Nhật Ký Biển Đông: Mỹ Sẽ Dàn Xếp Với Ô. Assad?
Nhật Ký Biển Đông hai tuần cuối Tháng Giêng ghi nhận những chuyển biến quan trọng như sau:
Tình hình thế giới:
- AFP ngày 17/1/2016: "Tổng Thống Milos Zeman của Cộng Hòa Czech được biết như là người có những bình luận dữ dội chống lại di dân, nói rằng hầu như cộng đồng Hồi Giáo không thể nào hội nhập vào xã hội Âu Châu." Còn Thủ Tướng Anh Cameron nói rằng "Phụ nữ Hồi Giáo phải học tiếng Anh ở một mức nào đó nếu không sẽ bị trục xuất khỏi Anh." Lời tuyên bố này được đưa ra khi chính phủ chi một ngân khoản 26 triệu euro cho chương trình dạy Anh Ngữ cho các cộng đồng Hồi Giáo sống cô lập và hy vọng họ sẽ hội nhập vào xã hội. Cũng theo thống kê, trong số 190,000 phụ nữ Hồi Giáo sống ở Anh, 22% chỉ biết chút ít hoặc không biết một tí tiếng Anh nào cả. (Có lẽ chỉ yes, yes, no, no) Lý do Ô. Cameron nêu ra là những người không biết tiếng Anh dễ bị khuyến dụ bởi những trang tin điện tử của quân khủng bố.
Thực tế lịch sử chứng minh, cùng chủng tộc cùng ngôn ngữ, dù trong cùng một quốc gia, nhưng khác tôn giáo cũng khó lòng hòa đồng với nhau. Nhưng vì là thiểu số cho nên sự xung đột không đáng kể hoặc không thấy rõ. Nhưng nếu là đa số, sẽ là nội chiến, rồi sẽ phải phân chia lãnh thổ theo biên giới tôn giáo. Cho nên tôn giáo là một nhân tố gây chia rẽ lớn nhất giữa con người và con người. Kosovo, Đông Timor, Nam Sudan cùng một quốc gia nhưng tách ra vì khác biệt tôn giáo. Giả sử nước Mỹ có khoảng 40% là Hồi Giáo thì chắc chắn lịch sử nước Mỹ sẽ thay đổi, hiến pháp sẽ thay đổi để chia quyền cho người Hồi Giáo. Chẳng hạn, nếu tổng thống là Thiên Chúa Giáo/Tin Lành thì thủ tướng phải là Hồi Giáo và ngược lại giống như hiến pháp của Li-băng. Đó là sự thực hiển nhiên.
- AP ngày 17/1/2016: "Thành Phố Ramadi trước đây với 500,000 cư dân, nay trở thành đống hoang tàn đổ nát sau khi quân chính phủ tái chiếm thành phố này." Theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc, kể từ cuộc chiến chống ISIS tới ngày 31/10/2015 tối thiểu 18,802 thường dân Iraq chết và 36,245 bị thương. Vậy ai thích chiến tranh hãy nhìn vào tấm gương Iraq và Syria. Xin đừng nằm trong nệm ấm, chăn êm để hô hào chiến tranh. Hãy cho con em mình ra chiến trường trước khi kêu gào chiến tranh.
- AFP ngày 18/1/2016: "Thủ Tướng Nhật Bản Shizo Abe hiện đang chủ tọa Khối G-7 nói rằng ông mong muốn Tổng Thống Nga Putin quay trở lại nhóm để giúp giải quyết những khủng hoảng kéo dài lê thê ở Trung Đông. Chúng ta cần sự can dự có tính xây dựng của Nga. Chúng ta tin rằng một cuộc đối thoại thích hợp với Tổng Thống Nga là quan trọng." Đây là những lời mở đầu thân thiện của Ô. Abe trước cuộc gặp gỡ với Ô. Putin sắp tới đây. Theo CNN ngày 22/1/2016, "Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ John Kerry nói rằng cuộc cấm vận gây thiệt hại cho Nga có thể được gỡ bỏ trong vài tháng tới do sự hợp tác của Nga." Còn Bộ trưởng Kinh Tế Pháp Emmanuel Macron cho biết, nước này hy vọng các lệnh trừng phạt quốc tế nhằm vào Nga sau cuộc khủng hoảng Ukraine sẽ được dỡ bỏ trong mùa hè 2016. Còn theo AFP ngày 28/1/2016, "Chủ Tịch NATO, Ô. Jens Stoltenberg xác nhận liên minh này đang thảo luận việc nối lại đàm phán với Nga sau khi đứt đoạn vào năm 2014 vì cuộc khủng hoảng Ukraina. Cuối cùng thì các đại cường cũng phải hòa hoãn với nhau để cùng sống. Thực tế là Nga không thể tiêu diệt Âu Châu và Âu Châu cũng không thể đánh xập Nga.
Trong chuyến viếng thăm Ba Tư, Chủ Tịch Tập Cận Bình đã gặp gỡ Giáo Chủ Ali Khamenei và Tổng Thống Rouhani, "Hai bên tán thành nguyên tắc không can thiệp vào những vấn đề quốc tế, chống lại bá quyền, chống khủng bố và giải quyết sự khác biệt giữa những quốc gia qua đối thoại." Theo Reuters, Giáo Chủ Ali Khamenei nói rằng Ba Tư không bao giờ tin tưởng Tây Phương và sẽ gia tăng thương mại song phương với Trung Quốc lên tới 600 tỉ đô-la tức gấp 10 lần trong thập niên tới. Còn Ô. Tập Cận Bình nói rằng Trung Quốc muốn tăng cường ngoại giao với các "quốc gia độc lập" và Hoa Kỳ không thành thật trong việc chống khủng bố ở khu vực. Theo một số nhà bình luận, việc viếng thăm Trung Đông của Ô. Tập Cận Bình khiến vị thế của Ba Tư gia tăng và một số quốc gia Trung Đông có thể ngả theo Ba Tư thay vì Ả Rập Sê-út. |
- Bloomberg News ngày 18/1/2016: Ba Tư tiếp tục theo đuổi việc phát triển hỏa tiễn đạn đạo sau khi 11 công ty và giới chức có liên quan đến chương trình bị cấm vận. Ba Tư nói rằng hành động của Mỷ đã tiêu hủy các nguyên tắc pháp lý và đạo đức.
- AFP ngày 19/1/2016: "Ả Rập Sê-út cáo buộc Ba Tư trong bốn thập niên đã xúi giục lật đổ, tạo bất ổn và hỗn loạn trong khi cộng đồng quốc tế cố gắng làm dịu căng thẳng giữa các đối thủ trong khu vực."
- Tân Hoa Xã ngày 19/1/2016: "Chủ Tịch Tập Cận Bình tới Ả Rập Sê-út, trạm đầu đầu tiên của chuyến viếng thăm ba quốc gia vùng Trung Đông khi quốc gia có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tìm kiếm liên hệ kinh tế và chính trị với các quốc gia trong vùng. Ông Tập Cận Bình cũng viếng thăm Ai Cập và Ba Tư kéo dài từ 19/1/2016 tới 23/1/2016. Phó Thái Tử kiêm Bộ Trưởng Ngoại Giao Mohammed bin Salman đã đón Ô. Tập Cận Bình tại phi trường." Theo AFP ngày 20/1/2016, Trung Quốc và Ả Rập Sê-út đã ký 14 thỏa hiệp thương mại.
Theo Reuters, trong chuyến viếng thăm Ai Cập, Trung Quốc đã ký thỏa hiệp nhiều tỉ đô-la về đầu tư và trợ giúp. Chủ Tịch Tập Cận Bình bày tỏ sự hỗ trợ Ai Cập để duy trì ổn định kể cả việc mạnh tay đàn áp đối lập.
Trong chuyến viếng thăm Ba Tư, Chủ Tịch Tập Cận Bình đã gặp gỡ Giáo Chủ Ali Khamenei và Tổng Thống Rouhani, "Hai bên tán thành nguyên tắc không can thiệp vào những vấn đề quốc tế, chống lại bá quyền, chống khủng bố và giải quyết sự khác biệt giữa những quốc gia qua đối thoại." Theo Reuters, Giáo Chủ Ali Khamenei nói rằng Ba Tư không bao giờ tin tưởng Tây Phương và sẽ gia tăng thương mại song phương với Trung Quốc lên tới 600 tỉ đô-la tức gấp 10 lần trong thập niên tới. Còn Ô. Tập Cận Bình nói rằng Trung Quốc muốn tăng cường ngoại giao với các "quốc gia độc lập" và Hoa Kỳ không thành thật trong việc chống khủng bố ở khu vực. Theo một số nhà bình luận, việc viếng thăm Trung Đông của Ô. Tập Cận Bình khiến vị thế của Ba Tư gia tăng và một số quốc gia Trung Đông có thể ngả theo Ba Tư thay vì Ả Rập Sê-út.
- AP (Budapest) ngày 21/1/2016: "Thủ Tướng Hung Gia Lợi Viktor Orban sẽ viếng thăm Nga theo lời mời của Tổng Thống Putin. Hai ông đã gặp nhau mỗi năm kể từ 2011. Tổng Thống Putin đã ghé thăm Budapest vào Tháng Hai năm ngoái, một năm sau khi Nga cho Hung vay 10 tỉ euro để phát triển hệ thống điện hạt nhân."
- UPI ngày 21/1/2016: "Hoa Kỳ triển khai tám chiến đấu cơ F-22 Raptor tới Phi Trường Yokota nằm ở phía tây Tokyo nhưng các giới chức lại nói rằng việc triển khai này đã nằm trong lịch trình trước đó. Sự có mặt của chiến đấu cơ tối tân nhất diễn ra giữa lúc Bắc Hàn thử bom nguyên tử lần thứ tư và sau cuộc bầu cử tổng thống ở Đài Loan."
- AP ngày 23/1/2016: "Hun Many 33 tuổi-con trai của Thủ Tướng Hun Sen- đồng thời cũng là nghị sĩ quốc hội- trong cuộc phỏng vấn với AP ngày 21/1/2016 nói rằng, ông muốn trở thành lãnh đạo quốc gia Đông Nam Á một ngày nào đó. Nhưng tùy theo sự đánh giá thành quả của ông chứ không phải từ ảnh hưởng gia đình."
- AP ngày 23/1/2016: "Hồ Poopô của Bolivia có diện tích lớn gấp đôi Thành Phố Los Angeles, nay co lại và chỉ còn 2% diện tích trước đây. Các giới chức Bolivia đã tuyên bố hồ này bốc hơi vào Tháng 12. Xương cá, xác chim chết và tàu đánh cá bỏ phế trên mặt đất khô cháy trước đây là hồ nước lớn thứ hai ở Bolivia. Sự hâm nóng khí hậu toàn cầu khiến hồ không kịp lấy lại nước sau mùa hạn hán."
- Reuters ngày 24/1/2016: "Ủy Hội Âu Châu- cơ quan chấp hành của Liên Hiệp Âu Châu đã tiến hành một cuộc điều ra chưa từng có để xem tân chính quyền có đầu óc quốc gia (nationalist-minded) ở Warsaw (Ba Lan) có vi phạm những tiêu chuẩn về dân chủ của khối bằng cách tăng cường kiểm soát nghành tư pháp và báo chí."
Chưa biết tương lai Nhà Nước Hồi Giáo đi về đâu nhưng sự hiện diện của nó gây kinh hoàng cho thế giới, đặc biệt là Hoa Kỳ, Nga và Âu Châu hiện đang trực diện với nhóm này tại Iraq và Syria và trong tương lai gần có thể ở Lybia. Ngày 28/1/2016, một xe bom phát nổ gần dinh tổng thống Yemen khiến 7 người chết, 15 người bị thương. Nhóm liên hệ với Nhà Nước Hồi Giáo xác nhận tiến hành vụ đánh bom này. Nói chung, ở Trung Đông, bất cứ nơi nào Mỹ đem quân vào đó, đều xuất hiện Nhà Nước Hồi Giáo như Iraq, Syria, Lybia và nay là Yemen. |
Nói chung, tất cả các nhà cầm quyền trên thế gian này đều muốn "rộng quyền" tức làm theo ý mình. Muốn thế thì chỉ còn cách mua chuộc nghành tư pháp, lập pháp và kiểm soát báo chí. Ông nào cũng muốn vậy. Cả Âu Châu vốn là biểu tượng của dân chủ cho loài người cũng vậy. Nhưng vấn đề là có làm được hay không mà thôi. Chẳng có lãnh đạo nào muốn kế hoạch của mình bị quốc hội hạch hỏi, bác bỏ và báo chí phanh phui, bàn tán.
- Sputinik News ngày 24/1/2016: "Bộ Ngoại Giao Iraq đã triệu tập Đại Sứ của Saudi Arabia tại Baghdad khi ông này nói rằng sự hiện diện của các chiến binh do Ba Tư hỗ trợ chống lại Nhà Nước Hồi Giáo đã làm tăng thêm căng thẳng sắc tộc tại Iraq."
-VOA (AnhNgữ ) ngày 24/1/2016: "Ngày 24/1/2016: Tổng Thống Robert Mugabe của Zimbabwe và Tổng Thống Teodoro Obiang Nguea Mbsgo của Guinea Xích Đạo nói rằng Hội Đồng Bảo An LHQ cần cải tổ và Phi Châu phải có một ghế hội viên thường trực với quyền phủ quyết."
Như tôi đã nói trong bài viết "Siêu Cường Đương Nhiên Bá Chủ Thế Giới?" rằng Liên Hiệp Quốc cần cải tổ và Anh hoặc Pháp phải được đưa ra khỏi hội viên thường trực của Hội Đồng Bảo An và thay thế bằng Ấn Độ cho quân bình tiếng nói của toàn thế giới chứ không chỉ nghiêng về Tây Phương.
- Business Insider ngày 25/1/2016:"Một bản báo cáo do hai nhóm phối hợp nghiên cứu: The Institute for the Study of War và The American Enterprise Institute có trụ sở tại Hoa Thịnh Đốn kết luận rằng Hoa Kỳ hiện đang đánh giá thấp một cách nguy hiểm các nhóm thánh chiến (jihadist) - trường kỳ có thể đe dọa an ninh cho đất nước hơn là Nhà Nước Hồi Giáo." (A joint report between two Washington, D.C.-based think tanks concludes that the US is dangerously underestimating a jihadist group that could become even more of a threat to the long-term security of the country than ISIS.) Bản báo cáo nói rằng, "Nhóm Jabhat al-Nusra đã làm suy yếu nhóm đối lập ôn hòa và xâm nhập vào các nhóm đối lập thuộc hệ phái Sunni khác ở Syria sâu xa tới mức sẵn sàng hưởng lợi nhiều nhất từ sự hủy diệt của Nhà Nước Hồi Giáo và sự xụp đổ hay chuyển tiếp của chính quyền Assad." (Jabhat al-Nusra has weakened the moderate opposition and penetrated other Sunni opposition groups in Syria so thoroughly that it is poised to benefit the most from the destruction of ISIS and the fall or transition of the Assad regime," the report said.)
- AFP ngày 25/1/2016: "Chỉ huy trưởng lực lượng cảnh sát Âu Châu cho biết Nhà Nước Hồi Giáo luyện tập khả năng mới có thể mở cuộc tấn công toàn cầu nhưng tập trung trước hết vào Âu Châu."
Chưa biết tương lai Nhà Nước Hồi Giáo đi về đâu nhưng sự hiện diện của nó gây kinh hoàng cho thế giới, đặc biệt là Hoa Kỳ, Nga và Âu Châu hiện đang trực diện với nhóm này tại Iraq và Syria và trong tương lai gần có thể ở Lybia. Ngày 28/1/2016, một xe bom phát nổ gần dinh tổng thống Yemen khiến 7 người chết, 15 người bị thương. Nhóm liên hệ với Nhà Nước Hồi Giáo xác nhận tiến hành vụ đánh bom này. Nói chung, ở Trung Đông, bất cứ nơi nào Mỹ đem quân vào đó, đều xuất hiện Nhà Nước Hồi Giáo như Iraq, Syria, Lybia và nay là Yemen.
-The Observer ngày 27/1/2016: "Sáng nay tại Mạc Tư Khoa, một bức chân dung của Tổng Thống Obama dài 9 mét được kéo lên một tòa nhà đối diện với Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ, trên đó chữ 'sát nhân' (killer) màu đỏ máu được in dưới khuôn mặt. Đây là phản ứng trước việc Hoa Kỳ sẽ đưa Sư Đoàn Không Kỵ 101 tham chiến tại Iraq và Syria. Trong thập niên vừa qua, hầu hết các cuộc xâm lăng của Hoa Kỳ vào các quốc gia có chủ quyền đều có sự tham dự của Sư Đoàn Không Kỵ101."
- AFP ngày 28/1/2016: "Ba Tư sẽ mua 114 chiếc Airbus, 430 triệu xe hơi với hãng Pegeot- tổng trị giá lên tới 33 tỉ đô-la trong chuyến viếng thăm Pháp của Tổng Thống Hassan Rouhani." Như vậy Mỹ bỏ cấm vận Âu Châu đắc lợi.
- AFP (Ankara) ngày 301/2016: "Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc máy bay Nga lại vi phạm không phận và cảnh cáo sẽ có hậu quả giữa lúc mối bang giao giữa hai quốc gia trở nên tệ hại sau Chiến Tranh Lạnh. Nhưng báo chí Thổ Nhĩ Kỳ nói rằng Thổ đã ngưng các chuyến bay trên không phận Syria do hậu quả của việc bắn rơi máy bay Nga trước đây." Còn Nga nói rằng tuyên bố của Thổ chỉ là chiến dịch tuyên truyền. Nga chưa hề vi phạm không phận Thổ bao giờ.
Tình hình Biển Đông:
- BBC (tiếng Anh) ngày 18/1/2016: "Các giới chức Phi Luật Tân nói rằng họ nhận được hai lần đe dọa phát ra từ loa phóng thanh của Trung Quốc khi chiếc Cessna của họ bay gần đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp ở vùng biển tranh chấp."
- VOV ngày 19/1/2016: "Đại diện Bộ Ngoại Giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội nêu rõ quan ngại của Việt Nam về việc Trung Quốc di chuyển giàn khoan Hải Dương 981 đến vị trí thuộc khu vực chồng lấn giữa thềm lục địa miền trung Việt Nam và thềm lục địa đảo Hải Nam Trung Quốc ở Vịnh Bắc Bộ, là khu vực chưa được hai bên phân định." Theo AFP ngày 21/1/2016, Việt Nam đã cảnh cáo Hoa Lục là không được khoan dầu tại vùng biển còn đang tranh chấp. Như thế giàn khoan Haijiang 981 gây xung đột năm 2014 lại tái xuất hiện.
- AP ngày 25/1/2016: Gặp gỡ trong chuyến viếng thăm Lào của Ngoại Trưởng John Kerry, ngoại trưởng của quốc gia cộng sản khẳng định rằng quốc gia nhỏ bé của ông sẽ ngăn chặn thái độ khăng khăng/lì lợm của Trung Quốc tại Biển Đông. Ô. John Kerry thăm Lào và Cambodia trong chuyến công du nhằm chuẩn bị cho khối ASEAN sẽ có cuộc họp thượng đỉnh vào tháng tới tại Sunnylands, California do Ô. Obama làm minh chủ để đối phó với Trung Quốc. Chắc chắn Hoa Lục sẽ theo dõi sít sao cuộc họp thượng đỉnh này để xem "minh chủ võ lâm" Obama hiệu lệnh các "bang phái" như thế nào. Sunnylands là trang trại tư nhân nhưng được coi như "trại nghỉ mát của tổng thống ở Miền Tây" (Camp David of the West)
- AP ngày 27/1/2016: "Bộ trưởng ngoại giao Úc Đại Lợi nói rằng vụ tranh tụng trước tòa án trọng tài quốc tế mà Hoa Lục tẩy chay sẽ quyết định 'một lần là tất cả' cho dù dựa vào các đảo nhân tạo mà tuyên bố chủ quyền." Tôi hoàn toàn đồng ý với Bà Julie Bishop. Nếu bồi đắp các bãi đá ngầm rồi nói rằng đó là lãnh thổ của minh thì có lẽ Hoa Kỳ, Nhật Bản hoặc Âu Châu, Nga sẽ có cả ngàn hòn đảo và trở thành lãnh thổ của họ trên khắp đại dương. Hoa Lục đã vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế. Chỉ có thể gọi là "đảo" khi trên đó có con người sinh sống một cách tự nhiên…như cây cối, nước uống, hoa màu v.v.. Con người có thể sống trên Mặt Trăng nhưng không thể trong điều kiện tự nhiên. Chẳng hạn, nước uống, dưỡng khí, thực phẩm phải đưa từ Trái Đất lên.
- AP ngày 28/1/2016: "Dù có sự chí trích mạnh mẽ từ Hoa Kỳ, Tổng Thống Đài Loan Mã Anh Cửu cùng 300 viên chức đã viếng thăm Đảo Ba Bình (Itu Aba) là hòn đảo lớn nhất trong Quần Đảo Trường Sa mà Miền Nam đã để mất vào tay Tưởng Giới Thạch năm 1956. Đảo Ba Bình nằm cách xa Đài Loan 2000 km tức 1200 dặm, rộng 46 mẫu tây. Khoảng 200 lính Đài Loan, khoa học gia và nhân công chiếm đóng và đang làm việc trên hòn đảo này. Theo Sputnik News, Việt Nam phản đối Đài Loan và nói thêm, "Hành động của Đài Loan mâu thuẫn với tuyên bố gần đây của Đài Bắc về nỗ lực đóng góp cho việc duy trì hòa bình, ổn định và thúc đẩy giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông."
Tình hình Syria
- AFP (Mạc Tư Khoa) ngày 15/1/2016: "Nga và Syria đã ký một thỏa hiệp cho phép sự hiện diện quân sự của Nga tại Syria mà thời hạn bỏ ngỏ, tức không có thời hạn, trong đó có đoạn,"Thỏa hiệp nhằm bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Liên Bang Nga và Cộng Hòa Ả Rập Syria." Theo tôi, nếu Nga chịu đựng được chi phí và tổn thất trong cuộc chiến chống ISIS tại Syria thì việc lật đổ Ô. Assad khó có cơ may xảy ra.
- AP (Liên Hiệp Quốc) ngày 18/1/2016: "Tổng Thư Ký LHQ Ban Ki-moon thúc giục các quốc gia đang hỗ trợ phe đối kháng ở Syria gia tăng nỗ lực để đi đến thỏa hiệp về danh sách các nhóm phiến quân được mời tham dự cuộc hòa đàm vào tuần tới." Sự kiện cho thấy, thống nhất về một danh sách đại diện cho các nhóm phiến quân để tham dự hòa đàm không phải dễ. Nhóm không được mời chắc chắn không tuân thủ kết quả của cuộc hòa đàm, có khi họ chạy sang phe ISIS hoặc đầu hàng quân chính phủ không biết chừng.
- Sputnik News ngày 18/1/2016: "Trong cuộc gặp gỡ tại Điện Cẩm Linh, Tổng Thống Nga Vladimir Putin và Quốc Vương Tamim Al-Thani của Qatar đã nhất trí tăng cường các nỗ lực tìm kiếm giải pháp chính trị cho cuộc xung đột Syria."
- Sputnik News ngày 19/1/2016: Đã trích dẫn một bài báo của Los Angeles Times trong đó có đoạn như sau, "Thắng lợi quân sự đã tăng cường vị thế của chính phủ Assad trước thềm cuộc đàm phán hòa bình về Syria, sẽ bắt đầu trong thời gian tới tại Geneva. Kết quả là Hoa Kỳ và các nước khác đã giảm yêu cầu trước đó về việc ông Assad phải từ chức ngay lập tức, đồng ý thành lập chính phủ chuyển tiếp và tiến hành bầu cử."
Lịch sử cho thấy Mỹ không bao giờ thương lượng khi Mỹ chiến thắng hoàn toàn. Lúc đó chỉ có sự áp đặt theo ý muốn của Mỹ mà các đồng minh như Âu Châu, Úc Châu, Gia Nã Đại, Nhật Bản cũng phải răm rắp tuân theo. Khi không "ăn" được, không thắng được hoặc có thể thua thì Mỹ mới chịu thương lượng. Trong vấn đề đàm phán, Mỹ là "vua" vì họ vừa có kinh nghiệm vừa có nhiều bộ óc "think tank". Tuy nhiên khuyết điểm của Mỹ là không kiên trì tức không thể kéo dài mãi cuộc thương thảo, không thể kéo dài mãi cuộc chiến tranh. Dân Mỹ rất "hiếu chiến" (hawkish) nhưng lại mau nản chí và đòi hỏi chiến thắng thần tốc. Cuộc chiến kéo dài, tổn thất nhân mạng, hao tốn của cải, dân Mỹ mới đầu từ "hiếu chiến" sau trở thành "phản chiến" cấp kỳ, chẳng hạn như các cuộc chiến Iraq và Aghanistan. Ô. Obama là một trong những người kịch liệt chống đối cuộc chiến Iraq và cũng nhờ đó mà ông đắc cử tổng thống. Hơn thế nữa, Hoa Kỳ là siêu cường can dự vào mọi vấn đề của hành tinh này. Mỹ có đồng minh hùng mạnh như NATO nhưng Mỹ cũng có quá nhiều kẻ thù. Do đó các nhà chiến lược Hoa Kỳ phải thẩm định được cái nào là ưu tiên, cái nào là xa vời. |
Còn tờ Huffington Post nhận định rằng, "Cuộc can dự quân sự của Nga vào Syria cuối cùng giúp lực lượng chính phủ mở rộng lãnh thổ, khiến cuộc chiến nghiêng về phía Tổng Thống Bashar al-Assad làm cho sự mưu tìm một cuộc thương thảo để giải quyết cuộc khủng hoảng của bộ tham mưu của Obama khó có cơ hội thành công." (Russia's military intervention in Syria is finally generating gains on the ground for Syrian government forces, tilting the battlefield in favor of President Bashar al-Assad to such an extent that the Obama administration's quest for a negotiated settlement to the war suddenly looks a lot less likely to succeed.) Theo AP ngày 20/1/2016, Ô. John Kerry đã gặp Ô. Lavrov để giải quyết những khác biệt về ai đủ tư cách đại diện để tham dự cuộc hòa đàm vào tuần tới. Những bất đồng có thể khiến cuộc thương thảo có thể chưa bắt đầu được. Trái với lập trường của Hoa Thịnh Đốn, Ô. Lavrov tái khẳng định rằng các nhóm vũ trang như Jaish al-Islam và Ahrar al-Sham không thể tham dự cuộc hòa đàm vì Nga coi họ là các tổ chức khủng bố. Trong khi đó theo Reuters, Thủ Tướng Thổ Nhĩ Kỳ tố cáo Nga phá hoại tiến trình hòa bình khi đưa Nhóm Kurdish YPG vào danh sách phe đối kháng trong khi Thổ gọi nhóm này là quân khủng bố. Hiện Thổ rất lo ngại sự gia tăng ảnh hưởng của nhóm YPG nằm dọc theo biên giới Syria sẽ giúp cho quân nổi dậy người Kurd trong nước. Thổ hiện đang theo dõi việc Nga xây dựng một phi trường tại Qamishli sát biên giới với Thổ. Bộ trưởng giáo dục Thổ Nhĩ Kỳ nói rằng quân Nga ở Qamishli làm việc chung với quân chính phủ và các chiến binh người Kurd của Đảng Đảng Liên Minh Dân Chủ (PYD) liên hệ với Đảng Kurdistan Workers' Party (PKK) của Thổ Nhĩ Kỳ. Thổ đe dọa tẩy chay cuộc hòa đàm nếu Kurdish YPG được liệt kê trong danh sách nhóm đối kháng với chính phủ Syria. Theo giới chức của Liên Hiệp Quốc, Phó Tổng Thống Joe Biden đã thuyết phục Thổ vẫn cứ tham dự hòa đàm cho dù nhóm Syria gốc Thổ được mời tham dự.
- AP (Toronto) ngày 20/1/2016: "Gia Nã Đại đã rút lui khỏi những cuộc họp của bộ trưởng quốc phòng tại Paris tuần này nhằm thảo luận về việc chống lại Nhà Nước Hồi Giáo. Hành động trên thể hiện cam kết của Thủ Tướng Trudeau rút sáu phi cơ chiến đấu ra khỏi liên minh chống IS do Hoa Kỳ cầm đầu giữa lúc Hoa Kỳ kêu gọi đồng minh gia tăng nỗ lực chống khủng bố." Theo Bộ Trưởng Quốc Phòng Ashton Carter thì một số thành viên trong liên minh chống khủng bố do Mỹ cầm đầu "không làm gì cả " tức chỉ góp mặt cho có lệ. Mọi việc đều do Mỹ đảm đương. (Several members of the US-led coalition attacking the Islamic State group in Iraq and Syria are doing "nothing at all" to help destroy the jihadists, US Defense Secretary Ashton Carter said Friday.)
Điều này không có gì ngạc nhiên. Việc chống khủng bố có thể kéo dài vô tận. Nếu thắng thì Mỹ hưởng hết danh dự và quyền lợi. Còn nếu rủi, chỉ cần một máy bay bị bắn rơi thì trong nước sẽ rộ lên chống đối, bất lợi cho đảng cầm quyền. Thôi thì "hụ hợ" góp mặt để chiều lòng Mỹ nhưng né tránh không làm gì hết. Đời này ai cũng khôn cả. Nga cho biết hiện nay Nhà Nước Hồi Giáo vẫn chiếm giữ 70% lãnh thổ Syria. Với con số chiến binh IS chết do các cuộc không kích của Mỹ, một số khôi hài rằng có lẽ phải mất 22 năm nữa Nhà Nước Hồi Giáo mới bị tiêu diệt.
- Reuters ngày 24/1/2016: "Ủy Ban Thương Thảo Cao Cấp (High Negotiation Committee) của những nhóm vũ trang và chính trị chống lại Tổng Thống Assad nói rằng họ sẽ không tham dự cuộc hòa đàm cho đến khi nào chính phủ ngưng những cuộc oanh tạc, gỡ bỏ phong tỏa và thả tù - những bước mà Hội Đồng Bảo An LHQ thông qua tháng rồi." Trong khi đó, theo AP ngày 24/1/2016, một giới chức cao cấp của Tổng Thống Assad nói rằng chính quyền sẽ không nhượng bộ trong cuộc hòa đàm sắp tới khi mà quân chính phủ tiến triển trên mọi miển của đất nước. Cũng theo AP, quân chính phủ vừa chiếm thêm thị trấn Rabiaa của Tỉnh Latakia do phiến quân chiếm giữ cách đây bốn năm và tiến tới sát biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời tái chiếm một thị trấn ở Tỉnh Deraa nằm về phía nam khiến cho quân chính phủ tin rằng mình có ưu thế. Tin tức mới nhất cho biết cuộc hòa đàm sẽ phải lùi lại tới 29/1/2016 với lý do để "tiến triển tốt hơn". Ngày 27/1/2016 Reuters đưa tin Mỹ đã thúc ép các nhóm phiến quân Syria phải tham dự hòa đàm mà không được đặt bất cứ điều kiện tiên quyết nào. Và cuối cùng, hòa đàm đã diễn ra theo yêu cầu của Mỹ.
Nhận Định:
Lịch sử cho thấy Mỹ không bao giờ thương lượng khi Mỹ chiến thắng hoàn toàn. Lúc đó chỉ có sự áp đặt theo ý muốn của Mỹ mà các đồng minh như Âu Châu, Úc Châu, Gia Nã Đại, Nhật Bản cũng phải răm rắp tuân theo. Khi không "ăn" được, không thắng được hoặc có thể thua thì Mỹ mới chịu thương lượng. Trong vấn đề đàm phán, Mỹ là "vua" vì họ vừa có kinh nghiệm vừa có nhiều bộ óc "think tank". Tuy nhiên khuyết điểm của Mỹ là không kiên trì tức không thể kéo dài mãi cuộc thương thảo, không thể kéo dài mãi cuộc chiến tranh. Dân Mỹ rất "hiếu chiến" (hawkish) nhưng lại mau nản chí và đòi hỏi chiến thắng thần tốc. Cuộc chiến kéo dài, tổn thất nhân mạng, hao tốn của cải, dân Mỹ mới đầu từ "hiếu chiến" sau trở thành "phản chiến" cấp kỳ, chẳng hạn như các cuộc chiến Iraq và Aghanistan. Ô. Obama là một trong những người kịch liệt chống đối cuộc chiến Iraq và cũng nhờ đó mà ông đắc cử tổng thống. Hơn thế nữa, Hoa Kỳ là siêu cường can dự vào mọi vấn đề của hành tinh này. Mỹ có đồng minh hùng mạnh như NATO nhưng Mỹ cũng có quá nhiều kẻ thù. Do đó các nhà chiến lược Hoa Kỳ phải thẩm định được cái nào là ưu tiên, cái nào là xa vời.
Hiện nay, cho dù Syria là một chính quyển độc tài kinh khiếp đi nữa thì cũng không phải là mối đe dọa an ninh cho Hoa Kỳ. Mặt trận Biển Đông mới là vấn đề sinh tử của Hoa Kỳ vì Hoa Lục mỗi ngày mỗi mạnh lên về cả ba mặt, ảnh hưởng quốc tế, quân sự, tài chính và có khả năng tranh ngôi vị siêu cường với Mỹ. Tin mới nhất cho biết Hoa Kỳ đã đưa Khu Trục Hạm Curtis Wilbur tiến vào khu vực 12 hải lý của Đảo Tri Tôn mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền, một dấu hiệu gia tăng căng thẳng và báo nguy về sự an toàn của hải lộ quốc tế.
Cách đây 10 năm chúng ta chưa hề thấy Hoa Lục có hàng không mẫu hạm, căn cứ quân sự tại nước ngoài. Nay Hoa Lục, đang xây dựng căn cứ hải quân tại Djibouti, Seychelles, sáu đảo nhân tạo tại Biển Đông và vài ba năm nữa sẽ có hai HKMH. Khi bạn có căn cứ quân sự ở ngoại quốc, có HKMH tức bạn muốn trở thành cường quốc quân sự toàn cầu. Một nguyên lý, một định lý, hay "lẽ sinh tử" của người Mỹ là Mỹ phải là "võ lâm chí tôn", không thể có một quốc gia thứ hai trở thành siêu cường quân sự toàn cầu. Mỹ không bao giờ chấp nhận vị thế "number two". Mỹ phải là "number one". Vậy vấn đề phải giải quyết sao đây?
Trong cuộc khủng hoảng Syria. Mới đầu Mỹ định dùng giải pháp quân sự để lật đổ và giết Tổng Thống Assad theo kiểu Libya với lý do Ô. Assad sử dụng vũ khí hóa học. May nhờ Nga nhảy vào can thiệp, thanh tra, tịch thu và phá hủy vũ khí hóa học dưới sự giám sát của Liên Hiệp Quốc nên Ô. Assad thoát hiểm. Dù nhường một bước, không dùng bom đạn để lật đổ Ô. Assad, Mỹ quay qua huấn luyện, trả lương, cung cấp vũ khí cho phe đối lập để lật đổ Ô. Assad theo kiểu khác. Đâu ngờ, tình hình Iraq trở nên tồi tệ, phe nổi loạn thuộc hệ phái Sunnis chiến thắng như vũ bão và tràn qua Syria chiếm lĩnh gần 70% lãnh thổ và thành lập Nhà Nước Hồi Giáo với tầm ảnh hưởng lan rộng toàn cầu dù Mỹ đã tiến hành khoảng 9000 cuộc không kích với một liên minh trên dưới 20 quốc gia.
Sự can dự quân sự của Nga ngày 30/9/2015 làm tình hình trở nên phức tạp. Hiện nay tình hình Syria như một mớ bòng bong mà tướng bốn sao Petraeus- cựu tư lệnh chiến trường Iraq nói rằng nó giống như "con lật đật" (humpty dumpty) không thể nào gượng dậy được, tức đã tan nát và không thể gom về một mối được nữa. Nỗ lức thống nhất Syria chi là ảo vọng khi ngoài chính quyền hợp pháp, ngoài lực lượng Nhà Nước Hồi Giáo còn có 40 nhóm nổi dậy bao gồm: phe do Mỹ trả lương, huấn luyện, cung cấp vũ khí, phe do Thổ Nhĩ Kỳ nuôi dưỡng, phe do Ả Rập Sê-út nuôi dưỡng, phe "thánh chiến", phe al-Qaede, phe liên kết với al-Qaeda và các nhóm chiến binh người Kurd nằm dọc theo biên giới Iraq-Syria- Thổ Nhĩ Kỳ.
Từ lập trường giết Assad, tới Assad phải ra đi, tới chính phủ chuyển tiếp, nay tới hòa đàm Genève mà không nói gì tới số phận của Ô. Assad dường như Mỹ đã nhìn thấy vấn đề và từ từ thay đổi lập trường. Theo tôi, với sự hỗ trợ và hiện diện quân sự lớn lao của Nga tại Syria thì việc lật đổ Ô. Assad chỉ là ảo vọng khi quân chính phủ từ từ tái chiếm và bình định lãnh thổ. Ngày 29/1/206, tờ Politics có bài viết "Phải chăng Hoa Kỳ đang tìm cách dàn xếp với Assad?" (Is the U.S. Looking for a 'Settlement' with Assad?) trong đó có đoạn, "Trong ba tuần lễ vừa qua, Ngoại Trưởng John Kerry nói tới mục tiêu của cuộc thương thảo là nhằm chấm dứt cuộc xung đột tại Syria nhưng đã sử dụng danh từ "dàn xếp" tới bốn lần. Điều này có vẻ như không quan trọng, nhưng các nhà ngoại giao và chuyên gia đã nhìn thấy sự lựa chọn danh từ và đã giải thích đây như là sự giảm nhẹ mục tiêu "chuyển tiếp" mà Ô. John Kerry vẫn thường dùng. " (In the past three weeks, Secretary of State John Kerry has referred to the goal of negotiating an end to the Syrian conflict as a "settlement" four times. This may not seem like a big deal, but diplomats and experts alike have noticed the word choice and have interpreted it as a softening from the long-accepted word, "transition," which Kerry also still uses.)
Theo ý kiến của tôi, Chuyển tiếp tức là một bộ phận mới điều hành đất nước - dĩ nhiên là không phải Ô. Assad, để thảo hiến pháp mới, bầu thủ tướng hay tổng thống cho một Syria mới. Tức Ô. Assad không thể nắm quyền trong thời kỳ chuyển tiếp này. Còn dàn xếp là nói chuyện trực tiếp với Ô. Assad hay với Nga để Ô. Assad vẫn tiếp tục nắm quyền nhưng phe đối lập có một vị trí nào đó trong chính phủ dưới sự bảo đảm của Mỹ, Nga và Liên Hiệp Quốc.
Ước mong sự phỏng đoán của các nhà ngoại giao và các nhà nghiên cứu trở thành hiện thực. Và đó cũng là đại phước cho dân tộc Syria đã chịu quá nhiều đau khổ. Một sự hợp tác Nga-Mỹ để tiêu diệt Nhà Nước Hồi Giáo, ổn định và thống nhất đất nước với sự quản trị của chính quyền hiện hữu, rồi từ từ tiến hành dân chủ hóa Syria là biện pháp tốt lành hơn là đem Sư Đoàn Không Kỵ 101 vào đây. Viễn ảnh Sư Đoàn Không Kỵ 101 tiến như vũ bão, rồi các lực lượng phiến quân do Mỹ hỗ trợ, kể cá các nhóm "thánh chiến", al-Qaeda sẽ theo sau để tiến chiếm lãnh thổ. Nếu sau khi quân Nhà Nước Hồi Giáo tan vỡ, quân Mỹ dừng lại mà không tiến vào Damascus thì đất nước Syria sẽ chia đôi với hai chính quyền thân Mỹ và thân Nga. Nếu quân Mỹ tiếp tục tiến vào Damascus thì là cuộc tử chiến với quân chính phủ Syria và liên quân Ba Tư, Li-băng và không lẽ không quân và biệt kích Nga ngồi yên? Hay Nga sẽ đổ thêm vào Syria một vài sư đoàn nữa để bảo vệ căn cứ hải quân Tartus và căn cứ không quân Latakia? Đây sẽ là thảm họa cho Nga và Mỹ. Lúc đó cuộc chiến Syria sẽ kéo dài vô tận và có nguy cơ bùng nổ thế chiến do sự đụng độ Nga-Mỹ.
Do đó, thương thảo để đạt mục đích là thượng sách. Đánh- với thương vong và tổn thất để đạt mục đích là hạ sách. Hòa đàm Genève đang tiến hành. Nhưng xin nhớ cho "hòa đàm" không quan trọng bằng "mật đàm" tức "đi đêm". Những gì bàn cãi ở bàn hội nghị đều được sắp xếp ở bên trong . Mà bên trong ở đây là hai "Ông kẹ" Mỹ và Nga. Tin mới nhất cho biết hai ông Kerry và Lavrov sẽ gặp nhau ngày 11/2/2016 để bàn về "số phận" Syria nhưng địa điểm còn giữ kín.
Đào Văn Bình
(California ngày 31/1/2016)
No comments:
Post a Comment