02 September 2010

KHOAN DUNG, BUÔNG XẢ VÀ BAN TẶNG



KHOAN DUNG, BUÔNG XẢ VÀ BAN TẶNG


  • Người ta thường có khuynh hướng tự tha thứ: dễ dàng xí xóa cho bản thân nếu làm phải điều lỗi lầm gì; nhưng lại quá khe khắt, quá cố chấp đối với những lỗi lầm của kẻ khác.


  • Có khi chỉ vì một vài lỗi nhỏ mà những người thương nhau đã không nhìn mặt nhau trong một thời gian dài, hoặc vĩnh viễn xa nhau.


  • Có khi vì những sai lầm của ai đó, người ta giận ghét lây đến nhiều người khác. Có khi lỗi lầm của thế hệ trước lại trút những hậu quả hận thù và khổ đau đến nhiều thế hệ sau.


  • Có khi đã tỏ ý ăn năn và xin lỗi về những sai lầm đã phạm, không tái phạm về sau, vẫn bị người đời đay nghiến, nguyền rủa và nhắc tới nhắc lui suốt đời.


  • Có khi miệng nói xin lỗi mà lòng chẳng ăn năn, việc sai lầm cứ lặp lại, từ sai lầm nhỏ tiến đến những sai lầm trầm trọng hơn, thương tổn đến nhiều người, nhiều thế hệ khác.


  • Người ta dễ dàng kết án, luận tội, phán xét về lỗi lầm của kẻ khác, không khoan dung tha thứ cho ai, ngoại trừ cho chính bản thân.


  • Thế giới người lớn thường bày vẽ những trò chơi huyễn mỵ.


  • Từ ngàn xưa đến ngàn sau, người ta hăm hở mong được trưởng thành sớm để thực hiện những hoài vọng, cao vọng; tùy theo sở thích và khả năng, khuynh hướng và địa vị.


  • Chọn lựa những lý tưởng và mục tiêu riêng hay chung, cho cá nhân hoặc cho những tập thể cùng quan điểm hay lối sống, cùng tôn giáo hay đảng phái, cùng quốc gia hay sắc tộc; để rồi, ức hiếp, chèn lấn, cạnh tranh, đày đọa, giết hại lẫn nhau…


  • Nhân danh những đấng thiêng liêng, những nhà lãnh đạo tối cao, những chính nghĩa cao tột, con người tự cho mình quyền hạn cướp đoạt sở hữu và mạng sống của kẻ khác.


  • Tất cả những tham vọng thâm căn cố đế của lịch sử loài người, từ nhiều thế hệ di truyền và tiếp nối nhau, kết tập thành một cọng nghiệp bao trùm thế giới, tác động lên toàn bộ cuộc sống của người xưa, người nay.


  • Trong cái khung kiên cố trói chặt cuộc đời với hỗn loạn, đấu tranh, bất an và thống khổ, con người tuần tự sinh ra và lớn lên, không thắc mắc hoài nghi về ý nghĩa đích thực của cuộc tồn sinh này.


  • Bên dưới những bàn thờ, bàn họp, bàn tiệc, bàn làm việc, bàn cân, bàn toán, bàn cờ… là những bàn đạp để con người ngoi mình lên, dìm kẻ khác xuống.


  • Lềnh bềnh trong vũng lầy trần gian là những âu lo, hãi sợ, trăn trở, thao thức, bất đắc chí, hy vọng, thất vọng… và phiền não triền miên…


  • Khi không thể hoàn thiện phẩm cách của chính mình, người ta thích soi mói lỗi lầm, khuyết điểm của người khác.


  • Dường như nói lên điều dở của ai đó sẽ khiến người ta thấy mình tốt đẹp hơn.


  • Thói quen này không sửa đổi được gì cho người khác, nếu thực sự là họ có những khiếm khuyết, mà cũng khó để cải thiện nhân cách của mình.


  • Nó khiến người ta thù ghét, ganh tỵ thay vì thương yêu; đố kỵ, ghim gút thay vì vui vẻ tha thứ; cố chấp, khư khư thành kiến thay vì bao dung, buông xả.


  • Những suy nghĩ, lời nói và hành động của thế giới người lớn thường đi theo vết mòn hướng ngoại: thấy cái sai khuyết của người, chê bai châm biếm điều lỗi của người, cạnh tranh với người khác để mình được trội hơn.


  • Tưởng như vậy là đóng góp xây dựng cuộc đời, mà kỳ thực chỉ là những vọng động của bản ngã, chỉ mang lại xung đột và phá hoại.


  • Kinh nghiệm của các bậc hiền trí cho thấy sự cải thiện nào cũng phải bắt đầu từ nội tâm, từ chính mình.


  • Sửa đổi mình trước khi góp ý cải cách xã hội, sửa đổi con người. Chúng ta không thể sửa đổi kẻ khác điều mà chúng ta không thể sửa đổi.




Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm
Tu Thân, Tề Gia, Trị Quốc, Bình Thiên Hạ
Khai Dân Trí, Chấn Dân Khí, Hậu Dân Sinh


No comments:

Post a Comment



Thật vậy, dân tộc Việt Nam hãy can đảm đứng lên để lật qua những trang sử cộng sản đẫm máu và đau thương. Đã quá trễ rồi. Ngày nào còn cộng sản, thì còn chết chóc, tù đày, tự do, nhân quyền còn bị chà đạp.
Nhà cầm quyền cộng sản, hơn lúc nào hết, luôn buộc người dân lo nghĩ đến chuyện miếng ăn, cái mặc. Cái bụng lúc nào cũng phải cảm thấy còn đoi đói, chưa no. Và người dân thì thiếu thốn nhu yếu phẩm, lo chạy gạo từng bữa. Ðủ hôm nay thì thiếu ngày mai, hay được nồi cơm sáng, thì lại chưa có nồi cơm chiều. Cuộc đời cứ quần quật lo đói rách như thế, thì xin hỏi, còn chi thì giờ mà nhân dân nghĩ đến tranh đấu, hoặc đòi hỏi tự do dân chủ nhân quyền?
Cụ Tây Hồ Phan Chu Trinh từng dạy: “Xét lịch sử xưa, dân nào khôn ngoan biết lo tự cường tự lập, mua lấy sự ích lợi chung của mình thì càng ngày càng bước tới con đường vui vẻ. Còn dân thì ngu dại, cứ ngồi yên mà nhờ trời, mà mong đợi trông cậy ở vua ở quan, giao phó tất cả quyền lợi của mình vào trong tay một người, hay một chính phủ muốn làm sao thì làm, mà mình không hành động, không bàn luận, không kiểm xét, thì dân ấy phải khốn khổ mọi đường. Anh chị em đồng bào ta đã hiểu thấu các lẽ, thì phải mau mau góp sức lo toan việc nước mới mong có ngày cất đầu lên nổi”.
"The religion of the future will be a cosmic religion. The religion which is based on experience, which refuses dogmatism. If there's any religion that would cope with modern scientific needs it will be Buddhism." Albert Einstein

Tôn giáo trong tương lai sẽ là tôn giáo của vũ trụ. Tôn giáo này dựa trên kinh nghiệm và không chấp nhận chủ nghĩa giáo điều. Nếu có một tôn giáo nào tương thích với khoa học hiện đại, đó chính là Phật Giáo.




Bạn Ơi Hãy Cùng Nhau Đấu Tranh Cho Cuộc Sống Của Mình & Tương Lai Của Con Cháu Mình !!!



Nhân Dân Cần Nhận Diện Bộ Mặt Thật Của Giới Cầm Quyền. Phải Hành Động Cụ Thể Đối Với Bọn Chúng !!!



Chỉ Mặt, Nhận Diện Bọn Cán Bộ Óc Đất, Lũ Công An Lưu Manh, Đám Quan Chức Tham Nhũng, Tay Sai !!!

Công Nhân Bị Đánh Đập Tàn Nhẫn, Dã Man !!!


Followers