"Gia Tô Giáo"
"Việc các nhà truyền giáo gia tô nhằm phá cho tan rã quốc gia Việt Nam đã được trình bày: Ta hãy cứ nghĩ tới hoạt động của giám mục Pigneau de Béhaine, hãy cứ nhớ lại bức thư của linh mục Huc gởi cho Napoléon III, thư của Roche gửi cho ủy viên Pháp Harmand năm 1885, những bản báo cáo của giám mục Puginier gởi về Paris năm 1889, hoặc những sự can thiệp của giám mục Frappel trước hạ nghị viện.
"Người ta không thể phủ nhận vai trò của các giáo sĩ trong việc Việt Nam mất độc lập và việc Pháp đã xâm chiếm Việt Nam làm thuộc địa. Đã bao lần chúng ta thấy họ tìm cách lật đổ chính quyền đương trị để thay thế vào đó chính quyền của một tên tay sai của họ, tên gác cổng nhà tu của họ là Tạ Văn Phụng, mà họ mạo danh là "hoàng thân" và là kẻ "thừa kế ngôi nhà Lê", hay của một tên Lê, tên Lý nào đó, đã từng hứa suôn với họ; chúng ta đã thấy các giáo sĩ xúi giục nhân dân nổi loạn, và thường xuyên ngấm ngầm phá hoại chính quyền (nhà Nguyễn), làm cho nó sớm bị sụp đổ, để giúp cho công cuộc xâm lăng của quân Pháp được dễ dàng đó sao?
"Jean Raoul Clémentin viết về vấn đề này như sau:
"Người giáo sĩ ở nước thuộc địa, đó thực sự là một "con người chính trị" ("homo politicus") khác thường, đứng trước ba điều quan tâm trọng đại: tinh thần yêu nước của mình, nếu không nói là tinh thần quốc gia của họ; xu hướng vươn lên độc lập của đất nước mà ông ta truyền giảng phúc âm; lợi ích thực sự của tôn giáo mình, mà La Mã được coi như là vị quan tòa phán xét chung thẩm.
"Lịch sử của thái độ chính trị ấy, ngày hôm nay cũng như hôm qua, chúng nằm trong mạng lưới những sự phản kháng, những cuộc gặp gỡ có dụng ý, những xung đột gay gắt giữa ba xu hướng lớn trên đây.
"Những chỉ thị của La Mã: "Trong lời tựa cho một cuốn "Lịch sử các hội Truyền giáo", Ferdinand Brunetière có viết:
"Tại phương Đông và Viễn Đông, chính các giáo sĩ chúng ta là những người hiểu rõ chiều sâu của những vấn đề mà các nhà ngoại giao ta chỉ thấy bề mặt. Ở đó, họ là những người thông tin (gián điệp – tqd) tốt nhất và những tay chân đáng tin cậy nhứt của các nhà ngoại giao (Pháp lúc bấy giờ – tqd).
"Chính giáo hoàng Alexandre VII đã sáng lập những hội truyền giáo ở Đông Dương, và ngày 8.6.1658 đã chỉ định hai vị khâm mạng Tòa Thánh, Francois Pallu cho Bắc Kỳ, và P.Lamber de la Motte cho Nam Kỳ. Sự thành lập hai địa phận công giáo này là kết quả nhiều cuộc vận động và cổ vũ của các giáo sĩ đầu tiên, đặc biệt là của giáo sĩ dòng Tên (Jésuite) Alexandre de Rhodes." (Sách "Bước Mở Đầu Của Sự Thiết Lập Hệ Thống Thuộc Địa Pháp Ở Việt Nam (1858-1897) của Nguyễn Xuân Thọ, trang 432, 433).
Thế rồi, ở đấy, Alexandre de Rhodes đã tỏ thái độ ra sao đối với các đạo giáo đã có mặt với Việt Nam trước đó? Vị giáo sĩ dòng Tên này đã công kích, đánh phá Lão Trang, Khổng Mạnh; còn đối với Phật giáo thì ông ta đòi "chém - Phật Thích Ca - cho ngã với".
Âm mưu, kế sách như vậy, thực sự nó đã trở thành đường mòn trên những nẻo đường quê hương Việt Nam, mà vào đêm 20.8.1963, khi ra lệnh Thiết Quân Luật để tấn công chiến dịch nước lũ ("dẹp Phật giáo trong 5 phút" - lời ông Nhu) vào chùa chiền của PG trên toàn cõi Nam Việt Nam, ông giám mục Thục đã quả quyết rằng "việc chúng tôi làm là vì Chúa, vì Giáo hội".
Trần Quang Diệu
(Đảng Cần Lao của Chu Bằng Lĩnh) Có Một Khúc Quanh Đen Tối Và Thê Lương! Trần Quang Diệu trích thuật http://sachhiem.net/LICHSU/TR/TQD03.php |
| 28-Oct-2011 | LTS: Nếu Việt Nam không phải là một dân tộc quật cường thì có lẽ đã không có một Việt Nam như ngày nay. Cũng vì quá trình lịch sử, cũng vì vị thế địa lý, cũng vì những ngọn gió chính trị, tôn giáo,... dân ta liên tục đã phải làm lịch sử. "Chống Cộng" cũng là một chiêu bài của Thiên Chúa Giáo La Mã đã làm dân ta điêu đứng và chia rẽ, đưa đến hận thù không biết đến bao giờ mới hết. Xin mời bạn đọc đoạn trích thuật liên quan đến nỗi thống khổ này từ quyển "Đảng Cần Lao" của Chu Bằng Lĩnh do Trần Quang Diệu giới thiệu. (SH)
Trong những tháng năm dài quê hương binh lửa dậy, người dân miền Trung (VN) là khu vực hứng chịu nhiều đau thương thảm khốc nhất. Ngoài các hiện tượng thiên nhiên, thời tiết khắc nghiệt: "mùa đông thiếu áo, mùa hè thiếu ăn", nó như cái eo của người phụ nữ xinh đẹp trên vóc dáng bản đồ Việt Nam (hai đầu thì phình ra, ở giữa thì teo nhỏ lại) bị những kẻ vũ phu đan tâm vùi dập. Miền Trung cũng là nơi mà những người dân bị giắt lên đôi vai của họ nhiều vô số những bi thương thảm lụy do chính "đồng bào" của họ đã gây ra. Xin mời quý độc giả, chúng ta cùng theo dõi một quá khứ không xa trong vô vàn thống khổ, những sự chết chóc qua tác phẩm "Đảng Cần Lao" của nhà văn Mặc Thu Lưu Đức Sinh, tức ông Chu Bằng Lĩnh mà có lẽ đã không ít người biết đến, ông đã viết ở những trang 132, 133 và 134: "Ông Ngô Đình Cẩn nhận được báo cáo của gia nhân, thủ túc gởi về Huế cho biết nhờ sự anh minh của Ngô Tổng Thống và nhờ uy tín lớn lao của ông Cậu, nay đã hoàn toàn nắm vững được dân miền Trung từ nay, Cộng Sản không còn đất sống ở miền Trung nữa! Tuy nhiên tất cả các phúc trình gởi lên Cẩn đều kết luận như nhau bằng câu sau đây:"Đảng (Cần Lao - TQD) đang bị phá hoại bởi bọn người phản loạn, gồm bọn tự xưng là Quốc Gia. Vậy xin chỉ thị của Cố Vấn Chỉ Đạo để chấp hành". "Và lẽ dĩ nhiên, lệnh của Cẩn đã được ban xuống cho các cán bộ lãnh đạo Cần Lao khắp Trung Việt: "Tiêu diệt cho hết bọn chống đối phản loạn đó đi!". Một giai đoạn đẫm máu đã tiếp theo sau đó! Nhân danh Cần Lao, biết bao nhiêu vụ trả thù trả oán đã được thực hiện, bao nhiêu sanh mạng người dân vô tội đã bị chết oan thảm khốc, và sau một năm trời triệt để "tiêu diệt phản loạn", các cán bộ lãnh đạo Cần Lao tại miền Trung lại lần nữa báo cáo lên Cẩn: "Bọn phản loạn đã rút vào ẩn nấp hết. Xin chỉ thị để hành động". Và chỉ thị của Cẩn được ban xuống, từ trên mặt chiếc sập gụ to lớn, trước cơi trầu Cẩn đang nhai lẻm bẻm: "Tiêu diệt cho hết bọn ma quỷ!". Và giai đoạn đổ máu lại tiếp diễn, nhưng lần này thảm khốc hơn và ác liệt gấp chục lần trước. Lần này, những vụ tàn sát tập thể đã xảy ra, nhân danh Cần Lao diệt trừ cán bộ Cộng Sản nằm vùng. Mối thâm thù máu lệ giữa một số Đảng Quốc Gia và Phật Giáo miền Trung với chế độ nhà Ngô khởi sự từ đó. Trong lúc Cẩn vẫn ngồi chễm chệ trên mặt chiếc sập gụ nhai trầu và ra lệnh cho bọn tay chân, thì dân miền Trung cũng khởi sự ý thức được rõ rệt thế nào là "Đảng Cần Lao"? Và ai thực sự lãnh đạo tất cả các cuộc tàn sát khủng khiếp nhân danh ông Cậu và nhân danh công cuộc chống Cộng? Ngồi tại Dinh Độc Lập, Ngô Đình Diệm có ngờ đâu ông em mình đã nhân danh Đảng Cần Lao Nhân Vị mà nhúng tay vào máu một cách khủng khiếp đến thế. Số người mà tại Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Qui Nhơn và Khánh Hòa ... đã bị cán bộ Cần Lao giết, vì vu cho là Cộng Sản, phá hoại chế độ... đã được kiểm kê vào các năm 1964 - 65 là 300.000 (ba trăm ngàn) người! Hơn ba trăm ngàn người bị chết oan, để rồi chỉ có một mình Cẩn ở miền Trung đền tội, thật là điều bất công cùng cực!. Kiểm điểm lại quá trình phát triển và những thành tích đẩm máu của Cần Lao ở miền Trung, các sử gia và quan sát viên vô tư đều phải công nhận tánh cách sát phạt khủng khiếp của lãnh chúa Ngô Đình Cẩn. Số cán bộ Việt Cộng bị giết thì chẳng có bao nhiêu mà số người bị chụp mũ, bị giết chỉ là những dân đen vô tội, hiền lành, đói khổ, bất mãn với chế độ hét ra lửa của ông Cậu! Sở dĩ đã có sự đáng tiếc đó xảy ra là tại những vùng đất rộng lớn khắp giải Quảng Nam, Quảng Ngãi, Binh Định, Phú Yên ... hầu hết các làng mạc đều đã từng bị Cộng Sản cai trị một thời gian khá lâu, trước khi chính phủ Ngô Đình Diệm tiếp thu (khi Hiệp Định Genève chia đôi đất nước vào năm 1954 - TQD). Và trong thời gian sống dưới chế độ Cộng Sản, người địa phương nếu muốn yên thân, làm sao tránh được việc tham gia ít hay nhiều vào các công tác của VC (kể cả phải đi "dân công" chuyển vận lương thực, vũ khí cho chiến trường Điện Biên Phủ - TQD). Nếu nay chính quyền Cẩn buộc tội họ là đã làm VC mà đem giết, thì họ cũng đành chịu chết oan, chớ biết làm sao mà thanh minh cho được. Vì thế mà họ phải theo đạo Công giáo (1) để được yên thân. Đảng Cần Lao của Cẩn càng phát triển thì sự khủng bố đối với Phật Giáo miền Trung và đối với các Đảng Quốc Gia càng ác liệt. Trong thâm tâm của Cẩn, có lẽ không có việc chủ trương giết hết đám Phật tử và các đảng viên Quốc Dân Đảng và Đại Việt, vì nếu giết hết như vậy thì còn dân đâu mà cai trị? Nhưng các tay chân của Cẩn đã muốn tâng công, lập thành tích với ông Cậu, nên đã gây ra tất cả những cuộc tàn sát tập thể vô cùng rùng rợn, mà cả hàng chục năm sau, dân địa phương vẫn không sao quên nổi! Lấy công tâm mà xét, thì việc phát triển Đảng Cần Lao miền Trung đã không mang lại lợi ích lớn lao gì cho chế độ Ngô Đình Diệm. Trái lại, nó đã chỉ gây ra một mối thâm thù khủng khiếp giữa dân đối với nhà Ngô mà thôi. Nhưng phải thành thực mà công nhận rằng việc phát triển ồ ạt Đảng Cần Lao Ngô Đình Cẩn bằng phương pháp máu lửa tại miền Trung, đã tiêu diệt hẳn tiềm lực hoạt động của Phật Giáo Việt Nam. Hầu hết các cán bộ đắc lực và nòng cốt của Phật Giáo ở tại Trung Việt đều đã bị sát hại hết, hoặc bị tù đày giam giữ khó còn một lớp nào tồn tại. Trong khi giám mục Phạm Ngọc Chi và Hội Truyền Giáo (Mission Étrangère) lớn tiếng hô hào "đoàn kết tôn giáo và hòa đồng tín ngưỡng" để phủi tay chạy tội cho các cán bộ Cần Lao của Cẩn thẳng tay triệt hạ Phật Giáo. Việc tiêu diệt Phật Giáo tại miền Trung là một tội ác lớn nhất của Đảng Cần Lao Ngô Đình Cẩn nói riêng, và của chế độ Ngô Đình Diệm nói chung! Nhân danh liên minh tôn giáo chống Cộng của Đảng Cần Lao Ngô Đình Cẩn đã thực thi nguyên tắc củng cố chính quyền độc tài bằng cách coi hầu hết Phật tử và các đảng viên các Đảng Quốc gia là Việt Cộng! Có người Quốc Gia thành thực nào nhìn thảm cảnh hồi đó mà không rơi lệ cho được. Sở dĩ tác giả phải gợi lại chút ít đống tro tàn đau thương này là để cảnh tỉnh tất cả những người Quốc Gia thực tâm yêu nước, thực lòng chống Cộng hãy tránh mọi trường hợp: những người Quốc Gia cùng chung một lý tưởng, chỉ vì bọn cán bộ cấp dưới báo cáo sai lạc mà rồi đi tới chỗ nghi ngờ nhau, chém giết nhau dưới danh nghĩa "chống Cộng". Thật vậy, dưới trào nhà Ngô, người ta đã nhân danh "chống Cộng" mà giết đi không biết bao nhiêu "chiến sĩ". Đó là vết nhơ bỉ ổi nhất trong lịch sử tranh đấu sinh tồn của dân tộc chúng ta vậy".
// (1) Tiện đây, cũng ông Chu Bằng Lĩnh, nói về hai chữ "Công Giáo, ở trang 343: "Nhưng khi ông chính phủ cầm cán CÔNG lý, giữ CÔNG quyền, nắm CÔNG cụ bạo lực (quân đội, cảnh sát, mật vụ...) trong tay, bảo rằng tôn giáo này là CÔNG giáo thì cả nước dù có bất đồng ý kiến cũng phải chịu cảnh "con kiến mà kiện củ khoai". BẤT CHẤP DƯ LUẬN BÁO CHÍ, BẤT CHẤP NGUYỆN VỌNG CỦA QUẦN CHÚNG, CHẾ ĐỘ NGÔ ĐÌNH DIỆM VÀ ĐẢNG CẦN LAO CÔNG GIÁO ĐÃ "CẢ VÚ LẤP MIỆNG EM" ĐỂ ÁP ĐẶT 2 CHỮ "CÔNG GIÁO" VÀO NGÔN NGỮ VIỆT NAM. Để phản đối điều này, những người ý thức được vấn đề vẫn dùng danh từ Thiên Chúa giáo, Cơ Đốc giáo thay vì "công giáo" khi nói hoặc viết. Điều này thể hiện rõ ràng nhất trong những sách giáo khoa xuất bản sau ngày chế độ Diệm bị lật đổ. Đến ngày hôm nay, nhiều người vẫn không quen dùng 2 chữ công giáo khi nói hoặc viết, mà vẫn dùng đạo Gia Tô, Cơ Đốc, Ki Tô, hoặc đạo Thiên Chúa. Miệng Nhà Quan Có Gang Có Thép!"
Trần Quang Diệu trích thuật. Các bài cùng tác giả Mai Đây, Xứ Việt! - Trần Quang Diệu Đổ Lỗi Phật Giáo Làm Mất Miền Nam Là Một Trò Hề Của Thời Đại - Trần Quang Diệu Ông Ngô Đình Diệm Có Giúp Cho Phật Giáo Trong Việc Xây Cất Chùa Chiền Không? - Trần Quang Diệu "Cả Thế Giới" Nào Lại "Nhìn Người Việt Là Quái Thai"? - Trần Quang Diệu Trong Muôn Vàn Sự Tàn Ác - Thời Diệm Nhu - Trần Quang Diệu trích đăng Tại Sao Người Ta Chống Công Giáo? - Trần Quang Diệu Một đoạn duy nhứt trong bài phỏng vấn ông Cao Xuân Vĩ - Trần Quang Diệu Đảng Cần Lao Nhân Vị - VNCH Mười Ngày Cuối (Trích "Việt Nam Nhân Chứng") - Trần Quang Diệu Có Một Khúc Quanh Đen Tối Và Thê Lương! - Trần Quang Diệu Đôi hàng về ông Cao Xuân Vỹ - Trần Quang Diệu |
Trang Lịch Sử |
No comments:
Post a Comment