Giờ đây Đức Đạt Lai Lạc Ma quyết định tuyên bố rằng Ngài đã thất bại trong việc thuyết phục các tập đoàn cầm quyền Trung Cộng ở Bắc Kinh và ở Lhasa tin vào sự thật, tin vào tình người, và tin vào bản chất lương thiện mưu cầu hạnh phúc của con người.
Hôm nay là ngày 10 tháng 3 năm 2009 những nguời Tây Tạng lưu vong ở trên khắp thế giới tưởng nhớ tới năm mươi năm cuộc nổi dậy chống lại quân Trung Cộng xâm chiếm và cai trị tàn bạo quê hương Cao Nguyên Tây Tạng của họ. Đồng thời tại thành phố Dharamasala thủ đô tị nạn của người Tây Tạng ở miền Bắc Ấn Độ, Đức Đạt Lai Lạc Ma đã lên tiếng cho cả cộng đồng quốc tế biết rằng các tập đoàn cầm quyền Trung Cộng ở Bắc Kinh và ở Lhasa đã đang áp đặt nhân dân Tây Tạng vào một địa ngục trần gian có thật ở lãnh thổ Tây Tạng.
Bây giờ chúng ta đi ngược lại thời gian để thấy sơ qua những cái mốc lịch sử của Tây Tạng. Những vị lãnh đạo nguời Tây Tạng lưu vong đã gặp mặt nhau vào ngày Chủ Nhật 16 tháng 11 năm 2008 tại thành phố Dharamasala ở miền Bắc Ấn Độ để tham dự một hội nghị đặc biệt nhằm thảo luận và quyết định áp dụng những cải tiến biện pháp đấu tranh nào cho thích hợp với tình hình hiện tại bởi vì chính họ cũng đã nhận ra rõ ràng là công cuộc tranh đấu kéo dài năm mươi năm chống lại Trung Cộng xâm chiếm và cai trị tàn bạo quê hương Tây Tạng của họ đã không có một kết quả nào.
Cuộc hội nghị đặc biệt này đã do vị lãnh đạo tinh thần của nhân dân Tây Tạng là Đức Đạt Lai Lạc Ma triệu tập sau khi Ngài đã thẳng thắn xác nhận rằng những nổ lực của Ngài nhằm yêu cầu giới cầm quyền Trung Cộng chấp thuận cho nhân dân Tây Tạng đuợc quyền tự trị rộng rãi hơn trong lãnh thổ Tây Tạng của họ xuyên qua những cuộc thương luợng giữa những nguời đại diện Tây Tạng và chính phủ Trung Cộng đã hầu như hoàn toàn thất bại.
Đức Đạt Lai Lạc Ma đã thúc giục tất cả mọi thành viên tham dự cuộc hội nghị đặc biệt này hãy xem xét hết mọi khía cạnh của chính sách hiện tại có liên quan tới vấn đề Tây Tạng trong quan hệ với cộng đồng quốc tế và vấn đề Tây Tạng trong quan hệ với Trung Cộng. Đây là một lời kêu gọi đã khuyến khích mạnh mẽ những người Tây Tạng chủ trương tranh đấu giành một nền độc lập hoàn toàn cho đất nước Tây Tạng.
Đức Đạt Lai Lạc Ma đã phát biểu rằng cuộc hội nghị đặc biệt này sẽ lắng nghe “những ý kiến và những quan điểm thực sự của nhân dân Tây Tạng xuyên qua những thảo luận khôn ngoan và tự do” khi Ngài chào đón những phái đoàn đại diện người Tây Tạng lưu vong trên khắp thế giới tới thành phố Dharamasala ở miền Bắc Ấn Độ nơi Chính Phủ Tây Tạng Lưu Vong đặt bản doanh kể từ năm 1959.
Trong suốt hai mươi năm qua Đức Đạt Lai Lạc Ma đã chủ trương bất bạo động và liên tục vận động cho một quê hương Tây Tạng của Ngài có được một “nền tự trị đầy ý nghĩa-meaningful autonomy”. Một quê hương có được một nền tự trị đầy ý nghĩa mà Ngài đã phải rời xa kể từ năm 1959 sau cuộc nổi dậy chống lại sự cai trị của quân xâm lược Trung Cộng bị thất bại và Ngài phải sống đời lưu vong.
Chúng ta hãy duyệt xét qua một số điểm lịch sử của Tây Tạng để có thể hiểu được tại sao Đức Đạt Lai Lạc Ma vừa mới đây đã thay đổi ý kiến của Ngài sau một thời gian dài hơn hai mươi năm kiên định lập trường bất bạo động và áp dụng chính sách “Trung Đạo” .
Trong tháng 3 năm 1959 Đức Đạt Lai Lạc Ma đã cùng với 85 ngàn người dân Tây Tạng rời quê hương đi sang miền bắc nước Ấn Độ để lánh nạn Trung Cộng sau khi cuộc nổi dậy của nhân dân Tây Tạng chống lại sự xâm chiếm và cai trị tàn bạo của Trung Cộng bị thất bại. Ngài đã được Thủ Tuớng Nehru của chính phủ Ấn Độ lập tức chấp thuận cho tị nạn chính trị nhưng với một điều kiện có vẻ ngược đời là Ngài không được có những hoạt động chính trị ở trên đất Ấn Độ. Một điều kiện có vẻ ngược đời là cho một người lãnh đạo của một đất nước bị xâm chiếm, của một dân tộc bị trấn áp và bị truy sát được tị nạn chính trị nhưng không cho phép người đó được hoạt động chính trị ở nơi đất khách tạm dung. Một điều kiện ngược đời đã được dùng để trói chặc hai tay của Đức Đạt Lai Lạc Ma kể từ tháng 3 năm 1959.
Vào năm 1973 trong bài diễn văn hàng năm ghi nhớ ngày 10 tháng 3 phải rời xa quê hương sống cuộc đời lưu vong Đức Đạt Lai Lạc Ma đã bày tỏ nguyện vọng chính của Ngài cũng như nguyện vọng chính của sáu triệu người dân Tây Tạng mong muốn có một cuộc sống hạnh phúc. Có một lần khi được phỏng vấn Ngài đã nói “Nếu người dân Tây Tạng hiện sống trong lãnh thổ Tây Tạng đang thực sự hạnh phúc dưới sự cai trị của Trung Cộng thì không có một lý do gì cho chúng tôi, những người đang sống lưu vong ở đây, tranh luận việc này việc kia”. Ba mươi lăm năm sau cũng ở tại thành phố Dharamsala, Ngài đã lặp lại một cách rõ ràng ý nghĩa nguyện vọng của chính Ngài cũng như của nhân dân Tây Tạng: vấn đề thực tế là cuộc sống ấm no hạnh phúc của nhân dân Tây Tạng, vấn đề không phải là tước hiệu địa vị cá nhân của Ngài. Những nổ lực của Ngài để tiếp xúc được với tập đoàn cầm quyền trung ương Trung Cộng đã bắt đầu vào tháng 4 năm 1973 khi ông Kundeling là một trong những vị bộ trưởng của Chính Phủ Tây Tạng Lưu Vong đã gặp gỡ một vị đại diện Chính Phủ Trung Cộng tại Hồng Kông. Ông George Patterson là một giáo sĩ người Tô Cách Lan đã từng sống tại Tây Tạng trong thời gian trước khi Trung Cộng tấn công Tây Tạng và đang làm việc tại Hồng Kông như là một ký giả đã giúp sắp đặt cuộc gặp gỡ giữa hai bên Trung Cộng và Tây Tạng vào thời gian đó.
Cuộc gặp gỡ đầu tiên đó đã chẳng đem lại một kết quả nào, nhưng nó cũng đã gây một ấn tượng mạnh mẽ khiến cho người ta hy vọng rằng cái tập đoàn cầm quyền Trung Cộng cũng có thiện chí sẽ giải quyết vấn đề Tây Tạng một cách tốt đẹp. Rồi một tháng sau đó là tháng 5 năm 1973 ông Gyalo Thondup, một trong những người anh em của Đức Đạt Lai Lạc Ma đã gặp một viên chức của Toà Đại Sứ Mỹ tại thủ đô Tân Đề Li để thảo luận những khả năng có thể tiếp xúc với tập đoàn cầm quyền Bắc Kinh để bắt đầu một cuộc đối thoại. Ông Patrick Moynihan, Đại Sứ Mỹ tại Ấn Độ đã báo cáo cuộc thảo luận này với Ngoại Truởng Mỹ ở Hoa Thịnh Đốn và ông Gyalo Thondup đã cho viên chức ngoại giao Mỹ biết rằng “nhân dân Tây Tạng có thể rất uyển chuyển nếu các cuộc thương lượng với Bắc Kinh được tiến hành càng sớm càng tốt”. Ông Đại Sứ Mỹ tại Ấn Độ đã báo cáo với cấp trên của ông rằng “nhân viên toà đại sứ đã không khuyến khích gì ông Thondup”. Trong một năm trước đó là năm 1972 Tổng Thống Mỹ Richard Nixon đã đến thăm viếng Bắc Kinh, nhưng vấn đề lãnh thổ Tây Tạng đã không được ghi trong nghị trình của Mỹ và Trung Cộng. Cái chết của Chủ Tịch Trung Cộng Mao Trạch Đông vào tháng 9 năm 1976 đã làm loé lên một niềm hi vọng cho nhân dân Tây Tạng. Họ hi vọng sự cai trị của Trung Cộng áp đặt lên nhân dân Tây Tạng sẽ được cải thiện.
Vào ngày 10 tháng 3 năm 1978 Đức Đạt Lai Lạc Ma đã tuyên bố rằng Ngài rất mong muốn những người Tây Tạng đang sống lưu vong sẽ được cho phép trở về thăm viếng quê hương của họ và ngược lại là những người dân Tây Tạng trong nước sẽ được phép xuất cảnh để thăm viếng thân nhân của họ ở hải ngoại.
Vào cuối năm 1978 ông Gyalo Thondup đã gặp mặt ông Li Ju-Sheng Đệ Nhị Giám Đốc Tân Hoa Xã tại Hồng Kông. Cả hai ông này đã gặp mặt nhau năm sáu lần trong vòng năm sáu tuần lễ ở Hồng Kông. Ông Li Ju-Sheng đã báo cáo tất cả các cuộc đối thoại giữa đôi bên cho tập đoàn cầm quyền Bắc Kinh được biết rõ và còn đề nghị với Đặng Tiểu Bình hãy mời ông Gyalo Thondup tới Bắc Kinh để thảo luận về tình hình ở lãnh thổ Tây Tạng. Cuộc gặp gỡ giữa người anh em của Đức Đạt Lai Lạc Ma và những người lãnh đạo mới của Bắc Kinh đã diễn ra trong tháng 1 năm 1979, và nó lại ngẫu nhiên trùng hợp với thời gian ông Vajpayee, Bộ Truởng Bộ Ngoại Giao Ấn Độ đến thăm viếng Bắc Kinh.
Trong cuộc gặp mặt giữa Đặng Tiểu Bình và ông Gyalo Thondup, Đặng Tiểu Bình đã nói cho ông Thondup biết là ông ta muốn mời những người Tây Tạng tị nạn ở Ấn Độ và ở hải ngoại hãy trở lại Tây Tạng. Đặng Tiểu Bình còn nói thêm rằng “Cánh cửa mở ra cho những cuộc thương lượng cho tới khi nào chúng ta không nói về sự độc lập cho Tây Tạng. Mọi thứ khác đều có thể thương lượng được”.
Ngay sau cuộc đối thoại giữa hai ông Đặng và Thondup, Đức Đạt Lai Lạc Ma đã gởi đi thủ đô Lhasa của Tây Tạng ba phái đoàn người Tây Tạng tìm hiểu sự kiện ở lãnh thổ Tây Tạng.
Về phía Bắc Kinh, tập đoàn cầm quyền Trung Cộng đã có cảm tưởng là những “người dân Tây Tạng lạc hậu” kia đã được “hoàn toàn giải phóng” rồi. Tuy nhiên, họ đã không hiểu được tâm lý của người dân Tây Tạng. Bất cứ nơi nào có phái đoàn tìm hiểu sự kiện của Đức Đạt Lai Lạc Ma đi tới cũng đều bị vây quanh bởi những đám đông người dân Tây Tạng quần áo rách rưới, đói khát, và dơ bẩn. Hầu như toàn thể dân cư người Tây Tạng ở thủ đô Lhasa đều đã ở lang thang lê lết ngoài đường phố.
Tổng Bí Thư Trung Cộng lúc đó là Hồ Cẩm Đào đã quyết định tự mình nhìn thấy tận mắt những gì đang diễn ra tại lãnh thổ Tây Tạng. Ngay khi đã tới thủ đô Lhasa, ông ta đã giựt mình sửng sốt khi nhìn thấy cái mức độ nghèo đói khủng khiếp của người dân Tây Tạng đang sống trong lãnh thổ Tây Tạng. Trong một cuôc hội nghị với các đảng viên Trung Cộng, ông ta đã lên tiếng hỏi “có phải tất cả số tiền mà Bắc Kinh đã rót vào lãnh thổ Tây Tạng trong những năm trước đã bị liệng xuống dòng sông Yarlung Tsangpo”.
Trong tháng 3 năm 1981, Đức Đạt Lai Lạc Ma đã viết cho Đặng Tiểu Bình một văn thư có nội dung như sau “Với sự thật và sự bình đẳng dân tộc là căn bản của chúng ta, chúng ta phải phát triển tình hữu nghị giữa hai dân tộc Tây Tạng và Trung Quốc xuyên qua sự hiểu biết nhau tốt hơn trong tương lai. Đã tới lúc phải áp dụng sự hiểu biết, với một ý nghĩa của sự khẩn thiết, sự khôn ngoan chung của chúng ta trong một tinh thần của lòng độ lượng và trí thức mở rộng để đạt được hạnh phúc thực sự cho nhân dân Tây Tạng”.
Văn thư phúc đáp một cách gián tiếp của chính phủ Trung Cộng được gởi chuyển qua Toà Đại Sứ Trung Cộng ở Tân Đề Li. Nó chỉ đề cập tới danh hiệu địa vị và vai trò tương lai của Đức Đạt Lai Lạc Ma trong trường hợp Ngài trở về quê hương Cao Nguyên Tây Tạng: “Đức Đạt Lai Lạc Ma có thể hưởng thụ tình trạng chính trị và những điều kiện sinh hoạt hàng ngày giống như Ngài đã từng có trước năm 1959”.
Đức Đạt Lai Lạc Ma và những đồng bào đang lưu vong của Ngài đã không bao giờ chấp nhận được cái đề nghị kia của Trung Cộng. Vị lãnh đạo nhân dân Tây Tạng đã chỉ muốn “thương luợng” cái vận mệnh chính trị và cuộc sống ấm no hạnh phúc của sáu triệu đồng bào của Ngài, chứ không phải cái vai trò tương lai của chính Ngài ở quê hương.
Cho tới ngày hôm nay tập đoàn cầm quyền trung ương Trung Cộng vẫn còn khăng khăng nói về cái vai trò tương lai và tình trạng chính trị của Đức Đạt Lai Lạc Ma; họ đã không nói về tình trạng chính trị của lãnh thổ Tây Tạng nữa vì theo họ khẳng định rằng Tây Tạng đã được bình định trong năm 1951 khi nhân dân Tây Tạng đã được “giải phóng” khỏi tình trạng lạc hậu phong kiến tôn giáo thần quyền, và Cao Nguyên Tây Tạng đã trở thành một tỉnh của Trung Quốc.
Đức Đạt Lai Lạc Ma đã luôn luôn phản đối điều này bởi vì đối với Ngài thì cuộc sống hạnh phúc ấm no của nhân dân Tây Tạng vẫn là vấn đề chính cần phải ưu tiên giải quyết trước nhất.
Trong tháng 4 năm 1982 một phái đoàn Tây Tạng đã đi Bắc Kinh để bắt đầu những cuộc thương lượng sơ bộ với tập đoàn cầm quyền Trung Cộng. Phía Trung Cộng vẫn cố chấp cho nên những cuộc nói chuyện này đã không có kết quả gì cả.
Vào tháng 10 năm 1984 cũng cùng một phái đoàn Tây Tạng giống như hai năm trước đã trở lại Bắc Kinh. Trong cùng thời gian này Đức Đạt Lai Lạc Ma đã bày tỏ ước muốn của Ngài là được trở về thăm viếng quê hương Tây Tạng trong năm 1985.
Qua suốt các cuộc nói chuyện trong tháng 10 năm 1984 là để duyệt lại những điểm đã thương lượng trong năm 1982, và chủ đề chính để thảo luận lần này là ý định của Đức Đạt Lai Lạc Ma muốn trở về thăm quê hương. Thêm một lần nữa phía Trung Cộng lại áp dụng chiến thuật trì hoãn. Họ đã từ chối không cho Đức Đạt Lai Lạc Ma trở về thăm quê hương của Ngài với lý do là họ đang bận rộn với công việc phát triển đất đai Tây Tạng.
Vào cuối thập niên 1980 Đức Đạt Lai Lạc Ma đã quyết định thay đổi chính sách và quốc tế hoá vấn đề Tây Tạng. Nguyên nhân của sự thay đổi này là để đáp ứng thích hợp với tình hình thực tế của lãnh thổ Tây Tạng mà Ngài cho rằng “những biển người di dân Trung Quốc, những nguời này thực sự đa đang đe doạ sự sinh tồn của nhân dân Tây Tạng, môt dân tộc rất đặc biệt”
Trong ngày 18 tháng 6 năm 1988 Đức Đạt Lai Lạc Ma đã đi ngang qua Rubicon. Trong lúc Ngài điều trần trước Quốc Hội Châu Âu tại thành phố Strasbourg Ngài đã giải thích rằng “ Trong một thời gian dài tôi đã suy nghĩ cách thức thế nào để đạt được một giải pháp thực tế cho tổ quốc của tôi. Toàn bộ lãnh thổ Tây Tạng nên trở thành một thực thể chính trị dân chủ tự trị dựa trên nền tảng pháp luật do sự đồng thuận của nhân dân Tây Tạng và sự bảo vệ của chính họ cũng như bảo tồn môi sinh của họ trong sự hoà hợp với nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa”. Có một điều rất khôi hài là tổ quốc của Đức Đạt Lai Lạc Ma rõ ràng là tiểu quốc Tây Tạng trong khi đó các tập đoàn cầm quyền Trung Cộng lại cứ nhất định cho rằng tổ quốc của Ngài phải là Trung Quốc và Ngài đã từng bị họ kết tội phản quốc và tội chống lại dân tộc.
Khi Đức Đạt Lai Lạc Ma đã chính thức tuyên bố từ bỏ “nền độc lập cho Tây Tạng”, một ước mơ mà nhân dân Tây Tạng luôn luôn mong muốn trở thành hiện thực, đã khiến cho những đồng bào lưu vong của Ngài, nhất là thế hệ người Tây Tạng tị nạn trẻ tuổi ở hải ngoại, đã phản ứng lại rất mạnh mẽ. Tâm tư của những đồng bào lưu vong của Ngài đã bị dằn vặt xâu xé bởi ước vọng độc lập tự do cho quê hương Tây Tạng và lòng yêu thương kính trọng của họ dành cho Ngài. Tuy nhiên, toàn thể đồng bào của Ngài vẫn một lòng tin tưởng vào sự khôn ngoan, độ lượng, khoan dung, và tình yêu chân thật mà Ngài đã dành trọn cho dân tộc Tây Tạng; cho nên họ vẫn một lòng đi theo sự lãnh đạo của Ngài.
Nhưng tại sao Đức Đạt Lai Lạc Ma đã phải đi ngang qua Rubicon vào năm 1988? Đó chính là sự sinh tồn khẩn thiết của nhân dân Tây Tạng.
Các tập đoàn cầm quyền Trung Cộng ở Bắc Kinh và ở Lhasa đa thực hiện kế hoạch thực dân hoá lãnh thổ Tây Tạng bằng cách cho di dân Trung Quốc ồ ạt và có qui mô lớn vào toàn vùng Cao Nguyên Tây Tạng. Thực dân hoá lãnh thổ Tây Tạng là tiêu diệt tiểu quốc Tây Tạng: Tây Tạng sẽ không còn là một nuớc nhỏ như trong thời gian trước khi bị Trung Cộng xâm chiếm. Cho tới ngày nay sự đe doạ diệt chủng Tây Tạng và tiêu huỷ văn hoá Tây Tạng vẫn còn trầm trọng như ở thập niên 1980.
Có những yếu tố khác nhau góp phần vào việc tạo ra tình hình nghiêm trọng ở bên trong lãnh thổ Tây Tạng như là đường lối ngoại giao ba phải của Chính Phủ Ấn Độ không muốn làm mất lòng Chính Phủ Trung Cộng; sự thất bại của những cuộc thương luợng giữa hai bên Tây Tạng và Trung Cộng vào những năm 1982 và 1984; sự nổi lên của một số người lãnh đạo tập đoàn cầm quyền Trung Cộng khi họ rất cấp tiến nhưng rất xảo quyệt trong cách giải quyết vấn đề Tây Tạng trong thời gian cuối thập niên 1980.
Tình hình diệt chủng Tây Tạng và tiêu huỷ văn hoá Tây Tạng do hậu quả của việc Trung Cộng đã thực dân hoá lãnh thổ Tây Tạng và áp lực ngoại giao của một số quốc gia Tây Phương vì quyền lợi của riêng họ mà nghiêng theo Trung Cộng để o ép Đức Đạt Lai Lạc Ma từ bỏ “nền độc lập cho Tây Tạng” đã khiến cho Ngài phải chọn chính sách “Trung Đạo”. Và có lẽ Ngài vẫn còn tin vào “Nhân Chi Sơ Tánh Bản Thiện” của một số ít người lãnh đạo Trung Cộng. Ngài vẫn còn tin rằng “đừng nói tới nền độc lập thì mọi thứ khác đều có thể thương lượng đuợc” với các tập đoàn cầm quyền trung ương Trung Cộng để bảo vệ dân tộc Tây Tạng và bảo tồn môi sinh của Cao Nguyên Tây Tạng.
Đối với vị lãnh đạo dân tộc Tây Tạng có lẽ sự kiện tập đoàn cầm quyền trung ương Trung Cộng đã nhanh chóng từ chối sự nhượng bộ lịch sử của Ngài còn khó chịu hơn là sự hiểu lầm của những đồng bào lưu vong của Ngài đối với chính sách “Trung Đạo” của Ngài. Vào ngày 23 tháng 6 năm 1988 một tuyên cáo của Bộ Ngoại Giao Trung Cộng ở Bắc Kinh đã xác định rằng nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa không bao giờ chấp nhận “một nền độc lập, bán-độc lập hoặc là một nền độc lập trá hình” cho lãnh thổ Tây Tạng.
Vào ngày 10 tháng 3 năm 2008 vừa qua quân đội Trung Cộng đã trấn áp đẫm máu những đám đông người dân Tây Tạng và những tăng ni Phật Giáo Tây Tạng ở thủ đô Lhasa Tây Tạng khi họ biểu tình tuần hành ôn hoà để tưởng nhớ ngày Đức Đạt Lai Lạc Ma phải đào tị ở miền Bắc Ấn Độ. Sau ngày 10 tháng 3 năm 2008 này thì hàng loạt những cuộc biểu tình chống các chính sách của Trung Cộng đã diễn ra ở trên khắp thế giới, và có những cuộc biểu tình song hành với ngọn đuốc Thế Vận Hội Bắc Kinh trên lộ trình rước đuốc dài mấy chục ngàn cây số.
Hôm nay là ngày 10 tháng 3 năm 2009 tất cả người dân Tây Tạng ở trong nuớc cũng như ở hải ngoại một cách kín đáo hay một cách công khai biểu tình tuần hành tại các thành phố ở Pháp hoặc ở Mỹ đều để tưởng nhớ tới ngày 10 tháng 3 năm 1959 cuộc nổi dậy của nhân dân Tây Tạng chống quân Trung Cộng xâm chiếm và cai trị tàn bạo quê hương Tây Tạng của họ. Cuộc nổi dậy đã thất bại khiến cho Đức Đạt Lai Lạc Ma và 85 ngàn người dân Tây Tạng phải lưu vong từ ngày đó. Tới hôm nay thì năm mươi năm đã trôi qua, và năm mươi năm vẫn còn sống đời lưu vong. Trong buổi sáng hôm nay ở tại thành phố Dharamasala thủ đô tị nạn của người dân Tây Tạng lưu vong, Đức Đạt Lai Lạc Ma đã lên tiếng cho cả cộng đồng quốc tế biết là các tập đoàn cầm quyền Trung Cộng ở Bắc Kinh và ở Lhasa đã đang áp đặt người dân Tây Tạng ở trong lãnh thổ Tây Tạng vào một địa ngục trần gian có thật.
Cho tới hôm nay ngày 10 tháng 3 năm 2009 cũng không có một dấu hiệu nào cho thấy các tập đoàn cầm quyền Trung Cộng ở Bắc Kinh và ở Lhasa có thể thành thật uyển chuyển cởi mở hơn trong việc giải quyết vấn đề lãnh thổ Tây Tạng. Họ vẫn cứ áp dụng chiến thuật trì hoãn, và họ lì lợm chờ ngày Đức Đạt Lai Lạc Ma viên tịch để họ có thể dễ dàng bổ nhiệm một vị Đạt Lai Lạc Ma khác làm tay sai cho họ.
Sau hon hai mươi năm lãnh đạo nhân dân Tây Tạng đi theo con đường “Trung Đạo” để mưu cầu cuộc sống ấm no hạnh phúc cho người dân Tây Tạng trong nước và một nền dân chủ tự trị hoà hợp với nhân dân Trung Hoa, nhưng Đức Đạt Lai Lạc Ma đã hoàn toàn thất bại khi các tập đoàn cầm quyền Trung Cộng ở Bắc Kinh và ở Lhasa đã xác định rằng họ đã giải phóng một dân tộc Tây Tạng lạc hậu để khai hoá cái dân tộc lạc hậu đó bằng chủ nghĩa cộng sản và áp đặt cái dân tộc lạc hậu đó trong vòng nô lệ kiểu mới của dân tộc Đại Hán. Hơn nữa, họ đã ngăn cấm Ngài không được trở về thăm viếng quê hương Cao Nguyên Tây Tạng của Ngài trong năm mươi năm đã qua.
Giờ đây Đức Đạt Lai Lạc Ma quyết định tuyên bố rằng Ngài đã thất bại trong việc thuyết phục các tập đoàn cầm quyền Trung Cộng ở Bắc Kinh và ở Lhasa tin vào sự thật, tin vào tình người, và tin vào bản chất lương thiện mưu cầu hạnh phúc của con người. Tính cách ù lì chai đá và tàn nhẫn của những người đại diện thương lượng cho Trung Cộng đã khiến cho Ngài phải lên tiếng “bỏ cuộc với Trung Cộng” và như thế là Ngài sẽ yêu cầu nhân dân của Ngài hãy can đảm tự nhận lấy trách nhiệm cho chính vận mệnh chính trị của họ. Điều này rõ ràng không có nghĩa là Đức Đạt Lai Lạc Ma đã dập tắt ước mơ có một ngày nào đó Ngài cùng với đồng bào của Ngài được nhìn thấy nhân dân Tây Tạng có cuộc sống ấm no hạnh phúc ở trên quê hương Cao Nguyên Tây Tạng thân yêu. Điều này chỉ có thể có nghĩa là cuộc đấu tranh giành tự do và độc lập cho tiểu quốc Tây Tạng cần có thêm một thời gian nữa và có những đường lối khác hơn con đường “Trung Đạo” ./.
Thuỷ-Triều
13 March 2009
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Thật vậy, dân tộc Việt Nam hãy can đảm đứng lên để lật qua những trang sử cộng sản đẫm máu và đau thương. Đã quá trễ rồi. Ngày nào còn cộng sản, thì còn chết chóc, tù đày, tự do, nhân quyền còn bị chà đạp. |
Nhà cầm quyền cộng sản, hơn lúc nào hết, luôn buộc người dân lo nghĩ đến chuyện miếng ăn, cái mặc. Cái bụng lúc nào cũng phải cảm thấy còn đoi đói, chưa no. Và người dân thì thiếu thốn nhu yếu phẩm, lo chạy gạo từng bữa. Ðủ hôm nay thì thiếu ngày mai, hay được nồi cơm sáng, thì lại chưa có nồi cơm chiều. Cuộc đời cứ quần quật lo đói rách như thế, thì xin hỏi, còn chi thì giờ mà nhân dân nghĩ đến tranh đấu, hoặc đòi hỏi tự do dân chủ nhân quyền? |
Cụ Tây Hồ Phan Chu Trinh từng dạy: “Xét lịch sử xưa, dân nào khôn ngoan biết lo tự cường tự lập, mua lấy sự ích lợi chung của mình thì càng ngày càng bước tới con đường vui vẻ. Còn dân thì ngu dại, cứ ngồi yên mà nhờ trời, mà mong đợi trông cậy ở vua ở quan, giao phó tất cả quyền lợi của mình vào trong tay một người, hay một chính phủ muốn làm sao thì làm, mà mình không hành động, không bàn luận, không kiểm xét, thì dân ấy phải khốn khổ mọi đường. Anh chị em đồng bào ta đã hiểu thấu các lẽ, thì phải mau mau góp sức lo toan việc nước mới mong có ngày cất đầu lên nổi”. |
"The religion of the future will be a cosmic religion. The religion which is based on experience, which refuses dogmatism. If there's any religion that would cope with modern scientific needs it will be Buddhism." Albert Einstein
Tôn giáo trong tương lai sẽ là tôn giáo của vũ trụ. Tôn giáo này dựa trên kinh nghiệm và không chấp nhận chủ nghĩa giáo điều. Nếu có một tôn giáo nào tương thích với khoa học hiện đại, đó chính là Phật Giáo. |
No comments:
Post a Comment