chúng ta chỉ có thể chuẩn bị mà không thể quả quyết rằng chúng ta sẽ ngăn không cho dịch tác hại. Sự tác hại của nó hoàn toàn tùy thuộc vào tính bất định của hiện tượng biến thái của các loại proteine H và N, hai loại proteine cấu thành vi rút cúm
Ngày 29/4/2009, Tổ Chức Y Tế Thế Giới (World Health Organization - WHO) cảnh báo thế giới về sự đe doạ của một trận dịch toàn cầu sau khi phát hiện rằng các nạn nhân chết vì bệnh cúm tại Mexico là do một loại vi rút (virus) mới có dạng H1N1 từ heo bệnh truyền sang người. Tổ Chức Y Tế Thế Giới báo động cấp 5 trên bậc 6 cấp. Cấp 6 có nghĩa là dịch toàn cầu.
Mạng điện tử của Tổ Chức Y Tế Thế Giới cho biết cho đến ngày 12 tháng 5, 2009 có 5.200 người bị cúm heo rãi rác trên 30 nước và có 58 người chết, nhiều nhất ở Mexico. Hoa Kỳ có 2.500 người nhiểm bệnh và có 3 người chết.
Nhiều người cho rằng Tổ Chức Y Tế Thế Giới đã trầm trọng hoá mức độ đe doạ của dịch cúm. Thật ra Tổ Chức Y Tế Thế Giới đã rất thận trọng, nhưng không ngần ngại báo động cao vì lợi ích của thế giới, vì sự biến thái (mutation) của vi rút bệnh cúm là một yếu tố bất định. Vi rút H1N1 hiện nay (truyền từ heo sang người mà không có khả năng truyền từ người sang người) nên chưa phải là một đe doạ cấp kỳ. Nhưng trong trường hợp có hai vi rút HxNy khác nhau trong cùng một bệnh nhân, chúng có thể biến thái thành một thứ vi rút HxNy khác có khả năng truyền từ người sang người. Và khi chưa có thuốc ngừa và thuốc giết vi rút mới thì tai hoạ sẽ vô cùng to lớn. Hằng triệu người có thể chết trước khi các chuyên viên về sức khoẻ giám định tính chất của vi rút và bào chế thuốc chữa và thuốc ngừa.
Không ai đoán định được lúc nào thì vi rút H1N1 biến thái. Cho nên Tổ Chức Y Tế Thế Giới báo động với mức độc cao là nhắm mục đích cảnh giác mọi quốc gia trên thế giới ban hành và áp dụng các biện pháp tích cực nhất để phát hiện bệnh thật nhanh, và ngăn cản đà lây lan của bệnh (1). Việc khám phá ra bệnh cúm heo tại Mexico chậm mất một tháng vì các giới chức về sức khoẻ tại Mexico lúc đầu nghĩ là những trường hợp tử vong đầu tiên là do bệnh cúm hằng năm cứ mùa lạnh thì đến.
Và quả nhiên, sau khi được phát hiện và sự lớn tiếng cảnh giác của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, thế giới đã có sự quan tâm đúng mức. Điều này có được cũng nhờ sự đe doạ còn rất mới của dịch cúm gà tại Hồng Kông và Trung Quốc năm 1997 và bệnh SARS truyền từ người sang người năm 2003 cũng xuất phát từ Trung Quốc (2).
Với sự cảnh giác của thế giới, cho đến hôm nay đà lây lan của dịch cúm heo hầu như đã khựng lại. Tổng thống Mexico Felipe Calderon đáng nhận được một lời khen trong nỗ lực chống sự lan tràn bệnh cúm heo tại quốc gia ông. Ông đã nhanh chóng đóng cửa các trường học, các sinh hoạt thể thao có tính thương mãi, các rạp chớp bóng, các buổi hoà nhạc, lễ nhà thờ, và các cơ sở chính phủ trong 5 ngày liền và đã giúp cho bệnh cúm bị co cụm lại không có điều kiện để lây lan.
Thế giới đã chứng kiến nhiều trận dịch trong hai thế kỷ gần đây. Trận dịch đầu tiên được ghi nhận xẩy ra năm 1889 (3). Trong thế kỷ XX có 3 trận dịch. Trận dịch cúm gà đầu tiên gọi là cúm Tây Ban Nha trong hai năm 1918-1919 trong 18 tháng đã giết 50 triệu người trên thế giới, trong đó có 675.000 người Mỹ trên một dân số 105 triệu người. Trận dịch cúm tiếp theo trong hai năm 1957-58 giết 70.000 người tại Mỹ và trận dịch năm 1968-69 giết 34.000 người.
Năm 1976 khi một quân nhân tại trại lính Fort Dix ở bang New Jersey chết vì cúm heo, bộ Y Tế Hoa Kỳ báo động và tổng thống Ford đã chính thức loan báo với dân chúng Hoa Kỳ qua hệ thống truyền hình toàn quốc rằng, vào mùa thu hay mùa đông năm 1976 sẽ có dịch cúm tại Hoa Kỳ và tổng thống xin quốc hội chuẩn chi 135 triệu mỹ kim để chủng ngừa cho dân chúng. Dịch cúm không tới như tổng thống Ford cảnh báo. Và từ năm 1976 trở đi chính phủ Hoa Kỳ và thế giới trở nên thiếu cảnh giác đối với thiên tai này.
Rất may, trước trận dịch cúm heo này có hai tiếng chuông báo động. Trận cúm gà năm 1997 rung lên tiếng chuông báo động lần thứ nhất, và trận cúm SARS năm 2003 báo động lần hai làm cho tổng thống Bush dù đang bận tâm với cuộc chiến tại Iraq cũng phải quan tâm.
Ngày 1 tháng 11 năm 2005 tổng thống Bush công bố một chương trình quy mô phòng chống nạn dịch cúm toàn cầu. Chương trình này dự trù chi phí 7.1 tỉ mỹ kim để chuẩn bị cơ sở vật chất để Hoa Kỳ có thể sản xuất đủ thuốc chủng ngừa cho tất cả người Mỹ trong vòng 6 tháng khi bệnh dịch bùng nổ và người ta biết được loại vi rút nào sinh ra bệnh. Ngoài ra số tiền 7.1 tỉ mỹ kim còn dùng để thực hiện một chương trình theo dõi sự lan tràn và biến thái của vi rút cúm gà H5N1 là loại vi rút sinh ra bệnh dịch cúm gà tại Á châu và đang lan tràn đến các nước tây phương. Và một chương trình gồm sản xuất đủ thuốc chống bệnh cúm như thuốc Tamiflu của Âu châu đủ cho người Mỹ dùng trong khi chờ đợi thuốc chủng ngừa (4).
Nhờ chương trình của tổng thống Bush mà hiện nay Hoa Kỳ và thế giới có một tư thế sẵn sàng chừng mực chống đỡ cơn thiên tai cúm heo đang đe doạ trước mắt.
Nhưng dù triển vọng ngăn chận nạn cúm heo hiện nay khả quan đến mức nào, thế giới – theo lời cảnh báo của bà Laurie Garrett, một chuyên viên Hoa Kỳ về săn sóc sức khoẻ toàn cầu – cũng không thể khinh suất mà không làm tất cả những gì cần thiết để giảm thiểu đến mức tận cùng cơ hội của hiện tượng biến thái của vi rút cúm. Sinh hoạt thế giới trong khung cảnh toàn cầu hoá hiện nay không giúp cho sự ngăn chận sự lây lan của dịch cúm.
Trước hết là cái ăn. Thế giới cần thịt súc vật chính yếu là gà, heo, bò. Và nuôi súc vật càng nhiều cơ may chung đụng phát bệnh càng tăng cho dù điều kiện chăn nuôi được cải tiến không ngừng. Trong 20 năm qua sự phát triển kinh tế của Trung quốc và Ấn Độ cho phép người dân (tổng số chiếm 37% dân số thế giới) tại hai quốc gia này tăng lượng thịt tiêu thụ lên 250% (từ 20kg mỗi năm lên 50kg mỗi năm) và làm cho lượng thịt tiêu thụ trên toàn thế giới từ năm 1983 đến năm 1997 tăng 150% . Cơ quan Lương Nông Quốc Tế (United Nations Food and Agriculture Organization) ước tính đến năm 2020 số lượng thịt tiêu thụ trên thế giới gồm heo, bò, gà và tôm cá sẽ lên đến 386 triệu tấn mỗi năm (5).
Thứ hai là sinh hoạt kinh tế và giải trí qua những chuyến bay dân sự hay những chiếc tàu cruise khổng lồ tạo điều kiện lý tưởng để vi rút di chuyển và lây lan nhanh chóng từ nơi này đến nơi khác. Hãy tưởng tượng hình ảnh một chiếc máy bay dân sự khổng lồ chở từ 300 đến 400 hành khách ngồi san sát nhau trong một khoảng không gian khép kín chỉ trong 5 hay 10 giờ đã đi từ lục địa này đến lục địa khác, hay hình ảnh một chiếc cruise chở 3000 hay 4000 khách du lịch sống chung đụng nhiều ngày trong khoang thuyền, chúng ta sẽ thấy được điều kiện sống của chúng ta đã giúp vi rút dịch cúm đến mức độ nào!
Trong điều kiện khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay một trận dịch toàn cầu sẽ làm cho sự phục hồi kinh tế trở nên vô cùng khó khăn.
Ngoảnh nhìn lại, năm 2003 bệnh SARS xuất hiện tại Quảng Đông (Trung Quốc) và trong 6 tháng đã được chận lại do khả năng y khoa thế giới nhưng ảnh hưởng kinh tế của nó không nhỏ. Các con số cho thấy trong 6 tháng hoành hành SARS đã làm thiệt hại cho các nước trong vùng Á Châu Thái Bình Dương 40 tỉ mỹ kim. Ngành du lịch Canada thiệt hại 419 triệu mỹ kim và bang Ontario tiêu tốn 763 triệu mỹ kim tiền bệnh viện, thuốc men và cung cấp phương tiện phòng bệnh cho nhân viên y tế. Ngành hàng không dân sự toàn thế giới bị ngưng trệ. Các chuyến bay trong vùng Á Châu Thái Bình Dương giảm 45%, và các chuyến bay từ Hông Kông đi Hoa Kỳ giảm 69%.
Tại Mexico năm nay, những biện pháp tích cực và ráo riết của tổng thống Felipe Calderon cùng với các động thái cảnh giác của các quốc gia khác đối với Mexico đã ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế Mexico vốn đang suy thoái theo đà suy thoái của nền kinh tế Hoa Kỳ, nhất là lĩnh vực du lịch và xuất cảng thực phẩm. Nhiều hãng máy bay chấm dứt các chuyến bay đến Mexico. Khách sạn trống không. Bảy nước, trong đó có Liên bang Nga và Trung Quốc ngưng nhập cảng sản phẩm nông nghiệp của Mexico. Trong những ngày cuối Tháng Tư, thành phố Mexico City thiệt hại mỗi ngày hơn 100 triệu mỹ kim, đồng peso sụt giá 5.5% đối với đồng mỹ kim, và tổng sản lượng quốc gia Mexico giảm .3%.
Từ bức tranh đó, một trận dịch cúm hoành hoành trên thế giới với tầm vóc của trận dịch 1918-1919 kéo dài trong một hay hai năm sẽ rất là lớn lao. Theo ước lượng của các chuyên viên kinh tế tài chánh thế giới, nếu dịch cúm heo hiện nay lây lan thế giới thì mức tăng trưởng của kinh tế Hoa Kỳ sẽ giảm từ 3% đến 5%, Nhật Bản giảm 8.3%, và Hoa Kỳ sẽ thiệt hại từ 71.3 đến 166.5 tỉ Mỹ kim (6).
Câu hỏi cốt lõi hiện nay là: Dịch cúm heo có còn là một đe doạ không ? Câu trả lời của bác sĩ Margaret Chan, giám đốc Cơ quan Y Tế Thế Giới là: Đe doạ rất lớn nếu khinh suất. Phát biểu trước điễn đàn Liên hiệp quốc ngày 4/5/2009 bà Chan nói: “Chúng tôi chưa nâng cấp báo động thế giới lên số 6 là mức báo động trận dịch toàn cầu đã đến, nhưng cần sẵn sàng” (We do not know how long we have until we move to phase 6, which indicates we are in a pandemic. We are not there yet). Và rằng: “Khả năng sản xuất thuốc trị bệnh và thuốc ngừa của thế giới đã được cải tiến nhiều, nhưng vẫn chưa đủ để bảo vệ thế giới” (Global manufacturing capacity, though greatly increased, is still not sufficient to produce enough antiviral medication and pandemic vaccines to protect the entire world population in time).
Theo bác sĩ Chan lúc này là lúc thế giới cần tích cực chuẩn bị cho một trận dịch cúm tương lai. Có điều là chúng ta chỉ có thể chuẩn bị mà không thể quả quyết rằng chúng ta sẽ ngăn không cho dịch tác hại. Sự tác hại của nó hoàn toàn tùy thuộc vào tính bất định của hiện tượng biến thái của các loại proteine H và N, hai loại proteine cấu thành vi rút cúm mà không một thuốc chủng ngừa nào hay một thuốc trị nào dự liệu trước. Sự ngăn chận tác hại một loại vi rút mới tùy thuộc vào khả năng khám phá và thời gian bào chế thuốc chủng ngừa và thuốc chữa.
Hiện nay tại bắc bán cầu mùa hè đến, đe doạ của dịch cúm heo H1N1 giảm dần cường độ, và nó đang tìm đường vào nam bán cầu vì khí trời lạnh ở đó (7). Vào mùa Thu tới vi rút cúm sẽ trở lại bắc bán cầu và chúng ta không biết nó có biến thái hay không. Cho nên sự chuẩn bị là tối cần thiết. Các cơ sở bào chế các thứ thuốc có khả năng chữa trị bệnh cúm gà H5N1 và heo H1N1 như Tamiflu và Relenxa cần làm việc tối đa. Ngoài ra cần kiện toàn phương pháp đoán định vi rút cúm mới nếu nó biến thái, và tìm tòi phương pháp chế tạo thuốc chủng sao cho nhanh cho nhiều và phân phối thật hữu hiệu.
Sự đề cao cảnh giác là điều tối quan trọng. Mọi triệu chứng bệnh cần được theo dõi và mẫu máu cần được gởi đến các phòng thí nghiệm được trang bị hiện đại để thử nghiệm kịp thời. Lời cảnh giác của tờ tuần báo The Economist (tuần lễ 2 – 8/05/2009) là các chuyên viên sức khoẻ đa số ở bắc bán cầu đừng thấy dịch cúm heo suy giảm tại bắc bán cầu mà yên chí rằng đã kiểm soát được dịch. Nó có thể sẽ trở lại với một sức tàn phá ghê gớm.
Và trong trường hợp cơn hồng thủy đến không biết nhân loại sẽ phải trả giá bao nhiêu triệu nhân mạng?
Trần Bình Nam
13/05/2009
(1) Tại Hoa Kỳ: Trung tâm phòng chống bệnh Hoa Kỳ (Centers for Disease Control and Prevention – CDC) khuyên dân chúng:
• Bệnh cúm lây lan từ người này qua người khác do người có bệnh ho và nhảy mũi.
• Nếu bị bệnh hãy che mũi và miệng khi ho hay nhảy mũi với một khăn giấy mỏng, xong quẳng vào thùng rác.
• Rữa tay với xà phòng và nước nhất là sau khi ho hay nhảy mũi . Có thể dùng giấy hay vải thấm rượu sát trùng.
• Tránh chụi tay vào mắt hay mũi để tránh bị nhiễm vi rút cúm.
• Khi bệnh hãy ở nhà và tránh tiếp xúc với người khác.
• Tránh sự lo lắng và căng thẳng tinh thần.
Tại Việt Nam: Chính phủ Việt Nam hợp tác chặt chẽ với Tổ chức Y tế Thế giới phòng chống sự lây lan của bệnh cúm heo, và đã nhận hai đoàn chuyên viên y tế đến Hà Nội và Sài Gòn. Bốn bệnh viện tại Sài gòn gồm hai bệnh viện nhi đồng, bệnh viện Phạm Ngọc Thạch và bệnh viện chữa bệnh nhiệt đới được đặt trong tình trạng sẵn sàng nhận bệnh nhân nghi bị nhiễm cúm heo. Người nước ngoài đến Việt Nam qua phi trường Nội Bài, Sài gòn, Đà Nẵng và cảng Vũng Tàu đều được kiểm tra sức khoẻ trước khi nhập cảnh. Hành khách đến từ các nước Nam Mỹ cận kề với Mexico được đặc biệt quan tâm.
(2) SARS (Severe Acute Respiratory Syndrome) do một loại vi rút truyền từ loài vật có bệnh sang người và sau đó từ người này qua người khác xuất phát từ tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, một nơi mà điều kiện giết súc vật và chợ búa chưa đạt tiêu chuẩn vệ sinh thông thường. Bệnh nhân chết vì ngộp thở. Xem: “Đe đọa trước mắt: Dịch Cúm”.website TranBinhNam, ngày 27/07/2005..
(3) Không có tài liệu về tổn thất nhân mạng. “George W. Bush và dịch cúm gia cầm”.website TranBinhNam, ngày 04/11/2005.
(4) Laurie Garrett, “The Path of a Pandemic, Newsweek 11-18/5/2009).
(5) Xem “The Butcher’s Bill”, The Economist 2- 8 /5/2009.
(6) Thời tiết bắc bán cầu và nam bán cầu đối nghịch nhau, như cách nhau 6 tháng. Mùa hè đến tại bắc bán cầu thì mùa đông đến tại nam bán cầu và ngược lại.
16 May 2009
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Thật vậy, dân tộc Việt Nam hãy can đảm đứng lên để lật qua những trang sử cộng sản đẫm máu và đau thương. Đã quá trễ rồi. Ngày nào còn cộng sản, thì còn chết chóc, tù đày, tự do, nhân quyền còn bị chà đạp. |
Nhà cầm quyền cộng sản, hơn lúc nào hết, luôn buộc người dân lo nghĩ đến chuyện miếng ăn, cái mặc. Cái bụng lúc nào cũng phải cảm thấy còn đoi đói, chưa no. Và người dân thì thiếu thốn nhu yếu phẩm, lo chạy gạo từng bữa. Ðủ hôm nay thì thiếu ngày mai, hay được nồi cơm sáng, thì lại chưa có nồi cơm chiều. Cuộc đời cứ quần quật lo đói rách như thế, thì xin hỏi, còn chi thì giờ mà nhân dân nghĩ đến tranh đấu, hoặc đòi hỏi tự do dân chủ nhân quyền? |
Cụ Tây Hồ Phan Chu Trinh từng dạy: “Xét lịch sử xưa, dân nào khôn ngoan biết lo tự cường tự lập, mua lấy sự ích lợi chung của mình thì càng ngày càng bước tới con đường vui vẻ. Còn dân thì ngu dại, cứ ngồi yên mà nhờ trời, mà mong đợi trông cậy ở vua ở quan, giao phó tất cả quyền lợi của mình vào trong tay một người, hay một chính phủ muốn làm sao thì làm, mà mình không hành động, không bàn luận, không kiểm xét, thì dân ấy phải khốn khổ mọi đường. Anh chị em đồng bào ta đã hiểu thấu các lẽ, thì phải mau mau góp sức lo toan việc nước mới mong có ngày cất đầu lên nổi”. |
"The religion of the future will be a cosmic religion. The religion which is based on experience, which refuses dogmatism. If there's any religion that would cope with modern scientific needs it will be Buddhism." Albert Einstein
Tôn giáo trong tương lai sẽ là tôn giáo của vũ trụ. Tôn giáo này dựa trên kinh nghiệm và không chấp nhận chủ nghĩa giáo điều. Nếu có một tôn giáo nào tương thích với khoa học hiện đại, đó chính là Phật Giáo. |
No comments:
Post a Comment