Năm Mẹo Kể Chuyện Mèo
(Tân Mão từ 03-02-2011 đến 22-01-2012)
Tiểu Đệ Nguyễn-Phú -Thứ
(Trích dẫn tác phẩm Tìm Hiểu Đời Sống An Lạc 2010 của Tiểu Đệ Nguyễn-Phú -Thứ)
Sau khi năm Canh Dần chấm dứt, thì đến năm Tân Mão được bàn giao từ giờ giao thừa bắt đầu giữa đêm thứ tư, 02-02-2011 để cầm tinh đến 24 giờ đêm 22-01-2012. Năm Tân Mão này thuộc hành Mộc và mạng Tùng Bách Mộc tức Gỗ cây tùng bách, năm này thuộc Âm, có can Tân thuộc mạng Kim và có chi Mão thuộc mạng Mộc. Căn cứ theo luật thuận hạp hay khắc kỵ của Ngũ Hành, thì năm này "Can khắc Chi" tức Trời khắc Ðất. Bởi vì: " Mạng Kim = Tân khắc mạng Mộc = Mão (mạng Kim tức Trời được khắc xuất, mạng Mộc tức Ðất bị khắc nhập). Do vậy, năm này xem như tổng quát rất xấu, bởi vì bị Trời khắc Ðất giống như các năm: Giáp Tuất (1994), Nhâm Ngọ (2002), Mậu Tý 2008 đã qua. Ðược biết năm Mão vừa qua là năm Kỷ Mão thuộc hành Thổ, nhằm ngày thứ ba, 16-02-1999 đến 04-02-2000.
Căn cứ theo Niên Lịch Cổ Truyền Á Ðông xuất hiện được minh định quảng bá từ năm thứ 61 của đời Hoàng Ðế bên Tàu, bắt đầu năm 2637 trước Công Nguyên, cho nên chúng ta lấy 2637 + 2011 = 4648, rồi đem chia cho 60 thì có kết quả Vận Niên Lục Giáp thứ 77 và số dư 28 năm bắt buộc rơi vào Vận Niên Lục Giáp thứ 78 bắt đầu từ năm 1984 cho đến năm 2043. Do vậy, năm Tân Mão 2011 này là năm thứ 28 của Vận Niên Lục Giáp 78.
Chữ Tết là do chữ Tiết mà ra, ở Việt Nam chúng ta, thời tiết miền Nam không được rõ ràng hơn miền Bắc, mặc dù cũng có bốn mùaá: Xuân, Hạ, Thu và Ðông, được tính mỗi mùa có 3 tháng trong năm dương lịch như sauá:
- Mùa Xuân bắt đầu ngày lập Xuân là ngày 5 tháng 2 đến ngày 6 tháng 5, giữa mùa Xuân, có ngày 21 tháng 3, thì đêm và ngày bằng nhau. Ðó là, ngày Xuân phân.
- Mùa Hạ tức Hè, bắt đầu lập Hạ là ngày 6 tháng 5 đến ngày 8 tháng 8, giữa mùa Hạ, có ngày 22 tháng 6, thì ngày dài nhứt trong năm. Ðó là, ngày Hạ Chí.
Vào mùa Hạ mỗi năm, các trường học thường đóng cửa một thời gian, để cho các Thầy Cô giáo, giáo sư cũng như học sinh, sinh viên nghỉ hè và cũng là mùa hoa phượng có bông nở rất đẹp.
- Mùa Thu bắt đầu ngày lập Thu là ngày 8 tháng 8 đến ngày 8 tháng 11, giữa mùa Thu có, ngày 23 tháng 9, thì đêm và ngày bằng nhau, giống như ngày 21 tháng 3 mùa Xuân vậy. Ðó là, ngày Thu phân. Ðối với mủa Thu mỗi năm, ở các nước Âu Châu, những chiếc lá đổi màu từ xanh sang vàng, rồ từ từ rơi rụng trông rất đẹp mắt, tuy nhiên, nếu so sánh với nước Gia Nã Ðại (Canada), thì thua xa, bởi cái màu đỏ thẫm ở xứ Bắc Mỹ Châu này.
- Mùa Ðông bắt đầu ngày lập Ðông là ngày 8 tháng 11 đến ngày 5 tháng 2, giữa mùa Ðông, có ngày 22 tháng 12 là ngày ngắn nhứt trong năm. Ðó là, ngày Ðông Chí.
Nhưng đối với quý ông bà sống ở nông thôn ngày xưa, thường phân chia bốn mùa trong năm rất giản dị, là chia đều mỗi mùa 3 tháng, tính theo âm lịch như sau:
- Mùa Xuân bắt đầu mùng một Tết của tháng Giêng cho đến cuối tháng ba.
- Mùa Hạ từ đầu tháng tư đến cuối tháng sáu.
- Mùa Thu từ đầu tháng bảy đến cuối tháng chín.
- Mùa Ðông từ đầu tháng mười đến cuối tháng chạp (tháng 12).
Trong khi đó, ở Âu Châu, nhứt là là nước Pháp, cũng phân chia 4 mùa cho mỗi năm, xin trích dẫn như sau:
- Mùa Xuân bắt đầu từ 20-3 đến 20-6
- Mùa Hạ bắt đầu từ 21-6 đến 22-9
- Mùa Thu bắt đầu từ 23-9 đến 21-12
- Mùa Ðông bắt đầu 22-12 đến 19-3
Trong dân gian Việt Nam chúng ta, thói thuờng tính theo âm lich, cho nên những câu ca dao có liên quan đến các tháng và các mùa trồng trọt của nhà nông hết sức trung thực, đúng lúc, xin đơn cử trích dẫn như sau:
Tháng Chạp là tháng trồng Khoai (1)
Tháng Giêng trồng Ðậu (2)
Tháng Hai trồng Cà
Tháng Ba cày vỡ ruộng ra
Tháng Tư làm Mạ, mưa sa đầy đồng
(1) Tháng Chạp tức tháng 12 cũng là tháng ăn chơi, vì nhà nông sau vụ lúa, thì lo trồng hoa màu phụ như trồng: Khoai, Ðậu, Cà, Bắp... để sau khi ăn Tết, cho đến cuối tháng Hai đầu tháng Ba mới lo cày bỏ hoa màu phụ và lo trồng vụ lúa chánh.
(2) Tháng Giêng tức tháng 1.
Hoặc là:
Tháng Giêng ăn Tết ở nhà
Tháng Hai cờ bạc, tháng Ba hội hè
Tháng Tư đong Ðậu nấu chè
Ăn Tết Ðoan Ngọ trơ về tháng Năm
Tháng Sáu buôn nhẫn, bán Trâm
Tháng Bảy ngày rằm xá tội vong nhân
Tháng Tám chơi đèn kéo quân
Trở về tháng Chín chung chân buôn hồng
Tháng Mười buôn thóc bán bông
Tháng Một (3), tháng Chạp nên công hoàn thành
(3) Tháng Một chúng ta phải hiểu là tháng Mười Một, để cho câu này có 8 chữ đúng luật theo thể thơ Lục Bát.
Nếu viết:Tháng Mười Một, tháng Chạp nên công hoàn thành thì nó có 9 chữ, thì sai luật theo thể thơ Lục Bát?.
Trở lại năm con Mèo, nếu chúng ta lần tay tính lại những năm Mèo đã qua và những năm Mèo sắp tới, sẽ thấy các năm như sau: 1951 - 1963 - 1975 - 1999 - 2011 - 2023 - 2035 - 2047 - 2059.... Nếu chúng ta để ý sẽ thấy các năm có cùng số tận cùng, thì có Can giống nhau, ví như:
1951 - 2011 (Số tận cùng là 1 cho nên có cùng CAN là Tân)
1963 - 2023 (Số tận cùng là 3 cho nên có cùng CAN là Quí)
1975 - 2035 (Số tận cùng là 5 cho nên có cùng CAN là Ất)
1999 - 2059 (Số tận cùng là 9 cho nên có cùng CAN là Kỷ)
Do vậy, để biết cách tính Can của mỗi tuổi, chúng ta chỉ cần để ý số tận cùng năm tuổi sanh đó để tính theo bảng kê trong Thập Thiên Can như sau:
Số tận cùng năm sanh | Can gì |
0 | Canh |
1 | Tân |
2 | Nhâm |
3 | Quý |
4 | Giáp |
5 | Ất |
6 | Bính |
7 | Ðinh |
8 | Mậu |
9 | Kỷ |
Ðó là, bảng kê tính Thập Thiên Can tức 10 thân Trời là: Giáp, Ất, Bính, Ðinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm và Quý. Khi tính tuổi năm sanh là Can gì xong rồi, thì chúng ta lần lượt tính tuổi năm sanh đó kết hợp với Thập Nhị Ðịa Chi tức 12 nhánh Ðất là: Tý, Sửu Dần Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi gì?
Hơn nữa, chúng ta để ý sẽ thấy: Không thể bất cứ Can và Chi gì kết hợp với nhau hết được. Bởi vì, chúng ta không bao giờ thấy tuổi: Nhâm Sửu, Nhâm Mão, Nhâm Tỵ, Nhâm Mùi, Nhâm Dậu, Nhâm Hợi hoặc trái lại là: Quý Tý, Quý Dần, Quý Thìn, Quý Ngọ, Quý Thân và Quý Tuất bao giờ. Do vậy, sự kết hợp giữa Can và Chi phải có từng cặp cùng Dương hoặc cùng Âm thì mới kết hợp được.
Nhân đây, xin trích dẫn Thập Thiên Can tính theo Dương và Âm như sau: Giáp (Dương), Ất (Âm), Bính (Dương), Ðinh (Âm), Mậu (Dương), Kỷ (Âm), Canh (Dương), Tân (Âm), Nhâm (Dương) và Quý (Âm).
Và đối với Thập Nhị Ðịa Chi tính theo Dương và Âm, xin trích dẫn như sau: TÝ (Dương), SỬU (Âm), DẦN (Dương), MẸO = MÃO (Âm), THÌN (Dương), T (Âm), NGỌ (Dương), MÙI (Âm), THÂN (Dương), DẬU (Âm), TUẤT (Dương) và Hợi (Âm).
Khi chúng ta biết tuổi thuộc Can Chi có Dương Âm như thế nào tức là biết Cành và Gốc của tuổi đó mà thôi. Do vậy, không thể ngừng ở đây, bởi vì tuổi của chúng ta còn có Ngũ Hành là: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa và Thổ, cho nên chúng ta phải tìm hiểu, xem tuổi của chúng ta có Mạng thuộc Hành gì nữa, cho nên chúng ta còn phải tìm ra phương cách tính Mạng, bởi vì mỗi người đều có số mạng, mặc dù có cùng số tuổi, nhưng Ngày, Giờ sanh Tháng đẻ lại khác nhau. Hơn nữa, chúng ta còn có cái quả tốt hay xấu xa xưa hoặc có chúng ta hay Ông Bà, Cha Mẹ nữa, có thấu hiểu hết những bí ẩn của cuộc đời, thì mới biết về con người của chúng ta như thế nào?
Do vậy, muốn tìm hiểu phương pháp tính Mạng thuộc Hành gì? và phải thực hiện như thế nào? Xin trích dẫn theo phương thức các bậc tướng số xa xưa, đã rút kinh nghiệm để tính Mạng thuộc Hành gì? như sau:
Như chúng ta đã biết, cứ 60 năm, thì kết thành một chu kỳ có Lục Giáp, cho nên gọi chung là Vận Niên Lục Giáp. Vậy, nếu chúng ta muốn tính Mạng, thì chúng ta phải đặt con Giáp đứng đầu để tính, xin trích dẫn như bài thơ dưới đây:
Giáp Tý:
Ngân - Ðăng - Gíá - Bích – Câu
(Kim) - (Hỏa) - (Mộc) - (Thổ) - (Kim)
Giáp Tuất:
Yên - Mãn - Tự - Chung – Lâu
(Hỏa) - (Thủy) - (Thổ) - (Kim) - (Mộc)
Giáp Thân:
Hán - Ðịa - Siêu - Sài - Thấp
(Thủy) - (Thổ) - (Hỏa) - (Mộc) - (Thủy)
Nên nhớ: Bài thơ tính Mạng ở trên chỉ tính Mạng có ba con Giáp là: Giáp Tý, Giáp Tuất và Giáp Thân. Vậy muốn tính thêm ba con Giáp nữa để được sáu con Giáp phải làm thế nào? Chúng ta để ý sẽ thấy, trong sáu con Giáp, nó có từng cặp giống nhau về Mạng, xin trích dẫn sau đây: Giáp Tý giống Giáp Ngọ - Giáp Tuất giống Giáp Thìn và Giáp Thân giống Giáp Dần.
Ngoài ra, chúng ta thấy bài thơ tính Mạng chỉ có 5 chữ, nhưng phải tính với Thập Thiên Can tức có 10 Can. Do vậy, mỗi chữ phải tính 2 Can từng cặp với nhau: Giáp Ất, Bính Ðinh, Mậu Kỷ, Canh Tân và Nhâm Quý. Khi hết Nhâm Quý thì luân chuyển trở lại Giáp Ất như bảng kê dưới đây:
Giáp Tý = Giáp Ngọ:
Ngân - Ðăng - Gíá - Bích - Câu
银 汉 架 碧 钩
(Kim) - (Hỏa) - (Mộc) - (Thổ) - (Kim)
Giáp Tý | GIÁP NGỌ | ||||
Thứ tự | Can Chi | Hành | Thứ tự | Can Chi | Hành |
1 | Giáp Tý | KIM | 31 | Giáp Ngọ | KIM |
2 | Ất Sửu | KIM | 32 | Ất Mùi | KIM |
3 | Bính Dần | HỎA | 33 | Bính Thân | HỎA |
4 | Ðinh Mão | HỎA | 34 | Ðinh Dậu | HỎA |
5 | Mậu Thìn | MộC | 35 | Mậu Tuất | MộC |
6 | Kỷ Tỵ | MộC | 36 | Kỷ Hợi | MộC |
7 | Canh Ngọ | Thổ | 37 | Canh Tý | Thổ |
8 | Tân Mùi | Thổ | 38 | Tân Sửu | Thổ |
9 | Nhâm Thân | KIM | 39 | Nhâm Dần | KIM |
10 | Quý Dậu | KIM | 40 | Quý Mão | KIM |
Giáp Tuất = Giáp Thìn:
Yên - Mãn - Tự - Chung - Lâu
烟 满 自 钟 楼
(Hỏa) - (Thủy) - (Thổ) - (Kim) - (Mộc)
Giáp Tuất | GIÁP THÌN | ||||
Thứ tự | Can Chi | Hành | Thứ tự | Can Chi | Hành |
11 | Giáp Tuất | HỎA | 41 | Giáp Thìn | HỎA |
12 | Ất Hợi | HỎA | 42 | Ất Tỵ | HỎA |
13 | Bính Tý | Thủy | 43 | Bính Ngọ | Thủy |
14 | Ðinh Sửu | Thủy | 44 | Ðinh Mùi | Thủy |
15 | Mậu Dần | Thổ | 45 | Mậu Thân | Thổ |
16 | Kỷ Mão | Thổ | 46 | Kỷ Dậu | Thổ |
17 | Canh Thìn | KIM | 47 | Canh Tuất | KIM |
18 | Tân Tỵ | KIM | 48 | Tân Hợi | KIM |
19 | Nhâm Ngọ | Mộc | 49 | Nhâm Tý | Mộc |
20 | Quý Mùi | Mộc | 50 | Quý Sửu | Mộc |
Giáp Thân = Giáp Dần:
Hán - Ðịa - Siêu - Sài - Thấp
汉 地 烧 柴 湿
(Thủy) - (Thổ) - (Hỏa) - (Mộc) - (Thủy)
Giáp Thân | GIÁP DẦN | ||||
Thứ tự | Can Chi | Hành | Thứ tự | Can Chi | Hành |
21 | Giáp Thân | Thủy | 51 | Giáp Dần | Thủy |
22 | Ất Dậu | Thủy | 52 | Ất Mão | Thủy |
23 | Bính Tuất | Thổ | 53 | Bính Thìn | Thổ |
24 | Ðinh Hợi | Thổ | 54 | Ðinh Tỵ | Thổ |
25 | Mậu Tý | Hỏa | 55 | Mậu Ngọ | Hỏa |
26 | Kỷ Sửu | Hỏa | 56 | Kỷ Mùi | Hỏa |
27 | Canh Dần | Mộc | 57 | Canh Thân | Mộc |
28 | Tân Mão | Mộc | 58 | |
No comments:
Post a Comment