05 September 2010

TA GIEO...



TA GIEO...


“Ta gieo ý tưởng và ta gặt được hành động.
Ta gieo hành động và ta gặt được các thói quen
Ta gieo thói quen và ta gặt được tính cách
Ta gieo tính cách và ta gặt được số phận”

Hãy chú ý xem tại sao từ “gieo” lại luôn đi trước từ gặt. Nói cách khác, nếu chúng ta không gieo bất cứ thứ gì, ta cũng chẳng gặt được bất cứ điều gì, nghĩa là trước tiên chẳng có gì mà gặt.

Như đã đề cập trước đây, “gieo” là nguyên nhân. Vậy là nguyên nhân quan trọng hơn kết quả vì không có nguyên nhân thì không có kết quả. Vì thế, kết quả luôn phụ thuộc vào nguyên nhân, nhưng nguyên nhân lại không phụ thuộc vào kết quả.

Nhiều người không chú ý được đến điều đó. Điều này có thể hiểu được tại sao nhiều người trong chúng ta lại bận rộn đến nỗi không có bữa ăn sáng đúng nghĩa, bận đến nỗi không có thời gian quan sát vẻ mặt của vợ, chồng hoặc con, để quan sát nguyên nhân trở thành kết quả như thế nào.

Mỗi hành động của chúng ta đều là một nhân và phản ứng tương đương hoặc trái ngược là một quả.

“Bí mật của thành công không phụ thuộc vào kết quả, vậy hãy làm hết sức mình và hãy để cho kết quả tự “chăm sóc” lấy chính nó.

Đừng sợ hãi kết quả. Hãy quan tâm đến “nhân” mà bạn đang trồng mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi tháng, mỗi năm. “Quả” sẽ biết tự chăm sóc chính nó. Nhưng hỡi ôi, con người như một vĩ nhân vĩ đại đã nói, lại sợ “quả” mà chẳng sợ “nhân”.

Quả thật, nhiều người có cái nhìn lệch lạc. Thay vì quan tâm đến nguyên nhân, chúng ta chỉ nghĩ đến kết quả. Ta sợ bệnh nhưng lại chẳng thèm quan tâm đến sức khỏe.

Ta chỉ chăm chỉ làm giàu mà không thèm quan tâm đến khách hàng. Ta muốn con cái ngoan ngoãn mà chẳng thèm quan tâm để ý đến bản thân mình cư xử với cha mẹ như thế nào.

“Mỗi kết quả đều có nguyên nhân, mọi việc sảy ra đều có lý do. Nếu nguyên nhân đúng đắn, hợp lý và vững chắc, kết quả như mong đợi là điều tất yếu sảy ra.

Có quá nhiều người lảng phí năng lực của mình để trông đợi kết quả, thay vì chăm lo nguyên nhân”.

Môt kết quả có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau mà ta đã “gieo” trồng trong những lần khác nhau trong đời. Tương tự, mỗi “nhân” một khi đã gieo trồng có thể tạo ra một "quả" nhưng "quả" này có thể xuất hiện ở một thời điểm khác trong tương lai.

Một số "nhân" chín nhanh hơn các nhân khác, một số thì không thế. Nhưng hãy cẩn thận, mỗi “nhân” chín sẽ thành một "quả" tương đương với nó. Mỗi nguyên nhân sẽ luôn có một kết quả”.

Hãy cố gắng chịu đựng cho dù bạn phải đương đầu với bất kì kết quả nào đi nữa, vì chúng chính là quả của các nhân mà bạn đã gieo trồng.

Không một lời nguyền rủa nào có thể thay đổi được điều đó. Nó chỉ làm cho mọi việc trở nên tồi tệ hoặc chỉ làm cho bạn tổn thương thêm thôi. Không ai đem đến nó cho bạn cả. Bạn đã tự gieo trồng các nhân ấy.

Đã quá muộn để thay đổi các kết quả sau này. Hãy tiếp tục chịu đựng chúng. Đừng dùng thủ đoạn để thay đổi chúng.

Hãy “gieo” trồng các nhân mới và cũng chắc chắn như ngày mai trời lại sáng, các “quả” của các nhân mới của bạn sẽ xuất hiện. Có thể bạn không biết chính xác lúc nào, nhưng chắc chắn chúng sẽ xuất hiện!

“Chúng ta không chịu nhìn kỹ những việc trong quá khứ của mình; đó là lý do tại sao cứ đổ lỗi cho hiện tại”. Có một thời cho tất cả mọi sự.

Bất kể cái gì của bạn vẫn sẽ là của bạn. Chắc chắn nó sẽ đến. Bạn không cần phải lo lắng hay phá vỡ các nguyên tắc của mình để ép buộc nó; chắc chắn nó sẽ đến nếu không ngay từ đầu nó đã không thuộc về bạn.

Vấn đề trong xã hội chúng ta hiện nay là trong lúc tìm kiếm thành công, nhiều người trong chúng ta đã được huấn luyện hoặc bị lên chương trình để trở thành những “người nhận”. Xã hội chúng ta đang có xu hướng coi việc thu lợi nhuận như mục tiêu và mục đích tối hậu của cuộc sống.

Ngày nay, ta có thể thấy nhiều “người nhận” thành công như thế. Nhiều người trong số họ có vẻ như có rất nhiều tiền. Họ có thể đang chiếm giữ vị trí cao trong xã hội. Nếu bạn nghiên cứu kĩ gương mặt của họ, bạn sẽ thấy rất ít người trong số họ thật sự có vẻ hạnh phúc.

Nhưng thường thì không phải như vậy, nụ cười của họ có vẻ giả tạo, không phải là nụ cười tự nhiên của những người hạnh phúc thực sự. Họ đã quá thành công trong việc “nhận” và chính việc này đã làm cho họ tự cho mình là trung tâm nên không có hạnh phúc thực sự.

Mặt khác, nếu bạn quan sát một người hạnh phúc và thành công thực sự thì bạn sẽ luôn cảm thấy rằng người ấy rất lịch thiệp, ân cần và quan tâm đến người khác hơn cả bản thân.

Trong mọi việc ta làm, trước tiên ta nên là “người cho” và sau đó mới là "người nhận". Ta sẽ không chỉ nhận được những gì mà ta muốn mà cuối cùng, ta còn thực sự hạnh phúc. Vì thế, việc đầu tiên phải làm trước khi thu hoạch là gieo hạt.

“Việc cho đòi hỏi ta phải có tấm lòng thực sự vì tất cả những gì bạn có thể thấy trước tiên chính là mình đang hy sinh. Có vẻ như điều này sẽ làm tổn thương bạn và làm bạn cảm thấy như đang mất mát, nhưng khi bạn cho, bạn hành động theo ý thức, nhận thức sâu sắc và biết ơn tất cả những gì Thượng Đế đã ban cho mình".

“Hãy thích một tổn thất hơn là một lợi ích không lương thiện; một cái mang lại đau khổ trong chốc lát còn hơn cái kia mang lại đau khổ suốt đời” .

Dù không có nỗi sợ hãi, cũng xin ghi nhớ rằng dù bạn làm bất cứ điều gì, hãy biết chắc rằng mọi điều bạn làm không gây hại cho người khác mà trái lại đem lại lợi ích cho mọi người.

Cũng cần nhấn mạnh ở đây, việc dám liều lĩnh thất bại không hề cho ta cái quyền lừa đảo mọi người và sau đó tự cởi bỏ trách nhiệm về những hậu quả do chính hành động của mình gây ra.

Cá tính, sự chính trực, uy tín, sự lương thiện, sự trung thực và các nguyên tắc đạo đức mà chúng ta có là điều cực kỳ quan trọng.



Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm
Tu Thân, Tề Gia, Trị Quốc, Bình Thiên Hạ
Khai Dân Trí, Chấn Dân Khí, Hậu Dân Sinh


No comments:

Post a Comment



Thật vậy, dân tộc Việt Nam hãy can đảm đứng lên để lật qua những trang sử cộng sản đẫm máu và đau thương. Đã quá trễ rồi. Ngày nào còn cộng sản, thì còn chết chóc, tù đày, tự do, nhân quyền còn bị chà đạp.
Nhà cầm quyền cộng sản, hơn lúc nào hết, luôn buộc người dân lo nghĩ đến chuyện miếng ăn, cái mặc. Cái bụng lúc nào cũng phải cảm thấy còn đoi đói, chưa no. Và người dân thì thiếu thốn nhu yếu phẩm, lo chạy gạo từng bữa. Ðủ hôm nay thì thiếu ngày mai, hay được nồi cơm sáng, thì lại chưa có nồi cơm chiều. Cuộc đời cứ quần quật lo đói rách như thế, thì xin hỏi, còn chi thì giờ mà nhân dân nghĩ đến tranh đấu, hoặc đòi hỏi tự do dân chủ nhân quyền?
Cụ Tây Hồ Phan Chu Trinh từng dạy: “Xét lịch sử xưa, dân nào khôn ngoan biết lo tự cường tự lập, mua lấy sự ích lợi chung của mình thì càng ngày càng bước tới con đường vui vẻ. Còn dân thì ngu dại, cứ ngồi yên mà nhờ trời, mà mong đợi trông cậy ở vua ở quan, giao phó tất cả quyền lợi của mình vào trong tay một người, hay một chính phủ muốn làm sao thì làm, mà mình không hành động, không bàn luận, không kiểm xét, thì dân ấy phải khốn khổ mọi đường. Anh chị em đồng bào ta đã hiểu thấu các lẽ, thì phải mau mau góp sức lo toan việc nước mới mong có ngày cất đầu lên nổi”.
"The religion of the future will be a cosmic religion. The religion which is based on experience, which refuses dogmatism. If there's any religion that would cope with modern scientific needs it will be Buddhism." Albert Einstein

Tôn giáo trong tương lai sẽ là tôn giáo của vũ trụ. Tôn giáo này dựa trên kinh nghiệm và không chấp nhận chủ nghĩa giáo điều. Nếu có một tôn giáo nào tương thích với khoa học hiện đại, đó chính là Phật Giáo.




Bạn Ơi Hãy Cùng Nhau Đấu Tranh Cho Cuộc Sống Của Mình & Tương Lai Của Con Cháu Mình !!!



Nhân Dân Cần Nhận Diện Bộ Mặt Thật Của Giới Cầm Quyền. Phải Hành Động Cụ Thể Đối Với Bọn Chúng !!!



Chỉ Mặt, Nhận Diện Bọn Cán Bộ Óc Đất, Lũ Công An Lưu Manh, Đám Quan Chức Tham Nhũng, Tay Sai !!!

Công Nhân Bị Đánh Đập Tàn Nhẫn, Dã Man !!!


Followers