CHƯƠNG 19
CÁC NƯỚC HOA KỲ, MỄ TÂY CƠ,
CUBA và NICARAGUA CHỐNG VATICAN
Cũng như nhân dân các nước Âu Châu, nhân dân các nước Mỹ Châu cũng căm phẫn và thù ghét Vatican đến tận xương tận tủy. Vì thế mà ngay từ hồi mới lập quốc, Hoa Kỳ đã ghi vào Hiến Pháp điều khỏan "tách rời tôn giáo ra khỏi chính quyền" với mục đích ngăn chặn Giáo Hội La Mã và tín đồ của "cái giáo hội khốn nạn" không còn có cách nào có thể đem tôn giáo trộn lộn với chính quyền. Tất cả các quốc gia khác ở Mỹ Châu cũng chống Vatican một cách vô cùng mãnh liệt không khác gì nhân dân Âu Châu.
1.- HOA KỲ CHỐNG VATICAN.
Vì rằng "tổ tiên của người Mỹ là những người Âu Châu đã từng bỏ chạy qua Mỹ Châu để tránh sự ruồng bắt của Tòa Thánh La Mã trong thời kỳ Inquisition"[1], cho nên hơn dân tộc nào khác, ngay từ ngày mới lập quốc, người dân Hoa Kỳ đã nhìn thấy rõ bộ mặt thật cực kỳ ghê tởm của Vatican. Cũng vì thế mà Tổng Thống Mỹ Thomas Jefferson (1473-1826) cũng là tác giả bản Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ và là tác giả 10 Tu Chính Hiến đầu tiên trong bản Hiến Pháp Hoa Kỳ, mới tuyên bố:
"Trong mọi quốc gia và trong mọi thời đại, linh mục đã thù nghịch đối với tự do." (In every country and in every age, the priest has been hostile to liberty.)
"Thượng Đế (của Giáo Hội La Mã) là một nhân vật có những đức tính cực kỳ độc ác, ưa thích trả thù, bất khoan dung, đồng bóng và bất công." (The God is a being of terrific character - cruel, vindictive, capricious, and unjust.)
"Đã tới 50, 60 năm tính từ ngày tôi đọc cuốn Khải Huyền và từ đó tôi coi nó chỉ là những lời điên dại mê sảng của một kẻ cuồng điên." (It has been 50 and 60 years since I read the Apocalypse, and I then considered it merely the ravings of a maniac.)
Tổng Thống Hoa Kỳ James Madison (1751-1836) nhận xét đạo Ki-tô La Mã:
"Trong gần 15 thế kỷ cơ sở hợp pháp của Kitô giáo đã được phán xét, hoa trái của Kitô giáo là gỉ? Ở khắp nơi, không nhiều thì ít, sự lười biếng và hợm hĩnh của giới giáo sĩ, sự ngu tối và quỵ lụy của giới tín đồ, sự mê tín, sự cố chấp và bạo hành trong cả hai giới." (During almost 15 centuries has the legal establishment of Christianity been on trial? More or less in all places, pride and indolence in the clergy; ignorance and servility in the laity, in both, superdtition, bigotry, and persecution.) [2]
Cuộc nội chiến Hoa Kỳ .-
Vì bất đồng chính kiến về vấn đề nô lệ và quyền lợi kinh tế, cho nên sau khi ông Abraham Lincoln (1809-1865) vừa mới đắc cử tổng thống trong kỳ bầu cử được tổ chức vào đầu tháng 11 năm 1860, thì ngày 1 tháng 2 năm 1861, một số tiểu bang miền Nam tuyên bố ly khai, thành lập một liên bang mới với danh xưng là "The Confederate States of America", rồi đưa ông Jefferson Davis thuộc tiểu bang Mississippi lên làm tổng thống và Tướng Robert E. Lee làm tổng tư lệnh quân đội miền Nam chống lại Liên Bang Hoa Kỳ (cũng gọi là miền Bắc). Đứng trước hành động phản quốc này, Tổng Thống Lincoln đã hành động vô cùng khôn kéo để trình bày cho nhân dân toàn quốc thấy rằng, ông không bao giờ có ý định bắt ép ai phải theo quan niệm chính trị của ông, nhưng mọi người cũng phải nên hiểu rằng quyền lợi tối thượng của đất nước Hoa Kỳ phải được đặt lên trên mọi quyền lợi của cá nhân hay phe nhóm. Sách This Is America' s Story ghi lại cung cách ứng xử của Tổng Thống Lincoln vào giờ phút nghiêm trọng này như sau:
"Khi trở thành Tổng Thống Hoa Kỳ vào ngày 4/3/1861, ông Abraham Lincoln phải đương đầu với một vấn đề vô cùng khó khăn. Ông phải làm gì với các tiểu bang ly khai này?
Khi tuyên thệ nhậm chức, ông nói: "Ông không muốn chiến tranh. Giả thử các bạn tiến đến chiến tranh, các bạn cũng không phải chiến đấu mãi mãi! Sau khi cả hai bên cùng bị tổn thất nặng nề, các bạn phải ngưng chiến đấu, những vấn đề xưa cũ vẫn còn lại với các bạn."
Vấn đề nô lệ ở miền Nam không nguy hiểm, vì rằng Tổng Thống Lincoln hứa rằng ông "không có ý định, dù trực tiếp hay gián tiếp, can thiệp vào vấn đề nô lệ ở các tiểu bang vốn đã có nô lệ." Ông nói tiếp: "Hỡi đồng bào bất mãn! Chính do nơi các bạn, chứ không phải do nơi chúng tôi, đã tạo nên cuộc nội chiến này. Chính phủ sẽ không tấn công các bạn." Tuy nhiên, Tổng Thống Lincoln đã làm sáng tỏ vấn đề khi ông long trọng thề phải "duy trì và bảo vệ chính quyền Hiệp Chủng Quốc." Sau hết, ông kêu gọi toàn dân hãy đoàn kết. Ông long trọng nói:
"Chúng ta không phải là kẻ thù mà là bạn. Chúng ta nhất định không phải là kẻ thù. Tiếng vọng huyền bí của trí nhớ bao trùm từ những nấm mồ của các nhà ái quốc cho đến hết thảy mọi trái tim của những người còn sống ở trong khắp đất nước này sẽ trờ thành bài ca đồng điệu của toàn thể quốc gia, và khi xúc động thì chắc chắn sẽ là những thiên thần lộng lẫy trong vũ trụ của chúng ta." [3]
Cuộc nội chiến Hoa Kỳ bùng nổ vào 4:30 sáng ngày 12/4/1861, kéo dài gần 4 năm trời và thực sự chấm dứt vào ngày 9/4/1865 khi Tướng Robert E. Lee, tổng chỉ huy quân đội miền Nam, đầu hàng Tướng Ulysses Grant, tư lệnh chiến trường của quân đội miền Bắc.
Bàn tay của Giáo Hội La Mã trong cuộc nội chiến Hoa Kỳ:
Bốn năm chiến tranh đã gây ra không biết bao đau thương, khốn khổ và tổn thất rất nhiều về nhân mạng cũng như về tài sản cho nhân dân của cả miền Nam lẫn miền Bắc. Đây là điều không thể nào tránh được khi đã có chiến tranh xẩy ra. Tuy nhiên, có một điều làm cho nhân dân thế giới phải hết sức kinh tởm là trong khi tiến hành chiến tranh, Tổng Thống Lincoln phát hiện được việc Giáo Hội La Mã đã xúi giục miền Nam đẩy mạnh chiến tranh chống miền Bắc để đóng vai trò ngư ông thủ lợi. Chúng ta có thể nhìn thấy rõ vấn đề này trong lời tuyên bố của Tổng Thống Abraham Lincoln được sách Smokescreens ghi lại dưới đây:
T.Th. Abraham Lincoln (1809 – 1865) |
"Cuộc nội chiến này sẽ chẳng bao giờ xẩy ra nếu không có ảnh hưởng ác độc của Dòng Tên. Vì chính sách (xâm thực) của Giáo Hội La Mã mà giang sơn chúng ta đã nhuộm đầy máu của chính những người con cao quý nhất của chúng ta. Dù rằng giữa miền Nam và miền Bắc có nhiều khác biệt lớn lao về vấn đề nô lệ, nhưng cá nhân Tổng Thống Jeff Davis (của miền Nam) cũng như tất những nhân vật lãnh đạo khác trong chính quyền miền Nam, không có ai dám nghĩ đến việc tấn công miền Bắc NẾU họ không trông cậy vào những lời hứa hẹn của Dòng Tên rằng NẾU miền Nam tấn công miền Bắc thì Giáo Hội La Mã, và ngay cả nước Pháp nữa, sẽ gửi tiền bạc và vũ khí đến tiếp viện cho họ. Khi nhân dân Hoa Kỳ nhận thức được rằngchính các ông giám mục và tất cả các tu sĩ khác của Giáo Hội La Mã ở Hoa Kỳ phải chịu trách nhiệm về cuộc chiến đẫm máu và đầy nước mắt này, tôi cảm thấy thương xót cho họ. Từ sự hiểu biết tình hình của đất nước, tôi phải giấu kín những gì tôi biết về vấn đề này; vì rằng NẾU nhân dân Hoa Kỳ biết hết sự thật (về chuyện này) cuộc chiến sẽ biến thành cuộc chiến tranh tôn giáo, sẽ trở nên tàn khốc với tất cả đặc tính của một cuộc chiến tranh tôn giáo và máu của người dân Hoa Kỳ sẽ đổ ra gấp mười lần. Ở vào trường hợp này, cả miền Nam lẫn miền Bắc đều trở nên vô cùng tàn nhẫn để tận diệt lẫn nhau. Khi đó, những tín hữu Tin Lành ở cả miền Bắc lẫn miền Nam sẽ cùng nhau đoàn kết để tận diệt hết các ông tu sĩ Dòng Tên và các tu sĩ khác của Giáo Hội La Mã nếu họ nghe được những gì Giáo-sư Morse đã nói với tôi vềnhững âm mưu được hoạch định ngay tại La Mã để tiêu hủy chế độ Cộng Hòa Hoa Kỳ của chúng ta, và NẾU họ biết được rằng các ông tu sĩ và các bà phước của Giáo Hội La Mã hàng ngày nhập cảnh vào Hoa Kỳ những người với bề ngoài là truyền đạo, dạy học và săn sóc những người ốm đau, mà thực chất chỉ là những tên gián điệp của Giáo Hoàng, của Napoleon (Đệ III của nước Pháp) và của những tên bạo chúa khác ở Âu châu đến đây để phá hoại những cơ cấu chính quyền của chúng ta, làm cho nhân dân ta mất thiện cảm với hiến pháp và luật lệ của chúng ta, để phá hoại các trường học của chúng ta. Mục đích của họ là làm cho đất nước chúng ta trở thành hỗn loạn, một tình trạng vô chính phủ như họ đã làm ở Ái Nhĩ Lan, ở Mễ Tây Cơ, ở Tây Ban Nha, và ở bất kỳ nơi nào mà nhân dân ở đó muốn được sống đời tự do."
"Tổng Thống Abraham Lincoln nói tiếp: "Có phải là một sự vô lý hay không, nếu đem cho một người một cái gì mà chính họ đã thù ghét, nguyền rủa và thề phải hủy diệt? Và vào bất kỳ khi nào có thể làm được một cách an toàn, Giáo Hội La Mã có thù ghét, nguyền rủa và hủy diệt tự do lương tâm hay không? Tôi là người đứng về phía tự do của lương tâm theo ý nghĩa cao thượng nhất, rộng rãi nhất và cao cả nhất. Nhưng tôi không thể nào lại trao tự do lương tâm cho giáo hoàng và những người tín đồ của ông ta khi mà qua các công đồng của họ, qua các nhà thần học của họ và qua luật thánh của họ, tôi vẫn còn nghe thấy tiếng nói lương tâm của họ ra lệnh cho họ phải thiêu đốt và bóp cổ vợ con tôi cho đến chết, và cắt cổ tôi khi mà họ có cơ hội! Nhân dân ta ngày nay hình như chưa hiểu được điều này. Nhưng rồi sớm hay muộn, ánh sáng của công lý sẽ làm sáng tỏ điều này, và khi đó tất cả mọi người sẽ hiểu rằng không thể nào trao tự do lương tâm cho những người đã thề phải tuân phục một ông giáo hoàng tự phong cho chính mình cái quyền được sát hại những người khác biệt niềm tin tôn giáo với ông ta." [4]
Việc Giáo Hội La Mã xúi giục các tiểu bang miền Nam ly khai, cùng việc hứa sẽ viện trợ tài chánh, vũ khí cùng nhân sự và tích cực tiếp tay cho miền Nam tiến hành chiến tranh chống lại miền Bắc khiến cho chính quyền Hoa Kỳ phải cắt đứt quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh Vatican kể từ đó. Sự kiện này được ông Lương Minh Sơn ghi lại như sau:
"Đối với Hoa Kỳ, mặc dầu là đất nước được gây dựng trên nền tảng luân lý và đạo đức của niềm tin nơi Thiên Chúa (Judeo-Christian), tổ tiên của người Mỹ là những người Âu Châu đã từng bỏ chạy qua đây để tránh sự ruồng bắt của Tòa Thánh La Mã trong thời kỳ "Inquisition". Thành thử, Hiến Pháp Hoa Kỳ nghiêm cấm và tách rời mọi sự liên hệ về quyền lực chính trị giữa chính quyền và tôn giáo, không phải chỉ vì trình độ ý thức chính trị cao mà còn là vì những kinh nghiệm đau đớn có thật lúc trước. Nếu Hoa Kỳ đã cấm bang giao với Cộng Sản Trung Quốc trong 23 năm (1949-1972), với Cộng Sản Việt Nam trong 19 năm (1975-1994) vì không tương quan trên chính kiến và quyền lợi, thì Hoa Kỳ cũng đã từng cấm bang giao với Vatican trong 117 năm (1867-1984). Điều này cho thấy, trong thập niên 1950, Ngô Đình Diệm được Đức Hồng Y Spellman và các Ủy Viên Chính Trị Tôn Giáo của một số nhà thờ Mỹ đưa đi gặp một số giới chức Hoa Kỳ chẳng những phải bằng trường hợp bí mật để che dấu nhân dân Hoa Kỳ mà còn không thể nào hợp pháp được với hiến pháp của Hiệp Chủng Quốc. Trong khi ông Diệm cho giới chức Hoa Kỳ biết rằng ông "tin tưởng vào Vatican và ông chống Cộng cực lực" thì năm 1960, Thượng Nghị Sĩ John F. Kennedy đã phải khẳng định với Phó Tổng Thống Richard Milhous Nixon và hàng chục triệu người Mỹ rằng mọi quyết định của ông trên cương vị của một Tổng Thống Hiệp Chủng Quốc sẽ không thể nào bị chi phối bởi tôn giáo của ông. Lý do là vì ông Kennedy đang tranh cử để trở thành tổng thống đầu tiên và duy nhất của Hoa Kỳ cho đến ngày hôm nay là người Thiên Chúa Giáo La Mã trong một quốc gia mà gần 80% dân số không phải là những người có cùng giáo phái, và không có quyền bang giao với Vatican, [WAR. Census of Religious Groups in U.S."]
Richard M. Nixon và dư luận người Mỹ thắc mắc về trường hợp tín ngưỡng của John F. Kennedy không phải vì tôn giáo nhưng là vì chính trị. Hoa Kỳ là một quốc gia chấp nhận đa tôn giáo với hơn 180 hệ phái từ đủ mọi tôn giáo, trong đó có khoảng 60 triệu là người Thiên Chúa La Mã. Vatican vừa là Tòa Thánh với nhiệm vụ phát huy và bảo tồn giáo luật, vừa là một quốc gia có nhiệm vụ phát biểu và khẳng định quan điểm chính trị để bảo vệ quyền lợi đối với các quốc gia khác trong cộng đồng thế giới. Và Kennedy muốn trở thành tổng thống của một quốc gia đang bị cấm bang giao với quốc gia mà tâm linh ông tin tưởng là điều mà nhân dân Hoa Kỳ có quyền biết trong năm 1960. Nỗi thắc mắc này đã hiện ra trong cuộc bỏ phiếu với sự kiện Kennedy được trội hơn Nixon chỉ có 113.067 dân phiếu trong tổng số 69 triệu phiếu đi bầu, có nghĩa là chưa được 2 phần ngàn số phiếu [6], [TRA, "Political Events - 1960". Thành thử, nếu Ngô Đình Diệm đã trở thành một "Spanish Inquisitor" thì ngay cả Kennedy cũng không thể nào có thẩm quyền để tiếp tục dung túng ông. Và nếu vấn đề "Inquisition" đã từng có thật ở miền Nam Việt Nam thì Cộng Sản không phải là nỗi kinh hoàng duy nhất đã xẩy đến cho dân tộc Việt. - Hồ Sơ Ngũ Giác Đài."[5]
Đánh bại được miền Nam và mang lại được nền thống nhất đất nước là công lao vĩ đại và tài lãnh đạo vô cùng khôn khéo của Tổng Thống Abraham Lincoln. Nhờ vậy mà Hoa Kỳ mới có thể dồn nỗ lực vào công cuộc kiến thiết đất nước và mở rộng lãnh thổ về phía Tây tới tận bở biển Thái Bình Dương, về phía bắc tới vĩ tuyến 49 rồi lại mua thêm Alaska của nước Nga, về phía nam xuống tới Vịnh Mễ Tây Cơ và biên giới Mexico. Cũng nhờ vậy mà quốc gia này càng ngày càng trở nên hùng mạnh. Chính vì lẽ này mà nhân dân Hoa Kỳ đã coi Tổng Thống Lincoln là một trong hai vị tống thống vĩ đại nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, và đã dành cho ông một chỗ ngồi danh dự nhất trong lịch sử, sánh ngang cùng với Tổng Thống George Washington. Để tri ơn hai vị tổng thống vĩ đại này, Quốc Hội Hoa Kỳ đã chọn một ngày quốc lễ của đất nước gọi là Ngày Tổng Thống (President' s Day). Ngày quốc lễ này được ấn định vào Ngày Thứ Hai của tuần lễ thứ ba trong tháng Hai hàng năm.
Xin bấm vào link để đọc tiếp
No comments:
Post a Comment