25 May 2009

Thảm trạng của người Việt tị nạn tại Căm Bốt

Bước đầu, để phục vụ cho việc điều tra xét hỏi, công an điều tra và quản lý trại giam luôn luôn cài đặt ”ăng-ten”. Chúng đưa những tội phạm hình sự hay kinh tế “nhảy xô”, nhằm khai thác thông tin từ các bị can liên quan đến vấn đề chính trị và tôn giáo. Những tay nhảy xô chuyên nghiệp này thường có mức án cao nên mong được giảm án, họ đang lao động ngay tại trại giam, hoăc từ các trại tù cưỡng bức lao động di lý về.



Trong công cuộc đòi hỏi tự do, dân chủ và nhân quyền; trong đó có hoạt động phục hồi quyền sinh hoạt pháp lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất bị chính quyền Cộng sản Việt Nam đang tâm chà đạp, bản thân tôi đã trải qua bao phen vào ra trong ngục tù Cộng sản. Nay, biết mà không nói là bất nhân, xin chân thành chia sẻ những nỗi niềm với bao người đang bị bức ép đọa đày bởi chính sách hà khắc của chế độ Cộng sản gian ác, nhằm đối phó với những sự lường láo tráo trở, xảo quyệt điêu ngoa của Cộng sản.

Sau khi mãn hạn tù, tôi còn phải chịu cảnh 5 năm quản thúc. Tôi sống trong tình trạng không có bất cứ một quyền căn bản nào của một con người, tất cả các quyền công dân hoàn toàn bị chính quyền Cộng sản tước đoạt, trên mảnh đất Việt Nam thân yêu không còn một nơi nào khả dĩ dung thân. Bởi thế cho nên, tôi không còn sự chọn lựa nào khác, phải đành lòng tìm đường vượt biên giới sang Cam Bốt lánh nạn.

Sau khi trình diện với văn phòng Phủ Cao Uỷ Tị Nạn Liên Hiệp Quốc tại Phnom Penh, trong thời gian chờ đợi cơ quan này cứu xét quy chế tị nạn, tên tình báo Cộng sản Nguyễn Công Cẩm đã vài ba lần gặp gỡ tôi ngay tại văn phòng Phủ Cao Uỷ, y đã gạ gẫm tôi, hãy đưa cho y các loại giấy tờ để y giúp dịch sang Anh ngữ, sau đó gửi lên Phủ Cao Uỷ tị nạn Liên Hiệp Quốc để được phỏng vấn và công nhận tư cách tị nạn nhanh hơn. Mặc dù tôi đã hết sức cảnh giác, đã khước từ, nhưng rồi không bao lâu sau khi tôi được công nhận quyền tị nạn, thì hàng chục hàng trăm tên tình báo mật vụ Cộng sản Việt Nam hoạt động tại Cam Bốt trong đó có tên Nguyễn Công Cẩm cũng đã trắng trợn bắt cóc tôi giữa chốn đông người ngay trước khu chợ O´Russey, thủ đô Nam Vang. Bọn chúng giải giao tôi về trại giam B34 của bộ Công an Cộng sản tại Sài Gòn, giam giữ một cách nghiêm ngặt để điều tra xét hỏi. Với lối chứng minh bắc cầu theo nghiệp vụ điều tra kiểu Cộng sản, bọn chóp bu an ninh điều tra A24 cho rằng, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất là tổ chức chống phá nhà nước, nên đã kết tội tôi với tội danh “Trốn đi nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân” theo điều 91.

1. Cài đặt

Bước đầu, để phục vụ cho việc điều tra xét hỏi, công an điều tra và quản lý trại giam luôn luôn cài đặt ”ăng-ten”. Chúng đưa những tội phạm hình sự hay kinh tế “nhảy xô”, nhằm khai thác thông tin từ các bị can liên quan đến vấn đề chính trị và tôn giáo. Những tay nhảy xô chuyên nghiệp này thường có mức án cao nên mong được giảm án, họ đang lao động ngay tại trại giam, hoăc từ các trại tù cưỡng bức lao động di lý về. Có trường hợp trại giam ngụy tạo ra quyết định thi hành kỷ luật để có cớ đẩy người vào buồng giam, chịu khổ nhục kế như bị cùm chân hòng đánh lừa, đồng thời dằn mặt chúng ta để khai báo. Trước khi nhận lãnh công tác nhảy xô, chúng được những tên cán bộ điều tra dặn dò kỹ lưỡng, đồng thời họ được hứa hẹn giảm án, tùy theo mức độ lập công chuộc tội. Qua kinh nghiệm bản thân, chúng ta không dại gì tâm sự kể lể dài dòng, cứ nói chuyện bình thường, vô thưởng vô phạt. Khoảng thời gian chừng một tuần, hay mười ngày, kẻ ăng-ten lại được gọi ra làm việc kết hợp với việc thăm nuôi, y sẽ báo cáo những thông tin nghe ngóng được từ chúng ta. Ăng-ten sẽ được thay đổi liên tục, tôi có cơ may đã cảm hoá được nhiều người, khiến họ phải thú nhận ngay từ những buổi đầu được giao nhiệm vụ nhảy xô, nên tôi được hiểu thêm phần nào những trò lọc lừa của bọn điều tra.

2. Đánh lừa

Đây là trường hợp trại giam B34 Sài Gòn ngụy tạo tình huống nhằm đánh lừa tôi. Ngày 25-07-2002, tôi bị bọn công an tình báo mật vụ Cộng sản Việt Nam hoạt động tại Cam Bốt bắt cóc đưa về Việt Nam. Có những buổi hỏi cung, chúng đưa thêm công an điều tra vào, như thể lấy thêm lời khai của tôi để sang thẩm vấn người chung vụ với tôi, để tôi lầm tưởng rằng, người đồng hành với tôi cũng đã bị bắt, khiến tôi phải thành thật khai báo, ngụy tạo ba mặt một lời. Thêm nữa, trước khi chuyển tôi sang buồng biệt giam ở một khu khác, tôi sẽ ở chung với bị can A, công an trại giam xếp đặt một người nào đó như thể bị tạm giam ở gần buổng với A, nêu tên xưng họ, quê quán và giọng nói (Nam, Trung hay Bắc) y chang như thiệt. Sau đó, A sẽ nói lại với tôi rằng, y có nghe được giọng nói người tên đó họ đó, để tôi lầm tưởng, người đồng sự cũng đã bị chúng bắt giam ở đây rồi, phải thành thật khai báo thôi, vì nghĩ rằng, nếu mình không khai thì có thể người kia cũng khai ra. Thế nhưng, hình như tôi có linh cảm và không tin đó là sự thật, tôi bèn rà hỏi một gã công an trại giam vào đưa cơm, gã công an ấy xác nhận chắc chắn rằng, ở trại giam B34 này, không có ai tên họ như vậy. Thế là, bọn chóp bu điều tra bể mánh đánh lừa.

Sau khi mãn hạn 20 tháng tù, Cao Uỷ tị nạn Liên Hiệp Quốc đã điều đình với chính phủ Thụy Điển đồng ý cho tôi được tị nạn chính trị tại vương quốc này theo quy chế tị nạn vẫn còn hiệu lực. Tại xứ sở này, tôi lại có cơ duyên thường xuyên được tiếp xúc gặp gỡ và trao đổi chuyện trò với những người Thượng Tây Nguyên hiền lành chất phác, được biết họ chạy sang lánh nạn tại Cam Bốt vào những năm gần đây. Chính những người đồng cảnh này lại là nguồn cung cấp thông tin vô cùng chính xác và trung thực, về những hiểm họa mà cả đồng bào Thượng lẫn người Kinh tị nạn phải đối mặt từng giờ từng ngày tại xứ Chùa Tháp. Những đồng bào Thượng này vẫn chưa hoàn hồn và thỉnh thoảng không cầm được nước mắt, khi họ chân tình kể cho tôi nghe những thông tin về những hoạt động tình báo của bọn mật vụ Cộng sản Việt Nam. Họ cũng chỉ đích danh tên tình báo đội lốt người tị nạn Nguyễn Công Cẩm, cùng những đe dọa của bọn chúng đối với những người Thượng và người Kinh tị nạn tại đó như thế nào?

3. Những sự đe dọa và bức hại của cơ quan mật vụ Cộng sản đối với đồng bào Thượng trong các trại tị nạn ở Nam Vang:

Những người Việt gốc Kinh từ Việt Nam sang đây lánh nạn, cũng như những người tị nạn thuộc các dân tộc khác đến từ châu Phi, Trung Đông hoặc Trung Cộng được gọi là Urban Refugees. Sau khi họ đã trình diện với Phủ Cao Uỷ Liên Hiệp Quốc để xin tị nạn, thì họ phải tự thuê mướn nhà cửa để tạm trú qua ngày cho đến khi được phỏng vấn, được cấp giấy tạm thời, quy chế tị nạn, sau đó họ được đi định cư ở một quốc gia thứ ba nào đó. Liên Hiệp Quốc sẽ không thiết lập trại tị nạn cho nhóm này, nên vấn đề an ninh hết sức mong manh. Bởi lẽ, theo nhận thức của Cao Uỷ Liên Hiệp Quốc về người tị nạn tại đây, thì nhóm những người tị nạn này có khả năng xoay xở, cũng như có điều kiện kiếm sống qua ngày, ngay tại đất nước tạm dung. Thêm nữa, chính phủ hoàng gia Cam-Bốt phải cho phép họ tạm dung theo Công ước Quốc tế về người tị nạn năm 1992 mà Cam Bốt đã đặt bút ký kết.

Khác hẳn với nhóm này, đối với các sắc tộc thiểu số khác từ Việt Nam sang đây lánh nạn, đa số là đồng bào Thượng ở vùng Tây Nguyên, Cao Uỷ tị nạn Liên Hiệp Quốc thấu hiểu rằng, họ không đủ trình độ hay khả năng để hội nhập với xã hội Cam-Bốt. Họ cũng không thể nào tự xoay xở để kiếm kế sinh nhai, hoặc có thể trang trải các khoản tiền thuê nhà. Ngoài ra, chính phủ Cam-Bốt cũng không cho phép họ tạm dung trên đất nước Chùa Tháp này. Bởi thế cho nên, Cao Uỷ tị nạn Liên Hiệp Quốc phải thiết lập ba trại tị nạn: trại 1 tọa lạc ở thủ đô Phnom Penh, trại 2 tại khu vực Tuol Kork và trại 3 ở khu vực Toeuk Thla. Ngay sau khi trình diện với Cao Uỷ tị nạn, tất cả những người Thượng Tây Nguyên được tập trung vào trại 2 để chờ phỏng vấn. Sau khi được phỏng vấn, họ sẽ được thuyên chuyển sang trại 3 để chờ kết quả. Đến khi phủ Cao Uỷ tị nạn Liên Hiệp Quốc thông báo kết quả, người nào được công nhận tư cách tị nạn, sẽ được chuyển qua trại 1 để chờ lên đường định cư tại một nước thứ ba. Còn lại những người bị từ chối tư cách tị nạn, họ sẽ được đưa trở lại trại 2 đề chờ ngày bị cưỡng bức hồi hương.

Dù ở trại nào chăng nữa, mỗi người Thượng đều được cung cấp chỗ nghỉ ngơi khoảng chừng ba mét vuông và được cung cấp lương thực tối thiểu vừa đủ để sống qua ngày. Những người Thượng đáng thương khi kể chuyện với tôi, họ vẫn không khỏi bàng hoàng và bật khóc, khi nhắc đến hàng rào an ninh rất nghiêm ngặt bởi những tên tình báo Cộng sản Hà Nội mang quốc tịch Cam Bốt, chúng sử dụng thành thạo ngôn ngữ Khmer. Ngoài ra, cũng có cả một số nhân viên an ninh người Khmer đã từng được đào tạo nghiệp vụ tình báo tại Hà Nội. Chỉ huy tất cả lực lượng này là tên trung tá an ninh đang làm việc cho Bộ Nội vụ Cam Bốt mang tên Ly Heng, đích thị là tên Nguyễn Công Cẩm, người Việt tị nạn ở đây đã từng vạch mặt chỉ tên hắn ta. Nguyễn Công Cẩm có vỏ bọc là người tị nạn được Phủ Cao Uỷ công nhận, song thực chất chính là loài lang sói quỷ đỏ được sản sinh ra bởi tập đoàn Cộng sản Hà Nội.

Chính vì lý do này, mặc dù khi tiếp xúc với các nhân viên của Phủ Cao Uỷ tị nạn, họ được cam kết chắc chắn rằng, tất cả hồ sơ, thông tin và lời khai về nhân thân của người xin tị nạn sẽ được bảo mật, nhưng thực tế thì hoàn toàn trái ngược với những cam kết đó. Bởi chỉ sau khoảng vài ba ngày trình diện với Cao Uỷ tị nạn, thì oái oăm thay, những lời khai báo về những sự áp bức, khủng bố hay việc cướp đoạt đất đai bởi chính quyền Cộng sản đã được phía Việt Nam nắm rõ. Ngoài ra, toàn bộ hồ sơ, hình ảnh... đã từ những bàn tay lông lá của những tên mật vụ này chuyển về đến tận buôn làng của họ. Thế là, bọn công an ở các buôn làng này mặc tình tự tung tự tác. Chúng mời thân nhân của người tị nạn lên tra hỏi và cho xem bằng chứng, hình ảnh, lời khai... Đồng thời, chúng ép buộc những người này phải liên lạc thuyết phục người thân của mình ở Cam Bốt quay về đầu thú, hoặc tự nguyện hồi hương.

Ngoài những trò bỉ ổi lường láo đó, Ly Heng tức Nguyễn Công Cẩm còn chỉ đạo cho các trưởng trại phải móc nối một số người Thượng nhẹ dạ cả tin trong trại. Những người Thượng này sẽ làm ăng- ten hay tố giác chỉ điểm cho chúng về những trại viên có hành vi chống đối, hoặc là những trại viên nào thường nhảy hàng rào trốn ra ngoài, để tiếp nhận sự trợ giúp của nhóm tị nạn người Kinh. Ngoài ra, họ cũng thường xuyên tiếp nhận những kế hoạch biểu tình phản đối sự đàn áp và cưỡng bức hồi hương của Bộ Nội vụ Cam Bốt ngay trong trại. Những người này chắc chắn phải đối diện với những khó khăn về pháp lý, khi họ bị ép buộc phải quay trở lại buôn làng tại quê nhà như trường hợp Mục sư A Đung. Bọn tình báo mật vụ này còn dối trá với những lời hứa hão huyền, rằng ai cung cấp được nhiều thông tin về những người tị nạn chống đối khác, thì người ấy sẽ sớm được cấp quy chế tị nạn và sẽ sớm được đi định cư. Bởi thế, không ít người Thượng đã vào cuộc. Họ chỉ điểm và tố giác lẫn nhau, khiến cho không khí chia rẽ và hận thù trong mỗi trại ngày càng sôi sục trầm trọng. Thảm trạng này tăng cao đến mức báo động, khiến nhiều người phải vượt qua những mối hiểm nguy để vượt trại vào giữa đêm hôm khuya khoắt, ngõ hầu mong thoát được cái bẫy giết người và cảnh địa ngục trần gian này. Đó chính là cõi A tỳ địa ngục mà bọn công an mật vụ tình báo nối dài cánh tay quyền lực cho đảng Cộng sản Việt Nam cùng với Bộ Nội vụ Cam Bốt lập nên, mà Cao Uỷ tị nạn Liên Hiệp Quốc tại Nam Vang chỉ là kẻ vô tình tiếp tay cho họ. Chính quyền Cộng sản Việt Nam và Cam Bốt đã nhẫn tâm đọa đày các sắc tộc thiểu số vùng Tây Nguyên đang bị truy bức, đàn áp. Quyền sống của họ đang bị chà đạp một cách trắng trợn ở quê nhà và ngay cả trên xứ sở Chùa Tháp nữa.

4. Những sự bức hại và đe dọa của tình báo mật vụ Cộng sản cùng những trò bịp bợm nhằm bịt miệng bưng mắt đối với người Kinh tị nạn:

Số lượng người Việt gốc Kinh tị nạn tại Cam-Bốt không nhiều, so với đồng bào thuộc các sắc tộc thiểu số, có khi lên đến con số gần hai nghìn người. Thời điểm được xem là cao điểm, khi người Kinh trốn sang Cam Bốt lánh nạn vào năm 2007, con số lên đến khoảng chừng tám chục người. Tuy nhiên, Bộ Công an Cộng sản Việt Nam cũng cảm thấy hết sức quan ngại, bởi vì nhóm những người Kinh tị nạn xuất phát từ nhiều thành phần mà không ít là hàng trí thức. Trong số đó, có những sĩ quan, binh sĩ thuộc quân lực Việt Nam Cộng Hoà; nhiều vị chức sắc các tôn giáo đã từng có những hoạt động đòi hỏi tự do tôn giáo, dân chủ và nhân quyền ở quê nhà. Nhóm người Kinh này dù số lượng không đáng kể, nhưng lại có khả năng tổ chức tốt, vẫn còn tâm huyết với phong trào dân chủ quốc nội. Thêm nữa, đây chính là trung tâm trợ giúp tinh thần lẫn vật chất cho cả người Kinh và đồng bào Thượng tị nạn giữa chốn đất khách quê người. Điển hình là Hội Thánh Tin Lành do một người tị nạn là Mục sư Ngô Đắc Lũy chăn dắt. Sự việc này khiến cho công an mật vụ tình báo cùa chính quyền Cộng sản Việt nam lo ngại. Bọn chúng đã tính toán nhiều phương cách đàn áp, bắt cóc, khiến vị Mục sư này đã có lần phải lẫn trốn vào rừng sâu vào cuối năm 2007 mới thoát được nanh vuốt của loài sói lang Cộng sản. Điển hình một trong những tình cảnh như thế, để chúng ta biết rằng, công an Cộng sản hết sức cay cú hậm hực, chúng không từ một thủ đoạn tàn ác nào để triệt phá nhóm này cho bằng được.

Trong thời gian sang lánh nạn ở đây, tôi đã tìm hiểu được rằng, ngoài cơ quan tình báo đặc vụ có trụ sở tại Đại sứ quán Cộng sản tại Nam Vang, còn có một hệ thống chân rết tình báo gián điệp hoạt động trên khắp lãnh thổ Cam Bốt lên đến hàng nghìn tên. Chúng núp dưới lớp vỏ thương gia, doanh gia, chủ thầu xây dựng, kết hôn với người bản xứ... Đa số những tên này là bộ đội, cán bộ Cộng sản Việt Nam, chúng được cài cắm lại trưóc khi rút quân ra khỏi Cam Bốt vào đầu thập niên 90. Nhiệm vụ của bọn tình báo này là theo dõi nhất cử nhất động của mọi người dân Việt định cư trên đất nước Chùa Tháp, cũng như những người Việt vãng lai tại đây. Ngoài ra, chính quyền Cộng sản Việt Nam cũng đã cài đặt một tên tình báo cao cấp vào hàng ngũ người Việt tị nạn. Với cái vỏ bọc tị nạn chính trị, tên này không những gần gũi với những người Việt tị nạn, mà còn dễ dàng tiếp cận với văn phòng Cao Uỷ tị nạn Liên Hiệp Quốc tại Phnom Penh, cùng với những cá nhân hay tổ chức quốc tế có những hoạt động trợ giúp nhóm những người Việt tị nạn tại đây. Chính quyền Cộng sản độc tài toàn trị hình như đã thành công trong thủ đoạn này. Bởi lẽ như chúng tôi đã trình bày, ngoài cái vỏ bọc của một người tị nạn mang tên Nguyễn Công Cẩm, tên tình báo này còn là một nhân viên an ninh cấp tá của chính phủ hoàng gia Cam-Bốt mang tên Ly Heng.

Tôi đã từng gặp mặt Nguyễn Công Cẩm tại văn phòng Cao Uỷ tị nạn Liên Hiệp Quốc ở Phnom Penh. Thật tình mà nói rằng, y có một thái độ lễ phép, lịch thiệp và hoà nhã một cách hết sức nghiệp vụ, nên người tị nạn mới gặp gỡ lần đầu rất dễ bị mắc lừa. Theo lời kể của những người tị nạn lâu năm, những người này đã biết quá rõ chân tướng của y, thì hắn ta hết dụ dỗ lại hăm he. Đã có lần y đem lời đường mật để câu nhử anh Ngô Văn Tài là người tị nạn làm chỉ điểm viên cho y với nhiều hứa hẹn, nhưng đã bị anh ấy khước từ. Y đe dọa bằng những cách hành xử y chang bọn xã hội đen, đối với bất cứ ai dám tố giác y trước Cao Uỷ tị nạn hay các cơ quan quốc tế đang hoạt động tại Cam Bốt. Mặt khác, y xoa dịu rằng, các anh chị hãy an tâm, dù tôi có lên cấp tướng hoặc làm gì đi nữa, thì cũng không bao giờ quay lại hãm hại anh các người đâu.

Đối với những người mới sang lánh nạn sau năm 2005, ngoài những cựu đảng viên của đảng Nhân Dân Hành Động và của Chính Phủ Tự Do, dường như không ai biết được Nguyễn Công Cẩm là ai. Đây chính là lợi điểm cho tên tình báo mật vụ này trong sự tiếp cận với họ. Một mặt y thu thập thông tin về lý lịch nhân thân, mặt khác y tung hoả mù nhằm gây ly gián, bằng một số thông tin bâng quơ cho rằng, những người tị nạn kia chính là mật vụ hoặc tình báo của cộng sản đánh đi. Tiếc thay, có một số anh em dân chủ tuổi trẻ nhẹ dạ không tin rằng, tên Cẩm chính là công an mật vụ tình báo của Cộng sản Việt Nam, mặc dù hàng ngày họ vẫn thấy tên này trong quân phục an ninh Hoàng gia Cam Bốt mang quân hàm trung tá, đi đâu cũng lè kè súng ống hẳn hoi.

Đầu năm 2005, Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam ra đời. Chi hội tại Cam Bốt cũng đã được người tử tù Nguyễn Phùng Phong đang tị nạn tại đây làm đại diện, nhằm tương thân tương tế người đồng cảnh gặp lúc khó khăn. Chính sự ra đời của Chi hội này, nên đã hơn một lần khiến cho người cựu tử tù này phải đối mặt với một vụ mưu sát của những sát thủ thuộc cơ quan tình báo Cộng sản tại Nam Vang.

Ngoài ra, tổ chức Trà Đàm Dân Chủ tập hợp mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam trong và ngoài nước. Họ có cơ hội gặp gỡ nhau để nói lên niềm thao thức và luận đàm về hiện tình đất nước mà thôi. Thế mà báo chí của chính quyền Cộng sản Việt Nam lên tiếng đả kích, bôi nhọ, bằng những luận điệu hết sức vu vơ, để kiếm cớ truy bắt các vị này. Trong khi đó, tên Cẩm mang lốt tị nạn vẫn nghênh ngang giữa phố chợ đông người với súng ống và quân phục hẳn hoi. Giả sử rằng hắn ta là người tị nạn đích thực, thì liệu tình báo mật vụ Cộng sản dày đặc ở đây có để yên hay không? Đáng tiếc thay, một số anh em của chúng ta vẫn không nhận ra chân tướng của tên tình báo này, đến nỗi nhà dân chủ trẻ Lê Trí Tuệ phải sa vào tay của chúng nó, mãi cho đến nay, vẫn không ai biết số phận anh ấy sống chết ra sao!

Về hình thế địa lý, xứ Chùa Tháp là đất nước duy nhất mà những nhà dân chủ, những nhà bất đồng chính kiến trong nước lúc bị đàn áp, họ có thể vượt biên giới sang đó bằng đường bộ. Tôi viết bài này không ngoài mục đích chia sẻ thông tin và lên tiếng cảnh giác cho những ai đang bị chế độ Cộng sản truy bức đọa đày ở quê nhà, khi không còn sự lựa chọn nào khác, đành lòng phải tìm đường sang đây lánh nạn. Mong rằng, sau khi được tái định cư ở một quốc gia thứ ba nào đó, quý vị sẽ hoan hỉ góp tiếng nói cùng chúng tôi, nhằm chỉ tên vạch mặt những tên tình báo mật vụ Cộng sản tại Cam Bốt đang ngày đêm gieo rắc tai họa cho người Việt tị nạn chúng ta.

Ước mong rằng, với những thông tin được thu thập ở đây, Cao Uỷ Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Cao Uỷ Liên Hiệp Quốc về người tị nạn, Tổ chức Ân xá Quốc tế, Tổ chức Quan sát Nhân quyền, Uỷ ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam, cùng các tổ chức bảo vệ nhân quyền trên thế giới, sẽ có cơ sở ngõ hầu trợ giúp và bảo vệ người Việt tị nạn một cách hữu hiệu hơn. Đồng thời, tôi cũng khẩn thiết kêu gọi chính quyền Cộng sản Việt Nam hãy ngưng ngay tội ác chống lại những người bất đồng chính kiến, những người đang ngày đêm đòi hỏi tự do, dân chủ và quyền con người trên đất nước Việt Nam thân yêu. Bởi lẽ, những nhà dân chủ, những nhà bất đồng chính kiến là những người yêu nước đích thực. Những người này đang ngày đêm mong muốn cả dân tộc Việt Nam được ấm no hạnh phúc. Họ ước mơ tổ quốc giang sơn Việt Nam được hưng thịnh, phú cường. Các vị ấy không phải là mối đe doạ hiểm nguy đối với tổ quốc và dân tộc Việt Nam, mà chính bè lũ Tàu Cộng đang mượn cớ đến khai thác Bô Xít ở Tây Nguyên mới là hiểm họa khôn lường, đối với sự tồn vong của tổ quốc và dân tộc Việt nam. Tập đoàn bộ Chính trị Cộng sản Hà Nội đã và đang tiếp tay với quan thầy Bắc Kinh để bán đứng đất nước này, mà quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa đã rơi vào tay bọn chúng. Đây chính là tội đồ của dân tộc Việt Nam, lịch sử mai hậu sẽ phán xét tội ác này.

Thụy Điển, 24-05-2009
Trí Lực

No comments:

Post a Comment



Thật vậy, dân tộc Việt Nam hãy can đảm đứng lên để lật qua những trang sử cộng sản đẫm máu và đau thương. Đã quá trễ rồi. Ngày nào còn cộng sản, thì còn chết chóc, tù đày, tự do, nhân quyền còn bị chà đạp.
Nhà cầm quyền cộng sản, hơn lúc nào hết, luôn buộc người dân lo nghĩ đến chuyện miếng ăn, cái mặc. Cái bụng lúc nào cũng phải cảm thấy còn đoi đói, chưa no. Và người dân thì thiếu thốn nhu yếu phẩm, lo chạy gạo từng bữa. Ðủ hôm nay thì thiếu ngày mai, hay được nồi cơm sáng, thì lại chưa có nồi cơm chiều. Cuộc đời cứ quần quật lo đói rách như thế, thì xin hỏi, còn chi thì giờ mà nhân dân nghĩ đến tranh đấu, hoặc đòi hỏi tự do dân chủ nhân quyền?
Cụ Tây Hồ Phan Chu Trinh từng dạy: “Xét lịch sử xưa, dân nào khôn ngoan biết lo tự cường tự lập, mua lấy sự ích lợi chung của mình thì càng ngày càng bước tới con đường vui vẻ. Còn dân thì ngu dại, cứ ngồi yên mà nhờ trời, mà mong đợi trông cậy ở vua ở quan, giao phó tất cả quyền lợi của mình vào trong tay một người, hay một chính phủ muốn làm sao thì làm, mà mình không hành động, không bàn luận, không kiểm xét, thì dân ấy phải khốn khổ mọi đường. Anh chị em đồng bào ta đã hiểu thấu các lẽ, thì phải mau mau góp sức lo toan việc nước mới mong có ngày cất đầu lên nổi”.
"The religion of the future will be a cosmic religion. The religion which is based on experience, which refuses dogmatism. If there's any religion that would cope with modern scientific needs it will be Buddhism." Albert Einstein

Tôn giáo trong tương lai sẽ là tôn giáo của vũ trụ. Tôn giáo này dựa trên kinh nghiệm và không chấp nhận chủ nghĩa giáo điều. Nếu có một tôn giáo nào tương thích với khoa học hiện đại, đó chính là Phật Giáo.




Bạn Ơi Hãy Cùng Nhau Đấu Tranh Cho Cuộc Sống Của Mình & Tương Lai Của Con Cháu Mình !!!



Nhân Dân Cần Nhận Diện Bộ Mặt Thật Của Giới Cầm Quyền. Phải Hành Động Cụ Thể Đối Với Bọn Chúng !!!



Chỉ Mặt, Nhận Diện Bọn Cán Bộ Óc Đất, Lũ Công An Lưu Manh, Đám Quan Chức Tham Nhũng, Tay Sai !!!

Công Nhân Bị Đánh Đập Tàn Nhẫn, Dã Man !!!


Followers