24 September 2009

Xin Đừng Xuất Cảng Nền Giáo Dục XHCN


Cũng bởi chính sách giáo dục giáo điều nhằm đào tạo con người thành những con rối, những thần dân hơn là đào luyện công dân này mà xã hội Việt nam đã băng hoại đến mức không còn có thể băng hoại hơn được nữa, từ những bảo mẫu trong các nhà trẻ mẫu giáo dùng nhục hình với trẻ thơ ở Biên Hòa Đồng Nai, cho đến công an tra tấn học sinh lớp 4 ở Châu Thành Đồng Tháp vì bị giáo viên chủ nhiệm nghi học sinh này đánh cắp 47 ngàn đồng tiền quỹ lớp. Từ các học sinh ở Đông Ngạc, Từ Liêm Hà nội và ở Cái Bè Tiền Giang đâm trọng thương thầy cô giáo ngay trong giờ học cho đến sinh viên ở Đại Học Nông Lâm, Sài gòn đâm chết thầy giáo, từ phó chủ nhiệm khoa ở trường cao đẳng phát thanh truyền hình ở Nam Hà gạ tình sinh viên để đổi diểm thi tốt nghiệp cho đến hiệu trưởng trường trung học Việt Lâm, Vị Xuyên Hà Giang đã mua trinh hàng chục học sinh tiểu học…

Bảo Ân



Trong mọi xã hội, giáo dục đóng một vai trò hết sức quan trọng: Là cơ sở đào luyện con người về nhân cách và tri thức. Tri thức hậu thuẫn cho nhân cách để tránh cho con người khỏi bị lợi dụng vào những mục đích bất thiện hoặc phi nhân bản, đồng thời nhân cách cũng trợ giúp biến tri thức của con người trở thành những phát minh, những công trình, hữu ích cho cuộc sống và cũng tạo môi trường cho con người gần gũi nhau hơn, bởi trong thế giới loài người dù phát triển ở mức độ nào, mọi sinh hoạt của họ đều có tính hổ tương lẫn nhau.

Chế độ cộng sản không coi giáo dục là nền tảng quan trọng của xã hội với mục tiêu đào luyên con người về cả nhân cách lẫn tri thức mà chỉ nhằm đào tạo họ thành những con người chỉ biết cúi đầu tuân phục, biết hô khẩu hiệu và biết dối trá một cách có hệ thống, biết đánh lừa người khác và biết đánh lừa luôn cả nhận thức của bản thân, vì lẽ này mà trong các xã hội do cộng sản cai trị không thể có những công dân đích thực mà chỉ có những thần dân như những con rối không hơn không kém mà thôi.

Từ năm 1945 ở miền Bắc và sau năm 1975 ở miền Nam, nhiều thầy cô giáo giàu lòng tự trọng đã mạnh dạn rời khỏi bục giảng, chấp nhận mưu sinh bằng tất cả mọi việc làm nặng nhọc và bần hèn nhất trong xã hội, bởi chính cái sỹ của những kẻ sỹ đã không cho phép họ phủ nhận chân lý, bóp méo sự thật, bôi đen hay tô hồng cho lịch sử để tào tạo thế hệ trẻ thành những con rối, những thần dân chỉ biết cúi đầu tuân phục. Một số khác vì sự sống còn của bản thân và gia đình mà chấp nhận uốn lưỡi mình để nói theo chủ trương đường lối của đảng dù từ sâu thẳm trong nhân thức của cá nhân, họ hiểu rằng họ đang dối trá, họ đang đánh lừa lương tri của họ và đang nói hoàn toàn dối trá với các thế hệ đàn em, thế hệ cháu con, bởi đảng và nhà nước đang cho họ bước đi trong một hành lang thật thấp, thật hẹp, họ không thể ngẩng đầu, cũng không thể quay trái, ngoảnh phải, bởi chính từ các buổi “quán triệt” nghị quyết của cấp trên đảng và nhà nước vẫn luôn nhắc nhở họ rằng “sách giáo khoa là pháp lệnh!”

Bởi thực tế này khiến gần 50 năm theo đảng, để đến những ngày tháng cuối đời, tướng Trần Độ phải ngậm ngùi và uất nghẹn nói ra những tâm tư của mình liên quan đến vấn nạn giáo dục ở quê nhà rằng: “Bộ máy quản lý xã hội đã thực hiện một nguyên tắc chuyên chính tàn bạo hơn tất cả các thứ chuyên chính. Đó là chuyên chính tư tưởng, được thực hiện bởi một đội ngũ nòng cốt là “những lưu manh tư tưởng”. Nền chuyên chính tư tưởng định ra những điều luật tàn khốc để bóp nghẹt mọi suy nghĩ, mọi tiếng nói. Nó làm cho tất cả trí thức không dám suy nghĩ gì, hay ít nhất cũng không muốn suy nghĩ. Từ đó làm tê liệt toàn bộ đời sống tinh thần của dân tộc và biến họ trở thành những con rối, chỉ biết nhai như vẹt những nguyên lý bảo thủ giáo điều. Nó cũng làm cho nền giáo dục khô cứng, làm cho các hoạt động văn học nghệ thuật nghèo nàn, mất hết cơ hội sáng tạo và mất hết cảm hứng. Nó cũng làm cho các hoạt động khoa học bị khô cứng và nô dịch. Nó tạo ra và nó bắt buộc nhân dân phải có một tâm lý lệ thuộc đảng, lệ thuộc nhà nước, lệ thuộc cán bộ, và một tâm lý phải tuân phục, kể cả người cao nhất cũng phải tuân phục vào một cái gì bí và hiểm. Nói chung, nền chuyên chính tư tưởng hiện nay ở Việt Nam là một tổng hợp các tội ác ghê tởm của Tần Thủy Hoàng cùng các vua quan tàn bạo của Trung Hoa phong kiến, cộng với tội ác của các chế độ độc tài phát xít. Nó tàn phá cả một dân tộc, hủy hoại tinh anh của nhiều thế hệ. Suy cho cùng, đó là tội nặng nhất về sự vi phạm nhân quyền. Vì không phải nó chỉ xâm phạm đến quyền sống của con người, mà nó còn hủy hoại đời sống tinh thần, đời sống tư tưởng của cả một dân tộc. Nó đang làm hại cả một nòi giống”.

Từ sau khi cướp chính quyền từ tay thực dân Pháp năm 1945 cũng như sau khi cưỡng chiếm hoàn toàn Miền Nam vào tháng 4 năm 1975, chính sách giáo dục của lãnh đạo Cộng sản Việt nam trên toàn cõi Việt Nam là nhằm mục tiêu phục vụ chính trị, nhằm đào tạo những thế hệ thần dân để tuân phục họ, trong khi dối trá ích kỷ với mọi người chung quanh. Giáo dục, chẵng những không giúp tuổi trẻ khai phá óc sáng tạo, trái lại chính sách của chế độ đã bịt mắt bịt tai bịt miệng tuổi trẻ và mọi người, đồng thời trừng phạt những ai suy nghĩ khác, làm khác, nói khác với những gì đảng dạy. Nói chung, để giữ vững vai trò độc tôn lãnh đạo của đảng, nhà nước cộng sản Việt nam đã và đang áp đặt lên xã hội một hệ thống giáo dục giáo điều cho cả người dạy và người học mà để tồn tại, để được trọng dụng thì cả người dạy và người học phải nhất nhất tuân theo cho dù những điều họ phải nghe, phải nói, phải nhìn là dối trá, là bịp bợm, là ngược hẳn với các quy luật của tự nhiên và trái hẵn với chân lý, với sự thật.

Hệ lụy của hệ thống giáo dục giáo điều này mà theo tài liệu của một nhà giáo dục trong nước, tiến sỹ Bửu Sao thì:

“Hiện nay, trong cả nước, hệ giáo dục trung học, gồm cả hai bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông có khoảng 17.600.000 học sinh. Đa số trong số hơn 17 triệu học sinh này có trình độ rất thấp về kiến thức xã hội, kỹ năng thực hành, và vận dụng kiến thức trong tinh thần sáng tạo. Đội ngũ giáo viên giáo sư trong tình trạng vừa thiếu lại vừa thừa, thiếu về số lượng và thừa vì trình độ thấp nên không sử dụng được bao nhiêu. Giáo dục trung học chuyên nghiệp, có 1.500.000 học sinh. Kiến thức chuyên nghiệp không cao so với đòi hỏi của thị trường lao động. Trong hằng chục năm qua đã đào tạo được khoảng 1.500.000 chuyên viên, nhưng khả năng của họ không thích ứng với nhu cầu việc làm, đã dẫn đến tình trạng “thầy không phải thầy mà thợ cũng chưa phải thợ”, họ đành phải làm những công việc không phải là những gì mà họ đã học mấy năm trong trường. Giáo dục bậc đại học, có 1.030.000 sinh viên. Số lượng giáo sư vào khoảng 40.000 nhưng trình độ còn thấp, chỉ khoảng 45% có trình độ thạc sĩ mà đa số trong số này đều cao tuổi. Cơ sở vật chất nghèo nàn chất lượng giáo dục thấp. Tình trạng “học thì giả mà bằng thì thật” khá phổ biến trong xã hội Việt Nam ngày nay. Trong mấy chục năm qua, lãnh đạo đảng với lãnh đạo nhà nước xem Giáo sư với Phó Giáo sư đại học là “học hàm” do nhà nước phong, chớ không phải tước vị của người giảng dạy có trình độ đại học trở lên. Muốn được nhà nước phong chức “học hàm” này, cho dù có mấy cái bằng đại học đi nữa mà không có bằng chính trị do Học Viện Chính Trị Quốc Gia cấp, vẫn không được phong chức vị đó!”.

Cũng theo Tiến sỹ Bửu Sao: “Việt nam hiện nay có khoảng 6.384 Giáo sư và Phó Giáo sư, mà một số đáng kể trong số này không đọc được một tờ báo ngoại ngữ. Thêm nữa, có khoảng 75% số nhân sỹ có học hàm giáo sư và phó giáo sư này lại không giảng dạy trong ngành giáo dục, trong khi ngành này chưa bao giờ đủ giáo sư. Hiện thời Việt nam đang có khoảng 20.000 thạc sĩ, và dự tính đến năm 2010 sẽ tăng lên 38.000 thạc sĩ và 15.000 tiến sĩ. Xem ra bằng cấp đại học và trên đại học khá nhiều, nhưng đa số là bằng cấp giả, hoặc những bằng cấp loại đặc cách, hữu nghị với vài năm đại học là có bằng tiến sĩ."

Một điển hình cho nhận định này đó là giáo sư Cao Xuân Hạo, khi làm phản biện cho một luận án tiến sĩ ngôn ngữ học dài 380 trang, trong tờ trình lên Bộ Giáo Dục, có đoạn ông viết: “Là tiến sỹ phải hơn một học sinh trung học. Nghiên cứu sinh này không bằng một học sinh lớp 3 thì làm sao trở thành một tiến sỹ?” Thế nhưng Bộ Giáo Dục vẫn cho nghiên cứu sinh này bảo vệ luận án, và Bộ cử 3 vị gọi là trong làng “ngôn ngữ học” vào Hội Đồng Phản Biện, kèm theo cái lệnh “bằng mọi cách phải giúp nghiên cứu sinh đó có bằng tiến sỹ!”

Khi nói về những trường hợp đặc cách, hữu nghị cho những học hàm, học vị này, tiến sỹ Dương Thiệu Tống, giảng dạy tại trường đại học Bách Khoa Hà Nội, mỉa mai rằng: “Thật ngược đời, khi có những người không có trình độ về chuyên môn lẫn đạo đức lại được cử vào Hội Đồng Phản Biện, còn người không có trình độ trung học lại có bằng tiến sĩ”.

Cũng bởi chính sách giáo dục giáo điều nhằm đào tạo con người thành những con rối, những thần dân hơn là đào luyện công dân này mà xã hội Việt nam đã băng hoại đến mức không còn có thể băng hoại hơn được nữa, từ những bảo mẫu trong các nhà trẻ mẫu giáo dùng nhục hình với trẻ thơ ở Biên Hòa Đồng Nai, cho đến công an tra tấn học sinh lớp 4 ở Châu Thành Đồng Tháp vì bị giáo viên chủ nhiệm nghi học sinh này đánh cắp 47 ngàn đồng tiền quỹ lớp. Từ các học sinh ở Đông Ngạc, Từ Liêm Hà nội và ở Cái Bè Tiền Giang đâm trọng thương thầy cô giáo ngay trong giờ học cho đến sinh viên ở Đại Học Nông Lâm, Sài gòn đâm chết thầy giáo, từ phó chủ nhiệm khoa ở trường cao đẳng phát thanh truyền hình ở Nam Hà gạ tình sinh viên để đổi diểm thi tốt nghiệp cho đến hiệu trưởng trường trung học Việt Lâm, Vị Xuyên Hà Giang đã mua trinh hàng chục học sinh tiểu học… và còn nhiều nhiều nữa, còn vô số nữa những hành vi vô đạo, trụy lạc, suy đồi của thầy cô giáo và sinh viên học sinh trong các cơ sơ giáo dục ở Việt nam cho thấy rằng lời tiên báo của cụ Tú Xương nay đã trở thành hiện thực: “Sự học ngày nay đã hỏng rồi….”.

Với chính sách giáo dục bưng tai bịt mắt của đảng, những thầy cô giáo ở Việt nam không còn là những nhà mô phạm, những gương vàng thước ngọc như ngày xưa nữa, học sinh sinh viên cũng không còn là những sỹ tử, những thầy khóa dung dị mà đạo mạo của ngày nào nữa rồi và theo đó, những ý niệm mới cũng xuất hiện để thay cho những ý niệm về chuẩn mực đạo đức của những người thông qua dạy chữ để dạy người của thuở nào mà ngày nay bị coi là xưa cũ lạc hậu như là tàn dư của nền giáo dục phong kiến, chẳng hạn, những nhà mô phạm ở Việt nam hiện nay được hiểu là những con người mà “ở bất cứ chổ mô cũng phạm” hay sư phạm là một ngành học đào tạo ra những con người “ăn như sư và ở như phạm”…

Ấy vậy mà gần đây đảng và nhà nước Việt nam có chủ trương xuất cảng giáo dục sang các nước phương tây nơi có đông đảo các cộng đồng người Việt đang sinh sống để thông qua dạy chữ mà dạy cho con em người Việt hải ngoại thành những thần dân chỉ biết tuân phục đảng và bác, biết dối trá, bịp bợm, biết đâm chém thầy cô giáo, biết dùng nhục hình với học sinh, biết gạ tình sinh viên để đổi lấy điểm thi, biết mua bán trinh tiết học sinh tiểu học. Hay bằng chính sách xuất cảng giáo dục này, đảng và nhà nước chỉ đơn thuần để vươn vòi bạch tuộc ra hải ngoại để truyền bá tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh để đào tạo con em người Việt hải ngoại thành những thần dân kệch cỡm biết dùng nhiều bút danh bút hiệu khác nhau để tự đánh bóng cho mình, biết tự tôn mình lên thành bậc “Cha già dân tộc”, biết dùng xảo ngôn để có thể đi qua đời hàng trăm thiếu nữ, để có đến hàng chục đứa con rớt con rơi và rồi cũng biết cách để không thừa nhận chúng…

Ôi đảng ơi, chính sách giáo dục của đảng áp dụng trên đất nước này mấy chục năm qua đã làm băng hoại cả xã hội Việt nam này rồi, hãy có ngay những giải pháp nào thật hữu hiệu cho cái thực trạng đau thương này đi để còn kịp cứu lấy giống nòi. Con em của cộng đồng người Việt hải ngoại hiện biết rất rõ tại sao cha anh của họ đã phải bỏ nước ra đi và tại sao họ lại phải trở thành những người Mỹ người Pháp, người Úc… da vàng… Xin đừng cố gắng làm băng hoại họ bằng chính sách giáo dục theo mô thức bịt mắt bưng tai của đảng nữa.


Huế những ngày đầu Thu 2009
Bảo Ân


No comments:

Post a Comment



Thật vậy, dân tộc Việt Nam hãy can đảm đứng lên để lật qua những trang sử cộng sản đẫm máu và đau thương. Đã quá trễ rồi. Ngày nào còn cộng sản, thì còn chết chóc, tù đày, tự do, nhân quyền còn bị chà đạp.
Nhà cầm quyền cộng sản, hơn lúc nào hết, luôn buộc người dân lo nghĩ đến chuyện miếng ăn, cái mặc. Cái bụng lúc nào cũng phải cảm thấy còn đoi đói, chưa no. Và người dân thì thiếu thốn nhu yếu phẩm, lo chạy gạo từng bữa. Ðủ hôm nay thì thiếu ngày mai, hay được nồi cơm sáng, thì lại chưa có nồi cơm chiều. Cuộc đời cứ quần quật lo đói rách như thế, thì xin hỏi, còn chi thì giờ mà nhân dân nghĩ đến tranh đấu, hoặc đòi hỏi tự do dân chủ nhân quyền?
Cụ Tây Hồ Phan Chu Trinh từng dạy: “Xét lịch sử xưa, dân nào khôn ngoan biết lo tự cường tự lập, mua lấy sự ích lợi chung của mình thì càng ngày càng bước tới con đường vui vẻ. Còn dân thì ngu dại, cứ ngồi yên mà nhờ trời, mà mong đợi trông cậy ở vua ở quan, giao phó tất cả quyền lợi của mình vào trong tay một người, hay một chính phủ muốn làm sao thì làm, mà mình không hành động, không bàn luận, không kiểm xét, thì dân ấy phải khốn khổ mọi đường. Anh chị em đồng bào ta đã hiểu thấu các lẽ, thì phải mau mau góp sức lo toan việc nước mới mong có ngày cất đầu lên nổi”.
"The religion of the future will be a cosmic religion. The religion which is based on experience, which refuses dogmatism. If there's any religion that would cope with modern scientific needs it will be Buddhism." Albert Einstein

Tôn giáo trong tương lai sẽ là tôn giáo của vũ trụ. Tôn giáo này dựa trên kinh nghiệm và không chấp nhận chủ nghĩa giáo điều. Nếu có một tôn giáo nào tương thích với khoa học hiện đại, đó chính là Phật Giáo.




Bạn Ơi Hãy Cùng Nhau Đấu Tranh Cho Cuộc Sống Của Mình & Tương Lai Của Con Cháu Mình !!!



Nhân Dân Cần Nhận Diện Bộ Mặt Thật Của Giới Cầm Quyền. Phải Hành Động Cụ Thể Đối Với Bọn Chúng !!!



Chỉ Mặt, Nhận Diện Bọn Cán Bộ Óc Đất, Lũ Công An Lưu Manh, Đám Quan Chức Tham Nhũng, Tay Sai !!!

Công Nhân Bị Đánh Đập Tàn Nhẫn, Dã Man !!!


Followers