05 December 2009

Chính trị cũng là kinh tế


Trước năm 1989, những người như Triệu Tử Dương, Vạn Lý, Ðiền Kỷ Vân đều tiến thân nhờ những thí nghiệm cải tổ của họ thành công ở nông thôn. Sau Thiên An Môn, họ bị thay thế bằng “nhóm Thượng Hải,” là một thành phố mà từ 1980 vẫn là nơi cải tổ ít và chậm nhất nước. Từ 1990 cho tới gần đây, chính sách kinh tế của Cộng sản Trung Quốc bỏ rơi nông thôn, bỏ rơi kinh tế tư nhân. Tiền “kích thích kinh tế” được trao cho các cán bộ, đảng viên trong những doanh nghiệp nhà nuớc. Các dự án xây dựng hạ tầng cơ sở là cách đưa tiền từ ngân hàng nhà nước cho các doanh nghiệp nhà nuớc đứng thầu.

Ngô Nhân Dụng



Các chế độ chuyên quyền độc đoán thường dựng lên một ảo tưởng, là chính quyền độc tài giữ cho xã hội được ổn định, do đó kinh tế phát triển nhanh hơn trong các xã hội tự do.

Nhiều người đã nêu ra các chứng cớ và lý luận bác bỏ suy nghĩ sai lầm đó. Muốn so sánh hệ quả kinh tế của độc tài và dân chủ thì chỉ cần so sánh Nam Hàn với Bắc Hàn. Hoặc Ðông Âu với Tây Âu trong 40 năm sau Ðại Chiến Thứ Nhất. Ngay trong số các nước Tây Âu, kinh tế các nước Tây Ban Nha, Bồ Ðào Nha cũng chậm phát triển nhất, vì bị các chính quyền độc tài ngự trị suốt mấy chục năm. Hai nước đó thua cả nước Ý dân chủ, mà nước Ý thì đảng phái phân liệt, chính phủ thay đổi liên miên, lộn xộn nhất trong số các nước dân chủ.

Có thể thấy rõ là chính thể dân chủ tự do tạo nhiều cơ hội cho kinh tế phát triển, hơn hẳn các chế độ độc tài. Khi được tự do hơn, người lao động lập công đoàn tranh đấu cho quyền lợi của họ, họ sẽ làm việc hăng hái hơn. Ðược tự do, nhà kinh doanh dám chấp nhận đầu tư vào những dự án mới nhiều rủi ro, vì biết nếu thành công sẽ được hưởng các thành quả. Chính trị quyết định kinh tế, điều này đã hiển nhiên khi cả khối Liên Xô sụp đổ, chỉ vì chính trị độc tài nên kinh tế thất bại.

Tuy vậy, vẫn có người nêu lên trường hợp hai nước Ấn Ðộ và Trung Hoa để kết luận rằng Trung Quốc hiện nay tiến nhanh hơn về kinh tế là nhờ họ theo chế độ độc tài, còn Ấn Ðộ vì dân chủ nên vẫn chưa đuổi kịp. Nếu không nghiên cứu kỹ thì nhiều người sẽ mắc bẫy mà tin theo lối suy nghĩ sai lầm này. Hai nước Ấn Ðộ và Trung Quốc có lịch sử khác hẳn nhau, điều kiện văn hóa, xã hội, chủng tộc khác hẳn nhau từ gốc rễ, không thể đem so sánh được. Nếu muốn nhìn thấy ảnh hưởng của chính trị trên kinh tế, hãy so sánh Trung Quốc với Ðài Loan, Ấn Ðộ với Pakistan.

Giáo Sư Hoàng Á Sinh năm ngoái mới xuất bản cuốn “Kinh tế tư bản với đặc tính Trung Hoa, Capitalism with Chinese characteristics” và đang soạn một cuốn sách khác so sánh kinh tế Trung Quốc với Ấn Ðộ. Ông là người Trung Quốc, chỉ sang Mỹ sau khi đã tốt nghiệp đại học, cho nên hiểu biết về nước Trung Hoa sâu xa hơn nhiều nhà nghiên cứu ngoại quốc.

Hoàng Á Sinh nêu lên một nhận xét mà hầu hết các người nghiên cứu về kinh tế thường không nhìn thấy, mà các du khách cũng như các nhà báo cũng không thể thấy. Kinh tế hai nước Trung Quốc và Ấn Ðộ đều có lúc lên lúc xuống, nhưng Hoàng Á Sinh nhận ra là những lúc thành công và những khi thất bại của cả hai nước đều do những nguyên nhân tương tự. Ông nói rõ hơn: “Kinh tế hai nước đều khá hơn khi chế độ chính trị ở các nước này được tự do hơn. Ngược lại, kinh tế của họ bị trì trệ khi chính trị độc tài hơn.” Ðây là một nhận xét đáng tìm hiểu, để xóa đi những ảo tưởng và ngụy biện.

Ấn Ðộ mới trở thành một quốc gia năm 1947 (khác với Trung Quốc đã lập quốc từ 2000 năm trước). Từ khi mới độc lập, Ấn Ðộ đã chọn theo đường lối kinh tế xã hội chủ nghĩa mặc dù chính thể là dân chủ. Nhưng tình trạng kinh tế nước này đã trở nên trì trệ hơn vào thời gian chính quyền Ấn Ðộ quay sang lối chính trị độc tài; mà hậu quả còn di hại cho tới ngày nay. Và từ khi chính phủ nước này trở lại với cung cách dân chủ, nhờ mấy lần thay đổi đảng cầm quyền, thì kinh tế mới bắt đầu khá.

Bà Indira Gandhi và đảng Quốc Ðại nắm quyền trong hầu hết thời gian từ 1966 đến 1984. Bà không những áp dụng chính sách kinh tế xã hội chủ nghĩa theo lối Liên Xô bằng cách quốc hữu hóa các ngân hàng và nhiều xí nghiệp lớn, mà bà còn tìm cách cai trị dân theo lối một nhà độc tài, mặc dù vẫn còn Hiến Pháp. Trong Hiến Pháp Ấn Ðộ có điều 356 cho phép gia tăng quyền hành của chính phủ liên bang và lấn quyền các tiểu bang. Trong 10 năm từ 1966 đến 1976, Indira Gandhi đã sử dụng điều khoản đó tổng cộng 36 lần! Từ 1980 đến 1984 bà Indira Gandhi lại sử dụng quyền khẩn trương này thêm 13 lần nữa, tính ra mỗi năm 3 lần! Trước đó, từ 1950 đến 1965 các chính phủ Ấn Ðộ chỉ dùng điều này có 9 lần, khi phải đối phó với những vụ bạo động vì tôn giáo, chủng tộc hay ngôn ngữ - mà ở quốc gia tân lập này đó là một vấn đề thường xuyên xảy ra.

Một chính quyền kiểu Indira Gandhi không thể gọi là dân chủ. Bà Gandhi còn gây tai hại cho cơ cấu đảng Quốc Ðại mà thân phụ bà để lại. Bà không kính trọng hệ thống tổ chức trong đảng, dựng lên một mạng lưới chia chác quyền lợi cho đám đàn em trung thành với bà. Hậu quả là các tay chân của bà, và tay chân của bọn tay chân đó, khi cầm quyền không ai cảm thấy họ chịu trách nhiệm với các đảng viên Quốc Ðại cũng như với các cử tri.

Khi một guồng máy chính quyền không cảm thấy chịu trách nhiệm với cử tri mà chỉ lo được lòng cấp trên, thì họ không lo tính đến những kế hoạch kinh tế ích quốc lợi dân lâu dài nữa. Vì vậy, trong những năm bà Gandhi cai trị, kinh tế Ấn Ðộ đã xuống dốc. Ðiều đáng khen bà Indira Gandhi là bà vẫn kính trọng bản Hiếp Pháp, có lẽ vì đã nhiễm quen nếp sống tôn trọng luật pháp trong nền nếp giáo dục Anh Quốc, nhờ thế thể chế dân chủ nước Ấn Ðộ vẫn tồn tại. Khi đảng Quốc Ðại bị cử tri bất tín nhiệm bà đã lẳng lặng trở về đời sống thường dân để đợi thời, và chấp nhận bị đưa ra tòa.

Nhưng ảnh hưởng tai hại của thời kỳ Indira Gandhi độc tài còn lưu họa đến ngày nay: Khi các nhà chính trị không còn chịu sự kiểm soát của cử tri bỏ phiếu, mà chỉ tùy thuộc vào guồng máy tay chân do bà Gandhi cầm đầu, thì họ không chăm lo các nhu cầu thiết yếu cho việc phát triển kinh tế. Hai lãnh vực bị bỏ quên trong thời gian đó là giáo dục và y tế, đến nay nước Ấn Ðộ còn đang cố gắng chạy nhanh hơn sau những năm thụt lùi. Chính trị sai lầm không những làm kinh tế chậm phát triển mà còn để lại những hậu quả tai hại lâu đời khiến đời sau phải mất công sửa chữa. Mà các chế độ độc tài chính là những chế độ lơ là với giáo dục và y tế.

Sau khi “triều đại Gandhi” bị gạt bỏ, chính phủ mới đã bắt đầu cải tổ theo kinh tế thị trường. Sau đó, khi đảng Quốc Ðại được tái cử họ vẫn theo chính sách đổi mới đó, vì giấc mộng xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô cũng đã tan vỡ. Nhưng điều quan trọng hơn là không khí chính trị đã cởi mở và dân chủ hơn. Người cầm quyền, dù thuộc đảng Quốc Ðại hay đảng khác, đều biết lo đến tương lai. Các chính phủ mới đã đầu tư vào giáo dục và y tế, nhất là ở nông thôn, vì biết đó là chìa khóa mở cửa tương lai. Năm 2007, trong khi kinh tế dự phóng sẽ tăng 9%, chính phủ thuộc đảng Quốc Ðại đã tăng ngân sách giáo dục thêm 34% và ngân sách y tế tăng 22%. Trong khung cảnh đó, kinh tế Ấn Ðộ mới bắt đầu cất cánh.

Giáo Sư Hoàng Á Sinh quan sát quá trình đổi mới ở Trung Quốc, ông thấy có hai giai đoạn khác nhau, chứng tỏ chính trị cởi mở giúp kinh tế hưng thịnh. Thập niên 1980 là giai đoạn Trung Quốc phát triển sâu và rộng, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, nâng mức sống của hàng trăm triệu người lên cao. Nhiều người phân tích giai đoạn này thường chỉ chú trọng đến chính sách nông nghiệp tự do, nhưng Hoàng Á Sinh còn khám phá ra một lãnh vực sản xuất công nghiệp mà các nhà kinh tế phương Tây không thấy. Số sản xuất ở Trung Quốc trong thập niên 1980 lên cao là nhờ hệ thống những xí nghiệp tư nhân ở khắp các vùng nông thôn, khi người dân được tự do hơn. Những xí nghiệp hương thôn này thường được các nhà kinh tế ngoại quốc coi là quốc doanh, nhưng ông Hoàng Á Sinh nghiên cứu tận gốc nên thấy rõ đại đa số là của tư nhân, chính lớp doanh nhân nông thôn này vực nền kinh tế cả nước dậy.

Hoàng Á Sinh khẳng định lý do chính của sự phát triển trong thời gian này là nhờ những thay đổi trong không khí chính trị. Chính trị tự do hơn giúp kinh tế mạnh hơn. Ðặng Tiểu Bình lên, sau khi đã bị Mao Trạch Ðông đầy đọa mấy lần, dân Trung Hoa nhìn thấy ông như một người dám đoạn tuyệt với các tư tưởng và chủ trương của Mao. Người dân Trung Hoa cảm thấy được cởi trói, họ chấp nhận đổi mới cơ cấu, làm việc hăng hái và dám thí nghiệm những lối làm việc mới. Giáo Sư Bùi Mẫn Hân, một người Trung Quốc khác, cũng nhận xét rằng hầu hết các thay đổi chính trị quan trọng ở Trung Quốc đã diễn ra trong thập niên 1980. Thí dụ quyết định buộc các nhân viên nhà nước và Quốc Hội đến hạn tuổi phải về hưu, cải tổ hệ thống tư pháp, gia tăng quyền lực cho Quốc Hội, thí nghiệm cho dân bàu trực tiếp chính quyền hương thôn, đều được đưa ra trong giai đoạn này, tạo nên một không khí phấn khởi. Cùng lúc đó, nông dân được vay vốn dễ dàng hơn, do đó những xí nghiệp hương thôn mở ra khắp nơi giảm bớt nạn khiếm dụng, 10 triệu trong số 12 triệu xí nghiệp đó hoàn toàn do tư nhân làm chủ, sản năng của họ cao gấp bội các doanh nghiệp nhà nuớc.

Biến cố Thiên An Môn năm 1989 đã khiến Bắc Kinh thay đổi. Ðảng Cộng Sản Trung Hoa bỏ rơi nông dân, xây dựng lớp trung lưu thành thị phần lớn là cán bộ đảng viên tập trung dưới sự bảo trợ của đảng.

Trước năm 1989, những người như Triệu Tử Dương, Vạn Lý, Ðiền Kỷ Vân đều tiến thân nhờ những thí nghiệm cải tổ của họ thành công ở nông thôn. Sau Thiên An Môn, họ bị thay thế bằng “nhóm Thượng Hải,” là một thành phố mà từ 1980 vẫn là nơi cải tổ ít và chậm nhất nước. Từ 1990 cho tới gần đây, chính sách kinh tế của Cộng sản Trung Quốc bỏ rơi nông thôn, bỏ rơi kinh tế tư nhân. Tiền “kích thích kinh tế” được trao cho các cán bộ, đảng viên trong những doanh nghiệp nhà nuớc. Các dự án xây dựng hạ tầng cơ sở là cách đưa tiền từ ngân hàng nhà nước cho các doanh nghiệp nhà nuớc đứng thầu. Kế hoạch kích thích gần 600 tỷ đô la phần lớn được dùng trong chiều hướng đó. Ông Dư Vĩnh Ðịnh (Yu Yongding), một cố vấn của ngân hàng trung ương Trung Quốc nhận xét rằng những món chi tiêu này là phí phạm, không dùng tài nguyên đúng chỗ.

Khi Hồ Cẩm Ðào và Ôn Gia Bảo lên cầm quyền, họ cũng muốn thay đổi mạng lưới Thượng Hải, một hành động quyết liệt là bắt Bí Thư Thị Ủy Trần Lương Ngọc về tội tham nhũng. Nhưng chưa thấy nông dân được hưởng những lợi ích như thời 1980.

Ðiều khiến hai nhà nghiên cứu người Trung Quốc là Hoàng Á Sinh và Bùi Mẫn Hân lo ngại nhất là từ thập niên 1990, đầu tư vào giáo dục và y tế ở Trung Quốc không tăng mà còn giảm. “Trong khi Thượng Hải xây thêm 3,000 nhà chọc trời thì trong dân chúng Trung Hoa tăng thêm 30 triệu người mù chữ!” Người tiêu thụ trước kia được hưởng gần 50% tổng sản lượng nội địa thì hiện nay chỉ được hưởng 33%, chỗ sai biệt đưa vào túi các cán bộ điều khiển các công ty.

Nước giầu hơn, nhưng dân nghèo đi, người nghèo kém xa người giầu hơn trước. Chỉ vì chế độ vẫn là độc tài đảng trị. Chính trị chắc chắn ảnh hưởng đến phần chia chiếc bánh kinh tế của tầng lớp dân nghèo!


Ngô Nhân Dụng


No comments:

Post a Comment



Thật vậy, dân tộc Việt Nam hãy can đảm đứng lên để lật qua những trang sử cộng sản đẫm máu và đau thương. Đã quá trễ rồi. Ngày nào còn cộng sản, thì còn chết chóc, tù đày, tự do, nhân quyền còn bị chà đạp.
Nhà cầm quyền cộng sản, hơn lúc nào hết, luôn buộc người dân lo nghĩ đến chuyện miếng ăn, cái mặc. Cái bụng lúc nào cũng phải cảm thấy còn đoi đói, chưa no. Và người dân thì thiếu thốn nhu yếu phẩm, lo chạy gạo từng bữa. Ðủ hôm nay thì thiếu ngày mai, hay được nồi cơm sáng, thì lại chưa có nồi cơm chiều. Cuộc đời cứ quần quật lo đói rách như thế, thì xin hỏi, còn chi thì giờ mà nhân dân nghĩ đến tranh đấu, hoặc đòi hỏi tự do dân chủ nhân quyền?
Cụ Tây Hồ Phan Chu Trinh từng dạy: “Xét lịch sử xưa, dân nào khôn ngoan biết lo tự cường tự lập, mua lấy sự ích lợi chung của mình thì càng ngày càng bước tới con đường vui vẻ. Còn dân thì ngu dại, cứ ngồi yên mà nhờ trời, mà mong đợi trông cậy ở vua ở quan, giao phó tất cả quyền lợi của mình vào trong tay một người, hay một chính phủ muốn làm sao thì làm, mà mình không hành động, không bàn luận, không kiểm xét, thì dân ấy phải khốn khổ mọi đường. Anh chị em đồng bào ta đã hiểu thấu các lẽ, thì phải mau mau góp sức lo toan việc nước mới mong có ngày cất đầu lên nổi”.
"The religion of the future will be a cosmic religion. The religion which is based on experience, which refuses dogmatism. If there's any religion that would cope with modern scientific needs it will be Buddhism." Albert Einstein

Tôn giáo trong tương lai sẽ là tôn giáo của vũ trụ. Tôn giáo này dựa trên kinh nghiệm và không chấp nhận chủ nghĩa giáo điều. Nếu có một tôn giáo nào tương thích với khoa học hiện đại, đó chính là Phật Giáo.




Bạn Ơi Hãy Cùng Nhau Đấu Tranh Cho Cuộc Sống Của Mình & Tương Lai Của Con Cháu Mình !!!



Nhân Dân Cần Nhận Diện Bộ Mặt Thật Của Giới Cầm Quyền. Phải Hành Động Cụ Thể Đối Với Bọn Chúng !!!



Chỉ Mặt, Nhận Diện Bọn Cán Bộ Óc Đất, Lũ Công An Lưu Manh, Đám Quan Chức Tham Nhũng, Tay Sai !!!

Công Nhân Bị Đánh Đập Tàn Nhẫn, Dã Man !!!


Followers