08 April 2009

Bao dung tôn giáo - Thượng Tọa Tuệ Sỹ và tôi

Lần đầu tiên tôi gặp thượng tọa Tuệ Sỹ vào đầu năm 2000 nhân chuyến về Việt Nam cứu trợ nạn nhân cơn lụt thế kỷ ở miền Trung. Trước khi đi, Đại đức Thích Nguyên Thảo, trụ trì chùa Hoa Nghiêm ở Burnaby, British Columbia, Canada có gởi cho tôi một ít tịnh tài để cúng dường thượng tọa Tuệ Sỹ. Ở thời điểm đó, việc gặp thượng tọa Tuệ Sỹ không phải là chuyện dễ dàng. Tôi bèn nhờ anh NT, một huynh trưởng Hướng Đạo mà tôi khá thân giới thiệu. Anh NT là một nhân vật nổi tiếng trong phong trào đấu tranh Phật giáo ở Huế 1963-66, đệ tử ruột của Hòa Thượng Thích Trí Quang và là người bạn cùng phòng ở trong tù nhiều năm với thượng tọa Tuệ Sỹ. Anh NT dẫn tôi đến phòng của thượng tọa và giới thiệu tôi với thượng tọa. Từ đó liên tiếp trong vài năm sau tôi thường có dịp về Việt Nam và những lần đó tôi thường đến thăm thượng tọa. Do đã quen biết với thượng tọa cho nên tôi có thể đến thăm thượng tọa một mình.

Sau năm 2000, thượng tọa Thích Thiện Tường ở Mỹ có đem tặng tôi vài cuốn sách do nhà xuất bản Giao Điểm ấn hành như cuốn Nguyễn Trường Tộ, Thực Chất Con Người Và Di Thảo, Đối Thoại Với Giáo Hoàng Gioan Phao Lồ II. Trong một dịp về Việt Nam, tôi đã nói chuyện nhiều với anh NT về các cuốn sách này và đã tặng anh NT cuốn sách nói về Nguyễn Trường Tộ. Một lần khác tôi đến thăm thượng tọa Tuệ Sỹ và nói chuyện về tình hình Việt Nam trong đó có đề cập đến Thiên Chúa Giáo và sách của Giao Điểm, thượng tọa Tuệ Sỹ nói với tôi đại ý như sau.

Những người cọng sản Việt Nam nay đã không còn lý tưởng nữa. Họ chỉ cần tiền, trong khi đó thì Vatican là một thế lực lớn, họ có tiền. Họ sẵn sàng dùng tiền để mua chuộc các cán bộ cọng sản. Cả hai kết hợp với nhau để đánh phá Phật giáo. Nhưng trong hai thế lực đó, cọng sản không còn đáng lo nữa, chuyện cọng sản sụp đổ là điều không thể tránh khỏi, cho nên về lâu về dài, thế lực của Thiên Chúa Giáo mới là điều đáng lo. Tôi đã nói với các Thầy rồi nhưng các Thầy không chịu nghe.

Khi nghe thượng tọa Tuệ Sỹ nói như vậy tôi rất ngạc nhiên bởi ba lẽ. Thứ nhất tôi không hiểu tại sao thượng tọa lại tỏ vẻ rất bất bình với những người lãnh đạo Giáo Hội với một phật tử tại gia như tôi. Việc mình đề xuất ý kiến mà không được chấp thuận là chuyện thường tình. Nếu vì lẽ đó mà bất bình, hóa ra mình bắt người khác phải chấp nhận ý kiến của mình hay sao? Bắt người khác phải chấp nhận ý kiến của mình chính là nguồn gốc của những chế độ độc tài. Và đã là độc tài thì không có chế độ độc tài nào tốt hơn hay xấu hơn chế độ độc tài nào cả, cho dù là độc tài đảng trị hay gia đình trị hay tôn giáo trị... Hơn nữa, thái độ bắt người khác phải chấp nhận ý kiến của mình hoàn toàn đi ngược với giáo lý của Phật.

Hai là tôi không nghĩ một vị tu sĩ Phật giáo lại có thể nói đến một tôn giáo khác và có tính cách kỳ thị tôn giáo như vậy.

Thật thà mà nói, lần đầu tiên khi đọc những cuốn sách Nguyễn Trường Tộ, Thực Chất Con Người Và Di Thảo, Đối Thoại Với Giáo Hoàng Gioan Phao Lồ II do nhà xuất bản Giao Điểm ấn hành, tôi không khỏi có cảm tưởng “hả hê” với tâm thức của người đã từng tham gia các phong trào đấu tranh Phật giáo 1963 – 1966 khi có người công khai nói lên những điều mà trước 1975 ở miền Nam được xem là cấm kỵ.

Tuy nhiên từ khi tiếp xúc với giáo lý đạo Phật, tôi thấy có điều gì không ổn trong thái độ bài Thiên Chúa Giáo. Trong cuốn Phật Dạy Những Gì của Walpola Rahula do Ni Sư Thích Nữ Trí Hải dịch, cuốn sách đã được đưa vào giáo trình của Viện Đại Học Vạn Hạnh trước 1975, tôi đã đọc đi đọc lại nhiều lần và đánh dấu đoạn:

Trong một lời tuyên bố của Hoàng Đế (A Dục Vương) khắc trên trụ đá đến nay ta còn đọc được: “Người ta không nên chỉ kính trọng tôn giáo của riêng mình và bài bác những tôn giáo của kẻ khác, mà phải kính trọng tôn giáo kẻ khác vì lý do này hay lý do khác. (...) Kẽ nào chỉ kính trọng tín ngưỡng của mình và bài xích những tín ngưỡng khác, thực ra họ đã làm thế vì sùng kính tín ngưỡng của riêng mình, nghĩ rằng: Tôi sẽ làm rạng danh tôn giáo của tôi. Trái lại, khi làm thế họ đã làm tổn thương tôn giáo mình một cách trầm trọng. Bởi thế sự hòa hảo là tốt đẹp: mọi người nên lắng nghe, và có thiện chí lắng nghe những lý thuyết mà người khác đề xướng.”i

Từ đó tôi nhận thức rằng cảm tưởng “hả hê” của tôi khi đọc những cuốn sách nói trên thật là ấu trĩ.

Tôi cũng ngạc nhiên khi thấy ở thời điểm đó trên trang nhà Đạo Phật Ngày Nay những bài viết của TS Trần Chung Ngọc. Những bài viết chống phá Thiên Chúa Giáo một cách cay độc như vậy không nên xuất hiện trên một trang nhà Phật giáo.

Cách đây vài năm tôi đã công khai bày tỏ ý kiến này trong một cuộc tranh luận với TS Trần Chung Ngọc. Lúc đó tôi nhận được một email của TS Trần Kiêm Đoàn tuyên bố không tiếp tục viết bài cho nhóm Giao Điểm, trong đó TS Trần Kiêm Đoàn cho rằng những bài viết chống phá Thiên Chúa Giáo của TS Trần Chung Ngọc là chia rẽ tôn giáo! Sau đó tôi tiếp tục nhận được một số email của TS Trần Chung Ngọc và thân hữu như Hồng Quang phản bác ý kiến của TS Trần Kiêm Đoàn. TS Trần Chung Ngọc lập luận rằng trên các thư viện quốc tế hay trên các trang web của người Tây phương có biết bao nhiêu bài viết về những điều tồi bại của các giáo hoàng hay những tội ác của Thiên Chúa Giáo đối với nhân loại, tại sao không ai bảo các tác giả đó là chia rẽ tôn giáo? Đáp lại lập luận đó, tôi đã gởi đến tất cả những người trong cuộc tranh luận ý kiến của tôi như sau: Những tác giả của các bài viết, bài nghiên cứu mà TS Trần Chung Ngọc nói đến, họ viết với tư cách những nhà sử học, họ thậm chí là những Giám mục, Linh mục, những giảng sư của Thiên Chúa Giáo thì làm sao có thể lên án họ là chia rẽ tôn giáo. Nhưng nếu một người tự xưng là Phật tử, viết những bài đả kích Thiên Chúa Giáo với tư cách là người Phật tử, thì đó là hành động chia rẽ tôn giáo. Sau đó, TS Trần Chung Ngọc và thân hữu đã “xả óa” và tuyên bố không tiếp tục tranh luận nữa!

Lý do thứ ba tôi ngạc nhiên khi nghe thượng tọa Tuệ Sỹ nói như trên là vì nếu dân tộc và đạo pháp không thể tồn tại trong thời gian hiện tại dưới nguy biến độc tài và nạn ngoại xâm thì việc chống đở với những điều mà thượng tọa cho là “nguy cơ về lâu dài” thật là quá vô nghĩa!

Ngày nay trước việc Trung Cọng lấn đất lấn biển, đưa người vào Tây Nguyên khai thác Bâu Xít, hiểm họa mất nước và ô nhiễm môi trường là điều trông thấy trước mắt, người dân Việt Nam không thể không có hành động. Đây không còn là lúc có thể trì hoãn được nữa! Một khi Trung Cọng đã xâm chiếm lãnh thổ của ta, một khi rừng núi Tây Nguyên đã bị tàn phá, môi trường ở Tây Nguyên đã bị ô nhiễm bởi bùn đỏ, việc khôi phục lại giang sơn và môi trường là những chuyện thiên nan vạn nan và hầu như là những việc không thể làm được.

Tôi rất ngạc nhiên tại sao một học giả được nhiều người khen ngợi là có trí tuệ uyên bác như thượng tọa Tuệ Sỹ lại chỉ thấy một kẻ thù giả định là Vatican trong khi lại không nhìn thấy một kẻ thù thực tế khổng lồ sừng sững trước mắt mình là Trung Cọng?

Vì những lẽ đó mà hôm nay tôi viết ra những gì tôi hiểu biết trực tiếp về thượng tọa Tuệ Sỹ chứ không qua trung gian của một người nào khác hay bằng lý luận. Hy vọng rằng thượng tọa Tuệ Sỹ và các tăng sĩ trong nhóm Về Nguồn, Tăng Ni Việt Nam Hải ngoại và Thân hữu Già Lam, những người trong “Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Liên Châu” thấy được hiểm họa mất nước vào tay Trung Cọng và hiểm họa ô nhiễm môi trường ở Tây Nguyên mà thôi chống đối Hòa Thượng Xử Lý Thường Vụ Viện Tăng Thống kiêm Viện trưởng Viện Hóa Đạo và thôi chống đối Viện Hóa Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất để cùng nhau tập trung vào việc cứu nước, giữ nước và bảo vệ đạo pháp.

Mong thay.

Tâm Quảng

No comments:

Post a Comment



Thật vậy, dân tộc Việt Nam hãy can đảm đứng lên để lật qua những trang sử cộng sản đẫm máu và đau thương. Đã quá trễ rồi. Ngày nào còn cộng sản, thì còn chết chóc, tù đày, tự do, nhân quyền còn bị chà đạp.
Nhà cầm quyền cộng sản, hơn lúc nào hết, luôn buộc người dân lo nghĩ đến chuyện miếng ăn, cái mặc. Cái bụng lúc nào cũng phải cảm thấy còn đoi đói, chưa no. Và người dân thì thiếu thốn nhu yếu phẩm, lo chạy gạo từng bữa. Ðủ hôm nay thì thiếu ngày mai, hay được nồi cơm sáng, thì lại chưa có nồi cơm chiều. Cuộc đời cứ quần quật lo đói rách như thế, thì xin hỏi, còn chi thì giờ mà nhân dân nghĩ đến tranh đấu, hoặc đòi hỏi tự do dân chủ nhân quyền?
Cụ Tây Hồ Phan Chu Trinh từng dạy: “Xét lịch sử xưa, dân nào khôn ngoan biết lo tự cường tự lập, mua lấy sự ích lợi chung của mình thì càng ngày càng bước tới con đường vui vẻ. Còn dân thì ngu dại, cứ ngồi yên mà nhờ trời, mà mong đợi trông cậy ở vua ở quan, giao phó tất cả quyền lợi của mình vào trong tay một người, hay một chính phủ muốn làm sao thì làm, mà mình không hành động, không bàn luận, không kiểm xét, thì dân ấy phải khốn khổ mọi đường. Anh chị em đồng bào ta đã hiểu thấu các lẽ, thì phải mau mau góp sức lo toan việc nước mới mong có ngày cất đầu lên nổi”.
"The religion of the future will be a cosmic religion. The religion which is based on experience, which refuses dogmatism. If there's any religion that would cope with modern scientific needs it will be Buddhism." Albert Einstein

Tôn giáo trong tương lai sẽ là tôn giáo của vũ trụ. Tôn giáo này dựa trên kinh nghiệm và không chấp nhận chủ nghĩa giáo điều. Nếu có một tôn giáo nào tương thích với khoa học hiện đại, đó chính là Phật Giáo.




Bạn Ơi Hãy Cùng Nhau Đấu Tranh Cho Cuộc Sống Của Mình & Tương Lai Của Con Cháu Mình !!!



Nhân Dân Cần Nhận Diện Bộ Mặt Thật Của Giới Cầm Quyền. Phải Hành Động Cụ Thể Đối Với Bọn Chúng !!!



Chỉ Mặt, Nhận Diện Bọn Cán Bộ Óc Đất, Lũ Công An Lưu Manh, Đám Quan Chức Tham Nhũng, Tay Sai !!!

Công Nhân Bị Đánh Đập Tàn Nhẫn, Dã Man !!!


Followers