20 August 2009

Đảng trị sinh bất công


Khác với các nước dân chủ tự do, nhà nước Cộng Sản nắm trong tay nhiều “khí cụ” có thể giúp cho một số người giầu nhanh lên, hoặc bắt họ đi chậm lại. Ở các nước Âu Mỹ chính phủ có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế; nhưng giữ tiêu chuẩn công bằng: Mỗi quyết định thường gây ảnh hưởng đồng đều trên tất cả mọi người. Khi nào chính phủ muốn giúp đỡ hoặc kích thích cho riêng một lãnh vực nào đó, thì cả nước được bàn bạc, thảo luận xem các hành động đó có ích lợi chung cho cả quốc gia hay không.

Ngô Nhân Dụng


Chỉ số thị trường chứng khoán Thượng Hải đã tăng thêm 90% trong hơn bẩy tháng kể từ đầu năm 2009. Một số người Trung Hoa bỗng nhiên thấy tài sản mình tăng lên gần gấp đôi, trong khi cả nền kinh tế chỉ đăng 8% một năm. Tại sao có những người làm giầu nhanh hơn người khác?

Ở những nước tự do dân chủ với kinh tế thị trường đích thực thì nhiều người làm giàu nhờ có kỹ năng giỏi hơn, hoặc khi làm ăn dám chấp nhận rủi ro lớn hơn thiên hạ. Những người Trung Quốc làm giầu nhanh chóng có phải vì họ tài giỏi hơn, hoặc họ dám chấp nhận may rủi nhiều hơn người khác hay không? Không nhất thiết như vậy. Họ khá giả được phần lớn nhờ chính sách của nhà nước.

Trong quý thứ hai năm 2009 chính phủ Bắc Kinh bắt đầu bơm tiền “kích thích kinh tế” cho các ngân hàng của nhà nước. Các ngân hàng đem cho các xí nghiệp của nhà nước vay. Những xí nghiệp này đem một phần đầu tư vào máy móc, thiết bị, nhưng không dùng hết. Theo lối họ quen “du di” tùy tiện, ban giám đốc các xí nghiệp đem tiền dư đi đầu tư vào địa ốc và mua cổ phiếu. Tự nhiên giá nhà cửa và giá cổ phiếu tăng vụt lên. Tháng trước, đảng Cộng Sản Trung Quốc bắt đầu lo sẽ làm hai trái bong bóng địa ốc và cổ phần cùng phồng lên rồi sẽ vỡ, ra lệnh tốp bớt lại. Họ bảo các ngân hàng nhà nước giảm tốc độ cho vay. Vì thế trong một tháng qua chỉ số chứng khoán ở Thượng Hải đã tụt mất 16%.

Khác với các nước dân chủ tự do, nhà nước Cộng Sản nắm trong tay nhiều “khí cụ” có thể giúp cho một số người giầu nhanh lên, hoặc bắt họ đi chậm lại. Ở các nước Âu Mỹ chính phủ có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế; nhưng giữ tiêu chuẩn công bằng: Mỗi quyết định thường gây ảnh hưởng đồng đều trên tất cả mọi người. Khi nào chính phủ muốn giúp đỡ hoặc kích thích cho riêng một lãnh vực nào đó, thì cả nước được bàn bạc, thảo luận xem các hành động đó có ích lợi chung cho cả quốc gia hay không. Thí dụ, khi chính phủ George W. Bush quyết định dùng 700 tỷ cứu nguy các ngân hàng, hoặc khi chính phủ Obama muốn đem gần 800 tỷ kích thích nền kinh tế đang suy thoái, hoặc khi quyết định cứu nguy các công ty sản xuất xe hơi, cả ba lần đó Quốc Hội đã tranh luận gắt gao, trên báo chí có các chuyên gia bàn tán các mặt tốt và xấu. Sau khi thiên hạ bàn tán rồi, Quốc Hội biểu quyết và chịu trách nhiệm về quyết định đó với các cử tri, trong mùa bầu cử năm tới.

Ở các nước Cộng Sản thì khác. Ðảng Cộng Sản có quyền chọn một nhóm người nào đó trong xã hội để nâng lên hay hạ xuống mà không cần dân góp ý kiến. Những người được chọn hưởng lợi ích qua các quyết định của đảng thường là những đảng viên cao hoặc trung cấp và các tay làm ăn chung với họ. Ðiều này thể hiện rõ rệt nhất trong các chính sách đầu tư, thuế khóa, và định hướng nền kinh tế quốc gia.

Thí dụ, ai cũng biết rằng “tỷ lệ tiết kiệm” của dân Trung Hoa cao hơn nhiều quốc gia khác, chắc chắn là cao hơn dân Mỹ. Nhưng dân Mỹ được tự do quyết định mình tiêu xài bao nhiêu, tiết kiệm bao nhiêu - và họ thường chi tiêu rất nhiều, có lúc nhiều hơn cả số tiền kiếm được. Chính phủ Mỹ có cách ảnh hưởng trên tỷ lệ tiết kiệm của dân. Một thí dụ là tăng thuế tiêu thụ, tức là bắt dân tiêu thụ bớt đi và đưa tiền cho chính phủ trả nợ, đó là một cách “cưỡng bức tiết kiệm.” Tăng lãi suất cũng là buộc mọi người phải tiết kiệm vì đi vay tiền chi tiêu phải chịu lãi cao quá. Gần đây, tỷ lệ tiết kiệm của dân Mỹ đã tăng lên tới 5%, sau những năm tỷ lệ này chỉ suýt soát số không, zero!

Còn tất cả hơn một tỷ người dân Trung Quốc nói chung đã tăng tỷ lệ tiết kiệm từ 21% vào năm 1998 lên tới 24% vào năm 2008. Cứ tạo ra được 100 đồng thì tiết kiệm 24 đồng. Có phải dân Trung Hoa không thích mua quạt máy, tủ lạnh và sắm quần áo mới hay không? Lý do chính là do “định hướng xã hội chủ nghĩa” của đảng Cộng Sản.

Một nguyên nhân khiến dân Trung Hoa phải để dành tiền nhiều hơn là vì chính sách kinh tế của nhà nước Cộng Sản đã xóa bỏ hệ thống an sinh xã hội, gồm cả dịch vụ y tế lẫn giáo dục và tiền hưu bổng. Trước kia các công nhân đi làm cho doanh nghiệp nhà nước hoặc nông dân trong công xã được xí nghiệp hoặc công xã chu cấp những khoản đó. Từ khi đảng Cộng Sản đổi mới, công nhân các xí nghiệp được cải tổ, giải tư, hoặc đóng cửa, nông dân các làng đều mất những quyền lợi này mà đảng không tạo ra những mạng lưới an toàn khác để thay thế. Kết quả là hàng trăm triệu gia đình phải tự lo trả tiền lấy khi chữa bệnh, đóng tiền cho con cái đi học và tự lo lấy thân khi về hưu. Vì vậy, họ phải tiết kiệm để phòng khi ốm đau, già lão. Không tiết kiệm nhiều không được!

Nhưng mối lo lắng cho tương lại chỉ là một nguyên nhân khiến con số tỷ lệ tiết kiệm ở Trung Quốc cao hơn các nước khác. Nguyên nhân quan trọng không kém là do tình trạng lợi tức quốc dân phân bố không đồng đều, do chính sách của đảng Cộng Sản gây nên. Một cuộc nghiên cứu của Louis Kuijs (Ngân Hàng Thế Giới ) và Tao Wang (Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế) từ năm 2005 đã cho thấy chính sách phát triển của đảng Cộng Sản Trung Quốc là một nguyên nhân gây nên khoảng cách giầu nghèo mỗi ngày một rộng. Chính quyền Trung Quốc chú trọng đến bành trướng các xí nghiệp nhà nước trong những ngành công nghiệp nặng, qua việc đầu tư ào ạt vào máy móc tối tân (capital intensive) thay vì giúp phát triển các ngành dịch vụ dùng lao động nhiều hơn máy móc (labor intensive). Chủ trương đó đã khiến cho sản năng của lãnh vực nông thôn không tiến được như một vài lãnh vực công nghiệp ở đô thị, và khi sản năng tiến chậm thì lợi tức và lương bổng cũng phải thấp hơn, đào xâu thêm cái hố phân biệt giầu nghèo giữa nông thôn và thành thị.

Tại sao giầu nghèo chênh lệch lại ảnh hưởng khiến tỷ lệ tiết kiệm trong nước tăng lên? Những người nghèo chiếm đa số họ phải chi tiêu nhiều hơn khi lối sống thay đổi, cả xã hội đua nhau hướng về tiêu thụ, do đó họ có thể giảm tỷ lệ tiết kiệm hoặc tăng rất ít; còn những người giầu, dư tiền nên để dành cho tương lai thuộc thiểu số nhưng tiết kiệm gấp bội làm lệch cán cân cả nước. Thí dụ, đại đa số 90% dân Trung Hoa với lợi tức thấp vẫn giữ tỷ lệ tiết kiệm ở mức 21% như cũ, nhưng 10% còn lại giầu có đã nâng tỷ lệ tiết kiệm từ 21% lên thành 51%, thì khi làm tính cộng số trung bình ta sẽ thấy tỷ lệ tiết kiệm của các gia đình tăng từ 21% lên 24% trong mười năm.

Nhưng chính sách phát triển thiên về thành thị của đảng Cộng Sản Trung Quốc chỉ giải thích được một phần lý do tại sao lợi tức chênh lệch. Một nguyên nhân trực tiếp là trong cái bánh “Tổng Sản Lượng Nội Ðịa” (GDP) đem chia cho toàn dân, phần bánh các gia đình được hưởng đã giảm đi, khi so sánh tương đối với phần chia cho các xí nghiệp. Nghĩa là đảng Cộng Sản đã chia phần nhiều hơn cho các “ông chủ” dù đó là tư nhân hay quốc doanh.

Các xí nghiệp ở Trung Quốc được ưu đãi khi đi vay các ngân hàng của nhà nước, với lãi suất thấp. Trong khi đó, các ngân hàng này trả tiền lãi cho các người dân để dành tiền với một lãi suất rất thấp; nhưng đại đa số không có lựa chọn nào khác nên vẫn phải gửi. Chính sách của đảng Cộng Sản là lấy tiền tiết kiệm của dân với giá rẻ, đưa cho ngân hàng để cho các doanh nghiệp nhà nước vay bằng tiền lời thấp. Các xí nghiệp đó sinh ra lời sẽ dồn vào túi các ông lớn, còn số tiền đem trả lại cho công quỹ (giống như tiền lời chia cho chủ nhân các xí nghiệp) gần như bằng số không.

Tại sao các doanh nghiệp nhà nước lại được ưu đãi như vậy? Vì đó là nơi đảng Cộng Sản chia chác các chức vụ cho đồng đảng, trung ương có các xí nghiệp trung ương, mỗi tỉnh, huyện, vân vân, có doanh nghiệp của họ. Cả hệ thống ngân hàng lập ra để “bồi dưỡng” các loại cán bộ kinh tế đó.

Trên đây chỉ là một khía cạnh trong chính sách kinh tế của đảng Cộng Sản Trung Quốc cố ý gây nên cảnh chênh lệch giầu nghèo. Một mặt khác của chủ trương Cộng Sản là lấy hoạt động đầu tư vào cơ xưởng, nhà cửa, thiết bị làm động cơ phát triển chứ không lấy tiêu thụ làm đầu máy. Nhìn con số tỷ lệ phát triển của Trung Quốc 10% hay 8% trong mấy năm qua, trong số đó phần lớn do tiền nhà nước đưa cho các xí nghiệp đầu tư qua hệ thống ngân hàng. Hiện nay trong Tổng Sản Lượng Nội Ðịa của Trung Quốc cứ 100 đồng có 40 đồng là do đầu tư. Tỷ lệ tiêu thụ của tư nhân đã giảm đi, từ 49% GDP vào năm 1990 đã giảm xuống chỉ còn 35% vào năm 2008. Nghĩa là trong chiếc bánh kinh tế quốc dân, người dân bình thường trước kia được ăn gần một nửa, nay chỉ được ăn hơn một phần ba.

Chính sách bắt dân giảm tiêu thụ để dồn tiền cho các xí nghiệp đầu tư cũng là chính sách ưu đãi một tầng lớp cán bộ kinh tế và những người làm ăn, chia chác với họ. Vì mỗi công trình xây cất, mỗi dịp mua máy móc, thiết bị là những cơ hội ăn hối lộ. Trong vài năm nữa, tổng số tiền đầu tư của cả nước Trung Hoa sẽ cao bằng tổng số đầu tư trong kinh tế nước Mỹ. Nhưng tổng số tiêu thụ của 1.3 tỷ người Trung Hoa chỉ lớn bằng một phần sáu của 300 triệu dân chúng Mỹ. Tại Mỹ, phần bánh chia cho người tiêu thụ là 70% của Tổng Sản Lượng Toàn Quốc, tại các nước Á Châu khác cũng lên tới từ 50% đến 60%; trong khi người dân Trung Quốc chỉ được hưởng 35% cái bánh mà sức lao động của họ tạo nên.

Tình trạng bất công đó có thể thay đổi được nếu người dân Trung Hoa có quyền thảo luận chính sách kinh tế của nhà nước, và khi họ có quyền bỏ phiếu để thay đổi những người nắm quyền. Ở Trung Quốc thì còn lâu, vì đảng Cộng Sản nhất định bảo vệ độc quyền chính trị để duy trì tình trạng phân chia không đồng đều này. Chính chế độ độc tài đảng trị đã sinh ra cảnh xã hội bất công.

Ngô Nhân Dụng

No comments:

Post a Comment



Thật vậy, dân tộc Việt Nam hãy can đảm đứng lên để lật qua những trang sử cộng sản đẫm máu và đau thương. Đã quá trễ rồi. Ngày nào còn cộng sản, thì còn chết chóc, tù đày, tự do, nhân quyền còn bị chà đạp.
Nhà cầm quyền cộng sản, hơn lúc nào hết, luôn buộc người dân lo nghĩ đến chuyện miếng ăn, cái mặc. Cái bụng lúc nào cũng phải cảm thấy còn đoi đói, chưa no. Và người dân thì thiếu thốn nhu yếu phẩm, lo chạy gạo từng bữa. Ðủ hôm nay thì thiếu ngày mai, hay được nồi cơm sáng, thì lại chưa có nồi cơm chiều. Cuộc đời cứ quần quật lo đói rách như thế, thì xin hỏi, còn chi thì giờ mà nhân dân nghĩ đến tranh đấu, hoặc đòi hỏi tự do dân chủ nhân quyền?
Cụ Tây Hồ Phan Chu Trinh từng dạy: “Xét lịch sử xưa, dân nào khôn ngoan biết lo tự cường tự lập, mua lấy sự ích lợi chung của mình thì càng ngày càng bước tới con đường vui vẻ. Còn dân thì ngu dại, cứ ngồi yên mà nhờ trời, mà mong đợi trông cậy ở vua ở quan, giao phó tất cả quyền lợi của mình vào trong tay một người, hay một chính phủ muốn làm sao thì làm, mà mình không hành động, không bàn luận, không kiểm xét, thì dân ấy phải khốn khổ mọi đường. Anh chị em đồng bào ta đã hiểu thấu các lẽ, thì phải mau mau góp sức lo toan việc nước mới mong có ngày cất đầu lên nổi”.
"The religion of the future will be a cosmic religion. The religion which is based on experience, which refuses dogmatism. If there's any religion that would cope with modern scientific needs it will be Buddhism." Albert Einstein

Tôn giáo trong tương lai sẽ là tôn giáo của vũ trụ. Tôn giáo này dựa trên kinh nghiệm và không chấp nhận chủ nghĩa giáo điều. Nếu có một tôn giáo nào tương thích với khoa học hiện đại, đó chính là Phật Giáo.




Bạn Ơi Hãy Cùng Nhau Đấu Tranh Cho Cuộc Sống Của Mình & Tương Lai Của Con Cháu Mình !!!



Nhân Dân Cần Nhận Diện Bộ Mặt Thật Của Giới Cầm Quyền. Phải Hành Động Cụ Thể Đối Với Bọn Chúng !!!



Chỉ Mặt, Nhận Diện Bọn Cán Bộ Óc Đất, Lũ Công An Lưu Manh, Đám Quan Chức Tham Nhũng, Tay Sai !!!

Công Nhân Bị Đánh Đập Tàn Nhẫn, Dã Man !!!


Followers