21 June 2009

Bệnh viện “Nhà Ghét” của người nghèo Cát Đằng

Nghe mấy chú xe ôm mách, cô đi bán máu ở bệnh viện Chợ Rẫy. Lần đầu tiên được 150.000đồng…Nhìn đứa con trai cứ nổi từng cơn ho như móc họng, đau xé ruột, Tâm lại đến nhưng bị từ chối vì thời gian chưa đủ để bán máu lại (lần sau cách lần trước ít nhất 12 – 14 tuần). Cô phải lấy chứng minh của em gái để được bán máu tiếp! “Con bé tội nghiệp lắm! Hổm rày gặp thấy nó mét mét, gầy đét như con cá khô vậy” – đôi mắt người lái xe thoáng ánh buồn…




1. Người đàn ông mặc bộ quần áo cũ mèm, lê đôi dép may chỉ chằng chịt, cứ thẩn thơ trong khuôn viên bệnh viện Chợ Rẫy. Có người hỏi, ông thật thà bảo “Tôi lo quá không dám đứng một mình”! Câu chuyện chưa trọn 5 phút, đôi mắt ông Liễn (Ninh Hoà – Khánh Hoà) bỗng đỏ hoe, ầng ậng nước. Bao khắc khổ và âu lo trên thế gian này, ngỡ như tạc hình trên khuôn mặt lam lũ kia, dồn nén trong những giọt nước mắt đàn ông không thể kìm nén. “Nó bị đau đầu, mờ mắt từ năm lớp 6 nhưng thấy cha mẹ quá nghèo nên cứ giấu. Hôm nọ nó bỏ cơm rồi ngất đi. Tôi đưa vào bệnh viện Quân đội 87 Khánh Hoà mới biết nó bị viêm màng não giai đoạn cuối…” – giọng ông nghẹn khản, nước mắt lại chảy dài. Đám con nghèo rớt mồng tơi gom góp đưa cho cha được gần 600.000đ. Không đủ tiền, ông phải “cầm nóng” 8 xào ruộng đang trổ cờ 5 triệu đồng và đánh liều vay nóng “xã hội đen” 5.5 triệu (khi trả tính thành 1.2 triệu/tháng). Sáu ngày “ngốn” hết 5.6 triệu nhưng đứa con gái vẫn ngất lịm, mềm oặt như xác chết! Trong tay chỉ còn hơn 4 triệu, hai vợ chồng già vẫn bấm bụng mất đứt gần 2 triệu thuê xe cấp cứu vào Chợ Rẫy ngay trong đêm với tâm trạng hoảng loạn cùng cực. Vừa nhập viện đã đi tong 2.5 triệu tiền tạm ứng, chưa kể tiền thuốc hàng ngày. Ở Sài Gòn hơn 1 tuần, hai ông bà chỉ dám ăn uống “nhín nhín khem khem” chưa hết 100.000 đồng ($10 đô la đổi ra được $182,000 đồng Việt Nam)! “Bác sĩ bảo tiền mổ rất lớn, phải chuẩn bị trước…nhưng trong nhà còn cái gì đáng giá trăm ngàn mà bán đâu… – ông bật lên từng tiếng nấc đầy đau khổ và bất lực – Biết kêu ai bây giờ, chỉ còn cách đem con về nhà đợi chết thôi… Nó mà chết thì chúng tôi cũng không sống nổi…”.

2. Thoát nghèo chưa tròn 1 năm thì tai họa đổ sập xuống gia đình ông Chu Xuân Bồ (xã Đắk Wer, huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông). Khi đưa chồng lên Sài Gòn, trong tay bà Múa có đúng 1 chỉ vàng và 1.8 triệu gom góp của anh em! Ông Sáng – anh trai ông Bồ – bảo bà về nhà xem còn cái gì bán được thì bán. Gia tài của vợ chồng bà chỉ có 7 sào cà phê “cây được cây mất” và cái ao tìm đỏ mắt không thấy một con cá vì không có tiền mua giống thả. Trong nhà không còn nổi một hạt gạo, những bữa cơm chỉ có chén cơm trắng và đĩa rau dại đều phải nhờ đến sự cưu mang của bà con xóm làng và Hội Chữ Thập đỏ. Bà Múa cố tìm cũng chẳng thấy cái gì đáng giá chục nghìn. Còn mảnh đất…Ông Sáng ngăn “Bán đất chẳng được bao nhiêu rồi mẹ con ở đâu?”. Trong cơn dâu bể, bà Múa phải cắn răng bán mảnh đất cắm dùi. Đến tuần thứ ba thì không còn một cắc bạc! “Từ hôm không đóng tiền đến nay là hơn nửa tháng rồi. Nếu cứ tính theo toa thuốc như những ngày trước thì phải trên dưới 20 triệu…” – ông Sáng nhẩm tính. Quá tuyệt vọng, đã nhiều lần anh em ông viết đơn, làm cam kết sống chết xin đưa bệnh nhân về nhưng không được. Bệnh viện đưa ra phương án: cho thiếu rồi trả từ từ. “Người ta là người ngoài mà lại chịu chữa thiếu cho mình thì ai ngu mà không chịu? Nhưng tình trạng em tôi chẳng còn hy vọng gì nữa. Nó mà chết thì món nợ mấy chục triệu kia cả đời con cháu chúng tôi cũng không trả hết. Rồi người sống cũng chết theo người chết mất thôi!” – khuôn mặt ông Sáng tối sầm, chuếnh choáng bóng chiều âm u…

3. Một bà già đang nuôi người thân điều trị ở bệnh viện nhi đồng rơi lệ khi kể về hai mẹ con người Tiền Giang vừa gặp. Đứa con bị bệnh đường ruột, đang chữa phải bỏ về dang dở chỉ vì thiếu 40.000đ tiền thuốc! Con bé đau quá, nằm bệt xuống băng ghế đá, người mẹ trào nước mắt cứ vỗ vỗ vai con “Ráng đi con…”.
Đó không phải trường hợp cá biệt. Không có tiền, nhiều người phải trốn viện. Như bé L.Tr.Hiếu (2 tháng tuổi), nhập viện khoa Tiêu hoá mới 1 tuần (27/5/2009 – 4/6/2009) đã lặng lẽ rời nhà thương. Nhà quá nghèo nên mới đóng ứng trước 1triệu, còn hơn 3 triệu đồng không lo nổi, mẹ bé đành ôm con bỏ trốn! Và những người bỏ trốn, chẳng ai dám quay trở lại, đành phó mặc cho lẽ trời…
Chuyện trốn viện chẳng lạ gì với những người chạy xe ôm trước cửa nhà thương. “Nhiều khi biết sẽ chết đấy, nhưng nghèo quá không có tiền phải trốn thôi” – bác xe ôm N.V. trước bệnh viện Ung Bướu kết luận. Có cô gái 19 tuổi ở Gò Công bị ung thư tử cung không lo nổi tiền bệnh phí, vào viện được mấy ngày đã len lén trốn về trong một đêm mưa. Có bà già ở Đồng Nai bị u nang buồng trứng, hom hem tới nhà thương rồi lại thất thểu bỏ về vì tiền bệnh phí quá cao, không có tiền để đóng trước… Những “nhật ký buồn” như thế cứ dày dần trong tâm khảm những người lái xe ôm, xe xích lô đậu thường trực đón khách trước cổng bệnh viện. Có người thở dài “Nhà thương bây giờ đâu phải nơi dành cho người nghèo. Nên gọi nhà ghét thì đúng hơn!”…


Nơi bước chân chúng tôi đi qua, đều ám ảnh bởi những đôi mắt thẫn thờ chấp chới bóng tối của nỗi bất lực gần như tuyệt vọng; đều day dứt bởi những câu chuyện buồn nao lòng… Nhưng. giữa sắc mùi bệnh tật, chết chóc ở bệnh viện, chút ấm áp chợt bừng lên khi lắng nghe những câu chuyện đầy tình người từ những mảnh đời quê kệch, nghèo khổ: có những người chấp nhận bán nhà bán đất để rồi bơ vơ lúc quay về không chỗ che mưa che nắng; có người thức trắng đêm để rồi thanh thản bán chiếc nhẫn cưới mà ngay những lúc trong nhà không còn nổi hạt gạo vẫn nhất quyết giữ lại; và có người, chấp nhận bỏ cả kỳ thi vào đại học với tương lai đang chờ đón để chăm sóc mẹ… Còn rất nhiều những câu chuyện như thế, khiến lòng người khó giữ nổi sự bình yên…

1. Cha bỏ đi lấy vợ, chỉ có ba mẹ con nương tựa vào nhau. Gánh nặng càng đè lên vai Hoàng Anh Tuấn (Đông Hưng, Thái Bình) khi tai họa ập đến: cô em gái đang học năm 2 trường CĐ Công nghệ thông tin (Hà Nội) phải nghỉ học vì bị “hút ban đỏ” – căn bệnh “nan giải” của cả thế giới! Chạy chữa ở Hà Nội hết 36triệu vẫn không hết, phải chuyển vào BV Chợ Rẫy. Tuấn liền vào Nam phụ bàn một tiệm cơm tại Q.5. Quần quật làm từ 4h sáng đến 11h trưa, lật đật mua cơm, chạy hộc tốc tới nhà thương với mẹ (bà Nguyễn Thị Mơ), ngồi chưa ấm chỗ chạy về làm tiếp! Hơn 7 giờ tối mới được nghỉ, Anh Tuấn vội vàng mang cơm cho mẹ và “ngủ lại để mẹ đỡ lo” rồi hơn 3 giờ sáng phải thức dậy đi làm.
Tài sản chỉ có 4 sào ruộng 2 vụ, phải ở nhờ nhà bác họ, chạy tiền từng ngày đến phờ phạc, món nợ cũ chưa trả lại phải gồng thêm nợ mới mà tính mạng người em gái cứ chập chờn, mong manh…Tình cảnh ngặt nghèo là thế nhưng cậu con trai luôn vui vẻ để trấn an mẹ... Nghe Tuấn nói chuyện mà nhiều người xung quanh rớm nước mắt “mẹ phải ăn cho có sức”, “ngày mai mẹ muốn ăn món gì?”, “cơm hôm nay có ngon không mẹ?”… Anh ít hỏi về tình trạng của em gái vì không dám chạm tới nỗi lo sợ phập phồng trong lòng mẹ. Tuấn thả ánh mắt đăm chiêu, giọng như gió thoảng “Mình làm cực khổ bao nhiêu cũng được, chỉ cầu mong sao em nó hết bệnh. Nhà chỉ có ba mẹ con, lỡ xảy chuyện…”. Giọng chùng xuống, người con trai 22 tuổi im lặng…cái im lặng để nghe những dòng chảy nghĩ suy, âu lo chồng chất ngổn ngang tâm can. Bởi sự vui vẻ bề ngoài đầy chông chênh kia luôn ám ảnh đôi mắt trũng sâu cứ nhắm nghiền của em gái trong phòng cấp cứu và dáng hình mòn mỏi, hao gầy của mẹ…

2. Người xe ôm già trước BV Nhi Đồng 2, chậm rãi và ngậm ngùi kể về hai mẹ con người Bình Định. 4 năm trước, Tâm (tên người mẹ trẻ) rời mảnh đất miền Trung ràn rạt gió Lào và cát nắng cháy bỏng, phiêu bạt nơi xứ người. Phút nông nổi và nhẹ dạ của một cuộc tình chông chênh đã để lại giọt máu cho thân gái bơ vơ đất khách… Đứa con lớn lên chưa một lần gặp cha. Thằng bé bị ho hơn 1 năm nhưng chủ quan (cái chủ quan thường thấy ở người nghèo?!) nên khi đưa đến BV thì đã bị hen suyễn và viêm phế quản nặng. Một tháng “thăm” BV ít nhất 2 lần, mỗi lần tốn vài trăm đến 1 triệu đồng khiến Tâm méo mặt. Tiền lời từ gánh hàng rong chỉ đủ ăn uống chi tiêu tằn tiện lúc khỏe mạnh. Một lần, hai lần còn vay mượn chỗ này chỗ kia nhưng đến lần thứ ba, thứ tư… thì chỉ nhận được những cái lắc đầu ái ngại. Không biết bao nhiêu đêm, Tâm gạt nước mắt lầm lũi bước về căn phòng trọ tồi tàn giữa mênh mông ruộng đồng hoang vắng… Nghe mấy chú xe ôm mách, cô đi bán máu ở bệnh viện Chợ Rẫy. Lần đầu tiên được 150.000đồng…Nhìn đứa con trai cứ nổi từng cơn ho như móc họng, đau xé ruột, Tâm lại đến nhưng bị từ chối vì thời gian chưa đủ để bán máu lại (lần sau cách lần trước ít nhất 12 – 14 tuần). Cô phải lấy chứng minh của em gái để được bán máu tiếp! “Con bé tội nghiệp lắm! Hổm rày gặp thấy nó mét mét, gầy đét như con cá khô vậy” – đôi mắt người lái xe thoáng ánh buồn…

Cát Đằng


No comments:

Post a Comment



Thật vậy, dân tộc Việt Nam hãy can đảm đứng lên để lật qua những trang sử cộng sản đẫm máu và đau thương. Đã quá trễ rồi. Ngày nào còn cộng sản, thì còn chết chóc, tù đày, tự do, nhân quyền còn bị chà đạp.
Nhà cầm quyền cộng sản, hơn lúc nào hết, luôn buộc người dân lo nghĩ đến chuyện miếng ăn, cái mặc. Cái bụng lúc nào cũng phải cảm thấy còn đoi đói, chưa no. Và người dân thì thiếu thốn nhu yếu phẩm, lo chạy gạo từng bữa. Ðủ hôm nay thì thiếu ngày mai, hay được nồi cơm sáng, thì lại chưa có nồi cơm chiều. Cuộc đời cứ quần quật lo đói rách như thế, thì xin hỏi, còn chi thì giờ mà nhân dân nghĩ đến tranh đấu, hoặc đòi hỏi tự do dân chủ nhân quyền?
Cụ Tây Hồ Phan Chu Trinh từng dạy: “Xét lịch sử xưa, dân nào khôn ngoan biết lo tự cường tự lập, mua lấy sự ích lợi chung của mình thì càng ngày càng bước tới con đường vui vẻ. Còn dân thì ngu dại, cứ ngồi yên mà nhờ trời, mà mong đợi trông cậy ở vua ở quan, giao phó tất cả quyền lợi của mình vào trong tay một người, hay một chính phủ muốn làm sao thì làm, mà mình không hành động, không bàn luận, không kiểm xét, thì dân ấy phải khốn khổ mọi đường. Anh chị em đồng bào ta đã hiểu thấu các lẽ, thì phải mau mau góp sức lo toan việc nước mới mong có ngày cất đầu lên nổi”.
"The religion of the future will be a cosmic religion. The religion which is based on experience, which refuses dogmatism. If there's any religion that would cope with modern scientific needs it will be Buddhism." Albert Einstein

Tôn giáo trong tương lai sẽ là tôn giáo của vũ trụ. Tôn giáo này dựa trên kinh nghiệm và không chấp nhận chủ nghĩa giáo điều. Nếu có một tôn giáo nào tương thích với khoa học hiện đại, đó chính là Phật Giáo.




Bạn Ơi Hãy Cùng Nhau Đấu Tranh Cho Cuộc Sống Của Mình & Tương Lai Của Con Cháu Mình !!!



Nhân Dân Cần Nhận Diện Bộ Mặt Thật Của Giới Cầm Quyền. Phải Hành Động Cụ Thể Đối Với Bọn Chúng !!!



Chỉ Mặt, Nhận Diện Bọn Cán Bộ Óc Đất, Lũ Công An Lưu Manh, Đám Quan Chức Tham Nhũng, Tay Sai !!!

Công Nhân Bị Đánh Đập Tàn Nhẫn, Dã Man !!!


Followers