Nhật Ký Biển Đông: Syria - Một Thảm Kịch
Nhật Ký Biển Đông hai tuần đầu Tháng Hai ghi nhận những chuyển biến quan trọng như sau:
Tình hình thế giới:
- PJ Media ngày 2/2/2016: " Ngày 24/4 ghi dấu "Tội Ác Tày Trời", đó là cuộc diệt chủng của người Armenia xảy ra dưới thời Đề Quốc Hồi Giáo Thổ Nhĩ Kỳ Ottaman (Turkey's Islamic Ottoman Empire) trong và sau Thế Chiến I. Khoảng 2 triệu dân và 1.5 triệu người Armenia đã bị giết."
- The New York Times ngày 2/2/2016: "Tháng qua, hơn 1200 công dân Thổ Nhĩ Kỳ và giáo sư ngoại quốc đã ký một thỉnh nguyện thư kêu gọi lưu tâm tới cuộc khủng hoảng nhân đạo liên tục tại rất nhiều thị trấn ở đông nam Thổ Nhĩ Kỳ mà người Kurd chiếm đa số - là nơi đang diễn ra những cuộc giao tranh giữa quân đội Thổ và lực lượng PKK (Kurdistan Workers' Party. Thỉnh nguyện thư chỉ trích những cuộc pháo kích và áp đặt lệnh giới nghiêm 24/24 kéo dài cả tuần lễ khiến cho người dân không thể chôn cất thân nhân hoặc tìm khiếm thực phẩm. Tổng Thống Erdogan chỉ trích những người ký tên vào bản thỉnh nguyện thư này và nói mỉa họ là "học giả" và "phản bội". Chỉ nội vài ngày, cảnh sát chống khủng bố đã bắt giữ và gây phiền hà cho một số người đã ký bản thỉnh nguyện thư. Hành động của Ô. Erdogan chính ra không nên…" (Last month, more than 1,200 Turkish and foreign academics signed a petition calling attention to the continuing humanitarian crisis in many Kurdish-majority towns in southeastern Turkey, which are the site of fighting between the Turkish Army and the Kurdistan Workers' Party, or P.K.K. The petition decried the Army's shelling of urban areas and the imposition of weekslong, 24-hour curfews, which have left many civilians unable to bury their dead or even obtain food. President Recep Tayyip Erdogan publicly denounced the signers as "so-called intellectuals" and "traitors." Within days, antiterror police had detained and harassed dozens of the signatories. Mr. Erdogan's actions shouldn't have been ...)
- ABC News ngày 2/2/2106: "Bộ Trưởng Quốc Phòng Ash Carter yêu cầu gia tăng 50% chiến phí tức 7.5 tỉ đô-la cho ngân sách năm tới cho chiến dịch chống Nhà Nước Hồi Giáo." Tuy nhiên theo The Politics, trong một cuộc phỏng vấn, cựu Bộ Trưởng Quốc Phòng Chuck Hagel lại nói rằng, "Gia tăng chiến tranh không giải quyết cuộc xung đột ở Syria" (Former Defense Secretary Chuck Hagel: 'More War' Will Not Fix Syrian Conflict).
- Newsweek ngày 3/2/2016: "Phát ngôn viên Điện Kremlin cho hay, Tổng Thống Putin đã tiếp chuyện với Ô. Henry Kissinger (sinh tại Đức) cựu Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ khi mà hai người hiển nhiên đã liên lạc với nhau trong nhiều năm. Về cuộc khủng hoảng Ukraine Ô. Henry Kissinger nói rằng, Phương Tây phải nhận một số trách nhiệm do việc Nga thôn tính Crimea đầu năm 2014 và sự leo thang xung đột tại Ukraine." (Kissinger said the West has to accept some responsibility for Russia's annexation of Crimea in early 2014 and the escalation of the conflict in Ukraine.) "
- Reuters ngày 7/2/2016: "Một giáo sư tại đại học của hệ phái Phúc Âm (*) gần Chicago gặp rắc rối khi nói rằng Thiên Chúa Giáo và Hồi Giáo thờ cùng một Thượng Để/Thiên Chúa/Chúa Trời theo một bản tuyên bố do Wheaton College phổ biến. Larycia Hawkins là nữ giáo sư thực thụ giảng dạy khoa học đã được đưa ra hội đồng kỷ luật trong năm ngày để xem xét và vị giáo sư này đã bị sa thải theo tin mới nhất." (A professor at an evangelical Christian college who was suspended for saying Christians and Muslims worship the same God will no longer be teaching at the school. As we've reported, Larycia Hawkins, an associate political science professor who had tenure at Wheaton College in Illinois, was suspended from her job in December.)
- AP (Brussels) ngày 10/2/2016: "Các bộ trưởng quốc phòng của khối NATO đã chấp thuận một lực lượng đa phương mới để tăng cường bảo vệ tiền tuyến của các nước đồng minh có nguy cơ bị Nga tấn công nhất. Ô. Jens Stoltenberg – Tổng Thư Ký NATO nói rằng lực lượng mới này được Hoa Kỳ và 27 quốc gia thành viên chấp thuận gồm có binh sĩ đa quốc gia luân phiên ra vào những quốc gia Đông Âu nhưng không trú đóng thường trực, và đây là thông điệp rõ ràng cho Nga thấy là NATO sẽ đáp trả bất cứ cuộc xâm lăng nào của Nga vào thành viên của khối."
Đe dọa từ Nga có thực hay Tây Phương thổi phồng lên để lấy cớ đem quân áp sát biên giới Nga? Dù đúng dù sai, Chiến Tranh Lạnh khởi đầu từ cuộc khủng hoảng Ukraina đã mỗi lúc trở nên nguy hiểm hơn.
- UPI ngày 10/2/2016: "Nga cảnh cáo Nam Hàn về việc triển khai hệ thống lá chắn hỏa tiễn của Hoa Kỳ THAAD (Terminal High Altitute Area Defence). Cùng lên tiếng phản đối còn có Trung Quốc và Bắc Hàn."
- US News and World eport ngày 11/2/2016: "Người đứng đầu NATO đã ra lệnh cho ba tàu chiến tiến vào vùng Biển Aegean giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ để ngăn chặn nạn nhập cư lậu từ Thổ Nhĩ Kỳ."
- Fox News ngày 11/2/2016: "Lần đầu tiên kể từ khi Hoa Kỳ tuyên bố cuộc chiến Afghanistan đã kết thúc, một tiểu đoàn gồm 500 binh sĩ Mỹ đang được gửi tới Helmand nơi mà lực lượng Taliban đã phục hồi."
- Yahoo News ngày 11/2/2106: Trong cuộc tranh luận, ứng cử viên Bernie Sanders hứa trong nhiệm kỳ đầu ông sẽ thả 500,000 tù nhân để dùng tiền đầu tư vào giáo dục và tạo công ăn việc làm. Hiện nay Hoa Kỳ đứng đầu thế giới về số lượng 2,200,000 tù nhân. Thứ nhì là Trung Quốc với 1,700,000 tù nhân.
- Orange County Register ngày 9/2/2016: "Mậu dịch, chống khủng bố và an ninh trên biển nằm trong chương trình nghị sự của cuộc họp thượng đỉnh lần đầu tiên tổ chức tại Rancho Mirage gồm có Tổng Thống Obama và 10 lãnh đạo quốc gia thuộc khối ASEAN. Ô. Obama và lãnh đạo các quốc gia Đông Nam Á sẽ gặp vào ngày 15/2 và 16/2 để thảo luận về những vấn đề liên quan đến quyền lợi hỗ tương. Đây là hội nghị thượng đỉnh đầu tiên do Hoa Kỳ tổ chức và tổ chức tại Mỹ." Còn theo The Politics, "Tổng Thống Obama sẽ đưa ra thông điệp cứng rắn trong cuộc họp thượng đỉnh với những quốc gia Đông Nam Á - rằng tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông phải được giải quyết trong hòa bình và không có kiểu nước lớn bắt nạt các láng giềng nhỏ chung quanh." |
- Huffinton Post ngày 13/2/2016: "Theo tài liệu có được, lần đầu tiên quân đội Trung Quốc muốn đặt kho vũ khi nguyên tử tương đối nhỏ của họ vào hệ thống báo động bén nhạy. Đó là điều không tốt và tạo đe dọa cho Hoa Kỳ lẫn cho Trung Quốc." Đây là điềm xấu cho thế giới đang tiến vào cuộc đối đầu giống như thời Chiến Tranh Lạnh. Câu hỏi đặt ra: Ai là mục tiêu của những hỏa tiễn nguyên tử này? Chắc chắn phải là Hoa Kỳ, Ấn Độ, Nhật Bản, Nam Hàn, Úc Châu và có thể Phi Luật Tân nếu Mỹ triển khai các hệ thống hỏa tiễn chống hỏa tiễn hoặc vũ khí nguyên tử tại đây.
- AFP ngày 15/2/2016: "Theo giới chức hỏa xa Ba Tư, chuyến xe lửa đầu tiên nối liển Trung Hoa với Ba Tư đã tới Thủ Đô Tehran vào ngày hôm nay, làm sống lại "Con Đường Tơ Lụa" năm xưa. Chuyến xe phải mất 14 ngày để vượt 9500km. "
Tình hình Biển Đông:
- Foreign Policy Magazine ngày 2/2/2016: "Bộ Trưởng Quốc Phòng Ash Carter đưa ra lời nói thẳng thừng khi cho rằng Ngũ Giác Đài cần chi tiêu nhiều hơn cho vũ khí siêu kỹ thuật để kiềm chế Hoa Lục- đặc biệt giữa lúc tình hình Biển Đông gia tăng căng thẳng."
- AFP ngày 4/2/2016: "Đại Sứ Hoa Kỳ cho biết Mỹ đang tính tới chuyện tuần tra chung với Phi Luật Tân tại Biển Đông như một phần của nỗ lực bảo đảm tự do lưu thông trên vùng biển mà Hoa Lục tuyên bố chủ quyền."
- Orange County Register ngày 9/2/2016: "Mậu dịch, chống khủng bố và an ninh trên biển nằm trong chương trình nghị sự của cuộc họp thượng đỉnh lần đầu tiên tổ chức tại Rancho Mirage gồm có Tổng Thống Obama và 10 lãnh đạo quốc gia thuộc khối ASEAN. Ô. Obama và lãnh đạo các quốc gia Đông Nam Á sẽ gặp vào ngày 15/2 và 16/2 để thảo luận về những vấn đề liên quan đến quyền lợi hỗ tương. Đây là hội nghị thượng đỉnh đầu tiên do Hoa Kỳ tổ chức và tổ chức tại Mỹ." Còn theo The Politics, "Tổng Thống Obama sẽ đưa ra thông điệp cứng rắn trong cuộc họp thượng đỉnh với những quốc gia Đông Nam Á - rằng tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông phải được giải quyết trong hòa bình và không có kiểu nước lớn bắt nạt các láng giềng nhỏ chung quanh."
- New York Times ngày 11/2/2016: "Theo Reuters, Hoa Lục đã phản ứng về việc Hoa Kỳ và Ấn Độ đang thảo luận về việc tuần tra chung ở Biển Đông và nói rằng sự can thiệp của các nước ngoài đe dọa hòa bình và ổn định của khu vực." Theo tôi, đây là lời cảnh báo hết sức nghiêm trọng. Việc tuần tra chung giữa Hoa Kỳ và Phi Luật Tân khác hẳn với sự tuần tra chung giữa Hoa Kỳ và Ấn Độ vì nó liên quan đến một cường quốc thù nghịch. Nếu việc tuần tra chung diễn ra, Trung Quốc có thể sẽ gửi tàu chiến tới nghênh cản và chưa biết hậu quả ra sao.
Tình hình Syria:
- The Politics ngày 1/2/2016: "Nga triển khai bốn phi cơ chiến đấu Sukhoi-35S tối tân nhất của mình, tăng cường vị thế ưu thắng về không quân tại Syria. Chuyển động này diễn ra sau khi Thổ Nhĩ Kỳ nói rằng oanh tạc cơ Su-34 của Nga vi phạm không phận của họ vào ngày 29/1/2016."
- Al Jazeera & Reuters ngày 2/2/2016: "Quân chính phủ Syria tung ra một cuộc tổng tấn công vào phía bắc Aleppo và chiếm giữ một vài thị trấn chiến lược khi cuộc hòa đàm ở Geneva tiếp diễn vào Thứ Ba 2/2/2016. Cuộc tiến quân ngày Thứ Hai mở lối cho lực lượng của Tổng Thống Assad chiếm lại Tỉnh Aleppo- một tỉnh lớn nhất của Syria khi quân chính phủ lướt qua các thị trấn Hardatnein, Tal Jibbeen và Deir Zaitoun. Những cuộc không kích dữ dội của Nga có thể cắt đứt đường tiếp vận sống còn của phiến quân vào thành phố này. Đặc Phái Viên De Mistura nói rằng sự tan vỡ của hòa đàm là điểu có thể xảy ra. "
- AFP ngày 2/2/2016: "Chính phủ Syria lên án cuộc pháo kích nghi ngờ là của Thổ Nhĩ Kỳ và coi đây là sự vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế." Theo Sputnik News, pháo binh Thổ Nhĩ Kỳ đã bắn chặn để phiến quân rút lui từ Syria vào Thổ Nhĩ Kỳ.
- AFP (Mạc Tư Khoa) ngày 3/2/2016: "Theo bộ quốc phòng Nga, một cố vấn quân sự Nga tử thương do đạn pháo của Nhà Nước Hồi Giáo."
- AFP (Genève) ngày 3/2/2016: "Theo phái viên Liên Hiệp Quốc, hòa đàm Genève về Syria phải tạm ngưng cho đến ngày 25/2/2016. Một trong những lý do là phe chính phủ thắng lớn trên các mặt trận và Nga không hề giảm các cuộc không kích vào lực lượng phiến quân. Ngoài ra, quân chính phủ tiến sát Aleppo cắt đứt đường tiếp vận từ Thổ Nhĩ Kỳ của phiến quân." Ngày 4/2/2016, Ngoại Trưởng John Kerry đã lên tiếng tố cáo Nga và Syria mưu tìm giải pháp quân sự thay vì chính trị cho Syria đồng thời yêu cầu Nga ngưng những cuộc không kích vào phe phiến quân và ngưng bắn tức khắc.
Hiện nay Hoa Kỳ đang đứng đầu thế giới về bảo vệ tự do, dân chủ, dân tộc tự quyết và kịch liệt lên án việc đàn áp sắc tộc, đàn áp dân chủ. Nay sắc tộc Kurd bị đàn áp khốc liệt mà không lên tiếng bênh vực thì Hoa Kỳ chơi "trò chơi hai mặt" (double standard). Nhưng nếu bênh vực người Kurd tức giúp cho sắc tộc này trở thành tự trị, tức phản lại quyền lợi của Thổ. Vì yếu tố địa lý chiến lược, Mỹ không thể bỏ rơi Thổ mà Thổ cũng không dám rời xa Hoa Kỳ. Nhờ Hoa Kỳ và NATO, Thổ Nhĩ Kỳ có thể "xưng bá" ở khu vực này và nuôi dưỡng giấc mộng phục hồi Đế Quốc Ottaman. Trong khi đó nhờ Thổ mà Hoa Kỳ có thể kiềm chế Nga vì hải quân Nga chỉ có một hải lộ duy nhất để tiến vào Địa Trung Hải là Kênh Đào Kanal Istanbul. Thế kẹt và ràng buộc là như vậy. Không biết hai bên sẽ giải quyết những xung đột "chí tử" này như thế nào. Can Acun- một nhà nghiên cứu kinh tế, chính trị và xã hội tại Thổ nói rằng, "Không biết Hoa Kỳ sử dụng lực lượng người Kurd như toan tính nhất thời hay sách lược trường kỳ? Nếu là sách lược trường kỳ thi liên minh Mỹ-Thổ sẽ không còn nguyên vẹn như trước nữa (will fray). |
- Business Insider ngày 4/2/2016: "Theo phát ngôn viên Bộ Quốc Phòng Nga, có nhiều dấu hiệu nghiêm trọng cho thấy Thổ Nhĩ Kỳ đang chuẩn bị một cuộc tiến quân vào Syria nơi mà Nga đang không kích các nhóm phiến quân và nhóm thánh chiến."
- AP ngày 4/2/2016: "Lãnh đạo thế giới (Mỹ, Anh, Đức) cam kết một tổng số ngân khoản 10 tỉ đô-la để giúp đỡ các nạn nhân của cuộc khủng hoảng Syria cho dù các nỗ lực giải quyết cuộc tranh chấp đang gặp cản trở." Tại Tỉnh Aleppo, thường dân đang vị bủa vây ba mặt và chỉ còn đường duy nhất là chạy sang Thổ Nhĩ Kỳ. Lực lượng chính phủ tiến quân từ phía nam, quân Nhà Nước Hồi Giáo, quân "thánh chiến" ở phía đông, còn các chiến binh người Kurd thì ở phía tây. Hiện 50,000 người đang tập trung tại biên giới Thổ Nhĩ Kỳ để tránh cuộc giao tranh khi quân chính phủ bao vây Aleppo. Theo tin tức mới nhất ngày 5/2/2016. Quân chính phủ có thể tái chiếm thành phố lớn thứ hai này từ tay phiến quân và cô lập hai thành phố Idlib và Hama.
- US News and World Report ngày 7/2/2016: "Tổng Thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan vừa công kích Hoa Kỳ một tuần sau khi đặc sứ của Tổng Thống Obama viếng thăm một thị trấn ở bắc Syria đang do lực lượng Syria Kurdish kiểm soát mà Thổ coi đó là quân khủng bố và nói rằng Hoa Kỳ phải lựa chọn giữa Thổ hay Kurdish Democratic Union Party (PYD)." Vào ngày 10/2/2016, Thổ Nhĩ Kỳ đã triệu tập đại sứ Mỹ tại Ankara sau khi phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ nói rằng Washington không coi đảng Liên Minh Dân Chủ (PYD) người Kurd ở Syria là tổ chức khủng bố. Đây là sự đụng chạm rất nặng nề giữa Thổ và Mỹ. Theo AFP ngày 10/2/2016, Tổng Thống Erdogan nói rằng việc Hoa Kỳ trợ giúp lực lượng người Kurd là tạo ra "bể máu" ở trong vùng. Ô. Erdogan đã chỉ trích Hoa Kỳ như sau, "Này Hoa Kỳ! Đã bao lần chúng tôi đã nói với các ông rằng các ông ở phe chúng tôi hay về phe với quân khủng bố PYD và YPG?" (Hey America! How many times have we had to tell you?" he said. "Are you together with us or are you with the PYD and YPG terror groups?) Còn Hoa Kỳ thì nói rằng, "Cho dù là bạn nối khố đi nữa cũng không thể đồng ý với nhau mọi chuyện." (Even the best of friends aren't going to agree on everything," State Department spokesman John Kirby said Monday.)
Hiện nay Hoa Kỳ đang đứng đầu thế giới về bảo vệ tự do, dân chủ, dân tộc tự quyết và kịch liệt lên án việc đàn áp sắc tộc, đàn áp dân chủ. Nay sắc tộc Kurd bị đàn áp khốc liệt mà không lên tiếng bênh vực thì Hoa Kỳ chơi "trò chơi hai mặt" (double standard). Nhưng nếu bênh vực người Kurd tức giúp cho sắc tộc này trở thành tự trị, tức phản lại quyền lợi của Thổ. Vì yếu tố địa lý chiến lược, Mỹ không thể bỏ rơi Thổ mà Thổ cũng không dám rời xa Hoa Kỳ. Nhờ Hoa Kỳ và NATO, Thổ Nhĩ Kỳ có thể "xưng bá" ở khu vực này và nuôi dưỡng giấc mộng phục hồi Đế Quốc Ottaman. Trong khi đó nhờ Thổ mà Hoa Kỳ có thể kiềm chế Nga vì hải quân Nga chỉ có một hải lộ duy nhất để tiến vào Địa Trung Hải là Kênh Đào Kanal Istanbul. Thế kẹt và ràng buộc là như vậy. Không biết hai bên sẽ giải quyết những xung đột "chí tử" này như thế nào. Can Acun- một nhà nghiên cứu kinh tế, chính trị và xã hội tại Thổ nói rằng, "Không biết Hoa Kỳ sử dụng lực lượng người Kurd như toan tính nhất thời hay sách lược trường kỳ? Nếu là sách lược trường kỳ thi liên minh Mỹ-Thổ sẽ không còn nguyên vẹn như trước nữa (will fray).
Cũng theo AFP - làm cho tình hình trở nên rối mù hơn, lực lượng người Kurd vừa mở một văn phòng đại diện tại Mạc Tư Khoa -một hình thức Nga công nhận lực lượng này. Thế mới hay muôn đời: Các nước nhỏ chính trị nội bộ không giỏi, chính sách ngoại giao không khéo léo thì sẽ bị các siêu cường xé nát. Do đó, độc lập tử chủ không có nghĩa là sống trong ốc đảo - mà phải uốn nắn theo quyền lợi của các "ông kẹ" siêu cường. Đó là sách lược giữ nước muôn đời của các nước nhỏ. Chính sách ngoại giao "đu dây" hay "lăng ba vi bộ" mà ngày nay gọi là "ngoại giao đa phương" là cẩm nang sống còn cho các nước nhỏ. Cũng giống như một người đẹp diễm kiều mà hai hoàng tử cùng tới thăm thì người đẹp phải tiếp cả hai, không thể từ chối bất cứ ai. Hãy cứ để hai hoàng tử giết nhau chứ bản thân người đẹp không thể giết bất cứ hoàng tử nào.
- AP (Beirut) ngày 10/2/2016: "Các chiến binh người Kurd được hỗ trợ bởi các cuộc không kích của Nga đã mở cuộc tấn công vào vùng bắc Syria gần biên giới Thổ và chiếm giữ căn cứ không quân Mennagh đang nằm trong tay phiến quân." Theo Business Insider ngày 11/2/2016, đây là chiến thắng lớn của lực lượng người Kurd thân với chính phủ. Rõ ràng qua hành động này, Nga đã chính thức hợp tác với lực lượng người Kurd (YPG) - vừa chống lại Nhà Nước Hồi Giáo, có khuynh hướng hợp tác với lực lượng Kurd đang chiến đấu trong lòng Thổ Nhĩ Kỳ. Nếu chính quyền Thổ nhất quyết đòi tiêu diệt lực lượng này mà không chấp nhận giải pháp chính trị, Thồ Nhĩ Kỳ có thể sẽ biến thành một Ukraine thứ hai. Tình hình Syria và Thổ biến chuyển quá nhanh và vô cùng phức tạp.
Theo ý kiến của tôi, hiện nay trên thế giới chỉ có Hoa Kỳ và Nga là có khả năng điểu động 150,000 quân (khoảng 15 sư đoàn) cho một chiến trường ở xa hay một cuộc viễn chinh, đòi hỏi một cầu không vận và tiếp vận khổng lồ về mọi mặt như nhiên liệu, vũ khí, quân nhu, quân y, công binh. Lực lượng bộ binh này cần phải được yểm trợ bởi thiết giáp, trực thăng vũ trang, phi cơ chiến đấu, máy bay ném bom chiến lược và máy bay cảnh báo sớm (AWACS). Muốn thế, phải xây dựng được các phi trường và một lực lượng bảo vệ phi trường. Ngoài ra, nếu không triển khai được một hệ thống phòng không và lá chắn hỏa tiển tối tân thì 150,000 binh sĩ này sẽ là "mồi ngon" cho các hỏa tiễn hành trình Klub và Tomahaw có khả năng bắn xa 1600 km. Hiện nay 14 quốc gia trong liên minh do Saudi Arabia cầm đầu không quốc gia nào có những khả năng nói trên. Vậy nếu Nga "ra tay" thì chỉ bằng hệ thống hỏa tiễn hành trình dội bão lửa xuống các bộ chỉ huy và sau đó là các máy bay ném bom chiến lược "trải thảm", đạo quân "ô hợp" 150,000 sẽ tan vỡ. Giống như 450,000 Vệ Binh Cộng Hòa của Saddam Hussein tan tác trong vòng một tuần lễ dưới sức tấn công quá nhanh và khủng khiếp của Mỹ. Do đó, lời tuyên bố của Saudi Arabia sẽ đem 150,000 quân vào đây chỉ là sự khoa trương, đe dọa và không thể nào thực hiện được nếu không muốn nói là tự sát. Chắc chắn kế hoạch tấn công này phải được các ông tướng Hoa Kỳ duyệt xét, chuẩn y trước - để chỉ huy và phối hợp. Không biết các ông tướng này có OK hay không nhưng Ô. Ashton Carter nói rằng Hoa Kỳ hoan nghênh việc Saudi Arabia đem quân vào Syria. |
- AFP ngày 11/2/2016: "Thủ Tướng Nga Dmitry Medvedev cảnh báo rằng nếu Ả Rập Sê-út đưa quân vào Syria thì sẽ nổ ra thế chiến thay vì đàm phán để ngưng bắn." (Russian Prime Minister Dmitry Medvedev warned Thursday that if Arab forces entered the Syrian war they could spark a "new world war" and urged ceasefire talks instead.)
- AFP ngày 15/2/2016: "Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục pháo kích vào lực lượng người Kurd ở bắc Syria do Mỹ hỗ trợ sang ngày thứ ba nhưng không ngăn được sự tiến quân của lực lượng này vào căn cứ địa của phiến quân được Thổ Nhĩ Kỳ hỗ trợ." Nga lên án và gọi đó là hành động khiêu khích. Trong khi đó tại Gazi- căn cứ địa của người Thổ gốc Kurd đã nổ ra những cuộc biểu tình chống lại cuộc hành quân càn quét lực lượng người Kurd ở phía nam của chính phủ. Cảnh sát đã phải nổ súng và ít nhất hai người bị thương. Tình hình Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang nát như tương với nguy cơ nội chiến hay thanh lọc chủng tộc khủng khiếp với con số 15%-25% người Kurd sống trên đất nước và khoảng vài triệu người Kurd sống rải rác ở biên giới Syria, Iraq và Ba Tư.
Nhận Định:
Giữa lúc hòa đàm Gèneve tan vỡ, Aleppo- thủ đô trong thực tế (de facto) của phiến quân đang bị bao vây, cắt đứt đường tiếp vận từ Thổ Nhĩ Kỳ khiến nguy cơ thất thủ, tử đó tan rã. Mỹ hối thúc một cuộc ngưng bắn cấp kỳ nhưng dường như Mỹ khá bình tĩnh vì Mỹ có nhiều "con bài tẩy" trong tay dù mất hay không mất Aleppo. Ngày 13/2/2106, tại Hội Nghị An Ninh Munich (Munich Security Conference) Ô. John Kerry nói rằng "Dù phe đối lập có bị đẩy lùi ở chỗ này, chỗ kia nhưng sẽ không đầu hàng." Trong khi đó Ả Rập Sê-út và Thổ Nhĩ Kỳ phản ứng dữ dội. Ngày 9/2/2016, chi nhánh của CNN tại Dubai đưa tin Ả Rập Sê-út đang chuẩn bị xâm lăng (invade) Syria dự định vào Tháng Ba và đã điểu động 150,000 quân bao gồm các quốc gia Ai Cập, Sudan, Jordan, Moroco, Kuwait, United Arab Emirates, Bahrain, Qatar and Turkey. Malaysia, Indonesia và Brunei.
Theo ý kiến của tôi, hiện nay trên thế giới chỉ có Hoa Kỳ và Nga là có khả năng điểu động 150,000 quân (khoảng 15 sư đoàn) cho một chiến trường ở xa hay một cuộc viễn chinh, đòi hỏi một cầu không vận và tiếp vận khổng lồ về mọi mặt như nhiên liệu, vũ khí, quân nhu, quân y, công binh. Lực lượng bộ binh này cần phải được yểm trợ bởi thiết giáp, trực thăng vũ trang, phi cơ chiến đấu, máy bay ném bom chiến lược và máy bay cảnh báo sớm (AWACS). Muốn thế, phải xây dựng được các phi trường và một lực lượng bảo vệ phi trường. Ngoài ra, nếu không triển khai được một hệ thống phòng không và lá chắn hỏa tiển tối tân thì 150,000 binh sĩ này sẽ là "mồi ngon" cho các hỏa tiễn hành trình Klub và Tomahaw có khả năng bắn xa 1600 km. Hiện nay 14 quốc gia trong liên minh do Saudi Arabia cầm đầu không quốc gia nào có những khả năng nói trên. Vậy nếu Nga "ra tay" thì chỉ bằng hệ thống hỏa tiễn hành trình dội bão lửa xuống các bộ chỉ huy và sau đó là các máy bay ném bom chiến lược "trải thảm", đạo quân "ô hợp" 150,000 sẽ tan vỡ. Giống như 450,000 Vệ Binh Cộng Hòa của Saddam Hussein tan tác trong vòng một tuần lễ dưới sức tấn công quá nhanh và khủng khiếp của Mỹ. Do đó, lời tuyên bố của Saudi Arabia sẽ đem 150,000 quân vào đây chỉ là sự khoa trương, đe dọa và không thể nào thực hiện được nếu không muốn nói là tự sát. Chắc chắn kế hoạch tấn công này phải được các ông tướng Hoa Kỳ duyệt xét, chuẩn y trước - để chỉ huy và phối hợp. Không biết các ông tướng này có OK hay không nhưng Ô. Ashton Carter nói rằng Hoa Kỳ hoan nghênh việc Saudi Arabia đem quân vào Syria.
Theo tờ Newsweek, "Aaron David Miller - cựu cố vấn về Trung Đông cho các bộ trưởng ngoại giao của cả hai Đảng Dân Chủ và Cộng Hòa trên hai thập niên tiên đoán rằng một cuộc can thiệp quân sự trên qui mô lớn của Ả Rập Sê-út sẽ đưa tới thảm kịch Shakespear." (Aaron David Miller, a former Middle East adviser to both Republican and Democratic secretaries of state for more than two decades, predicts that a large-scale, Saudi-led Arab intervention could lead to a tragedy of Shakespearean proportions.) Dường như Ả Rập Sê-út linh cảm thấy sự phiêu lưu của kế hoạch, ngày 10/2/2016, Bộ Trưởng Ngoại Giao Adel al-Jubeir nói rằng có thể Ả Rập Sê-út sẽ gửi lực lượng đặc nhiệm chiến đấu bên cạnh đặc nhiệm Hoa Kỳ. Thế nhưng theo New York Times ngày 11/2/2016, Tướng Ahmed Asiri - phát ngôn viên quân đội lại nói rằng việc tiến quân vào Syira là quyết định "không thể đảo ngược" (irreversible decision).
Trong tình thế hiện tại, nếu Ả Rập Sê-út đem quân vào Syria thì Ba Tư cũng sẽ chính thức gửi bộ binh tới đây và tình hình Syria sẽ trở nên vô cùng hiểm nguy và hiển nhiên biến thành Thế Chiến như lời cảnh báo của Thủ Tướng Nga Mevedev ngày 11/2/2016. Trong một cuộc họp báo, Bộ Trưởng Ngoại Giao Walid al-Muallem của Syria cảnh cáo Ả Rập Sê-út không nên đem quân vào - nếu không các binh sĩ này sẽ trở về quê trong những cỗ quan tài, đồng thời nhấn mạnh rằng Syria sẽ không đồng ý ngưng bắn trên bộ khi nào Nhà Nước Hồi Giáo và các nhóm khủng bố khác còn cầm súng chống lại chính phủ.
Syria đang là bãi chiến trường khốc liệt, nay lại có nguy cơ trở nên khốc liệt hơn. Cuộc chiến chống Nhà Nước Hồi Giáo chỉ là cái cớ. Tranh giành ảnh hưởng giữa các hệ phái Sunni và Shiite mà sự hỗ trợ của Nga, Hoa Kỳ, Saudi Arabia và Thổ Nhì Kỳ, Qatar mới là động lực chính. Một thảm kịch đang chờ đợi Syria với sự tàn phá và chết chóc khủng khiếp, kèm theo làn sóng tỵ nạn khổng lồ còn lớn hơn bây giờ nếu Saudi Arabia đưa 150,000 quân vào đây. Fox Nation ngày 10/2/2016 nhận xét, "Syria đã là một thảm họa, dường như đang bên bờ vực một tai biến không sao kiểm soát được." (Syria, Already A Catastrophe, Seems On The Verge Of An Uncontrollable Disaster)
Theo các nhà bình luận quốc tế, dù có cuộc ngưng bắn thật sự cũng không giải quyết được cuộc khủng hoảng vì bên trong Syria vẫn còn sự hiện diện của ISIS/ISIL và rất nhiều nhóm "thánh chiến", al-Qaeda và các nhóm liên hệ với al-Qaeda. Và ngay trong các nhóm phiến quân do Mỹ hỗ trợ, họ cũng thay đổi lập trường như chong chóng. Tin tức mới nhất cho hay lực lượng dân quân Iraq trước đây được CIA hỗ trợ nay lại hợp tác với Nga và chí nguyện quân Ba Tư để tiêu diệt phe phiến quân do Mỹ nuôi dưỡng đang bị bao vây tại Aleppo. Còn Ô. Assad trong một cuộc phỏng vấn với AFP ngày 12/2/2016 nói rằng ông sẽ chiếm lại toàn bộ đất nước, tiếp tục chống khủng bố và cũng thương thảo để chấm dứt chiến tranh. Trong khi đó Bộ Trưởng Quốc Phòng Ashton Carter cho biết United Arab Emirates sẽ gửi lực lượng đặc nhiệm tới Syria để giúp các chiến binh Sunni tại địa phương chiếm lại Raqqa - thủ đô của Nhà Nước Hồi Giáo và đã triển khai phi cơ chiến đấu tại căn cứ Incirlik của Thổ. Còn Ô. John Kerry thì nói bóng gió là sẽ đem quân vào Syria nếu Ô. Assad không tuân thủ lệnh ngưng bắn tạm thời gọi là "ngưng các hành động thù nghịch" (cessation of hostilities). Trong khi đó tuần dương hạm trang bị hỏa tiễn hành trình của Nga từ Địa Trung Hải đang tiến vào bờ biển Syria để hỗ trợ cho lực lượng trên bộ. Do đó có thể nói, tìm kiếm giải pháp chính trị cho Syria trong lúc này giống như "mò kim đáy biển".
Có lẽ mọi chuyện rồi sẽ phải giải quyết trên chiến trường. Một cuộc đụng độ quân sự trực tiếp để phân thắng bại hoặc tương nhượng mới giải quyết được vấn đề. Hiện nay bộ tham mưu của Ô. Obama đang bị chỉ trích nặng nề là Hoa Kỳ đã để mất vị trí độc tôn tại vùng Trung Đông.
Cái bất hạnh của Syria là: Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi Arabia và Qatar quyết tâm lật đổ Ô. Assad để thiết lập một chính quyền thuộc hệ phái Sunnis ở đây. Mỹ quyết tâm lật đổ Ô. Assad để đuổi Nga ra khỏi căn cứ hải quân Tartus trong khi Nga quyết tâm bảo vệ Ô. Assad để duy trì căn cứ này. Syria đang trở thàng "vùng oanh kích tự do". Ai muốn pháo kích, không kích, ném bom hoặc đem quân vào đây cũng được - giống như một đất nước vô chủ. Rõ ràng, chống Nhà Nước Hồi Giáo chỉ là mục tiêu phụ. Tranh giành quyền lực để khống chế Syria là mục tiêu chính. Chưa từng thấy một quốc gia nào lâm vào một thảm họa như vậy. Hơn 2.5 triệu người đã phải bỏ nước lánh nạn.
Liệu dân tộc Syria rồi sẽ tan tác đi bốn phương trời rồi lang thang như những linh hồn vong quốc vì tổ quốc chỉ còn là một đống gạch vụn và xác người?
Đào Văn Bình
(California ngày 15/2/2016)
No comments:
Post a Comment