31 October 2011

NGUYỄN CHÍ VỊNH LÀ CON AI?

NGUYỄN CHÍ VỊNH LÀ CON AI?

Tất nhiên đây là câu hỏi về BỐ của Nguyễn Chí Vịnh, trung tướng, thứ trưởng quốc phòng VNCS (phó giáo sư – tiến sĩ về quan hệ quốc tế!).

Và nhiều người sẽ nói ngay đó là Nguyễn Chí Thanh, từng là ủy viên bộ chính trị đảng CSVN, đại tướng, chủ nhiệm tổng cục chính trị quân đội VNCS.
Nhưng tôi không nghĩ như vậy.

Hồi còn trẻ, tôi học đại học cùng nơi với khá nhiều con cái các quan chức chóp bu của CSVN. Cánh này thường xuyên nói ra những chuyện xấu xa, nhiều khi đến mức tởm lợm, của bọn cha ông (tất nhiên là chúng trừ bố mẹ chúng ra). Có nhiều chuyện sau này tôi biết là hoàn toàn có thật.

Trong những chuyện mà tôi nghe được, có chuyện Lê Đức Thọ 'xài' vợ của một số 'đồng chí'. Do được cả ông Hồ và Lê Duẩn trọng dụng, ở cương vị trưởng ban tổ chức của đảng CSVN, Lê Đức Thọ gần như thao túng tuyệt đối việc sử dụng và điều động cán bộ cao cấp, từ đó tạo ra uy quyền ghê gớm trong đảng. Vốn là kẻ ham tình dục, ông ta đã dùng quyền điều động cán bộ để đẩy những đồng chí có những bà vợ hấp dẫn đi công tác xa, và trong thời gian đó thì trưởng ban tổ chức thường xuyên lui tới săn sóc vợ con các đồng chí.

Chuyện Lê Đức Thọ xài vợ Nguyễn Chí Thanh thì tôi nghe mà không để tâm lắm. Sau này được biết chính xác là sau khi Nguyễn Chí Thanh chết thì Lê Đức Thọ nhận Chí Vịnh làm con nuôi, tôi bỗng nhớ lại chuyện đó và thấy nó có vẻ đúng. So lại những bức hình của Nguyễn Chí Vịnh, Nguyễn Chí Thanh và Lê Đức Thọ, tôi càng tin rằng lời đồn là có cơ sở: không phải vô cớ mà Lê Đức Thọ lại đi cưu mang một thằng mất dạy.

Gần đây, tôi lại biết thêm rằng Lê Đức Thọ có con trai tên là Lê Nam Thắng (lấy họ giả của cha chứ không lấy họ gốc là Phan), hiện đang là thứ trưởng bộ 4T (thông tin và truyền thông). Nhìn mấy bức hình và xem nhân vật này xuất hiện trên TV, tôi thấy tin đồn đó không còn có gì đáng nghi ngờ. Nghĩa là chắc chắn CHÍ VỊNH LÀ CON ĐẺ CỦA LÊ ĐỨC THỌ chứ không phải con Nguyễn Chí Thanh!

Xin mời quý vị xem kỹ các bức hình dưới đây của bốn nhân vật: Nguyễn Chí Vịnh, Nguyễn Chí Thanh, Lê Đức Thọ và Lê Nam Thắng. Bức hình Nguyễn Chí Thanh cho thấy một bộ mặt dẹt, phẳng, mũi thấp, lông mày xuôi, miệng rộng. Trong khi đó, ba nhân vật còn lại có kiểu đầu mặt gần giống hệt nhau, từ kiểu mọc tóc, cách những sợi tóc bạc xen lẫn với những sợi đen, vầng trán, khóe mắt, tròng mắt, mũi, miệng,…, và khác hẳn Nguyễn Chí Thanh. Nếu chụp ba nhân vật này ở cùng lứa tuổi và trong cùng một khung cảnh thì thấy họ còn giống nhau hơn nữa. Và nếu quan sát Vịnh và Thắng trong trạng thái động thì càng không cần phải nghi ngờ gì điều tôi nói.

1
2
3
4

5
6
7
1

Việc bới móc đời tư của một con người nói chung là xấu. Nhưng việc đưa ra ánh sáng những trò xấu xa bỉ ổi của bọn người đã và đang bịt mắt và kìm kẹp cả một dân tộc thì là một việc làm thực sự cần thiết.

TRẦNNAMCHẤN

Miến Điện: "thà mất ghế chứ không mất nước"

Miến Đin: "thà mt ghế ch không mt nước"


Người Miến đi trước: Thả tù chính trị

Cho đến tháng 3 năm nay, mỗi khi các quốc gia khác hay các cơ quan nhân quyền quốc tế nêu vấn đề tù nhân chính trị tại Miến Điện và yêu cầu chính quyền quân phiệt tại nước này phải thả tự do cho các nạn nhân, thì lập tức cả bộ máy tuyên truyền của chính phủ Miến lại vùng lên phản đối hành vi can thiệp vào nội bộ Miến Điện và lớn tiếng phủ nhận không có tù nhân chính trị tại Miến Điện mà chỉ có những kẻ vi phạm luật pháp bị giam cầm. Hiển nhiên, chẳng còn chính phủ nước tự do nào còn xa lạ hay tin vào điệp khúc loại này từ Miến Điện, Trung Quốc, Cuba, hay Việt Nam.

Chính vì thế mà nhiều người trên thế giới, kể cả dân chúng Miến Điện rất ngạc nhiên khi tân Tổng thống Thein Sein lên đài tuyên bố vào ngày 10/10 vừa qua rằng trong vòng vài ngày nữa, chính phủ của ông sẽ ân xá 6359 tù nhân, trong đó có cả những tù nhân chính trị. Bốn chữ vắn tắt đó là một bước tiến khổng lồ của chế độ cai trị tại đất nước này vì trước hết, đó là sự xác nhận trong suốt các đời lãnh tụ quân phiệt dài đến tướng Than Shwe, họ đã bắt và cầm tù người dân chỉ vì những người này có suy nghĩ hay vị trí chính trị khác với những kẻ cầm quyền. Hơn thế nữa, đó cũng là sự nhìn nhận trách nhiệm cá nhân, vì tân Tổng thống Thein Sein cũng từng giữ chức thủ tướng dưới quyền ông Than Shwe. Có luồng dư luận đặt dấu hỏi có phải đây là thủ thuật nhượng bộ nhất thời mà thôi chăng. Hiển nhiên câu trả lời đòi hỏi phải có thêm thời gian. Tuy nhiên, dân chúng Miến đang tràn đầy hy vọng chỉ ra rằng từ khi Tổng thống Thein Sein lên nhậm chức vào tháng 3/2011 đến nay, tuy vẫn còn những vụ dẹp biểu tình mạnh tay nhưng họ không thấy một chiến dịch trấn áp hay bắt giam hàng loạt những người bất đồng chính kiến nào nữa.

Vào sáng ngày 12/10/2011, đúng như lời tuyên bố của tân Tổng thống Thein Sein, dân Miến hân hoan nhìn cảnh những người tù được ân xá lần lượt ra khỏi trại giam. Trong đó có 186 tù nhân chính trị. Phần lớn các tù nhân chính trị này thuộc Liên Minh Quốc Gia Vì Dân Chủ do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo trước đây. Nhiều người Miến đã bật khóc khi theo dõi cảnh phóng thích những người tù chính trị được truyền đi trực tiếp trên các hệ thống phát thanh, phát hình quốc gia. Hầu hết các hãng thông tấn quốc tế và các nước trong vùng đều đưa tin đặc biệt này, ngoại trừ làng báo Trung quốc và Việt Nam.

Trong những người tù chính trị - còn gọi là tù lương tâm - có nghệ sĩ Zarganar, một diễn viên hài nổi tiếng. Ông bị chính quyền quân phiệt bắt vào năm 2008 và kết án 37 năm tù vì tội nói xấu nhà nước do tướng Than Shwe lãnh đạo (Tương đương với điều 88 luật hình sự Việt Nam). Ông Zarganar chứng minh nhà nước Miến không những không nỗ lực giúp dân mà còn cấm cản các cơ quan quốc tế gởi người đến cứu trợ và tận tay phân phát phẩm vật cho các nạn nhân của trận bão Nargis. Các quan chức nhà nước chỉ muốn thế giới gởi phẩm vật cứu trợ đến mà thôi và để hệ thống nhà nước phân phát. Khi được hỏi cảm tưởng về chuyện được ân xá, danh hài Zarganar trả lời rằng: Thoạt tiên thì tôi vui, nhưng chưa hài lòng vì họ vô cớ bắt tôi một cách tùy tiện. Bây giờ thả ra mà chẳng có một lời xin lỗi. Nếu đợt thả tù chính trị lần này chỉ nhằm mục đích để các nước bãi bỏ cấm vận thì coi như những người tù chính trị chúng tôi là vật đổi chác hay sao? Không được như thế. Vì làm thế thì có khác gì bọn hải tặc Somali thả con tin để lấy tiền chuộc?

Trong khi đó, các chính phủ tự do đều cho rằng đây là một thiện chí đáng kể của chính quyền Miến Điện trong việc hòa giải dân tộc để tiến hành việc dân chủ hóa đất nước. Tuy nhiên, để bãi bỏ cấm vận, nhà nước này còn phải thả trên 2000 tù nhân chính trị khác nữa mà thế giới đã có danh sách. Danh sách đó đã được đưa tận tay cho các lãnh tụ Miến Điện trước đây. Đặc biệt lần này, khi nhận những yêu cầu như thế, không thấy chính quyền Miến Điện phản đối và xem đó là hành vi can thiệp vào nội bộ Miến Điện như trong những năm qua.

Các tổ chức đấu tranh cho dân chủ ở Miến Điện và các tổ chức nhân quyền thế giới đề nghị chính phủ các nước tự do có thể gỡ bỏ một số mặt cấm vận nếu muốn khuyến khích tân chính quyền Miến Điện, nhưng đừng bãi bỏ quá nhiều và quá sớm.

Theo các quan sát viên về tình hình Miến Điện thì đợt ân xá lần này bắt nguồn từ cuộc hội đàm giữa đại diện nhà nước là Bộ trưởng Lao động Miến Điện với nhà dân chủ Aung San Suu Kyi vào ngày 30/09/2011 tại Rangoon. Trong cuộc hội đàm này, bà Suu Kyi đã nói rằng nếu tân chính quyền thật sự muốn hòa giải dân tộc và thoát khỏi sự cô lập của cộng đồng thế giới thì điều kiện tối thiểu là phải thả toàn bộ tù nhân chính trị, chấp nhận ngồi vào bàn hội nghị với những tổ chức đối lập thuộc các sắc dân thiểu số để cùng giải quyết vấn đề trong hòa bình. Dịp này bà Aung San Suu Kyi cũng cho biết nếu chính quyền đáp ứng hai yêu cầu này thì tháng 12 năm nay bà sẽ ra tranh cử ghế dân biểu Quốc hội bổ khuyết.

Cũng có nguồn dư luận cho rằng sự thay đổi thái độ và chính sách của giới cầm quyền Miến Điện đến từ nhận thức về mối nguy mất nước nếu tiếp tục lệ thuộc vào Trung Quốc thêm nữa. Hiện nay, có thể nói toàn bộ nền kinh tế Miến nằm trọn trong tay Bắc Kinh trong lúc nước này bị cả thế giới tẩy chay. Nói cách khác, theo các phân tích này thì tướng Than Shwe và các tướng lãnh quanh ông đã thức tỉnh và chấp nhận thà mất ghế chứ không mất nước.

Hiện nay vẫn còn quá sớm để kết luận. Tuy nhiên, nếu các đảng phái chính trị khác, ngoài đảng cầm quyền, thực sự có chân trong quốc hội Miến vào cuối năm nay, thì đó sẽ là chỉ dấu rõ nhất cho thấy đất nước Miến Điện đang từng bước rời bỏ chế độ độc tài để hội nhập vào thế giới văn minh, nhập vào xu thế của thời đại.

Rõ ràng về mặt này, lãnh đạo Miến Điện văn minh hơn và đang đi trước Việt Nam.


Ngô Văn



Người Miến đi trước: Dám nói "KHÔNG" với Bắc Kinh


Do chính sách cai trị độc tài, vi phạm nhân quyền trầm trọng, chính quyền quân phiệt Miến Điện bị các quốc gia thuộc thế giới tự do lên án nặng nề và cấm vận kinh tế. Để bám ghế cai trị, các vị tướng lãnh đạo kéo dài đến đời tướng Than Shwe chọn con đường ngả theo Trung quốc. Theo năm tháng, họ dần dần rơi vào tình trạng lệ thuộc gần như hoàn toàn vào Bắc Kinh, không khác gì con đường mà các lãnh đạo CSVN đang vướng vào hiện nay. Khi đã biết chắc Miến Điện khó thoát ra khỏi gọng kềm của mình, Bắc Kinh bắt đầu áp dụng chính sách Hán hóa một cách lộ liễu, và khai thác nước này gần như một thuộc địa ở thế kỷ 19, 20.

Không khác gì lắm tình trạng tại Việt Nam, các nhà thầu Trung quốc (đa số do các ban bộ thuộc nhà nước Trung Quốc làm chủ quản) nắm gần như trọn vẹn quyền khai thác mọi loại tài nguyên trên đất Miến Điện, từ cây rừng, than đá, đến các khoáng sản. Chính quyền của tướng Than Shwe tuy rất hung bạo với dân nhưng không dám lên tiếng phản đối khi nhiều vùng khai thác chỉ đem lợi cho Trung quốc nhưng để lại thiệt hại môi trường nặng nề cho dân Miến gánh chịu.

Một bằng chứng điển hình là việc Bắc Kinh dẫn dụ nội các Than Shwe vào kế hoạch xây dựng đập thủy điện Myitsone trên thượng lưu sông Irrawaddy thuộc tỉnh Kachin, Miến Điện. Số điện sản xuất ra được dẫn trọn vẹn về Trung quốc với "giá hữu nghị" – không khác gì chất alumina sản xuất tại Tây Nguyên, Việt Nam chỉ có một khách hàng độc nhất là Trung Quốc. Ngay sau khi tướng Than Shwe đặt bút ký khế ước với Bắc Kinh xây đập Myitsone, người dân Miến Điện đã mạnh mẽ lên tiếng phản đối. Giới chuyên gia, trí thức Miến Điện cung cấp các dữ liệu cho thấy việc xây đập chắc chắn sẽ gây cảnh hủy diệt môi sinh, tàn phá các di tích lịch sử, văn hóa của dân tộc thiểu số Kachin. Hơn thế nữa, con đập dự định xây nằm trong vùng hay có động đất mà phía nhà thầu Trung Quốc cố tình làm ngơ. Nếu gặp một cơn chấn động từ cấp 5 thang Richter trở lên, có xác suất cao sẽ vỡ đập, đe dọa tính mạng của hàng trăm ngàn người sống ở hạ nguồn. Một điểm vô lý khác được vạch ra là tại sao phải lo xây đập thủy điện Myitsone chỉ để cung cấp cho Trung quốc trong khi chính đất nước Miến Điện cũng đang khát điện trầm trọng.

Đã có nhiều cuộc biểu tình ôn hòa trước đại sứ quán Bắc Kinh tại Naypydaw để phản đối việc xây đập thủy điện Myitsone, nhưng lần nào cũng đều bị cảnh sát giải tán bằng vũ lực. Lần biểu tình gần đây nhất vào ngày 27/09/2011, khi một nhóm dân chúng đến trước sứ quán Trung quốc trương biểu ngữ phản đối việc xây đập, họ đã bị cảnh sát đã đến bắt đi.

Bỗng nhiên, vào sáng ngày 30/9/2011, tức chỉ 3 ngày sau cuộc biểu tình, dân Miến nghe tin tân Tổng thống Thein Sein tuyên bố trước Quốc hội Miến Điện đã tạm thời cho đình chỉ việc tiến hành xây đập Myitsone. Ông còn nói thêm đây là nguyện vọng của đa số người dân mà chính phủ phải làm theo.
Quyết định bất ngờ này khiến Bắc Kinh giận dữ. Phát ngôn viên Hồng Lỗi của bộ Ngoại giao Trung quốc họp báo tuyên bố Miến Điện phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về quyết định này và phải bồi thường thiệt hại cho các xí nghiệp Trung quốc tham gia dự án. Theo lời của ông Hồng Lỗi thì dự án trị giá 3,6 tỉ mỹ kim, đã qua giai đoạn khảo sát, điều tra và đang được thi công.

Mặc dù hân hoan trong thắng lợi đầu tiên, các tổ chức, đoàn thể phản đối việc xây đập vẫn chưa dám yên tâm vì họ biết đây chỉ mới là lệnh tạm hoãn chứ chưa phải quyết định hủy bỏ hoàn toàn ý định xây dựng đập thủy điện Myitsone. Ông Thein Sein vẫn có thể thay đổi ý định khi áp lực Bắc Kinh quá mạnh. Vì vậy, dân chúng Miến Điện bảo nhau tiếp tục tranh đấu cho đến khi nhà nước chính thức chấm dứt toàn bộ dự án quỉ quyệt này của Trung Quốc.

Các quan chức đứng đầu tỉnh Kachin, nơi sắp xây đập thủy điện Myitsone, cũng cho các ký giả biết rằng: "Chúng tôi điên đầu với các công nhân Trung quốc sang xây đập. Họ sang đây lao động chân tay đã là vi phạm luật pháp, thế mà còn ngang nhiên phá làng, phá xóm, chẳng coi ai ra gì. Đáng ngại nhất là họ kéo bè, kéo lũ sang đây lập khu phố Tàu. Tôi tin là Trung quốc đang áp dụng chiến thuật "tằm ăn dâu'' đấy. Họ cứ dần dần đưa người sang đây buôn bán rồi ở lại luôn như họ đã làm trước đây tại tỉnh Shan ở mạn Bắc, giáp ranh biên giới Trung quốc".

[Vào năm 2009, khi dân Trung Quốc kéo dần sang cư trú có hệ thống và tràn ngập tỉnh Shan, nhà nước Miến Điện đã ra quyết định bất ngờ tống xuất hầu hết số người này về lại Trung Quốc. Nhưng sau đó, chiến thuật "tằm ăn dâu" lại tiếp tục ở những tỉnh khác.]

Càng nghe chuyện Miến Điện, người Việt càng thấy quen thuộc, đặc biệt là đồng bào tại Tây Nguyên. Nền kinh tế Miến Điện còn kém xa Việt Nam, thế mà vẫn có những lãnh tụ dám nói "không" với Bắc Kinh như Tổng thống Thein Sein. Sức ép của Bắc Kinh lên đất nước Miến Điện chắc chắn còn nặng nề hơn đối với Việt Nam, thế mà vẫn có những tiếng nói công khai như Tỉnh trưởng tỉnh Kachin.

Ngô Văn

CHẾ ĐỘ NGÔ ĐÌNH DIỆM: Một chế độ Ngược lòng dân và Phản thời đại

CHẾ ĐỘ NGÔ ĐÌNH DIỆM: Một chế độ Ngược lòng dân Phản thời đại

 
Nguyễn Kha

… Dưới nền Đệ Nhất Cọng hòa, dù Hiến Pháp 1956 đã bộc lộ rõ ràng tính phi dân chủ của nó, nhưng thật ra, chính thực tế sinh hoạt chính trị miền Nam trong những năm sau đó là  đối lập chính trị bị đàn áp, nhà tù chất đầy chính trị phạm, và quyền tự do báo chí bị thủ tiêu, mới là những xác quyết không thể chối cải rằng chế độ Diệm là một chế độ phản dân quyền. Những thuộc tính nỗi tiếng khác của chế độ Diệm như Gia đình trị, Công an trị, Công giáo trị,… chỉ làm mạnh thêm và rõ thêm tính độc tài của gia đình cầm quyền họ Ngô mà thôi.

Chính vì chế độ độc tài đó đã kềm hảm, thậm chí còn tiêu diệt, sức mạnh phát triển quốc gia để đối đầu với miền Bắc, lại chẳng đem lại ấm no và tự do cho đồng bào miền Nam, nên chỉ trong 7 năm cầm quyền (từ khi ông Diệm làm tổng thống vào tháng 10/1956 đến khi chế độ của ông sụp đổ vào tháng  11/1963), người dân miền Nam đã 7 lần chống đối lại chế độ của ông:

1-    Tháng 2/1957, hàng giáo phẩm Cao Đài đã ủng hộ cho một tín đồ tên là Hà Minh Trí mưu sát ông Diệm tại Hội chợ Xuân Tây Nguyên ở thành phố  Ban Mê Thuột, với lý do là để trả thù cho tướng Trình Minh Thế và cho tín đồ Cao Đài bị đàn áp khiến Hộ pháp Phạm Công Tắc phải tị nạn qua Cam Bốt. Súng bị két đạn, mưu sát không thành, ông Hà Minh Trí bị cầm tù đến sau 1963 mới được thả ra. Nhưng cũng từ sau vụ mưu sát đó, trong mỗi bài diễn văn, ông Diệm lại dùng câu "Xin Ơn Trên che chở cho chúng ta" [Que Dieu nous protège!] để kết bài.

2-    Tháng 5/1957, không chịu được nền độc tài gia đình trị và chính sách trả thù Quốc Dân đảng thông qua chiến dịch chống Cọng bừa bải, Đai Việt Quốc Dân đảng "thành lập chiến khu Ba Lòng tại vùng rừng núi phía Tây tỉnh Quảng Trị nhằm mục đích chống lại chế độ gia đình trị của Nhu-Diệm, đồng thời cũng là cơ hội dẹp tan các âm mưu cố thủ của Cộng Sản tại nam vĩ tuyến 17." [Trích từ Website chính thức của Đại Việt Quốc Dân Đảng http://daivietquocdandang.org/2010/02/16/lichsudang-2/]Tuy nhiên, dưới sự điều động sắt máu của ông Cố vấn miền Trung Ngô Đình Cẩn, quân đội đã dẹp được chiến khu nầy. Một phần lớn các đảng viên bị bắt và tù đày. Từ đó, mâu thuẫn giữa đảng Đại Việt và chính quyền Ngô Đình Diệm không những không hàn gắn được mà càng lúc càng sâu sắc thêm.

3-    Tháng 4/1960, mười tám nhân vật tên tuổi của miền Nam họp tại một khách sạn ở trung tâm thủ đô Sài Gòn để công bố một Bản Tuyên Ngôn chỉ trích và lên án ông Diệm đã không đem lại cho dân chúng một cuộc sống tốt đẹp, tự do. Vì biết không thể xin họp công khai, những nhân vật nầy đã bí mật mời một số thông tín viên ngoại quốc và vài ký giả Việt Nam đến họp tại hội trường khách sạn Caravelle (vì vậy, nhóm nầy còn được gọi là "nhóm Caravelle"). Bản Tuyên ngôn gồm phần mở đầu và phần nhận định về 4 lãnh vực Chính trị, Chính quyền, Quân đội và Kinh tế Xã hội. Họ thẳng thắn cho rằng Quốc hội chỉ là tay sai của chính phủ, bầu cử chỉ là trò bịp bợm, tình trạng tham những bè phái khắp nơi, các chính đảng quốc gia bị đàn áp, quân đội chỉ là một công cụ để củng cố chính quyền chứ không được dùng để chống Cọng, lấy "sự trung thành với một đảng để tùng phục mù quáng những kẻ lãnh đạo đảng  làm tiêu chuẩn thăng thưởng"…

Bản Tuyên Ngôn kết luận:

"Cho đến nay, chúng tôi đã giữ im lặng và để cho chính quyền mặc ý hành động. Nhưng bây giờ đã đến lúc khẩn thiết, chúng tôi cảm thấy rằng bổn phận của chúng tôi - và trong lúc nước nhà gặp cảnh rối loạn thì ngay cả những kẻ hèn kém nhất cũng phải chia xẻ bổn phận này - là phải nói lên sự thật, thức tỉnh dư luận, báo động với nhân dân, và liên kết những kẻ đối lập, để cho thấy lối thoát.

Chúng tôi thỉnh cầu chính quyền gấp thay đổi chính sách để cứu vãn tình thế, bảo vệ chế độ Cộng Hòa và bảo vệ sự sống còn của quốc gia. Chúng tôi giữ vững niềm hy vọng là dân tộc Việt Nam sẽ có một tương lai sáng lạn để được hưởng thanh bình và thịnh vượng trong Tự Do và Tiến Bộ", nhưng lời "thỉnh cầu" tâm huyết và cấp thiết nầy của 18 nhân vật ưu tú nhất của miền Nam lúc bấy giờ đã bị hai ông Diệm Nhu không đếm xĩa đến. Dĩ nhiên sau đó, 18 nhân vật nầy đa số đều bị bắt bớ, tra tấn, giam cầm. Điểm đặc biệt là trong số 18 nhân vật kể trên thì có đến 10 người là cựu ân nhân, đồng chí, bạn thân và những Bộ trưởng đã từng hợp tác với ông Diệm thời ông chưa có quyền hành hay còn gặp khó khăn.

4-    Tháng 11/1960, chỉ 7 tháng sau "Tuyên ngôn Caravelle", trước những biện pháp chính trị thất nhân tâm của chính quyền Diệm và trước tình hình an ninh miền Nam càng lúc càng tồi tệ (Đầu năm 1960, sư đoàn 21 bị tấn công và thiệt hại nặng nề ở Tây Ninh, cuối năm đó, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời), binh chủng Nhảy Dù (với các sĩ quan chỉ huy như Nguyễn Chánh Thi, Vương Văn Đông, Nguyễn Triệu Hồng, Phan Trọng Chinh, Phạm Văn Liễu, Nguyễn Huy Lợi …) cùng nhiều nhân vật đảng phái quốc gia tập họp trong Liên Minh Dân Chủ Mặt trận Quốc gia Đoàn kết đã phát động cuộc binh biến, đánh thẳng vào dinh Độc Lập, đòi ông Diệm cải tổ toàn diện cơ cấu lãnh đạo quốc gia để xây dựng lại chính nghĩa và nâng cao hiệu năng chiến đấu của quân dân miền Nam. Bị cô lập và bao vây trong Dinh Độc Lập, ông Diệm hứa sẽ đáp ứng những đòi hỏi đó nhưng thật ra ông chỉ kéo dài thời gian để chờ quân đội ở miền Tây về cứu ứng. Tin vào lời hứa đó nên quân Nhảy Dù ngưng chiến, và sau đó trở tay không kịp, bị thua nên cấp lãnh đạo cuộc binh biến một phần bị bắt đưa ra Tòa án kết tội phản loạn, một phần phải trốn sang tị nạn chính trị tại Cam Bốt. Binh chũng Nhãy Dù, từ đó, không được ông Diệm tin tưởng nữa.

5-    Tháng 2/1962, hơn một năm sau "Đảo chánh Nhãy dù", hai sĩ quan của một binh chủng khác của quân đội lại hành động: Trung úy Phi công Phạm Phú Quốc và Nguyễn văn Cử đã bay 2 chiếc Skyrider A-1 ném bom Napalm và bắn rocket vào dinh Độc Lập với mục đích tiêu diệt đầu não của chế độ ông Diệm (Ngoài ông bà Ngô Đình Nhu ở và làm việc trong Dinh Độc Lập, hôm đó còn có TGM Ngô Đình Thục nữa). Trung úy Quốc là giòng dõi của cụ Phạm Phú Thứ, một nhà cách mạng khí khái ở Quảng Nam mà giòng họ Ngô Đình vừa ghen vừa ghét trong thời Nam triều. Còn trung úy Cử là con của cụ Nguyễn Văn Lực, một lãnh tụ của Đại Việt Quốc Dân Đảng. Bom và phi tiển chỉ làm hư hại cánh trái của Dinh Độc Lập mà thôi. Máy bay của Trung úy Quốc bị phòng không Hải quân bắn hạ, ông nhảy dù và bị bắt. Còn Trung úy Cử thì bay qua Cam bốt tị nạn. Sau 1963, hai ông trở về binh chủng Không quân và tiếp tục thi hành các phi vụ oanh kích Việt Cọng trên chiến trường miền Nam. 

6-    Một năm sau, vào tháng 5/1963, chính sách kỳ thị Phật giáo của chế độ Diệm lên đến cao điểm với lệnh cấm treo Phật kỳ trong lễ Phật đản tại Huế và sau đó nổ súng giết 8 Phật tử tại Đài Phát thanh. Đây là giọt nước làm tràn sự bất công của chính sách tiêu diệt Phật giáo một cách có hệ thống để Công giáo hóa miền Nam vốn bắt đầu từ năm 1956, khi lần đầu tiên Hoà thượng Trí Thủ gửi văn thư chính thức phản đối Linh mục Vàng, giảng sư của Trung tâm Nhân Vị Vĩnh Long, đòi cắm cây thánh giá lên núi Ngũ Hành Sơn, nơi có chùa Non Nước ở Đà Nẵng (Vị Linh mục tên Vàng nầy, vào năm 1960, còn nỗi tiếng về chuyện xúi dục con chiên Nhà thờ Phú Cam đòi lại chùa Thiên Mụ ở Huế với lời giải thích quái đản rằng chùa Thiên Mụ là nơi "Mẹ của Trời", tức Đức Mẹ Maria, giáng trần nên phải trả chùa nầy lại cho Công giáo ! – (Tâm Đức,  Như Áng Mây Bay, USA 2010, trang 230.)

Kể từ năm 1956 đó cho đến suốt 7 năm còn lại, Phật giáo đã bị đối xử phân biệt, áp lực đổi đạo, đày đọa đi các vùng dinh điền trên cao nguyên, bị chụp mũ là Cọng sản, chùa chiền bị các cha xứ lấn chiếm tranh dành, công chức quân nhân Phật tử bị trù dập.

Xin ghi lại đây ba tình trạng kỳ thị Phât giáo tiêu biểu và trắng trợn mà ở miến Nam lúc bấy giờ ai cũng biết là: (a) Lễ Phật đản không được ghi trong danh sách ngày nghĩ quốc gia trong khi lễ Giáng sinh, lễ Phục sinh, … của Công giáo thì lại được xem như quốc lễ. Mãi cho đến năm 1957, Hội chủ Phật giáo phải làm đơn "xin", chính phủ mới "cho" nghĩ ngày Phật Đản; (b) Khi Phật tử bị ép buộc vào sống trong các khu Trù mật., Dinh điền, Ấp Chiến lược của chính phủ, họ bị đủ mọi áp bức, nhất là áp bức kinh tế để đổi đạo đến nỗi có câu vè thật ai oán rằng "theo đạo có gạo mà ăn"; (c) Nhưng quan trọng hơn cả là chính quyền Ngô Đình Diệm vẫn duy trì Dụ số 10 để khống chế Phật giáo trong quy chế của một Hội bình thường, trong khi Công giáo thì không bị ràng buộc, muốn tự do điều hành và sinh hoạt sao cũng được. Ông Diệm đã truất phế vua Bảo Đại, đã thành lập nền Cọng hòa, đã thủ tiêu tất cả luật lệ thời phong kiến thực dân Tây để lại, vậy tại sao lại duy trì Dụ số 10 cực kỳ bất công và nham hiểm của phong kiến và thực dân, nếu không phải là để đạp Phật giáo xuống cho Công giáo lên ngôi vị độc tôn tại Việt Nam ?

Biến cố ở Huế sau đó trở thành cuộc đấu tranh cho nguyện vọng 5 điểm đòi bình đẳng tôn giáo. Trước sự ngoan cố của chính phủ Diệm, ngày 11/6 Hoà thương Thích Quảng Đức tự thiêu để "trân trọng kính gởi lời cho Tổng thống Ngô Đình Diệm nên lấy lòng bác ái từ bi đối với quốc dân và thi hành chính sách bình đẳng tôn giáo để giữ vững nước nhà muôn thủa" khiến cuộc đấu tranh của Phật giáo lan rộng ra với sự hiện diện mạnh mẽ và đông đão của sinh viên, học sinh và đảng phái. Ngày 7/7, văn hào Nhất Linh tự thiêu để cảnh báo chế độ Diệm đang làm "tội nặng mất vào tay Cọng sản". Khuya 20/8, ông Nhu ra lệnh cho Cảnh sát dã chiến và Lực lượng Đặc biệt của Đại tá Lê Quang Tung phát động chiến dịch Nước Lũ ào ạt tấn công chùa Xá Lợi, Giác Minh, Ấn Quang, Từ Quang, Therevada ở Sài Gòn và chùa chiền khắp toàn quốc, bắt Tăng Ni (riêng tại Sài Gòn là 1,400 vị) và Phật tử giam giữ, phản bội Thông cáo Chung và vu khống cho Phật giáo là tay sai của Việt cọng. Hệ quả tức thời của chiến dịch Nước Lũ là toàn bộ thành phần lãnh đạo Phật giáo bị triệt tiêu, phong trào đấu tranh của Phật giáo gần như bị tê liệt, nhưng chính vì vậy mà phong trào đã trở thành tiền đề văn hóa và sức bật chính trị cho ngày 1/11/1963 của Quân đội ba tháng sau đó.

7-    Trong ba tháng sau chiến dịch Nước Lũ để dứt điểm Phật giáo, nhiều vị lãnh đạo trên thế giới, kể cả Đức Giáo hoàng Paul VI và các tổ chức Công giáo, đã lên án chế độ Diệm. TGM Thục đến Vatican nhưng không được Giáo hoàng tiếp, bà Nhu dẫn phái đoàn Quốc hội đi "giải độc" trên thế giới bị chống đối. Cuối tháng 9/1963, Tồ chức Liên Hiệp Quốc quyết định gửi phái đoàn đến Việt Nam để điều tra tình hình đàn áp Phật giáo. Sinh viên học sinh và đông đảo đồng bào thay thế Phật tử và Tăng Ni ào ạt xuống đường biểu tình … Những tin đồn về việc ông Nhu sẽ tổ chức đảo chánh (kế hoạch "Bravo") để thay ông Diệm, nhất là tin về hai anh em ông Nhu-Diệm đang thỏa hiệp với chính quyền Cọng sản miền Bắc được truyền đi khắp hang cùng ngõ hẻm. Trường học đóng cửa, quân nhân bị cắm trại 100%, nhu yếu phẩm bị đầu cơ tích trữ. Sài Gòn như bốc lữa …

Ngày 1/11/1963, quân đội phát động cuộc binh biến lần thứ ba để lật đổ chế độ độc tài Ngô Đình Diệm. Và lần nầy họ thành công. Ngày hôm sau, 2/11, hai anh em ông Nhu và Diệm bị bắn chết. Toàn quân toàn dân trên 35 tỉnh thị miền Nam hân hoan vui mừng ngày Cách mạng.

 

Hai nhà  làm văn hóa ở  Sài Gòn đã  mô tả lại tâm tình của người dân thủ  đô trong những ngày đó như  sau:

"Từ 7 giờ sáng ngày 2-11-1963, khi đài phát thanh Sài Gòn báo tin dinh Gia Long bị quân đội chiếm thì già trẻ lớn bé lũ lượt kéo nhau đi xem. Lời hò reo, tiếng cười vang với sắc diện tươi vui của mọi người chứng tỏ sự giải thoát gông cùm kềm kẹp của độc tài đã bóp nghẹt lòng dân trong chín năm trời đăng đẳng"  (Bác sĩ Dương Tấn Tươi, Cười - Nguyên nhân và Thực chất , Sài Gòn 1968, tr.44 ).

 

Còn thi sĩ Đông Hồ thì: "Nỗi ức hiếp, nỗi căm hờn bị đè nén, bị vùi dập một cách tàn nhẫn bất công trong 9 năm trời, một sớm được giải thoát, được cởi mở, mà phản ứng chỉ có chứng ấy thì tưởng quần chúng nhân dân Việt Nam năm 1963 này cũng đã tỏ ra hiền lành nhiều lắm, và cũng đã biết tự hạn chế, tự biết kềm hãm sức giận dữ hung hãn của mình rồi đó." (Nguyễn Hiến Lê, Tôi Tập Viết Tiếng Việt, 1988, tr. 21).  

 

Ba điều đặc biệt về biến cố nầy là:

(a) Thứ nhất, ngày 1/11 không tự nó là một kết quả riêng lẽ đến từ chỉ một nguyên nhân, mà là cao điểm kết tụ của một chuổi liên hoàn nhiều biến cố nối tiếp và gối đầu lên nhau trong thời gian (7 năm bạo trị), cũng như là kết quả tất yếu kết tinh từ nhiều thành tố đan bện và kết hợp với nhau (như kỳ thị Phật giáo, đàn áp đảng phái quốc gia, bất công tham những, mâu thuẫn với Mỹ, bè phái gia đình trị, thoả hiệp với Hà Nội, …). Nói như lý Duyên Sinh của nhà chùa: "Cái nầy có là vì (nhiều) cái kia có". Do đó, nói rằng chỉ quân đội bất mãn nên lật đổ ông Diệm là một cách nói giản lược, phi lịch sử và thiếu tính hệ thống, nếu không muốn nói là bất lương.

(b) Thứ nhì, ngày 1/11 đã trình hiện rõ ràng tình trạng cô lập tuyệt đối của gia đình họ Ngô và các công cụ bạo lực của họ trước cao trào chống đối của quân dân miền Nam. Đảng Cần Lao, Sở Nghiên cứu Chính trị, Lực lượng Đặc biệt, 4 cơ quan Mật vụ Công an, Phong trào Cách mạng Quốc gia, Thanh Niên Cọng hòa, Phụ nữ Liên đớì, các xóm Đạo võ trang… tất cả đều tê liệt rồi tan rã không một phản ứng vì tính phi chánh nghĩa, nặng bè phái và kém tổ chức của bản thân từng tổ chức một. Chế độ đang tan, lãnh tụ đang bôn tẩu, cả cấu trúc chính trị và bạo lực của nó sụp đổ trong 24 tiếng đồng hồ !. Chế độ Diệm đúng là một chế độ đã tồn tại như một ốc đảo trong dân, không một chút gốc rễ trong dân.

(c) Và thứ ba, người Mỹ đã đóng một vai trò vừa quan sát vừa tham dự vào biến cố 1/11 nầy vì sự sống còn của  "tiền đồn" mà chính họ đã khai sinh, đã đầu tư cả tài lực lẫn vốn liếng chính trị trong chiến lược chống Cọng toàn cầu của họ. Chính ông Diệm chứ không ai cả, đã là nguyên nhân, từ đầu, làm cho người Mỹ có được một vai trò và thế lực áp đảo đáng kể, can thiệp quá sâu vào sinh hoạt chính trị của miền Nam sau nầy. Người Mỹ "nặn" ra ông, "bồng" ông về và "đặt" ông lên ngôi Tổng thống. Rồi quân viện và kinh viện, nhân sự và tiền bạc đổ vào miền Nam như thác đổ, từ viên đạn cho đến giọt xăng, từ lương tổng thống cho đến đôi giày bốtđờxô của anh binh nhì …  Nhưng khác với các lãnh tụ cũng độc tài nhưng vì dân tộc và tổ quốc ở Đài Loan và Nam Hàn, ông Diệm độc tài vì gia đình và vì tôn giáo của ông chứ không vì nhân dân và lý tưởng chống Cọng. Ông đã chấp nhận làm con cờ cho Mỹ, nhưng lại bất lực trong nhiệm vụ làm con cờ, rồi lại thoả hiệp với kẻ thù Hà Nội, phản bội không những "người nặn ra ông" mà còn cả cái Hiến pháp chống Cọng và quân dân miền Nam, thì Mỹ phải đồng ý với và giúp đ cho quân dân miền Nam "dứt điểm" ông là đúng rồi. Nhà văn Doãn Quốc Sỹ tóm tắt trong một câu rất ngắn mà thật tuyệt đối đúng: "Bảo là người Mỹ đã giết Diệm. Không! Diệm đã chết trong lòng dân tộc từ lâu. Mỹ chỉ đến lượm xác sống của y."   [Người Việt Đáng Yêu, (Lời Mở Đầu) Nhà xuất bản Sáng Tạo, Sài Gòn, 1965. Đăng lại trên Tạp chí Việt Nam Hải Ngoại (của Luật sư Đinh Thạch Bích) số 8 ngày 15-9-1977, San Diego, Hoa Kỳ.]

 

*   *   *

Làm tổng thống 7 năm mà bị 7 lần chống đối ! Chống đối từ ôn hòa đến bạo động, càng lúc càng mạnh, từ tuyên ngôn, đến biều tình, đến ám sát, đến chiến khu, đến ném bom, rồi đến 2 lần binh biến…. Chống đối càng lúc càng sâu rộng, từ sinh viên học sinh, đến tôn giáo và trí thức, đến đảng phái và báo chí, đến đồng minh và công luận thế giới, đến quân đội…. Rõ ràng có một điều gì căn bản và trầm trọng khiến quân dân miền Nam không thể chấp nhận được chế độ Ngô Đình Diệm. Điều không chấp nhận đó có thể tóm gọn trong 2 bản chất cốt lõi của chế độ: Ngược lòng dânPhản thời đại.

Chế độ Ngô Đình Diệm đã tiêu vong, để lại bao nhiêu máu lệ cho dân tộc và ngang trái cho lịch sử. Tuy nhiên, phải thẳng thắn một điều: Lịch sử hình thành và quá trình chấm dứt của chế độ đó vẫn còn có thể đóng góp cho dân tộc ta. Đó là chế độ nầy sẽ được xem:

§        như mẫu mực của một chế độ chính trị phi dân ộc, độc tài, và thiếu khả năng. Do đó, mọi mầm mống và biểu hiện của một chế độ như thế sẽ không bao giờ được phép xuất hiện lại và tồn tại trên đất nước Việt Nam nữa.

§        như một kính chiếu yêu để chúng ta điểm mặt nhận diện cái thành phần phi dân tộc và phản thời đại nào vẫn còn ngoan cố bóp méo lịch sử để bào chữa cho chế độ nầy, tô son trét phấn cho cái quá khứ oan nghiệt của thời kỳ họ ê a hai câu kinh quái đản "Ngô tổng thống muôn năm" và "Xin Thượng đế ban phước lành cho Người".

     

Nguyễn Kha (http://www.sachhiem.net/LICHSU/N/NguyenKha.php)

30 October 2011

TUYÊN NGÔN CỦA 18 NHÂN VẬT THUỘC NHÓM "TỰ DO TIẾN BỘ" GỞI TỔNG THỐNG VIỆT NAM CỘNG HÒA, SÀI GÒN

Sau 8 năm cầm quyền, chính quyền Ngô Đình Diệm đẩy miền Nam vào một tình trạng bi thảm như đươc mô tả qua bản Tuyên Ngôn dưới đây (11 trong 18 nhân vật ký tên vào Tuyên Ngôn, sau đó, bị hăm dọa và/hoặc đi tù). Nhà NGÔ ... giỏi thế đấy : 
 
                             TUYÊN NGÔN CA 18 NHÂN VT
THUỘC NHÓM "TỰ DO TIẾN BỘ"
GỞI TỔNG THỐNG VIỆT NAM CỘNG HÒA, SÀI GÒN
 
Thưa Tổng thống,
Chúng tôi ký tên dưới đây, đại diện cho một nhóm đồng bào, nhân vật và trí thức tên tuổi thuộc mọi xu hướng, nhóm những người thiện chí nhận thấy rằng đối diện với sự trầm trọng của tình hình chính trị hiện nay, chúng tôi không thể cứ bàng quan với những thực tế của nước ta.

Vì vậy, chúng tôi chính thức gửi đến Tổng thống hôm nay lời kêu gọi, với mục đích phơi bày với Tổng thống tất cả sự thật trong niềm hy vọng là chính quyền sẽ lưu tâm để gấp rút thay đổi chính sách, hầu cứu vãn tình hình hiện nay để đưa quốc dân ra khỏi cơn nguy biến.

Chúng ta hãy nhìn lại dĩ vãng thời Tổng thống còn ở nước ngoài. Đã 8, 9 năm qua, dân tộc Việt Nam trải qua nhiều thử thách do chiến tranh mang lại; từ sự độ hộ của Pháp đến việc chiếm đóng của Nhật, từ cách mạng cho đến kháng chiến, từ việc Cộng Sản núp sau chiêu bài quốc gia để gạt gẫm cho đến nền độc lập giả tạo che dấu nền thực dân, từ kinh hoàng này đến kinh hoàng khác, hy sinh liên tục - nói tóm lại từ hứa hẹn này đến hứa hẹn khác, cuối cùng cho đến khi niềm hy vọng kết thúc bằng một sự thất vọng chua cay.

Vì vậy, khi Tổng thống sắp sửa hồi hương, toàn dân đã nuôi mối hy vọng là dưới sự lãnh đạo của Tổng thống, toàn dân sẽ lại tìm thấy được nền Hòa bình cần thiết để đem lại ý nghĩa cho cuộc sống, để dựng lại ngôi nhà đã bị phá hủy, để đặt lại được cái cày trên những mảnh đất từng bị bỏ hoang. Nhân dân hy vọng rằng không còn bị bắt buộc buổi sáng hoan hô một chế độ, buổi chiều hoan hô một chế độ khác, không còn là con mồi cho sự tàn bạo và áp lực của một phe phái nào, không còn bị đối xử như cu-li, không còn một nền độc quyền nào thao túng, không còn bị sự cướp bóc của công chức tham nhũng và độc đoán. Nói tóm lại, nhân dân ước mong được sinh sống trong sự an ninh, dưới một thể chế sẽ đem lại cho họ một chút công lý và tự do. Toàn dân nghĩ rằng Tổng thống sẽ là con người của thời thế và sẽ đáp ứng được nguyện vọng của họ.

Lúc Tổng thống mới về nước thì tình trạng quốc gia như thế đó. Hiệp ước Genève năm 1954 chấm dứt cuộc chiến và sự tàn phá của chiến tranh. Quân đội viễn chinh Pháp tuần tự rút đi và nền độc lập cho miền Nam Việt Nam trở thành một sự thật. Ngoài ra, nước nhà còn được sự khích lệ tinh thần và được hưởng sự viện trợ đáng kể của thế giới tự do. Với nhiều yếu tố chính trị thuận lợi như thế thêm vào những điều kiện địa dư may mắn có được đất đai màu mỡ về nông lâm sản và thặng dư về hải sản, đáng lẽ miền Nam Việt Nam đã phải đủ sức để bắt đầu đi đến thắng lợi cuối cùng trong cuộc chiến đấu với miền Bắc, để có thể thỏa mãn được ý dân và đưa đất nước đến hy vọng, tự do và hạnh phúc. Ngày này, sáu năm sau, sau khi hưởng được nhiều lợi điểm không thể chối cãi đến như thế, Chính phủ đã làm được những gì? Chính phủ đã đưa miền Nam đi về đâu? Những ước vọng tha thiết nào của nhân dân đã được thành tựu?

Chúng ta thử tổng kết tình hình một cách khách quan, không xu nịnh mà cũng không buộc tội sai lầm, theo đúng đường hướng xây dựng mà chính Tổng thống vẫn hay nói đến với ước vọng là Chính phủ sẽ thay đổi chính sách để tự đưa mình ra khỏi một tình trạng hết sức hiểm nghèo cho sự sinh tồn của quốc gia.
 
VỀ CHÍNH TRỊ
Mặc dù chế độ ngoại lai do thực dân tạo ra và che chở đã bị lật đổ và nhiều phe nhóm từng đàn áp nhân dân đã bị triệt hạ, dân chúng vẫn chưa tìm thấy được một cuộc sống khá hơn hay có nhiều tự do hơn dưới chế độ Cộng Hòa do Tổng thống thành lập. Một hiến pháp đã được lập ra nhưng chỉ có hình thức. Và Quốc hội tuy có đấy nhưng những cuộc thảo luận luôn luôn được diễn ra chỉ theo đường hướng của chính quyền. Và những cuộc bầu cử phản dân chủ. Toàn là những phương pháp và "trò hề" bắt chước các chế độ Cộng Sản độc tài và lẽ tất nhiên là không thể đem ra để so sánh với miền Bắc được.

Những vụ bắt bớ liên tục tiếp diễn làm cho nhà giam và khám đường đầy đến tận nóc như hiện nay đang xảy ra; dư luận quần chúng và báo chí phải câm lặng. Cũng thế, ý dân bị khinh nhục và chà đạp trong những cuộc đầu phiếu (ví dụ trường hợp xảy ra trong cuộc bầu cử nhiệm kỳ 2 mới đây). Tất cả những điều này đã gây ra sự nản chí và bất mãn của dân chúng.

Các chính đảng và giáo phái đã bị loại bỏ. Thay vào đấy là các "Nhóm" và "Phong trào". Nhưng sự thay thế này chỉ đem đến những điều áp bức mới cho dân chúng mà không che chở được cho dân chúng của các giáo phái từ trước vẫn là những vùng tử địa của Cộng Sản thì nay không những đã mất hết an ninh (cho người Quốc gia) mà còn trở thành những đại lộ cho du kích Việt Cộng mà tình trạng chung như thế xảy ra khắp nơi.

Đây là chứng cớ cho thấy rằng các giáo phái tuy nhỏ nhoi không đáng kể đã là những thành phần chống Cộng hữu hiệu. Việc triệt hạ các giáo phái đã mở lối cho Việt Cộng và vô tình dọn đường cho kẻ thù, trong khi một chính sách thực tế và uyển chuyển hơn đã có thể liên kết họ về chung thành một khối để tiếp sức cho trận tuyến chống Cộng.

Ngày nay, nhân dân muốn được tự do. Đáng lẽ Tổng thống nên mở rộng chế độ, khuyến khích nền dân chủ, bảo đảm các quyền công dân tối thiểu và công nhận đối lập hầu dân chúng được nói lên tiếng nói của mình mà không sợ hãi để dẹp được sự bất mãn và căm thù, vì đối với dân chúng, thế đối lập là lý do độc nhất cho họ tồn tại. Khi Tổng thống thực hiện xong được những điều này thì nhân dân miền Nam Việt Nam có thế đứng của mình đối với miền Bắc mà nhận ra được giá trị của một nền tự do thật sự và một nền dân chủ chân chính. Chỉ đến lúc đó dân chúng mới sẽ nỗ lực và hy sinh tối đa để bảo vệ sự tự do và nền dân chủ ấy.
 
VỀ CHÍNH QUYỀN
Lãnh thổ thu hẹp lại, số công chức lại tăng lên mà việc quản trị lại không chạy. Ấy là vì chính quyền giống như Cộng Sản, đã để cho các đoàn thể chính trị (của chính quyền) kiểm soát người dân, tách rời nhóm ưu tư ra khỏi hạ tầng và gieo rắc sự nghi ngờ giữa những kẻ liên hệ với "đoàn thể" và những người "ngoài đoàn thể". Thực quyền không còn ở trong tay của những người đáng lý có trách nhiệm của "gia đình", nơi từ đó các mệnh lệnh được truyền ra. Điều này làm cho guồng máy hành chánh bị chậm lại, làm tê liệt mọi sáng kiến và làm nản lòng mọi người có thiện chí. Đồng thời, không một tháng nào trôi qua mà báo chí không đăng đầy những chuyện hối lộ không thể che dấu được, những chuyện này trở thành một chuỗi dài những giao dịch phi pháp hằng triệu bạc.

Guồng máy hành chánh, vốn đã bị đình trệ bây giờ hầu như hoàn toàn trở nên tê liệt. Nền hành chánh cần được cải tổ gấp rút. Những người có khả năng phải được đặt đúng vào những chức vụ từ trên xuống dưới, hệ thống hành chánh và kỷ luật phải được tái lập, quyền lực và trách nhiệm phải đi đôi với nhau; sự hữu hiệu, sáng kiến, lòng ngay thẳng và tính cần kiệm phải là những tiêu chuẩn để dùng vào việc thăng thưởng, khả năng nghề nghiệp phải được tôn trọng. Phải loại trừ tình trạng ban phát ân huệ bằng vào những liên hệ gia đình hay phe phái. Những kẻ buôn bán quyền hành, tham nhũng và lạm dụng quyền thế phải bị trừng trị.

Có như thế thì mọi chuyện vẫn còn có thể cứu vãn được, nhân phẩm còn có thể phục hồi, và có thể dựng lại niềm tin vào một chính quyền thành thật và công bình.
 
VỀ QUÂN ĐỘI
Quân đội viễn chinh đã ra khỏi nước và một quân đội Cộng Hòa đã được thành lập; nhờ vào viện trợ Hoa Kỳ quân đội này đã được trang bị với quân trang quân cụ tối tân. Tuy nhiên ngay cả trong lực lượng thanh niên kiêu hãnh như Quân đội Việt Nam - nơi mà đáng lý tinh thần danh dự phải được vun xới, gồm những kẻ mà bầu nhiệt huyết và những cánh tay phải được tận dụng vào việc bảo vệ quốc gia, nơi mà đáng lẽ phải vắng bóng đầu óc phe phái - thì tinh thần "Phong trào Cách mạng Quốc gia" hoặc tinh thần "Nhân vị" đã chia rẽ những kẻ cùng chung một đơn vị, gây ngờ vực giữa những bạn đồng ngũ đồng cấp và lấy "sự trung thành với một đảng để tùng phục mù quáng những kẻ lãnh đạo đảng" làm tiêu chuẩn thăng thưởng. Điều này đã tạo ra những điều kiện cực kỳ nguy hiểm, như trong vụ vừa xảy ra ở Tây Ninh. (Bernard Fall ghi chú: Vụ sư đoàn 21 bị Việt Cộng tấn công đầu năm 1960).

Nhiệm vụ của quân đội, rường cột của việc bảo vệ quê hương, là chận đứng những cuộc ngoại xâm và tiêu diệt các phong trào nổi loạn. Quân đội chỉ phục vụ quốc gia và không nên để cho một phe nhóm hay đảng phái nào lợi dụng. Việc cải tổ toàn diện quân đội là một điều cần thiết. Đầu óc phe phái và sự trung thành với một đảng phải được loại bỏ; tinh thần quân đội phải được tái phục hồi cho mạnh lên, phải tạo ra một truyền thống cao đẹp về niềm hãnh diện quốc gia; và tinh thần chiến đấu, lương tâm nghề nghiệp và lòng can trường phải là những tiêu chuẩn dùng trong việc thăng thưởng. Phải khuyến khích binh sỹ biết kính trọng cấp trên và phải khuyến khích sĩ quan phải biết yêu thương binh sĩ. Phải loại bỏ lòng ngờ vực, ganh tỵ và đố kỵ giữa những kẻ đồng đội, đồng ngũ.

Có như thế, gặp thời nguy biến quốc gia sẽ có được một quân đội hào hùng thúc đẩy bởi một tinh thần và có cùng một lý tưởng: bảo vệ cho cái sở hữu chúng ta: quê hương Việt Nam.
 
VỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI
Một xứ sở giàu có và phì nhiêu với thực phẩm dư thừa, một ngân sách không cần phải đối phó với những chi phí Quốc phòng, (chi phí Quốc phòng của miền Nam Việt Nam do kinh viện và quân viện của Hoa Kỳ đài thọ: ghi nhận thêm của Bernard Fall) những ngân khoản bồi thường chiến tranh lớn lao, mức lời cao đẻ ra từ công khố phiếu quốc gia, một chương trình ngoại viện khổng lồ, một thị trường bành trướng và đủ sức nhận vốn đầu tư của ngoại quốc. Đó là nhiều điều kiện thuận lợi có thể biến Việt Nam thành một quốc gia sản xuất cao và thịnh vượng. Thế mà hiện nay nhiều người không có việc để làm, không có nhà để ở và không có tiền bạc. Gạo nhiều nhưng bán không được, các tiệm đầy hàng mà hàng hóa lại không di chuyển - nguồn lợi nằm trong tay những kẻ đầu cơ, dùng phe nhóm, đoàn thể của chính quyền để che dấu việc buôn bán độc quyền đem lợi về cho một thiểu số tư nhân. Trong lúc đó, hằng ngàn dân bị huy động đi làm việc cực nhọc, bị ép buộc phải rời bỏ công ăn việc làm, nhà cửa gia đình của mình để tham gia vào công tác xây dựng những "Khu Dinh Điền" tuy đồ sộ nhưng vô ích. Điều này làm họ mỏi mệt và mất thiện cảm với chính quyền càng làm cho mối bất mãn thêm trầm trọng và tạo một môi trường lý tưởng cho công tác tuyên truyền của địch.

Kinh tế là nền móng của xã hội và lòng dân là yếu tố sống còn của chế độ. Chính quyền phải phá tan mọi chướng ngại cản trở việc mở mang kinh tế. Phải hủy bỏ sự độc quyền và đầu cơ dưới mọi hình thức; phải tạo môi trường thuận tiện cho việc đầu tư đến từ phía các quốc gia thân hữu cũng như từ chính nhân dân của ta; phải khuyến khích kinh doanh thương mại, khuếch trương kỹ nghệ và tạo công ăn việc làm để giảm thiểu tình trạng thất nghiệp. Đồng thời, chính quyền phải chấm dứt sự bóc lột con người dưới mọi hình thức trong các công trường lao động của những "Khu Dinh Điền".

Có thế nền kinh tế mới lại phát triển, người dân mới tìm lại được cuộc sống an bình và mới được thụ hưởng đời sống của mình, xã hội mới được tái thiết trong một bầu không khí tự do và dân chủ.
 
Thưa Tổng thống, có lẽ đây là lần đầu tiên Tổng thống mới được nghe lời phê bình gắt gao và khó chịu ngược lại với ý muốn của Tổng thống. Tuy nhiên, thưa Tổng thống, những lời trình bày ở đây là sự thật hoàn toàn, một sự thật cay đắng nặng nề mà Tổng thống chưa bao giờ biết được vì dù vô tình hay chủ ý, một khoảng trống quanh Tổng thống đã được tạo ra và chính vì cái địa vị cao cả của Tổng thống mà không ai để cho Tổng thống nhận ra được thời kỳ nghiêm trọng khi mà sự thật sẽ tràn tới như những làn sóng căm hờn không cưỡng nổi, sự căm hờn của nhân dân đã từ rất lâu phải nhận chịu sự đau khổ khủng khiếp đến một lúc sẽ vùng lên bẻ gẫy những ràng buộc từng cột chặt mình, đè mình xuống. Làn sóng này sẽ quét sạch sự ô nhục và bất công vốn bao quanh người dân đã áp bức họ.

Vì chúng tôi hoàn toàn thành thật không muốn thấy Quê Cha Đất Tổ phải trải chịu những ngày tháng hiểm nghèo đó nên chúng tôi - không kể đến những hậu quả do hành động của chúng tôi sẽ mang lại cho chúng tôi - hôm nay gióng lên tiếng chuông báo động trước mối nguy cơ cấp thiết đang đe dọa chính quyền.

Cho đến nay, chúng tôi đã giữ im lặng và để cho chính quyền mặc ý hành động. Nhưng bây giờ đã đến lúc khẩn thiết, chúng tôi cảm thấy rằng bổn phận của chúng tôi - và trong lúc nước nhà gặp cảnh rối loạn thì ngay cả những kẻ hèn kém nhất cũng phải chia xẻ bổn phận này - là phải nói lên sự thật, thức tỉnh dư luận, báo động với nhân dân, và liên kết những kẻ đối lập, để cho thấy lối thoát.

Chúng tôi thỉnh cầu chính quyền gấp thay đổi chính sách để cứu vãn tình thế, bảo vệ chế độ Cộng Hòa và bảo vệ sự sống còn của quốc gia. Chúng tôi giữ vững niềm hy vọng là dân tộc Việt Nam sẽ có một tương lai sáng lạn để được hưởng thanh bình và thịnh vượng trong Tự Do và Tiến Bộ.

Trân trọng

1. Trần Văn Văn (quê Nam phần, Tam giáo) Bằng Cao học Thương mại, cựu Bộ trưởng Kinh tế và Kế hoạch.
2. Phan Khắc Sửu (quê Nam Phần, Cao Đài) Kỹ sư Canh Nông, cựu Bộ trưởng Canh Nông.
3. Trần Văn Hương (quê Nam phần, Tam giáo) Giáo sư Trung học, cựu Đô trưởng Sài Gòn-Chợ Lớn.
4. Nguyễn Lưu Viên (quê Nam phần, Tam giáo) Bác sĩ Y khoa, cựu Cao ủy Di Cư.
5. Huỳnh Kim Hữu (quê Nam phần, Tam giáo, một lãnh tụ thuộc nhóm Tinh Thần) Bác sĩ Y khoa, cựu Bộ trưởng Y tế.
6. Phan Huy Quát (quê Trung phần, Tam giáo, một lãnh tụ thuộc đảng Đại Việt) cựu Bộ trưởng Quốc phòng và Giáo Dục.
7. Trần Văn Lý (quê Trung phần, Thiên Chúa giáo, cựu đồng chí của Tổng thống Diệm trong phong trào Cường Để) cựu Thủ hiến Trung-Việt.
8. Nguyễn Tiến Hỷ (quê Bắc phần, Tam giáo, một lãnh tụ Việt Nam Quốc Dân Đảng) Bác sĩ Y khoa.
9. Trần Văn Đỗ (quê Nam phần, Tam giáo, lãnh tụ nhóm Tinh Thần, nhóm đã ủng hộ lập trường chính trị của ông Diệm vào mấy năm trước kho ông Diệm cầm quyền). Bác sĩ Y khoa. Cựu Bộ trưởng Ngoại giao và Trưởng phái đoàn Việt Nam tại Hòa Hội Genève năm 1954.
10. Lê Ngọc Chấn (quê Bắc phần, Tam giáo, một lãnh tụ của Việt Nam Quốc Dân Đảng) luật sư, cựu Bộ trưởng Quốc phòng.
11. Lê Quang Luật (quê Bắc phần, Thiên Chúa giáo, lãnh tụ Phong trào Liên hiệp Dân chúng ủng hộ ông Ngô Đình Diệm khi ông Diệm còn ở hải ngoại) Luật sư, nhà báo, cựu đại diện Chính phủ tại Bắc Việt sau khi Hiệp ước Genève ra đời, lãnh đạo việc đưa 800.000 dân di cư vào Nam, và cựu Bộ trưởng Thông tin.
12. Lương Trọng Tường (quê Nam phần, Hòa Hảo) Kỹ sư công chánh, cựu Thứ trưởng Kinh tế Quốc gia.
13. Nguyễn Tăng Nguyên (quê Trung phần, Phật giáo, một lãnh tụ thuộc nhóm Tinh Thần, một sáng lập viên Đảng Cần Lao Nhân Vị) Bác sĩ Y khoa, cựu Bộ trưởng Lao Động và Thanh Niên.
14. Phạm Hữu Chương (quê Bắc phần, Tam giáo) Bác sĩ Y khoa, cựu Bộ trưởng Y tế và Công tác Xã hội.
15. Trần Văn Tuyên (quê Bắc phần, Tam giáo, một lãnh tụ của VNQDĐ) Luật sư, cựu Bộ trưởng Thông tin và Tuyên truyền.
16. Tạ Chương Phùng (quê Trung phần, Tam giáo, cựu đồng chí của ông Diệm trong phong trào Cường Để) Tú tài Hán học, cựu Tỉnh trưởng Bình Định.
17. Trần Lê Chất (quê Bắc phần, Tam giáo) Tiến sĩ Hán học.
18. Hồ Văn Vui (quê Nam phần) Linh mục, cựu Cha sở một họ đạo thuộc địa phận Sài Gòn và hiện nay là Cha sở tại Tha La, Tây Ninh.
Ngày 26 tháng 4 năm 1960
 
* Trích, dịch từ "The Two Vietnam" của Bernard Fall, phụ bản II trang 435-441-Hoa Kỳ 1967.
* Phần trong ngoặc đơn là do tác giả thêm vào để làm nổi bật tính chất đại diện rộng rãi của nhóm tác giả bản Tuyên Ngôn này.
*****

MỘT BÀI HIỆU TRIỆU LỊCH SỬ
Thưa quý vị quan tâm,
       Muốn nhận thức rõ được ý nghĩa và tầm mức quan trọng của cuộc Cách Mạng ngày 1-11-1963 ra sao, chúng tôi xin được hân hạnh trích lời HIỆU TRIỆU của 3 nhà văn, nhà báo :
1)- CHU TỬ (Chủ nhiệm, Chủ bút báo Sống)
2)- HIÊU CHÂN (Chủ nhiệm báo Tự Do)
3)- TỪ CHUNG (Tiến sĩ, Chủ bút báo Chính Luận).
      Cả 3 ông được coi là những nhà trí thức hàng đầu trong làng báo Miền Nam VNCH thời đó. Cả 3 ông lại cũng tiêu biểu cho lớp người trí thức Miền Bắc di cư vào Nam năm 1954. Sau một cuộc họp Đại Hội của những người cầm bút tại Sàigòn, cả 3 ông đã đại diện cho những nhà cầm bút Miền Nam Tự Do lên tiếng Hiệu Triệu, chúng tôi nghĩ rằng với uy tín và lương tâm của những người cầm bút, cả 3 ông đã nói lên tiếng nói trung thực với cả một tấm lòng vì Tự Do, Dân Chủ, và vì cuộc chiến đấu sống còn của dân, quân, cán, chánh Miền Nam VNCH.
     Xin mời bạn đọc :
HIỆU TRIỆU
     Mang danh là những người cầm bút chiến đấu cho Tự Do, Dân Chủ và giải phóng con người, vậy mà trong thời gian qua, vì cơm áo, vì khiếp nhược đớn hèn, chúng ta đã nhắm mắt ăn dơ, đánh đĩ tâm hồn, phản bội Sự Thật, phản bội Dân Tộc, cam tâm làm gia nô cho bè lũ họ Ngô. Dù chúng ta có viện bất cứ lý do nào để bào chữa, chúng ta không thể chối cãi tội lỗi của chúng ta đối với đồng bào, với lịch sử.

     Quân Đội đã đứng lên, làm nhiệm vụ của mình. Cơ hội duy nhất để chúng ta thoát khỏi cảnh huống bồi bút, "phi cầm, phi thú', cơ hội duy nhất để chúng ta trở lại làm người, đã tới… Nếu sự tự thiêu của bảy tu sĩ -- một hy sinh bi hùng nhất trong lịch sử tôn giáo và nhân loại – chưa làm chúng ta giác ngộ, thì quả chúng ta đã hết là người, không còn xứng đáng gặp gỡ vận hội của chúng ta nữa.

     Cuộc cách mạng chỉ mới bắt đầu. Xương máu của quân đội, của đồng bào không thể bị bọn đầu cơ chính trị lợi dụng một lần nữa.

     Hơn lúc nào hết, chúng ta phải "gạn đục, khơi trong", đem hết tâm hồn, năng lực ra phụng sự cho chính nghĩa.

     Chúng tôi khẩn thiết kêu gọi các bạn nghệ sĩ, bằng máu, nước mắt, mồ hôi, đem ngòi bút viết lại thiên lịch sử của dân tộc, mà trong chín năm qua, bè lũ họ Ngô đã làm hoen ố."

     Đại diện cho các nhà văn, nhà báo chiến đấu cho Tự Do, Dân Chủ.

CHU TỬ - HIẾU CHÂN - TỪ CHUNG
(Tạp chí Bách Khoa, số 165 ngày 15-11-1963,
 trang 93)
--x—

Tổng giám mục Ngô Đình Thục: Nhiều tham vọng nhiều cay đắng

Tổng giám mục Ngô Đình Thục: Nhiều tham vọng nhiều cay đắng

Văn Thư




 
Theo lời nhận xét của ông Quách Tòng Đức, từng làm Đổng lý Văn phòng cho Ngô Đình Diệm khi ông này ngồi trên ghế Tổng thống của  nền Đệ nhất  Việt Nam Cộng Hòa, trong gia đình họ Ngô theo Công giáo thời ấy có hai người đã gây nên nhiều tiếng xấu nhất trong dư luận là Trần Lệ Xuân, vợ Ngô Đình Nhu và Tổng Giám mục Ngô Đình Thục.
 
 
Là một người khoác áo nhà tu nhưng Ngô Đình Thục đã có không ít những hành động sai quấy cả trên phương diện đạo đức lẫn chính trị, khiến cho chế độ gia đình trị của hai người em Ngô Đình Diệm - Ngô Đình Nhu rốt cuộc đã bị xoá sổ mau chóng sau chưa đầy một thập niên làm mưa làm gió trên chính trường Miền Nam.

Trong số con cái của trọng thần triều Nguyễn Ngô Đình Khả, người con trai thứ hai Ngô Đình Thục chọn riêng một lối đi tôn giáo nhưng không phải vì thế mà không lầm bụi thế sự. Đặc biệt từ sau năm 1945, khi người anh cả Ngô Đình Khôi, một viên quan rất có máu mặt và khét tiếng gian ác của chế độ Nam Triều ........chết bất đắc kỳ tử, Ngô Đình Thục đã nhận lấy "quyền huynh thế phụ" và vì thế, càng có những ảnh hưởng quyết định đến những xoay vần thế cuộc của dòng họ Ngô Đình. Nhiều nguồn tư liệu đã chứng minh vai trò không thể gì thay thế được của Ngô Đình Thục trong những móc nối với các thế lực ngoại quốc để đưa người em trai của ông ta là Ngô Đình Diệm lên ngôi vị hàng đầu của chính trường VN những năm đầu thập niên 50 của thế kỷ trước.

Tổng Giám mục Ngô Đình Thục có tên thánh Pierre Martin, sinh ngày 6-10-1897 tại Phủ Cam, Huế. Thuở thiếu thời, Ngô Đình Thục đã được gia đình cho theo học tại trường tư thục Pellerin. Năm 12 tuổi (1909), Ngô Đình Thục đã vào học ở Tiểu Chủng viện An Ninh (Quảng Trị) rồi tới tháng 9/1917, vào học ở Đại Chủng viện Phú Xuân thuộc Giáo phận Huế. Có lẽ ngay từ khi đó giới giáo chức cao cấp ở Huế cũng như gia đình họ Ngô đã nhận ra thiên hướng có thể ăn nên làm ra trên con đường tu hành của Ngô Đình Thục nên Chánh xứ Phủ Cam khi đó là Eugène Marie Joseph Allys (thường gọi là Cố Lý, 1852-1936) tháng 11/1919 đã gửi cậu giáo sinh họ Ngô đi du học Trường Truyền giáo Rome. "Con ông cháu cha" nên Ngô Đình Thục ngay ở Rome cũng rất được chăm bẵm.

Cuối năm 1922, Thượng thư Nguyễn Hữu Bài, bạn đồng liêu của Ngô Đình Khả, cũng là một người Công giáo, sau khi tháp tùng vua Khải Định du ngoạn sang Pháp "như một món hàng thuộc địa và có thể trưng bày ở Hội chợ"  đã đến thành Rome. Sẵn quan hệ cũ, Nguyễn Hữu Bài đã mang theo cậu giáo sinh Ngô Đình Thục vào yết kiến Đức Giáo hoàng Piô XI. Sự việc này đã có tác động tốt đến hoạn lộ sau này của Ngô Đình Thục.

Cũng trong năm đó, Ngô Đình Thục đã có được bằng Tiến sĩ Triết học. Ngày 20/12/1925, Ngô Đình Thục đã được phong chức linh mục rồi đi dạy ở Đại học Sorbonne ở Paris, Pháp. Năm 1926, Ngô Đình Thục lấy được bằng Tiến sĩ Thần học và năm 1927 có thêm Tiến sĩ Giáo luật ở Đại học Appolinaire… Tiếp theo, Ngô Đình Thục qua Pháp học tại Institut Catholique de Paris từ tháng 10/1927 đến tháng 6/1929 và đỗ Cử nhân Văn chương.

Trở về Việt Nam năm 1929, Ngô Đình Thục khi đó còn là linh mục, làm giáo sư dòng Thánh Tâm ở Phường Đúc (Trường An) Huế, từ tháng 11/1929. Đến tháng 9/1931, Giám mục Alexandre Chabanon (Giáo, 1873-1936) đã bổ nhiệm Ngô Đình Thục làm giáo sư Đại Chủng viện Phú Xuân, Huế.

Tháng 10/1933, Ngô Đình Thục trở thành Giám đốc Trường Thiên Hựu (Providence), một trường tư thục Công giáo tại Huế. Năm 1935, ông ta còn kiêm luôn cả chức Chủ nhiệm báo Sacerdos Indosinensis… Năm 1938, Ngô Đình Thục được thụ phong Giám mục Giám quản tông Tòa Giáo phận Vĩnh Long… Từ thời điểm đó cho tới cuối những năm 50 của thế kỷ trước, Ngô Đình Thục mặc dù chỉ ở Vĩnh Long nhưng đã tham gia khá tích cực vào các cuộc vận động hành lang cho sự ra đời của một chế độ riêng của gia tộc Ngô Đình.

Linh mục Ngô Đình Thục có ảnh hưởng mạnh mẽ tới Ngô Đình Diệm cũng như những người em khác trong gia tộc Ngô Đình.. Chính nhà tu này đã có vai trò rất quan trọng trong việc thiết kế những mối quan hệ hữu hảo với phương Tây thông qua Hồng y Giáo chủ Spellman để cuối cùng Washington đã chọn Ngô Đình Diệm làm con bài chống Cộng chủ đạo ở Việt Nam sau khi quân đội viễn chinh Pháp phải thua chạy khỏi đây sau trận Điện Biên Phủ. Cũng chính Ngô Đình Thục đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình lôi Ngô Đình Diệm từ sân sau của chính trường  để giúp ông thu được 95% (?!) số phiếu ủng hộ của các cử tri miền Nam trong cuộc trưng cầu ý dân giả hiệu ngày 23/10/1955 và nhờ thế, Ngô Đình Diệm đã qua mặt được vua Bảo Đại tiến tới ngôi Tổng thống.

Một khi em đã làm "vua" thế sự thì anh cũng dễ dàng hơn trong những thăng tiến ở nhà thờ. Ngày 24/11/1960, Ngô Đình Thục đã được bổ nhiệm làm Tổng giám mục Giáo phận Huế. Và ông ta đã tận dụng tối đa ảnh hưởng của ông em Tổng thống để triển khai đủ loại hoạt động kinh tế (thí dụ như khai thác lâm sản, mua thương xá Tax, làm chủ nhà sách Albert Portail...), để kiếm lời bạc tỷ. Thậm chí đã có lúc Ngô Đình Thục dùng lính bộ binh và cả xe bọc thép thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và vận chuyển cho các vụ khai thác gỗ rừng trong các tỉnh Biên Hòa, Long Khánh, lấy vật liệu của công và nhân viên chính quyền để xây cư xá Vĩnh Long, tổ chức lễ Ngân khánh (25 năm ngày Ngô Đình Thục được Vatican phong làm Giám mục) cưỡng ép công chức cao cấp và thương gia nộp tiền…

Một vị linh mục ở Sài Gòn thời đó tên là Trần Tam Tỉnh đã thuật lại việc tổ chức mừng lễ Ngân khánh trong quyển biên khảo Thập giá và lưỡi gươm (Nhà xuất bản Sud - Est Asie, Paris, 1978): "Từ tháng 3/1963, một ủy ban ngân khánh đã được thành lập do chủ tịch quốc hội là chủ tịch với nhiều vị bộ trưởng và nhân vật tên tuổi làm ủy viên. Người ta tổ chức tại Sài Gòn một bữa tiệc mà mỗi thực khách phải đóng 5.000 đồng. Người ta muốn biến lễ Ngân khánh này thành quốc lễ".

Cách hành xử như thế của Ngô Đình Thục hiển nhiên là đã gây nên nhiều bê bối trong dư luận nhưng Ngô Đình Diệm vẫn cứ đoan chắc rằng ông anh mình không làm điều gì sai quấy vì số tiền kiếm ra dường như đã được dùng vào việc nuôi sống Trường Đại học Đà Lạt do chính Ngô Đình Thục lập ra cũng như để đáp ứng các nhu cầu khác của nhà thờ.

Không chỉ trục lợi kinh tế mà Tổng Giám mục Ngô Đình Thục còn tạo nên những lý do chính trị tai hại đối với chế độ Diệm - Nhu. Nhiều nguồn tư liệu còn lại tới hôm nay cho rằng, Ngô Đình Thục khi ở trên đỉnh cao danh vọng tôn giáo đã bị hoang tưởng về quyền lực của mình cũng như của gia tộc mình và đã đánh đồng thần quyền với thế quyền. Là anh của Tổng thống Diệm, Ngô Đình Thục nghĩ rằng ông ta, như linh mục Trần Tam Tỉnh nhận xét "đã hóa thành trí não tuyệt vời của chế độ.

Một nhân chứng khác ở thời đó đã ghi chép lại về thời miền Nam nằm dưới sự trị vì của chế độ gia đình trị của dòng họ Ngô Đình như sau: "Các linh mục thuộc tập đoàn Ngô Đình Diệm đã ra sức thao túng, bóc lột, cướp tài sản của dân chúng. Có những linh mục bắt các quận trưởng phải nộp tiền bạc, để làm cái này, làm cái kia, nếu ai không tuân lệnh, họ sẽ báo cáo xấu lên tổng thống mà bị mất chức hoặc bị ngồi tù. Vì muốn Ngô Đình Thục được làm Hồng y, vây cánh Ngô Đình Diệm đã dùng mọi thủ đoạn để gia tăng giáo dân, trong đó có việc cưỡng bách sĩ quan, binh sĩ và dân chúng theo Thiên Chúa giáo, ai không theo bị chúng vu khống là cộng sản rồi bắt bỏ tù. Họ khủng bố Cao Đài, Hòa Hảo, tận diệt Quốc dân đảng và Đại Việt…".

Trung tướng Nguyễn Chánh Thi đã nhận xét về sự lộng hành của một số linh mục thời Diệm - Nhu: "Cứ hầu như mỗi một tỉnh của miền Nam, nhất là tại miền Trung, có một linh mục có quyền sinh sát trong tay mà chả ai đả động đến, vì đằng sau họ là sức mạnh chính quyền. Họ còn lộng hành hơn là nhận đơn kiện cáo của con chiên, rồi phê vào đơn, đưa đến tỉnh trưởng hay quận trưởng, bảo phải xử theo ý của linh mục A, linh mục B, không thì mất chức. Một số linh mục dưới chế độ Ngô Đình Diệm, họ sống như các ông vua của một xứ xưa kia!...".

Cũng theo linh mục Trần Tam Tỉnh, đáp lại các lời chỉ trích, giám mục Thục nói với ICI, tạp chí Công giáo số 15/4/1963, rằng "Trên bàn giấy của tôi chồng chất cả lô đơn xin tôi can thiệp cho họ ơn này, ơn nọ, khổ thay thường chỉ là thế tục. Tôi không thể dửng dưng được trước lời kêu gọi của họ! ở vào địa vị của tôi các ông sẽ xử sự như thế nào?". Giả dối đến thế là cùng!

Tổng Giám mục Ngô Đình Thục cũng là một người mang nặng tư tưởng phân biệt tôn giáo. Thậm chí không ít người ở miền Nam khi đó còn cho rằng, Tổng giám mục Ngô Đình Thục đã nuôi tham vọng Công giáo hóa toàn bộ  nền đệ nhất VNCH. Chính những lùm xùm xung quanh lễ Ngân khánh năm 1963 đã châm ngòi lửa cho những biến cố Phật giáo. Mọi sự quá mù ra mưa tới mức Vatican cũng lên án chính phủ Diệm - Nhu và quyết định rút Tổng Giám mục Ngô Đình Thục ra khỏi Việt Nam.

Nhận thức được hiểm họa này, Washington đã không khoanh tay thúc thủ và quyết định gây sức ép để loại bỏ Ngô Đình Thục ra khỏi trung tâm quyền lực ở Sài Gòn. Ngày 20/8/1963, TT Kennedy đưa Cabot Lodge sang làm đại sứ ở Sài Gòn với những chỉ thị mang tinh thần khác hẳn trước đây… Giờ  cáo chung đã điểm đối với quyền lực chính trị của gia tộc Ngô Đình. Trước đó khoảng 6 năm (1957), tại cố đô Huế đã xảy ra một điềm xấu: sét đánh đúng ngôi mộ của ông Ngô Đình Khả, từng được xây cất rất kỹ lưỡng bởi một lực lượng công binh tinh nhuệ nhất của VNCH bằng những vật liệu có chất lượng tốt nhất...

Tháng 9/1963, Ngô Đình Thục rời Sài Gòn tới Vatican để tìm cách vớt vát uy tín cho chế độ Diệm - Nhu trên trường quốc tế (cũng là đúng ý Mỹ muốn ông ta đi cho "khuất mắt trông coi"). Tuy nhiên, mọi sự đã muộn màng. Bản thân Ngô Đình Thục cũng bị Vatican tước bỏ chức vụ tôn giáo.

Cuộc đảo chính ngày 1/11/1963 đã kết liễu tính mạng của anh em Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Cẩn… Ngô Đình Thục đành phải sống tha phương và mãi tới sau năm 1975, mới được Vatican cho phục chức. Thế rồi Tổng Giám mục Ngô Đình Thục về hưu ở Mỹ và phải sống tại một Viện dưỡng lão Công giáo thuộc tiểu bang Missouri cho tới khi trút hơi thở cuối cùng ngày 13/12/1984 .


Văn Thư

25 October 2011

Suy thoái đạo đức, biểu hiệu rõ nhất của diệt vong

Văn Quang - Từ Sài Gòn, ngày 22.10.2011
 
Suy thoái đạo đức, biểu hiệu rõ nhất của diệt vong
 
Thưa bạn đọc, lẽ ra đề tài về bệnh viện tại VN, tôi hứa với bạn đọc phải được tiếp tục từ tuần trước. Nhưng như bạn đọc đã biết, tôi có một người bạn và cũng là người thầy đáng kính mới vĩnh viễn ra đi nên tôi không thể không viết ngay đôi hàng vĩnh biệt. Kỳ này xin trở lại với đề tài còn bỏ dở đó.
 

Lương y như từ mẫu hay như "tiền trảm"?                                

Thoạt nhìn cái tiêu đề "Lương y như từ mẫu hay như tiền trảm", chắc nhiều vị lương y thấy sốc nặng, thoạt nghe tôi cũng thấy sốc vì bạn tôi và các con, các cháu tôi ở VN hay ở nước ngoài cũng có một số người là bác sĩ. Nhưng thật ra cái lối ví von, so sánh "độc ác" kia đã công khai được nói đến ở VN từ lâu rồi, không chỉ trong giới "bình dân" mà ngay cả với giai cấp trung lưu, có học, có bằng thật hẳn hoi chứ không phải bằng giả. Không nói thì bạn cũng biết nguyên nhân chính của nó chỉ vì chiếc phong bì, nói thẳng ra là hối lộ cho các vị lương y, cho cả các nhân viên y tế và cả anh cò mồi, anh giữ xe của bệnh viện, nhất là bệnh viện công. Bên cạnh đó là những vần đề thuộc phạm vi chuyên môn và "cơ chế… đói".
 

Đã "mổ xẻ" vấn đề thì mổ cho trót, không úp mở. Muốn chữa bệnh nan y thì phải tìm đúng bệnh. Cho nên tôi ngần ngại mãi rồi cũng phải chọn cách này. Tôi tin là bạn bè tôi là "tu bíp" hay "lang ta" dù ở VN hay ở nước ngoài sẽ thông cảm và đồng tình với tôi. Bởi tôi, cũng như các vị bác sĩ (BS) và con cháu tôi muốn cho người thầy thuốc, dù ở bất cứ đâu cũng phải được kính trọng. "Con sâu làm rầu nồi canh", nếu cứ để tình trạng bê bối, nham nhở này diễn ra là mối nhục chung.

Tôi không biết chuyện ở nước ngoài nên ở đây, tôi chỉ nói chuyện về tình hình đó ở VN mà thôi.

 

Khái niệm đến bệnh viện công nhoà nhạt

Trước khi đi vào phân tích câu chuyện về bệnh viện và lương y, đang là một đề tài rất nóng xuất hiện trên hầu hết các báo ở VN hiện nay, tôi xin nói ngay đến trường hợp cụ thể của mình. Phải nói đúng là từ lâu lắm rồi, cái "khái niệm" đi bệnh viện công trong tôi và nhiều người quanh tôi, dường như không còn nữa. Nói đến đi bệnh viện (BV) là nghĩ đến bệnh viện tư.

 

                                          
 

Mà có đến BVcông thì cũng là đến nơi khám "dịch vụ", cũng đắt tiền và được chăm sóc như bệnh viện tư. Ở đó công và tư nhập nhằng, BV tư trong BV công, công mà tư. Thí dụ vào BV công lớn, trong cái mớ người đứng hỗn độn, chen chúc lố nhố hơn cái chợ trước đủ các thứ khoa nội, khoa ngoại, bạn sẽ chìm nghỉm trong cái chợ đó. Nhưng nếu bạn "khám dịch vụ" thì có nơi có chốn riêng, được tiếp đãi đàng hoàng hơn, nằm cái phòng lên tới 1-2 triệu đồng một ngày, chưa kể tiền khám, tiền thuốc, tiền chữa bệnh, tiền phục vụ. Như thế chẳng khác gì BV tư. Cho nên cứ đi thẳng một lèo tới BV tư cho được việc, đỡ mất công chầu chực, có khi còn chết oan.

 

Bệnh viện tư ở VN bây giờ cũng khá "tối tân". Và tất nhiên bạn cần phỏng chừng cái túi tiền của bạn phải tỉ lệ thuận với sự tối tân "khủng" tức là nhiều máy móc, thiết bị y tế mới hoặc tối tân "một nửa". Những BV "khủng" ở Sài Gòn, Hà Nội và vài đô thị lớn bây giờ cũng "oách" lắm rồi. Đó là nói theo kiểu người Bắc, còn trong Nam gọi là "sang" là "xịn" lắm rồi. Cuộc chạy đua giữa các BV công và tư nằm trong lãnh vực kinh doanh nhiều hơn là mục đích phục vụ. Bỏ tiền ra xây dựng, mở rộng BV, mua các thiết bị mới từ các nước văn minh về VN, các nhà kinh doanh này mong kiếm lời nhiều hơn. Đó cũng là lẽ tất yếu, giảm bớt số đô la chảy ra các BV nước ngoài.

 

Thông thường ở VN bây giờ, bệnh nhân chuộng Singapore rồi đến Mỹ. Câu chuyện "sính Sing"(*) từ chục năm trước, bắt đầu từ "đại gia", bây giờ đến cả nhà giàu mới nổi, chủ công ty, hãng buôn cũng có vẻ "sính Sing" và "thích đi Mỹ chữa bệnh", nhân thể thăm họ hàng, du lịch. Tôi chỉ nói cho rõ chứ không có gì đáng chê, đáng trách cả. Họ có quyền tiêu tiền chính đáng, lo cho mạng sống của mình, khi mà họ chưa thể tin tưởng được tài năng của Bác Sĩ cũng như kỹ thuật của các Bệnh Viện ở nước mình. Tôi không nói đến các đại quan và những anh nhà giàu hay "ăn vụng",  mượn lý do chính đáng đi chữa bệnh, đau bụng cũng đi Sing chữa mới khỏi.

~~~~~~~~~~

(*) sính Sing: khoái đi chữa bệnh ở Singapore 

 

Bệnh Viện tư và cái túi tiền

Vào BV Việt Pháp ở TP Sài Gòn chẳng hạn, thường là bạn chuẩn bị sẵn chừng một hai chục triệu đồng trước, còn mọi thứ tính sau. Vào cái BV tư nổi tiếng tí đỉnh hay đến BV "còm" ở mấy con phố nhỏ cũng được. Nhưng dù là ở con phố nhỏ, con hẻm hay chung cư mà ông BS đó có tiếng thì cũng coi chừng cái bóp dày hay mỏng. Anh ít tiền thường chui vào BV công, dù có bị "tì bà hành" ráng chịu. Dù ai cũng biết, vào BV công là bước vào một cuộc chiến đấu với những giờ phút dài gian khổ. Gian khổ trên từng mi-li-mét, từ ở sân BV, ở hành lang, trên lối đi, trong phòng vệ sinh, ở phòng khám, ở nơi "nội trú". Vài bệnh nhân (BN) nằm một giường là chuyện tự nhiên rồi, khỏi hỏi. Kẹt quá thì nằm gầm giường còn hơn là chết.

 

Người mắc bệnh mà ít tiền thì "cũng đành nhắm mắt đưa chân, thử xem… bệnh viện xoay vần đến đâu". (Dân nhái thơ cụ Nguyễn Du) – Giống hệt thân phận Thuý Kiều lưu lạc. Rất nhiều những gia đình cố xoay xở, vay mượn cho thân nhân đến một BV tư, quá với khả năng mình. Nếu có bảo hiểm thì đỡ hơn, nhưng nói thật, bạn cầm cái giấy bảo hiểm là hầu như nhân viên các BV công hay tư, đều "thiếu cảm tình" với bạn ngay. Đưa thẻ bảo hiểm ra, coi như được yểm trợ nhà nghèo. Nhưng lại bị "chém" đau hơn. Xin dẫn chứng cụ thể:

 
Chị Thu Minh ở Vĩnh Phúc tiết lộ: 

"Tôi có dịp đến Bệnh Viện đa khoa tỉnh để chăm sóc chị gái khi đến ngày sinh nở. Chị tôi có thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT) nhưng vẫn phải đặt cọc 1.500.000 đồng tiền viện phí. Chị tôi được Bác sĩ chỉ định mổ đẻ, và sau khi ca mổ kết thúc ,bác sĩ gọi người nhà vào yêu cầu nộp 1.000.000 (một triệu) tiền bồi dưỡng cho các y bác sĩ ca mổ. Khi chị và cháu tôi được chuyển từ phòng mổ về khoa thì Bác sĩ ở khoa lại gọi người nhà vào phòng,tôi theo vào và Bác sĩ hỏi tôi tiền cho bồi dưỡng? Tôi bảo: cháu đã đưa 1 triệu trên phòng mổ rồi thì Bác sĩ khoa sản bảo: Đấy là ở trên đấy, còn ở đây chưa có! Vì chị mình vẫn còn nằm điều trị nên tôi phải móc ví lấy ra 400.000 (bốn trăm).

Cầm tiền xong họ mới mở của cho tôi ra. Qua tìm hiểu các bệnh nhân và người nhà đang ở đây tôi được biết đây là quy định ngầm của Khoa sản ở Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc , tiền lót tay cho Bác sĩ mổ đẻ là 1 triệu , đẻ thường là 5 trăm, ai cũng thế".

 

Tăng "viện phí" là một đòn đau đánh vào số phận

Đó là nỗi lòng của những bệnh nhân nghèo, nhất là người bị bệnh nan y. Họ và gia đình đã quá khổ sở vì tiền chữa bệnh, vì vậy thật dễ hiểu khi viện phí tăng như một đòn đau đánh vào chính số phận mình. Những ngày gần đây, thông tin được nhiều bệnh nhân và thân nhân người bệnh đưa ra bàn tán "nóng" nhất là tăng viện phí.

 

- Bà N.T.L., 46 tuổi, ở tại Gò Công Đông, Tiền Giang, mắc bệnh ung thư vú, bác sĩ nói số tiền điều trị trước mắt hơn 10 triệu đồng. Không có tiền, vợ chồng bà phải chấp nhận vay nặng lãi 10 triệu đồng, mỗi tháng phải trả 1 triệu. Vay được tiền mới đến bệnh viện điều trị.

 

- Bà Đào Thị Cam (47 tuổi, trú Sơn Tịnh, Quảng Ngãi) đứng ngồi không yên từ khi nghe tin tăng viện phí.  Bà than thở: "Chừ nghe tăng viện phí mà lo lắm, những bệnh nhân nghèo như tụi tui dù chỉ tăng một đồng cũng thấy khổ rồi".

 

Trên đây là khái quát về hình ảnh và tâm trạng của bệnh nhân trong khắp các BV công và tư ở VN. Tràn ngập những cảnh rơi nước mắt, tôi không thể nào diễn tả hết.

Thế nên khi nghe một ông già kể "Hồi xưa nằm ở Bệnh Viện Bình Dân Sài Gòn cũng không mất xu nào". Mấy anh trẻ cho là chuyện "phịa". Họ nhìn trời nhìn đất, cầu khẩn sao cho cái "viện phí" tức là tiền trả cho bệnh viện và lót tay cho các "lương y" bớt đi cho họ nhờ cũng đủ hạnh phúc rồi, chứ đừng tăng. Đợi đến đời cháu chắt mình thì may mới được nằm BV miễn phí.

 

Xét nghiệm tùm lum, tốn tiền vẫn chết oan

Xin lấy ngay trường hợp của chính người viết bài này. Cách đây vài tuần, tôi đã tưởng "đi tàu suốt" vì bỗng dưng không cất đầu dậy nổi, đi đứng xiêu vẹo, lảo đảo, không đi nổi. Hàng xóm bàn tán tôi bị rối loạn tiền đình hoặc bị đau tim, tai biến mạch máu não… và nhiều thứ linh tinh khác. Họ khuyên tôi phải đi BV làm xét nghiệm gấp. Tôi phân vân vì nếu làm xét nghiệm, sẽ phải làm rất nhiều thứ, đã có nhiều BV chẩn đoán sai. Hai ba BV làm xét nghiệm không giống nhau, có khi đau đầu chữa bệnh chân.

Xin dẫn chứng một trong rất nhiều sự việc có thật : Chết vì bị chẩn đoán sai.

 

- Người dân huyện Phú Ninh, Quảng Nam xôn xao về tin em Nguyễn Thị Bích Hiền (SN 1992, ở tổ 1, thôn An Hoà, xã Tam An, huyện Phú Ninh) chết vì bệnh viện chẩn đoán sai bệnh, làm gia đình nạn nhân vô cùng đau đớn và oán hận.

Trước cái chết tức tưởi của cháu Hiền, bà Minh kêu trời: "Nếu các bác sĩ của khoa Cấp cứu nhiệt tình khám, hội chẩn bệnh kịp thời thì con gái tôi không chết oan uổng, đau xót thế này. Con gái tôi bị viêm dạ dày mà họ lại chuyển lên khoa Lây làm gì. Lẽ ra, con gái tôi được tìm đúng bệnh, cứu chữa kịp thời thì không chết oan uổng sau một đêm một ngày nhập viện".

- Độc giả canhtandatnuoc phẫn nộ viết trên báo: "Bệnh viện, nhà thuốc mặc sức chặt chém người bệnh. Có ai trả giá (mặc cả) tiền khám, tiền thuốc...bao giờ!. Lương y như "tiền trảm". Tiền luôn đi trước. Khi vào cấp cứu thì phải đi đóng tiền rồi mới cứu!. Chết sống mặc bây!. Thử hỏi như vậy không bị giang hồ chém mới lạ."

 

- Tại hội nghị tổng kết hai năm thực hiện Luật Bảo hiểm y tế tổ chức ngày 17/10 tại Hà Nội, nhiều chuyên gia cũng thừa nhận tình trạng lạm dụng xét nghiệm, kê đơn, lạm dụng quỹ Bảo hiểm y tế tại các cơ sở y tế. BS Nguyễn Hữu Tùng - Tổng thư ký Hội Hành nghề y tư nhân TP.Sài Gòn cho biết: "Hầu hết các BV đều có những máy đo hình ảnh học tương đối rẻ tiền, chất lượng chưa "chuẩn" nên nhiều BV không chấp nhận kết quả của nhau. Thậm chí, ngay cả kết quả xét nghiệm của các BV hàng đầu nước ta thực hiện cũng bị các BV nước ngoài từ chối, trong khi, máy móc lại nhập khẩu từ các nước có trình độ kỹ thuật tiên tiến sản xuất. Theo các BS, do VN chưa xây dựng "chuẩn y khoa" trong chuyên môn nên chưa tương thích với "chuẩn của thế giới".

 

Mặt phải và mặt trái của BV

Thưa bạn, đó là lý do tại sao rất nhiều người đi xét nghiệm, cầm kết quả trong tay lại phải nhảy đến BV khác khám lại mà chưa chắc đã đúng bệnh. Mỗi lần xét nghiệm, chẩn đoán là mỗi lần tốn năm bảy triệu, có là của núi mà bệnh vẫn hoàn bệnh. Đấy là người có khả năng chứ còn mấy bác nhà nghèo thì cứ cầm cái kết quả đó đi chữa cho đến chết oan không nhắm mắt được. Vậy thì tôi dại gì đi xét  nghiệm. Tôi bèn điện thoại cho ông tu bíp Hà Xuân Du ở San Jose, ông nghiên cứu rồi khuyên tôi nên đi khám tai mũi họng vì hai cái tai giữ thăng bằng cho cơ thể. Thế là tôi đến ngay cái BV tai mũi họng nằm trên con đường gần nhà. Quả nhiên, cái tai phải bị sưng. Chỉ trong hai tuần, bệnh tôi khỏi hẳn với hai liều thuốc rẻ tiền.
 

Ở đây tôi không làm quảng cáo không công cho BV này. Tôi chỉ đề cập đến một trong những BV vẫn có thể tin được và một trong số những BS có lương tâm hiện còn khá nhiều ở VN. Trong đó cái "cơ chế" lương bổng của BS công chỉ có 3-4 triệu đồng một tháng thì cuộc sống của "lương y" rất vất vả. Từ đó phát sinh làm ẩu làm tả, còn "chuồn" về phòng mạch tư kiếm thêm. Có lẽ đó là một "nguyên nhân mặt sau" mà BS Trần Anh Huy (42 tuổi, bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng 1) vừa hết ca làm việc phải hộc tốc phóng xe hơi đi đón vợ về phòng mạch tư, đến nỗi cán luôn một hơi chết 2 người, làm bị thương 15 người vào ngày 17/10  vừa qua trên đường Lý Thái Tổ, Sài Gòn.

 

Cũng có cặp vợ chồng BS phải đi làm thêm những nghề khác để còn giữ được lương tâm trong sáng với nghề nghiệp của mình. Như gia đình của bác sĩ Phạm Văn Nghiêm, phó giám đốc bệnh viện đa khoa ở Saigon. Bà vợ là bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Thủy, hiện là giám đốc bệnh viện quận 8. Sau hơn 27 năm làm việc, lương không đủ sống, họ đã mở một tiệm cà phê. Nhưng số BS như ông Nghiệm, quả thật là quá hiếm trong thời buổi này.

 

Nhìn lại quanh tôi, hơn chục năm trước hầu hết các BS đi xe gắn máy, ở chung cư. Nhưng ngày nay thì khá nhiều BS đều có "ô tô con", còn là loại "xe chiến" nữa, biệt thự khá "hoành tráng". Nếu làm giàu lương thiện là chuyện rất đỗi bình thường. Nhưng những người quên lời thề Hypocrate, "nhận phong bì" rồi mới cứu BN thì đó cũng là một thứ tham nhũng vô lương tâm nhất, không hiếm gặp ở những nơi khác mà bao năm nay, nhà nước ra công diệt, vấn đề vẫn còn nguyên đó. BS Nguyễn Hoài Nam so sánh: "Tệ tham nhũng, phong bì trong ngành y tế so với các ngành khác chỉ là những con số lẻ." BS muốn nói, tham nhũng trong ngành y tế quá ít so với các ngành khác. Vâng, đúng là con số lẻ, nhưng lại có ảnh hưởng vô cùng quan trọng trong đạo đức và lối sống cho toàn xã hội, hủy hoại cả một thế hệ, nhất là cho hàng triệu - triệu sinh viên sắp ra trường. Nói cho đúng, ở khắp các lãnh vực, từ con người đến chế độ, không dựa trên nền tảng đạo đức là biểu hiệu rõ nhất của diệt vong-/-


Văn Quang


Thật vậy, dân tộc Việt Nam hãy can đảm đứng lên để lật qua những trang sử cộng sản đẫm máu và đau thương. Đã quá trễ rồi. Ngày nào còn cộng sản, thì còn chết chóc, tù đày, tự do, nhân quyền còn bị chà đạp.
Nhà cầm quyền cộng sản, hơn lúc nào hết, luôn buộc người dân lo nghĩ đến chuyện miếng ăn, cái mặc. Cái bụng lúc nào cũng phải cảm thấy còn đoi đói, chưa no. Và người dân thì thiếu thốn nhu yếu phẩm, lo chạy gạo từng bữa. Ðủ hôm nay thì thiếu ngày mai, hay được nồi cơm sáng, thì lại chưa có nồi cơm chiều. Cuộc đời cứ quần quật lo đói rách như thế, thì xin hỏi, còn chi thì giờ mà nhân dân nghĩ đến tranh đấu, hoặc đòi hỏi tự do dân chủ nhân quyền?
Cụ Tây Hồ Phan Chu Trinh từng dạy: “Xét lịch sử xưa, dân nào khôn ngoan biết lo tự cường tự lập, mua lấy sự ích lợi chung của mình thì càng ngày càng bước tới con đường vui vẻ. Còn dân thì ngu dại, cứ ngồi yên mà nhờ trời, mà mong đợi trông cậy ở vua ở quan, giao phó tất cả quyền lợi của mình vào trong tay một người, hay một chính phủ muốn làm sao thì làm, mà mình không hành động, không bàn luận, không kiểm xét, thì dân ấy phải khốn khổ mọi đường. Anh chị em đồng bào ta đã hiểu thấu các lẽ, thì phải mau mau góp sức lo toan việc nước mới mong có ngày cất đầu lên nổi”.
"The religion of the future will be a cosmic religion. The religion which is based on experience, which refuses dogmatism. If there's any religion that would cope with modern scientific needs it will be Buddhism." Albert Einstein

Tôn giáo trong tương lai sẽ là tôn giáo của vũ trụ. Tôn giáo này dựa trên kinh nghiệm và không chấp nhận chủ nghĩa giáo điều. Nếu có một tôn giáo nào tương thích với khoa học hiện đại, đó chính là Phật Giáo.




Bạn Ơi Hãy Cùng Nhau Đấu Tranh Cho Cuộc Sống Của Mình & Tương Lai Của Con Cháu Mình !!!



Nhân Dân Cần Nhận Diện Bộ Mặt Thật Của Giới Cầm Quyền. Phải Hành Động Cụ Thể Đối Với Bọn Chúng !!!



Chỉ Mặt, Nhận Diện Bọn Cán Bộ Óc Đất, Lũ Công An Lưu Manh, Đám Quan Chức Tham Nhũng, Tay Sai !!!

Công Nhân Bị Đánh Đập Tàn Nhẫn, Dã Man !!!


Followers