08 March 2009

Khi các “nạp thuế nhân” lên tiếng!

Đó là những ước nguyện của người dân, dù ở Trung Quốc hay ở Việt Nam. Giới trí thức cần dẫn đầu phong trào đòi công khai minh bạch. Những hành động đó sẽ góp phần tranh đấu và xây dựng tinh thần dân chủ, không kém gì những cuộc biểu tình đòi quyền sống của người dân xã Trường Yên, huyện Chương Mỹ. Và đây chính là công việc mở mang dân trí mà Phan Châu Trinh đã nêu ra trước đây một thế kỷ. Người dân Trung Quốc cũng như Việt Nam cần ý thức rằng họ là những người đóng thuế lấy tiền nuôi guồng máy cán bộ, công chức, mà bây giờ chỉ nuôi cả một đảng mafia tham nhũng!


Ngô Nhân Dụng


Dân xã Trường Yên, huyện Chương Mỹ, thuộc thành phố Hà Nội dám chống lại công an đến cưỡng bách năm gia đình phải bán đất với giá mà họ không chấp nhận. Các chủ đất cương quyết không chịu bán. Đây là một hiện tượng mới, vì không còn là cảnh người dân để cho chính quyền cướp đất rồi mới mang nhau đi khiếu nại, chẳng ai thèm nghe cả. Biến cố này có ý nghĩa quan trọng hơn những cuộc tụ họp làm nghẽn quốc lộ của người dân ở Định Quán, tỉnh Đồng Nai tuần trước, sau khi có người đi xe bị công an gọi phạt rồi hành hung. Từ lâu, người dân Việt Nam đã đã chứng tỏ họ không sợ nữa. Họ dám cưỡng lại cường quyền. Nhưng người Việt cần hành động tích cự hơn nữa, như nhiều người dân Trung Quốc đang làm.


Trong tuần này, ông Nguyễn Tấn Dũng đã công bố một chương trình kích thích số cầu trong nền kinh tế, lớn tới 300 ngàn tỷ đồng, khoảng 17 tỷ đô la. Nhật báo Financial Times ngày hôm qua tính con số thực của kế hoạch này chỉ khoảng 6 tỷ đô la, bằng một phần trăm ngân sách kế hoạch kích thích kinh tế của Trung Quốc (584 tỷ đô la). Tờ báo chuyên về kinh tế tài chánh này đặt câu hỏi không biết chính quyền cộng sản Việt Nam sẽ lấy tiền đâu ra để “kích cầu,” trong khi các ngân hàng thương mại, đại đa số do nhà nước làm chủ, đã cho vay nhiều lần hơn khả năng số tiền do các trương chủ ký thác.


Nhân dịp có chương trình kích thích kinh tế ở hai nước cộng sản cùng một lúc, người Việt nên bắt chước người Trung Quốc một điều, là yêu cầu nhà nước phải công khai hóa những món chi tiêu trong chương trình này. Ở Trung Quốc, một luật sư phát động phong trào này, không biết luật sư đoàn ở thành phố Sài Gòn có dám noi gương đó hay không?


Công khai, minh bạch là biểu hiện của tinh thần dân chủ. Chính phủ Obama ở Mỹ đã báo trước dân chúng có thể tìm đọc trong mạng lưới chính thức của Ủy Ban Ngân Sách số tiền chi ra mỗi tuần trong chương trình 878 tỷ kích thích kinh tế, bao nhiêu tiền đưa cho ai, dùng làm việc gì, ai cũng có thể biết được để theo dõi.


Ở Trung Quốc, Luật Sư Nghiêm Nghĩa Minh (Yan Yiming) ở Thượng Hải đã nẩy ra ý đòi chính phủ Bắc Kinh phải làm như vậy. Ông Nghiêm đã tới Bộ Tài Chánh đưa ra ý kiến này từ ngày 7 Tháng Giêng năm 2009, trước khi Tổng Thống Barack Obama nhậm chức. Điều đó cho thấy ông đã ý thức về tinh thần công khai, minh bạch từ lâu. Ông có thể chưa nghĩ ra phương pháp dùng mạng lưới điện toán để nhà nước báo cáo cho dân biết, nhưng bây giờ chắc nhiều người Trung Hoa sẽ nghĩ ra nên đòi hỏi như vậy. Nhưng đáng khen nhất là ông ta Nghiêm đã dám làm.


Văn phòng của Luật Sư Nghiêm Nghĩa Minh đã nổi tiếng từ lâu vì ông đứng ra biện hộ cho những người thấp cổ bé miệng trong những vụ kiện về thương mại, như bảo vệ quyền lợi của các cổ đông nhỏ chống lại những lạm dụng do các cổ đông lớn và đại diện của nhà nước trong các công ty vi phạm. Ông cũng bảo vệ người dân trong các vụ kiện chống các xí nghiệp phá hoại môi trường sống. Ông đã yêu cầu chính quyền tỉnh An Huy công bố tên các xí nghiệp làm ô nhiễm. Đây là lần đầu tiên ông nhân danh “những người đóng thuế” đứng lên yêu cầu chính quyền Bắc Kinh phải cho dân biết họ chi tiêu đồng tiền do dân đóng góp như thế nào.


Trong lá thư yêu cầu Bộ Tài Chánh công bố các khoản chi tiêu để kích thích kinh tế, ông Nghiêm viết: “Chúng tôi bây giờ tất cả là những người dân nạp thuế vì vậy chúng tôi có quyền được biết những đồng tiền của chúng tôi đem chi tiêu thế nào.”


Có lẽ đây là lần đầu tiên khái niệm “quyền của những người dân nạp thuế” được công khai phổ biến ở Trung Quốc trong một hoàn cảnh được mọi người chú ý như vậy. Từ xưa đến nay, khi nói đến người dân trong một nước, các chế độ cộng sản thường gọi họ bằng một danh từ trừu tượng, là “quần chúng” hoặc là “nhân dân.” Trong cuộc bàn luận ở Trung Quốc về khái niệm “xã hội công dân” trước đây 30 năm, nhiều nhà lý luận đã bác bỏ từ “xã hội quần chúng” vì nó biểu thị tinh thần nô lệ, như một đàn cừu, họ vạch ra trong khi viết chữ Quần thì người Hán đặt vào bộ Dương, là dê và cừu. Nhưng hai chữ “nhân dân” cũng là một từ trừu tượng bị lạm dụng quá nhiều, vì danh từ này không biểu thị được một quyền lợi nào của người dân cả. Khi đề xướng phát triển “xã hội công dân” (civil society), nhiều học giả Trung Quốc đã nhấn mạnh đến khái niệm “công dân” bao hàm những quyền dân sự và quyền chính trị, nói chung là dân quyền. Chữ “công dân” chỉ bắt đầu được sử dụng trong lịch sử từ khi người dân lật đổ chế độ quân chủ, những người Pháp cuối thế kỷ 18 hãnh diện gọi nhau là “công dân” thay vì gọi là “monsieur,” một từ có gốc gác quý tộc, phong kiến.


Nhưng người dân một nước tự gọi mình là “công dân” cũng chỉ nhấn mạnh đến các quyền chính trị; chỉ khi họ tự gọi mình là “người dân nạp thuế” thì mới đặt vấn đề trong lãnh vực kinh tế. Khi người Mỹ nói đến họ như là những “taxpayers” thì họ muốn nhắc nhở cho người cầm quyền nhớ rằng chính họ là chủ nhân của quốc gia, là những người trả lương cho tất cả guồng máy chính quyền. Bây giờ ông Nghiêm Nghĩa Minh dùng chữ Hán, tự giới thiệu mình và những người dân Trung Hoa khác là “nạp thuế nhân.” Đây là một “bước nhảy vọt” trong đối thoại chính trị ở Trung Quốc.


Nhân danh những “nạp thuế nhân” như thế, Luật Sư Nghiêm Nghĩa Minh nói thẳng, “Chúng tôi không thỏa mãn với những con số ước tính mà chính phủ vẫn tung ra cho chúng tôi coi. Chúng tôi cần biết nhiều chi tiết hơn. Chúng tôi không muốn bị quý vị lừa nữa!” Khi viết thư yêu cầu, Nghiêm Nghĩa Minh còn dọa sẽ kiện các cơ quan nhà nước nếu không công bố các khoản chi tiêu kích thích kinh tế!


Tại sao người dân có quyền bắt buộc chính phủ phải công bố chi tiết việc chi tiêu của guồng máy nhà nước? Giản dị, vì đó là tiền của họ. Khi người dân là những “nạp thuế nhân” thì họ có quyền biết tiền của họ được chi tiêu ra sao! Quý vị có thể tìm trong hiến pháp các quốc gia để thấy những điều khoản xác nhận rằng dân chúng có quyền này quyền nọ. Nhưng các chế độ độc tài cộng sản lúc nào cũng sẵn sàng bất chấp các bản hiến pháp mà họ viết ra, bằng đủ thứ trò múa rối. Cộng Sản Trung Quốc cũng như Cộng Sản Việt Nam có bao giờ tôn trọng các quyền tự do bầu cử, tự do phát biểu, tự do lập hội, vân vân, được viết trong các bản hiến pháp của họ đâu? Cho nên, bây giờ Luật Sư Nghiêm Nghĩa Minh dùng một lối nói khác: “Chúng tôi, những người đóng thuế. Tức là những người góp tiền vào cái gọi là ngân sách quốc gia, đặc biệt là trong ngân sách kích thích kinh tế!”


Ai cũng hiểu tại sao người dân Trung Hoa cũng như người Việt Nam lại quan tâm đến các khoản chi tiêu kích thích kinh tế. Hãy nhớ lại chính quyền cộng sản Việt Nam chi tiêu quỹ viện trợ ODA của Nhật Bản như thế nào. Hãy nhớ lại những cột bê tông cốt tre trong các công trình xây dựng do nhà nước cộng sản thi hành. Mỗi khoản chi tiêu của nhà nước cộng sản, là một cơ hội cho các cán bộ “rút ruột.” Luật Sư Nghiêm Nghĩa Minh đã từng đứng ra kiện các công ty Trung Quốc ghi tên trên thị trường chứng khoán, yêu cầu Bộ Tài Chánh công bố chi tiết các món chi trong ngân sách năm 2008. Trong bản kiến nghị gần đây, ông viết, “Bí mật là nguyên nhân gây ra tham nhũng. Người dân có quyền biết tiền bạc của họ được chi tiêu ra sao.” Cho nên hành động đòi công khai minh bạch trong việc chi tiêu là một bước rất quan trọng trong việc đòi quyền dân ở Trung Quốc cũng như ở Việt Nam bây giờ.


Bên Trung Quốc người ta không chờ Luật Sư Nghiêm Nghĩa Minh mới bắt đầu phong trào đòi công khai minh bạch. Năm 2007, một nhà phân tích tài chánh, ông Ngô Tuấn Lương (Wu Giunliang) đã làm kiến nghị yêu cầu được coi các tài liệu về ngân sách của chính phủ Bắc Kinh và các tỉnh, các thành phố. Sau cùng, chỉ có chính quyền Thẩm Quyến mời ông tới coi bản ngân sách của thành phố dầy 300 trang. Mới đầu họ chỉ cho phép ông Ngô ghi chép, không cho chụp copy tài liệu này. Nhưng sau khi ông phản đối, họ cũng chịu cho chụp. Ông Ngô Tuấn Lương đã thiết lập một địa chỉ lưới (budgetofchina.com) để những “công dân mạng” (netizen) có thể vào đó tham khảo.


Cuộc vận động của Nghiêm Nghĩa Minh đã gây nên một phong trào trên mạng lưới, bao nhiêu thanh niên Trung Quốc cùng lên tiếng ủng hộ ông. Phong trào đòi minh bạch công khai đã lan rộng khiến đảng Cộng Sản Trung Quốc phải tìm kế xoa dịu. Cho nên đầu tuần này, ông Mục Hồng (Mu Hong), phó chủ nhiệm Ủy ban Phát triển và Cải tổ là cơ quan phụ trách thi hành kế hoạch kích thích kinh tế, đã tuyên bố rằng ủy ban này sẽ công bố những chi tiêu trong kế hoạch mới.


Đây là một bước tiến trong cuộc vận động khai mở dân trí của các nhà trí thức Trung Hoa. Họ đang đánh thức đồng bào của họ. Phải tỉnh ngủ. Đừng sợ chính quyền như những bầy tôi sợ vua chúa. Chính mình, những người đóng thuế nuôi nhà nước, là chủ nhân của quốc gia. Các chủ nhân có quyền biết tiền bạc của mình được chi tiêu ra sao.


Năm ngoái, tờ Thanh Niên nhật báo ở Trung Quốc đã nghiên cứu dư luận dân chúng sau khi chính quyền cộng sản làm ra luật về công khai hóa tin tức. Có 77% dân Trung Hoa coi tin tức về tài sản của các quan chức chính quyền là quan trọng muốn biết nhất. Kế đến, họ muốn biết rõ tin tức về những việc tịch thu đất, phá nhà dân, và phản ứng của chính quyền đối với các cuộc biểu tình. Và trong số 3,800 người được phỏng vấn, có 65% cho biết khi nào có luật buộc chính quyền phải công khai, minh bạch, họ sẽ làm đơn yêu cầu biết những tin tức như vậy. Nếu chính quyền không đáp ứng yêu cầu đó thì sao? Có 34% người trả lời nói rằng họ sẽ nhờ báo chí lên tiếng. Điều này cho thấy quyền tự do báo chí quan trọng như thế nào.


Đó là những ước nguyện của người dân, dù ở Trung Quốc hay ở Việt Nam. Giới trí thức cần dẫn đầu phong trào đòi công khai minh bạch. Những hành động đó sẽ góp phần tranh đấu và xây dựng tinh thần dân chủ, không kém gì những cuộc biểu tình đòi quyền sống của người dân xã Trường Yên, huyện Chương Mỹ. Và đây chính là công việc mở mang dân trí mà Phan Châu Trinh đã nêu ra trước đây một thế kỷ. Người dân Trung Quốc cũng như Việt Nam cần ý thức rằng họ là những người đóng thuế lấy tiền nuôi guồng máy cán bộ, công chức, mà bây giờ chỉ nuôi cả một đảng mafia tham nhũng!

No comments:

Post a Comment



Thật vậy, dân tộc Việt Nam hãy can đảm đứng lên để lật qua những trang sử cộng sản đẫm máu và đau thương. Đã quá trễ rồi. Ngày nào còn cộng sản, thì còn chết chóc, tù đày, tự do, nhân quyền còn bị chà đạp.
Nhà cầm quyền cộng sản, hơn lúc nào hết, luôn buộc người dân lo nghĩ đến chuyện miếng ăn, cái mặc. Cái bụng lúc nào cũng phải cảm thấy còn đoi đói, chưa no. Và người dân thì thiếu thốn nhu yếu phẩm, lo chạy gạo từng bữa. Ðủ hôm nay thì thiếu ngày mai, hay được nồi cơm sáng, thì lại chưa có nồi cơm chiều. Cuộc đời cứ quần quật lo đói rách như thế, thì xin hỏi, còn chi thì giờ mà nhân dân nghĩ đến tranh đấu, hoặc đòi hỏi tự do dân chủ nhân quyền?
Cụ Tây Hồ Phan Chu Trinh từng dạy: “Xét lịch sử xưa, dân nào khôn ngoan biết lo tự cường tự lập, mua lấy sự ích lợi chung của mình thì càng ngày càng bước tới con đường vui vẻ. Còn dân thì ngu dại, cứ ngồi yên mà nhờ trời, mà mong đợi trông cậy ở vua ở quan, giao phó tất cả quyền lợi của mình vào trong tay một người, hay một chính phủ muốn làm sao thì làm, mà mình không hành động, không bàn luận, không kiểm xét, thì dân ấy phải khốn khổ mọi đường. Anh chị em đồng bào ta đã hiểu thấu các lẽ, thì phải mau mau góp sức lo toan việc nước mới mong có ngày cất đầu lên nổi”.
"The religion of the future will be a cosmic religion. The religion which is based on experience, which refuses dogmatism. If there's any religion that would cope with modern scientific needs it will be Buddhism." Albert Einstein

Tôn giáo trong tương lai sẽ là tôn giáo của vũ trụ. Tôn giáo này dựa trên kinh nghiệm và không chấp nhận chủ nghĩa giáo điều. Nếu có một tôn giáo nào tương thích với khoa học hiện đại, đó chính là Phật Giáo.




Bạn Ơi Hãy Cùng Nhau Đấu Tranh Cho Cuộc Sống Của Mình & Tương Lai Của Con Cháu Mình !!!



Nhân Dân Cần Nhận Diện Bộ Mặt Thật Của Giới Cầm Quyền. Phải Hành Động Cụ Thể Đối Với Bọn Chúng !!!



Chỉ Mặt, Nhận Diện Bọn Cán Bộ Óc Đất, Lũ Công An Lưu Manh, Đám Quan Chức Tham Nhũng, Tay Sai !!!

Công Nhân Bị Đánh Đập Tàn Nhẫn, Dã Man !!!


Followers