06 September 2011

Gần 40% Dân Chúng Âu Châu Mắc Bệnh Tâm Thần

Gần 40% Dân Chúng Âu Châu Mắc Bệnh Tâm Thần

(Nearly 40 percent of Europeans suffer mental illness)

By Kate Kelland | Reuters – 15 hrs ago
 
Luân Đôn (Reuters) – Theo một cuộc khảo cứu rộng rãi mới đây, khoảng 165 triệu dân Âu Châu tức 38% dân số hiện đang khổ sở vì bệnh tâm thần và xáo trộn thần kinh do đầu óc bị khủng hoảng bởi các bệnh như buồn chán (depression), xao xuyến lo âu (anxiety), mất ngủ (insomnia) hoặc lãng đãng (dementia)
           
Chỉ có khoảng một phần ba con số nói trên là được chữa trị và cung cấp thuốc men cần thiết. Bệnh tâm thần tạo ra một gánh nặng khổng lồ về kinh tế và xã hội – ước tính khoảng ngàn tỉ euros - khi những người bị bệnh quá nặng không còn khả năng làm việc và những mối liên hệ cá nhân suy sụp. Những tác giả của cuộc nghiên cứu nói rằng "Xáo trộn thần kinh đã và đang trở thành thách đố về sức khỏe lớn nhất của Âu Châu trong Thế Kỷ 21."
           
Trong khi đó một vài công ty dược phẩm lớn lại thoái thác đầu tư vào việc khảo cứu để tìm hiểu sự vận hành của não bộ khiến ảnh hưởng như thế nào tới hành động của con người và đẩy gánh nặng đó cho chính phủ và các hội y tế thiện nguyện. Giáo Sư Hans Ulrich Wittchen – giám đốc viện nghiên cứu tâm lý và tâm lý trị liệu tại Dresden University, Đức và cũng là người cầm đầu cuộc điều tra về cuộc khảo cứu ở Âu Châu nói rằng "Cách biệt lớn lao về chữa trị...cần phải được khép lại." và

"Một số ít người được chữa trị lại bị trì hoãn khoảng vài năm và ít khi được trị liệu bằng phương thức mới nhất."  Giáo Sư Wittchen cầm đầu một cuộc khảo cứu kéo dài ba năm trong 30 quốc gia Âu Châu – 27 quốc gia là hội viên của Liên Hiệp Âu Châu cộng thêm Thụy Sĩ, Iceland và Na Uy (Norway) với dân số khoảng  514 triệu.

Hiện chưa có sự so sánh trực tiếp giữa căn bệnh hiện đang thịnh hành ở Âu Châu với các khu vực khác trên thế giới - vì mỗi nơi xử dụng những khảo hướng khác nhau.

Toán nghiên cứu của GS. Wittchen xem xét khoảng 100 người bị xáo trộn não bộ nghiêm trọng - từ xao xuyến lo âu, buồn chán cho tới ngớ ngẩn (schizophrenia) cũng như những xáo trộn thần kinh nghiêm trọng như động kinh (epilepsy), mất trí nhớ (Parkinson) và suy nhược óc (sclerosis). Tại London, GS. Wittchen cho các phóng viên biết kết quả nghiên cứu của European College of Neuropsychopharmcology (ENCP) ấn hành vào Thứ Hai cho thấy một "gánh nặng quá sức" của bệnh xáo trộn tâm thần và não bộ.

Bệnh tâm thần là nguyên do chính gây tử vong, tàn tật và gánh nặng kinh tế trên toàn thế giới và cơ quan Y Tế Thế Giới (World Health Organization) tiên đoán rằng vào năm 2020, bệnh buồn chán (depression) sẽ là nguyên do đứng hàng thứ nhì tạo nên gánh nặng bệnh tật cho toàn cầu xuyên suốt nhiều thời đại.

GS. Wittchen nói rằng tại Âu Châu tương lai khốc liệt đã tới sớm mà những căn bệnh do xáo trộn não bộ vốn đã tạo nên gánh nặng về y tế cho Liên Hiệp Âu Châu.

Bốn điều kiện tàn tật nhất, đo lường bởi tiêu chuẩn gọi là DALY (disability-adjusted life years) dùng để so sánh tác động của một vài loại bệnh buồn chán (depression), ngớ ngẩn (dementias) chẳng hạn như mất trí nhớ (Alzheimer), thiếu máu lên óc (vascular dementia) nghiện rượu và nghẹt tim (stroke).

Cuộc khảo cứu trước đây của Âu Châu về những xáo trộn của não bộ được xuất bản năm 2005 bao gồm số lượng dân chúng nhỏ hơn, khoảng 301 triệu người, cho thấy 27% người lớn ở Âu Châu mắc bệnh tâm thần.

Mặc dù cuộc khảo cứu năm 2005 không thể so sánh trực tiếp với khám phá mới nhất vì số lượng dân chúng được nghiên cứu cao hơn- đã cho thấy phí tổn cho những căn bệnh này lên tới khoảng 386 tỷ euros (tức 555 tỷ lúc bấy giờ). Toán nghiên cứu của GS. Wittchen còn phải chung kết tầm ảnh hưởng kinh tế của cuộc khảo cứu đó, nhưng ông cho biết phí tổn còn "cao gấp bội" so với dự đoán của năm 2005.
           
Các nhà nghiên cứu nói rằng điều sinh tử (dứt khoát, quyết liệt) là các nhà làm chính sách y tế phải nhận thấy gánh nặng tài chính khủng khiếp và tìm ra những phương thức khám phá những bệnh nhân tiềm tàng (chớm phát)- có thể là qua chẩn đoán bằng thí nghiệm (screening) - và có biện pháp trị liệu ưu tiên ngay lập tức. GS. Wittchen nói rằng "Bởi vì những xáo trộn về thần kinh thường khởi đầu sớm trong đời và chúng sẽ  trở thành ác tính về sau này. Chỉ có trị liệu ngay từ lúc còn trẻ mới ngăn ngừa hữu hiệu rủi ro gia tăng rồi trở nên nghiêm trọng cho bệnh nhân trong tương lai."
           
David Nutt, một chuyên viên về dược lý thần kinh trị liệu (neuropsychopharmacology) ở Imperial College London, dù không tham gia vào cuộc khảo cứu nhưng đồng ý rằng " Nếu chúng ta can thiệp sớm thì chúng ta có thể đổi thay tiến trình phát triển của căn bệnh khiến không phải không tránh được tàn tật." Ông nhấn mạnh thêm " Nếu chúng ta thật sự không muốn đẩy nguồn dự trữ khổng lồ (resevoir) của bệnh tâm thần và xáo trộn não bộ sang một vài thế kỷ tiếp nối, thì chúng ta phải đầu tư ngay bây giờ và nhiều hơn."

(Tường trình bởi Kate Kelland. Matthew Jones hiệu đính )
Bản dịch của Đào Văn Bình
09/05/2011

Phụ chú của người dịch:

Nhân loại đã phải trả một giá quá đắt cho những tiện nghi vật chất mà họ đang thụ hưởng như: những tòa building cao ngất, những chiếc xe hơi đắt tiền, những máy móc tối tân, chiếc điện thoại cầm tay, chiếc truyền hình mỏng, máy điện tử, những bộ quần áo sang trọng, những đầu tóc kiểu cọ, những sòng bài để "giải trí", những buổi trình diễn nhạc Pop, nhạc Rap cuồng loạn, những tạp chí, phim ảnh dâm ô bạo động, những khu giải trí thượng lưu, những món ăn cầu kỳ, khoái khẩu…Và còn rất nhiều, rất nhiều những nhu cầu xa xỉ  khác nữa.

Một nền văn minh chói lòa mà người Tây Phương kiêu hãnh tới mức độ đem pháo thuyền đi chinh phục khắp nơi để truyền bá và rao giảng…sau hai thế kỷ, kết cuộc ngày nay như thế đó. Tiền đâu để đổ vào đầu tư hầu ngăn chặn một kho dự trữ (resevoir) bệnh thần kinh khổng lồ và vô tận trong khi kinh tế toàn bộ Âu Châu đang suy thoái nghiêm trọng?

Từ đây đến năm 2020 theo như báo cáo của cơ quan Y Tế Thế Giới, sẽ có nhiều triệu người Âu Châu tàn tật, tức trở thành phế nhân bởi các căn bệnh tâm thần và xáo trộn não bộ, nếu không được chữa trị ngay bây giờ. Cứ thử tưởng tượng vào năm đó, một người Á Châu hoặc Phi Châu du lịch Âu Châu - thật kinh hoàng khi thấy tại các thành phố lớn, hàng ngàn, hàng ngàn người cứ lang thang trên đường phố như người mất hồn. Họ không sao tìm được đường về nhà vì họ mắt bệnh lãng đãng (dementia). Rồi tại các công viên hàng ngàn, hàng ngàn người đang cúi đầu ngồi ủ rũ như những pho tượng đá buồn. Không ai nói với ai một lời. Xin thưa họ là những người mắc bệnh buồn chán (depression). Thành phố trở nên một thành phố ma quái như thường mô tả ở các địa ngục.

Làm thế nào để chữa trị đây? Phải chăng đã đến lúc Tây Phương cần hướng về Đông Phương để tìm hiểu triết lý sống như "tri túc thiểu dụng", "cư trần lạc đạo" và nhất là Thiền Định để cân bằng não bộ. Triết lý Tâm-Cảnh của Đạo Phật thật khoa học. Theo Phật Giáo, Tâm và Cảnh là Một. Khi Tâm nhiễm cảnh hối hả thì tâm loạn động. Khi Tâm nhiễm cảnh yên bình thì tâm thanh tịnh. Khi tâm loạn động thì ảnh hưởng ngay tới não bộ. Tất cả các bệnh nói ở trên đều do cái Tâm loạn động mà ra. Theo tôi, nghiên cứu thì nghiên cứu được, nhưng không có thuốc nào chữa được, ngoại trừ chữa Bệnh Tâm. Tôi không biết ngoài Thiền Định ra, nhân loại còn có phương thức nào chữa bệnh Tâm hay hơn không? Xin phổ biến cho Âu Châu biết.

Thế nhưng do năng khiếu thông minh đặc biệt về khoa học, khám phá và chế tạo ra máy móc tối tân, người Âu Châu thường tự thị, coi thường cách sống hoặc triết lý sống của Á Châu. Đây là một vấn nạn và cũng có thể là nghiệp chướng của Âu Châu.

Báo cáo làm chúng ta kinh hoàng và chua xót. Tại sao định mệnh con người lại cay đắng như thế ? Có thể nào ra khỏi thảm họa này để trở về cái Tâm thanh thản, yên bình của thời mà con người chưa có súng đại bác, tàu bay, tàu bò, tàu thủy, bom nguyên tử, nhà máy điện hạt nhân, hỏa tiễn, phi thuyền con thoi, phi cơ không người lái?

No comments:

Post a Comment



Thật vậy, dân tộc Việt Nam hãy can đảm đứng lên để lật qua những trang sử cộng sản đẫm máu và đau thương. Đã quá trễ rồi. Ngày nào còn cộng sản, thì còn chết chóc, tù đày, tự do, nhân quyền còn bị chà đạp.
Nhà cầm quyền cộng sản, hơn lúc nào hết, luôn buộc người dân lo nghĩ đến chuyện miếng ăn, cái mặc. Cái bụng lúc nào cũng phải cảm thấy còn đoi đói, chưa no. Và người dân thì thiếu thốn nhu yếu phẩm, lo chạy gạo từng bữa. Ðủ hôm nay thì thiếu ngày mai, hay được nồi cơm sáng, thì lại chưa có nồi cơm chiều. Cuộc đời cứ quần quật lo đói rách như thế, thì xin hỏi, còn chi thì giờ mà nhân dân nghĩ đến tranh đấu, hoặc đòi hỏi tự do dân chủ nhân quyền?
Cụ Tây Hồ Phan Chu Trinh từng dạy: “Xét lịch sử xưa, dân nào khôn ngoan biết lo tự cường tự lập, mua lấy sự ích lợi chung của mình thì càng ngày càng bước tới con đường vui vẻ. Còn dân thì ngu dại, cứ ngồi yên mà nhờ trời, mà mong đợi trông cậy ở vua ở quan, giao phó tất cả quyền lợi của mình vào trong tay một người, hay một chính phủ muốn làm sao thì làm, mà mình không hành động, không bàn luận, không kiểm xét, thì dân ấy phải khốn khổ mọi đường. Anh chị em đồng bào ta đã hiểu thấu các lẽ, thì phải mau mau góp sức lo toan việc nước mới mong có ngày cất đầu lên nổi”.
"The religion of the future will be a cosmic religion. The religion which is based on experience, which refuses dogmatism. If there's any religion that would cope with modern scientific needs it will be Buddhism." Albert Einstein

Tôn giáo trong tương lai sẽ là tôn giáo của vũ trụ. Tôn giáo này dựa trên kinh nghiệm và không chấp nhận chủ nghĩa giáo điều. Nếu có một tôn giáo nào tương thích với khoa học hiện đại, đó chính là Phật Giáo.




Bạn Ơi Hãy Cùng Nhau Đấu Tranh Cho Cuộc Sống Của Mình & Tương Lai Của Con Cháu Mình !!!



Nhân Dân Cần Nhận Diện Bộ Mặt Thật Của Giới Cầm Quyền. Phải Hành Động Cụ Thể Đối Với Bọn Chúng !!!



Chỉ Mặt, Nhận Diện Bọn Cán Bộ Óc Đất, Lũ Công An Lưu Manh, Đám Quan Chức Tham Nhũng, Tay Sai !!!

Công Nhân Bị Đánh Đập Tàn Nhẫn, Dã Man !!!


Followers