10 March 2009

Đáng quan ngại!

nếu không suy nghĩ và tìm giải pháp tiếp cận quần chúng, phong trào dân chủ đang trở thành món hàng xa xỉ, bất kể rằng trong thâm tâm từng người công nhân, tư do dân chủ vẫn là cái gì đẹp nhất

Trận bão khốc liệt đang quét qua toàn cầu, không chừa một quốc gia nào. Hầu hết người dân bình thường đều không dám mua sắm gì nữa, đặc biệt là các món hàng đắt giá như xe hơi, xe gắn máy, máy điện toán, truyền hình… để ưu tiên cho thực phẩm và các nhu dụng cần thiết. Và cũng vì, không biết việc làm của mình sẽ bền tới đâu. Do vậy rất nhiều khu vực giao dịch ngưng đọng và rồi thành dây chuyền, thế là nhiều cơ sở đóng cửa, và làn sóng mất việc làm lan rộng. Hoa Kỳ cũng thế, và rồi Việt Nam còn thê thảm hơn.

Thế giới rồi sẽ vượt qua cơn khủng hoảng này. Thời gian hồi phục có lẽ là 2 năm, với Hoa Kỳ. Nhưng với Việt Nam, với nền kinh tế nương tựa nhiều vào xuất cảng, hẳn là phải chờ kinh tế nước người hồi phục trước, rồi mình mới theo sau. Phảỉ chờ thị trường Mỹ và Liên Âu tăng cầu, rồi công nhân Việt mới có việc cho lĩnh vực cung. Và thường khi, phải chờ có vốn tư bản từ các ông chủ Nam Hàn, Đài Loan, Mã Lai, Singapore… đổ vào, rồi thợ Việt mới có nơi để làm việc. Chưa bao giờ nền kinh tế Việt hiển lộ các bất toàn như hiện nay.

Tình hình này có thể làm chậm tiến trình dân chủ hoá Việt Nam hay không? Và có thể làm đuối sức các nhà hoạt động dân chủ ở quê nhà hay không? Và làn sóng công nhân mất việc từ hải ngoại hồi hương có thể thúc đẩy phong trào dân chủ ở quê nhà tới đâu? Tất cả đều là các nan đề cần suy nghĩ, để giúp các nhà hoạt động ứng phó. Bởi vì thực trạng hoạt động dân chủ Việt Nam trước giờ vẫn là trên thượng tầng tháp ngà trí thức, chưa bén rễ vào các thành phần lao động đông đảỏ như công nhân, nông dân. Trí thức Việt - những người như Nguyễn Vũ Bình, Đỗ Nam Hải, Trần Khải Thanh Thủy, Nguyễn Phương Anh, và vân vân, trước giờ đã đau nỗi đau của công nhân, nhưng vẫn không tiếp cận được công nhân. Một phần vì môi trướng tiếp cận không có, và phần lớn vì công an rất mực tinh vi, đã đánh chận trước mọi liên kết, ngăn cản mọi cuộc tụ họp cho dù là ngày sinh nhật hay ngày Tết, vây chặt các căn hộ gia cư và thậm chí ném đủ thứ đồ bẩn để gây rối, và áp lực từ các người thân để buộc họ rời bỏ các hoạt động.

Tới mức độ phải tăng áp lực, công an liền tống giam và truy tố nhà báo tự do Điếu Cày vì "tội thiếu thuế", và bố ráp văn phòng luật sư Lê Trần Luật cũng vì quy chụp cho một khoản tiền xưa cũ nào đó. Tất cả các thủ đoạn này cho thấy công an CSVN cực kỳ tinh vi. Họ đã học được các bài học của Liên Xô, Đông Âu, Thiên An Môn… và nhà nước CSVN đã dập tắt lửa từ khi chưa cháy, đã dội nước ngay từ trước khi que diêm được cầm tới. Riêng trường hợp luật sư Lê Trần Luật, vấn đề may mắn còn được thế giới chú ý vì văn phòng của ông đại diện cho một số giáo dân Thái Hà, trong một số chuỗi diễn tiến được theo dõi dễ dàng qua các mạng Công Giáo. Câu hỏi đặt ra ở đây là: các trường hợp khác, các trường hợp khi người dân bị bất công cần khiếu kiện, không chắc gì họ đã biết tới văn phòng này để tìm đến. Và thậm chí, chưa chắc họ đã chuẩn bị hồ sơ giấy tờ kỹ càng và nhân chứng phong phú như giáo xứ Thái Hà để giúp luật sư Lê Trần Luật tranh cãi.

Tương tự, chúng ta có thể nghe đến tên nhà dân chủ Nguyễn Đan Quế, và đọc dễ dàng các bài viết của ông. Nhưng người trong nước không có cơ may như thế. Đơn giản, trí thức dân chủ đang bị phong toả, đặc biệt là giới hành nghề luật sư bênh vực nhân quyền lại càng bị công an phong toả táo bạo hơn. Nếu không tiếp cận được quần chúng, thì làm sao có phong trào dân chủ? Bởi vì chúng ta không hy vọng tới chuyện thuyết phục Bộ Chính Trị CSVN tự ý dân chủ hoá, tự ý xoá bỏ độc đảng, tự ý chấp nhận đa đảng.

Chỉ có một điều may mắn, rằng chúng ta đang sống trong thời đại Internet. Cũng may mắn nhờ phương tiện này, nhà hoạt động Tạ Phong Tần đã kể rõ các hành vi công an bố ráp thô bạo tại văn phòng luật, nơi chị phụ tá cho luật sư Lê Trần Luật. Và cũng nhờ phương tiện Internet, người hải ngoại biết được các sinh hoạt dân chủ, và các nhà dân chủ cũng tiếp cận với các tư tưởng mới và kinh nghiệm đấu tranh dân chủ nơi các nước khác.

Nhưng từ chỗ hiểu biết để tới chỗ thực hiện là một quá trình dài. Và cũng cần có môi trường. Phong trào dân chủ nào cũng cần có quần chúng. Bất kể công an phong toả ra sao và tới mức nào, nếu không tiếp cận với quần chúng, phong trào dân chủ không thể lan rộng được. Điều bi thảm là chúng ta đang sống trong một trận bão kinh tế toàn cầu. Trong khi người hải ngoại lo cho việc làm của họ nơi xứ người, thì đại đa số dân trong nước laị lo cho gìn giữ việc làm của họ, và sẽ không dám mạo hiểm cho bất kỳ suy tính nào. Thậm chí, sẽ rất nhiều người tìm cách gia nhập vào guồng máy nhà nước CSVN, mục tiêu là ổn định kinh tế gia đình, và do vậy, làn sóng cán bộ mới này sẽ phải gìn giữ chế độ, vì đời sống của gia đình họ đã gắn liền với nền tảng chế độ độc đảng.

Bản tin từ thông tấn nhà nước VTC News ngày 25-2-2009 cho biết:

"Cục Việc làm (Bộ Lao động Thương binh & Xã hội) hôm nay, 25/2 vừa dự báo: Trong năm 2009 sẽ có khoảng 400 nghìn lao động Việt Nam mất việc, nếu bức tranh khủng hoảng kinh tế tiếp tục xấu đi và không được phục hồi trong 6 tháng cuối năm.

Theo ông Nguyễn Đại Đồng, Cục trưởng Cục việc làm Bộ LĐ, TB&XH, ước tính đã có hơn 80 nghìn người mất việc trong năm 2008. Trong đó, tỉnh có lao động mất việc cao nhất là TP Hồ Chí Minh, với hơn 19 nghìn người. Tiếp theo là Hà Nội: Hơn 10 nghìn người; Đồng Nai, Bình Dương: 8-10 nghìn người; Hưng Yên, Vĩnh Phúc: 4-5 nghìn người."

Hãy thử nói dân chủ với một người bình thường ở ngoaì phố Sài Gòn. Chưa chắc họ đã chịu dừng chân để trả lời chúng ta. Tương tự, hãy thử nói dân chủ với một người trong nhóm dự kiến "400 nghìn lao động Việt Nam mất việc", chắc chắn, các anh chị công nhân này sẽ xem đó là chuyện xa xỉ, vì rất nhiều người trong nhóm công nhân này đang ăn mì gói nhiều ngày trong tháng, vì không lo nổi đời sống bình thường nữa.

Tình hình này cho chúng ta thấy phong trào dân chủ sẽ thiệt hại, vì chúng ta đang bị công an ngăn cản tiếp cận quần chúng, và phần vì không cung ứng được những gì công nhân cần có cấp thời. Công nhân đang cần nhiều vốn tư bản từ các ông chủ Nam Hàn, Đài Loan… và đang cần thị trường xuất cảng hồi phục tại Mỹ và Liên Âu. Các nhà dân chủ tất nhiên thấy những chuyện này nằm ngoaì tầm tay.

Như thế, nếu không suy nghĩ và tìm giải pháp tiếp cận quần chúng, phong trào dân chủ đang trở thành món hàng xa xỉ, bất kể rằng trong thâm tâm từng người công nhân, tư do dân chủ vẫn là cái gì đẹp nhất. Dân chủ không phảỉ là cái gì lơ lửng trên trời, mà phải là cái gì sờ được, cầm nắm được, và các nhà hoạt động chưa làm nổi chuyện này. công an đã cô lập được phần lớn các nhà dân chủ. Và thực tế, quyền tự do báo chí hoàn toàn không có tại Việt Nam, và do vậy cuộc chiến dân chủ hoá đã cực kỳ gay go, còn khó hơn là thời của các cụ Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng.

Dưới chế độ CSVN, con người đã bị tiền định như thế: không có quyền nói điều mình muốn nói. Và trận bão kinh tế này có phải đã thổi dạt phong trào dân chủ vào một góc tường? Đáng quan ngại vậy.

Trần Khải

No comments:

Post a Comment



Thật vậy, dân tộc Việt Nam hãy can đảm đứng lên để lật qua những trang sử cộng sản đẫm máu và đau thương. Đã quá trễ rồi. Ngày nào còn cộng sản, thì còn chết chóc, tù đày, tự do, nhân quyền còn bị chà đạp.
Nhà cầm quyền cộng sản, hơn lúc nào hết, luôn buộc người dân lo nghĩ đến chuyện miếng ăn, cái mặc. Cái bụng lúc nào cũng phải cảm thấy còn đoi đói, chưa no. Và người dân thì thiếu thốn nhu yếu phẩm, lo chạy gạo từng bữa. Ðủ hôm nay thì thiếu ngày mai, hay được nồi cơm sáng, thì lại chưa có nồi cơm chiều. Cuộc đời cứ quần quật lo đói rách như thế, thì xin hỏi, còn chi thì giờ mà nhân dân nghĩ đến tranh đấu, hoặc đòi hỏi tự do dân chủ nhân quyền?
Cụ Tây Hồ Phan Chu Trinh từng dạy: “Xét lịch sử xưa, dân nào khôn ngoan biết lo tự cường tự lập, mua lấy sự ích lợi chung của mình thì càng ngày càng bước tới con đường vui vẻ. Còn dân thì ngu dại, cứ ngồi yên mà nhờ trời, mà mong đợi trông cậy ở vua ở quan, giao phó tất cả quyền lợi của mình vào trong tay một người, hay một chính phủ muốn làm sao thì làm, mà mình không hành động, không bàn luận, không kiểm xét, thì dân ấy phải khốn khổ mọi đường. Anh chị em đồng bào ta đã hiểu thấu các lẽ, thì phải mau mau góp sức lo toan việc nước mới mong có ngày cất đầu lên nổi”.
"The religion of the future will be a cosmic religion. The religion which is based on experience, which refuses dogmatism. If there's any religion that would cope with modern scientific needs it will be Buddhism." Albert Einstein

Tôn giáo trong tương lai sẽ là tôn giáo của vũ trụ. Tôn giáo này dựa trên kinh nghiệm và không chấp nhận chủ nghĩa giáo điều. Nếu có một tôn giáo nào tương thích với khoa học hiện đại, đó chính là Phật Giáo.




Bạn Ơi Hãy Cùng Nhau Đấu Tranh Cho Cuộc Sống Của Mình & Tương Lai Của Con Cháu Mình !!!



Nhân Dân Cần Nhận Diện Bộ Mặt Thật Của Giới Cầm Quyền. Phải Hành Động Cụ Thể Đối Với Bọn Chúng !!!



Chỉ Mặt, Nhận Diện Bọn Cán Bộ Óc Đất, Lũ Công An Lưu Manh, Đám Quan Chức Tham Nhũng, Tay Sai !!!

Công Nhân Bị Đánh Đập Tàn Nhẫn, Dã Man !!!


Followers