NGUYÊN NHÂN ĐƯA ĐẾN TRIỀU ĐÌNH HUẾ BAN HÀNH LỆNH CẤM ĐẠO Nguyễn Mạnh Quang
Bài viết này nguyên là Chương 5 có tựa đề là "Kế Sách Quậy Cho Nước Đục Để Thả Câu" trong tập sách "Cung Cách Hành Xử Của Giới Con Chiên Người Việt" mà người viết vừa mới biên soan xong. Hy vọng sẽ có cơ hội đăng tải.
Mục đích của chương sách này là để nói lên sự thật vì sao mà triều đình Nhà Nguyễn trong thời các vua Minh Mạng (1820-1840), Thiệu Trị (1840-1847), Tự Đức (1847-1883) phải ban hành các luật cấm đạo. Trước khi trình bày những nguyên do thực sự, tưởng cũng nên biết qua những sự vu khống và cách lý luận lươn lẹo hay ngược ngạo của các văn sĩ đạo Chúa về chủ đề này. Xin được kể một vài trường hợp điển hình:
1.- Những lời viết của con chiên Chu Tất Tiến trong bài viết "Đòn Khiêu khích tôn giáo của bọn tay sai Cộng sản" đầu tháng 12 năm nay 2010. Nguyên văn như sau:
"Sau nữa là Phật Giáo Việt Nam được xem là hiền lương nhất, nhưng cũng giết hơn 100,000 người cùng máu đỏ da vàng chỉ vì tội theo đạo Ca Tô! Nào ngục tù, xiềng xích, treo cỗ, bắt trèo lên cây nứa đã đập nát, rồi cho voi xé thân người ra làm 4 mảnh. (Trong số hơn 100,000 người Việt bị giết vì đạo, đã có hơn 100 vị anh hùng tử đạ được phong Thánh)." [1]
2.- Có lẽ những lời của ông Chu Tất Tiến bắt nguồn từ những câu sau đây trong "Tổ Quốc Ăn Năn" của Nguyễn Gia Kiểng, một cuốn sách viết tạp nham, không liệt kê sách tham khảo, và không có dẫn chứng thực tế nào cả. Nguyên văn như sau:
"Một thảm kịch còn chia rẽ trầm trọng trong người Việt Nam với nhau là việc cấm đạo. Con số nạn nhân thực sự là bao nhiêu không ai biết. Một số nhà nghiên cứu đưa ra ước lượng trên một trăm ngàn. Họ đã bị giết không phải vì đã phạm vào một tội ác nào mà chỉ vì đã theo một tín ngưỡng không được triều đình chấp nhận, dù tín ngưỡng ấy không xúi giục họ làm điều gì bạo ngược mà chỉ dạy họ công bình, bác ái. Có khi sự sống và sư chết được quyết định một cách giản dị: ai chịu bước qua thánh giá để chứng tỏ mình đã phủ nhận tín ngưỡng Công Giáo thì được sống, ai không chịu thì bị dẫn thằng ra pháp trường. Và khoảng một trăm ngàn người Công Giáo đã chịu chết để giữ tín ngưỡng của mình. Họ đã chết một cách hiền lành không chống trả, chết trong lời cầu nguyện.
Việc bách hại người Công Giáo đã là một vết nhơ khó tẩy xóa trong lịch sử Việt Nam. Đó là sự kiện nhà nước Việt Nam chứ không phải một đoàn quân viễn chính xâm lược nào, đã tàn sát một số lớn những người Việt Nam hoàn toàn vô tội. Thảm kịch còn lớn hơn nữa vì nhà nước đã biết họ vô tội nhưng vẫn giết họ.
Điều đáng ngạc nhiên là cho tới nay chưa có một chính quyền Việt Nam nào, nhân danh sự liên tục của quốc gia, tổ chức một ngày để xin lỗi những người Công Giáo về sự sai lầm khinh khủng đó." [2]
Đọc đoạn văn trên đây cũng như toàn bộ cuốn Tổ Quốc Ăn Năn và nhiều bài viết khác mà đáng kể nhất là bài viết "35 năm sau ngày 30/4/1975 Vài khẳng định cần thiết" đăng trên tờ Thông Luận 247 ngày 09/06/2010, chúng ta thấy ông Nguyễn Gia Kiểng không có căn bản nào (1) về lịch sử Việt Nam, (2) lịch sử thế giới, (3) lịch sử Giáo Hội La Mã, và (4) kiến thức tổng quát. Trình độ kiến thức tổng quát của ông Nguyễn Gia Kiểng, không bằng trình độ hiểu biết của một học sinh mới học xong cấp II (lớp 8) ở Hoa Kỳ. Điều tệ hại là ông ta không biết rằng ông ta dốt nát như vậy mà lại còn hợm hĩnh huênh hoang, khoác lác, ra vẻ ta đây là người thông kim bác cổ. Ông Kiểng lên mặt thày đời viết những diều ngông cuồng và cực kỳ ngu dốt. Đây là tình trạng chung của các con chiên ngoan đạo người Việt. Riêng về ông Nguyễn Gia Kiểng, chúng tôi đã đưa ra một số nhận xét trong loạt bài có nhàn đề là "Lời Khẳng Đinh Của Một Con Cừu" và đã được đăng online từ ngày 3/10/2010. Xin đọchttp://sachhiem.net/NMQ/NGGKG/NGK1.php, http://sachhiem.net/NMQ/NGGKG/NGK2.php, vàhttp://www.sachhiem.net/NMQ/NGGKG/NGK3.php.
Ông Nguyễn Gia Kiểng được nhiều người cho là một trí thức Công giáo, tốt nghiệp một đại học lớn ở Pháp với bằng kỹ sư (không biết ngành gì) và là con chim đầu đàn của Nhóm Thông Luận. Thế nhưng ông viết lách vừa ẩu tả vừa luơn lẹo, vừa hốn hào và ngược ngạo như thế. Tất nhiên là những con chiên ngoan đạo khác, hẳn là phải tồi tệ gấp cả ngàn lần con cừu non Nguyễn Gia Kiểng này.
Về con chiên Chu Tất Tiến, căn cứ vào những điều ông ta viết ra trong các i-meo đã được phổ biến trên diễn đàn điện tử nhiều năm nay, (với các hàng tựa như "Hiện Tượng Chia Rẽ Tôn Giáo Trên Diễn Đàn Điện Tử" ngày 29/01/2010, bài viết "Đòn Khiêu khích tôn giáo của bọn tay sai Cộng sản" ngày 3/12/2010, bài viết "Xin Đừng Mắc Mưu Khiêu Khích Tôn Giáo, một sách lược của Việt Cộng" và nhiều bài viết khác), người viết nhận thấy rằng trình độ hiểu biết về lịch sử và kiến thức tổng quát của con chiên họ Chu này cũng thuộc loại của con cừu Nguyễn Gia Kiểng. Con chiên Chu Tất Tiến cũng huênh hoang, khoác lác, ưa thích thổi phồng cái tôi lên để hù thiên hạ, viết lách vô trách nhiệm, và thường có thói quen phun ra những lời lẽ thiếu văn hóa. Thực ra, đây là đặc tính chung của nhiều văn nô hiệu người Việt Ca-tô.
Vì những lời vu khống của con chiên Chu Tất Tiến như đã kể ở đoạn đầu, nên chúng tôi muốn trình bày rõ những nguyên nhân trực tiếp khiến cho triều đình nhà Nguyễn phải ban hành những lệnh cấm đạo.
*
* *
Việc Nguyễn Ánh nhận viện trợ quân sự của Giám Mục Bá Đa Lộc để giành giật ngai vàng cho chính bản thân và dòng họ mà các sử gia và người đời đã lên án Gia Long là hạng người "Cõng rắn về cắn gà nhà", giống như Lê Chiêu Thống trước kia đã "Rước voi về giày mả tổ".
Có lẽ cũng vì ý thức được cái họa "đã đem đàn rắn hổ mang Vatican vào trong nhà" và "đàn rắn này đã sinh sản ra hàng ngàn con rắn bản địa độc hại hơn", cho nên ngay khi vừa mới thành công diệt được nhà Tây Sơn, vua Gia Long liền tìm cách lảng xa các nhà truyền giáo và các ông cố vấn người Âu Châu đã giúp ông trong lúc còn bôn-ba lận đận. Và cũng có lẽ đã biết rằng các nhà truyền giáo sẽ không bỏ cuộc, cho nên trước khi nhắm mắt lìa đời, vua Gia Long mới quyết định đưa Thái Tử Đảm lên ngôi và căn dặn phải tìm cách loại bỏ hay diệt trừ cái họa của "đàn rắn độc Vatican do chính nhà vua đã cõng về đang nằm trong căn nhà Việt Nam". Thái Tử Đảm lên ngôi lấy vương hiệu là Minh Mạng. Vốn là người thâm Nho, thông minh, sáng suốt, cương quyết và nặng tình dân tộc, cho nên ngay sau khi vừa mới lên ngôi, Ngài đã quyết tâm thi hành đúng theo lời di chúc của tiên vương là lánh xa các nhà truyền giáo bằng mọi giá.
Hết bị vua Gia Long quên ơn bội nghĩa, đẩy ra và tìm cách lánh xa, lại đến bị vua Minh Mạng ruồng rẫy, các nhà truyền giáo thấy rằng không thể tiến hành kế hoạch chinh phục Việt Nam bằng phương cách hòa bình, nghĩa là không còn cách gì để biến nhà vua thành một Constantine của giáo hội rồi dùng quyền chính để cưỡng bách nhân dân ta phải theo đạo. Tất nhiên là việc này cũng được tường trình về La Mã để giáo triều Vatican vạch ra kế hoạch mới cho thích hợp với tình thế mới. Qua các tài liệu lịch sử, người ta nhìn thấy 4 điểm trong kế hoạch mới như sau:
- Cố gắng vận động đưa Hoàng Tôn Đán kế nghiệp Vua Gia Long
- Xúi giáo dân nổi loạn chống lại triều đình Huế
- Móc nối những thành phần bất mãn với triều đình để xúi giục họ nổi loạn và tìm cách viện trợ hay giúp cho các nhóm nổi lọan này.
- Quyết tâm vận động Pháp cấu kết với Vatican và xuất quân chinh phục Việt Nam.
Nhận thấy điểm thứ ba và thứ tư trên đây hiện nay vẫn còn được áp dụng một cách tích cực.
Ngoài ra, yếu tố động chạm văn hóa, gây mâu thuẩn trong xã hội là điều rất hiển nhiên. Do quan niệm lấy "Thiên Chúa" làm nguyên nhân, động lực và mục đích của mọi sinh hoạt, chẳng những đạo Chúa khó được chấp nhận trong xã hội truyền thống xa xưa, mà ngay cả thời nay, ở những cộng đồng xem "phúc lợi con người" là cứu cánh của mọi sinh hoạt xã hội.
Xin được lần lượt trình bày như sau:
1.- CỐ GẮNG VẬN ĐỘNG ĐƯA HOÀNG TÔN ĐÁN
LÊN KẾ NGIHỊỆP VUA GIA LONG
Chủ trương cố hữu của Giáo Hội La Mã là bằng mọi cách và bằng mọi giá để đưa một tín đồ Da-tô khả tín lên làm vua hay lãnh đạo chính quyền tại các quốc gia bị chiếu cố, rồi dùng quyền chuyên chính của nhà nước ban hành một sắc lệnh đưa đạo Da-tô lên hàng quốc giáo và cưỡng bách nhân dân dưới quyền phải theo cái đạo mà văn hào Voltaire gọi là "cái tôn giáo ác ôn", giống như thời Đế Quốc La Ma trong thế kỷ 4. Kế sách để thực hiện chủ trương này sẽ tùy theo hoàn cảnh chính trị và xã hội của mỗi quốc gia bị chiếu cố.
Riêng tai Việt Nam, Giáo Hội đã lanh tay chụp lấy cơ hội hai vạn quân và 300 chiến thuyền của Xiêm La sang giúp Nguyễn Ánh bị ông Nguyễn Huệ đánh bại vào tháng 2 năm 1784 "ở gần Rạch Gầm và Xòai Mút phía trên Mỹ Tho" để nhảy vào làm thân với Nguyễn Ánh và thuyết phục ông ta trao đứa con trai đầu lòng mới 5 tuổi là Hoàng Tử Cảnh (Nguyễn Phúc Cảnh) cho Giám-mục Bá Đa Lộc dẫn đi Pháp thương thuyết với triều đình Vua Louis XVI (1754-1793) vào năm 1784 để xin viện binh chống lại nhà Tây Sơn. Đây là cơ hội bằng vàng để cho Giám-mục Bá Đa Lộc nuôi dưỡng và rèn luyện chú bé Hoàng Tử Cảnh thành một tín đồ Da-tô và cũng là đứa con nuôi của ông ta. Bá Đa Lộc đã thành công thuyết phục chính quyền Pháp ký Hiệp Ước Versailles viện trợ quân sự cho Nguyễn Ánh. Thê nhưng, "người tính không bằng trời định". Ngay khi vừa ký hiệp ước này thì nước Pháp rơi tình trạng khủng hoảng tài chánh rồi biến thành Cách Mạng 1789. Vì thế mà hiệp uớc này bị bỏ xó, không được thi hành. Tuy nhiên, với thế lực của Giáo Hội La Mã ở hậu trường, Bá Đa Lộc đã tìm được viện trợ quân sự khác giúp Nguyễn Ánh. Nhờ vậy mà từ năm 1892, sau khi Vua Quang Trung băng hà, thế lực của Nguyễn Ánh càng trở nên hùng mạnh và cuối cùng đã đánh bại được nhà Tây Sơn. Vì thế mà Bá Đa Lộc rất được Nguyễn Ánh nể trọng, có lẽ không có một người Việt Nam được Nguyễn Ánh nể trọng bằng Đa Đa Lộc.
Không biết vì lòng nể trọng Giám-mục Bá Đa Lộc hay vì tuyền thống trọng trưởng nam hay vì một thủ đọan chính trị, ngay từ tháng 3 năm 1793, lúc đó Hòang Tử Cảnh mới có 14 tuổi, Nguyễn Ánh đã phong cho Hoàng Tử Cảnh làm Đông Cung Thái Tử. Như vậy, kể từ ngày này, NẾU Nguyễn Ánh qua đời bất kể là lý do gì, THÌ Hoàng Tử Cảnh sẽ chính thức lên nối ngôi và người phụ chánh hay cố vấn tối cao của ấu quân Cảnh là Giám-mục Bá Đa Lộc. NẾU sự việc xẩy ra như vậy, THÌ tình trạng triều đình ấu quân Cảnh y hệt như tình trạng triều đình nước Pháp trong thời ấu quân Louis XIII (1601-1643) mà chúng tôi đã trình bày đầy đủ Chương 6 trong Phần I, sách Lịch Sử Và Hồ Sơ Tội Ác Của Giáo Hội La Mã và Chương 16 trong sách Tâm Thư Gửi Nhà Nước Việt Nam. Cả hai chương sách này đều đã được đưa lên sachhiem.net. Xin quý vi bấm hai cái links duới đây đọc để biết rõ hơn về vấn đề này:http://sachhiem.net/NMQ/HOSOTOIAC/CH06.php và
http://sachhiem.net/NMQ/TAMTHU/NMQtt_16.php
Thế nhưng "mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên". Trong khi thế lực Nguyễn Ánh đang trên đà đại thắng và đã chiếm được thành Quy Nhơn, thì Bá Đa Lộc đột ngột qua đời vào lúc 10:30 ngày 9 tháng 10 năm 1799 dù rằng khi đó ông giám mục này mới có 57 tuổi. Kể từ đó, không còn có một giáo sĩ Da-tô nào được Nguyễn Ánh nể trọng như Bá Đa Lộc. Đây cũng là một tin buồn cho Giáo Hội La Mã và tập đoàn giáo sĩ Da-tô đang họat động tại Việt Nam. Thực ra, Giáo Hội La Mã và tập đòan giáo sĩ Da-tô đang hoạt động tại Việt Nam buồn vì cái chết của ông Giám-mục Bá Đa Lộc thì ít, mà buồn vì không còn hy vọng đưa Đông Cung Thái Tử Cảnh lên nối ngôi Vua Gia- Long như đã dự trù thì nhiều hơn.
Người Việt Nam ta thường nói, "Phước bất trùng lai, họa vô đơn chí." Vừa mới được tin buồn về cái chết của Bá Đa Lộc thì chỉ khoảng hơn 4 tháng sau đó, ngày 7 tháng 2 năm Tân Dậu (1801), Hòang Tử Cảnh cũng qua đời vì bị bịnh đậu mùa, lúc đó mới có 22 tuổi. Thế là mưu đồ của Giáo Hội La Mã đưa Hoàng Tử Cảnh lên ngai vàng trong triều đình nhà Nguyễn rồi cho một giáo sĩ ngồi ở hậu trường điều khiển thi hành kê hoạch Ki-tô hóa nhân dân Việt Nam tử trên xuống như Hoàng Đế Constantine (280-337) đã làm, thực sự tan ra thành mây khói.
Đứng trước tình trạng này, các tay tổ gián điệp Da-tô mang danh các nhà truyền giáo được lệnh ngầm vận động các nhân vật thế lực trong chính quyền triều đình Huế (trong đó có Lê Văn Duyệt) để đưa Hoàng Tôn Đán (đã rửa tội theo đạo Da-tô) lên làm Đông Cung Thái Tử, nhưng thất bại. Không biết vì Hoàng Tôn Đán quá nhỏ tuổi, hay vì Vua Gia Long đã nhìn thấy rõ mối hiểm họa Da-tô ở đằng sau Hoàng Tôn Đán, cho nên năm 1816, nhà vua mới chọn Hòang Tử Đảm, người con thứ tư, đưa lên làm Đông Cung Thái Tử. (Khi chính thức lên ngôi, Thái Tử Đảm lấy đế hỉệu là Minh Mạng). Việc này làm cho Giáo Hội La Mã và bọn truyền giáo Da-tô tại Việt Nam chống lại triều đình Huế một cách điên cuồng, rồi có những hành động liều lĩnh can thiệp trắng trợn vào việc chọn người đưa lên nối nghiệp nhà Nguyễn.
Vua Louis 18 và chiếc long bào - ảnh do Antoine Jean Gros vẽ |
Thực ra, ngay khi thấy rằng Vua Gia Long không còn mặn mà với các nhà truyền giáo thì họ cũng bắt đầu suy nghĩ và chuẩn bị hành động để gây bất lợi cho triều đình Huế. Cũng nên biết, vào giữa thập niên 1810, tại Âu Châu, Liên Minh Thánh (Holy Alliance) của Tòa Thánh Vatican vừa đánh bại được Hoàng Đế Napoléon I, tái lập chế độ đạo phiệt Da-tô của dòng họ Bourbon, đưa người em Vua Louis XVI lên cầm quyền, tức là Vua Louis XVIII và phục hồi quyền lực cho Giáo Hội tại Pháp. Tại Việt Nam, năm 1816, nhân vụ vua Gia Long chọn Hoàng Tử Đảm làm Đông Cung Thái Tử để sau này sẽ lên kế nghiệp, chứ không chọn Hoàng Tôn Đán, một người con của Hoàng Tử Cảnh. Ỷ vào thế mạnh của Giáo Hội La Mã tại Pháp, nhân vụ này, bọn truyền giáo Da-tô tại Việt Nam càng trở nên xấc xược và ngược ngạo, gần như công khai chống lại quyết định trên đây của vua Gia Long, lấy lý do là vua Gia Long đã bỏ dòng con trưởng để lập dòng con thứ, và làm như vậy là phản lại truyền thống cổ truyền của dân tộc Việt Nam. Sự kiện được sách sử ghi lại rõ ràng. Sách Đạo Thiên Chúa Và Chủ Nghĩa Thực Dân Tại Việt Nam ghi lại như sau:
"Cái cớ mà một số giám mục trong bọn họ đưa ra để cướp ngôi mà chính Gia Long đã chỉ định người con thứ của mình (nhà vua) lên ngôi, thay vì phải là người con cả. Các nhà truyền đạo Pháp ở Nam Kỳ chấp nhận ý kiến này và liên kết với phe của người con cả vua Gia Long. Những người ở xứ An Nam gần Huế (vùng giữa Bắc Kỳ và Nam Kỳ), thực sự lại đi xa hơn khi phủ nhận tính chất hợp pháp của dòng họ đang tại vị. Họ cho chính Gia Long là một kẻ cướp ngôi và tìm một người con cháu nhà Lê là một họ mà các vua trở thành lười biếng và bị một vị thần trong triều sóan ngôi."[3]
Sự kiện này cũng được sách Các Vua Cuối Nhà Nguyễn 1883-1945, Tập I viết:
Vua Minh Mạng |
"Mối quan tâm hàng đầu của nhà vua không phải là vấn đề giáo lý Kitô, mà chính là các giáo sĩ và cách tổ chức cộng đồng giáo dân. Minh Mạng lo sợ rằng các nhà truyền giáo - Những người Tây Phương khó hỉểu và nham hiểm, được điều động bởi một hệ thống bao trùm toàn cầu, và chắc chắn khó thoát khỏi những liên hệ thường tình của con người về danh dự cùng quyền lợi quốc gia hay dân tộc - sẽ trở thành gián điệp và phần tử xách động nguy hiểm cho những mưu toan xâm lược Đại Nam. Ngoài ra, cũng có một mối tư thù: Sau ngày được Gia Long phong chức Đông Cung Thái Tử vào tháng 3/1816, Minh Mạng đã trở thành đối tượng đánh phá của các giáo sĩ; vì Minh Mạng, theo họ, đã "soán ngôi" của con Hoàng Tử Cảnh là Hoàng Tôn Đán. Việc Minh Mạng giết chết Đán (Mỹ Đường) và mẹ ruột Đán là Tống Thị Quyên - vì tội thông dâm năm 1824 - càng khiến các giáo sĩ có thêm bằng chứng đả kích nhà vua. Phần các giáo dân, dù chỉ chiếm thiểu số trong xã hội, sau ba thế kỷ tồn tại và phát triển, đã tổ chức thành những cộng đồng chặt chẽ. Dưới sự "chăn nuôi linh hồn" và tài trợ vật chất của những nhà truyền giáo đầy nhiệt tình, ngạo mạn, cộng đồng Ki-tô mang một sức mạnh chính trị đáng sợ nếu các giáo sĩ muốn chống lại triều đình.
Xin bấm vào link để đọc tiếp
http://sachhiem.net/NMQ/VANHOAXD/NMQvh00.php
No comments:
Post a Comment