01 July 2010

Gạt bỏ những điều cứ tưởng là quan trọng


Ngày nay, muốn tạo không khí kết hợp dân tộc, bản thân mỗi người cần đoàn kết trước tiên giữa lời họ nói, bài họ viết với việc họ làm. Bản thân các đoàn thể, đảng phái, cộng đồng chỉ có thể đoàn kết quanh một kế sách, một kế hoạch hành động. Thiếu kế hoạch hành động, đoàn kết chỉ tập trung những chợ quạ (ô hợp), đoàn kết chuyện chia ăn, chia ghế, đoàn kết sự chào xáo ông nói gà bà nói vịt.

Võ Văn Ái

Gạt bỏ những điều cứ tưởng là quan trọng


Năm điều tưởng là quan trọng làm cho không ít người trong cộng đồng tốn mực và nước bọt từ nhiều năm qua. Tuy chưa bao giờ giải quyết được. Đó là : đoàn kết, nạn xỉ vả nhau giữa những người cùng chiến tuyến, cách chiêu hồi phe địch, lối phân chia thế hệ và sự đánh giá con người.


1- Một số đảng phái, bè nhóm, hội đoàn, cá nhân, thường trực tranh chấp nhau, lố lăng hay kín đáo, vẫn một mực gọi đoàn kết. Ơi ới những cách "Đoàn kết sau lưng tôi", "Đoàn kết dưới trướng đảng tôi!". Vừa gọi kêu vừa tham chiếu hội nghị Diên Hồng. Xem đấy như tấm gương sáng của sự nhất tâm và đoàn kết, chỉ cần nhắc tên những hội nghị "Diên Hồng" nho nhỏ. Duy đoàn kết vẫn chưa thành, dân không tham dự. Đoàn kết mang hình bóng một chiếc bàn dài phân tên một đoàn chủ tọa. Phát biểu xong, ai về nhà nấy. Việc cũ mọc ra như móng tay thừa.

Làm sao thực hiện đoàn kết, khi người gọi kêu đoàn kết chẳng hề hành động chống chia rẽ? Làm sao triệu tập hội nghị Diên Hồng, khi chưa có kế hoạch cứu nước?

Đoàn kết phải là đoàn kết làm gì? và cho ai? Nước và sữa kết hợp nhau. Nhưng nước và dầu thì muôn đời phân rẽ. Hội nghị Diên Hồng thành công ở thế kỷ 13, nhưng bó tay vào cuối thế kỷ 20. Thời Trần, dân chúng và chính quyền trung ương trên dưới một lòng, như nước với sữa. Hơn thế, cha ông ta có sẵn kế sách cứu nước: một kế sách hòa, hai là kế sách chiến. Diên Hồng là nơi trưng cầu dân ý giữa hai chọn lựa. Sau đó mọi người bắt tay thực hành điều đã cùng nhau quyết định. Dù trước đó ý kiến có thể bất đồng. Hội nghị Diên Hồng đã mở đầu trang sử dân quyền ở xã hội nước ta, với tinh thần dân chủ đa nguyên. Đành là thời ấy chưa có từ ngữ mang khái niệm bây giờ. Nhưng tinh thần và sự thực hiện vẫn là một.

Ngày nay, muốn tạo không khí kết hợp dân tộc, bản thân mỗi người cần đoàn kết trước tiên giữa lời họ nói, bài họ viết với việc họ làm. Bản thân các đoàn thể, đảng phái, cộng đồng chỉ có thể đoàn kết quanh một kế sách, một kế hoạch hành động. Thiếu kế hoạch hành động, đoàn kết chỉ tập trung những chợ quạ (ô hợp), đoàn kết chuyện chia ăn, chia ghế, đoàn kết sự chào xáo ông nói gà bà nói vịt.

Sẽ có người thắc mắc: việc cứu nước có nhiều kế hoạch khác nhau, biết đoàn kết quanh kế hoạch nào?

Xưa nay thắc mắc này sinh đẻ ra tệ trạng những kẻ đại biểu các kế hoạch khác nhau đánh giặc với nhau, trước khi hành động cứu nước. Cứu nước là một ý niệm trừu tượng, nếu chưa chịu hiểu nước là dân - những con người có chung nền văn hóa. Thấy ra dân mới biết nghe dân nói để thực hiện những điều dân trông chờ. Biết nước là 65 triệu người đang luân hiểm tại Viêt Nam thì kế hoạch cứu nguy mới thích ứng. Có nhiều kế hoạch là do bởi nhiều suy nghĩ khác nhau. Nhưng thần trí Việt, qua trường kỳ lịch sử, luôn biết chọn đúng và nhanh kế hoạch thích nghi và hợp thời nhất. Trước một con bệnh, càng có nhiều thầy lang càng có nhiều toa thuốc. Song giữa nhiều vị thuốc, chỉ có một thần dược cứu bệnh. Cũng thế, tuy có nhiều kế sách, vẫn chỉ có một kế hoạch hữu hiệu và phù hợp với hiện tình dân tộc mà thôi.

2- Vì chưa có trào lưu kết hợp dân tộc, nạn chia rẽ, phân hóa hoành hành. Biến sinh hoạt thành những cuộc xỉ vả chanh chua, vu khống, mạ lỵ giữa đoàn thể và cá nhân cùng chiến tuyến. Kẻ trùm chăn bị chê trách đã đành. Người hoạt động cũng bị chụp mũ, bị xoi bới, vu khống, bôi nhọ. Lạ thay, thái độ tiểu nhân ấy lại nhân danh hồn nước và đại nghĩa! Khiến những kẻ có chút tâm hồn sợ hãi, hoang mang, rút thân vào vỏ ốc làm con sên chờ thời. Một thái độ đã thành quán tính, biến sự cao cả của thần trí ra chuyện vặt vãnh, cá nhân, linh tinh, chi tiết. Cuối cùng tạo những trào lưu a dua như bầy vịt. Tuyệt đối không hướng tới tinh thần của sự việc, tổng thể lịch sử cần chuyển hóa, với lý tưởng hướng thượng của đời người nơi thế gian. Trọng vì và tung hê mọi ông tây bà đầm, dù đó là người Pháp, người Mỹ, người Nga, người Hoa...Song nhìn vào bất cứ nhân vật đồng chủng nào, họ chỉ thấy phần vật1 nhiều hơn phần nhân.

Làm sao tụ nghĩa với tác phong a dua, chửi bới ấy? Làm sao có thể bô bô về năm nghìn năm văn hiến đồng lúc với cá tính xỉ vả, khinh nhau, nhổ nước bọt vào mặt người đồng bào? Đó là chỗ xuống dốc của văn hóa, sự sa đọa của tình người. Còn đâu tình liên đới giữa kẻ đồng hội đồng thuyền?

3- Với kẻ địch thủ thì sao? Gần bốn mươi năm qua, các chính quyền thường uể oải vận dụng chính sách Chiêu hồi một cách thiếu trí tuệ và phi văn hóa. Hãy nhìn sự sống, tâm trạng, và thành quả đóng góp của những kẻ được chiêu hồi, sẽ rõ ngay sự thất bại của chính sách này. Có ai trong đám được chiêu hồi sống mãnh liệt, tài năng rộ nở mang chất sáng tạo đâu. Họ được chiêu đãi đấy. Nhưng là thứ chiêu đãi miếng thịt bò tươi, sau khi bị hiến máu. Chiêu hồi nhưng không chiêu hiền nạp sĩ. Dù "chiêu hiền nạp sĩ" vẫn còn là thái độ kẻ cả của vua quan phong kiến nhằm thu kẻ danh sĩ và vời kẻ hiền tài để làm tay chân phục vụ cho triều đại một gia đình. Chưa là nề nếp của một xã hội dân chủ biết quý trọng và đảm bảo sự bình đẳng và tự do của con người.

Chính sách chiêu hồi tạo ra người đầu thú. không là sự đợi chờ và chào đón kẻ đồng tâm hay biệt tài.

Chính sách chiêu hồi chỉ đưa tới sự chiêu cung vì mục tiêu của nó là chiêu quyền, mà hậu quả tất yếu không tránh được là chiêu cừu, chiêu oán.

Nghĩa chữ chiêu là lấy tay vẫy lại, nhận tội, trói buộc lại, khiến cho tới theo mình. Hồi là xoay lại, trở về. Vua chúa, quan lại thời phong kiến chiêu hồi kẻ chống đối mà họ gọi là bọn phiến loạn. Điều ấy hiểu được. Nay thời đại đân chủ, ở xã hội trọng dân quyền, dù là nhà nước cũng không có tư thế trịch thượng bắt kẻ khác chính kiến nhận tội, hay trói buộc họ về mình. nhà nước dùng pháp luật trị kẻ có tội. Nhưng với kẻ đối lập, người khác chính kiến, thì phải đối thoại, tranh luận, thuyết phục bằng đạo đức dân tộc hay lý thuyết xã hội để họ cùng tham gia việc nước mà thôi. Cho nên, chiêu hồi là một chính sách phản dân chủ và thiếu nhân nghĩa. Cần gạt bỏ.

Không cứ vua chúa, phong kiến là xấu cả đâu. Ngày xưa có những vị vua thương dân, lo cho nước, nên trọng và trông đợi người tài xúm nhau kiến thiết quốc gia. Họ dư biết một mình, một nhóm đảng chẳng làm nên việc lớn. Bởi thế, những vị vua ấy mang tác phong "trắc tịch cầu hiền". Họ cầu hiền, họ không chiêu hồi. Trắc trịch cầu hiền là ngồi nghiêng nửa ghế, chừa một nửa chỗ ngồi, chờ có người hiền đến mời người ấy ngồi. Người hiền là kẻ có đức hạnh và tài năng. Quốc gia hưng thịnh ở thời Lý, thời Trần (thế kỷ 11 tới thế kỷ 15) nhờ những ông vua có tinh thần cầu hiền. Nước Việt đồi phế ngày nay, nguyên do vì lãnh đạo thiếu văn hóa, u mê, cố tín, thích phe đảng, ngoài ra còn cả một chính sách chiêu hồi rất phản dân chủ và phi nhân làm thất tán người tài năng.

Gọi kêu dân chủ, tức mặc nhận chủ quyền của quốc gia thuộc về toàn thể nhân dân. Nhân dân là đơn vị sống mang tên người hay cá thể. Mỗi người là một khả năng và tiềm lực đóng góp. Một khả thể kiến quốc. Biết tôn trọng dân quyền, biết cầu hiền nước mới hưng thịnh. trái lại, cứ chiêu hồi như tự bấy nay, tất biến thành lớp gia nô, bọn cán bộ điếu đóm, vâng dạ, nịnh thần. Ngăn cản con người thành người hiền có đức hạnh và tài năng.

4- Điều nguy hại chót trong tiến trình xã hội ta ngày nay, là sự trạng chia nhau thành thế hệ. Thế hệ già chê thế hệ trẻ là con nít, tuy không ngừng ve vãn thế hệ trẻ. Tâng bốc họ là rường cột nước nhà, tương lai dân tộc. Nhưng thâm ý cốt chiêu mộ tuổi trẻ làm lính đánh thuê. Như những chủ nghĩa đi mộ lính, thực dân đi mộ phu đồn điền, đảng phái đi quyến rũ đảng viên. Làm thui chột trí tuệ và khả năng sáng tạo của tuổi trẻ. Cuộc chiến bốn mươi năm qua là âm mưu tuyệt đẳng tâng bốc thế hệ thanh niên. Song từ Bắc chí nam, thế-hệ-thanh-niên-rường-cột ấy đóng góp được gì cho đất nước? Ngoài đống xương cao ngất Trường Sơn?

Đã có một thời gian người ta khoái chá chuyện dạy đời nhưng không cưu mang đời, theo điệu "nói với tuổi hai mươi". Rồi "tuổi hai mươi chất vấn tuổi bốn mươi". Lời qua tiếng lại như hai tên hề trên sân khấu. trong thực tế, mấy chục triệu tuổi hai mươi đã và đang "sống" như thế nào? Ai lo cho họ? Bản thân những người bốn mươi nay lên sáu mươi thích dạy đời kia đã và đang "sống" như thế nào giữa một đất nươc điêu linh không người gánh vác?

Con người khổ đau không cần tuyên ngôn và thuyết giáo. Họ cần những tâm tình đồng điệu cùng họ phá ngục, cùng họ san sẻ miếng cơm, manh áo. Có ăn, có mặc, có tự do, trời xanh mới xanh thẳm, lời nguyện cầu mới hát ru. Ngoài ra chỉ là bùa chú, phép phù, một cách làm vua theo điệu khác.

Trong khi thế hệ già vừa mân mê ve vãn thế hệ trẻ, thế hệ trẻ hờn trách, nếu không là oán giận sự thất bại, tư cách lưu manh và lợi dụng thế hệ già từng có quyền lực, đức lý trong tay.

Càng dạy đời, càng trách cứ, cộng đồng dân tộc càng phân xé. Nay nên một lần chấm dứt lối suy nghĩ nhị nguyên kiểu phân đôi thành hai thế hệ đối chọi, hục hặc. Thực tế chỉ có hai hạng người hoặc tham quyền cố vị, ích kỷ, hại nhân, hoặc ưu tư cho nước và dân, rộng lòng bác ái, từ bi. Lứa tuổi nào cũng có hai hạng ấy.

Thế hệ trong nghĩa đen chật hẹp và thô thiển ban đầu là thống hệ một họ (génealogie). Nghĩa ta dùng ngày nay bao quát hơn, vượt xa một họ tộc, một nhóm người. Tuy vậy, thế hệ không là biên giới của tuổi tác. Thế hệ là những chu kỳ hành động. Nhất là khi ta hiểu thế hệ trong nghĩa vận động lịch sử. Biết bao chàng thiếu niên đã là cụ non, già cỗi từ năm hai mươi tuổi, khi khoanh tròn cuộc sống vào chốn vinh thân phì gia. Và cũng còn biết bao người hừng hực thanh xuân ở thời xế bóng tám mươi. Ý lực yêu đời và cứu người không bao giờ có tuổi. Mỗi năm xuân trở lại. Mỗi ngày mặt trời lên. Nhưng xuân hay mặt trời chưa hề già.

Tất cả vấn đề là chất sống, chứ không phải là lượng sống.

Thế hệ là một bộ nhớ truyền thừa tinh hoa, và chuyển hóa tài năng dân tộc. Thế hệ là ngọn đuốc trong đêm. Trao nhau từ tay này sang tay khác trên đường dài. Người ta buồn lo nếu ngọn đuốc tắt. Không ai kết tội hay chỉ trích cánh tay cầm.

5- Trước tập thể duy vật nặng về thú tính hơn nhân trí, những người tranh đấu cần thấy ra khả năng vô biên ở mỗi nhân thể con người. Không thể vừa chê trách hai triệu đảng viên u mê, cuồng tín, cộng sản, vừa khinh miệt hay chà đạp một con người đang đứng lên đâu đó trong cộng đồng. Khi con người này muốn truyền thừa tính tự cường và bất khuất của văn hiến Việt.


Thấy được từng con người ấy, là hoàn thành sự kết hợp dân tộc. Một con người ý thức thừa sức xô đổ bất cứ bạo chính nào. bà Trưng, bà Triệu, Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lý Thái Tổ, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn trãi, Quang trung, Phan Bội Châu, Nguyễn Thái Học, Nguyễn Trung Trực... là những thí dụ. Trong lịch sử,
họ luôn đơn độc, thiểu số khi khởi đầu. Họ ở đơn vị một. Nhưng sự đơn độc của họ là bóng hình chúa sơn lâm của loài sư tử. Ta nay hãy làm những người thiểu số ấy.

Từng một-con-người như thế biết tập làm việc với người thứ hai, tập làm việc chung với người thứ ba, người thứ bốn... Số thành cuối không còn là con số nữa. Vì nó là khối thần trí của một giống dân.

Lúc này, chỉ có khối thần trí mới dẹp tan nạn sứ quân nhiễu loạn. Trong số các sứ quân, nguy cơ lớn nhất vẫn là sứ quân độc tài và chuyên chính cộng sản.

Gạt phăng sợ hãi. Gạt phăng sự ỷ lại. Gạt phăng thành kiến và cố tín. Gạt phăng mặc cảm. Con người mang thể lực truyền thừa văn minh Việt đưng lên khai mùa và vân động thời cơ. Không biến mình thành con số của những binh đoàn bè phái và chủ thuyết. Vì mình chính là hạt nhân chuyển hóa. Là đầu tàu vận chuyển những toa đi. Là con đường nối các lối về - nơi Quê Chung muôn thuở.


Võ Văn Ái
"LUẬN CHIẾN NƯỚC NGOÀI"
QUÊ MẸ ẤN HÀNH
19.10.1990

Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm
Tu Thân, Tề Gia, Trị Quốc, Bình Thiên Hạ
Khai Dân Trí, Chấn Dân Khí, Hậu Dân Sinh


No comments:

Post a Comment



Thật vậy, dân tộc Việt Nam hãy can đảm đứng lên để lật qua những trang sử cộng sản đẫm máu và đau thương. Đã quá trễ rồi. Ngày nào còn cộng sản, thì còn chết chóc, tù đày, tự do, nhân quyền còn bị chà đạp.
Nhà cầm quyền cộng sản, hơn lúc nào hết, luôn buộc người dân lo nghĩ đến chuyện miếng ăn, cái mặc. Cái bụng lúc nào cũng phải cảm thấy còn đoi đói, chưa no. Và người dân thì thiếu thốn nhu yếu phẩm, lo chạy gạo từng bữa. Ðủ hôm nay thì thiếu ngày mai, hay được nồi cơm sáng, thì lại chưa có nồi cơm chiều. Cuộc đời cứ quần quật lo đói rách như thế, thì xin hỏi, còn chi thì giờ mà nhân dân nghĩ đến tranh đấu, hoặc đòi hỏi tự do dân chủ nhân quyền?
Cụ Tây Hồ Phan Chu Trinh từng dạy: “Xét lịch sử xưa, dân nào khôn ngoan biết lo tự cường tự lập, mua lấy sự ích lợi chung của mình thì càng ngày càng bước tới con đường vui vẻ. Còn dân thì ngu dại, cứ ngồi yên mà nhờ trời, mà mong đợi trông cậy ở vua ở quan, giao phó tất cả quyền lợi của mình vào trong tay một người, hay một chính phủ muốn làm sao thì làm, mà mình không hành động, không bàn luận, không kiểm xét, thì dân ấy phải khốn khổ mọi đường. Anh chị em đồng bào ta đã hiểu thấu các lẽ, thì phải mau mau góp sức lo toan việc nước mới mong có ngày cất đầu lên nổi”.
"The religion of the future will be a cosmic religion. The religion which is based on experience, which refuses dogmatism. If there's any religion that would cope with modern scientific needs it will be Buddhism." Albert Einstein

Tôn giáo trong tương lai sẽ là tôn giáo của vũ trụ. Tôn giáo này dựa trên kinh nghiệm và không chấp nhận chủ nghĩa giáo điều. Nếu có một tôn giáo nào tương thích với khoa học hiện đại, đó chính là Phật Giáo.




Bạn Ơi Hãy Cùng Nhau Đấu Tranh Cho Cuộc Sống Của Mình & Tương Lai Của Con Cháu Mình !!!



Nhân Dân Cần Nhận Diện Bộ Mặt Thật Của Giới Cầm Quyền. Phải Hành Động Cụ Thể Đối Với Bọn Chúng !!!



Chỉ Mặt, Nhận Diện Bọn Cán Bộ Óc Đất, Lũ Công An Lưu Manh, Đám Quan Chức Tham Nhũng, Tay Sai !!!

Công Nhân Bị Đánh Đập Tàn Nhẫn, Dã Man !!!


Followers