơ quan đại diện cho Chúa ở trần gian. Vì thế, Pháp đã gài cô Nguyễn Thị Lan, một tín đồ đạo gốc, làm vợ vua Bảo Đại với hy vọng biến ông vua Việt Nam tương lai, Bảo Long, thành một tín đồ của Vatican làm vua trong một quốc gia có trên 80 % là Phật Giáo. Cũng vậy, hai thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Cọng Hòa, người dân miền Nam Việt Nam không có tự do dân chủ, họ không có quyền chọn lựa người đại diện họ. Hai Tổng thống đều là người Công Giáo trong số dân mà họ chỉ có 7%. Đây cũng là một trong những lý do làm cho dân chúng bất mãn chế độ.

Như đã trình bày ở phần đầu, những chức vụ quan trọng trong quân đội, trong các bộ các ngành, tỉnh trưởng, quận trưởng, viện trưởng, giám đốc, trưởng phòng v.v. đều do người Công Giáo nắm giữ. Nếu thiếu không kiếm được người cùng tôn giáo mới bổ nhiệm người các tôn giáo khác. Sau đó, ông Diệm dùng miếng mồi thăng chức, thăng quyền nhanh chóng cho những ai bằng lòng cải đạo. Thí dụ: Ông Trần Văn Lắm cũng nhờ đổi đạo mà giữ đựơc chức Đại biểu Chính phủ tại Nam Phần, về sau làm đại sứ. Nhờ theo Thiên Chúa giáo mà Nguyễn Đình Thuần từ chức Đổng lý Văn phòng Bộ Quốc Phòng được thăng lên chức Bộ trưởng Phủ Tổng Thống. Đại tá Nguyễn Văn Y nhờ rữa tội nên được bổ nhiệm chức Tổng Giám đốc Nha Cảnh Sát Công An. Nguyễn Văn Thiệu cũng nhờ rửa tội mà lên cấp tá dưới thời ông Diệm, và về sau được Mỹ cho làm Tổng thống Đệ Nhị Cọng Hòa (Sáu Tháng Pháp Nạn 1963, Vũ Văn Mẫu, Giao Điểm 2003, trang 53). Thật là nhục nhã cho một số người có học mà chạy theo chức quyền.

Tại các thôn làng, các vùng kinh tế mới, Ấp Chiến Lược, công an mật vụ của ông Diệm, Nhu và Cẩn vu khống, chụp mũ Cọng sản lên đầu dân lành rồi bắt họ bỏ tù. Sau đó, các bà sơ và linh mục, giám mục tìm cách móc nối với gia đình nạn nhân và khuyên họ cải đạo để được thả về còn không thì bị tù rục xương. Có nhiều người thà chết không chịu bỏ đạo nên bị chết trong tù do thương tích tra tấn, hoặc do đỗ nước lạnh hay nước xà bong vào miệng, sau đó cai tù đứng lên bụng đạp cho nước tràn ra, và tiếp tục làm như vậy cho đến lúc nạn nhân chỉ còn thoi thóp chờ chết.

SÁU: Kỳ Thị Tôn Giáo Để Bành Trướng Nước Chúa 

Ngô Đình Diệm là một con người có đến hai nhiệm vụ. Là một chính khách do Mỹ đưa về, ông phải thỏa mãn đường lối của chủ. Là một tín đồ ngoan đạo, ông có bổn phận bành trướng nước Chúa. Đây là lý do chính để giải thích tại sao ông Diệm và anh em ông ta kỳ thị và đàn áp Phật Giáo, một tôn giáo có gốc rễ lâu đời và có số lượng tín đồ đông nhất Việt Nam.
Không riêng gì ở Việt Nam, mà hầu hết bất cứ quốc gia nào, nhất là các nước kém mở mang, lúc trở thành một tín đồ của đạo thờ ngài Giê-Su thì họ có khuynh hướng vọng ngọai, trọng ngọai và thường muốn ly khai với tổ quốc của chính họ. Gần Hoa Kỳ thì có nước Mễ Tây Cơ. Giáo hội Công giáo của quốc gia nầy thường chống lại tổ quốc của họ và làm lợi cho ngoại bang là Tây Ban Nha. Vì thế, Hiến Pháp 1917 của Mễ đã ngăn cấm giáo hội Công giáo mở trường học và sở hữu bất động sản. Các tu sĩ lúc ra đường thì bị cấm không cho mặc đồ tu, không có quyền bỏ phiếu...

Gần Việt Nam, nước Phi Luật Tân bị người Bồ Đào Nha chiếm từ thế kỷ 15, cưởng bách dân Phi trên 80 % cải đạo qua Công giáo. Vua Philip của Tây Ban Nha lấy tên mình đặt tên cho quốc gia nầy là Philippines, có nghĩa là những hòn đảo của vua Philip. Cái nhục quốc thể nầy không bao giờ gỡ ra được vì hầu hết dân Phi là Công giáo. Ngày nay, tại một vài đảo xa thủ đô Manila, quân thiểu số Hồi Giáo chống lại quân chính phủ và đòi lập một nước độc lập tự trị cũng do những nguyên nhân lịch sử nầy.

Trong kế họach cưởng bách đổi đạo, các chính quyền Công giáo đã không từ bỏ bất cứ một hành động tàn ác nào. Chính phủ Ustashi của Ante Pavalic là một thí dụ. Quốc gia Nam Tư (Yugoslavia) nằm trên bán đảo Balkan thuộc khối Đông Á phía Nam giáp nước Ý. Nam Tư có đến 6 bộ tộc khác nhau. Chủng tộc Serbia có khoảng 8. 5 triệu dân, theo Chính Thống giáo. Bộ tộc Croatia có khoảng 4. 5 triệu, theo Công giáo La Mã. Bốn bộ tộc còn lại dân số khoảng 7. 5 triệu theo Hồi Giáo. Tháng 4.1941, Hitler chiếm Nam Tư rồi biến bộ tộc Croatia thành một quốc gia riêng biệt, lập chính phủ mới có tên là Ustashi do một giáo dân cuồng nhiệt, Ante Palavic, làm Tổng thống với sự hổ trợ của giáo hội Vatican La Mã. Quân đội Đức Quốc Xã và những đội quân của các linh mục chỉ huy đi lùng bắt và khủng bố để cưởng bách tín đồ Chính Thống giáo đổi đạo. Chỉ một thời gian khỏang 8 tháng mà có đến 30 % dân Serbia bị đổi đạo, và khoảng 1. 2 triệu bị giết vì không chịu theo Công giáo La Mã.

BẢY: Không Đáp Ứng Nhu Cầu và Quyền Lợi Của Ngọai Bang

Những ai có sống trên đất Mỹ nhiều năm hoặc có tìm hiểu về chính sách của chính phủ Hoa Kỳ thì sẽ thấy rằng, họ không có bạn cũng chẳng có thù nhưng chỉ vì quyền lợi mà thôi. Thực vậy, lúc cần phải bang giao với Việt Nam, (một quốc gia thù địch số một vì trong suốt chiều dài lịch sử của Mỹ họ chưa bao giờ thua trận tại một nước nào ngọai trừ Việt Nam), thì mặc cho cọng đồng người Việt nước ngòai (nhất là tại Hoa Kỳ) vận động, biểu tình, chống đối, gởi kiến nghị, dâng thỉnh nguyện thư, nhưng chính phủ Hoa Kỳ sau khi bỏ lệnh phong tỏa kinh tế họ lại ký giao thương với chính phủ Việt Nam, họ có bao giờ quan tâm đến những thành phần mang thù hận ngút ngàn họăc những kẻ Việt Nam vong bản tha hương!

Ông Ngô Đình Diệm sau bao năm hết đến Vatican thì trở lại Mỹ, thôi ở tu viện nầy lại đến trú tại tu viện khác. Lúc tình hình chín muồi vì Pháp đã bại trận sau gần 100 năm đô hộ Việt Nam, ông Diệm được Hoa Kỳ đưa về và cho làm Thủ Tướng rồi Tổng Thống trên một phần đất có hơn 80% dân chúng khác tín ngưỡng với ông. Nhưng lúc ông Diệm vụng về và lộ liễu trong vấn đề kỳ thị tôn giáo làm cho chính phủ Hoa Kỳ khó ăn nói với thế giới, và nhất là lúc họ biết được ông liên lạc với miền Bắc để kiếm một thế đứng khác, thì chính phủ Hoa Kỳ bỏ rơi ông. Do đó, biến cố Phật Giáo năm 1963 chỉ là một phụ lực đẩy thêm cái cánh cửa mục nát đã sút hết bản lề. Đây cũng là một bài học mà những người làm chính trị cần lưu ý.
Lúc chính phủ Pháp bại trận tại Điện Biên Phủ cũng có nghĩa là lúc Chủ nghĩa Thực-dân và phong trào đi chiếm thuộc địa toàn thế giới bị cáo chung. Và sự chiến thắng của quân đội Việt Minh tại Điện Biên Phủ ở miền Bắc Việt Nam cũng có nghĩa là sự thắng lợi của chủ nghĩa Cọng Sản quốc tế. Vì thế, Hoa kỳ thay chân Pháp mà một trong những mục đích chính là chận đứng sự bành trướng của Cọng Sản quốc tế ở vùng Đông Nam Á, nếu không thì thế ngọai giao của Hoa kỳ trên chính trường quốc tế bị thu hẹp, các đồng minh khinh thường hoặc dần dần xa lánh, và thị trường của Mỹ sẽ bị giới hạn. Điều đó cũng có nghĩa là quyền lợi của giới tư bản trong chính quyền Hoa Kỳ bị thương tổn, kéo theo sự lung lay thị trường chứng khóan thế giới mà các cổ phần của giới tư bản và cổ phần của các tổ chức tôn giáo Tây Phương cũng bị ảnh hưởng theo.

Thực vậy, mặc dầu nói là dân chủ tự do, nhưng không giàu có thì không thể trở thành Tổng thống hay nghị sĩ dân biểu trên đất Hoa Kỳ. Bằng chứng là Bộ trưởng Quốc phòng McNamara từng là giám đốc công ty hảng xe hơi Ford, và ngọai trưởng Dean Rusk từng là giám đốc công ty khí giới. (Cũng như cuộc chiếm đóng Iraq hiện nay, chính phủ Hoa Kỳ gọi đó là cuộc "Giải Phóng Iraq" (For Iraqi Liberation), nhưng những đòan biểu tình tại Mỹ lại cho là hành động "Lấy Máu Đổi Dầu" (Blood For Oil) vì Iraq là quốc gia có sản lượng dầu hỏa đứng hàng thứ nhì (?) thế giới. Báo Washington Post số ra ngày 28. 8. 03 cho biết rằng công ty Halliburton, do phó Tổng Thống Dick Cheney làm giám đốc trước đây, nhận được hợp đồng 1.7 tỉ Mỹ-kim và một số các hợp đồng khác trị giá hằng trăm triệu Mỷ-kim mà tất cả đều không thông qua một thủ tục đấu thầu bình thường nào.

Được đắc cử mà không phục vụ quyền lợi của giới tư bản thì cũng khó sống. Cái giá đó nhiều khi phải trả bằng chính mạng sống của mình như trường hợp Tổng Thống Kennedy, người có dự định rút quân ra khỏi Việt Nam sau khi tái đắc cử nhiệm kỳ 2, trong lúc số khí giới và các sản vật cung ứng cho Thế Chiến Thứ 2 còn tồn đọng quá nhiều chưa có cơ hội tiêu thụ hết để thu lợi nhuận.

Cũng thế, Giáo Hòang Pius XII vận động và đề nghị chính phủ Hoa Kỳ thả từ 1 đến 6 qủa bom nguyên tử bậc trung xuống Bắc Việt để giải cứu cho quân đội Pháp bị bao vây tại trận Điện Biên Phủ, cũng nhắm đến hai mục đích chính: Một là Vatican có rất nhiều cổ phần trong tất cả các công ty sản xuất khí giới chiến tranh, mà khí giới chiến tranh chỉ có thể tiêu thụ bằng chiến tranh khí giới. Do đó, nếu cuộc chiến Việt Nam chấm dứt thì Vatican và các nhà tư bản có nhiều cổ phần trong các công ty dĩ nhiên là không muốn. Lý do thứ hai là cần cuộc chiến và mựơn tay thực dân đế quốc để biến dân Việt Nam thành một quốc gia tòan tòng Công Giáo (và sau nầy có thêm Tin Lành) để dễ thống trị : Hình ảnh con cua gãy càng là một thí dụ rất chính xác của Giám Mục Puginier mà chúng ta nên nhớ làm lòng để giữ gìn quốc gia xứ sở.

Ngô Đình Diệm không thể sống vì ông là một người làm công không đáp ứng được quyền lợi của chủ. Nói như thế không có nghĩa là tôi chê bai ông Diệm, mà nếu giả sử chúng ta là ông Diệm thì cũng bị giết chết nếu chúng ta không chuẩn bị cho mình cái thế dân tộc và nhân dân hậu thuẫn từ ban đầu. Nhưng rất tiếc, vì cái thế dân tộc, nếu có, của Ngô Đình Diệm là tập đòan giáo sĩ và hơn một triệu con chiên ít học và cuồng tín thì làm sao đứng vững được? Lý do khác mà người ta bỏ ông Diệm vào hòm cũng chẳng phải vì ông Diệm có tinh thần quốc gia dân tộc và độc lập tự cường như một số người bênh vực nhầm, nhưng vì ông Diệm quên rằng khi người ta dẫn ông về thì ông phải biết cái mà người ta thích, và phải làm cái mà người ta muốn. Điều đó tổ tiên đã dạy rất kỷ nhưng chúng ta có lẽ vì học quá thuộc nên quên chăng: "Ta về ta tắm ao ta".

Thêm vào đó, ông Diệm lại ngầm liên lạc với Hồ Chí Minh để được "bảo đảm" cái ghế "Thủ Trưởng Miền Nam trong Liên Bang Việt Nam sau nầy", chứ cũng chẳng phải ông Diệm muốn hai miền thống nhất để tiết kiệm xương máu của nhân dân như một vài tay chân bộ hạ bênh vực thiếu cơ sở. Có người lại không biết sự hứa hẹn cái ghế "Thủ Trưởng Miền Nam" nên lớn tiếng nói rằng "Cụ Còn Thì Miền Nam Không Rơi Vào Tay Cọng Sản". Để làm sáng rõ vấn đề nầy và tránh bị chụp mũ "Cọng Sản", tôi trích một đọan của Giáo sư Tôn Thất Thiện, tiến sĩ chính trị học, từng là Bộ Trưởng Thông Tin chính phủ Việt Nam Cọng Hòa trước 1975, và cũng là một trong những người bênh vực ông Diệm hết mình và chống Cọng "chết bỏ" ở hải ngọai, đăng trên Nhật Báo Người Việt, một tờ báo cũng thuộc lọai chống Cọng hung hản. Báo Người Việt, mục Diễn Đàn, California ngày 19. 8. 2003, bài viết có tựa đề "Một Quan Điểm Mới Về Vụ Đảo Chánh Tháng 11, 1963", giáo sư Tôn Thất Thiện viết:

"Nhìn từ một khía cạnh Á-đông, "thảm kịch Việt Nam" được thấy như sau. Ông Ngô Đình Diệm đã thực hiện được một kỳ công lớn: ông đã dành được một danh vị mà tất cả những người Việt có nguyện vọng làm lãnh tụ quốc gia đều mơ mộng: được công nhận ngang hàng với Hồ Chí Minh. Điều nầy rõ ràng khi Hồ Chí Minh nói với ký giả cọng sản trứ danh Úc Wilfred Burchett, rằng: "Ông Diệm là một nhà ái quốc theo kiểu của Ông ấy", và " khi nào anh gặp Ông ấy, anh bắt tay Ông ấy hộ tôi".

"Nhân dịp Tết, ông Hồ nhờ Hội Quốc Tế chuyển cho Ông Diệm một cành đào nở hoa. Ông Diệm cho chưng cành đào nầy trong phòng khách dinh Gia Long cho ngọai giao đòan thấy. Các nhà ngọai giao lấy việc nầy làm lạ, vì họ không hiểu rằng dữ kiện nầy có một ý nghĩa biểu tượng: đó là một biểu lộ sự tôn kính của Hồ Chí Minh đối với ông Ngô Đình Diệm ! "

*****

Những sử liệu nêu trên cho thấy Tổng thống Ngô Đình Diệm xuất thân từ một gia đình Công giáo Ba Đời Việt Gian, không để lại được một tác phẩm hoặc một bài diễn văn, tự viết, để cho thấy tư tưởng chính trị và chương trình hành động của mình, không tranh đấu và khó nhọc trên chính trường, được thực dân Pháp cho chức Thượng Thư dưới thời Nguyễn mạt. Ông ra hải ngoại, sống từ tu viện nầy sang tu viện khác. Lúc thời cơ đến, ông được ngoại bang bồng về LÀM CÔNG dưới danh vị Thủ Tướng rồi Tổng Thống để thực hiện chính sách và bảo vệ quyền lợi của CHỦ.
Cọng sự viên thân tín và cũng là những người trực tiếp đẩy ông xuống huyệt là mấy anh em người nhà: tham nhũng, hối lộ, ham quyền, lạm chức.

Lực lượng hậu thuẫn trực tiếp là Giáo Hội Công Giáo Việt Nam và trên một triệu con chiên. Còn 80 % dân chúng khác tín ngưỡng thì bị đối xử bất công hoặc như kẻ thù, người thì bị tra tấn, tù đày, cưỡng bách cải đạo, kẻ thì bị giết.

Dối gạt dân chúng, nhất là thành phần quân nhân, để đấu thầu chống cọng thu lượm đô la Mỹ. Không thực hiện được những điều mà CHỦ muốn, lại còn ngầm liên lạc với miền Bắc để kiếm ghế Thủ Trưởng Miền Nam nên bị CHỦ giết. Con người và sự nghiệp của Ngô Đình Diệm giản dị và rõ ràng như thế.
Tuy nhiên, một cách khách quan hơn, chúng ta có thể thông cảm phần nào cố Tổng thống Ngô Đình Diệm vì trong các sử liệu không thấy có ai nói ông tham nhũng hối lộ và cáo buộc ông trực tiếp thi hành các chính sách độc ác bất công. Hầu hết các sử gia đều chỉ nói nhiều về, và nói một cách khinh miệt, anh em ông và chính phủ ông cũng như chính sách của cái tôn giáo mà ông là một tín đồ. Nhưng dẫu có thông cảm đến mức nào đi nữa, thì cố Tổng thống Ngô Đình Diệm phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về tất cả những sự thịnh suy của miền Nam trong giai đoạn ông cầm quyền. Ông là một người ngây thơ, đức mỏng nhưng ngôi cao, tài hèn mà làm việc lớn thì chắc chắn thất bại. Do đó, những danh từ như anh minh, chí sĩ, hoặc gán cho ông có tinh thần quốc gia, độc lập, chủ quyền, hoặc "Cụ còn thì miền Nam không mất" v.v. , tất cả những cái đó đều hư dối, sai với thực tế, cần được bải bỏ.

Nếu để khen ngợi một người không tham nhũng, thì tôi xin gởi đến cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm một nén hương lòng. Còn việc tổ chức lễ hàng năm để đánh bóng ông thì hoàn toàn nhảm nhí, cũng như có người muốn vận động làm đài kỷ niệm để tôn vinh một người bất xứng trong tất cả mọi lãnh vực, mà sử liệu đã cho thấy, thì không nên. Hai việc làm thiếu cân nhắc nầy cần được chấm dứt để khỏi nhục cho cọng đồng người Việt chúng ta.

Những khủng hoảng rối ren sau 1963 là lỗi của các vị tướng lãnh không lịch lãm trên trường chính trị. Những rối ren đó là điều bất hạnh cho các nước nhược tiểu, gồm có Việt Nam, bị làm con cờ thí cho ý thức hệ và quyền lợi của các cường quốc. Và sự rối ren ấy cũng khó ngăn cản được nhất là dưới thời ông Diệm, vì giới tư bản, qua những danh từ hoa mỹ, nhưng không ngoài mục đích cần phải tiêu thụ hết các sản phẩm còn tồn đọng sau Đệ Nhị Thế Chiến.

Do đó, tư tưởng và hành động của tất cả mọi người dân phải đặt trên nền tảng "Ta về ta tắm ao ta". Ta thương ta là tình thương trung thành hơn cả. Nên "Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi" như ông Bụt đã khuyên./-

CDNV

No comments:

Post a Comment



Thật vậy, dân tộc Việt Nam hãy can đảm đứng lên để lật qua những trang sử cộng sản đẫm máu và đau thương. Đã quá trễ rồi. Ngày nào còn cộng sản, thì còn chết chóc, tù đày, tự do, nhân quyền còn bị chà đạp.
Nhà cầm quyền cộng sản, hơn lúc nào hết, luôn buộc người dân lo nghĩ đến chuyện miếng ăn, cái mặc. Cái bụng lúc nào cũng phải cảm thấy còn đoi đói, chưa no. Và người dân thì thiếu thốn nhu yếu phẩm, lo chạy gạo từng bữa. Ðủ hôm nay thì thiếu ngày mai, hay được nồi cơm sáng, thì lại chưa có nồi cơm chiều. Cuộc đời cứ quần quật lo đói rách như thế, thì xin hỏi, còn chi thì giờ mà nhân dân nghĩ đến tranh đấu, hoặc đòi hỏi tự do dân chủ nhân quyền?
Cụ Tây Hồ Phan Chu Trinh từng dạy: “Xét lịch sử xưa, dân nào khôn ngoan biết lo tự cường tự lập, mua lấy sự ích lợi chung của mình thì càng ngày càng bước tới con đường vui vẻ. Còn dân thì ngu dại, cứ ngồi yên mà nhờ trời, mà mong đợi trông cậy ở vua ở quan, giao phó tất cả quyền lợi của mình vào trong tay một người, hay một chính phủ muốn làm sao thì làm, mà mình không hành động, không bàn luận, không kiểm xét, thì dân ấy phải khốn khổ mọi đường. Anh chị em đồng bào ta đã hiểu thấu các lẽ, thì phải mau mau góp sức lo toan việc nước mới mong có ngày cất đầu lên nổi”.
"The religion of the future will be a cosmic religion. The religion which is based on experience, which refuses dogmatism. If there's any religion that would cope with modern scientific needs it will be Buddhism." Albert Einstein

Tôn giáo trong tương lai sẽ là tôn giáo của vũ trụ. Tôn giáo này dựa trên kinh nghiệm và không chấp nhận chủ nghĩa giáo điều. Nếu có một tôn giáo nào tương thích với khoa học hiện đại, đó chính là Phật Giáo.




Bạn Ơi Hãy Cùng Nhau Đấu Tranh Cho Cuộc Sống Của Mình & Tương Lai Của Con Cháu Mình !!!



Nhân Dân Cần Nhận Diện Bộ Mặt Thật Của Giới Cầm Quyền. Phải Hành Động Cụ Thể Đối Với Bọn Chúng !!!



Chỉ Mặt, Nhận Diện Bọn Cán Bộ Óc Đất, Lũ Công An Lưu Manh, Đám Quan Chức Tham Nhũng, Tay Sai !!!

Công Nhân Bị Đánh Đập Tàn Nhẫn, Dã Man !!!


Followers