29 June 2009

Hồn Trương Ba, da Hàng Thịt 2009

“… Vụ án Lê Công Định là những chiêng trống, những phèng la mà CSVN cần phải sử dụng để tạo ra những thanh âm hỗn độn nhằm làm cho quần chúng Việt Nam quên đi bộ mặt Trương Ba …”

Đỗ Thái Nhiên



Trong dân gian có sự tích rằng: Ngày xưa Trương Ba là một tay đánh cờ kỳ tài. Chẳng may Trương Ba đột ngột qua đời. Do phục tài đánh cờ của Trương Ba, Đế Thích rất muốn cứu sống Trương Ba. Thế nhưng, tin Trương Ba chết đến với Đế Thích quá trễ khiến Đế Thích không thể làm cho Trương Ba sống lại cả xác lẫn hồn. Giải pháp sau cùng là: Đế Thích lấy hồn Trương Ba đẩy vào xác của anh hàng thịt, một người hàng xóm của Trương Ba, chết sau Trương Ba vài ngày. Từ đó Trương Ba mặc lấy xác của anh hàng thịt để được sống lại. Từ đó có hiện tượng Hồn Trương Ba, Da Hàng Thịt. Da ở đây là da thịt, là thân xác. Sau khi tường thuật cuộc hôn nhân giữa hồn người này và xác của người kia, chuyện dân gian Hồn Trương Ba, Da Hàng Thịt chấm dứt. Mọi suy nghĩ tiếp theo là suy nghĩ miên man của người đời

Bây giờ hãy nói về Lưu Quang Vũ. Đầu thập niên 1980, Lưu Quang Vũ xuất hiện như một kịch tác gia lẫy lừng. Một trong những kịch phẩm kiệt xuất của Lưu Quang Vũ chính là vở kịch Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt. Trong cổ tích dân gian Việt Nam, câu chuyện Hồn Trương Ba, Da Hàng Thịt chỉ nêu bật hiện tượng hồn của ông Trương Ba nhập vào xác của anh Hàng Thịt. Vào năm 1981, chuyện cổ tích kia đã được kịch tác gia Lưu Quang Vũ kéo dài với hai diễn tả chi tiết:

Thứ nhất, thân xác anh hàng thịt là hình ảnh của tên vô sản kiểu Mác Lê, một kẻ không chịu đi học nhưng vẫn mạnh mẽ khẳng định là đương sự đang ngồi trên đỉnh cao trí tuệ của loài người. Trên đỉnh cao trí tuệ kia, anh hàng thịt là người gian ác, độc đoán và hoang dâm vô độ.

Thứ hai, Khi hồn Trương Ba nhập vào xác anh hàng thịt thì hồn này bị anh hàng thịt mạnh mẽ hủ hoá. Trương Ba của Lưu Quang Vũ không còn là người chơi cờ thông minh và tao nhã nữa. Trương Ba của Lưu Quang Vũ là nhân vật tổng hợp mọi thói hư, tật xấu của đảng viên đảng CSVN. Nhìn Trương Ba không ai không liên tưởng tới quan chức chế độ Hà Nội. Trương Ba là cái gai cực lớn trên trán CSVN. Trương Ba là nỗi xấu hổ to lớn thường xuyên hành hạ CSVN. Đó là tính chất thực sự cay độc của vở bi hài kịch Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt 1981. Đó là lý do giải thích tại sao trên quốc lộ số 5 tại Hải Dương, ngày 29/08/1988 kịch tác gia Lưu Quang Vu và vợ con cùng bè bạn đi chung xe đã phải chết trong “một tai nạn giao thông”. Đó còn là lý do giải thích tại sao ngày 02/01/2008 Nguyễn Văn Hoàng, viên chức công an tổng cục 2 của Hà Nội nói với nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa rằng: “Anh có biết vụ tai nạn lưu thông của Lưu Quang Vũ không? So với Lưu Quang Vũ, anh thuộc loại vô danh tiểu tốt. Vụ tai nạn ấy cũng chìm đi. Còn anh thuộc loại vô danh tiểu tốt thôi”.

Trương Ba của thập niên 1980 chỉ là Trương Ba độc tài và tham ô. Qua tới đầu thế kỷ 21, Trương Ba trở nên độc tài hơn, tham ô hơn, thêm vào đó bộ mặt bán nước đã hiện nguyên hình. Từ đó, ở đâu và bất kỳ lúc nào chế độ Hà Nội bao giờ cũng lo sợ dự luận nhìn ra bản chất Trương Ba của CSVN. Thời gian gần đây, tin tức dồn dập cho thấy: Trung Quốc ngang nhiên chiếm hầu hết lãnh hải của Việt Nam. Đầu tháng 5/2009 Bắc Kinh ra lệnh cấm đánh cá trên vùng biển Đông từ 16 /05/2009 đến ngày 01/08/09. Trên biển Việt Nam ngư dân Việt Nam bi Trung Quốc bắn giết hoặc bắt giam. Trên bờ Việt Nam, ngư dân Việt Nam bị Hà Nội bỏ mặc trong cảnh đói khổ. Mặt khác, VietNamNet, báo điện tử của CSVN còn cho biết: ngày 22/06/09, hai trăm công nhân Trung Quốc đã bất ngờ nổi lên đập phá nhà cửa và đả thương người dân Việt Nam. Tin tức này chỉ là một tin nhỏ trong vô số hành động quấy nhiễu do Trung Quốc gây ra cho Việt Nam trong chương trinh bauxite Tây Nguyên, một chương trình làm nô lệ cho Trung Quốc được CSVN long trọng gọi là “chủ trương lớn của đảng và nhà nước”. Trước những xâm lăng công khai và hiểm độc Trung Quốc, CSVN chỉ phản đối lí nhí chiếu lệ. Lí nhí bao nhiêu, hèn hạ bấy nhiêu. Dưới đáy của sự hèn hạ là quyết tâm “Thà mất nước chứ không mất đảng” của CSVN. Bộ mặt Trương Ba của chế độ Hà Nội ngày càng phình to và rõ nét. Rõ nét đến độ mọi gian ác đều hiện nguyên hình. Bộ mặt Trương Ba sẽ là nguyên nhân đẩy tới biến cố nhà cầm quyền CSVN bị lịch sử đào thải. Đó là nỗi lo sợ trọng tâm của Hà Nội. Làm thế nào để quần chúng Việt Nam quên đi những lời lí nhí tâu lên Bắc Kinh từ Hà Nội? Làm thế nào giảm nhẹ nguy cơ bị quần chúng lật đổ vì tội bán nước? Làm thế nào gỡ bỏ vĩnh viễn hình ảnh Trương Ba đang trùm phủ ngai vàng Hà Nội? CSVN trả lời các câu hỏi vừa nêu bằng cách dàn dựng và trình diễn kịch bản Lê Công Định. Kịch bản đó như sau:

Ngày 13/06/2009 bộ Công An của CSVN thực hiện lệnh bắt khẩn cấp LS Lê Công Định. Lý do bắt giam được ghi là: “Tuyên truyền chống phá nhà nước và có hoạt động nhằm lật đổ chính quyền”.

Ngày 18/06/2009 hai tướng chánh và phó công an CSVN long trọng họp báo để công bố lời khai ban đầu của LS Lê Công Định. Những lời khai kia bao gồm:

1) Ngày 01/03/2009 Lê Công Định tai Pattaya, Thái Lan, Lê Công Định tham dự khoá huấn luyện phương pháp lật đỗ bất bạo động theo kinh nghiệm của Serbia.

2) Từ 1 đến 3/3/2009 ông Định đã tham gia khoá huấn luyện bất bạo động do đảng Việt Tân tổ chức. Ông Định nhìn nhận có biết Việt Tân là một tổ chức khủng bố

3) Qua sự giới thiệu của Nguyễn Tiến Trung, ông Định đã nhận lời gia nhập đảng Nhân Dân Hành Động của ông Nguyễn Sỹ Bình. Ngày 26/03/2009 ông Định đi Thái Lan gặp Nguyễn Sỹ Bình và Trần Huỳnh Duy Thức. Cả ba đều đồng ý sẽ lập ra hai đảng: Đảng Lao Động VN do Lê Công Định lãnh Đạo và đảng Xã Hội VN do Huỳnh Duy Thức lãnh đạo.

Ngày 19/06/2009, tại Sài Gòn, tướng công an Hoàng Kông Tư họp báo để loan tin nhà cầm quyền CSVN đã chính thức truy tố LS Lê Công Định về tội “tuyên truyền chống nhà nước XHCNVN”. Tội này được qui định tại điều 88 bộ hình luật của CSVN.

Ngày 22/06/2009, đoàn Luật Sư Saigon ra quyết định xoá tên LS Lê Công Định ra khỏi danh sách đoàn luật sư.

Các vụ việc vừa được trình bày ở trên cho thấy:

Hồ sơ công an Sài Gòn cố gắng chứng minh LS Định có âm mưu lật đổ chính quyền Hà Nội nhưng cơ quan công tố của CSVN lại chiếu điều 88 bộ luật hình để truy tố LS Định về tội “Tuyên truyền chống nhà nước”.

CSVN nhiều lần tố cáo Việt Tân là một tổ chức khủng bố, đồng thời lại nhiều lần nhấn mạnh Việt Tân đã mở các lớp huấn luyện đấu tranh bất bạo động. Phải chăng CSVN cho rằng khủng bố và bất bạo động là cặp bài trùng?

Hai tướng công an Hà Nội và một tướng công an Sài Gòn họp báo ầm ĩ chỉ để kết luận LS Định đã nói xấu chế độ. Một người dân nói xấu chế độ, công an lập tức bắt giam khẩn cấp. Trong khi đó biển Đông bị Bắc Kinh chiếm giữ, ngư dân cực kỳ khốn cùng, chế độ Hà Nội lại khẩn cấp bịp miệng người dân, trói tay quân đội.

Luật pháp của xã hội văn minh bao giờ cũng xác định: trước khi có án kết tội chung thẩm, tất cả nghi can phải được đối xử như những người vô tội. Chỉ sau 9 ngày bị bắt giam, LS Định đã bị đoàn LS Saigon tuyên bố xoá tên với lý do LS Định đã phạm pháp. Phải chăng dưới sự lảnh đạo của CSVN, đoàn LS được phép vượt quyền toà án?

Nhìn chung lại, vụ án Lê Công Định là một vở tuồng vô cùng huyên náo nhưng cũng vô cùng vụng về, trống đánh xuôi, kèn thổi ngược, ngớ ngẩn về chính trị, phản văn minh về pháp lý. Hẳn nhiên CSVN không thể không nhận ra họ vụng về nhưng họ không thể không trình diễn vụ án Lê Công Định. Vụ án Lê Công Định là những chiêng trống, những phèng la mà CSVN cần phải sử dụng để tạo ra những thanh âm hỗn độn nhằm làm cho quần chúng Việt Nam quên đi bộ mặt Trương Ba, bộ mặt tham ô, độc tài và bán nước của triều đình Hà Nội.

Năm 1988 Trương Ba tham ô và độc tài giết chết Lưu Quang Vũ.

Năm 2009 Trương Ba độc tài, tham ô và bán nước bắt giam và truy tố LS Lê Công Định trước toà án hình sự về một tội phạm lơ mơ.

Đó là tất cả cội nguồn tâm lý, chính trị của vụ án LS Lê Công Định.

Đỗ Thái Nhiên

28 June 2009

4 tội phản bội Tổ Quốc của Đảng Cộng Sản Việt Nam

Thuyết Biển Lịch Sử hay Lưỡi Rồng Trung Quốc từng bị Công Ước về Luật Biển và Tòa Án Quốc Tế bác bỏ, nay sẽ trở thành hiện thực do kế hoạch 4 bước thôn tính Biển Đông của Trung Cộng. Vì quyền lợi riêng tư, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã táng tận lương tâm nhượng đất, bán nước, dâng cá dâng dầu và dâng các hải đảo cho kẻ thù truyền kiếp của dân tộc.

Luật sư Nguyễn Hữu Thống



"… Bằng kế hoạch thôn tính 4 bước, đế quốc Bắc Kinh buộc Hà Nội hiến dâng toàn thể hải phận Việt Nam từ Vịnh Bắc Việt đến vùng biển Hoàng Sa Trường Sa …"

- Năm 1999 Đảng Cộng Sản Việt Nam ký Hiệp Định Biên Giới Việt Trung để nhượng đất biên giới cho Trung Quốc.
- Năm 2000, Đảng Cộng Sản Việt Nam ký Hiệp Định Phân Định Vịnh BắcBộ để bán nước Biển Đông cho Trung Quốc.
- Cũng trong năm này Đảng Cộng Sản Việt Nam ký Hiệp Định Hợp Tác Nghề Cá để dâng cá dâng dầu cho Trung Quốc.
- Và năm 1958, bằng văn thư của Phạm Văn Đồng, Đảng Cộng Sản Việt Nam đồng ý chuyển nhượng các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
cho Trung Quốc.

Những hành vi này cấu thành 4 tội phản bội tổ quốc bằng cách "cấu kết với nước ngoài nhằm xâm phạm chủ quyền của quốc gia, xâm phạm sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ Quốc và xâm phạm quyền của quốc dân được sử dụng đầy đủ những tài nguyên và nguồn lợi thiên nhiên của đất nước".


I. TỘI NHƯỢNG ĐẤT BIÊN GIỚI CHO NƯỚC NGOÀI

Năm 1949, sau khi thôn tính lục địa Trung Hoa, mục tiêu chiến lược của Quốc Tế Cộng Sản là nhuộm đỏ hai bán đảo Đông Dương và Triều Tiên.

Qua năm sau, 1950, với sự yểm trợ của các chiến xa Liên Xô và đại pháoTrung Quốc, Bắc Hàn kéo quân xâm lăng Nam Hàn. Mục đích để giành yếu tố bất ngờ. Tuy nhiên âm mưu thôn tính không thành do sự phản kích của quân lực Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc.

Từ 1951 cuộc chiến bất phân thắng bại đưa đến hòa đàm. Hai năm sau Chiến Tranh Triều Tiên kết thúc bởi Hiệp Định Đình Chiến Bàn Môn Điếm tháng 7, 1953.

Thất bại trong chiến tranh Triều Tiên, Trung Cộng tập trung hỏa lực và kéo các đại pháo từ mặt trận Bắc Hàn xuống mặt trận Bắc Việt.

Để tiếp tế võ khí, quân trang, quân dụng, cung cấp cố vấn và cán bộ huấn luyện cho Bắc Việt, các xe vận tải và xe lửa Trung Cộng đã chạy sâu vào nội địa Việt Nam để lập các căn cứ chỉ huy, trung tâm huấn luyện, tiếp viện và chôn giấu võ khí. Thừa dịp này một số dân công và sắc dân thiểu số Trung Quốc kéo sang Việt Nam định cư lập bản bất hợp pháp để lấn chiếm đất đai.

Trong Chiến Tranh Đông Dương Thứ Hai khởi sự từ 1956, với các chiến dịch Tổng Công Kích, Tổng Khởi Nghĩa Tết Mậu Thân (1968) và Mùa Hè Đỏ Lửa (1972), Bắc Việt huy động toàn bộ các sư đoàn chính quy vào chiến trường Miền Nam. Thời gian này để bảo vệ an ninh quốc ngoại chống sự phản kích của quân lực Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ (như trong Chiến Tranh Triều Tiên), Bắc Việt nhờ 300 ngàn binh sĩ Trung Quốc mặc quân phục Việt Nam đến trú đóng tại 6 tỉnh biên giới Bắc Việt. Trong dịp này các binh sĩ, dân công và sắc dân thiểu số Trung Hoa đã di chuyển những cột ranh mốc về phía nam dọc theo lằn biên giới để lấn chiếm đất đai.

Trong Chiến Tranh Đông Dương Thứ Ba khởi sự từ 1979, để giành giật ngôi vị bá quyền, Trung Quốc đem quân tàn phá 6 tỉnh biên giới Bắc Việt. Và khi rút lui đã gài mìn tại nhiều khu vực rộng tới vài chục cây số vuông để lấn chiếm đất đai.

Ngày nay, dưới áp lực của Bắc Kinh, Hà Nội xin hợp thức hóa tình trạng đã rồi, nói là thể theo lời yêu cầu của các sắc dân thiểu số Trung Hoa đã định cư lập bản tại Việt Nam.

Năm 1999 họ đã ký Hiệp Ước Biên Giới Việt Trung để nhượng cho Trung Quốc khoảng 800 km2 dọc theo lằn biên giới, trong đó có các quặng mỏ và các địa danh như Ải Nam Quan, Suối Phi Khanh tại Lạng Sơn và Thác Bản Giốc tại Cao Bằng...


II. TỘI BÁN BIỂN ĐÔNG CHO NƯỚC NGOÀI

Kinh nghiệm cho biết các quốc gia láng giềng chỉ ký hiệp ước
phân định lãnh thổ hay lãnh hải sau khi có chiến tranh võ trang, xung đột biên giới hay tranh chấp hải phận.

Trong cuốn Biên Thùy Việt Nam (Les Frontières du Vietnam), sử gia Pierre Bernard Lafont có viết bài "Ranh Giới Hải Phận của Việt Nam" (La Frontière Maritime du Vietnam). Theo tác giả, năm 1887, Việt Nam và Trung Hoa đã ký Hiệp Ước Bắc Kinh để phân chia hải phận Vịnh Bắc Việt theo đường kinh tuyến 108 Đông, chạy từ Trà Cổ Móng Cáy xuống vùng Cửa Vịnh (Quảng Bình, Quảng Trị). Đó là đường biên giới giữa Việt Nam và Trung Hoa tại Vịnh Bắc Việt. Vì đã có sự phân định Vịnh Bắc Việt theo Hiệp Ước Bắc Kinh, nên "từ đó hai bên không cần ký kết một hiệp ước nào khác." Do những yếu tố địa lý đặc thù về mật độ dân số, số hải đảo, và chiều dài bờ biểnViệt Nam được 63% và Trung Hoa được 37% hải phận.

Năm 2000, mặc dầu không có chiến tranh võ trang, không có xung đột hải phận, bỗng dưng vô cớ, phe Cộng Sản đã ký Hiệp Ước Vịnh Bắc Bộ để hủy bãi Hiệp Ước Bắc Kinh 1887.

Hiệp Ước Vịnh Bắc Bộ là một hiệp ước bất công, vi phạm pháp lý và vi phạm đạo lý.

Bất công và vi phạm pháp lý vì nó không tuân theo những tiêu chuẩn của Tòa Án Quốc Tế, theo đó sự phân ranh hải phận phải căn cứ vào các yếu tố địa lý, như số các hải đảo, mật độ dân số và chiều dài bờ biển. Ngày nay dân số Bắc Việt đông gấp 6 lần dân số đảo Hải Nam, và bờ biển Bắc Việt dài gấp 3 lần bờ đảo Hải Nam phía đối diện Việt Nam. Ngoài ra Việt Nam có hàng ngàn hòn đảo trong khi Hải Nam chỉ có 5 hay 6 hòn. Tại miền bờ biển hễ đã có đất thì phải có nước; có nhiều đất hơn thì được nhiều nước hơn; có nhiều dân hơn thì cần nhiều nước hơn. Vì vậy hải phận Việt Nam phải lớn hơn hải phận Trung Hoa (63% và 37% theo Hiệp Ước Bắc Kinh). Và cũng vì vậy vùng biển này có tên là Vịnh Bắc Việt.

Ngày nay phe Cộng Sản viện dẫn đường trung tuyến để phân ranh hải phận với tỉ lệ lý thuyết 53% cho Việt Nam. Như vậy Việt Nam đã mất ít nhất 10% hải phận, khoảng 12.000 km2. Tuy nhiên trên thực tế phe Cộng Sản đã không áp dụng nghiêm chỉnh đường trung tuyến. Họ đưa ra 21 điểm tiêu chuẩn phân định Vịnh Bắc Việt theo đó Việt Nam chỉ còn 45% hải phận so với 55% của Trung Quốc. Và Việt Nam đã mất 21.000 km2.

Bất công hơn nữa là vì nó không căn cứ vào những điều kiện đặc thù để phân định Vịnh Bắc Việt. Tại vĩ tuyến 20 (Ninh Bình, Thanh Hóa), biển rộng chừng 170 hải lý, theo đường trung tuyến Việt Nam được 85 hải lý để đánh cá và khai thác dầu khí (thay vì 200 hải lý theo Công Ước về Luật Biển). Trong khi đó, ngoài 85 hải lý về phía tây, đảo Hải Nam còn được thêm 200 hải lý về phía đông thông sang Thái Bình Dương. Theo án lệ của Tòa Án Quốc Tế, hải đảo không thể đồng hóa hay được coi trọng như lục địa. Vậy mà với số dân chừng 7 triệu người, đảo Hải Nam, một tỉnh nhỏ nhất của Trung Quốc, đã được hưởng 285 hải lý để đánh cá và khai thác dầu khí. Trong khi đó 42 triệu dân Bắc Việt chỉ được 85 hải lý. Đây rõ rệt là bất công quá đáng. Bị án ngữ bởi một hải đảo (Hải Nam) người dân Bắc Việt bỗng dưng mất đi 115 hải lý vùng đặc quyền kinh tế để đánh cá và thềm lục địa để khai thác dầu khí. .

Hơn nữa, Hiệp Ước này còn vi phạm đạo lý vì nó đi trái với những mục tiêu và tôn chỉ của Hiến Chương Liên Hiệp Quốc và Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền như Công Lý, Bình Đẳng, Hữu Nghị, không cưỡng ép, không thôn tính và không lấn chiếm.


III. TỘI DÂNG CÁC TÀI NGUYÊN VÀ NGUỒN LỢI THIÊN NHIÊN CHO NƯỚC NGOÀI

Cùng ngày với Hiệp Ước Vịnh Bắc Bộ, Đảng Cộng Sản Việt Nam còn ký Hiệp Ước Hợp Tác Nghề Cá.

Ngày 15-6-2004, Quốc Hội phê chuẩn Hiệp Ước Vịnh Bắc Bộ. Tuy nhiên, trái với Điều 84 Hiến Pháp, Hiệp Ước Đánh Cá không được Quồc Hội phê chuẩn, chỉ được Chính Phủ "phê duyệt".

Theo Hiệp Ước sau này, hai bên sẽ thiết lập một vùng đánh cá chung rộng 60 hải lý, mỗi bên 30 hải lý, từ đường trung tuyến biển sâu nhiều cá, khởi sự từ vĩ tuyến 20 (Ninh Bình, Thanh Hóa) đến vùng Cửa Vịnh tại vĩ tuyến 17 (Quảng Bình, Quảng Trị).

Tại Quảng Bình biển rộng chừng 120 hải lý, theo đường trung tuyến Việt Nam được 60 hải lý. Trừ 30 hải lý cho vùng đánh cá chung, ngư dân chỉ còn 30 hải lý gần bờ. Trong khi đó Hải Nam được 290 hải lý để đánh cá.

Tại Ninh Bình, Thanh Hóa, biển rộng chừng 170 hải lý, theo đường trung tuyến, Việt Nam được 85 hải lý. Trừ 30 hải lý cho vùng đánh cá chung, ngư dân chỉ còn 55 hải lý gần bờ. Trong khi đó Hải Nam được 315 hải lý.

Hơn nữa, theo nguyên tắc hùn hiệp, căn cứ vào số vốn, số tàu, số chuyên viên kỹ thuật gia và ngư dân chuyên nghiệp, Trung Quốc sẽ là chủ nhân ông được toàn quyền đánh cá ở cả hai vùng, vùng đánh cá chung và vùng hải phận Trung Hoa.

Ngày nay Trung Quốc là quốc gia ngư nghiệp phát triển nhất thế giới. Trên mặt đại dương, trong số 10 tàu đánh cá xuyên dương trọng tải trên 100 tấn, ít nhất có 4 tàu mang hiệu kỳ Trung Quốc. Như vậy trong cuộc hợp tác đánh cá với Trung Quốc, Việt Nam chỉ là cá rô, cá riếc sánh với cá mập, cá kình:

a) Trong số 17 quốc gia ngư nghiệp phát triển trên thế giới có tàu đánh cá lớn trọng tải trên 100 tấn, một mình Trung Quốc chiếm hơn 40 % số tàu, so với 5% của Hoa Kỳ, 3% của Nhật Bản và 2% của Đại Hàn, (Việt Nam không có mặt trong số 17 quốc gia này).

b) Các tàu đánh cá lớn này có trang bị các lưới cá dài với tầm hoạt
động 60 dặm hay 50 hải lý. Do đó đoàn ngư thuyền Trung Quốc không cần ra khỏi khu vực đánh cá chung cũng vẫn có thể chăng lưới về phía tây sát bờ biển Việt Nam để đánh bắt hết tôm cá, hải sản, từ Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh tới Quảng Bình, Quảng Trị. Chăng lưới đánh cá tại khu vực Việt Nam là vi phạm hiệp ước. Tuy nhiên các đội tuần cảnh duyên hải Việt Nam sẽ ngoảnh mặt làm ngơ. Là cơ quan kinh tài của Đảng, họ sẽ triệt để thi hành chính sách thực dụng làm giàu với bất cứ giá nào, kể cả bằng sự cấu kết với ngoại bang vi phạm luật pháp và hiệp ước.

Trong cuộc hùn hiệp hợp tác này không có bình đẳng và đồng đẳng. Việt Nam chỉ là kẻ đánh ké, môi giới mại bản, giúp cho Trung Quốc mặc sức vơ vét tôm cá hải sản Biển Đông, để xin hoa hồng (giỏi lắm là 10%, vì Trung Quốc có 100% tàu, 100% lưới và 95% công nhân viên).

c) Rồi đây Trung Quốc sẽ công nhiên vi phạm Hiệp Ước Hợp Tác Đánh Cá cũng như họ đã thường xuyên vi phạm Công Ước về Luật Biển. Chiếu Công Ước này các quốc gia duyên hải có vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý để đánh cá. Nhưng cũng có nghĩa vụ phải bảo toàn và dinh dưỡng ngư sinh để dành hải sản cho biển cả và các thế hệ tương lai. Trung Quốc đã trắng trợn và thường xuyên vi phạm Công Ước về Luật Biển trong chính sách "tận thâu, vét sạch và cạn tàu ráo máng" áp dụng từ thời Đặng Tiểu Bình. Đó là chính sách thực dụng mèo đen mèo trắng, làm giàu là vinh quang, làm giàu với bất cứ giá nào.

Từ hơn 1/4 thế kỷ theo kinh tế thị trường, với sự phát triển công kỹ nghệ, thương mại, đánh cá và khai thác dầu khí, ngày nay tại vùng duyên hải Trung Hoa, các tài nguyên, hải sản và nguồn lợi thiên nhiên như tôm cá, dầu khí đã cạn kiệt. Trong khi đó nhu cầu canh tân kỹ nghệ hóa và nạn nhân mãn (của 1 tỉ 380 triệu người) đòi hỏi Trung Quốc phải mở rộng khu vực đánh cá và khai thác dầu khí xuống Miền Nam.

d) Với hơn 25 năm kinh nghiệm trong nghề cá, Trung Quốc đã huấn luyện được một đội ngũ công nhân viên đông đảo gồm các kỹ thuật gia, chuyên viên điện tử, và ngư dân có tay nghề. Trong khi đó về phía Việt Nam chỉ có một số công nhân không chuyên môn để sai phái trong các công tác tạp dịch hay công tác vệ sinh như rửa cá, rửa tàu v...v... Và rồi đây, bên cạnh các lao động nô lệ xuất khẩu tại Đông Nam Á , chúng ta sẽ có thêm một số lao động nô lệ tại Biển Đông trên các tàu đánh cá xuyên dương Trung Quốc.


IV. TỘI CHUYỂN NHƯỢNG CÁC QUẦN ĐẢO HOÀNG SA TRƯỜNG SA CHO NƯỚC NGOÀI

Với đà này Đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ nhượng nốt các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Cộng. Họ đã nhiều lần công bố ý định này:

1) Ngày 15-6-1956, ngoại trưởng Ung Văn Khiêm minh thị tuyên bố: "Hà Nội nhìn nhận chủ quyền của Trung Quốc tại Hoàng Sa và Trường Sa mà Trung Quốc gọi là Tây Sa và Nam Sa".

2) Ngày 14-9-1958 qua lời Phạm Văn Đồng, Hồ Chí Minh, Chủ Tịch Đảng, Chủ Tịch Nước, xác nhận chủ quyền hải phận của Trung Quốc tại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

3) Để biện minh cho lập trường của Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng, sau khi Trung Cộng tiến chiếm Trường Sa hồi tháng 3-1988, báo Nhân Dân, cơ quan chính thức của Đảng Cộng Sản trong số ra ngày 26-4-1988 đã viết: "Trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù xâm lược thì Việt Nam phải tranh thủ sự gắn bó của Trung Quốc, và ngăn chặn Hoa Kỳ sử dụng 2 quần đảo nói trên". Đây chỉ là lời ngụy biện. Vì tại Thái Bình Dương, Hoa Kỳ có Đệ Thất Hạm Đội nên không cần đến các hải đảo Trường Sa và Hoàng Sa để làm căn cứ xuất phát hay địa điểm chỉ huy.

4) Và hồi tháng 5-1976, báo Saigon Giải Phóng trong bài bình luận việc Trung Quốc chiếm Hoàng Sa bằng võ lực đầu năm 1974, đã viết: "Trung Quốc vĩ đại đối với chúng ta không chỉ là người đồng chí, mà còn là người thầy tin cẩn đã cưu mang chúng ta nhiệt tình để chúng ta có ngày hôm nay. Vì vậy chủ quyền Hoàng Sa thuộc Việt Nam hay thuộc Trung Quốc cũng vậy thôi".

Từ 1956, mục tiêu chiến lược của Đảng Cộng Sản Việt Nam là "giải phóng Miền Nam" bằng võ lực. Để chống lại Việt Nam Cộng Hòa, Hoa Kỳ và Đồng Minh, Hà Nội hoàn toàn trông cậy vào sự cưu mang nhiệt tình của người thầy phương Bắc. Vì sau cái chết của Stalin năm 1953, Lien Xô chủ trương chung sống hòa bình với Tây Phương, trong khi Mao Trạch Đông vẫn tuyên bố "sẽ giải phóng một ngàn triệu con người Á Châu khỏi ách Đế Quốc Tư Bản".

Mà muốn được cưu mang phải cam kết đền ơn trả nghĩa. Ngày 14-9-1958, qua Phạm Văn Đồng, Hồ Chí Minh, Chủ Tịch Đảng, Chủ Tịch Nước cam kết chuyển nhượng cho Trung Quốc các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Qua năm 1959, Đảng Cộng Sản phát động chiến tranh Giải Phóng Miền Nam.


Có 3 lý do được viện dẫn trong cam kết này:

a) Vì Hoàng Sa, Trường Sa tọa lạc tại các vĩ tuyến 17-7 (Quảng Trị-
Cà Mâu) nên thuộc hải phận Việt Nam Cộng Hòa. Đối với Hà Nội nhượng Hoàng Sa, Trường Sa cho Trung Quốc trong thời điểm này chỉ là bán da gấu! (không phải tài sản của mình).

b) Sau này do những tình cờ lịch sử, nếu Bắc Việt thôn tính được Miền Nam thì mấy hòn đảo san hô tại Biển Đông đâu có ăn nhằm gì so với toàn thể lãnh thổ Việt Nam?

c) Giả sử cuộc "giải phóng Miền Nam" không thành, thì việc Trung
Cộng chiếm Hoàng Sa Trường Sa thuộc lãnh hải Việt Nam Cộng Hòa cũng có tác dụng làm suy yếu phe quốc gia về kinh tế, chính trị, chiến lược và an ninh quốc phòng.


KẾ HOẠCH THÔN TÍNH BIỂN ĐÔNG CỦA TRUNG CỘNG

Năm 1982, với tư cách ngũ cường thuộc Hội Đồng Bảo An có quyền phủ quyết, Trung Cộng hoan hỷ ký Công Ước về Luật Biển. Ký xong Công Ước, Bắc Kinh mới thấy lo! Theo Công Ước các quốc gia duyên hải chỉ có 200 hải lý, vừa là vùng đặc quyền kinh tế để đánh cá, vừa là thềm lục địa để khai thác dầu khí. Trong khi đó Hoàng Sa tọa lạc ngoài lục địa Trung Hoa 270 hải lý, và Trường Sa cách Hoa Lục 750 hải lý, nên không thuộc hải phận (thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế đánh cá) của Trung Quốc.

Vì vậy, cuối năm 1982, Bắc Kinh tập hợp 400 học giả Trung Hoa ngày đêm nghiên cứu thảo luận ròng rã trong suốt 10 năm, để kết luận rằng "Nam Hải là Biển Lịch Sử của Trung Quốc từ thời Hán Vũ Đế ".

Đây là thái độ trịch thượng võ đoán của phe đế quốc, cũng như Đế Quốc La Mã thời xưa coi Địa Trung Hải là "biển lịch sử của chúng tôi!"

Biển Lịch Sử hay Lưỡi Rồng Trung Quốc nằm sát bờ biển, cách Quảng Ngãi 40 hải lý, cách Nam Dương 30 hải lý, cách Mã Lai và Phi Luật Tân 25 hải lý. Nó bao gồm toàn thể vùng biển Hoàng Sa Trường Sa và chiếm trọn 3 túi dầu khí đang khai thác là Tứ Chính (Vanguard) của Việt Nam, Natuna của Nam Dương và Cỏ Rong (Reed Bank) của Phi Luật Tân.

Tuy nhiên về mặt pháp lý, nếu Ấn Độ Dương không phải là đại dương của Ấn Độ, thì Nam Hải cũng không phải là biển của Trung Hoa về phía Nam.

Vả lại theo Tòa Án Quốc Tế La Haye, biển lịch sử chỉ là nội hải. Hơn nữa Thuyết Biển Lịch Sử của Trung Quốc cũng bị Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển bác bỏ trong Điều 8: "Biển lịch sử hay nội hải của một quốc gia tọa lạc trong lục địa hay đất liền, bên trong bờ biển hay đường căn bản" (đường căn bản là lằn mực thủy triều xuống thấp).

Do đó Biển Nam Hoa hay Nam Hải không phải là Biển Lịch Sử của Trung Quốc vì nó là ngoại hải và cách lục địa Trung Hoa hơn 2000 cây số.

Và công trình 10 năm nghiên cứu của 400 học giả Trung Hoa chỉ là công "dã tràng xe cát Biển Đông, nhọc nhằn mà chẳng nên công cán gì"!

Thất bại trong thuyết Biển Lịch Sử, Trung Cộng đề ra kế hoạch 4 bước để xâm chiếm Biển Đông về kinh tế:

1) Ký kết Hiệp Ước Vịnh Bắc Bộ năm 2000 để hủy bãi Hiệp Ước Bắc Kinh 1887 (theo đó Việt Nam được 63% và Trung Hoa được 37%. Nếu theo đường trung tuyến, hai bên được chia đều 50%. Tuy nhiên trên thực tế, Trung Cộng không theo đường trung tuyến và đã đề ra 21 điểm tiêu chuẩn phân định theo đó Việt Nam chỉ còn 45% so với 55% của Trung Hoa.

2) Ký kết Hiệp Ước Hợp Tác Nghề Cá năm 2000 để thiết lập Vùng
Đánh Cá Chung 60 hải lý. Và Việt Nam chỉ còn 25% tại vĩ tuyến 17, và 32% tại vĩ tuyến 20. Với các tàu đánh cá viễn duyên, với các lưới cá dài 50 hải lý, và nhất là với sự cấu kết đồng lõa của đội tuần cảnh duyên hải Việt Nam, toàn thể Vịnh Bắc Việt sẽ biến thành khu đánh cá tự do cho đội kình ngư Trung Quốc mặc sức tận thu, vét sạch, và cạn tàu ráo máng.

3) Từ đánh cá chung đến hợp tác khai thác dầu khí chỉ còn một bước. Trong Hiệp Ước Vịnh Bắc Việt có điều khoản quy định rằng, khi dầu khí được phát hiện, hai bên sẽ khởi sự hợp tác khai thác dầu khí. Dầu khí là do các chất hữu cơ kết tụ trong các thủy tra thạch kết tầng dưới đáy biển. Các chất hữu cơ này được nước phù sa Sông Hồng Hà từ Vân Nam và Sông Cửu Long, con sông dài nhất Đông Nam Á, từ cao nguyên Tây Tạng đổ ra Biển Đông từ cả triệu năm nay. Do đó dầu khí nếu có, là do các chất hữu cơ từ lục địa Việt Nam, chứ không phải từ Hoa Lục. Mặc dầu vậy, tại Vịnh Bắc Việt, Trung Quốc đã đề ra nhiều dự án thăm dò và khai thác dầu khí, như "Dự Án Quỳnh Hải" bên bờ đảo Hải Nam và "Dự Án Vịnh Bắc Bộ" phía Bắc vĩ tuyến 20. (Khi dùng danh xưng "Vịnh Bắc Bộ", Trung Quốc mặc nhiên nhìn nhận rằng đó là Vịnh của Việt Nam về phía Bắc. Vì nếu là củaTrung Hoa thì phải gọi là Vịnh Nam Bộ mới đúng địa lý).

4) Với chính sách vết dầu loang, sau khi thành tựu kế hoạch đánh cá
và khai thác dầu khí chung tại Bắc Việt, hai bên sẽ tiến tới việc hợp tác đánh cá và khai thác dầu khí chung tại miền duyên hải Trung và Nam Việt. Điều đáng lưu ý là vùng lãnh hải này thuộc thềm lục địa và khu đặc quyền kinh tế đánh cá 200 hải lý của Việt Nam nên thuộc chủ quyền tuyệt đối của Việt Nam. Ở đây không có sự trùng điệp hay chồng lấn hải phận như trường hợp Vịnh Bắc Việt.

Không ai ngu dại gì cho người nước ngoài đến đánh cá và khai thác dầu khí chung tại thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế riêng của nước mình. Chiếu Điều 77 Luật Biển, thềm lục địa thuộc chủ quyền tuyệt đối của quốc gia duyên hải. Mọi sự chiếm cứ bất cứ từ đâu tới cũng đều vô hiệu, nhất là chiếm cứ võ trang (trường hợp Trung Cộng dùng võ trang chiếm Hoàng Sa năm 1974 và Trường Sa từ năm 1988).

Bằng kế hoạch thôn tính 4 bước, đế quốc Bắc Kinh buộc Hà Nội hiến dâng toàn thể hải phận Việt Nam từ Vịnh Bắc Việt đến vùng biển Hoàng Sa Trường Sa theo lời cam kết của Hồ Chí Minh (Phạm Văn Đồng chỉ là kẻ thừa sai, bất lực, vô quyền, không có cả quyền bổ nhiệm một thứ trưởng theo lời tự thú của đương sự).

Như vậy, Thuyết Biển Lịch Sử hay Lưỡi Rồng Trung Quốc từng bị Công Ước về Luật Biển và Tòa Án Quốc Tế bác bỏ, nay sẽ trở thành hiện thực do kế hoạch 4 bước thôn tính Biển Đông của Trung Cộng. Vì quyền lợi riêng tư, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã táng tận lương tâm nhượng đất, bán nước, dâng cá dâng dầu và dâng các hải đảo cho kẻ thù truyền kiếp của dân tộc.

Hành động như vậy Đảng Cộng Sản Việt Nam đã 4 lần phản bội Tổ Quốc.

Vì những lý do nêu trên:
Thay mặt đồng bào trong nước không còn quyền được nói
Trước Tòa Án Quốc Dân và Tòa Án Lịch Sử
ỦY BAN LUẬT GIA BẢO VỆ DÂN QUYỀN
KẾT ÁN ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ
4 TỘI PHẢN BỘI TỔ QUỐC

Luật sư Nguyễn Hữu Thống

Một Hiến Pháp dân chủ cho Việt Nam

Nếu xem Hiến Pháp là một la bàn định hướng cho con tàu Việt Nam thì sáu mươi năm qua con tàu này vẫn lênh đênh trên đại dương theo ý chí, khủng bố và hứa hẹn của thiểu số cộng sản cầm quyền
Nguyễn Quang Duy



Trong các chứng cớ thu được từ tư gia và máy tính của Luật sư Lê Công Định có bản Tân Hiến Pháp do ông cùng soạn thảo. Tin này được các báo trong nước đồng loạt đăng.

Mặc dầu bản Dự Thảo Hiến Pháp này không được phổ biến, báo Công An Nhân Dân đã dành liên tiếp hai số (ngày 18/6 và 20/6/2009) để công kích và kết án việc làm của ông [1] Kết án kiểu này đầu tiên lộ rõ tính độc tài đảng trị cuả Đảng Cộng sản Việt Nam.

Ở các xã hội dân chủ, mọi người đều có quyền góp ý cho bản Hiến Pháp hiện hành và quyền vận động cho một bản hiến pháp mới. Khi có nhu cầu, Chính quyền còn có trách nhiệm đứng ra tổ chức Hội Nghị bàn về Hiến Pháp. Như Hội Nghị Lập Hiến bàn về thể chế Cộng Hoà tại Úc trước đây.

Mặc dù bị kết án tuyên truyền chống đối đảng và nhà nước cộng sản, các công trình trí tuệ của luật sư Lê công Định đã đang và sẽ tiếp tục đóng góp vào công cuộc xây dựng một Việt Nam mới hiến định, dân chủ và pháp trị. Riêng việc luật sư Lê Công Định sọan Bản Dự thảo Hiến Pháp nói lên nhu cầu phải thay đổi Hiến Pháp càng ngày càng trở nên cấp thiết.

Đòi hỏi một Hiến Pháp dân chủ

Không riêng luật sư Lê Công Định, trong nước cũng có nhiều quan tâm về một Hiến pháp Dân chủ cho Việt Nam, xin cử ra đây vài thí dụ:

1. Phó giáo sư, tiến sỹ Phạm Duy Nghĩa, Viện Đại Học Hà Nội tiếc rằng từ 1946, dân tộc ta đã không có cơ hội đi xa hơn trong chủ nghĩa lập hiến. Bản hiến văn 1946 không có giá trị về pháp lý, chưa từng được sửa theo cách thức mà nó đề nghị và nó đã bị thay thế bởi những tuyên bố chính trị khác (Hiến Pháp 1959, 1980, 1992 và 2001). Đó là một món nợ lịch sử cần phải trả. [2]

2. Tiến sĩ Nguyễn Đình Lộc, nguyên Bộ trưởng Tư Pháp, Trưởng Tiểu Ban Biên tập Hiến pháp 1992, thành viên của Ban Thư ký soạn thảo Hiến pháp 1980, đã có những trăn trở về một truyền thống Hiến pháp chưa được kiến tạo ở Việt Nam. Khi cần thông qua luật Cải Cách Ruộng Đất, Đảng cộng sản đã biến Quốc hội Lập Hiến 1946 một thành một Quốc hội Lập pháp. Rồi cũng Quốc hội này lại trở thành Quốc hội Lập Hiến khi thông qua Hiến Pháp 1959. Ông còn cho biết vào năm 1959 rất ít người thạo Nga văn và hiểu về hệ thống chính trị Liên Sô, nên Hiến pháp 1959 phải dựa trên bản dịch tiếng Tàu với khá nhiều lỗi lầm về văn phạm và ý nghĩa từ việc chuyển ngữ. Các lỗi lầm này được tiếp tục in lại trong các ấn bản sau 1980, 1992 và 2001. Hệ thống pháp quyền Việt Nam lại xây dựng dựa trên các lỗi lầm này. [3]

3. Luật sư Trần Lâm và Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang đã viết: “Đề cập đến sửa đổi Hiến pháp tưởng chừng là điều cấm kỵ, thậm chí có thể bị coi là phạm pháp, nhưng nay đã được các cơ quan Nhà nước, các người có trách nhiệm ở tầng cao nói đến, quần chúng băn khoăn, bức xúc … Đây đó, có người còn quy kết mọi khó khăn trắc trở của đất nước hiện nay đều bắt nguồn từ những bất cập của Hiến pháp hiện hành”. [4] Từ đó hai ông đã vạch rõ yêu cầu thành lập một cơ quan lập hiến để sửa đổi để sọan ra một Hiến Pháp mới cho Việt Nam.

Quyền lập hiến luôn luôn phải được đặt cao hơn quyền lập pháp. Để tránh việc lạm quyền, Quốc Hội Lập Hiến được bầu ra với chức năng duy nhất là sọan ra một Hiến Pháp rồi giải tán. Hiến Pháp quy định rõ ràng quyền và trách nhiệm của Quốc Hội Lập Pháp. Quốc Hội Vịệt Nam xem ra luôn nắm giữ cả hai quyền.

Chính danh trong thể chế pháp trị

Nhưng trên thực tế Quốc hội Vịệt Nam chỉ lập ra cho có hình thức, mọi việc đều đã được Đảng Cộng sản thu xếp từ trước.

Theo điều 4 Hiến Pháp “Đảng Cộng Sản Việt Nam … là lực lương lãnh đạo nhà nước và xã hội… ” và điều 6 quy định: "Quốc hội, Hội đồng nhân dân và các cơ quan khác của Nhà nước đều được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ…" Hai điều này bao hàm tính toàn trị của Đảng Cộng sản Vịệt Nam. Hiến pháp chỉ sọan ra cho có hình thức nhằm trang điểm cho thể chế đảng trị.

Về việc này, trên diễn đàn BBC trứơc đây, luật sư Lê công Định đã có bài “Bàn về ‘Chính danh’ trong thể chế pháp trị” (BBC, 04/7/2006). Trong bài này ông nói rõ “Việc điều hành hệ thống quản lý nhà nước với cơ chế thông qua những quyết sách quan trọng và bầu chọn nguyên thủ quốc gia, mà trên thực tế do một đảng chính trị quyết định, dù là đảng cầm quyền, một lần nữa cho thấy Đảng, chứ không phải nhà nước, đang cai trị quốc gia. Thể chế chính trị như vậy, trong ngành chính trị học, được định danh là “đảng trị”, chứ không phải “pháp trị”. Ông nhận xét : “… người dân vẫn không tâm phục và nhìn nhận những chức phận kiểu như vậy”.

Về một thể chế pháp trị ông đã viết “… sự “chính danh” gắn liền với tính hợp hiến, nghĩa là việc bầu cử nguyên thủ quốc gia để quốc dân “chọn mặt gửi vàng” phải được minh định trong Hiến pháp, chứ không từ bất kỳ văn kiện chính trị nào khác.” Và đề nghị “… phải chuyển từ thể chế đảng trị sang pháp trị để đạt được “ngôn thuận” trong nhân dân”.

Xưa như nay

Trước đây ông Nguyễn Hữu Đang nguyên Trưởng Ban tổ chức Ngày Tuyên Ngôn Độc Lập 2/9/1945 và trong Ủy Ban dự thảo Tổng tuyển cử Quốc Hội Lập Hiến 1946, cũng nhận tội rồi bị kết án tù chỉ vì trên Nhân Văn số 4, ra ngày 5.11.1956, đã góp ý xây dựng Hiến Pháp 1946 và “… tình trạng thiếu một nền pháp trị hẳn hoi…” tại miền Bắc Việt Nam. [5]

Năm mươi năm đã qua, ngày nay, luật sư Lê Công Định, cũng chỉ vì những họat động ôn hoà và bất bạo động, lại bị cáo buộc vi phạm các điều 79 và 88 của bộ luật hình sự. Các điều luật trên xuất phát từ các cương lĩnh của Đảng Cộng sản Việt Nam. Vụ án Lê Công Định sẽ là một dấu hiệu gởi ra toàn thế giới Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục lội ngược dòng tiến hóa nhân lọai và kéo lùi dân tộc Việt Nam.

Hiến Pháp là gì ?

Một cách vắn tắt, Hiến pháp là:

1. nền tảng để xây dựng một chính phủ dân chủ, hiến định và pháp trị;
2. bộ luật tối cao quy định các quyền và nghĩa vụ của người công dân;
3. quy định các nguyên tắc xây dựng quyền lực cho chính phủ, các giới hạn của chính phủ và đề ra các thủ tục họat động cơ bản cho chính phủ;
4. là nền tảng xây dựng các chính sách văn hoá, xã hội, giáo dục, chính trị, kinh tế, ..., các quyết định pháp lý, các đạo luật quốc gia; và
5. đề ra các phương cách bổ sung hay sửa đổi khi cần thiết.

Trong một quốc gia, mọi công dân đều bị chi phối, cũng như đều có bổn phận tôn trọng và tuân theo hiến pháp, các đạo luật, các quyết định hợp hiến. Như vậy, Hiến Pháp dân chủ cần sự tham gia của mọi tầng lớp xã hội.

Riêng trường hợp Việt Nam, người Việt hải ngọai cũng là một thành phần dân tộc và như thế ít nhiều cũng bị chi phối bởi hiến pháp và luật pháp Việt Nam.

Thế giới ngày nay càng ngày càng mở, công dân các nước du lịch, sinh sống và làm việc trên quốc gia khác càng ngày càng nhiều. Vì thế một Hiến pháp hiện đại cần có tầm nhìn xa hơn về con người thay vì chỉ công dân một quốc gia.

Nếu xem Hiến Pháp là một la bàn định hướng cho con tàu Việt Nam thì sáu mươi năm qua con tàu này vẫn lênh đênh trên đại dương theo ý chí, khủng bố và hứa hẹn của thiểu số cộng sản cầm quyền.

Cần một Hiến Pháp dân chủ cho Việt Nam

Nói rõ hơn một Hiến Pháp dân chủ quy định rõ ràng những quyền tự do cá nhân. Trên sáu mươi năm qua Đảng Cộng sản đã cướp đi cái quý nhất của người Việt Nam – Quyền Tự Do. Đã đến lúc người Việt chúng ta cần đồng tâm ngồi lại với nhau để đòi lại các quyền này, để thảo luận và để sọan ra một Dự Thảo Hiến Pháp. Việc này sẽ giúp:

1. xây dựng và sửa sọan một hướng đi, đưa dân tộc chúng ta, một cách bình thường và bình đẳng hội nhập vào thế giới dân chủ;
2. phương tiện đấu tranh cho dân chủ một cách quyết liệt và dứt khóat trong ôn hoà, bất bạo động;
3. Hiến Pháp dân chủ sẽ là giải pháp để hoà giải dân tộc, ít rủi ro nhất cho các đảng viên Đảng Cộng sản, vì khi bị khủng bố, bị áp bức đến cùng cực, cách mạng bạo lực ắt sẽ xẩy ra; và
4. làm căn bản cho một Quốc Hội Lập Hiến cứu xét và đưa ra toàn dân trưng cầu dân ý.

Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi, 25/6/2009


[1] Nhóm PVCD, “Trò hề vớ vẩn trong ‘Tân hiến pháp’ thu được từ ‘luật sư cấp tiến’ Lê công Định”, Công An Nhân Dân ngày 18/6 và 20/6/2009
[2] Phạm Duy Nghĩa, ” Bản Hiến pháp sáu mươi năm trước và những món nợ lịch sử”, Tia Sáng 02/02/2007.
[3] Huy Đức phỏng vấn Tiến sĩ Nguyễn Đình Lộc, “Tinh thần Hiến pháp”, . Sài Gòn Tiếp thị ngày 18 và 20 tháng 9 năm 2007.
[4] Trần Lâm và Nguyễn Thanh Giang, “Sửa đổi Hiến pháp Việt Nam là yếu tố bức thiết”,
[5] Nguyễn Hữu Đang, “Hiến pháp Việt Nam 1946 và Hiến pháp Trung Hoa bảo đảm tự do dân chủ như thế nao?”. Nhân văn số 4, ra ngày 5.11.1956

27 June 2009

Nghị quyết 36 và thiên đường Xã Nghĩa !

‘Chỉ có loài súc vật mới quay lưng lại với đồng loại để chăm sóc cho bộ da của mình’.

Nguyễn Thanh Ty



* Bức thư của Vẹm cái Mai Vy có tựa đề: “Cuộc sống ở nước ngoài thua xa Việt Nam”.

Việt cộng sau 30 năm cưỡng chiếm miền Nam, thi hành một chính sách cai trị tàn bạo, bất nhân với cung cách của những kẻ xâm lăng kiêu căng, tham tàn cướp bóc vô độ, đã tạo nên một cuộc phân ly đẫm máu cho nhiều triệu gia đình người miền Nam và làm cho đất nước trở nên điêu tàn kiệt quệ, nghèo đói, suy thoái, lạc hậu, thụt lùi trở lại thời đồ đá man di mọi rợ.

Bởi sự ngu dốt và tâm lý tự mãn của kẻ chiến thắng ấy, Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam bị lâm vào căn bệnh “suy dinh dưỡng” mãn tính có cơ làm cho chế độ sụp đổ rất hiểm nghèo hết phương cứu chữa nên phải vội vã đẻ ra cái Nghị Quyết có tên là “Thuốc Dưỡng thai hiệu Nhành Mai” số 36/NQ-TW về “Công tác đối với người Việt ở nước ngoài”, để cầu cứu “thuốc bổ dưỡng thai” của người Việt tị nạn hải ngoại gửi về cứu trợ.

Ngày 26 tháng ba năm 2004, Nghị quyết 36 ra đời. Tính đến nay, 2009, đã sáu năm.
Trong vòng 6 năm đảng ta đã chi ra một kinh phí khổng lồ cùng với một đạo quân tuyên vận hùng hậu xâm nhập khắp nơi để thi hành sách lược, thủ đoạn dưới ‘mật ngữ’ là “công tác”.


“Công tác” đó là công tác gì?
Tóm tắt, đó là những cái mánh chiêu dụ người Việt năm 1975, bỏ của chạy lấy người, sang các nước tự do để lánh nạn diệt chủng của cộng sản Bắc Việt, bằng những lời đường mật, tiền bạc và quyền lợi để dụ dỗ và cả sự hăm dọa khủng bố để lôi kéo họ mang chất xanh và chất xám về dâng nộp cho chúng.

Cái mánh này chẳng phải mới mẻ gì, vốn vẫn là bổn cũ soạn lại, chỉ là con tắc kè đổi màu da. Nguyên cốt của nó vẫn y nguyên kịch bản thời “Cải cách ruộng đất” năm 1954, thời “Đánh tư sản, Cải tạo công thương nghiệp” năm1975.

Kịch bản “Viên thuốc độc bọc đường” chuốc mời đối tượng bằng bàn tay sắt máu bọc nhung.

Trích lược vài dòng trong Nghị quyết Dưỡng thai hiệu Nhành Mai số 36 để coi chơi cho biết:

Đường mật chiêu dụ:
“Hiện nay có khoảng 2,7 triệu người Việt Nam đang sinh sống ở gần 90 nước và vùng lãnh thổ, trong đó có hơn 80% ở các nước công nghiệp phát triển, phần đông bà con ngày càng ổn định cuộc sống. Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài có tiềm năng kinh tế nhất định, có mối quan hệ với nhiều doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài và quốc tế, có khả năng tìm đối tác và làm cầu nối với các doanh nghiệp, tổ chức trong nước. Nhiều trí thức có trình độ học vấn và chuyên môn cao, một số người giữ vị trí quan trọng trong các cơ quan, cơ sở nghiên cứu, đào tạo, các công ty và tổ chức quốc tế, có khả năng tạo dựng quan hệ với các cơ sở kinh tế, khoa học ở nước sở tại.


Hăm dọa khủng bố:
“Có biện pháp đấu tranh phù hợp với những biểu hiện cố tình đi ngược lại lợi ích dân tộc, phá hoại quan hệ giữa các nước có cộng đồng người Việt đang sống hoặc gây chia rẽ trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài”.

Thử coi trong 6 năm thi hành mưu lược và thủ đoạn chiêu dụ người Việt hải ngoại, đảng ta đã giở ngón nghề thò lò sáu mặt gồm những món gì:

- “Tổ chức các đoàn nghệ thuật dân tộc ra nước ngoài biểu diễn phục vụ đồng bào…Tạo điều kiện cho các vận động viên là người Việt Nam ở nước ngoài về nước biểu diễn, thi đấu… Thường xuyên tổ chức các chương trình giao lưu văn hoá…du lịch về cội nguồn.
- Đổi mới mạnh mẽ và toàn diện công tác thông tin tuyên truyền…Đầu tư hỗ trợ kinh phí các chương trình dành cho người Việt Nam ở nước ngoài của đài phát thanh, truyền hình và internet…

- Tổ chức trại hè nói tiếng Việt cho thanh thiếu niên người Việt Nam ở nước ngoài.
- Tích cực đầu tư cho chương trình dạy tiếng việt Nam ở nước ngoài…
Nhưng thực tế đã chứng tỏ những mưu lược trường kỳ và đoản kỳ của chúng đã thất bại thê thảm. Những đoàn múa may, ỏng ẹo biểu diễn áo dài có tên là “Duyên dáng Việt Nam” mấy lần mang chuông qua Úc để đấm (tưởng đất Úc dễ ăn) đều bị cộng đồng người Việt tại đây nhất loạt tẩy chay và hàng ngàn người đã xuống đường biểu tình, mang biểu ngữ, phát truyền đơn tố cáo, vạch rõ âm mưu thâm độc của chúng cho người bản xứ thấy và hiểu rõ.

Lần nào bầu đoàn thê tử “Duyên dáng Việt Nam” cả trăm người kéo nhau qua Úc cũng đều lãnh thẹo. “Duyên dáng Việt Nam” biến thành “Dơ dáng Việt Cộng” chuyên chui cửa hậu.
Cả sự nỗ lực lẫn tiền bạc như nước đổ vào chính quyền Úc để xin được phát sóng truyền hình đài VTV4 gì đó… cũng bị cộng đồng người Úc gốc Việt bẻ gãy tan tành.
Đến xứ Cờ Hoa, trò thò lò sáu mặt của đảng ta lại càng thua đau, bại thảm, chuyển bại thành xụi luôn, nếm mùi chua cay, đau đớn.

Nhiều phái đoàn Cái bang từ Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch nước đến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng…, kéo nhau cả lô cả lốc, mang vác bị gậy sang Mỹ gãi đầu, gãi tai, từ thủ đô Hoa Thịnh Đốn (Washington D.C) đến Cao nguyên Rừng xanh (Seattle) ca bài con cá “lạy ông đi qua, lạy bà đi lại” để xin chút đô la còm, đều phải đi cửa hậu để né tránh màn “dàn chào” ngoạn mục của người Mỹ gốc Việt với rừng cờ vàng ba sọc đỏ cùng hàng trăm tấm pa nô có hình “đẹp mặt chế độ CS” như cảnh công an bịt miệng Cha Lý, hình Hòa thượng Thích quảng Độ, Luật sư Lê thị Công Nhân, Luật sư Nguyễn văn Đài …bị cầm tù.

Tuy nhiên, bên cạnh những thất bại đầy đắng cay, nhục nhã ấy, đảng ta cũng vớt vát được đôi chút thành quả để lấy lại được chút vốn an ủi như ông Tú Xương đã ví von:
Vớ vẩn đi xia may vớ được,


Phen này chắc hẵn kiếm ăn to!
Thành phần cá cắn mồi thơm lưỡi câu Nghị quyết thuốc Dưỡng thai số 36 của Việt cộng để về “ăn khế ngọt và hưởng gái đẹp mà rẻ”, không cần phải là thầy bói Lốc Cốc tử rờ mu rùa, xủ quẻ, người ta cũng biết rõ mười mươi đó là hạng người nào rồi.

Họ chẳng phải là hạng ngu si, mê muội gì để dễ bị Việt cộng dụ dỗ gạt gẫm hết lần này đến lần khác như trong quá khứ. Dẫu biết tỏng là vậy, nhưng họ vẫn cứ bịt tai, nhắm mắt trước sự khuyên nhủ của người đồng cảnh ngộ, vẫn cứ rứt áo ra đi, là loại hám danh, hám lợi, tuy tuổi đời cũng sắp kề miệng lỗ, nên lương tri bị mờ tối với những lời ngọt mật mà thôi.

Con gà trống khôn ngoan của Lã Phụng Tiên rốt cục bị con cáo già tinh ma nhảy lên ngoạm cổ cũng bởi lời ngọt mật đấy thôi

Trừ cái đám ca sĩ hết thời về quê mở quán nhậu kiếm bạc lẻ, mấy anh nhà văn bình vôi ế độ, về nước khom lưng, quì gối xin Việt cộng cho phép in sách với giá rẻ, hy vọng rằng trong 83 triệu người ít ra cũng có một ngàn người đọc sách của mình, có ba nhân vật được coi là “nổi đình nổi đám” xuất hiện trên sân khấu Bolsa, diễn xuất rất nhố nhăng với vỡ tuồng “ Ngàn năm bia miệng” trước khi vẫy tay chào nhau.

Đó là:
- Anh (k)hùng Trần Trường bị thất tâm phong, nổi điên, giở chứng treo cờ máu và hình Hồ cáo trong tiệm buôn bán của mình.

- Hèn tướng cao bồi Nguyễn cao Kỳ về nước với khổ nhục kế và “Mít Xông – Im pô xíp”.

- Nhạc sĩ nhiều tài lắm tật chuyên làm nhạc trong nhà xí và chỉ chống gậy chứ không chống cộng Phạm Duy.

Hậu quả cái sự “về quê hương ăn khế ngọt” và “hưởng gái đẹp ngon và rẻ” bị đảng ta ‘dập liễu vùi huê’ như thế nào thì nay ai ai cũng đã tỏ tường.
***

Mới đây một «vẹm cái» có tên là Mai Vy tự xưng là « từng du học ở châu Âu » viết một bức thư gởi cho « Ban Thế Giới » của tờ báo điện tử VnExpress ở trong nước có tựa đề : « Cuộc sống ở nước ngoài thua xa ở Việt Nam ».

Chưa nói đến nội dung bức thư ra sao, chỉ với cái tựa trên, một đứa trẻ cũng biết tỏng rằng ả Mai Vy không phải cán bộ tuyên vận thì cũng là «cán cuốc hay cán rựa » của đảng ta đang thi hành cái Nghị quyết thổ tả cấp tính số 36 kia chứ chẳng là du sinh hay du hí, du dương gì cả.

Hãy nghe Mai Vy giới thiệu về mình : « Tôi từng du học ở châu Âu, đã đi qua nhiều nước, chứng kiến cuộc sống của người mình bên đó. Và tôi đi đến kết luận: cuộc sống của người mình ở nước ngoài nói chung thua xa cuộc sống trong nước, cả về vật chất lẫn tinh thần. »

Cán rựa Mai Vy chứng minh cái sự đi xa biết rộng của mình : « Về vật chất, thì đúng là Việt Nam còn rất nghèo so với các nước Âu Mỹ, nhưng không có nghĩa là người sống ở Việt Nam được hưởng thụ kém hơn. Trái lại là đàng khác. Đó là nhờ mọi thứ hàng hóa, dịch vụ ở Việt Nam đều rất rẻ. »

Cán Mai Vy dẫn chứng : « Một người đi làm bình thường ở Việt Nam với lương 3 triệu tiền Hồ,( gần 200 USD)/tháng, thì lúc nào cũng có thể mời bạn bè đi ăn nhà hàng, xem phim, mát xa, tắm trắng, làm móng tay, gội đầu mà không cần đắn đo. Hứng lên thì cuối tuần đi biển chơi. Cần gì chỉ gọi một tiếng là có người mang đến tận nhà, phục vụ đâu ra đấy. Sống ở nước ngoài làm sao có được những cái đó ! Nhà cửa ở Việt Nam cũng không chật chội hơn, vật dụng chẳng thua kém : thì cũng tivi, tủ lạnh máy giặt, điện thoại thôi chứ gì ! »

Cán Mai Vy còn dẫn chứng thêm về đời sống của người dân đô thị Việt Nam: « Tôi hay quan sát cuộc sống của người dân thành phố và thấy ít người có vẻ lo âu, căng thẳng với cuộc sống. Họ cũng không thực sự vất vả nếu so với cuộc sống của người sống ở nước ngoài. Này nhé, bà bán cháo huyết đầu hẻm chỉ bán độ hai tiếng buổi sáng, sau đó là đi chơi, hay ngả người đọc báo Phụ Nữ, trong khi cô bé làm móng chân phục vụ cho bà. Cô bé làm móng chân đó cũng chẳng có vẻ gì lo âu, mỗi ngày cô phục vụ vài người là đủ tiền ăn, tiền nhà,tiền đi làm đầu, shopping đồ sida. Anh thợ hớt tóc bên kia đường vừa cắt tóc cho anh xe ôm vừa bình luận về trận đấu giữa AC Milan và Lyon ở cup C1… Anh ngoắc tay một cái, 2 phút sau cô bé ở quán cà phê bên cạnh mang tới cho anh ly cà phê đúng điệu…Xóm Gà ! Mọi người cứ loanh quanh phục vụ lẫn nhau, với giá rất rẻ, và tất cả đều sống một cách lương thiện, chẳng mấy lo lắng về khả năng mất việc làm, phải sống nhờ trợ cấp xã hội hay bị cảnh sát bắt trục xuất về nước.
Với những người có thu nhập cao, độ 5 triệu đồng/tháng trở lên chưa nói những người có thu nhập mười mấy, mấy chục triệu, thì cuộc sống còn sung túc hơn nữa, mà ngay cả những người có công ăn việc làm đàng hoàng bên Âu Mỹ, lương cả chục ngàn đô la, cũng chưa chắc bằng. Ví dụ đơn giản nhất : có bao nhiêu Việt kiều có được người giúp việc ?

Sang lĩnh vực văn hóa, chính trị, cán Mai Vy còn biết rõ một cách tường tận hai nơi để so sánh « cọ xát » : « Về vật chất đã thế, về tinh thần lại càng khác biệt. Người Việt ở nước ngoài là công dân hạng 2,3, 4 gì đó vì chỉ biết hùng hục kiếm sống, ngoài ra chẳng còn mối quan tâm gì lớn về chính trị, văn hóa xã hội. Những người sống bất hợp pháp lại càng khổ.

Trong khi đó ở Việt Nam kể cả người dân bình thường nhất cũng có quyền lên tiếng trên báo chí về vấn đề này, vấn đề khác của cuộc sống, của chính quyền, coi như một cách tham gia điều hành xã hội.

Thử hỏi người Việt ở nước ngoài có thể làm được điều đó không ? Ở bên kia ai thèm nghe họ nói, và họ biết gì mà nói, mà đòi góp ý với chính quyền sở tại ? Bất quá họ chỉ có thể lên những tờ báo điện tử như VnExpress để tham gia ý kiến về những vấn đề ở… Việt Nam mà thôi.

Về đời sống nông thôn, cán Mai Vy còn vẽ ra cảnh thần tiênhơn nữa : « Tóm lại, tuy nhiều người ở Việt Nam vẫn còn khá cực khổ, thu nhập thấp, nhất là ở vùng nông thôn, nhưng vẫn có cuộc sống phong phú, ý nghĩa hơn nhiều so với cuộc sống của đại đa số người mình ở nước ngoài, nhất là ở những nước Đông Ấu. Với đà phát triển của đất nước thì sự khác biệt đó sẽ càng lớn hơn nữa. »

Và cuối cùng cái búa và cái liềm đỏ loét của Nghị quyết 36 được cán Mai Vy giấu sau lưng nãy giờ, đột ngột thò ra, giáng xuống một cách mạnh mẽ rất ầu ơ ví dầu, kiểu trời kêu ai nấy dạ, hy vọng trúng nhằm những kẻ khờ khạo, cả tin lời dụ dỗ láo khoét: « Có lẽ những người đang vất vả mưu sinh ở nước ngoài nên nghĩ đến việc hồi hương đi là vừa ! » để bỏ bụng mừng thầm rằng thế nào cũng có đứa mắc bẫy cò ke.
Có người đọc xong lá thư của vẹm cái Mai Vy bèn bật cười nói rằng : « Đối với loại người lưỡi gỗ, óc đất sét, ăn ốc nói mò, suy bụng ta ra bụng người, tuyên truyền một cách thô thiển, ấu trĩ như thời kỳ 1945 – 1954, kiểu của hai anh văn nô Lê Lựu và Ngụy Ngữ thì thà nói với cái đầu gối còn sướng hơn! »

Kẻ viết bài này không những đồng ý ‘chăm phần chăm em ơi!’ với quí bô lão mà còn có thêm những « trăn trở, bức xúc » hơn nữa kia.

Bởi-rằng-thì-là thằng tui thấy bức thư của vẹm cái Mai Vy này quen quen. Nó giống y chang mấy cái mẫu tin trên báo Nhân Dân ca tụng thời bao cấp với công thức « Đời sống xã hội chủ nghĩa ngày nay là thiên đàng trên mặt đất. Mọi người đều được quyền làm tùy sức, ăn tiêu tùy cầu. Nhân dân đừng có ‘no’, tất cả để Nhà nước ‘no’. Tháng tháng, nhân dân cứ mang tem, phiếu đến cửa hàng Hợp tác xã mà lãnh mì sợi, bo bo… và mì chính về tha hồ mà dùng »…

Bức thư của vẹm cái Mai Vy chỉ cần sửa lại ngày tháng, địa điểm và nội dung của những mẫu tin trên chút đỉnh để ‘ấp đét’ theo thời ‘kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa’ mà thôi. Nội dung vẫn ‘u như kỹ’ tức y như cũ. Chỉ tiếc, hồi còn mồ ma thi nô Tố Hữu chẳng biết ‘xái bò’ gì về kinh tế rồi cũng kiểu chó nhảy bàn độc, đưa ra chính sách: tiền, lương, giá + bao cấp = cả nước đi ăn mày, nhá bo bo như ngựa bá thở. Nếu chưa chuyển qua từ trần, thi nô này sẽ còn rặn ra nhiều bài thơ khác để ca cái ‘vinh phồn tạo giả’ (cách nói ngược ‘phồn vinh giả tạo’ của VC ) này còn ác liệt hơn ả Mai Vy nhiều.

Tuy nhiên, thằng tui phải công nhận những điều Vẹm cái Mai Vy kể ra cũng không phải là trật hết, chỉ có điều hơi thiếu mà thôi.

Để giúp cho bức thư thêm hoàn mỹ và ‘hoành tráng’, xin bổ túc thêm mấy điều:
- Trên thế giới không có nước nào giàu có cho bằng Việt Nam. 83 triệu dân ai nấy đều là triệu phú. Đời sống vật chất rất sung sướng, ung dung nhàn nhã. Sáu giờ sáng cả nước đi uống cà phê. Sáu giờ chiều cả nước đi nhậu. Nhân dân ta đa phần chẳng cần phải làm lụng gì cả, ngày tháng cứ rong chơi, ăn nhậu. Tuy ở Việt Nam mà lại được lãnh đôla ở Mỹ. Rõ là sướng đến nỗi mọc lông cổ.

- Trên thế giới không một nước nào có tự do cho bằng Việt Nam. Ở Việt Nam được tự do xã rác ngoài đường. Ngồi trên xe đò, ăn bắp, ăn cam… được ‘vô tư’ vứt vỏ xuống đường. Phóng uế, đái bậy thoải mái bất cứ chổ nào mình muốn. Lái xe khỏi cần luật lệ, bất chấp đèn xanh đèn đỏ. Lạng lách qua mặt, lấn đường, leo lề, bóp còi thoải mái. Tại nạn va quẹt, chết người cũng ‘vô tư’. Bệnh viện, trường học cần yên tĩnh, kệ thây bố nó…

- Tha hồ chữi hay viết báo kể tội đế quốc Mỹ mà không bị công an cấm cản.

- Người dân được đảng và nhà nước bắt giam tự do khỏi cần có hay không có tội.
Vân vân và vân. Việt Nam dưới thời cộng sản cai trị có nhiều tự do lắm, ngàn lần hơn đế quốc tư bản, không sao kể hết một lúc được. Bởi người dân sống trong một nước mệnh danh là Xã hội Chủ Nghĩa giống như con vật sống trong rừng hoang dã, ở đó có luật rừng xanh cai trị bởi Chúa tể sơn lâm.

Còn riêng cái vụ chị em ta có ý kiến ý cò được đưa lên báo đăng dễ dàng để ‘tham gia điều hành xã hội’ thì coi bộ hơi láo toét, ba hoa chích choè một tị.
Cán Mai Vy lúc nào rỗi, hỏi lại xem ba bức thư của tướng Giáp với một lô thư góp ý của anh Sáu Dân tự Kiệt gởi tới ‘tham gia với nhà nước’ mấy năm nay (đến lúc chết) đã có báo nào đăng chưa ? Huống hồ, ý kiến của chị em ta ở xóm Gà thuộc loại ‘miệng chó đâu thể mọc ngà voi’ thì đến chừng nào mới được báo VnExpress đăng để cán Mai Vy với chị em ta ở xóm Gà làm một cuộc Big Bang?

Nói đi thì phải có nói lại. Hỏi nhỏ cán Mai Vy có thường đọc báo trong nước không? Thằng tui tuy ‘ở xa tổ quốc’ nhưng ngày nào cũng lên báo mạng như: Tuổi Trẻ, Lao Động, Thanh Niên, Việt NamNet lướt…để coi chơi cho biết sự tình, thấy có rất nhiều thiên phóng sự về đời sống ‘nhân dân ta’ trong ‘thiên đường Xã Nghĩa’ hiện nay ra sao. Hóa ra hãy còn nhiều khó khăn, đói khổ lắm lắm. Có số liệu đàng hoàng à nhe. Nào là trẻ em bỏ học năm nay thêm mấy chục ngàn, nào là vùng sâu vùng xa thiếu đói mấy ngàn hộ, trẻ em đi mò cua bắt ốc từ Bắc vô Nam bị chết đuối bao nhiêu đứa, sinh viên tốt nghiệp ra trường mỗi năm cả vạn em không tìm được việc làm, bão lụt hàng năm mấy vạn hộ mất nhà, mất ruộng, sống cảnh màn trời chiếu đất v.v…

Ví dụ dễ ‘nắm’ nhất là truyện ‘Cánh đồng bất tận’ của Nguyễn Ngọc Tư, chắc cán rựa Mai Vy chưa đọc?

Túm lại, nói gần nói xa chẳng qua nói thiệt. Có phải Mai Vy từ vùng nông thôn lén lên thành phố được một anh Tàu bựa hay Đài Loan, Hàn Quốc…đui, què, mẻ sứt bỏ ra vài ngàn Nhân dân tệ cưới về, rồi cả bố lẫn con chồng thay nhau bề hội đồng cho nát nước ra, may trốn thoát được về lại Việt Nam, hận đời, bèn chịu đứng tên cho bức thư do anh văn nô cha căng chú kiết nào đó trong báo VnExpress viết mà không dám trưng tên mình ra, để kiếm chút tiền còm không ? Thú thiệt đi! Thằng tui tuy nghèo những cũng có thể gửi về cho trăm đô US để đi shopping sida thoải mái.

Chứ xưng là mình du học từ Châu Âu sang Đông Âu, đi khắp thế giới mà tầm hiểu biết nông cạn đầy tính chất hư cấu như thế thì e chừng cái bằng đại học chắc cần phải tra xét lại. Mua hay ai đó thi dùm chăng?

Chỉ cần mấy chi tiết nhỏ sau đây cũng đủ bẻ gãy cả bức thư dài dòng toàn những chuyện bịa đặt sai thực tế mà độc giả trong nước đọc lên người ta cũng phải nhăn mặt kêu lên: - Láo toét!

- Nếu « cuộc sống ở nước ngoài thua xa ở Việt Nam » như cán Mai Vy nói thì các tờ báo làm phóng sự nói trên « đã đi lề trái » phản ảnh cái đói nghèo, ngu dốt, đạo đức sa đọa của xã hội… chắc phải bị đóng cửa ráo trọi để trừng phạt?.

- Người Việt ở nước ngoài mà khổ sở, mất tự do như bức thư tố khổ thì tiền ở đâu mỗi năm họ gửi về đến 8 tỉ đôla bằng 1/3 thu nhập của cả nước, để nuôi đảng cá mập? Và hàng năm có hơn 300.000 Việt kiều xênh xang áo gấm về làng ăn tiêu rủng rỉnh? Đi cướp nhà băng chắc? Ngược lại chưa hề nghe nói người trong nước gửi tiền ra hải ngoại để giúp đỡ thân nhân của mình đang tị nạn đói khổ. Hơn 30 năm nay chỉ thấy, từ trong nước, từ đám cầm quyền chóp bu cho đến các cơ quan Từ thiện, tôn giáo đủ loại, lũ lượt kéo nhau ra hải ngoại… để xin tiền.

- Đã 34 năm ‘giải phóng’ đất nước, sao trước cửa Sở Ngoại Vụ lúc nào cũng đông nghẹt ‘nhân dân ta’ kẻ đứng, người ngồi, chực chờ để xin xuất ngoại, bỏ nước ra đi ? Mỗi năm có hàng vạn đứa con gái khắp miền đất nước nhắm mắt lấy chồng ngoại để mong được thoát ra khỏi cái thiên đàng xã nghĩa này! Và hằng chục vạn thanh niên phải bán vợ đợ con, cầm cố nhà đất, ruộng vườn để có đủ tiền nộp cho bọn đầu nậu buôn người có tên là Công Ty Xuất khẩu lao động, thực chất là đi lao nô xứ người, để mong có được một tương lai sáng sủa hơn?

Định dánh dấu chấm hết ở đây nhưng bất chợt trong lòng lại nổi lên mối lo. Lo là, bà con ở xóm Gà, sau khi đọc được bức thư của ‘Du học sinh Mai Vy’ trên báo điện VnExpress, nhất là bà bán cháo huyết, anh thợ hớt tóc, cô làm móng chân, nói đến trong thư, sẽ tay đòn gánh, tay chổi chà, tìm tới nhà cán vẹm Mai Vy, vừa tẩn cho ả một trận nhừ đòn, vừa mắng sa sả vào mặt:

- Này con mặt dầy thối thây kia! Mày ăn phải cái giống gì mà viết báo láo lếu thế, không biết mắc cỡ à? Con cháu chúng tao đành phải thất học vì không có đủ tiền mua sách vở và đóng học phí. Chúng phải đi bươi rác, moi bọc nylon, lượm giấy suốt ngày ngoài đường để kiếm cơm, bữa đói bữa no còn chưa có. Chúng tao lo chạy gạo từng bữa tháo mồ hôi đây, ở đó mà shopping với dũa móng tay, đọc báo, mát xa… ! Còn mày? Mày chỉ lo cho mỗi cái thây của mày cho mập, cho béo? Chồng con mày thì sao ? Cơm đâu chúng nó ăn? Chúng nó đi ăn chực xương của chó ngoài đường chắc?

Mai Vy! Với Mốt Vy ! Hừ! Chúng tao tẩn cho một hồi thành Mai Táng, Mai Dịch, Mai Dú (cấm nói lái) cho hết cái thói điêu ngoa! Chúng tao hả? Cả mày nữa! Nếu không nhờ có thân nhân ở nước ngoài thương tình gửi tiền, quà về trợ giúp hàng tháng, hàng năm thì cũng đã rục xương từ kiếp nào rồi, ở đó mà khua môi múa mỏ như con vẹm cái!

Bức thư của Vẹm cái Mai Vy đã diễn tả trọn vẹn câu nói của Các Mác: ‘Chỉ có loài súc vật mới quay lưng lại với đồng loại để chăm sóc cho bộ da của mình’.

Nguyễn Thanh Ty

24 June 2009

Dịch Tiêu Chảy Óc Trên Giấy Báo

“Tuổi trẻ mà cả quãng đời trẻ không dám nói khác người đi trước một câu thì chẳng khác nào một thứ tuổi trẻ nhai lại. Khi đã yên thân làm loài nhai lại, đấy chính là một thứ tuổi trẻ vứt đi…”.
Đinh Tấn Lực




“TTXQC – Tin Vắn - 21-6-2009 - Một trận dịch tiêu chảy óc đã xảy ra tại Việt Nam từ ngày 13/6/09 đến nay. Nạn nhân là các tổng biên tập cỡ khủng, cỡ nhỡ và cỡ vụn, cùng một dàn ký giả thiếu vắc-xin trên hệ báo-đài chính quy của ta. Tình hình đã vượt cơn khẩn trương nhưng vẫn còn có thể kéo dài qua khỏi ngày Báo chí Cách mạng năm nay”.

Thử bước đầu tìm hiểu nguyên nhân?

Ông Trương Tấn Sang, Thường trực Ban Bí thư TW, đã rầy rà trong buổi làm việc với Hội nhà báo ngày 19/6/09 là: Báo chí Việt Nam còn “gây khó khăn cho lãnh đạo” khi đưa tin về các đề tài nhạy cảm.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng có bài than phiền mới gửi các nhà báo, nói rằng họ cần có “bản lĩnh chính trị vững vàng, nhạy cảm và tỉnh táo trong xử lý thông tin và đưa thông tin”.

Cả hai đều đúng, và cả hai đều thiếu.

Hãy thử trắc nghiệm bằng Google các trang mạng VN xem điều gì xảy ra?

Results 1 - 10 of about 341,000 Vietnamese pages for "Lê Công Định". (0.49 seconds)

Results 1 - 10 of about 73,900 Vietnamese pages for "Cù Huy Hà Vũ". (0.09 seconds)

Trong thao tác trắc nghiệm nêu trên, kết quả cho thấy là: Ngày nào mà tự thân ký giả chưa thấy ra ý đồ của lãnh đạo dàn dựng một xì-căng-đan khác, nhắm vào đối tượng là một luật sư hàng đầu của VN, để che khuất vụ việc LS Cù Huy Hà Vũ khởi kiện TT Nguyễn Tấn Dũng, (là một vụ việc chưa từng có tiền lệ ở nước VNDCCH lẫn CHXHCNVN và lẽ ra phải gây chấn động 9 độ Rích-te), thì chừng đó vẫn chưa thể đánh giá bản lĩnh của ký giả. Không một ai có tài đánh giá “một cái rỗng không” bao giờ!

Rõ ràng là bản tin gì đó trên VNN về vụ “nhân viên của Xí nghiệp Quản lý phà Cát Lái đã hành hung ‘hội đồng’ đối với một hành khách”, là chỉ thuộc hàng tép muỗi so với con voi trong vụ báo chí đánh hội đồng LS Lê Công Định suốt tuần qua.

Đã vậy, trong trận đánh hở sườn này, báo chí ta đã ăn theo cơ quan điều tra và đã trả giá cực đắt, thông qua ít nhất 10 điểm hớ hênh nghiệp vụ cực kỳ sơ đẳng, tạm liệt kê như sau:

*

Hớ hênh 1: Thủ Tục Phong Thánh

Thêm một lần nữa, cả nhà nước lẫn nhà báo VN lại chứng tỏ khả năng “đưa người vào lịch sử” trên cả tuyệt vời.

Lại thử Google trên mạng thế giới xem sao:

Results 1 - 10 of about 1,720,000 for "Lê Công Định". (0.28 seconds)

Results 1 - 10 of about 69,100 for "Cù Huy Hà Vũ". (0.08 seconds)

Về mặt cá nhân thì thời sự tuần qua cho thấy dư luận VN lẫn quốc tế đều chú mục vào chủ đề Lê Công Định. Cứ trông vào kết quả cú Google ngay đây, khỏi cần dẫn chứng. Qua đó, LS Lê Công Định đã được dư luận quốc tế trao huy chương vàng Olympic chính trị là nhân vật được nhắc tới nhiều nhất trong tuần, vô hình trung khiến cả dàn lãnh đạo mờ nhạt. Cả vụ truy tố Huỳnh Ngọc Sỹ cùng ngày cũng biến mất tăm. Đồng thời, LS Lê Công Định trở thành trung tâm điểm của một vụ việc mà Bộ công an cho là ở tầm quy mô, và cũng là điều đáng ngẫm, trong lúc những người khác chỉ được nêu tên thoáng qua đây đó trong các bài báo về vụ phá án hội đồng này, như các ông Trần Huỳnh Duy Thức hay Nguyễn Tiến Trung, chẳng hạn.

Về mặt cộng đồng, thì đó là trình tự phong thánh cho các tổ chức dồn sức dân chủ hóa Việt Nam, bao gồm cả Việt Tân, Dân Chủ Nhân Dân, Nhân Dân Hành Động, Họp Mặt Dân Chủ, Viễn Tượng Việt Nam, và Tập Hợp Thanh Niên Dân Chủ. Nhà nước và nhà báo ta đã tạo cơ hội hãn hữu và miễn phí cho các tổ chức này PR, quảng bá tên tuổi của họ đến tận vùng sâu vùng xa là những nơi nhân dân ta chưa có được internet để đọc báo lề trái. Tạo cơ hội cho Mỹ và các nước Tây phương có thêm lý cớ hạch sách nhà nước ta về nhân quyền hoặc đòi bỏ chính phủ VN vô lại danh sách CPC (tức các nhà nước cần quan tâm đặc biệt). Đồng thời, cũng khuyến khích bằng cách tạo cơ hội cho nhân dân ta tìm hiểu thêm về mối nhục câm nín của một Hà Nội cúi đầu trước quyết định của Bắc Kinh nhằm thành lập huyện Tam Sa hay lệnh cấm đánh cá trên biển Đông, về nguy cơ Bô-xít ở Tây Nguyên, về nguy cơ Bắc thuộc lần nữa… và về đường lối đấu tranh bất bạo động của các tổ chức vừa được phong thánh đó.

Riêng về mặt lý luận trong tiến trình phong thánh này thì quả thật, nhà nước, thông qua tuyên giáo trung ương, đã sử dụng tuyệt chiêu đánh động lòng hiếu kỳ khiến người đọc phải khui cho ra lẽ, khi báo chí nước nhà cực lực lên án những tổ chức khủng bố đã âm thầm và liên tục tổ chức hai ba nơi tại Thái Lan (và biết đâu chừng ở cả VN) nhiều buổi tập huấn đấu tranh bất bạo động làm nòng cốt cho các phong trào dân chủ. Osama Bin Laden đòi tuyệt thực đấy ư? Hay ngài Gandhi tung khẩu hiệu đốt cháy sa mạc, san lấp sông Hằng mà đánh quy ước chiến giành lại độc lập từ bọn thực dân Anh?

*

Hớ hênh 2: Bể Đồng Hồ

Theo Phó tổng cục trưởng Tổng cục An ninh Vũ Hải Triều, LS Lê Công Định bị bắt vì đã “Lợi dụng việc bào chữa cho các đồng nghiệp Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân và cho blogger Điếu Cày, để tuyên truyền chống chế độ, xuyên tạc Hiến pháp, pháp luật, lên án chính quyền Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền”.

Vụ bào chữa cho LS Nguyễn Văn Đài & LS Lê Thị Công Nhân xảy ra từ năm 2007, còn vụ Điếu Cày vướng tội mặc áo thun in hình 5 còng thế vận hội mà LS Lê Công Định bị ngăn cản tác nghiệp biện hộ trước tòa, là từ sau đận rước đuốc Bắc Kinh năm ngoái, 2008.

Mới biết đảng và nhà nước ta là nhà vô địch về thao tác …ém quân. Bằng không thì toàn bộ lãnh đạo đảng ta bị bể đồng hồ, nên tới giờ này mới tung lực lượng ra bắt giam khẩn cấp một người đã lên án chính quyền Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền… từ nhiều năm trước.

*

Hớ hênh 3: Dập Mặt Lãnh Đạo

Còn chuyện xảy ra gần hơn, mới đây, thậm chí trùng ngày, là vụ bắt bớ xảy ra đúng ngay vào hôm Trưởng ban Tổ chức Trung ương ĐCS Trung Quốc Lý Nguyên Triều qua Hà Nội truyền chỉ cho TBT Nông Đức Mạnh. Đây là cuộc gặp gỡ giữa hai ủy viên Bộ chính trị của hai đảng, với căn bản bốn tốt của mối giao hảo vương-hầu, tức là đều ngồi trên và lèo lái mọi quan hệ ngoại giao “hữu nghị” giữa hai nước.

Mọi người đều đoán được phần nội dung “nhạy cảm” của chiếu chỉ, như TT Dũng từng than phiền báo chí. Nên không hề một ai lúng túng, khi phải so sánh trường hợp của LS Lê Công Định với TBT Nông Đức Mạnh, để trả lời câu hỏi rằng đâu mới đích thực là nỗ lực “cấu kết với thế lực bên ngoài” làm hại đất nước.

Đã vậy, có nhà báo đi dự họp báo lề phải xong về nhà treo blast trên blog lề trái: “Bắt Huỳnh Ngọc Sỹ thì âm thầm, bắt LS Lê Công Định thì họp báo 2 đầu, bao thơ 300k”. Trên thực tế, 300K tương đương với chừng 18USD, chẳng là bao, nhưng cái blast lề trái (đáng giá bạc triệu đô-la) này đã ký họa truyền thần một hệ thống tuyên giáo huy động các nhà bồi bút văn nô trên hai miền đất nước tập trung nỗ lực bôi đen những nhân vật nghĩ sâu nói thẳng, tức là “khác luồng”, bằng cái giá của vài cuốc taxi. Nó lật mặt cả guồng máy thông tin cực kỳ khốn nạn của chế độ, đứng đầu là bộ chính trị, đứng cuối là các cỡ tổng biên tập gắn liền với CA văn hóa, và tòn teng ở giữa là bộ bốn tờ.

Còn nữa, “Nếu chống tham nhũng không có bất kỳ vùng cấm nào, như Thủ tướng đã tuyên bố gần đây, thì tăng cường dân chủ xã hội cũng vậy, không thể có bất cứ vùng cấm nào cả. Rất mong nhận được thái độ cầu thị của Thủ tướng”. Những ai chưa quên dòng kết này trong bài viết công khai “Tranh luận với Thủ tướng” của LS Lê Công Định, thì đều có thể nhận ra ngay ở đây cái “thái độ cầu thị” đó là một lệnh bắt khẩn cấp.

Há chẳng phải là hội đồng cho dập mặt lãnh đạo đấy sao?

*

Hớ hênh 4: Hai Đầm Một Bồi

Khoảng hai tuần sau khi trang mạng Bauxite Việt Nam hình thành (và đạt số lượt truy cập nhanh đến mức kỷ lục xưa giờ tại Việt Nam), là vụ phá án một nhúm Tiến sĩ của Viện Tài chính đánh bạc. Không trả lời nổi giới trí thức ở trong ngoài nước về vụ Bô-xít thì đảng và nhà nước ta bày ra sòng bài tráo, mục tiêu là đánh nhòe danh dự của tập thể trí thức bằng hành vi tiêu cực của một vài quan chức có học hàm tiến sĩ của Viện Tài chính.

Hai ngày trước lệnh bắt khẩn cấp LS Lê Công Định là vụ việc LS Cù Huy Hà Vũ chính thức và công khai gửi đơn khởi kiện cái quyết định vi luật của TT Nguyễn Tấn Dũng. Đây là một việc chưa từng xảy ra trong mọi triều đại từ ngày đảng ta thực hiện mỹ mãn mục tiêu tối hậu là cướp chính quyền đến giờ. Tức là có khả năng trở thành một ngòi dẫn đưa tới những đe dọa có tính sống còn của đảng. Nên nhà nước lại phải gầy sòng bài tráo lần nữa, bằng quyết định bắt khẩn cấp vị luật sư nổi tiếng nhất nhì cả nước, và bằng một cuộc họp báo hoành tráng có bao thư 300K như phát súng lệnh cho một chiến dịch báo chí đánh hội đồng theo mô thức “tiếng ‘sát’ át tiếng bom!”.

Mắt đổi mắt. Răng đổi răng. Một sòng bài tráo, gầy hai lần trong cùng một tháng: Hai con đầm cạn với một thằng bồi tàu (hay Tàu?). Không thể nào trơ hơn được nữa.

*

Hớ hênh 5: Đả Đảo Guinness!

Buộc tội nhân dân vốn là nghiệp vụ của công an, không ai còn lạ. Báo chí lề phải được đào tạo để đăng lại nguyên văn những gì CA công bố (mà từ nôm na vẫn gọi là nuốt bã), cũng không phải điều gì lạ.

Ít ai thấy chữ “nghi can” trên các bài báo do CA soạn sẵn nội dung. Phần lớn đều khẳng định ngay từ tựa bài rằng đó là những tội phạm: “Bắt khẩn cấp luật sư Lê Công Định vì chống phá Nhà nước”, hay, “Luật Sư Lê Công Định và mưu đồ phản loạn”, hay, “Hành trình phạm tội của Lê Công Định”, hay, “Kiến nghị xử nghiêm Lê Công Định”... Do đó mà người ta hiểu được vì đâu trong đời thường vẫn truyền tai nhau một lời nhận định không mấy đẹp để viết ra giấy: “Công An Việt Nam hút máu nhanh hơn Kotex”.

Ít ai thấy những bài báo nghiêm chỉnh loan tin (dẫn nguồn đầy đủ) hay bình luận nghiêm túc (lý luận kín vòng), cái nào ra cái đó. Phần lớn các bản tin đều kết luận bằng những lời tuyên án, theo đúng kiểu cách hình sự giật gân của báo CA. Trong lần này, nhiều báo đã kết luận ngay trong bản tin về vụ bắt khẩn cấp ngày 13/6/09: “Những kết quả bước đầu đã phần nào cho thấy Lê Công Định là một kẻ phản dân, hại nước”, hay “Rõ ràng Lê Công Định đang lội dòng nước ngược, sẽ không có tương lai sáng sủa, nhất định sẽ bị dòng thác cách mạng của nhân dân ta nhấn chìm”…

Một tập quán tỏ lộ tính thiếu nghiệp vụ và cực kỳ đáng xấu hổ khác là các bài báo vẫn thường tùy nghi khẳng định theo mẫu mực: “Dư luận quần chúng nhân dân đồng tình, hoan nghênh các cơ quan bảo vệ pháp luật đã bắt khẩn cấp Lê Công Định, sớm ngăn chặn những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội của Định và đồng bọn”.

Công an và Nhà báo xứ ta kiêm nhiệm trách nhiệm Quan tòa từ lâu đã thành truyền thống. Điều mới lạ trong vụ việc này là ngay cả luật gia cũng lấn sân của quan tòa:

Luật sư Phạm Vĩnh Thái, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Luật gia TPHCM, đã bày tỏ rằng ông “hết sức bất bình trước việc làm vi phạm pháp luật của luật sư Lê Công Định”, đó là “móc nối với các thế lực phản động ở nước ngoài để lật đổ Nhà nước”. Ông cho rằng đó là “một hành động không thể chấp nhận được”, và long trọng kêu gọi giới trí thức luật “mạnh dạn lên án những hành vi và việc làm đi ngược lại pháp luật Nhà nước Việt Nam của Lê Công Định và đồng bọn”.

Ngay cả vị Phó Chủ tịch Thường trực Hội Luật gia Sài Gòn cũng quên mất nội dung điều 72 chỉ đạo của bộ luật hình sự: “Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật“.

Rõ ràng: CA, cánh nhà báo ngoan ngoãn và một số luật sư quàng khăn đỏ như trên đều chỉ ưng nhảy cóc lên ghế chánh thẩm ngay từ khi có lệnh bắt tạm giam.

Nhờ đó, Việt Nam ta là nước có đông quan tòa nhất thế giới chăng? Xem ra cơ quan làm sách kỷ lục Guinness chưa làm việc đúng mức, và cần phải khẩn cấp viết bản tường trình-nhận tội luôn thể!

*

Hớ hênh 6: Phát Triển Hoang Mang

Đã có bài viết về Lệnh bắt Lê Công Định, BCT phải quyết hai lần! Tức là lãnh đạo đảng đã đắn đo, cân nhắc, ém quân, chờ đợi một ngày nghỉ ngơi của ký giả ngoại quốc ở đây, và chờ đợi đương sự dính vào một tội trạng đúng tầm. Thế nên lệnh bắt khẩn cấp đã được thi hành với lý do LS Định “cấu kết với thế lực thù địch nước ngoài”, căn cứ vào những dữ kiện có được từ sau vụ bắt giam ông Trần Huỳnh Duy Thức.

Ngay sau đó là một phản ứng cực mạnh của giới bloggers Việt Nam và của cộng đồng người Việt ở nước ngoài. Nối tiếp là phản ứng cấp thời và kỷ lục (2 ngày) của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, rồi của các cơ quan nhân quyền quốc tế và nhiều dân biểu Mỹ.

Không mấy chốc, bản nháp cáo trạng của Bộ CA “ngẫu nhiên” thay đổi tội danh áp đặt cho LS Định thành “mưu đồ phản loạn”, cùng lúc, CTN Nguyễn Minh Triết cũng nhấn mạnh nỗi ưu tư đau đáu về nguy cơ “lật đổ đảng”. Tức cần khẳng định ngay rằng đây là “chuyện nội bộ của VN”.

Lãnh đạo đảng ở đây lại chứng tỏ thêm một khả năng khác là biến nỗi sợ của mình thành nỗi hoang mang cho nhiều người khác. Cho dù là nỗi lo sợ có thật đó còn nguyên.

*

Hớ hênh 7: Lạy Ông, Con Đây!

Bằng chứng hùng hồn nhất của vụ phá án, được công bố trong cuộc họp báo 300K vào chiều ngày 13 tháng 6 tại Hà Nội, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh Vũ Hải Triều cho biết đó là quyển sách “Từ Độc Tài Tới Dân Chủ”, bản Việt ngữ dịch từ nguyên tác tiếng Anh “From Dictatorship to Democracy ” của TS Gene Sharp, được tóm ý ở trang đầu là “Một hệ thống ý niệm về giải phóng”, do Học Viện Albert Einstein ở Mỹ ấn hành .

Dùng chứng cứ này để khép tội LS Lê Công Định “chống phá nhà nước CHXHCNVN” cũng đồng nghĩa với hành động tự cúi đầu thú nhận của Bộ Công an, rằng: Nhà nước hiện hành là một chế độ độc tài toàn trị, cực kỳ kiêng kỵ mọi ý niệm giải phóng, mọi hình thái sinh hoạt dân chủ và cần được kéo dài! Không một ai có thể mô tả đầy đủ và sâu sắc hơn. Đây cũng là một tuyệt chiêu trủy thủ của Bộ Công an đã đâm sâu thọc thủng ngang sườn lãnh đạo đảng.

*

Hớ hênh 8: Ung Thư Giác Mạc

Trong buổi lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Học viện Ngoại giao, CTN Nguyễn Minh Triết đặc biệt nhấn mạnh: “Ngành ngoại giao phải chủ động đấu tranh nhằm ngăn chặn được âm mưu diễn biến hòa bình hay dùng cách mạng màu để lật đổ chế độ, lật đổ đảng”.

Gần tới mức đánh vần từng từ, CTN bộc bạch cực rõ mối lo canh cánh tự thân, và hẳn là của cả 14 ủy viên còn lại trong Bộ chính trị, là: Lật đổ đảng, bằng cách mạng màu.

Không phải là do ngẫu nhiên mà điều này được long trọng nhấn mạnh trong một buổi lễ hoành tráng. Nó xảy ra 5 ngày sau cái lệnh bắt khẩn cấp LS Lê Công Định. Tức là sau khi Bộ CA chính thức họp báo để công bố những nguy cơ bị đục thủng (nguyên văn) “những trụ cột” chống đỡ của đảng (từng giăng đầy khẩu hiệu đời đời quang vinh).

Rõ là những phương thức đấu tranh ôn hòa do TS Gene Sharp tổng hợp có làm nhiều người hoảng sợ, không phải vì nó kỳ bí, mà vì nó khả thi, nhắm đúng tử huyệt của chế độ toàn trị, và quan trọng nhất là nó đã chứng minh nhiều lần thành công qua những cuộc cách mạng ôn hòa được đánh dấu bằng màu sắc, nói gọn là những cuộc cách mạng màu.

Các bác sĩ nhãn khoa ở thành phố Little Pekin sắp sửa ăn mừng 1000 năm tuổi này có mối nghi ngờ rằng: Bệnh sợ màu sắc của lãnh đạo đảng, ngoại trừ màu xanh đô-la, là một loại triệu chứng ung thư giác mạc, hệ quả của bệnh tham và tính ác kinh niên.

*

Hớ hênh 9: Giải Đạo Diễn Tồi

Bản “tường trình” và “nhận tội” của LS Lê Công Định, có thể đúng là nét chữ của ông chép lại theo một bản viết sẵn nào đó. Rồi được chính giọng ông “cắm cúi” đọc trước ống kính truyền hình để làm tài liệu trình chiếu cho cả nước xem, và có khi là để dành riêng tặng cho Đại sứ Hoa Kỳ Michael Michalak khi ông đáo hồi nhiệm sở nữa, không chừng.

Chỉ vướng đôi ba cái “vì sao?” khó hiểu cho một số khán/thính/độc giả:

- Có 2 màu mực trong bản tường trình được chụp thành phóng ảnh. Mực đen là chữ viết của LS Lê Công Định, còn màu mực xanh là của ai?

- LS Lê Công Định cắm cúi đọc văn bản này, với dáng vẻ không khác trẻ mẫu giáo tập ráp vần. Tuyệt nhiên không rời mắt khỏi bản văn cho tới dòng cuối, ông “cắm cúi đánh vần” cả tên họ, ngày sinh, mà vẫn còn trật cả địa chỉ nhà của chính mình. Vậy thì bản để đọc chép sai, hay LS Định đọc chữ/số không thông?

- Có một số từ nghe trong clip không trùng với bản văn trên ảnh. Vậy thì có phải bản để đọc là một bản khác với bản phóng ảnh?

Nếu còn thì giờ để xem đi xem lại nhiều lần, hẳn khán /thính/độc giả sẽ còn phát hiện thêm nhiều chi tiết lý thú khác nữa. Cũng vậy, nếu có nhiều thì giờ hơn, các tay đạo diễn, biên tập các văn bản và đoạn clip này sẽ chỉnh sửa cho chúng có tính “tin cậy được” cao hơn. Hiện giờ, chúng cho thấy tác giả xứng đáng nhận lãnh giải Oscar về lãnh vực Đạo diễn tồi.

*

Hớ hênh 10: Tình Thế Sĩ Diện

Tiếc thay, tình thế cực kỳ khẩn trương. Bằng mọi giá phải hoàn tất công đoạn lấy cung và nhận tội này thật nhanh, hầu làm nguội bớt những đám cháy rừng lan rộng bên ngoài phòng tạm giam và cả bên ngoài Việt Nam. BCT đã nhất trí và lệnh thế. Bộ CA đã lên phương án thực hiện khâu nhận tội tối hảo với đầy đủ hình ảnh, âm thanh, và kiên quyết đạt thành tích kỷ lục lần này. Tuyên giáo TW cũng đã chuẩn bị tốt cho các cháu ngoan nhà báo nhà đài quàng khăn đỏ, nhân dịp ăn mừng ngày nhà báo cách mạng 2009.

Mục tiêu? Đảng và Nhà nước VN có “đầy đủ chứng cứ” đương sự thừa nhận mọi cáo buộc và cúi đầu “xin hưởng lượng khoan hồng” để kết thúc vụ này, cho dù không tìm được tội danh nào ra hồn. Đồng thời, có “đầy đủ chứng cứ” để báo trước mọi tình huống án treo/án nhẹ/án tượng trưng… bằng những thao tác ít bị mất mặt nhất đối với dư luận quốc tế. Còn đối với trong nước, thì vụ xì-căng-đan này đã đạt thành quả nhất định “hướng dẫn dư luận” rời xa ngòi dẫn “Bauxite Việt Nam” và quả bom tấn “Đơn Kiện Thủ Tướng”.

***

Chào Mừng Ngày Báo Chí

Thứ trưởng Bộ TT-TT Đỗ Quý Doãn từng định nghĩa “Chức năng quan trọng của báo chí là định hướng dư luận xã hội”.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từng chỉ đạo cho “Báo chí thực sự trở thành lực lượng xung kích tin cậy trên mặt trận chính trị - tư tưởng của Đảng”.

Trưởng ban Tuyên giáo Tô Huy Rứa từng khen ngợi “Báo chí đã thực sự thể hiện vai trò và ưu thế của một binh chủng tiên phong trong công tác tư tưởng”.

“Lực lượng xung kích” và “binh chủng tiên phong” này ở Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao phó. Có khá nhiều báo cùng giật tít: “Kẻ chống đối đã bị bắt”, cùng các dòng tựa nhỏ: “Vài nét về chân dung của kẻ chống đối”, “Những hành vi phạm pháp của Lê Công Định”…

Lại có báo giật công chụp ảnh, phỏng vấn một số “độc giả” để túm gọn “dư luận”: Tất cả những người được phỏng vấn trong bài đều đồng tình với lệnh bắt khẩn cấp LS Lê Công Định!

Luật sư Cù Huy Hà Vũ, trong buổi trả lời phỏng vấn của BBC, đã nhận xét: “Báo chí VN thì tôi thấy gần như chỉ phản ánh lại nội dung mà Tổng cục An ninh cung cấp”. Chỉ cần có vậy. Rất ngoan!

Với công trạng dồn sức đánh hội đồng đúng theo định hướng như vừa kể, ngày Báo chí Cách mạng đã tự động biến thành Ngày nhà báo. Qua đó, sau những cuộc họp báo 300K, người ta chẳng ngạc nhiên là bao khi thấy có nhà báo (của tờ báo từng nổi tiếng về loạt bài Vươn Ra Biển Lớn, trong đó có bài viết xuất sắc viết về LS Lê Công Định) đã tự hãnh treo blast trên blog cá nhân: “Ngày nhà báo: nhận quà từ nay đến hết ngày 21-6. Hehe”.

Tất nhiên, không hẳn mọi người đều như nhau. Trong chiến dịch đánh hội đồng tuần qua, có kẻ cẩn thận soi rọi bằng một dòng chú thích ảnh, rằng: “Lê Công Định sử dụng tới 7 chiếc điện thoại di động…”. Lại có lắm kẻ xách mé về cựu hoa hậu Ngọc Khánh trong bài viết, tuồng như đây mới là nhân vật chính cho phần câu khách, đến độ phải giật tít “Chồng hoa hậu Ngọc Khánh bị bắt khẩn cấp”… Mọi góc cạnh ganh tỵ được phô bày như thể đây là một cơ hội hãn hữu để trả thù một người mà mình đời đời không thể nào theo kịp. Cứ đọc Blast và Quick Comment (cả hai đều sai bét ngữ pháp) của một nhà báo thì rõ là quả thật, nhân cách có tầm của nó: “Hoa hậu Ngọc Khánh, tài sắc vẹn toàn, đời riêng trắc trở! Chồng trước bị bỏ, chồng nay bị bắt”… “LS Lê Công Định bị bắt hôm nay, là chồng của hoa hậu Ngọc Khánh, người trước là TS nghệ thuật Nguyễn Quang Minh, Cty Cát Tiên Sa”. Tất cả đã tỏ lộ nét thô bỉ cực hèn hơn là nỗ lực tác nghiệp một bản tin hay một phóng sự, có thể hiểu như rằng: “Đáng đời, ai bảo mày đã giỏi, đã giàu mà lại còn thêm vợ đẹp…”. Nói cách khác, “Tai họa của mày chính là niềm vui của họ hàng công sai nhà tao đấy”! Thép đã tôi như thế đó?

Có blogger bảo rằng “Vượt khỏi từ khốn nạn để mô tả thì nói về họ chỉ còn loại ngôn ngữ giang hồ, không tiện viết ra”. Đúng lắm thay!

Và thảm lắm thay, cho những ai đang ăn mừng một ngày báo chí của cả nước, ngay trong trận dịch tiêu chảy óc trên giấy báo, hiện giờ.
*

Rút Tỉa Những Gì?

1- Không phải tự nhiên mà người Việt Nam đặt tên cho điều 88 của bộ luật hình sự là điều luật còng đôi hay còng đúp.

2- Không thể chờ đợi gì ở dàn báo chí quốc doanh, khi mà chưa mấy ai trong số một vạn rưỡi người có thẻ nhà báo ở đây học được điều thẳng thật của em Nguyễn Phi Thanh, lớp 11A18 Trường THPT Việt Đức, Hà Nội.

3- Không thể chờ đợi gì ở dàn báo chí quốc doanh, đặc biệt là ở Hội nhà báo VN, khi mà hệ thống này chỉ có một bản lĩnh duy nhất cho tới giờ là tự nguyện biến mình thành con tin chính trị của chế độ. Chúng ta chỉ có thể chờ đợi trong số đông đó có những cá nhân còn chút khả năng nhận diện được mớ tình người còn sót lại qua những biến cố loại này.

4- Chính chúng ta phải nói lên Sự Thật. Chính chúng ta mới có quyền định nghĩa từ phản động. Trong bài Thế nào là …thế hệ phản động, tác giả Nguyễn Hoàng Văn đã viết: “Tuổi trẻ mà cả quãng đời trẻ không dám nói khác người đi trước một câu thì chẳng khác nào một thứ tuổi trẻ nhai lại. Khi đã yên thân làm loài nhai lại, đấy chính là một thứ tuổi trẻ vứt đi…”.

5- Chính chúng ta phải vận dụng ưu thế internet và tự lực tự cường trên các sân chơi Dân Báo. “Thử nghĩ nếu không có internet, hệ thống chuyên chính mặc sức mà rung đùi cai trị!”. Nhà thơ Nguyễn Quốc Chánh nói vậy trong tiểu luận Một ngày đàng-Một sàng khôn.

6- LS Lê Công Định đã thong dong bước qua ngưỡng “tù dự khuyết”. Thiếu cái dũng chính là những người bất động chứ không phải những người dám dấn thân đấu tranh bất bạo động.

7- Một blogger nhận định: “Đảng và nhà nước ta đã hết lòng phân tích lẽ phải thì có chạy đằng giời mới ra khỏi… lẽ phải của Đảng và nhà nước ta”. Chúng ta hãnh diện ngày càng có nhiều người cất bước dấn thân vì đại nghĩa, nhưng không vì thế mà đòi hỏi hay chờ đợi ở những con người quả cảm đó các phản ứng anh hùng đúng như ý mình mường tượng phải là. Mỗi người có một chọn lựa tối hảo mà chỉ tự thân họ biết rõ nhất. Hãy cảm thông với những chọn lựa đó như chúng ta đã từng chọn lựa nhận sự hãnh diện về họ.

8- LS Lê Công Định có thể bị tước mất một số điều kiện để đi hết con đường dân chủ hóa Việt Nam, nhưng Con Đường đó vẫn còn nguyên và vẫn thênh thang mời gọi mọi công dân Việt Nam tiếp tục tiến bước. Chúng ta cần phải, hơn bao giờ hết, xác quyết tâm nguyện tiếp tục đấu tranh toàn diện cho đến ngày đạt được lý tưởng của từng người trong chúng ta, và đạt được khát vọng của toàn thể đại khối dân tộc Việt.

9- Lãnh đạo Hà Nội đã bộc lộ toàn bộ nỗi sợ về các phương thức đấu tranh bất bạo động, đặc biệt là các kỹ thuật đánh kéo các trụ cột quyền lực của chế độ. Kết quả khắp nơi là các cuộc cách mạng màu. Kết quả gần nhất là tiến trình đấu tranh bằng lời cầu nguyện ở Thái Hà. Chứng tỏ rằng đây là lúc chúng ta cần khai thác tối đa những điều đã được TS Gene Sharp chia sẻ, cho tới ngày thành công.

10- Riêng trong vụ bắt giam LS Lê Công Định, mọi việc vẫn còn đang diễn tiến. Áp lực của quốc tế vẫn còn gia tăng. Hãy bình tâm và cùng nhau cầu nguyện cho nhau có đủ nghị lực để đòi bằng được công lý cho dân tộc và cho cả những người đã bị tù vì đấu tranh cho Sự Thật và Công Lý. Biết đâu LS Cù Huy Hà Vũ sẽ là người biện hộ cho LS Lê Công Định lần này!


21/6/2009

Đinh Tấn Lực


21 June 2009

Sơn Hà Nguy Biến

TQ đã giấu khả năng và chần chờ quá lâu, VN là nước mà TQ cần nên đánh trước. TQ cần gấp một chiến thắng để gởi tín hiệu cho thế giới về vị thế cường quốc của mình và khích lệ nhân dân TQ. Họ nói Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Robert Gates ở hội nghị Đối Thoại Shangri-La, Singapore 31/5/09 đã bật đèn xanh cho TQ khi nói rằng Mỹ không có quan điểm gì về các tranh chấp chủ quyền tại biển Đông

Lê Minh Nguyên




Bóng chúng – Đè lên – Số phận – Từng người (thơ Trần Dần)

Báo Viễn Đông Kinh Tế ngày 2/5/08 có bài “Bắc Kinh Theo Chủ Nghĩa Phát Xít Cổ Điển”, nhận xét rằng bản chất của các chế độ Phát Xít là độc tài toàn diện về chính trị nhưng tương đối cho tự do kinh tế, và bành trướng chinh phục là DNA trong tế bào của chế độ. Các quốc gia dân chủ cần điều chỉnh lại quan niệm sai lầm là sự giàu có mang lại hoà bình. Bài báo cho rằng quyền lợi lâu dài của người dân Trung Quốc (TQ) là sự tự do chính trị dù đôi khi có rối rắm hay hỗn độn. TQ bành trướng chỉ là vấn đề thời gian, bước đầu tiên là các nước chư hầu triều cống và sáp nhập Đài Loan. Chế độ TQ ngày hôm nay là hậu duệ của hai cuộc cách mạng khác nhau:

(1) Mao là kinh nghiệm thất bại của chủ nghĩa cộng sản và
(2) Đặng là sự hoá thân đi vào chủ nghĩa Phát Xít.

Sách trắng Quốc Phòng năm 2008 của TQ xác nhận là cần tăng tốc việc tranh đấu cho tài nguyên chiến lược, cần tung lực lượng ra ngoài để hỗ trợ đòi hỏi biển, sử dụng chính sách ngoại giao với sự cưỡng bách quân sự.

Theo báo The Economist, ngân sách quốc phòng TQ năm 2008 là 85 tỉ đô la, đứng thứ nhì sau Hoa Kỳ. Với Project 048, TQ đang xây hàng không mẫu hạm ở đảo Trường Thành (Changxing) cạnh Thượng Hải và sẽ có 2 chiếc hoạt động vào năm 2015. Lực lượng hải quân có khoảng 55 tàu ngầm, 70 khu trục hạm, 50 tàu đổ bộ và 40 tàu chiến ven bờ. TQ đã chế xong 2 trong 6 chiếc tàu ngầm nguyên tử lực tối tân, loại Jin-class (094) và trang bị hoả tiển JL-2 có tầm xa 7,200km. Trên bộ, TQ trang bị hoả tiễn nguyên tử di động DF-31 và DF-31A. TQ sắp sử dụng hàng không mẫu hạm NAe Sao Paulo của Brazil để thực tập bay/đáp theo kỹ thuật CATOBAR (phóng khi lên, dùng giây móc khi xuống). Còn Việt Nam (VN) vừa mua của Nga 6 tàu ngầm Kilo ($1.8 tỉ đô la) và 8 máy bay Su-30MK2 ($400 triệu đô la) không kèm vũ khí hay thiết bị kỹ thuật, khác nào chim ưng không móng (máy bay mới của Nga là Su-35), so ra khó thể làm cho TQ ngại ngùng khi tính toán chiến tranh. Cuối năm 2009, TQ sẽ thao diễn quân sự đại quy mô kéo dài 2 tháng có tên “Tiến Bước-2009”, sử dụng quân sĩ của 4 trong tổng số 7 quân đoàn với 50,000 quân thao tập, huy động 60,000 xe, sử dụng vũ khí nặng, điều kiện đánh trận thật, bắn đạn thật, di chuyển trường chinh với 50,000 km đường, mỗi tiểu đơn vị di chuyển một tuyến đường dài hơn 2,400km, tiến quân cùng một lúc từ 4 đại bản doanh của 4 tỉnh Thẩm Dương, Lan Châu, Tế Nam và Quảng Châu. Việc thao diễn nhằm phối hợp lục và không quân để đạt 6 chỉ tiêu là kiện toàn chỉ huy, phối hợp binh chủng, sử dụng kỹ thuật điện-từ, tấn công, giao chiến, và sử dụng lực lượng đặc nhiệm (Jamestown.org 15/5 và 12/6/09).

TQ đang trong chiều hướng chuẩn bị dư luận cho chiến tranh bành trướng xẩy ra trong tương lai. Trong tháng 3/09 vừa qua, quyển sách Trung Quốc Bất Cao Hứng của 5 tác giả Vương Tiểu Đông, Tống Hiểu Quân, Hoàng Kỉ Tô, Tống Cường và Lưu Ngưỡng, bán chạy nhất ở TQ với số in 180,000 cuốn bán sạch (và in thêm với số bán hơn nửa triệu), đưa ra viễn kiến cho TQ trong 30 năm tới, cho rằng TQ phải có chí lớn, đã đến lúc TQ phải “thay Trời hành đạo”, lãnh đạo thế giới, phải cầm gươm kinh doanh, tận dụng tài nguyên thế giới, Giải Phóng Quân phải bám sát lợi ích nòng cốt của TQ trên thế giới (hoinhavanvietnam.vn 14/4/09). Đây là hình ảnh của anh thương gia tay xách túi tiền và trên vai có mang theo khẩu súng.

TQ coi các quốc gia xung quanh là sợi dây chuyền trân châu đeo trên cổ của họ, vòng đai chư hầu để TQ khai thác tài nguyên và làm phên dậu, từ Mông Cổ, Bắc Hàn, VN, Lào, Cam Bốt, Miến Điện, Bangladesh, Pakistan, Sri-Lanka. Họ đã bỏ ra $1 tỉ đô la để xây hải cảng Hambantota phía Đông Bắc Sri-Lanka, kiểm soát Ấn Độ Dương, thọc vào nách Ấn Độ, tạo quân cảng 2 bên vùng vịnh Bengal từ Sri Lanka qua Miến Điện (UPI Asia 13/5/09).

Chuyên gia Nga về VN, tiến sĩ Vladimir Kolotov nhận xét rằng chiến lược dài hạn của TQ rất rõ ràng là kiểm soát vùng Đông Nam Á (ĐNÁ), ban đầu gián tiếp sau đó trực tiếp, và hàm ý TQ muốn lập chế độ bù nhìn ở VN. TQ hứa hẹn với VN hợp tác khai thác chung ở những vùng biển tranh chấp, nhưng theo ông, hợp tác khai thác là phải cùng đầu tư. Công ty dầu China National Offshore Corp. đã bỏ ra $30 tỉ đô la để khai thác quanh Trường Sa. VN có bỏ ra được $10 tỉ hay không? Ông nhận xét là trong lịch sử mỗi khi TQ mạnh, lần nào cũng là một vấn đề lớn cho VN (BBC 14/5/09 và 23/12/08). Tuần dương hạm Trịnh Hoà của TQ ghé cảng Đà Nẵng ngày 18/11/08 và Trung Tướng CSVN Vũ Xuân Vinh nói trong dịp này là “bán anh em xa, mua láng giềng gần”. Với tàu Trịnh Hoà, TQ gởi đến VN một tín hiệu của sự đe doạ, nhắc nhở cho VN rằng Trịnh Hoà (1371-1433) là Thuỷ Sư Đô Đốc thời nhà Minh cường thịnh và xâm lăng VN, đưa đến cuộc khởi nghĩa của anh hùng áo vải Lam Sơn (BBC 18/11/08).

Hiện nay ở TQ, các tờ Đông Phương Nhật Báo, China Daily, website quân sự chính trị Thiết Huyết ở Bắc Kinh đều có chủ trương muốn thôn tính VN bằng vũ lực trong một cuộc chiến tranh cục bộ để mở rộng không gian của mình (lý luận của Phát Xít Đức-Ý trước kia), vì VN là hòn đá cản đường sự phát triển của TQ, và tình hình hiện nay là cơ hội lịch sử, cần đánh nhanh. TQ đã giấu khả năng và chần chờ quá lâu, VN là nước mà TQ cần nên đánh trước. TQ cần gấp một chiến thắng để gởi tín hiệu cho thế giới về vị thế cường quốc của mình và khích lệ nhân dân TQ. Họ nói Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Robert Gates ở hội nghị Đối Thoại Shangri-La, Singapore 31/5/09 đã bật đèn xanh cho TQ khi nói rằng Mỹ không có quan điểm gì về các tranh chấp chủ quyền tại biển Đông (BBC 2/6 và 11/6/09). Tâm lý này của TQ được phản ảnh qua việc họ đồng tình với Nga khi Nga chiếm 2 tỉnh South Ossetia và Abkhazia của Georgia, lập thành 2 nước thân Nga, trong khi thế giới chỉ lên tiếng suông chứ không có một hành động cụ thể nào để bảo vệ Georgia. Liệu rằng với sự hiện diện của TQ ở Tây Nguyên và các vùng có dân tộc thiểu số để khai thác quặng mỏ, có ai bảo đảm rằng TQ sẽ không làm như Nga ở Georgia?

Chúng ta còn nhớ vào đầu tháng 8/08 và kéo dài đến tháng 9/08, mạng Sina.com cùng 3 mạng khác ở TQ đăng kế hoạch cùng bản đồ đánh chiếm VN trong 31 ngày với 310,000 quân hải lục tiến từ Vân Nam, Quảng Tây và Vịnh Bắc Bộ, dùng hoả tiển tầm xa bắn phá 5 ngày đầu để làm tê liệt hoá khả năng truyền thông của VN. Theo GS Ngô Vĩnh Long ở Đại Học Maine, là có sự nhúng tay của Bắc Kinh, vì thường những thông tin chính quyền ngăn cấm không thể xuất hiện quá 3 ngày. GS Long cho rằng nếu VN lo sợ thì TQ lấn hơn, nếu mạnh mẽ thì TQ dè dặt. Các mạng này cho rằng VN là mối đe doạ chủ yếu nhất đối với an ninh TQ, là trở ngại lớn nhất đối với sự trổi dậy của TQ, là đầu mối và trọng tâm chiến lược của toàn bộ khu vực ĐNÁ, muốn kiểm soát ĐNÁ cần chinh phục VN và VN là một cái xương khó nuốt (BBC 8/08). Chủ Tịch Quốc Hội Nhật, ông Tamisuke Watanuki khi viếng Hà Nội ngày 10/1/2002 đã nói với ông Nguyễn Văn An, Chủ Tịch Quốc Hội VN lúc bấy giờ là “mối đe doạ đang nằm ở kế bên” (Asia Times, 1/2/06).

Với chính sách cưỡng bách là mỗi gia đình chỉ có một con và văn hoá trọng nam khinh nữ, xã hội TQ hiện nay có khoảng 37 triệu trai thừa và sẽ tăng lên khoảng 40 triệu vào năm 2020 (peopledaily.com.cn 10/7/07 và Wikipedia). Tầng lớp này hiện đang bước dần vào hạng tuổi lãnh đạo ở các cấp chính quyền TQ. Nhiều nhà xã hội học lo lắng rằng thành phần này có tâm lý phiêu lưu, họ dễ đưa TQ vào con đường mạo hiểm và sẽ tạo bất ổn cho thế giới. Nhìn cách TQ cư xử trịch thượng đối với VN trong những năm gần đây thì dù thờ ơ đến đâu chúng ta cũng phải bắt đầu lo lắng. Mặc dù Bộ Chính Trị Đảng CSVN đã hết sức quỵ luỵ, một lòng theo chủ trương “nhất biên đảo” (ngả hẳn về một bên thân TQ), nhưng VN càng khiếp nhược nhường nhịn thì TQ càng “được đằng chân lân đằng đầu”, càng gia tăng sự lấn át để bành trướng.

TQ là một quốc gia độc tài toàn diện và đang có tham vọng bá quyền. Trong chế độ độc tài, các lãnh tụ nếu muốn củng cố địa vị lãnh đạo của mình thường lúc nào cũng phải hát giọng cao như Đại Hán, ái quốc, bành trướng không gian sinh tồn, hùng mạnh, đánh Đài Loan, dạy cho VN một bài học, đánh Ấn Độ lấy tỉnh Arunachal Pradesh, chứng tỏ sức mạnh cường quốc của mình cho thế giới kính sợ v.v. Nếu ai hát giọng thấp thì sẽ bị mất quyền lực ngay. Biến cố Thiên An Môn 1989 đã thể hiện rõ điều này khi những người lãnh đạo ôn hoà muốn thương thảo với sinh viên đều bị hạ bệ. TQ đang có nhu cầu đánh một trận lấy chiến thắng để thị uy cùng thế giới và họ đã chọn chiến trường đầu tiên là VN, vì nó hội đủ tất cả mọi điều kiện để TQ chiến thắng dễ dàng, nhanh chóng, thu được các mối lợi cao như biển Đông, tài nguyên, và mở được cửa ngõ chiến lược để bành trướng xuống vùng ĐNÁ. Do đó, vấn đề Đánh VN chỉ là vấn đề thời gian sớm hay muộn mà thôi. TQ đã gài được cái thế tương quan để VN đi từ một quốc gia có chủ quyền (trước 1991 với sự độc lập tương đối), đến sự liên hệ hợp tác song phương (sau khi thiết lập bang giao 1991 để bắt đầu đi vào con đường chư hầu), rồi trói chặt VN bằng sự liên hệ hợp tác chiến lược toàn diện (sau 2008 và đi vào vòng nô lệ). TQ không đánh VN chỉ khi nào bất chiến tự nhiên thành, do VN chịu cam thân làm nô lệ. CSVN chấp nhận như vậy nhưng dân tộc VN có chịu tiếp tục bị đô hộ hay không?



Việt Nam-Trung Quốc núi liền núi sông liền sông… Đất nước chung nghe tiếng gà gáy cùng (bài hát CSVN) – CSVN và chính sách quỵ luỵ

TQ đã coi VN là chư hầu và đang đưa VN vào tình trạng nô lệ, chủ tâm làm hao mòn để dân tộc VN bị tiểu nhược. Khi cư xử với các quốc gia ĐNÁ khác, TQ tôn trọng họ. Với VN, TQ hoàn toàn thiếu sự khoan nhượng và có tính cách thống trị.

Từ tháng 2/1999 đến 12/2000, TQ ký với tất cả 10 quốc gia ĐNÁ các thoả ước khung sườn cộng tác song phương, qua hình thức tuyên bố chung giữa các bộ trưởng ngoại giao hay phó thủ tướng, chỉ trừ VN là phải có thêm thoả ước ký bởi 2 tổng bí thư. Khi ký với các quốc gia khác, TQ đều cho dựa vào các điều khoản luật quốc tế như Hiến Chương Liên Hiệp Quốc và những hiệp ước quốc tế. Riêng VN, thoả ước 1999 không dựa vào điều khoản luật quốc tế nào cả. Thoả ước năm 2000 thì chỉ dựa vào Hiến Chương LHQ và 5 nguyên tắc sống chung hoà bình. Trong việc thực hiện sự cộng tác giữa TQ và các quốc gia khác, TQ chỉ đòi hỏi tổng quát là trao đổi cấp cao. Riêng VN, thoả ước 1999 đòi hỏi toàn diện cộng tác từ đảng, chính quyền, các tổ chức quần chúng, các địa phương. Đối với các quốc gia khác, TQ đòi hỏi họ hổ trợ TQ một cách chung chung mà thôi. Riêng VN thì hết sức là chi tiết và đòi hỏi VN tuyệt đối không bao giờ được phát triển quan hệ chính thức với Đài Loan. TQ cam kết tôn trọng sự độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ với 8 trong 10 quốc gia ĐNÁ, trừ VN và Brunei. TQ hứa tham khảo và cộng tác với các quốc gia ĐNÁ ở các diễn đàn quốc tế như LHQ, ASEAN, ASEAN+3, trừ VN. Về sông Cửu Long, TQ hứa với Lào, Miến Điện, Thái Lan, Cam Bốt là giúp họ phát triển vùng hạ lưu, trừ VN (Thayer 25/3/06).

Trong khi CSVN bị TQ bức hiếp thì các quốc gia khác, dù nhỏ yếu hơn VN như Phi Luật Tân, đã can đảm chống lại TQ để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của mình. Có thể nói vấn đề tranh chấp Trường Sa trong hai năm qua là vấn đề giữa TQ và Phi, chứ không phải giữa TQ với VN, bởi vì VN chấp nhận thua thiệt và im lặng. Ngày 9/7/07 TQ bắn chết ngư dân VN trong vùng Trường Sa, tàu hải quân BPS-500 của CSVN có mặt ở đó, nhưng chỉ đứng nhìn (BBC 20/7/07). Quy Ước Ứng Xử năm 2002 giữa TQ và các quốc gia Đông Nam Á chỉ là một văn bản có tính cách hứa hẹn không làm phức tạp vấn đề, nó không có tính cách ràng buộc, không có chế tài, không có hải hình rõ rệt vì TQ không chịu để Hoàng Sa vào, và không bao gồm tất cả các quốc gia tranh chấp vì không có Đài Loan tham dự. TQ đã coi nó như một tờ giấy lộn. Thoả hiệp hợp tác địa chấn biển và thăm dò dầu khí chung trong vùng tranh chấp giữa TQ, Phi và VN năm 2005 có hiệu lực 3 năm, đã mãn hạn ngày 30/6/08 và không được gia hạn. Phi đã huỷ bỏ năm 2007-08 vì cho rằng TQ bắt nạt, áp lực Quốc Hội Phi đòi thay đổi đường bờ biển căn bản. Đối lập Phi cho là vi hiến và tham nhũng. Phi còn thông qua luật ngày 17/2/09 coi các đảo là “regime islands” thuộc chủ quyền của Phi, mặc cho TQ phẫn nộ. Bà Tổng Thống Gloria Arroyo còn cố ý ký thành luật vào ngày tân đại sứ TQ trình uỷ nhiệm thư 10/3/09, chỉ hai ngày sau biến cố tàu Impeccable bị TQ xách nhiễu ở 75 dặm cách đảo Hải Nam. Cố Vấn Hội Đồng An Ninh Quốc Gia và Bộ Trưởng Quốc Phòng Phi đã phản ứng dữ dội về việc TQ đưa tàu Ngư Chính 311 vào vùng Trường Sa. TQ phải dịu giọng giải thích đó chỉ là những hoạt động thường lệ và ngày 24/3/09 hứa giải quyết ôn hoà. Với Mỹ và Phi, TQ chưa dám phản ứng bằng cách gởi tàu chiến hạng nặng. Mỹ tuy có ráo riết theo dõi căn cứ hải quân Tam Á của TQ ở Hải Nam (qua vụ máy bay thám thính EP-3 bị chiến đấu cơ TQ đụng tháng 4/2001 và vụ tàu Impeccable) nhưng cho đến nay lập trường của Mỹ giới hạn vào sự thông thương tự do ở hải phận quốc tế, cách bờ 12 hải lý, và các công ty Mỹ không bị đe doạ khi khai thác hợp pháp trong các vùng đặc quyền kinh tế của phạm vi 200 hải lý hay xa hơn (Jamestown.org 30/4/09).

Nhật Bản còn mãnh liệt hơn Phi trong việc tranh chấp biển đảo với TQ. Nhật đơn phương tuyên bố vùng đặc quyền kinh tế từ lằn chính giữa của đảo Ryukyu và bờ biển TQ, chỉ có Nhật độc quyền khai thác và Nhật sẽ có hành động trừng phạt nếu TQ vi phạm. Nhật còn đe doạ TQ không được khai thác gần đường ranh vì có thể rút dầu từ bên phía Nhật ở dưới mặt đất. TQ tuy viện dẫn thềm lục địa của họ kéo dài tới trũng Okinawa, nằm sâu bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Nhật, nhưng TQ không dám có hành động gì.

Luật biển Liên Hiệp Quốc UNCLOS 1982 về vùng đặc quyền kinh tế thì mơ hồ, trước kia theo thềm lục địa nhưng sau này thì thiên về đường chính giữa, như phán quyết trong vụ tranh chấp Libya-Malta, ngoài ra còn đi theo tỉ lệ của bờ biển. Trong vụ tranh chấp Úc-Nam Dương (East Timor) thì thềm lục địa của Úc chạy đến trũng Timor, có lợi cho Úc. Nhưng sau khi Timor độc lập năm 2002, Timor đòi đường chính giữa và Úc đã tương nhượng, đồng ý là phần giữa trũng và đường chính giữa Timor được chia lợi nhuận trong sự khai thác. Trong việc tranh chấp giữa Nhật-Nam Hàn, hai bên đồng ý là có sự bất đồng và đợi đến năm 2028 sẽ giải quyết, trong hiện tại hai bên khai thác chung phần nằm giữa trũng và đường chính giữa. Cũng như TQ, thềm lục địa Nam Hàn chạy đến trũng Okinawa. Hiện giờ lằn ở giữa được LHQ chiếu cố và phương pháp giải quyết tranh chấp thường dùng là “thoả thuận tạm thời và thực tiển”. TQ muốn như vậy đối với Nhật nhưng Nhật cương quyết từ chối và TQ không làm gì được. Ngay cả vùng đảo Senkaku (TQ gọi là Diaoyu), TQ và Đài Loan có thế mạnh về lịch sử và thềm lục địa, nhưng Nhật đòi cả 220 hải lý vùng đặc quyền kinh tế tính từ hòn đá phía Đông của Nhật mà họ gọi là đảo Okinotori, vi phạm Điều 212(3) của UNCLOS (Asia Times 1/2/06).

Nhật là một quốc gia đã từng chiếm đóng TQ và là một cường quốc cho nên TQ không dám hiếp đáp. Do đó TQ dòm ngó ĐNÁ, nhất là VN là nơi mà TQ dễ bắt nạt. TQ với bản đồ chữ U nộp Liên Hiệp quốc (LHQ) chiếm 80% biển Đông, đòi 350 hải lý thay vì 200 như quy ước, diện tích đòi là 3 triệu km², trong khi theo quy ước chỉ là 270 ngàn km² (Strait Times, 19/5/09). TQ dùng vũ lực chiếm 7 đảo ở Trường Sa và khoảng 100 giếng khoan dầu mà TQ nói là nằm trong vùng biển của họ với trử lượng 22.5 tỉ tấn dầu trong tổng số khoảng 35 tỉ tấn. Trường Sa còn là một vị trí chiến lược quan trọng, TQ có 21 trong tổng số 39 đường hàng hải đi qua vùng Trường Sa. Trường Sa nằm ngay trung điểm của chữ S để tiến Đông qua Thái Bình Dương và tiến Tây qua Ấn Độ Dương và TQ coi Trường Sa là lưỡi gươm bén của họ (John Chan, WSWS.org).

Vì đặt quyền lợi đảng và quyền lợi cá nhân lên trên quyền lợi dân tộc, CSVN đã hoàn toàn lệ thuộc TQ để duy trì độc quyền lãnh đạo. Biết được nhược điểm này, TQ đã biến họ thành những quan thái thú dễ sai của thời kỳ đô hộ mới. Do đó trong sự liên hệ giữa VN và TQ, CSVN đi từ quỵ luỵ này đến quỵ luỵ khác. Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, khi các quốc gia Âu Châu theo chính sách quỵ luỵ Phát Xít thì chỉ giúp cho Phát Xít bành trướng thêm lên và kết quả chỉ là thảm hoạ. Với chủ trương “Láng giềng hữu nghị - Hợp tác toàn diện - Ổn định lâu dài - Hướng tới tương lai” (16 chữ vàng) và “Láng giềng tốt - Bạn bè tốt - Đồng chí tốt - Đối tác tốt” (4 tốt), con thuyền VN đã bị CSVN buộc chặt vào con thuyền khổng lồ của TQ. Các câu này rõ ràng là để áp dụng cho VN chứ không phải TQ, nói một cách giản dị là “vì ở cạnh TQ nên phải cư xử thân thiện với TQ, hoàn toàn vâng theo lời TQ, có như vậy TQ mới cho được yên ổn cầm quyền lâu dài, và TQ đi hướng nào thì VN phải đi theo hướng đó”, và “đã ở bên cạnh TQ thì phải làm đàn em ngoan ngoãn, làm đảng viên trung thành, làm nơi cho TQ bán hàng và khai thác tài nguyên”, luôn làm “tốt” để phục vụ quyền lợi TQ.

Láng giềng tốt: TQ dọn mìn ở vùng biên giới và vùng đèo Hữu Nghị 3 lần, lần thứ I từ 1992-94, lần thứ II từ 1997-99 được coi là lần dọn mìn lớn nhất lịch sử thế giới, và lần thứ III từ 2005. TQ cho biết hàng ngàn mẫu trà đã được trồng năm 1999. Câu hỏi được đặt ra là mìn đó do ai đặt? và đặt trên đất của ai? Bây giờ có hàng ngàn mẫu trà là đất của TQ (VOA 31/12/08). TQ mang 200,000 quân đánh VN năm 1979, họ chiếm vùng biên giới nước ta, và VN ở thế tự vệ thì làm sao mà VN có thể đặt mìn trên đất TQ được? Chỉ có thể là TQ trước khi rút quân họ đã đặt mìn trên đất VN để phục vụ 2 mục đích: VN không thể đánh bọc hậu, và vùng đất này không ai có thể sử dụng được cho đến khi mìn được tháo gỡ. Có lẽ chính vì bị mất đất quá nhiều cho nên CSVN, qua ông TS Nguyễn Hồng Thao của Ban Biên Giới Chính Phủ VN, đã tìm cách thối thoát không đưa ra bản đồ, viện dẫn rằng có hơn 2000 cột móc (theo DPA của Đức, tất cả là 2,333 cột mốc) cũng là hơn 2000 biên bản nên cần có thời gian và phải mất ít nhất 1 năm nữa (BBC 2/1/09). Chúng ta, ai cũng biết rằng với kỹ thuật vệ tinh và GPS ngày nay, chỉ cần mang cell phone có GPS đến cột mốc là vị trí này chính xác xuất hiện trên bản đồ. CSVN đã dối gạt dân để mua thời gian và tạo quên lãng trong việc nhường lãnh thổ.

Trong hơn 3 năm vừa qua, vào mùa đánh cá của ngư dân VN, TQ ra lệnh cấm 2 tháng và năm nay tăng lên 2 tháng rưỡi từ 16/5/09 đến 1/8/09 lấy lý do là để bảo vệ môi trường, mà theo GS Nguyễn Mạnh Hùng nhận xét, là TQ chiếm từ từ bằng cách tạo tiền lệ, sau một thời gian tiền lệ sẽ trở thành tập tục quốc tế, và sau đó nữa là hoàn toàn của họ, lấy một cách êm thắm, chính quyền CSVN thì lặng thinh và thế giới không ai phản đối. Theo GS Hùng, nếu VN không giữ chặt, kể cả tử chiến, những gì mình còn chưa mất, thì TQ sẽ tiếp tục lấy nữa, và điều kiện tiên quyết là lãnh đạo VN phải nhất trí, coi nguy cơ bá quyền của TQ là nguy cơ lớn nhất, trên cả 4 đại nguy cơ mà CSVN nêu trong đại hội của họ là tục hậu, chệch hướng, tham nhũng, và diễn tiến hoà bình (RFA 1/6/09). Nhưng điều này khó thể xảy ra với thành phần lãnh đạo hiện tại. Lệnh cấm của TQ từ Cam Ranh trở lên bao phủ một vùng rộng lớn 128,000km² vào mùa biển lặng gió yên đã làm thiệt hại 60% tổng số cá sản xuất hàng năm của ngư dân (BBC 9/6/09). Trả lời yêu cầu của ông Thứ Trưởng Ngoại Giao VN Hồ Xuân Sơn đến ông Đại Sứ TQ Tôn Quốc Tường, ông phát ngôn nhân Tần Cương của TQ cho biết lệnh cấm đánh cá là cần thiết, là biện pháp thông thường và đứng đắn trong vùng lãnh thổ của họ. Báo chí và dư luận ở TQ còn cho là họ làm như vậy và tăng lệnh cấm từ 2 tháng lên 2 tháng rưỡi là để thăm dò ý chí của VN, vì VN đã có hành động khiêu khích như lập quận Hoàng Sa, họ cần cảnh báo để VN không đi quá xa, nếu VN có hành động gì thì TQ sẽ ra tay mà không bị mang tiếng là bắt nạt, và “vũ lực đằng sau lời lẽ là điều cần thiết”.

Bạn bè tốt: Tháng 12/2005 TQ đe doạ công ty dầu Ấn Độ ONGC trong việc hợp tác khai thác với VN ở biển Đông. TQ cũng đe doạ như vậy với công ty BP của Anh tháng 4/07 khiến BP phải bỏ, và Exxon-Mobil của Mỹ tháng 7/2008. TQ thao diễn quân sự ở TS một tuần từ 16/11/07 và mở tour du lịch cho dân TQ. Ngày 2/12/07 Quốc Vụ Viện TQ phê chuẩn thành lập huyện Tam Sa để bao gồm Hoàng Sa và Trường Sa. Khi VN tổ chức hội nghị APEC tháng 11/06, TQ cảnh cáo là không được mời Đài Loan tham dự. Trong công tác nhân đạo, tàu bệnh viện USS Peleliu của HK đến cảng Đà Nẵng giữa tháng 7/07 nhưng CSVN không cho lên bờ và không cho dùng trực thăng để di chuyển bệnh nhân vì sợ TQ phật lòng. Cuối tháng 7/07 ông Du Tích Khôn, chủ tịch đảng Dân Tiến Đài Loan (DPP) đã được CSVN cấp visa để viếng thăm VN đầu tháng 8/07 nhưng TQ áp lực và CSVN huỷ bỏ. DPP coi đó là “một hành động lăng mạ phỉ báng” và “hết sức bất nhã” của CSVN. Đại sứ CSVN ở TQ, ông Trần Văn Luật, cuối tháng 8/07 đã bị TQ gọi đến để huấn thị là báo chí VN phải ngưng đăng những tin tức về sản phẩm TQ thiếu chất lượng mà báo chí trên thế giới đang ồn ào loan tin, nếu không thì hàng hoá VN gặp vấn đề tại biên giới. TQ không làm như vậy với đại sứ của các quốc gia Tây Phương trong khi báo chí tây phương ồn ào nhất về việc này. CSVN đã đồng ý cho ông Thứ Trưởng Ngoại Giao HK John Negroponte công du VN trong chuyến đi giữa tháng 9/08 nhưng lại huỷ bỏ vào giờ phút chót với lý do là thời tiết xấu. Ông Carlyle Thayer tiết lộ là các quan chức VN cho ông biết do TQ áp lực, đe doạ sẽ huỷ bỏ chuyến đi TQ của ông Phó Thủ Tướng Phạm Gia Khiêm (BBC 16/8/07 và 29/9/08). Qua các sự kiện này thì ta thấy ai tốt với ai?

Bộ Chỉ Huy Giám Sát Hàng Hải của TQ nói rằng đối với các hải đảo và biển, TQ phải kiểm soát và quản lý thay vì cứ nói chứng cớ lịch sử. Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Đại Học Quốc Phòng TQ cho rằng TQ phải kiểm soát thường xuyên và lâu dài vì ngoài nguồn cá còn phải chứng tỏ chủ quyền tối cao. Trong khi đó CSVN cứ nhai đi lập lại một cách sáo rỗng về chứng cớ lịch sử và cơ sở pháp lý mà không có một hành động cụ thể nào cả, kể cả vấn đề tương đối dễ dàng như đưa ra Liên Hiệp Quốc để đánh động dư luận quốc tế (South China Morning Post 16/4/09).

Sông Cửu Long là bộ phận cốt lõi trong chu kỳ sinh động của quả địa cầu, sứ mệnh thiêng liêng của nó là bào mòn, chuyển tải và bồi đắp, mang vật chất từ nơi cao để đem về nơi thấp. Tất cả những công trình thuỷ đập, dù có cao kiến cách mấy cũng làm cho nó mất thăng bằng, làm xáo trộn sự tuần hoàn của quả đất, đóng góp vào sự tuyệt chủng của các sinh vật. Trong lịch sử của quả địa cầu, đã có ít nhất 5 lần đại tuyệt chủng do môi trường biến đổi, và hiện nay có khoảng 400 sinh vật bị tuyệt chủng mỗi ngày (Inquiry into Life. Mader, 12th Ed.). Sự mất thăng bằng trầm trọng của sông Cửu Long sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sự tồn tại của các sinh vật sống ở vùng hạ lưu sông này, nhất là cư dân. Chỉ riêng ở Vân Nam, TQ đã xây 14 đập lớn, dung lượng của một đập Tiểu Loan đã bằng tất cả các hồ chứa ở ĐNÁ cộng lại. GS Ngô Đình Tuấn, Chủ Tịch Hội Đồng Khoa Học Viện Nghiên Cứu Nước và Môi Trường ĐNÁ nói rằng TQ đang “bức tử” sông Cửu Long. TQ còn lấy nước sông Cửu Long đưa về Trường Giang để bù vào việc họ lấy nước Trường Giang đưa lên mạn Bắc qua việc xây đập Hoàng Hà. Dòng sông đi qua 6 nước, trên nguyên tắc nó là con sông quốc tế và mọi việc phát triển nếu có, phải do cả 6 nước tham dự và quyết định, nhưng TQ không công nhận điều này và tự tiện coi nó là con sông quốc gia, khai thác bất cần hậu quả cho những quốc gia ở hạ nguồn. VN tất nhiên là hứng chịu những hậu quả nặng nề nhất vì là nước ở phía cuối dòng sông (BBC 3/6/09).

Đồng chí tốt: Trong chuyến viếng thăm ngày 13/6/09 ở Hà Nội, ông Lý Nguyên Triều, Ủy Viên Bộ Chính Trị, Bí Thư Ban Bí Thư, và Trưởng Ban Tổ Chức Đảng Cộng Sản TQ đã ký thoả thuận với ông Nông Đức Mạnh để đào tạo cán bộ cho VN giai đoạn 2009-2015. Trong hệ thống đảng CS, ai cũng biết người Trưởng Ban Tổ Chức Đảng là người đầy uy quyền trong vấn đề sắp xếp nhân sự. Một ông Trưởng Ban Tổ Chức Đảng CS TQ đến VN và CSVN cam kết để họ đào tạo nhân sự cho cán bộ đảng mình trong 6 năm tới, cho họ cái quyền đào tạo và sắp đặt nhân sự lâu dài, cho ta thấy rõ sự lệ thuộc của đảng CSVN vào đảng CSTQ lớn như thế nào. Trong khi đó thì ông Mạnh hết lời ca ngợi quan hệ 2 bên được nâng lên “tầm cao mới” và hứa sẽ “làm hết sức mình” (BBC 13/6/09). Đây là “tầm cao” Bắc thuộc của quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện mà CSVN vừa nâng cấp năm 2008.

Bà Bảy Vân, vợ ông Lê Duẩn, trả lời phỏng vấn của ông Xuân Hồng đài BBC vào tháng 8/08 nói rằng “TQ lấy cái thế là trước kia ông Phạm Văn Đồng có ký một văn bản cho phép TQ quản lý ở Hoàng Sa vì ‘nguỵ‘ đã đóng ở đó”. Đại biểu quốc hội CSVN, ông Dương Trung Quốc hôm 28/5/09 phát biểu trước diễn đàn quốc hội rằng “bài học lịch sử cho thấy, chỉ một sai sót của chính phủ, dân tộc phải chịu đựng hậu quả lâu dài”. Ông nói tuy ngoại giao, quốc phòng quan trọng, nhưng quan trọng hơn hết là lòng yêu nuớc và tinh thần quyết tử của người dân cho sự quyết sinh của tổ quốc. TQ đã mặc nhiên coi Hoàng Sa và vùng biển chung quanh là của họ và chỉ trích VN tiền hậu bất nhất, đã nhường Hoàng Sa cho TQ trước đây sao bây giờ lại đòi. Ông Tần Cương đã nói nhiều lần “VN phản đối là thiếu cơ sở, vì là hoạt động bình thường trong vòng lãnh hải TQ. Tây Sa (Hoàng Sa) và vùng nước kế cận là chủ quyền của TQ không thể chối cải, và tranh chấp về vùng này giữa TQ và VN là hoàn toàn không có,” “VN có những tuyên bố khác nhau trong những thời điểm lịch sử khác nhau”. (BBC 27/11/07 và 9/12/08).

Đối tác tốt: Tháng 4/09 ông Thủ Tướng Dũng đi Hải Nam, Quảng Đông, hết lòng ca ngợi TQ, hết lòng đề cao việc thực hiện 2 đại lộ 1 vành đai, trả lời tờ Đại Công Báo ở Hong Kong rằng phát triển quan hệ với TQ là “chủ trương nhất quán và ưu tiên hàng đầu” của chính sách đối ngoại VN, nói rằng “năm 2008 nâng quan hệ song phương lên quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện”. Trong khi đó thì thống kê của Bộ Lao Động, Thương Binh và Xã Hội VN cho biết có 75,000 lao động nước ngoài làm việc ở VN (con số thực sự có lẽ cao hơn nhiều) và trong đó hơn 37% là bất hợp pháp, chủ yếu là người TQ. Trong khi đó thất nghiệp tại VN gia tăng mà theo TS Nguyễn Quang A của viện nghiên cứu IDS ở Hà Nội, nó tạo ra một vấn đề xã hội nghiêm trọng vì có những việc trong khả năng mà người VN không được làm. Để xoa dịu sự bất mãn của dân chúng, tháng 4/09 ông Dũng yêu cầu Bộ Lao Động cứu xét và ngày 25/5/09 bà Bộ Trưởng Bộ LĐ Nguyễn Thị Kim Ngân nói Bộ LĐ không có trách nhiệm, đổ lỗi là do các chính quyền địa phương rồi…đứt đuôi ở đó. Ký giả David Pilling, báo Financial Times, nhận xét rằng bauxit là món quà triều cống của CSVN cho TQ và VN là nước bị TQ ép nhiều nhất. Triều cống bằng tài nguyên thiên nhiên và công ăn việc làm của dân chúng là những cống phẩm mới của thời đại. Do đó chúng ta không lấy làm ngạc nhiên khi ông Phó Thủ Tướng Nguyễn Sinh Hùng cả vú lấp miệng em trong Quốc Hội ngày 12/6/09 là ý kiến “ngày càng đồng thuận”, “chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà Nước” và ông Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Phú Trọng nói nên tránh “ảnh hưởng xấu đến quan hệ ngoại giao”. Trong khi CSVN quỵ luỵ TQ thì lòng ái quốc của mọi tầng lớp quần chúng đã vượt qua sự sợ hãi. Đông đảo các khoa học gia và trí thức đã cất cao tiếng nói của mình như các ông Nguyễn Huệ Chi, Phạm Toàn, Nguyễn Thế Hùng. Dù sống trong chế độ độc tài toàn diện, Luật Sư Cù Huy Hà Vũ đã can đảm kiện thủ tướng VN ngày 11/6/09. Các cựu tướng Võ Nguyên Giáp, Đồng Sỹ Nguyên, đương kim thiếu tướng công an Lê Văn Cương đã mạnh mẽ lên tiếng bảo vệ Tây Nguyên (RFA 5/6/09, BBC 28/5 và 14/6/09).

Giữa tháng 5/09 người VN ngỡ ngàng về mạng vietnamchina.gov.vn của chính quyền VN, mà luật về Internet của thế giới quy định cái đuôi gov.vn là của chính quyền VN, do chính quyền VN độc quyền chủ quản, vì nó tiêu biểu cho độc lập, chủ quyền và sự quản lý đất nước. Cái máy computer chủ phải đặt ở trong nước, nhưng trang mạng này lại có máy chủ đặt ở TQ, muốn thay đổi gì, VN phải sử dụng công hàm ngoại giao để xin phép, và nội dung lại tuyên truyền cho sự bành trướng biển Đông của TQ, như ông Tần Cương tuyên bố chủ quyền không thể chối cãi của TQ ở Tây Sa và Nam Sa (tức Hoàng Sa và Trường Sa). Mạng này đã được chính lãnh đạo chóp bu 2 nước là các ông Nông Đức Mạnh, Nguyễn Minh Triết, Hồ Cẩm Đào, Trương Đình Tuyển, Bạc Hy Lai khai trương ở Hà Nội ngày 16/11/06. Chính quyền CSVN đã vi phạm luật Internet quốc tế và Điều 88 Bộ Luật Hình Sự CSVN về tội “Tuyên truyền chống Nhà Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam”. Công An thay vì bắt họ lại cố ý bắt «lầm» LS Lê Công Định, một người đã nhiệt tình bảo vệ VN, họ tìm cách lái sự quan tâm của quần chúng vào vấn đề nhân quyền, vì nó ít nguy hiểm cho chế độ hơn là vấn đề bảo vệ quyền lợi quốc gia dân tộc.

Rừng Núi Dang Tay Nối Lại Biển Xa (nhạc Trịnh Công Sơn)

Tây Nguyên và Hoàng Sa-Trường Sa đang dang tay réo gọi dân tộc Việt Nam ra sức giữ gìn nối lại. Đây là một thách thức lớn lao của thế kỷ khi dân tộc đang ở trong hai gọng kềm của TQ và thái thú VN. Đó là chưa nói đến các cường quốc khác sẵn sàng thủ lợi, thương lượng trên đầu dân tộc VN.

Sau ngoại giao bóng bàn tháng 4/1971, Hoa Kỳ và TQ trở nên thân thiện hơn để chống Liên Sô, tạo điều kiện cho HK rút quân trong những năm sau đó qua chương trình “Việt Nam hoá chiến tranh”. HK đã trả ơn này cho TQ bằng cách để hải quân HK đứng nhìn TQ đánh chiếm Hoàng Sa từ tay Việt Nam Cộng Hoà tháng 1/1974. Sau khi ông Đặng Tiểu Bình viếng HK vào tháng 1/1979 thì tháng 2/79 TQ mang 200,000 quân đánh VN. Chuyên gia Nga Sergei Blagov nói với BBC (14/5/09) nhân vụ Nga bán 6 tàu ngầm cho VN là Nga coi trọng quan hệ chính trị, kinh tế, quân sự với TQ hơn VN. HK đang thiếu nợ TQ tính đến tháng 4/09 là 763.5 tỉ đô la thì làm sao HK có thể bênh vực VN được nếu TQ tấn công VN? TQ chỉ cần đòi nợ là kinh tế HK sẽ bị hắt hơi (treas.gov/tic/mfh.txt). Nhiều người hy vọng rằng tàu khảo sát hải dương của HK, USNS Bruce Heezen, ngày 11/6/09 bắt đầu hoạt động ở vùng biển VN để tìm kiếm quân nhân HK mất tích trong chiến tranh là một lý cớ để hải quân HK giúp VN bảo vệ biển Đông. Nhưng ông Đại Sứ HK ở VN, Michael Michalak, trả lời phỏng vấn (VOA 15/6/09) cho biết hoàn toàn là một vấn đề nhân đạo, đã được bàn thảo 3, 4 năm trước đây và đây là lần thứ hai chứ không phải lần đầu.

Điều này cho ta thấy là vấn đề an nguy của VN phải do chính người VN hy sinh bảo vệ. Ngày xưa ông cha ta chỉ dựa vào sức mạnh của toàn dân để đánh Tàu giành độc lập. Trong khi ở Cao Miên các lãnh đạo của họ tranh ngôi, cầu viện Xiêm La và VN, mỗi lần như vậy là một vài tỉnh của Miên bị mất. Sức mạnh quần chúng đã được chứng tỏ một cách rõ rệt qua sự thành công của các cuộc cách mạng màu (ôn hoà) ở nhiều nơi trên thế giới. Đó là điều mà CSVN ngày nay vô cùng lo sợ, bởi vì nếu lòng bảo vệ quốc gia dân tộc của dân chúng được CSVN coi là “âm mưu diễn tiến hoà bình” và sự mãi quốc cầu vinh lại đuợc ông Nguyễn Minh Triết nói là “chính nghĩa sáng ngời” (BBC18/6/09), thì một ngày không xa, khi ý chí của quần chúng đã vươn lên thì không ai có thể ngăn cản được.

TQ đã dùng vũ lực để cưỡng chiếm Hoàng Sa từ tay Việt Nam Cộng Hoà, do đó nó hoàn toàn bất hợp pháp trên bình diện công pháp quốc tế, cho nên nếu chế độ VNCH còn tồn tại thì Hoàng Sa vẫn là của VN. Ngày xưa ông Phạm Văn Đồng bán cái mà CSVN không có, tựa như một người anh tham lam dùng bạo lực để chiếm nhà em mình, xúi kẻ hàng xóm lấy ruộng của người em và nói là mình cho. Nếu người em không bị người anh cướp mất nhà thì việc cho ruộng này sẽ vô giá trị. Nhưng người anh đã lấy nhà người em làm của mình rồi thì không thể nói ngang với kẻ hàng xóm có võ Thiếu Lâm được. Chỉ khi nào người em lấy lại được nhà mới có chính đáng tính để nói chuyện phải trái với kẻ chiếm đoạt, với sự hổ trợ của rất nhiều hàng xóm khác. Dù cho chưa lấy lại được nhưng cộng đồng vẫn công nhận ruộng đó là của người em, và khi kẻ chiếm đoạt bị suy yếu thì người em sẽ có cơ hội để thu về.

Một chế độ không có tính chính đáng để đòi lại Hoàng Sa, không có khả năng để bảo vệ Trường Sa, dâng Tây Nguyên làm cống phẩm, hết lòng quỵ luỵ TQ nhưng vẫn bị TQ khinh khi, thì chỉ là chế độ Lê Chiêu Thống tân thời. Nếu chế độ Đệ I và Đệ II Việt Nam Cộng Hoà có đầy đủ chính đáng tính trên các vùng lãnh thổ này của VN, thì dân tộc VN cần một chế độ Đệ III Cộng Hoà để tiếp nối, một chế độ thực sự tự do dân chủ, thống nhất và hội nhập dân tộc. Nếu toàn dân cương quyết đứng lên đòi lại quyền lãnh đạo đất nước thì nền Đệ III Cộng Hoà này sẽ thực hiện được. Nó đã xảy ra ở cạnh VN như Phi Luật Tân, Nam Dương, ở Đông Âu và sẽ xảy ra ở những quốc gia độc tài khác. Lòng dân và ý đảng đã quá khác biệt, vì lòng dân muốn xả thân cứu nước còn ý đảng thì bán nước nuôi thân. Thế mạnh của một chế độ là nội lực của toàn dân và chính đáng tính trong vấn đề lãnh thổ và lãnh hải. Hiện nay nước VN không có lực vì người dân không có quyền. Một chế độ có đầy đủ dân quyền, do nội lực của toàn dân mà ra, hoàn toàn mới và có tính cách nối tiếp nền dân chủ đa nguyên đã có từ 2 chế độ Cộng Hoà trước đây sẽ có đầy đủ tính chính đáng để bảo vệ VN – ta có thể gọi đó là một nền Đệ III Cộng Hoà. Cho nên dân tộc VN hãy cùng nhau đứng dậy mà đi, bởi vì nếu tất cả “bàn tay ta nắm” sẽ “nối tròn một vòng Việt Nam”.

Ngoài Đông Hải đâm thuyền dân đánh cá
Trên đất liền xây đá chận Cửu Long
Ngày Xưa Mã Viện Trụ Đồng
Ngày nay Thập Ngũ một lòng Bắc Phương

Nhưng:

Dân ta cương quyết chẳng nhường
Bắc Phương ta đuổi về đường Bắc Phương


Lê Minh Nguyên
19/06/2009



Thật vậy, dân tộc Việt Nam hãy can đảm đứng lên để lật qua những trang sử cộng sản đẫm máu và đau thương. Đã quá trễ rồi. Ngày nào còn cộng sản, thì còn chết chóc, tù đày, tự do, nhân quyền còn bị chà đạp.
Nhà cầm quyền cộng sản, hơn lúc nào hết, luôn buộc người dân lo nghĩ đến chuyện miếng ăn, cái mặc. Cái bụng lúc nào cũng phải cảm thấy còn đoi đói, chưa no. Và người dân thì thiếu thốn nhu yếu phẩm, lo chạy gạo từng bữa. Ðủ hôm nay thì thiếu ngày mai, hay được nồi cơm sáng, thì lại chưa có nồi cơm chiều. Cuộc đời cứ quần quật lo đói rách như thế, thì xin hỏi, còn chi thì giờ mà nhân dân nghĩ đến tranh đấu, hoặc đòi hỏi tự do dân chủ nhân quyền?
Cụ Tây Hồ Phan Chu Trinh từng dạy: “Xét lịch sử xưa, dân nào khôn ngoan biết lo tự cường tự lập, mua lấy sự ích lợi chung của mình thì càng ngày càng bước tới con đường vui vẻ. Còn dân thì ngu dại, cứ ngồi yên mà nhờ trời, mà mong đợi trông cậy ở vua ở quan, giao phó tất cả quyền lợi của mình vào trong tay một người, hay một chính phủ muốn làm sao thì làm, mà mình không hành động, không bàn luận, không kiểm xét, thì dân ấy phải khốn khổ mọi đường. Anh chị em đồng bào ta đã hiểu thấu các lẽ, thì phải mau mau góp sức lo toan việc nước mới mong có ngày cất đầu lên nổi”.
"The religion of the future will be a cosmic religion. The religion which is based on experience, which refuses dogmatism. If there's any religion that would cope with modern scientific needs it will be Buddhism." Albert Einstein

Tôn giáo trong tương lai sẽ là tôn giáo của vũ trụ. Tôn giáo này dựa trên kinh nghiệm và không chấp nhận chủ nghĩa giáo điều. Nếu có một tôn giáo nào tương thích với khoa học hiện đại, đó chính là Phật Giáo.




Bạn Ơi Hãy Cùng Nhau Đấu Tranh Cho Cuộc Sống Của Mình & Tương Lai Của Con Cháu Mình !!!



Nhân Dân Cần Nhận Diện Bộ Mặt Thật Của Giới Cầm Quyền. Phải Hành Động Cụ Thể Đối Với Bọn Chúng !!!



Chỉ Mặt, Nhận Diện Bọn Cán Bộ Óc Đất, Lũ Công An Lưu Manh, Đám Quan Chức Tham Nhũng, Tay Sai !!!

Công Nhân Bị Đánh Đập Tàn Nhẫn, Dã Man !!!


Followers