CẮT LƯỠI BÒ CỦA TẦU
Lê Văn Xương
Sự việc Bắc Kinh tuyên bố vùng Biển Đông nước ta trải dài xuống phía nam , nơi Indonesia có nhiều dàn khoan dầu , đã được Mao cùng Đảng Cộng Sản Tầu chánh thức công bố ý định chiếm toàn vùng biển đông thành vùng biển của Tầu ngay sau khi Mao trở thành chủ nhân của Hoa Lục từ sau năm 1949 dựa trên bản đồ được Tầu chánh thức phổ biến sau đó . Ý đồ chiếm Biển Đông của Tầu như thế mặc nhiên nhìn nhận rằng Mao cùng Đảng CS Tầu cũng coi Đông Nam Á là lãnh thổ của Tầu bất chấp chủ trương giải trừ chủ nghĩa thực dân được thế giới đi theo vào thời điểm đó . Chính ý đồ chiến lược này đã dẫn dắt đến chỗ Mao đứng sau việc hình thành , tổ chức và điều phối cuộc chiến tranh du kích trong vùng ,mà theo lý thuyết chiến tranh của Mao được gọi là chiến tranh nhân dân , hay chiến tranh giải phóng trong cuộc đấu trí tay ba giữa Liên Xô-Mỹ và Tầu Cộng Sản trong chiến tranh lạnh . Chính cuộc chiến tranh này đã để lại lắm nghịch lý đối với chính trị thế giới đương đại , nghiên cứu bao nhiêu cũng chẳng dứt , càng nghiên cứu cái ngọn của vấn đề càng gây bất đồng thêm vì ý đồ chiến lược thực của các phía liên quan chẳng bao giờ được bạch hóa ngọn nguồn .
Sự kiện Tầu Cộng mới đây tuyên bố vùng biển đó là vùng biển lưỡi bò lại để lộ ra trình độ của Tầu về mặt văn minh mà Tầu vốn rất hãnh diện về lịch sử của mình . Bò vốn là con vật sống trên đồng bằng chuyên ăn cỏ , bây giờ khi Tầu gọi cả vùng đó là lưỡi bò thì có nghĩa là cả Hoa Lục cũng như cả vùng mà tầu muốn xâm lăng trở thành một con bò . Thật là một sự sỷ nhục đối với văn minh Viễn Đông .
Nếu Tầu muốn lãnh đạo thế giới , việc này chẳng ai cản, một khi anh đủ trí tuệ , khoa học kỹ thuật , sức mạnh xã hội , kinh tế , chính sách ngoại giao khôn ngoan đủ sức làm gương sáng cho nhân loại thì nhân loại sẽ theo thôi , chả cần hù dọa ai , chả cần chiếm đóng bất cứ lãnh thổ nào . Tầu hoàn toàn không có bất cứ điều kiện tối thểu nào để lãnh đạo thế giới cả . Tầu trở thành đe dọa đối với an ninh toàn cầu .
THOÁNG NHÌN LỊCH SỬ
Vào thế kỷ 18 , phương Tây bắt đầu xây dựng xã hội công nghiệp thì Tầu vẫn là xã hội nông nghiệp cổ ; khi phương tây xây dựng xã hội đặt con người vào vị trí trung tâm vừa là động lực chính thúc đẩy xã hội tiến bộ trên con đường dân chủ tự do với nền kinh tế thị trường tự do thì Tầu vẫn là xã hội dựa trên mô hình cổ tự coi vua chúa mới là động lực thúc đẩy xã hội tiến bộ , con người bị đàn áp dã man do các tập quán cổ xưa để lại . Nước Hán trở thành xã hội lỗi thời và lạc hậu nhưng vẫn muốn sống với hào quang xưa , thực ra cũng chẳng ra gì để đáng hãnh diện cả . Sự khốn cùng của xã hội Hán xuất phát từ đây .
Hán đến với chủ nghĩa Cộng Sản như một phương cách khôi phục niềm tự hào Hán . Chủ Nghĩa Cộng Sản lại cũng chỉ là một thứ sản phẩm tinh thần do các tu sỹ Dòng Tên Cổ tạo ra để gây áp lực với giới tư bản phải thay đổi cách sống với tầng lớp lao động nay chiếm đa số trong các xã hội Phương Tây . Phương tây thay đổi tận gốc rễ cách sống trong khi Nga lún sâu vào đàn áp nhân danh Chuyên Chính Vô Sản . Nga bị lùi lại đến gần thế kỷ so với phương Tây . Tầu xử dụng chủ nghĩa Cộng Sản như công cụ bành trướng xuống Phương Nam để chuẩn bị cho chiến lược xâm lăng các lân bang của tầu khi chiến tranh lạnh kết thúc . Cuộc chiến gần thế kỷ đó xã hội Tầu bị tàn phá nặng nề về mọi mặt . Chỉ thời kỳ Cách Mạng Văn Hóa cũng như Bước Nhảy Vọt , Mao đã giết chết khoảng 60 triệu người Tầu , mọi giá trị cũ bị tàn phá sạch . Như vậy liệu chỉ trong vòng gần 30 năm Tầu có thể tự khôi phục để trở thành Siêu Cường được hay không ?
Siêu cường mà ta nói đến ở đây phải bao gồm hệ thống xã hội vững chắc đặt căn bản trên sự giải phóng con người đích thực , khoa học kỹ thuật phát triển , kinh tế tài chánh vững mạnh dựa trên nền kinh tế thị trường tự do, chính sách ngoại giao khôn ngoan , vốn được coi như tiêu chuẩn căn bản của xã hội Duy Lý Hiện Đại . Tầu không hề có bất cứ điều kiện tối thiểu nào, (xã hội bệnh hoạn , khoa học kỹ thuật chủ yếu đi ăn cắp , tài chánh do Mỹ cũng như Âu Châu ban phát cho mà có) như vậy chủ nghĩa bành trướng Tầu hiện nay thực chất chỉ là cố vớt vát lại một chút nào đó của chủ nghĩa thực dân cổ đã bị nhân loại tốn biết bao máu xương trong thế kỷ 20 để dẹp bỏ đi . Tầu đang trở thành căm địch của thế giới .
Tầu rất hãnh diện về mưu kế thâm sâu của mình , chuẩn bị thâu tóm thiên hạ bằng:
a / hàng hóa rẻ mạt do việc bắt dân chúng Tầu phải hy sinh lao động khổ sai nhằm cung cấp các phương tiện cho đám lãnh đạo Tầu đi xâm lăng thiên hạ .
b / bằng các kế sách ém người tại các nới có nhiều tài nguyên thiên nhiên hoặc vị trí chiến lược để chuẩn bị xâm lăng mềm các nới theo kế sách đã định
c / bằng cách xúi dục bạo loạn tại nhiều nơi để chuẩn bị chiến tranh du kích chống lại các quốc gia không thân hữu với Tầu .
Các kế sách ngoại giao kết hợp với áp lực quân sự cũng như tài chánh viện trợ đều chỉ nhằm phục vụ cho các mục tiêu nêu trên mà thôi .
Kế sách của Tầu tưởng thâm sâu nhưng chẳng qua mặt được ai . Cứ xem sau khi Mao chết , Mỹ đâu có ủng hộ cho Hoa Quốc phong cũng như Triệu Tử Dương nắm quyền lãnh đạo nước Tầu sau Mao . Đặng Tiểu Bình được Mỹ cũng như Âu Châu dành cho sự hỗ trợ đúng như cam kết theo Thông Cáo Chung Thượng Hải năm 1972 .Chính yếu là :"không thể cải tổ nước Tầu cổ hủ bị tàn phá nặng nề ấy để đi ngay vào con đường Dân Chủ , chừng nào chưa thực hiện được một kiểu kinh tế thị trường tại tầu thông qua việc xây dựng giới trung lưu tại Hoa Lục " . Như thế tất cả những gì mà Tầu có ngày hôm nay đều do Mỹ cũng như Tây Âu cung cấp cho Tầu . Bắc kinh lấy gì để lớn lối đối với thế giới ?
Kế của mấy ông Mỹ này cũng dữ lắm , Tầu muốn bành trướng , cứ cho bành trướng . Tầu muốn xâm lăng cứ cho Xâm lăng . Tầu muốn ăn cắp kỹ thuật , cứ cho ăn cắp kỹ thuật . Quá nhiều bài học lịch sử đã được lập đi lập lại trong thế kỷ 20 , thế mà Tầu cứ chủ quan cho rằng Tầu cực kỳ thâm sâu . Kể cũng lạ đối với đám con cháu Hán Tộc ngu muội này . Xin kể vài trường hợp điển hình : Đức , Nhật , Nga muốn bành trướng . Quyền lực Toàn Cầu cứ dụ cho bành trướng để khởi chiến để rồi phải chấp nhận trật tự thế giới . Những gì Tầu tin vào kế sách cực kỳ thâm sâu đã được dàn dựng trong hơn 60 năm qua, thực tế có gì lạ đâu .
Thời Ông Bill Clinton , Tầu cả tin rằng Mỹ trúng kế Tầu trong đường dài . Thời Ông Bush Tầu bắt đầu nghi hoặc vào cuối thời Ông Bush , để đi đến chỗ đối đầu trong nhiệm kỳ của Ông Obama hiện nay .
KIỂM ĐIỂM LẠI CÁC DÀN DỰNG
Nhìn bề ngoài Mỹ cứ làm y như rằng chẳng biết gì về kế sách bành trướng của Tầu . Các nhà ngoại giao cũng như kinh tế Mỹ và thế giới cứ nói mãi về việc kinh tế Tầu quá nóng . Từ ngứ quá nóng về phương diện kinh tế bao hàm ý nghĩa là : " Tầu sản xuất quá nhiều để thao túng thị trường , sẽ gây khủng hoảng kinh tế thế giới " . Các nhà ngoại giao Mỹ chỉ nói đến việc thuyết phục Tầu tăng giá đồng Yuan cho phù hợp với kinh tế Tầu cũng như mở cửa thị trường cho hàng hóa thế giới vào Tầu làm ăn một cách công bằng . Tầu một mực cự tuyệt theo cách giữ độc quyền thị trường nội địa Tầu , trong khi vẫn khai thác lợi thế thương mại đối với thế giới , với hy vọng rằng Tầu có thể huy động sức mạnh kinh tế kỹ thuật của các nhóm Hoa Kiều hải ngoại (nước Tầu hải ngoại) cùng với sức mạnh của Tầu Lục Địa để sản xuất những sản phẩm chiến lược kỹ thuật cao để lấp đầy khoảng trống kỹ thuật với Mỹ cũng như Phương Tây . Mỹ cứ tương kế tựu kế dành cho các nhóm hoa kiều ấy cơ hội múa may cũng như ăn cắp kỹ thuật Mỹ . Việc này cũng chẳng lạ gì , Liên Xô trước đây cũng đã làm y hệt như vậy .
Kịch bản về các dàn dựng này nhiều vô số kể trong hơn 16 năm qua , được kể như kế sách : " nuôi địch để diệt địch vậy " . Số dự trữ ngoại tệ vài ngàn tỷ dollar nào có nghĩa gì đâu so với kinh tế Mỹ cũng như sức mạnh tài chánh khổng lồ của họ vốn được giữ rất bí mật người ngoài chẳng thể biết được ngọn nguồn . Sau khi thuyết phục không đem lại kết quả . Mỹ cho nổ coup khủng hoảng tài chánh cuối năm 2008 dưới thời Ông Bush , chủ yếu cũng chỉ mới cảnh báo Tầu mà thôi . Tầu vẫn một mực không chịu thay đổi , thế giới chuẩn bị cho nổ coup khủng hoảng tài chánh hiệp hai nặng hơn lần một rất nhiều , song song với việc kết hợp với chiến tranh vũ trang . Sự hùng hổ của Tầu hiện nay không lạ đối với các diễn biến như vậy .
KHỦNG HOẢNH TÀI CHÁNH HIỆP HAI
Một khi khủng hoảng do lạm phát (Inflation) thì việc đó dễ giải quyết về phương diện chuyên môn . Khi số tiền lưu hành quá lớn so với số hàng hóa , để tái tạo sự quân bình thìcác nhà hoạch định chính sách chỉ cần khuyến khích sản xuất trong khi thu khối tiền lưu hành về kho dự trữ là xong . Kinh tế thế giới trong điều kiện hiện nay không thể sảy ra lạm phát trên quy mô toàn cầu được vì các số liệu thống kê cũng như các tổ chức canh chừng nền kinh tế chính yếu trên thế giới hoạt động rất hiệu quả . Sảy ra tại một vài nền kinh tế đang phát triển chủ yếu do bất ổn chính trị vì các tranh chấp chủng tộc hoặc chiến tranh không đủ sức gây ra khủng hoảng kinh tế toàn cầu được . Các nước như Nam Hàn , hay Thái Lan bị lục soát năm 1997 vì họ cố dấu tiền hoặc cố tình hành động sai nên có thể gây hậu quả nghiêm trọng hơn . Do thế các nền kinh tế ấy bị lục soát là vậy .
Khủng hoảng do giảm phát (Deflation) phức tạp hơn nhiều , luôn xuất phát từ một số nền kinh tế nào đó cố tình sản xuất quá nhiều nhưng không chịu mở cửa thị trường để kinh tế thế giới trở lại điều kiện quân bình . Trường hợp này chính là Tầu , do thế các cuộc khủng hoảng tài chánh đã và sẽ diễn biến sắp tới đây đều do Tầu gây ra cả . Thế giới cũng biết rõ ý đồ này của Tầu từ lâu rồi nên cứ tương kế tựu kế đẩy thế giới vào khủng hoảng toàn diện để giải quyết một lần cho xong việc . Các kinh nghiệm giải quyết khủng hoảng do giảm phát gây ra luôn tác động đến toàn cầu , xuất phát từ tham vọng bành trướng về chính trị cũng như kinh tế của một vài quốc gia nào đó , nên việc giải quyết luôn luôn bằng và thông qua giải pháp quân sự . Tức là chiến tranh , đó chính là quan điểm căn bản mà tôi vẫn trình bày trên Diễn Đàn trong thời gian hơn 10 năm qua .
Khủng hoảng đợt hai đang đến rất gần do tình trạng nợ nần thuộc cả khu vực tư cũng như công tại hầu hết các quốc gia Âu Châu kể cả Mỹ , đến nỗi ta có thể coi như kinh tế các nước ấy là nền kinh tế hoạt động dựa trên nợ . Nợ quá nhiều thì phải cắt chi tiêu thuộc cả hai khu vực công cũng như tư . Chủ trương này nay trở thành hướng đi chính đối với các chính quyền Âu Mỹ . Điều đó có nghĩa là phải giảm nhập hàng hóa do Tầu sản xuất bằng cách đánh thuế nhập khẩu hoặc thuế quan để bù vào chỗ thiếu hụt ngân sách cũng như kìm hãm đà tiêu thụ trong dân chúng .
Cuộc đối thoại kinh tế Mỹ với Tầu do bà Ngoại Trưởng Hillary Clinton cùng ông Bộ Trưởng Tài Chánh Tim Geithner vào tháng tư đã không đem lại kết quả gì . Tầu quyết không nhượng bộ . Bộ Ngân Khố Mỹ bắt buộc phải soạn thảo phúc trình gởi Quốc Hội về vấn đề thương mại với Tầu , tại Thượng Viện nhiều Thượng Nghị Sỹ lên tiếng đòi trừng phạt kinh tế đối với chủ trương bán phá giá của Tầu . Tim Geithner mới đây đã phát biểu : Mỹ hết kiên nhẫn đối với chính sách tiền tệ của Tầu , Ông cũng phát biểu trước Ủy Ban thuộc thượng Viện được Reuter trích dẫn là : Mỹ sẽ sớm đi đến quyết định trừng phạt Tầu về hàng hóa bán phá giá của Tầu , Ông cũng nói nếu Tầu không hành động thì Quốc Hội Mỹ sẽ hành động " . Thượng Nghị Sỹ Charles Schumer nói : Ông sẽ thúc đẩy lệnh trừng phạt Tầu về thuế quan .
Mới hôm qua đây June-18 , phát biểu trong chương trình do Jim Lehrer thuộc đài PBS phụ trách , vị Giám Đốc Viện Nghiên Cứu chính sách kinh tế nói đại ý : " TT Obama gởi văn thư đến cho ban trù bị hội nghị G20 nêu vấn đề cần thực thi việc tái cân bằng kinh tế thế giới " . Tái cân bằng kinh tế thế giới thực tế ám chỉ việc Tầu đã gây cho kinh tế thế giới trở nên bất quân bình khi sản xuất quá nhiều mà không chịu mở cửa thị trường , coi xuất khẩu hàng rẻ mạt là vũ khí tấn công về kinh tế . Trong suốt cuộc đàm luận dài khoảng 10 phút , vị này luôn nhắc đến chữ China rất nhiều lần liên quan đến đồng Yuan, thặng dư thương mại với câu kết luận nói chung là : Tầu là yếu tố gây bất ổn cho kinh tế thế giới hiện nay . Tóm lại lần đầu tiên một giới chức Mỹ (dù là thuộc khu vực tư nhưng phát biểu trên PBS) đã chánh thức kết án Tầu nặng nề đến như vậy .
Trừng phạt về thuế quan chưa phải là giải quyết được vấn đề bán phá giá của Tầu khi Tầu tự coi đó là sách lược sinh tử của mình . Đánh Tầu bằng khủng hoảng kinh tế mới là đòn tối hậu . Ngân hàng Phát Triển Á Châu đã lên tiếng cảnh báo các nước Á Châu về ảnh hưởng đối với cuộc suy thoái kinh tế xuất phát từ Âu Châu sẽ tác động mạnh lên các nền kinh tế Á Châu vốn là các nước được hưởng lợi do toa rập với lối làm ăn kiểu Tầu . Hôm nay 13 tháng 6 tỷ phú George Soros phát biểu trong phiên họp hôm thứ năm tại Vienna là : " Chúng ta chỉ mới bước vào hồi thứ hai của khủng hoảng toàn cầu . Sự sụp đổ của hệ thống tài chánh như chúng ta biết là thật và khủng hoảng đã đi xa khỏi sự hồi phục , vì vậy chúng ta chỉ mới bước vào hồi hai của tuồng kịch mà thôi ."
Khủng hoảng sẽ mở rộng trong vài ba tháng tới là điều ta cần dự kiến .Hiện không có bất cứ dấu hiệu nào chứng tỏ thế giới có thể tránh được việc đó . Vì Tầu quyết không chịu nhượng bộ . Nhượng bộ cũng chết , không nhượng bộ cũng chết . Tầu quyết hành động theo cách của mình . Tây Ban Nha nay trở thành điểm nóng thật sự . Các giới chức tài chánh Âu Châu tìm đến giới tài chánh tại Bavaria để cầu cứu , nhưng vô ích (xin ghi nhớ Bavaria chính là cái nôi của Hội Kín) . TT Nga Dmitry Medvedev tuyên bố trong hội thảo kinh tế hàng năm tại St Peterburg là nước Nga sẽ đóng góp nỗ lực nhằm xây dựng trật tự kinh tế mới , đầu tư tại Nga trong lâu dài sẽ không bị đánh thuế trên lợi tức (capital gain) . Nước Nga quả đang ý thức thức được vai trò của mình trong suốt gần 5 thế kỷ bị vây hãm trên thảo nguyên .
TẦU SẼ LÀM GÌ ?
Đây là canh bài đánh xả láng đối với Tầu , đối với Mỹ hay Phương Tây thì đây chỉ là sự tiếp nối của kế sách bình định toàn cầu mà thôi , họ chuẩn bị các mặt kỹ lưỡng từ lâu rồi . Đặc điểm của cuộc khủng hoảng hiệp hai này không chỉ thuần túy tài chánh không thôi , mà lại còn kết hợp với hàng loạt các vấn đề khác liên quan đến an ninh toàn cầu, do thế trở nên dữ dội hơn hẳn so với cuộc khủng hoảng hiệp I . Cuộc khủng hoảng hiệp một chỉ thuần túy về tài chánh thôi , lúc đó chính phủ có thể dễ dàng được quốc hội cấp ngân khoản để tung vào thị trường nhằm cứu nền knh tế . Do thế , phía Mỹ cũng như Âu Châu đều không muốn cho khủng hoảng trở thành trầm trọng cuối thời Ông Bush . Việc này còn liên hệ đến một số sắp xếp khác đầy tế nhị mà ta chẳng thể hiểu được .
Tầu cũng ý thức được các coup chơi kiểu đó , nay tại Bắc kinh các cấp lãnh đạo Đảng CS đang tranh luận dữ dội về các kế sách cụ thể sẽ thi hành đối với chủ trương của phương Tây . Vấn đề là Bắc kinh không thể biết được điều gì sẽ sảy ra một khi Quốc Hội Mỹ quyết định các biện pháp chống phá giá nhắm vào Tầu , thậm chí có thể dẫn đến chỗ hàng loạt các hợp đồng bị hủy bỏ . Ngay tức khắc mấy chục triệu người Tầu thất nghiệp , loạn ngay từ bên trong loạn ra . Tâm trạng dân Tầu hiện nay rất bấn loạn xuất phát từ sự nghi ngờ sâu rộng đối với các chủ trương của Đảng CS Tầu trong suốt mấy chục năm qua . Giữ yên lòng dân Tầu không phải là việc dễ như truyền thống đầy bất ổn trong lịch sử nước Tầu để lại . Nhất là theo tin ghi nhận thời tiết tại Tầu trong tháng sáu rất bất thường như hôm 6-6 -2010 tuyết bao phủ cả một vùng rộng lớn phía bắc Tầu , vùng Tứ Xuyên tro bụi do núi lửa phun trào bất thường , tại Hoa Nam hôm nay ghi nhận là 90 người bị lụt chết , rắn rết xuất hiện nhiều hơn thường tình . Mặc dù các tin trên chưa được kiểm chứng , nhưng đều đã gây ra sự hoang mang trong dân Tầu vốn tin vào điềm trời báo hiệu tai họa đang giáng xuống nước Tầu và Đảng CS Tầu .
Đối sách với Mỹ ra sao để làm yên lòng công luận Mỹ cũng như Âu Châu ? Tầu tự hiểu rằng Âu Mỹ cùng kết hợp đánh tan chủ nghĩa đế quốc Tầu vào dịp này đây , cũng có phần giống như thời Nha Phiến chiến tranh trong nỗ lực đòi hỏi mở cửa thị trường Hoa Lục . Nhưng hai thời đại khác nhau nên trông có vẻ giống nhau nhưng thực chất lại rất khác nhau đối với mục tiêu cuối cùng . Việc này cần phân tích ngọn nguồn trong bài khác . Tầu thực chẳng còn gì để đặt lên bàn cân để thương thuyết với Mỹ về bất cứ vấn đề gì liên quan đến quyền lợi sinh tử của Tầu cả . Chiến tranh lạnh đã qua đi vĩnh viễn rồi , Nga đã đứng hẳn về phía Mỹ , điều này thực khác hẳn với chiến tranh lạnh khi Mỹ dùng Tầu để uy hiếp Nga cùng với hàng loạt kế sách khác nhau nhằm thuyết phục Nga thay đổi chính sách bành trướng thực dân kiểu cổ . Nga có thể thay đổi nhưng Tầu thì không thể , vì sự thay đổi với Tầu cũng chính là sự tự sát đối với Đảng Cộng Sản Tầu . Nước Tầu với lịch sử cướp bóc của mình sẽ bị phanh thây thành nhiều mảnh ngay tức khắc đúng như lịch sử Tầu đã để lại . Đảng CS Tầu không thể chấp nhận được thực tế phũ phàng như vậy . Chúng sẽ phải hành động quyết liệt .
Thực tế tình hình nội trị của Tầu đang cho thấy , các vùng Hoa Nam Bách Việt và vùng Hoa Bắc Hán Tộc suy nghĩ rất khác nhau về đối sách đối với thế giới đặc biệt với Mỹ . Hoa Nam thực sự tin ở giá trị đích thực của hệ thống thị trường tự do và dân chủ , trong khi Hoa Bắc một mực cố giữ thế chi phối tuyệt đối của Hán , nhưng của cải vật chất cũng như tinh thần lại do Hoa Nam nắm giữ . Như thế , trên nguyên tắc đúng theo lý thuyết thì Hoa Nam quyết định hướng đi chứ không phải Hoa Bắc . Các tỉnh khác nằm sâu trong nội địa cũng đang nổi lên tranh dành quyền được sống , thực tế cho thấy mỗi sứ quân trong nước Tầu đang xử dụng mọi phương cách nhằm thu vén của cải vào tay các sứ quân địa phương . Việc này nay đã vượt hẳn ra ngoài tầm kiểm soát của Bắc kinh . Các chế độ CS thực ra chính là chế độ dựa trên việc tạo dựng các sứ quân để củng cố cho chế độ . Khi nào quyền của trung ương mạnh (do độc tài) thì sứ quân chịu tuân phục nhưng khi Trung Ương yếu đi thì nạn sứ quân sẽ nổi lên ngay , đó mới thực là mối lo canh cánh bên lòng đối với Bắc Kinh . Cho nên Tầu chẳng còn con đường nào khác là đi vào chiến tranh để giải quyết cùng lúc cả vấn đề đối nội cũng như đối ngoại . Nhưng chiến tranh như thế nào là câu hỏi chính hiện nay đối với Tầu . (tại VN , khi chuyển đổi , nạn sứ quân tuy vẫn còn tồn tại nhưng nhẹ hơn , nhắt là các diễn biến hiện nay cho thấy , nạn sứ quân có thể dẹp được).
LIÊN MINH TẦU-IRAN
Tầu lấy sức gì để tiến hành chiến tranh toàn diện khi ưu thắng về mọi mặt nghiêng hẳn về phía khối các quốc gia đồng minh . Ngay cả khi Tầu ồ ạt tấn công các lân bang bằng nguyên tử , thực sự không hiểu rằng các loại vũ khí ấy có thể đến các mục tiêu đã định được hay không , hay nổ ngay trên lãnh thổ Tầu (như đã sảy ra tại Tứ Xuyên cách nay vài năm) . Tầu biết đang bị vây khốn , như lời một tướng Tầu tuyên bố mới đây . Thực tế cho thấy , vòng vây cứ xiết lại từ từ . Như thế các kế sách của Tầu đang bị ngăn chặn khắp nơi . Các nỗ lực nhằm tạo dựng trận doanh Tầu trên khắp thế giới thực tế cho thấy các nhóm Hoa Kiểu Hải Ngoại cũng lấp lửng , ai mạnh thì theo một cách cầm chừng . Mặt khác các chiến trường mà Tầu xây dựng ở phương xa không thể kết hợp thành trận đồ chiến lược hoàn chỉnh được . Trận đồ duy nhất mà Tầu có ưu thế là vùng các quốc gia sát nách Tầu trong vùng ĐNA cũng như Nam Á .
Hẳn nhiên Tầu phải biết dùng thế mạnh của tầu để đánh vào thế yếu của NATO đặc biệt là Mỹ để mở vòng vây . Đó là mở rộng chiến tranh du kích trên quy mô toàn vùng để đặt điều kiện tái thương thuyết với Mỹ về vị trí của Tầu trong tương lai . Thương thuyết phải dựa trên lợi thế chiến lược mới thương thuyết được , Tầu đang cố tạo lợi thế để thương thuyết là vậy . Do thế , tất cả các lời tuyên bố hùng hổ của Tầu trong thời gian qua thực tế chỉ là đánh lạc hướng dư luận về ý đồ thực của Tầu mà thôi . Chiến lược thực của Tầu chính là mở rộng chiến tranh du kích phá hoại , gây bất ổn trên toàn vùng vành đai sát nách Tầu . Việc này đang mở rộng và sẽ ngày càng leo thang nhờ kết hợp với các nhóm Hồi Giáo cực đoan như al-Queda , Mujahedin cùng các nhóm khác hiện do Iran bảo trợ trong thực tế (bin Laden , Zawahiri trong hơn 5 năm qua trú ngụ tại thị trấn miền núi Savzrvar tỉnh Khorasan phía đông bắc Iran) . Liên minh Tầu-Iran là trụ cột trong sách lược hiện nay của Tầu trong kế sách phá vòng vây của Bắc kinh .
Venezuela thực không có gì chắc chắn vì tính cách bất nhất của đa số các nước Nam Mỹ vốn được coi là sân sau của Mỹ ; trong khi Bắc triều Tiên theo cách chuyển quyền của Kim Jong In cho người con út mới 25 tuổi học tại Âu Châu với sự trợ giúp của người em vợ Kim Jong In làm Thủ Tướng có vẻ như báo hiệu một chiều hướng bất lợi cho Tầu trong vùng Đông Bắc Á . Tầu thực chẳng dám đem quân vô Bắc Triều Tiên , dù lòng rất mong muốn, vì tình hình hiện nay khác với hồi 1950 khi chiến cuộc triều Tiên nổ ra . Khi ấy cuộc chiến Triều Tiên (1950-53) được Liên Xô trực tiếp yểm trợ và tham chiến (3500 mãy bay Mỹ bị không quân Liên Xô bắn hạ trong cuộc chiến này) . Ngày nay nếu Tầu xâm lăng Bắc triều Tiên thì sẽ bị Nga từ hướng bắc cầy nát lực lượng nguyên tử và hỏa tiễn của Tầu ngay tức thì . Hai Ông Putin và Medvedev sẽ hành động quyết liệt , vì đây là vấn đề sinh tử của Nga . Tuần qua Tầu tố cáo lính biên phòng Bắc Triều Tiên bắn chết ba lính Tầu mà phía Bắc Triều Tiên tố là con buôn xâm nhập lãnh thổ của họ . Điều này cho thấy , hiện Tầu cũng đang điều động quân đội giả dạng thường dân áp sát biên giới Tầu –Bắc Triều Tiên cũng như biên giới Tầu với các lân bang phía nam của Tầu .
Trong điều kiện kỹ thuật chiến tranh hiện nay , không nước nào có thể điều động ồ ạt quân đội mà không bị phát giác bởi hệ thống vệ tinh do thám . Do thế Tầu áp dụng cách bố trí quân phân tán mỏng đem người tới trước với vũ khí cá nhân vừa để chuẩn bị chiến tranh du kích vừa tập kết quân đội trước , phương tiện chiến tranh nặng sẽ được điều động đến sau khi chiến cuộc đòi hỏi . Giả dạng con buôn chính là cách Tầu đang tiến hành nhằm đem hàng hóa xâm nhập cùng với nhân viên tình báo để chuẩn bị chiến trường , trường hợp Kyrgyzstan là điển hình trong nỗ lực làm ung thối vùng Trung Á của Tầu . Cuộc lật đổ Tổng Thống Kyrgyzstan gốc Uzbekistan mới đây nên được coi là đòn cản chân Tầu trong vùng Trung Á . . Các công ty thương mại buôn bán tại các vùng biên giới đều là các tổ chức tình báo trá hình dưới quyền điều động trực tiếp từ Quân Ủy Trung Ương của Tầu hết thảy (Hà Nội cần nhìn rõ việc này) .
Đối với Iran cũng không còn chọn lựa khi Nga trở mặt , thực tế Iran cũng bị Mỹ và NATO vây khắp mặt (việc tầu thuận Nghị Quyết trừng phạt Iran của LHQ vào thời điểm này chẳng có ý nghĩa gì cả , khi chiến tranh đang đến gần . Đó cũng chỉ thể hiện cách tạm lui để giải tỏa áp lực ngoại giao mà thôi) . Cho nên Iran và Tầu cùng có chọn lựa chiến lược chung : đó là cùng cố thoát vòng vây của Mỹ và Phương Tây . (Tổng Tống Iran là Amadinejab đến Bắc kinh là để bàn về sách lược chung của hai phía ) . Như thế chiến lược phối hợp giữa Iran với Tầu đã trở nên thật rõ ràng , kể cả việc phân chia vùng ảnh hưởng , vùng trách nhiệm cũng như cách thức tiến hành chiến tranh du kích trên quy mô toàn vùng Á Châu .
Trớ trêu của lịch sử là cả Iran và Tầu đều là hai đế quốc cổ đại còn sót lại và đều nuôi tham vọng khôi phục niềm tự hào xưa (Iran với đế chế Achaemenid khởi đầu từ thế kỷ 6 BC , Tầu từ thời Đông Chu mở đường Nam Tiến chiếm Bách Việt) . Liên minh này cùng đối diện với sự tan rã thật sự mới có thể giữ yên cho Á Châu cũng như thế giới trong đường dài được . Do thế sự kết hợp liên minh Tầu-Iran lại là vấn đề của lịch sử mấy ngàn năm quyện lại với nhau.
PHỐI HỢP TÁC CHIẾN TẦU-IRAN
Cả hai phía đều không thể ra mặt đối đầu tực diện với lực lượng Đồng Minh mạnh về người , về của cải cũng như kỹ thuật chiến tranh quá cao . Con đường duy nhất là lấy thế mạnh của Tầu và Iran là chiến tranh du kích để đối đầu với thế mạnh kỹ thuật của NATO nhắm hai mục tiêu chiến lược sau :
a / cầm chân , tiêu hao lực lượng NATO tại hai chiến trường Afghnistan cũng như Irak thông qua mạng lưới khủng bố cực đoan Hồi Giáo . Không để cho NATO rút quân khỏi hai nơi này để kéo dài chiến tranh làm suy yếu Liên Minh Phương Tây . Khi chiến tranh kéo dài dân chúng Âu Mỹ sẽ nổi lên chống chiến tranh theo bài học chiến tranh VN trước đây . Iran cố tìm cách sở đắc nguyên tử cũng như hỏa tiễn tuy là tham vọng thực của Iran , nhưng cũng còn nhằm đánh lạc hướng dư luận thế giới về mạng lưới khủng bố Hồi Giáo hiện hoàn toàn do Iran nắm giữ và chi phối . Do thế trong các tháng tới đây chiến tranh du kích kiểu ôm bom tự sát , kết hợp với chiến tranh du kích tại nông thôn sẽ gia tăng cường độ tại cả hai mặt trận Irak và Afghanistan , Kyrgyzstan , Thái Lan kể cả Nga chắc chắn sẽ mở rộng trên quy mô lớn . Việc này đã được các giới chức quân sự NATO dự kiễn rõ ràng .
b / Tầu mở rộng chiến tranh du kích tại các vùng thuộc Vành Đai Phật Giáo trải dài từ Nam Á đến Đông Nam Á để làm ung thối toàn vùng . Chủ yếu nhắm vào Ấn Độ tại các bang như Assam tiếp giáp với Miến Điện , như Bhutan , Nepal nhằm làm suy yếu Ấn Độ đe dọa cắt đứt vùng này khỏi lãnh thổ Ấn Độ trên đất liền , song song với việc đe dọa Ấn Độ từ phía biển Ấn Độ Dương . Thái , Lào Việt Nam cũng nằm trong kế sách gây chiến tranh du kích trên vùng Đông Nam Á.
Theo kế sách này , rõ ràng là Iran cũng như Tầu gián tiếp ra tay đánh Mỹ , nhưng Mỹ cũng như Phương tây không thể bắt tận tay sự dính líu của Tầu cũng như Iran trong chiến tranh toàn vùng Á Châu được , với hy vọng nếu Mỹ cũng như Nga hoặc NATO muốn yên hãy thương thuyết với Tầu , như Tầu đã từng xử dụng chiến tranh du kích để đặt điều kiện thương thuyết với Mỹ trong chiến tranh lạnh vậy . Tầu rõ ràng biết xử dụng thế mạnh của mình để đánh vào thế yếu của đối phương như sách Tôn Tử đã dạy cho Tầu vậy . Nhưng nay khác xa với hồi 1960 , cục diện thế giới đòi phải giải quyết dứt khoát một lần , Nga với Mỹ cũng như Âu Châu nay đâu còn đối nghịch về quyền lợi nữa . Tầu thất bại toàn diện là chắc chắn .
CHỦ TRƯƠNG CHIẾN LƯỢC CỦA NATO
Bài học về chiến tranh du kích và chống du kích chiến trong suốt lịch sử loài người đã để lại cho thấy :
a / chiến tranh du kích không thể tạo được chiến thắng cuối cùng chỉ bằng hành động du kích chiến . Muốn tạo chiến thắng trước sau cũng phải dẫn đến chiến tranh toàn diện .
b / muốn thắng trong chiến tranh du kích cũng không thể chỉ thực hiện kiểu chiến tranh lùng và diệt địch hoặc các kiểu chiến tranh bí mật được . Việc này nếu không có sự can thiệp từ phía các thế lực đứng sau thì cuộc chiến cũng phải trải qua thời gian rất lâu đến mấy chục năm thậm chí có thể đến mấy trăm năm (như việc chống lại lực lượng IRA tại Bắc Ái Nhĩ Lan là rất rõ) . Muốn chiến thắng trong chiến tranh du kích hoặc khủng bố cực đoan Hồi Giáo , cần thực hiện thương thuyết với thế lực đứng sau (việc này chẳng thể sảy ra trong điều kiện hiện nay được), hoặc đánh tan ngay đầu não của thế lực đứng sau mới giải quyết chiến tranh du kích tận gốc rễ được . Sự chọn lựa trong chiến lược của Mỹ hiện nay được xét trên căn bản này để dự kiến các diễn biến sắp tới đối với thế giới .
Trước hết vũ khí nguyên tử tràn lan là đe dọa đối với an ninh toàn cầu . Các quốc gia hung đồ không sợ Mỹ về vũ khí nguyên tử của Mỹ mà về hệ thống vũ khí quy ước của Mỹ , đặc biệt kỹ thuật chiến tranh bí mật với các máy bay không người lái kết hợp với lực lượng Đặc Biệt Mỹ . Nhưng đối với Mỹ thì việc lan tràn kỹ thuật nguyên tử là đe dọa sống còn đối với thế giới nên cần dẹp bằng bất cứ giá nào . Vấn đề này không thể thương thuyết được . Như với Libya cũng là nước nuôi tham vọng nguyên tử , được thuyết phục từ bỏ , chủ yếu là để tránh việc mở rộng một chiến trường khác có thể gây nguy hiểm cho thế giới . Đối với các nước khác trong vùng Nam Á , phải để cho họ trải qua thảm họa nguyên tử (như Nga tại Ukraina hồi 1987 khi nhà máy điện Checnobin phát nổ ) bằng chính các vũ khí nguyên tử mà họ tìm cách sở đắc thì lúc đó mới cảnh tỉnh thế giới được .
Kế đến phải đánh ngay vào đầu não của thế lực đứng sau du kích chiến mới làm phân rã tinh thần của các thế lực cực đoan được . Thế lực đầu não ở đây là Tầu và Iran . Cho nên không thể thương thuyết để Tầu và Iran từ bỏ nguyên tử hay chấm dứt yểm trợ cho chiến tranh du kích được . Vì đây là cuộc chiến tối hậu sau gần 100 năm chiến tranh nhằm chấm dứt chủ nghĩa bành trướng thuộc địa đế quốc Âu Châu . Nay bước sang thế kỷ 21 , thật chẳng còn bất cứ lý do gì để tương nhượng với Tầu hay Iran như hồi chiến tranh lạnh khi Tầu mở chiến tranh du kích ở Đông Nam Á hoặc Nam Á được nữa .
Nhưng thế giới còn phải đối diện với làn sóng tội ác do các nhóm ma túy Nam Mỹ gây ra nữa . Các nhóm này chắc chắn cũng có liên hệ nhất định với các hóm tình báo Tầu , thậm chí cả Iran trong vùng . Hiện chúng có khả năng thao túng thậm chí chiếm đoạt một vài quốc gia nhỏ trong vùng Nam Mỹ đặc biệt vùng Caribbean . Thế giới phải tận diệt các nhóm này thôi . Mấy chục năm qua các nhóm này chưa bị diệt cũng chỉ chờ cho tình hình thế giới chín mùi để dẹp một lần cho gọn nhẹ . Nếu trước đây ra tay diệt thì rồi ra Nam Mỹ cũng rơi vào hỗn loạn khi các sắp xếp lớn của thế giới diễn biến như ta đang chứng kiến hôm nay . Các nhóm ấy không thể đưa ra tòa án xử theo luật được . Chiến tranh bí mật mới diệt được tận căn gốc các nhóm đó . Tình hình hiện nay cho thấy các nhóm đó đã phát triển đến cùng đích của chúng rồi . Tình hình tại Jamaica , tại Mexico xác nhận điều đó .
Sau cùng là đối với tinh thần cực đoan trong cách thức giải thích Hồi Giáo cũng như các lạc hậu do thế giới Hồi Giáo để lại hiện đang đe dọa an ninh toàn cầu nên cần gấp rút giải quyết dứt khoát (như nạn nhân mãn là cụ thể , bất chấp trách nhiệm đối với thế giới có thể dẫn đến sự tan rã của văn minh này) .
Câu hỏi quan trọng là : lúc này thế giới Phương Tây không quyết liệt hành động để dẹp yên các nhóm phá hoại đó thì còn chờ đến bao giờ nữa . Hôm nay không hành động thì cái bao giờ ấy sẽ không bao giờ tới nữa . Khi ấy các sự hy sinh của vài trăm triệu người trong suốt thế kỷ 20 trở thành vô nghĩa sao? Trách nhiệm của người sống hôm nay còn là đối với những người đã chết , vô luận da trắng , vàng hay đen . Cho nên : " tuyệt đối không thể có tương nhượng đối với chủ nghĩa đế quốc Tầu hay Iran trong bất cứ vấn đề gì " . Chiến tranh toàn diện tất yếu phải sảy ra như nhằm đánh tan Tầu cũng như Iran . Khi ấy tất cả các vấn đề khác sẽ được giải quyết sau đó .
Nhiều người Việt trong nước cũng như hải ngoại vẫn cứ e dè sợ Mỹ bỏ cuộc như hồi chiến tranh VN trước đây , hoặc sợ Mỹ sẽ tương nhượng quyền lợi với Tầu để chia đôi thế giới . Thế giới hôm nay , Mỹ đâu dám tự tiện bán đứng cả vùng rộng lớn với hàng mấy tỷ sinh linh . Một Chiến Tranh Lạnh , Mỹ chỉ tương nhượng một VNCH cũng đủ gây khó chịu với dư luận thế giới rồi . Đạo đức làm người vào thế kỷ 21 này đã quá khác biệt đối với thời chiến tranh lạnh . Như thế giá trị đạo đức của xa hội Duy Lý hiện đại để đâu? Giá trị Hiến Pháp Mỹ để chỗ nào . Do thế , tuyệt đối không thể có sự tương nhượng như nhiều người nghĩ . Các suy nghĩ như vậy là rất sai về mặt đạo lý, lịch sử cũng như hiện tình thế giới .
Á Châu muốn giết nhau , hãy cứ để cho Á Châu giết nhau bằng vũ khí nguyên tử nếu họ muốn . Vấn đề là bảo trọng những vùng đã xây dựng trên căn bản dân chủ với thị trường tự do cạnh tranh trong chừng mực có thể bảo trọng được .
Như đã trình bày Trục Bắc Kinh- Teheran- Venezuela thực sự muốn kềm chân NATO tại Afghanistan để chờ khi tình hình chín mùi thực hiện một Coup như Dunkerque hồi Thế Chiến nhằm bắt hoặc vây hãm tối đa quân đội NATO trong vùng để đặt điều kiện thương thuyết . Quân NATO hiện lệ thuộc vào đường tiếp tế thông qua Pakistan tại thành phố cảng Karachi để vận chuyển đường bộ tiếp tế cho NATO tại Afghanistan . Mới đây đoàn xe tiếp tế này bị đánh làm cháy khoảng 10 xe cùng với 5 tài xế bị chết . Điều đó cho thấy chiến tranh du kích đang mở rộng trong lãnh thổ Pakistan . Theo tin của New York Time trích dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc Phòng Mỹ , hôm nay 14-6-2010 thì trữ lượng hầm mỏ trên lãnh thổ Afghanistan lên đến 1 trillion dollar đối với nước Afghanistan có tổng sản lượng nội địa hiện nay chỉ là 12 tỷ dollar , tin cập nhật cho biết trị giá hầm mỏ tại Afghanistan lên tới trên 3 trillion dollars (sao mà giống vụ dầu khí ở Biển Đông thời VNCH thế) . Bản tin không nói hầm mỏ đó là gì , chắc chắn là khí đốt cũng như dầu thô đều là những thứ mà Tầu rất cần . Như thế Tầu cũng như Iran càng thèm muốn vùng này .
Tình hình như vậy có thể dẫn đến hai cách giải thích khác nhau : thứ nhất là dụ cho Tầu sớm đi vào vùng này bằng cách kết hợp với Iran , nuôi dưỡng Pakistan để khống chế Ấn Độ . Thứ hai là dụ cho Tầu cũng như Iran ngưng phá hoại đối với lực lượng NATO tại Afghanistan để quân NATO sớm rút khỏi vùng đất này nhiên hậu vẫn sớm dẫn đến chỗ Tầu và Iran thôn tính Afghanistan . Tương lai Afghanistan vẫn còn đen tối trong mấy năm tới đây trước khi được tươi sáng hơn lên như đã trình bày trong bài trước . Sự kiện một công ty Úc tuyên bố tìm thấy mỏ vàng cực lớn trong tỉnh tiếp giáp với Tây Nguyên của VN mới đây một lần nữa càng để lộ cho thấy các nguồn tài nguyên lớn lao đối với các lãnh thổ xung quanh nước Tầu , càng thúc đẩy Tầu dồn tối đa nỗ lực xâm lăng các lân bang một cách mạnh bạo hơn nữa theo tính toán của Bắc Kinh .
Như vậy việc rút quân NATO ra khỏi Afghanistan là điều phải sảy ra trong thời gian gần tới đây , chỉ có điều là trong điều kiện cụ thể thế nào mà thôi . Cũng chỉ có một trong hai cách : thứ nhất Hội Đồng Bộ Tộc Afghanistan thỏa thuận hợp tác với chính quyền tại Kabul để sớm đưa nhóm Taliban Afghanistan đến chỗ buông súng . Điều này có nghĩa là chế độ bộ tộc sẽ vẫn tiếp tục tồn tại . Hoặc giả các nhóm Hồi Giáo Cực Đoan sẽ phối hợp đánh mạnh vào lực lượng NATO để lực lượng này phải triệt thoái trong điều kiện không mấy danh dự . Cả hai tình huống như vậy đều dẫn đến chiến tranh mở rộng ngay sau đó vì thế lực đứng sau là Iran với Tầu vẫn quyết chiếm vùng Nam Á, song song với việc chiếm Đông Nam Á để đặt điều kiện thương thuyết với Mỹ về quyền lợi sinh tử của hai nước này . Mỹ lại không có quyền gì để thương thảo nhân danh quyền lợi của các nước khác giống như Hiệp Định Ba Lê về VN năm 1973 . Cho nên ngòi nổ Nam Á thực tế sẽ dẫn đến Thế Chiến rộng lớn trong vùng . Chính trong điều kiện đó Mỹ cũng như Âu Châu phải chuẩn bị mọi tình huống có thể sảy ra .
Tình hình tại Kyrgyzstan đang loạn to tại vùng bộ tộc phía nam , con số ghi nhận chánh thức khoảng 200 người chết , 800,000 người gốc Uzbekistan phải lánh nạn . Nhưng theo bà Tổng Thống lâm thời xứ này phát biểu mới đây , số bị chết lên tới trên 2,000 . Kyrgyzstan đã chánh thức yêu cầu quân Nga trợ giúp vãn hồi trật tự . Nga từ chối vào lúc này là đương nhiên . Chắc chắn LHQ phải can dự sắp tới đây để hình thành lực lượng quốc tế có mặt tại chỗ do Nga đứng chỉ huy tổng quát cùng với lực lượng của nhiều nước khác để vãn hồi trật tự trong vùng Trung Á . Lại một mặt trận khác nổ ra trực tiếp liên quan đến thế đối đầu giữa Tầu với Nga . Việc này cũng còn liên hệ đến Afghanistan nữa (cách nay mấy tuần tôi đã nói vấn đề này , xin đừng đòi hỏi phải đi sâu vào vấn đề này) .
ÂU MỸ CHUẨN BỊ TÌNH HUỐNG TỒI TỆ NHẤT CÓ THỂ SẢY RA
Việc Do Thái phong tỏa Gaza ngăn chặn các đoàn tiếp tế từ bên ngoài đến bằng đường biển đang đặt ra âu lo đối với cuộc chiến trong vùng Địa Trung Hải giữa Do Thái với hải quân Iran hiện được nói là sẵn sàng hộ tống ba tầu thuộc Hội Lưỡi Liềm Đỏ Hồi Giáo chuyển phẩm vật cứu trợ cho Gaza . Tiềm thủy đỉnh trang bị hỏa tiễn của Do Thái cũng đã áp sát vùng biển Persia nhằm đe dọa hải quân Iran .
Hải quân Tầu và Ấn rất dễ đụng nhau trên vùng biển Ấn Độ Dương . Giai đoạn này cũng chính là thời kỳ đánh dấu sự sống còn đối với an ninh của nước Ấn. Khi Ấn Độ bị hai thế lực truyền thống là Iran kết hợp với thế lực Tầu bên bờ đông Hy Mã Lạp Sơn uy hiếp khắp các mặt , phối hợp với khủng bố đánh ngay vào trung tâm của nước Ấn dân chủ và thị trường tự do . Cuộc cờ này cũng kỳ thú lắm , một khi quốc gia đông dân hạng nhì thế giới , cũng là quốc gia dân chủ tự do bị hai thế lực thực dân kiểu cũ cùng kết hợp tàn phá thì Phương Tây chẳng còn chút uy gì để nói với thế giới cả . Khi ấy làn sóng đen sẽ tràn ngập các vùng khác (đen không phải là Châu Phi) . Thảm họa chẳng nhỏ . Cho nên Phương tây cùng với Nga phải giúp cho Ấn Độ trong cuộc chiến tối hậu này .
An ninh của Ấn Độ bị đe dọa là rất rõ ràng , nhưng nước Ấn vẫn cứ tĩnh tọa chiêm quan . Ấn quan sát đánh giá chặt chẽ các kế sách của Iran cũng như Tầu là trực tiếp , gián tiếp là Pakistan cũng như Banglades và Miến Điện ; âm thầm chuẩn bị thực lực nhằm đối phó với cuộc chiến lớn sẽ sảy ra trong vùng Nam Á là nơi được coi là Trung Tâm của tranh chấp , phối hợp với mặt trận Đông Nam Á do Tầu đứng dàn dựng mé sau . Ấn cũng tự hiểu rằng dẹp đạo quân Maoist hiện có mặt tại 20 trong 28 tỉnh bang của Ấn cũng như các nhóm Hồi Giáo Cực Đoan xuất phát từ Pakistan không thể thành công chỉ bằng các hành động chống du kích chiến đơn giản được , mà phải bằng và thông qua một hành động toàn diện nhằm đánh tan thế lực dàn dựng mé sau cũng như đánh tê liệt thần kinh của các thứ chủ nghĩa cực đoan ấy thì thế giới mới yên được . Do thế Ấn Độ rất ít lên tiếng về vấn đề an ninh trong vùng . Nhưng hãy cứ xem các nhà nghiên cứu Ấn Độ đặc biệt quan tâm đến Tầu cũng như Iran cũng đủ cho thấy mối ưu tư của họ .
Ấn đã mướn dài hạn tiềm thủy đỉnh nguyên tử tấn công của Nga , hợp đồng bắt đầu vào năm 2011 cũng đủ cho thấy Ấn đang ráo riết chuẩn bị lực lượng không và hải quân . Ấn Độ theo dự trù cũng có hai hàng không mẫu hạm . hải quân Ấn cũng đã có đôi chút kinh nghiệm về kỹ thuật tác chiến và điều hành hàng không mẫu hạm , so với Trung Cộng chưa hề có chút kinh nghiệm nào liên quan đến lãnh vực này . Ấn Độ hiện hợp tác mật thiết với Mỹ về mọi lãnh vực , điều này cho thấy hai thế lực kình chống nhau nhằm dành quyền kiểm soát Hy Mã Lạp Sơn gay go đến dường nào . Cuộc chiến Ấn, Hoa cũng chính là cuộc chiến giữa hai con bọ cạp như lời ông Dick Cheney đã nói về cuộc chiến Mỹ, Hoa vậy . Ngồi trên đỉnh Hy Mã Lạp Sơn mà điều phối thiên hạ hay biết chừng nào .
Hình thái chiến tranh hiện đại không đơn giản chỉ trên chiến trường trên mặt đất . mà chính yếu là cuộc chiến ngoài không gian liên quan đến gần ngàn vệ tinh bay quanh quỹ đạo trái đất . Mọi hệ thống chỉ huy kiểm soát trên chiến trường , mọi liên lạc viễn thông trong lãnh vực thương mại , mọi loại điện thoại hay điện thư đều lệ thuộc vào hệ thống vệ tinh này . Đặc trưng của xã hội hiện đại chính ở hệ thống đó , nhưng lại là hệ thống ít được bảo vệ nhất . Chủ yếu do các giới hạn của luật pháp quốc tế cũng như quyền căn bản của con người trong xã hội được cai trị bởi Luật Pháp . Một tay tin tặc ở đâu đó có thể phá hủy hoặc làm shut down cả hệ thống rộng lớn mà việc khôi phục lại có thể mất vài tuần hoặc lâu hơn nữa . Như thế an ninh toàn cầu lệ thuộc vào hệ thống viễn thông toàn cầu . Một khi hệ thống ấy bị tin tặc shut down thì các phía đối nghịch có thể coi đó là dấu hiệu của chiến tranh , hỏa tiễn có thể kích hỏa từ phía này hoặc phía kia sẽ dẫn đến sự trả đũa nguyên tử , chỉ trong 5 phút là nổ ra chiến tranh nguyên tử toàn cầu . Thảm kịch có thể dẫn đến sự hủy diệt rộng lớn so với bất cứ thế chiến nào mà loài người đã chứng kiến .
Dường như trong các lãnh vực khoa học kỹ thuật thì hình thái chiến tranh trên mạng (Cyber War) được coi là lãnh vực mà các nước kém về khoa học có thể lấp đầy khoảng cách biệt với các quốc gia tiến bộ về khoa học kỹ thuật ít ra là trên căn bản tin tặc . Thậm chí chẳng có người nhiều kinh nghiệm hơn với ít kinh nghiệm hơn , chỉ cần một phút xuất thần một ai đó tìm ra khóa mật mã do tình cờ cũng đủ giết cả nhân loại này vậy . Quốc Gia càng lệ thuộc vào Viễn Thông càng bị đe dọa về an ninh nhiều hơn . Ấy là chưa kể đến các thay đổi về sóng từ trường do các thiên thể tạo ra cũng có thể gây hư hỏng đối với một số vệ tinh nào đó . Việc này cũng có thể được coi là dấu hiệu bị tấn công vào mạng lưới điện Toán , chiến tranh nổ ra ngay tức thì mà chả cần lệnh của giới chức chỉ huy cao nhất , vì khi đó liên lạc bị cắt đứt rồi nên các chỉ huy địa phương hoặc trên mỗi chiến hạm đều có quyền hành động ngay không cần lệnh từ Bộ Tổng Tham Mưu .
Nói chung các quốc gia đều coi lãnh vực này là quan trọng nhất đối với hệ thống an ninh quốc gia trong tấn công cũng như trong phòng thủ . Rất nhiều kỹ thuật bị đánh cắp qua hệ thống này mặc dù có rất nhiều cửa chắn khác nhau đã được dựng lên để ngăn chặn tin tặc xâm nhập . Hình thức thiết lập hệ thống giả (thí dụ 95% thật chỉ 5% là giả chẳng hạn)cũng đã từng được ứng dụng nhiều lần . Chiến tranh trên mạng cũng đủ mưu kế như chiến tranh ngoài chiến trường vậy , là đầu mối của cái chết của cả một văn minh chứ chơi sao . Cuộc chiến trên mạng giữa tầu với Mỹ và các quốc gia đồng minh với Mỹ thực tế đã sảy ra từ lâu rồi . Nhiều người cứ coi đó là truyện thường vì đâu thấy chết chóc . Nhưng cuộc chiến này là rất thực chứ không ảo như nhiều người nghĩ . Chúng ta hãy xem Âu Mỹ chuẩn bị ra sao trong cuộc chiến này .
Ngày 10 tháng 6 Chủ Tịch Ủy Ban An Ninh Nội Địa Mỹ là TNS Joe Lieberman đã đề nghị một dự luật đặc biệt vượt khỏi tầm ảnh hưởng như Luật Ái Quốc dưới thời Ông Bush hoặc các luật khác liên quan đến quyền tự do của nhân dân Mỹ . Dự Luật được gọi tên là PCNAA (Protecting Cyberspace as a National Assets Act) . Dự luật ngay tức khắc được TNS Jay Rockefeller DC và TNS Olympia Snowe CH lên tiếng ủng hộ . Dự luật dài 197 trang này quy định chi tiết nhiều vấn đề liên quan đến cách ứng phó đối với các đe dọa liên quan đến an ninh quốc gia Mỹ trong lãnh vực truyền thông trên mạng .
Tổng Thống Mỹ được ủy quyền rất rộng lớn trong lãnh vực Cyber Security . Ông có quyền ra lệnh cắt hẳn một phần hoặc toàn thể hệ thống Internet trên lãnh thổ Mỹ , Bộ Ngân Khố có thể lãnh trách nhiệm thanh toán cho các công ty tư . Tại Bộ Nội An thành lập Trung Tâm NCCC (National Center for Cybersecurity and Communications) . Bộ Quốc phòng thành lập Bộ Tư Lệnh chiến tranh trên mạng CyberCom . CyberCom có quyền kiểm soát internet tư nhân .
Vấn đề chiến tranh trên mạng thực tế trở thành hình thái chiến tranh chi phối mọi hình thái chiến tranh khác cũng như chiến trường khác nhau , trong nước Mỹ cũng như ngoài nước Mỹ . Như vậy quyền được giao cho Tổng Thống Mỹ thực tế cũng là quyền cắt đứt mọi hệ thống viễn thông toàn cầu , vì một khi Ông quyết định cắt đứt hệ thống viễn thông tại Mỹ cũng là cắt đứt viễn thông toàn cầu vì cả hệ thống toàn cầu lệ thuộc ở mức độ nhất định vào hệ thống vệ tinh do Mỹ làm chủ . Như vậy quyền hạn đó có phải là thực tế cho phép Tổng Thống Mỹ tuyên chiến trên mạng nhưng lại không phải là tuyên chiến trên chiến trường giữa hai quân đội đối nghịch hay không ? thực tế một khi Ông quyết định như vậy thì chỉ nước nào có hệ thống vệ tinh riêng chuyên xử dụng trong phạm vi quốc phòng hoặc an ninh mới có thể tự vận hành được mà thôi . Nhưng thực tế cũng bị sáo trộn ở mức độ nhất định .
Chiến tranh đối với Mỹ từ trước đến nay thường sảy ra bên ngoài nước Mỹ . Khi Mỹ tuyên chiến với nước khác , điều đó có nghĩa là nước Mỹ đi vào chiến tranh , chính phủ có thẩm quyền rất rộng rãi trong việc kiểm soát dân chúng Mỹ về mọi mặt . Chiến tranh ngày nay sảy ra cả bên trong lẫn bên ngoài nước Mỹ , nhưng lại không phải là chiến tranh quy ước kiểu cổ điển khi quân đội hai bên dàn ra trên chiến trường để áp dụng quy ước Geneve về tù binh . Chiến trường bây giờ sảy ra trên quy mô toàn cầu dưới mọi hình thái khác nhau , toàn ra tay ngầm nên trên nguyên tắc không thể bắt bẻ nhau được . Chiến tranh mà bàn tay vẫn sạch , thế mới hay .
Sự kiên Bộ Ngân Khố khi cần đảm nhận việc thanh toán thay cho các công ty tư nhân . Thuật ngữ này thực tế chỉ được báo chí nói đến duy nhất chỉ một lần theo cách của báo chí . Chi tiết của dự luật ra sao , ít ai hay biết . Mọi suy diễn liên quan đến dự luật này chỉ là suy diễn mà thôi . Câu hỏi được đặt ra là : điều đó có phải là cách nói khác của tình trạng khẩn cấp hay không ? điều đó có phải là nước Mỹ được cai trị bằng quân luật hay không ? Xem ra cả hai dự kiến này đều đúng .
Hãy giả sử tình huống tồi tệ nhất sảy ra khi hệ thống điện nước tại Mỹ bị tấn công toàn thể hay một phần bằng vũ khí HAARP (viết tắt bởi chữ Hight Frequency Active Auroral Research Program tức là vũ khí Tesla Electromagnetic Pulse) cầm tay thì ngay tức khắc Ông Tổng Thống cũng như nước Mỹ và cả thế giới đều phải coi đó là chiến tranh toàn diện . Chính quyền Mỹ phải đi ngay vào chính quyền Underground Government ngay tức thì , và hệ thống internet sẽ bị cắt ngay , tình trạng khẩn cấp được ban hành . Mọi biện pháp như vậy là cần thiết phải thi hành để ngăn ngừa một tình hình xấu hơn có thể sảy ra , hoặc dẫn đến chiến tranh toàn diện hoặc sửa chữa lại hệ thống điện quốc gia cũng có thể mất cả tháng dài . Liệu khi đó đất nước có bị các nhóm tội ác nổi lên phá hoại hay không ? Nếu có thì phải làm sao . Cai trị bằng quân luật chẳng thể tránh được , nếu không cả văn minh phương Tây bị tan rã mau chóng từ bên trong .
Hãy giả sử điều đó sảy ra tại một nước nào đó tại Âu Châu thì cả Âu Châu cũng như Mỹ đều phải hành động y như vậy . Vì hôm qua 6-13 các nước thành viên NATO còn tiến xa hơn so với dự luật tại Mỹ được TNS Joe Lieberman đề nghị (nhưng thực tế , cả hai phía Âu Châu và Mỹ đều hình thành một kiểu luật tương đối giống nhau về nội dung , nhưng với tên gọi khác nhau) . Tại NATO một Ủy Ban dưới sự chủ tọa của bà Madeleine Albright Cựu Bộ trưởng Ngoại Giao dưới thời Bill Clinton đã đưa ra khuyến cáo đối với NATO là : " bất cứ cuộc tấn công vào đường dây cáp chuyển dữ kiện của bất cứ quốc gia Âu Châu nào thì NATO có thể trả đũa bằng quân sự . Cuộc tấn công như vậy là nhằm đánh vào hệ thống chỉ huy và kiểm soát của NATO , NATO có quyền tấn công trả đũa theo chương 5 của Hiến Chương thành lập NATO " (từ ngữ đường dây cable nói tới ở đây thực tế bao gồm toàn hệ thống viễn thông) .
Vấn đề là tấn công vào nước nào nếu một khi cuộc tấn công vào hệ thống cáp chuyển dữ kiện điện toán xuất phát từ cá nhân vô danh nào đó . Kế đến thế nào là tấn công vào đường cáp chuyển dữ kiện điện toán , điều đó có liên hệ đến tin tặc phá hoại hệ thống hoặc nước khác tiến hành chiến tranh phá hoại vệ tinh viễn thông hay không ? Một khi Mỹ và Âu Châu ban hành luật như vậy thì Tầu với Iran càng cảm thấy âu lo , vì hai xứ này không làm chủ được toàn diện hệ thống vệ tinh viễn thông toàn cầu để có thể hoạt động độc lập và có dự phòng một khi bị tấn công trên không trung sảy ra . CyberWar quá dễ dàng trở thành thế chiến là vậy .
Vấn đề là tại sao vào thời điểm này cả Mỹ cũng như Âu Châu đều chuẩn bị cho măt trận quốc nội một cách quyết liệt như vậy . Điều đó cho thấy các diễn biến quốc tế đang đi vào thời kỳ cực kỳ gay gắt , chiến tranh có thể nổ ra bất cứ lúc nào với đủ mọi hình thái khác nhau mà ta có thể mường tượng ra được . Duyệt lại tình hình thế giới ta thấy hàng loạt các chuẩn bị khác nhau từ phía Tầu Iran , do thế Mỹ cùng NATO phải chuẩn bị để đáp ứng .
CẮT LƯỠI BÒ CỦA TẦU
Tầu gọi vùng biển Đông nước ta xuống tận Indonesia là vùng biển lưỡi bò thuộc chủ quyền lãnh hải của Tầu . Việc này đe dọa an ninh hàng hải trong vùng biển quốc tế . Theo cách xác định chủ quyền như vậy thì các nước ven biển chỉ có quyền trên vùng biển 12 hải lý từ bờ đi ra mà thôi , tất cả vùng biển ngoài hải phận 12 hải lý là lãnh thổ của Tầu . Trước tiên điều này phải được coi là : Tầu xác nhận chủ quyền đối với mọi quốc gia trong vùng Đông Nam Á bất chấp đó là các quốc gia độc lập được luật pháp quốc tế nhìn nhận và là thành viên thuộc LHQ . Vì khi Tầu tuyên bố quyền làm chủ Biển Đông thì các nước khác trong vùng đương nhiên trở thành các tỉnh của Tầu . Một khi suy rộng ra nữa ta sẽ thấy rõ là một khi Papua New Guinea cũng là lãnh thổ Tầu thì các đảo trong vùng biển kế cận cũng là lãnh thổ Tầu , cứ tiếp nối như vậy thì cả Úc , Tân Tây Lan hay toàn Thái Bình Dương cũng như Châu Mỹ hay châu Phi đều là lãnh thổ của Tầu hết thảy .
Như thế , Tầu thực tế tuyên chiến với thế giới và quyết xé bỏ mọi Hiệp Ước , Quy Ước Quốc Tế cũng như Hiến Chương LHQ mà Tầu là thành viên thường trực thuộc HDBA . Điều này đương nhiên dẫn đến chỗ mọi trật tự do loài người đã tốn biết bao xương máu để có ngày hôm nay , kể cả văn minh này, đều bị Tầu coi là của riêng của Tầu hết thảy , Tầu có quyền chiếm đoạt theo cách của mình .
Lịch sử nhân loại chưa hề sảy ra trường hợp có kẻ nào dám hành động ngỗ nghịch như vậy . Tầu dựa vào sức mạnh gì để lớn lối như thế ? Câu trả lời rất rõ là : " chả có gì cả ngoài việc đem trên 1.3 tỷ dân Tầu cùng đi vào chiến tranh tự sát kiểu Kamikaze của Nhật hồi Thế Chiến II " . Như thế Tầu quả thực muốn chiến tranh , hãy để Tầu đi vào chiến tranh , ngăn cản thuyết phục cũng vô ích như lịch sử đã nhiều lần chứng minh như vậy . Hành vi của Tầu còn đặt ra một tiền lệ cực kỳ nguy hiểm khi các nước khác theo cách Tầu hành sử cũng tuyên bố chủ quyền trên vùng biển quốc tế như Hắc Hải , Địa trung Hải hay vịnh Persia . Điều này sẽ dẫn đến chiến tranh trên quy mô toàn cầu , sự hủy diệt rộng lớn là điều thực tế như các nhà khoa học vẫn hằng nói đến ngày 21-12-2012 là ngày tận thế vậy .
Biển Đông không phải là Hắc Hải là vùng biển chỉ có duy nhất lối ra vào tại Bosporus . Gần ½ lượng hàng hóa đi qua vùng biển này , cho nên vùng biển Đông trở thành sinh tử đối với Nga , Nhật , Triều tiên , Mỹ cũng như Úc hay Âu Châu . Khi tuyên bố chủ quyền trên vùng biển Đông được tầu gọi là vùng biển Lưỡi Bò , thực tế Tầu tuyên chiến với thế giới . Cắt cái Lưỡi Bò của Tầu là việc tất yếu phải tới thôi . Nếu không làm mà cứ tiếp tục nhún nhường thì rồi ra cũng chả khác gì với hội nghị Munich năm 1938 khi Pháp và Anh nhìn nhận quyền xâm lăng của Hitler đối với vùng Trung Âu vậy . Vấn đề là cắt cái lưỡi bò ấy một cách thông minh mới là điều đáng nói , việc này nằm ngoài tầm của bài viết ngắn này .
Đô Đốc Tư Lệnh Mỹ Robert Willard đã thẳng thừng tố cáo Tầu khi tuyên bố được báo Tiền Phong trong nước trích dẫn như sau : "Mỹ phản đối việc một bên nào đó đòi quyền sở hữu toàn bộ khu vực thông qua những biện pháp không hòa bình , hoặc không thông qua các công ước Quốc Tế", vùng Biển Đông là nơi vận chuyển hàng hóa hàng năm trị giá 1.3 trillion liên quan đến thương mại của Mỹ . Năm 2009 Tầu đã bắt 433 ngư phủ VN theo lời Đô Đốc Tư Lệnh Hạm Đội 7 phát biểu với tờ báo Asahi Shimbun đầy uy tín của Nhật . Xin lưu ý lời phát biểu của Đô Đốc Willard là "sở hữu toàn khu vực " từ ngữ này còn bao hàm luôn cả lãnh thổ trên đất liền nữa .
Bà Ngoại Trưởng Mỹ Clinton mới đây có nói : " Mỹ biết xử dụng sức mạnh một cách thông minh " từ ngữ thông minh mà bà Clinton nói đến mang nhiều ý nghĩa thâm sâu đối với sách lược của Mỹ đối với chủ nghĩa đế quốc mới kiểu Tầu . Trong chỗ công khai các giới chức chính quyền cũng như truyền thông Mỹ luôn xử dụng ngôn ngữ rất ngoại giao khi nói đến vùng Biển Đông ; thậm chí truyền thông Mỹ hầu như cố tình làm ngơ đối với hiểm họa chiến tranh tại Á Châu nói chung , chủ yếu vì sợ làm giao động niềm tin vào thị trường cũng như đà khôi phục kinh tế yếu kém tại Âu Mỹ nên cố tình đánh lạc hướng dư luận đối với vụ tràn dầu của BP trong vùng vịnh Mexico mà thôi .
Bài viết mới đây của nhà nghiên cứu Ấn Độ là D.S. Rajan Giám Đốc Trung Tâm Chenai chuyên nghiên cứu về Tầu được Ô Ngọc thụ đăng trên Đối Thoại online . org , trích dẫn lời phát biểu của quan chức Tầu tố Mỹ dùng chiến lược bao vây Trung Quốc . Một số bài khác được Đại Tá không quân tầu Đới Từ dựa vào nhận định của Ông Trương Vũ Xương , Giáo Sư trường Đại Học Tài Chánh Bắc Kinh nói cách nay vài năm để làm cơ sở tiết lộ rằng : " Mỹ điều khiển 21 trong 28 ngành công nghiệp tại Trung Quốc . Sau khi làm trống rống kinh tế Hoa Lục vào thời điểm mà TQ tập trung nhiều năm để làm tăng trưởng GDP qua thương mại . Hoa Kỳ tái đầu tư vào Tầu bằng tiền nhận được từ Tầu , khống chế tài nguyên khoáng sản của Tầu , cản không cho Tầu mua các công ty Mỹ , phủ nhận bất cứ công nghệ vũ khí cao nào của trung Quốc . Đông Nam Á ngày càng phụ thuộc vào Mỹ " . Ông này đã viết trong bài nhan đề Huan Qiu Shi Ye đăng trên trang mạng Global Vision ngày 24-5-2010 như sau : " Chiến tranh lạnh , Mỹ kềm chế Trung Quốc cứng rắn , bóp cổ Liên Xô nhẹ nhàng , nay Mỹ kềm chế Nga cứng rắn để bóp cổ Trung Quốc nhẹ nhàng " .
Một sỹ quan Tầu khác là Đại Tá Lưu Minh Phúc thuộc Học Viện Quốc phòng Tầu , trong cuốn sách mới đây " Giấc Mơ Trung Quốc " ngay trước phiên họp Quốc Hội vào tháng 3-2010 , đã hô hào Tầu " bỏ đi ảo tưởng và chuẩn bị sẵn sàng đối đầu với Mỹ để chuẩn bị cho việc thống trị toàn cầu vào thế kỷ 21" . Đó là quan điểm của phe diều hâu được Tầu dàn dựng dưới quyền chủ soái của Trì Hạo Điền . Hồ Cẩm Đào lãnh đạo Đảng dùng Trì Hạo Điền để đe dọa hầu đặt điều kiện thương thuyết nhằm cố kéo dài thời gian được chừng nào hay chừng ấy để chuẩn bị thực lực cũng như khai thác lợi thế thương mại với các nước Âu Mỹ như những kẻ bám vào người khác để hút máu xương của họ như một thứ đỉa . Hồ Cẩm Đào chủ trương bảo vệ quyền lợi cốt lõi của Tầu , nên Đảng CS Tầu đã cố tình trong chỗ công khai không coi tranh chấp với Ấn là vấn đề quan trọng dựa trên quan niệm liên quan đến điều mà các nhà chiến lược gọi là : " sự điều tiết lẫn nhau , để giữ sự quân bình lực lượng " , thực tế nên được coi như sự quân bình khủng bố giữa Ấn với Tầu .
Điều này cũng có phần khá giống với Hiến Chương Thượng Hải SCO nhằm tìm cách yên mặt Bắc của Tầu . Tầu tự hiểu không thể đối đầu với nhiều kẻ thù cùng một lúc được . Đối thủ chính vẫn là Mỹ tại Biển Đông Thái Bình Dương cũng như tại Nam Á . Việc này có liên hệ đến quyền lợi sinh tử của Nga trên Thái Bình Dương , Biển Đông cũng như tại Trung Á . Nga phải hành động quyết liệt cũng như Mỹ hay Ấn Độ , chẳng còn sự chọn lựa nào khác với Nga nữa . Ông Metvedev trong dịp kỷ niệm chiến thắng Đức tại Maskva , lần đầu tiên có sự hiện diện quân sự của các nước Đồng Minh , đã tuyên bố một câu để đời : " Staline phạm tội ác chống con người , nước Nga suy sụp là do lỗi của Staline " . Câu nói đó cũng mang ý nghĩa , trong điều kiện có sự hiện diện của các nước đồng minh trong Thế Chiến II tại Maskva , cũng bán chánh thức chuyển đến cho Tầu một tín hiệu là Nga đứng hẳn về phía Âu Mỹ chống lại chủ nghĩa đế quốc kiểu mới của Tầu .
Tình hình Kyrgyzstan đang bất ổn sau coup xuống đường mới đây đã lật đổ chế độ tham nhũng độc tài Bakiyev tại đó . Việc này xuất phát từ mâu thuẫn đối với các bộ tộc phía nam Kyrgyzstan , nhưng cũng có bàn tay Tầu đứng phía sau đã làm trên 200 người chết . Chính phủ Kyrgyzstan yêu cầu Nga tham gia giữ hòa bình nhằm ổn định tình hình . Nga chánh thức từ chối , như vậy bất ổn tại Kyrgyzstan còn leo thang cho đến khi cuộc chiến lớn trong vùng sảy ra , nhiên hậu mới đi đến giải pháp chung cuộc được . Giải quyết Nam Á cũng chính là Trung Á , người Nga phải nắm một vị trí quan trọng trong vùng thôi . Việc này đã được thỏa thuận rồi .
Cứ như những phát biểu cùng với diễn biến tình hình như vậy thì Mỹ với Tầu còn gì để nói nữa . Nhưng thực tế , Mỹ vẫn tỏ ra nhẹ nhàng với Tầu tại Hội Nghị Sangri La lần thứ 9 tại Singapore mới đây . Ông Robert Gates Bộ Trưởng QP Mỹ chỉ tuyên bố , được BBC trích dẫn là : " Mỹ quan tâm tới Biển Đông . Biển Đông là nơi mối quan ngại đang gia tăng và mong muốn các bên thực hiện chặt chẽ tuyên bố về ứng xử (DOC) . Trong bài phát biểu hôm 5 tháng sáu , Gates nói :" Chúng tôi phản đối bất cứ hành động nào nhằm sách nhiễu các công ty của Mỹ cũng như các nước khác đang thực hiện hoạt động kinh tế hợp pháp tại Biển Đông " . Hai từ ngữ cần nhấn mạnh ở đây là Biển Đông và hoạt động kinh tế hợp pháp , điều đó hàm ý rằng Mỹ nhìn nhận chủ quyền của VN trong vùng biển Đông , và rằng khi Tầu tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông thì điều đó có nghĩa là Tầu xâm lăng VN cũng như các nước Đông Nam Á độc lập , dân chủ , thị trường tự do.
Về phần mình , Phó TTM trưởng quân đội Tầu tuyên bố : " trong 50 năm qua lãnh thổ Tầu vẫn là 9 triệu km2 , duy trì an ninh khu vực là lợi ích và bổn phận của Trung Cộng " . Lợi ích của Tầu cũng là lợi ích của tất cả các nước liên quan . Nhưng bổn phận thì ai ban cho Tầu cái bổn phận ấy . Ai xâm lăng gây bất ổn trong khu vực để yêu cầu Tầu được phép có bổn phận đối với vùng Biển Đông thuộc chủ quyền của VN cùng một số nước khác trong vùng ĐNÁ . Thật là lời phát biểu của kẻ cướp giả nhân nghĩa .Mọi diễn biến trên toàn vùng Á Châu đều cho thấy , chỉ chiến tranh lớn mới giải quyết được tranh chấp trên toàn vùng Á Châu Viễn Đông mà thôi .
Trong tình hình đó , phía Mỹ phải tiến hành các bước tiến mới trong khu vực Thái Bình Dương . Tại phiên họp Sangri La 9 tại Singapore , khi gặp Bộ trưởng Quốc Phòng Nhật , Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Robert Gates phát biểu liên quan đến Bắc Triều Tiên nhưng cũng hàm ý liên quan đến Tầu là : " To do nothing would set up the wrong precedent " . Điều đó có nghĩa : " các nước cần phối hợp hành động nhằm ngăn chặn chủ nghĩa đế quốc Tầu , Ông cũng nói phải tính đến các bước tới đối với Bắc Triều Tiên " . Liam Fox Bộ Trưởng QP Anh tuyên bố " cần cẩn trọng không để tình hình leo thang " . Tin mới nhất cho thấy Bắc Triều Tiên chánh thức lên tiếng bác bỏ cáo buộc liên quan đến tầu ngầm Bắc TT phóng ngư lôi phá hủy chiến hạm Nam TT mới đây và dọa sẽ trả đũa .
Sau khi Tầu yêu cầu Mỹ đừng di chuyển HKMH George Washington vào Hoàng Hải . Mỹ giữ im lặng . Tin mới nhất qua tờ Washington Post hôm nay cho biết Mỹ vẫn điều động HKMH G. Washington vào vùng biển Hoàng Hải thực hiệp tập trận với Nam Triều Tiên . Như lời Giáo Sư Súan Shirk tại Viện Đại Học UC San Diego nói : " chúng ta không muốn gây hấn, nhưng cần gởi một tín hiệu cụ thể" . Tín hiệu cụ thể đó chính là nhắm vào Tầu Bắc Triều Tiên chỉ là bình phong mặt nổi mà thôi .(nào ai biết con bài Bắc TT cụ thể ra sao).
Bước tiến tới quan trọng hơn chính ở chỗ : Mỹ cùng với một số nước thuộc duyên hải Thái Bình Dương đang tiến tới việc hình thanh một tổ chức mới lấy tên là : Tổ chức hợp tác thương mại xuyên Thái Bình Dương gồm Mỹ , Chile, Úc , Tân Tây Lan , Brunei , Singapore , Peru . Việt Nam theo lời Phó Đại Diện Thương Mại Mỹ là Demetrios Marantis nên tham gia tổ chức mới này . Việc này VN rất cần tham gia vì mới đây Tầu đã lấy cớ gì đó ngăn chặn hàng VN chuyển qua Tầu làm hư hỏng lượng hàng quan trọng của VN . Cách nay vài tuần tôi đã lên tiếng kêu gọi Hà Nội , nếu cần cắt đứt thương mại với Tầu . Tôi tin chắc là Mỹ và các đồng minh sẽ bù đắp mau chóng sự mất mát thương mại giữa VN với Tầu . Việc cắt đứt hoặc giảm hoạt động thương mại song phương chỉ có Tầu thiệt hại chứ VN thì không bị thiệt hại nhiều . Việc này còn liên hệ đến vấn đề an ninh chính trị cũng như kinh tế của VN trong lâu dài . Hà Nội cần nghiêm chỉnh xem xét chủ trương mới trong quan hệ quốc tế hiện nay .
Đây là sự kiện quan trọng kể từ khi SEATO giải tán năm 1972 để thay thế bằng tổ chức ASEAN không có trách nhiệm chính trị hoặc quân sự . Chúng ta chưa có bản điều lệ chánh thức được coi như Hiến Chương của tổ chức mới thành lập . Nhưng sự kiện Mỹ , Úc chỉ chọn vài quốc gia trong vùng ĐNÁ tham gia tổ chức cũng đủ cho thấy một hình thức Liên Minh Quân Sự Chính trị nào đó đang được hình thành nhằm ngăn chặn đà bành trướng của Hán . Tin mới nhất cũng cho thấy , hải quân Tầu hiện diện đông đảo bất ngờ tại vùng Trường Sa làm dấy lên cảm nghĩ là Tầu có thể bất ngờ tấn công chiếm trường Sa trong mùa World Cup .
Trong cuộc tập trận dự trù giữa Nam TT với Mỹ có sự tham gia của HKMH George Washington thuộc Hạm Đội 7 , Tầu chánh thức lên tiếng cho biết : Mỹ nên đưa HKMH tránh xa vùng biển Hoàng Hải của Tầu . Thực ra Tầu chẳng cần lên tiếng như vậy , vì lực lượng HKMH sẽ chẳng cần vô sâu vùng biển Hoàng Hải trong lâu dài làm chi , tập trận ngắn ngày không có vấn đề gì quá quan ngại . Khi phát biểu như vậy càng cho thấy Tầu rất kém về chiến lược hải quân . Kinh nghiệm hồi Thế Chiến II , HKMH của Nhật chỉ duy nhất xuất hiện trong vùng biển Đông để đánh Hải Quân Anh trong trận chiến tại Singapore mà thôi , lúc đó Quân Anh tại ĐNÁ không có HKMH trong vùng , HKMH Mỹ vẫn còn ở tận Hawai . Các trận hải chiến lớn trên Thái Bình Dương đều sảy ra trên vùng biển phía đông Phi Luật Tân như Midway , Coral Sea . Ngày nay hải quân tầu chưa đủ lực vươn tới đó , chỉ mới luẩn quẩn ở Biển Đông lan đến Ấn Độ Dương mà thôi .
Trình bày như vậy cũng đủ cho thấy tình hình chung hiện nay , chỉ sau ba tuần so với bài phát biểu trước đây của tôi trên làn sóng này , tình hình trong vùng đã thay đổi rất nhiều . Mọi phía đều ráo riết chuẩn bị chiến tranh dưới đủ hình thức khác nhau được ngụy trang bằng những tên gọi khác nhau , trong nước cũng như hải ngoại . Tầu và Iran thực tế đang bị vây khốn các mặt thông qua các sắp xếp nhìn có vẻ rời rạc nhưng lại rất vững chắc , vì mối dây ràng buộc Tầu với Iran đều xuất phát từ chủ nghĩa đế quốc Tầu kết hợp với đế quốc Iran đang cố hồi sinh nhân danh chủ nghĩa cực đoan Hồi Giáo kết hợp với chủ nghĩa đế quốc Hán . Liên minh Tầu-Iran chẳng chịu ngồi im chờ chết , chúng sẽ hành động tại nơi mà NATO và Mỹ yếu nhất : đó là Nam Á cũng như nội địa Âu Mỹ thông qua khủng bố . Tại ĐNÁ cũng như Trung Á vào lúc này chúng chỉ dám quấy rối để gây sáo trộn nhằm tiến hành chiến tranh du kích thôi ; cụ thể như trường hợp Kyrgyzstan , sáo trộn trong vùng Trung Á sẽ còn mở rộng .
Đánh tan Tầu và Iran , tất yếu chiến tranh du kích cũng như khủng bố Hồi Giáo sẽ tan như tất yếu lịch sử . Cho nên Tầu dù cố ý tỏ ra nhượng bộ chút ít bằng việc tuyên bố sẽ điều chỉnh giá đồng Yuan nhanh hơn như tin mới loan tải hôm qua nhằm trấn an dư luận thế giới trước Hội Nghị G 20 tại Canada cũng trở nên vô ích khi khủng hoảng nợ tại Âu Châu đang tiến đến rất gần . Mặt khác Thế Giới đâu có thể ngồi yên nhìn Tầu cùng với Iran phá hoại thế giới được . Các quân cờ đều đã chuyển động theo hướng chuẩn bị cho một cuộc chiến rộng lớn giữa các quốc gia Á Châu với nhau . Đó cũng chính là sự lập lại của lịch sử trong thế kỷ 20 tại Âu Châu vậy . Hiện không thể thực hiện bất cứ sự hòa hoãn nào tại Á Châu thông qua thương thuyết nhằm tìm kiếm một sự tương nhượng về quyền lợi với Trục Bắc kinh-Teheran cả . Một sự chọn lựa như vậy nếu sảy ra sẽ trở thành sỉ nhục đối với những người đã chết vì tự do của loài người , đi ngược lại với hướng đi của lịch sử và cũng chính là dấu báo về sự tan rã của văn minh nhân loại vậy .
Trước tình hình như vậy . VN chẳng còn chọn lựa nào khác ngoài việc tham gia tích cực vào tổ chức thương mại quốc tế Xuyên Thái Bình Dương cùng với các quốc gia thân hữu để tự bảo vệ độc lập dân tộc . Khó khăn đấy , nhưng xin đừng quên là : " lịch sử nhiều ngàn năm mới sảy ra một lần . Đây là thời điểm khởi đầu của ngàn năm mới đối với lịch sử dân tộc và cũng là của nhân loại ."
Lê Văn Xương
No comments:
Post a Comment