07 June 2009

Mãnh Hổ Quá Giang - Nam Hàn Nhập Cuộc?

Dù không đứng hẳn vào một phe trong vụ tranh chấp chủ quyền ngoài biển Đông, Hán Thành đã bắn ra một tín hiệu đáng chú ý. Hay là họ vừa cho Hà Nội ngậm sâm Cao Ly, để có xương sống cứng hơn một chút?




Nguyễn Xuân Nghĩa
Nam Hàn xuống Nam Hải tìm năng lượng – và những gì khác?...

Thế giới đang theo dõi tình hình Đông Bắc Á với đòn dọa nạt của Bắc Hàn và việc lãnh tụ Kim Chính Nhật đưa cậu ấm ba Kim Chính Vân vào ngôi kế nhiệm (xin đọc: “Bắc Hàn Thừa Thắng” trên cột báo này trong số ra ngày 31 tháng Năm). Tại Nam Hàn, người ta chú ý đến tang lễ của ông Lỗ Mộng Huyễn, nguyên Tổng thống đã tự sát vì những tai tiếng liên quan đến tham nhũng.


Có một biến cố khác tại thủ đô Hán Thành của Nam Hàn lại ít được dư luận theo dõi, mà nó gắn liền với Đông hải của Việt Nam.

Mùng hai tháng Sáu vừa rồi, Hiệp hội 10 Quốc gia Đông Nam Á ASEAN đã tổ chức một thượng đỉnh tại đảo Tế Xuyên (Jeju) ở vùng cực Nam của Nam Hàn. Thượng đỉnh đáng chú ý vì đánh dấu hai chục năm bang giao giữa 10 nước ASEAN ở miền Nam và Đại Hàn Dân quốc (Nam Hàn) tại miền Bắc của Đông Á. Đáng chú ý hơn nữa là bên lề Thượng đỉnh, phái đoàn Hà Nội do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lãnh đạo đã ký kết một hiệp định Hàn-Việt với Hán Thành để tăng cường khai thác một số dự án phát triển năng lượng và tài nguyên khoáng sản…

Vắng mặt mà vẫn hiện hữu trong sự hợp tác Hàn-Việt này là lãnh đạo Bắc Kinh.
Hiệp hội ASEAN quy tụ 10 quốc gia Đông Nam Á (Brunei, Cam Bốt, Lào, Miến Điện, Mã Lai Á, Nam Dương, Phi Luật Tân, Tân Gia Ba, Thái Lan và Việt Nam) trong một khu vực gần 600 triệu dân có sản lượng tổng cộng hơn 1.500 tỷ đô la một năm. Tính theo tỷ giá mãi lực PPP – sức mua thực tế của đồng bạc – thì thực giá của tổng sản lượng này là hơn 3.500 tỷ đô la, so với gần 8.000 tỷ của Trung Quốc, hơn 4.400 tỷ của Nhật Bản hay 1.400 tỷ của Nam Hàn. Nghĩa là cũng không nhỏ.

Từ nhiều năm nay, cả ba nước Đông Bắc Á – Nhật Bản, Trung Quốc và Nam Hàn – đều tăng cường hợp tác với ASEAN để lập ra một cơ chế đối thoại là nhóm ASEAN+3, một khối kinh tế Á Châu như đối tác và đối trọng với kinh tế Âu Châu và Hoa Kỳ. Riêng lẻ thì cả ba đều cố gắng tranh thủ hậu thuẫn của từng nước trong ASEAN với các hiệp định hay cam kết song phương.

Trong cuộc thi đua tranh thủ ấy, Nhật và Trung Quốc là hai thế lực lớn nhất.
Nhưng, Đông Nam Á cũng là khu vực của các quốc gia hải đảo hoặc bán đảo – như Nam Dương, Mã Lai Á, Phi Luật Tân, hoặc Thái Lan, Miến Điện, Cam Bốt, Việt Nam, Tân Gia Ba. Trong khu vực này, Trung Quốc đang tiến lên vai trò thống trị của một cường quốc hải dương. Ngần ấy quốc gia đều phải rửa chân ngoài Đông hải và nộp tiền mãi lộ – hoặc bán nước – cho Trung Quốc.

Nhìn rộng ra ngoài, biển Đông cũng là vùng giao lưu cần thiết cho cả Đông Nam Á lẫn Đông Bắc Á, cho các đại gia đang thông thương với toàn cầu để tìm nguồn tiếp vận về nguyên nhiên vật liệu hoặc đường vận chuyển hàng hoá cho xuất cảng. Như Nhật Bản hay Nam Hàn, Đài Loan….

Việc Bắc Kinh khống chế cả khu vực để ngang nhiên khai thác khoảng sản ngoài thềm lục địa của biển Đông, và kiểm soát nguồn giao lưu hàng hoá qua eo biển Malacca nối liền Thái bình dương với Ấn Độ dương, là một vấn đề cho thiên hạ. Vì vậy, quốc gia nào cũng phải ứng xử với hiện tượng đó, mỗi nước một cách theo hoàn cảnh riêng của mình.


Trong đó, có Đại Hàn Dân quốc.
Với gần 50 triệu dân và sản lượng là 1.300 tỷ đô la – tính theo kiểu PPP – Nam Hàn là nền kinh tế đứng hàng 13 của thế giới nhưng bị khoá trong một khu vực địa dư khắc nghiệt là gối đầu lên Bắc Hàn cộng sản ở hướng Bắc và cha đẻ ra chế độ Bắc Hàn là Trung Quốc ở hướng Tây. Bên kia là đại cường đã từng làm chủ cả bán đảo Triều Tiên từ 1910 đến 1945, là Nhật Bản ở hướng Đông. Vì xứ sở không có nhiều tài nguyên hay khoáng sản, lại sống nhờ buôn bán với bên ngoài – qua biển nóng của Thái bình dương – vùng biển Đông Nam Á là một yếu hầu của Nam Hàn để tiến qua Ấn Độ dương, Trung Đông và Âu Châu.

Vì vậy, từ nhiều năm nay, Hán Thành đẩy mạnh việc hợp tác với cả khối và từng nước trong khối ASEAN theo kiểu đôi bên cùng có lợi. Lãnh đạo Hà Nội có hiểu ra điều ấy, nhưng với kích thước và tầm nhìn Hà Nội, là móc túi doanh gia Hàn quốc và nhắm mắt cho doanh nghiệp Nam Hàn khai thác công nhân và phụ nữ.

Đó là chuyện nhục, nhưng là chuyện nhỏ, dưới tầm nhìn của Hán Thành.

Trên đại thể, Nam Hàn vận động các nước ASEAN giải tỏa những cấm đoán hay hạn chế đầu tư vào khoáng sản, năng lượng hay hạ tầng cơ sở, và khi kinh tế toàn cầu đang suy thoái làm ngạch số đầu tư sút giảm phân nửa thì được các nước ASEAN kêu gọi gia tăng đầu tư. Không chỉ cầm theo tấm chi phiếu đi xuống Đông hải, Nam Hàn còn được Nam Dương, Mã Lai Á và Tân Gia Ba yêu cầu góp phần bảo vệ eo biển Malacca khỏi bọn hải tặc.


Nghĩa là đem theo khẩu súng.

Người Việt thì không thể quên được tinh thần kỷ luật và khả năng ra đòn tàn khốc kiểu Đại Hàn khi họ tham gia chiến cuộc Việt Nam. Lãnh đạo của họ có thể rất nghiệt ngã với chính họ khi tổ quốc hay danh dự lâm nguy – Phác Chính Hy thời trước hay Lỗ Mộng Huyễn thời nay là những nhắc nhở.

Trong chiều hướng ấy, Hán Thành đã mở rộng việc hợp tác với Việt Nam. Thời điểm là lúc này, khi lãnh đạo Hà Nội đang muốn cúi đầu….

Chính quyền Nam Hàn đồng ý sẽ gia tăng hợp tác và đầu tư sản xuất về dầu thô và khí đốt trong lãnh thổ Việt Nam, đồng thời đề nghị tăng cường bảo vệ môi sinh quanh các ku vực năng lượng và khoáng sản mà họ khai thác. Ngược lại, họ yêu cầu Hà Nội giảm các khoản thuế về môi sinh trên các nghiệp vụ đầu tư ấy, và – đừng quên Bình Nhưỡng hay kế hoạch bauxite – còn mời chào các dự án năng lượng nguyên tử hay hạch tâm. Tức là thiết trí lò nguyên tử cho Việt Nam.


Mà chuyện hợp tác Hàn-Việt không chỉ giới hạn vào đó.

Viện Tài nguyên Khoáng sản và Khoa học Địa chất (Geoscience and Mineral Resources Institute) Nam Hàn và một cơ quan tân lập của Hà Nội là Cục Quản lý Hải dương và Hải đảo Việt Nam đã đồng ý thăm dò tài nguyên ngoài thềm lục địa Việt Nam, tại Đông hải.
Là khu vực Bắc Kinh gọi là Trung Nam Hải – biển Nam của Trung Hoa.

Nhìn lại bản đồ thì Trung Quốc đã khơi khơi vạch ra một vùng lưỡi bò khởi đi từ biên giới với Bắc Hàn xuống Đông hải của họ, rồi trùm lên đảo Senkaku của Nhật – mà họ gọi là Điếu ngư đài – qua Đài Loan, xuống tới tất cả quần đảo Trường Sa và liếm ngược lên quần đảo Hoàng Sa về đến đảo Hải Nam. Đấy là khu vực thuộc đặc quyền kinh tế Trung Quốc. Bất cứ ai muốn làm ăn hoặc qua lại thì phải nói chuyện với Bắc Kinh!


Một quốc gia đói ăn và khát dầu đang bò ra biển.

Chẳng những đã đòi chủ quyền của nguồn tài nguyên khoáng sản dưới biển mà Trung Quốc còn đưa chiến hạm xuống kiểm soát luồng giao lưu ngoài biển của các quốc gia khác. Câu chuyện tranh chấp chủ quyền trên vùng biển nóng ấy đang gây cơn sốt cho cả khối Đông Nam Á thì Nam Hàn nhảy vào!Sau khi chiếm đoạt Hoàng Sa rồi một phần Trường Sa của Việt Nam, rồi khống chế Đông hải, hơn 10 năm trước, Bắc Kinh đã ôn tồn đề nghị là các quốc gia có tranh chấp về chủ quyền trên khu vực ấy hãy cùng hợp tác để khai thác lợi ích kinh tế. Mâu thuẫn về chủ quyền thì sẽ ôn hoà giải quyết trong 50 năm tới!

Kế đó, Bắc Kinh đề nghị quy tắc ứng xử hòa bình và văn minh với các nước ASEAN mà thực sự vẫn dùng thủ đoạn thô bạo và man rợ theo lối mềm nắn rắn buông, là hăm dọa hoặc mua chuộc từng nước theo kiểu bẻ đũa từng chiếc. Theo lối vương đạo, Trung Quốc đã ký kết Hiệp ước bất tương xâm với cả khối ASEAN vào cuối năm 2003. Nhưng trò bá đạo là kéo dàn khoan từ Thượng Hải xuống khu vực Hoàng Sa – cách bờ biển Việt Nam hơn trăm cây số – vào cuối năm 2004. Rồi đề nghị Phi Luật Tân và Việt Nam cùng chung tiền lập ra liên doanh để thăm dò tài nguyên khoáng sản trong vùng quần đảo Trường Sa. Một chuyện nước lã ra biển vì sau vài năm vô bổ, cả Hà Nội lẫn Manila đều rút khỏi dự án đó.

Chẳng đợi tới 50 năm, bây giờ khi đã đủ mạnh, Bắc Kinh đầy hải đội xuống biển nóng.
Họ lập cơ chế hành chánh mệnh danh Tam Sa để quản lý cả Hoàng Sa lẫn Trường Sa, rồi Ủy ban Ranh giới và Hải dương vụ trong bộ Ngoại giao để dàn trận trên các diễn đàn quốc tế. Tháng Năm vừa qua họ còn bác bỏ đòi hỏi mà Việt Nam và Mã Lai Á đã đệ nạp cho Uỷ ban Lãnh hải và Thềm lục địa của Liên hiệp quốc.

Trong suốt mấy năm khẳng định chủ quyền bằng sức mạnh, Bắc Kinh cũng gây sức ép cho bất cứ doanh nghiệp quốc tế nào muốn đầu tư vào khu vực Trường Sa của Việt Nam, từ tập đoàn BP của Anh tới ONGC của Ấn đến Exxon của Mỹ... Những biến động ấy tất nhiên không thể ra khỏi tầm nhìn của Hoa Kỳ, Nhật Bản hay Ấn Độ – và Nam Hàn.


Bây giờ, Nam Hàn nhảy vào cuộc.

Dù không đứng hẳn vào một phe trong vụ tranh chấp chủ quyền ngoài biển Đông, Hán Thành đã bắn ra một tín hiệu đáng chú ý. Hay là họ vừa cho Hà Nội ngậm sâm Cao Ly, để có xương sống cứng hơn một chút? (NXN)

No comments:

Post a Comment



Thật vậy, dân tộc Việt Nam hãy can đảm đứng lên để lật qua những trang sử cộng sản đẫm máu và đau thương. Đã quá trễ rồi. Ngày nào còn cộng sản, thì còn chết chóc, tù đày, tự do, nhân quyền còn bị chà đạp.
Nhà cầm quyền cộng sản, hơn lúc nào hết, luôn buộc người dân lo nghĩ đến chuyện miếng ăn, cái mặc. Cái bụng lúc nào cũng phải cảm thấy còn đoi đói, chưa no. Và người dân thì thiếu thốn nhu yếu phẩm, lo chạy gạo từng bữa. Ðủ hôm nay thì thiếu ngày mai, hay được nồi cơm sáng, thì lại chưa có nồi cơm chiều. Cuộc đời cứ quần quật lo đói rách như thế, thì xin hỏi, còn chi thì giờ mà nhân dân nghĩ đến tranh đấu, hoặc đòi hỏi tự do dân chủ nhân quyền?
Cụ Tây Hồ Phan Chu Trinh từng dạy: “Xét lịch sử xưa, dân nào khôn ngoan biết lo tự cường tự lập, mua lấy sự ích lợi chung của mình thì càng ngày càng bước tới con đường vui vẻ. Còn dân thì ngu dại, cứ ngồi yên mà nhờ trời, mà mong đợi trông cậy ở vua ở quan, giao phó tất cả quyền lợi của mình vào trong tay một người, hay một chính phủ muốn làm sao thì làm, mà mình không hành động, không bàn luận, không kiểm xét, thì dân ấy phải khốn khổ mọi đường. Anh chị em đồng bào ta đã hiểu thấu các lẽ, thì phải mau mau góp sức lo toan việc nước mới mong có ngày cất đầu lên nổi”.
"The religion of the future will be a cosmic religion. The religion which is based on experience, which refuses dogmatism. If there's any religion that would cope with modern scientific needs it will be Buddhism." Albert Einstein

Tôn giáo trong tương lai sẽ là tôn giáo của vũ trụ. Tôn giáo này dựa trên kinh nghiệm và không chấp nhận chủ nghĩa giáo điều. Nếu có một tôn giáo nào tương thích với khoa học hiện đại, đó chính là Phật Giáo.




Bạn Ơi Hãy Cùng Nhau Đấu Tranh Cho Cuộc Sống Của Mình & Tương Lai Của Con Cháu Mình !!!



Nhân Dân Cần Nhận Diện Bộ Mặt Thật Của Giới Cầm Quyền. Phải Hành Động Cụ Thể Đối Với Bọn Chúng !!!



Chỉ Mặt, Nhận Diện Bọn Cán Bộ Óc Đất, Lũ Công An Lưu Manh, Đám Quan Chức Tham Nhũng, Tay Sai !!!

Công Nhân Bị Đánh Đập Tàn Nhẫn, Dã Man !!!


Followers