23 August 2009

Tôn giáo chính trị hóa: Vì chính trị muốn kiểm soát tôn giáo


Ðây là một thử thách của những vị lãnh đạo giáo hội Phật Giáo Việt Nam, xem họ có răm rắp tuân lệnh của chính quyền hay không. Những người lãnh đạo giáo hội này, ở trung ương và ở tỉnh Lâm Ðồng, sẽ chịu trách nhiệm trước lịch sử dân tộc và lịch sử Phật Giáo Việt Nam. Trong lịch sử Phật Giáo Việt Nam chưa bao giờ có một chính quyền nào lại ra lệnh cho các chùa phải theo một pháp môn nào hoặc phải bác bỏ một pháp môn khác. Nếu chuyện này xảy ra trong thế kỷ 21 thì những người lãnh đạo các tự viện và các tổ chức Phật Giáo ở Việt Nam phải lên tiếng phản đối.

Ngô Nhân Dụng


Ở một nước bình thường khi người dân bị cướp đất thì họ phải làm gì? Họ đưa đơn kiện ra trước tòa cho pháp luật khu xử. Bình thường, những người bị cướp đất không họp nhau lại để ngồi thiền hay dâng lễ và cầu nguyện.

Ở Việt Nam, dân giáo xứ Thái Hà đã thắp nến cầu nguyện khi muốn đòi lại đất đai của Nhà Chung bị chính quyền chiếm giao cho người khác khai thác. Tín hữu Công Giáo khắp nơi đã cầu nguyện để đòi cho giáo dân Tam Tòa được quyền dựng Thánh Giá lại trên khu đất nhà thờ cũ. Bởi vì ở Việt Nam người dân không được phép sống bình thường. Các tăng ni trẻ ở tu viện Bát Nhã ngồi xuống niệm Phật và thiền định khi bị đuổi ra khỏi những ngôi nhà mà chính vì có mặt họ nên đồng bào Phật tử khắp thế giới mới góp công góp của tạo mãi đất rồi xây dựng lên các tu viện, thiền đường. Cũng bởi vì ở Việt Nam người dân không được phép sống bình thường. Mươi ngày nữa, gần 400 tăng ni này sẽ bị công an đến bắt từng người rời khỏi các thiền đường trở về quê quán, mà sau đó họ có thể bị cấm không được đi tu chung một chỗ nữa. Họ sẽ tiếp tục thiền định và cầu nguyện cho một ngày dân Việt Nam được sống cuộc đời bình thường. Và sẽ đến lúc mọi người Việt Nam tỉnh ra, thấy mình đang sống thiếu tự do.

Người ta phản ứng trước những hành động đàn áp, bất công bằng cách cầu nguyện thay vì đi thưa kiện; vì ở nước Việt Nam người dân thường không tin nơi tòa án và luật lệ. Không thể đi kiện vì biết trước thế nào tòa án cũng đứng về phe kẻ mạnh, những kẻ có tiền và có quyền. Nhất là khi những kẻ chiếm đoạt đất đai và cấm đoán tu hành ở nơi mình cư trú chính là nhà nước Cộng Sản với bộ máy cán bộ tôn giáo của họ. Vì thế, các tín hữu Công Giáo và các tăng ni Phật Giáo chỉ còn một cách phản ứng là dùng niềm tin thiêng liêng của họ để đối phó với bạo lực. Sinh hoạt tôn giáo đã biến thành hành động chính trị. Chính vì guồng máy cai trị đã can thiệp vào đời sống tôn giáo.

Các đảng Cộng Sản xưa nay đều can thiệp vào tôn giáo, vì từ đầu thế kỷ 20 chủ nghĩa Cộng Sản đã được Lenin, Stalin biến thành một thứ tín ngưỡng thế tục với tham vọng thay thế các tôn giáo. Trong cuốn lịch sử triết học Tây phương của ông, Bertrand Russell (một người không có thiện cảm với các tôn giáo) đã mô tả Ðệ Tam Quốc Tế như một tổ chức giáo hội, với tòa thánh (Ðiện Kremlin), với giáo điều (chủ nghĩa Marx-Lenin), các vị thánh để thờ (Marx, Engels, sau này thêm những Kim Nhật Thành, Lê Văn Tám,...), một giáo chủ (Stalin) và hàng giáo sĩ thừa sai (cán bộ cộng sản), họ cũng hứa hẹn một thiên đường (tiến tới chủ nghĩa xã hội), và đe dọa tín đồ bằng những ác quỷ và địa ngục (thế giới tư bản). Niềm tin thế tục cộng sản đã sụp đổ trước bức tường Berlin, vì lý do, như Ernest Gellner mô tả, “Khi các đồng chí cốt cán (nomenklaura) không đem nhau ra xử bắn nữa mà bắt đầu đút tiền mua chuộc nhau, thì niềm tin biến mất.”

Khi tín ngưỡng cộng sản sụp đổ hàng loạt ở Nga và Ðông Âu, không một “tín đồ” nào thấy tiếc rẻ, trừ ở những xứ mà họ còn cố đấm ăn xôi được, như ở Việt Nam, Trung Quốc, Cuba, Bắc Hàn. Nhưng dù còn bám được quyền lực, họ không những đã mất niềm tin mà còn mang trong lòng một mối hận vì mặc cảm đối thua kém mọi tôn giáo khác. Vì vậy, họ tiếp tục duy trì những xiềng xích đã trói buộc các tôn giáo khác, những định chế, luật lệ do ông Stalin dựng lên vẫn còn được giữ lại. Ðồng bào Công Giáo ở Thái Hà, ở Tam Tòa, các tăng ni ở tu viện Bát Nhã là nạn nhân của guồng máy cai quản đó.

Ông Trương Hải Cường trong Trung Tâm Nghiên Cứu Tôn Giáo thuộc Ðại Học Hà Nội mới giải thích những xung đột giữa nhà nước cộng sản và giáo dân Thái Hà, Tam Tòa bằng hai nguyên nhân. Ông gọi tên là những “di sản của lịch sử và hệ lụy tâm lý, mặc cảm.” Nguyên nhân lịch sử nào? Ðó chính là sự kiện đảng Cộng Sản cướp được chính quyền ở nước ta. Và hệ lụy tâm lý nào? Ðó chính là do tham vọng của đảng Cộng Sản muốn thay thế các tôn giáo bằng một niềm tin thế tục của họ, nhưng hoàn toàn thất bại.

Một di sản của lịch sử là cơ quan nhà nước mang tên “Ban Tôn Giáo Chính phủ.” Khi Hòa Thượng Nhất Hạnh gặp ông Nguyễn Minh Triết năm trước, đưa đề nghị giải tán Ban Tôn Giáo Chính Phủ, nhà sư đã giải thích rằng trên thế giới không có chính phủ nào can thiệp vào các sinh hoạt tôn giáo như vậy. Tại sao nhà nước phải có một bộ phận quản lý các tôn giáo, nếu không phải vì đảng cầm quyền muốn kiểm soát tất cả mọi sinh hoạt trong xã hội công dân?

Mà gần đây họ can thiệp một cách lộ liễu, qua một văn thư ra lệnh cho Giáo Hội Phật giáo Việt Nam phải đuổi gần 400 vị tăng ni ra khỏi tu viện Bát Nhã. Giáo hội này do đảng Cộng Sản lập ra để kiểm soát từ trên xuống dưới. Gần đây họ đã ra lệnh cách chức Thầy Lê Mạnh Thát không cho làm viện trưởng Viện Nghiên Cứu Phật Học Vạn Hạnh. Ông Lê Mạnh Thát đã phải cởi áo nhà tu dù ông vẫn tiếp tục giữ thanh quy, giới luật của một tỳ kheo, chỉ mong được yên ổn làm công việc nghiên cứu lịch sử Phật Giáo và lịch sử dân tộc Việt Nam. Nhưng ông vẫn không được đảng Cộng Sản cho ngồi yên làm việc.

Ðến việc ra lệnh cho giáo hội Phật Giáo giải tán tăng đoàn ở Bát Nhã thì sự can thiệp của Ban Tôn Giáo Chính Phủ là một hành động sỉ nhục cho cả ban lãnh đạo của giáo hội đó. Hành động này sẽ để lại một vết nhơ trong lịch sử Phật Giáo Việt Nam.

Tại sao một cơ quan thuộc chính phủ lại có quyền ra lệnh cho một tổ chức giáo hội làm những việc trong phạm vi thuần túy sinh hoạt tôn gió của họ? Ðó chính là một thứ “di sản lịch sử” mà ông Trương Hải Cường không thể không biết: Ðảng Cộng Sản Việt Nam vẫn giữ di sản của chế độ Stalin, coi đảng có quyền kiểm soát tất cả mọi sinh hoạt động của người dân bị trị. Ðối với một đảng Cộng Sản, việc chiếm đất nhà thờ, đất nhà chùa không đủ chứng tỏ uy quyền của họ. Họ còn muốn kiểm soát việc tuyển sinh của các nhà dòng, các tu viện, kiểm soát việc cho các linh mục nào được thụ phong, và kiểm soát cả những pháp môn mà người theo đạo Phật được tu học.

Văn thư của Ban Tôn Giáo Chính Phủ gửi giáo hội Phật Giáo Việt Nam không những là một mệnh lệnh bảo những người lãnh đạo giáo hội này phải giải tán các tăng ni ở Bát Nhã, ấn định ngày giờ rõ rệt, mà còn lên mặt dạy dỗ giáo hội này rằng pháp môn tu tập của tăng ni Bát Nhã là “bất hợp pháp” nữa!

Trong đạo Phật, hay trong bất cứ tôn giáo nào, thế nào là một pháp môn bất hợp pháp? Chỉ có những người lãnh đạo các tôn giáo đó có quyền phán xét một đường lối tu trì là có phù hợp với giáo lý của mình hay không. Mà trong đạo Phật, với “tám vạn bốn ngàn” pháp môn, và mỗi thời đại đều mở ra những cánh cửa mới phù hợp với căn cơ của chúng sinh đang sống. Một dòng tu Công Giáo, Tin Lành, hay một pháp môn Phật Giáo chỉ có thể gọi là “bất hợp pháp” nếu theo pháp môn đó sẽ làm những hành động vi phạm luật pháp thế tục đang thi hành. Các tăng ni Bát Nhã có bị “đuổi nhà” vì luật hộ khẩu lỗi thời tước đoạt quyền công dân và quyền làm người, nhưng cũng không ai có quyền lên án họ đang theo một pháp môn “bất hợp pháp” được! Nhất là lời phê phán đó lại phát xuất từ một cái ban lập ra để cai quản các tôn giáo mà không biết, không hiểu gì về tôn giáo cả!

Ban Tôn Giáo Chính Phủ Hà Nội có quyền bắt buộc Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam phải giải tán một dòng tu hay không? Nếu có những nữ tu Công Giáo chỉ sống khổ hạnh, lo việc cầu kinh và làm việc từ thiện, mà bị chính quyền ghét, thì họ có quyền phán là dòng tu đó “bất hợp pháp” rồi ra lệnh giải tán hay không? Liệu Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam có im lặng và răm rắp tuân lệnh hay không?

Ðây là một thử thách của những vị lãnh đạo giáo hội Phật Giáo Việt Nam, xem họ có răm rắp tuân lệnh của chính quyền hay không. Những người lãnh đạo giáo hội này, ở trung ương và ở tỉnh Lâm Ðồng, sẽ chịu trách nhiệm trước lịch sử dân tộc và lịch sử Phật Giáo Việt Nam. Trong lịch sử Phật Giáo Việt Nam chưa bao giờ có một chính quyền nào lại ra lệnh cho các chùa phải theo một pháp môn nào hoặc phải bác bỏ một pháp môn khác. Nếu chuyện này xảy ra trong thế kỷ 21 thì những người lãnh đạo các tự viện và các tổ chức Phật Giáo ở Việt Nam phải lên tiếng phản đối. Nếu không, họ có lỗi với các Phật tử và có lỗi với tất cả đồng bào có tín ngưỡng, vì đã đồng lõa với một chế độ muốn chính trị hóa cả các sinh hoạt tín ngưỡng để bảo vệ quyền hành độc tài tham nhũng.


Ngô Nhân Dụng


No comments:

Post a Comment



Thật vậy, dân tộc Việt Nam hãy can đảm đứng lên để lật qua những trang sử cộng sản đẫm máu và đau thương. Đã quá trễ rồi. Ngày nào còn cộng sản, thì còn chết chóc, tù đày, tự do, nhân quyền còn bị chà đạp.
Nhà cầm quyền cộng sản, hơn lúc nào hết, luôn buộc người dân lo nghĩ đến chuyện miếng ăn, cái mặc. Cái bụng lúc nào cũng phải cảm thấy còn đoi đói, chưa no. Và người dân thì thiếu thốn nhu yếu phẩm, lo chạy gạo từng bữa. Ðủ hôm nay thì thiếu ngày mai, hay được nồi cơm sáng, thì lại chưa có nồi cơm chiều. Cuộc đời cứ quần quật lo đói rách như thế, thì xin hỏi, còn chi thì giờ mà nhân dân nghĩ đến tranh đấu, hoặc đòi hỏi tự do dân chủ nhân quyền?
Cụ Tây Hồ Phan Chu Trinh từng dạy: “Xét lịch sử xưa, dân nào khôn ngoan biết lo tự cường tự lập, mua lấy sự ích lợi chung của mình thì càng ngày càng bước tới con đường vui vẻ. Còn dân thì ngu dại, cứ ngồi yên mà nhờ trời, mà mong đợi trông cậy ở vua ở quan, giao phó tất cả quyền lợi của mình vào trong tay một người, hay một chính phủ muốn làm sao thì làm, mà mình không hành động, không bàn luận, không kiểm xét, thì dân ấy phải khốn khổ mọi đường. Anh chị em đồng bào ta đã hiểu thấu các lẽ, thì phải mau mau góp sức lo toan việc nước mới mong có ngày cất đầu lên nổi”.
"The religion of the future will be a cosmic religion. The religion which is based on experience, which refuses dogmatism. If there's any religion that would cope with modern scientific needs it will be Buddhism." Albert Einstein

Tôn giáo trong tương lai sẽ là tôn giáo của vũ trụ. Tôn giáo này dựa trên kinh nghiệm và không chấp nhận chủ nghĩa giáo điều. Nếu có một tôn giáo nào tương thích với khoa học hiện đại, đó chính là Phật Giáo.




Bạn Ơi Hãy Cùng Nhau Đấu Tranh Cho Cuộc Sống Của Mình & Tương Lai Của Con Cháu Mình !!!



Nhân Dân Cần Nhận Diện Bộ Mặt Thật Của Giới Cầm Quyền. Phải Hành Động Cụ Thể Đối Với Bọn Chúng !!!



Chỉ Mặt, Nhận Diện Bọn Cán Bộ Óc Đất, Lũ Công An Lưu Manh, Đám Quan Chức Tham Nhũng, Tay Sai !!!

Công Nhân Bị Đánh Đập Tàn Nhẫn, Dã Man !!!


Followers