25 July 2012

Chuyến hành hương về Tổ đình Thập tháp và tu viện Nguyên Thiều

Huỳnh Ngọc Tuấn

Ngày mồng 3 tháng 6 âm lịch là Lễ úy nhật của đức Đệ tứ Tăng thống Giáo hội Phật giáo Việt nam thống nhất Thích Huyền Quang, tôi lên xe về Bình định lần này với hai mục đích:

1-    Tỏ lòng kính ngưỡng một bậc danh tăng đã hiến dâng cuộc đời mình cho đạo pháp và dân tộc.

2-    Để chiêm bái Tổ đình Thập tháp và Tu viện Nguyên Thiều.

Xe đến thị trấn Gò găng lúc 13h ,tôi đón xe ôm đến Tổ đình Thập Tháp. Con đường rẽ vào Tổ đình vắng vẻ, nhưng ở đầu lối rẽ vào có một quán nước, ở đó có rất nhiều những người đàn ông trẻ, có người đeo kính râm, có người cầm máy ảnh quan sát người ra vào Tổ đình. Với kinh nghiệm khá dày của mình tôi biết ngay họ là những nhân viên an ninh mặc thường phục.

Bước chân vào Tổ đình tôi cảm nhận một không khí an tỉnh và mát rượi bao quanh, tôi vào gặp một người đàn ông độ 50 tuổi đang làm công đức ở chùa, anh ta đón chào tôi với nụ cười niềm nở và thân mật như quen biết từ lâu, tôi thấy lòng nhẹ nhàng và bình yên khi đối diện với con người chân chất này, ở anh ta tôi nhận thấy một tấm lòng nhân hậu và khiêm cung, cái hoàn toàn thiếu vắng ở cuộc đời ngoài kia.

Anh ta chế một ấm trà để mời tôi.

Ngồi xuống một chiếc ghế thấp, duỗi dài đôi chân tê cứng vì đã ngồi mấy tiếng đồng hồ trên xe…trước mắt tôi là một tu viện hoành tráng, bề thế với những tàng cây xanh cao lớn và điện thờ thâm nghiêm. Chung quanh yên tỉnh và mát mẻ lạ thường, tôi rũ bỏ hết mọi bận bịu nặng nề của cuộc sống xô bồ ngoài kia, rũ bỏ cái nóng cháy da của buổi trưa tháng 6 và chẳng còn quan tâm gì về những đôi mắt thập thò theo dõi của mấy chú công an ở ngoài kia và cả trong sân của tu viện.

Gần một giờ trò chuyện với người đàn ông nhân hậu, cởi mở trôi qua nhanh chóng khi một vị tăng sĩ trẻ dáng người đậm, nét mặt hơi xanh một chút (cái sắc diện của những người ăn chay trường) tiếp tôi và hỏi mục đích của chuyến đi, tôi trả lời

- Con đến để vấn an Hòa thượng Viện trưởng, chiêm bái Tổ đình và dự Lễ úy nhật của Đức Đệ tứ Tăng thống.

Vị tăng sĩ trẻ dẫn tôi đi qua mấy vuông sân, mấy hành lang dài, mấy cánh cổng rồi mới đến chỗ Hòa thượng Viện trưởng nghĩ ngơi.

Tôi cung kính chào Hòa thượng và giới thiệu mình. Hòa thượng cười nhẹ nhàng nhưng rạng rỡ, đôi mắt sáng lên lấp lánh tinh anh.

- À, tôi có đọc bài của anh và cô Thục Vy trên mạng.

Rồi ngài hỏi tôi:

- Bây giờ họ có còn làm khó dễ gì nữa không?

- Dạ ,mấy hôm nay thì yên tỉnh, nhưng con và gia đình cũng không loại trừ những điều xấu sẽ xảy ra trong tương lai.

Ngài bảo tôi ngồi và tự tay rót trà mời tôi.

Vị tăng sĩ trẻ bây giờ đã yên tâm vì biết tôi không phải là người xấu, thầy chắp tay đứng hầu Hòa thượng.

Uống hết một ấm trà Hòa thượng sai vị tăng sĩ trẻ đó dẫn tôi về phòng nghĩ ngơi.

Buổi chiều tôi đến phòng dành cho các phật tử ăn cơm. Tôi ngồi vào bàn ăn hơi ngỡ ngàng vì chưa bao giờ sinh hoạt trong gia đình phật tử mà cũng không đến chùa. Tôi mời mấy vị phật tử ngồi cùng bàn ăn cơm theo phép lịch sự thông thường….vừa cầm đũa lên tôi nghe âm thanh vang dội từ những bàn ăn bên kia , mọi người niệm phật trước khi ăn, tôi lóng ngóng bỏ đũa xuống và chắp tay niệm phật… Có một vài ánh mắt e dè nhìn tôi, chắc họ nghĩ tôi là an ninh đến để dò xét họ.

Sau bữa cơm chiều tôi có được một ân huệ lớn là được Hòa thượng Viện trưởng hướng dẫn đi khắp Tổ đình Thập tháp để chiêm bái những công trình kiến trúc hoành tráng và độc đáo, tôi choáng ngợp vì những gì tôi thấy vượt quá sự tưởng tượng của tôi, phải mất một thời gian khá lâu tôi mới đi hết Tổ đình.

Chùa Thập tháp xây trên một ngọn đồi thấp, chung quanh là ruộng lúa và một nhánh của dòng sông Kôn, sau lưng chùa thế đất nhô cao với những tàng cây cổ thụ thâm u rợp bóng. Theo thuật Phong thủy Chùa Thập tháp nằm trên một vị trí vô cùng đắt địa, cái thế đất mà người ta gọi là "Tàng Long".

Sau hơn một tiếng đồng hồ được diện kiến và chỉ dạy của Hòa thượng Viện trưởng tôi cảm nhận nơi ngài tấm lòng của một cao tăng hết lòng vì đạo pháp và dân tộc với phong thái uy nghiêm và cao quý …nhưng ấn tượng nhất là giọng nói của ngài ấm áp, nhỏ nhẹ, ôn hòa cho dù ngài đang đề cập đến những vấn đề hóc búa như âm mưu muốn tiêu diệt giáo hội phật giáo Việt Nam thống nhất từ nhà cầm quyền CS, ở ngài toát lên vẽ yên tĩnh và bao dung vững vàng như ngọn núi lớn, ung dung tự tại như cây đại thụ.

Về phòng riêng của mình có sẵn computer,  tôi mở thư và đọc báo rồi đi ngủ. Căn phòng yên tỉnh và thoáng mát nhưng tôi vẫn không ngủ được vì lạ chỗ.

Đến 3 giờ sáng tôi nghe tiếng khánh, tiếng chuông và sau đó là tiếng tụng kinh vang lên trầm trầm ở ngoài kia, tôi nghĩ bụng: trời ơi 3 giờ sáng mà thức dậy tụng kinh thì xin bái phục, chắc kiếp này mình không đi tu được rồi.

–4 giờ sáng, tôi đi tắm cho sảng khoái….sau đó tôi đến phòng khách của ngài Viện trưởng để xin một chén nước trà vì chắc giờ này ngài đã dậy. Bước vào phòng khách tôi thấy ngài Viện trưởng đang uống trà, nói chuyện với vị Hòa thượng già từ Huế vào, trông vị Hòa thượng cao niên này rất đạo mạo. Ngài Viện trưởng bảo tôi ngồi cùng uống trà với các ngài. Tôi thấy mình thật diễm phúc.

Mấy chén trà ngon tuyệt nhưng tôi không dám ở lại lâu nên xin phép cáo lui.

Tôi ra ngoài đi dạo một vòng khắp Tổ đình trong khí trời ban mai mát lạnh.

–6 giờ sáng tôi cùng các huynh trưởng gia đình phật tử được cùng ăn mai với các vị lãnh đạo trong Hội đồng lưỡng viện. Các ngài ngồi ở giữa phòng, còn chúng tôi ngồi một bàn riêng với các tăng ni từ khắp cả nước về dự Lễ úy nhật của Ngài đệ tứ Tăng thống.

Đến 7 giờ sáng ngày mồng 3 tháng 6 chư tôn đức của Hội đồng Lưỡng viện vân tập về Tu viện Nguyên Thiều với sự tháp tùng của tăng ni và phật tử .Đến Tu viện Nguyên thiều, tôi bước xuống xe. Từ con đường nhỏ trước mặt Tu viện nhìn lên, Tu viện dựa lưng vào núi cao như con Hổ ngồi nhìn xuống cánh đồng trước mặt… đúng là thế đất Ngọa Hổ vô cùng đẹp và uy dũng!

Kiến trúc tại Tu viện Nguyên Thiều chưa xứng hợp với tầm vóc và thế địa linh của nó.

Chúng tôi tháp tùng chư tôn đức trong Hội đồng Lưỡng viện vào dâng hương trước bàn thờ của đức đệ tứ Tăng thống Thích Huyền Quang… không khí thật trang nghiêm và cảm động, sau đó Hội đồng Lưỡng viện đến dâng hương tại bảo tháp, nơi đặt kim quan của cố Hòa thượng Tăng thống.

Phần nghi lễ đã xong, tôi đi một vòng để chiêm bái Tu viện…tôi cảm nhận  một điều gì đó thiêng liêng ở quanh đây mà không lý giải nổi.

Trở về Tổ đình Thập tháp, tôi lại đi một vòng Tổ đình rồi bước ra con đường nhỏ trước chùa để nhìn cho bao quát..trong lòng tôi dâng lên một niềm vui và niềm tin khó tả: Giáo hội phật giáo Việt nam thống nhất có được hai ngôi chùa một là Tổ đình Thập Tháp ( Tàng Long) và hai là Tu viện Nguyên Thiều ( Ngọa Hổ) chắc chắn tương lai của Giáo hội sẽ rực rỡ, truyền thừa từ thế hệ này đến thế hệ khác..Và cũng chính nơi đây sẽ xuất hiện những vị cao tăng góp phần to lớn vào đại cuộc chấn hưng Phật giáo và đất nước.

Tu viện Nguyên Thiều và Tổ đình Thập Tháp nằm trên thế đất Ngọa Hổ – Tàng Long đây là ý Phật, ý Trời sức người không thể làm gì để thay đổi được…Nếu đảng CSVN cứ tiếp tục đàn áp bắt bớ Giáo hội Phật giáo VN thống nhất họ chỉ gây thêm nghiệp chướng mà thôi chứ không thể nào thay đổi đại vận được.

Chúng ta còn nhớ , tháng 3 năm 2001 nhà cầm quyền Hồi giáo Taliban ở Afganistan đã cho phá hủy mấy bức tượng Phật cổ (cao nhất thế giới) ở Bamiyan bất chấp sự can thiệp và phản đối của cả thế giới thì mấy tháng sau chế độ ngu xuẩn đó đã hoàn toàn sụp đổ.

Đảng CSVN nên học bài học này.

Rời Tổ đình Thập tháp tôi mang theo ân đức của chư tôn đức trong Hội đồng Lưỡng viện dành cho tôi và sự quan tâm cùng tình cảm nồng ấm mà Ngài sư đệ của Hòa thượng Viện trưởng cùng các đệ tử của ngài ưu ái. Ân đức này con sẽ không bao giờ quên.

Mồng 4 tháng 6 âm lịch

Huỳnh Ngọc Tuấn

No comments:

Post a Comment



Thật vậy, dân tộc Việt Nam hãy can đảm đứng lên để lật qua những trang sử cộng sản đẫm máu và đau thương. Đã quá trễ rồi. Ngày nào còn cộng sản, thì còn chết chóc, tù đày, tự do, nhân quyền còn bị chà đạp.
Nhà cầm quyền cộng sản, hơn lúc nào hết, luôn buộc người dân lo nghĩ đến chuyện miếng ăn, cái mặc. Cái bụng lúc nào cũng phải cảm thấy còn đoi đói, chưa no. Và người dân thì thiếu thốn nhu yếu phẩm, lo chạy gạo từng bữa. Ðủ hôm nay thì thiếu ngày mai, hay được nồi cơm sáng, thì lại chưa có nồi cơm chiều. Cuộc đời cứ quần quật lo đói rách như thế, thì xin hỏi, còn chi thì giờ mà nhân dân nghĩ đến tranh đấu, hoặc đòi hỏi tự do dân chủ nhân quyền?
Cụ Tây Hồ Phan Chu Trinh từng dạy: “Xét lịch sử xưa, dân nào khôn ngoan biết lo tự cường tự lập, mua lấy sự ích lợi chung của mình thì càng ngày càng bước tới con đường vui vẻ. Còn dân thì ngu dại, cứ ngồi yên mà nhờ trời, mà mong đợi trông cậy ở vua ở quan, giao phó tất cả quyền lợi của mình vào trong tay một người, hay một chính phủ muốn làm sao thì làm, mà mình không hành động, không bàn luận, không kiểm xét, thì dân ấy phải khốn khổ mọi đường. Anh chị em đồng bào ta đã hiểu thấu các lẽ, thì phải mau mau góp sức lo toan việc nước mới mong có ngày cất đầu lên nổi”.
"The religion of the future will be a cosmic religion. The religion which is based on experience, which refuses dogmatism. If there's any religion that would cope with modern scientific needs it will be Buddhism." Albert Einstein

Tôn giáo trong tương lai sẽ là tôn giáo của vũ trụ. Tôn giáo này dựa trên kinh nghiệm và không chấp nhận chủ nghĩa giáo điều. Nếu có một tôn giáo nào tương thích với khoa học hiện đại, đó chính là Phật Giáo.




Bạn Ơi Hãy Cùng Nhau Đấu Tranh Cho Cuộc Sống Của Mình & Tương Lai Của Con Cháu Mình !!!



Nhân Dân Cần Nhận Diện Bộ Mặt Thật Của Giới Cầm Quyền. Phải Hành Động Cụ Thể Đối Với Bọn Chúng !!!



Chỉ Mặt, Nhận Diện Bọn Cán Bộ Óc Đất, Lũ Công An Lưu Manh, Đám Quan Chức Tham Nhũng, Tay Sai !!!

Công Nhân Bị Đánh Đập Tàn Nhẫn, Dã Man !!!


Followers