Trong khi thủ tướng Nhật, Yukio Hatoyama muốn độc lập hơn với Mỹ, trước việc Mỹ “trở lại Á châu’, nên đưa ra chủ trương Cộng Đồng Á Châu gồm 16 nước không có Mỹ. Nhưng Tầucộng thì vẫn còn nuôi tham vọng Đế Quốc Bành Trướng, muốn nuốt dần từng nước trong vùng Đông Nam Á. Hiện nay họ đang có trong tay bọn Quân Phiệt cầm quyền Miến Điện, bọn Việtcộng cầm quyền tại Việtnam, cũng như có ảnh hưởng rất lớn tại Campuchia và Lào. Tuy Thaksin là nhà tỷ phú gốc Hoa, thân Tầucộng đã mất quyền tại Tháilan, nhưng ảnh hưởng của Thaksin còn nhiều trong dân nghèo Thái. LÝ ĐẠI NGUYÊN |
Việc chính phủ HunSen Campuchia ngày 05/11/09 loan báo, ông Thaksin Shinawatra, vị thủ tướng Tháilan bị lật đổ năm 2006, và bị án tù 2 năm về tội lạm quyền tham nhũng, đang đào tỵ ở nước ngoài, được bổ nhiệm làm cố vấn kinh tế cho chính phủ Phnon Penh, bằng một sắc lệnh của hoàng gia Campuchia, với chữ ký của Quốc Vương Sihamoni, đây là một đòn quá nặng giáng xuống thủ tướng Tháilan, Abhisit Vejjajiva, và ‘phá thối’ đối với chủ trương một Cộng Đồng Asean Đoàn Kết vừa được Hội Nghị Thượng Đỉnh các nguyên thủ Asean thảo luận về việc tiến tới một Cộng Đồng Asean Thống Nhất vào năm 2015. Hiện nay tại Tháilan, phe ÁoĐỏ ủng hộ Thaksin còn rất mạnh, luôn luôn xuống đường để đòi phục chức thủ tướng cho Thaksin. Còn phe ÁoVàng ủng hộ Abhisit cũng rất lớn, thề không đội trời chung với Thaksin. Trong khi đó HunSen quyết khai thác lá bài Thaksin để đặt lên bàn cân trong vụ tranh chấp ngôi đền cổ Hindu Preah Vihear, mà Liên Hiệp Quốc đã công nhận thuộc chủ quyền Campuchia, nhưng nó lại nằm gọn về phía biên giới Thailan. Khiến cho Tháilan có cớ nhận ngôi đền ấy thuộc chủ quyền của họ. Nên việc tranh chấp giữa Campuchia và Tháilan thường xuyên nổ ra, nhiền phen đổ máu.
Để trả đũa, chính phủ Thái triệu hồi Đại Sứ về nước. Thủ tướng Thái, Abhisit tuyên bố: “sẽ tìm cách dẫn độ ông Thaksin về Thái. Nếu Campuchia không đồng ý dẫn độ. Thái sẽ sẵn sàng đáp ứng thích đáng”. Ông Abhisit cũng thông báo, nội các của ông sẽ chấm dứt các cuộc thương lượng với Phnon Penh về vùng biển đang tranh chấp, nơi đây có trữ lượng dầu lớn. Quyết định này còn phải được Quốc Hội Thái phê chuẩn. Phát ngôn viên chính phủ Thái, Panitan Wattanayagorn nói :”Chúng tôi sẽ cố hết sức để gởi tới phía Campuchia thông điệp rằng, chúng tôi được yêu cầu đưa ông Thaksin về nước để phục vụ quá trình pháp lý Tháilan. Luật pháp Tháilan yêu cầu chúng tôi hành động như vậy, và chúng tôi cũng cần tuân theo hiệp định với Campuchia. Vây nên chúng tôi thực hiện theo hiệp định đó”.
Đành rằng Tháilan và Campuchia là 2 nước nhiều người còn nặng đầu óc “Quốc Gia Cực Đoan”. Nhưng ở vị thế cầm quyền trong thời đại mở cửa ‘toàn cầu hóa’ này, HunSen thừa biết việc các nước nhỏ trong vùng Đông Nam Á hiện nay là chỗ dựa của nhau để cùng tồn tại và phát triển. Thế mà khi đi phó hội Asean thứ 15, năm 2009 vừa qua tại Tháilan, HunSen đã công khai khiêu khích Thailan, nước chủ tịch luân phiên Asean kỳ này, rằng: “Ông Thaksin, người bị lật đổ hồi 2006, là nạn nhân chính trị sẽ được đón chào ở Campuchia”. Để rồi ngay sau đó, HunSen cùng với các nguyên thủ 10 nước Asean và 6 nước đối tác: Nhât, Tầu, Hàn, Ấn, Úc, Tân Tây Lan hội họp tìm phương hướng để thành lập một Cộng Đồng Chung, theo mô hình của Liên Hiệp Âu Châu, do đề xuất của thủ tướng Nhật Yukio Hatoyama, điều này đã từng được ông công khai bày tỏ trước khi đi phó hội. Trong khi đó, Tầucộng vẫn giữ chủ trương hợp tác song phương với từng nước trong vùng. Chính vì vậy, mà dư luận cho rằng: HunSen vô tình hay cố ý đã rơi vào thế làm công cụ của Tầucộng, nhằm phá hoại sự “Đoàn Kết Cộng Đồng Asean”.
Trong khi thủ tướng Nhật, Yukio Hatoyama muốn độc lập hơn với Mỹ, trước việc Mỹ “trở lại Á châu’, nên đưa ra chủ trương Cộng Đồng Á Châu gồm 16 nước không có Mỹ. Nhưng Tầucộng thì vẫn còn nuôi tham vọng Đế Quốc Bành Trướng, muốn nuốt dần từng nước trong vùng Đông Nam Á. Hiện nay họ đang có trong tay bọn Quân Phiệt cầm quyền Miến Điện, bọn Việtcộng cầm quyền tại Việtnam, cũng như có ảnh hưởng rất lớn tại Campuchia và Lào. Tuy Thaksin là nhà tỷ phú gốc Hoa, thân Tầucộng đã mất quyền tại Tháilan, nhưng ảnh hưởng của Thaksin còn nhiều trong dân nghèo Thái. Nếu không đưa Thaksin trở lại cầm quyền được, thì cũng làm cho nước Thái lâm vào thế hỗn loạn, kiệt quệ. Nhất là cuộc xung đột giữa Thái và Campuchia nổ ra thì Tầucộng là ‘ngư ông đắc lợi’. Tầucộng hầu như đang có 4 chính phủ tay sai ở Miến,Việt, Miên, Lào và một nước Tháilan trong cảnh rối loạn, tức là Tầucộng đã thao túng được một nửa số nước trong Khối Asean. Như vậy bài toán thôn tính Đông Nam Á, đúng là đang được khởi động từ việc HunSen đưa Thaksin về Campuchia.
Từ đó làm cho Việtcộng không còn hy vọng dựa vào Khối Asean để mạnh dạn liên kết với Nhật, Ấn, Úc, Mỹ nhằm thoát ra khỏi bàn tay khống chế của Tầucộng nữa. Mà khi Việtcộng đã hoàn toàn nằm trong tay Bắckinh để bắt cả nước phải làm nô lệ cho Tầu, thì cả Nhật lẫn Mỹ đều bị gạt ra rìa. Liệu Mỹ có chịu làm chân chầu rìa trong ván bài Á Châu hay không? Không! Trăm lần không! Vạn lần không! Dù cho chính quyền Cộnghòa hay Dânchủ cũng không thể đi ngược với quyền lợi và chiến lược toàn cầu của nước Mỹ. Vì mất Á châu, Mỹ mất luôn vị thế siêu cường số một trên thế giới. Mà mất Việtnam là khởi đầu cho việc Mỹ mất Đông Nam Á và toàn bộ Á châu. Chính vì vậy, mà trước đây Mỹ đã chịu bỏ một nửa nước Việtnam để cho Liênxô, Tầucộng tương tàn lẫn nhau, nay Liênxô đã chết, Tầucộng tuy đã tạo ra Tổng Cục 2 nhằm khống chế bọn lãnh đạo Việtcộng. Nhưng linh hồn, con cái, tài sản của bọn này đều ký thác vào Mỹ. Từ đó, Mỹ có thừa điều kiện nhằm thực hiện kế hoạch ‘Tự Diễn Biến Hoà Bình’ để trở lại với cả nước Việtnam ở vào một thời điểm, mà nhu cầu của tình thế Á châu đòi hỏi.
Trong chuyến đi công tác đầu tiên tại Á châu, tổng thống Mỹ, Barack Obama đến Nhật, với việc nối lại thế Liên Minh Nhật Mỹ không thể tách rời, với tân chính phủ Nhật, Yukio Hatoyama vì đã xuất hiện những vấn đề trục trặc với Mỹ. Tiếp theo ngày 15/11/09 ông Barack Obama gặp các lãnh đạo 10 nước Asean tại Singapore, bên lề Hội Nghị Apec gồm 21 nước thành viên, để bàn về chủ đề thương mại, đầu tư, an ninh lương thực, thay đổi khí hậu, y tế, và an ninh nội bộ của mỗi nước. Cũng đề cập tới cuộc bầu cử sắp tới tại Miếnđiện. Trong chủ đề cấm phổ biến vũ khí hạt nhân và giải trừ quân bị, lãnh đạo Mỹ và Asean nhiều khả năng sẽ đồng ý “đảo ngược sự phổ biến vũ khí hạt nhân, đặt ngoài vòng sử dụng và xây dựng một thế giới không có vũ khí hạt nhân”. Dự thảo thông cáo báo chí giữa Mỹ và Asean, hoan nghênh sự quan tâm trở lại của Mỹ đối với vùng Đông Nam Á. Theo họ, điều này thể hiện sự “công nhận đúng lúc vai trò năng động và vị trí trung tâm Asean đang thực hiện nhằm thúc đẩy hợp tác tại Á châu”. Chặng dừng chân tại Thượnghải và Bắckinh, ông Obama cho biết, ngoài vấn đề thương mại và khí hậu, ông sẽ nói chuyện với các nhà lãnh đạo Trungquốc về vấn đề Nhân Quyền. Tổng thống Obama kết thúc chuyến công tác Á châu tại Nam Hàn. Xem vậy, việc HunSen gây xung đột với Tháilan, nhằm phá hoại sự đoàn kết trong Cộng Đồng Asean, hẳn là có bàn tay của bọn Bành Trướng Bắc Kinh sách hoạch.
LÝ ĐẠI NGUYÊN
Litte Saigòn ngày 10/11/2009.
No comments:
Post a Comment