Mỹ Đứng Về Phía Dân Chủ
Vi Anh
Dĩ bất biến ứng vạn biến. Lập trường căn bản của Mỹ là tự do, dân chủ. Qua các cuộc biểu tình của người dân Tunisia, Ai cập, và nhứt là Libya, trong lúc dầu sôi lửa bỏng, cuộc đấu tranh gay go nhứt, người Mỹ rốt ráo sẽ để một bên những quyền lợi chiến thuật mà khẳng định lập trường chiến lược, căn bản có tính lịch sử và truyền thống là tự do, dân chủ, tức là đứng hẳn về phía dân chúng chống độc tài.
Đây là niềm khích lệ cho người dân Việt, người dân Trung Hoa nói riêng và các dân tộc đang chống chế độ độc tài mà chế độ độc tài dó có bang giao, giao thương, và tương quan an ninh với Mỹ.
Đây cũng là bằng chứng thiết thực, sự kiện cụ thể phản lại tuyên truyền xám CS. Như TC và Việt Cộng lợi dụng tính đối tác kinh tế, ngoại giao với Mỹ tỏ vẻ thân thiện với Mỹ để hù người dân không dám đấu tranh chống Cộng. Dù thực tế Trung Cộng và Việt Cộng chỉ là đối tác với Mỹ, chớ không phải đồng minh của Mỹ như Ai cập. Đồng minh thân thiết như chế dộ Mubarak kia, khi dân chống chẳng những Mỹ không binh mà dàn xếp chuyển tiếp chánh quyền lại cho dân.
Lập trường căn bản và cố hữu có tính lịch sử lập quốc và truyền thống văn hoá của Mỹ là ủng hộ người chống độc tài, đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền. Biểu lộ thấy rõ nhứt là hai trường hợp Ai cập và Libya là hai chế độ Mỹ rất cần trong vấn đề Do Thái ở Trung Đông và trong việc chống khủng bố. Cần hơn Trung Cộng và Việt Cộng nhiều. Thế mà khi người dân đứng lên chống độc tài Mubarak và Gadhafi, là Mỹ đứng về phía nhân dân đấu tranh cho tự do, dân chủ.
Ở Ai cập do tình hình đặc biệt, Mỹ thân thiết với Ai cập qua ngành quân sự nhiều hơn ngoại giao. Cá nhân TT Mubarak vốn là nhà binh, không quân. Mỹ viện trợ cho Ai cập 1 tỷ 3 mỗi năm suốt từ năm 1979, chánh yếu là về quân sự. Trong 30 năm quân đội Ai cập được trang bị bằng vũ khí của Mỹ, học tham mưu cao cấp, chiến thuật, chiến lược của Mỹ. Học chiến đấu thì cũng học triết lý chánh quyền vì dân, do dân, của dân của Mỹ và tinh thần quân dân của Mỹ trong tương quan dân sự-quân sự.
Bên cạnh tác phong chung đó, còn phải kể tương quan tình cảm tốt giữa những người lãnh đạo, chỉ huy quân sự của Ai cập và Mỹ. Khi biến cố xảy ra và leo thang ở Ai cập, những vị này liên lạc chặt với nhau. Giải pháp để TT Mubarak êm đềm ra đi, giao quyền cho quân đội Ai cập tiếp quản để ổn định tình hình, và chuyển tiếp, chuyển đổi chánh quyền trong trật tự, và quan trọng nhứt là Ai cập tiếp tục hậu thuẫn cho quan hệ hòa bình với Israel.Chớ Mỹ không binh TT Mubarak.
Còn ở Libya, TT Gadhafi từng là một người cầm đầu một chế độ chống Mỹ lâu năm. Nhưng sau đó y cộng tác với Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố trên thế giới. Mỹ rất cần Ô Gadhafi trong việc chống al-Qaeda ở Bắc Phi nhứt là vùng ven Sahara nơi al-Qaeda dùng làm nơi dưỡng quân và tuyển mộ, huấn luyện.
Nhưng khi Gadhafi đồng bóng và ngoan cố quyết liệt bám quyền hành, dùng phi cơ chiến đấu, trực thăng võ trang, và lính đánh thuê Phi châu dể chống biểu tình, để tàn sát dân chúng biểu tình bất bạo động đòi tự do, dân chủ, thì Mỹ chống Gadhafi tối đa, chống mạnh nhứt thế giới.
Dân chúng Mỹ có trách TT Obama hơi chậm. Nhưng Ông có lý do phải im lặng trước để tổ chức đưa 400 người Mỹ an toàn ra khỏi Libya. Bảo vệ xong số công dân Mỹ này, TT Obama làm mạnh. Đòi hỏi Gadhafi phải ra đi. Mỹ đóng cửa toà đại sứ, rút phái bộ ngoại giao, gián đoạn ngoại giao, phong toả 30 tỷ Đô la, cấm 16 người trong gia đình Gadhafi không được đến Mỹ. Vận động Hội Đồng Bảo An chề tài chế độ Gadhafi, phong toả tài sản, cấm vận. Đòi hỏi Gadhafi ra đi. Ngoại Trưởng Mỹ tuyên bố "Chúng tôi muốn y ra đi, chấm dứt chế độ, giải tán lính đánh thuê, dân quân trung thành và tứ bỏ quyển hành. Y làm thế nào là chuyện của y." Và Ngoại Trưởng Mỹ nhấn mạnh Mỹ "không loại trừ chọn lựa nào" để buộc chính quyền Libya chấm dứt cuộc đàn áp dã man nhân dân nước họ. Mỹ «sẵn sàng giúp đỡ, dưới mọi hình thức» cho phe đối lập Libya. Bộ Quốc phòng Mỹ đang tái phối trí lực lượng quân sự chung quanh Libya để có thể sử dụng trong công tác nhân đạo và công tác khác, khi cần.
Còn hai Thượng Nghị Sĩ có thế lực của Mỹ, quí Ông John McCain, Joe Lieberman, và John Kerry cũng bạo không kém hơn với nhà độc tài Gadhafi. Kêu gọi Hành Pháp thừa nhận chánh phủ lâm thời mới thành lập ở Libya và trang bị vũ khí cho thành phần nổi dậy ở miền Đông Libya, lập vùng cấm bay trên miền này để Gadhafi không dùng máy bay oanh kích người biểu tình.
Chính TNS McCain một phi công chiến đấu bị độc tài CS Hà nội bắn rớt, bỏ tù trong Chiến tranh VN, về làm Thượng nghị sĩ và ứng cử viên TT của Đảng Cộng Hoà yêu cầu sử dụng không lực Mỹ bảo vệ vùng cấm bay này. Thật là không còn lời nói nào quyết liệt hơn trong việc chống độc tài.
Việc làm này có tính quốc tế, tự nhiên sẽ mất một thời gian bàn thảo, phối hợp với các siêu cường và nhứt là có lời yêu cầu minh thị, công khai của lực lương nhân dân Libya nổi dậy.
Cuối cùng, liên kết vào tình hình trong chế độ CS ở TQ và VN. Tương quan chánh trị và quân sự của Mỹ đối với TC và VC chắc chắn không thân thiện bằng với Ai cập. Nếu một mai TC hay VC dùng biện pháp quân sự bắt giết người dân TQ và VN biểu tình chống độc tài CS, người ta tin rằng Mỹ sẽ phản ứng mạnh hơn đối với Gadhafi.
Một Thiên An Môn khó mà tái diễn ở Bắc Kinh hay ở Hà nội vì bây giờ TC và VC tùy thuộc rất nhiều với thế giới bên ngoài. Với nền kinh tế sản xuất để xuất cảng, với sự tiêu thụ khổng lồ nguyên liệu và năng lượng nhập cảng, TC và VC nếu bị cấm vận và phong toả tài sản thì kinh tế TC sẽ sụp đổ như người khổng lồ với đôi chân đất sét bị xô xuống biển.
Đó là chưa nói tình hình đa số chánh quyền các nước "bằng mặt nhưng không bằng lòng" với TC vì chính sách bành trướng, bá quyền và thiếu trách nhiệm trong vấn đề quốc tế. Khi TC và VC trấn áp mạnh các cuộc biểu tình chống độc tài, đây là cơ hội tốt, lý do chánh đáng để các nước chống lại TC.
Riêng VN hiện có gần 3 triệu người thuộc thành phần gốc tỵ nạn CS định cư lâu đời trở thành công dân của chánh quyền các siêu cường ở Tây Âu, Bác Mỹ và Úc, là một thế lực quốc tế vận lợi hại, sẽ biến CS thành những tội phạm chống dân tộc, chống nhân loại nếu CS Bắc Kinh hay CS Hà nội giết hại đồng bào biểu tình lật đổ độc tài.
Cũng xin nhắc TC mới yêu cầu báo chí quốc tế phải tuân hành lịnh lạc của TC khi thông tin và nghị luận về ảnh hưởng cuộc cách mạng Hoa Lài ở TC, Mỹ đã mạnh mẽ lên tiếng phản đối ../. ( Vi Anh)
No comments:
Post a Comment