18 April 2009

Những lời tiên đoán kinh hoàng về tương lai

Nhân loại liệu có đứng trước một thảm họa nữa không khi nhà tiên tri lừng danh thế giới Baba Vanga dự đoán Chiến tranh Thế giới Thứ 3 sẽ nổ ra vào năm 2010. Nếu như trước kia ít ai để ý thì trong bối cảnh suy thoái kinh tế như hiện nay, ai cũng hiểu một cuộc chiến tranh thế giới nổ ra có thể thiết lập lại một trật tự thế giới mới một cách toàn diện và triệt để. Vậy phải chăng tiên đoán của Vanga sẽ trở thành hiện thực?

Những Tiên Đoán Kinh Hoàng Sắp Đến



Nhân loại liệu có đứng trước một thảm họa nữa không khi nhà tiên tri lừng danh thế giới Baba Vanga dự đoán Chiến tranh Thế giới Thứ 3 sẽ nổ ra vào năm 2010.


Nhà tiên tri Vanga lừng danh thế giới.




Nếu như trước kia ít ai để ý thì trong bối cảnh suy thoái kinh tế như hiện nay, ai cũng hiểu một cuộc chiến tranh thế giới nổ ra có thể thiết lập lại một trật tự thế giới mới một cách toàn diện và triệt để. Vậy phải chăng tiên đoán của Vanga sẽ trở thành hiện thực?

Hồi sinh ra từ cát bụi

Vanga sinh ngày 31/1/1911, mất ngày 11/8/1996. Bà sống ẩn dật cả đời ở vùng hẻo lánh Kozhuth thuộc Petrich, Bungary. Vanga mất thị lực năm 12 tuổi sau khi bị cuốn đi bởi một cơn lốc lớn. Người ta tìm thấy cô gái nhỏ vẫn còn thoi thóp hơi thở nằm vùi lấp giữa bụi và đá, hai hốc mắt chứa đầy cát. Vanga làm bạn với bóng tối từ đó. Lời tiên tri đầu tiên của Vanga được ghi nhận là vào năm bà 16 tuổi. Bà giúp cha mình tìm lại bầy cừu bị mất trộm bằng cách mô tả chính xác về cái sân nơi bọn trộm cất giấu đàn gia súc. Tuy nhiên, khả năng tiên tri của Vanga chỉ thực sự đạt đến độ chín mùi vào năm 30 tuổi. Nhiều người tìm đến bà để xin những lời tiên tri. Trong đó có cả “kẻ hủy diệt” Adolf Hitler. Hitler từng ghé thăm nhà Vanga và rời đi với gương mặt nặng trĩu.

Không có nhiều người tin vào tiên đoán của những nhà tiên tri.. Tuy nhiên, người ta không thể làm ngơ khi những tiên đoán đó thành hiện thực. Vanga trở nên nổi tiếng vì những tiên đoán “thần thánh” của bà về những thảm họa toàn cầu. Độ chính xác của những lời tiên tri này khiến loài người giật mình hoài nghi: Liệu có thực sự tồn tại một thế lực siêu nhiên? Biết bao giấy mực đã cất công nghiên cứu để giải đáp về “bí ẩn Vanga”.

Ví dụ, Vanga từng tiên đoán về vụ tấn công khủng bố ngày 11/9 ở Mỹ, khi bà nói rằng “người Mỹ sẽ ngã xuống dưới sự tấn công của những con chim sắt”. Nhà tiên tri cũng dự đoán chính xác sự bùng nổ Đại chiến thế giới thứ 2, cải tổ kinh tế chính trị ở Liên bang Xô Viết cũ, cái chết của công nương Diana và thậm chí vụ chìm tàu ngầm nguyên tử Kursk.

Năm 1980, nhà tiên tri mù nói rằng: “Vào thời điểm chuyển giao thế kỷ, tháng 8 năm 1999 hoặc năm 2000, Krusk sẽ ngập chìm trong nước, cả thế giới sẽ đau buồn về điều này”.. Ở thời điểm đó, người ta không mấy bận tâm đến lời tiên liệu trên. Tuy nhiên, 20 năm sau, loài người đã phải sững sờ kinh ngạc. Một tàu ngầm nguyên tử của Nga gặp nạn tháng 8/2000. Toàn bộ thủy thủ đoàn bỏ mạng dưới đáy đại dương. Và kỳ lạ thay, con tàu xấu số được đặt theo chính tên thành phố Krusk.

Các chuyên gia thấy rằng nhà tiên tri huyền thoại này đã đưa ra những cảnh báo chính xác về các sự kiện liên quan đến căng thẳng vũ trang ở Nam Ossetia. Vanga nói chiến tranh thế giới thứ ba là hệ quả tất yếu của sự đấu tranh sinh tồn giữa bốn người đứng đầu các chính phủ và sự xung đột của những người theo đạo Hindu. Nhân loại liệu có đứng trước một thảm họa nữa không khi Vanga dự đoán chiến tranh thế giới thứ 3 sẽ nổ ra vào năm 2010.

Cuộc đời là những thước phim

Vanga không biết chữ, bà cũng chưa từng viết một cuốn sách nào. Giọng nói của bà rất khó nghe và nặng thổ ngữ. Những gì Vanga nói hoặc được cho là do bà tiên đoán chủ yếu được ghi chép lại bởi những người xung quanh bà. Sau này, vô số những quyển sách bí truyền về cuộc đời và những tiên đoán của Vanga đã được viết ra.

Theo Vanga thì khả năng phi thường của bà liên quan đến sự hiện diện của những sinh vật vô hình, dù bà không thể giải thích rõ ràng nguồn gốc của chúng. Những sinh vật đó cho bà thông tin về con người. Cuộc sống của tất cả mọi người đứng trước bà hiển hiện giống như những thước phim từ lúc sinh ra đến khi nằm xuống. Tuy nhiên bà không có quyền năng thay đổi số phận.

Vanga từng dự đoán về những đứa trẻ mới chào đời và cả những sinh linh chưa ra đời. Bà cũng tuyên bố rằng bà đang “nhìn thấy” và “nói chuyện” với những người đã chết cách đây hàng trăm năm. Vanga thậm chí bảo rằng những người ngoài hành tinh đã đang sống trên trái đất từ rất lâu rồi. Họ đến từ những hành tinh mà ở đó dùng thứ ngôn ngữ Vamfirm.

Những người theo Vanga tin rằng bà biết chính xác ngày chết của mình. Và chỉ không lâu trước ngày đó, bà nói có một cô bé tóc vàng 10 tuổi sống ở Pháp sẽ thừa hưởng những khả năng trời phú của bà, và rằng loài người sẽ sớm tìm ra cô bé đó.

Những lời tiên đoán kinh hoàng về tương lai

Theo lời của Vanga, trong tương lai không xa sẽ xảy ra các vụ mưu sát 4 nhà lãnh đạo chính phủ. Những cuộc xung đột ở Indostan (phần đất ở Nam Á bao gồm Ấn Độ, Afghanistan, Pakistan, Trung Quốc, Tây Tạng) sẽ là một trong những nguyên nhân chính mở màn cho cuộc chiến tranh thế giới thứ 3.

Năm 2010 - Năm bắt đầu cuộc chiến tranh thế giới thứ 3. Cuộc chiến tranh này sẽ bắt đầu vào tháng 11/2010 và kết thúc vào tháng 10/2014. Ban đầu, cuộc chiến tranh diễn ra bình thường, tiếp đó sẽ xuất hiện hàng loạt vũ khí hạt nhân và cuối cùng là vũ khí hóa học.

Năm 2011 - Không một loài động vật, thực vật nào ở Bắc bán cầu có thể sống được do kết quả của quá trình lắng cặn chất phóng xạ. Tiếp đó, những người Hồi giáo (người theo Đạo Hồi) sẽ bắt đầu một cuộc chiến tranh hóa học chống lại người Châu Âu.

Năm 2014 - Phần lớn loài người sẽ bị mắc chứng bệnh mưng mủ, ung thư da và các loại bệnh khác về da do hậu quả cuộc chiến tranh hóa học.

Năm 2016 - Châu Âu gần như không có người sinh sống.

Năm 2018 - Trung Quốc sẽ trở thành cường quốc thế giới mới. Những nước phát triển sẽ trở thành kẻ bóc lột các nước khác từ việc khai thác các nguồn tài nguyên khoáng sản.

Năm 2023 - Quỹ đạo Trái đất thay đổi.

Năm 2025 - Xuất hiện một bộ phận nhỏ người di cư đến Châu Âu.

Năm 2028 - Loài người sẽ tạo ra một nguồn năng lượng mới, kiểm soát được các phản ứng nhiệt hạch và nạn đói dần dần được khắc phục. Cũng trong thời gian này, con tàu vũ trụ có người lái lần đầu tiên sẽ đổ bộ lên sao Kim.

Năm 2033 - Băng ở các vùng cực sẽ tan chảy. Mực nước ở Thái Bình Dương sẽ dâng cao.

Năm 2043 - Nền kinh tế thế giới phát triển rất phồn thịnh. Người Hồi giáo sẽ cai trị toàn bộ lãnh thổ Châu Âu.

Năm 2046 - Bất kỳ cơ quan nào trong cơ thể người điều có thể được tiến hành cấy ghép. Việc thay thế các cơ quan trong cơ thể sẽ trở thành một trong những phương pháp chữa bệnh hữu hiệu nhất.

Năm 2066 - Trong lúc tấn công thành Roma của người hồi giáo, Mỹ sẽ lợi dụng một loại hình vũ khí mới - vũ khí thời tiết. Trong thời gian này, trời trở lạnh đột ngột.

Năm 2076 - Xã hội không giai cấp hay còn gọi là Chủ nghĩa Cộng sản hình thành..

Năm 2084 - Loài người Sẽ khôi phục lại thiên nhiên.

Năm 2088 - Xuất hiện một căn bệnh lạ “lão hóa chỉ trong vài giây!!!”.

Năm 2097 - Căn bệnh lão hóa khủng khiếp này sẽ lan tràn trên toàn cầu.

Năm 2100 - Loài người sẽ tạo ra những mặt trời nhân tạo chiếu sáng phần tối của quả đất.

Năm 2111 - Con người sẽ trở nên kiệt sức.

Năm 2123 - sẽ xảy ra các cuộc chiến tranh giữa những nước nhỏ.

Năm 2125 - Tại Hung-ga-ri, người ta sẽ nhận được những tín hiệu lạ từ vũ trụ. Cùng thời gian này, loài người lại một lần nữa tưởng nhớ về nữ tiên tri Vanga.

Năm 2130 - Nhiều vùng đất sẽ bị ngập trong nước.

Năm 2164 - Con người sẽ biến thành một loài động vật kinh dị (nửa người, nửa thú).

Năm 2167 - Xuất hiện tôn giáo mới.

Năm 2170 - Xảy ra một đợt hạn hán kéo dài trên Trái đất.

Năm 2187 - Hai miệng núi lửa lớn nhất thế giới sẽ ngừng quá trình phun trào nham thạch.

Năm 2195 - Những quốc gia dọc bờ biển sẽ trở nên khá giả cả về năng lượng lẫn lương thực.

Năm 2196 - Người Châu Á và Châu Âu sẽ sinh sống trà trộn nhau.

Năm 2201 - Quá trình phản ứng nhiệt hạch trên Mặt trời sẽ chấm dứt và bắt đầu thời kỳ nguội lạnh.

Năm 2221 - Trong quá trình tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất, loài người sẽ có cuộc chạm trán rùng rợn.

Năm 2256 - Tàu vũ trụ mang một căn bệnh khủng khiếp về Trái đất.

Năm 2262 - Quỹ đạo của các hành tinh dần bị thay đổi. Cũng thời gian này, sao Chổi sẽ đe dọa đến sự sống còn của sao Hỏa.

Năm 2271 - Các hằng số vật lý lại một lần nữa bị thay đổi.

Năm 2273 - Xảy ra sự xáo trộn giữa các chủng tộc da màu: da vàng, da trắng và da đen. Tiếp đó sẽ xuất hiện các chủng tộc mới.

Năm 2279 - Loài người sẽ lấy năng lượng từ khoảng chân không hoặc từ những lỗ đen.

Năm 2288 - Xuất hiện những cuộc va chạm với người ngoài hành tinh.

Năm 2291 - Mặt trời trở nên nguội lạnh và sau đó lại bùng cháy trở lại.

Năm 2296 - Mặt trời hoạt động mạnh hơn, lực hút vũ trụ bị thay đổi làm cho các trạm vũ trụ và vệ tinh rơi vào tình trạng hỗn loạn, mất phương hướng.

Năm 2299 - Tại Pháp xuất hiện một Đảng mới chống lại người theo Đạo hồi.

Năm 2302 - Phát hiện quy luật và bí mật mới của vũ trụ.

Năm 2304 - Khám phá bí mật Mặt trăng

Năm 2341 - Xuất hiện một thiên thể vô cùng nguy hiểm tiến gần Trái đất.

Năm 2354 - Một trong những mặt trời nhân tạo bị hỏng, kết quả dẫn tới đợt hạn hán kéo dài.

Năm 2371 - Xẩy ra nạn đói lớn.

Năm 2378 - Các bộ tộc mới nhanh chóng được hình thành.

Năm 2480 - Hai mặt trời nhân tạo va vào nhau, Trái đất bị rơi vào tình trạng hỗn loạn.

Năm 3005 - Xuất hiện các “cuộc chiến” mới trên sao Hỏa, quỹ đạo của các hành tinh bị rối loạn.

Năm 3010 - Sao chổi sẽ va vào Mặt trăng, quanh Trái đất lúc này xuất hiện một vành đai toàn đá và bụi.

Năm 3797 - Đây là thời kỳ kết thúc sự sống trên Trái đất. Thời gian này cũng là cơ sở để loài người bắt đầu cuộc sống mới trên một “hệ Mặt Trời” khác .

Những "cái lỗ cao cấp" ở Việt Nam

ở Việt Nam, người dân còn thiếu ăn, thiếu việc làm, thiếu cả kiến thức thì các sân golf vẫn cứ phơi phới mọc lên khiến người dân ở nhiều địa phương có cái "lỗ cao cấp" ấy lãnh đủ các món ăn chơi từ thất nghiệp đến bệnh tật và tệ nạn xã hội. Lúc này chưa phải là lúc du nhập những những món hàng xa xỉ, những nếp sống quá ư "thời thượng", học mót những món văn minh của những nước có nền kinh tế vững vàng.

Trước hết, tôi cần phải nói ngay rằng những "cái lỗ cao cấp" đó là lỗ sân golf.
Tôi cũng không hề có ý chỉ trích hoặc mỉa mai những vị chơi golf ở Việt Nam hay
ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Nhân tâm tuỳ thích, chơi thể thao hay giải trí,
mỗi người có quyền chọn môn chơi và cách chơi tuỳ theo khả năng, tuỳ theo hoàn
cảnh của mình. Song hầu hết các vị chơi golf đều là những "đại gia" và ở Việt
Nam thì hầu hết "đại gia" và "đại quan" đều dính liền với nhau như hình với
bóng. Không là "đại quan" thì khó trở thành "đại gia" và đã là "đại gia" thì
phải chơi cùng "đại quan" mới sống được.

Song không phải vì thế mà tôi ngán mấy ông ấy mà không dám chỉ trích, không dám
mỉa mai. Có gì đáng ngán đâu nếu tôi là người sòng phẳng và dám nói thật. Tuy
nhiên trong việc này họ không có tội, họ có quyền chọn lối chơi của mình. Đến
đánh bạc còn có quyền, nếu không thì các nước lập ra casino làm gì?

Nhân ngày 29-4 hàng năm đã được chọn làm "Ngày thế giới không có golf", trong
bài này tôi đặt vấn đề khác: ở Việt Nam có bao nhiêu dự án xây dựng sân golf và
những cái lỗ golf ấy mang lại những gì cho người dân?

Môn thể thao cao cấp
Kể từ khi nền kinh tế VN "mở cửa", khó mà xác định được thời gian "mở cửa" bắt
đầu từ năm nào, bởi cánh cửa khi thò ra khi thụt vào, nay mở cái này, mốt thấy
lạnh cẳng lại đóng. Mai lại mở tí ti, mốt mở thêm tí nữa. Một thí dụ nhỏ như
chuyện cho Việt kiều mua nhà, cứ ý kiến ý cày hoài, nay thấy lợi, mai thấy hại
nên cho đến nay dường như chẳng có gì dứt khoát khiến mấy ông bà Việt kiều có ý
mua nhà ở VN, hay chỉ muốn "nghe qua rồi bỏ" cũng chẳng biết đường nào mà lần.

Thôi thì cứ cho "đại" là sự mở cửa diễn ra khoảng hơn 10 năm nay (tất nhiên là
mở có giới hạn). Không nên phủ nhận vai trò của môn "thể thao cao cấp" này trong
thời phát triển và hội nhập. Gọi là môn "thể thao cao cấp" vì trên thực tế chỉ
những vị có tiền, có khá nhiều của ăn của để, đô la tiêu như tiền Việt, mới có
đủ khả năng bước vào sân golf. Mỗi lần cầm gậy là mỗi lần đi đứt từ 100 USD trở
lên, chưa kể những thứ tiền linh tinh khác. Người chơi được hầu hạ đến nơi đến
chốn, ngay cả việc mang theo những dụng cụ của môn thể thao này cũng có người
lẽo đẽo vác theo hầu như lính lệ và các quan thời xưa. Như thế thì ở Việt Nam,
mấy ông công tư chức còm, ngay cả những anh trưởng phòng, trưởng sở, những doanh
nhân cỡ trên trung bình cũng không thể nào với tới được. Nó "cao cấp" vì thế chứ
chẳng vì cái gì khác. Và nói khác đi, đó là môn thể thao dành cho các vị cấp
cao. Dĩ nhiên không phải vị cấp cao nào cũng thích chơi golf, nhiều vị thích
chơi những cái khác thú hơn nhiều.

Kết quả tổng hợp của các địa phương và đoàn công tác liên ngành về việc rà soát
các dự án có mục tiêu kinh doanh sân golf cho thấy cả nước đang có tổng số 144
dự án kinh doanh sân golf.

Dân đi làm về qua cửa phụ sân golf.

Tổng số diện tích đất sử dụng cho các dự án nói trên là hơn 26,17 ngàn ha, riêng
diện tích cho sân golf khoảng 8 ngàn ha; diện tích đất nông nghiệp sử dụng cho
xây dựng các dự án sân golf là gần 6.000 ha trong đó cần chuyển đổi hơn 1,63
ngàn ha trồng lúa. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho biết, các dự án đầu tư có mục
tiêu là sân golf thường chiếm một diện tích đất rất lớn, bình quân mỗi dự án
chiếm khoảng 374 ha; trong đó diện tích đất sử dụng đầu tư cho sân golf chỉ
chiếm tỷ lệ bình quân là 29,6% diện tích một dự án.

Tại một số địa phương, có hiện tượng một số dự án chiếm diện tích đất nông
nghiệp rất lớn, như các dự án chiếm nhiều diện tích trồng lúa (như sân golf xã
Sài Sơn tại Hà Tây, sân golf tại huyện Thủ Thừa - Long An, sân golf Văn Giang
tại Hưng Yên, sân golf Lương Sơn tại Thái Nguyên...)

Tính tổng số thì có tới 70,4% diện tích các dự án được sử dụng cho các mục đích
không phải là sân golf (như biệt thự để bán và cho thuê, khu nghỉ dưỡng, khu du
lịch, khu cây xanh, rừng cảnh quan...). Hiệu quả chủ yếu mà chủ đầu tư các dự án
sân golf này trông đợi để sớm thu hồi vốn chính là từ các mục tiêu bất động sản
đi kèm với sân golf mang lại. Nói rõ hơn là các dự án xin xây dựng sân golf rất
rộng nên trong đó các nhà kinh doanh, ngoài việc làm sân golf, còn "tranh thủ"
làm nhiều thứ hái ra tiền khác.

Những nguy hại về môi trường do sân golf mang lại
Hiện nay tại Việt Nam chưa có quy hoạch phát triển chính thức, sử dụng đất ngoài
mục đích, đặc biệt là chưa có đánh giá đầy đủ về tác động đối với môi trường...
đó là một loạt tình trạng báo động về các dự án sân golf.

Nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới cho thấy việc xây dựng và bảo trì
sân golf gây tổn hại và thoái hoá môi trường ở mức độ cao.

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì các dự án sân golf hiện nay ở Việt
Nam đang sử dụng một lượng nước rất lớn cho việc tưới, bảo dưỡng và duy trì mặt
sân. Bình quân lượng nước sử dụng cho một sân golf 18 lỗ là vào khoảng 5.000m3
nước mỗi ngày. Việc khai thác nước ngầm tuy hiện nay được cấp phép khai thác,
song về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến khả năng lún nền đất. Ngoài ra, các sân golf
đều sử dụng một lượng lớn các loại hoá chất để nuôi cỏ và diệt trừ nấm, sâu
bệnh... Các loại hoá chất này đều thuộc nhóm hoà tan và ngấm theo đường nước
thải xuống đất và nguồn nước ngầm, có khả năng ảnh hưởng đến nguồn nước sinh
hoạt chung của dân cư khu vực xung quanh dự án sân golf. Đây là một trong các
nhân tố có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao mà hiện nay chưa có đánh giá cụ
thể tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, hiện còn có một số dự án sân golf không có khu vực hoặc công trình
xử lý nước thải riêng mà thải trực tiếp ra môi trường sau khi đã được xử lý sơ
qua các hồ lắng nội bộ như: dự án sân golf Phan Thiết - Bình Thuận, dự án sân
golf Đồi Cù - Đà Lạt.

Không chỉ thoái hoá môi trường còn có hại cho sức khoẻ
Để có một sân golf đạt tiêu chuẩn, nhất thiết cần phải có những thảm cỏ xanh
mướt mắt và mịn cho đường bóng lăn. Muốn vậy thì định kỳ là một lượng hoá chất
khá lớn được đổ xuống để trừ sâu bệnh gây hại, nấm mốc.

Nguồn nước dân sử dụng thường có mùi hôi thuốc trừ sâu.

Theo Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ (EPA), trên mỗi hecta sân golf, người ta phải
sử dụng khoảng 1,5 tấn hoá chất mỗi năm, tức là gấp khoảng 3 lần so với một khu
canh tác nông nghiệp cùng diện tích. Hoá chất đổ xuống trôi theo đường dẫn của
nước tưới, nước mưa và hoà tan xuống tầng nước ngầm. Các chất độc hại này là căn
nguyên của khá nhiều căn bệnh hiểm nghèo cũng như làm mất đi sự đa dạng sinh
học. Mạch nước ngầm khi đã ô nhiễm sẽ rất khó làm sạch.

Thuốc trừ sâu không chỉ gây tổn hại nguồn nước và môi trường nước mà còn có thể
gây hại cho sức khoẻ con người. Trong thuốc trừ sâu có những thành tố có thể đe
doạ cả con người lẫn động vật. Sau một lần sử dụng thuốc trừ sâu và phosphate
hữu cơ, bất kỳ sự bay hơi nào của thuốc trừ sâu cũng được luân chuyển trong
không khí và được hấp thụ ở các môi trường xung quanh. Thường thuốc trừ sâu
trong không khí được hấp thụ qua phổi và da. Tiếp xúc liên tục có thể gây ra
hàng loạt hậu quả cho sức khoẻ, nhẹ thì bị ngứa mắt, ngứa mũi, ngứa cổ, nhức
đầu, choáng váng, còn nặng hơn thì bị tổn thương hệ thần kinh trung ương và
thận, tăng nguy cơ ung thư và gây ra các vấn đề về tiêu hoá.

Sự thật về những sân golf ở Việt Nam
Nhiều nhà khoa học ở Việt Nam đã bày tỏ rất lo ngại về các tác hại do sân golf
gây ra đối với môi trường. Tiến sĩ Lê Anh Tuấn - Phó trưởng bộ môn Quản lý môi
trường và tài nguyên thiên nhiên (khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên -
Đại học Cần Thơ), từng có nhiều năm nghiên cứu sân golf - cho biết ở các nước
trên thế giới, sân golf phần lớn được xây dựng tại những vùng đồi núi khô cằn,
xa dân cư và phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về môi trường. Về tác động
của sân golf đến môi trường. Ông cho biết:

"Tác động đầu tiên là đa dạng sinh học bị phá vỡ gần như hoàn toàn. Vùng đất
rộng lớn với đa dạng sinh thái bỗng chốc trở thành độc canh chỉ một loại cỏ. Cỏ
trồng tại sân là cỏ đặc thù cần tưới nước liên tục nhưng không chịu được ngập
úng. Muốn mặt cỏ luôn xanh, người chăm sóc phải thường xuyên bón phân, phun
thuốc.

Tại những vùng đất đồng bằng màu mỡ, nhất là tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long
dùng cho sân golf là quá uổng. Sân golf sau khi sử dụng, đất trả lại không thể
làm nông nghiệp mà chỉ có thể trồng rừng. Hiện nay một vài tỉnh ở đồng bằng lại
có chủ trương làm sân golf ở các cù lao với lý do thưa dân, chi phí bồi thường
thấp.

Phun hoá chất tại sân golf ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường.

Sân golf hình thành tại các cồn, cù lao thì các sông sẽ lãnh đủ bởi chất thải
tống xuống trực tiếp. Vì thế, sự ô nhiễm nguồn nước sẽ càng nhanh và nghiêm
trọng hơn. Đứng về góc độ cá nhân, tôi không ủng hộ việc thực hiện một cách đại
trà các dự án sân golf tại Việt Nam. Hoạt động của sân golf còn gây thêm bất
bình đẳng xã hội.

Bởi, hàng trăm ha đất và hàng triệu tấn nước sạch bị hy sinh chỉ để cho nhóm rất
ít người hưởng thụ. Người nông dân mất đất vì dự án cũng khó kiếm được nhiều
việc làm từ sân golf. Các sân golf đóng góp cho ngân sách nhà nước rất ít nhưng
tổn hại gây ra cho môi trường và sức khoẻ người dân thì quá nhiều".

Cụ thể là mất đất, mất đường và… thất học.

Xin lấy một địa phương đã thực hiện xây dựng sân golf làm thí dụ điển hình.
Chính quyền tỉnh Hoà Bình, năm 2004 đã ra lệnh cho trên 300 gia đình dân xã Lâm
Sơn, H.Lương Sơn rời bỏ nơi họ đã sinh sống hơn nửa thế kỷ để nhường lại hơn 300
ha đất nông, lâm nghiệp cho việc xây dựng một sân golf 54 lỗ do Tập đoàn
Charmvit (Hàn Quốc) đầu tư. Đổi lại, không phải là một cuộc sống sung túc ấm no
như họ từng hy vọng mà là thất nghiệp, là ô nhiễm môi trường, là bất trắc...

Lúc này muốn đến xóm Thung Dâu (thuộc xã Lâm Sơn), nơi cư ngụ của khoảng 20 gia
đình dân với gần 100 người phải đi qua cửa chính của sân golf 54 lỗ mang tên
Phượng Hoàng.

Con đường vừa nhỏ, vừa dốc, lại trơn tuột. Nhiều đoạn xe máy không thể đi được,
phải xuống xe, cài số một rồi dắt vượt lên đoạn dốc ngược kéo dài cả trăm mét.
Mất cả tiếng đồng hồ mới vào được xóm.

Ông Nguyễn Xuân Lộc, trưởng xóm Thung Dâu, cho biết con đường trước kia đến
Thung Dâu từ quốc lộ 6 chỉ chừng 2 cây số và rất dễ đi, nhưng từ sau khi sân
golf được xây dựng, Thung Dâu trở thành một “ốc đảo”. Con đường cũ bị chủ sân
golf cho chặn lại, muốn ra vào Thung Dâu người dân chỉ còn cách đi theo con
đường mòn kéo dài gần 10 km vòng vèo qua núi. Ông Lộc kể: "Đi lại giờ khó khăn
lắm, người dân xóm mỗi lần thu hoạch nông sản đem xuống xã bán phải gồng gánh
đến 2-3 tiếng đồng hồ vượt dốc núi mới đem được dăm ba buồng chuối xuống Lâm Sơn
để bán. Nhiều cháu ở xóm này đã phải bỏ học vì đường đi quá xa. Đứa nào học sáng
phải dậy từ 3 giờ để ăn uống, chuẩn bị sách vở đến trường; cháu học chiều thì
gần 7-8 giờ tối mới về đến nhà, mà bố mẹ phải bỏ công việc đi đón vì sợ không an
toàn".

Không chỉ cuộc sống của người dân Thung Dâu gặp những khó khăn, mà khoảng 20
trang trại của người dân trong xã đến vụ thu hoạch cũng không có cách nào vận
chuyển ra ngoài. Anh Lê Trung Dũng, người xóm Rổng Vòng, chủ một trang trại ở
Thung Dâu, cho biết vì không có đường nên hàng trăm gốc keo, luồng của anh vẫn
đành bỏ phí mà không thể khai thác được. Anh Dũng cám cảnh nói: "Chúng tôi là
dân vùng 3, nói là được ưu tiên đấy, nhưng không hiểu là ưu tiên nỗi gì. Làm
được củ khoai củ sắn gánh xuống đường bán được bao nhiêu đâu mà khốn khổ quá. Có
người đã đầu tư không biết bao nhiêu tiền vào trang trại mà đến giờ vẫn chưa thu
được tiền. Có khi phá sản đến nơi".

Không chỉ gặp khó khăn trong việc đi lại, khoảng 4 năm nay tình trạng thiếu nước
sinh hoạt là vấn đề mà người dân khu này thường xuyên phải đối mặt.

Chị Hoàng Thị Thuận, xóm Rổng Tằm, cho biết sau khi được đưa đến khu tái định
cư, chính quyền và nhà đầu tư cam kết sẽ bảo đảm đủ nước sinh hoạt cho dân. Thế
nhưng chỉ được một thời gian ngắn ngủi được dùng “nước Hàn Quốc” (cách người dân
địa phương gọi nước do ban quản lý sân golf cung cấp), sau đó người dân phải tự
xoay xở tìm nguồn nước do sân golf bơm nước theo kiểu “bố thí”, dân kêu thì bơm,
không kêu thì thôi, có khi cả tuần không bơm. Chị Thuận cũng cho biết nước do
sân golf bơm cho người dân thực ra cũng chỉ là nước lấy từ suối Rổng Tằm chứ
không hề được xử lý. Nhiều hôm nước rất đục, có cả váng, nhiều nhà phải dùng
bình lọc nước mà vẫn không yên tâm. Chị Thuận nói: "Những nhà không có bình lọc
nước đành phải dùng trực tiếp hoặc phải đi lấy ở khe núi về dùng. Hồi đầu họ nói
nước đó chỉ bơm phục vụ xây dựng sân và tưới cỏ nhưng sau lại bơm trực tiếp cho
dân ăn, tôi từng làm nhặt cỏ trong sân golf nên tôi biết rõ chuyện này”.

Bác Nguyễn Xuân Hoàng, ở xóm Rổng Tằm, lo lắng: "Sở Tài nguyên – Môi trường tỉnh
Hoà Bình đã cử chuyên viên về đo đạc kiểm tra mức độ ô nhiễm của khu vực này,
nhưng chưa thấy công bố kết luận gì. Hằng ngày phải dùng nước sinh hoạt có mùi
thuốc trừ sâu, nhiều người dân ở đây luôn bị ám ảnh đến một lúc nào đó sẽ phát
bệnh ung thư".

Bà Nguyễn Thị Hồng Nhinh, Phó chủ tịch UBND xã Lâm Sơn, cũng xác nhận hiện hơn
3.000 dân thuộc các xóm Dốc Phấn, Rổng Tằm, Rồng Vòng, Rổng Cấn, Đồng Gạo và xóm
8 vẫn đang phải sử dụng nguồn nước này. Bà Nhinh nói: “Biết là ô nhiễm, biết là
có nguy cơ bệnh tật rất cao nhưng người dân ở đây không còn cách nào khác”.

Nỗi lo thất nghiệp
Không chỉ mất đất, mất đường và thất học..., những người dân nhường đất cho nhà
đầu tư xây sân golf Phượng Hoàng đang phải đối mặt với nỗi lo thất nghiệp - điều
mà hàng chục năm qua họ chưa bao giờ nghĩ tới...

Trước đây khi sân golf chuẩn bị được xây dựng, phía nhà đầu tư hứa hẹn sẽ ưu
tiên tạo công ăn việc làm cho bà con Lâm Sơn. Thời gian đầu, trong giai đoạn xây
dựng cơ bản có rất nhiều lao động địa phương được nhận vào làm việc. Nhưng sau
đó với lý do người lao động không đáp ứng được yêu cầu, chủ sân golf đã cho nghỉ
việc hàng loạt. Hiện tại chỉ có khoảng dăm bảy chục người còn "trụ" lại được với
những công việc nhặt bóng, bảo vệ, chăm sóc cỏ.

Phun thuốc trừ sâu trên một sân golf.

Nhưng người trụ lại cũng không biết được bao lâu. Chị Hoàng Thị Thuận, người là
cỏ tại sân golf này kể: "Công việc ở sân golf rất vất vả, cả ngày phải làm đến
mười mấy tiếng dưới cái nắng gay gắt, mà đồng lương họ trả không bằng chúng tôi
làm ruộng trước kia. Cứ như thế kéo dài triền miên nhiều người không chịu được
đã phải tự động bỏ việc chứ chưa cần họ cho nghỉ".

Về phía chính quyền, thực tế khi thực hiện dự án sân golf cũng tính đến chuyện
giúp nông dân chuyển đổi nghề. Thế nhưng, đến nay việc chuyển đổi nghề hoàn toàn
phá sản. Trước đây người dân Lâm Sơn cũng từng rất hy vọng vào chuyện sẽ được
học nghề để kiếm sống, thế nhưng các lớp mây tre đan xuất khẩu tổ chức được có
một khoá cho hơn 30 chục chị em nông dân xã. Sau khoá học mặc dù đã rất cố gắng
với nghề mới, nhưng do là nông dân vốn quen ruộng đồng từ trong máu, nên những
sản phẩm thủ công của họ làm ra trên thực tế không thể bán được. Mà có bán được
cũng chỉ thu chưa đầy hai chục ngàn mỗi ngày.

Sau ti vi xe máy là trắng tay
Bởi vậy mới có chuyện, sau đợt nhận tiền đền bù đầu tiên hồi năm 2004, chỉ trong
một ngày người dân Lâm Sơn sắm tới hơn 300 chiếc xe máy! Rồi hàng loạt ngôi nhà
tầng mọc lên tạo cho khu tái định cư một vẻ ngoài hào nhoáng giả tạo. Một anh
cán bộ xã ngao ngán: "Nhìn những ngôi nhà cao tầng bề thế, rồi ti-vi, dàn máy
hát xập xình, xe máy đẹp lượn vòng vòng khắp xã, nhiều người đã tưởng dân ở khu
tái định cư của xã Lâm Sơn là những "nhà giàu mới nổi". Thế nhưng, nhiều nhà
chạy ăn từng bữa đấy.

Một người dân chua chát: "Tiền bồi thường đem xây nhà, sắm xe, tiêu hết rồi,
không còn ruộng đồng, không còn nương rẫy, không nghề nghiệp, giờ là tay trắng".
Quanh những xóm tái định cư, thanh niên không có nghề nghiệp, loanh quanh đầy
mấy quán trò chơi điện tử, bi-a... Không có việc làm, không có thu nhập, nên từ
ngày sân golf được xây dựng đã có tệ nạn nảy sinh…

Không nên học mót văn minh của những nước giàu
Những hệ luỵ trước mắt không biết có là lời cảnh báo cho những địa phương tham
cái lỗ sân golf mà bỏ bê đời sống thiết thực của người dân?

Việc phản đối xây dựng sân golf đã xuất hiện từ nhiều năm qua tại nhiều quốc
gia. Năm 1993, các tổ chức "Mạng lưới toàn cầu hành động chống các sân golf của
Nhật Bản", "Mạng lưới du lịch châu Á của Thái Lan", "Mạng lưới con người và môi
trường châu Á - Thái Bình Dương của Malaysia" đã đồng tài trợ một hội nghị tại
Malaysia, quy tụ 20 đoàn đại biểu các nước tham dự.

Sân golf Đồi Cù chiếm vị trí đẹp nhất Đà Lạt nhưng không đóng góp gì đáng kể cho
địa phương.

Hội nghị đã ra tuyên bố kêu gọi thành lập "Phong trào chống sân golf toàn cầu".
Từ năm 2000 đến nay, phong trào chống việc xây dựng sân golf đã lan rộng ra
nhiều quốc gia ở châu Âu, châu Mỹ.

Trong khi đó ở Việt Nam, người dân còn thiếu ăn, thiếu việc làm, thiếu cả kiến
thức thì các sân golf vẫn cứ phơi phới mọc lên khiến người dân ở nhiều địa
phương có cái "lỗ cao cấp" ấy lãnh đủ các món ăn chơi từ thất nghiệp đến bệnh
tật và tệ nạn xã hội. Lúc này chưa phải là lúc du nhập những những món hàng xa
xỉ, những nếp sống quá ư "thời thượng", học mót những món văn minh của những
nước có nền kinh tế vững vàng.

Chúng ta cũng không nên quên: Ngày 29-4 hàng năm đã được chọn làm "Ngày thế giới
không có golf".
Văn Quang

Công trường bauxite Tân Rai

Một nhóm vào quán gọi mỗi người một ly cà phê đen, sau đó xin thêm sữa, uống thêm rất nhiều nước trà, và cuối cùng trả tiền với giá những ly cà phê đen. Các công nhân Trung Quốc tằn tiện thế nào thì các chuyên gia của họ cũng chi tiêu kỹ lưỡng như thế. Ngay cả thuốc lá họ cũng hút thuốc lá Trung Quốc sản xuất. Ngoài những nhu yếu phẩm, mặt hàng bán được nhiều hơn hẳn từ ngày có người Trung Quốc ở Lộc Thắng chính là card điện thoại di động Viettel, loại rẻ nhất.


Ghi chép trên công trường bauxite Tân Rai

Từ tháng 11.2008, những đợt công nhân Trung Quốc đầu tiên đã có mặt tại công trường bauxite Tân Rai (huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng). Bây giờ, mặt bằng cho dự án đã được san phẳng với diện tích hơn 50ha. Hàng ngàn người hối hả thi công trên nền đất đỏ lầy lội. Theo chỉ huy thi công Quách Khách (đơn vị nhà thầu Chalico – Trung Quốc) công nhân Trung Quốc hiện có khoảng 700 người

Họ đến từ nhiều địa phương khác nhau từ Trung Hoa đại lục như Sơn Đông, Sơn Tây, Quảng Đông… Cũng theo ông Quách Khách, vào thời điểm làm nước rút, số lượng công nhân Trung Quốc có thể lên đến 2.000 người. Trong suốt nhiều tháng qua, cuộc sống người dân địa phương của thị trấn Lộc Thắng (huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng) có nhiều thay đổi. Người ta bàn luận, đón đầu phương cách làm ăn, kể chuyện những công nhân từ phương Bắc.

Thực hư những lời đồn thổi

7h sáng, con đường từ thị trấn Lộc Thắng vào khu mỏ bắt đầu nhộn nhịp. Các xe vật liệu xây dựng đổ về công trường. Những tốp công nhân áo xanh, dép vàng (người Trung Quốc) đi bộ từ các nhà trọ xung quanh bắt đầu vào ngày làm việc mới. Công việc của họ cũng chỉ là đào đất, xúc ủi. Công trình nhà máy bauxite Tân Rai vừa được rào lưới kỹ lưỡng. Nhà thầu đã thuê bảo vệ canh gác khách ra vào. Chuyện tăng cường an ninh ở khu vực quanh công trường có lẽ bắt đầu từ một sự cố gây ồn ào dư luận nơi đây. Một trong những nhà thầu phụ của Trung Quốc chậm trả lương, hàng chục công nhân vây quanh nhà ở của nhà thầu chính phản ứng. Vụ việc kéo dài, làm đình trệ thi công hơn hai ngày. Giờ thì tình hình đã tạm ổn. Sau vài tháng, những công nhân Trung Quốc sống xa nhà bắt đầu làm quen với “thổ ngơi” bản địa, sau những chầu nhậu say sưa đã đi vào làng “tìm hiểu” các cô gái. Người dân Lộc Thắng lại rộ lên dư luận công nhân Trung Quốc “quan hệ” với gái địa phương. Trong các hàng quán lúc trà dư tửu hậu, người ta kể là đã có hàng chục cô gái Việt có bầu. Đem câu chuyện này, chúng tôi gặp trưởng công an thị trấn Lộc Thắng, trung tá K’Diệp cho hay đó chỉ là lời đồn thổi vô căn cứ.

Chúng tôi gặp Dương Trân, một công nhân đến từ công ty nhôm Sơn Đông (Trung Quốc), anh cho biết anh cùng nhiều công nhân khác được chọn lựa kỹ càng trước khi sang Việt Nam. Sáu tháng một lần, anh được phép về nhà thăm vợ con. Có một số ít công nhân thì may mắn hơn anh là được mang qua Việt Nam cả vợ con. Có một điều mà tất cả công nhân Trung Quốc được hỏi đều từ chối trả lời, đó là mức thu nhập. Tuy nhiên theo các cư dân địa phương cho biết mức thu nhập của công nhân Trung Quốc có thể 5 – 6 triệu đồng, cao hơn nhiều so với mức lương làm tường rào của thợ xây dựng Việt Nam. Chỉ huy thi công Quách Khách cho hay, việc đưa người Trung Quốc sang Việt Nam là bởi người bản địa chưa có tay nghề và tác phong công nghiệp. Ông Khách ghi nhận sự tiến bộ của người Việt Nam tăng lên rõ ràng sau khi dự án Tân Rai khởi công vài tháng.

Hai thái cực

Trong quán cà phê bình dân mang tên Không Tên Số 9, chị Tươi chủ quán đang thu xếp để trả, dẹp tiệm. Người phụ nữ hai con này nói: “Quán bán cũng sống được, đủ nuôi con. Nhưng chủ nhà tăng tiền thuê lên mãi không chịu nổi nên tôi chuẩn bị trả lại mặt bằng”. Chủ nhà thật ra muốn lấy lại nhà để cho người Trung Quốc thuê.

Nhiều chủ cho thuê nhà, mặt bằng ở Lộc Thắng bây giờ thấy rằng cho người Trung Quốc thuê nhà có lợi hơn. Một căn nhà trệt nếu cho các kỹ sư và chuyên gia nước bạn thuê sẽ thu được ít nhất 2 triệu đồng/tháng. Nguyên căn hộ ba tầng lầu xây mới, đủ tiện nghi có thể cho thuê với giá 10 triệu đồng/tháng hoặc hơn.

Khi số lán trại tập thể trên công trường bauxite Tân Rai không đủ sức chứa cho công nhân Trung Quốc hiện tại, các nhà trọ bình dân nằm khuất sau các con lộ chính cũng nhiệt tình đón khách. Cứ một phòng trọ thuê dài hạn là 500 ngàn đồng/tháng, công nhân Trung Quốc muốn ở chung mấy người thì ở. Anh Đỗ Nhuận thì không lo, anh có căn nhà một trệt một lầu cách khu mỏ bauxite chừng 1km và đã cho người Trung Quốc thuê hai năm mở nhà hàng chuyên món Hoa. Anh Nhuận cho biết: “Họ thuê đầu bếp từ Chợ Lớn về nấu ăn. Cả phục vụ cũng người gốc Hoa. Hoá đơn tính tiền cũng không có tiếng Việt”. Đây là nhà hàng phục vụ khách Hoa thứ hai ở Lộc Thắng sau Trung Hoa Quán đã khai trương trước tết vừa qua.

Cùng với những người có nhà cho thuê, những ai có ô tô 12 chỗ cũng phát hiện cơ hội làm ăn mới: cho thuê xe. Nhiều nhóm bốn hay năm chuyên gia Trung Quốc thuê chung một căn nhà thường thuê chung một chiếc ô tô để đi lại giữa nhà ở và công trường hay đi chơi ở thị xã Bảo Lộc cách đó 20km vào những ngày nghỉ.

Chúng tôi ghé vào quán cà phê Thy Thy vào tối chủ nhật vì một chiếc ô tô như thế. Hơn chục người Trung Quốc nữ nhiều hơn nam đang ngồi uống nước và tán gẫu râm ran cả một góc quán. Những người đàn ông mặc âu phục bình thường nhưng các cô gái nhiều người còn mặc nguyên đồng phục của công trường. Không thấy hiện tượng chuyên gia Trung Quốc đi chơi cùng phụ nữ Lộc Thắng. Nhưng ở Bảo Lộc, hình ảnh các cô gái Việt cặp tay các chuyên gia nước bạn đi dạo quanh bờ hồ thị xã chiều chiều đã không còn hiếm thấy.

Các lớp dạy tiếng phổ thông Trung Quốc ở thị xã Bảo Lộc cũng đông dần học viên người Lộc Thắng. Ông Hồ Dzón vốn là người Hoa sinh trưởng ở Việt Nam nay định cư ở Lộc Thắng nói: “Không biết tiếng thì khó làm ăn với người Trung Quốc lắm. Chỉ có thể thông qua cò hay nhà thầu Việt Nam biết nói tiếng Trung. Và như thế thì bị ép giá nhiều lắm”.

Cách nhau 5km, cảnh nhộn nhịp, ồn ào của công trường bauxite Tân Rai hoàn toàn tương phản với vẻ im ắng, buồn nản của khu chợ trung tâm Lộc Thắng. Sự có mặt của cả ngàn người Trung Quốc vừa chuyên gia vừa công nhân ở Lộc Thắng này lâu nay không làm thay đổi nhịp buôn bán chung ở đây.

Ở các quán cà phê bình dân nơi các công nhân Trung Quốc thường ghé đến, hài kịch thường xuyên diễn ra là: Một nhóm vào quán gọi mỗi người một ly cà phê đen, sau đó xin thêm sữa, uống thêm rất nhiều nước trà, và cuối cùng trả tiền với giá những ly cà phê đen. Các công nhân Trung Quốc tằn tiện thế nào thì các chuyên gia của họ cũng chi tiêu kỹ lưỡng như thế. Ngay cả thuốc lá họ cũng hút thuốc lá Trung Quốc sản xuất. Ngoài những nhu yếu phẩm, mặt hàng bán được nhiều hơn hẳn từ ngày có người Trung Quốc ở Lộc Thắng chính là card điện thoại di động Viettel, loại rẻ nhất.

Trừ một số ít người nhạy bén với cơ hội và có điều kiện, người dân Lộc Thắng không thấy hồ hởi gì với tương lai mà dự án bauxite sẽ mang lại cho cuộc sống của họ. Chủ khách sạn Bảo An – một trong hai khách sạn cho chuyên gia Trung Quốc thuê dài hạn – bảo với chúng tôi: “Nếu các anh đến đây hôm sớm hơn thì không có chỗ trọ đâu. Các chuyên gia Trung Quốc vừa trả phòng để về nước”. “Sao họ không ở nữa?” – tôi hỏi. “Nghe họ nói, họ thầu xây dựng cả hai dự án Tân Rai này và trên Dăk Nông. Dự án Dăk Nông đình chỉ rồi nên họ tạm thời về nước”.

bài và ảnh Trần Đức Tài


Công nhân Trung Quốc trên công trường bauxite Tân Rai

15 April 2009

Qua cuộc hội thảo khoa học: Mọi sự phải minh bạch rõ ràng

Không thể chấp nhận một cuộc hội thảo khoa học lại được định hướng trước, bị cưỡng bức về nội dung và kết luận phản dân chủ, phản khoa học, các ý kiến không gửi được đến đúng địa chỉ, các vấn đề không được kết luận rõ ràng minh bạch

Thế là cuộc hội thảo khoa học về khai thác bôxít trên đất nước ta đã được tiến hành ngày 9-4 tại Hà Nội. Đã có một số văn bản, tin, biên bản, ý kiến cá nhân... sau cuộc họp. Vẫn còn nhiều điều không minh bạch rõ ràng. Công luận trong và ngoài nước cần được thông tin kịp thời, minh bạch, không chấp nhận sự mù mờ, muốn hiểu ra sao cũng được.

Sự cẩu thả bôi bác bắt đầu ngay từ khâu làm biên bản. Do Bộ công thương và Hội liên hiệp khoa học kỹ thuật Việt nam đảm nhiệm. Lèm nhèm không thể tả. Từ tên, họ, chức vụ người dự, khi thì ghi đủ họ, tên, học vị, chức vụ, khi thì chỉ ghi tên và học vị, khi chỉ có chức vụ, khi chỉ có "Gíáo sư Hiển", khi chỉ có trần hai chữ: "ông Chánh", không biết ông họ gì, học vị gì, chức vụ gì, ở cơ quan nào, làm sao lọt vào đây! Có 5 chỗ ghi: "kèm theo bài phát biểu", nhưng không thấy bài phát biểu đâu. Biên bản họp cấp nhà nước mà cứ như họp xóm, họp phường. Một sự bôi bác cho đến khi công bố. Chữa, xoá từng đoạn, rồi bỏ luôn ! Quá tệ.

Các nhà khoa học, các chuyên viên chính trị, kinh tế, văn hoá, an ninh, môi trường, dân tộc học... đến dự với những ý kiến từ trí tuệ và tâm huyết của mỗi người là để góp ý với ai vậy? Mọi ý kiến đều có địa chỉ chính.

Ai cũng biết, ý định cụ thể khai thác bôxít khởi đầu từ năm 2006; hình thành kế hoạch được thủ tướng phê duyệt ngày 1-11-2007, bao gồm 3 giai đoạn: 2007-2010 ; 20011-2015; và 2015-2025. Ngay giai đoạn đầu đã khai thác 13 mỏ, trên địa bàn rộng đến 1.811 km2, trữ lượng 1triệu2 tấn alumin, chi phí 590 tỉ.

Giai đoạn 1 đang mở rộng ở cả 2 tỉnh Lâm Đồng và Đak Nông, với vài trăm héc-ta đỏ loét, hàng vài trăm máy đào, ủi, san đất, với hàng chục ngàn công nhân Trung Quốc, với những hợp đồng lớn đã được đại công ty Chalco (công ty Mẹ) và Chalieco (Con) trúng thầu (!) và dựng lên những bản doanh của họ mang bảng chữ Hán trên đất ta.

Tất cả các điều trên đều là chủ trương của bộ chính trị hiện có 15 người, không có thảo luận trong Ban chấp hành trung ương đảng, Quốc hội không hề biết, cho đến khi cảnh tượng khai phá rộng lọt vào mắt nhân dân, vấn đề mới vỡ lở ra. Cho nên các nhà khoa học dự hội thảo là nhằm góp ý trước hết cho Bộ chính trị (BCT) và góp ý trước hết là về vấn đề chủ trương "nên hay không nên" khai thác bôxít lúc này ở nước ta.

Thái độ của BCT là một thái độ không rõ ràng, lờ mờ. Một mặt đồng ý có cuộc hội thảo một cách miễn cưỡng, vì họ biết rằng họ không thể bịt chặt những tiếng nói có trọng lượng xã hội của các nhân sỹ, các nhà khoa học có uy tín, trong sạch, đàng hoàng; mặt khác họ muốn qua cuộc một cuộc họp hình thức, sẽ làm xả hơi, xoa dịu những người chống đối, qua vài lời hứa hẹn điều chỉnh, chú ý, quan tâm, bổ cứu ...nhưng trên cơ sở giữ nguyên chủ trương và kế hoạch đã cam kết và ký kết với phía TQ, mà họ kinh nể như cấp trên của họ vậy.

Cho nên không có một ai trong BCT dự cuộc họp thảo luận ngày 9-4 cả. Họ vừa coi thường, vừa sợ. Có lẽ cũng không một ai đọc biên bản. Ông Dũng uỷ nhiệm cho ông Hoàng Trung Hải thay mặt mình, ông Hải không có chân trong Bộ chính trị, chỉ là một kẻ thừa hành, cũng không có quyền gì trong chủ trương và kế hoạch khai thác bôxít. Cho nên không có kết luận nào rõ ràng. Ai hiểu ra sao cũng được.

Ông Hải kết luận cuộc họp rất mù mờ, ba phải, mâu thuẫn lu bù. Ông vừa khen những ý kiến phản biện, cảnh báo, còn chỉ thị cho các bộ, các cấp, các ngành tiếp thu ý kiến của hội thảo (!), nhưng lại ca ngợi, khẳng định chủ trương lớn, đúng đắn, khai thác bôxít là tài nguyên quý của đất nước (!), lại còn mời một đại diện Chalco và một chuyên gia Úc nói về kinh nghiệm khắc phục bùn đỏ, trong khi nước Úc - hoang mạc - và vùng Bình Quả (TQ) khác hẳn về địa hình, chất đất với vùng Tây Nguyên.

Ông dùng nhiều lần chữ "sẽ điều chỉnh", nhưng không nói điều chỉnh cái gì, cũng như lờ tịt trước những câu hỏi về nhà thầu Trung Quốc và về vấn đề có hay không có, và bao nhiêu người TQ hiện và sẽ có mặt ở địa bàn Tây Nguyên.

Khi thì ông nói sẽ tập trung cho dự án Tân Rai - Lâm Đồng, khi lại nói vẫn tiến hành cả 2 dự án Tân Rai - Lâm Đồng và Nhân Cơ - Đak Nông, ai cũng hiểu là ông không có quyền gì để quyết định cả.

Xem ra phải chờ một cuộc họp của Bộ Chính trị. Muốn thay đổi chủ trương, trước hết tổng bí thư Nông Đức Mạnh phải từ bỏ một cam kết với Bắc Kinh; tiếp đó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phải từ bỏ nhiều kế hoạch đã ký với chính phủ và nhà thầu Trung Quốc. Hiện nay họ sợ, chân run, không dám lùi. Và mọi sự cho thấy Bộ Chính trị không muốn thay đổi, không dám thay đổi, không dám nghĩ đến thay đổi, vì họ đã cam nhận thân phận phụ thuộc rồi. Lại nhớ câu nói cay đắng của bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch sau cuộc gặp Việt - Trung ở Thành Đô năm 1991: " Thế là lại bắt đầu một thời kỳ Bắc thuộc mới !".

Do vậy những tấm lòng yêu nước, thương dân, mọi chiến sĩ dân chủ đang mở ra một cuộc đấu tranh mới.

Nhà văn Nguyên Ngọc, ngay sau cuộc họp, lại dõng dạc tuyên bố khai thác bôxít là phi pháp, là hoàn toàn bất hợp pháp; các dự án liên quan là vô giá trị. Khai thác bôxít là tàn phá tận gốc Tây Nguyên, từ kinh tế, an ninh, đến văn minh, văn hoá.

Nhà sử học đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc yêu cầu đưa vấn đề này ra đề thảo luận kỹ lưỡng tại phiên họp Quốc hội tháng 5 này, theo đúng quy trình do Hiến pháp và pháp luật quy định.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Trung và nhà kinh tế Nguyễn Thành Sơn quyết đấu tranh bền bỉ và mạnh mẽ hơn vì cuộc sống an ninh hạnh phúc của nhân dân, cho đến khi các dự án bôxít bị loại bỏ, nhường chỗ cho đường lối công nghiệp và kỹ thuật dựa vào kiến thức và trí tuệ, giữa thời đại kinh tế trí tuệ.

Một nhóm trí thức-văn hoá gồm Giáo sư Nguyễn Thế Hùng (Đại học Bách khoa Đà Nẵng), nhà văn hoá Nguyễn Huệ Chi (Viện Văn học Việt Nam) và nhà báo-nhà văn Phạm Toàn vừa ra một kiến nghị yêu cầu ngừng ngay các dự án khai thác Bôxít để chờ một cuộc thảo luận rốt ráo ở Quốc hội sắp đến, cho đến khi một phương án tiền khả thi được vạch ra một cách công khai khoa học. Bản kiến nghị đang được lấy chữ ký đồng tình của đông đảo nhà khoa học, nhà văn, nhà báo trong và ngoài nước.

Cho nên mọi yêu cầu hiện nay là gửi trước hết đến Bộ chính trị, nhóm lãnh đạo tự nhận nắm toàn quyền cai trị đất nước không chia sẻ cho ai; và vấn đề thảo luận trước hết là "nên hay không nên" khai thác Bôxít lúc này; vấn đề này thật sự có ích lợi nhiều cho quốc kế dân sinh trên mọi mặt kinh tế-tài chính-an ninh-xã hội-văn hoá hay không?

Không thể chấp nhận một cuộc hội thảo khoa học lại được định hướng trước, bị cưỡng bức về nội dung và kết luận phản dân chủ, phản khoa học, các ý kiến không gửi được đến đúng địa chỉ, các vấn đề không được kết luận rõ ràng minh bạch.

Ông Hoàng Trung Hải kết luận gọn, chỉ thị cho các bộ, các cấp, các ngành hãy điều chỉnh kế hoạch qua cuộc thảo luận khoa học này. Sai địa chỉ. Ông hãy báo cáo rành rọt, đầy đủ từng ý kiến cho cả 15 thành viên Bộ chính trị, và ông Tổng bí thư Nông Đức Mạnh hãy điều khiển một cuộc thảo luận tập thể để lấy kết luận rồi trả lời cho giới khoa học, kinh tế, xã hội, văn hoá và toàn dân cho rõ ràng minh bạch về vấn đề hệ trọng này.

Mọi sự ỡm ờ, né tránh, xoa dịu để mua thời gian, khinh thường công luận và nhân dân, cứ coi dân ta là quá "hiền lành", "nhút nhát" để hiếp đáp lương dân, làm liều, làm bậy, gây tai hoạ cho dân, ắt sẽ có ngày "lãnh đủ" đấy.

Bùi Tín
Paris 12-4-2009

14 April 2009

Vấn đề khai thác bô xít: cần một lối ra!

Lịch sử của ĐCS đã chất dày những hành động như Cải cách ruộng đất, Nhân Văn-Giai Phẩm, triệt tiêu các đảng quốc gia, thảm sát Mậu Thân, gây nội chiến Bắc Nam tương tàn..., nhưng dù sao chúng cũng do sự mê muội của chủ thuyết cộng sản đưa lối, do những tình thế của cuộc chiến tranh, và sẽ được lịch sử của một Việt Nam dân chủ phán xét đầy đủ. Nhưng ngày nay với lượng thông tin đầy đủ, tri thức của người dân và của cả đảng viên cộng sản cũng đã khác xưa, phải hiểu rằng chủ trương khai thác bô xít Tây Nguyên một cách duy ý chí như thế là phạm tội ác lịch sử.

Cuộc hội thảo về khai thác bô-xít tại Tây Nguyên được tổ chức tại Hà Nội ngày 9 tháng 4 vừa qua không có thực chất. Nó không chứng tỏ chức năng của một hội thảo khoa học mà trái lại được dùng như một diễn đàn để Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tái khẳng định chủ trương vốn đang bị một làn sóng phản đối sâu rộng. Đây là điều đáng quan tâm. Giữa lúc làn sóng phản đối dự án khai thác bô-xít ngày càng lan rộng, cuộc hội thảo dù được tổ chức muộn cũng đã ít nhiều được giới quan sát đánh giá là sẽ có một vài động thái giảm nhiệt của nhà nước, nhưng không, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải kết thúc buổi hội thảo bằng kết luận "chủ trương khai thác bauxite và sản xuất alumina của Đảng và Chính phủ là đúng đắn". Có điều gì bất thường.

Có thể nói là hơn 60 năm cầm quyền của Đảng Cộng Sản chưa bao giờ họ phải đối diện với một sự chống đối rộng khắp như thế, công khai và ngấm ngầm, ngay cả từ những người được coi là khai quốc công thần, đến những người đang nắm các cương vị cao cấp trong guồng máy của chế độ. Ngay trong giới giáo chức đại học lần đầu tiên cũng đã bày tỏ thái độ bức xúc mạnh mẽ, khác thường so với truyền thống an vị với công tác khoa học của giới này, một giáo sư đại học làm việc tại Âu, Mỹ, có quan hệ giao lưu mật thiết với giới trí thức đại học cấp tiến trong nước, đã thông tin như thế. Các chống đối chỉ ra tác hại của môi sinh, văn hoá, an ninh quốc phòng, và cả hiệu quả kinh tế sẽ rất âm của dự án khai thác bô-xít này. Trong bối cảnh đó Đảng Cộng Sản vẫn quyết tâm thực hiện, chỉ đạo tiếp tục triển khai dự án tổ hợp bauxite nhôm tại Tân Rai (Lâm Đồng) có công suất 600.000 tấn alumina một năm, nó đang chứng tỏ một hành động thách thức dư luận cùng cực.

Chẳng lẽ một tổ chức xuất phát từ chiến tranh nhân dân như Đảng Cộng Sản có thể lấy quyết định mù quáng một cách đơn giản như vậy, không ý thức được một sự sụp đổ thảm khốc của chế độ khi quần chúng nhân dân cộng hưởng phẫn uất và nhất tề đứng dậy? Câu hỏi được nhiều người bứt rứt đặt ra là tại sao có dự án bô-xít này ngay từ đầu, nó vô lý qúa, vì quá vô lý không thể giải thích được nên người ta đã có ngay sẵn những kết luận "ngu dốt", những kết án "bán nước" dành cho ĐCS. Điều đáng sợ là sau khi kết luận và kết án một cách dễ dãi và đơn giản như vậy, hầu như mọi người tiếp tục ngồi đợi thời thế tự xoay vần, như bao sự kiện khác. Có phải thực sự vấn đề chỉ đơn giản vậy thôi sao? Đã có những giả thuyết để giải thích về quyết định của dự án bô xít Tây Nguyên rất phi lý này, dù có tính thuyết phục nhất định nhưng chúng vẫn là những giả thuyết. Xin hãy cùng làm một cuộc du hành mới.

Con đường xây dựng tài lực của một nhà độc tài

Dư luận hầu như chỉ bắt đầu quan tâm tới dự án bô xít Tây nguyên sau khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phê duyệt Quy hoạch dự án từ ngày 1/11/2007, và làn sóng phản đối chỉ nổi lên mạnh kể từ sau thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngày 5/1/2009 gởi đề nghị dừng dự án. Những điều gì xảy ra trước đó thì ít ai biết, là những thông tin trước hết giúp giải thích sự hình thành của dự án bô-xít tại Tây Nguyên.

Sự hình thành của dự án bô xít có liên hệ mật thiết với sự hình thành của Tập Đoàn Than Khoáng Sản Việt Nam. Theo Thông Tấn Xã Việt Nam, ngày 4/11/2005, Tổng Công ty Than Việt Nam đã đề nghị Bộ Công nghiệp xem xét trình Thủ tướng Chính phủ quyết định hành lập Tập đoàn công nghiệp than, khoáng sản Việt Nam theo phương án công ty mẹ là Tập đoàn công nghiệp than, khoáng sản Việt Nam. Chỉ hơn một tháng sau, ngày 26/12/2005, Văn phòng Thủ tướng ký Quyết Định Của Thủ Tướng Chính Phủ số 345/2005/QĐ-TTg thành lập Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con trên cơ sở Tập đoàn Than Việt Nam và Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam. Quyết Định có những điểm đáng chú ý: trong điều 2 có ghi "Tập đoàn Công nghiệp than - Khoáng sản Việt Nam là công ty nhà nước, có tư cách pháp nhân, con dấu, biểu tượng, Điều lệ tổ chức và hoạt động; được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước...", trong điều 6 có ghi "Vốn Nhà nước cấp cho Tổng công ty khoáng sản Việt Nam để thực hiện dự án khai thác bô xít, sản xuất alumin tại Tân Rai ở Bảo Lộc tỉnh Lâm Đồng", điều 7 có ghi "Nhà nước giao cho Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam quản lý tài nguyên, trữ lượng than, bô xít và các khoáng sản khác để tổ chức khai thác theo quy định của pháp luật và Điều lệ tổ chức, hoạt động của Tập đoàn". Điểm đáng chú ý hơn là Quyết Định số 345/2005/QĐ-TTg này được ban hành trong nhiệm kỳ của Thủ tướng Phan Văn Khải, đến tháng 6/2006 mới về hưu, nhưng lại do Phó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ấn ký. Đây là điều bất thường, các Phó thủ tướng chỉ ký những Công Điện thay mặt Thủ tướng, Thủ tướng ký các Quyết Định. Một điều đáng được lưu ý nữa là dự án bô-xít Tân Rai được Chính phủ đầu tư 500 tỷ đồng từ nguồn vốn thu do cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Công Thương. Như vậy Quyết Định phê duyệt Quy hoạch dự án bô xít ngày 1/11/2007 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, giao cho Tập đoành TKV thực hiện, đơn thuần là một hình thức thực tế hoá một quyết định đã có từ trước.

Những chi tiết này cho thấy có những mắt xích liên hệ giữa Nguyễn Tấn Dũng và Tập đoàn công nghiệp than, khoáng sản Việt Nam (TKV). Thứ nhất là khoảng thời gian chớp nhoáng chỉ hơn một tháng từ ngày đề nghị đến ngày Văn phòng Thủ tướng ký Quyết Định, thành lập một Tập đoàn TKV khổng lồ với 45 công ty con, trong lúc một thư của công thần chế độ như Võ Nguyên Giáp gởi đã hơn 4 tháng vẫn chưa được hồi âm chứ chưa nói các thư khiếu nại của người dân, Quyết Định còn nhấn mạnh là "có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo", nó chứng tỏ sự cấp bách của nỗ lực cho ra đời Tập đoàn TKV. Thứ hai là trong lúc nhà nước đã cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước khác, Tập đoàn TKV lại được thành lập với mức vốn đầu tư khổng lồ, là công ty của nhà nước như điều 2 của Quyết Định nêu ra, đây là một hành động đi lộn ngược bất chấp xu hướng kinh tế thị trường mà ngay cả ĐCS trong thời gian qua cũng lờ đi không nhắc tới cái đuôi "định hướng xã hội chủ nghĩa". Thứ ba là sự chi tiết hoá rất không bình thường về dự định khai thác bô-xít tại Tây Nguyên trong một Quyết Định thành lập Tập đoàn TKV rất chung như thế.

Những mắt xích này chứng tỏ Nguyễn Tấn Dũng đã chủ động chuẩn bị kỹ cho cá nhân mình mặt tài lực trước khi lên nắm chức Thủ tướng vào tháng 6/2006. Trên thực tế có những chi tiết cho thấy Nguyễn Tấn Dũng hành xử như President & CEO của Tập đoàn TKV, như ngày 19/6/2006 ra văn bản "Yêu cầu Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam phải kiểm điểm nghiêm túc về thiếu sót, khuyết điểm và trách nhiệm cụ thể,...". Có sự tương đồng nào giữa những tay độc tài Saudi Arabia dùng tài nguyên dầu lửa để củng cố hệ thống độc tài với việc Phó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (vào thời điểm 2005) đã muốn dùng tài nguyên bô xít để trước hết xây dựng chắc ngôi vị của mình?

Hậu quả từ một thế cờ bất chợt

Có thể nói là chi tiết "thực hiện dự án khai thác bô xít, sản xuất alumin tại Tân Rai ở Bảo Lộc tỉnh Lâm Đồng" trong Quyết Định số 345/2005/QĐ-TTg vào năm 2005 chưa định rõ là ai sẽ vào khai thác. Nên nhớ chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là đi Nhật. Trong suốt một thời gian dài Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng được dư luận đánh giá là thiên Tây phương hơn là thiên Trung Cộng. Vậy tại sao dự án alumina đầu tiên ở Tân Rai lại do nhà thầu Trung Quốc Chalco bao thầu, mà lại thầu trọn gói theo phương thức EPC (Engineering Procurement and Construction), tức nhà thầu làm hết các công đoạn từ tư vấn, thiết kế tới cung cấp thiết bị, xây lắp và vận hành. Tuyên truyền của ĐCS về việc tạo công ăn việc làm cho người dân Tây Nguyên qua dự án khai thác bô xít trở thành lố bịch hơn bao giờ hết. Tại sao công ty Trung Quốc Chalco lại không tuyển dụng công nhân Việt Nam, dù là cho những công việc không đòi hỏi kỹ năng nào, đã có nhiều phân tích của các chuyên gia có thẩm quyền, nhưng đó là một vấn đề sẽ trở lại đề cập trong phần sau.

Quyết Định số 345/2005/QĐ-TTg ra đời, dĩ nhiên người bạn láng giềng khổng lồ phương Bắc có thể đánh hơi ngay khi chữ ký của Nguyễn Tấn Dũng còn chưa ráo mực, có nhiều thông tin cho thấy tình báo Trung Quốc đã cắm đầy ở các cơ quan đầu não của chế độ cộng sản. Chuyến đi Bắc Kinh của Tổng bí thư Nông Đức Mạnh từ 30-5 đến 2-6-2008 đã hoán đổi thế cờ được mệnh danh bô xít. Nông Đức Mạnh dù sao cũng là người đứng đầu Đảng Cộng Sản, trên nguyên tắc là nắm quyền lãnh đạo cao nhất, không thể nào để Chính phủ qua mặt. Và nếu dù ĐCS Việt Nam chưa cầu cạnh thì Trung Quốc cũng sẽ phải thúc ép để dành thế thượng phong trong dự án bô xít Tây Nguyên, mục tiêu chiến lược tối hậu vẫn là sự hiện diện ở địa bàn nhạy cảm "nóc nhà Đông Dương" Tây Nguyên. Tham vọng biển Đông với bản đồ "lưỡi bò" ngạo mạn của Trung Quốc không thế nào trở thành hiện thực nếu Việt Nam nằm ngoài vòng cương tỏa, khống chế của họ. Trung Quốc đã nhảy vào bàn cờ, và bắt luôn xe pháo. Công ty nhà nước Chalco của Trung Quốc đã trúng thầu EPC một cách ngoạn mục ở trọng điểm Tân Rai của Tây Nguyên, dù với công nghệ và quy trình lạc hậu và với giá đấu thầu rất thấp. Sự cố này khiến ông Tiến sĩ Nguyễn Thành Sơn - giám đốc Công Ty Năng Lượng Sông Hồng - đã phải uất ức lên tiếng tố cáo, dù sau khi nhận được nhắc nhở "Mật" của Đảng ủy.

Trong tình hình đó thì chính phủ Nguyễn Tấn Dũng chỉ còn trong tay cặp song mã, phải đối diện với những trận mưa đạn xe pháo, phải hiểu là tiến thoái rất khó khăn. Diễn tiến sau đó cho thấy nhiều điều. Dự án ban đầu nhằm khai thác bô xít ở Tân Rai như Quyết Định 345/2005/QĐ-TTg nêu ra bỗng nhiên được nhân rộng khắp vùng Tây Nguyên, ba trọng điểm khác được dự tính triển khai trong giai đoạn đầu đến năm 2010 là Nhân Cơ (Đăk Nông 1), Kon Hà Nừng (Gia Lai) và 1 dự án hydroxyt nhôm tại Bảo Lộc (Lâm Đồng), hai giai đoạn kế tiếp là từ 2011-2015 và 2016-2025. Một điểm đáng chú ý khác là sau khi TBT Nông Đức Mạnh đi Trung Quốc về ngày 2/6/2008 và trọng điểm khai thác bô xít ở Tân Rai lọt vào tay nhà thầu của công ty nhà nước Chalco của Trung Quốc, ngày 24/6/2008 lễ ký Hiệp định Hợp tác mời gọi Tập đoàn Alcoa của Mỹ vào khai thác mỏ bô xít Nhân Cơ (Đăk Nông), thăm dò mỏ bô xít ở Gia Nghĩa diễn ra ở Hà Nội dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Bộ trường thương mại Mỹ Carlos Guiterrez.

Như vậy từ dự định khởi điểm chỉ khai thác một mỏ bô xít ở Tân Rai, chỉ một thời gian ngắn sau quyết định khai thác bô xít cả toàn vùng Tây Nguyên đã được hình thành chóng vánh, được hoạch định cho đến năm 2025! Theo văn hoá ứng xử của ĐCS "mày chơi tao thì tao chơi mày" như thấy giữa Lê Khả Phiêu và Đỗ Mười trước đây, ở đây văn hoá ứng xử này có thể được diễn tả theo câu "mày chơi thì tao cũng chơi, cả hai ta cùng chơi". Cả hai cánh ĐCS và cánh Chính phủ đều tham dự. Nó giải thích sự kiện Nguyễn Tấn Dũng sau đó đã tuyên bố mạnh mẽ "đây là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước". Nhưng thật ra nói Nhà nước tham gia là sai, Nhà nước trong ngôn từ của ĐCS là chỉ bên phía ông Chủ tịch Nguyễn Minh Triết chứ không phải Nhà nước trong thể chế dân chủ tự do là bao gồm cả ba ngành tam quyền phân lập, ông này chỉ chủ yếu lo về nghi lễ, bởi vậy mới đây Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải mới đính chính lại "chủ trương của Đảng và Chính phủ là đúng đắn". Và có phải chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tìm cách đưa Tập đoàn Alcoa của Mỹ vào Tây Nguyên như một thế cân bằng chiến lược trước sự hiện diện đã rồi của người Trung Quốc ở mỏ Tân Rai?

Khi Võ tướng Điện Biên lên tiếng

Kể từ khi Quyết Định 345/2005/QĐ-TTg vào năm 2005 ra đời, và Quyết Định số 167/2007/QĐ-TTg vào tháng 11/2007 để thực tế hoá, một người đã được "phân công trực tiếp theo dõi chỉ đạo" khảo sát dự án bô xít trên Tây Nguyên với khối COMECON vào đầu thập niên 1980 như Võ Nguyên Giáp không thể nào không biết. Nhưng tại sao ông đợi tới tháng 1/2009 mới công khai lên tiếng, viết thư ngăn cản? Có thể khẳng định bởi vì đó là thời điểm ông đã có bằng chứng xác thực về sự hiện diện của người Trung Quốc ở địa bàn nhạy cảm này. Một người như Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tên tuổi lừng danh địa cầu sau trận chiến thắng Điện Biên Phủ, một trận chiến mà ĐCS Việt Nam nhận viện trợ toàn diện từ Trung Quốc, và ngay bản thân ông cũng tiếp xúc thường nhật với các cố vấn Trung Quốc nên phải rất hiểu họ, đã lên tiếng quyết liệt về vấn đề an ninh quốc phòng cho Việt Nam khi có sự hiện diện của người Trung Quốc ở "nóc nhà Đông Dương" này là điều khiến cho mọi người Việt Nam, bất kể quan điểm và quá khứ chính trị, cần quan tâm đúng mức.

Cần bảo vệ nóc nhà Đông Dương

Cộng đồng người Việt ở nước ngoài lên tiếng phản đối dự án khai thác bô xít ở Tây Nguyên là việc đương nhiên, và họ đã và đang liên tục lên tiếng dù có thư của Võ Nguyên Giáp hay không. Ở trong nước thì sau thư của Võ Nguyên Giáp, hàng loạt tiếng nói phản đối có trọng lượng ngay trong lòng chế độ đã cất lên như mọi người đều biết.

Về tác hại lâu dài đối với môi trường sinh thái, ngay cả các mỏ bô xít được khai thác bởi những tập đoàn có công nghệ cao, có kinh nghiệm trên một trăm năm như Alcoa của Mỹ cũng chưa có gì bảo đảm, cần phải cân nhắc rất kỉ càng, vì tương lai của các thế hệ sau. Bởi vì nói như nhà văn hoá Nguyên Ngọc, một người có gắn bó tâm huyết với Tây Nguyên thì vị trí địa lý địa lý của Tây Nguyên nằm ở một độ rất cao so với mặt nước biển, nó cũng là "nóc nhà" của các vùng đồng bằng Nam Trung Bộ, khác với những vùng đồng bằng mênh mông không có người ở như ở Úc hay Mỹ cho phép việc khai thác bô xít và san lấp bùn đỏ được thực hiện dễ dàng hơn. Điều này có lý, khi đối chiếu với những nguồn thông tin về khai thác bot xít ở Úc, Mỹ, vân vân. Về hiệu quả kinh tế, những phân tích như của người có thẩm quyền cho thấy hiệu quả kinh tế sẽ rất âm, riêng dự án Tân Rai chính phủ đầu tư tới 500 tỷ đồng VN chắc chắn sẽ lỗ lã to. Vấn đề an ninh quốc phòng là nghiêm trọng. Như đã đề cập ở trên, Trung Quốc muốn bá chủ biển Đông trước hết cần đưa Việt Nam vào quỹ đạo điều hành của họ. Thực tế trong nhiêù năm qua Trung Quốc đã có hiện hiện diện rộng rãi, ngay cạnh hai nước sát sườn Việt Nam là Lào và Cam-pu-chia mà ông Nguyễn Văn Huy đã có cảnh báo trong hai bài viết. Ngày hôm nay, lực lượng công nhân và có thể là quân nhân Trung Quốc đang bắt đầu cắm vào địa bàn Tây Nguyên nói lên điều gì? Không cần phải là một nhà quân sự, ai cũng có thể đặt câu hỏi là nếu có một cuộc ngoại công của Trung Quốc từ các biên giới phía bắc như Vân Nam, phía Tây như từ Lào, Campuchia, phía Đông như từ căn cứ tàu ngầm Hải Nam, từ Hoàng Sa, Trường Sa kết hợp với cuộc nội công từ Tây Nguyên thì thử hỏi quân đội Việt Nam có thể cầm cự được trong bao lâu?

Cộng đồng người Thượng ở Cao Nguyên Trung Phần, một chủ thể ngàn đời của vùng đất này cũng phải cần có thái độ và hành động tích cực hơn nữa, trước hết cho quyền lợi của chính cộng đồng sắc dân của mình cho hôm nay và mai sau. Theo Bộ Công Thương thì "đã nhiều năm qua, Tây Nguyên tập trung phát triển tối đa cây công nghiệp, nhưng hiệu quả kinh tế còn hạn chế, đời sống đồng bào còn khó khăn, hạ tầng nghèo nàn, trình độ dân trí hạn chế." Nhưng đó chỉ là lý cớ, không có gì bảo đảm khai thác bô xít sẽ làm đời sống người Tây Nguyên khá hơn, công ty Chalco của Trung Quốc vào không thuê người địa phương làm việc. Người dân Tây Nguyên không thể trông mong vào một nguồn lợi không có thực.

Câu nói của nhà văn hoá Nguyên Ngọc "cả nước phải lo cho Tây Nguyên" rất ý nghĩa. Đây là một vấn đề liên đới giữa những người Việt Nam với nhau, giữa những cộng đồng sắc tộc trên mảnh đất Việt Nam với nhau, đáng ra phải là một chính sách từ lâu của một chính quyền đứng đắn.

Lối ra nào?

Ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tính nước cờ gầy dựng tài lực cho sự nghiệp chính trị của một nhà độc tài, nhưng sau đó đã bị Trung Quốc với sự phối hợp của TBT Nông Đức Mạnh giải thế sau chuyến thăm Bắc Kinh, bản Tuyên bố chung giữa hai chính phủ Việt Nam và Trung Quốc sau chuyến viếng thăm này có đoạn "quy hoạch phát triển 5 năm về hợp tác kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc, hai bên tăng cường hợp tác trong các dự án như Bô-xít Đắc Nông". Nguyễn Tấn Dũng bị gài vào thế kẹt, lao đã phóng nên phải theo lao, đó là điều có thể nhìn thấy.

Nhưng "phóng lao phải theo lao" không phải là một giải pháp đúng. Sau những thông tin, phân tích thấu tình đạt lý đặc biệt của dư luận trong nước về vấn đề khai thác bô xít, ĐCS nói chung và chính phủ Nguyễn Tấn Dũng nói riêng phải hiểu rằng chủ trương khai thác bô xít ở Tây Nguyên là không thể nào chấp nhận được. Lịch sử của ĐCS đã chất dày những hành động như Cải cách ruộng đất, Nhân Văn-Giai Phẩm, triệt tiêu các đảng quốc gia, thảm sát Mậu Thân, gây nội chiến Bắc Nam tương tàn..., nhưng dù sao chúng cũng do sự mê muội của chủ thuyết cộng sản đưa lối, do những tình thế của cuộc chiến tranh, và sẽ được lịch sử của một Việt Nam dân chủ phán xét đầy đủ. Nhưng ngày nay với lượng thông tin đầy đủ, tri thức của người dân và của cả đảng viên cộng sản cũng đã khác xưa, phải hiểu rằng chủ trương khai thác bô xít Tây Nguyên một cách duy ý chí như thế là phạm tội ác lịch sử. Nếu phẫn uất của người dân dâng lên đỉnh điểm và nổi dậy thì các vị trong Bộ Chính Trị có thể chạy qua Trung Quốc, nhưng đằng sau quý vị vẫn còn họ hàng gia tộc, nhưng điều nghiêm trọng hơn là một cuộc thanh toán bằng quân sự của Trung Quốc đối với nước Việt Nam vào thời điểm đó là có cơ sở. Ông Nguyễn Tấn Dũng không có lý do chính đáng nào nữa, ngay cả trên phương diện tài chánh để phải theo đuổi dự án bô xít đầy phiêu lưu này.

Trao đổi với anh em dân chủ ở trong nước tôi có thể nhận thấy những bức xúc trước dự án bô xít này. Nhưng trên bình diện ngoại giao khi hai nước đã ký kết qua bản Tuyên bố chung, công ty Trung Quốc đã vào Việt Nam thì phía Việt Nam khó có thể bất thình lình tuyên bố đuổi họ ra mà không gây những căng thẳng đối với một nước lớn độc tài, hung hăng như Trung Quốc. Một vài gợi ý mang tính chiến thuật ban đầu xin viết ra, có thể chứa nhiều chủ quan:

- Bộ Quốc Phòng Việt Nam cần bố trí các lực lượng vũ trang, cả bí mật và công khai ở một mức độ cho phép, quanh khu khai thác bô xít ở Tân Rai đang do nhà thầu Trung Quốc làm chủ. Tây Nguyên đã là địa bàn quen thuộc của Quân Đội Nhân Dân, đặc biệt khi tiến hành chiến dịch Tây Nguyên năm 1975 đã dùng phép nghi binh ở Công Tum, Plây Cu và bí mật bao vây Buôn Mê Thuột, do đó các tướng lĩnh trong QĐND phải nắm vững các trọng điểm quân sự ở Tây Nguyên.

- Các nhà văn hoá, môi trường, và cả dư luận trong và ngoài nước tiếp tục theo dõi chặt chẽ mọi động thái của công ty và công nhân Trung Quốc ở Tân Rai. Tiến độ công việc của công ty Chalco phải tuân thủ luật môi trường của Việt Nam và thế giới, nếu họ làm sai thì dư luận Việt Nam có thể lên tiếng phản đối mạnh mẽ, và từ đó có thể có lý do để dẫn đến việc ngưng hợp đồng. Phải cần xem Tân Rai là thí điểm duy nhất. Không nên xúc tiến với công ty Alcoa của Mỹ, dù họ vào và mướn công nhân Việt Nam.

- Song song Quốc Hội phải thể hiện sự năng động cần có trước vấn đề bô xít này. Các đại biểu Quốc Hội cần chứng tỏ tối thiểu trách nhiệm của một công dân Việt Nam trước vấn đề lớn của đất nước. Nếu đây đã là một "chủ trương lớn của Đảng và Chính phủ" thì phải trình Quốc Hội thông qua, nếu không thì dự án này là bất hợp pháp như ý kiến của nhà văn hoá Nguyên Ngọc nên lên. Như vậy việc đầu tiên của một Quốc Hội trách nhiệm là đặt vấn đề về tính pháp lý của dự án bô xít Tây Nguyên này.

Về mặt lâu dài thì tất nhiên Việt Nam phải cần có dân chủ, càng sớm càng tốt. Các lãnh đạo trong đảng cộng sản Việt Nam không có lý do gì phải khúm núm với Trung Quốc, trái lại Trung Quốc đang phải lo sợ đối phó với Việt Nam, đặc biệt khi Việt Nam có dân chủ. Dân chủ đa nguyên tôn trọng tiếng nói, chỗ đứng ngang nhau cho tất cả mọi người Việt Nam.

Nguyễn Văn Hiệp

13 April 2009

Định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa là gì?

Đã từ lâu tại Việt Nam câu hỏi đặt ra, "Định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa là gì?" Nhưng bộ chính trị của trung ương đảng lại chưa hội đủ lý luận trả lời... Vì không thấy lên tiếng... nên tôi tạm dùng phương pháp luận trong ngành học khích lệ tổ chức (organizational motivation) của Abraham Maslow để trả lời thay cho đảng ta:


Mô hình Maslow


Trước những biến chuyển dân chủ của thế giới, những cuộc vùng dậy của nhân dân bị trị, chống áp bức bất công đã khiến cho tập đoàn lãnh đạo cộng sản Việt Nam hoảng sợ, và cải tổ kinh tế. Giải tỏa nghèo đói bất mãn cũng đồng nghĩa là đảng muốn làm xoa dịu nhân dân để bảo toàn được quyền lực cai trị.

Người cộng sản thấy rằng nguyên lý độc tài áp bức không mang lại thịnh vượng quốc gia và hòa bình thế giới. Ngoài ra, độc tài áp bức làm xói mòn niềm tin quần chúng. Ðộc tài áp bức còn cản trở phát huy sáng tạo, khuyếch trương năng lực sản xuất và phát triển kinh tế xã hội. Nhất là vào thời đương đại, sự phát triển kinh tế xã hội lại đòi hỏi nhiều tính năng động sáng tạo và uyển chuyển của toàn dân.

Chế độ độc tài kinh tế lại trở thành phương tiện khủng bố đàn áp của nhà cầm quyền. Thành qủa phát triển kinh tế trong xã hội cộng sản không nhất thiết nhân dân được hưởng, vì bất cứ lúc nào nhà nước cũng có thể tước đoạt, thâu dụng toàn bộ tài sản của dân. Theo lý thuyết kinh tế, một cơ sở độc quyền có khả năng thâu dụng toàn bộ gía trị thặng dư. Một chế độ độc quyền cũng có khả năng đó. Bởi thế, phát triển kinh tế như tại Việt Nam hiện nay chưa phải là yếu tố bảo đảm cho người dân được hạnh phúc, cho nhân quyền được tôn trọng, và dân quyền được thực thi.

1. Ðịnh hướng xã hội chủ nghĩa là gì?

Có thể đảng cộng sản Việt Nam nghiên cứu phương pháp luận của Abraham Maslow (1908-1970), một ngành học khích lệ tổ chức (organizational motivation) phân loại nhu cầu con người (hierarchy of needs) trên 5 bậc thang thứ tự ưu tiên. Từ đó, ban chấp hành trung ương đảng mang ra áp dụng vào đường lối cai trị bằng những chính sách độc tài kìm kẹp nhân dân theo mô hình Maslow.

a. Mô hình Maslow là gì?

Người cộng sản lý luận rằng khi muốn cai trị được nhân dân, thì trước tiên cần sử dụng một chế độ mệnh danh là xiết hầu bao. Nhắm cái bao tử của dân mà chỉ huy lãnh đạo. Ðó là định hướng xã hội chủ nghĩa.

Cũng theo lý thuyết kinh tế, cái bụng bảo cái chân cái tay. Nhà cầm quyền cộng sản, hơn lúc nào hết, luôn buộc người dân lo nghĩ đến chuyện miếng ăn, cái mặc. Cái bụng lúc nào cũng phải cảm thấy còn đoi đói, chưa no. Và người dân thì thiếu thốn nhu yếu phẩm, lo chạy gạo từng bữa. Ðủ hôm nay thì thiếu ngày mai, hay được nồi cơm sáng, thì lại chưa có nồi cơm chiều. Cuộc đời cứ quần quật lo đói rách như thế, thì xin hỏi, còn chi thì giờ mà nhân dân nghĩ đến tranh đấu, hoặc đòi hỏi tự do dân chủ nhân quyền?

Căn cứ theo phân loại nhu cầu con người, Maslow đã giúp chúng ta giải thích kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trên 5 nấc thang của ông. Bậc thang thấp nhất mà cũng là ưu tiên cao nhất của con người, đó là nhu cầu thể xác (physiological needs) gồm có đồ ăn, thức uống, áo quần, sinh lý cho đến không khí mà con người phải thở, hay sợ hãi khi bị đau đớn. Ưu tiên hai là nhu cầu cảm nhận an toàn (safety and security needs). Ưu tiên ba là nhu cầu được thương yêu và kết tình bạn hữu (love and belonging needs). Ưu tiên bốn là nhu cầu tôn trọng nhân phẩm (esteem needs), tức được tôn trọng từ chính bản thân và nhân quần xã hội. Ưu tiên năm là ưu tiên thấp nhất, tức nhu cầu tự thực hiện (self actualization needs).

b. Mô hình Maslow được đảng cộng sản Việt Nam áp dụng như thế nào?

Nhu cầu con người có thể nhận diện, có thể định nghĩa là ước muốn trở thành chính mình, và trở thành tất cả những gì mình muốn trở thành. Nhưng yếu tố cần thiết để đạt trình độ tự thực hiện, là con người cần làm chủ với đời sống của mình trong xã hội, và cũng làm chủ lấy cấu trúc chính trị chi phối đời sống của mình, tức đời sống dân chủ.

Học thuyết Maslow bao gồm hai hệ luận nhằm giải thích, tiên đoán hành vi của con người. Một là, con người cố gắng vượt qua những thứ tự ưu tiên để đạt đến mức độ cao, đó là có thể thực hiện. Hai là, trong trường hợp phải chọn lựa giữa nhiều nhu cầu, thường thường, nhu cầu thuộc ưu tiên cao thì được chọn trước.

Ví dụ, người thường dân thì phải lo ăn, lo uống, lo cho sự an toàn bản thân mình, trước khi nghĩ tới nhu cầu tự thực hiện.

Chính cái điểm trọng yếu trên đây trở quy luật làm khuôn vàng thước ngọc giúp cộng sản điều nghiên đưa vào đường hướng cai trị căn cứ theo nhu cầu thể xác, để có thể kìm kẹp nhân dân nằm trong nấc thang thấp nhất, và dễ thực hiện thành công nhất. Ðảng chỉ việc dùng kinh tế làm phương tiện đàn áp nhân dân, tức kinh tế chỉ huy chính trị. Từ đó đảng kìm hãm nhân dân trong những nhu cầu thể chất như cái ăn, cái mặc, cái ngủ… và những vấn đề sinh lý thường xuyên đòi hỏi của mọi con người. Vậy thì, còn hơi sức đâu, thời gian đâu mà nhân dân đứng lên đấu tranh dành lại nhân quyền tự do dân chủ, như bảng thang 5 gọi là nhu cầu thực hiện? Chế độ hộ khẩu là một ví dụ điển hình cho bảng thang một, mô hình Maslow.

Từ mô hình Maslow, đảng cộng sản Việt Nam đã nắm trọn hầu bao của toàn dân, thì kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa sẽ tiến nhanh tiến mạnh và tiến vững chắc lên thang hai. Thay vì nâng cao dân trí, thay vì giáo dục đào tạo, thay vì nâng cao đời sống dân nước, thì ngược lại, đảng dồn tài nguyên quốc gia vào việc củng cố quân sự quốc phòng, mua vũ khí.

Cũng theo bảng thang hai Maslow, người cộng sản Việt Nam tin tưởng rằng dân nghèo nước mạnh, và đảng phải có nhiệm vụ tạo ra sức mạnh bằng những dự án mua vũ khí, súng đạn hiện đại của Nga tới hàng tỷ Mỹ kim hàng năm. Theo tờ báo kinh tế The Economist, trong năm 2006, Hoa Kỳ có tổng thu nhập quốc dân (Gross National Product) là 13,18 ngàn tỷ US dollars, và chi tiêu 5.5% cho ngân sách quốc phòng, đang khi, Việt Nam chỉ có 57 tỷ USD GNP mà chi tới 10.6%. Lại có nguồn tin trong nước cho biết Việt Nam đã chi dùng gấp đôi cho ngân sách quốc phòng tức 20%, chớ không như con số báo cáo đưa ra.

Căn cứ bảng thang Maslow và qua bản tin Việt Nam mua vũ khí của Nga, chúng ta thừa nhận rằng đảng cộng sản có công dẫn dắt dân tộc đi lên từ thang một, nhu cầu thể xác, mà tiến tới thang hai là nhu cầu an toàn. Ðây cũng là thành quả to lớn mà toàn đảng, toàn quân, và toàn dân đã liên hoan ăn mừng trong suốt hơn nửa thế kỷ qua.



Ðảng cộng sản xưa nay cai trị bằng ba biện pháp hỗ tương. Một là, đảng chủ trương việc vận động tâm lý quần chúng, phát động chiến tranh nhân dân và mang đến thành qủa là cướp được chính quyền. Ngày nay, đảng vẫn chủ trương tiếp tục tác động tâm lý quần chúng nhân dân bằng khẩu hiệu, bằng hứa hẹn, và truyền bá chủ thuyết Mác Lê… Hai là, đảng phải khủng bố đe dọa quần chúng để hủy diệt những mầm mống chống đối. Ba là, đảng sẵn sàng mềm mỏng để xoa dịu những bất mãn của quần chúng. Ðảng thừa biết rằng những nhu cầu đòi hỏi của quần chúng nhân dân như tự do dân chủ nhân quyền là thang năm, nhu cầu thực hiện dân chủ của Maslow.

Vậy thì những sự rình rập của công an khu vực, hay những vụ đấu tố thanh trừng của tòa án nhân dân, dầu rằng đảng có bước qua thang hai, nhu cầu an toàn. Ðảng lại phải đương đầu với thang ba là nhu cầu yêu thương, được yêu thương và có thân nhân bạn bè thân thuộc yêu thương. Nếu như người Hồi giáo dị ứng trước những biếm họa Mohamet, thì người cộng sản lại dị ứng mỗi khi nhắc tới chữ yêu thương.

Lịch sử chứng minh rằng những chiêu bài vì dân vì nước, độc lập tự do, giải phóng dân tộc, chống Mỹ cứu nước, thống nhất lãnh thổ… chẳng qua là để thực hiện chủ nghĩa cộng sản tam vô. Ðối với những người khi có chủ trương vô gia đình thì làm gì có dân tộc, có đồng bào, mà có yêu thương… Và đã chủ trương vô tổ quốc, thì làm gì có hy sinh để mà giải phóng.

Yêu thương là một cái tát vào mặt chế độ cộng sản, là thang ba của Maslow. Nhân dân Việt Nam từ ngàn xưa đã có nếp sống với tinh thần thể hiện Ðồng Bào, đồng là cùng và bào là bọc, tức anh em bình đẳng và thân thương trong Một Bọc Trăm Con. Một là trăm và trăm là một. Mình sống vì mọi người và mọi người cũng vì mỗi người là Bọc Mẹ Trăm Con thể hiện là Con Cháu Tiên Rồng.

Nhu cầu thang ba như nói trên, thì coi như Hồ Chí Minh và Cộng Ðảng rớt đài, đã thua dân tộc Việt Nam. Bởi vì trong một xã hội chỉ xây dựng trên nguyên lý đấu tranh giai cấp, trên hận thù nghi kỵ lẫn nhau, lừa đảo nhau… Hơn nửa thế kỷ cầm quyền mà đảng chưa lên được thang ba, thì muốn tiến tới thang năm Maslow chắc chắn đảng sẽ phải mất hàng nửa thiên niên kỷ. Như không lên thang Maslow thì người cộng sản đành dùng ngón đòn tây độc Âu Dương Phong trong chuyện Kim Dung, vì tẩu hỏa nhập ma chóng mặt mà phải lộn ngược gọi là cáp mô công. Do đó mà có kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ðịnh hướng xã hội chủ nghĩa lại sinh ra quái thai “thắt lưng buôc bụng (tighten one’s belt).”

2. Thắt lưng buộc bụng

Lý thuyết kinh tế nói rằng, thắt lưng buộc bụng hôm nay, để ngày mai thế hệ con em sung sướng.

Chính sách phát triển kinh tế mà người cộng sản chủ trương, tiến hành theo hai giai đoạn. Một là, đảng chú tâm phát triển ngành kỹ nghệ nặng. Hai là, đảng sau đó từ từ chuyển sang các ngành như sản xuất tiêu thụ. Ðầu tiên đảng kêu gọi nhân dân thắt lưng buộc bụng, buộc cỡ nào cũng buộc để mà sau cùng là có thể có dư dật. Nếu qủa thật chính sách kinh tế cộng sản này thành công, thì trong giai đoạn phát triển kỹ nghệ nặng, toàn dân đã biến thành vô sản chân chính, thiếu thốn đủ mọi thứ, gọi là nhu yếu phẩm. Không gạo mà dùng bo bo mì lát bắp đá. Không giầy mà đi dép râu cụ hồ. Và không còn nhu yếu phẩm đến nỗi cán bộ cộng sản cao cấp cũng phải dùng băng vệ sinh nữ giới mà thay khẩu trang, bịt miệng chống bụi trong lúc chạy Honda.

Kinh tế cộng sản, đúng lẽ ra, vẫn tiến nhờ sự gia tăng sản xuất kỹ nghệ của toàn dân. Nhưng thực tế, tài liệu Hội Ðồng Tương Trợ Kinh Tế Cộng Sản (Council for Mutual Economic Assistance) thì sản lượng thuần tịnh quốc gia (net national product) chỉ tăng 3.2% trong giai đoạn 1981-1987. Vì hầu hết các tài liệu cộng sản báo cáo bớt đi mức độ lạm phát trong việc tuyên truyền, bởi thế, sự phát triển kinh tế thấp hơn hoặc đình trệ. Kết qủa, người dân thắt lưng buộc bụng đã sống qua vài thế hệ mà vẫn chưa thấy ngày mai ăn no mặc ấm, chưa thấy làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu.

Theo tài liệu của Liên Hiệp Quốc ước tính tổng sản lượng quốc gia chia đều theo đầu người tại Việt Nam từ năm 1989 là $175US đến năm 2005 là $475US. Thực tế, chính sách thắt lưng buộc bụng của kinh tế cộng sản được coi như không đúng.

3. Hy sinh đời bố củng cố đời con

Thi hào Nguyễn Du không biết sao lại thốt ra trong Kiều: Một liều thì ba bảy cũng liều. Ngay lập tức, người cộng sản chớp câu nói “liều” mà áp dung vào việc làm kinh tế xã hội chủ nghĩa là “hy sinh đời bố củng cố đời con”. Nhà kinh tế xã hội chủ nghĩa Mai Văn Dâu là một ví dụ điển hình. Vì mọi người thấy rằng phương pháp tổ chức kinh tế chỉ huy, và phủ nhận quyền tư hữu khó mà đạt được khả năng tối thuận (pareto efficiency). Trước sau gì định hướng kinh tế xã hội chủ nghĩa sẽ đi tới tình trạng hoang phí đình trệ. Thôi thì liều, hy sinh đời bố củng cố đời con… rồi trước sau cũng được đảng cho phép hạ cánh an toàn.

Vì phủ nhận quyền tư hữu, nên kinh tế phải song hành với chính trị. Nói cách khác, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và chính trị độc tài áp bức là một vấn đề bất khả phân. Bởi cứ hễ là người thì ai cũng có nhu cầu, có khuynh hướng tư hữu, có thành quả do chính mình sản xuất. Vì thế định hướng xã hội chủ nghĩa là nhằm tước đoạt tư hữu, kiểm soát không cho ai tư hữu để nhân dân sớm trở thành vô sản chuyên chính.

Công hữu, giờ đây lại sản sinh ra nhu cầu mới và cần có cơ năng điều hành, tức kinh tế tập trung do đảng chỉ đạo. Từ đó lại dẫn tới, bộ máy tập trung kinh tế và bộ máy lãnh đạo chính trị phải là một. Và khi có kinh tế nhiều, thì có phương tiện khủng bố đàn áp nhiều. Như lời Lenin từng nói “Tự do thì tốt nhưng độc tài tốt hơn” (Freedom is good but controll is better).

Ðiều này đã khiến cho nhiều nhà khoa bảng lầm tưởng rằng, hễ cứ phát triển kinh tế thì áp bức nhân quyền được giảm dần, có lẽ nó chỉ đúng với cái thể chế độc tài không cộng sản. Bởi kinh tế là phương tiện của nhà cầm quyền dùng trong đại cuộc thực hiện độc tài và áp bức nhân dân.

Qua những cuộc cải cách ruộng đất hay cải tạo thương nghiệp thì mục tiêu của đảng là phải phế bỏ quyền tư hữu mà dành lại khả năng quyền lực chính trị từ tay nhân dân. Từ đó, đảng có thể tập trung quyền lực chính trị trong một chế độ chuyên chính vô sản để tạo ra bạo lực. Những lớp nông dân, công nhân, hay trí thức tư sản bị mất hết của cải tài sản và quyền lực chính trị, thì dễ bị khống chế bởi các bí thư đảng ủy, trong hệ thống kiểm soát hộ khẩu và bình công chấm điểm. Toàn dân lúc này chỉ còn được ăn lưng lửng bao tử, và lúc nào hay bất cứ cái gì cũng thiếu thốn. Ðó là chế độ nắm hầu bao để chỉ huy.

Trong tay người dân giờ đây không còn có tài sản, không còn có tiền, không còn có vũ khí, cho nên họ dễ bị cô lập trong hệ thống công an. Ngược lại với chế độ dân chủ, nông dân hay công nhân dù có nghèo rớt mùng tơi thì vẫn còn chút vốn phòng thân, làm chủ bản thân. Nghĩa là họ còn có chút quyền lực chính trị, tự lực cánh sinh. Nếu ta thu góp những quyền lực chính trị nho nhỏ đó thì sẽ thành một thế lực lớn để có thể tự bênh vực cho mình. Hiểu được như thế thì mới hiểu được hậu quả của cuộc cải cách ruộng đất, hay cải tạo thương nghiệp đối với việc củng cố bộ máy đàn áp kềm kẹp của chế độ độc tài cộng sản là gì.

Tóm lại, những vấn đề bất tương xứng để phủ nhận quyền tư hữu và hiệu năng của một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đã chẳng phải sự bắt đầu từ Việt Nam hôm nay, mà nó đã có từ thập niên 1920, Ludwig Von Mises và trường phái kinh tế Áo đã biện luận cho điều này. Tới thập niên 1930, Oscar Langa và Abba Lerner chứng minh rằng trên lý thuyết, một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa tản quyền vẫn có thể vận dụng được những điều kiện tối thuận của một nền kinh tế tự do. Và tiếp đến, Fredrick Hayek và Milton Friedman xác định rằng, mặc dầu trên lý thuyết, tổ chức kinh tế xã hội chủ nghĩa tản quyền có thể đạt được hiệu năng tối thuận, nhưng trên thực tế guồng máy này không tạo được sự khích lệ (economic in centives) cần đủ để đáp ứng hữu hiệu và kịp thời đúng lúc với những biến chuyển của nền kinh tế. Vì nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã không đáp ứng được nhanh nhẹn, cho nên nó đã bị mắc nghẽn trì trệ, tạo ra hoang phí tài nguyên, và dẫn đến tình trạng phá sản hết sức nghiêm trọng như Việt Nam hôm nay.

4. Kết luận

Chúng ta đã giải thích được xã hội chậm tiến và nghèo đói trên nguyên lý định hướng xã hội chủ nghĩa hai nấc thang mô hình Maslow, và cả hai đều dẫn tới một hệ quả duy nhất là đảng cộng sản không mang lại hạnh phúc ấm no cho dân tộc. Một tập đoàn cai trị đi ngược lại nguyện vọng của nhân dân thì trước sau gì cũng bị đào thải. Nhìn vào thời cận đại, nhân dân các nước cộng sản Ðông Âu đã vùng dậy làm cuộc lật đổ chế độ độc tài đảng trị, từng một thời nhân danh vô sản chuyên chính và dân chủ tập trung.

Nhân dân các nước trong khối cộng sản đã vượt thắng sự sợ hãi bị khủng bố đàn áp để mà đứng lên. Một người đứng lên, triệu người đứng lên, toàn dân đứng lên. Ðạp đổ chế độ phi nhân, để giành lại quyền sống, khôi phục nền văn minh nhân bản, và xây dựng lại đất nước.

Phạm Văn Bản

11 April 2009

Thời sự đất nước: Ngang ngược quá đáng và hậu quả

Cuộc họp để nghe các ý kiến khác nhau về chủ trương khai thác Bôxít của các nhà khoa học và văn hoá cả nước đã được tiến hành ở Hànội ngày 9-4-2009, dưới sự điều khiển của phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, theo sự uỷ nhiệm của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Cuộc họp có 50 người dự, nghe gần 20 bài phát biểu xúc tích, cụ thể, phần lớn bác bỏ, lên án chủ trương khai thác Bôxít ở nước ta vì những hậu quả xấu về môi trường, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, và một số báo cáo không có mấy sức thuyết phục về lợi ích nhiều mặt của việc này(!), và một vài ý kiến trung dung là nên làm từng bước thận trọng, thí điểm rút kinh nghiệm rồi có thể mở rộng sau.

Cuộc họp được phản ánh chập chờn, nhập nhèm, không minh bạch trên báo VietnamNet, đăng rồi sửa, rồi xoá, rồi lại đăng. Phần lớn báo và đài đều im thin thít, không phản ánh nội dung cuộc họp.

Theo tin cuối cùng, phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã kết luận một cách độc đoán rằng chủ trương của bộ chính trị đảng CS và chính phủ về khai thác Bôxít như hiện nay là đúng đắn, chỉ cần quan tâm đến việc quản lý, bảo vệ môi trường (!). Ông Hải khẳng định dự án Tân Rai ở Lâm Đồng vẫn tiến hành theo dự định; ông không nói gì đến sự có mặt hàng chục ngàn người Trung quốc, nghĩa là mọi sự đều như cũ.

Như vậy là họ vẫn giữ nguyên kế hoạch khai thác bôxít trên địa bàn Dak Nông, Lâm Đồng rộng lớn, được vạch ra cho đến năm 2015 và 2025, với số lượng lớn người Trung quốc, đã lên đến chục ngàn.

Thế là rõ. Nhóm độc đoán cầm quyền đã mở cuộc họp chỉ vì sức ép của dư luận; một kiểu đóng kịch, làm tuồng.

Bộ chính trị đảng CS đã bất chấp lẽ phải, bất chấp khoa học, bất chấp luật pháp, bất chấp hiến pháp (khi chưa có thảo luận ở Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất), bất chấp ý kiến của số đông các nhà khoa học và văn hóa dự họp và phát biểu chính kiến trên mặt báo.

Bộ chính trị đảng CS đã xấc xược bỏ ngoài tai bức thư thứ 2 của Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi cho hội nghị này, bỏ ngoài tai những tiếng nói sáng suốt và tâm huyết của các nhà khoa học Phạm Duy Hiển, Nguyễn Thành Sơn, Nguyễn Trung, Nguyễn Quang A, Lê Đăng Doanh..., của nhà văn hoá Nguyên Ngọc, của các nhà báo Phạm Đình Trọng, Lê Phú Khải, Nguyễn Trọng Tạo, Trần Nhương, của các nhà văn Đào Hiếu, Tô Đức Chiêu, Nguyễn Quang Thân, Nguyễn Khắc Trường, Võ Thị Hảo và hàng vạn, hàng vạn cán bộ, đảng viên, cũng như hàng triệu nhân dân ta .

Đây là một thách thức cực kỳ nghiêm trọng đối với cuộc sống của toàn dân, đối với nền an ninh thiêng liêng của Tổ quốc Việt nam ta.

Bộ chính trị đảng CS đã tỏ ra ngang ngược quá đáng; quá đáng trong thái độ độc đoán phản dân chủ, quá đáng trong bán rẻ chủ quyền quốc gia, quá đáng trong khinh thị các nhân sĩ, trí thức, nhà khoa học, nhà văn hoá hàng đầu của đất nước, quá đáng trong rẻ rúng cuộc sống an lành của nhân dân các dân tộc ở Tây Nguyên cũng như của đồng bào cả nước.

Chúng ta có thể đoan chắc rằng đại đa số các nhà khoa học, nhà kinh tế, nhà văn hoá, nhà quân sự, đại đa số trí thức nước ta hoàn toàn chống lại dự án khai thác bôxít phiêu lưu, mù quáng, do sức ép của ngoại bang này.

Bộ chính trị đã xử sự một cách quá đáng, không thể nào tưởng tượng nổi, không thể nào chấp nhận được trong một thể chế dân chủ. Họ hỏi ý kiến, nhưng mọi việc đã được xếp đặt xong xuôi với nước ngoài mà họ nể sợ như một quyền lực cấp trên; do yêu cầu của ngoại bang họ đã vạch ra dự án khai thác bôxít trên đất nước ta theo một kế hoạch hoàn chỉnh từ năm 2007 đến 2015, rồi cho đến năm 2025, buộc dân ta è cổ ra gánh lấy mọi tai hoạ khủng khiếp cho cuộc sống từ đời này sang đời khác do những chất độc lưu cữu. Họ đã cam kết với nước lớn để bắt dân ta gánh tai hoạ hiểm nghèo thay cho dân nước lớn .

Thái độ nào, hậu quả ấy.

Thái độ hách dịch, mệnh lệnh, khinh thị trí thức, quay lưng lại nhân dân của nhóm lãnh đạo ắt chuốc lấy hậu quả là giận dữ, oán hận của công dân cả nước ta, là sức bật dậy đấu tranh quyết liệt của cả dân tộc. Tự họ đã không còn là chính quyền của nhân dân, tự họ đã từ nhiệm tính chính đáng của nhà cầm quyền.

Cuộc chiến đấu của toàn dân ta để chặn bàn tay tội lỗi của nhóm cầm quyền tối tăm sẽ càng quyết liệt gấp bội phần.

Cả nước ta kêu cứu : SOS ! Stop Bôxít ! ở khắp nơi, mạnh hơn, vang động hơn, bền bỉ hơn.

Tất cả bà con ta, già trẻ, lớn bé, ở mọi nơi, hãy có nhiều sáng kiến, như lời kêu gọi "bất tuân dân sự, biểu tình tại gia" trong tháng 5 này của Ngài Quảng Độ, như các nhà văn, nhà báo hưởng ứng bức thư tâm huyết của nhà văn Phạm Đình Trọng, như đông đảo sỹ quan, binh sỹ và cựu chiến binh hưởng ứng những bức tâm thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Thiếu tướng Nguyễn trọng Vĩnh, như các cử tri khắp nơi hãy bám chặt các đại biểu Quốc hội yêu cầu mang tiếng nói của dân đến phiên họp tháng 5 này để chất vấn và thảo luận kỹ lưỡng về vấn đề hệ trọng này...Các bạn trẻ hãy trưng ra khắp nơi, dọc đường, gốc cây, qua những con diều, những bóng bay, những truyền đơn mang khẩu hiệu " Stop Bôxít ! " , " Dứt khoát không với Bôxít ! ",

" Bụi đỏ, bùn đỏ là nguồn chết !", " chặn đứng dự án bôxít ".

Đồng bào ta ở hải ngoại, xin hãy không mệt mỏi tuyên truyền vận động về nguy cơ và tai hoạ dự án bôxít sẽ đem lại cho quê hương; các nhà khoa học, kinh tế, văn hoá hãy thu lượm nhiều thông tin khoa học quốc tế về vấn đề này; bà con có dịp về nước chớ quên nêu vấn đề trọng yếu này ở mọi nơi ghé qua..

Cả nước hãy cùng đứng dậy, làm thành hàng rào kiên cường chặn một tai hoạ hiển nhiên, cứu nhà cứu nước.

Quyền sống của cả dân tộc, của các thế hệ mai sau tùy thuộc vào cuộc đấu tranh gay gắt này.

Nhân dân ta phải thắng !

Dân tộc ta nhất định thắng!

Bùi Tín Paris 10-4-2009.

Đảng Cộng sản Việt Nam liệu có vô thần?

Có lẽ ai sinh ra trên đời trong lòng cũng đều mang một nỗi sợ hãi vô hình nào đó. Nỗi sợ hãi tồn tại từ thời nguyên thủy khi con người phải đối mặt với thiên nhiên hoang dã khắc nghiệt và hùng vĩ. Lắm lúc nỗi sợ hãi xuất hiện từ khi sinh ra cho tới khi mất đi. Bé thì sợ ma, sợ quỉ, sợ bóng đêm, sợ cô độc, lớn lên có ý thức thì chuyển sang nỗi lo sinh mệnh. Kẻ nghèo khó lo cơm áo hàng ngày, còn kẻ có quyền thế thì lại lo nhất là đánh mất quyền lực. Ấy là những nỗi sợ thường ngày. Có lúc nỗi sợ hãi cất thành lời, mà nhiều khi lại chỉ ẩn dấu trong sâu thẳm cõi lòng không bao giờ được bộc bạch.

Có nỗi sợ chỉ vì sự an nguy bản thân, có nỗi sợ về sự an nguy cho xã tắc. Nếu ai đó nói rằng không hề có nỗi sợ, thì hẳn người đó phải là một kẻ không có trái tim và là con người vô cảm.

Tại sao con người lại sợ? chẳng phải ta tin vào một điều gì đó là có thật thì mới có nỗi sợ tồn tại sao? Hay nói ngược lại không có niềm tin thì làm sao có nỗi sợ hãi. Vậy có cách nào để hóa giải hay giảm bớt sợ hãi không?

Nếu ai có dịp được vào thăm một văn phòng hay trụ sở làm việc nào đó của cơ quan hành chính nhà nước Việt Nam, để ý kỹ thì tại một vài cơ quan nào đó trên nóc tủ tài liệu đã sắp sẵn bát hương được dấu khá kín đáo. Mặc dù trên thực tế nó không được phép xuất hiện tại những nơi như vậy. Vào mỗi dịp lễ tiết có thể thoảng nghe mùi hương khói quyện bay. Người ta làm điều đó để làm gì? Thành kính tổ tiên ư? không thích hợp. Cầu mong xã tắc dân an ư? Không đúng chỗ. Thích đốt lửa chăng? Không phải, vì rất nguy hiểm. Thích ngửi mùi hương chăng? Cũng không, thế thì làm gì? Thế chẳng phải tìm tới một niềm tin hư vô nào đó sao.

Lại thấy rằng, không chỉ những ngày lễ lạt cầu siêu mới thấy các xe ô tô biển xanh của cơ quan nhà nước xuất hiện tại đó. Mà thậm chí ngay cả ngày thường đâu đó cũng vẫn thấy ẩn hiện rồi biến mất một cách lặng lẽ vội vàng.

Nếu quả thật những người cộng sản là những kẻ vô thần, vô thánh thì tại sao lại thấy những nhà thờ tổ, nhà thờ họ (Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Việt Tiến….) được xây dựng bề thế, nguy nga không tiếc tiền của. Lẽ nào thành kính tổ tiên mà lại phải hoang phí cỡ vậy nếu không nói là họ có một thức tâm niệm cầu mong người quá cộ phù hộ độ trì cho họ thăng quan, tiến chức hay là vì những mục đích khác? Còn những ngôi chùa bề thế tầm cỡ gần đây được bàn tán nhiều là chùa Bái Đính và Đại Nam Quốc Tự kia có phải do nhà nước làm? Nếu không phải thì tư nhân nào đầu tư hàng ngàn tỉ đồng để thờ cả phật lẫn bác Hồ nếu không có sự ủng hộ của thế lực đứng đằng sau cả về phương diện pháp lý và tiền bạc?



Chuyện khác, người ta cũng lại thấy đập vào mắt khi đi trên đường phố Hà Nội là những xe ô tô xịn của tư bản đeo biển số xanh nhà nước với tổng số là 8 nước hoặc 9 nước gì gì đó theo quan niệm số đẹp. Không tin ư? xem cái biển số xe 80B- 1999 thì biết ai đã từng là chủ nhân của nó. Tại sao các vị phải làm thế, khi bốc thăm biển xe đơn thuần bốc phải số đó, hay chú lái xe tự làm điều đó cho bản thân? Hay do ý thích riêng của vị lãnh đạo? Có trời mới biết.

Lại nữa, khi họ xây dựng các trụ sở cơ quan hành chính nhà nước thì cái công trình nào cũng có phần nghi lễ gọi là động thổ chọn ngày đẹp để khởi công. Còn chuyện khởi công xong bỏ đó thì xin không bàn ở đây. Làm công trình nào cũng nhấn mạnh yếu tố phong thủy, đường, hướng. Nếu vô thần làm thế để làm chi cho nhọc? Lại xem cái cổng Bộ Ngoại giao tại số 1 Tôn Thất Đàm, Hà Nội. Hai năm trước họ đã làm một đài phun nước cỏn con trước cổng Bộ với lời giải thích để tăng vẻ đẹp, nhưng quan trọng hơn là họ làm thế vì tin rằng nó hợp với phong thủy, có thể tránh tà khí cho Bộ Ngoại giao nước CHXHCN Việt Nam vậy.

Thực ra con người ta ai sống trên đời cũng có một bản ngã. Không thể nói không tin một điều gì cả, nếu không tin người thì chí ít cũng phải tin vào bản thân mình. Còn nếu không tin vào bản thân mình, không tin vào lý tưởng nữa thì lúc đó chính là khi nảy sinh sự khủng hoảng về niềm tin, mà ở đây chính là sự khủng hoảng về lý luận của ĐCS VN đó.


Gương mặt ưu tư kia đang ẩn chứa nỗi lòng gì
(ảnh chụp CTN Nguyễn Minh Triết tham dự lễ hội giỗ tổ Hùng Vương
10/3 âm lịch tại đền Hùng, Phú Thọ)


Liệu có mối liên hệ nào giữa các hiện tượng tự nhiên với hoạt động của con người không? Liệu có thật sự tồn tại cái gọi là tâm linh hay không? Chắc rằng mỗi người đều tự có câu trả lời cho riêng mình.

Không phải vô nghĩa khi ông cha lập nên các đàn tế Nam giao hay đàn Xã tắc. Ông cha lập nên cái đó để cầu cho quốc thái dân an, mong quốc gia thái bình thịnh trị. Vậy tại sao những người cộng sản lại nhẫn tâm phá bỏ các di tích ấy đi vì cho rằng đó là mê tín dị đoan, rồi sau này lại bỏ tiền ra phục dựng. Đó có phải là sự thành tâm thật sự, hay là sự lo lắng trong lòng không yên?.

Liên tiếp 2 năm qua, sét đánh sập cổng An Hòa khi họ tổ chức cúng lễ đàn Nam Giao, và sét cũng đã đánh sạt cửa Quảng Đức khi họ tổ chức tế lễ đàn Xã tắc. Các sự kiện tôn giáo này đã làm trời đất nổi giận, hay chỉ là sự ngẫu nhiên tình cờ? kế tiếp là sự xuất hiện những bất ổn xã hội? không ai có câu trả lời chính xác.


Cổng An Hòa bị sét đánh gây hư hại ngày 4/6/2008


Những điềm báo như vậy có phải là hiện tượng tự nhiên mang tính ngẫu nhiên hay là sự báo ứng? cũng không ai có câu trả lời cụ thể, chỉ biết rằng nếu thuận theo lẽ tự nhiên thì khi thành tâm làm những việc vì xã tắc, vì quốc dân đồng bào như vậy thì ông trời phải phù hộ mà đảm bảo cho buổi lễ được tiến hành hanh thông thuận lợi chứ. Vậy không thành tâm chăng? Hay quấy quá cho xong chuyện? Hay lại dối trên lừa dưới? Hỏi những vị ấy đi.

Và nếu như đây chỉ là hiện tượng tự nhiên đơn thuần, không liên quan gì tới vấn đề tâm linh thì chính quyền phải cho phép báo chí đăng tải sự kiện này công khai và kịp thời tới người dân để coi đó chỉ là một thông tin bình thường. Tại sao lại cấm không cho phép báo chí được đưa tin về khoảng thời gian trùng hợp xảy ra khi tổ chức sự kiện tế lễ cấp nhà nước với việc sét đánh gây hư hại như vậy. Điều này chẳng khác nào che dấu và bưng bít thông tin. Họ sợ dân tình mê tín hay chính bản thân họ mê tín. Bởi giả sử dân chúng có mê tín và suy diễn đi chăng nữa thì cũng không thể thay đổi được bản chất của hiện tượng. Vậy thì rõ ở đây ai là kẻ mê tín, ai là kẻ tin vào tâm linh rồi nhé.

Rút cuộc họ sợ cái gì? vì những nghi lễ giả tạo, không thành tâm chỉ khiến cho tim đen được phơi sáng trước bàn dân thiên hạ?

Một đất nước 4000 năm văn hiến với truyền thống văn hóa dân tộc đặc sắc, thế mà họ lại mang cái chủ thuyết ngoại lai về tẩy não nhân dân, để phá tan hoang những giá trị văn hóa phi vật thể đó. Họ thi hành chủ thuyết ngoại lai, nhưng có thật sự trong lòng họ tin rằng nó sẽ thành hiện thực? hay nó chỉ là phương tiện để giúp họ đạt được mục đích khác? Đây quả là những điều tồi tệ, tai ương cho dân tộc.


Chùa Bái Đính ở tỉnh Ninh Bình Đại Nam Quốc Tự ở tỉnh Bình Dương


Bên trong chính điện Đại Nam Quốc Tự thờ ba pho tượng thật to của ba nhân vật là:
Đức Như Lai Phật tổ, giữa là Vua Hùng và dưới là Hồ Chí Minh.
Ba bức tượng này được dát vàng 24K (hoặc đúc bằng vàng 24k?)


Họ tôn thờ chủ nghĩa vô thần, họ coi tôn giáo là thuốc phiện và hạn chế dân chúng bày tỏ quyền tự do tín ngưỡng, họ hạn chế sự phát triển tôn giáo đích thực, thay vào đó là việc lập nên thứ tôn giáo quốc doanh dưới sự lãnh đạo của đảng. Giờ đây họ bật đèn xanh cho xây chùa Bái Đính, xây Đại Nam Quốc Tự là để thờ thần, thờ phật hay thờ Hồ Chí Minh? Có thứ tôn giáo nào lại lai căng đến vậy. Họ đã có cả một cái lăng cho riêng mình, cho riêng đảng, tại sao lại ghép thêm cả hình tượng Hồ Chí Minh và tôn giáo vào cùng như vậy?

Họ xây chùa đại to, đại lớn, đại bề thế để nhằm mong chuộc tội, hay sự xám hối về tinh thần, hay là sự ăn năn hối cải, hay đơn giản chỉ vì tâm linh mách bảo? họ làm vì động cơ trong sáng hay vì cái tôi đen đúa?.

Vậy khi mà ngoài miệng họ nói không tin, nhưng trong lòng họ làm ngược lại thì liệu con đường họ chọn có thể nào thành công?

Như đã nói ở trên nếu nỗi sợ hãi xuất phát từ cái tâm vì cộng đồng, vì sự an nguy xã tắc để chỉnh sửa lại mình, chấn hưng lại vượng khí đất nước thì đó mới là nỗi sợ hãi của người trí nhân. Tiếc thay.

Để kết bài này xin được họa rằng:

Thiên thời, địa lợi, nhân hòa
Có ba thứ ấy mới là thành công
Nay trời bỗng nổi cơn dông
Sét kia giáng xuống lòng người phân ly
Địa dư còn có bao chi
Một phần đem bán một phần cho thuê
Đất đai thêm sắc hao mòn
Lòng dân oán hận đất trời nào dung
Điềm kia báo ứng hiện về
Đảng này kết cục một lời cáo chung

10/4/2009

10 April 2009

Dự án bauxite Tây Nguyên –một giả thuyết

Một trong những đề tài hiện được các giới trong cộng đồng Việt Nam trong và ngoài nước bàn bạc nhiều là quyết đinh khai thác bauxite Tây Nguyên của chính quyền ở Việt Nam. Quyết định này gặp một làn sóng chống đối chưa từng có dưới chế độ cộng sản, hơn cả sự chống đối những vụ án chính trị, và cuộc đàn áp người Công giáo tại Thái Hà (Hà Nội) cầu nguyện đòi Công Lý. Sự phản kháng không phải chỉ đến từ đối lập dân chủ, mà ngay từ những người bình thường không có thái độ chính trị, thậm chí có nhiều người còn gắn bó với nhà nước. Vô tình, một đồng thuận dân tộc đã thể hiện được trong việc phản kháng kế hoạch khai thác bauxite ở Tây Nguyên.

Đồng thuận dân tộc trên đây chứng tỏ quyết định của chế độ quá vô lý. Những người trong cuộc như các ông Nguyễn Trung, Nguyễn Thành Sơn, đã trình bày khá đầy đủ: lợi tức dự ước chẳng có bao nhiêu, trong khi tai hại lâu dài cho môi trường thực là kinh khủng, chưa kể những bất trắc khác về kỹ thuật. Nhà nước CSVN đã quyết định mà không hề căn cứ trên một nghiên cứu nghiêm chỉnh nào, tuy họ không thể không biết khai thác quặng bauxite sẽ gây hại lớn cho môi trường. Các nước phát triển như Mỹ và Tâu Âu đã dần dần từ bỏ sự khai thác bauxite, tuy họ là những nước tiên phong trong kỹ thuật tinh lọc khoáng chất ấy. Tổ chức COMECON trước đây từng khuyến cáo Việt Nam đừng khai thác bauxite; chính Trung Quốc đã dẹp bỏ những công trường bauxite của họ. Chính quyền CSVN cũng không thể không biết rằng trên thế giới ngày nay người ta chọn khai thác bauxite ở những vùng đất trũng, hoang vu ít người ở, để sự ô nhiễm không gây nguy hiểm cho sức khoẻ của người dân, và lớp bùn đỏ độc hại không theo chiều dốc đổ xuống tàn phá khu vực dưới thấp. Đây hoàn toàn không phải là trường hợp Tây Nguyên, một vùng khá nhiều dân cư, lại là nóc nhà của miền duyên hải Trung phần với miền Đông Nam phần. Sự thiếu vắng nghiên cứu nghiêm chỉnh trước khi quyết định, được bộc lộ do chính hai người nhà nước cử ra để biện hộ: ông Hoàng Sĩ Sin, phó chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân Lâm Đồng, và ông Phạm Tuân Pha, bí thư tỉnh uỷ Đắc Nông. Họ không biết gì hết; rõ ràng là họ nói lời bênh vực kế hoạch theo mệnh lệnh đã nhận. Ông Dương Thanh Sùng, kỹ sư của dự án, thì bị các đồng nghiệp công khai đánh giá là chỉ có kiến thức ở mực đô «chai, lọ».

Một giả thuyết

Như vậy, phải có một cái gì đó rất không bình thường khiến nhà nước cộng sản cho khai thác bauxite tại Tây Nguyên. Nhiều sự kiện hội tụ cho phép nghĩ rằng chính quyền quốc nội phải miễn cưỡng chấp nhận sự khai thác đó để đổi lấy sự hoàn tầt việc cắm mốc ở biên giới Trung - Việt theo hiệp định ký từ năm 1999.

Nhận định khởi đầu, là thời điểm công bố quyết định khai thác bauxite Tây Nguyên trùng hợp với thời điểm hoàn tất cắm những mốc cuối cùng. Theo nhà văn Nguyên Ngọc, dự án khai thác được duyệt phê năm 2007, vào lúc Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tiếp tục tiến hành việc cắm mốc. Thêm nữa, Trung Quốc chính là nước được giao cho việc khai thác bauxite Tây Nguyên, mà không phải qua một cuộc đấu thầu công khai nào. Nếu là ngẫu nhiên, thì đây là sự ngẫu nhiên quá đặc biệt.

Trước khi nói tiếp về các yếu tố khác hỗ trợ cho giả thuyết này, thiết tưởng cần tìm đáp án cho một dấu hỏi lớn hầu như chưa ai để ý đúng mức: việc phân định biên giới Việt – Trung đâu có lợi gì cho Việt Nam mà nhà cầm quyền phải cầu cạnh rồi nhượng bộ để hoàn tất cắm mốc? Hiệp ước biên giới 1999 thực không có lợi cho Việt Nam, nó còn chính thức hoá nhiều mất mát của nước ta. Điều trớ trêu là chính phía bị thiệt hại là Việt Nam lại muốn thể hiện xong cho nhanh hiệp ước này bằng cách hoàn tất việc cắm mốc. Phải chăng là để giới hạn sự thiệt hại ở mức đã phải thoả hiệp ?

Quan hệ Việt – Trung trở nên khó khăn sau Hiệp Định Paris tháng 01/1973. Từ đó chế độ cộng sản Bắc Việt dựa riêng vào Liên-Xô; mọi trợ giúp từ Trung Quốc đều chấm dứt. Chiến thắng tháng 4/1975 của đảng CSVN không phải là tin vui cho Bắc Kinh, và đảng CS Trung Quốc đã không cử phái đoàn tham dự Đại hội IV của đảng CSVN năm 1976. Đảng CSVN lúc ấy tin tưởng sự hỗ trợ của Liên Xô cho phép họ có thể bất đếm xỉa và tuỳ ý thách thức Trung Quốc. Họ phát động cuộc xâm lăng Cambodia (Mên) năm 1978. Tình trạng căng thẳng với va chạm lẻ tẻ ở biên giới phía Bắc lập tức nảy sinh, rồi cuộc chiến Việt – Trung bùng nổ đầu năm 1979. Chính thức thì hai bên tuyên bố là cuộc chiến giới hạn trong không gian và thời gian đã đình chỉ sau một tháng, nhưng chiến tranh «âm thầm» còn tiếp tục đến hơn mười năm sau. Âm thầm vì cả hai bên đều bưng bít tin tức, tuy có những trận đánh lớn đẫm máu như trận Lão Sơn năm 1986. Đừng quên là Trung Quốc đánh chiếm Trường Sa năm 1988.

Trong khi cuộc chiến này diễn ra thì Liên Xô suy yếu dần dần và sụp đổ; Việt Nam hoàn toàn mất chỗ nương tựa. Mặt khác, Trung Quốc thực hiện chính sách mở cửa kinh tế, bắt tay với Mỹ và Châu Âu từ 1978 và tăng trưởng mạnh, trong khi chế độ cộng sản ở Việt Nam ôm giữ giáo điều và liên tục suy thoái. Chính sách «đổi mới» được đưa ra năm 1986 khi Việt Nam hoàn toàn kiệt quệ; cuộc chiến biên giới trở thành tuyệt vọng đối với Việt Nam vì Trung Quốc vừa có sức mạnh quân sự áp đảo lại có khả năng tài chính để mua chuộc các sắc tộc ở vùng phân ranh. Nhiều bản làng thuộc Việt Nam từ xưa, nay tự nhận là họ ở trên đất Trung Quốc, đã di dời cột mốc biên giới vào sâu trong lãnh thổ Việt Nam. Trong hoàn cảnh này, chính quyền CSVN vừa kiệt quệ vừa cô lập với thế giới do cuộc xâm lăng Cam-bodia trong thái độ huênh hoang của chiến thắng 1975, không thể mong muốn gì hơn là đừng mất đất thêm nữa.

Kể từ Đại hội VII của đảng CSVN, liên minh Đỗ Mười – Lê Đức Anh nắm được thế chủ động, chính thức cầu hoà với Trung Quốc để được yên thân. Thế hoà này thực ra là thế hàng, vì Việt Nam đã mở cửa trễ 8 năm, mức tăng trưởng sau đó ở mức độ thấp kém nhiều so với Trung Quốc. Ảnh hưởng Trung Quốc tiếp tục đè nặng lên vùng biên giới Việt – Trung; áp lực kinh tế thay thế cho áp lực quân sự.

<>


<>

Đắk Nông, điểm tới của công nhân Trung Quốc


Khu nhà biệt lập của “chuyên gia” TQ

Một sự kiện nữa nhức nhối không kém cho Việt Nam là cấu tạo sắc tộc của vùng phân ranh. Hai sắc dân đông đảo nhất là Tày và Nùng gồm khoảng hai triệu người, chung gốc với người Chuang ước lượng vào khoảng 18 triệu ở tỉnh Quảng Tây. Ngoài ra còn nửa triệu các sắc dân Dao, Giáy, và người gốc Hoa ở Quảng Ninh. Những sắc dân này không cảm thấy ràng buộc chặt với Việt Nam và rất dễ bị lung lạc; trên thực tế họ đang bị Trung Quốc mua chuộc. Bất ổn tại biên giới có thể xảy ra bất cứ lúc nào khi Trung Quốc muốn, dù có hiệp định 1999. Cắm mốc biên giới tuy không giải quyết được tất cả, nhưng ít nhất sẽ cụ thể hoá biên giới chính thức và là một nhẹ nhõm cho Hà Nội. Trung Quốc biết như thế nên cố tình trì hoãn, trong khi vốn của họ tuôn đổ vào vùng biên giới và là lực đẩy cuộc Hoa hoá trong các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh.

Cũng nên nhắc tới một sự kiện ít được các nhà bình luận nêu ra, vì nó được công bố trong vài dòng: hội nghị Trung Ương 9, tháng 2/2009 vừa qua, đã quyết định từ nay, các cấp lãnh đạo ở địa phương như bí thư đảng uỷ, chủ tịch hội đồng nhân dân, không nhất thiết phải là người địa phương. Phải suy xét kỹ mới thấy đây là biện pháp để chính quyền trung ương có thể quản lý trực tiếp và chặt chẽ hơn nữa các tỉnh biên giới.

Chính sách nào để lựa chọn?

Việt Nam không có trong tay áp lực gì khả thi để buộc Trung Quốc cụ thể hoá đường phân ranh. Nhưng cuối cùng, Trung Quốc đã đồng ý hoàn tất việc cắm mốc cuối năm 2008. Như vậy, Việt Nam tất phải đánh đổi một cái gì đó hầu đạt mục tiêu. Phải chăng chính là quyết định cho Trung Quốc khai thác bauxite ở Tây Nguyên?

Sự kiện hỗ trợ cho già thuyết này, là Trung Quốc đem người của họ qua Tây Nguyên tuy khai thác bauxite chỉ cần một kỹ thuật sơ sài, không đòi hỏi những người thợ chuyên nghiệp, và Việt Nam không thiếu nhân công lại đang bị nạn thất nghiệp nặng. Việc này còn có thể là dấu chỉ phía Trung Quốc không tin Việt Nam sẽ thực sự tiến hành kế hoạch khai thác, trái lại sẽ tìm cách diên trì việc thực thi yêu sách đã phải miễn cưỡng chấp nhận.

Một sự kiện nữa nổi bật: lần đầu tiên dưới chế độ cộng sản, chính quyền không đàn áp những tiếng nói công khai phản kháng, và cũng không lên tiếng gián tiếp hay trực tiếp biện hộ cho «quyết định chiến lược» của mình - lời tuyên bố của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Bình thường thì những người dám lên tiếng phản đối một quốc sách nếu không bị bắt giam ngay cũng bị «hỏi thăm» kỹ lưỡng. Và tại sao trước những lập luận phản bác rất chính xác xuất phát từ những nhân vật có thẩm quyền trong lãnh vực, nhà nước lại giữ im lặng, dành lẽ phải cho những người phản kháng? Đây không thể là một sự tình cờ. Một giải thích có vẻ hợp lý là chính quyền cố ý dung túng cho sự chống đối kế hoạch bauxite Tây Nguyên lên cao để có lý do trì hoãn trong tiến trình áp dụng. Giải thích này tăng trọng lượng bởi sự kiện phó thủ tướng Hoàng Trung Hải được uỷ nhiệm tổ chức một hội thảo về dự án. Nói tới hội thảo tức là nhiều hay ít, vấn đề còn cần được nghiên cứu thêm. Phải chăng lời tuyên bố chắc nịch của ông Nguyễn Tấn Dũng chỉ là lời tuyên bố theo nhu cầu chính trị thời điểm để làm yên lòng Trung Quốc?

Đối với tham vọng lãnh hải của Trung Quốc, Hà Nội có thể nghĩ rằng nay mốc biên giới đã cắm xong, Việt Nam có khuôn khổ hành động mở rộng hơn trước. Sự kiện biện giải cho lý luận này là việc Hà Nội, cũng là lần đầu tiên, cho phép tổ chức một hội thảo về tranh chấp trên Biển Đông. Các tham dự viên đều phát biểu ý kiến phủ nhận công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng, khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Dù không có sự hiện diện của ai trong số mấy vị lãnh đạo đảng và nhà nước khi khai mạc, sự kiện hội thảo khai diễn ở thủ đô Hà Nội cho thấy chính quyền CSVN không còn dứt khoát loại bỏ một chính sách đối đấu với Trung Quốc, nếu cần thiết. Trên biển, thế của Việt Nam không nguy kịch như trên đất liền, bởi vì biển không thể bị chiếm đóng một cách thường trực. Trung Quốc có thể có những hành động thách thức nhưng không thể xác định một cách vĩnh viễn đòi hỏi lãnh hải của họ; trong khi Việt Nam vẫn có thể tuyên bố ranh giới hải phận hợp pháp của mình. Trung Quốc có khả năng tạo tình trạng bất ổn nhưng không thể hợp thức hoá tham vọng của họ, lại không thể yêu sách quá đáng mà không gặp phản ứng bất lợi của thế giới.

Lời đoán phỏng Hà Nội đã miễn cưỡng cho Trung Quồc khai thác quặng bauxite Tây Nguyên chỉ có giá trị giả thuyết, nhưng nó có thể luận giải một loạt sự kiện không bình thường vừa diễn ra. Nếu không thì các sự kiện đã dẫn không có giải thích, tương tự kế hoạch bauxite không cần phải là chuyên gia mới có thể thấy rõ là dự án hoàn toàn vô lý. Chính quyền Việt Nam hiện nay không thiếu chuyên gia, vậy không thể cho là họ không được thuyết trình đủ sự kiện khoa học kỹ thuật, kinh tế và môi trường liên quan. Giải thích rằng những người lãnh đạo chế độ cộng sản là những kẻ táng tận lương tâm, sẵn sàng bất chấp thảm kịch cho đất nước để mưu lợi cá nhân, cũng là giải thích quá dễ dãi. Người cầm quyền nào, dù tồi tệ đến đâu, cũng bảo vệ quyền lợi của quốc gia họ lãnh đạo, vì lý do giản dị là không ai muốn mất những gì thuộc thẩm quyền quản trị của mình.

Nói như thế không phải là tìm cách biện hộ cho chính quyền cộng sản. Ngay cả khi giả thuyết ở trên là đúng, đảng và nhà nước cộng sản cũng sai lầm lớn trên hai điểm rất trọng yếu:

- Một là vấn đề biên giới phía Bắc chưa thể coi là ổn định xong khi đã cắm mốc.

Với cấu tạo các sắc tộc trong vùng, và đặc biệt với sức mạnh kinh tế, Trung Quốc vẫn có thể mua chuộc các sắc dân này và gây xáo trộn. Biên giới phía Bắc sẽ chỉ thực sự ổn vững khi những người Tày, Giáy, Dao, Nùng, Hmong, Hà Nhì, cảm thấy thoải mái trong quốc gia Việt Nam và tự nguyện là người Việt Nam. Quyết định của hội nghị Trung Ưong 9 là một sai lầm, vừa không có giá trị pháp lý vì chỉ là một quyết định của đảng, vừa là một khiêu khích đối với các sắc tộc địa phương.

- Hai là Việt Nam không phải không có «thế» để ứng phó với Trung Quốc.

Việt Nam sẽ được thế giới bênh vực, nếu có một hình ảnh tốt đối chiếu với Trung Quốc tuy mạnh nhưng vẫn là một chế độ độc tài đảng trị, theo đưổi chính sách bá quyền gây lo ngại cho các lân bang và thế giới.

Di sản lịch sử không có lợi cho Trung Quốc. Người dân các tỉnh Vân Nam, Quý Châu, Quảng Tây, đặc biệt là 18 triệu người Chuang cùng chủng tộc với người Nùng, người Tày ở nước ta, chưa thể quên là ba phần tư dân số tỉnh này đã bị Bắc Kinh - họ gọi là «người Bắc phương» - tàn sát cuối thế kỷ 19. Càng thăng tiến bao nhiêu thì ký ức lịch sử càng trở lại mạnh mẽ bấy nhiêu. Trung Quốc cũng có vấn đề tương tự với các dân tộc vùng Viễn Tây và Tây Tạng.

Thế mạnh của Việt Nam là có thể dân chủ hoá trọn vẹn mà vẫn là một quốc gia thống nhất còn gắn bó hơn, trong khi Trung Quốc không thể dân chủ hoá mà không phải đương đầu với những đòi hỏi ly khai không thể giải đáp. Dân chủ hoá là vũ khí mà Việt Nam có thể sử dụng bất cứ lúc nào và thực ra, đã phải sử dụng từ lâu nếu có một đảng cầm quyền sáng suốt và trách nhiệm. Ngược lại, đó là vũ khí Trung Quốc rất khó - nếu không nói là không muốn - sử dụng mà không bị đe dọa tan vỡ.

Nếu chúng ta có một chế độ dân chủ đa nguyên thực sự, các sắc dân biên giới, kể cả người Chuang tại Quảng Tây, chắc chắn sẽ muốn làm người Việt Nam hơn là người Trung Quốc. Ngay những người Hoa ở các tỉnh tiếp giáp với Việt Nam sẽ thấy gần với Việt Nam hơn là Bắc Kinh. Lúc đó Trung Quốc, hơn cả Việt Nam, sẽ mong muốn chấm dứt mọi tranh chấp giữa hai nước.

Paris, Tháng Tư 2009
Nghiêm Văn Thạc


Thật vậy, dân tộc Việt Nam hãy can đảm đứng lên để lật qua những trang sử cộng sản đẫm máu và đau thương. Đã quá trễ rồi. Ngày nào còn cộng sản, thì còn chết chóc, tù đày, tự do, nhân quyền còn bị chà đạp.
Nhà cầm quyền cộng sản, hơn lúc nào hết, luôn buộc người dân lo nghĩ đến chuyện miếng ăn, cái mặc. Cái bụng lúc nào cũng phải cảm thấy còn đoi đói, chưa no. Và người dân thì thiếu thốn nhu yếu phẩm, lo chạy gạo từng bữa. Ðủ hôm nay thì thiếu ngày mai, hay được nồi cơm sáng, thì lại chưa có nồi cơm chiều. Cuộc đời cứ quần quật lo đói rách như thế, thì xin hỏi, còn chi thì giờ mà nhân dân nghĩ đến tranh đấu, hoặc đòi hỏi tự do dân chủ nhân quyền?
Cụ Tây Hồ Phan Chu Trinh từng dạy: “Xét lịch sử xưa, dân nào khôn ngoan biết lo tự cường tự lập, mua lấy sự ích lợi chung của mình thì càng ngày càng bước tới con đường vui vẻ. Còn dân thì ngu dại, cứ ngồi yên mà nhờ trời, mà mong đợi trông cậy ở vua ở quan, giao phó tất cả quyền lợi của mình vào trong tay một người, hay một chính phủ muốn làm sao thì làm, mà mình không hành động, không bàn luận, không kiểm xét, thì dân ấy phải khốn khổ mọi đường. Anh chị em đồng bào ta đã hiểu thấu các lẽ, thì phải mau mau góp sức lo toan việc nước mới mong có ngày cất đầu lên nổi”.
"The religion of the future will be a cosmic religion. The religion which is based on experience, which refuses dogmatism. If there's any religion that would cope with modern scientific needs it will be Buddhism." Albert Einstein

Tôn giáo trong tương lai sẽ là tôn giáo của vũ trụ. Tôn giáo này dựa trên kinh nghiệm và không chấp nhận chủ nghĩa giáo điều. Nếu có một tôn giáo nào tương thích với khoa học hiện đại, đó chính là Phật Giáo.




Bạn Ơi Hãy Cùng Nhau Đấu Tranh Cho Cuộc Sống Của Mình & Tương Lai Của Con Cháu Mình !!!



Nhân Dân Cần Nhận Diện Bộ Mặt Thật Của Giới Cầm Quyền. Phải Hành Động Cụ Thể Đối Với Bọn Chúng !!!



Chỉ Mặt, Nhận Diện Bọn Cán Bộ Óc Đất, Lũ Công An Lưu Manh, Đám Quan Chức Tham Nhũng, Tay Sai !!!

Công Nhân Bị Đánh Đập Tàn Nhẫn, Dã Man !!!


Followers