10 November 2009

Kẹt Xe Trong Quan Hệ Mỹ- Đức


Việc GM đột ngột kéo thắng tay cho xe xoay ngược khiến Chính quyền Merkel nổi điên.

Hôm Thứ Ba, vừa đọc một bài diễn văn hùng hồn trước Lưỡng viện Quốc hội Hoa Kỳ để ca tụng nước Mỹ đã góp phần thống nhất nước Đức đúng hai chục năm trước rồi gặp Tổng thống Obama trong 30 phút được mô tả là thắm thiết, Thủ tướng Merkel được tin xấu khi ở trên máy bay trở về! Truyền thông Mỹ không mấy chú ý đến chuyến thăng viếng của Thủ tướng Đức và cũng chẳng thấy kỳ khi lãnh đạo Hoa Kỳ không qua Đức dự lễ kỷ niệm biến cố mà các Tổng thống Mỹ đã góp phần - vụ bức tường Bá Linh sụp đổ đúng 20 năm trước - giúp cho Đức thống nhất!

Chơi với Mỹ thì phải quen chuyện vô tâm và lật lọng mới được!

Nguyễn Xuân Nghĩa



Quyết định của hãng xe GM khiến Đức nổi giận...

Khi tranh cử, Nghị sĩ Barack Obama đặc biệt o bế dư luận Đức với bài diễn văn hùng hồn đọc tại Berlin. Khi đắc cử, Tổng thống Barack Obama lại gây nhiều khó chịu nhất cho Thủ tướng Đức, bà Angela Merkel, trong cách xử lý nhiều hổ sơ liên hệ đến Âu châu và riêng nước Đức. Bà Merkel càng khó chịu về lối Chính quyền Obama cấp cứu hãng xe General Motors (GM) vì ảnh hưởng tới việc tái tranh cử của bà vào cuối tháng Chín.

Bây giờ, sau khi đã tái đắc cử, Merkel lại thêm một phen nổi điên nữa, cũng vì hãng xe GM!

Thật ra, từ khi Obama tranh cử, Merkel đã đánh giá không cao "Cậu bé quàng khăn đỏ" và còn từ chối việc Obama đòi đọc diễn văn tranh cử tại Cổng Brandenburg lịch sử của thủ đô Berlin. Bả tỉnh táo hơn dư luận và truyền thông và quyết định căn cứ trên quyền lợi của nước Đức. Chuyện quyền lợi ấy nổi bật với vụ GM.

Là một trong ba đại gia xe hơi của Mỹ, cùng với Chrysler và Ford, hãng GM đã hấp hối từ lâu và đến tháng Sáu vừa qua thì vỡ nợ nên được Chính quyền Obama cấp cứu. Từ vài năm trước, GM đã tính cắt bỏ hai cơ sở đầu tư ở Âu châu là hãng Opel tại Đức và hãng Vauxhall tại Anh. Rất Mỹ, theo lối không có lời là xóa sổ bỏ chạy. Khốn nỗi, đằng sau các cơ sở đầu tư còn có con người. Trong tổng số 57 ngàn nhân công của GM tại hải ngoại, gần phân nửa (25.500) là nhân viên hãng Opel tại Đức, chưa kể dàn vệ tinh của Opel với cả vạn người nữa tại Tây Ban Nha, Ba Lan và Bỉ. Nếu GM dẹp bỏ hay chấn chỉnh Opel là thợ thuyền mất việc.

Khi Chính quyền Obama lo cấp cứu GM thì Thủ tướng Đức trực tiếp kêu gọi là đừng quên chi nhánh Opel của GM tại Đức và số phận của nhân viên địa phương. Lời kêu gọi không được đáp ứng. Có thể vì Merkel không đáp ứng lời kêu gọi của Obama là gửi thêm quân vào A Phú Hãn Trong hoàn cảnh đó, Chính quyền Merkel phải nhảy vào - và tung tiền- cấp cứu Opel và cố tìm ra ai đó sẽ mua lại hãng này. Khi GM vỡ nợ, Opel mất chủ và mất tiền, thì một tập hợp ngân hàng Đức phải ứng tiền cho vay và tạm làm chủ 65% cổ phần nhờ tín khoản trị giá hơn hai tỷ Mỹ kim của Chính quyền.

Với nhà nước Obama nay làm chủ đầu tư chính yếu, khi đó GM có một giải pháp là bán Opel cho một tổ hợp đầu tư Bỉ là RHJ International đem về.... làm thịt. RHJ sẽ xé vụn công ty, dẹp các cơ sở không có lời và chờ ngày bán lại cho ai đó một hãng Opel nhỏ, nhẹ và sinh lời cao hơn. "Ai đó" có thể là... GM, trong vài năm nữa. Một cách đơn giản, GM nhờ RHJ giải phẫu thẩm mỹ và lãnh tội. Đó là tính toán manh nha trong tháng Tám. Tất nhiên Chính quyền Merkel không chịu vì công nhân Đức mất việc, lại vào đúng lúc sắp có tổng tuyển cử.

Vì vậy, đích thân bà Merkel phải tìm giải pháp cấp cứu Opel.

Một giải pháp được thảo luận với GM là bán Opel cho một liên doanh giữa Gia Nã Đại và Áo chuyên sản xuất phụ tùng xe hơi là Magna International, với nguồn tài trợ của Sberbank - một ngân hàng quốc doanh... Nga. Cam kết của Magna và Sberbank là không sa thải người. Nhằm yểm trợ giải pháp Magna/Sberbak, Chính quyền Đức bảo đảm cho vay 6,4 tỷ Mỹ kim, một ngân khoản rất lớn. Tất nhiên là GM không thích vì sợ kỹ thuật riêng cho loại xe nhỏ, nhẹ ít, tốn xăng sẽ chạy qua Canada và Nga, rồi trực tiếp cạnh tranh với xe Mỹ tại Bắc Mỹ, hay tại Âu châu sau này, khi GM có thể trở lại.

Vụ khủng hoảng của GM cứ vậy mà lan rộng thành chuyện quốc tế.

Vì Liên hiệp Âu châu phải vào điều tra xem giải pháp Magna/Sberbank với tiền của Đức - nhằm bảo vệ việc làm của công nhân và một hãng xe Đức - có phạm luật cạnh tranh Liên Âu hay chăng. Sau rồi, phải lắc đầu rằng vô thẩm quyền vì quá rắc rối: việc điều tra quá lâu khiến Opel phá sản và dân Đức thất nghiệp thì Liên Âu mang vạ.
Bên kia biên giới, Liên bang Nga thì nhiệt liệt cổ võ vì được tiếng là giúp Đức vào thời điểm nhạy cảm vì vụ Georgia, Ukraine và khi Mỹ đang bỏ rơi Ba Lan. Huống hồ, hãng ze hơi GAZ của Nga cũng có tí ti phần hùn trong Magna của Canada nên có thể học bí quyết, và còn lập ra cơ xưởng ráp chế Opel ngay tại Nga. Thủ tướng Vladimir Putin nhiệt liệt cổ võ giải pháp Magna.Sberbank. Trong khi ấy, các Chính quyền Âu châu kia lại không mấy vui khi thấy hai Chính quyền Nga và Đức quá sốt sắng dàn xếp một vụ cấp cứu trên doanh trường. Anh thì nhìn vấn đề theo kiểu phớt tỉnh Ăng-le: Vauxhall có 5.000 công nhân và chẳng muốn tách khỏi GM.

Nhưng khi đó, vào đầu tháng Chín, GM không có cách nào khác nên đành chấp nhận là sẽ bán Opel cho Magna/Sberbank.

Bây giờ, hai tháng sau, tình hình đã đổi khác!

Chiều Thứ Ba mùng ba vừa qua, Hội đồng Quản trị GM đảo ngược quyết định: không bán Opel và Vauxhall nữa mà sẽ chấn chỉnh lại! Lý do ngươn thỉ: GM ngần ngại từ đầu là Opel trong tay Canada và Nga sẽ cạnh tranh với xe Mỹ. Lý do chính là tình hình GM nay đã khả quan hơn, số xe bán tăng được 4% so với tháng 10 năm ngoái. Lần đầu tiên có gia tăng kể từ 21 tháng đằng đẵng vừa qua.

Việc GM đột ngột kéo thắng tay cho xe xoay ngược khiến Chính quyền Merkel nổi điên.

Hôm Thứ Ba, vừa đọc một bài diễn văn hùng hồn trước Lưỡng viện Quốc hội Hoa Kỳ để ca tụng nước Mỹ đã góp phần thống nhất nước Đức đúng hai chục năm trước rồi gặp Tổng thống Obama trong 30 phút được mô tả là thắm thiết, Thủ tướng Merkel được tin xấu khi ở trên máy bay trở về! Truyền thông Mỹ không mấy chú ý đến chuyến thăng viếng của Thủ tướng Đức và cũng chẳng thấy kỳ khi lãnh đạo Hoa Kỳ không qua Đức dự lễ kỷ niệm biến cố mà các Tổng thống Mỹ đã góp phần - vụ bức tường Bá Linh sụp đổ đúng 20 năm trước - giúp cho Đức thống nhất!

Chơi với Mỹ thì phải quen chuyện vô tâm và lật lọng mới được!

Chính quyền Obama - chủ đầu tư lớn nhất của GM - tất nhiên biện bạch là không liên hệ gì đến quyết định của Hội đồng Quản trị GM. Tin được không? Có lẽ là không! Tổng trưởng Kinh tế Đức tuyên bố: "hoàn toàn không chấp nhận được". Phát ngôn viên của Thủ tướng thì than phiền là một dự án đầu tư được ngần ấy phe - kể cả GM - thảo luận trong sáu tháng mới đi tới kết quả, nay lại bị xoá. Các nghiệp đoàn Đức thì lập tức quyết định phát động đình công để cảnh báo! Họ đã nhượng bộ tối đa và không đòi lương thưởng gì để Opel có thể tiết giảm chi tiêu khi được bán cho Magna/Sberbank hầu cứu lấy việc làm của thợ thuyền. Nay GM không bán nữa và có thể quyết định đóng bớt vài hãng xưởng của Opel tại Đức!

Nhưng, muốn tiếp tục giữ Opel, GM phải có tiền đã.

Trước hết là để trả lại cho Chính quyền Đức hơn hai tỷ tín dụng - sẽ tới kỳ hoàn trái vào cuối tháng này. Các chính khách Đức đều quyết liệt canh chừng việc đó (và lời hứa đưa ra 6,4 tỷ đô la bảo đảm cho giải pháp Magna/Sberbank coi như hết hiệu lực). Sau đó, GM phải đệ nạp kế hoạch tái phối trí hai cơ sở Opel và Vauxhall cho năm nước Âu châu (Đức, Anh, Bỉ, Ba Lan và Tây Ban Nha) cứu xét. Kế hoạch có thể tốn mất gần năm tỷ Mỹ kim và đóng cửa ba bốn hãng xưởng, cùng ít ra một vạn nhân viên mất việc....

Vụ GM gây khó cho Chính quyền Merkel mới nhậm chức sau khi thắng cử, và càng làm vẩn đục quan hệ với Chính quyền Obama. Merkel sẽ nuốt giận, chi tiền hay sẽ trả lời theo kiểu khác? Chuyện nên theo dõi. Và như mọi khi, Anh có nhảy vào hòa giải không? Mà nếu muốn thì phải chi ra bao nhiêu tiền - thuế của dân - để cứu lấy giải pháp cấp cứu do GM vừa đưa ra?

Hỏi sao mà các nước hay ghét Mỹ. Kể cả Mỹ Obama...


NGUYỄN XUÂN NGHĨA


No comments:

Post a Comment



Thật vậy, dân tộc Việt Nam hãy can đảm đứng lên để lật qua những trang sử cộng sản đẫm máu và đau thương. Đã quá trễ rồi. Ngày nào còn cộng sản, thì còn chết chóc, tù đày, tự do, nhân quyền còn bị chà đạp.
Nhà cầm quyền cộng sản, hơn lúc nào hết, luôn buộc người dân lo nghĩ đến chuyện miếng ăn, cái mặc. Cái bụng lúc nào cũng phải cảm thấy còn đoi đói, chưa no. Và người dân thì thiếu thốn nhu yếu phẩm, lo chạy gạo từng bữa. Ðủ hôm nay thì thiếu ngày mai, hay được nồi cơm sáng, thì lại chưa có nồi cơm chiều. Cuộc đời cứ quần quật lo đói rách như thế, thì xin hỏi, còn chi thì giờ mà nhân dân nghĩ đến tranh đấu, hoặc đòi hỏi tự do dân chủ nhân quyền?
Cụ Tây Hồ Phan Chu Trinh từng dạy: “Xét lịch sử xưa, dân nào khôn ngoan biết lo tự cường tự lập, mua lấy sự ích lợi chung của mình thì càng ngày càng bước tới con đường vui vẻ. Còn dân thì ngu dại, cứ ngồi yên mà nhờ trời, mà mong đợi trông cậy ở vua ở quan, giao phó tất cả quyền lợi của mình vào trong tay một người, hay một chính phủ muốn làm sao thì làm, mà mình không hành động, không bàn luận, không kiểm xét, thì dân ấy phải khốn khổ mọi đường. Anh chị em đồng bào ta đã hiểu thấu các lẽ, thì phải mau mau góp sức lo toan việc nước mới mong có ngày cất đầu lên nổi”.
"The religion of the future will be a cosmic religion. The religion which is based on experience, which refuses dogmatism. If there's any religion that would cope with modern scientific needs it will be Buddhism." Albert Einstein

Tôn giáo trong tương lai sẽ là tôn giáo của vũ trụ. Tôn giáo này dựa trên kinh nghiệm và không chấp nhận chủ nghĩa giáo điều. Nếu có một tôn giáo nào tương thích với khoa học hiện đại, đó chính là Phật Giáo.




Bạn Ơi Hãy Cùng Nhau Đấu Tranh Cho Cuộc Sống Của Mình & Tương Lai Của Con Cháu Mình !!!



Nhân Dân Cần Nhận Diện Bộ Mặt Thật Của Giới Cầm Quyền. Phải Hành Động Cụ Thể Đối Với Bọn Chúng !!!



Chỉ Mặt, Nhận Diện Bọn Cán Bộ Óc Đất, Lũ Công An Lưu Manh, Đám Quan Chức Tham Nhũng, Tay Sai !!!

Công Nhân Bị Đánh Đập Tàn Nhẫn, Dã Man !!!


Followers