Đã gần 35 năm tranh-đấu, giờ đây không còn thời giờ để thảo-luận vu-vơ, không còn thời giờ để chú-tâm vào những công việc lý-thuyết xa-vời của một đảng-phái chánh-trị, không còn thời giờ để phê-phán kẻ hay người dở, đổ lỗi cho nhau, chen-lấn để tranh quyền lãnh-đạo và chỉ-trích nhau một cách bừa-bải, mà nhu-cầu hiện tại chính là làm sao và làm cách nào để lật đổ chế-độ cai-trị của bạo-quyền hiện-hữu để sớm quang-phục lại quê-hương. |
Cuộc tranh-đấu nào cũng vậy, để có thể đạt được mục-tiêu, điều kiện tiên-quyết là phải có chánh-nghĩa và quyết-tâm, nhưng đối với người trong nước, vì vừa tranh-đấu vừa bảo-vệ sự sinh-tồn, nên về hình-thức không thể làm giống như việc làm của tập-thể Người Việt Quốc-Gia ở hải ngoại được. Điều nầy cần phải được nghiên-cứu và phân-tách tường-tận, kỹ-lưỡng từng công việc. Không nên thấy họ làm điều gì không đúng như ý mình thì lớn tiếng nặng lời. Thanh-Thủy |
I.- Nhận-Định:
Trong một quốc-gia, có thể có nhiều chánh-đảng hoạt-động, dù hoạt-động công-khai hay bí-mật, nhưng mỗi chánh-đảng đều chỉ có một số đảng-viên giới-hạn, và lý-thuyết, chánh-sách của mỗi đảng dù có hay và hấp-dẫn đến thế nào đi nữa cũng chỉ giới-hạn ở một số người nào đó mà thôi. Đó là những người mà mỗi chánh-đảng có thể huy-động được một cách tương-đối tích-cực cho nhu-cầu mà chánh-đảng đó đòi-hỏi. Vì vậy, những đội-ngũ nầy chỉ tiêu-biểu cho một thành-phần nào đó trong xã-hội chớ không thể là tiêu-biểu cho một quốc-gia.
Vì thế, thông thường một chánh-đảng hay một đoàn-thể áp-lực trong xã-hội không thể thực-hiện nổi việc lật-đổ một chánh-quyền đương-hữu để thay thế bằng một chánh-quyền khác, và càng khó có thể làm nổi nếu chánh-quyền đương-hữu là một chánh-quyền độc-tài toàn-trị như bạo-quyền Việt-cộng ngày nay.
II.- Những thí-dụ lịch-sử:
1.- Năm 1945, và năm 1954 để chuẫn-bị cướp chánh-quyền và chia đôi đất nước, Hồ-Chí-Minh cũng phải dùng thủ-đoạn kết-hợp các đảng-phái lại với nhau, nhờ đó ông ta mới khích-động được lòng yêu nước và sự đóng-góp của toàn dân qua phong-trào Việt-Minh để huy-động mọi giới đồng-bào hầu đáp-ứng cho nhu-cầu tranh-đấu thời đó.
Sau khi cướp được chánh-quyền, Hồ-Chí-Minh mới thật sự dùng đảng để cai-trị và áp-dụng đường-lối và chánh-sách của đảng Cộng-sản quốc-tế để tiêu-diệt tất cả mọi thành-phần quốc-gia, mọi chánh-đảng khác một cách triệt-để để được rãnh tay thi-hành chánh-sách riêng của họ.
2.- Năm 1963, Phong-trào Phật-Giáo đứng lên tranh-đấu chống lại chánh-phủ Đệ Nhứt Cộng-Hòa cũng vậy. Tuy Phật-Giáo có đông-đảo tín đồ khắp nước, nhưng một mình cũng không thể giật sập nổi một chánh-quyền đang cai-trị mà phải liên-kết với các đảng phái khác và với quân-đội mới đạt được thành-công.
3.- Cuộc chiến năm 1975 cũng không ra ngoài nguyên-tắc đó, Hồ-Chí-Minh cũng phải dùng chiêu-bài Mặt-Trận Dân-Tộc Giải-Phóng Miền Nam của Nguyễn-Hữu-Thọ mục-đích để lôi kéo những thành-phần không Cộng-sản tham-gia. Bởi vậy, trong suốt quá-trình 20 năm của mặt-trận nầy, trong chánh-sách tuyên-truyền, không bao giờ họ dám nói mặt-trận nầy là do đảng Cộng-sản lãnh-đạo.
Những điều nầy cho chúng ta thấy rằng, muốn lật đổ một chế-độ đang cai-trị, dù cho một đảng mạnh đang cai-trị nửa nước như đảng Cộng-sản miền Bắc và dù được các nước trong thế-giới Cộng-sản hết lòng yễm-trợ, họ vẫn khó có thể thành-công mà cần phải có sự tham-gia của nhiều thành-phần khác trong xã-hội thì mới có được một thế-lực đủ mạnh để đạt mục-tiêu mà họ theo đuổi.
Do đó, chúng ta có thể nói mà không sợ sai-lầm là sự thành-bại trong công-cuộc tranh-đấu hiện nay để lật đổ chế-độ độc-tài Cộng-sản, tất cả đều tùy-thuộc vào sức mạnh của toàn-dân. Khi nào toàn-dân đứng dậy thì bạo-quyền dù có tàn-ác đến đâu cũng đều phải sụp-đổ.
Người Cộng-sản rất am-tường điều nầy, cho nên trong việc cai-trị đất nước, họ dùng chánh-sách kiểm-soát gắt-gao đối với nhân-dân trong tất cả mọi sinh-hoạt hàng ngày, cấm lập hội, cấm tự-do báo-chí, kiểm-soát mọi sự đi lại, công-an phường khóm luôn luôn rình-mò, theo-dỏi từng người trong khu-vực, tung cán-bộ chìm nổi vào nằm vùng ở những nơi có thể tập-trung nhiều người như những cơ-sở các Tôn-Giáo, thành-lập những giáo-hội quốc-doanh để làm suy-yếu các giáo-hội chân-chánh và cô-lập những vị chân-tu, v.v… Sau cùng là bạo-quyền lúc nào cũng sẳn-sàng đàn-áp một cách thô-bạo, để khủng-bố không nương tay bất cứ một manh-nha nào mà chúng nghi-ngờ có thể tạo bất-an cho chánh-sách cai-trị của chúng, dù là phát-xuất từ tư-tưởng một cá nhân như Nguyền-Văn-Đài, như Lê-Thị Công-Nhân, v.v… hay một tập-hợp như vụ dân-oan khiếu-kiện, như những vụ tranh-đấu của các Tôn-Giáo, của đồng-bào Tây-Nguyên, v.v…
III.- Những Thực-tế đã qua:
Trong suốt bao nhiêu năm qua, chúng ta thấy mọi cuộc tranh-đấu trong nước đều rất lẻ-loi, không có đồng-minh hưởng-ứng, cho nên tất cả đều bị bạo-quyền đàn-áp tan-hoang một cách dễ-dàng. Trước đây, nhiều lần Phật-Giáo Hòa-Hảo bị đàn-áp thãm-khốc, giáo-hội nầy hoàn-toàn hứng chịu những cay-đắng một mình, không có đồng-minh nào hổ-trợ, đến khi những giáo-hội khác bị bạo-quyền đàn-áp cũng vậy, cũng một mình nhận hết mọi oan-khiên, chết ai nấy chịu. Vì tình-trạng Chết ai nấy chịu” và “Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại” nầy cho nên mọi cuộc đấu-tranh đều bị bẻ gãy một cách thật đáng tiếc.
Những cuộc đấu-tranh gần đây của Giáo-Hội Phật-Giáo Việt-Nam Thống-Nhứt trong Nam, của Tòa Khâm-Sứ, Vụ Tam-Tòa ngoài Bắc, vụ Tin-Lành ngoài Trung là những điển-hình nhứt để nói lên mọi sự tranh-đấu đều rất lẽ-loi. Điều nầy nếu cứ như thế thì biết đến bao giờ công cuộc tranh-đấu giải-phóng đất nước mới được thành-công? Biết đến bao giờ đất nước Việt-Nam mới được quang-phục? Biết đến bao giờ nhân-dân Việt-Nam mới hưởng được cuộc sống ấm-no và hạnh-phúc?
IV.- Trách-nhiệm và sự thử-thách
Đã gần 35 năm tranh-đấu, giờ đây không còn thời giờ để thảo-luận vu-vơ, không còn thời giờ để chú-tâm vào những công việc lý-thuyết xa-vời của một đảng-phái chánh-trị, không còn thời giờ để phê-phán kẻ hay người dở, đổ lỗi cho nhau, chen-lấn để tranh quyền lãnh-đạo và chỉ-trích nhau một cách bừa-bải, mà nhu-cầu hiện tại chính là làm sao và làm cách nào để lật đổ chế-độ cai-trị của bạo-quyền hiện-hữu để sớm quang-phục lại quê-hương.
Các lý-thuyết của các đảng-phái như Dân-Tộc Sinh-Tồn, như Dân-Chủ Pháp-Trị, như Tam Dân Chủ-Nghĩa, v.v… Chủ-nghĩa nào cũng dài dòng rất khó hiểu và cũng không ai có điều-kiện để giải-thích đến quảng-đại quần-chúng, những việc nầy chỉ có ích-lợi để tranh-cử thời hậu Cộng-sản chớ thật sự chưa cần-thiết trong lúc nầy.
Bởi vậy, nhu-cầu của công-cuộc tranh-đấu hiện nay là vận-động một sự kết-hợp thật sự cả trong lẫn ngoài nước. Bên ngoài có thể sự kết-hợp sẽ lõng-lẽo, nhưng trong nước sự kết hợp cần phải chặt-chẻ hơn. Sự kết-hợp nầy là điều-kiện cần-thiết để có thể vận-động quần-chúng tranh-đấu, chính là nhiệm-vụ của những người cán-bộ của những đảng-phái, của những tổ-chức chống Cộng còn sinh-hoạt trong lòng dân trong nước. Thành hay bại của việc làm nầy đều tùy thuộc vào sự dấn-thân của họ.
Ngày xưa, Hai Bà Trưng khởi-nghĩa thành-công không do chủ-nghĩa nào hết mà chỉ nhờ vào quần-chúng. Đinh-Bộ-Lĩnh dẹp được loạn 12 sứ-quân cũng nhờ vào quần-chúng. Lê-Lợi thành-công chống quân Minh cũng nhờ vào quần-chúng. Nhà Tây-Sơn dấy nghiệp được cũng nhờ vào sức-mạnh của quần-chúng.
Chính vì thế, Việt-cộng rất sợ quần-chúng nổi dậy, cho nên trong nước thì chúng thẳng tay đàn-áp, ngoài nước thì chúng tung ra hết mặt-trận hỏa mù nầy đến mặt-trận hỏa-mù khác, mục-đích làm cho hậu-phương hải-ngoại phải bận-rộn đối-phó lung-tung, không còn thời-giờ và tiềm-lực để đặt hết trọng-tâm vào sự yễm-trợ cho mặt-trận chánh-yếu trong nước.
Để vận-động cho công-tác vận-động lịch-sử nầy, các đảng-phái chân-chánh có thật tâm với đất nước không có việc làm quan-trọng nào khác hơn là dồn mọi nổ-lực để phát-triễn hàng-ngũ cán-bộ trong nước, trải rộng, xâm-nhập để nghiên-cứu và khai-thác mọi tình-huống.
1.- Tìm hiểu những cá-nhân và những phong-trào tranh-đấu trong nước để phân-biệt giả-chân, tránh sự gài bẫy của bạo-quyền khi có sự móc-nối và hợp-tác.
2.- Khi đã tạo được những sự liên-lạc, làm việc được với những tổ-chức quần-chúng và những tổ-chức tôn-giáo là chúng ta đã ở vào tư-thế trung-gian, sẳn-sàng để nhập cuộc.
Hai công-tác nầy rất quan-trọng, chỉ có những cán-bộ chuyên-môn ở trong nước mới có thể làm được với nhiều hữu-hiệu hơn.
3.- Bất-chợt xãy ra một biến-động ở đâu, chẳng hạn như vụ Toà Khâm-Sứ, vụ Tam Tòa, vụ Giáo-Hội Phật-Giáo Việt-Nam Thống-Nhứt, vụ Tin-Lành ở Tây-Nguyên, vụ Dân Oan Khiếu-Kiện, vụ Phật-Giáo Hòa-Hảo, Cao-Đài, vụ Bauxit chẳng hạn, thì lập-tức những cán-bộ nầy sẽ thông-tin đến tất cả những nơi khác để vận- động cùng nhau tranh-đấu một lượt trên khắp nước.
Nhìn chung, tất cả những cuộc tranh-đấu gần đây của những tổ-chức nói trên đều có cùng chung một mục-đích là đòi lại phần đất đai, nhà cửa, ruộng vườn và tài-sản đã bị bạo-quyền áp-bức và cưỡng-đoạt, cho nên sự kết-hợp tranh-đấu có phần dễ thực-hiện hơn. Bên cạnh đó còn có sự chống-đối của nhân-dân về vấn-đề bạo-quyền bán nước, dâng biển, dâng các hải-đảo Hoàng-Sa và Trường-Sa cho Trung-Cộng cũng như vụ Bauxit ở Tây-Nguyên.
Cho nên, lợi thế của công cuộc tranh-đấu chung không lúc nào bằng lúc nầy, vấn-đề cần nói là các tổ-chức, các đảng-phái có cơ-sở trong nước, từ bấy lâu nay đã làm được những gì? Và đã sẳn-sàng chưa?
V.- Chân-tướng của người cầm súng
Quân-đội Việt-cộng đã được đảng Cộng-sản mua-chuộc bằng cách cho tự-do kinh-doanh, cho nên các cấp chỉ-huy lớn thường được hưởng rất nhiều quyền-lợi qua các cơ-sở quốc-doanh mà họ quản-lý nên buộc họ phải trung-thành với đảng, chỉ lo bảo-vệ đảng chớ không lo bảo-vệ tổ-quốc. Đó là một loại quân-đội ương-hèn nhứt trong lịch-sử của dân-tộc.
Không cần nói đâu xa, để có thể chứng-minh Quân-đội Việt-cộng là một loại quân-đội ương-hèn nhứt trong lịch-sử, người ta có thể so-sánh tinh-thần của những người cầm súng giữa hai miền Nam Bắc ra sao một cách rõ-ràng với những thực-tế hiễn-nhiên mà không cần phải lý-luận dong-dài:
1.- Nhiều Tướng-lãnh và binh-sĩ Việt-Nam Cộng-Hòa đã chiến-đấu để bảo-vệ đất nước cho đến viên đạn sau cùng và tự-sát ngày 30 tháng 4 năm 1975, để được chết theo vận nước.
Quân-đội Việt-cộng chỉ khoanh tay nhìn khi bọn cầm quyền dâng đất, dâng biển cho ngoại bang và hèn-nhát không có một phản-ứng gì trước thãm-cảnh ngư-dân của mình bị hải-quân Trung-cộng bắn giết bừa-bải trên những vùng biển của đất nước mình.
2.- Hải-quân Việt-Nam Cộng-Hòa chống-trả quyết-liệt và chịu chết theo tàu để bảo-vệ hải-đảo Hoàng-Sa năm 1974 khi Trung-cộng đến xăm-lăng.
Hải-quân Việt-cộng không dám lên tiếng khi Trung-cộng ngang-nhiên xăm-lăng toàn-bộ cả Hoàng-Sa lẫn Trường-Sa.
Tuy nhiên, chưa chắc gì đảng Cộng-sản có thể dập-tắt được mọi nổi bất-bình trong lòng những người lính của họ, nhứt là những thành-phần chỉ-huy cấp thấp hơn thường ít được đãi-ngộ xứng-đáng cùng với hàng-ngũ bộ-đội vốn chịu nhiều thiệt-thòi và bạc-đãi. Điều nầy cũng cần được những đoàn-thể và những cán-bộ có trách-nhiệm lưu-tâm.
VI.- Kết-luận
Cuộc tranh-đấu nào cũng vậy, để có thể đạt được mục-tiêu, điều kiện tiên-quyết là phải có chánh-nghĩa và quyết-tâm, nhưng đối với người trong nước, vì vừa tranh-đấu vừa bảo-vệ sự sinh-tồn, nên về hình-thức không thể làm giống như việc làm của tập-thể Người Việt Quốc-Gia ở hải ngoại được. Điều nầy cần phải được nghiên-cứu và phân-tách tường-tận, kỹ-lưỡng từng công việc. Không nên thấy họ làm điều gì không đúng như ý mình thì lớn tiếng nặng lời. Thiết nghĩ làm như vậy chẳng những vô-ích mà nhiều khi còn gây tai-hại cho công việc tranh-đấu chung, dễ-dàng vướng vào bẫy-rập của kẻ thù, vô-tình trở thành những tội-đồ của dân-tộc.
Những nhà tranh-đấu trong nước lúc nào cũng trực-diện với chết-chóc, với tù-tội nên rất gian-khổ và thiếu-thốn đủ mọi bề. Sự dấn-thân của họ là cả một sự hy-sinh to lớn, không ai trong chúng ta xứng-đáng bằng họ.
Tập-thể Người Việt Quốc-Gia ở hải ngoại là một Hậu-Phương an-toàn, có nhiệm-vụ yễm-trợ về trong nước, cho nên cần phải luôn giữ vững thế mạnh và với đội-ngũ của mình trong nước, tin-tưởng rằng, từ nay chúng ta lúc nào cũng sẳn-sàng để đáp-ứng kịp thời khi tình-thế đòi hỏi.
Thanh-Thủy
No comments:
Post a Comment