27 May 2009

Thất nghiệp Sàigòn

Tình hình công nhân bị chậm lương, xù việc như cô Mai không ít. Chưa nói cả nước, chỉ riêng cái tam giác kinh tế Sài Gòn – Đồng Nai – Bình Dương không thôi, đã sơ sơ lòi ra cỡ vài chục ngàn cuộc đời ‘giữa đường đứt gánh’.



Ở Việt Nam, hình như ngoài trừ các công chức vào biên chế ngồi một lèo mấy mươi năm tới lúc về hưu, còn thì không ai trong đời chẳng vài lần nếm mùi thất nghiệp. Thất nghiệp có nhiều hạng. Có hạng bị cho nghỉ vì không ăn cánh với xếp. Có hạng bất mãn, đang làm đùng đùng bỏ về nằm nhà. Có hạng tốt nghiệp bằng nọ bằng kia hẳn hoi nhưng thích phụ mẫu nuôi báo cô dài hạn …Những hạng đó không dám nói không có bi kịch.

Nhưng bi nhất, bi thật sự, phải là những người thất nghiệp từ các tỉnh đổ về Sài Gòn – Hà Nội và các thành phố lớn khác, kiếm vận hội mới. Tám chục phần trăm trong số họ xuất thân từ đồng ruộng miền Bắc, miền Trung. Một chị dùng xe đạp làm cửa hàng lưu động, treo lủ khủ nong nia, rổ rá, thuyền bè, lọ hoa bằng mây tre, đứng bán lề đường cho biết ‘những đồ này, có cái nhà đan, có cái lấy của chỗ khác. Nghề chính là dệt chiếu cói ở Nga Sơn- Thanh Hóa, nhưng từ năm ngoái đã không có hàng’. Anh bán ấm chén vỉa hè Pasteur cũng thở dài ‘làng gốm Bát Tràng bây giờ sáng mở cửa ngồi đến tối lại đóng cửa. Đành đưa hàng vào đây bán lẻ, gỡ vốn’.

Những người nhập cư tìm việc ở Sài Gòn, đa số không có cơ hội tiếp cận ngay những công việc ổn định, thu nhập cao. Không tay nghề, không bằng cấp, đôi khi thiếu giấy tờ tùy thân (địa phương không cấp vì thiếu thuế, thiếu đóng góp các khoản bắt buộc), trước mắt họ đành bằng lòng với những nghề ít dân Sài Gòn nào chịu làm như phu hồ, đào đường, giúp việc nhà, rửa bát quán ăn, thu mua ve chai, đấm bóp dạo, bán chạy (vừa bán vừa chạy cảnh sát).


Dựa vào đồng hương

Cùng thân phận thất nghiệp, cùng xoay xở tìm việc nhưng có điều khác biệt rất rõ giữa người thất nghiệp gốc Sài Gòn và người thất nghiệp nhập cư. Đó là người thất nghiệp gốc Sài Gòn, thường trẻ tuổi, có học vấn, có bằng cấp, hay tận dụng các biện pháp tìm việc có vẻ hiện đại như trực tiếp tham gia các sàn giao dịch việc làm, truy cập các website tuyển dụng trên internet, lui tới các trung tâm giới thiệu việc làm có uy tín, tự đăng tin ‘rao bán mình’ trên báo. Trong khi người thất nghiệp nhập cư, thường ‘cứng’ tuổi, ít học, không có nghề chuyên môn, không bằng cấp, thích sử dụng kênh tìm việc tuy cổ cỗ sĩ, nhưng vẫn cho kết quả tốt, là kênh đồng hương.

Bình-Trị-Thiên, Thanh-Nghệ-Tĩnh là những tỉnh có hội đồng hương tương đối mạnh. ‘Đụng vào tao là đụng vào cả nhóm, cả hội. Đừng tưởng bố mày dễ chơi!’ Một anh thợ hồ, người nhỏ choắt đã chĩa thanh sắt vào mặt đối phương, hét vậy, khiến chủ thầu L. phải nhảy vào can thiệp. Anh L. bảo “Ban đầu cứ thằng nào đến xin cũng nhận, sau thấy không xong, phải giao cho một thằng làm đầu. Nó tuyển toàn đồng hương. Thợ phụ 70.000 đồng một ngày. Thợ điện, thợ sơn, thợ hàn cao gấp đôi. Nhiều khi nghe toàn giọng Bắc, giọng Trung, cũng giật mình. Chúng nó làm thì khoẻ, chịu đi xa, ít nghỉ bậy, nhưng rất dễ bị kích động. Hơi tí là kéo bè kéo cánh choảng nhau.”

Biết anh L. đang nhận thi công dài ngày khu du lịch Mandagui, trên quốc lộ 20, khá gần nơi các công ty Trung Quốc đang chuẩn bị khai thác bô xít qui mô lớn, kẻ viết bài hỏi anh về nguy cơ thợ bỏ sang làm cho các công ty Trung Quốc đó. Anh L. cười, chỉ một thợ trẻ, quê huyện Lâm Hà – Lâm Đồng. Anh thợ này cho biết “công nhân toàn người Trung Quốc. Đồ dùng cũng vậy, toàn từ Trung Quốc chở sang. Họ ở quây lại, trong một khu vực như làng riêng. Ngay kỹ sư Việt Nam cũng chỉ làm việc vặt, lương bằng một phần ba lương công nhân Trung Quốc”.

Từ ‘lời khai’ của anh thợ, liên hệ với trường hợp thắng thầu của hàng loạt công ty Trung Quốc ở Hải Phòng, Cà Mau, Quảng Ninh thời gian qua thì thấy khá giống nhau về mặt ‘chính sách’: tất cả công nhân, nguyên vật liệu xây dựng, trang thiết bị lắp ráp đều chở từ Trung Quốc sang, hạn chế tối đa việc mua bán, thuê mướn nhân công ta. Nhân đây mở ngoặc đơn nói thêm: tất cả những gì dính đến chủ quyền biển đảo, lãnh thổ, bang giao, buôn bán, vệ sinh thực phẩmTrung Quốc … ở Việt Nam hiện nay đều rất nhạy cảm và dễ bị quy kết. Ngay ông Lê Dũng – người phát ngôn chính thức của bộ Ngoại Giao – còn phải ‘cân nhắc, nâng lên đặt xuống từng chữ một’. Người dân rất dè dặt, rất hay nói thầm, thậm chí nói bậy. Chả thế mà trong thực tế, trước tình trạng công nhân Việt Nam đói ‘chóc mỏ’ nhìn công nhân Trung Quốc ào ạt kéo sang cướp việc làm (báo chí đưa tin có khoảng 50.000 thợ Châu Á hiện đang làm việc tại Việt Nam…) dân thất nghiệp ta đã gọi nó là cuộc xâm lăng không tiếng súng. Bậy bạ đến thế là cùng!

Theo nhiều nguồn thống kê dự báo khác nhau, thì cả năm 2009, số người thất nghiệp toàn quốc có thể sẽ lên tới 400.000 người, số lao động làng nghề, chủ yếu ở miền Bắc, bị ảnh hưởng (tức là bán thất nghiệp hay thất nghiệp toàn phần) cũng có thể đạt kỷ lục 5.000.000 người. So với các nước khác, con số đó thể chưa là gì, nhưng trong thực tế, đằng sau nó là sự mưu sinh vất vả của những người thợ lành nghề, những trụ cột gia đình phải ly thổ, ly hương, ly gia…

Khi kẻ viết bài đến xã Tương Bình Hiệp – làng sơn mài truyền thống của Bình Dương, đi qua dãy hàng sơn mài vắng vẻ, gặp một cơ sở mài ốc xà cừ, hỏi chuyện làng nghề, cô thợ lắc đầu ‘gốm, sơn mài, đồ gỗ từng là thế mạnh xuất khẩu của Bình Dương, nhưng bây giờ đầu ra nhỏ giọt, giá cả nguyên liệu lên, nợ cũ chưa trả, ngân hàng từ chối cho vay mới. Hơn năm mươi nhà làm nghề sơn mài phải giảm thợ hàng loạt. Mấy ông đạp xe ba gác, chạy xe ôm, mấy bà bán dâu da, măng cụt, trà đá dọc đường toàn là thợ làng nghề bị dạt ra’.

Chao ôi! Để nhất nghệ tinh, đôi tay thợ gốm, thợ tiện, thợ vẽ, thợ cẩn ốc…phải miệt mài từ thuở còn thơ. Nhưng đứng bán ngoài đường thì khỏi học. Có điều, đứng vậy, lâu ngày sẽ chết nghề, rất tiếc! “Sao không kiếm một việc khác, một xưởng khác mà làm thay vì ‘đứng đường?” Câu hỏi này của kẻ viết bài bị các công nhân thứ thiệt chê ‘hỏi ngu thấy mẹ’, không thèm đáp. Má Hai Cơm Tấm đầu con hẻm đường Phan Huy Ích – Gò Vấp, nơi có mấy xí nghiệp may đóng quân, phải ‘xóa ngu’ giùm. Má nói ‘mày tính đi! Một đứa công nhân tháng lãnh triệu rưởi hai triệu. Trừ tiền cơm, tiền nhà, tiền điện nước, chưa kể đau ốm, đi đám cưới đám ma, góp mua cái này cái nọ chút đỉnh, hỏi còn dư được mấy đồng gửi về quê? Bị nghỉ nằm nhà bất tử, đứa nào không lo, không muốn kiếm việc khác. Nhưng việc khác, chỗ khác, chủ khác, thì lạ nước lạ cái, phải dò dẫm, phải học lại từ đầu. Đã vậy lương thưởng, chế độ bảo hiểm, xe đưa rước… không bằng chỗ cũ. Là mày, mày vô đó làm không?’ Ra là vậy! Hèn chi đi một vòng Thủ Dầu Một (Bình Dương), Gò Vấp, Thủ Đức (Sài Gòn) thấy nhiều bảng treo tuyển công nhân với số lượng lớn, điều kiện tốt nhưng người tới nộp đơn rất ít, cứ thắc mắc không hiểu tại sao.


Bảy nghề trị thất nghiệp

Đối với các quan chức, các nhà doanh nghiệp, vấn đề thất nghiệp, phải giải quyết, phải tiêu diệt, chứ không sống chung. Nhưng với người dân, sống chung với thất nghiệp, là chuyện nhỏ, và ‘xưa rồi Diễm’. Có thể sống chung với lũ, với dịch tả, cúm heo cúm gà, và trước mắt là đại dịch cúm H1N1, thì với thất nghiệp, cũng vậy. Có điều, phải chuẩn bị kỹ. Ai mà biết thất nghiệp nó đến lúc nào, đến bao nhiêu lần trong đời. Chuẩn bị cách sao? Lấy bảy nghề trị thất nghiệp! Ngẫm ra, đây không phải là phép chơi chữ thú vị mà là kinh nghiệm sống hoàn toàn khả thi.

Từ tấm vé số tình cờ mua ủng hộ người đàn ông ngồi xe lăn trước công viên Gia Định – Gò Vấp, kẻ viết bài được nghe kể kinh nghiệm sống chung với thất nghiệp từ chính cuộc đời hai anh em ông – Thu và Thảo – làm ruộng ở Đồng Tháp, đi mò cua, đạp phải mìn sót lại dưới lòng rạch, vợ bỏ… thắt lưới, đan thảm cói đến bán vé số, bán bánh ngọt, lột hột điều, làm tăm tre … tính ra tới bảy nghề, vẫn bữa đói nhiều hơn bữa no… thằng em kêu làm thêm nghề thứ tám, là nghề …ăn mày, anh dứt khoát không nghe. Trong xóm nhà lá của anh em Thu – Thảo, dọc kinh Nhiêu Lộc Thị Nghè kẻ viết bài gặp khá nhiều mảnh đời thất nghiệp, cơ nhỡ tương tự. Có đánh lộn, chửi đời chửi trời, có cắp trộm lặt vặt, nhưng không thấy ai chết đói hay tự tử. Vô hình trung, mọi người đều chia sẻ với nhau triết lý sống: Biết một nghề, giỏi một nghề chưa đủ, phải ‘gối đầu’ thêm vài nghề khác. Tiền làm ra phải cất phòng hờ. Hễ thấy xí nghiệp chậm lương hai ba tháng, không có đơn hàng mới thì tự nghỉ, đi tìm việc khác ngay, không thưa kiện, đình công chờ giải quyết lương thưởng, không theo đuổi chế độ chính sách của ‘mấy ổng’ để khỏi mất thì giờ. Cô Mai, công nhân may túi xách, mất việc hơn tháng nay cho biết “Công ty đóng trên địa bàn Gò Vấp, chủ Hàn Quốc đã bỏ trốn. Mấy ông công đoàn biểu công nhân chờ. Chờ sao được. Không tiền, nhiều người bỏ về quê, nhiều người xoay qua giúp việc nhà, phụ quán ăn.” Bản thân cô, cũng thế. Sáng ngủ lấy sức.


Chiều ra bán cháo vịt, tới khuya.

Tình hình công nhân bị chậm lương, xù việc như cô Mai không ít. Chưa nói cả nước, chỉ riêng cái tam giác kinh tế Sài Gòn – Đồng Nai – Bình Dương không thôi, đã sơ sơ lòi ra cỡ vài chục ngàn cuộc đời ‘giữa đường đứt gánh’. Mà để giải quyết sự đứt gánh rùng rợn này, ở tầm vĩ mô, có quyết định 30 của ông nhà nước…; tầm ‘trung mô’ có tổ chức công đoàn các cấp, các sở ngành địa phương có liên quan; tầm vi mô, mới tới ‘cái thằng công nhân’. Tầm nào cũng nhằm can thiệp với chủ doanh nghiệp để bảo vệ quyền lợi công nhân, cho công nhân vay tiền học nghề mới, làm kinh tế gia đình, hoặc tìm việc làm mới. Tầm nào cũng ‘đẹp như mơ’.


Susan Boyle và người Sài Gòn

Nhân nói mơ, mới nhớ cuộc thi hát ‘Nước Anh có tài năng’. Trong cuộc thi đó, bà Susan Boyle, một người phụ nữ lớn tuổi người Scotland, đã hát bài ‘tôi mơ một giấc mơ’ bằng một chất giọng đẹp vượt xa tưởng tượng của ban giám khảo và khán giả. Ngay lập tức, lý lịch thất nghiệp, vẻ ngoài xồ xề, quê mùa của bà thí sinh 47 tuổi biến mất, chỉ còn những tràng pháo tay vang dội, những đôi mắt mở lớn, cả những giọt lệ hân hoan…Coi đoạn video ghi lại phần trình diễn của Susan Boyle trên website youtube.com, nhiều người Sài Gòn cùng cảnh với Susan như được tiếp thêm sức mạnh.
Susan thất nghiệp. Họ cũng thất nghiệp. Susan có một giấc mơ, họ cũng mơ. Susan ‘đẹp’ dưới mức trung bình, họ cũng ‘đẹp’. Vậy thì, nếu con vịt Susan đã thành thiên nga, sao họ không thể?

Chao ơi! Chỉ nhìn thấy những phần người ta có mình cũng có, còn phần người ta có mình không có thì không chịu thấy giùm! E muôn đời, vịt nhà ta chỉ thành… cháo vịt mà thôi.

Nguyễn Thị Lan Anh

No comments:

Post a Comment



Thật vậy, dân tộc Việt Nam hãy can đảm đứng lên để lật qua những trang sử cộng sản đẫm máu và đau thương. Đã quá trễ rồi. Ngày nào còn cộng sản, thì còn chết chóc, tù đày, tự do, nhân quyền còn bị chà đạp.
Nhà cầm quyền cộng sản, hơn lúc nào hết, luôn buộc người dân lo nghĩ đến chuyện miếng ăn, cái mặc. Cái bụng lúc nào cũng phải cảm thấy còn đoi đói, chưa no. Và người dân thì thiếu thốn nhu yếu phẩm, lo chạy gạo từng bữa. Ðủ hôm nay thì thiếu ngày mai, hay được nồi cơm sáng, thì lại chưa có nồi cơm chiều. Cuộc đời cứ quần quật lo đói rách như thế, thì xin hỏi, còn chi thì giờ mà nhân dân nghĩ đến tranh đấu, hoặc đòi hỏi tự do dân chủ nhân quyền?
Cụ Tây Hồ Phan Chu Trinh từng dạy: “Xét lịch sử xưa, dân nào khôn ngoan biết lo tự cường tự lập, mua lấy sự ích lợi chung của mình thì càng ngày càng bước tới con đường vui vẻ. Còn dân thì ngu dại, cứ ngồi yên mà nhờ trời, mà mong đợi trông cậy ở vua ở quan, giao phó tất cả quyền lợi của mình vào trong tay một người, hay một chính phủ muốn làm sao thì làm, mà mình không hành động, không bàn luận, không kiểm xét, thì dân ấy phải khốn khổ mọi đường. Anh chị em đồng bào ta đã hiểu thấu các lẽ, thì phải mau mau góp sức lo toan việc nước mới mong có ngày cất đầu lên nổi”.
"The religion of the future will be a cosmic religion. The religion which is based on experience, which refuses dogmatism. If there's any religion that would cope with modern scientific needs it will be Buddhism." Albert Einstein

Tôn giáo trong tương lai sẽ là tôn giáo của vũ trụ. Tôn giáo này dựa trên kinh nghiệm và không chấp nhận chủ nghĩa giáo điều. Nếu có một tôn giáo nào tương thích với khoa học hiện đại, đó chính là Phật Giáo.




Bạn Ơi Hãy Cùng Nhau Đấu Tranh Cho Cuộc Sống Của Mình & Tương Lai Của Con Cháu Mình !!!



Nhân Dân Cần Nhận Diện Bộ Mặt Thật Của Giới Cầm Quyền. Phải Hành Động Cụ Thể Đối Với Bọn Chúng !!!



Chỉ Mặt, Nhận Diện Bọn Cán Bộ Óc Đất, Lũ Công An Lưu Manh, Đám Quan Chức Tham Nhũng, Tay Sai !!!

Công Nhân Bị Đánh Đập Tàn Nhẫn, Dã Man !!!


Followers